Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 46

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI

KHOA QUẢN TRỊ NHÂN LỰC

BÀI THẢO LUẬN


MÔN KINH TẾ KHU VỰC VÀ ASEAN

Đề tài: Trình bày cơ hội hợp tác kinh tế giữa


Campuchia và Việt Nam

Nhóm thực hiện: Nhóm 09


Lớp học phần: 2169FECO2031
Giáo viên hƣớng dẫn: Nguyễn Ngọc Diệp

Hà Nội - 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................ 3

Phần I: Tổng quan về kinh tế hai nƣớc ................................................................................... 3

1. Tổng quan kinh tế Campuchia...................................................................................... 3

2. Tổng quan kinh tế Việt Nam ......................................................................................... 4

Phần II: Cơ chế hợp tác hiện nay tác động đến kinh tế 2 nƣớc Campuchia - Việt Nam.... 5

1. Các hiệp định/thỏa thuận song phƣơng đã ký kết giữa Campuchia và Việt Nam ... 5

2. Lợi ích của các hiệp định đối với hợp tác kinh tế 2 nƣớc ........................................... 8

Phần III: Quan hệ hợp tác kinh tế Campuchia – Việt Nam................................................ 12

1. Quan hệ thƣơng mại Campuchia – Việt Nam ........................................................... 12

2. Quan hệ đầu tƣ Campuchia-Việt Nam ....................................................................... 17

3. Quan hệ lao động Campuchia- Việt Nam: ................................................................ 22

4. Xu hƣớng phát triển kinh tế ....................................................................................... 24

Phần IV: Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong hoạt động hợp tác kinh tế giữa
Campuchia và Việt Nam. ........................................................................................................ 27

1. Thuận lợi .......................................................................................................................... 27

2. Khó khăn .......................................................................................................................... 28

Phần V: Khuyến nghị về chính sách và giải pháp cụ thể .................................................... 37

1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý nói chung ............................................. 37

2. Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư và lao động.................................................... 39

3. Các giải pháp khác ........................................................................................................... 41

4. Cơ hội hợp tác phát triển kinh tế trong tương lai ........................................................... 44

KẾT LUẬN .................................................................................................................................. 45


MỞ ĐẦU

Phần I: Tổng quan về kinh tế hai nƣớc

1. Tổng quan kinh tế Campuchia

Campuchia nằm trong khu vực Đông Nam Á tạo điều kiện giao tiếp dễ dàng trong
lĩnh vực kinh tế du lịch với các nước láng giềng và thế giới. Nằm trong vùng nhiệt
đới, nóng ẩm, gió mùa Châu Á – Thái Bình Dương, mưa nhiều. Bên cạnh đó,
nguồn tài nguyên rừng phong phú cùng với các tài nguyên khoáng sản, quặng kim
loại thuận lợi để phát triển nông nghiệp, khai thác.

Campuchia là một nền kinh tế thị trường mở và đã có sự tiến bộ nhanh chóng trong
nhiều thập kỷ qua. Thu nhập bình quân đầu người tăng nhanh. Từ năm 2000 đến
2020, GDP đầu người tăng 5 lần từ 301 USD lên 1.513 USD. Tuy nhiên vẫn thấp
so với hầu hết các nước láng giềng.

Năm 2020, do tác động của Covid – 19 mà các lĩnh vực đầu tư, thương mại, du lịch
có xu hướng giảm. Bên cạnh đó các mặt hàng xuất khẩu đặc biệt là xe đạp, lắp ráp
điện tử, đồ gỗ, vàng và nông sản vẫn giữ đà tăng. Tuy nhiên GDP năm 2020 của
Campuchia lại tăng trưởng âm đạt -3,14%.

Năm 2020, tổng xuất khẩu của Campuchia tăng trưởng âm. Đặc biệt, tổng giá trị
xuất khẩu đạt tổng 14 204 triệu đô la (43,1% GDP) giảm 1,1% so với năm 2019
chủ yếu do xuất khẩu hàng may mặc tăng trưởng giảm 9,9%.

Tổng giá trị nhập khẩu đạt được tổng cộng 18.939 triệu đô la (70,8% GDP) trong
2020 giảm 6,1% so với năm 2019 do sự sụt giảm của các mặt hàng nhập khẩu
chính bao gồm vải, xăng dầu, vật liệu xây dựng và ô tô.
2. Tổng quan kinh tế Việt Nam

Việt Nam nằm ở trung tâm khu vực Đông Nam Á và là đầu mối giao thông từ Ấn
Độ Dương sang Thái Bình Dương. Có vị trí địa - chiến lược trong một khu vực
chiến lược trọng yếu hàng đầu trên thế giới - khu vực châu Á – Thái Bình Dương,
khu vực có hoạt động kinh tế sôi động nhất thế giới. Tạo ra tiềm năng to lớn trong
việc phát triển kinh tế - xã hội của các nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công và khu
vực. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa cùng với sự đa dạng về tài nguyên thiên nhiên
(đất, sinh vật, biển…) và tài nguyên khoáng sản (dầu khí, than đá, apatit, đất hiếm,
đá vôi, quặng titan…) rất thuận lợi cho việc chăn nuôi trồng trọt, phát triển nông
nghiệp, đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản và mở rộng dịch vụ du lịch…

Kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
phát triển, phụ thuộc lớn vào nông nghiệp, du lịch, xuất khẩu thô và các nguồn đầu
tư vốn từ nước ngoài. Hệ thống kinh tế Việt Nam là một hệ thống kinh tế hỗn hợp
và vận hành theo cơ chế thị trường. Tổ chức Thương mại Thế giới công nhận Việt
Nam là nền kinh tế đang phát triển ở trình độ thấp và đang chuyển đổi. Xét về mặt
kinh tế, Việt Nam là quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc (UN), Tổ chức
Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Nhóm Ngân hàng Thế
giới, Ngân hàng Phát triển châu Á, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương, Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương,
ASEAN.

Đổi mới kinh tế và chính trị từ năm 1986 đã thúc đẩy phát triển kinh tế, nhanh
chóng đưa Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới trở
thành quốc gia thu nhập trung bình thấp. Từ 2000 đến 2020, GDP đầu người tăng
7,1 lần, từ 390 USD lên 2.786 USD, với hơn 45 triệu người thoát nghèo.

Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi
đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Năm 2020, tăng
trưởng GDP Việt Nam đạt 2,91%. Việt Nam là một trong số ít quốc gia trên thế
giới tăng trưởng kinh tế dương.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020, quy mô nền kinh tế Việt Nam đạt khoảng
343 tỷ USD, đứng trong top 40 nền kinh tế lớn nhất thế giới và đứng thứ tư
ASEAN; GDP bình quân đầu người đạt 3.521 USD đứng thứ 6 ASEAN. Một số
ngành kinh tế trọng điểm của Việt Nam: nông ngư nghiệp (xuất khẩu gạo đứng thứ
hai thế giới năm 2020 chỉ sau Ấn Độ), ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, công
nghiệp hóa chất, phân bón, du lịch.

Tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam là 287,76 tỷ USD vào
năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Giá trị xuất khẩu của Việt
Nam tăng 8,04 tỷ USD so với 2019. Các mặt hàng xuất khẩu chính là máy móc
thiết bị, phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, gỗ và sản phẩm gỗ,
sắt thép, dệt may, giày dép, xăng dầu… Các thị trường chính là Hoa Kỳ, Trung
Quốc, ASEAN, …

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam là 279,84 tỷ
USD vào năm 2020 theo số liệu mới nhất từ Ngân hàng thế giới. Giá trị nhập khẩu
của Việt Nam tăng 8,47 tỷ USD so với 2019. Các mặt hàng nhập khẩu chính là:
máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, nguyên phụ liệu dệt may, phế liệu sắt
thép… Thị trường chính là Trung Quốc, Hàn Quốc, …

Phần II: Cơ chế hợp tác hiện nay tác động đến kinh tế 2 nƣớc Campuchia -
Việt Nam

1. Các hiệp định/thỏa thuận song phƣơng đã ký kết giữa Campuchia


và Việt Nam

Việt Nam - Campuchia là hai nước láng giềng, có chung 1.137km đường biên giới,
trải dài suốt 10 tỉnh của Việt Nam và 9 tỉnh của Campuchia, quan hệ thương mại
hai nước đã có truyền thống từ lâu đời. Quan hệ Việt Nam - Campuchia là
mối quan hệ song phương giữa 2 nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam và Vương quốc Campuchia. Ngày 24/6/1967, Việt Nam và Campuchia chính
thức thiết lập quan hệ ngoại giao, đặt nền móng cho mối quan hệ ngoại giao đặc
biệt giữa hai nước. Tuy nhiên, mối quan hệ này đã trở nên căng thẳng kéo dài trong
suốt chiến tranh Việt Nam-Campuchia (1976-1990). Sau đó, cả 2 nước đã có
những bước tiến trong việc tạo dựng mối quan hệ hữu nghị bền chặt. Năm 2005,
Việt Nam và Campuchia đã nhất trí phát triển quan hệ hai nước trong thời kỳ mới
theo phương châm 16 chữ “Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác
toàn diện, bền vững lâu dài”.

Các văn bản đã đƣợc hai bên ký kết:

- Hiệp định Thương mại giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và
Chính phủ Hoàng gia Campuchia 24/03/1998: phát triển quan hệ thương mại giữa
hai nước và đẩy mạnh mối quan hệ hữu nghị giữa chính phủ và nhân dân hai nước
trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, …

- Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ Đầu tư giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Vương quốc Campuchia 26/11/2001: tạo điều
kiện thuận lợi cho đầu tư của công dân của một Bên ký kết trên cơ sở bình đẳng,
chủ quyền và cùng có lợi, và Nhận thấy rằng Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ
đầu tư như vậy sẽ giúp cho việc thúc đẩy các hoạt động đầu tư ở cả hai nước.

- Thông tư 17/2011/TT-BCT thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Bản Thỏa thuận về
việc thúc đẩy thương mại song phương giữa Việt Nam và Campuchia 14/04/2011
có hiệu lực từ 01/06/2011: Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc thực hiện
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu X của Việt Nam áp dụng cho hàng hóa có
xuất xứ từ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam xuất khẩu sang Vương quốc
Campuchia và đồng ý chấp nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu S của
Vương quốc Campuchia áp dụng cho hàng hóa có xuất xứ từ Vương quốc
Campuchia xuất khẩu sang nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Bản thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương giữa Chính phủ nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia 26/10/2016:
Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia
Campuchia mong muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước, đặc
biệt thương mại hàng hóa nông sản, thủy sản và sản phẩm công nghiệp với mục
tiêu cải thiện đời sống người dân và đóng góp vào sự phát triển kinh tế bền vững
của mỗi nước.

- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và Campuchia 31/03/2018:
chính phủ hai nước ký kết một Hiệp định về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa
việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập…

- Thỏa thuận về thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại Việt Nam - Campuchia giai
đoạn 2019-2020 ngày 26/02/2019: hai bên cam kết dành cho nhau những ưu đãi về
thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với các mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam và
Campuchia. Phía Việt Nam sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi 0% đối với 26 mặt
hàng khi nhập khẩu vào thị trường Campuchia và Việt Nam cam kết dành ưu đãi
thuế suất thuế nhập khẩu 0% đối với 32 mặt hàng có xuất xứ từ Campuchia.

- Hiệp định và Nghị định thư thực hiện Hiệp định vận tải đường bộ giữa Chính phủ
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia Campuchia,
có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 01 năm 2020: Căn cứ Hiệp định vận tải đường bộ
giữa Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Hoàng gia
Campuchia ký ngày 01 tháng 6 năm 1998 tại Hà Nội

Điều khoản chung về hiệp định :

1. Hai Bên ký kết đồng ý tiến hành vận chuyển hàng hóa và hành khách (kể cả
khách du lịch) qua lại giữa hai nước theo đường bộ qua các cửa khẩu biên giới
được hai Bên thỏa thuận.

2. Hai Bên ký kết có quyền và cơ hội ngang nhau trong việc vận chuyển hàng hóa
và hành khách (kể cả khách du lịch) song phương giữa hai nước.
3. Những vấn đề liên quan đến vận tải đường bộ giữa hai nước như tổ chức và hình
thức vận tải, tuyến đường, giao nhận, kho bãi, phí giao thông và các thứ phí khác
sẽ do cơ quan có thẩm quyền của hai Bên ký kết thỏa thuận.

2. Lợi ích của các hiệp định đối với hợp tác kinh tế 2 nƣớc

Trong những năm gần đây, quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia
có những bước phát triển toàn diện, hợp tác kinh tế giữa hai nước đã và đang phát
triển ngày càng mạnh mẽ. Campuchia là thị trường truyền thống của Việt Nam.
Việt Nam hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Campuchia trên thế giới và là
đối tác thương mại hàng đầu của Campuchia trong các quốc gia ASEAN.
Campuchia là đối tác thương mại thứ 19 của Việt Nam trên thế giới và xếp thứ 6
trong các quốc gia ASEAN. Trong những năm gần đây, kim ngạch thương mại
giữa hai nước luôn duy trì tốc độ tăng trưởng tích cực và ổn định ở mức 9,8%/năm.

a. Ưu đãi về thuế và xuất nhập khẩu giữa hai nước

Lợi thế lớn của DN Việt Nam tại thị trường Campuchia là những ưu đãi đặc biệt
Chính phủ nước này dành riêng cho Việt Nam, tốt hơn hẳn ưu đãi mà Campuchia
cam kết với các nước thành viên ASEAN khác. Từ năm 2006 đến nay, Việt Nam
và Campuchia đã ký và thực hiện thành công hằng năm Bản thỏa thuận thúc đẩy
thương mại song phương, trong đó phía Việt Nam dành ưu đãi cho một số mặt
hàng nông sản của Campuchia xuất khẩu sang Việt Nam với thuế suất nhập khẩu là
0%, trong đó có một số mặt hàng nông sản quan trọng như cao su, hạt điều, sắn lát,
lá thuốc lá, gạo. Bản thỏa thuận này đã giúp nông dân Campuchia có thị trường
tiêu thụ ổn định, lâu dài ở Việt Nam, qua đó giúp cho ngành nông nghiệp của
Campuchia phát triển nhanh và bền vững.
Ngày 26/2/2019 thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam -
Campuchia giai đoạn 2019-2020 được ký kết, trong đó có những ưu đãi về thuế
suất thuế nhập khẩu (0%) đối với các mặt hàng có xuất xứ từ hai nước. Theo bản
thỏa thuận này, Việt Nam được hưởng thuế suất ưu đãi 0% đối với 26 mặt hàng
xuất khẩu sang thị trường Campuchia gồm thịt và phụ phẩm, rau quả tươi hoặc ướp
lạnh (cà chua, súp lơ, củ cải, đậu hạt, bí ngô…) và nhiên liệu diesel. Đối với các
mặt hàng nhiên liệu diesel, đây là lần đầu tiên phía Campuchia dành ưu đãi về thuế
quan đối với sản phẩm nhập khẩu.

Ở chiều ngược lại, Việt Nam cam kết dành ưu đãi thuế suất thuế nhập khẩu 0%
đối với 32 mặt hàng có xuất xứ từ Campuchia như gia cầm sống, thịt và phụ phẩm,
quả chanh, bánh ga tô, thóc gạo, lá thuốc lá nguyên liệu (theo hạn ngạch). Việc
dành ưu đãi thuế quan này tạo điều kiện cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt
Nam có nguồn nguyên liệu (cao su, nguyên liệu thô cho ngành may mặc) để thực
hiện các hợp đồng xuất khẩu sang các nước khác.

Bản Thỏa thuận thúc đẩy thương mại song phương Việt Nam - Campuchia được
dự báo sẽ thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại giữa hai nước, bao gồm thương
mại hàng nông sản và sản phẩm công nghiệp. Việc ký Bản Thỏa thuận sẽ góp phần
vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai nước, đồng thời, tạo điều kiện thuận lợi
cho các mặt hàng có xuất xứ từ mỗi Bên, góp phần cải thiện đời sống của người
dân, đặc biệt là người dân sinh sống ở khu vực biên giới, và đóng góp vào sự phát
triển kinh tế bền vững của mỗi nước, trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

b. Lợi ích về thương mại dịch vụ

Địa phương và doanh nghiệp hai nước đã phối hợp chặt chẽ, triển khai các hoạt
động hợp tác quan trọng trên tất cả các lĩnh vực thương mại, đầu tư, du lịch và giao
lưu nhân dân, góp phần đưa mối quan hệ hữu nghị, truyền thống và hợp tác toàn
diện giữa Việt Nam và Campuchia tiếp tục phát triển vì lợi ích của hai nước.
Năm 2018, các hoạt động thương mại giữa Việt Nam – Campuchia diễn ra sôi
động, kim ngạch xuất, nhập khẩu giữa hai nước đạt tốc độ tăng trưởng nhanh và
đạt 4,7 tỷ USD, tăng 23,8% so với năm 2017

Về du lịch, du khách Việt Nam vẫn luôn đạt số lượt người cao nhất sang
Campuchia hàng năm. Năm 2015 có khoảng 1 triệu lượt khách Việt Nam thăm
Campuchia, khách Campuchia sang Việt Nam đạt khoảng gần 210.000 lượt khách,
điều này thúc đẩy phát triển về ngành dịch vụ cho cả hai nước.

c. Lợi ích về đầu tư

Campuchia miễn thuế doanh nghiệp lên đến tám năm và miễn thêm lợi nhuận, nếu
được tái đầu tư trong nước, là một trong những ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư
Việt Nam. Miễn hoàn toàn thuế và thuế nhập khẩu và xuất khẩu cho hầu hết các
ngành công nghiệp cũng có sẵn.

Việt Nam là nhà đầu tư lớn thứ 3 của Campuchia. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu
tư vào Campuchia tập trung vào các lĩnh vực: nông nghiệp, ngân hàng, viễn thông
- công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến - chế tạo…, không chỉ thành
công về mặt tài chính cho doanh nghiệp mà đã đóng góp thiết thực vào việc phát
triển kinh tế và công tác an sinh xã hội của Vương quốc Campuchia. Nhìn chung,
các dự án đầu tư của Việt Nam tại Campuchia đã triển khai tốt, tập trung vào hầu
hết các ngành, lĩnh vực quan trọng của Campuchia. Trong đó, Việt Nam chiếm gần
70% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực nông lâm nghiệp và 9,4% trong lĩnh vực tài
chính, ngân hàng và bảo hiểm ở Campuchia. Các dự án còn lại nằm trong các lĩnh
vực khoáng sản, công nghiệp chế biến chế tạo, vận tải kho bãi, thương mại xuất -
nhập khẩu, y tế, xây dựng, du lịch - khách sạn, bất động sản, sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí và các dịch vụ khác.

Một số doanh nghiệp lớn khác của Việt Nam đã đầu tư vào đất nước chùa
tháp thời gian qua như Tập đoàn Viễn thông quân đội (Viettel), Tập đoàn Công
nghiệp Cao su Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam (VietNam Airlines), Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai, Tập đoàn Quốc tế
Năm Sao, Công ty TNHH VinaCapital, Tổng công ty Lương thực miền Nam
(Vinafood 2), Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin),
Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (Saigontourists), Liên hiệp hợp tác xã thương mại
Tp. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op)…

Đầu tư của Việt Nam tại Campuchia tăng mạnh từ năm 2009 đến năm 2015,
nhưng có xu hướng chững lại từ năm 2016 - 2018.

Trong 10 tháng đầu năm 2020, có thêm 9 dự án đầu tư mới của Việt Nam
sang Campuchia đưa tổng số dự án đầu tư của Việt Nam còn hiệu lực tại
Campuchia lên 186 dự án với tổng vốn đăng ký đạt 2,76 tỷ USD và Campuchia
đứng vị trí thứ 3 trong số 78 quốc gia, vùng lãnh thổ mà Việt Nam có đầu tư ra
nước ngoài.

Tính đến 12/2019, Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng
vốn đăng ký đạt 63,7 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ
có hoạt động đầu tư tại Việt Nam, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm
nghiệp, thủy sản, tiếp sau là lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải kho bãi, công
nghệ chế biến chế tạo. Riêng 7 tháng đầu năm 2019, Campuchia đầu tư vào Việt
Nam 2 dự án đầu tư mới và 7 lượt góp vốn mua cổ phần DN Việt Nam, với tổng
vốn đăng ký là 3,2 triệu USD.

d. Lợi ích về nguồn lao động giữa hai nước

Hiện nay, Hiệp hội Các nhà đầu tư Việt Nam tại Campuchia có trên 200 thành
viên, tập trung vào các dự án nông nghiệp, trồng cây công nghiệp và dệt may, hàng
tiêu dùng, viễn thông, ngân hàng, tài chính. Có nhiều ưu đãi về lao động xuất khẩu
giữa hai nước, lao động đi theo dự án được cấp visa dài hạn một năm, cấp nhiều
lần tùy theo nhu cầu.
Hơn nữa, điều kiện đi xuất khẩu lao động Campuchia và chi phí đi xuất khẩu lao
động Campuchia cũng rất đơn giản và rẻ nên ngày càng có nhiều lao động Việt
Nam sang Campuchia làm việc.

Chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia và việc ký
kết Bản ghi nhớ trong lĩnh vực lao động giữa hai Bộ năm 2017 đánh dấu một bước
tiến mới, một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác giữa hai Bộ nói riêng và góp
phần vào thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Campuchia nói chung. Chính phủ
Việt Nam và Bộ LĐ-TB&XH luôn khuyến khích các tỉnh có chung đường biên
giới với Campuchia tăng cường và đẩy mạnh các hoạt động hợp tác trong quản lý
lao động di cư, xoá đói giảm nghèo, dạy nghề, chữa bệnh cho người nghèo.

Việc hợp tác giữa 2 quốc gia láng giềng chung đường biên giới này đang ngày
càng được củng cố hướng tới một tương lai hợp tác bền vững, mở ra nhiều cơ hội
cho lao động. Việt Nam cũng đang gia tăng các số lượng học bổng đào tạo dạy
nghề cho 2 quốc gia Lào và Campuchia và huấn luyện cho tham gia các cuộc thi
nhằm nâng cao tay nghề.

Phần III: Quan hệ hợp tác kinh tế Campuchia – Việt Nam

1. Quan hệ thƣơng mại Campuchia – Việt Nam

 Các chính sách thương mại giữa Việt Nam và Campuchia

Trong lĩnh vực thương mại, hai nước đã thành lập Ủy Ban hỗn hợp về kinh tế, văn
hóa, khoa học kỹ thuật vào tháng 4 năm 1994. Đến nay Ủy Ban này đã tiến hành
được 18 kỳ họp. Tại mỗi kỳ họp của Ủy ban hỗn hợp, hai nước kiểm điểm việc
thực hiện các kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, thương mại,
quân sự, an ninh..., đồng thời đưa ra các kế hoạch mới cho những năm tiếp theo.

Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Thương nghiệp Campuchia đã ký kết, ban hành
các văn bản quan trọng sau nhằm thúc đẩy và phát triển thương mại:
- Hiệp định thương mại giữa hai chính phủ Việt Nam - Campuchia
(1978)
- Hiệp định thương mại Việt Nam - Campuchia (1998)
- Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư (26/11/2001)
- Hiệp định mua bán và trao đổi hàng hóa và dịch vụ thương mại tại
khu vực biên giới giữa hai nước (26/11/2001)
- Hiệp định về chống buôn lậu và vận chuyển hàng hóa trái phép qua
biên giới Việt Nam – Campuchia (tháng 8 năm 2002)
- Hiệp định miễn thị thực Việt Nam – Campuchia (4/11/2008)
- Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và Campuchia
(4/11/2008)
- Hiệp định vận tải đường thủy Việt Nam – Campuchia (18/12/2009)
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần giữa Việt Nam và Campuchia (2018)

Bên cạnh đó hai nước đã đưa ra những ưu đãi về thuế xuất nhập khẩu cho các loại
hàng hóa của doanh nghiệp hai bên. Phía Việt Nam sẽ áp dụng thuế suất 0% cho
phía Campuchia gồm 31 mặt hàng như gia cầm sống, thịt và phụ phẩm gia cầm,
chanh, lúa gạo, chế phẩm chứa thịt lợn (dạng đóng bao bì kín để bán lẻ), lá thuốc lá
nguyên liệu (theo hạn ngạch) … Phía Campuchia sẽ áp dụng thuế suất thuế xuất
nhập khẩu 0% đối với 26 mặt hàng của Việt Nam khi nhập khẩu vào thị trường
Campuchia gồm: thịt và phụ phẩm, rau quả tươi hoặc ướp lạnh (cà chua, súp lơ, củ
cải, đậu hạt, bí ngô, dứa, xoài, măng cụt, cam...) và nhiên liệu diesel.

● Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Campuchia


Giá trị xuất, nhập khẩu của Campuchia với Việt Nam
(USD)
3000000000,00 2,72 tỷ 2,66 tỷ
2500000000,00 2,22 tỷ

2000000000,00 1,68 tỷ
1,42 tỷ
1500000000,00

1000000000,00

325,8 triệu 361,82 triệu 359,2 triệu 378,4 triệu


500000000,00 229,1 triệu

0,00
2016 2017 2018 2019 2020

Xuất khẩu Nhập khẩu

Xét qua các năm thấy có sự chênh lệch lớn về kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam vào Campuchia. Campuchia nhập siêu từ Việt Nam trong
nhiều năm liên tiếp. Điều đó cho thấy các sản phẩm của Việt Nam đáp ứng được
yêu cầu, nhu cầu của nước bạn.

(So với tổng kim Tỷ trọng xuất khẩu Tỷ trọng nhập khẩu hàng hóa
ngạch xuất/nhập khẩu hàng hóa Campuchia Việt Nam vào Campuchia
của Campuchia) sang
2016 4,15% 12,6%
2017 5,37% 13,4%
2018 4,84% 13,5%
2019 3.52% 15,4%
2020 2,2% 15,08%

● Xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia


Campuchia là thị trường tiêu thụ rất tốt nhiều sản phẩm có thế mạnh của Việt Nam
như: sắt thép, dệt may, nguyên phụ liệu dệt may, sản phẩm nhựa, máy móc thiết bị
và phụ tùng, phân bón các loại… Trong năm 2020, Việt Nam là đối tác nhập khẩu
hàng hóa lớn thứ 11 trong số 153 thị trường xuất khẩu của Campuchia. Từ năm
2016 đến nay, xuất khẩu hàng hóa sang Campuchia có xu hướng tăng đều qua các
năm. Tuy nhiên do ảnh hưởng bởi dịch COVID – 19, nền kinh tế kém phát triển,
lưu thông hàng hóa gặp khó khăn nên trong năm 2020 kim ngạch xuất khẩu sang
Campuchia giảm 0,0025% so với 2019.

Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Campuchia
(USD)
3000000000,00
2,72 tỷ 2,66 tỷ

2500000000,00
2,22 tỷ

2000000000,00
1,68 tỷ
1,42 tỷ
1500000000,00

1000000000,00

500000000,00

0,00
2016 2017 2018 2019 2020

● Nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam từ Campuchia


Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang
Campuchia (USD)
450000000,00
387,4 triệu
400000000,00 361,8 triệu 359,2 triệu
350000000,00 325,8 triệu
300000000,00
250000000,00 299,1 triệu

200000000,00
150000000,00
100000000,00
50000000,00
0,00
2016 2017 2018 2019 2020

Cùng với đó thì Campuchia cũng giao thương hàng hóa với hầu hết các nước thành
viên ASEAN.

Campuchia xuất khẩu sang các nước thành viên ASEAN


3E+09
2,6 tỷ
2,5E+09

2E+09

1,5E+09

1E+09 653 triệu


387 triệu
500000000
99 triệu 34,1 triệu 34,4 triệu 12,3 triệu 3,2 triệu 1,3 triệu
0
Singapore Thái Lan Việt Nam Malaysia Philippines Indonesia Brunei Myanma Lào

2016 2017 2018 2019 2020

Singapore là thị trường có kim ngạch xuất khẩu thường xuyên có biến động. Việt
Nam là một nước có kim ngạch xuất khẩu ổn định so với các thành viên ASEAN
khác.
Campuchia nhập khẩu từ các nước thành viên ASEAN
3,5E+09

3E+09 2,9 tỷ
2,7 tỷ
2,5E+09

2E+09

1,5E+09
984 triệu
1E+09 665 triệu
500000000 346 triệu
33 triệu 0 25 triệu 103 triệu
0
Singapore Thái Lan Việt Nam Malaysia Philippines Indonesia Brunei Myanma Lào

2016 2017 2019 2020

Trong 5 năm gần đây, Việt Nam là thị trường nhập khẩu lớn thứ 2 trong các nước
thành viên ASEAN.

2. Quan hệ đầu tƣ Campuchia-Việt Nam

2.1. Tình hình đầu tư của DN Campuchia tại Việt Nam:

Trong các chuyến thăm, tiếp xúc và gặp gỡ, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai Nhà
nước đều nhấn mạnh quyết tâm cùng nhau vun đắp quan hệ đoàn kết, hữu nghị trên
nền tảng lịch sử giữa hai nước Việt Nam và Cam-pu-chia; đồng thời khẳng định,
quan hệ giữa hai Đảng, hai Nhà nước đang phát triển ngày càng sâu rộng, thiết
thực và hiệu quả trên các lĩnh vực, trở thành tài sản chung quý báu của hai dân tộc,
góp phần tạo dựng môi trường hòa bình, ổn định và phát triển lâu dài.

Vào năm 2018 Campuchia có 18 dự án đầu tư ở Việt Nam với tổng trị giá 58,1
triệu USD.

Tính đến 12/2019, Campuchia có 21 dự án đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đăng
ký đạt 63,7 triệu USD, đứng thứ 54 trong 132 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt
động đầu tư tại Việt Nam, tập trung chủ yếu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy
sản, tiếp sau là lĩnh vực kinh doanh thương mại, vận tải kho bãi, công nghệ chế
biến chế tạo. Riêng 7 tháng đầu năm 2019, Campuchia đầu tư vào Việt Nam 2 dự
án đầu tư mới và 7 lượt góp vốn mua cổ phần DN Việt Nam, với tổng vốn đăng ký
là 3,2 triệu USD.

2.2. Tình hình đầu tư của DN Việt Nam tại Campuchia:

Trong những năm qua, thành công từ các hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt
Nam tại Campuchia đã góp phần tạo nền tảng vững chắc, thúc đẩy mối quan hệ
hợp tác kinh tế giữa hai nước. Có thể nói, hoạt động đầu tư của doanh nghiệp Việt
Nam sang Campuchia được bắt đầu vào năm 1999. Dự án đầu tư đầu tiên của Việt
Nam sang Campuchia được cấp phép là dự án sản xuất, chế biến bột mì vào năm
1999. Ba năm sau (năm 2002), Việt Nam có tiếp 2 dự án đầu tư sang Campuchia
và từ năm 2005 việc đầu tư sang Campuchia của DN Việt Nam mới được triển
khai thực hiện một cách liên tục và mạnh mẽ.

Các dự án đầu tư của DN Việt Nam chủ yếu tập trung tại Thủ đô Phnom Penh, tiếp
đến là các tỉnh giáp biên giới với Việt Nam (Ratanakiri, Kratie, Mondulkiri,
Kompong Cham, Kandal, Svay Rieng), thứ ba là tỉnh Kampong thom và Stung
Treng, các tỉnh còn lại mỗi tỉnh có từ 1-2 dự án.

Để thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, đầu tư giữa hai nước có bước phát triển mạnh
trong những năm qua: Hai bên cũng tổ chức nhiều sự kiện quan trọng, như Diễn
đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Campuchia, Hội nghị xúc tiến đầu tư Việt Nam -
Campuchia nhằm thúc đẩy hợp tác đầu tư giữa hai nước ngày càng đi vào chiều
sâu và hiệu quả. Nhờ đó, hoạt động đầu tư của Việt Nam vào Campuchia có sự
chuyển biến mạnh mẽ với vai trò quan trọng của các tập đoàn, tổng công ty, doanh
nghiệp lớn. Xuất hiện nhiều điểm sáng trong quan hệ hợp tác kinh tế Việt Nam -
Cam-pu-chia, như trong năm 2016, Liên doanh Vinamilk khánh thành Nhà máy
sữa Angkor; Nhà máy chế biến mủ cao su của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt
Nam (VRG) xây dựng tại tỉnh Kampong Thom... Hiện có nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đang nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, vươn lên đầu tư, làm ăn hiệu quả tại
Campuchia, được phía Campuchia đánh giá, như Tập đoàn Viễn thông Viettel, Tập
đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG), Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN)
đã không chỉ đầu tư, kinh doanh hiệu quả, thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng
thuế mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống, đóng
góp tích cực vào an sinh xã hội, tăng thu ngân sách, thúc đẩy phát triển hạ tầng và
tạo việc làm cho hàng vạn lao động Campuchia. Sự thúc đẩy hợp tác song phương
về kinh tế đã trở thành chất kết dính tình đoàn kết và hữu nghị của hai dân tộc Việt
Nam và Cam-pu-chia ngày càng bền chặt.

 Năm 2018:

Việt Nam có khoảng 206 dự án đầu tư tại Campuchia với tổng số vốn đăng ký là
3,02 tỷ USD, nằm trong 5 nước có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại
Campuchia.

 Năm 2019:

Theo báo Khmer Times phiên bản tiếng Anh dẫn báo cáo kinh tế của Ngân hàng
trung ương Campuchia (NBC) cho biết nước này đã thu hút được gần 3,6 tỷ USD
đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong năm 2019, tăng 12% so với năm trước đó.
Theo báo cáo này, 43% vốn FDI đổ vào Campuchia năm 2019 đến từ Trung Quốc,
Hàn Quốc (11%), Việt Nam (7%), (Singapore 6%), Nhật Bản (6%) và số còn lại
đến từ các quốc gia khác.
Báo cáo này cũng dự báo dòng vốn FDI đổ vào Campuchia sẽ tăng 10% trong năm
2020, đạt 3,95 tỷ USD.

Tính đến tháng 9/2019, Việt Nam đã có 178 dự án đang được đầu tư sang
Campuchia với tổng vốn đăng ký khoảng 2,8 tỷ USD. Campuchia đứng thứ 3 trong
số 76 quốc gia và vùng lãnh thổ có hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam.
Riêng trong 9 tháng năm 2019, vốn đầu tư vào Campuchia của Việt Nam đã đạt
khoảng 50,4 triệu USD, tăng 49,5% so với cùng kỳ năm 2018. Hoạt động đầu tư
của Việt Nam tại Campuchia tập trung vào các lĩnh vực như nông nghiệp, ngân
hàng, viễn thông-công nghệ thông tin, sản xuất công nghiệp, chế biến - chế
tạo...Đến nay, nhiều dự án đã đi vào hoạt động ổn định, lâu dài và có hiệu quả,
đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương

Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư vào Campuchia vào cụ thể như: Nông lâm
nghiệp với số vốn đăng ký là 2,1 tỷ USD (chiếm 69,1 % tổng số vốn đăng ký), lĩnh
vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm có số vốn đăng ký là 370,1 triệu USD (chiếm
12%); lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin có số vốn đăng ký là 204,3 USD
(chiếm 6,6 %),... Số dự án còn lại thuộc các lĩnh vực hàng không, khoáng sản,
công nghiệp chế biến, chế tạo kho bãi, xây dựng, du lịch...không chỉ thành công về
mặt tài chính cho doanh nghiệp mà đã đóng góp thiết thực vào việc phát triển kinh
tế và công tác an sinh xã hội của Vương quốc Campuchia.

 Năm 2020:
Theo thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính riêng năm 2020 đã có 220 dự án
của Việt Nam đã được Chính phủ Campuchia cấp phép đầu tư với tổng số vốn đạt
gần 5,3 tỷ USD, chiếm 15,2 % tổng số dự án. Hoạt động của các dự án đầu tư của
Việt Nam vào Campuchia đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội 2 nước,
nhất là các tỉnh biên giới; tạo việc làm ổn định cho hàng vạn lao động; nhiều hàng
nông sản Campuchia xuất sang châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc,… đều do doanh
nghiệp Việt Nam đầu tư, như:

- Dự án y tế của Bệnh viện Chợ Rẫy- Phnom Penh: 500 triệu USD.

- Dự án Trồng cao su, nuôi bò sữa của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai: 300 triệu
USD.

- Dự án hàng không của Công ty Viettel: 150 triệu USD.

- Dự án sản xuất phân bón của Công ty Phân bón Năm Sao: 100 triệu USD

Ngoài ra, Việt Nam đã vươn lên đứng vị trí thứ 3 về số vốn đầu tư trong số khoảng
70 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư vào Campuchia. Tính đến hết năm 2020 đã
có khoảng 50 dự án lớn được hoàn thành và đưa vào hoạt động tại Campuchia với
tổng số vốn đầu tư đạt khoảng 1,5 tỷ USD.

 Năm 2021:

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, trong 8 tháng đầu năm, các doanh nghiệp
Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài 40 dự án, với tổng vốn đăng ký đầu tư mới
khoảng 150,1 triệu USD, trong đó vốn đầu tư vào Campuchia là 89,4 triệu USD,
chiếm 15,5%

Tóm lại, Các dự án đầu tư của Việt Nam tại Campuchia có đóng góp nhiều mặt cho
phát triển kinh tế-xã hội của Campuchia, đã được Chính phủ và nhân dân nước này
ghi nhận và đánh giá cao giúp tạo quan hệ hữu nghị hợp tác truyền thống giữa hai
nước luôn được duy trì và ngày càng phát triển tốt đẹp
3. Quan hệ lao động Campuchia- Việt Nam:

● Chính sách hợp tác lao động của Campuchia-Việt Nam:

Ngày 22/3/2017, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt Nam và Bộ Lao
động và Dạy nghề Campuchia đã ký kết Bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực lao
động. Bản ghi nhớ hợp tác giữa Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội Việt
Nam và Bộ Lao động và Đào tạo nghề Campuchia có mục đích nhằm tăng
cường hợp tác, trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, phối hợp nghiên cứu trong lĩnh
vực việc làm và đào tạo nghề, tuân thủ và thực thi pháp luật, thanh tra lao động,
giải quyết tranh chấp lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động, an toàn vệ
sinh lao động. Đặc biệt, Bản ghi nhớ đã thống nhất sự hợp tác trong việc quản
lý lao động di cư vì việc làm giữa hai nước, tạo điều kiện cho lao động ở khu
vực biên giới trong việc đăng ký các giấy tờ hợp pháp theo pháp luật quy định
cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho những lao động đã được cấp giấy tờ lao
động được tiếp tục làm việc, sinh sống hợp pháp. Mở rộng quan hệ lao động ở
các vùng biên giới giữa hai nước đồng thời tham gia chung và đồng thuận với
nhau trong các diễn đàn ASEAN, APEC và các quan hệ APEC 2017… Thông
qua đó, Bản ghi nhớ sẽ tạo động lực thúc đẩy phát triển hợp tác trên các lĩnh
vực như lao động, việc làm, phúc lợi xã hội, …

Về phía Ngài Ith Samheng, Bộ trưởng Bộ Lao động và Đào tạo nghề
Campuchia đã đánh giá cao quan hệ hợp tác giữa hai bên, đồng thời, ghi nhận
những đề nghị của Việt Nam trong việc chỉ đạo các cơ quan liên quan tiếp tục
quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện cho lao động Việt Nam làm việc tại
Campuchia, đặc biệt lao động Việt Nam ở khu vực biên giới được tiếp tục làm
ăn, sinh sống hợp pháp.

Việc hợp tác giữa 2 quốc gia láng giềng chung đường biên giới này đang ngày
càng được củng cố hướng tới một tương lai hợp tác bền vững, mở ra nhiều cơ
hội cho lao động. Việt Nam cũng đang gia tăng các số lượng học bổng đào tạo
dạy nghề cho 2 quốc gia Lào và Campuchia và huấn luyện cho tham gia các
cuộc thi nhằm nâng cao tay nghề.

● Xuất khẩu lao động:

Tình hình chính trị khu vực Trung Đông diễn ra phức tạp khiến nhu cầu tiếp
nhận lao động nước ngoài nơi đây suy giảm nghiêm trọng. Một phần bởi sự no
ngại về an ninh nơi đây nên tỷ lệ lao động tham gia thị trường này suy giảm
trầm trọng. Trong khi đó các thị trường lao động lớn như Malaysia, Đài Loan
gần như bão hòa. Hai thị trường truyền thống là Nhật Bản và Hàn Quốc tỏ thái
độ quan ngại và ngày càng khắt khe hơn đối với lao động Việt Nam sang làm
việc bởi tỷ lệ lao động bỏ trốn quá cao. Do đó các doanh nghiệp xuất khẩu lao
động trong nước đang có xu hướng khai thác các thị trường khu vực Đông Nam
Á tiêu biểu là thị trường lao động Campuchia. Hiện mỗi năm Việt Nam có
khoảng 7.000 – 10.000 lao động tham gia xuất khẩu lao động sang Campuchia.

Theo Cục Quản lý lao động ngoài nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
thị trường Campuchia hiện có nhu cầu khá lớn trong lĩnh vực lao động kỹ thuật
và quản lý các ngành xây dựng, kỹ sư công trình hay nhân viên ngành tài chính
ngân hàng. Với những lĩnh vực ấy người lao động chỉ phải bỏ ra chi phí khoảng
3.500 USD cho một hợp đồng lao động 2 năm với mức thu nhập bình quân từ
15 – 23 triệu đồng. Campuchia được đánh giá là thị trường có chi phí rẻ nhất,
dịch vụ gần như bằng không. Như vậy chỉ sau nửa năm là có thể thu hồi lại số
vốn ban đầu bỏ ra. Với mức chi phí chỉ bằng một nửa mà mức thu nhập cũng
không hề kém cạnh so với thị trường Đài Loan và Malaysia. Đây được xem là
thị trường tiềm năng đối với ngành xuất khẩu lao động ở nước ta và cũng đang
được đánh giá là điểm đến mới cho các lao động có trình độ cao, cạnh tranh ở
các ngành thế mạnh của Việt Nam như: kỹ sư nông nghiệp, hóa chất, dược
liệu, ... Do đó Campuchia là một thị trường đáng để lao động Việt hướng tới.

 Các hợp tác đầu tư của Việt Nam vào Campuchia đã thu hút rất nhiều người
lao động:
Chẳng hạn, công ty THADI của Việt Nam đã mở rộng và phát triển trong nhiều
hoạt động như trồng cây ăn trái, ngũ cốc, lâm nghiệp, cung ứng vật tư nông
nghiệp và chăn nuôi gia súc, thu hút khoảng 3.500 lao động người địa phương.
Đặc biệt, trong bối cảnh nhiều ngành kinh tế của Campuchia sa sút, hàng chục
nghìn người lao động thất nghiệp hoặc nghỉ việc tạm thời trong các lĩnh vực
như dệt may và du lịch do tác động của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19
kể từ đầu năm 2020, hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp của THADI
được duy trì ổn định, phát huy thế mạnh và tính bền vững, tạo nhiều việc làm
cho Campuchia. Bất chấp bối cảnh kinh tế khó khăn chung tại đất nước Chùa
tháp, các nông trường của THÁI đang nỗ lực tạo nhiều công ăn việc làm ổn
định cho người nghèo Campuchia với mức thu nhập khá (lương khởi điểm là
khoảng 250 USD/tháng, sau có thể tăng dần lên mức 350 USD/tháng và 400
USD/tháng nếu làm thêm giờ).

4. Xu hƣớng phát triển kinh tế

4.1. Xu hướng hợp tác phát triển kinh tế của Campuchia

- Thúc đẩy mạnh mẽ hợp tác kinh tế, xây dựng và thực hiện cơ chế mở cửa thông
thoáng cho các hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa, du lịch liên quốc gia, hợp tác
lao động, thủ tục hải quan, xuất, nhập cảnh và các quy chế về thương mại, tạo điều
kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư vào thị trường của nhau. Đồng thời,
hoàn thiện cơ chế và chính sách ưu đãi các doanh nghiệp về đào tạo lao động, hỗ
trợ doanh nghiệp mở rộng sản xuất, kinh doanh, thực hiện xúc tiến đầu tư, thương
mại, tổ chức các diễn đàn, tham gia hội chợ, xúc tiến thị trường tại Cam-pu-chia;
đa dạng hóa các hoạt động đầu tư đến các nước và ngược lại. Tập trung vào các thị
trường có tiềm năng và thế mạnh như: bưu chính, viễn thông, xuất khẩu hàng hóa,
điện, chế biến nông sản, cây công nghiệp có giá trị lớn, dịch vụ tài chính, ngân
hàng, du lịch... Đồng thời, tập trung vào các chương trình mang tính xã hội cao;
tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát, bảo đảm thực hiện đúng mục đích, hiệu
quả.

- Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển cả về trình độ và tính chất.
Hội nhập quốc tế là để theo đuổi lợi ích, mục tiêu của mình thông qua việc tự giác
hợp tác liên kết với các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế trên nhiều lĩnh vực
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng…) dựa trên sự chia sẻ về
nhận thức, lợi ích, giá trị, nguồn lực, quyền lực và chủ động chấp nhận, tiếp thu
tham gia xây dựng các luật chơi chung, chuẩn mực chung trong khuôn khổ các
định chế hoặc tổ chức quốc tế.

- Xu thế phát triển mạnh mẽ khoa học - công nghệ. Cuộc Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư đang diễn ra rất mạnh mẽ, trở thành một trong những xu thế phát triển
mới của đời sống nhân loại trong giai đoạn hiện nay của thời đại. Thúc đẩy quá
trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế có những bước tiến mới mạnh mẽ hơn, làm
cho các nước có cơ hội mới và cũng đứng trước những thách thức mới. Với tốc độ
phát triển cao, thay đổi nhanh chóng và sự kết hợp nhiều công nghệ khác nhau, loài
người đứng trước sự thay đổi lớn và khả năng phát triển chưa từng có.

4.2. Xu hướng hợp tác phát triển kinh tế của Việt Nam

- Tập trung huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực bồi đắp nội lực của nền kinh
tế, để có thể ứng phó hiệu quả với những chuyển dịch, biến động lớn của nền kinh
tế toàn cầu. Cùng với việc tận dụng giao thương để thúc đẩy tăng trưởng, tận dụng
các lợi thế có được từ các FTA thế hệ mới, như Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến
bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam
và EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), … củng cố
nội lực bằng việc quyết liệt thực hiện cơ cấu lại kinh tế, phát triển đồng bộ các
ngành kinh tế quan trọng gắn với thương mại xuất, nhập khẩu và khai thông thị
trường nội địa. Bên cạnh việc tiếp tục mở rộng và đa dạng hóa thị trường toàn cầu,
cần tranh thủ những ngành công nghệ có thể đem lại hiệu quả, chất lượng cao; phát
triển công nghiệp phụ trợ, chủ động nguồn lực từ trong nước thông qua thu hút
nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), đón đầu làn sóng dịch chuyển vốn
FDI của các công ty đa quốc gia đến Việt Nam. Tập trung cải thiện môi trường
pháp lý, kinh doanh thuận lợi và minh bạch, loại bỏ những thủ tục gây chậm trễ,
rườm rà để thu hút hơn nữa FDI từ các tập đoàn lớn ở châu Âu, ASEAN, Nhật
Bản, Hàn Quốc và Mỹ, …

- Đẩy mạnh khai thác thị trường nội địa, nhất là trong các khâu thu mua nguyên
liệu nông sản bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa phát triển vùng sản xuất nguyên liệu
với công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Tập trung phát triển mạnh các vùng sản
xuất, các khu công nghiệp, khu kinh tế để chủ động hơn nguồn cung ứng nguyên
liệu trong nước; khuyến khích sản xuất linh kiện, sản phẩm trung gian thay thế
nhập khẩu. Hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm nguồn cung thay thế thông qua việc tăng
cường liên kết, tận dụng tối đa các thị trường mới mở ra từ các FTA thế hệ mới.
Xem xét, ưu tiên triển khai và hỗ trợ tối đa về nguồn lực đối với các dự án quan
trọng liên quan đến các ngành công nghiệp năng lượng, giao thông, vận tải và công
nghệ - thông tin, các loại hình kinh tế số, dịch vụ từ xa…

- Tận dụng tối đa những lợi thế mà cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đem lại
cho tăng trưởng kinh tế. Vì đổi mới công nghệ sẽ là động lực tăng trưởng kinh tế,
mà biểu hiện rõ nét nhất ở sự gia tăng các hoạt động và ứng dụng chuyển đổi số,
các loại hình kinh tế số, phát triển kinh tế nền tảng và các dịch vụ phi tiếp xúc
truyền thống; đẩy mạnh xử lý trực tuyến dịch vụ công; phát triển các ứng dụng
thương mại điện tử, ngân hàng số (digital banking)… Tận dụng những cơ hội và
tiềm năng vốn có của mình để có thể trở thành công xưởng sản xuất smartphone
hoặc đồ gia dụng thông minh của thế giới. Điều này giúp Việt Nam tăng thêm mức
độ ảnh hưởng trong chuỗi sản xuất của thế giới và cạnh tranh để trở thành nơi sản
xuất chất lượng của các tập đoàn lớn trên thế giới. Cần nhận diện các cơ hội đầu tư
một cách thông minh, hướng tới phát triển bền vững, quyết không đánh đổi an ninh
và môi trường để thu lợi nhuận, tăng trưởng kinh tế trong thời gian ngắn.
Phần IV: Những thuận lợi, khó khăn, thách thức trong hoạt động hợp tác
kinh tế giữa Campuchia và Việt Nam.

1. Thuận lợi

Việt Nam có chung đường biên giới hữu nghị, hòa bình với Campuchia nên rất
thuận lợi cho trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp và cư dân biên giới. Trong
những năm vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã dành sự quan tâm rất lớn đến vậy xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng ở biên giới cũng như thương mại biên giới với
Campuchia.

Các cửa khẩu, đường xá, chợ biên giới đã được nâng cấp đảm bảo cho vận chuyển
hàng và người qua biên giới ngày càng gia tăng. Bên cạnh hạ tầng cứng, chúng ta
cũng đã dần hoàn thiện các khung pháp lý trong nước và hiệp định, thỏa thuận về
thương mại biên giới (hạ tầng mềm).

Xuất phát từ những đặc điểm mang tính cơ cấu của nền kinh tế, Campuchia có nhu
cầu rất lớn đối với nhiều sản phẩm hàng hóa mà Việt Nam có thể thế mạnh như:
hàng hóa tiêu dùng, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng…

Đồng thời, Campuchia cũng là thị trường cung cấp rất tốt các sản phẩm đầu vào
sản xuất cho Việt Nam phục vụ sản xuất và tiêu dùng trong nước, chế biến hàng
xuất khẩu như: hàng nông - lâm sản thô (sắn, điều, ngô…), nhiên liệu khoáng,
quặng...

Bên cạnh đó, đầu tư của Việt Nam sang Campuchia khá lớn, góp phần làm tăng
kim ngạch nhập khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng, máy móc…từ Việt Nam.

Cả hai nước đều là thành viên của ASEAN và đều được hưởng lợi từ những cam
kết trong khu vực. Theo cam kết và lộ trình giảm thuế Hiệp định Thương mại hàng
hóa ASEAN (ATIGA), hầu hết các mặt hàng xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và
Campuchia (trừ một số mặt hàng bảo lưu) đều được hưởng thuế từ 0-5%.

2. Khó khăn

2.1. Khó khăn trong quá trình hoạt động kinh tế giữa Việt Nam và
Campuchia

Campuchia và Việt Nam bắt tay xây dựng đất nước trong điều kiện thiếu thốn về
nhiều mặt cả hai nước đều là những nền kinh tế nghèo lạc hậu, có sở hạ tầng, dịch
vụ còn yếu kém, nhất là Campuchia. Những nhân tố khó khăn thuộc về khách quan
đó là điểm xuất phát của Campuchia và Việt Nam rất thấp so với các nước trong
khu vực, mặc dù những năm qua cả hai nước đều đạt tốc độ phát triển tương đối
cao nhưng vẫn đang còn tồn tại nguy cơ tụt hậu so với thế giới. La Hán nước có
mức độ phát triển không quá chênh lệch do đó cả Campuchia và Việt Nam đều khó
khăn trong việc bổ sung cho nhau những lợi thế để so sánh trong phát triển. Chị ghi
điều này đã tác động không thuận chiều đến mối quan hệ toàn diện giữa hai nước
trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay một khi triển
khai các chương trình hợp tác giữa hai nước phải cần tới nguồn vốn và nguồn nhân
lực trình độ cao thì đó không phải là thế mạnh sẵn sàng của hai nước.

- Yếu tố văn hóa

Sự khác biệt về một yếu tố văn hóa gồm những vấn đề do lịch sử để lại giữa hai
nước vẫn có thể là rào cản cho sự phát triển hợp tác giữa Campuchia và Việt Nam.
Trong quan hệ hai nước một số vấn đề do lịch sử chưa được giải quyết triệt để như
vấn đề về biên giới trên bộ và trên biển, Việt kiều, Cộng đồng Khmer Nam Bộ...
Đã nhiều lần làm căng thẳng trong quan hệ Campuchia Việt Nam. Đặc biệt nguy
hiểm hơn khi có lực lượng phản động và một số Đảng phái đối lập không mong
muốn có quan hệ thân thiết với Việt Nam luôn lợi dụng những vấn đề nhạy cảm
này để kích động chống phá sự nghiệp xây dựng và phát triển của mỗi nước cũng
như hợp tác hai bên, làm cho tình hình kinh tế xã hội gặp nhiều khó khăn bất ổn.

Hàng hóa của Việt Nam xuất khẩu sang Campuchia chịu sự cạnh tranh khốc liệt
với hàng hóa từ Trung Quốc và Thái Lan. Hơn nữa, về cơ sở hạ tầng thương mại ở
cửa khẩu biên giới, hệ thống giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, dịch vụ thanh
toán giao nhận, vận chuyển... giữa Việt Nam - Campuchia còn hạn chế, cần phải
cải thiện hơn nữa.

- Yếu tố phát triển kinh tế

+ Phát triển kinh tế giữa hai nước trong thời gian qua chủ yếu đi theo bề rộng mà
chưa đi vào chiều sâu do phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố về vốn, thâm dụng về
tài nguyên, trong khi hàm lượng khoa học kỹ thuật trong sản phẩm còn thấp, cơ
cấu kinh tế có chuyển đổi nhưng còn chậm, giá trị nông, lâm, thủy sản vẫn chiếm
tỷ lệ lớn trong cơ cấu tổng giá trị gia tăng; chưa khai thác được các loại cây trồng,
vật nuôi có giá trị kinh tế cao, độc đáo và đặc sắc của khu vực; hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư thấp, chậm được cải thiện.

+ Cơ chế hợp tác thương mại và đầu tư trong khu vực vẫn còn nhiều bất cập. Các
chính sách thuế, thủ tục đầu tư chưa nhất quán và tương thích, xuất nhập cảnh còn
phức tạp, cơ sở hạ tầng chưa được cải thiện...gây ảnh hưởng không thuận đến các
dự án đầu tư và hoạt động thương mại.

+ Sự phát triển hệ thống chợ biên giới và các hoạt động thương mại biên giới trong
khu vực này chưa được khai thác một cách hiệu quả cũng là nguyên nhân làm hạn
chế sự phát triển hoạt động kinh tế- thương mại giữa các Việt -Cam . Do điều kiện
địa lý và kinh tế - xã hội của các tỉnh biên giới, hệ thống chợ trên tuyến biên giới
với giữa 2 nước phát triển chưa đồng đều, quy mô còn nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn
chế do thiếu ngân sách và khả năng huy động vốn từ các doanh nghiệp gây nhiều
trở ngại, phương thức trao đổi chủ yếu vẫn mang tính truyền thống với những sản
phẩm của cư dân biên giới sản xuất ra; thiếu hợp tác quy hoạch chung về mạng
lưới chợ biên giới, chưa hấp dẫn và thu hút đông đảo thương nhân của các
nước tham gia. Quy trình “một cửa - một điểm dừng” ở mỗi quốc gia được đặt ra
nhưng chưa thực sự đi vào hoạt động.

+ Do xuất phát điểm thấp, quy mô kinh tế nhỏ bé nên trao đổi thương mại giữa các
tỉnh thuộc khu vực này vẫn chưa phát triển. Chỉ có một số doanh nghiệp tư nhân
đảm nhận dịch vụ cung cấp nhu yếu phẩm và hàng tiêu dùng cho dân cư các tỉnh
thuộc khu vực này.

- Yếu tố nhân lực

Sự yếu và thiếu về nguồn nhân lực trong việc thi hành các cơ chế chính sách ưu đãi
khiến hiệu quả của việc áp dụng này khiêm tốn so với yêu cầu và kỳ vọng phát
triển kinh tế xã hội. Việc thực hiện Quy hoạch tổng thể chủ yếu được tiến hành
thông qua các thỏa thuận hợp tác song phương cấp chính phủ và giữa các địa
phương có chung đường biên giới, với ngân sách và nguồn lực hạn chế, thiếu sự
tham gia chung của cả hai quốc gia. Hiệu quả hoạt động của hai nước chưa được
như mong muốn.

- Yếu tố cơ sở hạ tầng

+ Cơ sở hạ tầng thiếu thốn, khó khăn trong việc thu hút vốn đầu tư sản xuất và
thiếu hụt nguồn nhân công có tay nghề cao, một số địa phương mật độ dân số quá
nhỏ. Cơ sở hạ tầng yếu kém và nguồn nhân lực thiếu luôn là vấn đề nan giải và đặt
ra một thách thức lớn đối với doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động kinh doanh
tại khu vực này.

+ Tại các cửa khẩu, lối mở, cơ sở hạ tầng còn hạn chế và hạ tầng kỹ thuật thương
mại, thiếu hệ thống kho, bãi và các trang thiết bị bốc dỡ hàng hóa, hệ thống giao
thông còn hạn chế, một số tuyến đường đang trong quá trình cải tạo nâng cấp, đi lại
khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa chủ yếu bằng đường bộ, chi phí cao nên chưa
thu hút được hoạt động xuất nhập khẩu thương mại biên giới
- Một số khó khăn chung khác

+ Nhiều doanh nghiệp đã nhận biết được tiềm năng của khu vực và đầu tư kinh
doanh tại khu vực này. Cơ quan quản lý của hai nước cũng tạo điều kiện thuận lợi
cho hoạt động đầu tư đem lại lợi ích cho các bên thông qua các ưu đãi về thuế quan
xuất nhập khẩu, về vấn đề thuê đất, thuê nhân công. Tuy nhiên, vẫn có những
chính sách, quy định còn gây khó khăn cho doanh nghiệp như quy định về xe vận
chuyển hàng hóa, về tuyến đường đi, về quy định vay vốn. Các thách thức về buôn
lậu, di cư trái phép, dịch bệnh, hủy hoại rừng và ô nhiễm môi trường cũng ảnh
hưởng ít nhiều đến hoạt động của các doanh nghiệp tại đây.

+ Tiềm lực về vốn, công nghệ của các doanh nghiệp chưa phải là mạnh, năng lực
quản lý còn hạn chế. Sự liên kết, tương trợ giữa các nhà đầu tư nói chung còn yếu,
thậm chí còn có hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà đầu tư.

+ Công tác quản lý còn nhiều bất cập. Việc quản lý điều hành hoạt động thương
mại biên giới mang tính đặc thù nhưng chủ yếu vẫn thực hiện theo cơ chế chính
sách chung về nhập khẩu theo thông lệ quốc tế nên chưa phát huy hết tiềm năng.
Trong khi đó, các văn bản pháp luật về hoạt động thương mại biên giới nhiều
nhưng chưa bao quát, còn chồng chéo, không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác
quản lý của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như hoạt động thương mại của
doanh nghiệp.

2.2. Khó khăn chủ quan

a. Những điểm yếu, hạn chế trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại một số tỉnh ở
Việt Nam

Tuy đạt được nhiều tiến bộ trong phát triển kinh tế - xã hội và xóa đói, giảm
nghèo song do xuất phát điểm thấp nên một số tỉnh ở Việt Nam tiếp giáp với biên
giới Campuchia còn nhiều điểm yếu, hạn chế và thách thức để có thể phát huy
được những tiềm năng và thế mạnh nhằm phát triển nhanh và thu hẹp dần khoảng
cách phát triển với các vùng miền khác trên cả nước. Các doanh nghiệp muốn đầu
tư tại đây sẽ phải đối mặt với những điểm yếu và hạn chế chủ yếu là:

* Khả năng tiếp cận tới các thị trường chính trong và ngoài khu vực của các tỉnh
tiếp giáp Campuchia vẫn còn hạn chế

Mặc dù có nguồn hàng xuất khẩu phong phú nhưng việc xuất khẩu hàng hóa của
các tỉnh đó còn khá khó khăn, chất lượng sản phẩm của các loại cây công nghiệp ở
đây còn thấp. Công nghiệp chế biến của các sản phẩm như mía đường và cao su
còn lạc hậu, trong khi các loại cây công nghiệp chủ lực khác như cà phê, hồ tiêu
được xuất ra bên ngoài chủ yếu dưới dạng nguyên liệu thô. Việc nâng cao năng
suất chất lượng và giá trị gia tăng cho các sản phẩm nông sản thông qua chế biến
chưa được thực hiện nhiều vì chưa có sự liên kết tốt với thị trường trong và ngoài
nước nên khó đạt được khả năng cạnh tranh nhất định về khối lượng, chất lượng và
giá cả sản phẩm.

Ngoài ra do mạng lưới giao thông chưa được cải thiện, chi phí thu mua và phân
phối còn cao đã làm hạn chế việc tham gia của các nhà đầu tư.

* Năng lực của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu

Doanh nghiệp hoạt động tại đây nhìn chung vẫn còn nhỏ lẻ. Doanh nghiệp
chế biến nông sản có thế mạnh phát triển nhưng chưa tạo được thương hiệu sản
phẩm. Những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiêu dùng có quy mô nhỏ bé
do mật độ dân số thưa. Năng lực chuyên môn, ngoại ngữ của đội ngũ doanh nhân
còn yếu cũng là một yếu tố hạn chế mức độ phát triển.

* Các quy định và thủ tục quản lý thương mại và đầu tư qua biên giới vẫn còn
phức tạp và rườm rà

Hợp tác thương mại với các đối tác nước ngoài và thu hút đầu tư còn nhiều
bất cập. Các chính sách thuế, thủ tục đầu tư chưa được nhất quán, xuất nhập cảnh
còn phức tạp,... đã ảnh hưởng đến các dự án đầu tư và hoạt động thương mại tại
các tỉnh trong khu vực giáp Campuchia.

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho quản lý thương mại và đầu tư qua biên
giới còn yếu kém, chưa đầy đủ và đồng bộ bao gồm văn phòng làm việc cho đến
trang thiết bị thông quan, kiểm soát xuất nhập cảnh, kiểm dịch, kho tàng, bãi bến,
giao nhận, vận tải, tập kết bảo quản hàng hóa cũng như điện nước, vệ sinh môi
trường,..

Các dịch vụ thương mại qua biên giới tại các cửa khẩu như bao bì, đóng gói,
dịch vụ lao động, bốc dỡ hàng hóa, chuyển tiền, thanh toán... chưa có hoặc chưa
đáp ứng được yêu cầu.

* Thiếu vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch và dịch vụ như khách sạn, nhà
hàng, các cơ sở vui chơi, giải trí

Tuy có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch đa dạng, phong phú
nhưng nhìn chung hoạt động du lịch chưa phát triển, khách du lịch là người nước
ngoài lại càng khiêm tốn. Nguyên nhân là do cơ sở dịch vụ du lịch như khách sạn,
nhà hàng chưa đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng.

Phần lớn các điểm du lịch của các tỉnh giáp biên giới Campuchia nằm xa các
khu đô thị, xa các vùng kinh tế phát triển nên cơ sở hạ tầng chưa được xây dựng
đồng bộ vì rất khó khăn trong thu hút đầu tư vào du lịch ở các nơi này làm cho vấn
đề đa dạng hóa sản phẩm du lịch bị hạn chế.

b. Những điểm yếu, hạn chế trong hoạt động kinh doanh sản xuất tại một số tỉnh ở
Campuchia

Đại dịch COVID-19 đang “tàn phá” nhiều nền kinh tế trong khu vực, trong đó có
Campuchia với ước tính thiệt hại sơ bộ có thể lên tới hàng trăm triệu USD, nhiều
lĩnh vực sản xuất kinh doanh bị thu hẹp, khó lòng hồi phục trở lại trong vòng 2-3
năm tới như du lịch, dệt may.

Mặc dù Chính phủ Campuchia đã rất quyết liệt giải quyết những khó khăn, vướng
mắc của Nhà đầu tư nhưng cũng cần thời gian để triển khai cụ thể. Vẫn còn thiếu
nhiều chính sách đặc thù riêng biệt hoặc các dự án đầu tư vào các tỉnh và địa
phương.

Cơ sở hạ tầng tại Campuchia nói chung và các tỉnh Campuchia nói riêng vẫn chưa
hoàn thiện mặc dù trong nhiều năm qua, Chính phủ Campuchia đã cố gắng cải
thiện cơ sở hạ tầng từ đó gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.

Các doanh nghiệp chưa được hưởng các chính sách ưu đãi của Chính phủ
Campuchia do các thủ tục pháp lý còn chưa được hoàn chỉnh. Các doanh nghiệp
chưa nắm chắc các văn bản thủ tục pháp lý, thủ tục liên quan đến chủ trương, chính
sách của Campuchia và xử lý tình huống khi xảy ra tình hình an ninh chính trị,
nhằm đảm bảo tính mạng người lao động và tài sản khi các dự án sản xuất kinh
doanh này nằm ở các tỉnh vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.

Thủ tục đưa người lao động và phương tiện, vật tư đến vùng dự án kinh
doanh gặp nhiều khó khăn bất cập. Việc đăng ký xe vận tải vận chuyển hàng hóa
tại các Sở giao thông tại các tỉnh ở Campuchia gặp nhiều khó khăn.

Gặp khá nhiều khó khăn, vướng mắc về vấn đề đất đai. Các dự án cao su chủ
yếu phát triển tại các tỉnh miền núi, trung du, dân cư chưa phát triển, trong quá
trình thực hiện các dự án, phía Campuchia không bố trí được đủ nguồn đất cho
doanh nghiệp trong khi doanh nghiệp đã bỏ vốn để thực hiện dự án kinh doanh.

Campuchia còn gặp khó khăn về vấn đề giá điện. Tuy các công trình thủy
điện đã bắt đầu được triển khai xây dựng nhưng phải đến khoảng 10 năm nữa thì
nhà máy điện ở tỉnh Pursat và Koh Kong và các tỉnh ở phía Đông Bắc Campuchia
sẽ phát điện.
c. Khó khăn, hạn chế của doanh nghiệp Việt Nam đang đầu tư tại Campuchia

+) Hành lang pháp lý về buôn bán qua biên giới của Campuchia đang hoàn thiện,
hiệu quả pháp lý chưa cao cũng là trở ngại cho các nhà đầu tư và doanh nhân khi
đầu tư xâm nhập thị trường này. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam trực tiếp
phân phối hàng hóa tại Campuchia còn mang tính chất nhỏ lẻ, chưa hình thành
được mạng lưới phân phối lớn, những doanh nghiệp này chủ yếu là doanh nghiệp
vừa và nhỏ. Trong khi đó, các doanh nghiệp Thái Lan đã liên kết, xây dựng hệ
thống phân phối tại thị trường này rất tốt và là đối thủ nặng ký trong thời gian tới
đây. Rõ ràng là năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam tại thị trường này còn
thấp so với hàng hóa của các nước trong khu vực.

+) Môi trường chính trị Campuchia bất ổn, chính sách hay thay đổi, không minh
bạch, tiềm ẩn nhiều rủi ro, thủ tục hành chính rườm rà… khiến các doanh nghiệp
Việt Nam không yên tâm khi đầu tư, kinh doanh tại đây. Môi trường đầu tư tại
Campuchia tiềm ẩn nhiều rủi ro về mặt pháp lý, việc giải tỏa, bàn giao đất tại
Campuchia chậm, phức tạp làm ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

+) Thủ tục tạm nhập tái xuất, nhập khẩu miễn thuế máy móc thiết bị vật tư cho các
dự án đầu tư tại Campuchia rất khó khăn, còn nhiều phiền hà, chi phí tốn kém, mất
nhiều thời gian, làm chậm tiến độ triển khai các dự án. Thực tế hiện nay, các doanh
nghiệp Việt Nam phải đóng thuế 2 lần khi vận chuyển thiết bị vật tư sang đầu tư và
sử dụng tại các dự án ở Campuchia.

+) Trong hoạt động vận tải giữa Việt Nam và Campuchia, đối tượng được cấp
phép liên vận quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu cho hàng hóa vận chuyển qua biên giới.
Campuchia giới hạn số lượng phương tiện được cấp phép xe liên vận, quy định số
ngày phương tiện được lưu hành trong lãnh thổ Campuchia không rõ ràng.

+) Việc nghiên cứu khả thi của một số doanh nghiệp Việt Nam trước khi quyết
định đầu tư còn chưa đủ mức cần thiết. Một số nhà đầu tư chưa nắm vững luật
pháp, chính sách của Campuchia.
- Ngoài ra còn các DN Việt Nam còn gặp một số khó khăn khác như: Thời hạn cấp
thị thực cho hộ chiếu phổ thông còn quá ngắn, việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa của Campuchia còn mất nhiều thời gian vì các tỉnh chưa được ủy quyền.
Các ưu đãi đặc thù về ngoại hối, tín dụng cho hoạt động kinh doanh để khuyến
khích giao lưu hàng hóa giữa các tỉnh của 3 nước chưa có. Việc xin giấy phép đầu
tư qua các tỉnh Campuchia cũng còn mất nhiều thời gian.

d. Khó khăn, hạn chế của các DN Campuchia đang đầu tư tại Việt Nam.
- Tại Việt Nam, do sự biến đổi về cơ cấu tuổi của dân số theo xu hướng tỷ trọng
của trẻ em dưới 15 tuổi giảm và tỷ trọng của dân số từ 60 tuổi trở lên tăng đã làm
cho chỉ số già hóa có xu hướng tăng lên nhanh chóng điều này sẽ tiềm ẩn nguy cơ
thiếu nguồn nhân lực cho các DN Campuchia.

- Trình độ ngoại ngữ của người dân còn thấp nên gây khó khăn cho việc đầu tư.
Người dân một số vùng còn hạn chế về trình độ, khó tiếp xúc bằng văn bản, nên
thay vì quản lý bằng văn bản, doanh nghiệp đều phải thể hiện dưới dạng hình ảnh
các chương trình tuyển dụng, đào tạo, chế độ bảo hiểm… để người dân dễ hiểu, dễ
nhớ. Tuy nhiên, điều này khiến doanh nghiệp Campuchia mất thêm thời gian, chi
phí tài chính.

- Luật pháp Việt Nam cực kỳ phức tạp. Trong lĩnh vực thuế, các DN Campuchia
khi đầu tư vào Việt Nam cần chịu các khoản thuế như: thuế thu nhập doanh
nghiệp; thuế giá trị gia tăng; thuế thu nhập cá nhân; thuế nhà thầu nước ngoài; thuế
tiêu thụ đặc biệt; thuế tài nguyên… Khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, nhà đầu tư gặp nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có
được cấp hay không, và các rủi ro khác.

- Môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của Việt Nam mặc dù đã được cải
thiện, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng hoàn toàn được yêu cầu của các nhà đầu tư quốc
tế. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục đổ vào Việt Nam nhưng nhiều doanh
nghiệp FDI vẫn than phiền về những bất cập trong môi trường đầu tư như thủ tục
hành chính rườm rà, hạ tầng và công nghiệp phụ trợ yếu kém, lạm phát gia tăng…
Luật Đầu tư 2014 đã có nhiều thay đổi đáng kể nhưng lại khiến các nhà đầu tư
không kịp xoay xở và không yên tâm đầu tư

-Việc cập nhật công nghệ, tỷ lệ doanh nghiệp đầu tư hoạt động nghiên cứu và phát
triển còn hạn chế, chủ yếu là mua hơn là phát triển nâng cao và đổi mới công nghệ.
Phần lớn phụ tùng, nguyên vật liệu và dịch vụ đi kèm cho sản xuất được nhập
khẩu, thay vì được cung ứng bởi các doanh nghiệp trong nước nên gây tốn kém
cho các nhà đầu tư khi phải thêm một khoản thuế khi nhập khẩu nguyên vật liệu.

Phần V: Khuyến nghị về chính sách và giải pháp cụ thể

1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hành lang pháp lý nói chung

- Đơn giản hóa các thủ tục hải quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du khách qua
lại tại các cửa khẩu, khai thác tiềm năng du lịch của các tỉnh biên giới các nước;
khuyến khích hợp tác các dịch vụ tạo thuận lợi hóa thương mại như logistic, ngân
hàng, viễn thông. Trước mắt, trên cơ sở rà soát những cơ chế, chính sách hiện hành
đang được áp dụng, kiến nghị Chính phủ các nước giải quyết sớm những vấn đề
tồn đọng, tạo điều kiện phát huy tiềm năng của khu vực:

+ Thủ tục qua lại, cư trú: Trên cơ sở Hiệp định miễn thị thực cho công dân mang
hộ chiếu phổ thông, các bên song phương có thể xem xét kéo dài thời hạn thị thực,
hợp tác trong việc cấp giấy phép lao động và giấy phép tạm trú phù hợp với thời
hạn của hợp đồng lao động (nhưng không quá 03 năm)

+ Phương tiện, thiết bị, vật tư qua lại: Đối với phương tiện vận tải, trước mắt quy
định cho các phương tiện dưới hình thức thiết bị thực hiện Hợp đồng đầu tư sản
xuất vào mỗi nước theo nguyên tắc “Phương tiện được tạm nhập tái xuất vào mỗi
nước trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng được tạm nhập tại cửa khẩu này và
tái xuất tại cửa khẩu khác, được phép chở hàng hai chiều.

- Sửa đổi bổ sung và hoàn thiện các Hiệp định song phương cho phù hợp với tình
hình mới, tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh song phương và khu vực, là Hiệp
định, Bản thỏa thuận giúp điều chỉnh quan hệ thương mại, hàng hóa giữa hai nước,
thuận lợi cho quan hệ thương mại song phương nói chung và khu vực nói riêng.

- Phát huy đầy đủ tác dụng của việc hợp tác giữa các bộ, ngành hữu quan hai nước,
xây dựng cơ chế hợp tác có hiệu quả. Đặc biệt, nâng cao hơn nữa tính hiệu quả của
Ủy ban hỗn hợp Việt Nam - Campuchia, thành lập nhóm công tác thương mại do
cơ quan chủ quản ngành thương mại mỗi nước chủ trì do đây là những cơ chế hữu
hiệu trong việc cập nhật và giải quyết những vướng mắc của doanh nghiệp hai
nước.

- Chính sách thuế: Ngoài việc áp dụng việc giảm thuế quan theo lộ trình của Hiệp
định ATIGA, theo các thỏa thuận ưu đãi thuế quan đã có giữa Việt Nam và
Campuchia, có thể xem xét tới hình thức ưu đãi dành riêng cho khu vực CLMV
trên cơ sở mở rộng các thỏa thuận ưu đãi thuế quan đã có hoặc xem xét các mặt
hàng là ưu thế và tiềm năng của khu vực. Đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh
của Việt Nam có hàng hóa xuất khẩu sang Campuchia, nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoặc Ngân
hàng Nhà nước chi nhánh các tỉnh, thành phố trên địa bàn nơi cơ sở sản xuất kinh
doanh đặt trụ sở cho phép thu tiền bán hàng hóa, dịch vụ bằng ngoại tệ tự do
chuyển đổi tiền mặt, được áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0%, khấu trừ,
hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào và được xét hoàn lại thuế nhập khẩu.

- Kiểm tra, kiểm soát: Thực hiện giờ làm việc tại các Trạm cửa khẩu biên giới
thống nhất giữa các nước, kể cả ngày nghỉ lễ và cuối tuần, đồng thời mở rộng đối
với trường hợp khẩn cấp, giải quyết bất cứ giờ nào; thúc đẩy việc kiểm tra một lần
với cửa khẩu khu vực biên giới Việt Nam – Campuchia.

- Chính sách đầu tư, thương mại: Để tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư và kinh
doanh thương mại, Chính phủ hai nước cần đảm bảo thường xuyên cập nhật và có
những hướng dẫn cụ thể đối với các chính sách mới ban hành. Thực hiện cấp phép
đầu tư đồng thời với việc cấp phép kinh doanh để dự án có thể hoạt động sớm nhất.
2. Tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư và lao động

- Để thúc đẩy hơn nữa hoạt động đầu tư - thương mại giữa Việt Nam và
Campuchia trong thời gian tới, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư đề xuất một số giải
pháp về cơ chế chính sách nhằm khai thông những khó khăn, vướng mắc của
doanh nghiệp; hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…

+ Phát triển giao thông và kinh tế dọc các Hành lang phía Nam và Hành lang kinh
tế Đông Tây nối liền các nước trong Tiểu vùng Mê Công và mở rộng ra các tuyến
đường liên quan. Sự phát triển của Hành lang phía Nam và Hành lang kinh tế Đông
Tây cũng như các tuyến đường liên quan trong tiểu vùng Mê Công sẽ có tác dụng
thúc đẩy hoạt động thương mại của Việt Nam với Campuchia phát triển.

+ Đầu tư xây dựng các tuyến đường ra cửa khẩu, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng hóa, và hành khách giữa Việt Nam và Campuchia do cùng chung
đường biên giới. Nhiều năm qua, vấn đề qua lại của các phương tiện cơ giới, vận
tải hàng hóa luôn gặp nhiều ách tắc, nhất là ở khu vực giáp biên hoặc tại hành lang
kinh tế nối liền giữa hai quốc gia. Điều này là nguyên nhân làm chậm hoạt động
đầu tư và trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp 2 nước.

+ Xem xét đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thương mại, bao gồm hệ thống kho hàng,
bãi công-ten-nơ, bãi kiểm hóa và giao nhận hàng, hệ thống trung tâm thương mại,
hệ thống chợ tại các khu vực cửa khẩu và biên giới. Quá trình đầu tư cần đảm bảo
tôn trọng chủ quyền lãnh thổ, tuân thủ các Hiệp định đã ký kết giữa các bên và các
điều ước quốc tế; đồng thời căn cứ vào vai trò, vị trí và đặc điểm của từng cửa
khẩu cụ thể, quy mô và xu hướng phát triển thương mại tại mỗi cửa khẩu để quyết
định nội dung và quy mô đầu tư cho thích hợp, đảm bảo hiệu quả. Ngoài ra, cần
đảm bảo mức độ tương đồng giữa hai bên cửa khẩu, cần có sự bàn bạc cụ thể giữa
hai bên khi triển khai các hoạt động nhằm tạo ra sự hợp tác nguồn lực giữa hai bên;
đảm bảo việc dễ dàng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động thương mại, bảo vệ được
môi trường, trật tự an ninh biên giới, phòng chống được buôn lậu, gian lận thương
mại và các tệ nạn xã hội; đảm bảo khả năng mở rộng và phát triển bền vững trong
tương lai.

+ Chính phủ hai nước quan tâm củng cố và phát triển hệ thống chợ biên giới theo
quy hoạch Chợ biên giới đã được phê duyệt, thúc đẩy và tạo điều kiện thuận lợi
cho các hoạt động buôn bán trao đổi qua biên giới giữa các nước. Hiện tại, giữa
Việt Nam và Campuchia đã có Quy hoạch phát triển mạng lưới chợ biên giới đến
năm 2020, có thể xem xét đầu tư phát triển từng bước theo quy hoạch này, hợp tác
phát triển thương mại truyền thống, thúc đẩy sự thịnh vượng hai nước, thu hẹp
khoảng cách với các nước ASEAN còn lại.

+ Hoàn thiện các dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử tại các cửa khẩu biên giới
nhằm thúc đẩy mạnh mẽ và hiệu quả việc giao lưu, trao đổi hàng hóa, người và
phương tiện qua lại theo lộ trình và điều kiện cho phép: Thủ tục xuất nhập cảnh
điện tử, kê khai hải quan, thuế quan điện tử, cấp phép điện tử.

+ Tận dụng nguồn vốn hỗ trợ của các tổ chức phát triển quốc tế để đầu tư xây dựng
cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động thương mại giữa Việt Nam với Campuchia.

+ Các bộ, ngành tiếp tục nỗ lực, hoàn thiện các quy định pháp luật, hỗ trợ và phục
vụ cộng đồng doanh nghiệp để thúc đẩy các doanh nghiệp hai nước tăng cường
sáng tạo, nâng cao năng lực và khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp trong
khu vực.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục đầu tư vào Campuchia trong các lĩnh vực
nông nghiệp, du lịch, vận tải và logistics, xây dựng, vật liệu xây dựng, giáo dục và
đào tạo kỹ thuật nghề nghiệp... những lĩnh vực tiềm năng và Campuchia đang có
nhiều nhu cầu.

+ Các nhà đầu tư Campuchia đến Việt Nam và yêu cầu các doanh nghiệp Việt Nam
thực hiện đầu tư vào Campuchia có trách nhiệm, bền vững và đóng góp nhiều mặt
về kinh tế, xã hội cho đất nước Campuchia. Mỗi doanh nghiệp cần trở thành một
đại sứ về hợp tác, đem lại nhiều lợi ích, uy tín cho mỗi quốc gia.
3. Các giải pháp khác

a. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn là yếu tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế bền vững của từng
quốc gia. Muốn nâng cao năng suất lao động, tăng trưởng và phát triển kinh tế mà
chỉ có các phương tiện công nghệ thì chưa đủ, mà còn cần phát triển một cách
tương xứng năng lực của con người sử dụng những phương tiện đó. Để có nguồn
nhân lực phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng trưởng và phát
triển kinh tế phải coi việc đầu tư cho giáo dục, đào tạo là một trong những hướng
chính của đầu tư phát triển. Việc đào tạo ra một cơ cấu nhân lực đồng bộ bao gồm
các lĩnh vực có ý nghĩa rất quan trọng. Do đó, để cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực, hai nước cần tập trung vào một số việc như sau:

- Tiếp tục thực hiện hợp tác giáo dục, đào tạo trên nhiều kênh, mà trước mắt cần
nâng cao hơn nữa hiệu quả của các chương trình học bổng do Việt Nam tài trợ cho
Campuchia

- Bên cạnh việc tài trợ các chương trình học bổng bằng ngân sách nhà nước, cần
thu hút sự đầu tư của các tổ chức hợp tác phát triển, kêu gọi các doanh nghiệp quan
tâm tới các chương trình đào tạo nghề để phục vụ cho các dự án đầu tư tại hai quốc
gia này.

- Hai quốc gia cần tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển nguồn nhân lực bằng các
biện pháp phối hợp xây dựng các dự án, xây dựng khuôn khổ hợp tác để thu hút hỗ
trợ của các đối tác thứ ba và khuyến khích các nhà đầu tư tổ chức các chương trình
đào tạo nghề phù hợp với ngành nghề sản xuất, kinh doanh của mình.

b. Tăng cường hiệu quả sản xuất và chuỗi cung ứng nông nghiệp ở hai nước.

Để phát huy tiềm năng về xuất khẩu nông sản của hai nước bên cạnh việc tăng
cường năng suất nông nghiệp, cần thiết phải phát triển và cải thiện môi trường,
phát triển mạng lưới an sinh xã hội nhằm nâng cao năng suất lao động và chất
lượng quản lý trong nông nghiệp, đồng thời cải thiện cơ chế tài chính cho các
doanh nghiệp nông nghiệp, nâng cao khả năng cạnh tranh… Cần phải điều phối
chuỗi cung ứng một cách hài hòa với mục đích nâng cao sản xuất nông nghiệp, cải
thiện phúc lợi cho người nông dân.

- Thứ nhất, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất và nước trong nông nghiệp,
có như vậy mới đạt hiệu quả sản xuất và tăng giá trị chuỗi cung ứng trong nông
nghiệp. Mặt khác, việc liên kết vùng là yếu tố cũng rất quan trọng cần phải tính
đến.

- Thứ hai, đối với mặt hàng gạo, Chính phủ các nước xem xét việc phê duyệt quy
hoạch thương nhân xuất khẩu gạo theo hướng ưu tiên cho các doanh nghiệp có
vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, đặt hàng, liên kết với người sản xuất lúa được làm
đầu mối xuất khẩu gạo; hạn chế thấp nhất các doanh nghiệp chỉ kinh doanh thương
mại tham gia xuất khẩu gạo; đồng thời có lộ trình phù hợp để thực hiện chủ trương
doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu gạo phải có vùng nguyên liệu hoặc hợp tác, liên
kết, đặt hàng với hộ nông dân trồng lúa.

- Thứ ba, khuyến khích liên kết trong nông nghiệp: Ban hành chính sách khuyến
khích phát triển liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng
mẫu lớn, chú trọng phát triển các mô hình sản xuất liên kết hợp tác quy mô lớn,
theo chuỗi giá trị với lộ trình phù hợp.

- Thứ tư, Chính phủ các nước xem xét hình thành mô hình liên kết các nước xuất
khẩu các mặt hàng nông sản có thế mạnh, ví dụ như mặt hàng gạo, có thể mở rộng
mô hình này ra các nước trong khu vực ASEAN để tận dụng sự hỗ trợ về thông tin,
chia sẻ, kinh nghiệm, thậm chí có sự liên kết về giá khi xuất khẩu nông sản ra bên
ngoài.

c. Tăng cường sự chủ động của các doanh nghiệp và Hiệp hội trong hợp tác phát
triển thương mại để tận dụng được những tiềm năng của bản thân mỗi nước.
Các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cần chủ động nâng
cao năng lực kinh doanh cho phù hợp với điều kiện và môi trường kinh doanh.

- Xây dựng chiến lược kinh doanh để duy trì và phát triển bền vững hoạt động kinh
doanh của mình.

- Tăng cường hoạt động nghiên cứu thị trường và xúc tiến thương mại, tăng cường
hoạt động khảo sát, hệ thống thông tin thị trường, tham gia các hội chợ triển lãm
trong và ngoài nước để giới thiệu, quảng cáo hàng hóa và ký kết các hợp đồng mua
bán và tìm kiếm các thông tin về thị trường.

- Đổi mới mặt hàng, nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm xuất khẩu.
Cạnh tranh gay gắt để hàng hóa có chỗ đứng trên thị trường các nước.

- Tạo mối quan hệ mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài nước Nếu các
doanh nghiệp tạo được hệ thống mua bán tin cậy với các đối tác trong và ngoài
nước, sẽ tạo được một kênh mua bán tin cậy thông suốt, hoạt động mua bán sẽ
nhanh chóng, chi phí thấp, tạo được uy tín, mở rộng được hoạt động kinh doanh.

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, quản lý doanh nghiệp cho phù hợp với điều kiện
kinh doanh mới. Nâng cao năng lực kinh doanh và quản lý cho các cán bộ nhân
viên trong doanh nghiệp. Các cán bộ nhân viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp tư nhân phải thường xuyên được nâng cao nhận thức và trình độ
chuyên môn nghiệp vụ như các kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh quốc tế, các
kiến thức về marketing…

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy cho tinh gọn, có tính linh hoạt cao, đảm nhiệm
được các hoạt động kinh doanh quốc tế trong những điều kiện kinh doanh có hiệu
quả
4. Cơ hội hợp tác phát triển kinh tế trong tương lai

Mặc dù quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam – Campuchia đã có những
bước phát triển mạnh mẽ trong những năm qua, tuy nhiên tiềm năng phát triển còn
rất lớn, không chỉ cần những nỗ lực của cơ quan nhà nước, chính quyền địa
phương mà còn sự chung tay của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam và
Campuchia.

Việt Nam và Campuchia đều là những nước phát triển năng động trong khu vực,
tiềm lực phát triển kinh tế của mỗi nước còn rất lớn, đặt ra nhiều cơ hội cho việc
thúc đẩy các hoạt động hợp tác kinh tế.

Bên cạnh đó, Việt Nam và Campuchia có nhiều đặc điểm tương đồng về văn hóa,
nhu cầu thị trường, thói quen tiêu dùng. Đây là những yếu tố hết sức thuận lợi để
hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam được đón nhận tại các thị trường này.

Cùng với các thỏa thuận song phương, những hiệp định, thỏa thuận trong khu vực
ASEAN sẽ tiếp tục gắn kết hơn nền kinh tế của Việt Nam và Campuchia.

Không chỉ mang lại cơ hội tiếp cận thị trường của nhau lớn hơn, những thỏa thuận,
hiệp định nêu trên sẽ tiếp tục tạo ra nhiều cơ hội cho các nhà đầu tư của 2 nước và
nước thứ ba tận dụng các lợi thế của mỗi nước để mở rộng các hoạt động đầu tư
kinh doanh phát triển sản phẩm, phát triển các chuỗi giá trị khu vực để xuất khẩu
sang các nước ASEAN, các thị trường khác trên thế giới có FTA.

Doanh nghiệp Việt Nam đã có sự hiện diện khá lâu và đông đảo tại Campuchia.
Đây cũng là những điều kiện thuận lợi để ta có thể tranh thủ gắn bó, hợp tác để đưa
sản phẩm hàng hóa Việt Nam thâm nhập sâu, rộng tại thị trường Campuchia.

Việt Nam và Campuchia cũng còn nhiều tiềm năng để tiếp tục thúc đẩy hợp tác
trong những lĩnh vực cụ thể như: sản xuất hàng tiêu dùng, năng lượng, điện lực,
khai thác khoáng sản, chế biến và nuôi trồng nông, lâm thủy, sản…
Để phát huy những tiềm năng phát triển kinh tế, thương mại trong hợp tác giữa
Việt Nam và Campuchia, chúng ta cần phải thực hiện những giải pháp như: tiếp
tục duy trì và tạo lập môi trường đầu tư, kinh doanh thông thoáng, thuận lợi hơn
nữa thông qua việc tiếp tục phát triển.

Đồng thời, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho các hoạt động hợp tác giữa hai nước,
tăng cường triển khai các biện pháp tạo thuận lợi cho thương mại như đơn giản hóa
các thủ tục hành chính, thủ tục đầu tư và xuất nhập khẩu, ưu đãi thuế quan …

Hai nước cũng cần phát huy hơn nữa cơ chế hợp tác song phương thông qua Ủy
ban liên Chính phủ, các nhóm công tác, làm việc giữa các cơ quan Chính phủ để rà
soát, đánh giá và tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp hai nước.

Các cơ quan chức năng cũng đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động xúc tiến thương mại
và đầu tư của Việt Nam – Campuchia thông qua việc tổ chức các hội chợ, triển
lãm, hội thảo kết nối giao thương và các đoàn doanh nghiệp sang đây.

Đồng thời, doanh nghiệp thời gian tới, cần hết sức lưu tâm đến việc xây dựng hệ
thống phân phối tại Campuchia để ngoài mở rộng thị trường còn ứng phó với
những biến động tại thị trường được kịp thời.

Bên cạnh đó, phát huy vai trò của cộng đồng Việt kiều, doanh nghiệp Việt Nam tại
Campuchia, coi đây là những kênh quan trọng trong việc thúc đẩy đầu tư và
thương mại giữa Việt Nam với Campuchia.

KẾT LUẬN

Với những định hướng và khuôn khổ quan hệ hợp tác trong thời kỳ mới, cùng với
sự quyết tâm của lãnh đạo và nhân dân hai nước, trên tinh thần tích cực, chủ động,
linh hoạt, sáng tạo và hiệu quả, chúng ta tin tưởng rằng, trong những năm tới, quan
hệ Việt Nam - Cam-pu-chia, đặc biệt là quan hệ kinh tế giữa 2 nước nhất định sẽ
phát triển lên tầm cao mới, vì sự phồn vinh của mỗi quốc gia, vì cuộc sống ấm no
của nhân dân mỗi nước, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển trong khu vực
và trên thế giới.

You might also like