Ý NGHĨA NHAN ĐỀ CÁC TÁC PHẨM

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

NHỮNG NGÔI SAO XA XÔI – LÊ MINH KHUÊ

Tác giả đặt tên truyện là “Những ngôi sao xa xôi”: Từ ánh mắt nhìn xa xăm của Phương Định,
lời các anh bộ đội lái xa ca ngợi họ, hình ảnh thơ mộng lãng mạn, đẹp và trong sáng lại phù hợp
với những cô gái mơ mộng đáng sống và chiến đấu trên cao điểm … Những vì sao trên tuyến
đường Trường Sơn. Những ngôi sao là biểu tượng cho vẻ đẹp anh hùng của những cô gái thanh
niên ở Trường Sơn. Ở họ luôn có những phẩm chất tốt đẹp, có sức toả sáng diệu kì. Ánh sáng ấy
không phô trương mà phải chịu khó tìm hiểu thì chúng ta mới có thể cảm nhận được vẻ đẹp diệu
kì đó. Các chị xứng đáng là những ngôi sao trên đỉnh Trường Sơn

CON CÒ – CHẾ LAN VIÊN


Con cò là hình ảnh tượng trưng cho người nông dân, người phụ nữ trong cuộc sống nhiều vất vả,
nhọc nhằn nhưng giàu đức tính tốt đẹp. Từ hình ảnh trong câu ca dao, qua lời hát ru: “Con cò
cổng phủ”, “con cò đồng đăng”, nay đã hoá thân thành hình bóng người mẹ gầy lam lũ trọn đời,
lo lắng cho con. Hình ảnh con cò trong câu ca dao là lời xuất phát, là điểm tựa cho những liên
tưởng sáng tạo rộng mở của tác giả, nó đã trở thành hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng nhưng lại
rất gần gũi, rất quen thuộc mà do đó có khả năng hàm chứa những ý nghĩa mời, giàu giá trị biểu
cảm.

SANG THU – HỮU THỈNH


Nhan đề bài thơ Sang Thu thể hiện cách lựa chọn khoảng khắc thời gian, bắc cầu giữa cái không
và cái có. Chính cảm giacs mưa hồ, tinh tế đã chuyên chở cho tầm hồn thu theo cách của mùa
thu. Nhạy cảm, nhẹ nhàng, vừa lạ vừa quen, nó đã đánh thức nơi ta những gì da diết nhất. “Sang
Thu” còn là của đời người. Đời người sang thu (sang tuổi xế chiều) nhiều từng trải, vững vàng
hơn trước những biến động của cuộc đời

NÓI VỚI CON – Y PHƯƠNG


Ba chữ trong nhan đề như vẽ ra trước mắt ta một bức tranh vẽ người cha cùng đứa con thân yêu ,
người cha tỉ mỉ cùng dịu dàng nói cho con nghe những điều trong cuộc đời phải nhớ, ân cần dặn
dò, dạy bảo con. “Nói với con” – dường như đó không chỉ đơn giản là lời của người cha dặn con
về cội nguồn, về quê hương… mà còn là lời dặn dò tới thế hệ tương lai sau này phải luôn ghi nhớ
cội nguồn của mình, luôn ghi nhớ đến tình cảm gia đình, quê hương, đất nước để sống sao cho có
ý nghĩa, cho phù hợp. Như vậy, nhan đề bài thơ không chỉ là lời người cha nói với con, mà còn là
lời dặn đến thế hệ tương lai. Y Phương đã dành trọn triết thậm sau của mình vào 3 chữ “Nói với
con” của nhan đề đến độc giả.

MÙA XUÂN NHO NHỎ - THANH HẢI


- Tên bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà thơ.
- Hình ảnh mùa xuân nho nhỏ là một ẩn dụ biểu tượng cho những gì tinh tuý nhất, đẹp đẽ nhất
của sự sống và của cuộc đời con người.
- Nhan đề thể hiện nguyện ước của nhà thơ muốn làm một mùa xuân nghĩa là sống tốt đẹp, sống
với tất cả sức sống tươi trẻ của mình nhưng rất khiêm nhường là một mùa xuân nho nhỏ góp vào
mùa xuân lớn của đất nước, của cuộc đời.
- Nhan đề gợi suy nghĩ về mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung giữa cá nhân và cộng đồng.

CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – NGUYỄN DỮ


“Chuyện người con gái Nam Xương” là bởi câu chuyện nói về nhân vật Vũ Thị Thiết quê ở Nam
Xương như nhan sắc, tính tình và đặt cô trong điều hoàn cảnh khác nhau để bộc lộ tính cách của
cô. Qua nhan đề đã thể hiện được số phận mỏng manh của người phụ nữ trong xã hội cũ như số
phận của người con gái Nam Xương – Vũ Thị Thiết. Họ có thể gặp bất hạnh bất cứ lúc nào với
một nguyên nhân vô lý nào. Nhan đề của truyện đã thể hiện đầy đủ về hiện thực xã hội, phong
kiến, bất công với chế độ nam quyền độc đoán, chiến tranh phi nghĩa, gây đau khổ cho mọi gia
đình.

LẶNG LẼ SA PA – NGUYỄN THÀNH LONG


“Lặng lẽ Sa Pa” đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến, nhưng thật ra nó lại
không lặng lẽ chút nào. Bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa ấy là cuộc sống sôi nổi của những
con người đầy trách nhiệm với công việc. Đối với đất nước, với mọi người mà tiêu biểu là anh
thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi cao ở trong cái không khí lặng im của
Sa Pa. Sa Pa mà người ta nhắc, mà người ta chỉ nghĩ đến chuyện nghỉ ngơi lại có những con
người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài, lặng lẽ âm thầm, cống hiến mình cho đất nước.

LÀNG – KIM LÂN


- Kim Lân đặt tên truyện là “làng” ( chứ không phải làng chợ dầu) vì chuyện đã khai thác một
tình cảm bao trùm phổ biến trong tâm hồn người dân Việt Nam thường chỉ kháng chiến chống
Pháp: tình yêu gắn bó sâu nặng với quê hương với đất nước.
- Nhan đề góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm ca ngợi tình yêu đất nước của người nông dân
Việt Nam trong thời ký kháng chiến.
- Nhan đề là làng gợi hình ảnh người nông dân và nông thôn, đây là mảng sáng tác thành công
nhất của Kim Lân.

BẾP LỬA – BẰNG VIỆT


- Bếp lửa là hình ảnh thân thuộc trong mỗi ngôi nhà ở làng quê Việt Nam, gợi hơi ấm gia đình,
bàn tay tần tảo sớm hôm của người phụ nữ, người bà; gợi tình cảm bà cháu yêu thương.
- Bếp lửa trong bài thơ còn là biểu tượng cho cội nguồn gia đình, quê hương đất nước, cho những
gì gần gữi, thân thiết đối với tuổi thơ mỗi người có sức toả sáng, nâng đỡ tâm hồn con người
trong suốt hành trình dài rộng của cuộc đời.
- Bếp lửa vừa là hình ảnh thực vừa là một hình tượng nghệ thuật độc đáo trong tác phẩm.

BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH – PHẠM TIẾN


DUẬT
- Ý nghĩa nhan đề của một số tác phẩm văn học hiện đại trong chương trình ngữ văn 9 – nhan đề
làm nổi bật một hình ảnh độc đáo của toàn bài thơ đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ – hình ảnh
những chiếc xe không kính, hình ảnh ấy gợi lên hiện thực khốc liệt của chiến tranh.
- Vẻ khác lạ còn ở 2 chữ “bài thơ” tưởng như rất thừa, nhưng đó là sự khẳng định chất thơ của
hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến
tranh.
- Nhan đề, góp phần làm nổi bật chủ đề tác phẩm: ca ngợi vẻ đẹp, phẩm chất , tâm hồn của
những người chiến sĩ lái xe Trường Sơn thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, đồng thời thể hiện cảm
hứng khai thác chất thơ từ trong hiện thực chiến tranh khốc liệt của nhà thơ Phạm Tiến Duật.

ĐỒNG CHÍ – CHÍNH HỮU


- Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm
tháng cách mạng và kháng chiến.
- Tên bài thơ khẳng định sức mạnh và vẻ đẹp tinh thần của người lính Cụ Hồ - những con người
cùng chung chí hướng, lí tưởng gắn bó keo sơn trong chiến đấu gian khổ thời kì chống Pháp.
- Đồng chí, đó là tiếng gọi thiêng liêng sâu thẳm, nơi hội tụ, kết tinh của bao tình cảm đẹp; tính
giai cấp, tình bạn, tình người trong chiến tranh.

CHIẾC LƯỢC NGÀ


- Chiếc lược ngà trong tác phẩm là kỷ vật cuối cùng người cha gửi tặng cho con trước lúc hi sinh
trong kháng chiến chống Mỹ.
- Chiếc lược ngà đã chứng minh tình cha con bất diệt dù cho có ở trong hoàn cảnh éo le của cuộc
chiến tranh. Nó còn là cầu nối cho những tình cảm mới mẻ, cao đẹp ở con người. Đây là một
hình tượng nghệ thuật có ý nghĩa thể hiện chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con, tình cảm gia
đình trong chiến tranh.

ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ – HUY CẬN


- Bài thơ ngợi ca công việc lao động xây dựng quê hương
- Đoàn thuyền chỉ sự đồng lòng chung sức của mọi người, thể hiện sự đoàn kết dân tộc.
- Bài thơ phản ảnh không khí lao động sôi nổi của nhân dân miền Bắc, khí thế lao động hứng
khởi, hăng say của người dân chài trên biển quê hương .

You might also like