Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC

BÀI TẬP TÌNH HUỐNG


~Khái niệm Vật chất~

Lớp: ADC03 - Sáng thứ 5


Môn: Triết học Mác - Lênin
Nhóm 4
Tô Thị Ngọc An
Nguyễn Hoàng Minh Thư
Lê Thị Thanh Xuân
Nguyễn Ngọc Thanh Vy
Trần Lê Uyên Nhi

Bài làm
Dựa trên câu hỏi của bạn Thành, chúng ta có thể nhận ra rằng bạn Thành đang bị
nhầm lẫn giữa “Khái niệm” và “Vật chất”. Từ đó, ta sẽ bắt đầu giải quyết thắc mắc
của bạn Thành bằng cách đi sâu vào giải thích hai khái niệm này.

Khái niệm là một đối tượng, một hình thức cơ bản của tư duy (bao gồm một ý tưởng,
một ý nghĩa của một tên gọi chung trong phạm trù logic, hoặc một sự suy diễn) phản
ánh những thuộc tính chung, bản chất của các đối tượng sự vật, quá trình, hiện tượng
trong tâm lý học và mối liên hệ cơ bản nhất các đối tượng trong hiện thực khách quan.

Còn đối với vật chất, theo quan điểm của Ph.Ăngghen: “Vật chất với tính cách là vật
chất, một sáng tạo thuần túy của tư duy và là một trừu tượng thuần túy. Do đó, khác
với những vật chất nhất định và đang tồn tại, vật chất với tính cách là vật chất không
có sự tồn tại cảm tính” (C.Mác và Ph.Ăngghen, Toàn tập, t.20, Nxb CTQG, HN, 1994,
tr.751). Theo quan điểm này, cần phân biệt vật chất là một phạm trù triết học, một
sáng tạo của tư duy con người trong quá trình phản ánh hiện thực với các sự vật, hiện
tượng cụ thể của thế giới vật chất.

Kế thừa tư tưởng của Ph.Ăngghen, V.I. Lênin đã đưa ra định nghĩa về phạm trù của
vật chất như sau: “Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được
đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,
phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” (V.I.Lênin, Toàn tập, t.18, Sdđ,
1980, tr.151). Từ định nghĩa trên, ta có thể thấy:
+ Vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và không phụ thuộc vào ý
thức
+ Vật chất là cái gây nên cảm giác ở con người người khi nó tác động lên giác
quan của con người một cách trực tiếp hoặc gián tiếp
+ Vật chất là cái được ý thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh
đối với vật chất
Như vậy, theo quan niệm của triết học Mác - Lênin, các hiện tượng vật chất luôn tồn
tại khách quan, không lệ thuộc vào các hiện tượng tinh thần. Thuộc tính chung duy
nhất của vật chất là sự tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức. Tất cả những gì tồn tại
bên ngoài không phụ thuộc vào ý thức con người đều thuộc phạm trù vật chất.

Dựa trên cơ sở quan niệm triết học Mác-Lênin về vật chất, ta có thể giải thích thắc
mắc của Thành như sau:
Đất, nước, không khí, lửa tồn tại khách quan bên ngoài ý thức và chúng không phụ
thuộc vào ý thức. Chúng là một thực tại khách quan. Thêm vào đó, chúng được chúng
ta - con người - nhìn thấy được, cảm giác được, và chúng ta có thể chép lại, chụp lại,
phản ánh. Chúng gây nên cảm giác ở con người bằng các giác quan như thị giác hay
xúc giác. Từ đó mà con người có thể khách quan miêu tả, nhớ và thể hiện thực tại
khách quan qua nhận thức con người. Và việc ta cảm giác như thế nào cũng không
ảnh hưởng đến sự tồn tại của chúng. Từ đó có thể thấy rằng: đất, nước, không khí, lửa
đều là vật chất.

Đối với việc Thành suy ra giải thích của Tuấn rằng “Vật chất cũng là tinh thần”, thì
đây là quan điểm sai và ta có thể giải thích bằng một trong ba nội dung cơ bản của
định nghĩa phạm trù vật chất theo V.I.Lênin, trong đó bao gồm “Vật chất là cái được ý
thức phản ánh, còn ý thức của con người là sự phản ánh đối với vật chất”. Vật chất,
tinh thần đều là phạm trù triết học nhưng ý thức là toàn bộ hoạt động tinh thần diễn ra
trong đầu óc con người, còn vật chất chỉ là cái được ý thức phản ánh. Con người dùng
tinh thần để phản ánh, định hình vật chất nhưng vật chất là cái có sẵn, con người chỉ
dựa vào tinh thần để hiểu được vật chất vì thế vật chất không phải là tinh thần.

Từ nội dung và quan niệm về vật chất trên, Thành có thể hiểu rõ hơn “đất, nước,
không khí, lửa,...” là vật chất và nó được phản ánh từ tinh thần hay ý thức của con
người, nằm trong nhận thức chúng ta. Ta có thể nhận thức các thực tại khách quan
thông qua cảm giác dù không thể định nghĩa hay thay đổi chúng.

You might also like