Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 44

HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN

KHÔNG GIÁN ĐOẠN (UPS)


I. MỤC ĐÍCH VÀ CÔNG DỤNG HỆ THỐNG UPS

1.1. Quy trình này áp dụng cho công tác vận hành và quản lý hệ thống UPS
110/220 VAC công suất loại vừa và lớn lắp đặt tại dây chuyền 2 nhà máy điện Phả
Lại.
1.2. Hệ thống UPS sử dụng trong dây chuyền 2 nhà máy điện Phả Lại bao gồm
1VBA-UPS1A, 1BVA-UPS1B, 1VBA-UPS1C, 2VBA-UPS2A, 2BVA-UPS2B,
2VBA-UPS2C đặt tại nhà phân phối 6,6 kV; 0VBA-UPS1 đặt tại trạm bơm nước tuần
hoàn; 0VBA-UPS2 đặt tại trạm phân phối 220 kV; các UPS đặt tại các trạm thuộc hệ
thống cung cấp nhiên liệu; các trạm điện lẻ trong toàn dây chuyền 2.
1.3. Hệ thống UPS 110/220 VAC là nguồn cung cấp điện rất tin cậy, dùng để:
- Cung cấp điện cho hệ thống điều khiển nhà máy DCS và PLC.
- Cung cấp nguồn điều khiển cho toàn bộ các thiết bị đóng cắt.
- Cung cấp điện cho trạm giao diện người-máy (HIS-MMI).
- Cung cấp điện cho giao diện vào ra của các trạm điều khiển khu vực.
- Cung cấp điện cho hệ thống Camera và ánh sáng sự cố.
- Cung cấp nguồn cho các mạch đo lường, điều khiển của hệ thống giám sát và
làm mát máy phát.
1.4Hệ thống UPS 110/220 VAC được thiết kế đảm bảo cung cấp điện cho 100%
tải duy trì trong 30 phút khi xảy ra sự cố mất nguồn điện lưới.

II. CÁC TÀI LIỆU BIÊN SOẠN

2.1. Nội dung của quy trình này được biên soạn dựa theo các tài liệu sau:
- Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng hệ thống UPS; chuyển mạch tĩnh của công ty
Solidstate Control, INC.
- Hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng hệ thống UPS của công ty Chloride Power
Eletronics, ôxtrâylia. Và Merlin Gerin
2.2. Các tài liệu bản vẽ của Volume 7,10,23.

1
III. THÔNG SỐ KỸ THUẬT

Tại nhà phân phối 6,6 kV gồm:


*4 bộ UPS điện áp đầu ra 110 V AC công suất 75 KVA và chuyển mạch tĩnh
400 A
- Khối 5:
+ 2 bộ UPS
Model: SPS 75K (55-JUC0750-00)
Số seri: S82582-0111A & S82582-0111B
Tag name: 1VBA-UPS 1A & 1VBA-UPS 1B
+ 1 Chuyển mạch tĩnh 400A lấy điện từ thanh cái A 110 V AC khối 5 và khối
6(1VBA-PNLU1A và 2VBA-PNLU2A)
Model: 55-JSW4000-00
Số sêri: S732390115
Tag name: OVBA-TRS1A
- Khối 6:
+ 2 bộ UPS
Model: SPS 75K (55-JUC0750-00)
Số seri: S82582-0211A & S82582-0211B
Tag name: 2VBA-UPS 2A & 2VBA-UPS 2B
+ 1 Chuyển mạch tĩnh 400A lấy điện từ thanh cái B 110 V AC khối 5 và khối
6(1VBA-PNLU1B và 2VBA-PNLU2B)
Model: 55-JSW4000-00
Số sêri: S732390215
Tag name: OVBA-TRS1B
* 2 bộ UPS điện áp đầu ra 230 V AC công suất 75 KVA dùng cho chiếu sáng
sự cố và các camera giám sát và 2 chuyển mạch tĩnh 200A.
+ 2UPS đầu ra 230V AC
Model: SPS 75K (55-JUC0750-01)
Số seri: S82582-0311A & S82582-0311B
2
Tag name: 1VBA-UPS 1C & 2VBA-UPS 2C
+ 2 Chuyển mạch tĩnh 200A lấy điện từ thanh cái C 230V AC khối 5 và khối 6
(1VBA-PNL1C và 2VBA-PNL2C)
Model: 55-JSW2000-00
Số sêri: S732390315& S732390325
Tag name: OVBA-TRS1& OVBA-TRS2
Trạm cao áp 220 kV
+ 1 bộ UPS đầu 110 V AC công suất 5 kVA
Model: 55-JUC0050-00
Số sêri: S82582-0511
Tag name: OVBA-UPS2
Trạm bơm tuần hoàn
+ 1 bộ UPS đầu 230 V AC công suất 7,5 kVA
Model: 55-JUC0750-00
Số seri: S732390411
Tag name: OVBA-UPS1
Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Gồm hai loại UPS:
Loại Pulsar EX30 Công suất 3 KVA đặt tại các vị trí:
- Phòng đóng cắt 4 cẩu,
- Phòng đóng cắt khoang lật toa,
- Phòng đóng cắt 2 máy đánh đống,
- Phòng đóng cắt máy liên hợp.
Loại Synthesis Công suất 6 KVA đặt tại các vị trí:
- Phòng đóng cắt trạm than A
- Phòng đóng cắt trạm than B
- Phòng đóng cắt trạm than C
- Phòng đóng cắt 2 máy phá đống

3
Ngoài ra còn có các UPS loại công suất 1, 2 kVA đặt tại các trạm xử lý nước xử lý
nước thải, thải xỉ, nhà điều khiển lọc bụi...

1. ĐẶC TÍNH CƠ BẢN CỦA THIẾT BỊ

1.1 Bộ chỉnh lưu


Đầu vào AC:

Nhà 6,6 kV Trạm cao áp Trạm bơm tuần hoàn

Điện áp: 3 x 400, 3 pha 3 dây 2x230, 1pha, 3 dây 2x230, 1pha, 3 dây

Dải:  20%  20%  20%

Tần số: 50 Hz  5% 50 Hz  5% 50 Hz  5%

Tăng công suất: 20 seg. Tới đầy tải 20 seg. Tới đầy tải 20 seg. Tới đầy tải

Đầu ra DC:

Nhà 6,6 kV Trạm cao áp T.bơm tuần hoàn

Điện áp đầu ra bộ 275 V D 125 VD 125 VDC


chỉnh lưu:

Điện áp gợn sóng: < 4% khi nối với < 4% khi nối với < 4% khi nối với ắc
ắc quy ắc quy quy

Giới hạn dòng điện: 125% đầy tải 125% đầy tải 125% đầy tải

1.2 Bộ nghịch lưu

Nhà 6,6 kV T.cao áp T.bơm tuần hoàn

Công suất: 75kW/75kVA 5kW/5KVA 7.5kW/7.5KVA

Điện áp đầu ra 110 VAC, 1 pha, 2 dây & 230VAC,1pha,2dây&đấ


AC: đất t

Điều chỉnh:  1%

4
Tần số: 50 Hz  0,5%

Hệ số công suất: 1

Điện áp sóng hài:  3%

Khả năng quá tải: 125% trong 10 phút và


150% trong 10 giây

Đáp ứng quá độ  8%, với thời gian hồi


điện áp: phục tối đa 100 ms

1.3 Chuyển mạch tĩnh

Nhà 6,6 kV T.cao áp T.bơm tuần hoàn

Nguồn bình Đầu ra bộ nghịch Đầu ra bộ nghịch lưu Đầu ra bộ nghịch lưu
thường lưu

Nguồn thay đổi Nguồn đi tắt Nguồn đi tắt Nguồn đi tắt

Khả năng quá tải của đường đi tắt

Nhà 6,6 kV T.cao áp T.bơm tuần hoàn

125% trong 10 phút 125% trong 10 phút 125% trong 10 phút

150% trong 10 giây 150% trong 10 giây 150% trong 10 giây

200% trong 5 chu kỳ 200% trong 5 chu kỳ 200% trong 5 chu kỳ

Công tắc đi tắt bằng tay:

Nhà 6,6 kV T.cao áp T.bơm tuần hoàn

Kiểu công tắc: Đóng trước khi cắt, 4 vị trí

Thời gian chuyển: 0 Tương


Tương tự
tự
Giới hạn chuyển: Bộ nghịch lưu phải đồng bộ
với đi tắt

Máy biến áp đi tắt:


5
Nhà 6,6 kV T.cao áp T.bơm tuần hoàn

Công suất: 75 kW/75 kVA tại hệ số 5 kW/5 kVA tại hệ số


công suất bằng 1 công suất bằng 1

Đầu vào 400 VAC, 3 pha, 50 Hz 230 VAC, 1 pha, 50 Hz Không có máy biến
AC: áp đi tắt

110 VAC, 50 Hz 110 VAC, 50 Hz


Đầu ra AC:

PHẦN 1
UPS 75KVA; 7,5 KVA; 5KVA

Chương 1: MÔ TẢ TÓM TẮT

I. MÔ TẢ CHUNG

1.1 Thiết bị bao gồm


- 1 bộ chỉnh lưu
- 1 bộ nghịch lưu DC/AC đầu ra hình sin
- Chuyển mạch tĩnh làm việc ở chế độ trực tuyến (dưới điều kiện làm việc bình
thường, bộ nghịch lưu lấy điện từ bộ chỉnh lưu và cấp nguồn cho tải).
Tuỳ thuộc vào từng trường hợp sẽ có ba nguồn cấp cho thiết bị:
a) Bộ chỉnh lưu, qua các pha A-B-C, cấp nguồn bình thường từ đường vào AC.
b) Qua bộ ắc quy (DC), cấp nguồn tới UPS cho vận hành nguồn đầu vào không
xoay chiều (một chiều).
c) Đường đi tắt, qua các chuyển mạch tĩnh, cấp nguồn tới tải trong trường hợp đi
tắt do thiết bị bị sự cố, hoặc cho mục đích bảo dưỡng.
Các công tắc cơ khí cho phép khối làm việc và đưa ra khỏi vận hành, không cần ngắt
nguồn cấp điện tới tải.
6
Hệ thống giám sát chỉ thị trên màn hình LCD về trạng thái, các báo động và các giá trị
thay đổi.
Cổng RS485 cho phép truyền thông tin của UPS.

II. MÔ TẢ TÓM TẮT CÁC BỘ PHẬN

2.1. Bộ chỉnh lưu


Nguồn cấp đầu vào AC không điều chỉnh được cấp tới phía thứ cấp của máy biến
áp cách ly bộ chỉnh lưu qua một máy cắt AC đầu vào và máy biến áp cách ly đầu vào.
Sau đó máy biến áp cấp cho bộ chỉnh lưu ba pha toàn sóng đã được điều chỉnh pha
gồm các thiristor công suất (SCR). Góc mở điều chỉnh được của các thiristor được
dùng để điều chỉnh điện áp DC đầu ra.
Đầu ra bộ chỉnh lưu cấp dòng điện bình thường để chạy bộ chỉnh lưu bất cứ khi
nào nó được mang tải. Nếu nguồn cấp chính AC bị mất thì nguồn ác quy sẽ cấp nguồn
dự phòng cho bộ nghịch lưu và cấp tới tải.
Mạch giới hạn dòng điện sử dụng các máy biến dòng để giám sát dòng điện đầu
vào AC đỉnh nhọn tỉ lệ thuận với dòng DC đầu ra. Dòng điện này được điều khiển
bằng cách gập lại điện áp đầu ra về giới hạn dòng DC cực đại lên 125% dòng định
mức bộ chỉnh lưu.

2.2. Bộ nghịch lưu


Bộ nghịch lưu nhận dòng một chiều (DC) hoặc từ bộ chỉnh lưu qua mối nối nối
tiếp hoặc từ bộ ắc quy qua áp tô mát đầu vào. bộ nghịch lưu là loại xung điều biên dải
rộng (PWM) dùng tranzitor lưỡng cực có cực cổng cách điện, cấp nguồn AC liên tục
không gián đoạn trong khi vận hành từ nguồn một chiều trong phạm vi giải vận hành
đầu vào của nó. Trong bộ nghịch lưu, dòng một chiều được phân cực tại tốc độ 50 Hz
khi dùng bộ điều biên hình sin 3 góc 7.5 kHz, để chuyển thánh phần một chiều thành
sóng xoay chiều hình sin 'sạch'.
Bộ nghịch lưu AC điều biên dải rộng cấp tới sơ cấp đầu ra máy biến áp cách ly
bộ nghịch lưu. Nguồn tại thứ cấp máy biến áp là dòng điện được giới hạn, cách điện,
đã điều chỉnh tốt và điện áp xoay chiều hình sin đã lọc. Mạch cộng hưởng sóng hài
phía thứ cấp chỉ gồm các tụ xoay chiều. Một cuộn cảm mắc nối tiếp với sơ cấp máy
biến áp để loại bỏ các thành phần cần thiết cho cuộn cản thứ cấp bất kỳ. Điều biến xung dải
rộng sóng hình sin kiểu tam giác điều khiển để cấp nguồn cho đầu ra máy biến áp
thích hợp với đầu ra hình sin 'sạch'. Đặc tính của tổng độ méo sóng hài tối đa là 5%,
nhưng điển hình là 2-3%.
7
Mạch điều khiển bộ nghịch lưu điều chỉnh điện áp đầu ra và dòng điện của bộ
nghịch lưu. Sự điều chỉnh điện áp đầu ra và giới hạn dòng điện bộ nghịch lưu được
điều chỉnh bởi các chiết áp trên bảng điều khiển bộ nghịch lưu. Sử dụng ba loại bảo
vệ dòng điện. Giới hạn dòng điện bộ nghịch lưu đặt ở trạng thái ổn định tối đa là
150%. Giới hạn dòng điện động phát hiện dòng điện đỉnh nhọn cao nhất tương đương
với hệ số đỉnh 3, và nếu nó đạt được nó sẽ tạm ngắt cổng điều khiển. "Thời gian quá
dòng vượt quá" sẽ đo thời gian khi bộ nghịch lưu bị quá tải, cắt bộ nghịch lưu sau 10
phút ở 125%, sau 10 giây khi quá tải 150%.
Tần số bộ nghịch lưu khoá pha để tác động tại tần số đi tắt, nếu chuyển mạch
tĩnh báo hiệu tần số đi tắt trong phạm vi 1% so với định mức. Nếu không, tần số vận
hành của bộ nghịch lưu được đặt bởi bộ dao động kí điều khiển bằng tinh thể chính
xác.
Mạch của bộ nghịch lưu giám sát các tình trạng sự cố bất kỳ và phẩn ứng nhanh để
ngăn ngừa việc mất nguồn cấp cho tải và để ngăn ngừa hư hỏng cho các bộ phận của
UPS. Các báo động trong mạch bộ nghịch lưu là báo động điện áp DC Cao, điện áp
DC Thấp, kết thúc phòng điện, mất bão hoà tranzitor lưỡng cực cách điện.

2.3. Chuyển mạch tĩnh


Chuyển mạch tĩnh và công tắc đi tắt bằng tay được sử dụng phối hợp để vận
hành UPS như một UPS trực tuyến, trong khi đồng thời cung cấp đủ khả năng để duy
trì cách ly, công bảo vệ hai đường. Khái niệm thiết kế là để bảo vệ các tải quan trọng
tránh khỏi tình trạng bất thường và hư hỏng do điện áp trong khi cũng bảo vệ bộ
nghịch lưu không bị hư hỏng. Các tính năng bảo vệ chống các trục trắc do vận hành
không đúng trình tự do 'yếu tố con người'.
Công tắc đi tắt bằng tay sử dụng năm tiếp điểm, ba tiếp điểm lực và hai tiếp điểm
điều khiển, và nó có bốn vị trí:

- NORMAL (automatic) Tải được nối tới bộ nghịch lưu

- STATIC SWITCH ON BYPASS Tải chỉ đi tắt qua chuyển mạch tĩnh

Chuyển mạch tĩnh và Công tắc đi tắt


- LOAD ON BY PASS đấu song song với Tải chỉ được nối
bypass

- ISOLATED BYPASS Tải được đấu trực tiếp với đường đi tắt.
Các đầu vào và đầu ra của Chuyển
8
(out of service) ra khỏi vận hành mạch tĩnh được tách khỏi nguồn.

Vị trí NORMAL (automatic) của công tắc đi tắt bằng tay (MBS) là vị trí chỉ cho
phép Chuyển mạch tĩnh chuyển sang chế độ nghịch lưu. Một trong các tiếp điểm của
chuyển mạch được nối song song với Transfer tới nút nhấn đi tắt (PB), và tiếp điểm
chỉ mở khi ở chế độ "normal". Tiếp điểm điều khiển kia báo hiệu Bảng Giám Sát là
sang vị trí Công tắc đi tắt bằng tay, nhưng ở một số hệ thống thì tiếp điểm điều khiển
như vậy thực hiện cả hai chức năng.
Chuyển mạch tĩnh là một chuyển mạch điện tử bao gồm các thiristo (SRC) và
bảng điều khiển chuyển mạch tĩnh, và một tủ biến áp. Đầu ra bộ nghịch lưu và nguồn
đi tắt đi vào chuyển mạch tĩnh, một trong các nguồn được chuyển tới đầu ra của nó
khi nguồn thức hai bị khoá.
Đặt công tắc đi tắt bằng tay ở chế độ bất kỳ trừ "automatic" (vị trí 1), ưu tiên
chuyển điều khiển chuyển mạch tĩnh tự động, và Đường Đi tắt sẽ cấp nguồn cho tải.
Khi công tắc đi tắt bằng tay ở vị trí "normal" và công tắc "AUTO/MANUAL" ở vị trí
"AUTO", chuyển mạch tĩnh sẽ tự động chọn bộ nghịch lưu cấp nguồn cho tải.
Khi duy trì cấp điện từ bộ Nghịch lưu cho tải (inverter-to-load), Tủ điều khiển
Chuyển mạch tĩnh giám sát nguồn của bộ Nghịch lưu về mức điện áp Cao hoặc Thấp
hoặc Độ méo, khi phất hiện thấy bất cứ sự bất thường nào thì nó sẽ tự động chọn
nguồn đi tắt như "nguồn dự phòng khẩn cấp" (emergency backup). Khi tải được
chuyển sang đường Đi tắt, nếu sự cố liên qua tới tải thì đầu ra bộ nghịch lưu có thể trở
lại điện áp bình thường hoặc méo ít. Trong trường hợp đó tải sẽ tự động chuyển trở lại
bộ nghịch lưu sau một thời gian trễ ngắn. có thể chuyển thêm một lần nữa tới đường
Đi tắt, chưng nó mất một số lần, và đến lần thứ ba nó sẽ khoá bất cứ "sự chuyển lại"
nào cho tới khi ta giải trừ bằng cách nhấn nút PB.
Tủ điều khiển chuyển mạch tĩnh giám sát Điện áp Đi tắt Cao hoặc Thấp, tần số
Đi tắt nằm trong giải cho phép. Khi tần số là tốt, thì tín hiệu ENABLE được gửi tới tủ
Điều khiển bộ Nghịch lưu để tần số bộ nghịch lưu có thể khoá pha (phase-lock) và
đồng bộ với tần số Đi tắt.
Tách tủ ra kiểm tra xem đầu ra bộ nghịch lưu được hoà đồng bộ với nguồn đi tắt.
Nếu đã đồng bộ thì các chuyển đổi được thực hiện với khả năng không bị mất gián
đoạn. khi bộ nghịch lưu không đồng bộ được (out-of-sync) và một lỗi đã ép chuyển
sang nguồn đi tắt, thì có tới 1/4 chu kỳ phải chịu bị phá vỡ.

9
III. MÔ TẢ GIÁM SÁT ĐIỀU KHIỂN

Tủ giám sát điều khiển trang bị bộ não để giao tiếp với con người. Con chip vi
điều khiển được lập trình để đo đếm và đọc ra các điện áp, dòng điện và tần số của hệ
thống để hiển thị các trạng thái báo động khi có bất kỳ sự cố nào xuất hiện. Nó cũng
gửi tín hiệu tóm tắt về các báo động để báo tại phòng điều khiển hoặc tại vị trí nơ mà
con người có mặt.
Tủ giám sát điều khiển và các mạch liên quan của nó là để giám sát trạng thái bộ
chỉnh lưu. nó gồm cả các tính năng được sử dụng để điều khiển vận hành của hệ
thống. Nó cho phép người sử dụng nhanh chóng học và hiều được chế độ làm việc
của hệ thống cũng như các điểm quan trọng thay đổi vận hành về dòng điện và điện
áp. Bộ vi xử lý sẽ xử lý thông tin này và được truy nhập thông qua bàn phím có màng
che và màn hình tinh thể lỏng (LCD).
Vì các thông tin tương tự về điện áp và dòng điện được xử lý thành số, nên được
trang bị tủ chuyển đổi điện áp sang tần số, có khả năng chuyển từ thông tin tương tự
sang số. Tủ đo đếm lấy toàn dải điện áp và tần số và chuyển sang tần số từ 10-50 kHz.
Lên tới 8 tín hiệu tương tự được chuyển sang tần số và là đầu ra bộ vi xử lý nó đo thời
gian giữa hai cạnh tăng và chuyển nó sang tần số là 1/T. Sau đó chuyển sang đại
lượng biết để đọc ra một điện áp hoặc dòng điện chính xác.
Các điểm kỹ thuật tương tự được đo bao gồm dòng điện đầu ra (ampe), điện áp
đầu ra (vôn), dòng điện đầu vào bộ chỉnh lưu(ampe) và đầu vào bộ chỉnh lưu (vôn).
khi xuất hiện sự cố bất kỳ, màn hình LCD sẽ tự động chuyển sang hiển thị "panel"
báo động (alarm panel). Các thông điệp báo động có thể là sự cố bộ chỉnh lưu, điện áp
ắc quy thấp, điện áp ắc quy cao...
Một số đầu vào có thể có tới tủ giám sát. Các đầu vào số đó là sự cố chỉnh lưu,
điện áp ắc quy thấp, điện áp ắc quy cao, đầu ra đã nối, ắc quy đã nối, tải đã nối ...

IV. CÁC ĐỒNG HỒ ĐO

Vôn kế đầu vào AC


Vôn kế này giám sát điện áp đầu vào AC tới bộ chỉnh lưu. Công tắc lựa chọn đường
dẫn được đặt dưới thiết bị đo để cho phép theo dõi điện áp pha cần thiết.
Vôn kế đầu vào DC
Vôn kế giám sát điện áp đầu vào DC từ bộ ắc quy tới UPS.
Ampe kế AC đầu ta của hệ thống

10
Ampe kế giám sát dòng điẹn đầu ra của UPS.

V. CÁC BIỆN PHÁP AN TOÀN

Các thao tác mô tả trong quy tình này được sử dụng cho những người hiểu biết
về vận hành các bộ UPS. Đảm bảo rằng các cá nhân có trách nhiệm về vận hành và
bảo dưỡng là đã quen thuộc với thiết bị và nội dung quy trình này.
 Không được đeo đồ nữ trang ... khi làm việc với thiết bị.
 Phải biết biện pháp sơ cứu. Đảm bảo rằng có các bình cứu hoả phù hợp chủng
loại đặt gần thiết bị.
 Phải đóng tủ trong quá trình vận hành bình thường.
 Không được sờ vào các bộ phận bên trong tủ khi chưa có sự xác nhận chắc
chắn là không có điện áp hoặc không xuất hiện điện áp.
 Kiểm tra rằng các thiết bị đo lường chuẩn bi sử dụng để hiệu chỉnh thiết bị
được cấp điện sử dụng máy biến áp cách điện phù hợp.
 Chỉ những nhân viên kỹ thuật phù hợp mới được tháo nắp bảo vệ hàng kẹp đầu
vào/đầu ra. Đảm bảo rằng lúc này thiết bị lúc này là không được nối với nguồn
AC.
 Không được phép để cáp lực tiếp xúc với bất kỳ bề mặt mang nhiệt nào hoặc đè
lên các cạnh sắc khi kéo cáp lực từ nguồn tới thiết bị.
 Luôn sử dụng đúng kích cỡ cáp lực theo đặc tính kỹ thuật của thiết bị.
 Không được dùng thiết bị cho mục đích khác.
 Không được lắp thiết bị cạnh hoặc gần nguồn nhiệt. Phải đặt thiết bị cách xa ít
nhất là 1,5 mét (5 feet). Nếu để gần nguồn nhiệt thì phải trực tiếp làm thoát
nhiệt cho UPS.
 Không được lắp đặt UPS ở ngoài trời hoặc gần nơi ẩm ướt.
 Nghiêm cấm những người không có nhiệm vụ vào nơi đặt thiết bị.

Chương 2

KHỞI ĐỘNG
Sau khi hoàn thành công việc lắp đặt UPS, ta đưa UPS vào vận hành theo trình tự sau:
 Đóng điện cho bộ chỉnh lưu, đóng CB1. Đợi 15 giây.
 Đóng áp tô mát CB2 cấp cho ắc quy và áp tô mát đường đi tắt CB3.
11
 Đóng áp tô mát CB4.
 Cắt đường đi tắt cơ khí bằng cách chuyển công tắc S5 (công tắc đi tắt bằng tay)
sang vị trí số "3" (BYPASS). Màn hình (mimic) dưới đây sẽ xuất hiện trên màn
hình tinh thể lỏng.

 Chắc chắn rằng S5 đóng ở đường đi tắt (tiếp điểm phía trên của giản đồ chuyển
mạch tĩnh) (SSW).
 Đóng nguồn cho bộ nghịch lưu bằng cách chuyển máy cắt S6 sang vị trí "ON".
 Đợi 20 giây để điện áp bộ nghịch lưu được ổn định.
 Chắc chắn rằng S5 đóng ở đường đi tắt (tiếp điểm phía trên của giản đồ chuyển
mạch tĩnh) (SSW).
 Chuyển S5 sang vị trí "2" và sau đó sang vị trí "1" (AUTOMATIC). Công tắc
đi tắt bằng tay phải chỉ thị là đã cắt, như sau:

 Chuyển công tắc MANUAL/AUTO sang "AUTO". Sau vài giây ta sẽ thấy
chuyển mạch tĩnh chuyển sang vị trí bộ nghịch lưu:
Bây giờ UPS đang làm việc: ta có thể cấp điện với tải.

12
Chương 3

VẬN HÀNH
3.1 Điều khiển vùng phím số
Mặt trước tủ UPS có một panel điều khiển có màn hình tinh thể lỏng và một bàn phím
số, như hình dưới đây:

Cách sử dụng các phím như sau:

Cho phép cuộn qua các màn hình.

Được sử dụng để giải trừ bảo vệ quá dòng bộ nghịch lưu.

Sử dụng để giải trừ sự cấm chuyển lại. Điều kiện này xuất
hiện do quá tải chuyển mạch tĩnh lâu. Công tắc nối đầu ra thiết
bị tới đường đi tắt, và các điều kiện cấm chuyển lại về bộ
nghịch lưu.

Sử dụng để kiểm tra trạng thái UPS.

Sử dụng để giải trừ các báo động.

Sử dụng để thiết lập giao tiếp với máy tính cá nhân.

Sử dụng để trở về màn hình mimic và để huỷ bỏ lệnh giao tiếp


với máy tính.
13
Sử dụng để xác nhận các đầu vào dữ liệu.

Sử dụng để chọn nhập dữ liệu.

 Các phím còn lại không được sử dụng trong ứng dụng này.

3.2 Vận hành màn hình tinh thể lỏng.


 Có 6 màn hình khác nhau, có tên tương ứng là màn hình0, màn hình 1, ..., màn
hình 5,

 bảng dưới đây mô tả chi tiết về các màn hình.

Màn hình Cách sử dụng

0 Mimic

1 Đo các thông số tương tự

2 Đo đầu ra

3 Panel báo động

4 Menu phím số

5 Số RTU, ngày tháng

 Các màn hình thay đổi hình dạng liên tục, theo chiều thuận hoặc nghịch. Khi
tới màn hình 5, thì tiếp theo sẽ là màn hình 0 nếu chiều quay thuận; khi tới màn
hình 0, thì tiếp theo là màn hình 5 nếu chiều quay nghịch.

3.2.1 Màn hình mimic

Màn hình này chỉ ra trạng thái UPS đang làm việc như sau. (điển hình)

14
Nếu trạng thái báo động thay đổi (ví dụ: nếu xuất hiện hoặc biến mất bất kỳ báo động
nào), hệ thống giám sát sẽ tự động thay đổi sang màn hình báo động, và sẽ duy trì ở
đó cho tới khi nhấn phím bất kỳ ở bàn phím số.

Các ký hiệu và thông tin ở màn hình mimic mô tả trạng thái của hệ thống phụ khác
nhau có ở thiết bị. Giải thích vắn tắt như sau:

Dòng 1 (line 1)

 Mbs Miêu tả công tắc đi tắt bằng tay. Khi đi tắt là ON, các tiếp điểm liên quan
ở dòng thứ nhất như ở hình vè là ở trạng thái đóng; khi đi tắt là OFF, các tiếp
điểm ta thấy là ở trạng thái mở.

 Chữ cái S chỉ thị đường đi tắt đã hoà đồng bộ với bộ nghịch lưu, không xuất
hiện khi không đồng bộ.

Dòng 2 (line 2)

 Máy cắt bên trái biểu thị trạng thái máy cắt đầu vào.

 Máy cắt bên phải biểu thị trạng thái chuyển mạch tĩnh đã được nối tới đưòng
tải.

 Hai hình chữ nhật màu tối biểu thị máy biến áp đi tắt.

Dòng 3 (line 3)

 Máy cắt bên trái biểu thị trạng thái máy cắt bộ chỉnh lưu.

 Rect biểu thị bộ chỉnh lưu đang vận hành tốt. Khi xảy ra sự cố ở bộ chỉnh lưu,
nhãn đó được thay thế bằng để trống (để trắng).

 [Với UPS của trạm bơm tuần hoàn - (Equ hoặc Flt) {cân bằng hoặc phụ nạp}
chỉ thị bộ nạp ắc quy và trạng thái của nó. Nếu vì một lý do nào đó, bộ nạp
hoặc nguồn bộ nạp ắc quy bị sự cố thì các chữ đó sẽ được thay thế bằng để
trống (để trắng)]
15
 Inv biểu thị bộ nghịch lưu đang làm việc tốt. Khi xảy ra sự cố ở bộ chỉnh lưu,
nhãn đó được thay thế bằng để trống (để trắng).

 Máy cắt kế tiếp cạnh bộ nghịch lưu "Inv" biểu thị trạng thái của chuyển mạch
tĩnh đã nối tới tải.

 Máy cắt bên phái biểu thị trạng thái của máy cắt đầu ra.

Dòng 4 (line 4)

 Batt biểu thị bộ ắc quy.

 Máy cắt bên cạnh Batt biểu thị áp tô mát ắc quy đã được nối.

Chuyển mạch tĩnh

Các máy cắt ở dòng 2 và 3 bên trên nhãn "Ssw" biểu thị chuyển mạch tĩnh. Máy
cắt phía trên đóng khi chuyển mạch tĩnh nối đầu ra tới đường đi tắt (mở máy cắt phía
dưới); máy cắt phía dưới đóng khi chuyển mạch tĩnh nối đầu ra với bộ nghịch lưu (mở
máy cắt phía trên).

3.2.2 Màn hình 1: đo các thông số tương tự

Màn hình này chỉ thị các đo đếm đầu vào AC và DC. Dưới đây là màn hình điển hình:

3.2.3 Màn hình 2: Các đo đếm đầu ra

Màn hình này biểu thị các đo đếm đầu ra. Dưới đây là màn hình điển hình.

16
3.2.4 Màn hình 3: panel báo động

Màn hình này biểu thị trạng thái báo động thiết bị. ở điều kiện bình thường nó sẽ như
sau:

Sau vài giây, màn hình tự động chuyển sang màn hình mimic.

Khi xuất hiện hoặc biến mất bất kỳ sự cố nào, hệ thống sẽ tự động chuyển sang panel
báo động này, mặc dù màn hình hệ thống đang chỉ thị tại thời điểm đó. Panel báo
động sẽ ở trạng thái đó cho tới khi nhấn phím bất kỳ trên bàn phím số.

Màn hình sự cố điển hình sẽ được nhìn thấy như sau:

Lưu ý rằng sự cố đầu tiên được hiển thị với dấu hoa thị (*). Nếu có trên 4 báo động,
chúng sẽ được nhìn thấy theo 4 nhóm, được tách ra theo vào giây một.

Thông điệp Nghĩa

RECTIFIER OVERHEAT Nhiệt độ bộ chỉnh lưu cao

INVERTER OVERLOAD Dòng điện bộ nghịch lưu cao hơn giá trị định mức

RECTIFIER FAILURE Một bảo vệ đưa bộ chỉnh lưu ra khỏi chức năng chỉnh lưu

INVERTER FAILURE Một bảo vệ đưa bộ nghịnh lưu ra khỏi chức năng nghịnh lưu

LINE FAILURE Đường vào nằm ngoài giải cho phép

RETRANSFER INHIBIT Sự chuyển lại tự động từ đường đi tắt sang bộ nghịch lưu đã

17
bị cấm

INVERTER OVERHEAT Nhiệt độ bộ nghịch lưu cao

LINE OUT OF FREQ. Tần số đường đi tắt nằm ngoài giải cho phép

HIGH BATTERY VOLT. Điện áp ắc quy cao

LOW BATTERY Điện áp dãy ắc quy gần tới mức phóng


VOLTAGE

END OF AUTONOMY Dãy ắc quy đã bị phóng

STATIC SW OVERHEAT Nhiệt độ chuyển mạch tĩnh cao

CONTACTOR FAILURE Khi đường dây được nối và tiếp điểm không ở trạng thái đóng

UPS UNDER TEST Đang kiểm tra UPS

Với UPS đặt tại trạm cao áp 220 kV và UPS đặt tại trạm bơm tuần hoàn sẽ có các
thông điệp như sau:

Thông điệp Nghĩa

CHARGER OVERHEAT Quá nhiệt bộ nạp

INVERTER OVERLOAD Quá tải bộ nghịch lưu

CHARGER FAILURE Sự cố bộ nạp

INVERTER FAILURE Một bảo vệ đưa bộ nghịnh lưu ra khỏi chức năng nghịnh lưu

LINE FAILURE Đường vào nằm ngoài giải cho phép

Sự chuyển lại tự động từ đường đi tắt sang bộ nghịch lưu đã


RETRANSFER INHIBIT
bị cấm

INVERTER OVERHEAT Nhiệt độ bộ nghịch lưu cao

LINE OUT OF FREQ. Tần số đường đi tắt nằm ngoài giải cho phép
18
HIGHT BATTERY
Điện áp ắc quy cao
VOLT.

LOW BATTERY
Điện áp dãy ắc quy gần tới mức phóng
VOLTAGE

END OF AUTONOMY Dãy ắc quy đã bị phóng

SATIC SW OVERHEAT Nhiệt độ chuyển mạch tĩnh cao

Khi tải được đấu vào và công tắc tơ không ở trạng thái đóng
CONTACTOR FAILURE
(ON)

MAIN AC FAILURE Nguồn cấp chính AC bị sự cố

UPS UNDER TEST Đang kiểm tra UPS

3.2.5 Màn hình 4: menu bàn phím số

Màn hình này nhắc bạn cách sử dụng một số phím chức năng:

Nhấn phím [F2] sẽ ngay lập tức trở về màn hình Mimc. Nhấn phím [F1] sẽ cho phép
giao tiếp với máy tính cá nhân.

3.2.6 Màn hình 5: Ngày giờ

Màn hình này hiển thị ngày giờ hiện thời được lưu ở đồng hồ thời gian thực. Ta có thể
đặt các giá trị này bằng cách nhấn phím [F1].

Nhấn phím [F2] sẽ bỏ qua tuỳ chọn này, trở về hiển thị màn hình Mimic. Nhấn phím [F3] sẽ nhập
chế độ giao tiếp với máy tính.

3.2.7 Đầu vào số

19
Nhấn phím [F1] hệ thống hiện màn hình tuỳ chọn như sau:

Chương 4

GIAO TIẾP VỚI MÁY TÍNH

4.1 Các thông số từ máy tính


Nhấn phím [F1] trên bàn phím số, màn hình sau đây sẽ xuất hiện:

Nhấn phím [F2] sẽ bỏ qua thao tác này, và hệ thống sẽ trở về màn hình 0 (Mimic). Để
chấp nhận thao tác này, nhấn phím [F3]. Màn hình tiếp theo sẽ như sau:

Có nghĩa là cổng thông tin RS485 đã được khởi động. Nếu ta nối thiết bị với cổng nối
tiếp của máy tính, menu dưới đây sẽ xuất hiện trên màn hình máy

20
Giao tiếp với máy tính sẽ kết thúc khi nhấn phím [0] ở bàn phím máy tính, hoặc
nhấn phím [F2] ở bàn phím số. Trong cả hai trường hợp thì dòng dưới đây sẽ xuất
hiện lên màn hình máy tính:

------END CONNECTION WITH PC-------

Các tuỳ chọn 1 và 2 hiện ngày và thời gian thực, và cho phép sửa đổi chúng. Tuỳ
chọn 3 cho phép người sử dụng chọn số trạm (RTU) thiết bị, mà nó giữ nguyên ở bộ
bộ nhớ RAM cho tới khi nó được thay đổi lại. Tuỳ chọn 4 và 5 được giải thích trong
mục "TỆP BIẾN CỐ LỊCH SỬ" (historical event file).

Chương 5

TỆP BIẾN CỐ LỊCH SỬ


Sau khi đọc các đầu vào số, nếu chương trình phát hiện thấy có sự thay đổi giá trị
vectơ trạng thái (do hoặc một bit trạng thái thay đổi hoặc một bit báo động thay đổi)
nó lưu hình ảnh trạng thái hệ thống vào bộ nhớ NVRAM (bộ nhớ không bay hơi).
Hình ảnh đó bao gồm:

 Ngày của sự kiện

 Giờ sự kiện

 Hình ảnh báo động và trạng thái

 Giá trị biên độ tương tự (dòng điện, điện áp và tần số).

Chương trình ấn định tối đa số báo cáo: giá trị mặc định là 100. Khi 100 báo cáo
đã được lưu, ttệp được xử lý ở dạng liên tục: báo cáo cũ nhất sẽ mất đi, để thay thế
bằng báo cáo mới. Có nghĩa là tệp lịch sử lưu 100 sự kiện mới nhất.

Ta có thể truy nhập vào tệp biến cố lịch sử bằng cách theo các bước chi tiết cho ở
trong mục giao tiếp với máy tính. Có sẵn hai tuỳ chọn:

5.1 Tuỳ chọn 5: xoá tệp lịch sử

21
Tuỳ chọn này cho phép ta xoá bỏ toàn bộ tệp. Nhấn 5 ở bàn phím số máy tính,
ta sẽ được thông sđiệp dưới đây:

Historical data will be lost

Continue (Y/N)?

Nhấn [Y] hoặc [y] để xoá tệp. Ta sẽ nhận được thông điệp:

Historical File emptied

Nhấn phím bất kỳ khác sẽ huỷ bỏ tuỳ chọn, và nhận được thông điệp:

Opertion aborted

5.2 Tuỳ chọn 4: Kết xuất tệp lịch sử


Tuỳ chọn này cho phép ta kết xuất nội dung tệp lịch sử trên máy tính.

Nếu tệp lịch sử trống rỗng, ta sẽ nhận được thông điệp: File empty

Nếu không, kết xuất sẽ bất đầu. Có thể ngắt kết xuất bằng bất kỳ một trong các
cách sau:

a) Nhấn phím [F2] ở bàn phím số (cũng kết thúc giao tiếp với máy tính)

b) Nhấn [ESC] trên bàn phím máy tính.

Mỗi báo cáo Historical file được kết xuất theo các dạng sau:

05-27-99 14:45:03 001C 084A

inverter failure

Static switch overheat

Rectifier in Service

Battery Connected

Inverter ON

Contctor ON

Ibat = 0 VCC 110 V Irec = 55 A

Vrs = 398 V Vst = 399 V Vtr = 397 V


22
Iout = 35 A Vout = 110 V Freq = 50.0 Hz

 Dòng thứ nhất biểu thị ngày giờ của sự kiện, và số hexa biểu thị trạng thái và
các báo động (chúng được giải thích theo dạng có thể đọc được ở các dòng
sau).

 Ba dòng cuối biểu thị:

 Biên độ DC: dòng điện ắc quy, điện áp bộ chỉnh lưu, dòng điện bộ chỉnh
lưu.

 Các điện áp giữa các pha.

 Dòng điện đầu ra, điện áp đầu ra và tần số.

 Với UPS của trạm cao áp 220 kV và trạm bơm tuần hoàn thì hai dòng cuối
biểu thị:

 Biên độ DC: dòng điện ắc quy, điện áp bộ nạp, dòng điện bộ nạp, dung
lượng còn lại.

 Điện áp đầu vào, dòng điện đầu ra, điện áp đầu ra và tần số.

Chương 6

ĐƯA UPS RA KHỎI VẬN HÀNH


Để đưa UPS ra khỏi vận hành, trình tự thực hiện các bước như sau:

 Chuyển máy cắt (MANUAL/AUTOMATIC) sang vị trí "MANUAL".

 Kiểm tra đường đi tắt là tốt, sau đó nhấn nút nhấn BYPASS TRANSFER, đặt
trong tủ UPS. Xác nhận thao tác trước đó trên màn hình LCD: chuyển mạch
tĩnh phải chuyển sang đường đi tắt.

 Bây giờ, thiết bị ở trạng thái đi tắt bằng cơ khí.

 Đóng công tắc S5 (MBS) sang vị trí "2", sau đó sang "3" trong khoảng 5 giây.

 Tắt bộ nghịch lưu bằng cách chuyển công tắc S6 sang vị trí "OFF".
23
 Tắt bộ chỉnh lưu, chuyển máy cắt CB1 sang vị trí "OFF"

 Ngắt ắc quy ra bằng cách cắt máy cắt CB2.

 Chuyển công tắc S5 sang vị trí "4".

 Dưới điều kiện đó, UPS đã ra khỏi vận hành, và thiết bị cấp nguồn tới tải từ
đường đi tắt, qua đường đi tắt cơ khí.

 Nếu ta muốn đưa thiết bị ra khỏi vận hành với nguồn không cấp cho tải, ta đặt
các máy cắt CB4 và CB3 sang vị trí "OFF".

 Để đưa thiết bị trở lại làm việc, ta theo trình tự cho trong mục khởi động (start
up).

PHẦN II

CHUYỂN MẠCH TĨNH


Chương 1. TỔNG QUÁT CHUNG

1. Đặc tính kỹ thuật


Nguồn điện bình thường Nguồn chính

Nguồn thay đổi Nguồn dự phòng

24
Điện áp đầu vào 110/50 Hz

Điện áp đầu ra 110/50 Hz

Dòng điện đầu ra 400 A

Trong các trường hợp, có hai nguồn cho thiết bị:

 Nguồn đầu vào chính, qua các cực L1A và L2B, cấp nguồn bình thường cho
tải.

 Nguồn dự phòng, qua các cực L1A và L1B, cấp nguồn cho tải khi không có
nguồn đầu vào chính AC.

Một hệ thống giám sát chỉ thị trạng thái trên màn hình LCD, các báo động và các
giá trị biến tương tự.

Một cổng RS485 cho phép truyền thông tin của chuyển mạch tĩnh.

2. Mô tả tóm tắt về chuyển mạch tĩnh


Chuyển mạch tĩnh là một công tắc điện tử gồm các Thiristor (SCR), tủ điều
khiển chuyển mạch tĩnh và một tủ máy biến áp. Đầu vào nguồn chính và dự phòng
qua chuyển mạch tĩnh và một trong các nguồn được chuyển tới đầu ra của nó trong
khi nguồn thứ hai bị khoá lại. Các công tắc đầu là công tắc hai cực cho mỗi đầu vào.

Khi công tắc "AUTO/MANUAL" ở vị trí "AUTO", chuyển mạch tĩnh sẽ tự


động chọn nguồn cấp chính để cấp nguồn cho tải.

Nếu xảy ra sự cố ở nguồn cấp chính, ngay lập tức chuyển mạch tĩnh sẽ chuyển
sang nguồn dự phòng, cấp nguồn liên tục cho tải.

Khi duy trì nguồn cấp chính tới tải, tủ điều khiển chuyển mạch tĩnh giám sát
nguồn đầu vào chính về mức điệnáp Cao hoặc Thấp, và khi phát hiện thấy có sự cố
bất kỳ nó sẽ tự động chọn nguồn dự phòng như một "dự phòng khẩn cấp". Khi tải
chuyển sang đường dự phòng nếu sự cố là tải có liên quan thì đầu ra nguồn chính có
thể trở lại điện áp bình thường. Trong trường hợp đó tải tự động chuyển về nguồn cấp
chính sau một thời gian trễ ngắn.

25
Khi chuyển mạch tĩnh chọn đưỡng cấp dự phòng, đồng thời các tiếp điểm của
công tắc tơ K1 nối song song với các thiristor của đường dự phòng được đóng lại. Khi
tủ điều khiển có sự cố và cổng điều khiển bị mất, các tiếp điểm sẽ giữ nguồn cấp cho
tải.

Chọn "MANUAL" tại công tắc "AUTO/MANUAL", nó có khả năng chuyển đổi
giữa nguồn cấp "chính" và "dự phòng" bằng nút nhấn tương ứng (P1 và P2).

3. Mô tả giám sát điều khiển


Tủ giám sát điều khiển cung cấp "bộ não" để giao diện với con người. Chip vi
điều khiển lắp ở bảng được lập tình để đo đếm và đọc ra điện áp, dòng điện, tần số
của hệ thống và để hiển thị tình trạng báo động tói con người tại phòng điều khiển
hoặc tại nơi có con người.

Tủ giám sát điều khiển và các mạch liên qua để giám sát tình trạng của chuyển
mạch tĩnh. Bao gồm các tính năng được dùng để điều khiển sự làm việc của hệ thống.
Nó cho phép người sử dụng học hỏi và hiểu chế độ vận hành của hệ thống một cách
nhanh chóng, cũng như dòng điện và điện áp cần thiết tại các thời điểm vận hành khác
nhau. Thông tin này được xử lý bằng một bộ vi xử lý và được truy nhập qua bàn phím
có màn che và màn hình tinh thể lỏng (LCD).

Vì thông tin tương tự về điện áp, dòng điện được xử lý bằng kỹ thuật số, nên cần
trạng bị bộ chuyển đổi điện áp sang tần số, nó có khả năng chuyển đổi thông tin từ
tương tự sang số. Tủ đo lường lấy toàn giải điện áp hoặc tần số và chuyển nó sang tần
số từ 10-50 Hz. Có tới tám tín hiệu được chuyển sang tần số và là đầu ra trên một
đường bằng phép nhân. khi tần số nhập vào bộ vi xử lý nó đo thời gian giữa hai cạnh
tăng và chuyển sang tần số bằng 1/T. Sau đó chuyển số lượng đã biết này sang số đọc
về điện áp hoặc dòng điện chính xác.

Các điểm tín hiệu tương tự được đo gồm dòng điện đầu ra (ampe), điện áp đầu ra
(vôn), điện áp nguồn vào chính (vôn) và điện áp nguồn dự phòng (vôn). Khi xuất hiện
sự cố bất kỳ, màn hình LCD sẽ tự động chuyển sang hiển thị "panel báo động". Các
thông điệp báo động có thể là "nguồn cấp chính sự cố", "cầu chì chính bị hỏng", "cầu
chì nguồn dự phòng bị hỏng" và "chuyển mạch tĩnh quá nhiệt".
26
Một số các đầu vào số có khả năng thực hiện tới bảng điều khiển. Đó là bằng
tay/tự động, nguồn cấp chính đã nối, nguồn dự phòng đã nối, nguồn cấp chính sự cố,
nguồn cấp dự phòng sự cố...

4. Đo lường
Vôn kế đầu vào AC

Vôn kế này giám sát điện áp đầu vào AC tới chuyển mạch tĩnh.

Vôn kế nguồn vào dự phòng AC

Vôn kế giám sát điện áp đầu vào dự phòng AC tới chuyển mạch tĩnh.

Vôn kế đầu ra hệ thống AC

Vôn kê này giám sát điện áp đầu ra của chuyển mạch tĩnh.

Chương 2: VẬN HÀNH

I. KHỞI ĐỘNG
Sau khi lắp đặt xong ta đưa chuyển mạch tĩnh theo trình tự sau.

27
 Kiểm tra, đảm bảo rằng công tắc Manual/Automatic (tự động/bằng tay) lằ
đang ở chế độ Manual (bằng tay).

 Đóng mắy cắt cấp nguồn chính và nguồn dự phòng (không có thiết bị).

 Nhấn nút nhấn P2 nguồn dự phòng otiư tải. Màn hình dưới đây sẽ xuất hiện
trên màn hình LCD.

 Đòng máy cắt đầu ra (không có thiết bị).

 chuyển công tắc MANUAL/AUTO sang vị trí "AUTO". Sau vài giây ta sẽ
thấy Chuyển Mạch Tĩnh chuyển sang đường cấp từ nguồn chính:

 Bây giờ UPS đang làm việc (ON SERVICE): ta có thể nối với tải.

II. VẬN HÀNH PANEL ĐIỀU KHIỂN

1. Điều khiển vùng phím số


Mặt trước tủ UPS có một panel điều khiển có màn hình tinh thể lỏng và một bàn phím
số, như hình dưới đây:

Cách sử dụng các phím như sau:

28
Cho phép cuộn qua các màn hình.

Được sử dụng để giải trừ các báo động.

Sử dụng để thiết lập giao tiếp với máy tính cá nhân

Sử dụng để trở về màn hình mimic và để huỷ bỏ lệnh giao tiếp


với máy tính.

Sử dụng để xác nhận các đầu vào dữ liệu.

Sử dụng để chọn nhập dữ liệu.

 Các phím còn lại không được sử dụng trong ứng dụng này.

2. Vận hành màn hình tinh thể lỏng.


 Có 6 màn hình khác nhau, có tên tương ứng là màn hình 0, màn hình 1, ..., màn
hình 5, bảng dưới đây mô tả chi tiết về các màn hình.

Màn hình Cách sử dụng

0 Mimic

1 Đo các thông số tương tự

2 Panel báo động

3 Menu phím số

4 Số RTU, ngày tháng

29
 Các màn hình thay đổi hình dạng liên tục, theo chiều thuận hoặc nghịch. Khi
tới màn hình 4, thì tiếp theo sẽ là màn hình 0 nếu chiều quay thuận; khi tới màn
hình 0, thì tiếp theo là màn hình 4 nếu chiều quay nghịch.

2.1 Màn hình 0: mimic

Màn hình này chỉ ra trạng thái UPS đang làm việc như sau. (điển hình)

Nếu trạng thái báo động thay đổi (ví dụ: nếu xuất hiện hoặc biến mất bất kỳ báo động
nào), hệ thống giám sát sẽ tự động thay đổi sang màn hình báo động, và sẽ duy trì ở
đó cho tới khi nhấn phím bất kỳ ở bàn phím số.

Các ký hiệu và thông tin ở màn hình mimic mô tả trạng thái của hệ thống phụ khác
nhau có ở thiết bị. Giải thích vắn tắt như sau:

Các ký hiệu và thông tin ở màn hình mimic mô tả trạng thái của hệ thống phụ khác
nhau có ở thiết bị. Giải thích vắn tắt như sau:

Dòng 1 (line 1)

 Tiếp điểm phía trên bên phải nhìn thấy là đóng khi trạng thái đường cấp dự
phòng Được Nối của chuyển mạch tĩnh là ON. Khi trạng thái là OFF, tiếp điểm
nhìn thấy là mở.

Dòng 2 (line 2)

 BkLine biểu thị nguồn cấp dự phòng là tốt. Khi xảy ra sự cố ở đường dự phòng
thì nhãn này được thay thế là màu trắng (để trống).

 Máy cắt đại diện cho trạng thái của đường dự phòng của chuyển mạch tĩnh.

Dòng 3 (line 3)

30
 MnLine biểu thị đường cấp nguồn chính là tốt. Khi xảy ra sự cố ở nguồn cấp
chính thì nhãn này được thay thế là màu trắng (để trống).

 Máy cắt đại diện cho trạng thái đường dự phòng của chuyển mạch tĩnh.

Dòng 4 (line 4)

 Automatic (hoặc Manual) biểu thị chế độ vận hành của chuyển mạch tĩnh.

 Sync biểu thị rằng cả hai đường đã được đồng bộ. Khi không tồn tại đồng bộ thì
ký tự này biến mất.

Chuyển mạch tĩnh

Các máy cắt ở dòng 2 và 3 biểu thị chuyển mạch tĩnh. Máy cắt phía trên đóng
khi chuyển mạch tĩnh nối đầu ra tới Đường Cấp Dự Phòng (máy cắt phía dưới mở);
máy cắt phía dưới đóng khi chuyển mạch tĩnh nối đầu ra với nguồn cấp chính (máy
cắt phía trên mở).

2.2 Màn hình 1: đo các thông số tương tự

Màn hình này chỉ thị các đo đếm các thông số tương tự xoay chiều. Màn hình
điển hình có thể như sau:

2.3 Màn hình 3: panel báo động

Màn hình này biểu thị trạng thái báo động thiết bị. Ở điều kiện bình thường nó sẽ
như sau:

Sau vài giây, màn hình tự động chuyển sang màn hình mimic.

31
Khi xuất hiện hoặc biến mất bất kỳ sự cố nào, hệ thống sẽ tự động chuyển sang panel
báo động này, mặc dù màn hình hệ thống đang chỉ thị tại thời điểm đó. Panel báo
động sẽ ở trạng thái đó cho tới khi nhấn phím bất kỳ trên bàn phím số.

Màn hình sự cố điển hình sẽ được nhìn thấy như sau:

Lưu ý rằng sự cố đầu tiên được hiển thị với dấu hoa thị (*). Nếu có trên 4 báo
động, chúng sẽ được nhìn thấy theo 4 nhóm, được tách ra theo vào giây một.

Thông điệp Nghĩa

MAIN LINE FAILURE Nguồn cấp chính bị hỏng (sự cố)

BACKUP LINE FAILURE Nguồn cấp dự phòng sự cố

MAIN FUSE BLOWN Đứt cầu chì nguồn cấp chính

BACKUP FUSE BLOWN Đứt cầu chì dự dự phòng

SSW OVERHEAT Quá nhiệt chuyển mạch tĩnh

2.4 Màn hình 4: menu bàn phím số

Màn hình này giúp chúng ta cách sử dụng một số phím chức năng:

Nhấn phím [F2] sẽ ngay lập tức trở về màn hình Mimc. Nhấn phím [F1] sẽ cho
phép giao tiếp với máy tính cá nhân.
32
2.5 Màn hình 5: Ngày giờ

Màn hình này hiển thị ngày giờ hiện thời được lưu ở đồng hồ thời gian thực. Ta
có thể đặt các giá trị này bằng cách nhấn phím [F1].

Ngày tháng được hiện là ngày tháng năm (hai số cuối), và thời gian là giờ:
phút.

Số trạm (RTU) được hiển thị lừ số thập phân, và nó có thể được thay đổi.

2.6 Đầu vào số

Nhấn phím [F1] hệ thống hiện màn hình tuỳ chọn như sau:

Nhấn phím [F2] sẽ bỏ qua tuỳ chọn này, trở về hiển thị màn hình Mimic. Nhấn phím
[F3] sẽ nhập chế độ giao tiếp với máy tính.

Chương 4:

ĐƯA THIẾT BỊ RA KHỎI VẬN HÀNH


Để đưa chuyển mạch tĩnh ra khỏi vận hành, trình tự thực hiện các bước như sau:

33
 Chuyển côn tắc (MANUAL/AUTOMATIC) sang vị trí "MANUAL".

 Kiểm tra đường dự phòng là tốt, sau đó nhấn nút nhấn BACKUP
TRANSFER. Xác nhận thao tác trước đó trên màn hình LCD: chuyển mạch
tĩnh phải chuyển sang nguồn dự phòng.

 Ngắt nguồn cấp chính, bằng cách chuyển mắy cắt cấp nguồn chính sang vị trí
"OFF".

 Dưới các điều kiện này, các chuyển mạch tĩnh đã được đưa ra khỏi vận hành,
và thiết bị cấp nguồn cho tải qua nguồn dự phòng.

 Nếu ta muốn đưa thiết bị ra khỏi vận hành và không cấp nguồn cho tải thì ta
chuyển các máy cắt đầu ra và máy cắt cấp nguồn dự phòng sang vị trí "OFF".

Để đưa thiết bị trở lại làm việc, ta theo trình tự cho trong mục khởi động (start up)

34
PHẦN III
HỆ THỐNG MỘT CHIỀU
Chương 1: TỔNG QUAN

MÔ TẢ
Nhà máy có hai hệ thống một chiều đó là hệ thống một chiều khối 5 và khối 6.
Khối 5 có hai tủ điện một chiều 1BZS-PNL1A và 1BZS-PNL1B; khối 6 có hai tủ điện
một chiều 2BZS-PNL2A và 2BZS-PNL2B. Hệ thống này vận hành ở điện áp 220 V
DC.

Thông số kỹ thuật của tủ điện một chiều:

Điện áp định mức: 220VDC

Dòng điện định mức: 1250A

Dòng điện chịu đựng sự cố: 20kA

Mỗi tủ này được lấy nguồn từ trạm ắc quy có dung lượng 1680 A/h. Ắc quy
được nạp từ bộ nạp có dòng 600 A lấy nguồn từ tủ điện thiết yếu 400 V.

Am pe kế có thang đo 800-0-1500 A, chỉ thị dòng điện nạp hoặc phóng ra khỏi ắc
quy.

Một mạch shun trong mạch ắc quy được đấu với bộ chuyển đổi đưa ra đầu ra 4-
20 mA, tỉ lệ với dòng điện của ắc quy vaf dùng cho chỉ thị từ xa.

Một rơ le báo động cho ắc quy (sự cố chạm đất), được đấu tại đầu vào ắc quy, rơ le
này hiển thị các thông tin về:

- Ngồn điện đang đóng

- Điện áp cao - có thời gian trễ

- Điện áp thấp- có thời gian trễ

- Sự cố chạm đất - có thời gian trễ

- Trở kháng cao - có thời gian trễ.

Một rơ le giám sát điện áp, đấu tại thanh cái chính sẽ cung cấp các thông tin:
35
- Điện áp cao

- Điện áp thấp.

Rơ le giám sát điện áp và rơ le báo động ắc quy đều được nối tới DCS để giám sát từ
xa.

Một hệ thống liên động lắp tại áp tô mát chính và các áp tô mát đấu tới thanh cái, để
đảm bảo cho các trạm ắc quy không được làm việc song song, và các thanh cái của
các khối là luôn có điện.

1.2 Nạp ắc quy theo đường offline


Dùng để nạp trực tiếp cho trạm ắc quy từ bộ nạp mà không đặt điện áp cao lên thanh
cái của khối.

Để nạp ắc quy khi offline ta theo các trình tự được mô tả ở phần sau.

1.3 Chỉ thị từ xa


Chỉ thị trạng thái của công tắc (áp tô mát). Các công tắc phụ được lắp ở cực giữa của
các áp tô mát để chỉ thị khi áp tô mát đóng (vị trí ON).

36
Chương 2

THAO TÁC HỆ THỐNG MỘT CHIỀU

1. HỆ THỐNG MỘT CHIỀU KHỐI 5


Hệ thống liên động ở chế độ vận hành bình thường

TỦ 1BZS-PNL1A

Công tắc đầu vào bộ ắc quy = ON Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ A

Công tắc offline của bộ nạp = ON Không có chìa khoá

Công tắc bộ nạp ắc quy = OFF Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ D

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái B = OFF Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ B

TỦ 1BZS-PNL1B

Công tắc đầu vào bộ ắc quy = ON Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ A

Công tắc offline của bộ nạp = ON Không có chìa khoá

Công tắc bộ nạp ắc quy = OFF Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ E

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái A = OFF Chìa khoá tủ số 1/nằm trong ổ C

Chuyển sang chế độ nạp ắc quy cho bộ 1A từ chế độ vận hành bình thường

1. Xoay công tắc đầu vào bộ ắc quy TỦ 1A sang vị trí off. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ A.

2. Cắm chìa TỦ 1/Ổ A vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái B ở TỦ 1A và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ B.

3. Cắm chìa TỦ 1/Ổ B vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái A ở TỦ 1B và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ C.

4. Cắm chìa TỦ 1/Ổ C vào ổ công tắc bộ nạp ắc quy ở tủ 1A và xoay công tắc
sang vị trí OFF. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ D.

5. Cắm chìa TỦ 1/Ổ D vào ổ công tắc bộ nạp offline ở tủ 1A và xoay công tắc
sang vị trí ON.
37
CHÚ Ý: Có thể xoay công tắc của áp tô mát liên lạc sang thanh cái B sang vị trí OFF
làm mất điện cấp cho TỦ 1A.

 Chuyển lại chế độ vận hành bình thường ta tiến hành thao tác theo
trình tự ngược lại trình tự trên.

Chuyển sang chế độ nạp ắc quy cho bộ 1B từ chế độ vận hành bình thường

1. Xoay công tắc đầu vào bộ ắc quy TỦ 1B sang vị trí off. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ A.

2. Cắm chìa TỦ 1/Ổ A vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái B ở TỦ 1A và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ B.

3. Cắm chìa TỦ 1/Ổ B vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái A ở TỦ 1B và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ C.

4. Cắm chìa TỦ 1/Ổ C vào ổ công tắc bộ nạp ắc quy ở tủ 1B và xoay công tắc
sang vị trí OFF. Rút chìa ở TỦ 1/Ổ E.

5. Cắm chìa TỦ 1/Ổ E vào ổ công tắc bộ nạp offline ở tủ 1B và xoay công tắc
sang vị trí ON.

CHÚ Ý: Có thể xoay công tắc của áp tô mát liên lạc sang thanh cái A sang vị trí OFF
làm mất điện cấp cho TỦ 1B.

Chuyển lại chế độ vận hành bình thường ta tiến hành thao tác theo trình tự
ngược lại trình tự trên

BẢNG CÁC VỊ TRÍ CỦA CÔNG TẮC

Chế độ vận hành Nạp offline Nạp offline nguồn


bình thường nguồn A B

TỦ 1A

Công tắc đầu vào ắc quy X 0 X

Công tắc bộ nạp offline 0 X 0

Công tắc bộ nạp ắc quy X 0 X


38
Áp tô mát liên lạc sang thanh cái B 0 X X

TỦ 1B

Công tắc đầu vào ắc quy X X 0

Công tắc bộ nạp offline 0 0 X

Công tắc bộ nạp ắc quy X X 0

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái A 0 X X

X = Công tắc ở vị trí ON

0 = Công tắc ở vị trí OFF

39
KHOÁ LIÊN ĐỘNG HỆ THỐNG MỘT CHIỀU TỔ MÁY 5

2. HỆ THỐNG MỘT CHIỀU KHỐI 6


Hệ thống liên động ở chế độ vận hành bình thường

TỦ 2BZS-PNL2A

Công tắc đầu vào bộ ắc quy = ON Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ A


40
Công tắc offline của bộ nạp = ON Không có chìa khoá

Công tắc bộ nạp ắc quy = OFF Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ D

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái B = OFF Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ B

TỦ 2BZS-PNL2B

Công tắc đầu vào bộ ắc quy = ON Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ A

Công tắc offline của bộ nạp = ON Không có chìa khoá

Công tắc bộ nạp ắc quy = OFF Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ E

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái A = OFF Chìa khoá tủ số 2/nằm trong ổ C

Chuyển sang chế độ nạp ắc quy cho bộ 2A từ chế độ vận hành bình thường

1. Xoay công tắc đầu vào bộ ắc quy TỦ 2A sang vị trí off. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ A.

2. Cắm chìa TỦ 2/Ổ A vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái B ở TỦ 2A và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ B.

3. Cắm chìa TỦ 2/Ổ B vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái A ở TỦ 2B và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ C.

4. Cắm chìa TỦ 2/Ổ C vào ổ công tắc bộ nạp ắc quy ở tủ 2A và xoay công tắc
sang vị trí OFF. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ D.

5. Cắm chìa TỦ 2/Ổ D vào ổ công tắc bộ nạp offline ở tủ 2A và xoay công tắc
sang vị trí ON.

CHÚ Ý: Có thể xoay công tắc của áp tô mát liên lạc sang thanh cái B sang vị trí OFF
làm mất điện cấp cho TỦ 2A.

 Chuyển lại chế độ vận hành bình thường ta tiến hành thao tác theo
trình tự ngược lại trình tự trên.

Chuyển sang chế độ nạp ắc quy cho bộ 2B từ chế độ vận hành bình thường

1. Xoay công tắc đầu vào bộ ắc quy TỦ 2B sang vị trí off. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ A.
41
2. Cắm chìa TỦ 2/Ổ A vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái B ở TỦ 2A và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ B.

3. Cắm chìa TỦ 2/Ổ B vào ổ áp tô mát liên lạc sang thanh cái A ở TỦ 2B và xoay
công tắc sang vị trí ON. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ C.

4. Cắm chìa TỦ 2/Ổ C vào ổ công tắc bộ nạp ắc quy ở tủ 2B và xoay công tắc
sang vị trí OFF. Rút chìa ở TỦ 2/Ổ E.

5. Cắm chìa TỦ 2/Ổ E vào ổ công tắc bộ nạp offline ở tủ 2B và xoay công tắc
sang vị trí ON.

CHÚ Ý: Có thể xoay công tắc của áp tô mát liên lạc sang thanh cái A sang vị trí OFF
làm mất điện cấp cho TỦ 2B.

Chuyển lại chế độ vận hành bình thường ta tiến hành thao tác theo trình tự
ngược lại trình tự trên.

BẢNG CÁC VỊ TRÍ CỦA CÔNG TẮC

Chế độ vận hành Nạp offline Nạp offline


bình thường nguồn A nguồn B

TỦ 2A

Công tắc đầu vào ắc quy X 0 X

Công tắc bộ nạp offline 0 X 0

Công tắc bộ nạp ắc quy X 0 X

Áp tô mát liên lạc sang thanh cái B 0 X X

TỦ 2B

Công tắc đầu vào ắc quy X X 0

Công tắc bộ nạp offline 0 0 X

Công tắc bộ nạp ắc quy X X 0


42
Áp tô mát liên lạc sang thanh cái A 0 X X

X = Công tắc ở vị trí ON

0 = Công tắc ở vị trí OFF

KHOÁ LIÊN ĐỘNG HỆ THỐNG MỘT CHIỀU TỔ MÁY 6

43
44

You might also like