Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TOÁN – TIN HỌC



THỰC HÀNH PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC

BẰNG HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM

HỌC PHẦN: LÝ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI CƯƠNG MÔN TOÁN

MÃ LỚP HỌC PHẦN: MATH142405

NHÓM THỰC HIỆN: NHÓM 5

TP. Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2023


DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 5, LỚP CHIỀU THỨ 5

Tên thành viên MSSV Tỉ lệ đóng góp


Lê Hữu Khánh (nhóm trưởng) 47.01.101.087 25%
Nguyễn Huỳnh Nhơn 47.01.101.109 25%
Trần Hồ Nhựt Phát 47.01.101.111 25%
Tôn Gia Phú 47.01.101.113 25%
TÊN BÀI HỌC: CẤP SỐ CỘNG

LỚP 11 – CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

TÊN HOẠT ĐỘNG: DẠY HỌC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM –
CẤP SỐ CỘNG

I. Mục tiêu:
1. Về kiến thức:
- Nêu được khái niệm cấp số cộng.
- Nhận biết được một dãy số là cấp số cộng (xác định được số hạng đầu tiên, công
sai,... của một cấp số cộng)

2. Năng lực:
 Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Chủ động tìm hiểu về khái niệm cấp số cộng.
+ Tự đánh giá và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân trong
quá trình học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác:
+ Tương tác, trao đổi với giáo viên.
+ Làm việc theo nhóm, giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ, tích cực trao đổi,
thảo luận.
 Năng lực toán học:
- Năng lực giải quyết vấn đề toán học:
+ Xác định được vấn đề trong trò chơi, chia sẻ sự am hiểu về vấn đề cho bạn
cùng nhóm.
+ Lựa chọn được cách thức, quy trình để giải quyết vấn đề trong trò chơi.
- Năng lực giao tiếp toán học:
+ Trình bày, diễn đạt được ý tưởng, giải pháp toán học trong sự tương tác với
người khác.

3. Phẩm chất:
- Chăm chỉ:
+ Có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong học tập.
+ Có ý chí vượt qua khó khăn để đạt kết quả tốt.
II. Nội dung hoạt động:
- Học sinh tham gia trò chơi: “Chạy đến 30”.

Luật chơi: Hai học sinh luân phiên đếm số từ 1 đến 30. Học sinh đi trước bắt
đầu đếm một trong các số từ 1 đến 3. Học sinh đi sau cộng thêm một số từ 1 đến
3 vào số trước đó. Người nào đếm đến 30 trước người đó thắng.

- Học sinh trả lời các yêu cầu và câu hỏi sau:
+ Người chiến thắng chia sẻ cách chơi của mình.
+ Những con số quyết định sự chiến thắng có gì đặc biệt?
+ Nêu mối quan hệ giữa số phía sau và số phía trước trong các số trên?

III. Sản phẩm:


- Câu trả lời, ý kiến của học sinh.
- Dự kiến câu trả lời:
+ Ý kiến của học sinh.
+ Những số này được tạo thành dãy số.
+ Số sau được tạo bằng cách lấy số trước đó cộng thêm 1 hằng số (d=3).

IV. Tiến trình hoạt động:


1. Bước 1: (Trải nghiệm cụ thể)
- Giáo viên chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm gồm hai bạn học sinh.
- Giáo viên tổ chức trò chơi như sau:
+ Thông báo luật chơi: Hai học sinh luân phiên đếm số từ 1 đến 30. Học sinh
đi trước bắt đầu đếm một trong các số từ 1 đến 3. Học sinh đi sau cộng thêm
một số từ 1 đến 3 vào số trước đó. Người nào đếm đến 30 trước người đó
thắng.
+ Giáo viên yêu cầu 2 học sinh thay nhau đổi lượt đi trước (chơi 3-4 lượt).
+ Học sinh tiến hành chơi trò chơi.

2. Bước 2: (Quan sát - Suy ngẫm)


- Giáo viên yêu cầu các học sinh thắng trả lời: “Hãy chia sẻ về cách chơi mà
em sử dụng để chiến thắng”.
- Học sinh thắng nêu ý kiến của mình.
- Giáo viên gợi ý học sinh cách để chiến thắng trò chơi là để đếm được tới số
30, ta phải đếm được số 26, trước đó nữa phải đếm được số 22,… theo quy
luật như vậy, người nào đếm được số 2 (hoặc số 6) trước tiên thì người đó
thắng.
3. Bước 3: (Khái quát hóa – Trừu tượng hóa)
- Giáo viên đặt câu hỏi cho các học sinh trả lời:
+ Những con số quyết định sự chiến thắng có gì đặc biệt?
+ Nêu mối quan hệ giữa số phía sau và số phía trước trong các số trên?
- Giáo viên và học sinh cùng thống nhất các câu trả lời:
+ Những số này được tạo thành dãy số.
+ Số sau được tạo bằng cách lấy số trước đó cộng thêm 1 hằng số (d=3).
- Giáo viên đặt tên cho dãy số trên là “cấp số cộng” và hằng số trên là “công
sai”.
- Giáo viên yêu cầu học sinh nêu khái niệm cấp số cộng thông qua các tính
chất trên.
- Học sinh đưa ra ý kiến của mình.
- Giáo viên và học sinh thống nhất câu trả lời:

Cấp số cộng là một dãy số (hữu hạn hoặc vô hạn), trong đó kể từ số hạng thứ
2, mỗi số hạng đều bằng tổng của số hạng ngay trước nó và một số d không
đổi, nghĩa là:

𝑢𝑛+1 = 𝑢𝑛 + 𝑑 (với 𝑛 ∈ 𝑁 ∗ ).

Số d được gọi là công sai của cấp số cộng.

4. Bước 4: (Thử nghiệm tích cực)


- Giáo viên cho học sinh chơi lại trò chơi với “Luật chơi” mới: Luật chơi: Hai
học sinh luân phiên đếm số từ 1 đến 50. Học sinh đi trước bắt đầu đếm một
trong các số từ 1 đến 4. Học sinh đi sau cộng thêm một số từ 1 đến 4 vào số
trước đó. Người nào đếm đến 50 trước người đó thắng.
- Học sinh trải nghiệm lại trò chơi, vận dụng lại quy luật chiến thắng trò chơi
trước để chiêm nghiệm, từ đó áp dụng được quy tắc của dãy số, giành chiến
thắng trò chơi này.

You might also like