Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

1.

Cơ chế sốt

Chất gây sốt ngoại sinh, Yếu tố nội sinh -> Chất gây sốt nội sinh -> Tổng hợp PG ở
vùng dưới đồi (thuốc thường tác động ở CNS/não) -> Ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể ->
Nhiệt độ ở mức cao hơn từ đó gây sốt -> Tăng HA

2. Thuốc chống viêm


Cơ chế viêm

Tổn thương mô/va chạm -> Phản hồi tín hiệu của tế bào/ Phản hồi tín hiệu của thành mạch ->
Viêm
Trong đó:
● Phản hồi tín hiệu của tế bào: Các chất hóa học: PG, bradykinin, serotonin, histamine tác
động trực tiếp -> gây viêm.
● Phản hồi tín hiệu của thành mạch: PG (vừa gây giãn mạch, vừa tăng tính thấm thành
mạch), mấy chất còn lại chỉ gây tăng tính thấm thành mạch. Các chất đó -> tiết
pro-imflamatory cytokin ở BC trung tính/ đa nhân (quá trình thực bào) -> gây viêm.

QUAN TRỌNG: Con đường của acid arachidonic


1+5. Người ta dùng thuốc Corticosteroids tác động ức chế Phospholipase A2 và COX (cả 1/2).
3. Người ta dùng thuốc Zileuton tác động ức chế LOX.
4. Leukotrienes: gây co thắt phế quản.
6. Prostacyclin (PGI2) gây giãn mạch, chống kết tập tiểu cầu.
7. Prostaglandins (PGE2) tạo cảm giác đau, sản xuất chất nhầy.
8. Thromboxane (TXA2) co mạch, tăng kết tập tiểu cầu.

COX-1 (có sẵn) gồm:


● PGE2 (dạ dày) tạo chất nhầy.
● PGE2 (thận) giãn ĐM thận.
● TXA2 (tim mạch) gây kết tập tiểu cầu.
COX-2 (cảm ứng với quá trình viêm)
● PGE2 tạo cảm giác đau, giãn + tăng tính thấm thành mạch
● PGI2 (tim mạch) ức chế tập tiểu cầu

3. NSAIDS
Tác dụng không mong muốn
● Niêm mạc tiêu hóa gây ra bởi NSAIDs ức chế ở COX-1: Gây loét và nặng hơn dẫn đến
xuất huyết tiêu hóa.
● Thận gây ra bởi NSAIDs ức chế ở COX-1&2: Tăng giữ lại Na+ và nước, tăng huyết áp,
nặng gây suy thận cấp.
● Tim mạch gây ra bởi NSAIDs & aspirin ức chế COX-1: TXA2 & COX-2: PGI2 (bình
thường cơ thể sẽ cân bằng 2 chất này) tuy nhiên nếu sử dụng hai thuốc nêu trên, quá
trình ức chế COX-2 > COX-1 (tức là lượng Prostacyclin < Thromboxane) tăng tạo huyết
khối -> đột quỵ, nhồi máu cơ tim.

Cẩn trọng trong việc dùng thuốc NSAIDs:


● Đối với bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết do ức chế COX-1
● Đối với bệnh nhân có nguy cơ hay tiền sử xuất huyết tiêu hóa do ức chế COX-1/2
● Đối với bệnh nhân có nguy cơ bệnh tim mạch do ức chế COX-2 > COX-1
● Đối với bệnh nhân ghép thận
Tính chọn lọc và không chọn lọc của NSAIDs
● Tỉ lệ COX-2/COX-1 < 5 là không chọn lọc, nguy cơ xuất huyết tiêu hóa.
● Tỉ lệ COX-2/COX-1 trong khoảng 5-50 là có chọn lọc.
● Tỉ lệ COX-2/COX-1 > 50 là chọn lọc chủ yếu trên COX-2, từ đó tăng nguy cơ tim mạch,
tăng kết tập tiểu cầu.
Ngoài ra cô có nói thêm: Etoricoxib và Celecoxib còn dùng nhưng ít. Valdecoxib, Rofecoxib có
nguy cơ cao trên tim mạch, Lumiracoxib nguy cơ cao trên gan, cả 3 thuốc đó đều bị cấm dùng.

3.1. Dẫn chất của Acid Salicylic


● Giảm đau mức nhẹ, có tác dụng hạ sốt, chống viêm
● Gây kích ứng dạ dày nên dùng ngoài da (miếng dán)
● Aspirin: có thể dùng đường uống. Liều thấp (81 mg) tác động ức chế lên COX-1
(Thromboxane) không hồi phục ngăn kết tập tiểu cầu -> dùng dự phòng huyết khối. Liều
cao gây mất cân bằng kiềm toan.
● Tác dụng không mong muốn: Trên tiêu hóa và có nguy cơ xuất huyết.

● Dẫn chất Acid Salicylic tác động một chiều và không chọn lọc trên COX
● Ức chế tổng hợp Thromboxane -> chống kết tập tiểu cầu
● Giảm cảm giác đau
Tuy nhiên: gắn với protein huyết tương gây tương tác thuốc.

Tổng quan tác dụng không mong muốn:


● Kích thích tiêu hóa, xuất huyết tiêu hóa, loét
● Phản ứng giả dị ứng gây tăng Leukotrienes dẫn đến co thắt phế quản nên hiểu nhầm là
dị ứng do hen (nguyên nhân tình trạng này là do thuốc Aspirin ức chế quá trình của acid
arachidonic chuyển hóa ở con đường COX-, dẫn đến tập trung vào con đường LOX) =>
thận trọng dùng đối với bệnh nhân bị hen suyễn.
● Hội chứng Reye -> không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi.
● Chống cơ thắt cơ trơn tử cung: ảnh hưởng đến quá trình chuyển dạ -> không dùng cho
3 tháng cuối thai kỳ.

Chỉ định:
Chống viêm, hạ sốt, giảm đau (nhẹ): Aspirin phối hợp với Paracetamol.
Chống kết tập tiểu cầu: Aspirin phối hợp với Clopidogrel.

3.2. Dẫn chất Pyrazolone: sử dụng vô cùng hạn chế, chỉ dùng cho động vật
● Kháng viêm mạnh.
● Tác dụng không mong muốn vô cùng nghiêm trọng: giảm BC trung tính, độc tính trên tủy
xương. Ngoài ra thời gian bán thải quá dài gây tình trạng tích lũy thuốc.

3.3. Dẫn chất Aniline: gồm Acetanilide > Phenacetin


● Cấu trúc NH đc enzyme trong cơ thể chuyển hóa thành NH2- là gốc tác động lên
Hemoglobin trong hồng cầu gây ra tình trạng MetHb, trạng thái oxy hóa Fe2+ -> Fe3+,
không còn khả năng vận chuyển oxy nữa -> thuốc này không dùng nữa.
● Ngoài ra, Paracetamol là chất chuyển hóa từ Phenacetin nhưng do Paracetamol ít gây
tác dụng Met-Hb nên vẫn được dùng.

● Paracetamol cũng được chuyển hóa và có 5% gây độc ra NAPQI bởi sự oxy hóa (điều
trị bằng NAC)
● Paracetamol có tác động ức chế thần kinh (giảm đau, hạ sốt) > ngoại biên (COX ->
kháng viêm yếu)
● Lưu ý: có nhiều chế phẩm chứa paracetamol nên khuyến cáo liều dùng 4g/ngày

3.4. Dẫn chất Quinolein: giảm đau thuần túy, gây quá mẫn, có dùng cho những cơn đau liên
quan đến viêm khớp (không điều trị chính)
3.5. Other NSAIDs:
● Indomecthacin: có giảm acid uric -> có thể dùng phối hợp điều trị Gout
● Ketoprofen: dạng gel, miếng dán, gây phản ứng quá mẫn -> nếu ngưng dùng nên tránh
ánh sáng mặt trời.
● Ibuprofen, naprofen: liều cao gây biến chứng trên tim mạch, dù không chọn lọc.
● Piroxicam: tác động dài gây tích lũy thuốc, ngoài ra còn ức chế tế bào miễn dịch có tác
dụng kháng viêm.

● Diclofenac: kháng viêm tốt hơn, chọn lọc trên COX-2>1 nên có nguy cơ tim mạch
(tương đương với nhóm coxib).
● Celecoxib, Etoricoxib: dùng liều cao tính an toàn vẫn chưa được nghiên cứu.
● Meloxicam: dùng trị viêm khớp thiếu niên.
● Nimesulide: còn có vai trò ức chế sự hình thành gốc tự do -> chống oxh -> kháng viêm.
Điều trị bằng kiểm soát các thuốc cơ chế tác động lên dẫn truyền thần kinh
● Amitriptyline (TCAs) tăng liều từ từ
● Pregabalin, Gabapetin thuốc chống động kinh
● Duloxetin thuốc ức chế thu hồi Serotonin
● Imipramine, doxepine, clomipramine, fluoxetine: điều trị Fibromyalgia (người bị ngưỡng
đau thấp, đụng cái là đau)
● Clomipramine (100-250 mg) – đau mãn tính
● Carbamazepine – đau TK tọa

You might also like