Hàng Điểm Điều Hoà

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 42

Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Bài giảng: HÀNG ĐIỂM ĐIỀU HÒA – TỈ SỐ KÉP – PHÉP CHIẾU


Mục lục
1. Hàng điểm, tỉ số đơn và tỉ số kép .................................................................................... 3
Định nghĩa 1. (Hàng điểm). Tập hợp các điểm phân biệt có thứ tự thuộc một đường thẳng
được gọi là một hàng điểm, đường thẳng chứa các điểm này gọi là giá của chúng. ............. 3
Định nghĩa 2: (Tỉ số đơn)................................................................................................. 3
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, ta định nghĩa, kí hiệu và tính bằng công thức
CA
 AB, C    k gọi là tỉ số đơn của ba điểm A, B, C. Ta nói rằng điểm C chia đoạn AB
CB
theo tỉ số k. ........................................................................................................................ 3
Định nghĩa 3: (Tỉ số kép của bốn điểm). Cho 4 điểm A, B, C, D nằm trên một đường
thẳng. Khi đó tỉ số kép của A, B, C, D được định nghĩa, kí hiệu và tính bằng công thức
 AB, C   CA : DA  k , ta gọi là cặp điểm C, D chia liên hợp cặp điểm A, B
 AB, CD  
 AB, D  CB DB
theo tỉ số k. Ta coi như hai điểm C, D liên kết thành một cặp và hai điểm A, B liên kết
thành một cặp. ................................................................................................................... 3
Định lí 1. Với hàng điểm A, B, C, D ta luôn có các tính chất sau đây. ............................... 3
2. Chùm đường thẳng và tỉ số kép của chùm đường thẳng ............................................... 4
Định nghĩa 4. (Chùm đường thẳng). Tập hợp các đường thẳng đồng quy và phân biệt
trên mặt phẳng gọi là một chùm đường thẳng. ................................................................... 4
Định lí 2. Xét chùm đường thẳng a, b, c, d và một đường thẳng m cắt cả bốn đường đó tại
A, B, C, D tương ứng. Một đường thẳng m’ song song với d cắt a, b, c tương ứng tại A’,
B’, C’. Thế thì (AB, CD)=(A’B’,C’). .................................................................................. 4
Định lí 3. Nếu một chùm a, b, c, d cắt hai đường thẳng m, m’ tương ứng tại hai hàng điểm
A, B, C, D và A’, B’, C’, D’ thì ta luôn có (AB, CD)=(A’B’, C’D’). .................................... 5
Định nghĩa 5. (Tỉ số kép của chùm). Cho chùm đườn thẳng a, b, c, d cắt một đường
thẳng m tại A, B, C, D tương ứng. Khi đó, ta định nghĩa và kí hiệu tỉ số kép của chùm a, b,
c, d là (ab, cd)=(AB, CD). .................................................................................................. 5
Định nghĩa 6. Với bốn điểm A, B, C, D phân biệt và một điểm M không thẳng hàng với hai
trong bốn điểm đó. Ta kí hiệu M(AB, CD) là tỉ số kép của chùm đường thẳng MA, MB, MC,
MD. ................................................................................................................................... 6
Định lí 4. Cho chùm MA, MB, MC, MD. Khi đó ta có,
   
 
sin MC , MA sin MD, MA    
M  AB, CD     :  
  . Trong đó, a, b là góc định hướng giữa hai
 
 
sin MC , MB sin MD, MB  
véc tơ a, b theo modulo 2 . ............................................................................................. 6
Hệ quả 1. Cho bốn điểm A, B, C, D nằm trên đường tròn (O), khi đó với mọi điểm M trên
(O) thì tỉ số kép M(AB, CD) luôn không đổi, ta quy ước khi M trùng với một trong các
điểm, giả sử M trùng với A thì đường thẳng MA thay bởi tiếp tuyến tại A của (O). ............. 6
Định nghĩa 7. Cho bốn điểm A, B, C, D phân biệt trên đường tròn (O). Ta định nghĩa và kí
hiệu tỉ số kép bốn điểm A, B, C, D là (AB, CD)=M(AB, CD) với M là một điểm bất kì trên
(O). .................................................................................................................................... 7
Hệ quả 2. Với bốn điểm A, B, C, D phân biệt trên đường tròn. Với điểm D’ trên (O). Khi
đó (AB, CD)=(AB, CD’) khi và chỉ khi D trùng với D’. ...................................................... 7
Hệ quả 3. Cho bốn điểm A, B, C, D trên (O). Nếu C, D cùng phía với đường thẳng AB thì
CA DA CA DA
 AB, CD   : . Nếu C, D khác phía với đường thẳng AB thì  AB, CD    : .
CB DB CB DB
.......................................................................................................................................... 7
3. Phép chiếu xuyên tâm và các phép chiếu khác. .............................................................. 7
0
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Định nghĩa 8a. (Phép chiếu xuyên tâm trên các đường thẳng). Cho hai đường thẳng
phân biệt m, m’ và một điểm M không nằm trên chúng. Một phép biến hình biến FM biến
mỗi điểm A trên m thành một điểm A’ trên m’ thỏa mãn M, A, A’ thẳng hàng gọi là phép
chiếu xuyên tâm từ m lên m’. ............................................................................................. 7
Định lí 5a. (Phép chiếu xuyên trên đường thẳng tâm bảo toàn tỉ số kép). Phép chiếu
xuyên tâm FM biến A, B, C, D thành A’, B’, C’, D’ thì (AB,CD)=(A’B’,C’D’). Nếu đường
thẳng chứa A’, B’, C’ song song với đường thẳng chứa A, B, C thì ta có (AB, CD)=(A’B’,
C’ )=(A’B’, C’). .............................................................................................................. 8
Định nghĩa 8b. (Phép chiếu xuyên tâm từ đường thẳng lên đường tròn ). Cho M nằm
trên đường tròn (O) và một đường thẳng d không đi qua M. Mộp phép biến hình biến mỗi
điểm A trên d thành điểm A’ khác M trên trên (O) sao cho M, A, A’ thẳng hàng gọi là phép
chiếu xuyên tâm M biến d thành (O). Ta cũng quy ước nếu B trên d và MB là tiếp tuyến của
O thì ảnh của B chính là điểm M và điểm  của d biến thành điểm C thỏa mãn MC||d. ..... 9
Định lí 5b. (Phép chiếu xuyên tâm đường thẳng thành đường tròn bảo tồn tỉ số kép).
Phép chiếu xuyên tâm biến hàng điểm A, B, C, D trên đường d thành hệ điểm A’, B’, C’, D’
thì ta có (AB, CD)=(A’B’,C’D’). ........................................................................................ 9
Định nghĩa 8c. (Phép chiếu xuyên tâm thấu xạ (tự đẳng cấu) trên đường tròn). Cho
điểm M nằm ngoài đường tròn (O). Phép biến hình biến mỗi điểm A trên (O) thành A’ trên
(O) sao cho M, A, A’ thẳng hàng (A’ khác A). Nếu MA là tiếp tuyến của A thì A’ trùng với
A. Gọi phép biến hình này là phép chiếu xuyên tâm M thấu xạ (tự đẳng cấu) đường tròn
(O). .................................................................................................................................. 10
Định lí 5c. (Phép chiếu xuyên tâm thấu xạ (tự đẳng cấu) trên đường tròn bảo toàn tỉ
số kép). Phép chiếu xuyên tâm M thấu xạ (tự đẳng cấu) đường tròn (O) biến A, B, C, D
thành X, Y, Z, T thì ta có (AB, CD)=(XY, ZT). ................................................................... 10
Hệ quả 3. Phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu) tâm M biến A, B, P, Q thành A’, B’, Q, P thì ta
có (AB, PQ)=(A’B’, QP) hay là  AB, PQ    A ' B ', PQ   1 . ................................................ 11
Định nghĩa 9. (Phép chiếu song song). Cho hai đường thẳng phân biệt m, m’ và một
đường thẳng d cắt cả hai đường thẳng m, m’. Một phép biến hình Pd biến mỗi điểm A trên
m thành điểm A’ trên m’ sao cho AA’||d gọi là phép chiếu song song theo phương d từ m
lên m’ . Đường thẳng d gọi là phương của phép chiếu. ..................................................... 11
Định lí 6. (Phép chiếu song song bảo toàn tỉ số kép và tỉ số đơn). Phép chiếu song song
theo phương d biến hàng điểm A, B, C, D thành hàng điểm A’, B’, C’, D’ thì ta có (AB,
CD)=(A’B’, C’D’); (AB, C  )=(A’B’, C’  ) và (AB, C)=(A’B’, C’). ................................ 11
Định lí 7a. (Về tính đồng quy - song song trên hai hàng điểm). Cho hai hàng điểm X, A,
B, C và X, A’, B’, C’. Khi đó AA’, BB’, CC’ đồng quy hoặc đội một song song
(AA’||BB’||CC’) khi và chỉ khi (AB, CX)=(A’B’, C’X)...................................................... 12
Định lí 7b. (Về tính thẳng hàng) Cho hai chùm a, b, c, d và a’, b’, c’, d. Giả sử các
đường a, b, c cắt các đường a’, b’, c’ tương ứng tại A, B, C. Thế thì ba điểm A, B, C thẳng
hàng khi và chỉ khi (ab, cd)=(a’b’, c’d)............................................................................ 12
Định lí 7c. (Về tính đồng quy- song song trên hệ 6 điểm của đường tròn). Cho sáu điểm
phân biệt A, B, C, D, P, Q nằm trên đường tròn (O). Khi đó, AB, CD, PQ đồng quy hoặc
đôi một song song nếu và chỉ nếu (CA, PQ)=(BD, PQ) hay còn viết là
 CA, PQ    BD, PQ   1 . ................................................................................................ 13
Định lí 7d. (Về quan hệ vuông góc của hai chùm). Cho chùm a, b, c, d và chùm a’, b’, c’,
d’. Giả sử a’, b’, c’ tương ứng vuông góc với a, b, c,. Thế thì, d’ vuông góc với d khi và chỉ
khi (ab, cd)=(a’b’, c’d’). .................................................................................................. 14
4. Hàng điểm điều hòa, chùm điều hòa............................................................................. 15
4.1. Các định nghĩa và định lí ........................................................................................... 15
Định nghĩa 9. (Hàng điều điều hòa). Hàng điểm A, B, C, D gọi là hàng điểm điều hòa
nếu (AB, CD)=-1. Khi đó, ta cũng kí hiệu luôn là (AB, CD)=-1. ....................................... 15
Định nghĩa 10. (Chùm điều hòa). Chùm đường thẳng a, b, c, d là là chùm đường thẳng
điều hòa nếu (ab, cd)=-1, không có gì nhầm lẫn thì ta gọi tắt là chùm điều hòa. ............... 15
1
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Định lí 8. Cho hàng điều điều hòa A, B, C, D. Thế thì...................................................... 15


Định lí 9. Cho hàng điểm A, B, C, D cùng với I, J lần lượt là trung điểm của AB, CD. Thế
thì các điều kiện sau là tương đương: ............................................................................... 16
Định lí 10. (Chùm điều hòa liên quan tới trung điểm). Một chùm bốn đường thẳng là
chùm điều hòa nếu và chỉ nếu một đường thẳng bất kì song song với một đường trong
chùm thì sẽ cắt ba đường còn lại tạo thành hai đoạn thẳng bằng nhau. ............................. 17
Định lí 11. (Chùm điều hòa phân giác). Cho chùm điều hòa (ab, cd)=-1. Khi đó, hai
đường thẳng c và d vuông góc với nhau khi và chỉ khi chúng là phân phân giác của các góc
tạo bởi hai đương thẳng a, b. Đảo lại cặp c, d thành a, b kết luận vẫn còn đúng. .............. 18
Định lí 12. Phép chiếu xuyên tâm đường thẳng d thành đường tròn (O) biến các hàng điểm
A, B, C, D trên d thành hệ điểm A’, B’, C’, D’ trên (O). Thế thì , (AB, CD)=-1 khi và chỉ
khi (A’B’,C’D’)=-1. ......................................................................................................... 18
Định nghĩa 11. (Tứ giác điều hòa). Cho tứ giác ABCD nội tiếp thỏa mãn điều kiện
BA DA
 được gọi là tứ giác điều hòa. .......................................................................... 19
BC DC
Định lí 13. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Gọi dA, dB, dC, dD là các tiếp tuyến
tại A, B, C D của (O) tương ứng. Khi đó các điều kiện sau là tương đương. ..................... 19
Định lí 14. Cho M trên (O). Phép chiếu xuyên tâm M biến đường thẳng d thành đường tròn
(O) thì biến hàng điểm điều hòa thành tứ giác điều hòa và ngược lại. ............................... 19
4.2. Các mô hình điều hòa kinh điển của hàng điểm điều hòa và chùm điều hòa........... 20
4.2.1. Mô hình từ hai định lí cổ điển Ceva và Menelaus ................................................... 20
4.2.2. Mô hình trên hình thang cân................................................................................... 20
4.2.3. Mô hình phân giác trong và ngoài. ......................................................................... 21
4.2.4. Mô hình tứ giác điều hòa. ........................................................................................ 21
4.2.5. Mô hình đường thẳng Euler. ................................................................................... 22
5. Phép biến hình và tỉ số kép ........................................................................................... 23
Ta thừa nhận định lí sau đây và chỉ đưa ra một số minh họa cụ thể hay gặp trong hình
học. ..................................................................................................................................... 23
Định lí 15. Tỉ số kép của hàng điểm, hệ bốn điểm trên đường tròn, của chùm đường
thẳng bất biến qua một phép biến hình (là các phép đối xứng, quay, vị tự, nghịch đảo và
các phép chiếu kể trên). .................................................................................................... 23
Lưu ý: Các phép biến hình ở đây ta nói tới là “tịnh tiến, đối xứng tâm, đối xứng trục, vị
tự, đồng dạng, nghịch đảo” cùng với các phép chiếu đã được định nghĩa ở phần trước.
........................................................................................................................................... 23
5.1. Phép nghịch đảo và tỉ số kép. ..................................................................................... 23
Phép nghịch đảo tâm M biến (O) thành (O’), biến các điểm A, B, C, D, P, Q, X, Y thành
A’, B’, C’, D’, P, Q, X’, Y’. Khi đó các tỉ số kép không thay đổi. Ví dụ như (AB,
CD)=(A’B’, C’D’); (AB, PQ)=(A’B’, PQ); (XY, PQ)=(X’Y’, PQ)…. ................................. 24
Trường hợp đặc biệt khi hai đường tròn trùng nhau tì ta có kết quả như định lí 5c. .... 24
5.2. Phép vị tự quay và tỉ số kép. ...................................................................................... 24
6. Các định lí cổ điển của hình học xạ ảnh. ...................................................................... 25
Định lí 16a. (Papus). .......................................................................................................... 25
Định lí 16b. (Papus đối ngẫu). ........................................................................................... 25
Định lí 17. (Desargues). ..................................................................................................... 25
Định lí 18. (Pascal). ........................................................................................................... 25
Định lí 19. (Briachon). ....................................................................................................... 25
Định lí 20. (Con bướm cho đường tròn) ........................................................................... 27
7. Các ví dụ và bài tập minh hoạ. ..................................................................................... 28
8. Các bài toán ứng dụng. .................................................................................................... 42

2
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Tỉ số kép, hàng điểm điều hòa, chùm điều hòa, phép chiếu.

1. Hàng điểm, tỉ số đơn và tỉ số kép

Định nghĩa 1. (Hàng điểm). Tập hợp các điểm phân biệt có thứ tự thuộc một đường thẳng được gọi
là một hàng điểm, đường thẳng chứa các điểm này gọi là giá của chúng.

A B C D

Định nghĩa 2: (Tỉ số đơn).

CA
Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng, ta định nghĩa, kí hiệu và tính bằng công thức  AB, C    k gọi
CB
là tỉ số đơn của ba điểm A, B, C. Ta nói rằng điểm C chia đoạn AB theo tỉ số k.

A B
C

Lưu ý. Nếu k<0 thì ta nói C chia trong đoạn AB, nếu k>0 thì ta nói C chia ngoài đoạn AB theo tỉ số k.

Định nghĩa 3: (Tỉ số kép của bốn điểm). Cho 4 điểm A, B, C, D nằm trên một đường thẳng. Khi đó
tỉ số kép của A, B, C, D được định nghĩa, kí hiệu và tính bằng công thức
 AB, C   CA : DA  k , ta gọi là cặp điểm C, D chia liên hợp cặp điểm A, B theo tỉ số
 AB, CD  
 AB, D  CB DB
k. Ta coi như hai điểm C, D liên kết thành một cặp và hai điểm A, B liên kết thành một cặp.

A D
C B

CA DA
Trong trường hợp :  1 ta nói A, B, C, D là hàng điểm điều hòa và kí hiệu (ABCD)=-1.
CB DB

Định lí 1. Với hàng điểm A, B, C, D ta luôn có các tính chất sau đây.

1a)  AB, M   1;  AB, M   1 khi và chỉ khi M là trung điểm của AB.

1b)  AB, CD    CD, AB    BA, DC    DC , BA (tỉ số kép phụ thuộc vào bộ hai điểm và sự thay
đổi thứ tự của cả hai cặp điểm).

1 1 1 1
1c)  AB, CD      (thay đổi thứ tự điểm của một cặp
 BA, CD   AB, DC   DC , AB   CD, BA
điểm thì tỉ số kép sẽ bị nghịch đảo).

1d)  AB, CD   1   AC , BD   1   DB, CA (tráo thứ tự hai điểm đầu cuối, hoặc hai điểm ở giữa).

1e)  AB, CD   k với A, B, C, k xác định thì vị trí điểm D là duy nhất. Tương tự với vị trí A, B, C.

3
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

1f)  AB, CD   1 .

Chứng minh.

1d)
 
BA.DC BC.DA  BC  CA .DC BC .CA  CA.DC CA.BD CA.DB
1   AC , BD   1 
BC .DA

BC .DA

BC.DA
 
BC .DA CB.DA
 AB; CD  
2. Chùm đường thẳng và tỉ số kép của chùm đường thẳng

Định nghĩa 4. (Chùm đường thẳng). Tập hợp các đường thẳng đồng quy và phân biệt trên mặt
phẳng gọi là một chùm đường thẳng.

a c
b

Lưu ý. Trong nội dung hình học phẳng sơ cấp, thường ta chỉ xét chùm bốn đường, nên ta quy ước
gọi chùm bốn đường là một chùm.

Sau đây, ta nói về một số định lí liên hệ giữa chùm đường thẳng, tỉ số đơn và tỉ số kép trước khi ta đi
vào định nghĩa tỉ số kép của một chùm.

Định lí 2. Xét chùm đường thẳng a, b, c, d và một đường thẳng m cắt cả bốn đường đó tại A, B, C, D
tương ứng. Một đường thẳng m’ song song với d cắt a, b, c tương ứng tại A’, B’, C’. Thế thì (AB,
CD)=(A’B’,C’).

4
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A'
B'
C D
A
B
m' d
m C'

a c
b

Chứng minh.

Định lí 3. Nếu một chùm a, b, c, d cắt hai đường thẳng m, m’ tương ứng tại hai hàng điểm A, B, C, D
và A’, B’, C’, D’ thì ta luôn có (AB, CD)=(A’B’, C’D’).

D'

A' C'
B' D
m' C
A
B
m d

a c
b

Từ định lí 3 ta định nghĩa được tỉ số kép của một chùm như sau:

Định nghĩa 5. (Tỉ số kép của chùm). Cho chùm đườn thẳng a, b, c, d cắt một đường thẳng m tại A,
B, C, D tương ứng. Khi đó, ta định nghĩa và kí hiệu tỉ số kép của chùm a, b, c, d là (ab, cd)=(AB,
CD).

5
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

C D
A
B
d

a c
b

Ta thấy rằng một chùm nào đó thì đồng quy tại điểm M và thực tế thì bốn đường thẳng MA, MB,
MC, MD lập thành một chùm. Từ đó ta đưa tới định nghĩa

Định nghĩa 6. Với bốn điểm A, B, C, D phân biệt và một điểm M không thẳng hàng với hai trong
bốn điểm đó. Ta kí hiệu M(AB, CD) là tỉ số kép của chùm đường thẳng MA, MB, MC, MD.

C A

M
D

   


Định lí 4. Cho chùm MA, MB, MC, MD. Khi đó ta có, M  AB, CD  

sin MC , MA sin
  :
 
MD, MA 
  .

sin MC , MB sin  MD, MB 
   
 
Trong đó, a , b là góc định hướng giữa hai véc tơ a , b theo modulo 2 .

Một hệ quả trực tiếp của định lí 4 khi các điểm A, B, C, D nằm trên đường tròn như sau:

Hệ quả 1. Cho bốn điểm A, B, C, D nằm trên đường tròn (O), khi đó với mọi điểm M trên (O) thì tỉ
số kép M(AB, CD) luôn không đổi, ta quy ước khi M trùng với một trong các điểm, giả sử M trùng
với A thì đường thẳng MA thay bởi tiếp tuyến tại A của (O).

6
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

M=A

O
O
A
D B D

B
C C

Từ đó, ta đi đến định nghĩa tỉ số kép của bốn điểm trên đường tròn:

Định nghĩa 7. Cho bốn điểm A, B, C, D phân biệt trên đường tròn (O). Ta định nghĩa và kí hiệu tỉ số
kép bốn điểm A, B, C, D là (AB, CD)=M(AB, CD) với M là một điểm bất kì trên (O).

Ta cũng dễ dàng chứng minh được hệ quả sau:

Hệ quả 2. Với bốn điểm A, B, C, D phân biệt trên đường tròn. Với điểm D’ trên (O). Khi đó (AB,
CD)=(AB, CD’) khi và chỉ khi D trùng với D’.

Hệ quả 3. Cho bốn điểm A, B, C, D trên (O). Nếu C, D cùng phía với đường thẳng AB thì
CA DA CA DA
 AB, CD   : . Nếu C, D khác phía với đường thẳng AB thì  AB, CD    : .
CB DB CB DB

Từ đây trở đi ta sẽ có tỉ số kép của hàng điểm và của bốn điểm trên đường tròn.

3. Phép chiếu xuyên tâm và các phép chiếu khác.

Trước khi vào định nghĩa phép chiếu xuyên tâm, ta quy ước thêm một điểm gọi là điểm vô
cùng trên mặt phẳng. Ta quy ước cứ hai đường thẳng song song thì cắt nhau tại một điểm gọi là điểm
vô cùng , kí hiệu là  . Vì có vô số cặp đường song song nên cũng có vô số điểm  , ta quy ước các
điểm  này nằm trên một đường thẳng gọi là đường thẳng  . Đây là một khái niệm của hình học xạ
ảnh, ta không đi sâu vào điều này mà điều này chủ yếu giúp ta có cách nhìn rõ hơn về phép chiếu
xuyên tâm.

Định nghĩa 8a. (Phép chiếu xuyên tâm trên các đường thẳng). Cho hai đường thẳng phân biệt m,
m’ và một điểm M không nằm trên chúng. Một phép biến hình biến FM biến mỗi điểm A trên m thành
một điểm A’ trên m’ thỏa mãn M, A, A’ thẳng hàng gọi là phép chiếu xuyên tâm từ m lên m’.

7
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

P M


m' A'

Ánh xạ FM xác định trên m kể cả với điểm P mà MP||m’ thì ảnh của P chính là điểm  trên m’.

Quy ước 1. Cho ba điểm A, B, C nằm trên d và điểm  của đường thẳng d. Ta kí hiệu quy ước tỉ số
kép của bốn điểm A, B, C và  này là tỉ số đơn của hàng điểm A, B, C. Kí hiệu (A’B’, C’  )=(A’B’,
C’).

B
A ∞
C

Quy ước này sẽ không gây mâu thuẫn gì, hơn nữa nó còn làm cho ta có cái nhìn đầy đủ hơn về sự
bảo tổn các tỉ số kép trong các phép chiếu. Từ đó, các định lí 2,3 được gộp lại thành định lí sau đây:

Định lí 5a. (Phép chiếu xuyên trên đường thẳng tâm bảo toàn tỉ số kép). Phép chiếu xuyên tâm
FM biến A, B, C, D thành A’, B’, C’, D’ thì (AB,CD)=(A’B’,C’D’). Nếu đường thẳng chứa A’, B’, C’
song song với đường thẳng chứa A, B, C thì ta có (AB, CD)=(A’B’, C’  )=(A’B’, C’).

M
A'
D' B'
C D
A' C' A
B' B
m' C D C'
A
B
m

Từ định lí trên ta đưa đến bổ đề hay sử dụng:

Bổ đề. Cho A, B, C thẳng hàng và Sx || AB . Khi đó S  AC; Bx    AC; B  .

8
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

S
Z x
Y

A B C

Chứng minh. Kẻ một cát tuyến AXYZ cắt SA, SB, SC, Sx. Ta có
S(xA;BC)=(ZA;XY)=ZX/ZY:AX/AY=ZX/AX:ZY/AY=SZ/AB:SZ/AC=AC/AB=(CB; A).

Lưu ý: Khi B là trung điểm của BC thì S(xA;BC)=-1, khi đó trở thành tính chất quen thuộc của hàng
điều hòa.

Định nghĩa 8b. (Phép chiếu xuyên tâm từ đường thẳng lên đường tròn ). Cho M nằm trên đường
tròn (O) và một đường thẳng d không đi qua M. Mộp phép biến hình biến mỗi điểm A trên d thành
điểm A’ khác M trên trên (O) sao cho M, A, A’ thẳng hàng gọi là phép chiếu xuyên tâm M biến d
thành (O). Ta cũng quy ước nếu B trên d và MB là tiếp tuyến của O thì ảnh của B chính là điểm M và
điểm  của d biến thành điểm C thỏa mãn MC||d.

M C

A'

B A d

Lưu ý: Ta cũng có phép chiếu xuyên tâm ngược lại biến (O) thành d.

Từ đây ta thấy rằng có thể coi tỉ số đơn như là tỉ số kép khi kết hợp thêm với điểm  . Hơn nữa,
phép chiếu xuyên tâm bảo toàn tỉ số kép. Từ hệ quả 1 và định nghĩa 7 ta được định lí sau:

Định lí 5b. (Phép chiếu xuyên tâm đường thẳng thành đường tròn bảo tồn tỉ số kép). Phép chiếu
xuyên tâm biến hàng điểm A, B, C, D trên đường d thành hệ điểm A’, B’, C’, D’ thì ta có (AB,
CD)=(A’B’,C’D’).

9
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

B'
B'
M

O
M O
D'
C'

A' D'
C' A' ∞

B d C A D B d C A

Lưu ý. Nếu một trong các điểm D là điểm  thì ảnh của điểm  là điểm D’ thỏa mãn MD’||d. Khi
đó, ta có (A’B’, C’D’)=(AB, C  )=(AB, C).

Định nghĩa 8c. (Phép chiếu xuyên tâm thấu xạ (tự đẳng cấu) trên đường tròn). Cho điểm M nằm
ngoài đường tròn (O). Phép biến hình biến mỗi điểm A trên (O) thành A’ trên (O) sao cho M, A, A’
thẳng hàng (A’ khác A). Nếu MA là tiếp tuyến của A thì A’ trùng với A. Gọi phép biến hình này là phép
chiếu xuyên tâm M thấu xạ (tự đẳng cấu) đường tròn (O).

A X M
Z
O
C T

D Y

Nhận xét. Dễ thấy rằng với M ngoài  O  thì ta thấy rằng  AB; CD   M  AB; CD  , tuy nhiên qua
phép thấu xạ ở trên tỉ số kép trên đường tròn vẫn bảo toàn qua định lí sau đây:

Định lí 5c. (Phép chiếu xuyên tâm thấu xạ (tự đẳng cấu) trên đường tròn bảo toàn tỉ số kép).
Phép chiếu xuyên tâm M thấu xạ (tự đẳng cấu) đường tròn (O) biến A, B, C, D thành X, Y, Z, T thì ta
có (AB, CD)=(XY, ZT).

Chứng minh. Ta có tam giác MAC động dạng với MZX nên ta được
ZX MX MX .MC   M ;  O     M ; O  ZX CA MB
   , tương tự thì ZY  suy ra :  . Tương tự thì
CA MC MA.MC MA.MC CB MB.MC ZY CB MA
TX DA MB ZX TX CA DA
ta được :  nên ta suy ra :  : . Chú ý rằng nếu C, D cùng phía với đường
TY DB MA ZY TY CB DB
AB thì Z, T cùng phía với đường AB; nếu C, D khác phía với đường AB thì Z, T khác phía với đường
AB. Do đó, theo hệ quả 3 ta được (AB, CD)=(XY, ZT).

Nhận xét. Nếu ta xét phép nghịch đảo tâm M tỉ số bằng phương tích   M ;  O   biến (O) thành (O).
Khi đó, ta có thể nói rằng tỉ số kép của 4 điểm bất biến qua phép nghịch đảo.

Đặc biệt hóa định lí trên ta thu được

10
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Hệ quả 3. Phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu) tâm M biến A, B, P, Q thành A’, B’, Q, P thì ta có (AB,
PQ)=(A’B’, QP) hay là  AB, PQ    A ' B ', PQ   1 .

B'
B

P
Q
A

A'

Chứng minh. Vì M, P, Q thẳng hàng, do đó A(MB’, PQ)=B’(MA, PQ) tức là (A’B’, PQ)=(BA, PQ)
tương đương với  AB, PQ    A ' B ', PQ   1 .

Định nghĩa 9. (Phép chiếu song song). Cho hai đường thẳng phân biệt m, m’ và một đường thẳng d
cắt cả hai đường thẳng m, m’. Một phép biến hình Pd biến mỗi điểm A trên m thành điểm A’ trên m’
sao cho AA’||d gọi là phép chiếu song song theo phương d từ m lên m’ . Đường thẳng d gọi là
phương của phép chiếu.

d
d A
A

m
∞ m


m' A' m' A'

Ta quy ước phép chiếu song song sẽ biến điểm  của m thành điểm  của m’. Chú ý rằng khi
phương chiếu d vuông góc với m’ thì ta gọi đó là phép chiếu vuông góc.

Định lí 6. (Phép chiếu song song bảo toàn tỉ số kép và tỉ số đơn). Phép chiếu song song theo
phương d biến hàng điểm A, B, C, D thành hàng điểm A’, B’, C’, D’ thì ta có (AB, CD)=(A’B’,
C’D’); (AB, C  )=(A’B’, C’  ) và (AB, C)=(A’B’, C’).

d D
C
B
A

m' A' B' C' D'

11
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Chứng minh. Theo định lí Thales thì các tỉ số được bảo toàn nên kết quả định lí là đơn giản.

Đặc biệt phép chiếu vuông góc cũng bảo toàn tỉ số đơn và tỉ số kép.

Từ các định nghĩa và định lí về phép chiếu xuyên tâm, phép chiếu song song, ta có một số định lí
quan trọng và có nhiều ứng dụng sau đây:

Định lí 7a. (Về tính đồng quy - song song trên hai hàng điểm). Cho hai hàng điểm X, A, B, C và
X, A’, B’, C’. Khi đó AA’, BB’, CC’ đồng quy hoặc đội một song song (AA’||BB’||CC’) khi và chỉ khi
(AB, CX)=(A’B’, C’X).

C X
A B C'
A' B' X

C'
B' C
B
A' A

Định lí 7b. (Về tính thẳng hàng) Cho hai chùm a, b, c, d và a’, b’, c’, d. Giả sử các đường a, b, c
cắt các đường a’, b’, c’ tương ứng tại A, B, C. Thế thì ba điểm A, B, C thẳng hàng khi và chỉ khi (ab,
cd)=(a’b’, c’d).

a'

B
a
b'
b
M d M'
c
c'

Chứng minh.

12
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A

a'

B
a A

b' a'
b
a
M d D M' M B
b
c
c' b'
d
c

M'
c'
C
C

Nếu d cắt AB tại D. Gọi AB cắt c tại C1 và cắt c’ tại C2. Khi đó (ab, cd)=(a’b’, c’d) tương đương với
(AB,C1D)=(AB,C2D) tức là tương đương với C1  C2 tức là c cắt c’ tại một điểm trên AB nên A, B, C
thẳng hàng. Nếu C1 là điểm vô cực thì C2 cũng là điểm vô cực, nhưng khi đó c||c’||AB điều này là
mâu thẫn vì c cắt c’ tại C.

Nếu MM’||AB thì chúng cắt nhau ở  , vì c và c’ khác d nên AB phải cắt c tại C1 và cắt c’ tại C2. Khi
đó (ab, cd)=(a’b’,c’d) tương đương với (AB,C1  )=(AB,C2  ) tức là C1  C2 , suy ra c cắt c’ tại điểm
C trên AB tức là A, B, C thẳng hàng.

Định lí 7c. (Về tính đồng quy- song song trên hệ 6 điểm của đường tròn). Cho sáu điểm phân
biệt A, B, C, D, P, Q nằm trên đường tròn (O). Khi đó, AB, CD, PQ đồng quy hoặc đôi một song
song nếu và chỉ nếu (CA, PQ)=(BD, PQ) hay còn viết là  CA, PQ    BD, PQ   1 .

Nói cách khác, nếu cặp {C, A}, {B, D} chia cặp điểm {P, Q} cùng tỉ số kép thì AB, CD, PQ đồng
quy.

P A B
D
C D
A A M B
B

M
C O
P
Q P Q=Q'
C

D Q

Chứng minh.

Điều kiện đủ. Giả sử (CA, PQ)=(BD, PQ).

Nếu AB cắt CD tại M. Ta xét hai chùm D(CA, PQ)=A(BD, PQ) tương đương với D(MA, PQ)=A(MD
, PQ), ta có DM, DP, DQ cắt AM, AP, AQ tại M, P, Q nên theo định lí 8a suy ra M, P, Q thẳng hàng.

13
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Nếu AB||CD. Ta kẻ PQ’||AB với Q’ nằm trên (O). Khi đó A, C, P đối xứng với B, D, Q’ qua trung
trực của AB nên (CA, PQ)=(BD, PQ’) nên ta được (BD, PQ’)=(BD, PQ) tức là Q trùng với Q’, điều
này tức là PQ||AB.

Điều kiện cần.

Nếu AB||CD||PQ thì A, C, P đối xứng với B, D, Q qua trung trực của AB nên (AC, PQ)=(BD, QP)
nên (CA, PQ)=(BD, PQ).

Nếu AB, CD, PQ đồng quy tại M. Vì P, Q, M thẳng hàng nên D(MA, PQ)=A(MD , PQ) tức là D(CA,
PQ)=A(BD, PQ), điều này tương đương với (CA, PQ)=(BD, PQ).

Định lí 7d. (Về quan hệ vuông góc của hai chùm). Cho chùm a, b, c, d và chùm a’, b’, c’, d’. Giả
sử a’, b’, c’ tương ứng vuông góc với a, b, c,. Thế thì, d’ vuông góc với d khi và chỉ khi (ab,
cd)=(a’b’, c’d’).

a
b c

d'
a' c'

b'

Định lí 7E. (Về quan hệ song song của hai chùm). Cho chùm a, b, c, d và chùm a’, b’, c’, d’. Giả
sử a’, b’, c’ tương ứng song song với với a, b, c,. Thế thì, d’ || d hoặc d  d ' khi và chỉ khi (ab,
cd)=(a’b’, c’d’).

14
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

a
b c

d'
a' c'

b'

4. Hàng điểm điều hòa, chùm điều hòa.

4.1. Các định nghĩa và định lí

Định nghĩa 9. (Hàng điều điều hòa). Hàng điểm A, B, C, D gọi là hàng điểm điều hòa nếu (AB,
CD)=-1. Khi đó, ta cũng kí hiệu luôn là (AB, CD)=-1.

A D
C B

Lưu ý: Trong một số tài liệu khác có viết (ACBD)=-1 thì ta cũng hiểu như trên, tức là cặp điểm C, D
chia điều hòa cặp điểm A, B. Ta còn gọi cặp A, B là cặp điểm liên hợp điều hòa của cặp điểm C, D.
Xét về vị trí tương đối thì có một điểm nằm trong đoạn AB và một điểm nằm ngoài đoạn CD.

Định nghĩa 10. (Chùm điều hòa). Chùm đường thẳng a, b, c, d là là chùm đường thẳng điều hòa
nếu (ab, cd)=-1, không có gì nhầm lẫn thì ta gọi tắt là chùm điều hòa.

Lưu ý: Trong một số tài liệu khác có viết (acbd)=-1 thì hiểu tương tự như trên, tức là cặp đường
thẳng c, d chia điều hòa cặp đường thẳng a, b. Ta còn gọi cặp đường a, b là liên hợp điều hòa của
cặp đường C, D.

Từ kết quả của định lí 1, ta nhận được định lí sau đây:

Định lí 8. Cho hàng điều điều hòa A, B, C, D. Thế thì

a) (AB, CD)=(BA, CD)=(AB, DC)=(BA, DC)=(CD, AB)=(DC, AB)=(DC,AB)=(DC, BA)=-1.

b) (AC, BD)=2.

Chứng minh b:

Cách 1: Độ dài đại số trên trục

Cách 2: (hay) Sử dụng hệ thức Euler


15
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Ngoài ra ta còn có một số hệ thức rất thường sử dụng trong phát biểu định lí sau đây:

Định lí 9. Cho hàng điểm A, B, C, D cùng với I, J lần lượt là trung điểm của AB, CD. Thế thì các
điều kiện sau là tương đương:

A I C B J D

a) (AB, CD)=-1

2 1 1
b)   (hệ thức Descartes)
AB AC AD

c) IA2  IB 2  IC .ID; JC 2  JD 2  JA.JB (hệ thức Newton)

d) AB. AJ  AC. AD; BA.BJ  BC.BD (hệ thức Maclaurin)

Lưu ý:

+ Hệ thức Descartes có thể hình dung là hệ thức “trung bình cộng nghịch đảo”.

+ Hai hệ thức c) và d) là hai hệ thức rất hay sử dụng, chúng liên quan tới các tỉ số và phương tích,
trong đó đặc biệt hệ thức d) có liên qua trực tiếp tới phương tích.

16
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

+ Hai hệ thức AB. AJ  AC. AD ; BA.BJ  BC .BD  0 còn được gọi lần lượt là hệ thức Maclaurin
ngoài và trong.

Ví dụ minh họa Newton:


Vẽ đường tròn tâm I đường kính AB, lấy T trên đường tròn này, khi đó: MT là tiếp tuyến của (TCD)
và DT là tiếp tuyến của (I)

A D
I C B

Ví dụ minh họa Maclaurin:


Vẽ đường tròn tâm J đường kính CD. Gọi A-P-Q là cát tuyến của (J). Khi đó P,Q,J, B đồng viên.

A D
C B J

Định lí 10. (Chùm điều hòa liên quan tới trung điểm). Một chùm bốn đường thẳng là chùm điều
hòa nếu và chỉ nếu một đường thẳng bất kì song song với một đường trong chùm thì sẽ cắt ba đường
còn lại tạo thành hai đoạn thẳng bằng nhau.

17
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

C
B

Lưu ý. Tính chất này còn có thể hiểu như sau: Cho tam giác MAB với trung tuyến MC. Kẻ đường
thẳng Mt||AB. Khi đó chùm bốn đường Mt, MC, MA, MB điều hòa.

Định lí 11. (Chùm điều hòa phân giác). Cho chùm điều hòa (ab, cd)=-1. Khi đó, hai đường thẳng c
và d vuông góc với nhau khi và chỉ khi chúng là phân phân giác của các góc tạo bởi hai đương thẳng
a, b. Đảo lại cặp c, d thành a, b kết luận vẫn còn đúng.

Lưu ý. Tất cả các định lí về tỉ số kép vẫn còn đúng khi hàng điểm A, B, C, D điều hòa.

Tuy nhiên, ta nhấn mạnh lại định lí 5b, đây là một định lí rất hay sử dụng vì nó liên quan trực tiếp tới
tứ giác điều hòa. Ta phát biểu lại thành định lí sau:

Định lí 12. Phép chiếu xuyên tâm đường thẳng d thành đường tròn (O) biến các hàng điểm A, B, C,
D trên d thành hệ điểm A’, B’, C’, D’ trên (O). Thế thì , (AB, CD)=-1 khi và chỉ khi (A’B’,C’D’)=-1.

18
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A'

C'

D'
B'

A d C B D

BA DA
Định nghĩa 11. (Tứ giác điều hòa). Cho tứ giác ABCD nội tiếp thỏa mãn điều kiện  được
BC DC
gọi là tứ giác điều hòa.

dA

B D
dC
A C
C
dB dD

Định lí 13. Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O). Gọi dA, dB, dC, dD là các tiếp tuyến tại A, B, C
D của (O) tương ứng. Khi đó các điều kiện sau là tương đương.

a) Tứ giác ABCD điều hòa.

b) AB.CD=AD.BC.

c) (AC, BD)=-1.

d) dA, dC, BD đồng quy hoặc đôi một song song.

e) dB, dD, AC đồng quy hoặc đội một song song.

Từ định lí trên, ta phát biểu định lí sau đây:

Định lí 14. Cho M trên (O). Phép chiếu xuyên tâm M biến đường thẳng d thành đường tròn (O) thì
biến hàng điểm điều hòa thành tứ giác điều hòa và ngược lại.

19
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A'

C'

D'
B'

A d C B D

4.2. Các mô hình điều hòa kinh điển của hàng điểm điều hòa và chùm điều hòa.

4.2.1. Mô hình từ hai định lí cổ điển Ceva và Menelaus

Cho tam giác ABC với ba đường đồng quy là AD, BE, CF. Gọi G là giao của EF với BC. Thế thì
(BC, DG)=-1, kéo theo A(BC, DG)=-1.

A A

E E
T
F F K

I
J
G C G C
B D B D

Lưu ý: Mô hình này còn có thể hiểu là tứ giác toàn phần BFECAG . Nếu xét thêm các phép chiếu
tâm A lên các đường thẳng EF, GI thì ta được (GT, EF)=(GI, JK)=-1. Đặc biệt hóa mô hình trên khi
EF||BC thì ta được mô hình sau:

4.2.2. Mô hình trên hình thang cân.

Cho hình thang cân BFEC với I là giao của BE với CF. BF cắt CE tại A; AI cắt EF, BC tại T, D. Thế
thì (AI, TD)=-1.

20
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

T E
F

B C
D

FA EA
Thật vậy, theo định lí Thales thì  , áp dụng định lí Ceva cho ba đường đồng quy AD, BE,
FB EC
DB EC FA
CF thì ta được . .  1 , suy ra DB=DC. Theo định lí 10 thì F(BC, ED)=-1, cắt chùm này
DC EA FB
bởi đường AD thì ta được (AI, TD)=-1.

4.2.3. Mô hình phân giác trong và ngoài.

E B D C

Cho tam giác ABC với phân giác trong và ngoài góc A là AD, AE. Thế thì (BC, DE)=-1.

Ví dụ minh họa: Chứng minh định lí về đường tròn Apollonius bằng hai cách

4.2.4. Mô hình tứ giác điều hòa và hai tiếp tuyến

X B Y D

21
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Cho tứ giác ABCD điều hòa. Tiếp tuyến tại A và C cắt nhau tại X; AC cắt BD tại Y. Thế thì (XY,
BC)=-1 nên A(AC, BD)=-1. Thật vậy, vì tứ giác ABCD điều hòa nên (AC, BD)=-1 suy ra A(AC,
BD)=-1, cắt chùm này bởi đường thẳng BD thì ta được (XY, BD)=-1.

Ví dụ minh họa: Cho điểm X ngoài (O), kẻ tiếp tuyến XA, XC và cát tuyết X-B-D. CMR: tứ giác
ABCD điều hòa.

Cách 1: Sơ cấp lập tỉ số

Cách 2: Sử dụng hàng điều hòa từ hệ thức Maclaurin với (XY, BD)=-1 từ việc gọi H là trung điểm
của BD thì MY.MH=MB.MD.

4.2.5. Mô hình đường thẳng Euler.

O
G
E

H
B C

Cho tam giác ABC với tâm đường tròn ngoại tiếp, tâm đường tròn Euler, trọng tâm, trực tâm lần lượt
là O, E, G, G. Thế thì (HG, EO)=-1.

4.2.6. Mô hình hai đường tròn trực giao

Mô hình điều hòa trên hàng điều hòa.

22
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

M D
A N C X B

Nếu (AB, CD)=-1. Gọi M, N là trung điểm của AB, CD. Vẽ (M, MC) cắt (N, NA) tại P, Q. PQ cắt AB
tại X. Thế thì (CD, XN)=(AB, XM)=-1.

Thật vậy, ta có NP 2  NB 2  NC .ND nên NP là tiếp tuyến của (M, MC), tức là tam giác NPM vuông
tại P, chú ý PX là đường cao. Thế thì NC .ND  NP 2  NX .NM nên theo hệ thức Maclaurin đảo thì
(CD, XN)=-1. Tương tự, ta có (AB, XM)=-1.

Nhận xét. Điểm X xác định là duy nhất và có tính chất XA.XB=XC.XD=XM.XN.

5. Phép biến hình và tỉ số kép

Ta thừa nhận định lí sau đây và chỉ đưa ra một số minh họa cụ thể hay gặp trong hình học.

Định lí 15. Tỉ số kép của hàng điểm, hệ bốn điểm trên đường tròn, của chùm đường thẳng bất biến
qua một phép biến hình (là các phép đối xứng, quay, vị tự, nghịch đảo và các phép chiếu kể trên).

Lưu ý: Các phép biến hình ở đây ta nói tới là “tịnh tiến, đối xứng tâm, đối xứng trục, vị tự, đồng
dạng, nghịch đảo” cùng với các phép chiếu đã được định nghĩa ở phần trước.

5.1. Phép nghịch đảo và tỉ số kép.

23
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

C'

X'
A'

P
C
X
C'
B' O'
O A

B
M
D D'
Q
Y
Y'

Phép nghịch đảo tâm M biến (O) thành (O’), biến các điểm A, B, C, D, P, Q, X, Y thành A’, B’, C’,
D’, P, Q, X’, Y’. Khi đó các tỉ số kép không thay đổi. Ví dụ như (AB, CD)=(A’B’, C’D’); (AB,
PQ)=(A’B’, PQ); (XY, PQ)=(X’Y’, PQ)….

Trường hợp đặc biệt khi hai đường tròn trùng nhau tì ta có kết quả như định lí 5c.

5.2. Phép vị tự quay và tỉ số kép.

D'
B'
A
M

B A'

O'
O C

S
C'

Cho hai đường tròn (O) và (O’) cắt nhau tại M, S. Lấy các điểm A, B, C, D trên (O). Các đường
MA,MB, MC, MD cắt (O’) tại A’, B’, C’, D’. Khi đó rõ ràng ta có (AB, CD)=M(AB,
CD)=M(A’B’,C’D’)=(A’B’, C’D’). Nếu xét phép vị tự quay tâm S biến (O) thành (O’) thì
A’,B’,C’,D’ là ảnh của A, B, C, D qua phép vị tự quay tâm S. Vậy thì phép vị tự quay bảo toàn tỉ số
kép bốn điểm trên đường tròn.

24
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

6. Các định lí cổ điển của hình học xạ ảnh.

Định lí 16a. (Papus).


C

B
A

M N
P

B' C'
A'

Định lí 16b. (Papus đối ngẫu).

Định lí 17. (Desargues).

C'

B'
A'

N M

P
B C

Định lí 18. (Pascal).


B
A
C

X
Y
Z

A'
C'

B'

Định lí 19. (Briachon).


Bài toán 4. (Định lí Briachon). Cho lục giác ABCDEF ngoại tiếp đường tròn. Chứng minh
rằng AC , BE , CF đồng quy.

25
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

E
A

B
C

Chứng minh.

M
I

A N
G

H C

K
B'

P
C' A'
D
S
J Q
F
R
E

Gọi các tiếp điểm tại AB, BC , CD, DE , EF , FA với đường tròn  O  nội tiếp lục giác lần lượt
M , N , P , Q, R , S .

Ta chứng minh MQ, NR, BE đồng quy. Gọi I , J là giao của BE với. Ta có
 MN ; IJ    QR; JI   1 nên nếu gọi B ' là giao của MQ, NR thì phép chiếu xuyên tâm B '
lên đường tròn sẽ biến MNIJ thành QRJI tức là B ', I , J thẳng hàng. Tương tự ta cũng có
AD, SP, MQ đồng quy tại A ' ; CF , NR, PS đồng quy tại C ' .

Gọi G , H là giao của AC với  O  thì cũng có MN , SP, AC đồng quy tại K .

Do đó, áp dụng định lí Dersargues cho hai bộ điểm  A, B, C ; A ', B ', C ' có

AB  A ' B '  M ; BC  B ' C '  N ; CA  C ' A '  K .

Vậy thì A ' A, B ' B, C ' C đồng quy tại một điểm.

26
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Định lí 20. (Con bướm cho đường tròn)


Định lí con bướm. Cho AB là một dây cung của đường tròn  . M là trung điêm của AB .
Hai dây cung khác CD , EF đi qua M . Gọi S , T lần lượt là giao điểm của CF , DE với AB .
Khi đó, MS  MT .

C
E

M B
A
S T

Chứng minh. Xét phép thấy xạ xuyên tâm PM từ M lên  ta có  AB; CE    BA; DF  .

Xét các phép chiếu xuyên tâm D, E từ đường tròn lên đường thẳng AB ta được

PD
 AB; CE     AB; MT  TA SA
 PE
nên suy ra  AB; MT    BA; MS  suy ra  tức là
 BA; DF    BA; MS  TB SB
MS   MT suy ra điều phải chứng minh  .

27
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

7. Các ví dụ và bài tập minh hoạ.

Ví dụ 1. (Minh họa định lí 7a về sự đồng quy). (Định lí Pascal).


Cho sáu điểm A, B, C, X, Y, Z nằm trên đường tròn (O). Giả sử AY cắt BX tại M; BZ cắt CY tại N; AZ
cắt CX tại P. Khi đó, M, N, P thẳng hàng.

B
A
C

S T
N

M P

Chứng minh.

Cách 1. Gọi AZ cắt BX tại S; BZ cắt CX tại T. Xét phép chiếu tâm A biến các điểm X, Y, Z, B trên
đường tròn thành X, M, S, B nên (BM, SX)=(BY, ZX). Tương tự với phép chiếu tâm C thì ta cũng có
(BN, ZT)=(BY, ZX). Do đó (BM, SX)=(BN, ZT). Theo định lí 7a thì suy ra MN, SZ, XT đồng quy. Vì
SZ cắt TX tại P nên MN đi qua P.

Cách 2. (Minh họa cho phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu)- định lí 5c).

B
A
C

P
M
N
T

Gọi AN, XN cắt đường tròn tại T, D. Phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu) tâm N biến X, Y, Z, T thành D,
C, B, A nên ta được (XY, ZT)=(DC, BA)=(BA, DC) =(AB, CD) do đó A(XY, ZT)=X(AB, CD), vì AY,
AZ, AT cắt XB, XC, XD tại M, N, P nên theo định lí 7b thì M, N, P thẳng hàng.

Ví dụ 2. (Minh họa định lí 7b về tính thẳng hàng).


Cho tam giác ABC nội tiếp đường tròn (O), đường thẳng đi qua O và song song với BC cắt AB, AC lần
lượt tại F, E. Các đường tròn ngoại tiếp của hai tam giác BFO và CEO cắt BC lần lượt tại L, K và
28
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

chúng cắt nhau tại D khác O. Gọi Y là giao của FK và EL; N là giao của FL với KE; X là giao của DN
với BC. Chứng minh A, X, Y thẳng hàng.

E
F O
N

B C
K X L

D
Y

Chứng minh. Dễ chỉ ra D là giao của (CEO) với (BFO) và D nằm trên (O). Các tứ giác BFOL,
CEOK là thang cân nên suy ra FL=OB=OC=KE nên EFKL là thang cân. Do đó NF.NL=NK.NE. Tức
là N thuộc trục đẳng phương của (BFO), (CEO), suy ra DN đi qua O.

Ta có XK.XC=XD.XO=XL.XB nên XK/XB=XL/XC suy ra BX/BK=CX/CL. Vì FE||BC theo định lí 5a


thì Ta có F(XY, BE)=F(XK, B  )=(XK;B)=BX/BK.

Tương tự E(XY, CF)=E(XY, L  )=(XLC)=XL/XC. Do đó, F(XY, BE)=E(XY, CF), chú ý rằng FX, FY,
FB cắt EX, EY, EC tại X, Y, A nên theo định lí 7b thì X, Y, A thẳng hàng.

Ví dụ 3. (Minh họa định lí 7d về hai chùm vuông góc).

29
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Ví dụ 4. (Định lí Blanchet) (Minh họa cho chùm điều hòa phân giác).
Cho tam giác ABC với đường cao AH. Gọi M là một điểm ở trên AH. Giả sử BM, CM cắt AC, AB tương
ứng tại E, F. Khi đó, AM là phân giác góc EHF .

K
F
M

T B C
H

Chứng minh.

Cách 1: Gọi T là giao của EF với BC và K là giao của AH với EF. Dễ thấy (TH;BC)=-1, suy
ra chùm A(TH;C)=-1, cắt chùm này bởi EF thì suy ra (TK;EF)=-1 suy ra chùm H( TK;EF)=-
1, hơn nữa HT  HK nên theo định lí 11 ta suy ra HK là phân giác  EHF hay AM là phân
giác góc  EHF 

Cách 2: Sử dụng sơ cấp kẻ PQ||BC và qua M, với P, Q thuộc HE, HF.

Ví dụ 5. (Minh họa định lí 10 về chùm điều liên quan chùm trung điểm).
Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F. Đường thẳng ID cắt
EF tại T. Chứng minh AT đi qua trung điểm của BC.

30
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A K

E
T
F

B C
D M

Chứng minh.

Cách 1 : Gọi K là hình chiếu của A lên ID và S là giao của AK với EF. Dễ thấy tứ giác AKEIF
nội tiếp, vì IE=IF suy ra KT là phân giác của  FKE , vì KS vuông góc với KT nên suy ra
(FE;TS)=-1. Do đó chùm A(FE;TS)=-1, cắt chùm này bởi đường BC||AS thì ta được B, M, D.
Theo định lí 10 thì M là trung điểm của BC.

Cách 2: sử dụng sơ cấp kẻ đường thẳng PQ đi qua T và song song với BC, với P, Q thuộc
AB, AC và chỉ ra TP=TQ.

Ví dụ 6. (Minh họa hệ thức Descartes).


Cho hình bình hành ABCD . Một đường thẳng qua A cắt các đường thẳng BD, CD, BC lần lượt tại
1 1 1
E, F , G . Chứng minh rằng trong ba số ; ; có một số bằng tổng hai số còn lại.
AE AF AG

A D

E
O F
H

C G
B

Chứng minh. Kẻ CH || BE với H  AE . Dễ thấy AH  2 AE . Chùm C  BD; OH   1 nên suy ra


2 1 1 1 1 1
 FG; AH   1. Theo hệ thức Descartes ta có   suy ra   , vậy suy ra
AH AF AG AE AF AG
bài toán.

Ví dụ 7. (Minh họa hệ thức Newton). (IMO-SL 2002-G7)


Cho tam giác ABC, đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC tại D. Gọi L là trung điểm đường cao
AH. DL cắt (I) tại K. Chứng minh (BKC) tiếp xúc với (I).

31
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

J
G
E
K

F
I

S M B H D C

Chứng minh. Gọi G là giao của AD với (I). DI cắt (I) tại J. Dễ thấy D(AH;LI)=-1 chiếu lên
(I) thì (GD;KJ)=-1 tức là tứ giác KGJD điều hòa. Vậy thì KJ cắt tiếp tuyến tại G, D của (I) tại
điểm S.

Gọi E , F là tiếp điểm của  I  với CA, AB . Thế thì  KG; EF   1 nên suy ra EF đi qua S ,
do vậy mà  SD, BC   1 .

Gọi M là trung điểm của SD, theo tính chất quen thuộc thì (SD;BC)=-1 nên theo hệ thức
Newton thì MD2=MB.MC, hơn nữa, tam giác SKD vuông tại K nên MD=MK, do đó
MK2=MB.MC. Vậy thì MK là tiếp tuyến chung của (BKC) và (I).

Cách 2: Chi ra DL đi qua tâm bàng tiếp J của tam giác ABC, gọi U và S là trung điểm của
DK và DJ. Dễ thấy DK.DS=DU.DJ (chú ý BUCJ nội tiếp).

Sử dụng bổ đề hai đường tròn tiếp xúc và dây cung tiếp xúc, chú ý SB=SC và DKCS nội tiếp
nên suy ra (BDCS) tiếp xúc với (I).

32
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

L I

T C
B
H D

Ví dụ 8. (Minh họa hệ thức Maclaurin).


Cho tam giác ABC nhọn với đường cao BE, CF cắt nhau ở H. EF cắt BC tại G. Gọi M là trung điểm
của BC. Tia MH cắt (O) tại T. Gọi X là giao của EF với AH và Y là trung điểm của EF.

a) Chứng minh đường tròn (AHG) đi qua trung điểm của EF. (Hệ thức Maclautin trong).

b) Chứng minh A, T, X, Y nằm trên cùng đường tròn. (Hệ thức Maclaurin ngoài).

T X O
Y
F
H

G B C
D M

33
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Chứng minh.

a) Gọi AH cắt BC tại D, dễ thấy (GDBC)=-1, do đó chùm A(GDBC)=-1. Chiếu lên EF ta


được (GXEF)=-1, gọi Y là trung điểm của EF, theo hệ thức Maclaurin thì XE.XF=XY.XG.
Hơn nữa, AFHE nội tiếp, suy ra XA.XH=XE.XF, do đó suy ra XY.XG=XA.XH suy ra
(AGH) qua Y.

b) Dễ thấy ATH  900 nên ATFHE nội tiếp, do đó AT, EF, BC đồng quy vì chúng là ba trục đẳng
phương của (ATFHE), (BFEC) và (O). Theo hệ thức Maclaurin thì GE.GF=GX.GY nên suy ra
GT.TA=GX.GY tức là ATXY nội tiếp.

Ví dụ 9. (Minh họa phép chiếu xuyên tâm hai đường thẳng, đường thẳng lên đường tròn,
phép chiếu song song, phép chiếu vuông góc).

VD 9a. (Minh họa phép chiếu vuông góc, phép chiếu xuyên tâm đường thẳng lên đường
tròn)
Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với tâm bàng tiếp góc A là J và tâm nội tiếp là I. Gọi S là giao của
BJ với (O).

a) Chứng minh SA=SC.

b) Gọi Y là tiếp điểm của (J) với BC và H là hình chiếu vuông góc của A lên BC. Chứng minh IY đi
qua trung điểm của AH.

K
A

Y
B C
H X D M

Chứng minh.

a) Gọi D là giao của IJ với BC. Vì BI, BJ là phân giác ngoài đỉnh B của tam giác ABC nên
(AD;IJ)=-1. Xét phép chiếu xuyên tâm B đường thẳng AJ lên (O) biến A, I, D, J thành A, C, K, S.

34
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Vì (AD;IJ)=-1 nên (AC; KS)=-1 tức là tứ giác AKCS điều hòa nên SA/SC=KA/KC=1 tức là SA=SC.

b) Gọi X là hình chiếu vuông góc của I lên BC. Xét phép chiếu vuông góc lên BC thì ta có
(HD;XY)=-1 do đó I(HD;XY)=I(HA;XY)=-1. Vì AH//IX nên suy ra IY đi qua trung điểm của AH
(theo định lí 10).

VD 9b. (Minh họa Phép chiếu song song). (NTD)


Cho tam giác ABC với đường cao BE, CF cắt nhau ở H. EF cắt BC tại G. AH cắt EF tại X. Lấy I, K
trên BC sao cho IF, KX vuông góc với EF. Lấy S trên (O) sao cho MI=MS với M là trung điểm của
BC và S gần B hơn C. Chứng minh IS là phân giác của góc GSK .

Y O
X

F H

I M
B J C
G D K

Chứng minh. Lấy J trên BC sao cho EJ vuông góc với EF. Gọi Y là trung điểm của EF thế
thì dễ thấy EFIJ là thang vuông nên suy ra MI=MJ. Phép chiếu song song phương EJ biến (G,
X, E, F) thành (GK; JI). Dễ thấy (GX; EF)=-1 nên suy ra (GK;IJ)=-1. Ta lại dễ thấy
MI=MJ=MS nên tam giác ISJ vuông tại S, do đó theo tính chất chùm điều hòa phân giác thì
IS là phân giác của góc GSK .

Ví dụ 9c. (Minh họa Phép chiếu song song) (IMO Shortlist 2005, G6)
Trung tuyến AM của tam giác ABC cắt đường tròn nội tiếp (I) của tam giác tại K, L. Qua K, L
vẽ các đường song song với BC và cắt lại (I) tại các điểm thứ 2 là X, Y. Giả sử AX, AY cắt BC
tại P, Q. CMR: BP=CQ.

35
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A
J

K
X E

F
I

L
Y Z

B Q D M P C

Chứng minh. Gọi D, E , F là tiếp điểm của  I  với BC , CA, AB tương ứng. Dễ thấy rằng
yêu cầu bài toán trở thành chứng minh MP  MQ .

Theo tính chất quen thuộc tâm nội tiếp thì AM , EF , ID đồng quy tại G . Vì KXLY là hình
thang nên X , Y , G thẳng hàng, gọi YG cắt đường thẳng qua A và song song với BC tại
điểm J .

Ta có  AG; KL   1 , chiếu song song lên JY suy ra  JG; XY   1 suy ra A  JG; XY   1


, vì PQ || AJ nên suy ra MP  MQ .

Ví dụ 10. (Minh họa cho tứ giác điều hòa và định lý 5c, định lí 7c).
Cho tứ giác điều hòa ABCD nội tiếp đường tròn (O). Các tiếp tuyến tại A, C cắt nhau ở P; các tiếp
tuyến tại B, D cắt nhau ở Q. Gọi M là điểm bất kì trên (O). MP, MQ cắt (O) tại I, J tương ứng khác
với M. Chứng minh rằng AC, BD, IJ đồng quy tại một điểm.

36
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

A M

K
P
B D

C J

Chứng minh. Theo định lí 7c ta cần chỉ ra (BI,AC)=(JD,AC). Xét phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu) P
của (O), ta được A  A; C  C ; B  D; D  B; I  M ; M  I . Theo định lí 5c ta có (BI,
AC)=(DM, AC).

Xét phép chiếu thấu xạ (tự đẳng cấu) tâm Q của (O) ta được
A  C; C  A; B  B; D  D; J  M ; M  J , nên ta được (JD, AC)=(MD, CA), theo tính chất tỉ
số kép thì (MD, CA)=(DM, AC) nên suy ra (BI, AC)=(JD, AC) nên theo định lí 7c thì AC, BD, IJ
đồng quy tại một điểm K.

37
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

8. BÀI TẬP ÁP DỤNG

Bài 1. Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). M, N là trung điểm AB, CD. Gọi  ANB   CD  Q ;
 DMC   AB  P . Chứng minh rằng AC, BD, PQ đồng quy.
Bài 2. (Định lí Brocard) Cho tứ giác ABCD nội tiếp (O). Gọi X, Y, Z là giao của các cặp
{AC; BD}, {AB; CD} và {AD, BC}. Chứng minh rằng O là trực tâm tam giác XYZ.
Bài 3. (NTD) Cho tam giác ABC với E, F trên AC, AB. BE cắt CF tại P. Dựng hình bình
hành AERF. RF, RE cắt BC tại K, L. AR cắt BC tại D, FL cắt KE tại S. Chứng minh P, S, D
thẳng hàng.
Bài 4. (Tài liệu chuyên toán lớp 10) Cho tam giác ABC và điểm M bất kì. Các điểm A0,
B0, C0 nằm trên BC, CA, AB sao cho các góc AMA0 ; BMB0 ; CMC0  900 . Chứng minh A0,
B0, C0 thẳng hàng.
Bài 5. ho tứ giác ABCD ngoại tiếp (O). M, N, P, Q là tiếp điểm của (O) với AB, BC, CD,
DA. Chứng minh rằng AC, BD, MP, NQ đồng quy.
Bài 6. (Tài liệu chuyên Toán) Cho tam giác ABC và điểm M. Các đường AM, BM, CM cắt
BC, CA, AB tại D, E, F. Lấy X thuộc BC sao cho góc AMX=90. Y, Z lấy đối xứng với M
qua DE, DF. Chứng minh X, Y, Z thẳng hàng.
Bài 7. (Định lí Con bướm trên đường thẳng) Cho tứ giác ABCD. AC cắt BD tại O. Một
đường thẳng (d) đi qua O. Giả sử cắt AB, BC, CD, DA tại M, N, P, Q. Chứng minh rằng: O
là trung điểm QN khi và chỉ khi O là trung điểm MP.
Bài 8. (định lí Con bướm trên đường tròn) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn (O),
AC  BD  J . Một đường thẳng (d) qua J , (d)  AB, CD, (O)  M, N, P, Q . Chứng minh
rằng: JM  JN  JP  JQ
Bài 9. Cho tam giác ABC trực tâm H. Một đường thẳng bất kì qua H cắt AB, AC tại P, Q .
HP MB
Đường thẳng qua H vuông góc PQ cắt BC tại M. Chứng minh rằng: 
HQ MC
Bài 10.(NTD). Cho hai tam giác đều TBC , TEF cùng hướng   TB;TC     TE;TF  . Gọi
BE  CF  A và BF  CE  M . Chứng minh rằng MA  MT .
Bài 11. (IMO 2015, G3) Cho tam giác ABC với ACB  900 và H là chân đường cao đỉnh
C. Điểm D chọn trong tam giác CBH sao cho CH chia đôi AD. Gọi P là giao của BD với CH.
Lấy nửa đường tròn đường kính BD sao cho cắt được đoạn CB ở bên trong. Một đường
thẳng qua P và tiếp xúc với tại Q. Chứng minh CQ cắt AD trên .
Bài 12. (IMO SL 2015, G5) Cho tam giác ABC với CA  CB . Gọi D, F , G lần lượt là trung
điểm của AB, AC , BC . Một đường tròn  đi qua C và tiếp xúc với AB tại D cắt AF , BG
tại H , I . Lấy các điểm H ', I ' lần lượt là đối xứng của H , I qua F , G tương ứng. Đường
thẳng H ' I ' cắt CD, FG tại Q, M tương ứng. Đường thẳng CM cắt lại  tại P . Chứng
minh CQ  QP .
Bài 13. (Centroamerican Olympiad 2016, Problem 2) Cho tam giác ABC nhọn và (O) là
đường tròn ngoại tiếp, M là trung điểm BC. N là điểm trên cung BC không chứa A sao cho
góc NAC=góc BAM. Gọi R là trung điểm AM, S là trung điểm AN, T là chân đường cao
đỉnh A. Chứng minh R, S, T thẳng hàng.
Bài 14.(2016 Final Korean Mathematical Olympiad Day 2 Problem 5) Cho tam giác ABC
nhọn có tâm nội tiếp I. Đường tròn (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E, F. Đường BI, CI,
BC, DI cắt EF tại K, L, M, S và đường thẳng nối trung điểm của CL và điểm M cắt CK tại P.
Chứng minh PQ.BI=AB.KQ.
Bài 14a. (Phát triển bài 2016 Final Korean Mathematical Olympiad Day 2 Problem 5)

38
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Cho tam giác ABC nhọn có tâm nội tiếp I . Đường tròn  I  tiếp xúc với BC , CA, AB tại D, E , F .
Đường BI , CI , DI cắt EF tại K , L, M . Gọi G,H lần lượt là trung điểm của CL, BK .
MG  CK  P; MH  BL  Q . Chứng minh rằng BC chia đôi đoạn PQ .
Bài toán 14b. Cho tam giác ABC các đường cao AD, BE , CF . Gọi M  AD  EF . Gọi K , L lần
lượt là trung điểm của BE , CF . MK  AB  Q, ML  AC  P . Khi đó PQ  BC  R nằm trên
đường thẳng Gauss của tứ giác BFEC .

Bài 15. (Sharygin geometry olympiad 2016, grade 10, Final Round d, Problem 6). Cho
tam giác ABC nội tiếp  O  . K là chân đường phân giác ngoài góc A . M là trung điểm của
cung nhỏ AC . N là điểm trên phân giác trong góc ACB sao cho AN || BM . Chứng minh
rằng M , N , K thẳng hàng.
Bài 15 a. (Phát triển bài: Sharygin geometry olympiad 2016, grade 10, Final Round d, Problem
6). Cho tam giác ABC nội tiếp  O  và ngoại tiếp  I  . K là chân đường phân giác ngoài góc A .
M , N là trung điểm của cung nhỏ AC , AB . KM , KN cắt CI , BI tương ứng tại S , T . Chứng minh
rằng ST chi đôi AK .

Bài 16. (China South East Mathematical Olympiad) Đường tròn  I  nội tiếp tam giác
ABC và tiếp xúc với BC , CA, AB lần lượt tại D, E , F tương ứng. Gọi M , N , K là giao của
BI , CI , DI với EF tương ứng. BN  CM  P; AK  BC  G . Q là giao của đường thẳng
qua I và vuông góc với PG với đường thẳng qua P và vuông góc với BP . Chứng minh BI
chia đôi đoạn PQ .
Bài 16a. (Phát triển bài: China South East Mathematical Olympiad) Đường tròn  I  nội tiếp
tam giác ABC và tiếp xúc với BC , CA, AB lần lượt tại D, E , F tương ứng. Gọi M , N , K là giao của
BI , CI , DI với EF tương ứng. BN  CM  S ; AK  BC  G . Lấy P, Q sao cho
QI  SG; QS  SB ; PI  SG; PS  SC . Chứng minh rằng IP  IQ .

Bài 17. (NTD- Phép thấu xạ- điểm liên hợp đối xứng) Cho tam giác ABC nội tiếp đường
tròn  O  . Gọi K là trung điểm của BC . Lấy điểm M , N trên các đoạn BK , KC sao cho
MB NC
 . Gọi AM , AN , AK cắt lại  O  tại E , F , P tương ứng. EF cắt BC tại S .
MK NK
Chứng minh SP là tiếp tuyến của  O  .
Bài toán 17a. (NTD) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Gọi K là trung điểm của BC, lấy E, F
trên KB, KC sao cho KE=KF. Gọi AK cắt (O) tại M. Gọi AE, AF cắt (O) tại G, H. Gọi ME,
MF cắt (O) tại Q, P. Gọi PQ, GH cắt BC tại X, Y. CMR: XA, YM là các tiếp tuyến của (O).

Bài 18. Cho tam giác ABC có tâm nội tiếp và bàng tiếp đỉnh A là I , I a . Các đường thẳng
qua I , I a và song song với BC cắt AB, AC tương ứng tại các cặp  D; F  ; E; G . Chứng
minh rằng
2 1 1 1  cos A 1 1
a)   .  
BC DE FG BC DF EG

Bài 19.(Minh hoạ cho Descartes) (NTD). Cho tứ giác ABCD nội tiếp  O  . Gọi AB  CD
 E ; AD  BC  F ; AC  BD  K . Kẻ OK  EF  M , FK  AB  P ; FK  CD  Q .
Đường thẳng qua K và vuông góc với PQ cắt EF tại N . PQ cắt lại các đường tròn

39
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

 MNQ  ;  MNP  tại X , Y . MX  AB  S ; MY  CD  T . Chứng mih rằng MK chia đôi


ST .
Bài 20.(IMO Shortlist 1995, G3). Cho tam giác ABC và D, E, F lần lượt là tiếp điểm của các
cạnh BC, CA, AB với đường tròn nội tiếp (I). Gọi X là một điểm bên trong tam giác sao cho
đường tròn nội tiếp tam giác XBC tiếp xúc với các cạnh XB, XC tại Z, Y và tiếp xúc với BC tại
D. Chứng minh rằng EFZY là tứ giác nội tiếp.
Bài 21.(Romanian IMO TST 2007). Cho tam giác ABC, gọi D, E, F là tiếp điểm của đường
tròn nội tiếp (I) với các cạnh BC, CA, AB tương ứng. Gọi M là trung điểm của cạnh BC. Gọi
N là giao của AM với EF. Gọi  ( M ) là đường tròn đường kính BC và X, Y là giao điểm của
NX AC
BI, CI với  ( M ) . Chứng tỏ rằng  .
NY AB
Bài 22. (NTD). Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Một đường tròn qua BC cắt CA, AB tại E và
F. Đường tròn (AEF) cắt (O) tại T. Gọi BE cắt CF tại H và AH cắt BC tại D, EF cắt TH tại L.
LD cắt (O) tại P. Chứng minh rằng (EFP) tiếp xúc với (O).
Bài 23. (NTD) (đường tròn tiếp xúc- Miquel- Maclaurin kiểu thương). Cho tam giác ABC.
Một đường tròn đi qua BC và cắt CA, AB tại E, F. Đường tròn (AEF) cắt (ABC) tại T. Gọi H
là giao của BE với CF. Một đường thẳng qua H song song với EF cắt CA, AB tại P, Q.
Chứng minh (PTQ) tiếp xúc với (O).
Bài 24. (NTD) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và ngoại tiếp (I). M là trung điểm cung nhỏ
BC. AM cắt BC tại D. H là một điểm trên đoạn BC. Tia MH cắt (BIC) tại X. AH cắt (O) tại
T. Chứng minh rằng (AXT) luôn đi qua điểm cố định khác A khi H thay đổi.
Bài 25.Cho hình thang ABCD với AB>CD và AB||CD. Gọi K, L là các trung điểm của AB,
CD. Y là giao của AC với BD. Lấy các điểm P, Q lần lượt trên KL thỏa mãn
APB  BCD; CQD  ABC . Lấy I là trung điểm của của BC. Đường tròn (PQI) cắt BC
tại X. Chứng minh rằng YX||AB.
Bài 26.(NTD) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) và góc A nhọn. Tiếp tuyến tại A cắt BC tại S.
Gọi I là tâm nội tiếp tam giác ABC; AI cắt BC tại X. Đường tròn tâm S bán kính SA cắt
(BIC) tại J, K. AJ, AK cắt lại (O) tại Y, Z khác A. Tiếp tuyến tại Y và Z cắt nhau tại G.
Chứng minh GX đi qua điểm cố định.
Bài 27.(NTD) Cho tam giác ABC nội tiếp (O) với AB<AC. Kẻ các đường cao BE, CF. Gọi T
là giao của AO với EF và M, N lần lượt là trung điểm của BE, CF. Gọi P là giao của TM với
AB và Q là giao của TN với AC. Chứng minh rằng EF đi qua trung điểm của PQ.
Bài 28.(NTD). Cho tam giác ABC nhọn và nội tiếp đường tròn (O). Gọi (J) là đường tròn
bàng tiếp đỉnh A và (J) tiếp xúc với BC, CA, AB lần lượt tại D, E, F. Gọi X, Y lần lượt là
giao điểm của EF với JB, JC.
a) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác DXY đi qua trung điểm M của BC.
b) Gọi S là giao điểm thứ hai của hai đường tròn ngoại tiếp tam giác (AXY) và (O); gọi T là
giao điểm của tia AD với (O). Chứng minh rằng ST luôn đi qua điểm cố định khi A di chuyển
trên cung lớn BC của đường tròn (O).

Bài 29.(NTD) Cho tam giác ABC với (I) là tâm nội tiếp và tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E,
F. Lấy điểm P, Q đối xứng với D qua B, C tương ứng. Đường tròn bàng tiếp góc A tiếp xúc
với BC tại N, gọi R là điểm đối tâm của N của (J). Chứng minh (PQR) tiếp xúc với (I).
Bài 30.Cho tam giác ABC với các đường cao BE, CF. N là trung điểm của BC, I là giao của
AD với EF. IN cắt (AEF) tại K và K’. Chứng minh rằng (BKC) và (BK’C) tiếp xúc với
(AEF).
Bài 31.( Hoàng Quang Đức) Cho tam giác ABC với đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC,
CA, AB tại D, E, F. Gọi EF cắt AD, BC tại M, S. X là một điểm chạy trên (I). Gọi P, Q là
giao của XS, XM với (I). Gọi L là giao của DM với (I). Tiếp tuyến tại P cắt CA tại H và cắt
BC tại K. CL cắt HQ tại T. Chứng minh TK luôn đi qua điểm cố định khi X thay đổi.

40
Bài giảng VMO Lạng Sơn Nguyễn Thanh Dũng_ THPT Chuyên Chu Văn An Lạng Sơn

Bài 32.(NTD) Cho tam giác ABC. Đường tròn nội tiếp (I) tiếp xúc với BC, CA, AB tại D, E,
F. Đường thẳng qua D và vuông góc với EF cắt trung trực của BC tại M. Chứng minh (BMC)
tiếp xúc với đường tròn Euler của tam giác DEF.
Bài 33.(NTD) Cho tam giác ABC nội tiếp (O). Các đường cao BE, CF cắt nhau ở H. Gọi M
là trung điểm của BC. Gọi X, Y là trung điểm của ME, MF. Tia MH cắt (O) tại T. Đường
thẳng AT cắt XY tại S. Đường tròn (AMS) cắt lại (O) ở K. AK cắt SM tại V. XY cắt AM tại
V. Chứng minh TM là phân giác của UTV .
Bài 34.(NTD). Cho tam giác ABC với E, F trên CA, AB. Dựng hbh AFRE. RE và RF cắt BC
tại K, L. Gọi V là giao của FK với EL. AV cắt BC tại Q và AP cắt EF tại T. Chứng minh
rằng TQ song song với trung tuyến đỉnh A tam giác ABC.
Bài 35.(VMO 2016- Bài 3). Cho tam giác ABC có B, C cố định, A thay đổi sao cho tam giác
ABC nhọn. Gọi D là trung điểm của BC và E, F tương ứng là hình chiếu vuông góc của D lên
AB, AC.
a/ Gọi O là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC. Đường thẳng EF cắt AO và BC lần lượt
tại M và N. CMR (AMN) đi qua một điểm cố định.
b/ Các tiếp tuyến của (AEF) tại E và F cắt nhau tại T. CMR: T thuộc đường thẳng cố định
Bài 36. Cho tam giác ABC nội tiếp (O). DF cứt (O) tại Q. CMR: CQ chia đôi EF.
Bài 37.(S108-MR6-Mathematical Reflection 2008)
Trong tam giác ABC gọi D, E, F là chân đường cao từ đỉnh A, B, C lên các cạnh đối diện. Kí
hiệu P, Q là chân đường cao từ D lên AB, AC. Gọi R  BE  DP; S  CF  DQ; M  BQ  CP;
N  RQ  PS . Chứng minh M, N, H thẳng hàng, trong đó H là trực tâm tam giác ABC.

41

You might also like