Tiểu vùng Mẹkong

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 434

Chịu trách nhiệm xuất bản

GIÁM ĐỐC - TỔNG BIÊN TẬP


PGS.TS. PHẠM MINH TUẤN
Chịu trách nhiệm nội dung
PHÓ GIÁM ĐỐC – PHÓ TỔNG BIÊN TẬP
ThS. NGUYỄN HOÀI ANH
Biên tập nội dung: ThS. CÙ THỊ THÚY LAN
ThS. NGUYỄN THỊ HẢI BÌNH
ThS. LÊ THỊ THANH HUYỀN
TRẦN PHAN BÍCH LIỄU
Trình bày bìa: ĐẶNG THU CHỈNH
Chế bản vi tính: BAN SÁCH QUỐC TẾ
Đọc sách mẫu: PHÒNG BIÊN TẬP KỸ THUẬT –
VIỆT HÀ

Đăng ký xuất bản số: 2650-2022/CXBIPH/28-106/CTQG.


Quyết định xuất bản số: 1558-QĐ/NXBCTQG, ngày 09/8/2022.
ISBN: 978-604-57-7956-9.
Nộp lưu chiểu tháng 8 năm 2022.
Cùng tham gia:

TRẦN NGỌC DŨNG


NGUYỄN THU HIỀN
PHẠM THỊ THANH HUYỀN
TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG
5

LỜI NHÀ XUẤT BẢN

Dòng sông Mê Công bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng, nối
liền 6 quốc gia Trung Quốc, Mianma, Thái Lan, Lào, Campuchia và
Việt Nam. Với khoảng hơn 4.900 km chiều dài, con sông quốc tế
này tạo ra những sinh cảnh độc đáo, các hệ sinh thái giàu có và
nhiều vùng châu thổ phì nhiêu. Theo Tổ chức quốc tế về Bảo tồn
thiên nhiên (World Wide Fund For Nature - WWF), khu vực Mê
Công mở rộng, được mệnh danh là “bát cơm” của châu Á, cung cấp
sinh kế và nguồn dinh dưỡng cho khoảng 80% trong số 300 triệu
dân sống ở khu vực này. Con sông tràn ngập sự đa dạng sinh học;
từ năm 1997 đến 2014, trung bình cứ mỗi tuần các nhà nghiên cứu
phát hiện ra khoảng ba loài sinh vật mới. Cho đến cuối thế kỷ XX,
sông Mê Công là một trong những dòng sông lớn cuối cùng trên
trái đất không bị chặn dòng trên hầu hết toàn bộ chiều dài của
sông và còn giữ được nhiều nét nguyên vẹn do chưa bị ngăn đập
trên phần lớn dòng chảy.
Sự sôi động của lưu vực sông Mê Công bắt đầu từ những
năm cuối thế kỷ XX. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực và một
Trung Quốc đang trỗi dậy đứng trước nhu cầu lớn về năng lượng
phục vụ mục tiêu tăng trưởng nhanh đã đưa thủy điện trở thành
tâm điểm trong các chiến lược đầu tư mới của cả chính phủ và
khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, gia tăng dân số trong lưu vực và
biến động giá cả lương thực những năm gần đây đã thúc đẩy các
quốc gia đầu tư mạnh mẽ hơn cho cơ sở hạ tầng, phục vụ phát triển
và mở rộng sản xuất nông nghiệp. Dòng sông quốc tế này đang
chứng kiến xu thế cạnh tranh trong việc sử dụng nguồn nước của
6 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mỗi quốc gia nhằm phục vụ nhu cầu phát triển của riêng mình, đi đôi
với những hậu quả và thách thức tiềm tàng cho các quốc gia khác.
Câu chuyện thủy điện trên dòng chính Mê Công dường như
mới chỉ là những chi tiết bề nổi của bức tranh phát triển đầy phức
tạp của Tiểu vùng sông Mê Công, vốn chứa đựng những động cơ
và cạnh tranh lợi ích không chỉ của những quốc gia trong lưu vực
mà cả các bên liên quan khác. Cuốn sách Việt Nam trong Tiểu vùng
sông Mê Công - Cho một dòng sông phát triển bền vững do
Vũ Đức Liêm và Ninh Xuân Thao đồng chủ biên tổng hợp những
thông tin cơ bản xung quanh câu chuyện thủy điện trên dòng
Mê Công và lợi ích cũng như thiệt hại của các bên liên quan, đặc
biệt là hàng triệu người nghèo sống dựa vào nguồn tài nguyên
phong phú của con sông này.
Xuôi dòng Mê Công, cuốn sách ghi lại hành trình lịch sử của
các quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công, cung cấp cho độc giả
bức tranh đa dạng về quá khứ của các tộc người, xã hội và quốc
gia trong khu vực. Không ở đâu mà các truyền thống quá khứ vẫn
ảnh hưởng sâu đậm lên tương quan hiện tại của các giao kết khu
vực như ở Tiểu vùng sông Mê Công. Là một quốc gia cuối nguồn
con sông này, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu
nhiều tác động to lớn chưa thể lường trước từ các chương trình,
dự án phát triển trên dòng chính ở phía thượng nguồn. Trước tác
động từ kịch bản phát triển của các quốc gia láng giềng, cuốn sách
đề xuất một số giải pháp cho Việt Nam nhằm ứng phó với tác
động của biến đổi khí hậu và quản lý tài nguyên thiên nhiên mà
trọng tâm cụ thể là nước, đầm lầy, rừng; phát triển du lịch; thúc
đẩy hợp tác tiểu vùng thông qua các tổ chức khu vực; sử dụng
hợp lý các công cụ đầu tư và hỗ trợ phát triển.
Xin giới thiệu cuốn sách cùng bạn đọc.

Tháng 12 năm 2021


NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA SỰ THẬT
7

MỤC LỤC

LỜI GIỚI THIỆU 11


DẪN NHẬP 15
Phần thứ nhất
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ CƯ DÂN
TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG 45
I. Điều kiện tự nhiên 47
II. Cư dân 52
Phần thứ hai
LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG 59
I. Lịch sử Campuchia 61
1. Thời kỳ dựng nước đầu tiên (từ thời tiền sử đến
thế kỷ VIII) 61
2. Thời kỳ Angkor 64
3. Thời kỳ hậu Angkor (1431-1863) 74
4. Thời kỳ thời kỳ thuộc Pháp (1864-1945) 81
5. Từ năm 1945 đến 1954 86
6. Từ năm 1954 đến 1993 90
7. Từ năm 1993 đến nay 99
II. Lịch sử Lào 104
1. Lịch sử Lào trước thế kỷ XIV 104
2. Thời kỳ phong kiến quân chủ 108
3. Thời kỳ thống trị của Pháp và Nhật (1893-1945) 116
4. Thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay) 129
8 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

III. Lịch sử Mianma 141


1. Lịch sử Mianma trước thế kỷ IX 141
2. Thời kỳ phong kiến đến trước năm 1886 142
3. Thời kỳ cai trị của thực dân Anh (1886-1947) 147
4. Thời kỳ sau khi giành độc lập dân tộc đến nay 149
IV. Lịch sử Thái Lan 165
1. Thời kỳ tiền sử và sơ sử 165
2. Những vương quốc đầu tiên của người Môn 166
3. Thời kỳ từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII 167
4. Thời kỳ 1767-1932 172
5. Thời kỳ từ năm 1932 đến nay 182
V. Lịch sử Việt Nam 202
1. Các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ đại 203
2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc 207
3. Thời kỳ quân chủ trước năm 1884 212
4. Thời kỳ từ sau năm 1884 đến 1945 221
5. Thời kỳ 1945-1975 232
6. Thời kỳ 1975-2020 239
Phần thứ ba
HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG VÀ CÁC
THÁCH THỨC ĐẶT RA Ở THẾ KỶ XXI 247
I. Các chương trình hợp tác trong Tiểu vùng sông
Mê Công 249
1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng 249
2. Nhóm cơ chế hợp tác với các nước đối tác ngoài
khu vực 284
II. Cạnh tranh chiến lược nước lớn ở khu vực Tiểu vùng
sông Mê Công 302
1. Nhật Bản 303
2. Trung Quốc 310
3. Mỹ 322
MỤC LỤC 9

4. Xu hướng cạnh tranh nước lớn tại Tiểu vùng sông


Mê Công và thách thức đối với khu vực 333
III. Vấn đề về quản lý nguồn nước và chống biến đổi
khí hậu vùng hạ lưu sông Mê Công 345
1. Tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nước
và thích ứng biến đổi khí hậu vùng hạ lưu sông
Mê Công 346
2. Tham vọng khai thác tài nguyên của các nước
thượng nguồn 349
3. Hệ quả từ các con đập 356
4. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hệ quả 365
5. Thử thách đối với cơ chế hợp tác vùng 377
Phần thứ tư
VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 381
1. Đối với vấn đề kinh tế, xã hội 386
2. Đối với cạnh tranh chiến lược và hợp tác khu vực 388
3. Đối với vấn đề tài nguyên, môi trường và biến
đổi khí hậu 397
KẾT LUẬN 407
TÀI LIỆU THAM KHẢO 417
10
11

LỜI GIỚI THIỆU

Mê Công là một trong những thực thể tự nhiên tươi đẹp


nhất trên trái đất, món quà tặng dành cho vùng Đông Nam Á
lục địa. Dòng sông Mẹ, như cách gọi của người Lào, người Thái
không chỉ tạo ra cảnh quan tự nhiên hùng vĩ trải dài hàng
nghìn kilômét qua núi cao, vực sâu, thác nước mà còn có những
đồng bằng trù phú, vựa lúa gạo của vùng Đông Nam Á, cùng
những khung cảnh sinh thái đa dạng bậc nhất trên trái đất.
Cuốn sách này kể về số phận của một vùng đất gắn với
thăng trầm của dòng sông, nơi vận mệnh của con người và nền
văn hóa, của xã hội và văn minh gắn liền với dòng Mê Công.
Đó là dòng sông hiền hòa, mạch nguồn sự sống, cội rễ văn
hóa, văn minh, tín ngưỡng tâm linh của hàng triệu người cư trú
dọc đôi bờ qua hàng nghìn năm lịch sử. Dòng sông đã tặng cho
cư dân các đồng bằng màu mỡ, nền nông nghiệp, các lễ hội và
nghi thức tôn giáo, các vị thần và kho tàng thần thoại, các con
đường giao thương và đưa lối cho các cuộc di cư. Đó là cơ sở ra
đời của các nền văn hóa và văn minh rực rỡ, từ Óc Eo tới Luang
Prabang, từ Angkor đến Vientiane, từ Tam giác Vàng tới Cần
Thơ. Lịch sử của những người hành hương, dân di cư, các nhà
buôn, giới tăng lữ, người mở đất và các bậc cai trị đi tìm kinh
đô,… tất cả đều để lại dấu chân dọc đôi bờ Mê Công.
Đó là dòng sông của tham vọng đế quốc thực dân, địa - chính
trị và quyền lực. Dòng sông huyền bí đã dẫn lối cho các cuộc
thám hiểm của người Pháp tìm tới vùng Vân Nam giàu có,
12 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

để rồi kết thúc bằng một dự án thực dân thảm khốc: Liên bang
Đông Dương. Dòng sông này cũng chính là nơi người Anh,
người Thái và người Pháp mặc cả với nhau trên đôi vai của
những cư dân bản địa. Để rồi một thế kỷ sau đó, cũng dòng Mê
Công ghi dấu chứng tích cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc
kiên cường của Việt Nam, Lào, Campuchia và Mianma.
Trong những thập niên vừa qua, dòng Mê Công hùng vĩ
tiếp tục song hành cùng bước chuyển mình về kinh tế, xã hội
và hội nhập khu vực, quốc tế ở tầm mức chưa từng có của các
quốc gia trong Tiểu vùng sông Mê Công - nơi phát triển năng
động với tốc độ tăng trưởng thuộc nhóm hàng đầu thế giới.
Nhưng ở đây cũng lại đang trở thành sân khấu chính của
những mối quan hệ cạnh tranh chiến lược căng thẳng ở cấp độ
khu vực và toàn cầu. Sự trỗi dậy của Trung Quốc đang gây nên
những xáo trộn trong quan hệ kinh tế, xã hội, an ninh chính trị
và hợp tác khu vực.
Đó còn là một dòng sông đang kêu cứu.
Sức sống của Mê Công - nguồn nước, đang bị cạn kiệt với
tốc độ báo động. Nguy cơ của một dòng sông chết không phải
là kịch bản xa vời nếu như các nước thượng nguồn tiếp tục quá
trình xây dựng đập và chiếm giữ dòng chảy như hiện nay.
Không chỉ đối mặt với nguy cơ cạn kiệt tài nguyên, khu vực
này còn chịu tác động sâu sắc từ biến đổi khí hậu, tình trạng
trái đất nóng lên và nước biển dâng.
Chưa bao giờ vận mệnh của dòng sông, con người và xã
hội hai bên bờ lại bị đe dọa nghiêm trọng đến thế. Trong những
thách thức chung đối với khu vực cũng có thử thách riêng đối
với Việt Nam.
Việt Nam là một trong những nước sẽ gặp rủi ro lớn nhất
do nằm ở hạ nguồn. Thực tế là lũ trên vùng đồng bằng Nam Bộ
đã và đang biến mất. Nước mặn đã xâm nhập hàng trăm kilômét.
LỜI GIỚI THIỆU 13

Vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long của dải đất hình chữ S đang
bị đe dọa, cùng với đó là sự ảnh hưởng ngày càng nghiêm
trọng đến sinh kế của hàng chục triệu người.
Đó không phải là một kịch bản xa vời. Việt Nam nằm
trong mười nước chịu tác động nặng nề nhất từ biến đổi khí
hậu ở thế kỷ XXI, vì thế việc hiểu biết lịch sử, văn hóa vùng Mê
Công, quá khứ, triển vọng và các vấn đề đặt ra đối với tài
nguyên, cách thức các cộng đồng bản địa ứng phó với thiên tai,
chiến tranh, dịch bệnh,… có ý nghĩa sống còn đối với tương lai
của Việt Nam.
Cùng với đó là câu chuyện cạnh tranh quyền lực địa -
chính trị. Hành lang phía tây dọc tuyến sông Mê Công là trọng
yếu đối với an ninh của người Việt. Tuy nhiên, sự trỗi dậy của
Trung Quốc những năm gần đây đang gây ra nhiều áp lực kinh
tế, địa - chính trị. Việt Nam từ chỗ là nhà đầu tư kinh tế số 1 ở
Lào đã xuống vị trí thứ ba. Campuchia, trong vòng một thập
niên, đã trở thành một trong những đồng minh thân thiết nhất
của Bắc Kinh không chỉ trong phạm vi ASEAN mà còn trên
toàn thế giới.
Việc hoạch định chính sách kinh tế, xã hội, an ninh - quốc
phòng, phát triển bền vững, thúc đẩy quan hệ đối ngoại khu
vực của Việt Nam vì thế gắn chặt với các diễn biến ở vùng Mê
Công. Trong các thập niên tới, Việt Nam được dự báo sẽ trở
thành một cường quốc tầm trung. Triển vọng này phụ thuộc rất
lớn vào nhãn quan địa - chính trị, khả năng nhận thức thời cuộc,
nắm bắt xu hướng chuyển dịch trong quan hệ quốc tế và xây
dựng chính sách tận dụng tối đa thời cơ, tiềm lực để phát triển.
Và mọi phác thảo cho vị thế tương lai của Việt Nam đều không
thể tách rời sự biến chuyển ở lưu vực Mê Công, nơi chúng ta
có lợi ích cốt lõi. Đó là cơ sở để trong cuốn sách này, chúng tôi
định vị Việt Nam trong bối cảnh của Tiểu vùng Mê Công
14 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

từ quá khứ tới hiện tại, từ hợp tác khu vực tới các thách thức
đang đặt ra hiện nay, nhằm hướng tới một dòng sông phát triển
bền vững, hướng tới “một lưu vực sông Mê Công thịnh vượng
về kinh tế, công bằng về xã hội và lành mạnh về môi trường”*.
Nhân dịp này, chúng tôi xin trân trọng cảm ơn Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia Sự thật đã giúp đỡ, ủng hộ trong quá
trình biên soạn và biên tập cuốn sách. Chúng tôi cũng xin tỏ
lòng biết ơn tới TS. Dương Duy Bằng đã dành thời gian đọc và
góp ý cho bản thảo. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình
biên soạn, nhưng đây là vấn đề rộng lớn, đa dạng, gắn kết
nhiều quốc gia và nền văn hóa, vì thế các tác giả mong nhận
được ý kiến phê bình, góp ý của độc giả để cuốn sách sẽ có chất
lượng tốt hơn trong lần xuất bản sau.

CÁC TÁC GIẢ

* Tuyên bố của Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mê Công quốc tế lần thứ
nhất, diễn ra vào tháng 4/2010 tại Thái Lan (BT).
15

DẪN NHẬP

Không còn nghi ngờ gì nữa, không có bất cứ dòng sông


nào cùng độ dài lại có tính cách độc đáo hay phi thường
hơn thế.
Francis Garnier
Đoàn thám hiểm Mê Công, 1866-1868

Đây là câu chuyện của một vùng văn hóa, lịch sử, từ
truyền thống đến hiện đại, từ các cơ tầng văn minh vĩ đại trong
quá khứ tới quốc gia - dân tộc hiện đại, từ chiến tranh và diệt
chủng tới sự hồi sinh, từ toàn cầu hóa, cạnh tranh chiến lược
nước lớn tới các thách thức sống còn về môi trường, biến đổi
khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và sinh kế của con người. Đây cũng
là câu chuyện về cách thức, vận mệnh và tương lai của Việt
Nam đã, đang và sẽ gắn với một dòng sông.

Dòng sông Mẹ

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, Mê Công: dòng sông Mẹ
(Mae Nam Khong) đã bồi đắp, kiến tạo môi trường sống cho các
cộng đồng Đông Nam Á lục địa. Từ không gian sinh kế đó ra
đời các nền văn hóa, văn minh rực rỡ, các tuyến giao thương,
trao đổi tôn giáo, tri thức, kỹ thuật, văn hóa, kết nối các xã hội
và con người trong khu vực.
Dòng Mê Công đã tạo ra một không gian văn hóa, văn
minh đa dạng với sự góp mặt của nhiều tộc người, ngôn ngữ
16 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

và trình độ phát triển1. Đó là một không gian sôi động, bao


gồm khung cảnh địa lý, xã hội,… trải rộng trên 6 quốc gia. Không
phải chờ tới sự ra đời của Ủy hội sông Mê Công (Mekong
River Commission - RMC) hay Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (Greater Mekong Subregion - GMS) thì khu vực này mới
được nhận thức là một chỉnh thể văn hóa, văn minh, kinh tế,
xã hội, mà quá trình này đã diễn ra hàng nghìn năm, một cách
tự nhiên.
Với chiều dài 4.909 km từ Tây Tạng tới các cửa sông trên
vùng duyên hải Việt Nam, Mê Công là một trong số ít các dòng
sông mà vùng đồng bằng ngập nước vẫn đang hoạt động theo
chu kỳ hằng năm2. Con sông tạo ra nhiều hệ sinh thái đa dạng
và đóng vai trò sống còn với các loài động, thực vật và cư dân
cư trú dọc theo hai bên bờ. Với 850 loài cá, sông Mê Công là
ngư trường nội địa lớn nhất thế giới, cung cấp sinh kế cho 60
triệu cư dân. Riêng sản lượng thủy sản đánh bắt trên dòng Mê
Công đã chiếm 25% sản lượng đánh bắt từ các vùng nước nội
địa toàn thế giới, đồng thời cung cấp 80% lượng thức ăn chứa
protein cho cư dân lưu vực sông. Theo thống kê, quy mô ngành
đánh bắt thủy sản trên sông Mê Công trị giá khoảng 2,5 tỷ USD.
Trong khi đó, vùng đồng bằng mà con sông này tạo ra ở Việt
Nam và Campuchia là một trong các vùng sản xuất lúa gạo lớn
nhất trên trái đất 3.

1. Phạm Đức Dương: Có một vùng văn hóa Mê Công, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2007; George Coedes: The Making of Southeast Asia, University
of California Press, Berkeley and Los Angeles, 1967; Charles Higham: The
Civilization of Angkor, University of California Press, Berkeley and Los Angeles,
2004; Dougald J.W. O’Reilly: Early Civilizations of Southeast Asia, AltaMira
Press, Lanham, 2007.
2. Chu kỳ này đang bị phá vỡ nghiêm trọng những năm gần đây.
3. Diversity and Natural Abundance in the Mekong Basin, http://www.
mekongwatch.org/ platform/ bp/english1-1.pdf.
DẪN NHẬP 17

Bốn trong số 10 loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới cư trú
trên dòng Mê Công, trong đó có cá đuối gai (Himantura
chaophraya) trọng lượng tới 600 kg; cá tra dầu (Pangasianodon
gigas) dài tới 3 m, nặng 350 kg; và cá hô (Giant pangasius
Catlocarpio siamensis) nặng 300 kg1. Tuy nhiên, phần lớn các loài
cá này đang bị đe dọa bởi nạn đánh bắt quá mức và tình trạng
cạn kiệt nguồn nước, môi trường sống bị đe dọa do các con đập
từ phía thượng nguồn gây ra.
Về mặt đa dạng sinh học, vùng sinh thái Mê Công chỉ
đứng thứ hai sau vùng Amazon. Bên cạnh hàng trăm loài cá,
khu vực này đóng góp 20.000 loài thực vật, 430 loài động vật,
1.200 loài chim, 800 loài bò sát và lưỡng cư cư trú trên một lưu
vực rộng 795.000 km2. Sử gia người Hy Lạp Herodotus từng
viết về mối quan hệ giữa dòng sông Nile với nền văn minh mà
nó bồi đắp: Ai Cập là quà tặng của sông Nile. Một vai trò tương
tự như thế cũng có thể được dùng để mô tả về dòng Mê Công
và hệ thống gió mùa châu Á đối với các nền văn hóa, văn minh
tiểu vùng. Không có dòng Mê Công sẽ không có Angkor,
Phnom Penh, Luang Prabang, Vientiane và dải đô thị sầm uất
vùng Nam Bộ, Việt Nam.

Dòng sông văn hóa, lịch sử


Cư dân lưu vực sông Mê Công sinh sống trên một địa bàn
tự nhiên đa dạng nhưng có quan hệ gắn bó về nguồn gốc tộc
người, ngôn ngữ và nhiều điểm gần gũi nhau về phong tục, tập
quán do cùng gắn bó với nền nông nghiệp lúa nước, tương đồng
trình độ phát triển và trong nhiều giai đoạn lịch sử cùng tiếp
cận các nền văn hóa, tôn giáo hay sức ép ngoại xâm, ảnh hưởng
từ bên ngoài. Những điểm tương đồng này đã góp phần làm

1. Diversity and Natural Abundance in the Mekong Basin, Ibid.


18 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cho Tiểu vùng sông Mê Công trở thành một khu vực địa lý, văn
hóa, lịch sử có nhiều nét riêng biệt, giàu màu sắc và là một
trong những cơ sở để các nước trong tiểu vùng hiện nay mở
rộng và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện.
Từ trong lịch sử, dòng Mê Công được mô tả huyền bí,
hoang dã, nhất là với góc nhìn của người bên ngoài, từ vị sứ giả
nhà Nguyên ở thế kỷ XIII Chu Đạt Quan cho tới các nhà thám
hiểm người Pháp thế kỷ XIX1. Sông Mê Công có yếu tố địa lý
thủy văn độc đáo, là điểm hội tụ, kết nối của tiểu vùng. Với
chiều dài hàng nghìn kilômét cùng với hàng trăm chi lưu lớn
nhỏ, chảy qua 6 quốc gia, dòng sông đã gắn kết các nước về mặt
địa lý và là một trong những mạng lưới giao thông đường thủy
huyết mạch của các cộng đồng dân cư khu vực từ thuở bình
minh của lịch sử. Sự giao lưu giữa các nhóm cư dân cổ (từ văn
hóa Hòa Bình) - cư trú trong thung lũng và hang động trên lãnh
thổ miền Bắc Việt Nam, Lào, Thái Lan… để chia sẻ tiến bộ kỹ
thuật, thuần hóa các loài cây họ bầu bí và xu thế di cư từ vùng
cao xuống vùng thấp hơn đã xuất hiện ngay từ cuối kỷ
Pleistocene và đầu kỷ Holocene2.
Tiếp đó là sự phát triển của một loạt các di chỉ định cư,
nông nghiệp, kim khí, đồ gốm và nhà nước,… gắn chặt với các
thung lũng sông và đồng bằng ven biển. Di tích Wat Phon, nơi
dựng nước của người Khmer, cách bờ sông Mê Công 5 km,

1. John Keay: Mad About The Mekong: Exploration And Empire In South East
Asia, Harper Collins Publishers, London, 2012; Chu Đạt Quan: Chân Lạp
phong thổ ký (Hà Văn Tấn dịch), Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006.
2. Kỷ Pleistocene cách ngày nay từ 2,58 triệu năm đến 11.700 năm. Kỷ
Holocene vào khoảng 11.700 năm trước và còn tiếp tục đến nay. Xem J.M.
Matthews: “A Review of the ‘Hoabinhian’ in Indo-China”, Asian Perspectives,
August 1966, pp. 86-95; Chester Gorman: “The Hoabinhian and After:
Subsistence Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene and Early
Recent Periods”, World Archaeology, No. 3, August 1971, pp. 300-320.
DẪN NHẬP 19

trong khi di chỉ kim khí nổi tiếng của Thái Lan là Ban Chieng,
Non Nok Tha thuộc thượng lưu sông Chi (một chi lưu của sông
Mê Công), cách dòng Mê Công 50 km, đối diện qua bờ sông
chính là kinh đô Vientiane của Lào. Từ các trung tâm kim khí
trên vùng Vân Nam tới các điểm tụ cư và tập hợp quyền lực
như Luang Prabang, Wat Phou, Angkor, Phnom Penh, Óc Eo,
Châu Đốc, Long Xuyên, Vĩnh Long, Cần Thơ, Mỹ Tho, Trà Vinh,
Cao Lãnh,… đều gắn với dòng nước Mê Công.
Khi các vương quốc sơ kỳ hình thành và phát triển,
dòng Mê Công không chỉ tạo ra môi trường sống trực tiếp của
một bộ phận lớn cư dân mà còn thúc đẩy hoạt động thương
mại, giao lưu, di cư, chiến tranh, các sứ đoàn ngoại giao và
truyền giáo, các đạo quân xâm lược và chinh phục đất đai.
Từ thế kỷ I đến thế kỷ VII, vương quốc Phù Nam trên vùng
hạ lưu Mê Công là “cường quốc” hàng đầu khu vực. Tranh
thủ luồng thương mại biển quốc tế đi qua vịnh Thái Lan 1 ,
Phù Nam kiểm soát vùng Nam Bộ, Việt Nam và một phần lưu
vực sông Chao Phraya (Thái Lan) với trung tâm kinh tế là
cảng thị Óc Eo 2.
Cách Phù Nam hơn 700 km về phía thượng nguồn là Wat
Phou (Champassak, Lào) đã ra đời vương quốc Chân Lạp - nhà
nước sơ kỳ đầu tiên của người Khmer. Sử sách của Trung Quốc
ghi chép rằng: Chân Lạp là một thuộc quốc của Phù Nam. Khảo
cổ học và lịch sử nghệ thuật phản ánh rõ ảnh hưởng tôn giáo,

1. Vũ Đức Liêm: “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề lịch sử”, Tia
Sáng, 2017; Vũ Đức Liêm: “Bằng chứng lịch sử cổ xưa của cư dân trên lãnh
thổ Việt Nam và Đông Nam Á trên Biển Đông”, 45 năm hải chiến Hoàng Sa,
Nxb. Đà Nẵng, 2020, tr. 123-44.
2. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và văn hóa, Nxb. Văn hóa
thông tin, Hà Nội, 2005; James C.M. Khoo, ed.: The Art and Archaeology of
Funan: The Pre-Khmer Kingdom of the Lower Mekong Valley, Orchid Press,
Bangkok, 2003.
20 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

chính trị, tư tưởng vương quyền, chữ viết của Phù Nam lên
vùng thượng nguồn Mê Công1.
Từ thế kỷ IX, vương quốc Angkor cùng với Pagan (Mianma)
trở thành hai thế lực hàng đầu ở vùng Đông Nam Á lục địa.
Người Khmer dựa vào dòng Mê Công mở rộng ảnh hưởng lên
tới Luang Prabang. Cùng với quá trình này là hoạt động giao lưu
kinh tế, chính trị, tôn giáo, viễn chinh quân sự giữa các vương
quốc Champa, Đại Việt, Angkor, Dvaravati, Hariphunchai,…
Từ thế kỷ XIII, toàn bộ khu vực Mê Công từ Vân Nam tới
Angkor bị tác động sâu sắc bởi chiến tranh và di cư. Năm 1253,
quân Mông Cổ tấn công nước Đại Lý, thúc đẩy luồng di cư
mạnh mẽ của những người nói tiếng Thái tràn vào vùng Đông
Nam Á lục địa. Quân Mông Cổ sau đó tấn công Đại Việt,
Champa, Pagan và cử sứ thần tới Angkor. Điều này góp phần
làm suy yếu các quyền lực chính trị cũ trên vùng lưu vực
Mê Công (như Pagan sụp đổ vào năm 1289,...). Đó là cơ sở để
người Thái thiết lập vương quốc và nhanh chóng trở thành thế
lực mới ở vùng lục địa. Người Thái di cư sang vùng Tây Bắc
Việt Nam, đi theo sông Đà, sông Mã, sông Cả, sông Mê Công,
sông Chao Phraya, mang theo kỹ thuật trồng lúa nước sử dụng
phân bón và làm thủy lợi, nhanh chóng khai phá các vùng
đất mới, xác lập bản mường, từ đó nhà nước ra đời. Đó là các
vương quốc Lanna, Sukhothai, Ayutthaya và Lan Xang mà dân
cư, quyền lực, văn hóa,… của họ gắn liền với các mạng lưới
kinh tế, chính trị, tôn giáo trên lưu vực Mê Công.
Lấy sự ra đời của vương quốc Lan Xang - tiền thân của
nước Lào làm ví dụ. Ra đời năm 1353, tên đầy đủ của vương
quốc Lan Xang là Lan Xang Hom Khao (Vương quốc triệu voi và
chiếc lọng trắng). Đây là vương quốc đầu tiên của người Lào

1. Xem Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến
ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2015.
DẪN NHẬP 21

được thành lập trên vùng trung lưu sông Mê Công, tồn tại từ
giữa thế kỷ XIV đến đầu thế kỷ XVII. Những cư dân đầu tiên
cư trú trên lãnh thổ Lào ngày nay là người Lào Thơng. Họ là
chủ nhân của nền văn hóa đồ sắt có niên đại thế kỷ V trước
Công nguyên - thế kỷ V trên Cánh đồng Chum (Xiêng Khoảng).
Từ thế kỷ XIII, theo sau các cuộc tấn công của quân Mông Cổ,
một bộ phận cư dân nói tiếng Thái di cư vào vùng trung lưu
sông Mê Công. Họ bắt đầu định cư ở các thung lũng và đồng
bằng ven sông, phát triển nông nghiệp lúa nước. Những cư dân
mới này được biết đến là người Lào Lùm.
Trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội dựa trên các xiềng
(liên minh bản làng) và mường, năm 1353, nước Lan Xang được
thành lập. Người lập quốc là Phraya Fa Ngum (1316-1393), một tù
trưởng người Lào. Thuở nhỏ, ông lớn lên ở triều đình Campuchia,
được giáo dục bởi các nhà sư Phật giáo. Năm 16 tuổi, ông được
nhà vua Angkor gả con gái và giúp đỡ đạo quân một vạn người
để chinh phục các mường Lào. Fa Ngum tiến hành các chiến
dịch quân sự mở rộng đất đai trên một lãnh thổ mà ông tuyên
bố là đến Campuchia ở phía đông nam, đến Sipsong Chu Thai
(nay là Tây Bắc Việt Nam) và Sipsong Panna (nay thuộc Vân Nam,
Trung Quốc) ở phía bắc, đến cao nguyên Khorat ở phía tây
(nay thuộc Thái Lan). Nhà vua mới cũng xác lập kinh đô mới ở
Luang Prabang.
Ảnh hưởng tôn giáo và chính trị từ vương quốc Angkor đóng
vai trò quan trọng đối với sự phát triển buổi đầu của Lan Xang.
Fa Ngum đã mời các nhà sư từ Campuchia tới truyền bá Phật giáo
và cố vấn chính trị. Văn hóa Phật giáo vì thế trở thành một trong
các cơ sở thống nhất quốc gia và đời sống xã hội của nước Lào.
Theo truyền thuyết, Fa Ngum chia vương quốc của mình
thành 7 mường. Tới thời cầm quyền của vua Setthathirath (1534-1571)
và Sourigna Vongsa (1637-1694), vương quốc Lan Xang bước vào
thời kỳ thịnh đạt, trở thành một trong các thế lực lớn ở vùng
22 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đông Nam Á lục địa. Lan Xang mở rộng ảnh hưởng tới Lanna và
nhiều tiểu quốc Thái khác, trong khi duy trì quan hệ bình đẳng
với Đại Việt, Ayutthaya và tiến hành ba cuộc chiến tranh chống
lại quân xâm lược Miến Điện. Để tránh các cuộc tấn công của
Miến Điện, năm 1563, Setthathirath chuyển kinh đô về Vientiane,
biến nơi đây thành trung tâm kinh tế, chính trị, quân sự và tôn
giáo của vương quốc Lào. Ông cũng thiết lập một chính quyền
nhà nước tập trung và tổ chức bộ máy quân sự chặt chẽ nhằm
phòng thủ đất nước. Nhà vua cũng đồng thời cho xây dựng nhiều
ngôi chùa như Wat Xieng Thong (ở Luang Prabang), Haw Phra Kaew,
Wat Ong Teu Mahawihan và Pha That Luang (Vientiane).
Dòng Mê Công còn in dấu lên sự phát triển kinh tế, xã hội
đa dạng của Lào, bao gồm canh tác lúa nương, lúa nước, săn
bắn, đánh cá, chăn nuôi, trồng cây ăn quả, khai thác lâm sản,
vàng bạc, dệt vải. Tài liệu phương Tây cũng cho biết, người Lào
sử dụng nhiều loài động vật trong sản xuất, đặc biệt là trâu, bò
với số lượng lớn. Họ cũng trồng nhiều cây ăn quả và trồng lúa
trên những vùng đất đai màu mỡ. Các dòng sông thì đầy ắp cá,
tôm mà không ở đâu có thể sánh được1. Dòng Mê Công còn là
cơ sở giao lưu tôn giáo giữa người Lào, người Thái, người Miến,
người Khmer…, là cội nguồn văn học, tư tưởng và các tín ngưỡng
dân gian, là nơi tổ chức lễ hội té nước mừng năm mới,…
Từ thế kỷ XV, xu thế tập quyền chính trị, mở rộng lãnh thổ
đã gia tăng nhanh chóng ở vùng Đông Nam Á lục địa, trong đó
dòng Mê Công là trung tâm tranh chấp của các dự án địa -
chính trị và tham vọng đế chế. Ayutthaya là vương quốc Thái
thành lập ở trung lưu sông Chao Phraya vào năm 1350 bởi nhà vua
Ramathibodi. Vương quốc này tồn tại đến năm 1767, phát triển
thịnh vượng nhờ sản xuất nông nghiệp, khai thác lâm sản và

1. G.F. de Marini: A New and Interesting Description of the Lao Kingdom


(1642-1648), White Lotus Press, Bangkok, 1998.
DẪN NHẬP 23

thương mại biển. Đó là cơ sở để Ayutthaya nhanh chóng bành


trướng thế lực, tấn công Sukhothai ở phía bắc, kiểm soát bán
đảo Malay ở phía nam, tranh giành ảnh hưởng với Lan Xang và
tổ chức nhiều cuộc tấn công xâm lược Angkor ở phía đông.
Gần như trong giai đoạn 1350-1430, Ayutthaya và Angkor
luôn trong tình trạng chiến tranh, cụ thể là các năm 1350-1353,
1372-1373, 1384-1385, 1388, 1393-1394, 1408, 1420-1421, 1431-14321.
Đồng thời không phải chỉ có Ayutthaya chủ động xâm lược mà
Angkor cũng luôn trong tình trạng sẵn sàng đáp trả, tổ chức hệ
thống phòng thủ biên giới cũng như củng cố kinh đô Angkor.
Cuộc xâm lược đầu tiên do đích thân vua Ayutthaya
Ramathibodi chỉ huy, quân Thái bao vây Angkor một năm. Nhà
vua Khmer Lampong qua đời. Tình thế Angkor được mô tả là
khắp nơi chỉ nghe tiếng than khóc của dân chúng. Các tướng bị
chết trận hết người này đến người khác. Khi kinh đô tan vỡ,
triều đình và dân chúng Khmer bị bắt đưa về Ayutthaya cùng
với vàng bạc, châu báu và tượng thần.
Vào năm 1390, nhân lúc tình hình Ayutthaya biến động,
người Khmer tổ chức một cuộc xâm lược Jalapuri (Chon Buri) và
Chandapuri, song bị quân Thái đồn trú đánh bại. Đáp lại, vua
Ayutthaya là Ramesuan cử một đạo quân đánh chiếm Angkor.
Nhà vua Khmer cử 4 đạo quân chống giữ biên giới, nhưng do
một số hoàng thân rút lui, nên người Thái nhanh chóng bao vây
Angkor và phải mất 6 tháng họ mới hạ được thành (1394).
Sau đó, người Khmer đã tăng cường quan hệ với Trung Quốc
để xin nhà Minh bảo trợ. Năm 1405, một ông vua mới xuất hiện
với tước hiệu Samdach Chao Ponhea. Dưới triều đại này, Angkor
tiếp tục gánh chịu các cuộc tấn công của người Thái. Hệ quả đối
với người Khmer là rất nặng nề, gây tác động lớn tới nền kinh tế,

1. Lawrence Palmer Briggs: The Ancient Khmer Empire, Transactions of the


American Philosophical Society, Philadelphia, 1951, volume XLI, part I.
24 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

xã hội. Các cuộc chiến này chủ yếu hướng tới cướp dân, tài nguyên,
của cải, các kho báu, phá hủy nhà cửa, thành quách,… Vì thế,
làm giảm đáng kể số lượng dân Khmer, một phần do bị bắt đưa
về Ayutthaya, một phần bỏ chạy về phía nam Biển Hồ.
Cuộc tấn công cuối cùng vào Angkor diễn ra năm 1431-1432
dưới sự dẫn dắt của vua Borommaracha II. Sau nhiều tháng vây
hãm, quân Thái tràn vào Angkor, bắt người, lấy đi các kho báu,
sau đó đưa một hoàng tử Ayutthaya lên ngôi vua. Năm 1434,
Chaktomuk (Phnom Penh) được chọn làm kinh đô mới và thời
đại Angkor kết thúc.
Với sự gia tăng xác lập các mường Thái theo hành lang phía
tây Đại Việt, xung đột dọc đường biên gia tăng. Vương quốc
Lan Xang ra đời (1353), đóng đô ở Luang Prabang tạo ra một tương
quan chính trị và quân sự mới với Đại Việt. Từ khung cảnh các
mường đơn lẻ, giờ đây người Lào đã gắn kết lại trong một phạm
vi dân cư và địa lý lớn. Trong thời kỳ vua Cakkaphat Phaen Phaeo
(1438-1480), dân số Lan Xang đã có khoảng 1,5 triệu người.
Vương quốc này trở thành một thế lực lớn ở trung lưu sông
Mê Công và dựa vào nhà Minh để cạnh tranh với Đại Việt.
Với hệ thống tổ chức chính trị đặc thù Thái - Lào: chế độ
bản mường, mối quan hệ giữa chính quyền trung ương và địa
phương tương đối lỏng lẻo, thường xuyên thay đổi tôn chủ.
Tình thế đó làm cho quan hệ giữa Đại Việt với các trung tâm
chính trị người Thái rất phức tạp và không ổn định. Trên lãnh
thổ Lào thế kỷ XV có ba trung tâm chính xuất hiện trong sử
Việt là Bồn Man (mường Phuan thuộc Xiêng Khoảng), Ai Lao
(thuộc Hủa Phăn) và Lão Qua (thuộc Lan Xang)1.
Khi nhà Lê xác lập năm 1428, vị trí của các mường Lào
trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì kinh đô thứ hai của

1. John K. Whitmore: “The Two Great Campaigns of the Hong-Duc Era


(1470-1497) in Dai Viet”, South East Asia Research, 2004, No. 1, pp. 119-136.
DẪN NHẬP 25

vương triều ở miền Tây Thanh Hóa. Năm 1431, Lê Lợi tiến hành
cuộc chinh phạt chống lại thủ lĩnh họ Đèo đang mở rộng thế
lực giữa khu vực sông Mã và sông Đà. Trong khi Đại Việt tăng
cường kiểm soát mường Phuan và Sipsong Chu Thai thì Lan Xang
dựa vào nhà Minh để tăng sức ép lên các cộng đồng này. Xung
đột chính trị, quân sự leo thang đã làm vua Lê Thánh Tông
(1442-1497) nổi giận. Các triều thần nhà Lê cũng không thể
chấp nhận sự chống đối của những kẻ ngoài “giáo hóa”.
Hai bài chiếu thảo phạt của vua Lê lưu lại trong Đại Việt
sử ký toàn thư cho thấy một phần lý do Đại Việt can dự vào
miền trung Mê Công. Theo đó, Bồn Man đã xâm lấn biên ải, bỏ
chức phiên thần, không chịu dâng lễ cống; bất chấp triều đình
đặt quận huyện để trị biên cương nhưng phong tục không đổi,
đắm mê cửa Phật; bày kế gián điệp, giam giữ các thổ tù, giúp
đỡ tội phạm bỏ trốn, để chậm con tin vào chầu; bên trong thì tin
lời yêu tăng gian tà, ngoài dựa tiếng Lão Qua tiếp viện, chống
lại sứ thần và quan lại triều đình, tiêu diệt quân đồn trú; đào
hào, sửa giáp, phục kích, đóng đồn. Đối với Lão Qua thì từng
đánh úp quân Lê Lợi, sau lại đưa quân cướp châu Lang Chánh,
quấy phá phủ An Tây, cướp bóc Sầm Thượng, Sầm Hạ, làm tổn
hại dân biên giới, gây ra tình trạng chiến tranh ở Thuận Bình,
Sa Bôi, Lâm An, Quy Hợp, bắt giữ sứ giả bỏ ngục, giúp họ Cầm
ở thượng du Nghệ An nổi loạn, chiếm đất đai1.
Giải pháp của Thăng Long là một chiến dịch quân sự quy
mô như đã tiến hành với Champa năm 1471, qua đó không chỉ
khôi phục cương thường mà còn xác lập và để lại cơ đồ lâu dài
đến muôn đời được mở mang. Mùa thu năm 1479, 180.000 quân
Đại Việt đã tham gia cuộc viễn chinh chia làm năm cánh trải dài
trên hành lang từ thượng du Nghệ An tới thượng du sông Đà.

1. Đại Việt sử ký toàn thư 大越史記全書 , http://www.nomfoundation.


org/nom-project/History-of-Greater-Vietnam?uiLang=en.
26 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Biên niên sử Chiang Mai thông báo số quân Việt Nam là 200.000 người,
trong khi báo cáo từ Sipsong Panna tới triều nhà Minh cho biết
có vài chục vạn quân Việt đóng giữ ở biên giới Lan Xang1.
Bồn Man và Ai Lao bị thu phục, sau đó, năm cánh quân nhà
Lê cùng hướng tới Luang Prabang. Cả sử sách Việt Nam và biên
niên sử của người Thái đều cho biết kinh thành này bị chiếm.
Nhưng quân Đại Việt chưa dừng lại. Họ tiếp tục tiến về phía tây,
chiếm đóng Nan, một chư hầu của Lanna, uy hiếp Sipsong Panna
(thuộc Vân Nam) và tiến về sông Kim Sa (Irrawaddy), cửa ngõ
của vương quốc người Miến Ava. Nếu ghi chép của Đại Việt sử
ký toàn thư và Minh Sử là đúng thì quân nhà Lê đã tràn qua toàn
bộ vùng phía bắc Đông Nam Á lục địa chỉ trong vòng 2 tuần.
Trên vùng sông Mê Công, một cuộc viễn chinh có quy mô
tương tự được lặp lại đúng một thế kỷ sau, dưới thời kỳ cầm
quyền của vua Bayinnaung (1551-1581) thuộc vương triều Toungoo
(Mianma). Ba mươi mốt năm trị vì của ông được coi là thời kỳ
huy động sức người lớn nhất trong lịch sử Mianma, chủ yếu phục
vụ cho các cuộc chinh phục liên tiếp, biến Toungoo trở thành đế
chế rộng nhất trong lịch sử Đông Nam Á, trải dài từ bờ biển
Arakan đến Campuchia, từ vịnh Thái Lan đến Vân Nam, bao
gồm lãnh thổ Mianma ngày nay, vùng người Shan (Trung Quốc),
các vương quốc Lanna, Lan Xang, Xiêm và bang Manipur (Ấn Độ).
Theo tinh thần Phật giáo, Bayinnaung cai trị như một Chakkravartin
(vua của vũ trụ), so sánh mình với vị quân vương Ấn Độ Asoka;
trong khi người Thái gọi ông là Phra Chao Chana Sip Thit (Kẻ chinh
phục Thập phương).
Từ thế kỷ XVII, quyền lực chính trị ở vùng Mê Công là cuộc
chạy đua giữa người Miến, người Thái và người Việt. Đó là lúc

1. John K. Whitmore: “The Two Great Campaigns of the Hong-Duc Era


(1470-1497) in Dai Viet”, Ibid, pp. 119-136; Laichen Sun, Ming-Southeast Asian
Overland Interactions, 1368-1644, Ph.D. Thesis, Michigan, 2000.
DẪN NHẬP 27

mà sự xuất hiện của người phương Tây, Nhật Bản, Trung Quốc
tạo ra sự phát triển năng động của khung cảnh chính trị, thương
mại, chiến tranh và quan hệ tộc người. Thế kỷ XVII - XVIII là giai
đoạn bùng nổ làn sóng di cư của người Hoa xuống Đông Nam Á.
Đầu tiên là những người trung thành với nhà Minh, chạy xuống
phương nam vì không chấp nhận nền thống trị của người Mãn.
Vào năm 1679, 3.000 quân trong số này đã cập bến Đàng Trong,
được chúa Nguyễn đồng ý cho khai phá vùng hạ lưu sông Mê Công1.
Nhiều nhóm người Hoa khác đã xác lập ở bán đảo Malay và các
hải cảng thuộc vùng vịnh Thái Lan, trong đó có Mạc Cửu và sự
ra đời của Hà Tiên2. Hàng trăm nghìn người Hoa khác đi vào
phía bắc Đông Nam Á lục địa như Mianma, Thái Lan, Việt Nam
để khai thác mỏ. Một trong số đó định cư ở mường Tak, thuộc
vương quốc Thái Ayutthaya và trở thành thủ lĩnh địa phương.
Con trai của ông là Trịnh Chiêu (sử Việt chép là Trịnh Quốc Anh)
trở thành người đứng đầu mường Tak, với tước hiệu Phraya
Taksin (Phya Tak). Các cộng đồng người Hoa này đóng vai trò
lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội ở Đông Nam Á, đồng thời
thúc đẩy các chuyển biến chính trị và quân sự ở tầm mức khu
vực. Một trong số đó chính là các cuộc chiến tranh giữa Xiêm và
Việt Nam nhằm mở rộng ảnh hưởng trên vùng Mê Công.
Năm 1708, Mạc Cửu đặt Hà Tiên dưới sự bảo trợ của chúa
Nguyễn. Sự kiện này thúc đẩy quá trình khai phá của Việt Nam
ở hạ lưu sông Mê Công, đồng thời gây ra các xung đột mới giữa
Đàng Trong và Ayutthaya. Năm 1767, Miến Điện xâm lược và đốt
cháy kinh thành Ayutthaya. Chỉ một số ít quý tộc chạy thoát,
bao gồm Phraya Taksin. Ông về Chanthaburi, bên bờ vịnh

1. Đại Nam thực lục 大南寔錄, Tokyo: Institute of Cultural and Linguistic
Studies, Keio University, 1961-1977.
2. Trương Minh Đạt: Nghiên cứu Hà Tiên: Họ Mạc với Hà Tiên, Nxb. Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 2017; Vũ Thế Dinh: 河 仙 鎮 叶 鎮 鄚 氏 家 譜 (Hà Tiên
trấn hiệp trấn Mạc Thị gia phả), Viện Hán Nôm, mã hồ sơ A.1321.
28 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thái Lan, tập hợp lực lượng, trong đó có việc dựa vào mạng
lưới người Hoa để giành lại độc lập cho Xiêm, 6 tháng sau, viên
tướng gốc Hoa này trở thành vua Taksin của vương triều mới
Thonburi (1767-1782) với kinh đô Ayutthaya nằm cách phía hạ
lưu sông Mê Công khoảng 70 km.
Cuộc cạnh tranh Xiêm - Việt sẽ tiếp tục gia tăng trên vùng
Mê Công khi vương triều Bangkok được thiết lập năm 1782.
Năm 1827, vua Rama III đưa quân chinh phục Vientiane (một
trong ba vương quốc trên lãnh thổ Lào lúc đó) và gây ra một cuộc
khủng hoảng chính trị, quân sự ở vùng trung lưu Mê Công.
Vientiane là chư hầu của triều đình Huế. Việc quân Xiêm gây
sức ép lên các mường dọc biên giới và đe dọa Nghệ An đã buộc
nhà Nguyễn phải cử quân và voi bảo vệ lãnh thổ1.
Trước đó, tình hình vùng hạ lưu Mê Công cũng đã căng
thẳng suốt một thập niên sau khi Nguyễn Phúc Ánh thống nhất
Việt Nam (1802). Lúc này, triều đình Udong đang nằm dưới sự
kiểm soát của Bangkok, nơi mà các ông vua Khmer mới lên ngôi
phải sang làm lễ tấn phong. Vua Rama I (1736-1809), tại vị từ
năm 1782 đến 1809 còn yêu cầu Campuchia nhượng lại cho Xiêm
hai tỉnh Siem Reap và Battambang2. Trước sức ép ngày càng
lớn từ Bangkok, nhà vua 15 tuổi của Campuchia là Ang Chan
(lên ngôi năm 1806) đã quyết định dựa vào Huế để làm đối trọng.
Năm 1807, sứ đoàn Udong tới triều đình nhà Nguyễn yêu cầu
sự bảo trợ. Campuchia trở lại địa vị chư hầu và vị trí tôn chủ

1. Ngô Cao Lãng: Quốc triều xử trí vạn tượng sự nghi lục 國 朝 處 置 萬 象
事 誼 錄, Viện Hán Nôm, mã hồ sơ A. 949; Ngaosyvathn Mayoury and
Ngaosyvathn Pheuiphanh: Paths to Conflagration: Fifty Years of Diplomacy and
Warfare in Laos, Thailand, and Vietnam, 1778-1828, Southeast Asia Program
Publications, Cornell University, 1998.
2. Puangthong Rungswasdisab: War and Trade: Siamese Interventions in
Cambodia, 1767-1851, University of Wollongong, 1995; Puangthong R. Pawakapan:
Warfare and Depopulation of the Trans-Mekong Basin and the Revival of Siam’s
Economy, 2014.
DẪN NHẬP 29

của Việt Nam cân bằng với Xiêm1. Việc Ang Chan không sang
Bangkok tham dự lễ tang Rama I đã làm cho quan hệ giữa hai
nước căng thẳng hơn. Rama II quyết định chọn một số hoàng tử
trẻ và quan chức cao cấp để thành lập một nhóm thân Xiêm tại
triều đình Khmer. Tình trạng chia rẽ này mở đầu cho thời kỳ
lịch sử hỗn loạn của Campuchia cho đến tận năm 1848.
Mỗi khi có biến động, triều đình Campuchia lại phân làm
hai phe, một cầu viện Bangkok, một nhờ cậy sự giúp đỡ của Huế.
Vì vương quốc này có vị thế địa - chính trị và vai trò quan trọng
đối với cả Việt Nam và Xiêm nên các cuộc xung đột tranh giành
ảnh hưởng thường xuyên diễn ra trên vùng hạ lưu sông Mê Công.
Các vua Gia Long và Minh Mạng đã có hàng loạt dự án quy mô
nhằm củng cố an ninh, lãnh thổ và xác lập cơ sở làng xóm của
người Việt trên vùng châu thổ. Năm 1824, kênh đào Vĩnh Tế dài
87 km nối Châu Đốc với Hà Tiên được hoàn thành, chạy dọc theo
hành lang biên giới Việt Nam - Campuchia, phục vụ cả mục tiêu
kinh tế, thủy lợi và quân sự. Năm 1833, khi quân Xiêm tiến hành
xâm lược Việt Nam bằng năm cánh quân qua lãnh thổ Lào và
Campuchia, một trong các mục tiêu của người Thái là lấp con
kênh này, chia cắt quân Việt Nam, sau đó chiếm vùng Nam Kỳ2.
Triều đình Huế đã đáp trả bằng một chiến dịch quân sự
quy mô lớn trong các năm 1834-1836, đẩy lùi người Thái về
phía tây và biến vùng đất này thành trấn Tây Thành. Cuối cùng,
vào năm 1848, cả Huế và Bangkok cùng chấp nhận địa vị chư hầu

1. Dương Duy Bằng: “Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Xiêm giai đoạn
1802-1834”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2006, số 4, tr. 17-26; Dương
Duy Bằng: “Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia - Xiêm giai đoạn 1834-1848”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2008, số 3, tr. 20-30; Đặng Văn Chương:
Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, Nxb. Đại học
Sư phạm, Hà Nội, 2010.
2. Vũ Đức Liêm: “Vietnam at the Khmer Frontier: Boundary Politics,
1802-1847”, East Asian History and Culture Review, 2006, Vol.5, No.2, pp. 534-564.
30 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

của Campuchia, kết thúc hơn hai thế kỷ tranh chấp quyền lực
giữa Xiêm và Việt Nam dọc theo lưu vực sông Mê Công.
Nhưng cũng chính lúc đó, dòng Mê Công đối mặt với
những thử thách mới: từ chủ nghĩa thực dân phương Tây tới
chiến tranh giải phóng dân tộc, Chiến tranh lạnh, xung đột ý
thức hệ, rồi tới chế độ diệt chủng Pol Pot, sự phát triển bùng nổ
kinh tế - xã hội, hội nhập khu vực, quốc tế và cả cạnh tranh
chiến lược nước lớn, lệ thuộc kinh tế, chi phối chính trị, tác
động của thiên tai, biến đổi khí hậu, cạn kiệt nguồn tài nguyên
cũng như cuộc khủng hoảng các con đập ở phía thượng nguồn.

Dòng sông địa - chính trị, địa - kinh tế và môi trường


Từ đầu thế kỷ XIX, sau khi đã chiếm bán đảo Malay, người
Anh bắt đầu để ý vùng Đông Nam Á lục địa. Họ gây ra ba cuộc
chiến tranh với Mianma vào các năm 1824, 1852 và 1885 trước khi
biến toàn bộ nước này thành thuộc địa. Các cuộc xâm lược này
đã báo động đến nước Xiêm và toàn bộ bán đảo Đông Dương.
Từ giữa thế kỷ XIX, Bangkok bị đe dọa trực tiếp bởi người Anh,
những người đang muốn tiến về vùng Mê Công và mở đường
lên phía bắc, tới miền Nam Trung Quốc.
Năm 1855, Anh ký với Xiêm Hiệp ước Bowring với các điều
khoản bất bình đẳng về thương mại, chính trị và ngoại giao1.
Bangkok buộc phải dỡ bỏ nhiều hạn chế áp đặt đối với thương nhân
nước ngoài, đồng ý với mức thuế 3% cho tất cả các hàng hóa nhập
khẩu của Anh và cho phép công dân Anh được quyền buôn bán tại
tất cả các cảng biển và được hưởng quyền ngoại trị (extraterritoriality)2.

1. Xem John Bowring: The Kingdom and People of Siam, John W. Parker and
Son, London, 1857.
2. Tomas Larsson: “Western Imperialism and Defensive Underdevelopment
of Property Rights Institutions in Siam”, Journal of East Asian Studies,
August 2008, Vol.8, No.1, pp. 1-28; Robert Bruce: “King mongkut of siam
and his treaty with britain”, Journal of the Hong Kong Branch of the Royal
Asiatic Society, August 1969, No. 9, pp. 82-100.
DẪN NHẬP 31

Hiệp ước năm 1855 đánh dấu bước tiến mới cho tham vọng của
người Anh vào vùng Mê Công giàu tài nguyên và có vị thế
chiến lược trong cuộc cạnh tranh quyền lực giữa các đế quốc
phương Tây ở châu Á1.
Điều này đã đánh động các cường quốc khác đang âm mưu
bành trướng ở vùng Viễn Đông, đặc biệt là Pháp và Tây Ban Nha.
Ba năm sau hiệp ước của người Anh, hai nước Anh - Pháp đã tổ
chức liên quân bắt đầu cuộc chiến tranh bốn thập niên để lập ra
Liên bang Đông Dương thuộc Pháp. Năm 1863, Pháp buộc triều
đình Phnom Penh ký hiệp ước bảo hộ. Năm 1867, vùng Nam Kỳ
Việt Nam rơi vào tay Pháp. Gần hai thập niên sau đó, triều
đình Huế ký hiệp ước công nhận nền bảo hộ của thực dân Pháp2.
Một trong các nguyên nhân hàng đầu thúc đẩy người Pháp chiếm
Việt Nam và Campuchia chính là dòng Mê Công. Người ta tin
rằng dòng sông này là cửa ngõ đi vào miền Nam Trung Quốc,
nơi có thị trường sầm uất với hàng trăm triệu dân3.
Đó cũng chính là lý do từ năm 1866, người Pháp đã tổ chức
các phái đoàn thám hiểm Mê Công để tìm đường lên phía bắc.
Tuy nhiên, khi tới Champasak, họ đã bị chặn lại bởi một trong
những thác nước rộng nhất thế giới: thác Khone (hay còn gọi là
thác Pha Pheng). Tại khu vực gần biên giới Campuchia với Lào,
các bờ đá và thác nước tạo ra một hành lang rộng hơn 10 km, kéo
dài gần 10 km, tàu bè hầu như không thể lưu thông4. Giải pháp

1. Kees Van Dijk: Pacific Strife: The Great Powers and Their Political and
Economic Rivalries in Asia and the Western Pacific 1870-1914, Amsterdam
University Press, Amsterdam, 2015, pp. 267-294.
2. Nguyễn Xuân Thọ: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống thuộc địa Pháp ở
Việt Nam (1858-1897), Omega và Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2018.
3. Milton E. Osborne: River Road to China: The Mekong River Expedition,
1866-1873, George Allen and Unwin, London, 1975.
4. Milton E.Osborne: “The Strategic Significance of the Mekong”,
Contemporary Southeast Asia, August 2000, No. 3, pp. 429-444.
32 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

người Pháp đưa ra là một tuyến đường sắt dài 7 km nhằm đưa
hàng hóa, tàu bè lên bờ, vượt qua thác nước để tiếp tục cuộc
hành trình lên phía bắc.
Cuối cùng, người Pháp kết luận rất khó tiếp cận miền Nam
Trung Quốc qua đường sông Mê Công, tuy nhiên thành công
lớn nhất cho tham vọng lên phía bắc của họ là một “món quà”
thuộc địa khác: nước Lào. Kiến trúc sư trưởng của dự án thực
dân hóa này là một viên chức ngoại giao và là nhà thám hiểm
Auguste Jean-Marie Pavie (1847-1925). Từ năm 1879, Pavie tiến
hành một loạt các cuộc thám hiểm dọc theo vịnh Thái Lan, Biển
Hồ và sông Mê Công trong vòng 5 năm, đi qua hơn 30.000 km.
Sau khi đã đi khắp bán đảo Đông Dương, ông được người Thái
giao cho quản lý việc xây dựng đường điện tín Phnom Penh -
Bangkok. Tới năm 1886, Pavie trở thành phó lãnh sự Pháp ở
Luang Prabang. Tại đây, ông tham gia các cuộc xung đột quân
sự địa phương để xác lập ảnh hưởng của Pháp. Cuối cùng, vào
năm 1893, Pavie dùng các tàu chiến Pháp phong tỏa cửa ngõ
Bangkok để ép Xiêm từ bỏ ảnh hưởng tại Lào. Năm 1894, Pavie
trở thành tổng cao ủy và sau đó là đại diện toàn quyền trên thuộc
địa mới của nước Pháp. Lào trở thành một bộ phận của Liên bang
Đông Dương1. Người Pháp đã giành ưu thế lớn trong cuộc cạnh
tranh với Anh và Xiêm để đạt được quyền kiểm soát Campuchia
và toàn bộ khu vực phía đông sông Mê Công2, để rồi cuối cùng
tự hào tuyên bố: Mê Công là “dòng sông của chúng ta”3.

1. Martin Stuart-Fox: “The French in Laos, 1887-1945”, Modern Asian Studies,


1995, No. 1, pp. 111-139.
2. Van Dijk: Pacific Strife: The Great Powers and Their Political and Economic
Rivalries in Asia and the Western Pacific 1870-1914; John Keay: “The Mekong
Exploration Commission, 1866-1868: Anglo-French Rivalry in South East Asia”,
Asian Affairs, November 2005, No. 3, pp. 289-312.
3. Milton E. Osborne: The Mekong: Turbulent Past, Uncertain Future, Grove
Press, New York, 2000, p. 133.
DẪN NHẬP 33

Tuy nhiên sự xác lập đó chỉ là bước đầu. Lịch sử của


vùng đất này sẽ tiếp tục với các dự án thực dân, hiện đại hóa
và khai thác tài nguyên của Anh, Pháp và Xiêm, trong đó, các
nỗ lực lớn nhất đã được người Pháp tiến hành ở vùng hạ lưu1.
Trên cơ sở hoạt động thủy lợi và kênh đào của người Việt,
từ năm 1880 đến 1930, chính quyền thuộc địa đã đào đắp
165 triệu m3, so với 210 triệu m3 đào kênh Panama và 260 triệu m3
đào kênh Suez. Điều này làm cho diện tích canh tác tăng
từ 200.000 ha (1879) lên 2,4 triệu ha (1929), tương đương với
tỷ lệ từ 5% diện tích đồng bằng sông Mê Công của Việt Nam
lên 60%2.
Trước khi có sự xuất hiện của người Pháp, vùng hạ lưu sông
Mê Công đã là một trong các trung tâm xuất khẩu lúa gạo hàng
đầu khu vực, tới Xingapo, Jakarta, Mannila, bán đảo Malay và
miền Nam Trung Quốc3. Các dự án thực dân đã nhanh chóng
thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, biến xuất khẩu nông nghiệp
trở thành một trong các thế mạnh hàng đầu của vùng. Từ cuối
thế kỷ XIX, hạ lưu sông Mê Công trở thành trung tâm xuất khẩu
lúa gạo hàng đầu thế giới. Vào năm 1940, Campuchia là nước
xuất khẩu lúa gạo thứ ba thế giới4.

1. M. Camouilly: “The Survey Question in Cochin China”, Journal of the Straits


Branch of the Royal Asiatic Society, 1886, pp. 271-292; David Biggs: Quagmire:
Nation-Building and Nature in the Mekong Delta, University of Washington
Press, Seattle, 2010.
2. David Biggs: “Problematic Progress: Reading Environmental and Social
Change in the Mekong Delta”, Journal of Southeast Asian Studies, 2013, No. 1, p. 79.
3. Vũ Đức Liêm: “Tái định vị xứ Đàng Trong trong không gian Đông Á
và Đông Nam Á, thế kỷ XVI-XVIII)”, Tạp chí Nghiên cứu và phát triển,
2016, số 130, tr. 12-42; Nguyễn Văn Kim: “Xứ Đàng Trong trong các mối quan
hệ và tương tác quyền lực khu vực,” Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 2016, số 6,
tr. 19-35.
4. Rob Cramb, ed.: White Gold: The Commercialisation of Rice Farming in the
Lower Mekong Basin, Palgrave Macmillan, Singapore, 2020, p.231.
34 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Xuất khẩu từ thuộc địa của Pháp ở Đông Dương

Sản lượng trung bình/năm


Xuất khẩu
Năm (ước tính)
Tấn Tấn
1881 254.617
1.354.729
1882 372.551
1883 521.934
1.583.340
1884 510.745

Nguồn: M. Camouilly: “The Survey Question in Cochin China”,


Journal of the Straits Branch of the Royal Asiatic Society, Ibid, pp. 271-292.

Trong khi đó, xuất khẩu gạo qua Chợ Lớn đã gia tăng liên
tục ở mức bình quân 3% trong vòng 65 năm liên tục. Sản lượng
xuất khẩu trong giai đoạn 1863-1871 là 157.000 tấn; giai đoạn
1902-1911 là 793.000 tấn và giai đoạn 1930-1934 là 1.314.000 tấn1.
Nhưng công cuộc cai trị của người Pháp trên vùng đất này
là không yên bình. Khu vực có truyền thống chống lại những kẻ
ngoại xâm đã liên tục nổi dậy, từ hoạt động kháng chiến của
triều đình tới các cuộc nổi dậy tự phát của dân chúng, từ phong
trào của các nhà sư và trí thức địa phương tới hoạt động chống
áp bức của nông dân. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã dựa vào địa
bàn sông Mê Công để xây dựng, tổ chức lực lượng chiến đấu
chống Pháp, như tại vùng Nam Bộ Việt Nam có cuộc khởi nghĩa
của Trương Định, phong trào Cần Vương trên vùng miền núi
Trường Sơn, ở Lào có cuộc nổi dậy của hoàng thân Si Votha ở
Kampong Svay hay khởi nghĩa của Ông Kẹo và Kommandam2.

1. Norman G. Owen: “The Rice Economy of Mainland Southeast Asia


1850-1914”, Journal of the Siam Society, 1971, pp. 74-143.
2. Nguyễn Hữu Hiếu và Nguyễn Thanh Thuận: Cuộc kháng chiến chống
Pháp ở Nam Kỳ và Đồng Tháp qua châu bản triều Nguyễn, Nxb. Hà Nội, 2019;
Trần Khánh (chủ biên): Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội,
2012, t. IV, tr. 363-369.
DẪN NHẬP 35

Quá trình khai thác công nghiệp đã được thiết lập có hệ


thống trên vùng Mê Công không chỉ bởi chính quyền Anh ở
Mianma và Pháp ở Đông Dương mà bản thân Bangkok cũng nỗ
lực đầu tư nhiều mạng lưới điện tín, đường sắt và nhà máy.
Năm 1887, Trường Quân sự hoàng gia được thành lập, đào tạo
sĩ quan theo phong cách phương Tây. Tới năm 1888, chính
quyền trung ương Xiêm được cải cách thành các bộ. Năm 1897,
nhà vua tiến hành chuyến công du châu Âu để tìm cách có được
sự công nhận và quyền bình đẳng từ phương Tây. Năm 1905,
chế độ nô lệ đã bị bãi bỏ.
Hệ thống đường sắt và điện tín được coi là cơ sở để hiện
đại hóa và giúp quản trị lãnh thổ theo mô hình phương Tây.
Năm 1901, tuyến đường sắt đầu tiên được mở, nối Bangkok với
Khorat, khai trương hệ thống phát điện đầu tiên, sử dụng đèn
điện để thắp sáng các con đường. Cùng với đó là mạng lưới
điện tín kết nối Bangkok với tất cả các khu vực. Nước Xiêm
dưới thời Chulalongkorn (Đại đế Roma V, 1853-1910), tại vị từ
năm 1868 đến 1910 đã bước vào quá trình hiện đại hóa.
Tại Mianma và các nước Đông Dương, quá trình này diễn
ra dưới hình thức khai thác thuộc địa. Những cánh rừng gỗ
teak soi bóng bên dòng Mê Công trở thành mặt hàng xuất khẩu
quan trọng hàng đầu của khu vực ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX.
Loại gỗ cứng, không bị nước biển ăn mòn này được thế giới
phương Tây săn lùng cho ngành công nghiệp đóng tàu1. Các
tuyến đường sắt, đường bộ được xây dựng đã kết nối Lào với
Việt Nam và Campuchia. Đây không chỉ là cơ sở cho quá trình
khai thác thuộc địa mà còn giúp kết nối khu vực, thúc đẩy quá
trình giao thương, chuyển cư. Vùng hạ lưu sông Mê Công được
đầu tư để trở thành trung tâm sản xuất lúa gạo lớn, nhiều đô thị,

1. Eric Tagliacozzo: “Ambiguous Commodities, Unstable Frontiers: The


Case of Burma, Siam, and Imperial Britain, 1800-1900”, Comparative Studies in
Society and History, August 2004, No. 2, pp. 359-360.
36 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

trung tâm công nghiệp, đồn điền mới đã mọc lên trên bán
đảo Đông Dương như: Sa Pa, cảng Hải Phòng, Quảng Ninh,
Nam Định, Hải Dương, Vinh - Bến Thủy, Đà Lạt, Cần Thơ,
Sài Gòn,… phục vụ cho nền cai trị thuộc địa.
Hệ quả của quá trình này không chỉ là sự thay đổi của nền
kinh tế Đông Dương mà còn là sự chuyển biến về chính trị, xã
hội và ý thức hệ, bắt đầu diễn ra mạnh mẽ từ đầu thế kỷ XX.
Nhiều trí thức bản địa sang phương Tây du học, sự du nhập
của sách báo, in ấn công nghệp, tư tưởng tiến bộ, tự do,… từ
bên ngoài vào đã làm thay đổi một cách sâu sắc cấu trúc xã hội
và đời sống chính trị trên vùng Mê Công. Các sinh viên xuất sắc
từ Lào và Campuchia được gửi tới Hà Nội hay Sài Gòn du học.
Chính họ là những hạt nhân đầu tiên cho sự hình thành của
chủ nghĩa dân tộc hiện đại ở hai nước này1.
Tại Việt Nam, các trí thức Tây học và những người tiếp cận
tư tưởng phương Tây đã nhanh chóng thiết lập các đảng chính trị
kiểu mới như Việt Nam Quốc dân Đảng và Đảng Cộng sản
Đông Dương, mở đầu cho các phong trào cách mạng và đấu tranh
giải phóng dân tộc. Kết quả của quá trình này là Cách mạng
Tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của Nhà nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hòa. Cùng năm đó, nước Lào giành được độc lập.
Đảng Cộng sản Đông Dương sau đó nắm giữ vai trò quan trọng
trong việc dẫn dắt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia2.

1. Benedict R. O’G. Anderson: Những cộng đồng tưởng tượng: suy nghĩ về
nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc, Nxb. Đại học Sư phạm,
Hà Nội, 2018.
2. Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam: Lịch sử
quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007), Nxb. Chính trị
quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011; Ban Tuyên giáo Trung ương: Quan hệ đặc
biệt Việt Nam - Lào (1930-2017), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2017;
Lê Đình Chỉnh (chủ biên): Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Campuchia
(1930-2020), Nxb. Thông tin và Truyền thông, Hà Nội, 2020.
DẪN NHẬP 37

Tại Thái Lan, một trí thức tốt nghiệp chuyên ngành luật từ
Pháp có tên Pridi Banomyong đã lập ra Đảng Khana Ratsadon
(Đảng Nhân dân). Đảng Nhân dân sau đó đã làm cuộc đảo
chính vào năm 1932, chấm dứt nền quân chủ chuyên chế, mở ra
thời kỳ quân chủ lập hiến ở Thái Lan. Thái Lan cũng đã vận
động để gỡ bỏ những hiệp ước bất bình đẳng cuối cùng mà họ
ký với phương Tây bảy thập niên trước.
Dòng sông Mê Công ở thế kỷ XX còn chứng kiến những
biến động lớn lao của lịch sử khu vực cũng như của mỗi dân tộc.
Sau thời gian dài diễn ra “cuộc thập tự chinh của quốc vương
vì nền độc lập của dân tộc”, các nỗ lực của nhà vua Norodom
Sihanouk cuối cùng cũng được ghi nhận bằng sự trao trả độc lập
của người Pháp cho Campuchia vào năm 1953. Sự gắn kết của
các phong trào giải phóng dân tộc trên lưu vực sông Mê Công
là một đặc điểm lịch sử hiện đại của khu vực1. Mianma giành
được độc lập năm 1948 và theo đuổi quan hệ thân thiện với ba
nước Đông Dương. Trong khi đó, từ năm 1946, Thái Lan trở thành
đồng minh quan trọng của Mỹ trong chiến lược toàn cầu ở
Đông Nam Á. Chiến tranh lạnh làm cho vùng Mê Công rơi vào
tình trạng xung đột thêm bốn thập niên nữa cho tới khi Việt Nam
và Lào được giải phóng (1975), chế độ diệt chủng Pol Pot ở
Campuchia bị lật đổ (1979) và quân tình nguyện Việt Nam rút
khỏi Phnom Penh, mở đường cho một chính phủ liên hiệp dưới
sự bảo trợ của Liên hợp quốc (1993)2.

1. Christopher E. Goscha: Thailand and the Southeast Asian Networks of


the Vietnamese Revolution, 1885-1954, Nordic Institute of Asian Studies
Monograph Series, Richmond: Curzon Press, 1999; Christopher E. Goscha:
“Vietnam or Indochina? Contesting Concepts of Space in Vietnamese
Nationalism, 1887-1954”, NIAS Report, NIAS Books, Copenhagen, 1995;
Christopher E. Goscha: Going Indochinese: Contesting Concepts of Space and
Place in French Indochina, NIAS Press, Copenhagen, 2012.
2. Sebastian Strangio: Hun Sen’s Cambodia, Yale University Press,
New Haven, 2014.
38 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đó là lúc lịch sử vùng Mê Công sang trang mới

Năm 1988, Thủ tướng Thái Lan Chatichai Choonhavan


gửi đi bức thông điệp biến Đông Dương “từ chiến trường thành
thị trường”1. Song phải mất một thập niên để các nỗ lực này trở
thành hiện thực. Cố gắng hội nhập khu vực của Việt Nam, Lào,
Campuchia và Mianma cuối cùng cũng mang lại kết quả là bốn
quốc gia này trở thành thành viên ASEAN. Tới năm 1999, Mê Công
đã là một khu vực hòa bình, hợp tác và kết nối. Các khoản đầu tư
nước ngoài, đặc biệt là của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB),
Nhật Bản, Mỹ… và gần đây là Trung Quốc đã trở thành động
lực cho một vùng kinh tế năng động, phát triển tốc độ cao.
Điều này tạo cơ sở cho kết nối và hợp tác trong vùng
Mê Công. Hàng chục cơ chế hợp tác khác nhau đã xuất hiện từ
những năm 1990. Năm 1992, với sự hỗ trợ của ADB, 6 quốc gia
gồm Trung Quốc (đặc biệt là tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Dân tộc
Choang tỉnh Quảng Tây), Lào, Campuchia, Mianma, Thái Lan và
Việt Nam đã tham gia một chương trình hợp tác hướng tới tăng
cường quan hệ kinh tế. Các lĩnh vực được ưu tiên là nông nghiệp,
năng lượng, môi trường, phát triển y tế và nguồn nhân lực,
công nghệ thông tin liên lạc, du lịch, giao thông,… Khuôn khổ
hợp tác này được biết đến như là GMS (Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng) với dân số năm 2016 là khoảng 340 triệu người, GDP
(tính theo ngang giá sức mua - PPP) là 3,1 tỷ USD2.
Ngày 05/4/1995, Bộ trưởng Ngoại giao bốn nước Campuchia,
Lào, Thái Lan và Việt Nam đã ký Thỏa thuận Hợp tác phát triển
bền vững lưu vực sông Mê Công (Thỏa thuận Mê Công năm 1995)
ở Chiang Rai (Thái Lan). Một trong những kết quả quan trọng
của thỏa thuận này là việc hình thành Ủy hội sông Mê Công

1. Surin Maisrikrod: “Thailand’s Policy Dilemmas Towards Indochina”,


Contemporary Southeast Asia, 1992, No. 3, pp. 287-300.
2. Greater Mekong Subregion, https://greatermekong.org/about.
DẪN NHẬP 39

(Mekong River Commission - MRC). Đây là nỗ lực kịp thời để


giải quyết các thách thức đang đặt ra với dòng sông này.
Năm 1999, cơ chế Hợp tác Tam giác phát triển Campuchia -
Lào - Việt Nam (CLV) được xây dựng; tới năm 2003, Hợp tác
Campuchia - Lào - Mianma - Việt Nam (CLMV) và Chiến lược
Hợp tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mekong (ACMECS)
được triển khai. Các chương trình này đã đạt được nhiều kết quả
tích cực, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại,
đầu tư, du lịch giữa các nước trong Tiểu vùng sông Mê Công,
thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước, đặc biệt là giữa 4
nước Việt Nam, Lào, Campuchia, Mianma với các nước khác
trong ASEAN.
Với diện tích gần 2 triệu km2, nằm liền kề với Trung Quốc,
Ấn Độ, lại tiếp giáp với Biển Đông ở phía đông và biển Adaman ở
phía tây, Tiểu vùng sông Mê Công hiện tại có vị trí địa - chính trị,
địa - kinh tế đặc biệt quan trọng. Với dân số khoảng 240 triệu người,
trong đó lực lượng lao động trẻ chiếm số đông, Tiểu vùng sông
Mê Công còn có ưu thế lớn về nguồn lực con người. Vì thế, đây
cũng là một trung tâm sản xuất, dịch vụ và là một thị trường
tiêu dùng lớn của khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Khu vực này là địa bàn kết nối các nền kinh tế, các thị trường
lớn đang phát triển mạnh mẽ của thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc,
Nhật Bản, các nước Đông Nam Á hải đảo. Sức hấp dẫn từ vị trí
chiến lược và tiềm năng của Tiểu vùng sông Mê Công gần đây đã
thu hút sự quan tâm của nhiều nước trên thế giới. Nhiều cơ chế
hợp tác giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công với các đối
tác bên ngoài cũng đã được đẩy mạnh như Hợp tác Mê Công -
sông Hằng (MGC, 2000), Hợp tác Mê Công - Nhật Bản (2007),
Sáng kiến Hạ nguồn Mê Công (do Mỹ đề xuất, 2009), Hợp tác
Mê Công - Hàn Quốc (2011), Hợp tác Mê Công - Lan Thương (2015),…
Hiện nay, các chương trình hợp tác nội khối cũng như
hợp tác với các nước lớn, các nền kinh tế phát triển đang được
40 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tiếp tục triển khai tích cực. Đây là một nhân tố rất quan trọng
đối với sự phát triển của tiểu vùng, góp phần thu hẹp sự chênh
lệch về trình độ phát triển giữa các nước, thúc đẩy sự hội nhập
sâu rộng của các nước Tiểu vùng sông Mê Công trong tiến trình
phát triển chung của ASEAN.
Mặt khác, khu vực này hiện cũng đang phải đối mặt với
hàng loạt thách thức mới, không chỉ gây sức ép lên đời sống xã hội
của cư dân khu vực nói chung mà còn đe dọa tới an ninh lương
thực và sự sống còn của vùng đất Nam Bộ của nước ta. Việc xây
dựng các con đập thủy điện, chia sẻ, quản lý nguồn nước, chống
biến đổi khí hậu, nước biển dâng và cạnh tranh địa - chính trị
giữa các cường quốc trong khu vực,… là những thách thức đòi
hỏi các nước Tiểu vùng sông Mê Công, trong đó có Việt Nam,
cần hiểu rõ về khung cảnh tự nhiên, dân cư, lịch sử, văn hóa và
địa - chính trị khu vực để có chính sách phù hợp trong tương lai.
Như chúng tôi sẽ phân tích trong các phần sau của cuốn sách,
sự trỗi dậy của Trung Quốc và chính sách kinh tế, chính trị
nhiều tham vọng của Bắc Kinh đã phá vỡ thế cân bằng chiến
lược trong khu vực. Hệ quả là sự chia rẽ của các nước Mê Công
đối với những nghị trình khu vực và quốc tế như ASEAN, việc
giải quyết vấn đề Biển Đông, chia sẻ nguồn nước, tài nguyên,
chính sách phát triển cơ sở hạ tầng, an ninh, quân sự,…
Thách thức tiếp theo là câu hỏi cho chính số phận của
dòng Mê Công. Sự sống của dòng sông đang bị đe dọa1. Các nhà
khoa học, nhà quan sát thậm chí đã gióng lên hồi chuông cảnh
báo: có thể đây là những ngày cuối cùng của dòng Mê Công2.
Việt Nam sẽ ở đâu khi những câu hỏi này được trả lời?

1. Charnvit Kasetsiri: “Will the Mekong Survive Globalization?”, Kyoto


Review of Southeast Asia, 2003, https://kyotoreview.org/issue-4/will-the-
mekong-survive-globalization; Milton E. Osborne: “The Mekong River
Under Threat,” The Asia-Pacific Journal 8, 2010, No. 2, pp. 1-6.
2. Brian Eyler: Last Days of the Mighty Mekong, Zed Books, London, 2019.
DẪN NHẬP 41

Dòng sông và số phận của một dân tộc: Việt Nam


Từ thuở mang gươm đi mở cõi
Trời Nam thương nhớ đất Thăng Long
Huỳnh Văn Nghệ
Dòng sông Mê Công gắn bó chặt chẽ với lịch sử chính trị,
kinh tế và lãnh thổ Việt Nam. Từ những nền văn hóa, văn minh
đầu tiên của lịch sử dân tộc: Đông Sơn, Sa Huỳnh, Óc Eo mà từ
đó ra đời các nhà nước sơ kỳ Văn Lang, Âu Lạc, Lâm Ấp, Phù
Nam cho tới lịch sử các vương triều Đại Việt, Đai Nam và nước
Việt Nam hiện đại, những biến chuyển trên dải đất hình chữ S
đều có liên hệ với dòng sông và các cộng đồng cư dân lưu vực
Mê Công.
Trong hàng nghìn năm qua, lâm sản, thổ sản, khoáng sản,…
ngà voi, sừng tê, cánh kiến, quế, hồi, đậu khấu, vàng, trầm
hương,… là cơ sở duy trì, thúc đẩy nền thương mại của Việt Nam,
đặc biệt là ngoại thương.1
Con sông chảy dọc theo hành lang phía tây, gắn liền với
quá trình giao lưu văn hóa cùng các vấn đề về an ninh, quân sự,
biên giới, lãnh thổ, tương tác tộc người trong lịch sử. Vùng núi
Trường Sơn kiểm soát dải hành lang dài và hẹp của vùng Trung Bộ
mà con đường thượng đạo đã được sử dụng trong suốt một
thời kỳ dài. Từ các cuộc viễn chinh của người Khmer thời Bắc
thuộc cho tới cuộc khởi nghĩa của nghĩa quân Lam Sơn, từ quân
Tây Sơn cho tới Nguyễn Phúc Ánh, từ phong trào Cần Vương
cho tới tuyến đường Hồ Chí Minh huyền thoại,… nhiều trang
sử Việt Nam đã được viết bên dòng Mê Công.

1. Xem nghiên cứu của sử gia Andrew Hardy về thương mại trầm hương
trong lịch sử miền Trung Việt Nam: “Eaglewood and the Economic History
of Champa and Central Vietnam”, Champa and the Archaeology of My Son
(Vietnam), ed. Andrew Hardy Mauro Zolese and Patrizia Cucarzi, NUS Press,
Singapore, 2009, pp. 107-126.
42 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Nhiều dự án chính trị, nhà nước đã dựa vào vùng Mê Công


để xây dựng cơ sở. Công cuộc trung hưng của nhà Lê ở thế kỷ XVI
có thể thành công là nhờ sự trợ giúp đắc lực của các cộng đồng
cư dân phía tây Thanh Hóa, Nghệ An. Sức mạnh của phong trào
Tây Sơn đến từ việc liên kết với các nhóm cư dân phía tây
Trường Sơn và quản lý nguồn voi từ vùng Cam Lộ1. Trong hai
thế kỷ XVII - XVIII, vùng hạ lưu Mê Công đã trở thành cơ sở
cho sức mạnh kinh tế của chính quyền Đàng Trong2. Sau những
biến động lớn của lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XVIII, Nguyễn
Phúc Ánh là người đầu tiên sử dụng tiềm lực kinh tế, quân sự
từ vùng Nam Bộ để thống nhất Việt Nam vào năm 18023.
Trong vòng hai thế kỷ, hạ lưu Mê Công đã trở thành vùng
kinh tế năng động nhất Việt Nam. Các dự án cơ sở hạ tầng của
triều đình Huế, chính quyền thuộc địa Pháp, chính quyền Sài
Gòn và nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã tạo ra
khoảng 30.000 km sông tự nhiên, kênh đào,… biến vùng hạ lưu
Mê Công Việt Nam thành một trong những khu vực tự nhiên
có sự can thiệp nhiều nhất bởi bàn tay con người.
Vì thế, trong thời kỳ đổi mới, vùng đất này giúp tạo ra
những mặt hàng xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam như lúa
gạo, thủy sản, trái cây,… Hiện tại, có khoảng gần 20 triệu người
Việt Nam lệ thuộc vào dòng nước Mê Công để sản xuất hay có
được nguồn lương thực, thực phẩm. Vai trò quan trọng đó của

1. Warring Societies of Pre-Colonial Southeast Asia: Local Cultures of Conflict


Within a Regional Context, ed. Kathryn Wellen and Michael Charney, Nordic
Institute of Asian Studies, Copenhagen, 2017, pp. 103-129.
2. Tana Li: Nguyen Cochinchina, Southern Vietnam in the Seventeenth and
Eighteenth Centuries, Ithaca, NY: Cornell University Press, 1998.
3. Vũ Đức Liêm: “Các dự án nhà nước “thiết kế” vùng hạ lưu Mê Công”,
Tia Sáng, 2018; Keith W. Taylor: “Surface Orientations in Vietnam: Beyond
Histories of Nation and Region”, The Journal of Asian Studies, 1998, No. 4,
pp. 949-978.
DẪN NHẬP 43

dòng sông đã thúc đẩy Việt Nam đóng một vai trò tích cực và
chủ động trong các chương trình hợp tác tiểu vùng với việc đề
xuất các ý tưởng, các chương trình phối hợp, tích cực tham gia
và thúc đẩy sự hợp tác hiệu quả nhằm xây dựng tiểu vùng
thành một khu vực kinh tế năng động, cạnh tranh, phát triển
hài hòa, bền vững.
Trong phần cuối của cuốn sách, chúng tôi sẽ làm rõ các
thách thức đang đe dọa an ninh và đời sống cư dân tại khu vực
Mê Công, trong đó có vùng Nam Bộ, từ đó rút ra một số bài học,
chỉ ra các nguy cơ và đề xuất một số hàm ý chính sách cho Việt
Nam trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế cũng như
thúc đẩy phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công.

Cấu trúc và cách tiếp cận


Tiểu vùng sông Mê Công ngày nay đang trở thành một
khu vực phát triển sôi động. Để cung cấp cho đông đảo bạn đọc
tri thức cơ bản về lịch sử vùng Mê Công, sự gắn kết và các mối
quan hệ, hợp tác khu vực của Việt Nam, chúng tôi tổ chức biên
soạn cuốn sách Việt Nam trong Tiểu vùng sông Mê Công: Cho
một dòng sông phát triển bền vững. Nội dung cuốn sách phản
ánh góc nhìn xuyên suốt từ quá khứ tới hiện tại của một vùng
đất đang ngày càng gắn kết chặt chẽ và có ảnh hưởng lớn tới sự
phát triển của Việt Nam trong tương lai.
Cuốn sách vì thế được cấu trúc thành 4 phần. Phần thứ nhất
trình bày Tổng quan về điều kiện tự nhiên và cư dân Tiểu vùng sông
Mê Công, tập trung khái quát các yếu tố địa lý, tài nguyên thiên
nhiên và đa dạng tộc người trong khu vực. Phần thứ hai Lịch sử
các nước Tiểu vùng sông Mê Công cung cấp bức tranh về tiến trình
lịch sử của các quốc gia là Vương quốc Campuchia, Cộng hòa
Dân chủ Nhân dân Lào, Cộng hòa Liên bang Mianma, Vương quốc
Thái Lan và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Chúng tôi
44 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tin rằng, di sản lịch sử có ý nghĩa đặc biệt quan trọng để hiểu về
các mối quan hệ hiện tại và xu thế vận hành tương lai của vùng
đất này. Chính vì thế, lịch sử vùng Mê Công phải được xem xét
như là một tiền đề và cơ sở nền tảng quan trọng giúp hiểu biết
về các cộng đồng xã hội và quốc gia - dân tộc ở đây. Cũng vì
tính chất lịch sử đa dạng, phức tạp của khu vực Mê Công, ở đây
chúng tôi sẽ trình bày lịch sử của từng quốc gia nhằm đưa lại
những góc nhìn đa chiều, sống động về các số phận và gương
mặt lịch sử của một khu vực trước khi hướng tới việc tiếp cận
chung, tổng quát, có tính liên quốc gia ở phần thứ ba.
Phần thứ ba nghiên cứu các vấn đề nóng bỏng đang được
quan tâm hiện nay ở Tiểu vùng sông Mê Công: Hợp tác Tiểu vùng
sông Mê Công và các thách thức đặt ra ở thế kỷ XXI. Lưu vực sông
Mê Công đang trở thành một điểm nóng của cạnh tranh chiến
lược nước lớn và là một trong các khu vực chịu tác động nặng
nề của biến đổi khí hậu. Do đó, các vấn đề chủ đạo được bàn
thảo sẽ là sự hình thành và các chương trình hợp tác trong Tiểu
vùng sông Mê Công; cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn và cuối
cùng là thách thức đặt ra đối với việc quản lý nguồn nước và
chống biến đổi khí hậu vùng hạ lưu Mê Công
Trong phần thứ tư, chúng tôi trình bày những chính sách
của Việt Nam trong nỗ lực hướng tới sự phát triển bền vững cho
dòng Mê Công. Cuối cùng, trong phần kết luận, chúng tôi mong
muốn phác thảo một số mẫu hình và đặc trưng của tương tác khu
vực trong quá khứ cũng như khái quát lại vị trí của Việt Nam
trong khung cảnh khu vực đó.
Các tác giả hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được phần nào
yêu cầu của bạn đọc về lịch sử, chính trị, quan hệ hợp tác giữa
các nước Tiểu vùng sông Mê Công cũng như cung cấp các góc
nhìn mới và nhận thức đúng đắn về lịch sử vùng Nam Bộ của
Việt Nam trong quá khứ, hiện tại và các triển vọng tương lai.
Phần thứ nhất

TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN


VÀ CƯ DÂN TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG
46
47

I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

Yếu tố tự nhiên trung tâm kết nối toàn bộ khu vực có tên
gọi Tiểu vùng sông Mê Công là một dòng sông xuyên qua các
khu vực địa lý, tộc người, ngôn ngữ và nền văn hóa. Dòng sông
dài thứ 7 châu Á kết nối 6 quốc gia Trung Quốc, Mianma, Lào,
Thái Lan, Campuchia và Việt Nam trước khi đổ ra Biển Đông.
Ở phía thượng nguồn thuộc vùng Thanh Hải và Tây Tạng,
sông Mê Công chia sẻ nguồn nước với hai dòng sông lớn khác
của thế giới là Dương Tử và Salween. Tại Vân Nam, có thời điểm
sông Salween, Irrawaddy, Mê Công và dòng chính sông Dương Tử
đều nằm trong một hành lang chỉ dài 120 km. Sông Mê Công
sau đó chảy vào Lào, dọc theo đường biên Lào - Mianma và đi
theo đường biên Thái - Lào trước khi vào Campuchia. Tại đây,
dòng sông kết nối với Biển Hồ Tonle Sap, sau đó chảy qua lãnh
thổ Việt Nam, ra Biển Đông với tên gọi Cửu Long.
Tại Trung Quốc, nguồn nước sông Mê Công đến từ tuyết
tan trên dãy Hymalaya. Lượng nước từ các vùng tích nước ở
Trung Quốc chiếm 16% dòng chảy, trong khi Mianma góp 2%,
Lào: 35%, Thái Lan: 18%, Campuchia: 18% và Việt Nam: 11%1.

Vùng tích nước Tỷ lệ (% so với toàn Khối lượng


2
(km ) dòng chảy) (% so với toàn dòng chảy)
Trung Quốc 165.000 21 16
Mianma 24.000 3 2

1. Kiguchi Yuka: “Diversity and Natural Abundance in the Mekong


Basin”, Accessed, August 2021, http://www.mekongwatch.org/platform/bp/
english1-1.pdf.
48 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Lào 202.000 25 35
Thái Lan 184.000 23 18
Campuchia 155.000 20 18
Việt Nam 65.000 8 11
Toàn vùng 795.000 100 100

Dòng chảy Mê Công phụ thuộc vào mùa mưa. Toàn bộ vùng
Mê Công nằm trong khu vực “châu Á gió mùa”. Mùa mưa tập trung
từ tháng 4 đến tháng 10, gắn với gió mùa tây nam và mùa khô từ
tháng 11 đến tháng 3, chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc.
Nhờ khí hậu nhiệt đới gió mùa và biển nên dù lưu vực
Mê Công có cùng vĩ độ với Trung Đông và hoang mạc Sahara
nhưng đã tránh được việc trở thành sa mạc. Những khu vực như
Hà Nội hay Luang Prabang vì thế thoát khỏi khí hậu khô cằn để có
một hệ động thực vật phong phú, tươi tốt quanh năm.
Dòng chảy của sông Mê Công phụ thuộc vào chu kỳ khí hậu
này, vì thế mùa lũ cũng trùng với mùa mưa. Quan trắc lưu lượng
nước ở trạm Pakse (Lào) trong gần năm thập niên qua cho thấy lưu
lượng nước tập trung từ tháng 6 đến tháng 11. Hai tháng có lưu lượng
lớn nhất là tháng 8 và 9, với hơn 26.000 m3/giây. Trong khi khoảng
thời gian còn lại, lưu lượng dòng chảy đều ít hơn 5.000 m3/giây.
Tại vùng thượng lưu Mê Công, dòng sông chảy qua địa hình
chủ yếu là đồi núi và cao nguyên. Vùng cư trú quan trọng nhất mà
nó tạo ra trên đất Trung Quốc là Sipsong Panna (Mười hai bản làng),
một khu vực cư trú lâu đời của người dân tộc Thái. Khi tới
Huay Xai (Lào), con sông đã giảm được độ cao gần 3.000m và tiếp
tục giảm 400m nữa cho tới khi ra biển. Tại đây, dòng Mê Công
tạo ra nhiều thung lũng hẹp ven bờ, từ đó nhiều cộng đồng cư
dân đã tụ cư, lập ra làng mạc, bản mường và các đô thị. Tại một
trong những khúc uốn nổi tiếng nhất của dòng Mê Công tọa
lạc thành phố Luang Prabang - kinh đô đầu tiên của nước Lào.
Thành phố Vientiane tọa lạc cách đó hơn 300 km về phía hạ lưu.
Phần thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... 49

Lưu lượng nước dòng Mê Công chảy qua trạm Pakse (Lào)
1960-2004

Đơn vị: m3/giây

Nguồn: Cramb, Rob, ed. White Gold: The Commercialisation of Rice


Farming in the Lower Mekong Basin, Singapore: Palgrave Macmillan, 2020, p. 8.

Từ Vientiane, dòng sông tiếp tục hành trình khoảng 800 km


tới thác Khone, trước khi vào Campuchia. Tại đây, sông Mê Công
gặp địa hình lòng chảo của đất nước này và tạo ra hồ nước ngọt
lớn nhất Đông Nam Á: Biển Hồ Tonle Sap. Vào mùa mưa, nước
sông tràn vào lấp đầy hồ mang theo phù sa và một lượng thủy
sản phong phú, ước tính khoảng 300.000 tấn/năm, chiếm phần
lớn lượng thủy sản nước ngọt của Campuchia.
Xuôi về phía hạ lưu, trên vùng Nam Bộ Việt Nam là một vùng
đồng bằng trũng thấp. Vào mùa mưa, dòng sông mang lại các đợt
lũ cùng với đó là lượng thủy sản và nhiều nguồn tài nguyên thiên
nhiên khác. Ước tính sản lượng thủy sản tự nhiên đánh bắt hằng
năm của khu vực Mê Công khoảng 2,6 triệu tấn, có giá trị khoảng
2 tỷ USD. Tính cả ngành chế biến và các dịch vụ hỗ trợ thì quy mô
của hoạt động đánh bắt cá này có thể đạt từ 5,6 đến 9,4 tỷ USD1.

1. “The Mekong”, The Economist, August, 2021, https://www. economist.com/


news/essays/21689225-can-one-world-s-great-waterways-survive-its-development.
50 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Với khí hậu và địa hình đa dạng, phong phú, Tiểu vùng sông
Mê Công từ lâu đã nổi tiếng với nhiều loại tài nguyên thiên nhiên,
lâm thổ sản, khoáng sản. Sử sách nhà Lương (Trung Quốc) mô tả
về sự giàu có của Phù Nam và các nước vùng sông Mê Công:
Nước Phù Nam ở phía nam quận Nhật Nam,
trong vịnh lớn phía tây cửa biển, cách Nhật Nam đến
7.000 lý, cách Lâm Ấp ở phía tây nam đến 3.000 lý.
Thành cách biển 500 lý, có sông lớn rộng 10 lý từ tây
bắc chảy sang đông, nhập vào biển. Nước rộng 3.000 lý,
đất trũng thấp nhưng bằng phẳng, rộng rãi… [Đất đai]
Sản vàng, bạc, đồng, thiếc, trầm hương, mộc hương,
ngà voi, chim công lông biếc, anh vũ năm sắc1.
Đối với Champa:
Nước đó có núi vàng (kim sơn), đá đều màu đỏ,
trong đó sinh ra vàng. Vàng ban đêm bay ra giống như
đom đóm. Lại sản ra đồi mồi, vỏ bối, ngà voi, cát bối,
gỗ trầm hương. Cát bối là tên cây, khi hoa nở giống
như lông ngỗng, rút lấy sợi dệt thành vải, trắng muốt,
chẳng khác gì vải đay, cũng nhuộm được năm sắc, dệt
thành vải hoa. Gỗ trầm, thổ dân đẵn ra để cất hằng năm,
mục nát nhưng lõi ruột vẫn còn, bỏ vào nước thì chìm
nên gọi là trầm hương, thứ nữa là loại không chìm,
không nổi, gọi là sạn hương2.
Các cơn mưa nhiệt đới ổn định đã cung cấp đủ lượng nước
trong năm cho cuộc sống con người và phục vụ sản xuất, đồng
thời tạo ra hệ động thực vật đa dạng, phong phú. Nhiều loại thực
vật độc đáo xuất hiện trên vùng Mê Công như hồ tiêu, sa nhân,
đậu khấu, hồi, quế, đàn hương, trầm hương,... Từ buổi bình minh
của lịch sử, các vật phẩm này đóng vai trò quan trọng đối với

1, 2. Lương Ninh: Vương Quốc Phù Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội,
2009, tr. 240, 364.
Phần thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... 51

thương mại quốc tế, trong quan hệ triều cống với Trung Quốc,
cũng như thu hút thương nhân nước ngoài tới khu vực1. Cùng với
đó, cây lương thực chủ đạo là lúa nước trở thành cơ sở phát triển
của phần lớn các nền văn hóa và nhà nước châu thổ, biến vùng
Mê Công thành vựa lúa châu Á. Năm 2014, quốc gia là Mianma,
Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam sản xuất hơn 100 triệu tấn
gạo, tương đương khoảng 15% sản lượng gạo của toàn thế giới2.
Đối với Việt Nam, vùng hạ lưu Mê Công có khoảng 4 triệu ha đất
canh tác, chiếm khoảng 12% diện tích lãnh thổ nhưng cung cấp
hơn 1/2 sản lượng lúa, nơi nông dân có thể canh tác 7 vụ trong
vòng 2 năm. Nền nông nghiệp lúa nước và cư trú làng xóm tạo
ra các cơ tầng văn hóa, mùa vụ, tổ chức dân cư và tín ngưỡng,
lễ hội chung cho toàn khu vực3.
Mặc dù vậy, địa hình của vùng Mê Công không phải là
nơi lý tưởng để tạo ra các đế chế hay không gian cho sự phát
triển kinh tế - xã hội ở quy mô lớn. Lý do chủ yếu đến từ sự cắt
xẻ địa hình và tính chất đa dạng, chia tách của chúng. Các vùng
đồng bằng lớn nhất như sông Hồng, Irrawady, Chao Phraya
cũng phải tới thế kỷ XIV-XV mới thực sự được đẩy mạnh khai
thác, trong khi vùng Nam Bộ Việt Nam phải tới thế kỷ XVI-XVII.
Phần còn lại chủ yếu là thung lũng, đồng bằng hẹp, bị chia tách

1. The Suma Oriental of Tomé Pires and the Book of Francisco Rodrigues, The
Hakluyt Society, London, 1944; Geoff Wade: “An Early Age of Commerce in
Southeast Asia, 900-1300 CE”, Journal of Southeast Asian Studies, 2009, No. 4,
pp. 221-265; Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680,
Volume One: The Lands below the Winds, Yale University Press, New Haven,
1988; Vũ Đức Liêm: “Nhà Tống, Đông Nam Á và sự rạn nứt của khung cảnh
triều cống”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 2019, tr. 16-29.
2. Requiem for a river: Can one of the world’s great waterways survive
its development?, https://www.economist.com/news/essays/21689225-can-one-
world-s-great-waterways-survive-its-development.
3. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày
nay, Sđd, tr. 15.
52 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bởi núi cao, sông và biển. Đó là lý do hầu như không xuất hiện
các đế chế khu vực trong lịch sử vùng.
Một điểm đáng lưu ý cuối cùng là tất cả các yếu tố thuận
lợi về tài nguyên nước, rừng, cảnh quan thiên nhiên,… cho việc
bảo tồn hệ sinh thái và duy trì đời sống con người nói trên đang
bị đe dọa nghiêm trọng. Trong quá khứ, các vùng đất màu mỡ
được tạo ra liên tục nhờ các cơn lũ bồi đắp hằng năm. Hơn một
nửa lượng phù sa bồi đắp miền Trung Campuchia đến từ
Trung Quốc. Hiện tại, tất cả các yếu tố đó đang bị thách thức
bởi các con đập, cạn kiệt nguồn nước, suy giảm nguồn thủy sản,
tình trạng đất đai ngập mặn,… Trong khi GMS (Chương trình
Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng) và MRC
(Ủy hội sông Mê Công) là các thiết chế yếu, không có tính ràng
buộc pháp lý với các quốc gia liên quan.

II. CƯ DÂN

Dọc theo dòng sông Mê Công là hơn 60 triệu cư dân sinh


sống. Con số này bao gồm phần lớn cư dân Lào, Campuchia,
1/3 trong tổng số 65 triệu dân Thái Lan và 1/5 trong tổng số hơn
90 triệu dân Việt Nam. Trong khi dân số Trung Quốc cư trú khá
phân tán dọc theo con sông, lớn nhất là Cảnh Hồng, trung tâm
của vùng Sipsong Panna, với số dân khoảng 500.000 người1, thì
các đô thị phía hạ nguồn có quy mô lớn hơn nhiều.
Bảng thống kê dưới đây cho thấy bức tranh đa dạng về
kinh tế - xã hội và dân cư của các quốc gia khu vực Tiểu vùng sông
Mê Công. Tuy nhiên, các con số về nhóm tộc người, ngôn ngữ
này chưa thể phản ánh hết được sự phức tạp của cư dân trên
vùng Đông Nam Á lục địa mà hệ quả của nó vẫn là thách thức
lớn đối với cấu trúc chính trị tộc người tại nhiều quốc gia.

1. Brian Eyle: Last Days of the Mighty Mekong, Ibid.


Phần thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... 53

Thống kê diện tích, dân số, tộc người và các chỉ số kinh tế
ở khu vực Mê Công

Diện tích Dân số năm 2020 GDP năm 2020 GDP bình quân đầu Số tộc
2
(km ) (triệu người) (tỷ USD) người năm 2020 (USD) người
Campuchia 181.040 16,71897 25,291 1.512,7 17 - 21
Lào 236.800 7,27556 19,136 2.630,2 491
Mianma 676.590 54,40979 76,185 1.400,2 135
Thái Lan 513.120 69,79998 509,2 7.189 70
Việt Nam 331.230 97,33858 271,158 2.785,7 54

Nguồn: World Bank; ADB; Pholsena Vatthana: Post-War Laos: The Politics
of Culture, History and Identity, ISEAS Press, Singapore, 2006; Jean Michaud:
Historical Dictionary of the Peoples of the Southeast Asian Massif, Lanham,
Toronto, Oxford: The Scarecrow Press, Inc., 2006.

Với hàng trăm nhóm ngôn ngữ khác nhau đó, khu vực
Mê Công được gọi là một “sprachbund” (vùng ngôn ngữ), gồm
một tập hợp đa dạng của nhiều họ ngôn ngữ mà cách phân loại
vẫn chưa thống nhất. Tạm thời các nhà nghiên cứu phân ra làm
5 dòng chính:
Dòng 1: Nam Á (Austroasiatic) hay còn gọi Mon - Khmer
Dòng 2: Việt - Mường (có tác giả xếp chung vào dòng Nam Á)
Dòng 3: Thái, hay ghép Tày - Thái, hay Thái - Kadai

1. Việc thống kê số tộc người ở Lào (và nhiều nước khác) là vấn đề phức
tạp. Có những văn bản của Chính phủ Lào đưa ra các con số 200, 177, 150,
131, 820, 850 nhóm dân tộc. Sử gia Grant Evans cho biết, Lào có 820 nhóm
dân tộc tự xưng. Tới năm 1985, Chính phủ Lào thống nhất con số 47 nhóm
dân tộc. Cuộc điều tra dân số năm 2000 đổi con số này thành 49. Trong khi
đó, cũng từ kết quả cuộc điều tra dân số này, Mặt trận Lào xây dựng đất
nước đưa ra con số 55 nhóm dân tộc. Xem Pholsena Vatthana: Post-War Laos:
The Politics of Culture, History and Identity, ISEAS Press, Singapore, 2006,
pp. 161-162.
54 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Dòng 4: Nam Đảo (Austronesian) hay Mã Lai - Đa đảo


(Malayo - Polynesian)
Dòng 5: Tạng - Miến
Có ngôn ngữ có số người nói rất đông nhưng lại gắn với
một tộc người thuần nhất (như người Việt hay người Khmer),
có ngôn ngữ (như họ Nam Đảo) lại gắn với nhiều tộc, ở nhiều
quốc gia khác nhau như người Inđônêxia, Malaixia và một số
dân tộc thiểu số ở Việt Nam như Chăm, Raglai, Giarai, Churu,
Êđê,… vốn di cư từ các hòn đảo thuộc Inđônêxia vào miền
Trung và Tây Nguyên, Việt Nam1.
Những người nói ngôn ngữ Thái - Kadai phần lớn tập
trung trên lãnh thổ Lào, Thái Lan, vùng người Shan (Mianma),
Tây Bắc, Việt Nam, người Choang (Quảng Tây) và vùng
Sipsong Panna (Vân Nam). Cấu trúc dân cư theo phân vùng địa
lý này phản ánh rõ xu thế di cư của các nhóm cư dân này từ thế
kỷ XIII và cách thức họ xác lập nhà nước mới lên các khoảng
trống quyền lực của vùng Mê Công.
Bức tranh ngôn ngữ, tộc người này đặc biệt phức tạp tại
các vùng cao, nơi tập trung chủ yếu các nhóm cư dân “thiểu số”.
Theo tính toán thì số lượng các dân tộc thiểu số cư trú trên vùng
cao của khu vực Mê Công vào khoảng 80 triệu người, bao gồm
49 nhóm ở Việt Nam, 46 nhóm ở Lào, 29 nhóm ở Trung Quốc,
11 nhóm ở Thái Lan, 21 nhóm ở Mianma và 14 nhóm ở Campuchia2.
Một trong các di sản lịch sử mà vùng Mê Công hiện tại
đang phải giải quyết chính là hệ quả của các mối quan hệ tộc
người phức tạp trong quá khứ. Đó là xung đột giữa các nhóm

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr. 19-20; Leonard Y. Andaya: Leaves of the Same Tree:Trade and Ethnicity
in the Straits of Melaka, University of Hawai’s Pres, Honolulu, 2008.
2. Michaud: Historical Dictionary of the Peoples of the Southeast Asian Massif,
Scarecow Press, 2006.
Phần thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... 55

cư dân, chiến tranh giữa các nhà nước, giữa cư dân vùng cao
với vùng thấp, giữa nhà nước với cư dân vùng cao, giữa các
nhóm tôn giáo và khuynh hướng chính trị gắn với các nhóm
dân tộc khác nhau, giữa chủ nghĩa quốc gia - dân tộc của các nước.
Người Thái coi người Miến là “kẻ thù không đội trời chung”
vì luôn tìm cách xâm lược, cướp bóc, đốt phá các vương quốc
của họ 1. Trong khi đó, người Lào nhìn người Thái với ánh mắt
tương tự2.
Mianma là một điển hình của xung đột chính trị tộc người.
Đất nước này hiện vẫn chìm trong cuộc chiến của các nhóm
quân sự từ các tộc thiểu số như Shan, Kachin, Arakan, Rakkine,…
Ngay từ năm 1948, sau khi giành độc lập, Mianma đã phải giải
quyết câu chuyện về xung đột sắc tộc và việc làm thế nào để
xây dựng một bản sắc quốc gia thống nhất. Những người Miến
đa số đã phạm sai lầm khi loại bỏ các nhóm sắc tộc khác khỏi
sân khấu chính trị. Hệ quả là thúc đẩy họ quân sự hóa và đòi
quyền tự trị cho đến tận ngày nay3 . Trong khi đó, vẫn còn
những cộng đồng khác như người Hồi giáo Rohingya cư trú tại

1. Chutintaranond Sunait and Tun Than: On Both Sides of the Tenasserim


Range: History of Siamese Burmese Relations, Asian Studies Monographs,
Institute of Asian Studies, Chulalongkorn University Press, Bangkok, 1995;
Chutintaranond Sunait: “The Image of the Burmese Enemy in Thai
Perceptions and Historical Writings”, Journal of the Siam Society, 1992, No. 1,
pp. 89-103; Thongchai Winichakul: “Writing at the Interstices: Southeast
Asian Historiansand Post-National Histories in Southeast Asia”, New
Terrains in Southeast Asian History, ed. Ahmad. Abu Talib and Liok Ee. Tan,
Ohio University Press, Athens, 2003, pp. 3-29.
2. Søren Ivarsson: Creating Laos the Making of a Lao Space between Indochina
and Siam, 1860-1945, NIAS Press, 2008; David K. Wyatt: “Siam and Laos,
1767-1827”, Journal of Southeast Asian History, 1963, No. 2, pp. 13-32.
3. Identity Crisis: Ethnicity and Conflict in Myanmar, https://www.crisisgroup.
org/asia/south-east-asia/myanmar/312-identity-crisis-ethnicity-and-conflict-
myanmar.
56 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bang Rakhine hoàn toàn không được công nhận tư cách công
dân và trở thành nạn nhân của bạo lực sắc tộc, tôn giáo.
Sự xuất hiện của các cộng đồng di cư gần đây cũng làm
cho cấu trúc và quan hệ tộc người trên vùng Mê Công trở nên
đa dạng và phức tạp. Hai nhóm có ảnh hưởng lớn nhất chính là
người Ấn và người Hoa. Mianma từ lâu đã có lịch sử quan hệ
chặt chẽ với Ấn Độ. Khi người Anh xâm lược Mianma, họ mở
rộng hệ thống hành chính thực dân bằng cách đưa người Ấn
sang Rangoon cai trị. Vì thế, khi người Miến giành được độc lập,
những người Ấn vốn cư trú trên lãnh thổ Mianma nhiều thập
niên đã bị dồn đuổi và trục xuất khỏi đất nước mà bây giờ trở
thành “nhà” của họ.
Hoa kiều là một câu chuyện khác, họ có tầm mức ảnh hưởng
lớn hơn trong khu vực và hầu như có mặt ở tất cả các quốc gia
vùng Mê Công với tỷ lệ và vai trò khác nhau.

Số lượng Hoa kiều ở các nước vùng Mê Công năm 2016

Đơn vị: triệu người

Nguồn: TS. Phạm Sỹ Thành: Sáng kiến vành đai - con đường (BRI): Lựa
chọn nào của Đông Nam Á?, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2019, tr. 393.
Phần thứ nhất: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN... 57

Với hơn 7 triệu người, Thái Lan là nước có số lượng Hoa


kiều lớn nhất trong vùng Mê Công. Lực lượng này còn đóng
những vai trò kinh tế và chính trị to lớn trong lịch sử vương
quốc. Từ lâu, thương nhân và quan chức người Hoa đã tham
gia bộ máy hành chính và kinh tế của Xiêm. Chính họ là người
kết nối và đóng vai trò lớn trong các sứ đoàn của người Thái tới
triều đình Bắc Kinh. Vị vua thành lập vương triều Thonburi là
Taksin, một người gốc Hoa, cũng như gia đình Thủ tướng
Thaksin Shinawatra và hàng loạt chủ ngân hàng giàu có khác ở
Bangkok. Chính lực lượng Hoa kiều đã góp phần không nhỏ
vào quá trình hiện đại hóa nước Xiêm1. Mặt khác, cộng đồng
Hoa kiều cũng từng gây ra nhiều vấn đề trong lịch sử vùng như
buôn lậu, bạo lực xã hội, lũng đoạn kinh tế…2.
Những di sản từ quá khứ là chưa xa và chắc chắn bài học
mà chúng mang lại vẫn luôn hữu ích.

1. Xem Wongsurawat Wasana: The Crown and the Capitalists: The Ethnic
Chinese and the Founding of the Thai Nation, University of Washington Press,
Seattle, 2019.
2. Trần Khánh: Người Hoa trong xã hội Việt Nam: Thời Pháp thuộc và dưới
chế độ Sài Gòn, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002; Trần Khánh: Cộng đồng
người Hoa, Hoa kiều ở châu Á, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2018; Thomas
Engelbert: ““Go West” in Cochinchina: Chinese and Vietnamese Illicit Activities
in the Transbassac (c. 1860-1920s)”, Chinese Southern Diaspora Studies, 2007,
pp. 56-82.
58
Phần thứ hai

LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG


SÔNG MÊ CÔNG
60
61

Những điều diễn ra dưới bóng mặt trời


là không có gì mới

Ecclesiastes (Kinh sách Do Thái)

Trong phần mở đầu, chúng tôi đã giới thiệu tóm lược vài
nét khái quát về tiến trình lịch sử vùng Mê Công với tư cách là
một khu vực và sự gắn kết của lịch sử Việt Nam trong quá trình đó.
Để cung cấp cho độc giả một bức tranh đa dạng và sống động
hơn về quá khứ phức tạp của các tộc người, xã hội và quốc gia
trong khu vực, phần này sẽ lần lượt giới thiệu về tiến trình lịch
sử của các quốc gia. Không ở đâu mà các truyền thống quá khứ
vẫn còn ảnh hưởng cực kỳ sâu đậm lên tương quan hiện tại
của các giao kết khu vực như trên vùng Mê Công. Chính vì thế,
lịch sử chính là phông nền, là xuất phát điểm cho hiểu biết về
hợp tác khu vực thời hiện đại. Chỉ khi nhận thức đúng, đủ về
quá khứ và tôn trọng di sản của người đi trước, chúng ta mới
thấy hết ý nghĩa lớn lao của nền hòa bình, hợp tác và hữu nghị
mà khu vực đang xây dựng ngày hôm nay.
Điều gì khiến Mê Công trở nên vĩ đại? Sự hào phóng của
dòng sông là điều làm nó vĩ đại. Bên cạnh đó, địa lý, sản vật tự
nhiên cùng lịch sử và văn hóa địa phương hai bên bờ sông đã
khiến Mê Công trở thành “Người kể sử”.
I. LỊCH SỬ CAMPUCHIA
1. Thời kỳ dựng nước đầu tiên (từ thời tiền sử đến thế
kỷ VIII)

Các phát hiện khảo cổ học ở tỉnh Stung Treng, phía đông
62 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Campuchia vào những năm 1960 đã tìm thấy những di chỉ của
thời kỳ đồ đá, cho thấy khả năng xuất hiện của con người ven
hai bờ sông Mê Công. Tuy nhiên, các phát hiện khảo cổ trước
đó của người Pháp đã cho thấy, sự phổ biến các công cụ lao
động của người tối cổ tại Campuchia từ thời kỳ đồng thau.
Thông qua số lượng các khai quật ít ỏi, có thể thấy, cư dân bản
địa chính là chủ nhân lâu đời của các nền văn hóa phát triển
liên tục từ thời kỳ đồ đá cũ đến kim khí. Cư dân này là người
Môn cổ, thuộc nhóm ngữ hệ Môn - Khmer.
Vào đầu Công nguyên, cư dân Campuchia cổ bước vào
thời kỳ văn minh - giai đoạn hình thành nhà nước độc lập. Vào
buổi bình minh của lịch sử, trong khu vực mà sau này trở thành
cái nôi của nhà nước Chân Lạp, những người Khmer đã có mặt
ở khu vực nơi sông Mun hòa vào sông Mê Công. Người Khmer
đã chiếm vùng đất Basac (Champasak) của người Chăm và tại
đây, họ đã tiếp nhận những ảnh hưởng của tôn giáo, văn hóa,…
của Ấn Độ. Theo các tài liệu ghi chép của Trung Quốc và tư liệu
khảo cổ, quốc gia Chân Lạp hình thành tại vùng Hạ Lào và
phần đất đai phía đông bắc Campuchia ngày nay. Ban đầu,
Chân Lạp bị Phù Nam chinh phục và phụ thuộc vào Phù Nam
từ thế kỷ III, nhưng sau đó mạnh dần lên, thoát khỏi sự thống
trị, thậm chí buộc Phù Nam phải thần phục lại, từ thế kỷ VI.
Đến thế kỷ VII, Phù Nam bị Chân Lạp đô hộ, chính thức kết
thúc sự tồn tại của vương quốc trên lưu vực sông Cửu Long. Việc
chinh phục Phù Nam đã giúp Chân Lạp hùng mạnh hơn dưới
thời trị vì của vua Bhavavarman I (khoảng từ năm 580 đến 597).
Lãnh thổ Chân Lạp thời kỳ này được mở rộng về phía thung
lũng sông Mê Công, tấn công cả Phù Nam và Champa. Nối ngôi
vua là em trai ông - Sitrasena, lấy hiệu là Mohendravarman,
có công tiếp mục mở rộng lãnh thổ về phía tây và phía nam.
Đến đầu thế kỷ VII, dưới sự trị vì của vua Isanavarman I
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 63

(từ năm 616 đến 637), lãnh thổ của Chân Lạp mở rộng về phía
tây nam, bao gồm một phần của Thái Lan hiện nay, vùng tây
bắc của Campuchia hiện nay và vùng giáp với đồng bằng sông
Mê Nam - tiếp giáp với nhà nước của người Môn cổ Dvaravati.
Vua Isanavarman tôn sùng đạo Bàlamôn mang hình thức thờ
Harihara, tức là thần Vishnu và thần Siva được thể hiện chung
trong một thân thể. Không chỉ là một ông vua có tài chinh chiến
và óc tổ chức, Isanavarman còn cho xây dựng nhiều công trình
kiến trúc. Kinh đô ở Isanapura, thuộc tỉnh Kampong Thom hiện nay,
được xem là quần thể kiến trúc lớn nhất của Campuchia thời kỳ
tiền Angkor. Thời kỳ này, Chân Lạp có quan hệ hữu hảo với
Champa và thực hiện triều cống đối với Trung Quốc. Vào khoảng
năm 637, Isanavarman thôi trị vì, thay thế bằng một ông vua
ngoại tộc, lấy vương hiệu là là Bhavavarman II, trị vì trong thời
gan ngắn ngủi1.
Sau cái chết của vua Jayavarman I vào năm 680, Chân Lạp
rơi vào khủng hoảng vương triều, cùng với sự lớn mạnh của
các quốc gia khác trong khu vực đã khiến Chân Lạp bị suy yếu
và phân liệt thành Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Theo ghi
chép của sử sách nhà Đường, nửa phía bắc có nhiều rừng núi
và thung lũng, được gọi là Lục Chân Lạp, còn nửa phía nam
có nhiều hồ và có biển bao bọc, được gọi là Thủy Chân Lạp.
Theo đoán định, Lục Chân Lạp là đất cũ ở Sê Mun, từ phía
nam của thác Khone đến hạ lưu sông Mê Công, lấy thủ đô là
Sambhupura ở Sambor, được sử Trung Quốc gọi là Văn Đan.
Trong giai đoạn tồn tại của Thủy Chân Lạp (từ năm 713 đến 774),
lãnh thổ của tiểu quốc này được xác định chủ yếu là đất Phù Nam
mới chiếm được. Số phận của Thủy Chân Lạp trải qua nhiều
thăng trầm, phức tạp, sau đó bị chia cắt thành các công quốc

1. Ngô Văn Doanh: “Chân Lạp thời kỳ đầu (550 - 790)”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, 2009, số 6, tr.7-8.
64 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

độc lập và nửa độc lập. Kinh đô chính đặt ở Baladityapura, cách
Angkor khoảng 20 km về phía đông nam. Vào cuối thế kỷ VIII,
Thủy Chân Lạp bị phân chia thành 5 công quốc thù địch nhau,
tạo điều kiện cho thế lực bên ngoài tấn công. Vào giữa thế kỷ VII,
một vương triều được hình thành, gọi là vương triều Núi, đã
lập nên nước Kalinga (ở Java, Inđônêxia). Vào cuối thế kỷ VIII,
vương quốc Kalinga đã hai lần tấn công Chân Lạp. Đặc biệt,
vào năm 787, người Java đã tấn công thủ đô Sambhupura,
cướp bóc và giết chết vua Mahipati. Đây là sự kiện chấm dứt
thời kỳ thứ nhất trong lịch sử dựng nước của Campuchia. Mãi
đến đầu thế kỷ IX, Campuchia mới bước vào thời kỳ khôi phục
và củng cố dưới sự trị vị của vương triều Jayavarman II (từ
năm 802 đến 944).
Tuy nhiên, đây không phải là sự suy sụp của vương quốc.
Trên thực tế, trong vòng mấy thế kỷ, người Khmer đã thực hiện
cuộc tiến công mở rộng lãnh thổ ra phía nam, tiến đến biển,
chinh phục một đất nước vốn hùng mạnh thời kỳ cổ đại. Tuy
nhiên, họ dừng bước tiến và co lại trên các thềm cao để sinh
sống theo thói quen của cư dân bản địa từ lâu đời1.
2. Thời kỳ Angkor

2.1. Từ năm 802 đến 944


Khoảng năm 800, nhân lúc triều đình Java rối loạn,
Jayarvarman II đã chạy khỏi Java, trở về nước và lên ngôi vào
năm 802, bắt đầu vương triều thứ hai trong lịch sử Campuchia
(từ năm 802 đến 944). Jayarvarman II tiến hành chinh phục các
thế lực địa phương, định đô ở Indrapura, sau đó chuyển
lên phía bắc của Biển Hồ, rồi chuyển đến Hariharalaya (cách
Siem Riep ngày nay khoảng 15 km về phía đông). Lần thứ tư,

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr.79.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 65

Jayarvarman II chuyển kinh đô đến Amarendrapura, trước khi


định đô tại Mahedraparvata, trên núi Phnom Kulen, cách Angkor
khoảng 5 km về phía bắc. Nơi đây được xem là tiền thân của
kinh đô Angkor sau này, đồng thời là nơi cung cấp đá để xây
dựng các công trình kiến trúc của Angkor.
Jayarvarman II được đánh giá cao trong lịch sử Campuchia:
là người có công sáng lập vương triều, lật đổ ách thống trị của
vương triều ngoại bang và xác lập tiền đề quan trọng cho sự ra
đời của vương triều Angkor giai đoạn sau. Trong thời kỳ
Jayarvarman II, tín ngưỡng Vua - Thần (Devaraja) được tôn thờ,
trong đó hình tượng linga, tượng trưng cho vương quyền và
thần quyền. Nhà vua đón một vị pháp sư Bàlamôn, có lẽ là
người Ấn Độ, sang để thực hiện nghi lễ Thần - Vua dựa theo
kinh Vinashikha.
Jayarvarman II được phong tặng danh hiệu Paramesvara
(Chúa tể) vào năm 854, khi ông qua đời. Từ Jayarvarman II đến
Harshavarman II (từ năm 802 đến 944), Campuchia trải qua 8
đời vua. Đây là thời kỳ hoàn thành việc khôi phục chủ quyền
và thống nhất lãnh thổ phía nam, bước đầu thực hiện việc củng
cố các cộng đồng tộc người, xác định vị trí của kinh đô một cách
hợp lý và đã có những sáng tạo lớn về văn hóa. Trong thời kỳ
Indravarman (từ năm 877 đến 889), nhà vua đã củng cố phạm
vi lãnh thổ xung quanh Biển Hồ và mở rộng về phía đông nam,
tới Châu Đốc của Việt Nam và phía bắc, tới Ubon của Thái Lan.
Người kế vị của Indravarman là vua Yasovarman I (trị vì từ
năm 889 đến 900) đã quyết định tìm kinh đô mới, được đặt tên
là Yasodharapura, trên vùng Phnom Bakheng, chính là địa
điểm lập kinh đô Angkor sau này. Yasovarman I cho rằng, đây
là điểm có khả năng quy tụ dân cư, đủ nước cung cấp cho
nhiều người trong một thời gian dài. Ông cho đào một hồ chứa
nước khổng lồ có tên là Yasodharatataka, dài 7 km, rộng 1,8 km.
66 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Yasovarman I là người đặt viên gạch đầu tiên cho việc xây
dựng Angkor.
Cái chết của vua Harshavarman II sau hơn hai năm trị vì
(từ năm 941 đến 944) đã kết thúc giai đoạn cầm quyền của
vương triều Jayarvarman II. Công lao lớn nhất của vương triều
là khôi phục lại chủ quyền và thống nhất lãnh thổ của dòng họ
ở miền Nam Campuchia, bước đầu thực hiện việc quần tụ dân cư,
xác định vị trí trung tâm của đất nước, có những sáng tạo trên
lĩnh vực văn hóa và đời sống. Vương triều Jayarvarman II
đã đặt nền móng cho sự phát triển cao hơn của vương quốc
Campuchia.

2.2. Từ năm 944 đến 1181


Từ năm 944, Campuchia bước vào giai đoạn phát triển,
với 14 đời vua, bắt đầu từ vua Rajendravarman II (từ năm 944
đến 968). Rajendravarman II là ông vua mở ra thời kỳ thống
nhất giữa hai dòng tộc Thủy Chân Lạp và Lục Chân Lạp. Do
đó, Rajendravarman II thực chất là sự tiếp nối của vương triều
Jayavarman II, nhưng là sự mở đầu của giai đoạn mới, trong đó
nhà vua đại diện cho cả hai hệ tộc Bắc - Nam. Tên nước được
xác định là Kambuja và vua là Kambujaraja. Rajendravarman II
đã thực hiện những hành động có ý nghĩa biểu tượng, khẳng
định vương quyền của mình: quay trở lại Angkor, khôi phục
kinh đô thần thánh Yasodharapura, tiến đánh Champa vào
năm 945-946, chiếm tượng vàng trong đền thờ Po Nagar. Lãnh
thổ của Angkor trong thời kỳ này trải dài đến phía nam của
Việt Nam, Lào và phần lớn Thái Lan.
Người kế vị Rajendravarman II là Jayavarman V, khi đó
mới 10 tuổi, trị vì từ năm 968 đến 1001. Sau khi Jayavarman V
qua đời, Angkor bước vào thời kỳ xung đột chính trị phức tạp
dưới sự trị vì của hai vị vua ở miền Nam: Udayadityavarman I
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 67

(từ năm 1001 đến 1002) và vua Jayavirahvarman (từ năm 1002
đến 1011). Tuy nhiên, xuất hiện một triều đình khác ở miền Bắc
do hoàng thân Suryavarman I lập nên, ở gần Kompong Thom,
ngay từ năm 1001. Khi Udayadityavarman I chết, Suryavarman I
đã tự coi mình là vua, nên có tài liệu ghi chép năm trị vì của
ông là từ năm 1002. Năm 1011, sau cái chết của Jayavirahvarman,
Suryavarman I đã chinh phục các đối phủ khác và trở về
Angkor, làm vua cả hai miền. Suryavarman I trị vì trong thời
gian dài, từ năm 1011 đến 1050, được coi là người khởi đầu cho
sự phát triển, hưng thịnh của đế quốc Angkor. Ông đã mở rộng
Campuchia đến Lopburi của Thái Lan ngày nay; về phía nam đến
eo đất Kra, tức là bao gồm lưu vực sông Chao Phraya (Thái Lan)
và sông Mê Công ở phía đông. Đồng thời, ông cũng xây dựng hồ
chứa nước thứ hai, dài 8 km, rộng 2,1 km, với sức chứa 123 triệu
lít nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp,
đồng thời là nơi cung cấp nguồn nước cho sinh hoạt của nhân dân.
Ông cũng là người bắt đầu xây dựng các công trình kiến trúc
lớn như đền Preah Khan Kampong Svay, mở rộng các công
trình Banteay Srei, Wat Ek Phnom và Phnom Chisor. Trong thời
kỳ trị vì của Suryavarman I, ông đã kiểm soát 47 thành phố trong
toàn vương quốc.
Sau khi Suryavarman I qua đời, hai con trai thay nhau
trị vì là Udayadityavarman II (từ năm 1050 đến 1066) và
Harshavarman III (từ năm 1066 đến 1080). Người nối ngôi của
Harshavarman III là Jayavarman VI, trị vì từ năm 1080 đến 1107.
Đây được coi là thời kỳ phân tán quyền lực nhân lúc
Harshavarman III suy yếu.
Suryavarman II là người đã chấm dứt sự phân tán này và
tái thiết lập sự thống nhất của vương triều Angkor. Trong thời kỳ
cầm quyền của Suryavarman II, từ năm 1113 đến 1150, Angkor
bước vào thời kỳ thịnh đạt và tiến hành các cuộc chiến tranh
68 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mở rộng lãnh thổ. Angkor thời kỳ này đã bành trướng và xâm


lược hầu hết các tiểu quốc ở Đông Nam Á lục địa, như vương quốc
Hariphunchai (miền trung Thái Lan), vương quốc Grahi (Thái Lan
hiện nay) và Champa. Chính vì vậy, lãnh thổ của Angkor mở rộng
tới Luang Prabang (Lào) ở phía bắc, tới gần Pagan (Mianma) ở
phía tây và bán đảo Malay ở phía nam. Suryavarman II nhiều lần
đưa quân tấn công Đại Việt. Năm 1128, nhân khi vua Lý Nhân Tông
băng hà, Suryavarman II đã cử 2 vạn quân sang xâm lược Đại Việt
nhưng thất bại. Bốn năm sau, vào năm 1132, Suryavarman II
hội quân cùng với Champa đến tấn công Đại Việt từ phía nam.
Đến năm 1150, ông thân chinh dẫn quân đi đánh Đại Việt
nhưng đã bị thất bại trước cuộc kháng chiến dưới sự lãnh đạo
của Thái phó Tô Hiến Thành. Tổng cộng trong thời gian trị vì
của Suryavarman II, Angkor đã 5 lần đem quân đánh Đại Việt
(vào các năm 1128, 1129, 1132, 1138, 1150).
Trong thời kỳ trị vì của mình, Suryavarman II là người cho
xây dựng nhiều công trình kiến trúc đồ sộ còn tồn tại đến ngày nay,
trong đó tiêu biểu nhất là ngôi đền Angkor Wat, thờ thần Vishnu.
Khác với các triều vua trước sùng bái thần Shiva, Suryavarman II
tôn thờ thần Vishnu, do đó ông tự ví mình với thần Vishnu trong
thần thoại. Công trình Angkor Wat có năm ngọn tháp lớn, sau
này trở thành biểu tượng của vương quốc Campuchia.
Sau năm 1165, một vụ phiến loạn chính trị diễn ra, khiến
cho Angkor suy yếu. Nhân cơ hội này, vua Jaya Indravarman IV
của Champa đã tấn công và giết hại vua Angkor, cai trị đất
nước này từ năm 1177 đến 1181, chấm dứt thời kỳ thứ hai của
vương triều Angkor.

2.3. Từ năm 1181 đến 1336


Người mở đầu cho thời kỳ này là vua Jayavarman VII, bắt
đầu thời kỳ cực thịnh của Angkor, từ năm 1181 đến 1201. Ông vua
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 69

này đã đánh bại người Chăm và giành lại độc lập cho vương
quốc Angkor sau 16 năm bị trị vì bởi vương quốc Champa. Ông
cũng là người chấm dứt sự phân biệt của hai hệ tộc Bắc và Nam,
vốn chi phối việc truyền ngôi của các vua Angkor. Jayavarman VII
là người có nhiều đóng góp đối với lịch sử của Campuchia thời
kỳ Angkor. Ông đã củng cố lãnh thổ của Angkor ở vùng trung và
hạ lưu sông Chao Phraya, một phần bán đảo Malay (phía nam),
cao nguyên Khorat, trung và một phần trung lưu sông Mê Công
cho đến tận Luang Prabang (ở phía bắc). Phía đông, Jayavarman VII
đã tấn công Champa từ năm 1190, chiếm đóng đất nước này,
cử một hoàng thân người Chăm thân Khmer tới cai trị và biến
Champa trở thành một tỉnh của đế quốc Khmer (1190-1192).
Vương quốc của Jayavarman VII có tổng cộng 23 tỉnh.
Jayavarman VII là người đã cho xây dựng nhiều công trình
lớn trong nước: mở rộng hệ thống đường giao thông trên toàn
vương quốc và dọc theo những con đường đó, ông đã cho xây
dựng 121 trạm nghỉ chân (Dharmasala), mỗi trạm cách nhau 15 km.
Dấu tích của tuyến đường nối Angkor với Pimai ở Thái Lan và
từ Sambor tới Vi Jaya của Champa (kinh đô Phật Thệ, nay ở
Bình Định, Việt Nam) vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Bên cạnh đó,
ông cũng cho xây 102 bệnh xá trên toàn lãnh thổ. Jayavarman VII
còn cho xây dựng kinh đô mới, đặt tên là Angkor Thom
(tức “Thành phố vĩ đại”). Giai đoạn trị vì của Jayavarman VII là
thời kỳ hưng thịnh nhất trong lịch sử trung đại Campuchia,
dựa trên nền tảng của văn minh nông nghiệp gắn với sự màu
mỡ của đất đai được dòng Mê Công bồi đắp.
Kế vị Jayavarman VII là con trai ông, vua Indravarman II,
trị vì từ năm 1201 đến 1243. Trong thời kỳ đầu, Indravarman II
đã từng 3 lần tấn công Đại Việt vào các năm 1207, 1216 và 1218.
Đây là giai đoạn bắt đầu thoái trào của vương quốc Angkor,
đặc biệt là sự kiện năm 1220, quân đội Angkor rút khỏi Champa.
70 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thực tế, sau Jayavarman VII, Angkor không có một vị vua vĩ


đại nào nữa. Hầu hết công trình của vị vua này đều tàn lụi
không lâu sau khi ông qua đời. Theo sử gia D. G. E Hall, “việc
rút quân khỏi Champa là bước đầu tiên dẫn đến sự tan rã của
đế chế Khmer”1.
Các vua cuối cùng của giai đoạn này là Jayavarman VIII
(1243-1295), Indravarman III (con rể của Jayavarman VIII,
lật đổ cha vợ, trị vì từ năm 1295 đến 1307), Indrajayavarman
(1307-1327) và cuối cùng là Jayavarmandiparamesvara (1327-
1336). Năm 1283, vào thời kỳ trị vì của vua Jayavarman VIII
quân Mông Cổ do Kublai Khan chỉ huy đã tấn công, buộc
Angkor phải nộp cống để bảo vệ hòa bình của mình. Bên cạnh
đó, Angkor phải đối đầu với cuộc tấn công của vương quốc
Sukhothai. Jayavarman VIII không còn kiểm soát được các
vùng lãnh thổ phía tây của vương quốc, thất bại trong việc
kiềm chế người Thái, dẫn đến việc họ giành được quyền kiểm
soát hầu hết các vùng thuộc Thái Lan ngày nay.

2.4. Giai đoạn 1336 đến 1432


Từ thời kỳ này, Angkor có nhiều chuyển biến, suy thoái cả
về chính trị, văn hóa và xã hội. Sự suy yếu của vương quốc bắt
đầu vào năm 1336, được gọi là một “cuộc cách mạng vương triều”.
Theo truyền thuyết, ông vua cuối cùng của vương triều Angkor III
là Jayavarmandiparamesvara. Tuy nhiên, năm 1336 cũng đánh
dấu một mốc quan trọng trong tiến trình văn hóa Campuchia.
Việc sử dụng chữ Phạn đã nhường chỗ cho tiếng Pali và Khmer;
bi ký nhường chỗ cho kinh Phật và các bản niên giám hoàng gia
viết trên lá cọ. Đạo Phật Tiểu thừa đã thịnh hành và các vua
từ đây từ bỏ truyền thống gọi vương hiệu theo kiểu Ấn Độ.

1. D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1997, tr. 199, 200.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 71

Tước Varman (tước truyền thống của đẳng cấp Kshatiya Ấn Độ)
không được dùng nữa. Tên gọi được Khmer hóa, chẳng hạn tên
vua luôn luôn gắn liền với từ Preah, có nghĩa là “Thiêng liêng” 1.
Về mặt văn hóa, sự suy thoái của vương triều Angkor còn
thể hiện qua việc xâm nhập của Phật giáo Tiểu thừa, thay thế
cho các nền tảng văn hóa cũ dựa trên Hinđu giáo và tín ngưỡng
Vua - Thần. Nhân dân Angkor được giáo hóa đi theo đạo Phật
Tiểu thừa dòng Mahavihara của người Sinhali (Xri Lanca).
Các nhà sư người Môn đã đưa tư tưởng mới đến Mianma
vào cuối thế kỷ XII. Sau đó, lan sang các tộc người Môn
ở lưu vực Chao Phraya, nơi mà đạo Phật Tiểu thừa đã có
hàng thế kỷ. Vào giữa thế kỷ XIII, tôn giáo này lan lên phía bắc,
nơi có người Thái sinh sống và sang phía đông, nơi có người
Khmer2.
Từ năm 1347 đến 1353, Angkor nằm dưới sự trị vì của vua
Lampong Reachea. Đây là thời điểm Angkor mất độc lập do
cuộc tấn công của người Thái. Năm 1350, trên cơ sở tiền thân là
vương quốc Lavo, cùng với việc sáp nhập vương quốc Sukhothai3,
Ramathibodi I chính thức thành lập đế chế Ayutthaya của
người Thái, đặt kinh đô ở vùng trung lưu Chao Phraya, gần
biên giới với Angkor. Vương quốc hùng mạnh này đã sớm thể
hiện sức mạnh bằng cách giành quyền kiểm soát các thể chế
người Thái, mở rộng tới bán đảo Malay và Tenasserim, Tavoy
(nay thuộc Mianma); tranh chấp quyền minh chủ với Sukhothai.
Ayutthaya đã tiến đánh Angkor và bao vây vương quốc này
trong vòng một năm. Vua Campuchia là Lampong ốm chết,
hoàng thân Soryotey lên thay. Sau một năm chống cự, Angkor
thất thủ, vua Soryotey bị giết chết, phần lớn dân cư trong kinh

1. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Nghiêm Đình Vỳ - Đinh Ngọc Bảo - Trần
Thị Vinh: Lược sử Đông Nam Á, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 1997, tr.41-42.
2, 3. D.G.E. Hall : Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr. 201, 282.
72 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

đô bị bắt về Ayutthaya làm nô lệ; nhiều bạc vàng, châu báu và


tượng thần bị cướp1.
Từ năm 1352 đến 1357, Angkor bị người Thái cai trị. Vua
Thái Ramathibodi I cho ba hoàng tử của mình thay nhau trị
vì Angkor. Năm 1357, hoàng thân Soryovong I, em trai của vua
Lampong sau thời gian ẩn náu ở Lào đã quay về chiếm ngai
vàng và trị vì trong vòng 10 năm (1357-1366). Người kế vị của
Soryovong là con của Lampong - Barom Reameathibtri và sau
đó là Thommo Soccoroch (trị vì đến năm 1394). Thời kỳ này,
Angkor tăng cường quan hệ với triều Minh, thông qua hai lần
cử các sứ giả đến Trung Quốc vào năm 1377 và 1383. Năm 1388,
con trai của vua Thái Ramathibodi I là Ramesuan chính thức
trở thành vua của Ayutthaya, tiếp tục chính sách bành trướng
của vua cha và lên kế hoạch tấn công Angkor. Mặc dù có sự
chuẩn bị nhưng cuộc phòng ngự của Angkor vẫn thất bại vào
năm 1394. Vua Thommo Socoroch bị giết chết và 70.000 tù nhân
của Campuchia bị quân Xiêm bắt làm nô lệ. Angkor nằm dưới
sự trị vì của con trai vua Ramesuan đến năm 1401. Tuy nhiên,
hoàng thân Soryovong, con trai của Soryovong I, trốn thoát
khỏi kinh đô Angkor và tiến hành xây dựng lực lượng kháng
chiến ở cao nguyên Basan, thuộc Srey Santhor, bờ nam của
sông Mê Công. Ông tuyên bố là vua chính danh của Angkor,
chiếm lại được kinh đô vào năm 1401 và cai trị đất nước đến
năm 1405. Người kế vị của ông là vua Barom Soccarach trị vì
đến năm 1421 và bị giết trong cuộc tấn công thủ đô Angkor của
người Thái vào năm này2. Một thập niên sau, người Thái đã quay
trở lại. Lần này, người Khmer không còn lựa chọn nào khác là rời
bỏ kinh đô tới Srey Santhor - căn cứ thuộc cao nguyên Basan

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr. 189, 190-191.
2. GS. Lương Ninh, GS. NGND Vũ Dương Ninh: Tri thức Đông Nam Á,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008, tr. 610-612.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 73

trước đây, trên bờ sông Mê Công. Tuy nhiên, kinh đô mới không
duy trì được lâu vì thường xuyên bị ngập lụt. Năm 1434, vua
Ponhea Yat, con trai của Soryovong II đã quyết định rời đô đến
đến Chaktomuk (thành Bốn Mặt), một phần của Phnom Penh
ngày nay1.
Đó là dấu mốc kết thúc sự tồn tại của vương triều Angkor.
Lịch sử Campuchia bước vào giai đoạn mới: thời kỳ hậu Angkor.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sụp đổ của vương triều
Angkor, trong đó nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ nội lực
bên trong: vương triều tiêu tốn nguồn lực cho những cuộc chiến
tranh liên miên với các nước láng giềng, việc xây dựng các công
trình kiến trúc đồ sộ, ảnh hưởng đến vật lực trong nước và đặc
biệt là nền nông nghiệp cần nhiều nhân công lao động. Bên
cạnh đó, yếu tố nước cũng chi phối đến sự tồn vong của vương
triều, khi các vua sau Jayavarman VII không chú trọng đến việc
duy trì nguồn nước, khiến các đồng ruộng trở nên bạc màu,
khô cằn. Nguyên nhân bên ngoài xuất phát từ các cuộc tấn công
liên tiếp của người Thái, trong các thế kỷ XIV, XV, tàn phá kinh đô,
cướp bóc của cải và bắt giam nhân dân, binh lính. Sự thất thủ
của thành Angkor vào năm 1431 đã tác động rất lớn đến lịch sử
Campuchia. Gần đây, các nhà khoa học còn đề cập thêm yếu tố
thời tiết và biến đổi khí hậu, cụ thể là các trận hạn hán kéo dài
cuối thế kỷ XIII - đầu thế kỷ XIV2.
Sự sụp đổ của Angkor kết thúc giai đoạn rực rỡ của đế chế
Khmer và mở ra thời kỳ “đen tối” của lịch sử Campuchia trong

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr.190-191.
2. Brendan M. Buckley et al.: “Monsoon Extremes and Society over the
Past Millennium on Mainland Southeast Asia”, Quaternary Science Reviews,
July 2014, pp. 1-19; Victor Lieberman and Brendan Buckley: “The Impact of
Climate on Southeast Asia, circa 950-1820: New Findings”, Modern Asian
Studies, September 2012, No. 5, pp. 1.049-1.096.
74 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

hơn 4 thế kỷ khi đất nước bị lâm vào nội chiến và cuối cùng trở
thành xứ bảo hộ của Pháp vào năm 1863.

3. Thời kỳ hậu Angkor (1431-1863)


Đây được coi là thời kỳ khủng hoảng, suy vong của vương
quốc Campuchia.
Vua Ponhea Yat trị vì được hơn 30 năm thì qua đời,
Campuchia thời kỳ này tạm thời hòa bình, ổn định trở lại. Tuy
nhiên, sau khi vua Ponhea Yat chết, triều đình Campuchia rơi
vào tình trạng hỗn loạn với cuộc tranh giành quyền lực giữa
cháu trai (Noreay Reamea) và con trai thứ của vua (Ponhea Yat
Reachea Ramathuppdey). Bất mãn vì không được nối ngôi,
Noreay Reamea đã cầu viện vua Ayutthaya tấn công chú mình
để chiếm các tỉnh phía tây. Vua Thái không những không giúp
đỡ cuộc nổi loạn này mà còn bắt cả Noreay Reamea và vua
Reachea Ramathuppdey, rồi đưa người con trai thứ ba của vua
Ponhea Yat lên ngôi, lấy niên hiệu là Thommo Reachea I (trị vì
từ năm 1474 đến 1494). Sau khi Thommo Reachea I chết, con
trai là Srei Sukonthor (tức Dhamkat Sukhontor) nối ngôi, đã tìm
cách khôi phục lại chủ quyền của vương triều tại vùng trung
tâm của đế quốc Khmer trước kia. Tuy nhiên, vào năm 1508,
Neay Kan (anh trai của một vương phi được nhà vua Sukonthor
sủng ái) đã giành ngôi vua của Srei Sukonthor, sau đó tự lập
làm vua, lấy hiệu là Srei Chetha. Một cuộc xung đột quyền lực
diễn ra giữa Srei Chetha và em trai của vua Sukonthor, phó
vương Ang Chan. Ang Chan sau thời gian sống lưu vong ở
Xiêm đã dẫn quân quay về Campuchia và tiến hành cuộc chiến
giành lại ngai vàng trong hơn 10 năm. Năm 1525, cuộc chiến kết
thúc với thất bại thuộc về Srei Chetha, Ang Chan lên ngôi và tự
xưng là Ang Chan I, cai trị trên toàn lãnh thổ Campuchia.
Ang Chan vừa xây dựng đất nước, vừa đối phó với cuộc
xâm lược của vương triều Ayutthaya. Lợi dụng cuộc tấn công
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 75

của quân Mianma vào năm 1547, Ang Chan I đã chiếm lại được
nhiều vùng lãnh thổ đã bị mất vào tay người Thái, khôi phục cố
đô Angkor.
Ang Chan I trị vì đến năm 1566 thì qua đời, kết thúc thời
kỳ lừng lẫy nhất của thời kỳ hậu Angkor. Tiếp sau ông là vua
Barom Reachea I (con trai thứ hai, trị vì từ năm 1566 đến 1576).
Thời kỳ này, khi chiến tranh Xiêm - Miến lần thứ hai diễn ra
(1564-1569), Campuchia đã phát động cuộc tấn công Ayutthaya,
chiếm lại các tỉnh phía tây bắc, buộc Xiêm phải ký hòa ước vào
năm 1566, trả lại cho Campuchia hai tỉnh Chanthaburi và Khorat.
Đồng thời, ông cũng chuyển thủ đô trở lại Angkor vào năm 1570.
Campuchia vẫn tiếp xúc với người phương Tây thông qua các
hoạt động của giáo sĩ, nhưng không có sự kiện nào đáng kể.
Kế vị Barom Reachea I là con trai cả của ông, vua Satha I, hay
còn được gọi là Barom Reachea IV (trị vì từ năm 1576 đến 1584)
và nhường ngôi cho con mình là Chey Chettha I. Sau khi
giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh lần thứ ba với Mianma
(1584-1594), Ayutthaya bắt đầu tiến hành những cuộc tấn công
lớn để trả thù Campuchia và đòi lại các tỉnh mới chiếm lại. Đích
thân vua Naresuan dẫn quân tàn phá Lovek vào năm 1594.
Đối phó cuộc tấn công của người Thái, vua Chey Chettha I đã
cầu cứu chính quyền Tây Ban Nha tại Philíppin, nhưng sự viện
trợ từ phía vị toàn quyền Tây Ban Nha quá chậm trễ, khi Lovek
đã rơi vào tay người Thái. Thành phố bị tiêu hủy, kho tàng bị
cướp bóc, kinh kệ Phật giáo, văn thư bị đốt, cung điện, đền
chùa bị phá hủy, nhiều pho tượng và đồ vàng bạc quý giá bị
đem về Ayutthaya. Nhà vua và hoàng gia phải bỏ chạy sang
Lào. Một số người trong hoàng tộc, nhân dân, binh lính, hàng
nghìn thợ thủ công, học giả, nghệ sĩ và tu sĩ Khmer bị bắt
về Xiêm. Thời kỳ Lovek kết thúc. Campuchia trở thành chư hầu
của Ayutthaya.
76 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Từ năm 1594, lợi dụng sự suy yếu của triều đình Lovek,
Reamea Chung Prey đã lên ngai vàng, đặt thủ đô ở Srey Santhor,
trị vì đến năm 1596. Tuy nhiên, sau đó, ông bị các nhà thám hiểm
Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha giết hại. Với sự giúp đỡ của những
người Tây Ban Nha, Barom Reachea II, con trai cựu vương
Satha I, đã từ Lào về nước làm vua, bắt đầu thời kỳ ngoại giao
thân thiết với người Tây Ban Nha. Sau khi Reachea II qua đời
vào năm 1599, triều đình Campuchia bước vào thời kỳ mâu
thuẫn, tranh giành ngôi báu. Vua Barom Reachea III bị ám sát,
Kaev Hua I - một người con trai khác của vua Satha I lên làm
vua nhưng không duy trì được quyền lực lâu dài do sự can
thiệp của Xiêm. Năm 1600, người Thái đưa Srei Soriyopear (vua
Barom Reachea IV) về Campuchia để lấy lại ngôi vua từ Kaev
Hua I. Năm 1601, Barom Reachea IV cho xây dựng kinh đô mới
ở Oudong, bắt đầu thời kỳ lịch sử mới của Campuchia. Đây là
ông vua chấp nhận ảnh hưởng của người Thái, dùng tiếng Thái,
đôi khi nói tiếng Thái, sử dụng các nhạc cụ và ban nhạc kiểu
Thái Lan. Năm 1618, Barom Reachea IV thoái vị, nhường ngôi
cho con là Chey Chettha II (trị vì từ năm 1618 đến 1627).
Bước sang thế kỷ XVIII, nội bộ vương triều Campuchia
liên tục lục đục do nhiều cuộc tranh giành ngôi báu diễn ra.
Đến cuối thế kỷ XVIII, 17 đời vua thay nhau trị vì thì có tới 7
vua bị giết, 3 vua bị lật đổ; 7 vua còn lại cũng phải chịu 4 cuộc
bạo động chống đối lớn của quý tộc trong nước1.
Sự suy yếu của vương triều cùng với các cuộc bạo loạn
diễn ra thường xuyên khiến cho Campuchia phụ thuộc vào cả
Xiêm và Đại Việt. Năm 1620, vua Chey Chettha II kết thân với
chúa Nguyễn Phúc Nguyên và kết hôn với công nữ Ngọc Vạn
(tức hoàng hậu Anga Cuv, theo cách gọi của người Campuchia).
Sự kiện này đã tạo điều kiện cho sự di cư của người Việt đến

1. Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, Sđd, tr.143-144.


Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 77

sinh sống tại vùng hạ lưu Mê Công1. Năm 1623, chúa Nguyễn
Phúc Nguyên cử sứ bộ sang gặp vua Chey Chettha II, đề nghị
lập một dinh điền ở Mô Xoài (gần Bà Rịa) để khai hoang, sau
đó xin cho lập một đồn thuế ở Prei Kor (vùng Sài Gòn). Người
Việt đã di cư và sống trải dài từ Bà Rịa, Biên Hòa, Bến Nghé,
Châu Đốc,...
Sau khi Chey Chettha II qua đời, triều đình Campuchia tiếp
tục rơi vào tình trạng tranh giành quyền lực. Năm 1642, cuộc
chính biến vương triều diễn ra, Nặc Ông Chân lên ngôi vua, tự
xưng là Ramathipadi I, sau đó đổi thành Sultan Ibrahim, do ảnh
hưởng của Islam giáo từ hoàng hậu người Malay2. Năm 1658, hai
anh em Ang Sur và Ang Tan nổi dậy chống Nặc Ông Chân, được
sự giúp đỡ của chúa Nguyễn Phúc Tần, giành được ngôi vua.
Ang Sur lên ngôi, lấy hiệu là Barom Reachea V, trị vì từ năm 1660
đến 1672. Để đền đáp công ơn của chúa Nguyễn, Campuchia triều
cống hằng năm cho chúa Nguyễn ở Đàng Trong.
Sau khi vua Barom Reachea V bị ám sát, con trai của ông
là Ang Chea lên ngôi, lấy hiệu là Keo Fa II, tức Nặc Ông Đài (trị
vì từ năm 1674 đến 1675). Do tranh giành nội bộ, từ năm 1675,
Campuchia bị chia thành hai nửa, phía đông do Nặc Ông Nộn,
hiệu là Padumaraja làm Đệ Nhị vương cai quản và phía tây
do Chính vương Chey Chettha IV Ang Sor hay Nặc Ông Thu là
con thứ của Barom Reachea V cai quản. Cả hai đều cống nạp cho
Đàng Trong và triều đình Xiêm. Từ cuối thế kỷ XVII, các cuộc

1. Sự kiện này vẫn còn nhiều vấn đề chưa được làm rõ, đặc biệt là việc
thiếu thông tin từ các sử liệu hoàng gia của cả Việt Nam và Campuchia. Xem
Michael Vickery: “1620, A Cautionary Tale”, New Perspectives on the History
and Historiography of Southeast Asia, Continuing Explorations, ed. Michael Arthur
Aung-Thwin and Kenneth R. Hall, Routledge, London, 2011, pp. 157-66.
2. Carool Kersten: “Cambodia’s Muslim King: Khmer and Dutch Sources
on the Conversion of Reameathipadei I, 1642-1658”, Journal of Southeast Asian
Studies, 2006, No. 1, pp. 1-22.
78 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

chính biến vương triều khiến Campuchia ngày càng phụ thuộc
vào các chúa Nguyễn và triều đình Xiêm, đưa hai nước này ngày
càng can thiệp sâu vào tình hình chính trị Oudong*.
Cuối thế kỷ XVIII, nhân lúc chúa Nguyễn ở Đàng Trong suy
yếu do phong trào Tây Sơn và nội bộ triều đình Campuchia rơi
vào khủng hoảng, triều đình Xiêm đã thực hiện chế độ bảo hộ
với Campuchia. Vương triều Thonburi được thành lập năm 1767
tiếp tục thi hành đường lối chinh phục Campuchia. Chúa Nguyễn
nhiều lần đem quân trợ giúp, góp phần làm giảm áp lực của Xiêm
đối với triều đình Oudong. Vào năm 1794, vua Xiêm là Rama I
đưa Ang Eng về làm vua và giao lại thanh bảo kiếm - biểu tượng
của hoàng gia cho triều đình Campuchia. Khi Ang Eng qua đời,
con trai của ông là Ang Chan không được nối ngôi. Vua Xiêm giao
quyền cai trị Campuchia cho quan bảo hộ tên Pok. Vào năm 1806,
Ang Chan mới được lên ngôi, lấy hiệu là Ang Chan II, còn được
gọi là Outey Reachea III hay Udayaraja III (Nặc Ông Chăn hoặc
Nặc Chăn theo cách gọi của sử nhà Nguyễn). Việc lên ngôi của
Ang Chan II bắt đầu thời kỳ căng thẳng trong quan hệ Đại Việt -
Xiêm. Ang Chan II nhận vương miện từ Bangkok nhưng sau
khi về nước đã quyết định thần phục vua Gia Long nhằm giảm
áp lực của triều đình Xiêm, hình thành chính sách “chư hầu kép”
trong quan hệ với Việt Nam và Xiêm1.
Năm 1812, lợi dụng mâu thuẫn kéo dài giữa anh em vua
Ang Chan II, Xiêm đưa quân vào Campuchia để ủng hộ các em
của Ang Chan II chống lại nhà vua. Ang Chan II phải bỏ Oudong
về Phnom Penh, cầu viện sự trợ giúp của nhà Nguyễn. Với sự
can thiệp của triều đình Huế Anh Chan đã giành thắng lợi,

* Kinh đô Campuchia từ thế kỷ XVII-XIX (BT).


1. Dương Duy Bằng: “Quá trình kết thúc cuộc chiến tranh giữa Việt Nam
và Xiêm ở Campuchia trong những năm 1845-1847 (Từ góc độ của sử liệu
triều Nguyễn)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2015, số 3, tr.18.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 79

dẫn đến ảnh hưởng lớn của nhà Nguyễn đối với Campuchia.
Tuy nhiên, nhân sự kiện nổi dậy của Lê Văn Khôi năm 1833, vua
Xiêm Rama II đã cho 5 đạo quân tấn công đồng thời Campchia
và vùng Hà Tiên, Châu Đốc. Triều đình Huế đã đánh bại cuộc
tấn công này và tăng cường chính sách phòng ngự ở Campuchia,
chống lại sự xâm lược của Bangkok.
Đầu năm 1835, vua Ang Chan II qua đời, nhưng không
có con trai nối dõi. Nhà Nguyễn đã đưa Ang Mey (sử nhà
Nguyễn gọi là Ngọc Vân) lên làm “Chân Lạp quận chúa”, sau
đó đổi Campuchia thành trấn Tây Thành, chia làm 32 phủ và
2 huyện. Bộ máy cai trị ở đây gồm: 1 tướng quân, 1 tham tán
đại thần, 1 đề đốc, 1 hiệp tá cơ vụ, 2 lãnh binh, 2 phó lãnh binh
và nhiều quan chức khác. Với chính sách trực trị này của vua
Minh Mạng, Campuchia trở thành một bộ phận lãnh thổ của
triều Nguyễn1.
Tuy vậy, tới năm 1841, lợi dụng sự chống đối của người
Khmer với nhà Nguyễn, Rama III đã quyết định đem quân vào
Campuchia, giành lại ngôi vua và lập Ang Duong (em trai của
Ang Chan, chú của Ang Mey) lên làm vua. Quân nhà Nguyễn
rút lui. Năm 1843, do khó khăn trong nước, quân Xiêm phải rút
bớt lực lượng về nước. Nhân cơ hội này, vua Thiệu Trị cho quân
sang Campuchia để khôi phục ảnh hưởng của nhà Nguyễn đối
với vương triều Oudong. Vua Ang Duong cầu cứu vua Xiêm,
chiến tranh giữa Xiêm và Việt Nam về vấn đề Campuchia lại
bùng nổ. Nhận thấy không thể giành thắng lợi hoàn toàn, hai
bên đã tiến hành thương lượng, kết thúc cuộc chiến vào tháng
11/1845. Theo đó, quân đội Xiêm và Việt Nam sẽ rút quân khỏi
Oudong: quân nhà Nguyễn rút về Phnom Penh, còn quân Xiêm
rút về Pursat. Theo đó, tháng 01/1846, quân đội và tướng lĩnh

1. Vu Đuc Liem: “Vietnam at the Khmer Frontier: Boundary Politics,


1802-1847”, East Asian History and Culture Review, 2016, No.2, pp. 534-564.
80 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nhà Nguyễn rút về Phnom Penh như đã thỏa thuận. Tháng 3/1847,
Ang Duong sang Huế triều cống, sau đó, nhà Nguyễn cũng cử
sứ giả sang Oudong, tuyên phong Ang Duong làm Cao Miên
quốc vương, còn Ang Mey làm Cao Miên quận chúa. Cho đến
năm 1847, quân đội của Xiêm và Việt Nam đều rút quân khỏi
Campuchia, kết thúc cuộc chiến lâu dài giữa hai nước tại đây1.
Tháng 4/1848, lễ đăng quang chính thức của vua Ang Doung
được cử hành tại Oudong với sự chứng kiến của đại diện cả hai
nước Xiêm và Việt Nam. Campuchia bước vào thời kỳ độc lập.
Sau khi lên ngôi, Ang Duong chọn Oudong Meanchey
(tức Oudong Chiến Thắng) làm kinh đô và thực hiện các biện pháp
khôi phục đất nước. Khác với anh trai Anh Chan, Ang Duong
thực hiện chính sách thù địch với nhà Nguyễn và thân thiện với
Xiêm. Ông gửi các hoàng tử sang Xiêm để học, cho xây dựng các
chùa Phật giáo. Năm 1853, Ang Duong cho một viên quan sang
Xingapo để chuyển quốc thư cho vua Napoléon III của Pháp.
Năm 1856, Charles de Montigny - đại diện ngoại giao của Pháp
đã đến Xiêm, Việt Nam và ghé qua Campuchia. Vua Ang Duong
mong muốn ký với đại diện ngoại giao của Pháp một hiệp định
thương mại gồm 14 điều khoản bằng tiếng Pháp và tiếng Khmer,
nhưng bị hủy bỏ do áp lực của triều đình Xiêm và sự thiếu dứt
khoát của Pháp.
Năm 1859, khi Pháp đánh chiếm Nam Kỳ, vua Campuchia
lại tiếp tục bày tỏ mong muốn ký kết một hiệp ước liên minh
với người Pháp. Tuy nhiên, dưới áp lực của Xiêm, Pháp không
đi đến thỏa thuận nào với vương triều Oudong.
Năm 1860, sau khi vua Ang Duong mất, con trai cả là Ang
Vody lên ngôi, lấy hiệu là Norodom I. Ngày 05/7/1863, Norodom

1. Dương Duy Bằng: “Quá trình kết thúc cuộc chiến tranh giữa Việt Nam
và Xiêm ở Campuchia trong những năm 1845-1847 (Từ góc độ của sử liệu
triều Nguyễn)”, Tlđd, tr. 23.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 81

ký một hiệp ước bảo hộ với Thống soái Nam Kỳ La Grandière.


Ngày 11/8/1863, một hiệp ước gồm 19 điều khoản được ký kết
giữa Pháp và Campuchia, quy định các điều kiện của chế độ bảo
hộ, trong đó cấm Campuchia có quan hệ với một thế lực nước
ngoài mà không có sự đồng ý của Pháp, đồng thời Campuchia
chấp nhận một sĩ quan cấp tướng của Pháp đến giám sát hoạt
động tại Oudong. Công dân người Pháp có quyền đi lại tự do,
quyền sở hữu đất đai ở Campuchia và bị xét xử bởi một tòa án
hỗn hợp. Hoàng đế Pháp đảm bảo duy trì trật tự và an ninh,
bảo vệ Campuchia chống lại các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Bên cạnh đó, Campuchia thừa nhận quyền lãnh sự tài phán của
Pháp. Hàng hóa Pháp vào Campuchia được miễn thuế.
Tháng 4/1864, Napoléon III phê chuẩn hiệp ước bảo hộ với
Campuchia. Ngày 03/6/1864, Norodom đăng quang tại thủ đô
mới là Phnom Penh. Xiêm công nhận quyền bảo hộ của Pháp
bằng hiệp ước ngày 15/7/1867 để đổi lấy sự xác nhận về quyền
của nước này đối với các tỉnh Battambang và Siem Reap, cũng như
lời hứa của Pháp không sáp nhập Campuchia vào lãnh thổ Pháp.
Hiệp ước trên như lời tuyên bố rút lui của Xiêm khỏi Campuchia
để bảo vệ độc lập của mình, đồng thời đưa Campuchia hoàn
toàn trở thành thuộc địa của Pháp.

4. Thời kỳ thuộc Pháp (1864-1945)

Trong những thập niên đầu tiên khi Pháp thực hiện chế
độ bảo hộ Campuchia, chính quyền thuộc địa Sài Gòn đã nhận
thấy nguồn tài chính để duy trì triều đình Phnom Penh quá cao,
do đó đã áp đặt các chính sách giảm chi tiêu hoàng gia, cải cách
hệ thống hành chính và đặc biệt là xóa bỏ chế độ nô lệ. Sau 20
năm quản lý gián tiếp, chính quyền bảo hộ tiến hành hợp lý hóa
hệ thống khai thác và mở rộng hệ thống này ra toàn lãnh thổ
Campuchia. Ngày 04/6/1884, Thống đốc Nam Kỳ Charles Thomson
82 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cùng quân đội đến đã Phnom Penh và yêu cầu vua Norodom I,
lúc này đang ốm và nằm liệt giường, phải ký một hiệp ước về
thuế quan với mục đích thành lập một liên minh thuế quan cho
Đông Dương thuộc Pháp. Rạng sáng ngày 17 tháng 6, quân đội
Pháp kéo vào cung điện Campuchia. Thomson tuyên bố nhà
vua đã ký kết Hiệp ước thuế quan và buộc Norodom I trong
nửa giờ phải ký kết một hiệp ước khác, tăng cường hệ thống
bảo hộ của Pháp đối với Campuchia bằng việc yêu cầu triều
đình Phnom Penh phải giao lại quyền quản lý các công việc nội
bộ của đất nước cho Pháp. Vua Norodom I ký nhưng sau đó
gửi bản kháng nghị đến Tổng thống Pháp, song hiệp ước này
vẫn được thông qua.
Hiệp ước này hầu như tước bỏ hoàn toàn quyền lực của
nhà nước Campuchia và đem lại cho Pháp quyền cai trị thực sự
đất nước này. Quyền sở hữu đất đai vốn thuộc về nhà vua được
chuyển sang chế độ sở hữu tư nhân, ruộng đất có thể mua bán,
chuyển nhượng, tạo điều kiện cho người Pháp đến Campuchia
kinh doanh và khai thác thuộc địa. Trên thực tế, Campuchia trở
thành thuộc địa của Pháp, thay vì xứ bảo hộ như theo các điều
khoản của Hiệp ước năm 1863.
Phản ứng lại hiệp ước này, từ ngày 07/01/1885, những người
ủng hộ hoàng thân Si Votha (em trai của Norodom I) đã nổi dậy,
tấn công quân Pháp tại huyện Sambor, sau đó mở rộng khởi
nghĩa ra toàn quốc, xây dựng căn cứ ở các khu rừng và ven các
dòng sông. Năm 1886, một hiệp ước mới được ký kết, trong đó
Pháp đồng ý trao lại cho triều đình Phnom Penh một số quyền
lợi, đổi lại nhà vua Campuchia phải kêu gọi quân khởi nghĩa hạ
vũ khí và thực hiện việc bình định đất nước.
Về mặt lãnh thổ, lợi dụng chính sách “đổi đất lấy hòa
bình” của Xiêm, Pháp đã chiếm lại những vùng đất vốn trước
kia là của Campuchia. Ngày 03/10/1893, Hiệp ước Pháp - Xiêm
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 83

được ký kết, theo đó, Xiêm không được xây dựng các công trình
quân sự và đóng quân ở Battambang và Seam Riep. Năm 1896,
một hiệp ước giữa Pháp và Anh về phân chia phạm vi ảnh
hưởng ở Xiêm đã cho phép Campuchia lấy lại được Angkor.
Ngày 13/02/1904, Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, trong đó,
Xiêm phải nhượng lại cho Pháp các điểm ở vùng hữu ngạn sông
Mê Công như Xien Khan, Nong Khay, Ban Mouk, Kemarat,...
để xây dựng hải cảng, còn Pháp có dự kiến xây dựng một tuyến
đường sắt nối Phnom Penh với Battambang và thúc đẩy lưu
thông đường thủy giữa Biển Hồ và Battambang1.
Ngày 23/3/1907, Pháp ký tiếp với Xiêm một hiệp ước mới.
Theo đó, Bangkok phải nhường cho Pháp các tỉnh Battambang,
Siem Reap và Banteay Mean Chey với tổng diện tích 20.000 km2.
Kèm theo hiệp ước này là một nghị định thư gồm ba điều khoản,
phân định biên giới giữa Xiêm với Đông Dương thuộc Pháp2.
Về cơ bản, sau hiệp ước này, lãnh thổ Campuchia được phân
định cho đến thời điểm hiện tại.
Tháng 10/1887, Liên bang Đông Dương được thành lập, bao
gồm Campuchia và ba xứ của Việt Nam. Đứng đầu Campuchia là
khâm sứ, thuộc quyền quản lý trực tiếp của chính quyền Liên bang,
Bộ Hải quân và Bộ Thuộc địa ở Paris. Năm 1897, Hiến pháp
Campuchia được nhà vua ban hành, trong đó quy định khâm sứ
là chủ tịch của hội đồng chính phủ, cùng nhà vua ký các quyết
định của hoàng gia, bổ nhiệm và miễn nhiệm các quan chức.
Pháp bắt đầu xây dựng các công trình công cộng lớn ở Campuchia,
đào kênh và xây dựng các tuyến giao thông đường thủy. Dù vậy,
không như Việt Nam, Campuchia không thu hút được nhiều

1. Maurice Zimmermann: “Le nouveau traité franco-siamois (13 février


1904)”, Annales de géographie Année, 1904, No. 69, p. 283.
2. Texte du traité franco-siamois du 23 mars 1907, T'oung Pao, Second Series,
1907, Vol. 8, No. 2, pp. 274-279.
84 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

người châu Âu đến hoạt động và sinh sống: số lượng các nhà
truyền giáo ít và chỉ có 825 người châu Âu, 80% trong số đó là
công chức hoặc binh lính, sống ở Campuchia vào năm 1904.
Điều tra dân số năm 1937 ghi nhận có 2.534 “người châu Âu”
hoặc những người “Âu hóa” sống ở Campuchia1.
Năm 1904, vua Norodom I qua đời. Ngày 25/4/1904, Pháp
gây sức ép để Sisowath trở thành người nối ngôi thay vì con trai
của Norodom, bởi vì, đối với Pháp, nhánh hoàng tộc Sisowath
có vẻ dễ thỏa hiệp hơn dòng Norodom, đặc biệt là các em trai
của Norodom I đã tiến hành nổi dậy chống Pháp trong thập
niên 1880. Vua Sisowath trị vì đến năm 1927 và truyền ngôi cho
con trai là Sisowath Monivong (trị vì đến tháng 4/1941).
Pháp thực hiện các biện pháp cải cách chế độ thuế khóa
nhưng về cơ bản, nền kinh tế của Campuchia không có nhiều
thay đổi so với thời kỳ trước. Kinh tế, cả công nghiệp và nông
nghiệp, đều phụ thuộc vào Pháp. Giáo dục không được chú ý
phát triển, đặc biệt là giáo dục bậc cao. Cả nước có một trường
trung học Sisowath ở Phnom Penh, với khoảng 50 học sinh theo
học. Đại bộ phận dân số mù chữ. Sinh viên học đại học sẽ sang
Hà Nội hoặc sang Pháp, nhưng bộ phận này không nhiều.
Xã hội Campuchia trong thời kỳ thuộc địa có một số thay
đổi nhưng không đáng kể. Vua và hoàng gia thân Pháp, giữ
quan hệ hòa hảo với chính quyền bảo hộ. Đội ngũ trí thức được
đào tạo chủ yếu để phục vụ cho việc thay thế các viên chức
hành chính người Việt. Nền công nghiệp của Campuchia kém
phát triển, do đó lực lượng công nhân ra đời muộn và số lượng
ít: chiếm khoảng trên 5% tổng số người lao động trong cả nước.
Lực lượng đông đảo nhất vẫn là nông dân, trong đó bần nông
chiếm tới 80% dân số ở nông thôn. Dưới sự cai trị của Pháp,

1. Claude Gilles: Le Cambodge: témoignages d'hier à aujourd’hui, L’Harmattan,


2006, pp. 97-98.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 85

xã hội Campuchia mang đậm tính chất của xã hội phong kiến
nửa thuộc địa.
Sự chiếm đóng của Pháp tại Campuchia, ngay từ đầu đã
vấp phải sự phản kháng mạnh mẽ. Cuộc đấu tranh đầu tiên là
của hoàng thân Si Votha, đặt bản doanh ở Vapachi. Tuy nhiên,
sau cái chết của Si Votha vào tháng 10/1892, phong trào nhanh
chóng tan rã. Về phía lực lượng nông dân, có cuộc khởi nghĩa
của Achar Soa, chống Pháp từ năm 1862 đến 1866, tại các tỉnh
biên giới Việt Nam - Campuchia. Sau khi Achar Soa bị bắt, cuộc
khởi nghĩa được tiếp nối với quy mô rộng lớn hơn do Pou
Kombo lãnh đạo, diễn ra từ năm 1866 đến 1867. Nghĩa quân đã
liên kết với Trương Quyền, thủ lĩnh chống Pháp ở Tây Ninh
(Việt Nam). Tuy nhiên, sau khi Pháp dập tắt được khởi nghĩa
của Trương Quyền, quân của Pou Kombo cũng bị tiêu diệt
trong trận tấn công vào Kompong Xoai (nay là tỉnh Kompong
Thom) ở phía bắc Biển Hồ. Ngày 03/12/1867, Pou Kombo bị giết
và bêu đầu tại trung tâm Phnom Penh.
Trong những thập niên đầu thế kỷ XX, phong trào đấu
tranh của nhân dân Campuchia đi xuống do thiếu đội ngũ lãnh
đạo. Phải đến những năm 1930 ở Campuchia mới xuất hiện
những hạt nhân mới theo xu hướng dân tộc chủ nghĩa - những
người sinh ra vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chịu ảnh
hưởng của phong trào cách mạng ở Việt Nam. Tiêu biểu là cuộc
đấu tranh của Sơn Ngọc Thành, luật sư tốt nghiệp tại Pháp.
Bên cạnh cuộc đấu tranh của Sơn Ngọc Thành, phong trào
Khmer Issarak cũng được thành lập ở Bangkok, dưới sự lãnh đạo
của Pok Khun, do Chính phủ Thái Lan của Plaek Phibunsongkhram
trợ giúp.
Ngày 24/4/1941, khi vua Monivong qua đời, Noromdom
Sihanouk (cháu ngoại vua Monivong) được Pháp đưa lên làm
vua thay vì con trai của nhà vua, với hy vọng một vị vua trẻ
tuổi sẽ dễ điều khiển hơn.
86 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Tháng 3/1945, trong bối cảnh Chiến tranh thế giới thứ hai
bước vào giai đoạn cuối, Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở
Đông Dương. Ngày 10/3, Tổng lãnh sự Nhật ở Phnom Penh
đã gặp Sihanouk. Dưới tác động của người Nhật, Sihanouk ký
Sắc lệnh ngày 12/3/1945, hủy bỏ toàn bộ những hiệp ước và
công ước liên quan đến việc thiết lập và tổ chức chế độ bảo hộ
của Pháp ở Campuchia, đồng thời tuyên bố nền độc lập. Ngày
18/3/1945, Sihanouk thành lập chính phủ thân Nhật, do ông
làm thủ tướng, tham gia vào Khối thịnh vượng Đại Đông Á của
Nhật Bản. Cùng thời gian này, Sơn Ngọc Thành - một trong
những lãnh đạo phong trào chống Pháp ở Campuchia, được
Nhật Bản bảo trợ, đã từ Tokyo về Campuchia và tham gia chính
phủ này với tư cách là Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ngày 14/8/1945,
Nhật Bản ép Sihanouk phải từ chức và đưa Sơn Ngọc Thành lên
làm thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ ngoại giao.

5. Từ năm 1945 đến 1954


Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, Pháp quay
lại tái chiếm Campuchia, đánh dấu bằng sự kiện ngày 9/10/1945,
quân Pháp nhảy dù xuống Phnom Penh, bắt chính phủ thân
Nhật Sơn Ngọc Thành, thiết lập lại sự cai trị đối với Campuchia
và đưa Sihanouk trở lại làm vua. Hoàng thân Sihanouk đã chọn
con đường thương lượng, đấu tranh ngoại giao với Pháp để giành
độc lập cho Campuchia. Ngày 07/01/1946, Pháp và Campuchia
đã ký kết Tạm ước, trong đó Campuchia chấp thuận quyền tự
trị trong Liên hiệp Pháp, quyền ngoại giao và quân sự được giao
cho Chính phủ Pháp, đại diện là một ủy viên nước Cộng hòa Pháp.
Tháng 9/1946, bầu cử diễn ra tại Campuchia với sự thắng lợi
của Đảng Dân chủ. Chính phủ mới thành lập do hoàng thân
Sisowath Youtevong đứng đầu. Ngày 6/5/1947, Campuchia thông
qua Hiến pháp, gồm 10 chương, 107 điều, trong đó quy định
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 87

vương quốc Campuchia là quốc gia tự trị tham gia Liên hiệp Pháp
với tư cách là quốc gia liên kết. Tháng 12/1947, bầu cử quốc hội
được diễn ra, chính phủ mới được thành lập do Sihanouk đứng
đầu. Ngày 25/11/1948, Tổng thống Pháp Vincent Auriol đã gửi
công hàm thừa nhận quyền độc lập của Campuchia.
Tiếp đó, ngày 08/11/1949, Hiệp ước Pháp - Campuchia được
ký kết. Nước Pháp chính thức từ bỏ chế độ bảo hộ và công nhận
quyền tự trị của Campuchia trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp.
Đối với Sihanouk, đây được gọi là “nền độc lập một nửa”, khi
nước Pháp vẫn giữ quyền kiểm soát kinh tế và quốc phòng nhưng
có những nhượng bộ trên lĩnh vực ngoại giao. Campuchia có
thể tiếp nhận các phái đoàn ngoại giao trước đây đã được
chính quyền thuộc địa công nhận và cử đại diện ra nước ngoài.
Mỹ và Anh ngay lập tức công nhận Campuchia và thực hiện
viện trợ về kinh tế và quân sự cho nước này. Mặt khác, dù yêu
cầu trở thành thành viên của Liên hợp quốc bị Liên Xô phủ
quyết, Campuchia vẫn có thể tham gia một số tổ chức quốc tế
như Tổ chức Y tế thế giới (WTO) và Tổ chức Giáo dục, Khoa học
và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO)1.
Tuy nhiên, theo quan điểm của Sihanouk, những điều
khoản này chưa đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân
Campuchia, đó là đi đến độc lập hoàn toàn. Vì vậy, từ tháng
02/1953, Sihanouk tuyên bố một cuộc vận động ngoại giao, mà
ông gọi là “cuộc thập tự chinh thần thánh của quốc vương vì
nền độc lập của Campuchia”, đòi Pháp “trao trả độc lập cho
Campuchia”, đặt mục tiêu giành độc lập cho Campuchia trước
năm 1955.
Bên cạnh cuộc đấu tranh bằng con đường ngoại giao của
Sihanouk, nhân dân Campuchia cũng tiến hành kháng chiến

1. V.M. Reddi: A history of the Cambodian independence movement: 1863-1955,


Sri Venkateswara University, 1970, p.167.
88 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

chống thực dân Pháp bằng hình thức vũ trang dưới sự lãnh đạo
của lực lượng Khmer Issarak (Khmer Độc lập). Phong trào này
được thành lập vào năm 1940 ở Bangkok, do Pok Khun đứng
đầu. Tháng 8/1946, Khmer Issarak lãnh đạo nhân dân tấn công
Pháp ở tỉnh Siem Reap, bắt đầu cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp. Ngày 01/02/1948, Ủy ban Giải phóng dân tộc Khmer
được thành lập, do Dap Chhuon đứng đầu. Một trong những
lãnh tụ khác của phong trào là Sơn Ngọc Minh, hoạt động ở
phía nam, đã vận động nhân dân Campuchia thành lập quân
khu gồm 4 tỉnh Takeo, Kampot, Kampong Speu và Kampong
Chnang. Tuy nhiên, đến năm 1949, Khmer Issarak bị giải tán do
mâu thuẫn giữa các nhà lãnh đạo phong trào.
Năm 1950, một hình thức mặt trận khác ra đời, hoạt động
mạnh mẽ hơn, do các thành viên cánh tả của phong trào Khmer
Issarak tổ chức, có tên gọi là Mặt trận Issarak Thống nhất hoặc
Mặt trận Khmer Issarak (Samakhum Khmer Issarak). Từ ngày 17
đến ngày 19/4/1950, tại Kompong Som Loeu, tỉnh Kampot đã
diễn ra Hội nghị Đại biểu nhân dân Campuchia, quy tụ 200 đại
biểu trên toàn lãnh thổ Campuchia tham dự, đại diện cho tất cả
các tầng lớp, trong đó có 105 tu sĩ Phật giáo. Hội nghị đã quyết
định thành lập Mặt trận Khmer Issarak để thống nhất lãnh đạo
nhân dân Campuchia tiến hành kháng chiến chống thực dân
Pháp và bầu Ban Chấp hành Trung ương quốc gia do Sơn Ngọc
Minh đứng đầu với hơn một nửa thành viên có mối quan hệ với
Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng tại hội nghị này, một chính
phủ cách mạng sơ khai là Ủy ban Giải phóng nhân dân Trung
ương (PLCC) được thành lập, do Sơn Ngọc Minh làm chủ tịch
kiêm thủ tướng, với ba phó chủ tịch đều là đảng viên của Đảng
Cộng sản Đông Dương. Cũng trong ngày này, Sơn Ngọc Minh
đọc Tuyên ngôn kháng chiến, tuyên bố Campuchia độc lập và
khẳng định Mặt trận Khmer Issarak đã chiếm được 1/3 lãnh thổ
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 89

đất nước. Đồng thời, tuyên ngôn cũng vạch rõ nỗi khổ cực của
nhân dân Campuchia dưới ách thống trị của thực dân Pháp và
kêu gọi nhân dân đấu tranh.
Tháng 02/1951, Đại hội lần thứ II của Đảng Cộng sản
Đông Dương đã quyết định thành lập ở mỗi nước Campuchia,
Lào, Việt Nam một đảng riêng, phù hợp với tình hình cụ thể.
Ngày 11/3/1951, Hội nghị liên minh nhân dân Việt Nam, Lào,
Campuchia được tổ chức, quy tụ các đại biểu của Mặt trận
Khmer Issarak, Mặt trận Liên Việt và Mặt trận Lào Issala. Hội
nghị đã quyết định thành lập liên minh ba nước Campuchia -
Lào - Việt Nam nhằm đánh bại thực dân Pháp, can thiệp Mỹ,
trừng trị bù nhìn phản quốc, giành độc lập, tự do cho ba nước,
góp phần bảo vệ hòa bình ở Đông Nam Á và trên thế giới.
Theo đó, ngày 28/6/1951, những người cộng sản Campuchia
đã tổ chức Hội nghị thành lập Đảng Nhân dân cách mạng
Campuchia, đánh dấu bước phát triển của cuộc kháng chiến
chống Pháp ở nước này trong mối liên hệ với hai nước Đông
Dương còn lại. Từ năm 1951 đến 1954, hoạt động của Mặt trận
Khmer Issarak, đặc biệt là sự phát triển lực lượng vũ trang, đã
góp phần buộc Pháp phải ký kết Hiệp định Genève về việc
chấm dứt chiến tranh tại Đông Dương. Bên cạnh đó, sự phát
triển của Mặt trận Khmer Issarak được Sihanouk sử dụng để
gây sức ép trong cuộc đấu tranh ngoại giao với Pháp nhằm
giành độc lập hoàn toàn cho Campuchia. Những chiến thắng
của Mặt trận Khmer Issarak đã tạo nên vùng giải phóng chiếm
đến 2/3 diện tích đất nước và một nửa dân số.
Năm 1954, Hiệp định Genève về việc chấm dứt chiến
tranh trên bán đảo Đông Dương được ký kết. Khác với Lào và
Việt Nam, Campuchia không có khu vực tập kết và phải phục
viên lực lượng quân sự tại chỗ. Đây là sự kiện mang tính chất
bước ngoặt, kết thúc gần 90 năm cai trị của Pháp tại Campuchia.
90 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

6. Từ năm 1954 đến 1993


6.1. Thời kỳ trung lập
Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Campuchia bước
vào thời kỳ trung lập. Tháng 9/1954, chính phủ của Sihanouk
tuyên bố ra khỏi Liên hiệp Pháp để trở thành quốc gia độc lập,
có chủ quyền riêng. Ngày 02/3/1955, Sihanouk tuyên bố thoái vị
và nhường ngôi lại cho cha là hoàng thân Norodom Suramarit,
sau đó thành lập Đảng Sangkum Reastr Niyum (tức Cộng đồng
Xã hội chủ nghĩa nhân dân hay Cộng đồng Xã hội bình dân).
Tại Hội nghị các nước Á - Phi tổ chức ở Bangdung, Inđônêxia
(tháng 4/1955), Sihanouk đã nhấn mạnh sự ủng hộ của Campuchia
đối với những nguyên tắc chung sống hòa bình, coi đó là chính
sách chủ đạo của Campuchia. Ông tuyên bố: Campuchia đi
theo đường lối chung sống hòa bình, độc lập, trung lập và không
liên kết 1.
Năm tháng sau, trong cuộc bầu cử toàn quốc ngày 11/9/1955,
Đảng Sangkum Reastr Niyum của Sihanouk đã giành được 83%
số phiếu bầu và chiếm toàn bộ 91 ghế của Quốc hội. Sihanouk
trở thành thủ tướng, thực hiện chính sách hòa bình, trung lập
và không liên kết. Ngày 14/12/1955, Campuchia gia nhập Liên
hợp quốc. Tại các kỳ Đại hội toàn quốc lần thứ III (tháng 4/1956)
và lần thứ IV (tháng 1/1957), Chính phủ Campuchia tiếp tục
khẳng định thực hiện chính sách đối ngoại hòa bình, độc lập,
trung lập và không liên kết. Năm 1958, Quốc hội Campuchia
thông qua sắc lệnh về chính sách hòa bình, độc lập, trung lập.
Năm 1956, Campuchia thông qua Hiến pháp bổ sung.
Tháng 01/1959, quy định về cơ cấu chính phủ được ban hành.

1. Ban Liên lạc Việt kiều Campuchia hồi hương: Tấm lòng của Việt kiều
Campuchia, Nxb. Cà Mau, 1998. tr.113; xem thêm Nguyễn Thành Văn: Chính
sách đối ngoại trung lập của Campuchia giai đoạn 1953-1970, Nxb. Thông tin và
Truyền thông, Hà Nội, 2019.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 91

Đứng đầu là nhà vua, sau đó là các cơ quan khác như Hội đồng
hoàng tộc, Hội đồng ngôi vua, quốc hội, các đại diện ngoại giao,
các ủy viên Hội đồng Liên hiệp Pháp, Hội đồng tối cao Liên
hiệp Pháp. Dưới các tổ chức đó là thủ tướng, điều hành các bộ.
Vương quốc được chia làm 17 tỉnh (khét), bao gồm 93 huyện (srok)
và 1.173 xã (khum). Đứng đầu các tỉnh là tỉnh trưởng (chauvay khet),
đại diện của chính quyền trung ương. Các hội đồng nhân dân
cấp tỉnh theo chế độ phổ thông đầu phiếu được thiết lập, chịu
trách nhiệm về những vấn đề chung của địa phương.
Chính sách hòa bình, trung lập được thực hiện trong hơn
10 năm đã mang lại nhiều thành tựu cho sự phát triển của
Campuchia, đặc biệt là môi trường hòa bình và an ninh cùng sự
viện trợ từ bên ngoài. Campuchia nhận được nhiều nhất sự hỗ
trợ từ Liên hiệp quốc thông qua hoạt động của các tổ chức như
FAO, OIT, OMS, UNICEF,… Nhằm hạn chế ảnh hưởng của Pháp,
Mỹ tiến hành viện trợ cho Campuchia. Ngày 16/5/1955, Hiệp
ước quân sự Mỹ - Campuchia được ký kết, theo đó, từ năm 1956
đến 1962, Mỹ đã viện trợ cho Campuchia tổng giá trị lên tới
566 triệu USD. Cũng trong khoảng thời gian này, Pháp viện trợ cho
Campuchia 25 triệu USD, sử dụng vào việc phát triển giao thông
và hệ thống y tế, giáo dục công cộng. Bên cạnh đó, Nhật Bản,
Ôxtrâylia, Cộng hòa Liên bang Đức cũng tiến hành viện trợ cho
Campuchia xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng.
Campuchia cũng nhận viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa,
đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, Tiệp Khắc, Ba Lan…1.
Tuy nhiên, việc duy trì chính sách hòa bình, trung lập của
Campuchia rất khó khăn trong bối cảnh Chiến tranh lạnh giữa
hai khối Đông - Tây diễn ra quyết liệt. Ngày 31/01/1956, Sihanouk
thăm Philíppin và được báo chí phương Tây tuyên truyền rằng

1. Phạm Đức Thành: Lịch sử Campuchia, Sđd, tr.250 - 253.


92 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Campuchia sẽ gia nhập khối quân sự Đông Nam Á (SEATO)


nằm dưới sự bảo trợ của khối này. Tiếp đó, tháng 02/1956,
khi Sihanouk đến Trung Quốc thì Mỹ, Thái Lan và Việt Nam
Cộng hòa đã lên tiếng phản đối, thực hiện các hành động bao
vây kinh tế và tiến hành các cuộc xung đột ở biên giới. Năm 1959,
Mỹ và các nước đồng minh dự định tiến hành một cuộc đảo
chính nhằm lật đổ Sihanouk (thường được gọi là Kế hoạch
Bangkok) nhưng thất bại. Tổng thống Mỹ J. F. Kennedy từ chối
công nhận nền trung lập của Campuchia, khước từ ý tưởng về
việc tổ chức một hội nghị ở Genève về vấn đề Campuchia
tương tự như đối với Lào. Tháng 9/1963, Campuchia đề nghị Mỹ
ủng hộ việc thành lập một nhóm quan sát viên Liên hợp quốc ở
dọc biên giới Campuchia - Việt Nam Cộng hòa nhưng Mỹ từ
chối. Trước chính sách của Mỹ, ngày 20/11/1963, Campuchia
gửi Mỹ công hàm thông báo từ chối viện trợ và yêu cầu tất cả
các cố vấn quân sự, văn hóa, kinh tế của Mỹ phải rời khỏi
Campuchia trước ngày 15/01/1964. Ngày 03/5/1965, Campuchia
tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ lên tiếng đòi
“theo dõi Việt Cộng” trên lãnh thổ Campuchia và tiến hành lôi
kéo các lực lượng thân Mỹ chống chính phủ của Sihanouk1 .
Tháng 3/1969, Tổng thống Mỹ Nixon đã bí mật ra lệnh cho
không quân Hoa Kỳ tiến hành một chiến dịch ném bom rộng
khắp ở miền Đông Campuchia nhằm mục tiêu phá vỡ các
đường tiếp tế từ miền Bắc vào miền Nam Việt Nam.
Ngày 18/3/1970, Mỹ ủng hộ Thủ tướng kiêm Bộ trưởng
Quốc phòng - tướng Lon Nol, cùng với Phó Thủ tướng là
hoàng thân Sisowath Sirik Matak đảo chính lật đổ Sihanouk
trong khi Sihanouk đang trên đường trở về Campuchia,

1. Nguyễn Thành Văn: Chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia giai
đoạn 1953-1970, Sđd, tr.100-106.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 93

sau chuyến thăm Moscow và Bắc Kinh. Cùng ngày, Quốc hội
Campuchia bỏ phiếu nhất trí bãi nhiễm chức quốc vương của
Sihanouk, trao “quyền lực tối cao” cho Thủ tướng Lon Nol, tuyên
bố tình trạng khẩn cấp và đình chỉ bốn điều của Hiến pháp,
cho phép tùy ý bắt người và cấm hội họp công khai. Thời kỳ
“hòa bình trung lập” của Campuchia kết thúc.

6.2. Từ năm 1970 đến 1979

Ngày 09/10/1970, nước Cộng hòa Khmer tuyên bố thành


lập. Trong giai đoạn 1970-1975, nội chiến bùng nổ giữa một bên
là quân đội của Chính phủ Cộng hòa Khmer, Lực lượng vũ trang
quốc gia Khmer (Forces Armées Nationales Khmères - FANK)
với hỗ trợ và viện trợ quân sự từ Mỹ với một bên là Lực lượng
Giải phóng dân tộc Campuchia của Khmer Đỏ, để giành quyền
kiểm soát Campuchia. Trong thời gian này, khoảng 10% dân số
Campuchia thiệt mạng do chiến tranh.
Ngày 23/3/1970, từ Bắc Kinh, Sihanouk kêu gọi vũ trang
chống Lon Nol và yêu cầu thành lập Mặt trận Đoàn kết dân tộc
Campuchia (FUNK) nhằm liên kết tất cả các phe phái đối lập
chống lại Lon Nol. Ông thành lập chính quyền lưu vong với tên
gọi Chính phủ hoàng gia liên minh các dân tộc Campuchia
(GRUNK). Lấy danh nghĩa của Sihanouk, Khmer Đỏ đã kêu gọi
nông dân - thành phần đông đảo trong xã hội Campuchia và
vẫn ủng hộ Sihanouk - nổi dậy.
Từ tháng 10/1970, Mỹ đã tiến hành viện trợ cho Cộng hòa
Khmer 155 triệu USD, trong đó 85 triệu USD dành cho lực lượng
quân sự. Bên cạnh viện trợ, Mỹ tiến hành ném bom ở vùng
nông thôn Campuchia. Không quân Mỹ đã ném khoảng 2,7 triệu
tấn bom xuống hơn 113.000 địa điểm, gây thiệt hại cho cả lực
lượng kháng chiến và dân thường. Chính phủ của Lon Nol về
94 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cơ bản chỉ kiểm soát được một vài thành phố lớn và phần lớn
phụ thuộc Mỹ. Năm 1973, khi đế quốc Mỹ buộc phải rút khỏi
miền Nam Việt Nam, Cộng hòa Khmer tự mình chiến đấu chống
lại phong trào do Khmer Đỏ lãnh đạo. Không có sự hỗ trợ từ
Mỹ, lực lượng của Lon Nol nhanh chóng thất bại trước Khmer Đỏ
vào tháng 4/1975. Ngày 17/4/1975, Khmer Đỏ đánh chiếm
Phnom Penh, các lực lượng chính phủ Campuchia buộc phải
đầu hàng. Campuchia bước vào thời kỳ cai trị của Khmer Đỏ -
thời kỳ đen tối nhất trong lịch sử nước này (từ ngày 17/4/1975
đến ngày 07/01/1979).
Ngay sau khi chiếm được thủ đô Phnom Penh, Khmer Đỏ
bắt đầu thực hiện kế hoạch biến Campuchia thành một công
xã nông thôn, nơi tất cả các cá nhân sẽ được khai thác sức
lao động để phụng sự nhà nước. Chính quyền Khmer Đỏ thực
hiện các chính sách phản động, vi phạm nhân quyền, gây
nên thảm họa diệt chủng ở Campuchia. Đây là một cuộc “đại
tàn sát dân tộc và chủng tộc với mục đích tái cơ cấu xã hội”.
Theo các nguồn tài liệu khác nhau, số người bị tàn sát ở
Campuchia giai đoạn này ước tính từ 40 vạn cho tới 3 triệu
người trên tổng số 7-8 triệu dân. Bên cạnh đó, cuộc tàn sát
chủng tộc cũng diễn ra với 2 vạn người gốc Việt, 21,5 vạn trong
tổng số 43 vạn người gốc Hoa, 4.000 người trong tổng số 1 vạn
người gốc Lào, 8.000 người trong số 2 vạn người gốc Thái, 9 vạn
trong số 25 vạn tín đồ Islam (Chăm) chết dưới chế độ Khmer
Đỏ giai đoạn này1.
Ngay từ khi cầm quyền, Khmer Đỏ đã đặt mục tiêu triệt
để tái cơ cấu xã hội, tức là dùng bạo lực để tiêu diệt với quy mô

1. Nguyễn Hải Hoành (biên dịch và ghi chú): Người Trung Quốc viết về
nạn diệt chủng của Khmer Đỏ, http://nghiencuuquocte.org/2015/02/23/nguoi-
trung-quoc-viet-ve-diet-chung-khmer-do/.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 95

lớn và có tổ chức một bộ phận dân chúng, qua đó đạt được sự


cải tạo xã hội. Thực hiện lý thuyết điên rồ về việc “xây dựng
chủ nghĩa xã hội trong sạch” ở Campuchia đi từ nông nghiệp,
Khmer Đỏ đã xóa bỏ các thành phố, gia đình, chợ búa, trường
học, chùa chiền, bệnh viện, tàn sát sư sãi, những người chống
đối, trí thức và dân thường.
Về đối ngoại, ngày 30/4/1977, quân Pol Pot đồng loạt tấn
công 14 xã trên tuyến biên giới thuộc tỉnh An Giang, mở đầu
cuộc chiến tranh xâm lược biên giới phía Tây Nam của Việt Nam.
Ngày 18/7/1977, chúng tấn công suốt chiều dài 40 km biên giới
thuộc tỉnh Kiên Giang, pháo kích nhiều lần vào thị xã Châu Đốc.
Ngày 02/12/1978 Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia
được thành lập, do Heng Samrin làm chủ tịch, tập hợp lực lượng,
giương cao ngọn cờ cứu nước khỏi nạn diệt chủng. Đáp lại lời
kêu gọi của Mặt trận Đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia,
quân đội Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang của Mặt
trận mở cuộc phản công. Ngày 02/01/1979, giải phóng toàn bộ
miền Đông sông Mê Công.
Ngày 07/11/1979, thủ đô Phnom Penh hoàn toàn được giải
phóng, phần lớn lực lượng Pot Pot bị tiêu diệt và tan rã, số còn
lại lẩn trổn vào rừng trên tuyến biên giới phía Tây, Tây Bắc
Campuchia. Ngày 08/01/1979, Hội đồng Nhân dân cách mạng
Campuchia và Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Campuchia được
thành lập và ra tuyên bố: xóa bỏ hoàn toàn chế độ diệt chủng
của tập toàn Pol Pot, tiến hành tái thiết đất nước với sự hỗ trợ
chân thành, hiệu quả của chuyên gia dân sự, quân đội tình
nguyện Việt Nam.

6.3. Từ năm 1979 đến 1993


Phản ứng quốc tế đối với việc Việt Nam đưa quân vào
Campuchia nói chung là không thuận. Trong khi đó, xung đột
96 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

chính trị giữa các phe phái đối lập ở Campuchia nổ ra gay
gắt trong suốt thập niên 1980, khiến cho việc tìm kiếm giải
pháp hoà bình cho quốc gia này vô cùng khó khăn. Diễn biến
tình hình chính trị ở Campuchia đã trở thành vấn đề quốc tế
phức tạp và gây nhiều tranh cãi trong suốt một thập niên1 .
Trong thời gian này có 4 phái ở Campuchia, gồm phái Hun Sen
(Cộng hòa nhân dân Campuchia, đến tháng 4/1989 đổi thành
Nhà nước Campuchia), phái Pol Pot (Khmer Đỏ), phái Sihanouk
(Đảng FUNCIPEC) và phái Son Sann. Ba phái sau tham gia
chính phủ lưu vong mang tên Chính phủ liên minh dân chủ
Campuchia, về hình thức do N. Sihanouk đứng đầu.
Từ sau Đại hội lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(tháng 12/1986), Hà Nội tiến hành công cuộc đổi mới, trong đó
thực hiện chính sách đối ngoại theo đường lối đổi mới, mở
cửa theo 2 bước: bước 1 là giải quyết mối quan hệ với các nước
láng giềng và khu vực; bước 2 là xúc tiến hội nhập khu vực và
thế giới. Trong bước 1, chìa khóa để tháo gỡ căng thẳng ở khu
vực là giải quyết vấn đề Campuchia với 2 điều kiện: Loại bỏ lực
lượng Khmer Đỏ và rút quân tình nguyện Việt Nam khỏi
Campuchia. Ngày 6/01/1989, trong lễ kỷ niệm 10 năm thoát
khỏi chế độ diệt chủng Khmer Đỏ (1979-1989), tại Phnom Penh,
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Văn Linh công
bố Việt Nam sẽ rút hết quân đội về nước vào tháng 9/1989 nếu
có giải pháp về vấn đề chính trị Campuchia2, khai thông bế tắc
cho việc giải quyết “vấn đề Campuchia”.
Để tiến tới một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia,
tháng 8/1987, Chính phủ Cộng hòa nhân dân Campuchia đưa ra

1. Hoàng Hải Hà: “Vấn đề Campuchia trong quan hệ Việt Nam - ASEAN
(1979-1995)”, Tạp chí Khoa học, trường Đại học Vinh, 2019, t. 48, số 1B, tr.6.
2. GS.NGND. Vũ Dương Ninh: Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam
(1940-2020), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, tr. 284.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 97

tuyên bố về chính sách hòa hợp dân tộc, bao gồm 6 điểm, nêu rõ
thiện chí giải quyết với các bên liên quan. Trong năm 1987 và 1988,
các cuộc gặp giữa Hun Sen và hoàng thân Sihanouk đã diễn ra.
Tháng 11/1988, cuộc gặp gỡ cấp cao đầu tiên giữa ba bên của
Campuchia được diễn ra tại Paris, gồm: Son Sann, cựu thủ tướng
của cựu vương quốc Campuchia, đứng đầu Mặt trận Quốc gia
giải phóng nhân dân Khmer (FLNPK); Norodom Sihanouk -
Chủ tịch Mặt trận Thống nhất quốc gia vì một Campuchia độc
lập, trung lập, hòa bình và hợp tác (FUNCINPEC) và Hun Sen,
Thủ tướng Cộng hòa nhân dân Campuchia. Với nỗ lực của Pháp
và Campuchia cùng các Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an
Liên hợp quốc, qua nhiều cuộc thương lượng, ba bên của
Campuchia đã thống nhất thành lập Hội đồng Dân tộc tối cao
(SNC) do hoàng thân Sihanouk làm chủ tịch.
Từ ngày 29 đến 30/4/1989, Quốc hội Campuchia họp phiên
bất thường và thông qua một số sửa đổi hiến pháp. Theo đó,
Cộng hòa Nhân dân Campuchia đổi thành Nhà nước Campuchia.
Về chính trị, Hiến pháp ghi rõ: “Campuchia là một nước độc
lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, hòa bình, dân chủ, trung
lập và không liên kết”1. Ngày 07/5/1989, Hun Sen có cuộc gặp
N. Shihanouk tại Bắc Kinh để tìm giải pháp cho một thỏa thuận
về các vấn đề nội bộ của Campuchia. Qua cuộc gặp, hai bên nhất
trí chấm dứt nhận viện trợ của nước ngoài ngay sau khi quân
đội Việt Nam rút hết khỏi Campuchia; thành lập một ủy ban
giám sát quốc tế, do một hội nghị quốc tế lập ra. Nơi tiến hành
hội nghị sẽ lần lượt ở Jakarta (Inđônêxia) và Paris (Pháp). Về mặt
nội bộ, N. Shihanouk ủng hộ sửa đổi hiến pháp và đưa ra đề
nghị về việc sẽ thành lập một nhà nước đa đảng ở Campuchia.
N. Shihanouk cũng lưu ý nếu những đề nghị này được đáp ứng

1. Thông tấn xã Việt Nam: “Quốc hội Campuchia họp bất thường thông
qua bản hiến pháp sửa đổi”, Báo Nhân Dân, ngày 04/5/1989
98 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mà không coi đó là điều kiện thì ông sẽ trở về Phnom Penh ngay
khi Việt Nam rút quân cho dù Khmer Đỏ có đồng ý hay không1.
Ngày 30/7/1989, Hội nghị quốc tế về “vấn đề Campuchia”
chính thức khai mạc ở Paris. Tuy nhiên, do mâu thuẫn giữa các
bên liên quan, ngày 30/8/1989, Hội nghị tuyên bố tạm ngừng
trong 6 tháng. Sau đó, những biến động của tình hình thế giới,
đặc biệt là sự sụp đổ của các nước dân chủ nhân dân ở Đông
Âu, sự kiện Thiên An Môn ở Trung Quốc và việc Việt Nam
tuyên bố rút quân khỏi Campuchia, “vấn đề Campuchia” từng
bước được giải quyết dứt điểm.
Ngày 23/10/1991, Hội nghị quốc tế về Campuchia nhóm
họp lại tại Paris, các bên đi đến thống nhất và ký kết Hiệp định
về một giải pháp chính trị toàn bộ cho “vấn đề Campuchia”.
Đây là cơ sở pháp lý để chấm dứt tình trạng nội chiến kéo dài ở
Campuchia, lập lại hòa bình ở đất nước này. Hiệp định gồm 9
phần, 32 điều, 5 phụ lục, nêu ra những quy định cụ thể về các
vấn đề: Cơ quan chuyển tiếp của Liên hợp quốc tại Campuchia
(UNTAC), Hội đồng Dân tộc tối cao (SNC), ngừng bắn và chấm
dứt viện trợ quân sự từ bên ngoài, bầu cử, những nguyên tắc
cho Hiến pháp mới của Campuchia, nhân quyền, sự bảo đảm
của quốc tế nhằm xây dựng một nước Campuchia hòa bình,
độc lập, trung lập, không liên kết, phồn vinh và quan hệ hữu
nghị với tất cả các nước. Ngoài ra còn có văn kiện về chủ quyền,
độc lập, trung lập và thống nhất dân tộc ở Campuchia; tuyên bố
về khôi phục và tái thiết Campuchia.
Từ ngày 23 đến 28/5/1993, Campuchia đã tiến hành cuộc
bầu cử toàn quốc với sự tham gia của 20 đảng phái, nổi bật là
Đảng Nhân dân Campuchia, Đảng FUNCINPEC, Đảng Dân chủ

1. Trần Đình Tư: “Ảnh hưởng của “vấn đề Campuchia đến tiến trình bình
thường hóa quan hệ Trung Quốc - Việt Nam (1989-1991)”, Tạp chí Đại học
Thủ Dầu Một, số 4, 2014, tr.33.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 99

tự do Phật giáo; 4,76 triệu cử tri đăng ký đi bầu cử, 120 ghế
trong Quốc hội được lựa chọn phân bố theo tỷ lệ các tỉnh.
Đảng FUNCINPEC của hoàng thân Norodom Ranariddh nhận
được nhiều phiếu nhất, khoảng 45,5% số phiếu, tiếp theo là
Đảng Nhân dân của Hun Sen, rồi đến Đảng Dân chủ tự do
Phật giáo. Đảng FUNCINPEC tiếp đó thành lập chính phủ
liên minh với các đảng phái tham gia bầu cử. Ngày 21/9/1993,
Hiến pháp mới của Campuchia được thông qua, gồm 14 chương
với 134 điều, quy định thể chế quân chủ lập hiến của đất nước này.
N. Shihanouk được các phái nhất trí ủng hộ làm nguyên thủ
quốc gia. Ngày 24/9/1993, N. Shihanouk một lần nữa lại lên
ngôi quốc vương. Chính quyền liên hiệp lâm thời được thành
lập và trở thành Chính phủ Hoàng gia Campuchia. Hoàng thân
Norodom Ranariddh (Đảng FUNCINPEC) và Hun Sen (Đảng
Nhân dân Campuchia) trở thành Thủ tướng thứ nhất và Thủ
tướng thứ hai trong Chính phủ Hoàng gia Campuchia (RGC).
Phía “Khmer Đỏ” do từ chối tham gia bầu cử, nên năm 1994 bị
tuyên bố là tổ chức phi pháp.
Hiến pháp năm 1993 quy định Campuchia là quốc gia quân
chủ lập hiến, thực hiện chế độ dân chủ, tự do và đa đảng, hệ
thống kinh tế thị trường. Hệ thống quyền lực được phân định
rõ giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp, gồm: quốc vương, hội
đồng ngôi vua, quốc hội (Thượng viện và Hạ viện), hội đồng
hiến pháp, chính phủ, toà án và cơ quan hành chính các cấp. Sự
ra đời của Hiến pháp năm 1993 là dấu mốc quan trọng trong
lịch sử Campuchia, đưa đất nước vào thời kỳ tái thiết, phát triển.

7. Từ năm 1993 đến nay


Sau khi tiến hành bầu cử, thông qua Hiến pháp, Campuchia
bước vào thời kỳ tái thiết đất nước sau những cuộc xung đột
kéo dài. Từ năm 1993 đến 1997, công cuộc tái thiết đất nước và
100 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cải cách đã đạt được những thành tựu bước đầu quan trọng.
Nhưng đến năm 1998 đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội. Trong thập niên cuối của thế kỷ XX, tăng trưởng
kinh tế của Campuchia khá cao song không ổn định: năm 1994,
tăng trưởng GDP chỉ đạt 4,0%, tăng lên 7,6% và 7% vào năm 1995
và 1996, nhưng giảm còn 1% vào năm 1997, do tác động của
khủng hoảng kinh tế và chính biến1.
Do mâu thuẫn chính trị, từ tháng 7 đến tháng 9/1997, Hun Sen -
Thủ tướng thứ hai (thuộc Đảng Nhân dân Campuchia) đảo chính
lật đổ Ranariddh - Thủ tướng thứ nhất (Đảng FUNCINPEC,
nhóm bảo hoàng) và trở thành thủ tướng duy nhất của Campuchia
từ năm 1997 đến thời điểm hiện nay. Lực lượng quốc tế, tiêu
biểu nhất là Nhật Bản, đã đề nghị giải quyết cuộc khủng hoảng
chính trị ở Campuchia với hai nội dung: i- Đình chỉ xung đột
giữa Đảng FUNCINPEC và Đảng Nhân dân; ii- Tiến hành bầu
cử trong năm 1998 và cho phép Ranariddh tham gia bầu cử2.
Tháng 11/1998, tổng tuyển cử lần thứ hai được tiến hành, không
có đảng nào giành đa số phiếu, đứng đầu là Đảng Nhân dân,
sau đó là FUNCINPEC. Chính phủ liên hiệp giữa hai đảng này
được thành lập và nắm quyền đến năm 2003. Hun Sen làm
thủ tướng, hoàng thân Ranariddh giữ chức chủ tịch quốc hội.
Tình trạng này diễn ra tương tự trong tổng tuyển cử lần 3 vào
ngày 27/7/2003.
Từ đầu thế kỷ XXI, Campuchia bước vào thời kỳ phát
triển ổn định, do chính sách hội nhập kinh tế của chính phủ.
Cương lĩnh chính trị năm 1998 và Chiến lược phát triển quốc
gia lần thứ nhất (1996-2000) của Chính phủ Campuchia nhiệm

1. Nguyễn Văn Hà: “Hội nhập kinh tế của Campuchia trong thập kỷ
2001-2010”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010, số 5, tr.40.
2. Trần Hiệp: “Tiến trình Campuchia gia nhập ASEAN ”, Tạp chí Nghiên
cứu Đông Nam Á, 2007, số 10, tr.52.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 101

kỳ II với đường lối và định hướng phát triển cụ thể được triển
khai có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển của đất nước.
Cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, Campuchia đã có những thành
tựu quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế để hướng
trọng tâm vào phát triển kinh tế - xã hội.
Đầu tiên là việc Campuchia gia nhập ASEAN năm 1999.
Thứ hai, đó là sự kiện Campuchia gia nhập Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) vào ngày 13/10/2004. Thứ ba, Campuchia
cũng tích cực tham gia các cơ chế hợp tác khu vực như: Khu vực
Thương mại tự do ASEAN - Trung Quốc, Hiệp định về đối tác
kinh tế toàn diện ASEAN - Nhật Bản, Hiệp định về Thương mại
hàng hóa và thương mại dịch vụ giữa ASEAN và Hàn Quốc,…
các sáng kiến hợp tác giữa các nước Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng,… Campuchia cũng đã đưa ra sáng kiến Tam giác
phát triển Việt Nam - Lào - Campuchia tại khu vực ngã ba
biên giới1.
Về cơ bản, đến năm 2004, Campuchia đã hoàn thành
công cuộc tái thiết và tái cơ cấu nền kinh tế. Từ sau năm 2004,
đất nước bước vào thời kỳ thúc đẩy tăng trưởng, cải cách và
tăng cường hợp tác để phát triển. Chính phủ Campuchia đã
thành công khi duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở
mức 2 con số: từ 10,3% năm 2004 lên tới mức đỉnh điểm 13,2%
năm 2005 và giảm xuống sau cuộc khủng hoảng kinh tế tài
chính toàn cầu 2008-2009, nhưng vẫn đạt mức trên 7% trong
thập niên thứ hai của thế kỷ XXI 2. Nếu không tính năm 2009
(0,1%) là năm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, thì tốc độ tăng
trưởng GDP bình quân của Campuchia trong 10 năm (2003-2013)

1. Nguyễn Văn Hà: Hội nhập kinh tế của Campuchia trong thập niên 2001-2010,
Tlđd, tr.44-45.
2. Trần Hải Định: “Sự phát triển kinh tế của Campuchia giai đoạn
2005-2015”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2017, số 3, tr.49.
102 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

đạt 8,64%1. Năm 2019, GDP của Camuchia là 27,09 tỷ USD, tốc
độ tăng trưởng đạt 7,1%. Năm 2020, do tình hình dịch bệnh
COVID-19, tốc độ này là -3,1%, nhưng dự báo của ADB cho
tăng trưởng GDP của Campuchia năm 2021 là khoảng 4%2.
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 389 USD năm 2004
lên 589 USD năm 2007; và đạt 1.643,12 USD năm 2019. Dự trữ
ngoại tệ cũng tăng gấp đôi, đạt khoảng 2 tỷ USD vào năm 2008;
lạm phát đã được kiềm chế ở mức cho phép, dưới 6%/năm; tỷ
giá hối đoái ở mức ổn định; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
vào Campuchia đã tăng hơn 7 lần, từ 121 triệu USD năm 2004
lên 866 triệu USD năm 20073. Năm 2019, con số này tăng kỷ lục
lên 3,7 tỷ USD, tăng 16% so với 3, 2 tỷ USD năm 20184.
Tổng giá trị thương mại của Campuchia năm 1996 là 1.354
triệu USD (trong đó xuất khẩu là 378 triệu USD và nhập khẩu
978 triệu USD), tăng lên 12.491 triệu USD năm 2012 (xuất khẩu là
5.583 triệu USD và nhập khẩu 6.908 triệu USD). Đến năm 2013,
Campuchia có gần 500 nhà máy may mặc và giày dép, tạo việc
làm cho hơn 600.000 người, tổng giá trị xuất khẩu năm 2013
đạt 5 tỷ USD và nhận được tổng tiền công lao động khoảng
1 tỷ USD/năm và gần 2 triệu công dân khác hưởng lợi gián tiếp
từ lĩnh vực này. Nông nghiệp là một trong những lĩnh vực có
tiềm năng nhất của Campuchia. Campuchia có tới 5,5 triệu ha

1. Both Sreng: Chính sách đối ngoại của Campuchia nhằm củng cố độc lập dân
tộc giai đoạn 1993-2013, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/
item/2450-chinh-sach-doi-ngoai-cua-campuchia-nham-cung-co-doc-lap-dan-
toc-giai-doan-1993-2013.html, cập nhật 27/6/2018, truy cập 11/6/2021.
2. Số liệu từ ADB, https://www.adb.org/news/cambodia-economy-recover-
2021-accelerate-2022-adb.
3. Sok Dareth: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của vương quốc Campuchia
từ năm 1993 đến năm 2013, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia
Hồ Chí Minh, 2015, tr.97.
4. https://santandertrade.com/en/portal/establish-overseas/cambodia/investing-3.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 103

đất nông nghiệp (trong đó đất trồng lúa là 3 triệu ha, đất trồng
rau và cây công nghiệp hơn 1 triệu ha, đất trồng hoa quả khoảng
200.000 ha, cao su hơn 280.000 ha và đất nông - công nghiệp thông
qua kế hoạch đầu tư kinh tế, gọi là đất tô nhượng, khoảng gần
1,2 triệu ha). Hiện nay, cho dù đối mặt với sự gia tăng nhanh
chóng về dân số, biến đổi khí hậu và sự cạnh tranh thị trường,...
nhưng nông nghiệp của Campuchia vẫn bảo đảm tăng trưởng
trung bình hằng năm 4% - 5% trong giai đoạn 2008-2012 và tăng
4,3% trong năm 2013, đóng góp 27,5% vào tổng GDP.
Từ năm 1995, Campuchia đã bảo đảm được an ninh lương
thực với lượng dư thừa khoảng 230.000 tấn gạo. Số lượng này là
hơn 2 triệu tấn năm 2008, hơn 3 triệu tấn năm 2012. Năm 2013,
tổng sản lượng thóc của Campuchia đạt 9,3 triệu tấn và dư thừa
khoảng 4,7 triệu tấn thóc để xuất khẩu. Campuchia xuất khẩu
gạo tới 57 quốc gia trên thế giới với số lượng 5.000 tấn năm 2008,
tăng lên 205.000 tấn năm 2012 và đạt gần 400.000 tấn năm 20131.
Vị thế của Campuchia trong khu vực cũng được nâng cao
sau hơn 20 năm tổng tuyển cử tự do lần đầu tiên. Năm 2012,
với cương vị là chủ tịch luân phiên của ASEAN, Campuchia tổ
chức nhiều hội nghị quan trọng như Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 20, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 45;
Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN, Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 21, Hội nghị của ASEAN với các đối tác Trung Quốc,
Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ, Hội nghị cấp cao ASEAN +3,
Hội nghị cấp cao Đông Á,… Campuchia thể hiện tốt vị trí chủ
tịch luân phiên khi điều phối để ASEAN có những thành công
nhất định trong hợp tác nội khối cũng như giữa ASEAN với
các bên liên quan. Campuchia đưa ra nhiều sáng kiến nhằm
tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, Campuchia có

1. Both Sreng: Chính sách đối ngoại của Campuchia nhằm củng cố độc lập dân
tộc giai đoạn 1993-2013, Tlđd.
104 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

xu hướng đẩy mạnh quan hệ với Trung Quốc, do đó đã không


đưa vấn đề Biển Đông vào chương trình nghị sự của Hội nghị
cấp cao ASEAN lần thứ 20 và từ chối đưa vấn đề này vào trong
Tuyên bố chung của Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN
lần thứ 45. Việc này đã làm cho các đóng góp của Campuchia
trên cương vị chủ tịch luân phiên bị lu mờ, thậm chí bị chỉ trích1.
Theo chuẩn quốc gia, tỷ lệ hộ nghèo đói ở Campuchia đã
giảm từ 34,7% năm 2005 xuống còn 27,3% năm 2009 và còn 20%
năm 2013, Campuchia được Liên hợp quốc đánh giá là quốc gia
đứng thứ năm trong số các nước đang phát triển có thể hoàn thành
Mục tiêu thiên niên kỷ và cũng là quốc gia đứng thứ nhất trong
việc cải cách hệ thống xã hội, đang tiến lên một cách linh hoạt
từ quốc gia có thu nhập thấp để trở thành quốc gia có thu nhập
trung bình và trung bình khá trong thời gian sớm nhất2.

II. LỊCH SỬ LÀO

1. Lịch sử Lào trước thế kỷ XIV

Trong thời kỳ tiền sử, lãnh thổ Lào hiện nay đã xuất hiện
những dấu tích của người vượn tối cổ có cùng niên đại với các
di chỉ của người vượn Bắc Kinh ở Trung Quốc, minh chứng
thông qua các cuộc khai quật của nhà địa chất người Pháp
Jacques Deprat tại vùng Luang Prabang. Các dấu tích về cuộc
sống con người từ thời kỳ đồ đá giữa và đồ đá mới cũng được
tìm thấy ở khu vực này.
Lãnh thổ Lào cũng là nơi trung chuyển của nhiều nhóm
dân cư. Cách đây khoảng 5.000 năm, các quần thể cư dân từ

1. Nguyễn Thành Văn: “Khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội
và đối ngoại nổi bật của Campuchia năm 2012”, Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á, 2012, số 12, tr.67-68.
2. Both Sreng: Chính sách đối ngoại của Campuchia nhằm củng cố độc lập dân
tộc giai đoạn 1993-2013, Tlđd.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 105

vùng Nam Trung Hoa bắt đầu di cư xuống phía nam. Họ là tổ


tiên của các dân tộc nói ngữ hệ Nam Á (Austroasiatic) như
người Môn và người Khmer. Theo giải thuyết của các nhà khảo
cổ học, vào khoảng thế kỷ VI trước Công nguyên, đã xuất hiện
nền văn hóa cự thạch tại Khammouan và Xiang Khouang, tồn
tại đến khi người Thái xác lập và sinh sống đông đúc ở khu vực
này. Minh chứng rõ nét nhất cho sự tồn tại và phát triển của
nền văn hóa này là di tích “Cánh đồng Chum” với 2.000 chum
cổ bằng đá có hình dạng và kích cỡ khác nhau. Sự tồn tại của
nền văn hóa cự thạch và di chỉ Cánh đồng Chum chứng minh
việc các cư dân cổ đã sinh sống trên lãnh thổ Lào trước khi
người Thái định cư ở khu vực này từ thế kỷ XIII.
Sự phân bố của các chum cổ, từ cao nguyên Muang Phuan
tới phía bắc của dãy núi Trường Sơn cho thấy sự quần tụ của cư
dân ở Xiang Khouang và ở hai con đường nối Xiang Khouang
với Vientiane và Luang Prabang. Người Lào cổ có quan hệ rộng
rãi với cư dân các vùng Khorat ở phía nam, vùng thượng lưu
Chao Phraya ở phía tây và cư dân trên dãy Trường Sơn, thậm chí
xa hơn nữa, tới vùng Biển Đông. Cư dân Lào cổ trong những
thế kỷ tiếp giáp Công nguyên, với sự phát triển của kỹ nghệ
đồng và sắt, đã hình thành những vùng quần cư tập trung, có
nền sản xuất nông nghiệp ổn định và bước đầu đã có sự phân
hóa xã hội, thể hiện qua các chum trong quần thể di chỉ Cánh
đồng Chum. Tuy nhiên, các cứ liệu lịch sử chưa đủ để khẳng định
rõ ràng về sự hình thành của bộ máy nhà nước hay hoạt động
của một tổ chức xã hội rộng lớn, vượt qua khuôn khổ của một
nhóm công xã, liên minh bộ lạc1. Theo truyền thuyết, vua đầu
tiên của Lào là Khun Lo, sáng lập ra vương quốc Luang Prabang,

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày
nay, Sđd, tr.152-153.
106 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tên thông tục là Muang Swa (Mường Xoa) (hay còn gọi là vương
quốc Rajadharani Sri Sudhana) vào đầu thế kỷ VIII. Các gia
đình hoàng gia của Lào hiện nay đều lấy họ của Khun Lo.
Ở thế kỷ XIII, cuộc di cư của các cư dân nói tiếng Thái vào
vùng trung lưu Mê Công được đẩy mạnh, hình thành nhóm cư
dân Thái Lào (Lào Lùm, người Lào vùng thấp) 1 ở phía đông của
dòng sông, tại các đồng bằng ven sông hoặc các vùng đất thấp,
bên cạnh người Khạ. Sự quy tụ dân cư với các nguồn gốc khác
nhau, đặc biệt là sự giao thoa giữa văn hóa Thái và văn hóa
Khmer, đã đặt cơ sở cho sự ra đời của quốc gia Lào thống nhất.
Quá trình cộng cư này thể hiện ưu thế tăng dần của người Lào
với số lượng đông hơn các nhóm cư dân gốc Môn - Khmer2.
Một bộ phận khác gọi là người Lào Sủng, di cư xuống muộn
hơn và sống ở những cao nguyên của vùng Thượng Lào3.
Những vùng quần cư cũ được bổ sung dân cư và phát triển hơn
như Xieng Dong - Xieng Thong, Xiang Khouang, Muang Swa,...
bên cạnh Vientiane hay Vieng Khan, gắn với văn hóa Lào Lùm.
Giai đoạn từ nửa sau thế kỷ XIII đến giữa thế kỷ XIV đánh
dấu bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử Lào: đây là thời kỳ ra
đời quốc gia Lào thống nhất. Một văn khắc bằng chữ Thái cổ vào
năm 1292 đã chứng tỏ sự tồn tại của các cấu trúc chính trị người Lào
xung quanh vùng Luang Prabang. Tuy nhiên, trong khi những
khu vực khác đã hình thành các quốc gia hùng mạnh và phát triển
(các quốc gia của người Thái, người Khmer, người Việt…), thì Lào

1. Lào Lùm tức người Lào ở vùng đất thấp, là những cư dân của các
thung lũng và vùng đất thấp dọc sông Mê Công, chiếm hơn 60% dân số Lào
hiện nay.
2. Tức Lào Thơng hoặc Lào Thâng (Lao Thoeng) tức “người Lào vùng
trung du”, chủ nhân đầu tiên của lãnh thổ Lào, chiếm 24% dân số hiện nay.
3. Lào Sủng thuộc các sắc tộc thiểu số sống ở vùng núi cao, chiếm 9% dân
số Lào.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 107

vẫn duy trì hình thái các mường cổ cát cứ trên lưu vực tả và
hữu ngạn sông Mê Công. Các mường này nhỏ, do đó, bị đế
quốc Khmer và Sukhothai kiểm soát trong thế kỷ IX và XIII.
Vào giữa thế kỷ XIV, lợi dụng mâu thuẫn giữa đế quốc
Angkor và Ayutthaya cùng với sự mất khả năng kiểm soát của
Sukhothai (bị vương quốc chư hầu Ayutthaya tấn cống thôn
tính từ năm 1347 đến 1349), Fa Ngum (Phạ Ngừm)1, thủ lĩnh của
các bộ tộc Lào, sau nhiều năm lưu vong ở Angkor, đã chuẩn bị
lực lượng, được sự giúp đỡ của vua Angkor, chỉ huy một đạo
quân trở về đất Lào, đẩy lùi sự bành trướng của Sukhothai.
Đại quân của Fa Ngum gồm 10 vạn người đã phải trải qua thời
gian chiến đấu 8 năm để thống nhất đất nước Lào.
Fa Ngum lên ngôi vào năm 1353, khi ông 37 tuổi. Ông đổi
tên nước thành Lan Xang với cương vực rộng lớn, bao gồm
những vùng đất vừa được chinh phục.
Từ năm 1354 đến 1357, Fa Ngum tiếp tục chinh phục phía
tây và tây bắc Lào, cao nguyên Khorat. Năm 1357, Fa Ngum
khao quân, đánh dấu sự kiện bước ngoặt trong lịch sử Lào: một
vương quốc Lan Xang độc lập, thống nhất và hùng mạnh được
hình thành với cương vực lãnh thổ rộng lớn: phía bắc giáp
Mường Xiêng Hùng (Trung Quốc), phía nam giáp thác Khone
(Campuchia), phía đông giáp dãy Trường Sơn và phía tây bắc
giáp biên giới Ayutthaya. Đây là sự kiện làm thay đổi tương
quan lực lượng to lớn tại Đông Nam Á lục địa. Chính quyền quân
chủ trung ương tập quyền đầu tiên của Lào ra đời do Fa Ngum
đứng đầu. Ông trở thành “Chậu Phen” - Chúa tể của đất đai

1. Fa Ngum: sinh năm 1316, là cháu nội vua Souvanna Khamphong - tiểu
quốc Muang Swa vào đầu thế kỷ XIV. Ông và cha bị vua Souvanna Khamphong
bắt đi đày bằng cách thả bè trôi sông Cửu Long. Ông được vua Angkor là
Jayavarman IX cưu mang, nuôi dạy và gả con gái Keo Keng Nya cho.
108 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

lãnh thổ, đồng thời là “Chậu Xivít” - Chúa tể của mọi sinh
mệnh của vương quốc. Bản Huấn thị của ông được công bố,
được xem như “Hiến pháp” đầu tiên của vương quốc Lan Xang,
với tư tưởng nhân ái và tinh thần đoàn kết các mường Lào, giữ
vững biên vương và độc lập của quốc gia1.
2. Thời kỳ phong kiến quân chủ
2.1. Thời kỳ Lan Xang (1353-1707)
Từ khi thành lập đến đầu thế kỷ XVIII, Lan Xang trải qua
sự trị vì của 13 đời vua. Từ thế kỷ XIV, Lan Xang liên tục phát
triển mạnh mẽ trong một thời gian dài và “mặc dù cư dân thưa
thớt, vương quốc Lào là một trong những quốc gia rộng lớn
nhất Đông Dương”2. Sau khi lên ngôi, Fa Ngum tiến hành xây
dựng đất nước: ông chia Lan Xang thành các mường dựa trên
cơ sở các mường cũ, đặt quan lại cai trị (được gọi là chậu mường,
hằng tháng phải gửi báo cáo về triều đình và ba năm một lần
phải đích thân đem thuế về nộp tại kinh đô cho nhà vua), xây
dựng quân đội thường trực với số lượng đông đảo, đặt dưới sự
chỉ huy của một hội đồng quân sự gồm 5 người, do vua đứng
đầu. Mường Xoa được lựa chọn là kinh đô và nhanh chóng trở
thành trung tâm chính trị, kinh tế và văn hóa của Lan Xang
thống nhất. Về quan hệ ngoại giao, Fa Ngum xây dựng quan
hệ hòa hảo đối với các nước lân bang (như Angkor, Đại Việt),
mời một số nhà tu hành từ Angkor sang để truyền bá kinh
Phật và văn hóa. Kinh đô của Lang Xang cũng trở thành trung
tâm Phật giáo của cả nước. Sự du nhập của Phật giáo đã làm
cho tình hình chính trị hòa dịu, các cuộc chống đối tạm lắng,
đưa Phật giáo trở thành điều kiện thống nhất về tinh thần và

1. Hoài Nguyên: “Phạ Ngừm với việc thành lập vương quốc Lan Xang”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1993, số 267, tr.60-65
2. D.G.E. Hall (1997), Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr.408.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 109

tư tưởng, góp phần quan trọng vào việc củng cố đất nước mới
ra đời. Fa Ngum quản lý đất nước trong 20 năm (1353-1373),
sau đó bị các quý tộc nổi dậy phế truất do lạm quyền và bị đày
đi lưu vong ở Muang Nan (nay là tỉnh Nan) của Thái Lan.
Con trai Fa Ngum là Thao Oune Heuane (Thào Un Hươn)
lên nối ngôi, lấy vương hiệu là Samsenethai (Xảm Xẻn Thay,
còn gọi Un Heuan), cai trị đất nước từ năm 1373 đến 1416. Dưới
thời kỳ trị vì của mình, ông đã cho điều tra dân số, tiếp tục xây
dựng quân đội. Hệ thống quân đội được xây dựng và phát triển
hùng mạnh với tổ chức chặt chẽ: 15 vạn quân được chia thành 5
đạo quân, mỗi đạo chia thành 3 đội với các vai trò khác nhau:
giữ trật tự, bảo vệ đất nước và lực lượng dự trữ. Un Heuan cho
xây dựng nhiều chùa chiền, kết hợp giáo lý Phật giáo với tín
ngưỡng cổ xưa của người Lào để trở thành quốc giáo. Về ngoại
giao, ông có quan hệ hữu hảo với hai quốc gia lân bang là
Ayutthaya và Lanna, minh chứng qua việc ông đã kết hôn với
Ngo Fa - công chúa của Ayutthaya và Noy Onsa - công chúa của
Lanna. Con trai của ông là Lan Kham Deng (1387-1428) nối ngôi
vua cha và cai trị đất nước trong một thời gian ngắn. Sau khi
Lan Kham Deng chết, Lan Xang rơi vào tình trạng hỗn loạn, tranh
giành giữa các phe phái diễn ra trong vài thập niên, đặc biệt dưới
sự thống trị và khống chế ngai vàng của Nang Keo Phimpha,
con gái của vua Samsenethai. Nang Keo Phimpha được sử gia
đời sau mệnh danh là “Từ Hy Thái hậu” của Lan Xang, tiếng Lào
có nghĩa là “Người đàn bà tàn nhẫn”. Bà đã biến 7 vua Lan Xang
nối tiếp nhau trị vì trong vòng hơn 10 năm trở thành bù nhìn
dưới sự nhiếp chính của mình, khiến nội bộ triều chính khủng
hoảng nghiêm trọng.
Xaiyna Chakhaphat (trị vì từ năm 1441 đến 1479) là người
chấm dứt thời kỳ khủng hoảng này, sau khi được hội đồng nhà
sư và các đại quan trong triều đình mời về trị vì Xiang Khouang.
110 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Nhà vua mới đã ổn định đất nước bằng các biện pháp củng cố
quyền lực như: cử sáu người con làm trấn thủ ở những nơi
trọng yếu, đề cao Phật giáo, xây dựng chùa chiền, sử dụng Phật
giáo là nền tảng cai trị. Tuy nhiên, đây là thời ngoại giao bất
hòa giữa Đại Việt và Lan Xang do tranh chấp xứ Bồn Man
(một tiểu quốc ở tỉnh Xiang Khouang, một phần Houa Phan
(Hủa Phăn) đến Kham Mouan (Khăm Muộn), ở phía đông nước
Lào, giáp biên giới phía tây của Đại Việt) dẫn đến bùng nổ
chiến tranh Đại Việt - Lan Xang (1478-1480). Quân Đại Việt tràn
qua biên giới, tấn công kinh đô, khiến hoàng tử Lan Xang là
Suvanna Banlang - trấn thủ Mường Nan phải liên hiệp với Lanna,
đẩy lui được quân Đại Việt, tái chiếm kinh đô. Suvanna Banlang
trị vì từ năm 1479 đến 1485, là vua thứ 12 của Lan Xang. Ba vua kế
tiếp là Lasenthai Puvanart (trị vì từ năm 1486 đến 1496), Somphu
(1496-1501), Vixun (1501-1520) phụ thuộc vào Ayutthaya về
mọi mặt, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa do áp lực của Đại Việt
thời Lê sơ.
Từ đầu thế kỷ XVI, dưới sự trị vì của vua Vixun (1501-1520),
Phothisarat (Phô Thi Xa Lạt, 1520-1547) và Setthathirath (Xệt Tha
Thi Lạt, 1548-1571), Lan Xang bước vào thời kỳ thịnh trị nhưng
cũng nhiều thăng trầm. Phật giáo tiếp tục được tôn làm quốc
giáo, là công cụ cai trị đất nước và duy trì sự thống nhất của các
mường Lào như các thời kỳ trước. Kinh đô của Lan Xang được
đổi tên thành Luang Prabang (Thành phố của Đức Phật bằng
vàng ròng). Vua Phothisarat đã thúc đẩy một bước phát triển
cao hơn nữa trong việc khẳng định vai trò của Phật giáo đối với
đời sống chính trị - văn hóa của Lan Xang. Ông quy định các
nhà vua của Lan Xang phải đi tu trước khi lên ngôi, nhằm nâng
cao vai trò của nhà vua: vua đồng thời là Phật, thần quyền và
vương quyền được đồng nhất. Năm 1527, nhà vua ra sắc lệnh
cấm thần dân trong nước thờ phi (ma, linh hồn trong tâm thức
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 111

người Lào), phá bỏ các đền miếu thờ theo tín ngưỡng xưa của
người Lào và chỉ được phép thờ Phật. Như vậy, Phật giáo không
chỉ là quốc giáo, mà còn được đưa lên vị trí độc tôn, thắng thế
hoàn toàn các tôn giáo và tín ngưỡng khác1.
Lan Xang trong thời kỳ này luôn phải đối mặt với các cuộc
chiến tranh xâm lược từ bên ngoài. Năm 1540, quân Ayutthaya
tiến đánh Lào nhưng thất bại. Từ năm 1563 đến 1591, Miến Điện
ba lần xâm lược Lan Xang, đặt nước này dưới sự thống trị của
ngoại bang trong nhiều năm. Năm 1591, theo yêu cầu của giới
sư sãi và đông đảo nhân dân các bộ tộc Lào, hoàng tử Nokeo
Koumane, con của vua Setthathirath bị bắt làm con tin ở Miến
Điện, được trở về nước và lên ngôi vua. Nhà vua mới dùng vũ
lực để bắt Luang Phrabang phải công nhận ngôi vị của mình và
sau đó bắt Muang Phuan phải chịu sự chi phối của chính quyền
trung ương. Đất nước trở lại thống nhất, các mường trước đây
phải chịu thần phục như trước kia. Năm 1593, Lan Xang công
khai tuyên bố độc lập và bắt đầu cuộc chiến mới với Miến Điện.
Nokeo Koumane qua đời vào năm 1596, nối ngôi là vua
Voravongsa II. Vua Voravongsa II chính thức lên ngôi năm 1603,
tuyên bố Lan Xang độc lập và không cống nạp Miến Điện nữa.
Tuy nhiên, từ đầu thế kỷ XVII, Lan Xang rơi vào tình trạng
bất ổn về mặt chính trị kéo dài trong hơn ba thập niên cho đến
năm 1638, khi Sourigna Vongsa lên cầm quyền và trị vì đến
năm 1694.
Dưới sự trị vì của Sourigna Vongsa, vương quốc Lan Xang
bước vào giai đoạn phát triển phồn thịnh.
Về chính trị, vua đứng đầu bộ máy nhà nước, đồng thời
đứng đầu tôn giáo; là người sở hữu tối cao về ruộng đất. Giúp
việc cho vua là 7 vị đại thần và 1 vị phó vương; bên cạnh đó là 5

1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Lịch sử Lào, Nxb. Văn hóa - Thông tin,
Hà Nội, 2008, tr.137-138.
112 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

vị đại thần khác phụ trách tòa án tối cao, 7 chậu mường đứng
đầu 7 mường. Bên cạnh Phật giáo, công cụ để Sourigna Vongsa
duy trì sự thống nhất quốc gia là lực lượng quân đội, được chia
thành hai thứ quân: quân của nhà vua và quân địa phương,
được vũ trang bởi vũ khí có đạn nổ và voi chiến. Pháp luật có
bước tiến vượt bậc với sự ra đời của bộ luật cổ đầu tiên dựa
trên nền tảng Phật giáo, với 5 tiêu đề lớn dựa vào ngũ giới
trong kinh Phật: luật về những hành động sát sinh, luật về
những hành vi trộm cắp, luật về sự dâm ô, luật về những sự lừa
đảo và luật về rượu. Đây là công cụ bảo vệ sự thống trị của
chính quyền quân chủ từ cấp trung ương đến cấp mường thông
qua việc quy định những quyền lợi của vua quan, các tướng
lĩnh cũng như nghĩa vụ của họ đối với đất nước và nhân dân;
quy định các hình thức xét xử những hành vi phạm tội, trái với
tục lệ của các mường và vương quốc.
Xã hội được phân chia làm ba đẳng cấp: quý tộc, người
bình dân và nô lệ.
Bên cạnh nông nghiệp, kinh tế hàng hóa phát triển vào
thời kỳ này ở Lan Xang. Những trung tâm thương mại trong
nước hình thành, có quan hệ buôn bán với Đại Việt, Trung Quốc,
Xiêm, Campuchia... Mường Khúc là một trong những trung
tâm chính ở thế kỷ XVII, xuất cảng sang Xiêm vàng, cánh kiến
đỏ và đen, mật ong, vải vóc,… Luang Prabang, nơi hội lưu của
nhiều nhánh sông Mê Công, là một trung tâm trao đổi, dừng
chân của nhiều đoàn thương nhân nước ngoài và từ nơi đó, các
sản phẩm tiểu thủ công, nông nghiệp được chuyển đi khắp các
vùng trong toàn quốc1.

1. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng: Lịch sử thế giới cận đại, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2006, tr.445. Xem thêm về sự phồn thịnh thương mại của Lào qua
ghi chép của thương nhân phương Tây: Marini and Bertuccio: A New and
Interesting Description of Lao Kingdom (1642-1648).
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 113

Thời kỳ này chứng kiến sự phát triển cực thịnh của Phật
giáo. Lào trở thành trung tâm Phật giáo ở Đông Nam Á, thu hút
cả các tăng ni từ Thái Lan và Campuchia sang Vientiane để
nghiên cứu Phật giáo. Lần đầu tiên trong lịch sử, tổ chức tăng
giới Phật giáo toàn quốc của Lan Xang được thống nhất, đứng
đầu là Phật vương, do vua suy tôn và trụ trì tại một ngôi chùa
lớn, do nhà vua chỉ định. Hệ thống tổ chức Phật giáo cũng được
phân cấp từ trung ương đến địa phương: đứng đầu là Phật
vương, dưới là Phó Phật vương, tiếp đó là sư trưởng mường, sư
trưởng huyện và sư trưởng bản.
Nhờ sự hưng thịnh của Phật giáo, văn hóa Lào cũng được
phát triển mạnh mẽ. Chữ viết được hoàn thiện, có khả năng
diễn đạt các vấn đề phức tạp của cuộc sống. Văn học phát triển
và chịu ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo.

2.2. Lào thời kỳ phân tán, chia cắt và mất độc lập dưới sự
thống trị của Xiêm

Sự phồn thịnh của vương quốc Lan Xang kết thúc khi
vua Sourigna Vongsa qua đời nhưng không có con nối ngôi.
Các thế lực chậu mường nổi dậy cướp ngôi, khiến cho hoàng tộc
Lan Xang tan tác. Vương quốc này tồn tại thêm một thời gian
ngắn dưới sự trị vì của ba vua (Tian Thala: vua thứ 29, trị vì từ
năm 1690 đến 1695, Nan Tharat: vua thứ 30, trị vì từ năm 1695
đến 1698 và Xaysethathirath II: vua thứ 31, trị vì từ năm 1698
đến 1706), trước khi bị chia cắt thành các vương quốc nhỏ: vương
quốc Luang Prabang ở phía bắc, vương quốc Vientiane ở trung
tâm và vương quốc Champassak ở phía nam vào năm 1707.
Sự chia cắt của đất nước với các chính quyền của ba tiểu vương
quốc không đủ mạnh đã tạo điều kiện cho sự chia rẽ và phân
tách của các vùng Houa Phan, Xiang Khouang, Kham Mouan và
Savannakhet. Đồng thời, tình trạng chia cắt này cũng đẩy nước
114 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Lào trở thành đối tượng xâm lược của các quốc gia láng giềng.
Năm 1753, vương quốc Luang Prabang bị người Miến Điện
xâm lược và cướp phá mà không có sự ứng cứu của vương quốc
Vientiane. Năm 1778, quân Xiêm xâm chiếm Vientiane, cướp
phá và vơ vét các tượng Phật bằng vàng. Tháng 02/1779, Vientiane
thất thủ và phần lớn hoàng tộc cũng như triều đình bị bắt
về Bangkok, dân Lào bị đưa về khai phá các vùng đất hoang
ở Xiêm. Lo sợ trước sức mạnh của người Xiêm, thủ lĩnh của
Luang Prabang xin thần phục và phụ thuộc vào triều đình Xiêm.
Toàn bộ Lào bị Xiêm thôn tính1.
Từ thời kỳ bị Xiêm đô hộ đến khi thực dân Pháp xâm
nhập, nhân dân Lào đã tổ chức các cuộc khởi nghĩa giành độc
lập, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa do Chao Anouvong (Chao
Anou hay Chậu A Nụ, sử nhà Nguyễn gọi là A Nỗ) lãnh đạo,
diễn ra từ năm 1804 đến 1828.
Chao Anouvong là con trai thứ tư của Ong Bun (Chậu
Xilibunnhaxản, vua của Viang Chan). Năm 1779, khi Xiêm hoàn
thành cuộc xâm lược Lan Xang, Ong Bun dẫn theo con trai thứ
hai và con trai út chạy trốn, Chao Anouvong cùng công chúa út
và một số người trong hoàng tộc bị bắt sang Xiêm. Trong 15 năm,
từ năm 1780 đến 1795, Chao Anouvong sống lưu vong ở Bangkok
như một con tin. Năm 1795, Anouvong được vua Xiêm bổ nhiệm
làm phó vương của vương quốc Vientiane để trợ giúp cho vua
Intharavong Setthathirath III (anh trai của ông). Sau khi anh trai
chết, Anouvong lên ngôi vào năm 1805 và bắt đầu xây dựng lại
tiểu quốc Viang Chan.
Chau Anouvong đã xây dựng Viang Chan thành một mường
thịnh vượng, liên kết các mường khác, thống nhất lực lượng
quý tộc Lào trong mặt trận chung nhằm đấu tranh chống lại sự

1. Wyatt, David K.: “Siam and Laos, 1767-1827“, Journal of Southeast Asian
History, 1963.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 115

lệ thuộc Xiêm khi có thời cơ. Năm 1824, vua Rama II của Xiêm
qua đời, Anouvong cho người sang chịu tang. Tháng 02/1827,
nhân cơ hội người Anh gây sức ép với triều đình Bangkok, quân
đội của Anouvong được chia làm 3 hướng tiến đánh Korat
của Xiêm. Quân Xiêm ồ ạt tấn công Champassak rồi tràn vào
đất Lào. Chau Anouvong phải lui về phòng thủ trên hai bờ
sông vùng Vientiane. Nhưng rồi tuyến phòng thủ Vientiane vỡ,
Anouvong phải rời Vientiane về Muang Phuan, sau đó chạy
sang đất Nghệ An. Ngày 18/5/1827, quân Xiêm đánh chiếm
Vientiane, phá hủy hoàn toàn thành phố này, chỉ sót lại ngôi
chùa Wat Si Saket. Toàn bộ dân chúng Vientiane bị bắt sang
Xiêm và vương quốc biến thành rừng hoang1. Anouvong cùng
hoàng tộc phải chạy sang Nghệ An, nương nhờ Đại Việt, cầu
cứu vua Minh Mạng.
Ngày 01/6/1828, Anouvong với sự hộ tống của binh lính
đã quay trở lại Vientiane với ý định phục quốc. Ngay sau khi
quân Đại Việt rút về nước, Anouvong đã tập trung toàn bộ
lực lượng tấn công quân đội Xiêm ở gần Vientiane. Quân Xiêm
nhanh chóng phản công. Cho rằng lực lượng mỏng không thể
đối phó, tháng 10/1828, Anouvong cùng gia quyến theo đường
Xiang Khouang một lần nữa quyết định chạy sang cầu cứu
Đại Việt. Do nội bộ lục đục và dưới sự đe dọa của người Xiêm,
thủ lĩnh các mường Luang Prabang và Muang Phuan đã
cấu kết bắt Anouvong. Tháng 12/1828, Anouvong bị Chao Noi
(tức Chiêu Nội, chậu của Muang Phuan, cũng là con rể của
Anouvong) bắt và giao nộp cho quân Xiêm. Anouvong bị giải
đến Bangkok và qua đời sau đó một năm. Lào hoàn toàn nằm
trong tay người Xiêm cho đến khi Pháp xâm lược đất nước này.

1. Xem Walter F. Vella: Siam under Rama III, 1824-1851. (Monographs of the
Associaion for Asian Studies, IV.), Locust Valley, N.Y.: J.J. Augustin Inc. for the
Association for Asian Studies, 1957.
116 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

3. Thời kỳ thống trị của Pháp và Nhật (1893-1945)


3.1. Sự xâm lược của Pháp đối với nước Lào

Nửa cuối thế kỷ XIX, nước Pháp tiếp cận Xiêm và Việt Nam
trước khi có ý định nhòm ngó đến Lào và Campuchia. Lào được
nước Pháp biết đến trước tiên nhờ vào đoàn thám hiểm sông
Mê Công của Henry Mouhot. Nhà sinh học này là người đã
phát hiện ra Angkor và chết tại Luang Prabang vào năm 1861,
thời điểm chính quyền Pháp đang tấn công Nam Kỳ. Sau khi
chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ vào năm 1862 và thiết
lập chế độ bảo hộ của Pháp trên đất Campuchia năm 1863,
Pháp thành lập phái đoàn thám hiểm sông Mê Công do Doudart
de Lagrée dẫn đầu nhằm nghiên cứu và đánh giá chính xác về
giá trị của các thuộc địa lưu vực sông Mê Công. Ngày 01/6/1866,
Đoàn Thám hiểm Mê Công (Commission d’exploration du Mékong)
được thành lập và xuất phát từ Sài Gòn để thực hiện nhiệm vụ.
Ngày 20/4/1867, Doudart de Lagrée đến Luang Prabang và tiến
hành khảo sát ở nhiều khu vực khác. Mục đích của chuyến đi
này là tìm cách hợp nhất về mặt thương mại giữa thượng nguồn
sông Mê Công với xứ bảo hộ Campuchia và Nam Kỳ. Năm 1869,
các bước để biến Lào thành xứ bảo hộ của Pháp gần như được
hoàn thành nhưng năm 1870-1871, chiến tranh Pháp - Phổ diễn
ra, khiến cho các công việc này bị dừng lại. Sau đó, các cuộc thám
hiểm vẫn được tiếp tục như chuyến đi của Jules Harmand
vào những năm 1875-1877, Paul Marie Neis vào những năm
1881-1884. Paul Marie Neis cũng vượt sông Mê Công lên thám
hiểm cao nguyên Muang Phuan, nơi các dân tộc thiểu số Lào
sinh sống.
Năm 1883, sau Hiệp ước Harmand (Hiệp ước Quý Mùi),
Pháp đã chiếm được toàn bộ Việt Nam, do đó việc chiếm Lào là
yêu cầu bắt buộc với Pháp để bảo vệ biên giới của thuộc địa mới.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 117

Vùng cao nguyên Bắc Lào và Bắc Việt Nam đã trở thành căn cứ
của những người chống Pháp, từ đó các lực lượng yêu nước của
Việt Nam có thể di chuyển trong khu vực biên giới Lào - Việt,
Việt - Trung. Bên cạnh đó, việc kiểm soát Lào có ý nghĩa quyết
định đến việc đi lại, buôn bán giữa Đông Dương với vùng phía
nam Trung Quốc.
Ngày 30/9/1886, Chính phủ Pháp bổ nhiệm Auguste Pavie,
người đã chỉ huy cuộc thám hiểm Mê Công từ năm 1879, vào
chức vụ phó công sứ tại Luang Prabang nhằm mục đích tìm
hiểu thêm đất nước này, thiết lập mối liên hệ giữa Hà Nội và
Luang Prabang, đặt cơ sở cho việc xâm chiếm Lào. Năm 1887,
Luang Prabang bị quân Cờ đen và lực lượng của Đèo Văn Trị
(người Thái ở Bắc Việt Nam) đánh cướp và đốt phá, Pavie
cứu vị vua già yếu Oun Kham khỏi bị bắt giữ bằng cách chở
ông trên phà xuôi dòng về Bangkok1. Sự việc này nhận được
lòng biết ơn và tin tưởng của vua Luang Prabang với kế hoạch
thuộc địa của Pháp, thiết lập cho nước Pháp đồng minh thân
cận. Sau đó, Pavie tiếp tục đẩy mạnh quan hệ với các chậu
mường và các sư trưởng ở Lào nhằm xây dựng một cơ sở xã hội
ban đầu cho công cuộc chinh phục Lào. Nước Pháp bắt đầu
công cuộc chinh phục Lào với thế chân vạc: chinh phục lòng tin
của các thủ lĩnh địa phương ở Lào, ngoại giao với người Anh
trên cơ sở hợp tác đôi bên cùng có lợi về vấn đề thuộc địa và
gây sức ép với Xiêm, đỉnh cao là “ngoại giao pháo hạm”, được
tiến hành vào năm 18932.

1. Philippe Le Failler: “Theo Đèo Familly of Lai Chau: Traditional Power


and Unconventional Practices,” Journal of Vietnamese Studies 6, 2011, No. 2,
pp. 42-67.
2. Kus van Dijk: Pacific Strife: The Great Powers and Their Political and
Economic Rivalries in Asia and the Western Pacific 1870-1914, Amsterdam
University, Press, 2015, pp. 227-244.
118 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đầu năm 1888, theo lời kêu gọi giúp đỡ của Pavie, Pháp
đã phái hai binh đoàn từ Hà Nội kéo qua Lào để bắt liên lạc với
Pavie, lấy lại Luang Prabang cho vua Oun Kham và bình định
vùng biên giới Lào - Việt. Tháng 3/1888, Pavie đạt được một thỏa
thuận tạm thời với triều đình Xiêm, hướng tới việc hạn định
phạm vi ảnh hưởng của Pháp và Xiêm ở Lào, đưa quốc vương
Oun Kham về Luang Prabang. Pavie trở thành tổng lãnh sự, đứng
đầu cơ quan đại diện ngoại giao của Pháp tại Luang Prabang.
Tháng 7/1888, Bộ Ngoại giao Pháp chỉ thị cho Pavie hoàn
thành tổ chức ở những vùng đã kiểm soát được, phát triển về
phía nam, kể cả vùng Kham Mouan (Khăm Muộn) và Kham Kheuth
(Khăm Cợt). Tháng 10/1888, Pavie tiến hành điều đình với triều
đình Xiêm về vấn đề Lào. Trong thời gian này, Pavie đã thiết
lập mối quan hệ hữu nghị với Đèo Văn Trị, đàm phán để thả các
em trai của ông ra. Kết quả của các thương lượng này là năm 1889,
hiệp ước bảo hộ được ký kết giữa Pháp và thủ lĩnh người Thái
ở Tây Bắc Việt Nam, thiết lập địa vị chúa vùng Lai Châu của
Đèo Văn Trị. Nước Pháp có thêm đồng minh ở phía đông trong
cuộc chinh phục Lào.
Đầu năm 1889, Pavie đến Kham Mouan. Các đơn vị quân
đội tiếp tục được toàn quyền Đông Dương điều động sang Lào
với mục đích gây sức ép với triều đình Bangkok và thuận tiện
trong việc chiếm đóng Lào bằng quân sự trong trường hợp
cần thiết.
Năm 1892, trong khi đàm phán với Pháp về vấn đề sông
Mê Công, nước Anh bày tỏ rõ quan điểm sẽ không cản trở Pháp
nếu nước này chiếm đoạt đất vùng tả ngạn sông Mê Công.
Nhận được sự đồng thuận của Anh, Toàn quyền Đông Dương
Jean-Marie Antoine de Lanessan đã cử Pavie đến Bangkok để
yêu cầu Xiêm nhượng lại Lào cho Pháp. Ngày 05/8/1892, Pavie đã
gửi tối hậu thư cho Rama V nhưng Xiêm đã từ chối yêu cầu
nhượng lại vùng phía tây của sông Mê Công cho Pháp, đồng thời
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 119

cử quân đội đến vùng này. Sau một vài cuộc đụng độ, chiến tranh
Pháp - Xiêm bùng nổ vào tháng 4/1893. Pháp đã đưa 5 binh đoàn
tiến sang Lào và 3 chiến hạm pháo đến cửa sông Chao Phraya.
Ngày 18/7, Pháp gửi tối hậu thư yêu cầu Xiêm phải giao lại Lào,
rút quân đội và bồi thường 2 triệu franc cho Pháp. Ngày 20/7/1893,
quân Pháp đưa pháo đến trước Cung điện Hoàng gia Xiêm.
Xiêm từ chối đầu hàng không điều kiện. Ngày 25/7, Auguste Pavie
rời Bangkok, hải quân Pháp phong tỏa bờ biển Thái Lan, thiết
lập vòng vây ở cửa sông Chao Phraya. Không nhận được sự trợ
giúp của Anh, triều đình Xiêm quyết định đầu hàng Pháp và ký
kết Hiệp ước Bangkok ngày 03/10/1893.
Toàn quyền Đông Dương cử Le Myre de Vilars làm đại
diện đặc mệnh toàn quyền ký kết hiệp ước với Xiêm. Nội dung
chính của Hiệp ước Bangkok năm 1893 quy định phạm vi lãnh
thổ Pháp nhận được từ Xiêm như sau: Phía tây sông Mê Công
25 km được coi là khu phi quân sự; phía đông sông Mê Công
được cắt nhượng cho Pháp. Xiêm không được xây dựng các
công trình quân sự và đóng quân ở Battambang và Siem Reap
(Campuchia). Pháp có quyền chiếm đóng Chantabury của Xiêm1.
Như vậy, nước Lào bị chia cắt thành hai phần: phần tả
ngạn sông Mê Công thuộc cai trị của Pháp, trong khi phần hữu
ngạn vẫn lệ thuộc Xiêm. Sông Mê Công trở thành ranh giới tự
nhiên chia cắt nước Lào dưới sự cai trị của hai thế lực ngoại
bang. Xiêm hy sinh vùng đất thuộc địa ở Lào để bảo toàn độc
lập cho đất nước. Tuy nhiên, Pháp đã chấm dứt tình trạng
chia cắt của Lào từ đầu thế kỷ XVIII bằng việc hợp nhất các
vùng Thượng Lào (Luang Prabang), Trung Lào (Vieng Chan)

1. Nguyễn Văn Tận: “Nhìn lại chính sách ngoại giao “đổi đất lấy hòa
bình” của Xiêm trong quan hệ với Anh, Pháp từ nửa sau những năm 50 của
thế kỷ XIX cho đến những năm đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học, Đại học
Huế, 2010, số 60, tr.178; Xem Kenneth Perry Landon: “Thailand’s Quarrel
with France in Perspective”, The Far Eastern Quarterly, 1941, No. 1, pp. 25-42.
120 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

và Hạ Lào (Champassak) thành một xứ Ai Lao thuộc Liên bang


Đông Dương sau này.
3.2. Lào dưới sự cai trị của Pháp và Nhật
3.2.1. Sự thiết lập chế độ bảo hộ của Pháp ở Lào
Sau khi ký kết hiệp ước với Pháp, Xiêm đã tổ chức lại
hành chính ở lãnh thổ Lào thuộc hữu ngạn sông Mê Công, thay
đổi luật lệ cai trị vào năm 1897 và tuyên bố giải thể các mường
Lào, sáp nhật các vùng lãnh thổ này với mục đích hợp pháp
hóa các mường Lào thành đất đai thực sự của Xiêm. Bên cạnh
việc hợp pháp hóa về mặt hành - địa chính, triều đình Xiêm còn
thực hiện chính sách đồng hóa dân tộc. Người Lào phải thay
đổi họ theo người Xiêm, chịu sự cưỡng ép về hôn nhân và pha
trộn về mặt huyết thống. Việc phân tách về địa - hành chính
này đã làm mất đi ranh giới giữa mường Lào và đơn vị hành
chính của Xiêm, dẫn đến sự đồng nhất về lãnh thổ giữa Xiêm
và Lào. Một phần lãnh thổ của người Lào trước kia mất đi1.
Ở phần đất phía đông sông Mê Công, Pháp đã tiến hành
thiết lập chế độ thuộc địa đối với Lào.
Trước tiên, Pháp tiến hành các hành động ngoại giao để
công nhận “chủ quyền” tại Lào. Auguste Pavie tiếp tục được bổ
nhiệm làm lãnh sự tại Bangkok, duy trì thám hiểm Lào và giữ
chức tổng lãnh sự đến năm 1895. Thủ đô của xứ Lào thuộc
Pháp được đặt ở Vientiane, đồng thời Pháp cho phép triều đình
ở Luang Prabang được giữ một số đặc quyền nhưng đặt dưới
sự kiểm soát của một viên phó lãnh sự và một khâm sứ. Nước
Lào sau đó được chia thành hai khu vực lãnh thổ là Thượng
Lào và Hạ Lào. Năm 1899, Lào chính thức trở thành một xứ
nằm trong Liên bang Đông Dương thuộc Pháp.

1. Đỗ Thanh Bình, Nghiêm Thị Hải Yến: “Về quá trình xâm lược, cai trị của
thực dân Pháp ở nước Lào (1885-1945)”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
tháng 02/2005, tr.12.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 121

Cuối thế kỷ XIX, nước Pháp nhanh chóng tiến hành phân
chia lại địa hạt hành chính của Lào và thiết lập nền cai trị tại đây.
Ngày 31/7/1898, ngân sách của Lào được sáp nhập ngân sách
chung của Liên bang Đông Dương do Toàn quyền Paul Doumer
phác thảo. Ngày 19/4/1899, Thượng Lào và Hạ Lào được đặt
dưới quyền cai trị của một khâm sứ. Sau đó, việc phân chia này
được thay thế bằng 10 tỉnh, trong đó Pháp nhanh chóng xây
dựng bộ máy cai trị theo kiểu truyền thống: kết hợp giữa chính
quyền thực dân với bộ máy cai trị phong kiến cũ. Triều đình
Luang Prabang được duy trì một chế độ bảo hộ đặc biệt: nhà
vua giữ quyền ban bố luật lệ, được cố vấn bởi một hội đồng
quan chức và phụ thuộc vào một ủy viên và các quan chức
người Pháp đại diện cho Chính phủ Liên bang; 9 tỉnh còn lại
được duy trì ở trạng thái như các công quốc, đặt dưới sự cai trị
trực tiếp của khâm sứ. Mỗi tỉnh đều có công chức người Pháp
đứng đầu, một viên chức phụ trách các vấn đề hành chính và
tài chính cùng một sĩ quan chỉ huy lực lượng trật tự tại địa
phương. Ở cấp cơ sở, Pháp giữ lại hình thức tổ chức hành chính
như thời quân chủ. Dưới tỉnh là các mường, mỗi mường gồm
nhiều tà-xẻng, dưới là các bản. Tại miền núi và cao nguyên,
Pháp duy trì và củng cố hệ thống tù trưởng, tộc trưởng và
người đứng đầu dòng họ, thông qua hệ thống này để cai trị các
dân tộc thiểu số.
Chính quyền thuộc địa áp dụng hệ thống thuế khóa của
Pháp cho Lào: thuế được trả bằng đồng bạc hoặc bằng hiện vật
và ngày lao dịch đối với các vùng chưa có tiền tệ. Các quan
chức người Lào nhận được tiền lương theo tỷ lệ phần trăm
thuế khóa hoặc tiền phạt thu được từ dân1. Nền kinh tế, giáo
dục, hệ thống đường sá đều được Pháp phát triển với mức độ
hạn chế. Từ đầu thế kỷ XX, Pháp đã thực hiện xây dựng và đưa

1. Carine Hahn: Le Laos, Karthala, 1999, p.69-72.


122 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

vào hoạt động 15 tuyến đường nội địa; đồng thời xây dựng các
con đường thuộc địa nối Lào với các xứ khác của Liên bang
Đông Dương như: đường số 6 Vientiane - Hà Nội, đường số 7
Vinh - Luang Prabang, đường số 9, số 12, số 13,… Tuy nhiên,
kết quả khiêm tốn với 4.000 km đường rải đá được xây dựng
chỉ cho phép sử dụng được một mùa. Pháp không tiến hành
xây dựng đường sắt ở Lào; đường sông khai thác không hiệu
quả do đoạn sông Mê Công chảy qua Lào có địa hình dốc,
nhiều thác ghềnh1.
Thay vào đó, để đóng góp cho ngân khố của chính quyền
Liên bang, Pháp khuyến khích việc trồng và buôn bán thuốc
phiện tại Lào, từ đó tạo ra hệ thống buôn bán thuốc phiện ở
khu vực này với phía nam Trung Quốc và Miến Điện. Bên cạnh
thuốc phiện, Pháp tập trung khai thác tài nguyên thiên thiên. So
với Việt Nam và Campuchia, Pháp đóng cửa kinh tế Lào với
bên ngoài, đặc biệt trên lĩnh vực công nghiệp khai thác. Do đó,
Lào được người Pháp gọi là “vùng đất của vàng”, “khu vực đi
săn riêng” hay “khu vực kinh tế dự trữ”2. Nước Lào bị cô lập về
kinh tế so với bên ngoài.
Do dân số thưa thớt, khoảng 470.000 người vào năm 1900,
nên chính quyền bảo hộ của Pháp ở Lào liên tục gặp phải thâm
hụt tài chính hằng năm, Toàn quyền Đông Dương phải dùng
ngân sách Liên bang để bù. Nhằm khắc phục tình trạng dân số
ít và cải thiện cơ sở hạ tầng, Pháp kêu gọi lao động Việt Nam,
đặc biệt là từ Bắc Kỳ sang Lào, dẫn đến tình trạng công nhân,
thương nhân, nghệ nhân, quan chức và nhân viên hành chính
người Việt nhanh chóng nắm giữ vai trò đầu tàu trong nền
kinh tế và hoạt động của chính quyền bảo hộ Lào. Rất ít người
châu Âu đến Lào định cư do khó khăn về kinh tế, sự khắc nghiệt

1, 2. Đỗ Thanh Bình, Nghiêm Thị Hải Yến: Về quá trình xâm lược, cai trị của
thực dân Pháp ở nước Lào (1885-1945), Tlđd, tr.14, 13.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 123

của thời tiết và điều kiện sống. Năm 1937, chỉ có 574 người
châu Âu, đa số là các quan chức người Pháp đến sống tại Lào1.
Năm 1923, Pháp tiếp tục thực hiện “hiện đại hóa” nước
Lào bằng việc thành lập một quốc hội tham vấn và tiến hành cải
cách chính quyền. Một trường luật và hành chính được mở để
đào tạo viên chức người Lào, tuy nhiên, các viên chức người
Việt vẫn được chính quyền Pháp ưu tiên sử dụng. Chỉ một vài
nhân viên là con cháu của những gia đình giàu có mới được giữ
một số chức vụ tượng trưng trong hệ thống chính quyền và đời
sống kinh tế của chế độ bảo hộ.

3.2.2. Các cuộc đấu tranh chống Pháp của nhân dân Lào

Có thể nói, sự thành lập và duy trì chế độ bảo hộ của Pháp
đối với Lào diễn ra hòa bình vì triều đình quân chủ ở Luang
Prabang đồng thuận với chế độ bảo hộ mà người Pháp áp đặt
với Lào. Tuy nhiên, các dân tộc thiểu số ở Lào không chấp nhận
chế độ bảo hộ, do đó họ không đóng thuế, không làm lao dịch,
không chịu từ bỏ truyền thống của mình và đòi duy trì việc
buôn bán thuốc phiện. Ngay từ đầu thế kỷ XX, nhân dân Lào đã
nổi dậy chống Pháp. Tiêu biểu nhất là các cuộc khởi nghĩa của
Phò Cà Đuột (1901-1903), Ông Kẹo và Kommadam (1901-1937)
và Vừ Pả Chay (1918-1922).

Khởi nghĩa của Phò Cà Đuột


Năm 1901, Phò Cà Đuột khởi nghĩa chống Pháp ở tỉnh
Savannakhet, miền Trung Lào. Nhân dân theo Phò Cà Đuột
gọi ông là “Phumibun”, tức Người có phúc, do đó cuộc khởi
nghĩa này còn gọi là phong trào Phumibun. Địa bàn hoạt động
của nghĩa quân chủ yếu ở vùng đồng bằng Savannakhet.

1. Carine Hahn: Le Laos, Ibid, pp.72-76.


124 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đầu năm 1902, nghĩa quân đã đánh chiếm nhà bưu điện của Pháp
ở Songkhone (Xoỏng Không), khiến chủ người Pháp là Derripon
phải mang giấy tờ, tiền bạc chạy trốn. Tình hình đó buộc Pháp
phải huy động một lực lượng lớn, gồm một đơn vị do công sứ
tỉnh Savannakhet chỉ huy, một đơn vị do viên quan một Nollin
dẫn đầu và một số đơn vị khác điều động từ Tây Nguyên sang,
do Lardier và Guilloux chỉ huy để giành lại Songkhone. Sau sự
kiện này, số lượng người ủng hộ nghĩa quân ngày càng đông đảo.
Ngày 19/4/1904, nghĩa quân tiến lên chiếm tỉnh Savannakhet,
bao vây thị xã trung tâm, tấn công đồn lính và trụ sở làm việc
của công sứ, cắt đường liên lạc từ Savannakhet đến Vientiane,
buộc Pháp phải điều thêm quân chính quy từ Nam Kỳ sang đàn
áp cuộc khởi nghĩa. 200 người đã bị giết hại, buộc nghĩa quân
phải chuyển địa bàn hoạt động đến gần biên giới Việt - Lào.
Trong cuộc vây bắt của Pháp, thủ lĩnh khởi nghĩa đã bị giết cùng
với hơn 100 người tham gia tại căn cứ Huội Longcong, vùng
Kengcoc. Cuộc khởi nghĩa do Phò Cà Đuột lãnh đạo thất bại.

Cuộc khởi nghĩa của Ông Kẹo và Kommadam (1901-1937) ở cao


nguyên Bolaven
Ông Kẹo là người Nghé (một nhánh của người Lào Thơng),
nổi dậy khởi nghĩa ở tỉnh Saravane, vùng cao nguyên Bolaven
rộng lớn, giàu có, lại có vị trí chiến lược quan trọng, nằm ở gần
khu vực ranh giới ba nước Đông Dương. Từ vùng này có thể kiểm
soát được phần lớn Nam Lào cũng như một phần Tây Nguyên,
Việt Nam và vùng đông bắc của Campuchia. Cùng tham gia lãnh
đạo phong trào chống Pháp với Ông Kẹo còn có Ông Thông,
Ông Xá, Ông Lam, Ông Bít (bộ tộc Alắce), Ông Phùa Noi (bộ tộc
Nha Hớn), Ông Nang (bộ tộc Talieng) và nổi bật nhất là
Kommadam (bộ tộc Laven). Ông Kẹo và các bạn chiến đấu
đã xây dựng căn cứ địa chiến đấu đầu tiên ở huyện Secong.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 125

Ngày 12/4/1901, nghĩa quân của Ông Kẹo đã mở cuộc tấn công
đầu tiên vào đơn vị quân Pháp ở chùa Thateng.
Từ năm 1905, nghĩa quân bắt đầu mở những cuộc tấn công
Pháp nhiều hơn, khiến Pháp phải triệu tập một hội nghị quân sự
vào ngày 04/01/1906 tại Saravane để bàn cách đối phó. Sau các
cuộc tấn công của Pháp, nghĩa quân buộc phải phân tán lực lượng,
tìm cách tiếp tục phát triển cuộc khởi nghĩa. Pháp đã mua chuộc
gián điệp để loại bỏ lãnh đạo của nghĩa quân. Thông qua trung
gian, Pháp đề nghị Ông Kẹo tiến hành đàm phán để chấm dứt
các cuộc xung đột vũ trang giữa hai bên. Nội bộ lãnh đạo có bất
đồng về việc đưa ra câu trả lời với đề nghị của Pháp. Kommadam
phản đối, nhưng do tin tưởng Pháp, Ông Kẹo quyết định đàm
phán và bị bắn chết vào ngày 13/10/1907. Cuộc khởi nghĩa
bước sang giai đoạn mới dưới sự lãnh đạo của Kommadam.
Trong suốt một thời gian dài, Pháp không thể dẹp yên
được cuộc khởi nghĩa này. Kommadam kêu gọi dân Lào không
đóng thuế, không làm lao dịch, không đi lính. Năm 1936, Pháp
phải huy động lực lượng gồm không quân, 3 tiểu đoàn bộ binh,
200 voi, nhiều đơn vị kỵ binh để mở cuộc tấn công vào Phù
Luổng - căn cứ trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Do có nội gián nên
Kommadam đã bị giết trong một trận đánh vào tháng 9/1936.
Sau đó, Pháp tiếp tục tàn sát khu căn cứ và vùng phụ cận của
cuộc khởi nghĩa. Cuộc chiến đấu kéo dài đến tháng 7/1937 thì
tan rã hoàn toàn1. Đây là cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp
dài nhất và quy mô lớn nhất của người Lào thời kỳ trước khi
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ.
Ngoài ra còn có cuộc khởi nghĩa của Vừ Pả Chay (1918-1922).
Đây là cuộc khởi nghĩa diễn ra trên một vùng rộng lớn, gồm

1. Phan Gia Bền: “Cuộc khởi nghĩa Ông Kẹo - Cômađăm (1901-1937)
và cuộc khởi nghĩa Phò Cà Đuột (1901 -1903)”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
tháng 2/1971, số 137, tr.23.
126 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

phần phía bắc Lào và nhiều tỉnh Tây Bắc Việt Nam, tập hợp được
nhiều người Mông tại khu vực này đấu tranh chống Pháp.
Từ năm 1918 đến 1919, khởi nghĩa bùng nổ ở rừng Thẩm Én,
thuộc Tủa Chùa (Lai Châu), mở rộng sang Thuận Châu (Sơn La)
và vùng biên giới Việt - Lào. Đến năm 1919, nghĩa quân phải
rút sang Xiang Khouang, kêu gọi nhân dân lập quốc gia riêng,
đặt thủ đô tại Điện Biên Phủ. Ở giai đoạn phát triển nhất, phạm
vi hoạt động của nghĩa quân lên tới 40.000 km2, từ Điện Biên
Phủ đến Nậm Ou ở Luang Prabang; từ Mường Cha phía bắc
Vientiane đến Sam Neua tại Lào. Quân số của cuộc khởi nghĩa
từ hơn 2.000 đã lên tới gần 6.000 người, chủ yếu là người Mông
và người Lào.
Từ tháng 5/1920, cuộc chiến đấu chống Pháp của Vừ Pả Chay
diễn ra ác liệt. Quân Pháp huy động một lực lượng lớn, lên
tới 1.850 quân, dưới quyền chỉ huy trực tiếp của trung tướng
Puypeyroux để đàn áp cuộc khởi nghĩa.
Ngày 17/11/1921, Vừ Pả Chay bị Pháp bắn chết tại Muong Heup,
gần Luang Prabang. Cuộc khởi nghĩa được tiếp tục duy trì đến
năm 1922 thì tan rã hoàn toàn. Cùng thời với Hoàng Hoa Thám hay
các cuộc nổi dậy của người dân tộc thiểu số ở Tây Bắc Việt Nam
như Giàng Chỉn Hùng (Bắc Hà), Thảo Nủ Đa (Mù Căng Chải)...,
khởi nghĩa Vừ Tả Chay là biểu tượng tinh thần dân tộc chống
Pháp của người dân Đông Dương đầu thế kỷ XX.
Bên cạnh cuộc đấu tranh tự phát của các dân tộc thiểu số ở
Lào, từ đầu thập niên 1930 diễn ra các cuộc đấu tranh tại một số
đô thị dưới sự lãnh đạo của các chi bộ cộng sản thuộc Đảng
Cộng sản Đông Dương. Cùng với việc di cư của cán bộ công chức
và lao động Việt Nam sang Lào, phong trào đấu tranh theo xu
hướng vô sản xuất hiện từ thập niên 1930 ở các thành phố lớn như
Vientiane, Champassak, Savannakhet, Thakhek. Tháng 4/1930,
các chi bộ cộng sản đầu tiên được thành lập ở Vientiane và
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 127

Thakhek, dẫn đến các cuộc đấu tranh tại đô thị, lôi kéo sự tham
gia của công nhân, trí thức, tiểu tư sản, thương nhân,…
Tháng 9/1934, đại biểu cộng sản từ các chi bộ địa phương
ở Vientiane, Phontiu, Boneang, Savannakhet, Thakhek, Paksé đã
tiến hành Hội nghị Đảng bộ, bầu Ban Chấp hành Đảng bộ Lào
và đại biểu đi dự Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Đảng.
Tháng 02/1935, Xứ ủy lâm thời Lào họp hội nghị, cử một
đại biểu đi Ma Cao dự Đại hội lần thứ I Đảng Cộng sản Đông
Dương. Đại biểu này được Đại hội nhất trí bầu vào Ban Chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương khóa I. Đại hội
đã đề ra một số nội dung đối với cách mạng Lào như sau: ở Lào
chưa nên tổ chức “Công hội đỏ” mà nên khẩn trương tổ chức
Hội Phản đế, đồng thời xúc tiến Đại hội Thanh niên cộng sản
toàn Lào để thảo luận tình hình và phương hướng hoạt động.
Sau một thời gian bị địch khủng bố và tan rã, tháng 9/1935,
Xứ ủy lâm thời Lào được tái lập, tổ chức phát động lại các cuộc
biểu tình kéo dài hơn ba tuần lễ, nổ ra ở hầu khắp các địa
phương lớn.
Từ năm 1936, dưới sự lãnh đạo của Xứ ủy Cộng sản Lào,
cuộc đấu tranh chống Pháp của Lào diễn ra dưới các hình thức
công khai và bán công khai, hợp pháp và bán hợp pháp trong
khuôn khổ phát động của Mặt trận Dân chủ Đông Dương,
đòi quyền dân sinh, dân chủ. Ngày 25/10/1936, công nhân mỏ
Phontiu đồng loạt bãi công, đòi tăng lương, đòi tiền thuốc chữa
bệnh. Tháng 3/1937, công nhân nhà máy điện Vientiane nổi dậy,
đòi chủ tăng lương, giảm giờ làm. Công nhân làm đường số 9,
đường số 13 cũng nổi dậy đấu tranh.

3.3. Lào trong Chiến tranh thế giới thứ hai


Năm 1941, dưới sức ép của Nhật Bản, chính quyền Pháp
tại Đông Dương đã phải nhượng lại cho Nhật Bản các vùng
128 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

lãnh thổ của Campuchia và Lào đã chiếm được từ Thái Lan vào
năm 1907, trong đó phần lãnh thổ Lào như sau: Xayabury, bao
gồm một phần của tỉnh Luang Prabang, đã được đổi tên thành
tỉnh Lan Chang; một phần của tỉnh Champassak ở phía tây
sông Mê Công, trở thành tỉnh Nakorn Champassak. Trên cơ sở
các phần đất đó 4 tỉnh mới được thành lập với tổng diện tích
97.600 km2 và dân số 420.000 người, bao gồm Phra Tabong,
Lan Chang, Phibun Songkhram, Nakhon Champassak. Nước Lào
một lần nữa bị chia cắt về lãnh thổ.
Sau Chiến tranh Pháp - Xiêm, Lào trở về thời kỳ hòa bình,
nhưng không có động lực phát triển. Toàn quyền Jean Decoux
tổ chức lại chính quyền ở Lào để thích nghi với sự thay đổi do
việc mất các vùng lãnh thổ gây ra, đồng thời nới lỏng quyền tự
trị cho vương triều Luang Prabang. Ông ta cũng mở rộng quyền
quản lý của triều đình Lào ra các tỉnh thuộc thượng lưu Mê Công,
Xiang Khouang và Vientiane; cho phép Lào thành lập chính phủ
do hoàng thân Phetsarath Rattanavongsa làm thủ tướng, tước
hiệu phó vương (ngày 29/12/1941). Bên cạnh chính phủ còn có
một hội đồng nhà nước với chức năng tư vấn cho quốc vương.
Thời kỳ đó, 95% dân số Lào mù chữ, chỉ có khoảng 12.000
trẻ em được đến các trường do Pháp mở. Tình trạng yếu kém
của giáo dục Lào trong thời Pháp thuộc lý giải quá trình phát
triển chậm của phong trào giải phóng dân tộc ở quốc gia này.
Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp trên toàn lãnh thổ
Đông Dương. Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng,
quân đội Trung Quốc kéo vào làm nhiệm vụ giải giáp vũ khí
quân đội Nhật tại Lào và miền Bắc Việt Nam. Nhân thời cơ này,
hoàng thân Phetsarath vận động giải phóng, giành độc lập cho
Lào. Tại Vientiane, Phetsarath thành lập Chính phủ Lào tự do
(Lào Issara), tập hợp lực lượng kháng chiến của Lào theo tất cả các
khuynh hướng. Ngày 27 tháng 8, quân Nhật đã giao lại vũ khí
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 129

cho chính phủ của Phetsarath. Ngày 28 tháng 8, quân đội Tưởng,
đứng sau là Mỹ đã vượt qua biên giới Trung - Lào, nhưng
hướng sự chú ý trước tiên vào việc tịch thu nguồn thuốc phiện
tại Lào hơn là ổn định lại tình hình.
Cách mạng Tháng Tám 1945 thắng lợi ở Việt Nam đã tạo
ra những điều kiện hết sức thuận lợi cho Lào. Ngày 08/10/1945,
Quân đội giải phóng và phòng vệ của Lào được thành lập ở
Thakhek, dưới sự chỉ huy của Souvanouvong và Ủy ban Lào
tự do do Phetsarath làm chủ tịch danh dự. Ngày 10/10/1945,
quyết định cách chức Phetsarath của vua Lào được chuyển đến
Vientiane, châm ngòi cho sự kiện diễn ra vào ngày 12 tháng 10
ngay sau đó, Chính phủ Lào Issara tuyên bố nền độc lập của
Lào, phế truất nhà vua, ban bố Hiến pháp tạm thời, Quốc kỳ và
Quốc ca của Lào. Nước Lào là một trong những quốc gia giành
được độc lập sớm nhất trên thế giới ngay sau khi Chiến tranh
thế giới thứ hai kết thúc1. Chính phủ Pathet Lào do Phetsarath
đứng đầu trở thành lực lượng cầm quyền. Ngày 14/10/1945,
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gửi điện chúc mừng,
công nhận nền độc lập của Lào và thiết lập quan hệ giữa hai
nước. Ngày 16/10/1945, Hiệp định tương trợ Lào - Việt được ký
kết tại Vientiane. Ngày 30/10, Hiệp định quân sự được ký kết
giữa hai nước, theo đó, các đơn vị Lào - Việt hợp tác chiến đấu
chống kẻ thù chung: thực dân Pháp.

4. Thời kỳ hiện đại (từ năm 1945 đến nay)


4.1. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)
Tháng 3/1946, Pháp đưa quân tái chiếm Lào, trong đó mục
tiêu trước mắt là vùng Trung Lào và Thượng Lào, thuộc quyền

1. Savengh Phinnith, Phou Ngeun Souk-Aloun, Vannida Tongchanh:


Histoire du pays lao, de la préhistoire à la république, L’Harmattan, 1998,
pp.139-140.
130 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

kiểm soát của Chính phủ Lào Issara. Do so sánh lực lượng chênh
lệch, Pháp nhanh chóng tái chiếm được các đô thị quan trọng:
Savannakhet, Thakhek, Vientiane, Luang Prabang,… Chính phủ
cách mạng lâm thời phải lưu vong sang Bangkok (Thái Lan).
Vua Sisavang Vong quay lại cộng tác với Pháp để giữ ngai vàng
đưa hoàng tử Vathanna lên làm thủ tướng chính phủ bù nhìn,
tay sai của thực dân Pháp.
Sau khi chính phủ thân Pháp đồng thuận việc gia nhập
Liên hiệp Pháp, Chính phủ lưu vong Lào Issara tự giải tán ngày
25/10/1949 và kết thúc vai trò lịch sử của mình. Ngày 09/11/1949,
các thành viên của chính phủ này trong đó có hoàng thân
Souvanna Phouma quay về Vientiane. Ngày 13/8/1950, Đại hội các
lực lượng kháng chiến Lào được triệu tập với sự tham dự của
100 đại biểu. Đại hội này đã quyết định thành lặp Mặt trận Lào
tự do (Neo Lao Issara) do Souvanouvong làm Chủ tịch Uỷ ban
Trung ương Mặt trận và Thủ tướng Chính phủ kháng chiến.
Cương lĩnh chính trị của Mặt trận gồm 12 điều, xác định đường
lối cách mạng Lào. Đây là sự kiện quan trọng trong cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp, chống chính phủ thân Pháp của
nhân dân Lào.
Ngay sau khi thành lập, Mặt trận và Chính phủ kháng
chiến Pathet Lào triển khai xây dựng, củng cố hệ thống
chính quyền cách mạng trong cả nước, từ cấp trung ương đến
cơ sở.
Trước việc thực dân Pháp đẩy mạnh chiến tranh và sự can
thiệp ngày càng sâu rộng của đế quốc Mỹ vào Đông Dương,
Chính phủ kháng chiến của Hoàng thân Souvanouvong
càng liên kết chặt chẽ hơn với Việt Nam và Campuchia. Tháng
3/1951, Mặt trận Đoàn kết liên minh Việt - Miên - Lào được
thành lập nhằm tăng cường tình đoàn kết chiến đấu giữa quân
đội và nhân dân ba nước Đông Dương trong cuộc đấu tranh
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 131

chống kẻ thù chung là thực dân Pháp, can thiệp Mỹ, giành
độc lập1.
Đầu năm 1953, trong chiến dịch Thượng Lào, toàn tỉnh
Houn Phan, một phần tỉnh Luang Prabang được giải phóng2,
tạo bước ngoặt quan trọng cho phong trào đấu tranh giành độc
lập dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Neo Lào Issara. Sau đó, các
chiến dịch Trung - Hạ Lào (1953-1954) và chiến dịch Thượng Lào
đã phá vỡ phòng tuyến sông Nậm U của Pháp (đầu năm 1954).
Trong chiến cuộc Đông Xuân 1953-1954, bộ đội Lào Issara đã
tích cực hỗ trợ quân đội Việt Nam trong các hoạt động phá vỡ
Kế hoạch Navarre, giải phóng Phongsaly, Trung Lào và Hạ Lào;
tạo tiền đề dẫn đến trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ
(1954), buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Genève,
kết thúc chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương. Nền độc
lập của Lào được công nhận. Căn cứ nội dung của Hiệp định
Genève về Lào, việc đình chiến sẽ được diễn ra vào 8 giờ
ngày 06/8/1954 trên toàn lãnh thổ Lào. Việc chuyển vũ khí
và quân đội ra khỏi Lào phải được tiến hành trong thời gian
120 ngày (ngoại trừ căn cứ không quân Seno, vùng Savannakhet
và 1.500 huấn luyện quân người Pháp bên cạnh quân đội
Hoàng gia Lào). Lực lượng kháng chiến Pathet Lào được tập
kết về hai tỉnh Sam Neua và Phongsaly; được tự do đi lại ở
hai tỉnh này theo đường biên giới Việt - Lào, giới hạn ở phía
nam theo chiều dọc từ Sop Kin, Na Mi, Sop Sang, Muong Son.
Chính phủ kháng chiến Lào được giải thể để chuẩn bị cho bầu
cử tự do thống nhất, dự kiến diễn ra vào năm 1955, dưới dự
giám sát của Ủy ban quốc tế gồm đại diện của Canađa, Ba Lan
và Ấn Độ.

1, 2. Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007) -
Biên niên sự kiện, tập 1 (1930-1975), Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội,
2011, tr. 318.
132 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

4.2. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)


Sau khi Hiệp định Genève được ký kết, trên lãnh thổ
Lào tồn tại hai lực lượng đối lập: Pathet Lào và Chính phủ
Hoàng gia Lào. Theo quy định, lực lượng Pathet Lào giải tán
để tạo điều kiện cho tổng tuyển cử. Tháng 8/1954, hoàng thân
Souvanna Phouma - Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Lào
và hoàng thân Souvanouvong đã họp bàn về việc thi hành
hiệp định đình chiến ở Lào tại Khang Khay. Ngày 07/9/1954,
Tuyên bố chung giữa hai bên về việc củng cố hòa bình, thống
nhất và độc lập của vương quốc Lào, ban bố các quyền tự do
dân chủ nhân dân được công bố. Tuy nhiên, ngay sau khi
quân đội Pháp và quân đội Việt Nam rút khỏi Lào, lực lượng
quân đội Hoàng gia Lào đã liên tục mở các cuộc tấn công
vào khu vực tập kết quân của lực lượng kháng chiến Lào ở
Sam Neua và Phongsaly. Từ đầu năm 1955, Mỹ đã bắt đầu
can thiệp vào Lào thông qua việc thành lập Cơ quan viện trợ
ở Lào, viết tắt là U.S.O.M, viện trợ cho Chính phủ Hoàng gia
Lào về quân sự và kinh tế. Tháng 3/1955, một phái đoàn của
Mỹ đã đến Vientiane để thỏa thuận với Chính phủ Hoàng gia
Lào khoản viện trợ 50 triệu USD, chủ yếu dành cho mục tiêu
quân sự.
Tháng 01/1956, Mặt trận Lào tự do đổi tên thành Mặt trận
Lào yêu nước (Neo Lào Hak Xat), nhằm mục đích tập hợp lực
lượng, mọi xu hướng yêu nước, tiến bộ tham gia cuộc tổng
tuyển cử.
Đầu năm 1956, các lực lượng của Lào tiến hành thương
lượng tiến tới thành lập chính phủ thống nhất, nhằm mục tiêu
trước mắt là xây dựng nước Lào trung lập, hòa bình, thống
nhất, độc lập và dân chủ. Ngày 28/12/1956, Hiệp định Vientiane
về việc thành lập Chính phủ liên hiệp dân tộc lâm thời được ký
kết với sự tham gia của Mặt trận Lào yêu nước.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 133

Mỹ ngay lập tức phản đối vì lo ngại ảnh hưởng của Việt Nam
trong Quốc hội liên hiệp Lào với sự bổ sung của các đảng viên
cộng sản. Các chính phủ Mỹ, Anh, Pháp gây sức ép buộc Chính
phủ Hoàng gia Lào phải kiên quyết giữ lập trường và chấm dứt
các cuộc đàm phán với Mặt trận Lào yêu nước. Ngày 19/5/1957,
Mỹ tuyên bố dừng viện trợ cho một số hoạt động của Lào.
Thái Lan đình chỉ việc xuất khẩu gạo và hàng hóa sang Lào.
Ngày 18/8/1958 dưới sự chỉ đạo của Mỹ, tập đoàn phản
động Phoui Sananikone lật đổ Chính phủ liên hiệp, loại bỏ các
đại biểu Pathet Lào, cô lập lực lượng bộ đội Pathet Lào trong
quân đội Hoàng gia và tiến hành khủng bố lực lượng cách
mạng Lào. Đầu năm 1959, Phoui Sananikone tiến hành cải cách
chính phủ. Ngày 11/02/1959, Phoui Sananikone tuyên bố “hoàn
thành việc thi hành Hiệp định Genève” và kết thúc sự ràng
buộc của hiệp định đối với nước Lào1. Ngày 11/5/1959, viện cớ
quân đội Pathet Lào sắp bạo loạn, Phoui Sananikone bao vây,
tiêu diệt 2 tiểu đoàn của Pathet Lào đóng ở Xiềng Ngân và
Cánh đồng Chum, song thất bại; đồng thời bắt giam hoàng thân
Souvanouvong và các lãnh tụ khác của Pathet Lào.
Đối phó với cuộc đàn áp của Phoui Sananikone, Pathet Lào
đã tái tập hợp và bảo vệ khu kháng chiến tại hai tỉnh Sam Neua
và Phongsaly.
Chính quyền của Thủ tướng Phoui Sananikone hợp tác chặt
chẽ với Mỹ và khối SEATO, đề nghị sự hỗ trợ của khối này
chống lại lực lượng kháng chiến. Tuy nhiên, dưới sự đấu tranh
của lực lượng Pathet Lào và Ủy ban Bảo vệ quyền lợi quốc gia,
Thủ tướng Phoui đã phải đệ đơn từ chức vào ngày 28/12/1959. Một
chính phủ lâm thời được dựng lên thay thế trong thời gian chờ đợi
tổng tuyển cử vào cuối tháng 4, đầu tháng 5/1960. Ngày 05/6/1960,
chính phủ mới ra đời do hoàng thân Somsanith Vongkotrattana

1. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Lịch sử Lào, Sđd, tr.408.


134 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

làm thủ tướng. Chính phủ này theo mô hình ở miền Nam
Việt Nam, tổ chức các “làng tự lập” hay các “ấp dân sinh” theo
kiểu các khu “trù mật” của của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Mặt trận Lào yêu nước đã kêu gọi nhân dân Lào chống chính sách
của chính phủ mới, đòi thả tự do cho hoàng thân Souvanouvong
và các lãnh đạo của Mặt trận. Ngày 23/5/1960, đơn vị quân đội ở
trại Phôn Khên đã tổ chức vượt ngục cho hoàng thân Souvanouvong
sau 300 ngày bị giam giữ. Souvanouvong quay về căn cứ địa,
tiếp tục lãnh đạo lực lượng kháng chiến của Lào.
Ngày 08/8/1960, một cuộc đảo chính lật đổ chính phủ của
Somsanith đã diễn ra, trao lại quyền chỉ huy cho hoàng thân
Souvanna Phouma. Chính phủ mới được thành lập dưới quyền
thủ tướng của hoàng thân Phouma, tuyên bố theo đường lối trung lập
và sẵn sàng thương lượng với Pathet Lào. Trong khi đó, Pathet Lào
đã có lực lượng vũ trang lớn mạnh, giải phóng Sam Neua và xây
dựng vùng giải phóng ở đây. Cục diện hai vùng, hai chính quyền
đối lập chính thức xuất hiện ở Lào. Tuy nhiên, ngày 11/11/1960,
Phoumi Nosavan tập hợp các đại biểu cực hữu của Quốc hội Lào
lật đổ Souvanna Phouma, thành lập chính phủ do Boun Oum
đứng đầu. Cục diện chính trị Lào phức tạp với chính phủ cực hữu
của Boun Oum, trung lập của hoàng thân Phouma và chính phủ
kháng chiến đứng đầu là hoàng thân Souvanouvong.
Cuối tháng 12/1960, Mỹ đưa vũ khí và trang thiết bị quân
sự vào Lào, ủng hộ các lực lượng thân Mỹ, chống lại chính
sách được xem là thân Trung Quốc và Liên Xô của hoàng thân
Souvanna Phouma. Ngay sau đó, Liên Xô cũng bắt đầu viện
trợ vũ khí cho quân đội của Chính phủ Lào. Trước tình hình đó,
các nước lớn đã quyết định triệu tập Hội nghị quốc tế về Lào
tại Genève vào tháng 5/1961, có sự tham gia của các bên liên
quan. Ngày 23/7/1962, Hiệp định Genève về Lào được ký, gồm
hai văn kiện: Tuyên bố về nền trung lập của Lào và Nghị định thư
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 135

kèm theo. Theo đó, các nước phải nghiêm chỉnh tôn trọng nền
độc lập, thống nhất và chủ quyền lãnh thổ của Lào, cam kết
không can thiệp vào công việc nội bộ của Lào; đồng thời quy
định thời hạn rút quân và nhân viên quân sự nước ngoài ra
khỏi lãnh thổ Lào, quy định về quyền hạn và chức năng của
Ủy ban Giám sát và kiểm soát quốc tế tại Lào cũng như quan hệ
của cơ quan này với Chính phủ Lào. Kết quả của hội nghị này
được xem là một thắng lợi của cách mạng Lào, đảm bảo nền
trung lập của Lào trong bối cảnh chiến tranh do đế quốc Mỹ
và các nước đồng minh gây ra ngày càng có khuynh hướng leo
thang tại Đông Dương. Nhưng ngay sau đó, các thế lực phản
động đã phá hoại hiệp định, khủng bố những người yêu nước,
phá vỡ khối liên minh, làm cho Chính phủ liên hiệp suy đổ.
Từ năm 1960 đến 1973, Quân đội nhân dân Việt Nam,
liên quân Lào - Việt đã giành được các thắng lợi liên tiếp đánh
bại chiến lược “chiến tranh đặc biệt” và “chiến tranh đặc biệt
tăng cường” của Mỹ, tạo ra những chuyển biến mới về so sánh
tương quan lực lượng có lợi cho cách mạng Lào, mở ra triển
vọng đấu tranh cả về quân sự, chính trị và ngoại giao trong việc
giải quyết vấn đề Lào.
Sau năm 1973, Lào tạm chia thành ba vùng: vùng giải
phóng dưới sự kiểm soát của Pathet Lào, vùng kiểm soát của
phái hữu và vùng trung lập, với ba chính quyền: chính quyền
cách mạng, chính quyền phái hữu Vientiane và chính quyền
liên hiệp trung ương.
Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, cứu nước của
Việt Nam kết thúc đã tạo điều kiện cho lực lượng cách mạng
giành chính quyền ở Lào. Tháng 5/1975, dưới sự kêu gọi của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào, các lực lượng vũ trang của
Pathet Lào đã nhanh chóng kiểm soát các vùng trung tâm do
lực lượng chính phủ phái hữu nắm giữ ở Vientiane, Savannakhet,
136 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Paksé. Ngày 23/8, khởi nghĩa giành chính quyền diễn ra ở


Vientiane với sự tham gia của 20 vạn người. Từ tháng 10/1975,
Đảng Nhân dân cách mạng Lào ra hoạt động công khai và
thành lập chính quyền nhân dân ở các cấp. Trước sức ép đấu
tranh của nhân dân, vua Savang Vatthana tuyên bố thoái vị.
Trong hai ngày 01 và 02/12/1975, Đại hội đại biểu nhân
dân toàn quốc của Lào được triệu tập tại Vientiane với sự tham
dự của 246 đại biểu. Đại hội đã xóa bỏ chế độ quân chủ Lào
tồn tại hơn 6 thế kỷ, tuyên bố thành lập Hội đồng Nhân dân
tối cao và nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Hoàng thân
Souvanouvong được bầu giữ chức Chủ tịch nước và Chủ tịch
hội đồng nhân dân tối cao; ông Kaysone Phomvihane - Tổng Bí
thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào
được cử làm Thủ tướng Chính phủ, ông Savang Vatthana được
cử làm Cố vấn chủ tịch nước, còn ông Souvanna Phouma làm
Cố vấn chính phủ. Nước Lào bước sang giai đoạn lịch sử mới.

4.3. Xây dựng đất nước (từ năm 1975 đến nay)
Từ năm 1975 cho đến nay, Lào bắt tay vào xây dựng và
phát triển kinh tế trong bối cảnh khó khăn: hậu quả chiến tranh,
xuất phát điểm của nền kinh tế còn thấp, trình độ quản lý hành
chính và cơ sở kinh tế lạc hậu.
Về chính trị, năm 1991, Hiến pháp mới có hiệu lực, quy định
Đảng Nhân dân cách mạng Lào là chính đảng cầm quyền duy nhất.
Tính từ năm 1955, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã tổ
chức 10 kỳ đại hội. Tổ chức của Đảng Nhân dân cách mạng Lào
gồm Đại hội đại biểu toàn quốc, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng. Các đời Tổng Bí thư Đảng gồm: Kaysone
Phomvihan (khoá I - V), Khamtay Siphandon (khóa VI - VII),
Choummaly Sayasone (khoá VIII - IX), Bounnhang Vorachith
khóa X, Thongloun Sisoulith (từ tháng 01/2021 đến nay).
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 137

Quốc hội Lào là cơ quan quyền lực cao nhất, do nhân dân
bầu trực tiếp, đại diện cho lợi ích của nhân dân, là cơ quan lập
pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, kiểm tra,
giám sát hoạt động của cơ quan hành pháp, toà án nhân dân và
viện kiểm sát nhân dân.
Chủ tịch nước là người đứng đầu nhà nước, được Quốc
hội bầu với số phiếu chấp thuận của ít nhất 2/3 tổng số đại biểu
Quốc hội. Chủ tịch nước có nhiệm kỳ 5 năm.
Về kinh tế, sau năm 1975, Chính phủ mới đã áp dụng những
chính sách kinh tế mới theo cơ chế tập trung, bao cấp, tiến hành
quốc hữu hóa các xí nghiệp nhỏ, thay thế thương mại tư nhân
bằng các doanh nghiệp của nhà nước. Nghị quyết Hội nghị
lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách
mạng Lào, khóa II (tháng 02/1978) nhấn mạnh: “Ra sức khôi phục
và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất; đẩy mạnh sản xuất
lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, đồng thời tranh
thủ viện trợ quốc tế nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của
Nhà nước và của nhân dân, làm cho tình hình kinh tế tài chính
và đời sống nhân dân ổn định”1. Lào thực hiện cải cách nông
nghiệp, xây dựng các hợp tác xã nông nghiệp nhưng chính sách
này bị bãi bỏ vào năm 1979 do không đạt hiệu quả, thậm chí giá
trị sản lượng giảm so với trước khi thực hiện.
Từ năm 1981, Lào bắt đầu thực hiện các kế hoạch kinh tế
5 năm. Tại Đại hội lần thứ IV (1986), Đảng Nhân dân cách mạng
Lào đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát
triển đất nước: thực hiện chính sách mở cửa, điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, từng bước đưa Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hội
nhập với dòng chảy chung của khu vực và thế giới.

1. Ban Chỉ đạo Nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương Đảng Nhân
dân cách mạng Lào: Lịch sử Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.204.
138 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trong 20 năm đầu đổi mới (từ năm 1986 đến 2006), kinh tế
Lào bước đầu đạt được những thành tựu: tốc độ tăng trưởng
kinh tế bình quân đạt 6,2%/năm; GDP đầu người tăng hơn 2 lần1;
tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2001-2010 đạt 7,1%/năm.
Cơ cấu các ngành kinh tế cũng dần chuyển dịch theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa: tỷ trọng ngành nông - lâm nghiệp
giảm từ 46,2% xuống còn 28,9%; công nghiệp tăng từ 17,9% lên
25,6%; dịch vụ tăng từ 30,4% lên 39,2%. GDP bình quân đầu người
tăng từ 325 USD năm 2000 lên 1.069 USD năm 2010. Năm 2016,
mức tăng GDP của Lào đạt 6,9%, thu nhập bình quân đầu người
đạt khoảng 1.800 USD2. Tới năm 2019, GDP của Lào đã đạt
18,17 tỷ USD, GDP bình quân đầu người đạt 2.534,9 USD và mức
tăng trưởng là 4,7%. Do vậy, Ngân hàng Thế giới đã nhận xét
Lào là một trong 10 nước trên thế giới có tốc độ phát triển kinh
tế nhanh và ổn định.
Năm 2011, Chính phủ Lào đề ra Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội quốc gia giai đoạn 2011-2020, xác định các phương
hướng, mục tiêu cơ bản, lâu dài, những nhiệm vụ kinh tế - xã hội
tầm vĩ mô, dài hạn, đồng thời xác định các biện pháp để thực
hiện thành công phương hướng, mục tiêu đó.
Năm 2016, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng
Nhân dân cách mạng Lào thông qua Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2016-2025 và Kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội 5 năm lần thứ VIII giai đoạn 2016-2021 với

1. Thanh Thúy: Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào: 40 năm xây dựng và phát triển,
https://tapchicongsan.org.vn/en/hoat-ong-cua-lanh-ao-ang-nha-nuoc/-/2018/
36447/cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-lao--40-nam-xay-dung-va-phat-trien.aspx,
cập nhật ngày 01/12/2015, truy cập ngày 15/5/2021.
2. Thái Văn Long, Trịnh Thị Hoa: Công cuộc đổi mới của Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào: Thành tựu, khó khăn, thách thức và xu hướng phát triển, nguồn:
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2404-cong-cuoc-doi-
moi-cua-cong-hoa-dan-chu-nhan-dan-lao-thanh-tuu-kho-khan-thach-thuc-va-
xu-huong-phat-trien.html, cập nhật ngày 26/02/2018, truy cập ngày 15/5/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 139

các mục tiêu lớn: Đến năm 2020 phấn đấu GDP bình quân đầu
người đạt 3.190 USD. Đến năm 2025 đưa đất nước trở thành
quốc gia có thu nhập trung bình với GDP tăng gấp hơn 2 lần so
với năm 2015. Đến năm 2030 đưa đất nước trở thành quốc gia
có thu nhập trung bình cao và có khả năng tự chủ vững chắc về
tài chính, GDP tăng gấp 4 lần so với năm 2015…1.
Giai đoạn 2011-2015, kim ngạch thương mại của Lào đã
đạt 8 tỷ USD (trong đó xuất khẩu đạt 3,305 tỷ USD và nhập
khẩu đạt 4,7 tỷ USD), tăng 0,4% so với năm 2010. Cả nước đã có
5.604 dự án đầu tư của Nhà nước và huy động được 1.589 dự
án đầu tư từ tư nhân trong và ngoài nước với tổng số vốn
2,899 tỷ USD2. Trong giai đoạn 2017-2021, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của Lào được dự đoán sẽ tăng trung bình không dưới
7%, tương đương 129.683 tỷ kíp, thu nhập bình quân đầu
người đạt 2.341 USD/năm, đặc biệt nhờ các siêu dự án nhà
máy điện lớn3 . Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tình hình dịch
bệnh COVID-19, năm 2020, kinh tế Lào đạt mức tăng trưởng bình
quân 5,8%/năm; GDP bình quân đầu người đạt 2.664 USD. Năm
2021, Chính phủ Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế đạt 4%;
tổng giá trị GDP khoảng 1.057.689 tỷ kíp và dự đoán mức thu
nhập bình quân đầu người đạt 2.887 USD vào năm 20254.
Lào hiện có 13 đập thủy điện và có kế hoạch xây thêm
70 đập, tiêu biểu là dự án thủy điện Xayabury và nhà máy điện

1, 2. Bunmi Chatthavông: Ba điểm nhấn trên đường đổi mới và phát triển
của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/
MagazineStory.aspx?mid=124&mzid=1314&ID=2986, cập nhật ngày 06/01/2019,
truy cập ngày 20/5/2021.
3. Thái Văn Long, Trịnh Thị Hoa: Công cuộc đổi mới của Cộng hòa Dân chủ
nhân dân Lào: Thành tựu, khó khăn, thách thức và xu hướng phát triển, Tlđd.
4. Nguyễn Cúc: Năm 2021 Chính phủ Lào đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế
đạt mức bình quân 4%/năm, https://www.qdnd.vn/quoc-te/tin-tuc/nam-2021-
chinh-phu-lao-dat-muc-tieu-tang-truong-kinh-te-dat-muc-binh-quan-4-nam-
651146, cập nhật ngày 05/02/2021, truy cập ngày 20/5/2021.
140 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Hongsa tại tỉnh Xayabury. Đập thuỷ điện Xayabury ở phía bắc
Lào được khởi công xây dựng năm 2012 và đi vào hoạt động từ
tháng 10/2019, công suất 1.260 MW. Đây là công trình thuỷ điện
đầu tiên trên dòng chính sông Mê Công ở hạ nguồn. Lào tuyên
bố trở thành “ắc quy” của khu vực Đông Dương và đầu tư
mạnh mẽ vào việc xây dựng các đập thủy điện như đập Nam
Theun II, lớn nhất Đông Nam Á, tiến hành xuất khẩu điện sang
các nước láng giềng như Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan1.
Về ngoại giao, kinh tế phát triển, tình hình chính trị ổn định;
an ninh, quốc phòng được tăng cường góp phần nâng cao vị thế
của Lào trên trường quốc tế. Năm 1997, Lào gia nhập Hiệp hội
các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Hiện nay, Lào đã thiết lập
quan hệ ngoại giao với 138 nước; có 36 cơ quan đại diện ngoại
giao tại các nước trên thế giới. Trong những năm qua, Lào đã
hoàn thành việc phân định biên giới với Trung Quốc, Mianma
và Việt Nam; hiện đang tiếp tục làm việc với Thái Lan và
Campuchia để phân định biên giới chung. Chính phủ Lào đã ký
các hiệp định miễn thị thực với 14 nước; ký hiệp định miễn thị
thực song phương cho cán bộ mang hộ chiếu công vụ và ngoại
giao với 34 nước; hiệp định miễn thị thực đơn phương cho cán
bộ mang hộ chiếu công vụ và ngoại giao với 5 nước; thực hiện
chính sách miễn phí visa nhập cảnh cho người Lào định cư ở
nước ngoài. Lào đã tăng cường quan hệ với 124 đảng cộng sản,
đảng lao động và các đảng cầm quyền trên thế giới. Lào là
thành viên của nhiều tổ chức khu vực và quốc tế (Liên hợp
quốc, ASEAN, ASEM, ACMEC,...).
Chính phủ Lào đã đăng cai và tổ chức thành công nhiều
hội nghị quốc tế, tiêu biểu như: Hội nghị Bộ trưởng Mê Công -
sông Hằng về hợp tác du lịch (tháng 11/2000), Hội nghị bàn

1. Le Laos: “Le Pays du million d’éléphants”, https://www.clio.fr/ CHRONOLOGIE/


chronologie_le_laos.asp, cập nhật ngày 20/5/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 141

tròn về tài trợ cho nước Lào lần thứ bảy (tháng 11/2000), Hội
nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Liên minh châu Âu (tháng
12/2000),... Lào tham gia tích cực vào các tổ chức hợp tác khu
vực như: ASEAN, Tiểu vùng Mê Công mở rộng (GMS), Tam giác
phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLVDT),... Tháng 01/2004,
Lào tổ chức thành công Hội nghị cấp cao ASEAN-10 tại thủ đô
Vientiane với việc thông qua Chương trình hành động Vientiane
(VAP) và Hiệp định khung ASEAN về 11 lĩnh vực ưu tiên cho
hội nhập nhằm kiến tạo Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) như
một khu vực tự do thương mại vào năm 2020.

III. LỊCH SỬ MIANMA


1. Lịch sử Mianma trước thế kỷ IX
Lịch sử Mianma bắt đầu từ các thế kỷ đầu Công nguyên
với vương quốc của người Pyu (Phiêu), tiếp đó là vương quốc
Rakhine (thế kỷ XIII), vương quốc Môn ở thế kỷ XVI, vương
quốc của người Miến từ thế kỷ X đến năm 1885, giai đoạn thực
dân Anh cai trị từ năm 1886 đến 1947 và sau đó là thời kỳ
độc lập từ năm 1948 đến nay.
Lãnh thổ Mianma thời cổ nằm ở hạ lưu các con sông
Ayerwady, Saluen và Sittang; được người Ấn Độ coi là xứ Vàng
(Suvarnabhumi). Cư dân cổ đại đã xuất hiện từ đầu Công
nguyên tại khu vực này, tiêu biểu có người Môn ở vùng ven
biển, vịnh Mulmein và ở hạ lưu 3 dòng sông. Họ đã tiếp xúc với
người Ấn Độ từ rất sớm, lập ra vương quốc của riêng mình,
được gọi là Ramanadesa, hay Sudhammavati với kinh đô ở gần
Thaton, cửa sông Sittang. Từ thời Ashoka ở Ấn Độ (273-232
trước Công nguyên) trong các thư tịch cổ của người Ấn đã
có những ghi chép về Suvarnabhumi (xứ Vàng), mà thủ phủ
của Suvarnabhumi thường được coi là Thaton, ở vùng Hạ Miến.
Suvarnabhumi thực chất không chỉ là tên gọi của vùng Hạ Miến
142 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mà dùng để gọi chung những vùng đất mà người Môn sinh sống.
Quá trình hình thành nhà nước của người Môn diễn ra mạnh
mẽ trong các thế kỷ VII, VIII, IX với các tiểu quốc là Dvaravati,
Hariphunchai và Thaton. Các nhà khảo cổ học đã tìm thấy nhiều
bằng chứng khoa học về sự xuất hiện của người Môn trong khu
vực, như mảnh văn khắc một đoạn Vinaya trong kinh Phật bằng
chữ Pali, một bài vị bằng đất nung khắc chữ Môn, hay một văn
bia có niên đại đầu thế kỷ XII để chứng tỏ sức ảnh hưởng mạnh
mẽ của người Môn trong khu vực.
Đồng thời, ở thế kỷ IV-V có người Pyu (Phiêu) nói tiếng
Hán - Tạng sống ở lưu vực sông Sittang và trung lưu Ayerwady
phát triển mạnh mẽ. Họ tiếp xúc với người Môn, người Ấn và
cũng xây dựng quốc gia sơ kỳ của mình từ khá sớm. Ngoài ra
còn có người Miến nói tiếng Hán - Tạng hay tiếng Tạng - Miến
đến định cư. Thư tịch cổ Trung Quốc nhắc đến quốc gia này là
Sri Ksetra (Ruộng Thiêng) với hàng trăm tu viện Phật giáo,
chùa chiền.
Các cuộc khai quật khảo cổ học đã phát hiện dấu vết của 2
ngôi chùa Phật giáo lớn ở trung lưu sông Ayerwady thuộc thành
phố Beithano có niên đại khoảng thế kỷ VI-VIII. Di chỉ quốc gia
Ruộng Thiêng hiện nay nằm ở làng Hmawza, ngay bên bờ sông
Ayerwady. Tại đây, nhiều di vật được phát hiện, gồm một đoạn
tường thành, một pho tượng Phật có khắc chữ Sanskrit và chữ
Pyu, hay ngôi đền tháp lớn, nhiều bia đá. Các di vật thể hiện rõ
ảnh hưởng của Phật giáo tại quốc gia sơ kỳ này và cho biết niên
đại của văn hóa Pyu, Sri Ksetra ở khoảng thế kỷ VI-VII.

2. Thời kỳ phong kiến đến trước năm 1886

2.1. Từ thế kỷ IX đến giữa thế kỷ XVI

Các thông tin còn ghi lại chỉ ra rằng, người Miến đã lập 19
làng (rơva) tại vùng đồng bằng Irrawady. Các làng đó tranh
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 143

giành quyền lực với nhau và đến năm 1044, ông hoàng Anoratha
(Anawrahta) đã thu phục được các thủ lĩnh khác, lập ra vương
triều Pagan. Vương triều này tồn tại 250 năm với 11 đời vua.
Vương quốc Pagan bị tiêu diệt bởi các cuộc tấn công của quân
Mông - Nguyên cuối thế kỷ XIII.
Vua Anoratha (Anawrahta 1044-1077) là vị vua đầu tiên
thống nhất Mianma, là người truyền bá đạo Phật ở quốc gia
này. Ông đem về Pagan 32 cuốn kinh Phật Theravada, xây dựng
kinh đô với nhiều chùa tháp, thiền viện to lớn, trong đó chùa
Shwezigon là hình mẫu của các chùa Mianma sau này. Giai đoạn
trị vì của vua Anoratha cũng là thời điểm Mianma mở rộng
chinh phục bên ngoài và để lại nhiều công trình kiến trúc, thủy
lợi có giá trị. Sau khi ông mất, Pagan rơi vào suy vong, tranh
đoạt quyền lực. Một bộ phận rút về Toungoo, thành lập một
quốc gia nhỏ của người Miến.
Các vua Pagan đã bước đầu tổ chức bộ máy cai trị gồm
các quan lại triều đình và quan lại ở địa phương. Các quan cao
cấp được gọi là Amat (Amatya). Nhà vua đã xây dựng hệ thống
thủy lợi để hỗ trợ việc trồng lúa ở đồng bằng Kyokse. Nền kinh
tế khá đa dạng với nông nghiệp là chủ yếu, bên cạnh đó còn có
các nghề thủ công khác như đúc kim loại, dệt, làm gốm, nung
gạch. Việc trao đổi buôn bán với Ấn Độ diễn ra thường xuyên
do vị trí địa lý thuận lợi của quốc gia này. Về văn hóa, Pagan
chịu ảnh hưởng sâu sắc của đạo Phật (qua tiếp xúc với Ấn Độ
và Xri Lanca) và xây dựng rất nhiều chùa, tháp.
Sau khi người Mông Cổ tiêu diệt vương quốc Pagan,
người Shan đã lập ra những vương quốc của riêng họ ở Thượng
Miến, lần lượt xây dựng cung điện ở Pinya (1312), Sagaing (1315),
Ava và phát triển đến năm 1364 trên vùng tiếp giáp của ba
dòng sông Ayerwady, Chindwin và Mu. Đồng thời, ở phía bắc
Miến, người Môn cũng âm thầm khôi phục quốc gia của mình
mặc dù trước đó bị người Pagan đàn áp. Sau khi vương triều
144 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Pagan sụp đổ, người Môn đã vùng dậy, thành lập vương quốc
Hanthawaddy ở vùng Hạ Miến và chịu thần phục vương quốc
Sukhothai của Rama Khamhaeng (1279-1298). Ba thủ lĩnh người
Môn đã dựa vào sự thay đổi của thời cuộc để tấn công người
Miến, giành được những thắng lợi quan trọng, đồng thời đánh
thắng được quân Mông - Nguyên xâm lược năm 1301. Người Môn
và người Shan liên tiếp xảy ra các cuộc chiến tranh xâm lược
lẫn nhau. Từng bước Hanthawaddy mạnh lên, mở rộng lãnh
thổ từ Prome ở phía bắc xuống tới Tavoy ở phía nam và được
gọi tên là Pegu. Pegu đạt đỉnh cao trong giai đoạn 1454-1471
dưới triều nữ vương Shin Saw Bu, vừa phát triển Phật giáo, vừa
là trung tâm buôn bán lớn của khu vực1. Các vùng đất quan
trọng của Pegu như Bassein, Syriam, Martaban trở thành những
thương cảng lớn, kết nối với Ấn Độ và Ấn Độ Dương2. Ngoài
ra, người Rakhine cũng lập quốc gia riêng tại phía tây Mianma
(Arakan). Như vậy, cho đến giữa thế kỷ XVI, Mianma dường
như rơi vào loạn lạc, phân tranh với sự tồn tại của 4 vương
quốc khác nhau của 4 tộc người.

2.2. Từ nửa sau thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ XVIII


Thế kỷ XVI, vương triều Toungoo ở phía đông đã hùng
mạnh trở lại, tiến hành nhiều cuộc chiến tranh mở rộng bờ cõi,
thống nhất đất nước. Năm 1541, người Miến chiếm được kinh
đô Inwa của người Shan, sau đó bắt được vua của người Môn
và chuyển kinh đô về Bago. Vua Tabinshwehti có sự giúp đỡ
của các tay súng Bồ Đào Nha trong việc chống lại người Shan ở
Ava, đánh đến tận Prome và tiến hành lễ lên ngôi ở Pegu với
các nghi lễ của cả người Miến và người Môn nhằm mục đích
hòa hợp dân tộc và thể hiện uy quyền của một ông vua của cả

1. Vũ Quang Thiện: Lịch sử Myanmar, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2005,
tr. 145.
2. Maung Htin -Aung: A history of Burma, 1967, p. 99.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 145

hai tộc người chính ở Mianma. Năm 1550, vua Bayinnaung lên
ngôi, tạo ra một thời kỳ phát triển huy hoàng của Mianma1.
Trong giai đoạn này, Mianma đẩy mạnh giao thương với
các quốc gia lân bang như Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia
Đông Nam Á khác. Các thương nhân Arập, Bồ Đào Nha có hoạt
động buôn bán với Mianma. Đến thế kỷ XVII, thương nhân Anh,
Pháp cũng đến Mianma giao thương. Bayinnaung cũng gửi phái
đoàn đến Xri Lanca để bày tỏ ước vọng về việc tuân theo đạo Phật
của mình. Tuy nhiên, sau khi vua Bayinnaung mất năm 1581,
Mianma lại rơi vào suy thoái, chia rẽ trong một thời gian dài.
Sang thế kỷ XVII, Miến Điện ngày càng mở rộng tiếp xúc
với các thương nhân phương Tây. Người Hà Lan xây dựng
thương điếm đầu tiên tại Mianma năm 1635. Năm 1647, người
Anh lần đầu tiên đến Syriam, sau đó là Ava, nhưng phải rút
hết hoạt động vào năm 1657 do hậu quả của các cuộc chiến
tranh Anh - Hà Lan. Họ quay trở lại Mianma vào đầu thế
kỷ XVIII với việc xây dựng xưởng sửa chữa tàu ở Syriam và tìm
cách mở rộng buôn bán từ Madras sang Mianma. Người Pháp
mở hoạt động buôn bán tại Ayutthaya năm 1680 và từ đó tìm
cách mở rộng ảnh hưởng đến Mianma nhưng cũng không
thành công.

2.3. Từ nửa sau thế kỷ XVIII đến năm 1885


Đến giữa thế kỷ XVIII, xung đột giữa người Môn và người
Miến tiếp tục căng thẳng. Năm 1767, người Miến tấn công và san
bằng Ayutthaya, buộc người Thái chuyển kinh đô về Thonburi
và sau đó là Bangkok. Đồng thời Mianma còn bắt nhiều tù binh
là nghệ sĩ, thợ thủ công đưa về nước để phục vụ việc chấn hưng

1. Nguyễn Mậu Hùng: “Quan hệ Xiêm, Lan Xang và Miến Điện về vấn đề
Chiềng Mai từ giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII”, Tạp chí Khoa học, Đại
học Cần Thơ, 2008, số 7, tr. 37-46.
146 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

quốc gia. Đây cũng là giai đoạn Mianma 4 lần đánh bại các cuộc
tấn công của triều đình Mãn Thanh vào các năm 1765, 1766,
1767, 1769. Ngày 13/12/1769, các tướng người Miến và tướng
của triều Thanh ký hòa ước, hoàng đế Trung Hoa và nhà vua
Miến Điện duy trì quan hệ hữu hảo, thường xuyên trao đổi sứ
thần mang quốc thư hữu nghị và tặng phẩm1.
Tuy nhiên, sau đó Mianma lại rơi vào thời kỳ suy thoái
và không đứng vững được trước sự xâm lược của thực dân
phương Tây, cụ thể là người Anh.
Năm 1819, Anh chiếm Xingapo, sau đó là Nêpan năm 1820,
khiến Mianma trở thành mục tiêu tiếp theo. Đồng thời, lúc này
Mianma rơi vào tình trạng khủng hoảng chính trị, tranh chấp
quyền lực gay gắt giữa các phe nhóm nên càng tạo điều kiện
cho các thế lực phương Tây xâm lược. Cuộc chiến tranh Anh -
Miến lần thứ hai (1852-1853) là động thái tiếp theo để người
Anh thôn tính toàn bộ Mianma2. Quân Anh và lính đánh thuê
Ấn Độ với vũ khí hiện đại hơn đã nhanh chóng giành thắng lợi,
trong khi Mianma lại bị phân hóa giữa nhóm chủ chiến và chủ
hòa. Kết quả là Mianma phải ký Hòa ước Lambert, cho phép
Anh mở rộng vùng chiếm đóng tới Yangon, Toungoo và cả
vùng đồng bằng Irrawaddy3. Sau đó, Mianma còn phải ký các
hòa ước bất bình đẳng vào năm 1862, 1867 và Anh được hưởng
nhiều quyền lợi. Anh đã đưa người được đào tạo ở Ấn Độ sang
làm chánh cao ủy ở Mianma từ năm 1871 và đội ngũ này hầu
như không học tiếng Miến hay quá quan tâm đến Mianma bởi

1. Kyaw Thet: History of Union of Burma, Yangon University Press, 1962,


pp. 314-318; Yingcong Dai: “A Disguised Defeat: The Myanmar Campaign of
the Qing Dynasty”, Modern Asian Studies, August 2004, No. 1, pp. 14- 89.
2. A.A. Bastian: “The other Bayonet: A new source to Frame the Second
Anglo-Burmese War”, Journal of Burma Studies, 2017, Vol. 21, pp. 171-213.
3. O.B. Pollak: “The Origins of the Second Anglo-Burmese war (1852-53)”,
Modern Asian Studies, 1978, Vol. 12, pp. 483-502.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 147

đó chỉ là bước đệm để họ thăng tiến ở Ấn Độ hay chính quốc


Anh1. Vai trò của thương nhân Anh tại Ấn Độ và Mianma là
rất lớn. Họ là lực lượng thúc ép chính quyền Anh phải tiến
hành xâm lược để đưa toàn bộ Mianma trở thành thuộc địa của
đế quốc Anh, từ đó độc quyền thương mại tại đây. Chiến tranh
Anh - Miến lần thứ ba (1885) chính thức xác lập quyền cai trị
của Anh trên toàn bộ lãnh thổ Mianma. Đến năm 1886, Mianma
trở thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh và Charles Bernard
được cử làm Chánh cao ủy Mianma2.

3. Thời kỳ cai trị của thực dân Anh (1886-1947)


Thực dân Anh thực hiện chế độ “chia để trị”, mỗi vùng
lãnh thổ, sắc tộc khác nhau sẽ có chế độ khác nhau. Tuy nhiên,
điều đáng chú ý là Mianma bị đối xử như “thuộc địa của thuộc
địa”, khi bị biến thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh. Các viên
chức từ Ấn Độ được cử sang vận hành hệ thống hành chính cai
trị Mianma.
Do chính sách bóc lột của thực dân Anh, người dân Mianma
đã đứng lên đấu tranh trong suốt những năm tháng bị trị. Ban
đầu là những cuộc đấu tranh tự phát vào đầu thế kỷ XX, do các
vị cao tăng hay trí thức lãnh đạo. Những năm 1918-1922 là
phong trào của nông dân và bùng lên thành khởi nghĩa vũ
trang. Đồng thời với đó là cuộc đấu tranh nghị trường từ năm
1920 với đại diện là sinh viên Đại học Tổng hợp Yangon. Kết
quả là năm 1921, Mianma được áp dụng chế độ hai chính
quyền (Dyarchie), những vấn đề quan trọng do chính quyền Ấn
Độ thuộc Anh quản lý, một số lĩnh vực như hành chính, duy trì
trị an, tài chính công cộng, nông, lâm nghiệp, y tế, giáo dục do
người Mianma nắm giữ.

1. D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Sđd, tr. 900-901.


2. D.G.E. Hall: Burma, Hutchinson University Library, 1998, p. 142.
148 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trong cuộc đấu tranh đó, nổi bật là vai trò của nhà cách
mạng Aung San. Sau khi thắng phát xít Nhật, quân Đồng minh
vào Mianma để tiếp quản, họ buộc phải chấp nhận vai trò ngày
càng lớn của Aung San như là đại diện của nhân dân Mianma.
Sau đó, Aung San và đại diện Chính phủ Anh là Attlee đã
ký hiệp ước ở London ngày 27/01/1947 với 4 nội dung chính1:
i) Mianma sẽ tổng tuyển cử sau ba tháng ký hiệp ước để lập ra
Hội đồng lập hiến; ii) Chính phủ Anh công nhận nội các Aung
San như chính phủ lâm thời Mianma; iii) Dự kiến tổ chức một
hội nghị giữa Nghị viện Anh, chính quyền Aung San, đại diện
các dân tộc thiểu số ở Mianma để bàn về vấn đề dân tộc; iv) Anh
cho Mianma vay vốn tái thiết đất nước, ủng hộ Mianma tham
gia Liên hợp quốc2.
Ngay sau đó, Mianma tổ chức Hội nghị Panlong (09/02/1947)
để giải quyết vấn đề xung đột sắc tộc của quốc gia này. Aung
San đã ký Hiệp định Panlong với đại diện tộc Shan, Karen,
Kachin để đảm bảo tự do lựa chọn chế độ chính trị của các
nhóm dân tộc thiểu số sau 10 năm đất nước thống nhất, độc lập.
Dựa trên những thành tựu của Hội nghị Panlong, tháng 4/1947,
nhân dân Mianma đã tham gia bầu cử Quốc hội lập hiến, trong
đó Liên đoàn tự do chống phát xít do Aung San làm chủ tịch
giành được đại đa số với 172 ghế. Quốc hội lập hiến đã quyết
định từ bỏ Khối Cộng đồng Anh và chỉ định Aung San làm thủ
tướng. Tuy nhiên, ngày 19/7/1947, U Saw của lực lượng đối lập
đã tổ chức cuộc tấn công, ám sát Aung San và 6 vị bộ trưởng
mới, gây chấn động mạnh mẽ Mianma. U Saw bị Anh xử tử

1. Xem thêm nội dung cuộc đàm phán giữa phái đoàn Mianma do Aung
San đứng đầu và Attlee của Anh qua L. Simony: “The London conference
and Beyond: Negotiating Burmese Independence”, Humanities and Social
Sciences, 2013
2. Xem thêm nội dung hiệp ước tại https://burmastar1010.files.wordpress.com/
2011/06/44172419-aungsan-atlee-agreement.pdf, truy cập ngày 12/7/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 149

trước áp lực của quần chúng nhân dân. Chủ tịch Quốc hội U Nu
đứng ra lập chính phủ mới, đồng thời Hiến pháp mới cũng
được thông qua, quy định Quốc hội có 2 viện: Viện Dân biểu
và Viện Dân tộc. Như vậy, Hiến pháp năm 1947 là hiến pháp
đầu tiên của nhà nước Mianma độc lập, mở ra một giai đoạn
mới trong lịch sử Mianma.
4. Thời kỳ sau khi giành độc lập dân tộc đến nay
4.1 Thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng U Nu (1948-1962)
Ngày 01/01/1948, Hội đồng Lập pháp Mianma thông qua
Hiệp ước giữa Anh - Mianma được ký kết ngày 17/10/1947,
trong đó Anh công nhận Mianma là quốc gia hoàn toàn độc lập,
có chủ quyền và ngày 04/01/1948 được coi là ngày Độc lập của
Mianma sau gần một thế kỷ là thuộc địa của người Anh. Sau khi
giành độc lập, Mianma xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân
dựa trên nguyên tắc tam quyền phân lập và dựa trên Hiến pháp
năm 1947 để xây dựng nhà nước.
Năm 1956, U Nu tuyên bố tạm thôi giữ chức thủ tướng
trong một năm để củng cố lực lượng. Năm 1958, U Nu triệu tập
Quốc hội nhưng bất thành, liền trao quyền cho quân đội vào
tháng 9/1958 để nắm chính phủ. Theo thỏa thuận, tướng Ne Win
sẽ lập một chính phủ quân sự tạm quyền hoạt động đến
tháng 4/1959 với nhiệm vụ khôi phục trật tự xã hội, tạo ra
những điều kiện tốt nhất cho cuộc tuyển cử tự do lần thứ ba.
Chính phủ quân sự tạm quyền của tướng Ne Win
(1958-1960) ngay lập tức bộc lộ tính chất độc tài quân sự.
Ne Win tiến hành nhiều chiến dịch vây bắt thủ lĩnh những đảng
phái đối lập và các hoạt động quân sự nhằm tiêu diệt các nhóm
nổi dậy là người dân tộc thiểu số1. Tháng 02/1960, Mianma bầu
cử Quốc hội lần thứ ba, Đảng Liên bang thắng cử, ngày 04/4/1960,

1. Vũ Quang Thiện: Lịch sử Mianma, Sđd, tr. 443.


150 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

U Nu tái nhiệm thủ tướng và kiêm nhiệm 7 ghế bộ trưởng


trong chính phủ mới. Tuy nhiên, nội bộ Đảng Liên bang bị chia
rẽ sâu sắc và ngày 27/01/1961, U Nu buộc phải từ chức chủ tịch
đảng vì bất lực trong việc giải quyết những bất đồng phe phái.
Trong giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng U Nu (1948-1962),
tình hình kinh tế Mianma ngày càng yếu kém. So với năm 1939,
GDP của Mianma giảm dần, năm 1947-1948 chỉ bằng 72%, năm
1949-1950 là 61% và năm 1952 là 74%. Sản phẩm nông nghiệp
cũng suy giảm mạnh, còn 75% (1952)1. Trong giai đoạn 1957-1961,
Mianma xây dựng kế hoạch bốn năm với 85 mục tiêu nhằm thực
hiện “đầu tư có trọng điểm, tiết kiệm, dựa trên thế mạnh truyền
thống về nông nghiệp, lâm nghiệp, khoáng sản và tập trung vào
đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật và quản lý”2. Mặc dù vậy, các chỉ
tiêu của kế hoạch này chỉ đạt gần một nửa. Nhìn chung, đất nước
Mianma giai đoạn này không có sự phát triển mà ngược lại còn
gặp khủng hoảng và suy thoái. Cuối những năm 1950 so với
năm 1948, dân số Mianma tăng 21% nhưng GDP chỉ bằng 81%3.
Về đối ngoại, Mianma duy trì chính sách trung lập, không
liên kết với các tổ chức, xu hướng chính trị lúc bấy giờ nhằm
tập trung mục tiêu củng cố độc lập dân tộc, phát triển kinh tế.
Đây là định hướng xuyên suốt trong chính sách đối ngoại của
Mianma thời kỳ U Nu4. Thậm chí, chính sách này tiếp tục được
kế thừa và duy trì trong giai đoạn độc tài quân sự của Ne Win5.

1. Khin Maung Kyi et al: A vision and a strategy economic development of


Burma, Olof Palme International Center, Singapore, 2000, p. 6.
2. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr. 686.
3. Chu Công Phùng: Mianma: Lịch sử và hiện tại, Sđd, tr. 103.
4. Hoàng Thị Minh Hoa, Lê Thị Quý Đức: “Chính sách đối ngoại trung
lập, không liên kết của Miến Điện giai đoạn 1948-1962”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, 2018, số 6, tr. 18-23.
5. Đàm Thị Đào: “Chính sách đối ngoại trung lập của Miến Điện giai đoạn
1962-1988”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2015, số 5, tr. 14-22.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 151

4.2. Từ năm 1962-2010 - Dưới chế độ độc tài quân sự


Ngày 02/3/1962, tướng Ne Win thực hiện cuộc đảo chính
quân sự, lật đổ chính quyền của Thủ tướng U Nu, nắm quyền
thủ tướng và tạo ra “bước chuyển tất yếu khi tình hình nội bộ
đất nước hỗn loạn”1, mở đầu cho một thời kỳ mới trong lịch sử
Mianma. Đa phần các học giả khi đó đều đánh giá cuộc đảo
chính là lối thoát hợp lý duy nhất của đất nước Mianma vì
“quân đội đã cai trị đất nước trong giai đoạn 1958 - 1960 còn tốt
hơn với những gì U Nu từng làm trước đó”2.
Giai đoạn 1962 - 1988 - Thời kỳ cầm quyền của Thủ tướng
Ne Win và Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Mianma (BSPP)
Ne Win lập ra Hội đồng Cách mạng Mianma và giải tán
quốc hội, tòa án tối cao các hội đồng nhà nước dân tộc Shan,
Kachin, Karen, Kaya, Chin. Ngày 15/3/1962, Ne Win được Hội
đồng Cách mạng chỉ định làm nguyên thủ quốc gia, chủ tịch
hội đồng, thủ tướng kiêm bộ trưởng bộ quốc phòng, tài chính,
tư pháp; được toàn quyền xử lý về lập pháp, hành pháp.
Ngày 04/7/1962, Hội đồng Cách mạng công bố thành lập Đảng
Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Mianma (BSPP). Ngày 20/3/1963,
Mianma ban hành Luật bảo vệ và đoàn kết dân tộc, tuyên bố
giải thế các đảng phái khác và Đảng Cương lĩnh xã hội chủ
nghĩa Mianma (thành viên chủ yếu là cảnh sát, quân đội) là
chính đảng duy nhất lãnh đạo đất nước3. Năm 1973, Chính phủ
Ne Win công bố hiến pháp mới và đổi tên nước thành Liên bang

1. Renaud Egreteau and Larry Jagan: Soldiers and diplomacy in Burma,


Understanding the Foreign Relations of the Burmese Praetorian State, Singapore,
2012, p. 112.
2. Richard Butwell: “The Four Failures of U Nu's Second Premiership”,
Asian Survey, 1962, Vol. 2, pp. 3-11.
3. P. Gutter, B.K. Sen: Burma’s state protection law, Bangkok, 2001, p. 6.
152 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Mianma. Hội đồng Nhà nước với
người đứng đầu là thủ tướng có quyền lực lớn nhất. Mặc dù
Hạ viện Mianma vẫn có quyền ban hành luật pháp nhưng phải
được Hội đồng Nhà nước và Chủ tịch Hội đồng thông qua.
Hiến pháp năm 1973 đã trao quyền cho chính phủ quân sự được
thiết quân luật trong các trường hợp cần thiết mà không phải
thông qua Quốc hội. Ne Win đã xóa bỏ tính chất dân chủ của
chế độ dưới thời U Nu để xây dựng một chế độ cai trị thống nhất
quyền lực giữa đảng và nhà nước với mục đích theo đuổi xã hội
xã hội chủ nghĩa. Từ năm 1981, Ne Win thôi giữ chức thủ tướng
nhưng vẫn tiếp tục đứng đầu BSPP. Năm 1987, khủng hoảng
kinh tế đạt tới đỉnh điểm khi cải cách kinh tế khiến 70% tiền tệ
đang lưu thông trở thành vô giá trị mà không được bồi thường.
Nội bộ Đảng Cương lĩnh xã hội chủ nghĩa Mianma rạn nứt.
Ngày 23/7/1988, trong Đại hội Đảng bất thường, Ne Win tuyên
bố từ bỏ chính trường và Sein Lwin lên làm chủ tịch đảng và
thủ tướng.
Trong giai đoạn cầm quyền, chính quyền Ne Win đã tiến
hành một loạt cải cách kinh tế để đưa đất nước tiến lên theo con
đường xã hội chủ nghĩa. Hội đồng Cách mạng thực hiện quốc
hữu hóa đất đai, ngân hàng, các giếng dầu, ngoại thương, bảo
hiểm, vận chuyển hàng hóa, thương mại. Quân đội nắm quyền
điều hành hoàn toàn nền kinh tế. Năm 1964, tổng cộng có tới
98 nhà máy tư nhân hoạt động trên nhiều lĩnh vực bị quốc hữu
hóa1. Chính sách quốc hữu hóa gây ra sự phẫn nộ đối với giới
chủ tư nhân, khiến họ có những biện pháp đối phó như đầu tư,
tích trữ,… đẩy nền kinh tế vào khủng hoảng trầm trọng.
Những cải cách về kinh tế trong lĩnh vực công nghiệp, nông
nghiệp và phát triển nông thôn cùng việc sử dụng không hợp
lý nguồn viện trợ, vay vốn của nước ngoài càng làm tình hình

1. Vũ Quang Thiện: Lịch sử Mianma, Sđd, tr. 471.


Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 153

kinh tế khủng hoảng, gây tác động trực tiếp đến sự bất ổn của
chính trị.
Về công nghiệp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản và đóng
cửa mặc dù chính sách của nhà nước là tập trung đầu tư cho
công nghiệp, với vốn đầu tư ngày càng tăng: năm 1962-1963
là 26% ngân sách, tới năm 1969-1970 là 55%. Về nông nghiệp,
một số chính sách khuyến nông như thủ tiêu chế độ lĩnh canh,
phân phối lại ruộng đất cho nông dân nghèo, cho nông dân vay
vốn với lãi suất thấp được thực hiện1. Nhà nước thực hiện việc
độc quyền thu mua nông sản với giá thấp hơn giá thị trường.
Bù lại, nhà nước bán sản phẩm đầu vào như xăng dầu, phân
bón, thuốc trừ sâu với giá thấp song tính tổng chi phí đầu vào
lại cao hơn giá nhà nước thu mua thóc, gạo. Tháng 12/1987,
Liên hợp quốc đưa Mianma vào danh sách các quốc gia kém
phát triển nhất trên thế giới. Hoạt động thương mại của Mianma
vô cùng nhỏ bé, khi quốc gia này chủ yếu xuất khẩu tài nguyên
thô và nhập về các nhu yếu phẩm tiêu dùng.

Giai đoạn 1988 - 2010 - Thời kỳ cầm quyền của Hội đồng Khôi
phục trật tự và pháp luật liên bang (SLORC)

Sau khi Sein Lwin trở thành thủ tướng, ông lập tức “ra lệnh
bắt giam các nhân vật chống đối và công bố thiết quân luật”2.
Ngày 08/8/1988, các sinh viên Đại học Tổng hợp Yangon xuống
đường biểu tình phản đối chế độ với quy mô lớn, được các
thành phố lớn khác hưởng ứng và sự kiện trên được gọi là sự
kiện “8888”. Ngày 10 tháng 8, quân đội nổ súng vào đoàn biểu
tình, máu đổ ở nhiều nơi, hàng nghìn người chết, bị thương và
bắt giam. Ngày 12/8/1988, Thủ tướng Sein Lwin từ chức. Tướng
Maung Maung lên thay, bãi bỏ thiết quân luật và rút binh lính

1, 2. Chu Công Phùng: Mianma: Lịch sử và hiện tại, Sđd, tr. 115, 125.
154 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

khỏi đường phố nhưng phong trào biểu tình của nhân dân ngày
càng lên cao.
Ngày 18/9/1988, Bộ trưởng Quốc phòng là Saw Maung
đảo chính quân sự, lật đổ chính quyền của BSPP, thành lập Hội
đồng Khôi phục trật tự và pháp luật Liên bang (SLORC), gồm
19 thành viên, do Saw Maung làm chủ tịch. Liên đoàn quốc gia
vì dân chủ (NLD) nhanh chóng trở thành đảng đối lập mạnh
mẽ nhất dưới sự lãnh đạo của Aung San Suu Kyi. Trước ảnh
hưởng to lớn của bà, SLORC đã giam lỏng bà tại nhà vào tháng
7/1989 để làm suy giảm sức mạnh của NLD. Ngày 27/5/1990,
cuộc bầu cử đa đảng diễn ra với 2.209 ứng cử viên từ 93 đảng
phái và 87 ứng cử viên độc lập cạnh tranh cho 479 ghế trong
Quốc hội1. NLD là đảng giành chiến thắng với 59,87% số phiếu
và giành được 392 ghế trong Quốc hội, chiếm gần 80% tổng số
ghế. SLORC phủ nhận kết quả bầu cử và chiến thắng của NLD,
tiếp tục thi hành đàn áp các phe phái đối lập. Quân đội không
thực hiện việc chuyển giao chính quyền mà chỉ giao cho Quốc
hội mới thực hiện việc soạn thảo hiến pháp. Cộng đồng quốc tế,
các cường quốc và 21 đảng phái đối lập ủng hộ quan điểm giao
lại quyền lực cho Đảng NLD, phản đối yêu sách của SLORC và
yêu cầu trả tự do cho Aung San Suu Kyi. Saw Maung tuyên bố
chỉ thả Aung San Suu Kyi nếu bà hứa thôi hoạt động chính trị.
Các đảng phái đối lập dần dần thỏa hiệp với chính quyền, chấp
nhận quan điểm của chính phủ Saw Maung.
Đầu năm 1992, khi SLORC kiểm soát được tình hình đất
nước, Saw Maung giao lại quyền lực cho Than Shwe. Năm 1997,
sau khi đánh giá tình hình chính trị đất nước đã ổn định,
SLORC đổi tên thành SPDC (Hội đồng Hòa bình và phát triển).

1. D.I. Steinberg: Burma/ Myanmar what everyone needs to know, Oxford


University Press, New York, 2010, p. 92.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 155

Đầu năm 2003, thống tướng Than Shwe tiến hành cải tổ
nội các và bổ nhiệm đại tướng Khin Nyunt (Bí thư thứ nhất của
SPDC) làm thủ tướng. Trong bối cảnh tình hình chính trị đã
ổn định hơn trước nhưng những tồn tại bên trong chế độ quân
sự vẫn còn âm ỉ, Chính phủ quân sự Mianma do thống tướng
Than Shwe đứng đầu đã công bố “Lộ trình dân chủ bảy bước”
vào ngày 30/8/2003 nhằm từng bước trao trả nền dân chủ một
cách hòa bình cho nhân dân.
Ngày 07/11/2010, bầu cử Quốc hội diễn ra đúng thời hạn
trong không khí hòa bình, dân chủ với sự tham gia của 29 triệu
cử tri đi bỏ phiếu tại 60.000 điểm bầu cử trên cả nước1. Đảng
Liên minh đoàn kết và phát triển (USDP) chiếm 883 ghế trên
tổng số 1.159 ghế Quốc hội, trong đó có 259/330 ghế Hạ viện,
129/168 ghế Thượng viện và 495/661 ghế Nghị viện bang, vùng.
Đảng Thống nhất quốc gia (NUP), chiếm 63 ghế; Đảng Dân tộc
dân chủ Shan (SNDP) chiếm 56 ghế; Lực lượng dân chủ quốc
gia (NDF) và Đảng Dân chủ toàn vùng Mon (AMRDP) được
16 ghế; 89 ghế còn lại thuộc về các đảng nhỏ2.
Sự phát triển của nền kinh tế Mianma từ khi giành độc lập
năm 1948 đến những năm cuối thập niên 1990 được đánh giá là
“một bi kịch”3. Kinh tế trong giai đoạn 1988-2010 cũng không có
nhiều sự khởi sắc so với giai đoạn trước. Mianma vẫn là một trong
những nước nghèo và chậm phát triển nhất thế giới. Do tẩy chay
việc chính quyền quân sự phủ nhận kết quả bầu cử dân chủ
năm 1990, Mỹ và các nước phương Tây tiến hành bao vây, cấm
vận, gây khó khăn rất lớn cho nền kinh tế đang phát triển đòi hỏi
nhu cầu lớn về vốn của Mianma. Trong những năm 1988-1992,

1, 2. Chu Công Phùng: Mianma: Lịch sử và hiện tại, Sđd, tr.166-167.


3. Lex Rieffel: “The economy of Burma/ Myanmar on the Eve of the 2010
election”, Special Report, 2010; A. Booth: “The Burma development Disaster
in Comparative Historical Perspective”, SOAS Bulletin of Burma Research,
2003, Vol. 1, p. 13.
156 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tốc độ tăng trưởng GDP của Mianma rất thấp, thể hiện chỉ số âm.
Sau đó, tốc độ tăng trưởng lên cao, năm 2000 và 2003 còn đạt
gần 14%, nhưng các năm sau đó không hoàn toàn ổn định dù
tốc độ ở mức 2 con số1. Tuy nhiên, giá trị thực GDP của Mianma
rất thấp. Tỷ lệ lạm phát luôn ở mức cao, lên tới 30,1% trong
giai đoạn từ năm 2005 đến 2007 và trở thành vấn nạn của nền
kinh tế Mianma.
Mianma là quốc gia có nền kinh tế nông nghiệp là chủ đạo,
chiếm 41,7% GDP (năm 2009), công nghiệp chỉ chiếm 21,2%,
dịch vụ chiếm 37,1%2. Năm 1996, công nghiệp Mianma chỉ chiếm
hơn 10% GDP trong khi tỷ lệ đó ở 5 quốc gia sáng lập ASEAN
luôn gần 50%3. Nhưng ít nhất, ngành công nghiệp Mianma đã
có sự tăng trưởng đáng kể, từ 11,5% GDP năm 1989 lên 21,2%
GDP năm 2009. Năm 2000, giá trị hàng xuất khẩu chiếm 0,49%
GDP với 12.639 triệu kyat, nhưng đến năm 2004 chỉ còn 0,18%4.
Về xuất khẩu, hàng hóa chủ yếu của Mianma là dầu mỏ và
khí gas và trong năm 1992 chỉ đạt hơn 1 tỷ USD. Năm 1994,
trong tổng số 1,13 tỷ USD hàng xuất khẩu của Mianma thì hàng
hóa máy móc chỉ chiếm 770 triệu USD và trong đó hàng chế tạo
chỉ có 77 triệu USD5. Năm 2008, chính quyền Mianma công bố
chỉ thu được khoảng 6,6 tỷ USD từ xuất khẩu, trong đó xuất
khẩu khí gas đã chiếm tới 45%6.

1 . https://www.macrotrends.net/countries/MMR/myanmar/gdp-growth-rate,
truy cập ngày 07/7/2021; U Myint: Myanmar Economy: A comparative View,
Asia Paper, Sweden, 2009, p. 55
2. Chu Công Phùng: Mianma: Lịch sử và hiện đại, Sđd, tr. 283.
3. Khin Maung Kyi, et al: A vision and a strategy economic development of
Burma, Olof Palme International Center, Singapore, 2000, p. 27.
4. U Myint: Myanmar Economy: A comparative View, Ibid, p. 59.
5. Khin Maung Kyi: A vision and a strategy economic development of Burma,
Ibid, p. 102.
6 . Lex Rieffel: The economy of Burma/ Myanmar on the Eve of the 2010
election, Ibid.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 157

Vào những năm 1990, cơ sở hạ tầng của Mianma cũng rất


hạn chế: 677.000 km đường sá, chỉ có 2,8 bưu điện/100.000 dân,
0,2 đường dây điện thoại/1.000 dân, 0,01 máy fax/1.000 dân1.
Đến năm 2008, dự trữ ngoại tệ của Mianma chỉ là 6,7 tỷ USD
nhưng nợ nước ngoài lên tới 3,6 tỷ2. Mianma cũng là quốc gia
nhận được vốn FDI thấp nhất so với các quốc gia Đông Nam Á
khác do hậu quả của việc cấm vận kinh tế. Đầu tư trực tiếp vào
Mianma trong những năm đầu thế kỷ XXI cũng tăng dần. Số dự
án từ 8 (2009) tăng lên 94 dự án (2013), với số vốn cấp phép
tăng từ 302 triệu USD tăng lên 3,2 tỷ USD và số vốn thực hiện
tăng từ 963 triệu USD lên 3,5 tỷ USD3.
Năm 2007, UNICEF đánh giá khoảng 50% số học sinh
Mianma chưa tốt nghiệp tiểu học, các lớp học quá đông học sinh
và giáo viên không được trả lương. Chỉ có một phần nhỏ học
sinh học tiếp lên cấp hai. Giáo dục đại học cũng rất trì trệ và kém
phát triển. Chính phủ chỉ dành 1,3% GDP đầu tư cho giáo dục,
một mức độ rất thấp so với mức trung bình của thế giới4. Mức
đầu tư cho y tế thậm chí còn thấp hơn, với khoảng 0,5% GDP
(thấp nhất trên thế giới), khiến những dịch vụ chăm sóc ban
đầu thường bị bỏ qua. Dịch bệnh do đói nghèo gây ra khiến
số lượng người nhiễm bệnh lớn như sốt rét (700.000 ca/năm),
lao phổi (130.000 ca/năm), số người nhiễm HIV/AIDS lên tới
350.000 trường hợp năm 2005. Tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh rất
cao, trung bình 75/1.000 ca, có nơi lên tới 221/1.000 ca.

1. Human Development Report: World Development Report 1996, Washington.


2. Chu Công Phùng: Mianma: Lịch sử và hiện tại, Sđd, tr. 282.
3. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng: “Đổi mới kinh tế và cải thiện
môi trường đầu tư tại Myanmar”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế và chính trị
thế giới, 2015, số 4, tr. 46.
4. D.I. Steinberg: Burma/Myanmar what everyone needs to know, Oxford
University Press, New York, 2010, p. 98.
158 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

4.3. Từ năm 2011 đến nay


Ngày 31/01/2011, Quốc hội mới của Mianma họp kỳ họp
đầu tiên. Lộ trình dân chủ mở ra một chương mới trong đời
sống chính trị Mianma cũng như quá trình chuyển giao quyền
lực từ chính quyền quân sự sang chính quyền dân sự. Ông
U Thein Sein (nguyên đại tướng, thủ tướng) đã được tuyên bố
trở thành Tổng thống Cộng hòa Liên bang Mianma. Đến ngày
8/02/2011, Tổng thống U Thein Sein hoàn tất việc thành lập nội
các mới của Mianma, gồm 34 bộ và 30 bộ trưởng, 14 thủ hiến
bang và vùng. Ngày 30/3/2011, thống tướng Than Shwe chính
thức giải tán Hội đồng Hòa bình và phát triển quốc gia (SPDC),
chấm dứt hơn 20 năm tồn tại của SLORC và SPDC, đồng thời
chính thức chuyển giao quyền quản lý đất nước cho chính phủ
dân sự mới được thành lập. Ngày 31/3/2011, Tổng thống U
Thein Sein cùng 30 bộ trưởng và 14 thủ hiến các bang, vùng đã
tuyên thệ nhậm chức tại thủ đô Naypyidaw.
Cuối tháng 11/2010, bà Aung San Suu Kyi được trả tự do,
chính quyền mới bắt tay vào việc hòa giải các mâu thuẫn chính
trị ngay sau cuộc bầu cử. Ngày 19/8/2011, trước phiên họp thứ 2
của Quốc hội mới, Tổng thống U Thein Sein đã tiếp đón lãnh tụ
Đảng NLD Aung San Suu Kyi và trao đổi về hòa hợp dân tộc.
Cuộc gặp gỡ lịch sử này được đánh giá là: “mở ra các chủ đề
cho những tranh luận thẳng thắn và cởi mở hơn trong phiên
làm việc thứ hai của quốc hội”1. Ngày 02/4/2012, Ủy ban bầu cử
Liên bang Mianma (UEC) đã tuyên bố NLD đã giành được tới
43/45 ghế tại Quốc hội Liên bang trong cuộc bầu cử quốc hội
bổ sung và giành được tất cả 6 ghế tại 6 khu vực bầu cử ở Yangon
và toàn bộ 4 ghế ở các khu vực bầu cử tại thủ đô Naypyidaw.

1. N. Cheesman, N. Farrelly, T. Wilson (eds): Debating Democratization in


Myanmar, Singapore, 2014, p. 51.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 159

Kể từ đây, Aung San Suu Kyi và Đảng NLD tích cực tham gia
vào các vấn đề chính trị trong nước và trở thành “đại sứ” của
đất nước Mianma mới khi đi thăm rất nhiều quốc gia dân chủ
trên thế giới. Tổng thống U Thein Sein gần như đáp ứng tất cả
những yêu cầu chính đáng của lãnh tụ đối lập Aung San Suu
Kyi về cải cách đất nước: trả tự do cho hàng ngàn tù chính trị,
cho phép thành lập công đoàn độc lập, xóa bỏ chế độ kiểm
duyệt, thực thi tự do ngôn luận, công nhận báo chí tư nhân, tổ
chức tuyển cử tự do và công bằng, ban hành luật về đầu tư
nước ngoài và cải cách hệ thống tỷ giá,…
Tháng 11/2012, Tổng thống Mỹ Barack Obama thực hiện
chuyến thăm chính thức đầu tiên của một nhà lãnh đạo Mỹ
tới Mianma, đánh dấu sự ghi nhận của cường quốc này đối
với những dấu hiệu tích cực trong tiến trình dân chủ ở
Mianma. Tháng 01/2013, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)
đồng ý cho chính quyền Mianma vay vốn để thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước sau 30 năm gián đoạn.
Các lệnh trừng phạt của EU đối với Mianma dần được nới lỏng
để ủng hộ tiến trình dân chủ trong khi Mỹ tuyên bố tăng cường
các lệnh trừng phạt thêm một năm nữa (tháng 5/2014) do cho
rằng mặc dù những cải cách dân chủ đã được thực hiện nhưng
tình hình vi phạm nhân quyền và ảnh hưởng của quân đội
về chính trị và kinh tế vẫn tồn tại. Mặc dù vậy, tháng 11/2014,
Tổng thống Mỹ Barack Obama đến thăm Mianma một lần nữa
và tuyên bố rằng ông lạc quan về quá trình chuyển đổi chính
trị ở đây.
Xung đột sắc tộc có thể coi là một vấn đề nóng bỏng
của Mianma hiện nay. Chính phủ Mianma chia các tộc người
thành 67 nhóm nhỏ, còn các nhà nghiên cứu chia làm 10 nhóm
chính là Miến, Shan, Kayin, Kachin, Rakhine, Môn, Naga,
Chin, Kayah và Wa. Trong đó, người Miến chiếm 68% dân số,
160 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

là tộc người đông nhất. Người Shan đứng thứ hai với 9% dân số.
Các nhóm nhỏ có xu hướng ly khai mạnh mẽ, năm 2010
Mianma đã có 40 nhóm vũ trang ly khai1. Năm 2012, bất chấp
những nỗ lực của chính quyền, xung đột sắc tộc liên tục gia
tăng và kéo dài trong suốt cả năm. Điều đó khiến nỗ lực dân
chủ hóa, tái cơ cấu đất nước Mianma gặp nhiều vấn đề khi
phạm vi của nó đã vượt ra khỏi lãnh thổ quốc gia và trở thành
vấn đề thế giới.
Về vấn đề hòa hợp dân tộc, Chính phủ Mianma cũng đạt
được nhiều kết quả khả quan. Từ năm 2011 đến 2014, Chính
phủ Mianma đã đạt được thỏa thuận hòa bình với 16 nhóm vũ
trang và đặc biệt là thực hiện các nỗ lực nhằm đạt được một
thỏa thuận ngừng bắn trên toàn quốc (NCA) với tất cả các nhóm2.
Mặc dù vậy, vấn đề người Hồi giáo Rohingya vẫn là điểm nóng,
xung đột giữa những người theo Phật giáo và Hồi giáo ở Arakan
vẫn leo thang.
Về kinh tế, Chính phủ Mianma tiến hành nhiều cải cách cơ
bản, toàn diện với mục tiêu tổng quát là “theo đuổi sự phát
triển dựa trên thị trường, tăng trưởng toàn diện, công bằng và
bền vững, với tiêu điểm hỗ trợ người nghèo, đảm bảo Mục tiêu
Phát triển thiên niên kỷ (MDG), bao gồm cả việc đảm bảo
quyền sở hữu tài sản”3. Cơ cấu kinh tế cũng được điều chỉnh để
phù hợp với xu thế chung của thế giới, đưa nền kinh tế Mianma
thoát khỏi tình trạng phụ thuộc vào khu vực kinh tế sơ khai và
xuất khẩu các sản phẩm nguyên, nhiên liệu. Việc tái cơ cấu
trước hết tập trung vào phát triển các ngành công nghiệp chế
tạo và chế biến nông sản, tiếp tục đẩy mạnh các ngành có lợi

1. Dương Văn Huy: “Một số vấn đề xung đột sắc tộc ở Myanmar hiện
nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010, số 2, tr. 46.
2, 3. Võ Xuân Vinh: Biến đổi chính trị, kinh tế ở Mianma từ 2011 đến nay, Sđd,
tr. 84, 97.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 161

thế như khai khoáng, du lịch. Quá trình hội nhập kinh tế
khu vực và quốc tế cũng diễn ra rất mạnh mẽ, mở rộng đối
tượng hợp tác và tăng cường trao đổi với Mỹ, Đức, Anh. Giá trị
thương mại tăng nhanh từ 18 lên 25 tỷ USD trong vòng 1 năm
(2012-2013)1.
Chính điều đó đã cho thấy một bộ mặt rất khác của nền
kinh tế Mianma trong giai đoạn chuyển đổi. Kinh tế tư nhân
mở rộng và tham gia ngày càng sâu vào nền kinh tế chung.
Về đối ngoại, nếu như trước năm 2011, do những hạn chế
về dân chủ, Mianma bị cô lập với thế giới bên ngoài, chỉ có một
đối tác thân cận duy nhất là Trung Quốc. Sau năm 2011,
Mianma nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt của cộng đồng
quốc tế. Tháng 5/2013, Tổng thống U Thein Sein thăm Mỹ và
tiếp tục kêu gọi sự ủng hộ của Mỹ đối với tiến trình cải cách ở
Mianma. Đầu năm 2013, Tổng thống U Thein Sein tới thăm
Na Uy, Phần Lan, Áo, Bỉ và Italia; tháng 7/2013, ông tới thăm Anh,
Pháp và tháng 9/2014, tiếp tục thăm Đức, Thụy Sĩ và Hà Lan.
Mianma cũng thay đổi quan hệ với Ấn Độ và gặt hái được
những thành công nhất định với quốc gia láng giềng này trong
thế tránh bị phụ thuộc quá lớn vào Trung Quốc2.
Ngày 21/11/2015, Ủy ban bầu cử Liên bang chính thức
công bố kết quả bầu cử. Đảng NLD của bà Aung San Suu Kyi
chiếm đa số ghế trong Quốc hội mới với 80% số ghế tại
Thượng viện (135/168) và 70% số ghế tại Hạ viện (255/323) và
75% số ghế tại Nghị viện vùng/bang (475/630). Trong khi đó,

1. Võ Xuân Vinh: Biến đổi chính trị, kinh tế ở Mianma từ 2011 đến nay, Sđd,
tr.120.
2. Phan Thị Châu: “Các nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh chính sách
đối ngoại của Myanmar đối với Ấn Độ từ sau năm 1991”, Tạp chí Khoa học,
Đại học Vinh, 2020, số 49-1B, tr. 15-21; Dương Thị Thúy Hiền: Quan hệ kinh tế
của Myanmar với Ấn Độ và Trung Quốc (1991-2016), Luận án Tiến sĩ Lịch sử,
Đại học Khoa học, Đại học Huế.
162 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đảng Đoàn kết và phát triển liên bang (USDP) chỉ có 28 ghế
Hạ viện, 12 ghế Thượng viện và 61 ghế tại Nghị viện vùng/bang.
Các đảng còn lại có lần lượt 32, 11 và 60 ghế.
Dưới sự cầm quyền của NLD từ năm 2015, Mianma đã đạt
được sự phát triển trên nhiều mặt, có mối quan hệ tốt đẹp hơn
với cộng đồng quốc tế. Về kinh tế, tốc độ tăng trưởng GDP của
Mianma tăng trên 6% trong nhiều năm liên tiếp, trong đó năm
2018-2019, riêng ngành dịch vụ có tốc độ tăng trưởng lớn hơn
rất nhiều so với công nghiệp và nông nghiệp1. GDP tăng từ 450
tỷ kyat năm 2012 lên đến 638 tỷ kyat năm 2018 (tương đương
khoảng 47,1 tỷ USD)2. Năm 2020, GDP của nước này đạt 76,19
tỷ USD, giảm so với 79,84 tỷ năm 2019. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế cũng giảm từ 6,5% năm 2019 xuống còn 2% năm 2020. Từ
năm 2012, giá trị xuất khẩu của Mianma cũng nhiều hơn so với
nhập khẩu, lần đầu tiên cho thấy một bước thay đổi lớn trong
cơ cấu ngoại thương của quốc gia này. Trong đó, Trung Quốc
vẫn là bạn hàng lớn nhất với các sản phẩm thủy sản, hàng
nông nghiệp, gỗ và nhập về máy móc, các thiết bị điện tử, nhu
yếu phẩm.
Năm 2018, Mianma có 12 thị trường xuất khẩu chính,
trong đó Trung Quốc vẫn luôn giữ vị trí hàng đầu với 5,5 tỷ
USD, Thái Lan đứng thứ hai với hơn 3 tỷ USD. Các mặt hàng
chính vẫn thiên về nguyên liệu thô, dầu mỏ, chiếm tới 3,5 tỷ
USD, các mặt hàng may mặc hoặc thủ công là 3,2 tỷ USD, lương
thực là 1,1 tỷ USD bên cạnh các kim loại quý là 942 triệu USD.
Các sản phẩm khác thường thiên về hàng công nghiệp nhẹ,
nguyên liệu tự nhiên, ít có hàng chế tạo máy móc chất lượng cao3.

1. World Bank: Myanmar economic monitor: Resilience amidst risk, 2019, p. 17.
2. T. Qiming, L. Meijuan: “Analysis of Myanmar macroeconomic development”,
E3S Web of Conference, 2021, p. 2.
3. Ban Quan hệ quốc tế: Hồ sơ thị trường Myanmar, VCCI, 2020, tr. 7-9.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 163

Về nhập khẩu, Trung Quốc cũng là đối tác chính với 6,2 tỷ USD,
trong khi Xingapo đứng thứ 2 với 3,6 tỷ USD, Việt Nam đứng
thứ 8 với 586 triệu USD. Các mặt hàng nhập khẩu đa phần là
máy móc, thiết bị điện tử, đồ công nghệ hoặc công nghiệp có
hàm lượng kỹ thuật cao1.
Tuy nhiên, NLD khi nắm quyền đã quá chú trọng vào hòa
hợp dân tộc mà không chú ý nhiều đến phát triển kinh tế.
Do đó, đời sống người dân không được cải thiện và chỉ số
niềm tin của họ vào NLD giảm sút đáng kể trong hai năm đầu
cầm quyền. Trong các đợt bầu cử bổ sung năm 2017, 2018 thì
NLD đều không giành được những thắng lợi quan trọng như
năm 20122. Các học giả nhận định, Mianma sẽ còn gặp nhiều
vấn đề trong quá trình hoàn thiện dân chủ hóa như vấn đề xã
hội, thách thức từ thể chế chính trị, nền kinh tế. Vai trò của
quân đội trong chính quyền, sự non kém và thiếu hợp tác quốc
tế của nền kinh tế có tác động mạnh mẽ đến tiến trình này3.
Hình ảnh quốc tế của bà Aung San Suu Kyi đã bị ảnh hưởng
khi có hành động đàn áp người Hồi giáo Rohingya năm 2017.
Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử năm 2020, NLD vẫn giành được
83% số ghế và còn nhiều hơn số đã giành được năm 2015.
Chính vì thế, khi có khiếu nại gian lận, quân đội lập tức hành
động, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi để ngăn chặn xu thế ủng
hộ NLD ngày càng lớn cũng như mong muốn dân chủ hóa của
người dân Mianma.

1. Ban Quan hệ quốc tế: Hồ sơ thị trường Myanmar, Tlđd, tr. 7-9.
2. Quá trình dân chủ hóa và ổn định chính trị ở Myanmar, http://lyluanchinhtri.vn/
home/index.php/quoc-te/item/3076-qua-trinh-dan-chu-hoa-va-on-dinh-chinh-
tri-o-myanmar.html, cập nhật ngày 18/3/2020, truy cập ngày 07/7/2021.
3. Những thách thức đối với tiến trình dân chủ hóa ở Myanmar hiện nay,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2403-nhung-thach-thuc-
doi-voi-tien-trinh-dan-chu-hoa-o-myanmar-hien-nay.html, cập nhật ngày
26/02/2018, truy cập ngày 07/7/2021.
164 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Ngày 01/02/2021, ngay trước kỳ họp đầu tiên của Quốc hội
mới được bầu, quân đội Mianma ban bố tình trạng khẩn cấp,
phế truất chính quyền dân sự, bắt giữ Tổng thống Win Myint,
Cố vấn Nhà nước, Chủ tịch Đảng Liên minh quốc gia vì dân
chủ (NLD) Aung San Suu Kyi và các thành viên nội các, Quốc
hội, trao quyền lực cho chính quyền quân sự, do Tổng tư lệnh
Min Aung Halaing đứng đầu. Cuộc đảo chính này được coi là
kết quả tất yếu từ những mâu thuẫn kéo dài giữa phe quân đội
và chính phủ dân sự cầm quyền. Cuộc chính biến này được các
học giả đánh giá khiến Mianma lùi 6 thập niên trong tiến trình
phát triển khi một lần nữa quân đội lại nắm quyền và gạt bỏ các
yếu tố dân chủ đang phát triển trong hệ thống chính trị của
quốc gia này1. Cuộc chính biến tháng 02/2021 và những xung
đột chính trị, vũ trang kéo dài tại Mianma đang đặt ra những
bài toán vô cùng hóc búa cho không chỉ giới quan sát quốc tế
mà chính người dân Mianma về một tương lai ổn định của
quốc gia này2. Hiện nay, chính quyền quân sự vẫn đang liên tục
đụng độ với các nhóm vũ trang ly khai và ủng hộ NLD3. Các
quốc gia phương Tây cũng kịch liệt lên án hành động đảo chính

1. Đảo chính khiến Myanmar lùi 6 thập niên, https://tuoitre.vn/dao-chinh-


khien-myanmar-lui-6-thap-nien-20210202084603676.htm, cập nhật ngày
02/02/2021; “Phi chính trị hóa lực lượng vũ trang”- vấn đề nhìn từ Myanmar,
http://cand.com.vn/Chong-dien-bien-hoa-binh/Phi-chinh-tri-hoa-luc-luong-
vu-trang-van-de-nhin-tu-Myanmar-631398/, cập nhật ngày 20/02/2021, truy cập
ngày 07/7/2021.
2. Sợ hãi và bế tắc ở Myanmar 100 ngày hậu đảo chính, https://vnexpress.net/
so-hai-va-be-tac-o-myanmar-100-ngay-hau-dao-chinh-4275701.html, cập nhật
ngày 10/5/2021; Myanmar đứng bên bờ một cuộc nội chiến quy mô lớn và tàn
khốc, https://vov.vn/the-gioi/quan-sat/myanmar-dung-ben-bo-mot-cuoc-noi-
chien-quy-mo-lon-va-tan-khoc-854700.vov, truy cập ngày 13/7/2021.
3. Bạo lực leo thang ở Myanmar, https://thanhnien.vn/the-gioi/bao-luc-leo-
thang-o-myanmar-1405426.html, cập nhật ngày 28/6/2021, truy cập ngày
13/7/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 165

của Tổng tư lệnh Min Aung Hlaing1. Giờ đây, tình hình của
Mianma có thể nói là bất ổn nhất trong số các quốc gia thuộc
Tiểu vùng sông Mê Công, phản ánh rõ sự bất ổn của quốc gia
này theo suốt tiến trình lịch sử.

IV. LỊCH SỬ THÁI LAN

1. Thời kỳ tiền sử và sơ sử

Với gần 20 địa điểm kim khí phát hiện được tập trung chủ
yếu ở vùng cao nguyên Khorat (phía đông bắc Thái Lan) cho
phép khẳng định nơi đây từng tồn tại một trung tâm kim khí
bản địa. Trung tâm kim khí phía đông bắc Thái Lan có mối
quan hệ giao lưu rộng rãi với các trung tâm kim khí trong khu
vực Đông Nam Á.
Đồ gốm Nonnoktha, Bản Chiêng về mặt loại hình và hoa
văn trang trí cũng rất gần gũi với đồ gốm thuộc hệ thống văn
hóa Phùng Nguyên - Đông Sơn (Việt Nam).
Như vậy, nhìn chung, trung tâm kim khí phía đông bắc
Thái Lan không nằm ngoài khung cảnh chung của thời đại
kim khí Đông Nam Á và được bắt đầu vào khoảng đầu thiên
niên kỷ thứ hai trước Công nguyên.
Những dấu vết của nông nghiệp trồng lúa xuất hiện sớm
trong các di chỉ ở cao nguyên Khorat. Ở phía đông bắc Thái Lan,
những dấu vết hạt lúa in trên gốm hay trấu trộn trong gốm đã
có từ rất sớm, khoảng 6.000 năm trước Công nguyên, ở một số
nơi người ta đã phát hiện được dấu tích của việc dùng dao đá
cắt lúa. Người ta cũng tìm thấy hạt của một số loại đậu và bầu bí,

1. Mỹ có động thái “rắn” với Myanmar sau chính biến, https://thanhnien.vn/


the-gioi/my-co-dong-thai-ran-voi-myanmar-sau-chinh-bien-1337735.html,
cập nhật ngày 20/02/2021, truy cập ngày 13/7/2021.
166 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

có niên đại khoảng 12.000 năm1. Điều đó chứng tỏ Thái Lan là


một trong những trung tâm phát sinh nghề nông rất sớm trong
khu vực và trên thế giới.

2. Những vương quốc đầu tiên của người Môn


Trong khoảng đầu Công nguyên, những vương quốc kiểu
“thành thị - quốc gia” đã ra đời ở lưu vực sông Mê Nam và các
vùng ven biển thuộc vịnh Thái Lan, cũng như ở phía đông bắc
thuộc cao nguyên Khorat, nơi có nhiều người Khmer sinh sống.
Trong số những vương quốc cổ ra đời ở lưu vực sông Mê Nam,
lớn nhất là Dvaravati.
Theo các học giả phương Tây, lịch sử Dvaravati chỉ tồn tại
từ thế kỷ VI đến đầu thế kỷ XI, từ một quốc gia nhỏ ở lưu vực
sông Mê Nam mở rộng lãnh thổ ra khắp miền Trung và miền
Đông Thái Lan.
Theo biên niên sử Trung Quốc ghi chép về lãnh thổ
của Dvaravati thì nước này có 2 nước chư hầu là Tchitu và
Tambralinga. Tchitu và Tambralinga đã sáp nhập Dvaravati và
giữ được quyền tự trị nhất định. Quốc gia này đã đặt quan hệ
bang giao với nhà Đường. Sứ thần của Dvaravati có mặt tại
kinh đô Trung Quốc vào năm 638, đem theo ngà voi, các sản
phẩm khác của nước này để đổi lấy hàng hóa của Trung Quốc2.
Giai đoạn phát triển cao nhất của Dvaravati là khoảng nửa
sau thế kỷ VII, đến nửa sau thế kỷ VIII. Vương quốc này đã tích
cực xây dựng các thành thị, trong đó có kinh đô Nakhon
Pathom ở gần biển, nơi thuyền bè qua lại. Kinh đô Nakhon
Pathom là thành phố lớn nhất trong tất cả các thành phố, với hệ

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến ngày nay,
Sđd, tr. 21- 22.
2. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Nxb. Khoa
học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.139.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 167

thống kênh, rạch nối các vùng, thành phố khác, bao quanh là
lũy, hào. Chính giữa kinh đô là một thánh đường.
Đầu thế kỷ XII, nhân cơ hội vương triều Angkor lục đục,
xảy ra nội chiến, nhân dân Dvaravati đã nổi dậy giành độc lập,
khôi phục vương quốc Dvaravati, nhưng nhanh chóng bị
Suryavarman II, quốc vương của đế quốc Khmer, trị vì từ năm
1113 đến 1150, đàn áp.

3. Thời kỳ từ thế kỷ XIII đến cuối thế kỷ XVIII

3.1. Vương quốc Lanna


Lịch sử ra đời của vương quốc Thái Lanna khởi nguồn
từ xứ sở Yonok, nằm trong địa phận Chiang Saen, phía bắc
Thái Lan. Tại đây, vào thế kỷ VIII, ra đời vương quốc Lanna.
Cuối thế kỷ X đầu thế kỷ XI, Lanna phát triển ổn định, kinh tế
thịnh đạt.
Vương quốc được chia thành nhiều tiểu quốc hay các tỉnh.
Dưới tỉnh là huyện. Một số huyện được gọi là mường. Mỗi
huyện gồm vài nghìn ruộng lúa, gọi là na. Tên Lanna có nghĩa
là Triệu ruộng lúa. Con số triệu ở đây mang tính tượng trưng,
thể hiện số nhiều, không phải con số được thông kê chính xác.
Nhà nước tiến hành thu thuế theo từng địa phương, dựa vào số
lượng na, khoản đóng góp càng cao, vai trò của địa phương
càng quan trọng.
Hệ thống quản lý này đã đem đến cho các thủ lĩnh địa
phương nhiều quyền lực và nổi dậy khi có cơ hội. Các vua
Chiang Mai không kiểm soát được địa phương trong nửa đầu
thế kỷ XIV. Dưới triều vua Saen Mường Ma (1385-1401), Maha
Phrom - thống đốc Chiang Rai liên kết với thống đốc Lampang
mưu đồ tiếm ngôi. Việc không thành, Maha Phrom chạy xuống
Ayutthaya. Dưới thời Sam Phang Kaen (1401-1441), hoàng tử
lớn là thủ lĩnh Chiang Rai toan tính cướp ngôi. Xung đột đôi
168 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bên kéo theo sự tham gia của cả vùng. Các năm 1404, 1405, Vân
Nam cho quân đánh Chiang Saen. Các tiểu quốc của Lanna liên
kết với nhau để bảo vệ độc lập.
Các vua Lanna có nhiều chính sách bảo trợ Phật giáo.
Năm 1369, nhà sư Sukhothai là Sumana được mời đến lập giáo
đoàn mới ở Lampun. Vua cho xây tăng viện mới ở Chiang Mai
và mời sư đến trụ trì ở đó. Phật giáo ảnh hưởng đến nhiều lĩnh
vực văn hóa - nghệ thuật của Lanna như kiến trúc, điêu khắc.

3.2. Vương quốc Sukhothai

Người Thái dù đã định cư ổn định, lâu dài ở miền Bắc


Thái Lan ngày nay, song họ phải chịu sự chi phối của đế quốc
Khmer hùng mạnh. Tuy nhiên, đế quốc Khmer đã bắt đầu suy
yếu từ sau khi vua Jayavarman VII qua đời, dẫn đến sự chi phối
của người Khmer ở vùng đất người Thái định cư cũng suy yếu
đáng kể. Kết quả là, năm 1238, Pho Khun Pha Mueang là thủ
lĩnh người Thái ở Lato (nay là Mueang Phetchabun, tỉnh
Phetchabun, phía bắc Thái Lan) và Pho Khun Bang Klang Hao
là thủ lĩnh người Thái ở Bangyang (nay là Nakhon Thai) đã
cùng nhau đánh đuổi quân Khmer, tuyên bố độc lập, chiếm
thành phố Sukhothai làm kinh đô. Pho Khun Bang Klang Hao
sau đó trở thành vị vua đầu tiên của Sukhothai, tự xưng là Pho
Khun Si Indraditya, lập nên triều đại đầu tiên của Sukhothai là
triều Phra Ruang.
Sukhothai mở rộng bằng cách tạo liên minh với các vương
quốc Thái khác, tôn Phật giáo Thượng tọa bộ làm quốc giáo với
sự giúp đỡ của các nhà sư Xri Lanca. Indraditya truyền ngôi
cho con trai là Pho Khun Ban Muang, sau đó, đến lượt em trai
là Pho Khun Ram Khamhaeng kế vị.
Dưới triều vua Ram Khamhaeng (trị vì từ năm 1279
đến 1300), vương quốc Sukhothai phát triển thịnh đạt, lãnh thổ
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 169

được mở rộng. Đây cũng là giai đoạn đế quốc Angkor suy tàn
và Lanna tập trung mở rộng ở phía bắc và tây bắc, tạo cơ hội để
Sukhothai chinh phục nhiều vùng đất.
Ram Khamhaeng theo đuổi chính sách ngoại giao khôn
khéo, tránh xung đột vũ trang, lôi kéo các đồng minh bằng uy
danh và tình cảm.
Ram Khamhaeng chinh phục Nakhon Si Thammarat và
cai trị ở đây từ năm 1274 đến 1276. Sự kiện này đã khiến cho
các thuộc quốc của Nakhon Si Thammarat ở phía nam và phía
tây cũng như hai tiểu quốc Pahang và Kedah đều nằm dưới sự
cai quản của Sukhothai. Nakhon Si Thammarat cũng trở thành
trung tâm truyền bá Phật giáo Theravada (bắt nguồn từ Xri
Lanca), từ đây các nhà sư Thammarat đã truyền bá Phật giáo
sang Lopburi, Sukhothai và Lanna.
Thể chế nhà nước Sukhothai cũng được hoàn thiện dưới
thời vua Ram Khamhaeng. Vùng kinh đô và phụ cận thuộc
quyền cai trị trực tiếp của vua. Sri Satchanalai, thành phố có
tầm quan trọng sau kinh đô thì thuộc quyền cai quản của phó
vương, là con trưởng của nhà vua. Nhà vua cũng cử các thuộc
hạ tin cẩn điều hành là thống đốc đại diện cho mình tại địa
phương. Các thống đốc được hưởng hoa lợi trên vùng đất
thuộc quyền, họ thường xuất thân là võ tướng.
Vua Ram Khamhaeng tiến hành mở mang quan hệ chính
trị trực tiếp với Trung Quốc và đã đến nước này hai lần: lần thứ
nhất vào năm 1282 để thăm viếng hoàng đế Hốt Tất Liệt và lần
thứ hai vào năm 1300 sau khi Hốt Tất Liệt qua đời.
Sau khi Ram Khamhaeng băng hà, con trai ông là Loe Thai
kế vị. Các vương quốc chư hầu lần lượt giành độc lập, đầu tiên
là Uttaradit ở phía bắc và ngay sau đó là các vương quốc Lào
Luang Prabang và Vieng Chan. Lanna giành quyền kiểm soát
Tak, một trong những thành thị đầu tiên dưới quyền kiểm soát
170 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

của Sukhothai. Về phía nam, thành Suphanburi giàu có cũng


sớm ly khai khỏi triều Loe Thai. Do đó, vương quốc này đã
nhanh chóng suy yếu. Trong khi đó, Ayutthaya trở nên hùng
mạnh. Vào năm 1378, vua Thammaracha II của Sukhothai đã
phải chịu thuần phục cường quốc mới này.
Năm 1412, Ayutthaya đã dựng lên một thái thú và vua
Thammaracha IV được Ayutthaya đưa lên ngôi. Khoảng năm
1430, Thammaracha IV dời đô đến Phitsanulok. Sau cái chết của
ông năm 1438, vương quốc Sukhothai chỉ còn là một tỉnh của
Ayutthaya.

3.3. Vương quốc Ayutthaya

Từ thời vua Loe Thai, vương quốc Sukhoithai bắt đầu suy
yếu. Các chư hầu của Sukhothai dần dần công khai chống lại.
Một trong số đó là khu vực Suphanburi do Uthong cai trị. Năm 1348,
Uthong đã dời xuống đồng bằng Chao Phraya. Trên một cù lao
sông, ông cho lập kinh đô mới gọi là Ayutthaya, tiếp tục vương
hiệu Ramathibodi I (1351-1369).
Vua Ramathibodi I cố gắng mở rộng vương quốc bằng cách
chinh phục các vương quốc khác ở miền Bắc gồm Sukhothai,
Kamphaeng Phet và Phitsanulok. Vào cuối thế kỷ XIV, Ayutthaya
đã được xem là cường quốc hùng mạnh nhất Đông Nam Á.
Nhưng vương quốc này không phải là một quốc gia thống nhất
và đơn nhất, mà được hợp thành từ các tiểu vương quốc tự trị
và các tỉnh chư hầu trung thành với quốc vương của Ayutthaya
theo hệ thống Mandala. Các tiểu vương quốc này do các hoàng
thân của Ayutthaya trị vì, có quân đội riêng và thường xung
đột với nhau.
Cuối thế kỷ XV, Ayutthaya tấn công Angkor, làm cho ảnh
hưởng của đế chế Khmer tại khu vực đồng bằng sông Chao
Phraya bị loại bỏ, Ayutthaya trở thành thế lực mới ở khu vực.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 171

Nhưng Ayutthaya đã thất bại trong việc chinh phục vương


quốc Chiang Mai ở miền Bắc. Dưới sự cai trị của vua Tilokaraja,
Chiang Mai đã đứng vững trước tất cả những cuộc tấn công của
Ayutthaya. Còn Ayutthaya thì phải đầu hàng Miến Điện vào
năm 1569, trở thành lãnh thổ của Miến Điện cho đến năm 1584,
khi hoàng tử Naresuan nắm lấy cơ hội và tuyên bố độc lập.
Naresuan lên ngôi vua vào năm 1590 và chỉ trong vòng ba năm
ông đã loại bỏ hết người Miến Điện ra khỏi đất nước. Ông trở
thành người cai trị một vùng đất rộng lớn, bao gồm tất cả các
vùng lãnh thổ miền Bắc và một phần của Lào. Vào thời điểm
thịnh đạt, Ayutthaya có biên giới gần tương đương Thái Lan
ngày nay, ngoại trừ vùng Lanna.
Ayutthaya có chính sách cởi mở, sẵn sàng giao thương với
nước ngoài nên các lái buôn Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản và
Ba Tư đều có mặt; sau này người Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, các
công ty Đông Ấn - Hà Lan, Anh, Pháp cũng mở thương điếm ở
ngoài kinh thành Ayutthaya. Năm 1511, Ayutthaya đã tiếp đón
một đoàn ngoại giao từ Bồ Đào Nha, những người đã xâm
chiếm Malacca đầu năm đó. Năm năm sau lần tiếp xúc đầu tiên
đó, Ayutthaya và Bồ Đào Nha đã ký một hiệp ước cho phép
người Bồ Đào Nha buôn bán ở vương quốc này. Một hiệp ước
tương tự năm 1592 đã cho người Hà Lan một vị trí đặc quyền
trong việc mua bán lúa gạo. Theo đó, những thương nhân
Hà Lan đã đến buôn bán ở miền Nam Pattani từ năm 1601
và những lái buôn người Anh cũng đã đến Ayutthaya vào
năm 1612. Vua Narai (trị vì từ năm 1656 đến 1688) còn xúc tiến
gửi phái bộ sang yết kiến vua Pháp Louis XIV. Nhưng sau cái
chết của vua Narai, người châu Âu không còn được ưu đãi
như trước nữa, trong khi đó những cuộc nổi loạn đã bùng nổ
ở khắp nơi. Người Miến Điện tranh thủ cơ hội này chiếm
miền Bắc Ayutthaya.
172 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Dưới triều vua Boromakot, vào năm 1765, Miến Điện


mở cuộc tấn công ồ ạt nhắm vào Ayutthaya. Kinh thành Ayutthaya
bị đốt năm 1767. Đền đài cùng các công trình nghệ thuật kể cả
những kho sách quý ghi chép văn học, sử học của người Thái
đã bị tiêu hủy. Thành Ayutthaya trở thành hoang địa, dân
tình loạn lạc. Cuộc chinh phạt của Miến Điện cũng chỉ diễn ra
trong một khoảng thời gian ngắn vì cùng lúc đó nhà Thanh
điều binh xâm lược, khiến họ phải thu quân về, mở cơ hội cho
thủ lĩnh người Thái là Taksin khôi phục nước Xiêm.

4. Thời kỳ 1767-1932

4.1. Từ năm 1767 đến 1851

Sau khi vương triều Ayutthaya bị quân Miến Điện xâm


chiếm và tàn phá vào năm 1767, Phraya Taksin đã lãnh đạo
phong trào đánh đuổi quân Miến, giành lại vương quốc và lên
ngôi vua vào tháng 12/1767. Tuy nhiên, triều đại Taksin chỉ tồn
tại trong 15 năm.
Tháng 4/1782, một hội nghị gồm các quan đại thần được
triệu tập và thống nhất suy tôn Chao Phraya Chakri lên làm vua.
Ông lấy tên hiệu là Ramathipbodi (hay Rama I), lập ra vương
triều Chakri. Sau đó, ông tiến hành di chuyển kinh đô sang tả
ngạn sông Chao Phraya, chính là thành phố Bangkok. Vì thế,
vương triều này còn được gọi là vương triều Bangkok hay
Ratthanakosin. Thời kỳ đầu của vương triều Chakri là một
nhà nước quân chủ chuyên chế, còn được gọi vương quốc
Ratthanakosin hay Xiêm. Đó là vương quốc hùng mạnh trong
khu vực, luôn tìm cách bành trướng thế lực trên vùng Mê Công
và bán đảo Malay.
Từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX, Xiêm cũng đứng
trước sự xâm nhập của nhiều nước phương Tây như Hà Lan,
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 173

Anh, Pháp. Xiêm cũng như nhiều nước châu Á khác chịu áp lực
ngày càng lớn từ các nước phương Tây.
Từ triều đại Rama I (1782-1809) đến Rama III (1824-1851),
kinh tế vương quốc Xiêm chủ yếu có tính chất tự cấp tự túc.
Người dân đa phần sống bằng nghề nông và phụ thuộc vào
quý tộc, quan lại. Tất cả nông dân đều phải thực hiện chế độ lao
dịch, thời gian lao dịch là 3 tháng trong một năm, họ không
được trả công trong thời gian thực hiện nghĩa vụ lao dịch và có
thể nộp tiền để không phải đi nghĩa vụ lao dịch. Ngoài ra, nhà
nước còn chấn chỉnh chế độ thuế khóa, phân chia ruộng đất
rộng rãi đến người dân hay việc khuyến khích khai khẩn ruộng
đất và cao hơn nữa là xuất khẩu lúa gạo. Do những chính sách
tiến bộ đó nên Xiêm đã có những bước phát triển nhất định về
kinh tế nông nghiệp.
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, ngoại thương Xiêm đã
phát triển với quy mô ngày càng lớn. Trong 20 năm đầu của thế
kỷ XIX, sản lượng gạo xuất khẩu của Xiêm đứng thứ 2 châu Á,
thời kỳ này thế lực của thương nhân Thái cũng ngày càng lớn
mạnh, họ có quan hệ thương mại với nhiều nước như Trung Quốc,
Mã Lai, Lào và Inđônêxia.
Trong lĩnh vực thương mại, thương nhân phương Tây
đã có mặt từ rất sớm ở Xiêm, các công ty buôn bán Đông Ấn -
Hà Lan đã giành được vị trí độc quyền buôn bán ở thị trường
Xiêm. Ngoại thương Xiêm cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX đã
phát triển với quy mô đáng kể, hai mặt hàng buôn bán chủ yếu
là lúa gạo và đường. Việc xuất khẩu gạo một cách có hệ thống
của Xiêm bắt đầu vào cuối thế kỷ XVIII.
Trong nửa đầu thế kỷ XIX, tổng giá trị xuất khẩu hằng năm
của Xiêm có lúc tới 5,5 triệu bath, nhập khẩu là 4,3 triệu bath.
Vào nửa đầu thế kỷ XIX, ở Xiêm xuất hiện nhiều tàu thuyền
buôn bán. Năm 1822, theo số liệu có tới 3.200 cửa hàng trao đổi ở
174 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Bangkok, năm 1847 có 20 tàu buôn được đóng ở Bangkok (trong đó


có 13 tàu của nhà vua, số còn lại là của người phương Tây,…).
Người Anh khi đó đã đưa đến Xiêm sản phẩm công nghiệp dệt
nổi tiếng của mình với số lượng nhiều và giá thì rất rẻ, khiến
cho hàng dệt thủ công của Xiêm trở nên điêu đứng. Theo cách
nói của một lãnh sự Anh ở Xiêm khi đó: “ngành dệt Xiêm đang
trong thời kỳ hấp hối”1.
Sản xuất lúa gạo vốn là thế mạnh của người Xiêm, đây
cũng là mặt hàng có giá trị nhất mà người Xiêm có thể trao đổi.
Nền kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp ở vương quốc Xiêm đã có
bước chuyển mình đầu tiên, những người thuộc tầng lớp thượng
lưu đã chú ý, đầu tư vào lĩnh vực này. Họ mở rộng đất đai, thuê
nhân công lao động, tư nhân hóa hoạt động mua bán lúa gạo
xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh hoạt động buôn bán ở vùng
trung tâm Xiêm khi đó.
Chính sách “mở cửa”, cho phép người phương Tây vào
buôn bán, đầu tư và chính sách ưu đãi với thương nhân người
Hoa, đã làm thay đổi đáng kể diện mạo nền kinh tế Xiêm. Các
chủ cơ sở chế biến, khai thác của Hoa kiều và thương nhân là
người phương Tây có sự cạnh tranh với nhau. Người Hoa đã
khai thác mỏ thiếc Phuket từ trước, người Anh sau Hiệp ước
Bowring cũng đầu tư vào các công ty khai thác mỏ ở đây. Trong
nửa đầu thế kỷ XIX, những công trường khai thác mỏ thiếc,
đóng tàu, làm đường, xay xát gạo đã bắt đầu xuất hiện. Nền
kinh tế Xiêm khởi sắc, nguồn thu của nhà nước cũng tăng lên.
Về văn hóa, cả vua Rama I, Rama II và Rama III đều đặc biệt
quan tâm đến đạo Phật và nền văn hóa dân tộc. Những chùa
chiền bị phá hủy trước đây cũng được kiến tạo và điêu khắc lại.

1 . Chatthip Narsupha and Suthyprasartset: The political Econnormic of


Siam (1851-1910), The social Sciense association of Bangkok of Thailand,
1981, p.3
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 175

Tam Tạng kinh sau khi được chỉnh sửa lên đến 354 bộ kinh
chính. Tất cả đều được ấn hành để đưa về các trung tâm Phật
giáo nghiên cứu, giảng dạy1. Dưới thời trị vì của vua Rama I,
một số đạo luật Phật giáo được ban bố để củng cố lại đạo pháp.
Vua Rama I đã sử dụng quyền lực của quốc vương, ra sức cải
cách và củng cố Tăng đoàn. Năm 1805, nhà vua ban bố sắc
lệnh nhấn mạnh vai trò của quốc vương là giữ gìn Tăng đoàn
nghiêm minh, trong sạch. Những người tu hành phạm giới
sẽ bị đưa ra Hội đồng Giám tu nghị tội và có thể bị đuổi khỏi
Tăng đoàn để hoàn tục. Tổ chức Tăng đoàn (Sangha) được xây
dựng hoàn chỉnh hơn từ cấp trung ương đến địa phương,
góp phần ổn định trật tự xã hội. Bên cạnh đó, ảnh hưởng
của phương Tây đối với các lĩnh vực tôn giáo, y tế, văn hóa,…
khá sâu sắc, tạo điều kiện cho những luồng tư tưởng mới du
nhập Xiêm.
Nhìn chung, thời kỳ này nền chính trị Xiêm vẫn trong tình
trạng lạc hậu, chế độ phong kiến đã không còn phù hợp, kinh tế
đất nước yếu kém, phương thức sản xuất canh tác lạc hậu dẫn
đến xã hội bất ổn định. Trong khi đó, các nước tư bản phương
Tây phát triển nhanh chóng, những vùng đất mới tiềm năng
như Đông Nam Á nói chung, Xiêm nói riêng trở thành mục tiêu
xâm lược của các nước đế quốc.
Trong bối cảnh như vậy, nước Xiêm cũng đứng trước sự
lựa chọn giống như nhiều quốc gia ở châu Á khác. Vua Mongkut
(Rama IV, trị vì từ năm 1851 đến 1868) đã lựa chọn con đường
cải cách đất nước trên mọi lĩnh vực dưới ảnh hưởng mạnh mẽ
của những tư tưởng Phật giáo và văn minh phương Tây mà
ông dành phần lớn thời gian cuộc đời mình để nghiên cứu.

1. Ven. Phra Rajpnyamedhi: Buddhism in the Kingdom of Siam: Its Past and
Its Present, International Journal of Buddhist Thougth and Culture, 2006, Vol. 7,
pp.17-32.
176 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

4.2. Từ năm 1851 đến 1932


Vua Rama IV (1804-1868) được biết tới trong lịch sử Thái Lan
là vị vua đã tiến hành mở cửa, canh tân đất nước, bắt đầu con
đường cải cách và đưa Thái Lan phát triển hiện đại dưới ảnh
hưởng của văn minh phương Tây.
Mongkut là con thứ 43 của vua Rama II, ông vốn đã được
chọn để kế vị ngai vàng vì ông là con trai cả của hoàng hậu.
Tuy nhiên, khi cha ông qua đời vào năm 1824, Mongkut lúc đó
mới 20 tuổi. Vì vậy, Hội đồng Hoàng gia đã chọn người anh trai
lớn tuổi hơn và có kinh nghiệm hơn Mongkut để trị vì, đó là
vua Rama III (Phra Nangklao Chao Yu Hua). Trước đó, cha của
Mongkut là vua Rama II (trị vì từ năm 1809 đến 1824) đã gửi
ông vào một tu viện Phật giáo (năm 1824) để tránh một cuộc
thanh trừng đẫm máu giữa các phe trung thành với Mongkut
và những người ủng hộ Nangklao (Nangklao lớn hơn Mongkut,
nhưng thân mẫu của ông là phi, trong khi thân mẫu của Mongkut
là hoàng hậu).
Mongkut đã sống 27 năm trong tu viện trước khi ông trở
lại cuộc sống chính trị với tư cách là một vị vua đứng đầu đất
nước, khoảng thời gian đó đã giúp Mongkut hình thành một
nền tảng tư tưởng tiến bộ dựa trên những triết lý Phật giáo mà
ông học được và sự tiếp nhận cởi mở văn minh phương Tây.
Sau khi lên ngôi, ông đã dựa vào tầng lớp đại phong kiến, mà
trước hết là những người có tư tưởng hoặc học vấn phương Tây
như ông, liên tục tiến hành những cải cách và canh tân đất nước,
giúp Xiêm thoát khỏi sự xâm lược của các nước thực dân.
Vua Rama IV sau khi lên ngôi đã nhanh chóng thiết lập
quan hệ ngoại giao với Anh, Pháp và Mỹ, tạo ra một chính sách
đối ngoại mềm dẻo. Ông cũng ban hành chính sách tự do
thương mại, xây dựng tự do tôn giáo, hồi sinh cộng đồng các
tu viện Phật giáo và ban hành hệ thống tiền tệ đầu tiên của
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 177

Thái Lan, tiền kim loại. Vua Mongkut tiến hành con đường hiện
đại hóa Thái Lan với sự giúp đỡ của người châu Âu và người Mỹ,
đồng thời thiết lập một nền dân chủ Phật giáo mới.
Về kinh tế, trong nông nghiệp, chính quyền Xiêm hướng
tới mục tiêu mở rộng kích thích sự phát triển kinh tế, đặc biệt là
hoạt động xuất khẩu lúa gạo và đường, đây là hai mặt hàng có
giá trị xuất khẩu lớn, đem lại cho ngân sách quốc gia nguồn thu
đáng kể. Ngay khi lên cầm quyền, năm 1852, vua Rama IV đã
ban hành sắc dụ tuyên bố hủy bỏ cấm xuất khẩu lúa gạo và độc
quyền mua đường trước đây của giai cấp phong kiến, góp phần
tăng nguồn thu ngân sách cho nhà nước.
Vào giữa thế kỷ XIX, ở Thái Lan còn tồn tại chế độ nô dịch
vì nợ. Để giảm bớt số lượng nô lệ, vua Rama IV đã đề ra một số
luật mới, đó là giảm nhẹ số tiền chuộc và trừng trị chủ nô lệ có
hành động tàn bạo với nô lệ của mình. Vua Rama IV đã ra lệnh
cấm bán những người nô lệ trên 15 tuổi và cấm bán vợ để trang
trải nợ nần.
Nhà vua cũng tiến hành cải cách chế độ thuế. Nông dân
được khuyến khích khai hoang để tăng sản lượng lúa gạo, vừa để
cung cấp cho nhu cầu trong nước và để xuất khẩu. Bên cạnh đó,
vua Rama IV còn thực hiện cải cách tài chính, lập một xưởng
đúc tiền bath bằng bạc để lưu thông thay cho các thỏi vàng hay
bạc hình tròn đã được lưu thông trong xã hội trước. Ngoài ra,
nhiều cơ sở công nghiệp tư nhân của người Thái xuất hiện.
Những công ty, xí nghiệp đóng tàu của người Thái đã sản xuất
được tàu chiến với số lượng ngày càng tăng trong thời kỳ này,
cùng với đó là hàng loạt nhà máy xay xát gạo, chế biến gỗ
ra đời.
Những chính sách cải cách có tính chất đổi mới, hiện đại
trong kinh tế, là hạt giống ươm mầm cho sự phát triển kinh tế
của Xiêm theo cách thức phương Tây.
178 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trong lĩnh vực đối ngoại, trên những tư tưởng về sự hài


hòa, dung hợp của đạo Phật, vua Rama IV đã thực hiện những
chính sách ngoại giao “lựa chiều” nhằm mở rộng mối quan hệ
ngoại giao với các nước phương Tây, đẩy lùi nguy cơ xâm lược.
Sau khi lên ngôi, nhà vua đã gửi thư mong muốn nối lại mối
quan hệ với Anh, tạo ra thời cơ cho đất nước Thái, không chỉ
tránh được nạn xâm lược mà còn mở rộng cơ hội đẩy mạnh
kinh tế trong nước phát triển.
Trong 17 năm cầm quyền (1851-1868), Rama IV phải ký
nhiều hiệp ước bất bình đẳng với các nước phương Tây, đây là
một thực tế không thể phủ nhận. Nhưng như ông viết: “Một
quốc gia quá bé nhỏ như nước ta có thể làm gì, khi mà từ hai
mặt hoặc từ ba phía bị bao vây bởi các quốc gia hùng mạnh?
Giả sử rằng, chúng ta phát hiện ra ở nước ta là một mỏ vàng có
thể cho chúng ta hàng triệu katti vàng (đơn vị đo lường khi đó
ở Xiêm), cho phép chúng ta có thể mua hàng trăm tàu chiến.
Nhưng ngay cả số vàng như vậy, chúng ta cũng không thể
đấu tranh chống lại họ, chừng nào chính chúng ta phải mua của
họ những tàu chiến ấy và những trang thiết bị ấy. Trong lúc
này, chúng ta chưa có khả năng tự sản xuất ra được những
thứ đó. Và nếu thậm chí chúng ta có đủ tiền để mua vũ khí,
thì những nước phương Tây vào bất kỳ lúc nào cũng có thể
ngừng bán những vũ khí đó, chỉ bởi họ hiểu rằng, chúng ta vũ
trang để chống lại họ”1. Do đó, Rama IV đã phải tạm lùi một
bước và sử dụng đường lối mềm dẻo. Tư tưởng của Rama IV
thể hiện sự sáng suốt của ông và chính quyền Xiêm khi đó.
Sự lựa chọn đó tuy phải mất đi một số quyền lợi kinh tế, thậm
chí cả quyền lợi chính trị, nhưng cái được lớn nhất, đó là độc
lập dân tộc.

1. Lương Ninh (chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy đến
ngày nay, Sđd, tr.446 - 447.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 179

Có thể nói, vua Mongkut đã là người khởi đầu cho một


tôn giáo mang tính quốc gia - Phật giáo. Phật giáo quốc gia bắt
đầu với giáo phái Phật giáo cải cách được gọi là Thammayut,
do vua Mongkut tạo ra, khi ông còn là một nhà sư. Giáo phái
này kết hợp giữa tính hiện đại và quyền lực nhà nước của Xiêm,
được sử dụng để tạo ra một bản sắc dân tộc. Giáo phái này đã
loại bỏ những gì Mongkut coi là yếu tố mê tín và hư cấu của
văn hóa được biến thể từ Phật giáo và nhấn mạnh vào việc giải
thích theo nghĩa đen của kinh điển và nghiêm khắc thực hành
hình thức khổ hạnh.
Dưới triều đại của vua Mongkut, chính quyền dựa vào
Phật giáo để quản lý đất nước theo các quy phạm đạo đức, còn
tôn giáo thì dựa vào vương quyền để củng cố Tăng đoàn, nói
cách khác là đặt Tăng đoàn dưới sự bảo trợ và quản lý của nhà
nước. Chức sắc trong Tăng đoàn được nhà vua trực tiếp đề cử.
Tăng đoàn do đó đã trở thành một thành phần của bộ máy nhà
nước và ngược lại nhà nước cũng xem Phật giáo như là bản sắc
chung của cả dân tộc, cần được bảo vệ và tôn trọng.
Sau khi vua Rama IV qua đời, ngày 01/10/1868, Chulalongkorn
lên ngôi với vương hiệu là Rama V (1868-1910).
Những tư tưởng canh tân của vua Rama IV đã đặt nền tảng
cho những cuộc cải cách thực sự diễn ra trong thời cai trị của
vua Chulalongkorn. Sau khi lên ngôi chính thức vào năm 1873,
vua Rama V tuyên bố cải cách tư pháp, tài chính nhà nước và
cơ cấu chính trị.
Việc đầu tiên trong hàng loạt cải tổ của ông là đặt hệ
thống thông tin và bưu điện. Thủ đô Bangkok đến cuối thế
kỷ XIX đã có mạng lưới điện thoại. Một hệ thống xe điện
trong thành phố đã được lắp đặt (năm 1887). Liền sau đó, ông
cho xây dựng nhà máy điện và đặt đường ray xe lửa với sự
giúp đỡ của chuyên gia người Đức. Vua Rama V đặc biệt chú ý
180 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

việc xây dựng cơ sở hạ tầng, mở rộng quốc lộ, làm trục giao
thông chính ở thủ đô Bangkok. Bên cạnh hệ thống giao thông
đường bộ với các quốc lộ lớn, ông còn cho đào và mở rộng
nhiều sông, ngòi, kênh, rạch dọc ngang Bangkok, tạo thành
một hệ thống giao thông đường thủy cho thuyền bè qua lại
ngược xuôi, phục vụ ngành thương nghiệp trong nước. Vào
thời kỳ đó, Bangkok được coi là “Venice của phương Đông”
trong con mắt người phương Tây1. Suốt triều đại vua Rama V,
giao thông phát triển kéo theo công - thương nghiệp phát triển.
Hàng loạt nhà cao tầng và các cửa hàng mọc lên, tạo thành
các dãy phố buôn bán sầm uất bên cạnh các tòa nhà với kiến
trúc cổ kính.
Một trong những cải cách quan trọng về mặt xã hội của
vua Rama V là xóa bỏ chế độ nô lệ. Những nô lệ đã được giải
phóng không được phép trở lại thân phận nô lệ ở bất kỳ trường
hợp nào. Cùng với đó, để giải quyết triệt để, nhà vua đã ban bố
sắc lệnh cho xây dựng nhiều trường học. Đến năm 1889, 21 năm
sau khi ban hành sắc lệnh bãi bỏ chế độ nô lệ, toàn đất nước
Thái Lan đã không còn nô lệ.
Về giáo dục, vua Rama V ban hành chế độ giáo dục bắt
buộc, toàn dân phải đến trường học. Hệ thống giáo dục phổ
thông được xây dựng theo kiểu của Anh, gồm 12 năm, được
chia làm hai bậc học: Bậc thứ nhất, học sinh phải học sáu môn
theo sách giáo khoa mà nhà nước biên soạn. Bậc thứ hai là một
hệ thống trường học bao gồm trường của nhà nước hay trường
cho con em tư sản và quan lại.
Vua Rama V còn cho thành lập hai trường đại học Phật
giáo với mục tiêu phát triển và ổn định nền giáo dục Phật học.
Vua Rama V có nhiều nỗ lực trong việc cải tổ hệ thống giáo lý

1. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Sđd, tr.541- 542.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 181

Phật giáo, chỉnh đốn Tăng đoàn và hiện đại hóa giáo dục Phật
giáo. Ông cố gắng xây dựng Wat Bovonives trở thành trung
tâm của “một nền giáo dục thích hợp trong kỷ nguyên giáo
dục cấp tiến”, sẵn sàng tiếp nhận sự tiên tiến của nền giáo dục
phương Tây1.
Nếu như vua Rama IV nổi lên như một ông vua canh tân
truyền thống, thì vua Rama V lại là nhà canh tân Âu hóa. Vào
thời điểm vua Rama IV trị vì, việc tuyên bố mở cửa kết hợp với
canh tân đất nước quả là một quyết định táo bạo vì các vị vua
Rama trước đó dù có tư tưởng canh tân, nhưng chưa ai kết hợp
vừa mở cửa vừa canh tân như ông. Vua Rama V là người tiếp tục
phát triển ý tưởng canh tân táo bạo của vua cha, đã tiến hành cải
tổ toàn diện đất nước theo khuôn mẫu phương Tây. Ông đã thực
thi một cuộc canh tân toàn diện đất nước, mà thành công của
cuộc canh tân đó đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ độc
lập chủ quyền quốc gia.
Vào thời vua Vajiravudh (Rama VI, trị vì từ năm 1910 đến
1925), đã xuất hiện một cấu hình mới cho các biểu tượng nhà
nước - hình thành ba nguyên tắc: chat, satsana, mahakesat
(dân tộc, tôn giáo, chế độ quân chủ). Trong công thức này, Phật
giáo gắn kết chặt chẽ với chủ nghĩa dân tộc; còn chế độ quân
chủ thì củng cố bằng pháp luật. Bộ ba nhất thể này đã tạo ra ở
Thái Lan một cơ cấu chính trị - tư tưởng gần như độc nhất vô
nhị ở châu Á.
Trong khi hầu hết các nước trong khu vực đều lựa chọn
duy trì chế độ phong kiến, đóng cửa với phương Tây thì Xiêm
đã tiến hành canh tân và mở cửa đất nước. Bên cạnh việc cải cách
nội trị, trong chính sách đối ngoại với phương Tây, Thái Lan
luôn duy trì chính sách đối ngoại hòa bình, mềm dẻo và thường

1. Ian Harris: Buddhism, Power and Political order, Routledge Taylor and
Francis Group, London and New York, 2017, p.13.
182 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

được gọi là “ngoại giao cây tre”. Một nhà nghiên cứu Nhật Bản
khi nghiên về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á đã khẳng định:
“Ngoại giao Thái Lan lặp đi lặp lại một mô thức: quan hệ quốc
tế xung quanh Thái Lan căng thẳng - Thái Lan giữ thái độ trung
lập để chọn đứng về phía chiếm ưu thế nhằm kiếm lợi lớn nhất
với sự hy sinh nhỏ nhất”1. Mô hình ngoại giao này được các
nhà nghiên cứu quốc tế gọi là ngoại giao lựa chọn. Có thể nói,
các vua Rama IV, Rama V và Rama VI đều tiến hành chính sách
đối ngoại khá “cởi mở” trên tinh thần duy trì hòa bình, tránh
cho nhân dân Thái Lan phải rơi vào các cuộc chiến tranh vũ
trang. Vì vậy, Xiêm đã chủ động ký rất nhiều hiệp ước với các
nước phương Tây.
Nhờ những sự lựa chọn đó mà Xiêm vẫn tiếp tục giữ được
nền độc lập, đồng thời hạn chế những hậu quả của Chiến tranh
thế giới thứ nhất và Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ
vững được nền độc lập và chủ quyền dân tộc.
5. Thời kỳ từ năm 1932 đến nay
5.1. Từ Cách mạng năm 1932 tới nền độc tài Phibun Songkram
Cuộc cải cách duy tân ở Xiêm cuối thế kỷ XIX - đầu thế
kỷ XX đã tạo điều kiện cho quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa
phát triển, nhưng còn những hạn chế chưa triệt để. Đến thời
vua Rama VI (1910-1925) và Rama VII (1925-1935), những cải
cách do Chulalongkorn tiến hành vẫn được tiếp tục nhưng đã
giảm về quy mô, mức độ và tính chất ban đầu. Cơ cấu xã hội
chuyển biến với sự xuất hiện của tầng lớp trí thức người Xiêm
và người Hoa, quân đội cũng trở thành một lực lượng chính trị
độc lập. Các phần tử tiến bộ trong giới trí thức, các sĩ quan trẻ
chịu ảnh hưởng của tư tưởng dân chủ tư sản. Tình hình nước

1. Tanaka Tadaharu: Thái Lan là thế đó, Nxb. Tankobon Hardcover, 1998,
tr.118.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 183

Xiêm khi đó đặt ra yêu cầu phải xóa bỏ chế độ phong kiến đã
lỗi thời, khiến cho vua Rama VI phải thành lập những đơn vị
cận vệ riêng với tên gọi “Hổ dữ” để chống lại những bất trắc từ
phía quân đội.
Vua Rama VII (trị vì từ năm 1925 đến 1935) lên ngôi trong bối
cảnh thế giới diễn ra cuộc đại khủng hoảng kinh tế (1929-1933)
và Xiêm cũng chịu tác động mạnh mẽ của cuộc đại khủng
hoảng đó. Đại đa số nông dân Xiêm rơi vào cảnh nợ nần, mất
ruộng đất. Ngân khố Xiêm giảm từ 107 triệu bath (năm 1929)
xuống 79 triệu bath (năm 1933)1. Vương triều của vua Rama VII
đã hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn nạn thiếu hụt ngân
sách. Nhà vua phải cắt giảm bộ máy tham mưu trong quân đội
và các bộ khác. Những điều này đã gây ra sự bất bình trong
giới quan lại và quân đội, họ chính là những người khởi xướng
cuộc cách mạng năm 1932 ở Xiêm.
Các thủ lĩnh của Đảng Nhân dân cũng gửi tới vua Rama VII
một tối hậu thư, yêu cầu trong thời hạn một giờ đồng hồ, nhà
vua hoặc là phải tiếp nhận chính thể quân chủ lập hiến, hoặc sẽ
bị phế truất để thay nhà vua mới. Ngày 25/6/1932, vua Rama VII
đã phải chấp nhận những yêu cầu của tối hậu thư này. Ngày
27/6/1932, ông tuyên bố chấp nhận chế độ quân chủ lập hiến và
ký vào bản hiến pháp lâm thời.
Ngày 28/6/1932, nghị viện và chính phủ chính thức hoạt
động. Nhà vua bị đặt dưới sự giám sát của nghị viện và các đại
biểu nhân dân.
Tháng 12/1932, ở Xiêm đã diễn ra cuộc bầu cử nghị viện
đầu tiên. Ngày 10/12/1932, Hiến pháp mới của chế độ quân chủ
lập hiến đã chính thức được thông qua. Theo Hiến pháp mới,
nhà vua được tuyên bố là thần thánh và bất khả xâm phạm.

1. Lê Văn Quang: Lịch sử Vương quốc Thái Lan, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 1995, tr.165-166.
184 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Vua nắm quyền tối cao về quân sự, có quyền tuyên chiến và ký
kết hòa bình, có quyền triệu tập và giải tán Quốc hội. Dù vậy,
nhà vua không có quyền phủ quyết và nghị viện có thể thông
qua các đạo luật dù không có sự đồng ý của nhà vua.
Hội đồng nhà nước chịu trách nhiệm trước nghị viện và
khi cần nghị viện có thể bỏ phiếu tín nhiệm. Những người thuộc
hoàng tộc Xiêm không được làm chính trị, giới quý tộc phong
kiến cũ cũng bị gạt ra khỏi chính quyền. Nhân dân có quyền tự
do, quyền ngôn luận, lập hội, học tập và có quyền tư hữu.
Cuộc cách mạng năm 1932 thường được đánh giá là một
cuộc cách mạng tư sản, nhưng bị xem là cuộc cách mạng không
triệt để vì quyền lợi của giai cấp phong kiến, của nhà vua và
hoàng tộc vẫn được duy trì. Mặc dù vậy, giới quý tộc bảo thủ
vẫn hết sức lo ngại.
Chưa đầy một năm sau ngày thiết lập nền quân chủ lập
hiến, ngày 20/6/1933, một cuộc đảo chính đã diễn ra ở thủ đô
Bangkok, lật đổ chính phủ của Phraya Manopakorn Nititada,
thành lập chính phủ mới. Tình hình ở Xiêm những năm sau đó
vẫn tồn tại nhiều bất ổn, mâu thuẫn giữa phái quân sự và phái
bảo hoàng. Ngày 11/9/1938, giới quân sự đã gây áp lực để giải
tán nghị viện và ngay hôm sau nghị viện mới đã được bầu ra.
Chính phủ mới do Tướng Phibun Songkram đứng đầu đã được
thành lập với 20 bộ trưởng, trong đó giới quân sự chiếm tới 12
người, chỉ có 8 bộ thuộc về phái dân sự. Bản thân tướng Phibun
Songkram ngoài chức thủ tướng thì kiêm chức bộ trưởng bộ
quốc phòng và bộ trưởng bộ nội vụ.
Nền độc tài quân sự của tướng Phibun Songkram thể hiện
sự củng cố về quyền lợi kinh tế và chính trị của giới lãnh đạo
quân sự cũng như xu hướng thiết lập chế độ độc tài quân sự
theo con đường của Nhật Bản. Tình hình đó làm cho mâu thuẫn
nội bộ càng trở nên gay gắt. Nhân dân và những người dân chủ
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 185

tư sản, tiểu tư sản chống lại xu hướng độc tài quân sự của giới
cầm quyền.
Về kinh tế, cuối năm 1933, Chính phủ Xiêm thông qua kế
hoạch phát triển kinh tế đất nước. Trong nông nghiệp, chính
phủ quan tâm tới việc tưới tiêu và trồng cây công nghiệp mới.
Trong công nghiệp, chính phủ khuyến khích tư nhân kinh
doanh công nghiệp nhẹ. Chính phủ cố giành lại việc khai thác
thiếc cũng như rút ngắn các hiệp ước về nhượng quyền khai
thác cho tư bản nước ngoài từ 30 năm xuống còn 15 năm. Chính
phủ cũng thi hành các biện pháp cứng rắn với hoàng tộc để cắt
giảm chi phí hằng năm cho hoàng cung.
Cuối năm 1937, Xiêm đã ký những hiệp ước mới với Anh,
Pháp, Đức, Italia và Mỹ, trong đó các nước phương Tây chính
thức từ bỏ đặc quyền ở Xiêm. Ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới, kinh tế Xiêm đạt được một số thành tựu. Giới cầm
quyền Xiêm dù là ở phe nào thì đều ý thức được việc giành lại
chủ quyền trong lĩnh vực kinh tế và tài chính, thi hành một số
biện pháp thúc đẩy sản xuất và thương mại phát triển.

5.2. Thái Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945)

Từ năm 1939, tên nước Xiêm cũng thay đổi, gọi là Mương Thái
(người Anh gọi là Thailand - nghĩa là “đất của người Thái”).
Thái Lan trong Chiến tranh thế giới thứ hai chịu ảnh hưởng khá
rõ của tư tưởng độc tài quân sự khi Tướng Phibunsongkram có
xu hướng ngả về phía Nhật Bản.
Trong thời gian đầu của cuộc chiến, Thái Lan áp dụng
chính sách “đánh đu” giữa các thế lực. Tháng 6/1940, Thái Lan
và Nhật Bản ký hiệp ước hữu nghị giữa hai nước. Hai tháng
sau, Thái Lan lại ký hiệp ước tương tự với Anh. Nhưng Pháp
không chấp nhận yêu sách của Thái Lan đòi một vùng lãnh
thổ của Lào ở hữu ngạn sông Mê Công nên không ký hiệp ước
186 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

song phương. Lúc này, quan điểm thân Nhật của Phibun
Songkram đã thắng thế trong giới lãnh đạo Thái Lan1.
Ngày 21/12/1941, Thái Lan ký hiệp ước liên minh với
Nhật Bản. Quân đội Nhật Bản được phép đóng trên lãnh thổ
Thái Lan cho đến khi chiến tranh kết thúc. Ngày 25/01/1941,
Bangkok tuyên chiến với Anh và Mỹ, đồng thời tịch thu các cơ
sở kinh doanh của Anh. Chính sách của Phibun Songkram đã
giáng một đòn mạnh vào tư bản Anh.
Từ năm 1943, những thất bại của phe phát xít trên chiến
trường châu Âu, châu Á làm cho hoạt động kinh tế của người
Thái bị ngưng trệ, ngoại thương giảm sút. Trong khi đó, chi phí
chiến tranh của Thái Lan trong thời gian 1941-1945 tăng từ
36% lên 51%. Xu hướng chống Nhật ngày càng lan tràn trong xã
hội. Năm 1942, Đảng Cộng sản Thái Lan được thành lập. Năm
1943, phong trào “Thái tự do” chống phát xít ra đời.
Ngày 15/8/1945, Nhật Bản tuyên bố đầu hàng Đồng minh vô
điều kiện. Ngày 17/9/1945, một chính phủ mới ở Thái Lan được
thành lập do Seni Pramoj, một nhân vật thân Mỹ đứng đầu.
Chính phủ Anh và chính phủ Charlles de Gaulle (Pháp)
coi Thái Lan là nước bại trận thuộc phe phát xít đã từng tuyên
chiến chống lại họ. Tháng 9/1945, quân Anh vào Thái Lan với
tư cách Đồng minh để tước vũ khí quân Nhật và thừa cơ trừng
phạt Thái Lan. Anh đưa ra yêu sách 23 điều có tính chất như
tối hậu thư, đòi nắm độc quyền ngoại thương, vận tải đường
thủy và đường hàng không của Thái Lan, quân Anh được
đóng ở những vị trí then chốt ở Thái Lan. Nước này cũng phải
bồi thường thiệt hại tài sản cho các kiều dân Anh và phải xuất
1,5 triệu tấn gạo không trả tiền sang các thuộc địa của Anh, khi
đó đang lâm vào nạn đói. Anh sẽ thay mặt Thái Lan điều đình

1. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Sđd, tr.356.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 187

với Pháp về các vấn đề tranh chấp lãnh thổ vùng biên giới Lào
và Campuchia…1.
Trước những yêu sách đó, Chính phủ và nhân dân Thái
Lan phản ứng dữ dội. Chính phủ tuyên bố sẽ tự giải tán nếu bị
ép buộc phải ký hiệp định với những nội dung trên.
Trong bối cảnh đó, Mỹ đã đưa ra tuyên bố không coi Thái
Lan là nước bại trận thù địch mà là nước bị phát xít Nhật chiếm
đóng, cần được giải phóng. Người đứng đầu Chính phủ Thái
sau chiến tranh là Seni Pramoj đã dựa vào Mỹ để tỏ thái độ
cứng rắn với những yêu sách của Anh. Do gặp nhiều khó khăn
trong nước và thuộc địa, Anh phải chấp nhận sự can dự và dàn
xếp của Mỹ trong cuộc đàm phán Anh - Thái 2.
Ngày 01/01/1946, Hiệp ước Anh - Thái được ký kết ở
Xingapo. Theo đó, Thái Lan nhận bồi thường thiệt hại cho kiều
dân Anh, trả lại cho Anh những vùng đất đã chiếm thuộc
Malaixia và Mianma, cung cấp cho Anh gạo dự trữ trong nước,
giảm nhẹ những yêu sách của Anh về vật chất. Đổi lại, Anh rút
quân khỏi Thái Lan, quan hệ ngoại giao giữa Anh và Thái Lan
được phục hồi.
Một hiệp ước tương tự giữa Pháp và Thái cũng được ký kết
ở Washington (17/11/1946), theo đó Thái Lan nhận trả cho Pháp
những vùng đã chiếm để đổi lại việc Pháp ủng hộ Thái Lan vào
Liên hợp quốc.
Mục tiêu của Mỹ khi ủng hộ Thái Lan như một đồng minh
là mong muốn gia tăng ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới
thứ hai và tạo cơ sở để chống lại sự lan rộng của chủ nghĩa cộng
sản ở châu Á. Mỹ đã giúp Thái Lan khôi phục và củng cố
nền thống trị quân sự, vốn đã bị thất bại vào cuối Chiến tranh

1. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Sđd, tr.360.
2. Chris Baker - Pasuk Phongpaichit: A history of Thailand, Cambridge
University of Press, 2014, Third edition, pp.140 - 141.
188 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thế giới thứ hai. Để củng cố tư cách thành viên của Thái Lan ở
phe “thế giới tự do” trong Chiến tranh lạnh, Mỹ đã thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của Thái Lan thông qua phát triển chủ
nghĩa tư bản tư nhân ở nước này1.
Như vậy, Chính phủ Thái Lan được sự hỗ trợ của Mỹ đã
thoát khỏi sự chiếm đóng trở lại của Anh và Pháp, giữ được
nguyên vẹn lãnh thổ, lập lại quan hệ ngoại giao với các nước và
tham gia Liên hợp quốc. Trên thực tế, Mỹ đã giành được nhiều
lợi ích hơn cả. Mỹ đã gạt ảnh hưởng của Anh, Pháp, chiếm giữ
vị trí hàng đầu ở Thái Lan, tác động mạnh mẽ tới đời sống
chính trị và kinh tế của đất nước này trong nửa sau thế kỷ XX.

5.3. Từ năm 1947 đến 1972 - Dưới chế độ độc tài quân sự
Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, nền kinh tế Thái Lan
lâm vào khó khăn, 25% ruộng đất bị bỏ hoang, công nghiệp
khai khoáng đình đốn, sản xuất gỗ và cao su bị giảm sút, ngân
sách nhà nước thiếu hụt, nạn thất nghiệp tràn lan.
Hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng khiến tình hình chính
trị thêm phức tạp. Phong trào công nhân phát triển nhanh
chóng, nhiều công đoàn được thành lập. Công nhân nhiều nhà
máy bãi công đòi tăng lương, cải thiện đời sống và đòi quyền
dân chủ.
Trong cuộc bầu cử ngày 06/01/1946, Mặt trận Hiến pháp
giành được đa số phiếu. Chính phủ mới do Khuong Aphayvong
đứng đầu, vốn là người theo trường phái trung gian, nghiêng
ngả giữa phái cấp tiến và phái bảo hoàng.
Ngày 08/11/1947, nổ ra một cuộc đảo chính do nhóm
Phibun Songkram tiến hành, phái Pridi bị lật đổ, nhiều người
phải chạy ra nước ngoài. Phibun Songkram đưa Aphayvong trở
lại chính quyền, giữ chức thủ tướng còn Phibun Songkram giữ

1. Chris Baker - Pasuk Phongpaichit: A history of Thailand, Ibid, p.139.


Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 189

vai trò tổng tư lệnh quân đội. Tuy nhiên, chính quyền này cũng
tồn tại chỉ 5 tháng là kết thúc. Tháng 4/1948, Phibun Songkram
chính thức thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Thái Lan với đường
lối ngả sang Mỹ, đồng thời tranh thủ sự viện trợ vũ khí của Anh.
Sau cuộc đảo chính năm 1947, Phibun Songkram yêu cầu
Mỹ cung cấp thêm vũ khí và tài chính để tăng cường sức mạnh
cho quân đội. Tháng 3/1950, Chính phủ Phibun Songkram được
Mỹ thưởng 15 triệu USD do giúp hoàng đế Bảo Đại ở Việt Nam.
Tháng 7/1950, Thái Lan trở thành quốc gia châu Á đầu tiên cung
cấp binh lính và vật tư cho chiến dịch của Mỹ tại Hàn Quốc.
Phibun Songkram nói với quốc hội rằng, “chỉ cần gửi một số
lượng nhỏ quân đội như một dấu hiệu tình bạn của chúng ta,
chúng ta sẽ nhận được nhiều thứ khác nhau”. Một tháng sau,
Mỹ cung cấp thêm 10 triệu USD viện trợ kinh tế, Ngân hàng
Thế giới cho Thái Lan vay 25 triệu USD và các nguồn cung cấp
vũ khí bắt đầu đến Thái Lan1.
Trong khoảng thời gian cầm quyền từ năm 1948 đến tháng
9/1957, trong bối cảnh liên tục biến động về chính trị, Phibun
Songkram vẫn luôn kiên định đường lối đối ngoại thân Mỹ. Từ
năm 1951 đến 1954, bình quân hằng năm Mỹ viện trợ 8 triệu USD
cho Thái Lan2. Trong khoảng thời gian này, Mỹ cũng tăng cường
đầu tư vào các ngành kinh tế Thái Lan với những điều kiện ưu
đãi như các cơ sở kinh doanh của Mỹ được miễn thuế trong
3 năm, giảm giá nguyên liệu và thiết bị, được tự do chuyển lợi
nhuận về nước,…
Chính sách đối nội phản dân chủ và đối ngoại theo Mỹ
vấp phải sự chống đối từ nhiều phía trong xã hội Thái Lan.
Ngay trong nội bộ giới quân sự cũng diễn ra tranh chấp quyền
bính giữa các phe phái.

1. Chris Baker - Pasuk Phongpaichit: A history of Thailand, Ibid, p.43.


2. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Sđd, tr.370.
190 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Cuộc biểu tình của sinh viên Bangkok tháng 3/1957 đã đẩy
chính phủ Phibun Songkram rơi vào khủng hoảng nghiêm
trọng. Đầu tháng 9/1957, Sarit Thanarat cùng một số bộ trưởng
đã rút khỏi chính phủ, chuẩn bị cho cuộc đảo chính lật đổ chính
phủ Phibun Songkram.
Đêm 16/9/1957, một lực lượng quân đội dưới sự cầm
quyền của tướng Sarit Thanarat đã tiến hành đảo chính, tuyên
bố bãi bỏ Hiến pháp năm 1952, giải tán quốc hội và chuẩn bị
thành lập quốc hội mới.
Ngày 9/02/1959, Sarit Thanarat trực tiếp làm thủ tướng,
tập trung quyền lực, huỷ bỏ Hiến pháp, giải tán quốc hội, trấn
áp các lực lượng đối lập, đặc biệt khủng bố những người dân
chủ và cộng sản. Chế độ của Sarit được xem là nền độc tài và đàn
áp nhất trong lịch sử Thái Lan hiện đại. Sau khi Sarit Thanarat
qua đời (tháng 12/1963), Thanom Kittikachorn trở lại làm thủ
tướng và tiếp tục đường lối của Sarit Thanarat. Dưới chế độ
Sarit - Thanom, Thái Lan mở rộng cho nước ngoài đầu tư vào các
ngành kinh tế. Nếu trong 8 năm, từ 1951 đến 1958, vốn đầu tư
của tư bản nước ngoài tăng thêm 54 triệu USD (từ 110 triệu USD
lên 164 triệu USD) thì từ năm 1959 đến 1964, con số đó tăng
355 triệu USD (từ 164 lên 519 triệu USD)1.
Viện trợ kinh tế của Mỹ cho Thái Lan cũng tăng lên nhanh
chóng. Nếu trong giai đoạn 1950-1956, tổng viện trợ của Mỹ là
104,6 triệu USD, thì đến giai đoạn 1957-1965 là 294 triệu USD.
Đặc biệt, sau khi Thái Lan tham gia cuộc chiến tranh tại
Việt Nam với tư cách thành viên SEATO thì số viện trợ của Mỹ
cho nước này còn tăng nhanh hơn: năm 1966 - 50 triệu USD,
năm 1967 - 77 triệu USD, năm 1968 - 100 triệu USD. Các nước
Nhật Bản, Cộng hòa Liên bang Đức và Anh cũng tăng viện trợ
cho Thái Lan.

1. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan, Sđd, tr.374.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 191

Từ năm 1965, xuất hiện “Mặt trận yêu nước Thái Lan”,
chủ trương tiến hành đấu tranh vũ trang chống nền độc tài
quân sự. Quân du kích nổi dậy ở nhiều nơi, nêu khẩu hiệu
chống Mỹ, đòi quyền dân chủ và cải thiện dân sinh.
Những hình thức khác nhau của bộ máy chính quyền
trong thời gian từ năm 1958 đến 1972 chỉ nhằm củng cố quyền
lực của giới quân sự, không những không đưa đất nước ra khỏi
con đường khủng hoảng mà còn làm tăng thêm lòng bất mãn
đối với chế độ độc tài quân sự của Thanom Kittikhachon.
Trong giai đoạn 1947 - 1972, nền kinh tế Thái Lan có nhiều
chuyển biến quan trọng. Chính phủ Thái Lan tiến hành nhiều
biện pháp nhằm khuyến khích người Thái tham gia các hoạt
động sản xuất công, thương nghiệp.
Việc xây dựng kinh tế quốc doanh được xúc tiến mạnh mẽ
hơn vào đầu những năm 1950. Để có vốn thực hiện chủ trương
này, một mặt Thái Lan dựa vào nguồn vốn trong nước thông
qua thu thuế, thu nhập ngoại thương, mặt khác tìm kiếm nguồn
vốn nước ngoài bằng cách vay nợ, nhận viện trợ của Mỹ và một
số nước khác.
Với sự gợi ý từ Ngân hàng Thế giới, Chính phủ Thái Lan
tiếp tục thực hiện các kế hoạch phát triển kinh tế quốc dân lần
thứ nhất (10/1961-9/1967) và lần thứ hai (10/1967-9/1972). Theo
đó, chiến lược công nghiệp thay thế nhập khẩu đã được thực
hiện ở Thái Lan. Những cố gắng của Chính phủ Thái Lan đã
đưa lại kết quả đáng kể về kinh tế trong những năm 1960-1970.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) đã tăng từ 55 tỷ bath (năm 1961)
lên 97 tỷ bath (năm 1966). Dự trữ ngoại tệ và vàng tăng 15%
mỗi năm. Tuy nhiên, những kết quả trên đây chỉ thể hiện tính
ổn định tạm thời của nền kinh tế Thái Lan, vì kinh tế Thái Lan
phụ thuộc nhiều vào vốn, kỹ thuật, giá cả thị trường từ các
nước tư bản công nghiệp phát triển.
192 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

5.4. Từ năm 1973 đến 1991


Thất bại của Mỹ trong cuộc chiến tranh ở Đông Dương
đã kích thích phong trào chống đường lối theo đuôi Mỹ
của chính quyền Bangkok. Không khí chính trị ngột ngạt trong
nước, sự hoành hành của “bộ ba độc tài” và tình trạng gần
như nội chiến ở vùng phía bắc và đông bắc Thái Lan đã dẫn
tới nhiều cuộc nổi dậy. Dẫn đầu trong các cuộc nổi dậy là lực
lượng sinh viên các trường đại học ở Bangkok. Họ là lực lượng
trẻ, khao khát tự do, dân chủ, nhiều lần tham gia đấu tranh
chống chế độ độc tài quân sự. Phong trào đấu tranh của những
người lao động cũng góp phần làm cho cuộc khủng hoảng
chính trị thêm chín muồi. Chỉ trong 9 tháng đầu năm 1973 đã
diễn ra 128 cuộc bãi công với sự tham gia của 30.000 công nhân,
viên chức.
Trước áp lực đấu tranh của sinh viên và quần chúng nhân
dân, nhà vua buộc Thanom từ chức thủ tướng. Một chính phủ
dân sự ra đời, trong đó chỉ có ba bộ trưởng thuộc giới quân sự.
Thắng lợi của phong trào sinh viên và các lực lượng dân chủ
nói chung tạo nên một luồng gió mới vào đời sống chính trị
Thái Lan. Công nhân giành thắng lợi trong việc đưa ra đạo luật
quy định về mức lương tối thiểu. Nông dân đòi cải cách ruộng
đất. Các đảng chính trị được hoạt động công khai, trừ Đảng
Cộng sản. Tài sản của “bộ ba độc tài” bị tịch thu.
Trong bối cảnh cuộc đấu tranh giữa các đảng phái chính
trị diễn ra sôi động, Kukrit Pramoj - thủ lĩnh của Đảng Hành
động xã hội đã đứng ra thành lập một chính phủ liên hiệp sau
cuộc tổng tuyển cử ngày 26/01/1975. Chính phủ của Thủ tướng
Kukrit Pramoj cho phát hành “công trái cải cách ruộng đất”,
nhờ đó thu được 100 triệu bath để mua đất chia cho nông dân.
Trong chính sách đối ngoại, chính phủ Kukrit chủ trương yêu
cầu Mỹ phải rút quân đội khỏi Thái Lan; thiết lập quan hệ
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 193

ngoại giao với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; bình thường
hóa quan hệ với các nước Đông Dương,… Tuy nhiên, những
chính sách này không giải quyết được mâu thuẫn cơ bản gay
gắt ở nông thôn. Những cuộc đấu tranh của nông dân vẫn tiếp
tục. Công nhân và sinh viên vẫn tiến hành nhiều cuộc biểu tình
chống chính phủ. Trong nội bộ chính phủ cũng diễn ra những
cuộc đấu tranh phe phái rất căng thẳng, buộc Thủ tướng Kukrit
Pramoj phải cải tổ nội các và tiến hành một cuộc bầu cử mới
vào tháng 4/1976.
Kết quả của cuộc bầu cử tháng 4/1976 là Seni Pramoj (anh
trai của Kukrit Pramoj) - thủ lĩnh của Đảng Tự do lên làm thủ
tướng và thành lập nội các mới (4/1976 - 10/1976). Chỉ tồn tại
trong vòng nửa năm, chính phủ này cũng không làm được gì
nhiều ngoài việc quốc hữu hóa một số công ty tư bản nước
ngoài; buộc Mỹ rút hết quân đội và đóng cửa các căn cứ quân
sự ở Thái Lan; thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam,…
Như vậy, thời kỳ cầm quyền của các chính phủ dân sự
(1973-1976) thường được gọi là “thời kỳ thử nghiệm dân chủ”,
đánh dấu sự sụp đổ của giới quân sự sau một thời gian dài cầm
quyền ở Thái Lan (1947-1973), với mục đích tiến đến nền thống
trị theo kiểu đại nghị thực sự. Đó là thời kỳ đánh dấu bước phát
triển của sự thức tỉnh xã hội có tính chất dân chủ. Về khách
quan, phong trào dân chủ (1973-1976) phản ánh quá trình hiện
đại hóa theo con đường tư bản chủ nghĩa, với sự phát triển
nhanh chóng của tầng lớp tiểu tư sản và trung tư sản.
Trong một thời gian ngắn (3 năm) mà ở Thái Lan thay đổi
tới 5 nội các chính phủ, điều đó chứng tỏ sự không ổn định của
tình hình chính trị Thái Lan lúc này. Các chính phủ dân sự
không có thực quyền, do không thiết lập được quyền kiểm soát
đối với quân đội, cảnh sát và bộ máy bạo lực được triển khai từ
thời kỳ cầm quyền của giới quân sự.
194 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thời kỳ 1976-1980 - Phái hữu trở lại cầm quyền


Với nguyên cớ chính phủ dân sự không đủ khả năng kiểm
soát tình hình, chính quyền được chuyển vào tay Hội đồng
Cải cách hành chính quốc gia, bao gồm đại biểu của Bộ Chỉ huy
tối cao các lực lượng vũ trang, do đô đốc đã về hưu Sangad
Chaloryu làm chủ tịch. Ngày 22/10/1976, nhà vua Thái Lan đã
ra sắc lệnh bổ nhiệm Thanin Kraivichien, một luật sư gốc Hoa,
thành viên của tòa án tối cao trước đây có quan điểm bảo hoàng
lên làm thủ tướng.
Thời gian đầu, chính phủ Thanin Kraivichien đấu tranh
chống tham nhũng mạnh mẽ; thi hành nhiều biện pháp kêu gọi
đầu tư nước ngoài; giảm lạm phát; giảm thâm hụt ngân sách,…
nhưng vẫn không cải thiện được nhiều tình hình khủng hoảng
của đất nước.
Một cuộc đảo chính mới đã diễn ra vào tháng 10/1977, lật
đổ chính quyền của Thanin, chính phủ mới do tướng Kriangsak
Chamanan đã được dựng lên, có sự đồng thuận của nhà vua.
Chính sách đối nội và đối ngoại của chính phủ Kriangsak
Chamanan (cầm quyền từ tháng 10/1977 đến tháng 02/1980) đều
nhằm mục đích bảo đảm trật tự chính trị - xã hội hiện hành bằng
con đường từ chối các biện pháp độc tài của nội các tiền nhiệm
và sử dụng những biện pháp mềm dẻo, uyển chuyển hơn.
Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng năng lượng 1979-1980 đã
khiến cho nền kinh tế Thái Lan tiếp tục khó khăn: năm 1974 tỷ
lệ lạm phát là 20%, thâm hụt ngoại thương tăng 60%; vào đầu
thập niên 1980, có tới 11 triệu người (tức 20% dân số) sống dưới
mức nghèo khổ. Trong khi đó, đường lối đối ngoại của Thái
Lan không nhận được sự hưởng ứng của Mỹ1.

1. Lê Văn Quang: Lịch sử Vương quốc Thái Lan, Nxb. Tổng hợp Thành phố
Hồ Chí Minh, 1995, tr.248 - 249.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 195

Nội các của tướng Kriangsak Chamanan đã sụp đổ sau 3


năm cầm quyền, bản thân ông phải tự rút khỏi chức vụ vào
tháng 02/1980. Nguyên nhân trực tiếp của sự ra đi này là vấn đề
tăng giá nhiên liệu và sự bất bình của dân chúng khi chính phủ
thi hành biện pháp này.

Thái Lan trong thập niên 1980 - Thập niên tăng trưởng kinh tế
Thái Lan bước vào thập niên 1980 với sự một nền chính trị
tương đối ổn định dưới thời Thủ tướng Prem Tinsulanonda
(1980-1988) và Thủ tướng Chatichai Choonhavan (1988-1991).
Trong thời gian cầm quyền của Thủ tướng Prem Tinsulanonda,
Thái Lan đã thi hành một đường lối mới trong phát triển kinh tế,
triển khai mạnh mẽ chiến lược công nghiệp hóa hướng ra xuất
khẩu, mũi nhọn là ngành công nghiệp chế biến thực phẩm.
Thái Lan thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội lần thứ 5
(1982-1986) với những công trình trọng tâm như phát triển
toàn diện miền duyên hải phía đông Thái Lan, trong đó
đáng chú ý là dự án công nghiệp nặng được triển khai khi có
những phát hiện dầu khí ở đây. Ngoài ra, quốc gia này cũng
đặc biệt chú trọng tới phát triển ngành du lịch truyền thống,
biến nó thành một ngành công nghiệp du lịch thực sự, trong bối
cảnh xu hướng du lịch thế giới nghiêng về châu Á - Thái Bình
Dương. Bên cạnh đó, Chính phủ Thái Lan đã thi hành những
chính sách ưu đãi với các nhà đầu tư nước ngoài để tạo nguồn
vốn và thu hút đầu tư. Đồng thời, chính phủ cũng duy trì
chính sách thuế mang tính chất bảo hộ sản xuất trong nước.
Đến năm 1986, Thái Lan đã thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế -
xã hội lần thứ 5 với những bước tăng trưởng rõ rệt so với thời
kỳ trước đó.
Năm 1986, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Thái Lan
đạt 391,2 tỷ bath. Tốc độ phát triển kinh tế năm 1982 là 4,2%,
196 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

năm 1983 là 5,7%, năm 1984 là 6%. Giá trị sản phẩm công nghiệp
chiếm tới hơn 55% trong tổng giá trị hàng hóa xuất khẩu của
Thái Lan (năm 1986). Trong nông nghiệp, kế hoạch trọng tâm
phát triển nông nghiệp, nông thôn của Thái Lan đạt nhiều kết
quả quan trọng. Đầu những năm 1980, Thái Lan đã đạt sản
lượng 17 triệu tấn thóc, trong đó 3,7 triệu tấn xuất khẩu, đứng
hàng đầu thế giới. Năm 1984, Thái Lan đã xuất khẩu một khối
lượng kỷ lục là 4,6 triệu tấn gạo. Tổng giá trị thương mại của
Thái Lan cũng đạt 18 tỷ USD (năm 1986)1.
Trong thời gian cầm quyền của Thủ tướng Chatichai
Choonhavan (1988-1991), nền kinh tế Thái Lan có bước phát
triển do nội các mới về cơ bản tiếp tục chiến lược công nghiệp
hóa hướng ra xuất khẩu. Đồng thời, Chính phủ Thái Lan có
những thay đổi quan trọng trong chính sách đối ngoại nhằm
“biến Đông Dương từ chiến trường thành thị trường”.
Năm 1990, Thái Lan xuất khẩu 20 triệu tấn gạo, giá trị xuất
khẩu tăng 20%, tổng thu nhập quốc dân tính theo đầu người là
1.402 USD. Trong 30 tháng cầm quyền, chính phủ Chatichai
đã đưa đất nước phát triển với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao
(11,6% năm 1990)2.

5.5. Từ năm 1990 đến nay


Dưới thời của chính phủ Chuan Leekpai (1992-1996), Thái
Lan tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế - xã
hội. Tuy nhiên, tổng số nợ nước ngoài của Thái Lan cũng tăng
cao và trở thành một trong những yếu tố góp phần đưa đến
cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính năm 1997, khi tướng
Chaovalit Yongchaiyudh đang làm thủ tướng. Trong bối cảnh đó,

1. Lê Văn Quang: Lịch sử Vương quốc Thái Lan, Sđd, tr.248 - 249.
2. Phạm Quốc Trụ: Biểu tình sắc màu và cuộc khủng hoảng chính trị tại
Thái Lan, http://nghiencuubiendong.vn, truy cập ngày 16/7/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 197

theo lời khuyên của nhà vua, tướng Chaovalit Yongchaiyudh đã


phải từ chức để ông Chuan Leekpai của Đảng Dân chủ trở lại
nắm quyền vào ngày 07/11/1997.
Kinh tế Thái Lan chịu ảnh hưởng khá nặng nề của cuộc
khủng hoảng kinh tế - tài chính châu Á năm 1997-1998 và kéo
dài đến đầu thế kỷ XXI. Ngày 02/7/1997, Chính phủ Thái Lan
công bố thả nổi có kiểm soát đồng baht và kêu gọi IMF “hỗ trợ
kỹ thuật” (ngày hôm đó đồng baht rớt giá đến 20% so với USD).
Tỷ giá hối đoái của đồng baht bị sụt giảm xuống mức kỷ lục từ
24,53 baht = 1 USD vào tháng 4/1997 giảm xuống còn 53,7baht = 1 USD
vào tháng 01/1998. Tháng 9/1998, nợ nước ngoài của Thái Lan lên
tới 86,4 tỷ USD, trong đó có 26,6 tỷ là nợ ngắn hạn đến kỳ hạn
phải thanh toán, 2/3 nợ nước ngoài là những món nợ của khu
vực tư nhân. Mức tăng trưởng giảm dần từ trên 6% GDP xuống
2 - 3% và cuối cùng là dưới 1% cho cả hai năm 1997-1998, trong
khi mức lạm phát nâng dần từ 4 lên 5% rồi 10%, thậm chí 12%
cho năm 1997-1998. Chính vì thế, thu nhập bình quân GDP theo
đầu người cũng giảm dần từ 3.031 USD xuống còn 2.485 USD
(năm 1997), đến năm 1998 chỉ còn lại 1.834 USD. Sức hút bị giảm,
dòng đầu tư FDI vào Thái Lan cũng giảm mạnh: năm 1994 là
242.755 triệu baht, năm 1995 là 410.899 triệu baht nhưng sang
năm 1996-1997 chỉ còn lại khoảng 332.959 triệu baht 1.
Tháng 01/2001, bầu cử diễn ra. Ông Thaksin Shinawatra,
một nhà tư sản gốc Hoa xuất thân từ Chiang Mai, lãnh tụ của
Đảng TRT (Đảng người Thái yêu người Thái), đã thắng cử và
lên làm thủ tướng. Thaksin đã thực thi một loạt các chính sách
kinh tế khá hiệu quả, khắc phục các hậu quả của cuộc khủng
hoảng kinh tế - tài chính 1997-1998. Đến 2003, Thái Lan đã trả

1. Lê Thị Anh Đào: Tác động cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở Đông Á
(1997) đến Thái Lan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Đại học Khoa học,
Đại học Huế, 2007.
198 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nợ xong cho IMF (trước thời hạn 2 năm) và gia tăng đáng kể
nguồn dự trữ ngoại tệ quốc gia. Những chính sách dân tuý của
Thaksin nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ của các tầng lớp dân
nghèo thành thị và nông thôn.
Trong cuộc bầu cử tháng 02/2005, Đảng TRT của ông Thaksin
lại giành được chiến thắng tuyệt đối với 376 ghế trong tổng số
400 ghế bầu của Hạ viện, trong khi đảng đối lập lớn nhất - Đảng
Dân chủ chỉ giành được 96 ghế so với mục tiêu giành 200 ghế
của đảng này. Thaksin tái đắc cử thủ tướng chính phủ. Từ giữa
năm 2005, các lực lượng chống lại Thaksin tập hợp trong
Liên minh Nhân dân vì dân chủ (PAD) tổ chức biểu tình đòi
Thaksin từ chức.
Cuộc đảo chính ngày 19/9/2006 bùng nổ vào đúng thời
điểm Thaksin đang ở New York (Mỹ) tham dự kỳ họp thường
niên của Đại hội đồng Liên hợp quốc. Toàn bộ diễn biến của
cuộc đảo chính diễn ra ở thủ đô Bangkok, trung tâm chính trị,
quyền lực của Thái Lan. Cuộc đảo chính không bắt đầu bằng
một tiếng súng hay một hồi đại bác, mà hiệu lệnh của nó là các
giai điệu ca ngợi tổ quốc và hoàng gia được đài truyền hình
phát đi khắp cả nước. Bởi vậy, Bangkok đã trải qua cuộc đảo
chính nhẹ nhàng, binh lính tiến hành đảo chính nhanh chóng
lật đổ chính phủ trong vài giờ đồng hồ mà không có bất cứ sự
cản trở nào. Sau khi chính phủ Thaksin bị phế truất, nền kinh tế
Thái Lan chao đảo nhẹ những vẫn tiếp tục phát triển, nền chính
trị dần ổn định dưới sự điều hành của chính phủ lâm thời, trật
tự xã hội không bị xáo trộn.
Thaksin bị lật đổ nhưng chính trường Thái Lan không vì
thế mà dịu đi. Tranh chấp giữa hai phe thân và chống Thaksin
vẫn dai dẳng, tiếp tục chia rẽ xã hội nước này một cách sâu sắc.
Từ năm 2006 trở đi, ở Thái Lan diễn ra liên tục các cuộc
biểu tình hay đấu tranh giữa phe áo vàng và phe áo đỏ. Phe áo
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 199

vàng là những người thuộc Liên minh Nhân dân vì dân chủ
(PAD) tại Thái Lan, được coi là thân với hoàng gia, giới doanh
nghiệp và tầng lớp trung lưu thành thị, có chủ trương chống lại
Thaksin. Phe áo đỏ là phe tự nhận đại diện cho nông dân và
tầng lớp lao động thành thị, những người rất phẫn nộ khi chính
trị bị can thiệp bởi những tầng lớp quyền lực như tòa án, doanh
nghiệp lớn và các vị tướng trong quân đội.
Các cuộc biểu tình của phe áo vàng đã dẫn đến cuộc đảo
chính không đổ máu năm 2006. Sau đó, khi đảng thân Thaksin
được bầu lên, họ đã chiếm giữ các tòa nhà chính phủ trong 193
ngày của năm 2008 và góp phần hạ bệ hai thủ tướng.
Năm 2009 lại tiếp tục chứng kiến các cuộc biểu tình và
diễu hành trên đường phố Bangkok của phe áo đỏ. Kể từ tháng
3/2009, những người áo đỏ đã tổ chức nhiều cuộc biểu tình ngồi
bên ngoài các cơ quan chính phủ và một số lần ngăn không cho
nội các họp. Những cuộc biểu tình này đã khiến Thái Lan không
thể tiến hành Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 14 tại thành phố
biển Pattaya ngày 10-12/4/2009.
Trong vòng 5 năm (2006-2010), hết phe áo vàng đến phe
áo đỏ thay nhau biểu tình, làm thay đổi bốn lần chính phủ ở
Thái Lan. Vòng luẩn quẩn của cuộc đấu tranh quyền lực giữa
các phe phái vẫn tiếp diễn cho đến những năm gần đây, ảnh
hưởng nhiều đến đời sống xã hội và môi trường đầu tư.
Năm 2010, Đảng Puea Thái (Đảng Vì người Thái) huy
động lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính quyền của Đảng Dân
chủ. Ba năm sau, từ tháng 10/2013, đến lượt Đảng Dân chủ huy
động lực lượng biểu tình đòi lật đổ chính quyền của Đảng Vì
người Thái.
Cuối năm 2013, Thái Lan lâm vào tình trạng khủng hoảng
chính trị. Sáu tháng sau đó, cuộc đảo chính lần thứ 12 kể từ
200 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

năm 1932 diễn ra vào lúc 16 giờ 30 ngày 22 tháng 5, tướng Prayut
Chan-o-cha, tuyên bố tiến hành lật đổ chính phủ của đảng cầm
quyền Pheu Thai (Đảng vì nước Thái). Sau khi ban bố thiết
quân luật, quân đội triệu tập chính phủ, các đảng phái và tổ
chức chính trị đến tham vấn để tìm giải pháp giải quyết căng
thẳng. Trước khi tuyên bố giành lại quyền lực từ tay chính phủ,
quân đội ra lệnh bắt giữ tất cả lãnh đạo của phe áo đỏ và cả phe
biểu tình chống chính phủ, trong đó có ông Suthep Thaugsuban,
khi họ vừa kết thúc cuộc họp với quân đội. Hiến pháp Thái Lan
cũng bị đình chỉ hiệu lực, chỉ có hai điều khoản liên quan
đến nhà vua được giữ lại. Thượng viện bị bãi bỏ và thay vào
đó là việc thành lập Hội đồng Hòa bình và trật tự quốc gia
Thái Lan (NCPO) - tức Ủy ban Hành chính của quân đội để
kiểm soát đất nước. Từ năm 2014 cho đến nay, chính phủ quân
sự lãnh đạo đất nước, đứng đầu là Prayut Chan-o-cha. Trong
cuộc bầu cử năm 2019, Prayut Chan-o-cha tiếp tục giữ vị trí
lãnh đạo Thái Lan.
Nhìn chung, những cuộc biểu tình, đôi khi là cả bạo loạn
diễn ra khá phổ biến tại Thái Lan trong một thập niên gần đây,
tăng nhanh cả về số lượng lẫn quy mô. Ví dụ, chỉ tính từ giữa
tháng 7/2020 đến tháng 9/2020, tổng cộng Thái Lan đã diễn ra
hơn 170 cuộc biểu tình chỉ trích hoàng gia cũng như tìm kiếm
hiến pháp mới, kêu gọi tiến hành bầu cử. Tuy nhiên, do chịu tác
động của dịch bệnh COVID-19, quy mô và ảnh hưởng của các
cuộc biểu tình này ở mức trung bình.
Những bất ổn của chính trị Thái Lan đã kéo theo những
vấn đề kinh tế - xã hội của đất nước, nền kinh tế Thái Lan theo
đó cũng có những biến động chu kỳ khá rõ ràng.
Về kinh tế, nếu những năm 1988-1995 kinh tế Thái Lan
đạt tốc độ tăng trưởng cao từ 8% đến 10% thì đến năm 1996
tăng trưởng kinh tế giảm xuống còn 5,9% và sau đó là cuộc
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 201

khủng hoảng tài chính tiền tệ vào tháng 7/1997 làm cho kinh tế
Thái Lan rơi vào tình trạng khó khăn trầm trọng: giá trị đồng
baht giảm mạnh, nợ nước ngoài lớn, các ngành sản xuất mũi
nhọn như công nghiệp ô tô, dệt, điện tử suy giảm nghiêm trọng;
thất nghiệp gia tăng.
Kể từ năm 1999, kinh tế Thái Lan bắt đầu có dấu hiệu phục
hồi và tiếp tục quá trình tăng trưởng nhằm hướng tới sự phát
triển bền vững1. Năm 2001, mức tăng trưởng bị giảm xuống còn
2,2% do ảnh hưởng của sự sụt giảm kinh tế toàn cầu. Nhưng
sau đó, kinh tế Thái Lan tăng trưởng mạnh dưới thời Thủ
tướng Thaksin Shinawatra với một số dự án lớn. Từ năm 2002
đến 2004, tăng trưởng của Thái Lan đạt 5-7% một năm.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế Thái Lan có xu
hướng tăng trưởng mạnh tuy vẫn hàm chứa nhiều rủi ro. Thái
Lan là nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và cũng là nước có
ngành kinh doanh du lịch rất phát triển.
Đặc biệt, năm 2019, tăng trưởng kinh tế đạt 2,8%, mức thấp
nhất kể từ năm 20142. Do ảnh hưởng của COVID-19, tốc độ tăng
trưởng của Thái Lan sụt giảm nghiêm trọng. Hội đồng Phát triển
kinh tế và xã hội quốc gia (NESDC) đã liên tục hạ dự báo tăng
trưởng kinh tế Thái Lan trong năm 2021 xuống còn 1,5% - 2,5%,
mức thấp nhất trong khu vực. Theo dự báo mới của Bộ Tài chính
Thái Lan, GDP sẽ dao động trong khoảng 0,8% - 1,8%, với giả
định rằng Thái Lan sẽ đón 300.000 khách du lịch trong năm nay,
giảm 96% so với năm 2020 và dự kiến việc phong tỏa một phần
chỉ kéo dài một tháng với sự bùng phát dịch COVID-19 vào

1. Thông tin cơ bản về Vương quốc Thái Lan, http://www.mofahcm.gov.vn/


vi/tintuc_sk/tulieu/nr051205111332/nr060803163020/ns061205123511, truy cập
ngày 26/7/2021.
2. “Bank of Thailand holds key rate as growth weakens, baht surges”,
Business Times, 2019.
202 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tháng 8/2021. Đợt bùng phát dịch COVID-19 ngày càng trầm
trọng ở Thái Lan sẽ đẩy nền kinh tế vào cuộc suy thoái kép trong
quý III năm 20211.
Trong chính sách kinh tế vĩ mô, Thái Lan xác định xuất
khẩu là động lực phát triển nền kinh tế với kim ngạch xuất
khẩu chiếm khoảng 60% GDP. Trong đó, 5 lĩnh vực ưu tiên bao
gồm lúa gạo, hải sản, ôtô và phụ tùng ôtô, sản phẩm từ cao su
và phụ tùng máy móc.
Hiện nay, Thái Lan đang tập trung triển khai nền kinh tế
4.0 với mục tiêu tăng cường đầu tư vào hạ tầng kỹ thuật số
để tạo thuận lợi cho sự phát triển kinh tế; thay đổi về luật pháp
để hỗ trợ đổi mới sáng tạo; đầu tư và xây dựng mạng lưới hạ
tầng thông tin tại Thái Lan và khu vực xuyên biên giới. Bên
cạnh đó, Thái Lan tích cực phát triển các hành lang kinh tế
nhằm kết nối Thái Lan với Tiểu vùng sông Mê Công và khu
vực, bao gồm Hành lang Kinh tế Đông - Tây, Hành lang Kinh
tế phía Nam và Hành lang Kinh tế phía Đông. Trong đó, Hành
lang Kinh tế phía Đông đang được Thái Lan thúc đẩy mạnh
mẽ nhằm kết nối với sáng kiến “Vành đai và Con đường” của
Trung Quốc.

V. LỊCH SỬ VIỆT NAM


Việt Nam, dải đất hình chữ S bên bờ Biển Đông là quốc
gia có lịch sử lâu dài với nhiều thăng trầm, nhiều trang sử vẻ
vang xây dựng đất nước và đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc
cùng với nền văn hóa rực rỡ, đa sắc màu đến từ các vùng miền,
dân tộc khác nhau.

1. Kinh tế Thái Lan sẽ có mức tăng trưởng thấp nhất khu vực Đông Nam Á
trong năm 2021, https://moit.gov.vn/tin-tuc/thi-truong-nuoc-ngoai/kinh-te-
thai-lan-se-co-muc-tang-truong-thap-nhat-khu-vuc-don.html, cập nhật ngày
02/8/2021, truy cập ngày 04/8/2021.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 203

1. Các quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam thời cổ đại
1.1. Quốc gia Văn Lang, Âu Lạc

Di tích hoá thạch của người vượn ở Việt Nam được tìm
thấy tại các hang đá vôi Thẩm Hai, Thẩm Khuyên (Lạng Sơn) có
niên đại cách ngày nay khoảng 40-30 vạn năm. Cư dân cổ đại
chủ yếu sinh sống trong các hang động, mái đá, sau đó di cư
dần xuống các khu vực đồng bằng ven sông.
Tại đồng bằng sông Hồng, sông Cả tương ứng với Bắc Bộ
và Bắc Trung Bộ ngày nay, nhà nước Văn Lang ra đời vào
khoảng thế kỷ VII trước Công nguyên trên cơ sở sự chuyển
biến về kinh tế - xã hội, nhu cầu trị thuỷ và chống ngoại xâm.
Kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy những ngôi mộ
(thuộc nền văn hóa Đông Sơn1) có niên đại vào khoảng thế kỷ VII
trước Công nguyên có nhiều đồ tuỳ táng bằng đồng thau.
Những ngôi mộ này phản ánh những người trong tầng lớp cai
trị thời kỳ này đã phân định một khoảng cách rõ ràng giữa họ
và những người mà họ cai trị. Vì vậy, các học giả Việt Nam xác
định đây chính là thời của các vua Hùng trong truyền thuyết
về vương quốc Văn Lang2.
Cương vực của nước Văn Lang tương ứng với vùng Bắc
Bộ, Bắc Trung Bộ Việt Nam ngày nay và một phần phía nam
Quảng Đông, Quảng Tây thuộc Trung Quốc3.

1. Tên gọi nền văn hóa khảo cổ thời đại kim khí của Việt Nam tồn tại
trong khoảng từ thiên niên kỷ I trước Công nguyên cho đến vài thế kỷ
đầu Công nguyên; địa điểm phân bố là các di tích trên hầu khắp miền Bắc
Việt Nam cho đến Quảng Bình, chủ yếu là dọc lưu vực sông Hồng, sông Mã,
sông Cả.
2. Theo kết quả nghiên cứu của Phạm Huy Thông, Chử Văn Tần: “Thời đại
kim khí ở Việt Nam và “Văn minh sông Hồng”: Văn hóa Đông Sơn”, Khảo cổ học,
1979, số 30, tr.37-44.
3. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2012,
t.1, tr.107.
204 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Tổ chức nhà nước Văn Lang còn sơ giản. Đứng đầu nhà
nước là Hùng Vương, nắm giữ vai trò chỉ huy quân sự và chủ
trì các nghi lễ tôn giáo. Giúp việc cho Hùng Vương là lạc hầu.
Nhà nước Văn Lang chia thành 15 bộ. Theo Đại Việt sử lược1, 15
bộ đó vốn là 15 bộ lạc. Đứng đầu mỗi bộ là các lạc tướng. Dưới
bộ là các công xã nông thôn do bồ chính quản lý. Kinh đô của
nhà nước Văn Lang đặt tại Phong Châu, thuộc khu vực ngã ba
sông Bạch Hạc (Việt Trì, Phú Thọ).
Năm 214 trước Công nguyên, quân Tần từ phía Bắc đã tấn
công vào lãnh thổ của nhà nước Văn Lang. Trước cuộc kháng chiến
chống quân Tần, liên minh bộ lạc Tây Âu của Thục Phán đã có
nhiều mối quan hệ chặt chẽ với nước Văn Lang của Hùng Vương.
Trong cuộc kháng chiến chống Tần (214 - 208 trước Công nguyên),
cộng đồng cư dân Tây Âu - Lạc Việt càng thêm gắn bó, đoàn kết.
Năm 208 trước Công nguyên, cuộc kháng chiến chống Tần thắng
lợi, Thục Phán được tôn lên làm vua, xưng là An Dương Vương,
lập nên nước Âu Lạc. Nước Âu Lạc là sự kế thừa và phát triển
trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của nhà nước Văn Lang.
Đứng đầu nhà nước là vua; giúp việc cho vua là lạc hầu; cai
quản địa phương là các lạc tướng. Nhà nước Âu Lạc đặt kinh đô
tại Cổ Loa (Hà Nội). Một trong những thành tựu tiêu biểu nhất
của nhà nước Âu Lạc là thành Cổ Loa. Thành gồm ba vòng
thành khép kín, được xây dựng kiên cố, trở thành căn cứ quân
sự phối hợp bộ binh và thuỷ binh. Năm 179 trước Công nguyên,
nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính.

1.2. Quốc gia Champa


Champa là vương quốc cổ ở miền Trung Việt Nam, tồn tại
từ thế kỷ II đến thế kỷ XIX, còn có những tên gọi khác là
Lâm Ấp, Chiêm Thành, Hoàn Vương. Vào khoảng năm 190-192,

1. Bộ sử được biên soạn dưới triều Trần (khoảng thế kỷ XIII-XIV).


Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 205

cuộc khởi nghĩa của nhân dân huyện Tượng Lâm, quận Nhật
Nam do Khu Liên lãnh đạo đã giành quyền tự chủ từ nhà Hán
(Trung Quốc). Nước Lâm Ấp ra đời. Đến khoảng cuối thế kỷ VI,
dưới vương triều Gangara đã đổi tên Lâm Ấp thành Champa.
Khoảng giữa thế kỷ VIII, quốc gia Champa còn có tên gọi là
Hoàn Vương.
Quốc gia Champa hình thành và phát triển trên vùng
ven biển miền Trung và một phần cao nguyên Trường Sơn.
Chủ nhân của quốc gia Champa là người Chăm. Kinh đô đầu
tiên của Champa là Simhapura (thành phố Sư tử) ở Trà Kiệu
(Duy Xuyên, Quảng Nam). Nửa cuối thế kỷ IX, kinh đô di
chuyển về Đồng Dương (Quảng Nam) rồi đặt tại Vijaya (Trà Bàn,
Bình Định).
Đứng đầu nhà nước Champa là vua. Tôn hiệu của nhà vua
thường gắn với những chữ như “Sri” (chữ Sanskrit) hay “Yang
po ku” (chữ Chăm cổ) với nghĩa là “Đấng tối cao”. Giúp việc
cho vua là các quan lại ở trung ương và địa phương. Tăng lữ
Bàlamôn cũng tham gia giúp việc cho vua bên cạnh phụ trách
hoạt động tôn giáo.

1.3. Quốc gia Phù Nam

Phù Nam là vương quốc cổ trên vùng hạ lưu Mê Công,


tồn tại từ thế kỷ I đến thế kỷ VII. Về tên gọi “Phù Nam”, hiện vẫn
còn nhiều quan điểm lý giải khác nhau. Kinh đô của Phù Nam
là Angkor Borei (huyện Kiri Vong, tỉnh Tàkeo, Campuchia).
Vương quốc Phù Nam ở khu vực hạ lưu châu thổ sông
Mê Công. Đầu công nguyên, khu vực phía tây sông Hậu mà
cửa biển cổ ở Châu Đốc - Hà Tiên ngày nay chính là đỉnh của
tam giác châu thổ sông Mê Công với các con sông lớn như
sông cổ Hậu Giang, sông Bình Minh, sông cổ Vàm Cỏ, sông cổ
Trảng Bàng, mang phù sa bồi đắp, tạo điều kiện cho hoạt động
206 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

kinh tế nông nghiệp. Đây là một trong những yếu tố tự nhiên


đặt tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của Phù Nam thời
cổ đại1.
Cương vực vương quốc Phù Nam có sự thay đổi theo từng
thời kỳ lịch sử trong giai đoạn thịnh vượng, khoảng thế kỷ III,
cương vực của Phù Nam mở rộng khắp vùng hạ lưu và trung
lưu sông Mê Công, trải dài sang vùng trung tâm Thái Lan và
bán đảo Malay2. Điểm đặc biệt của vương quốc Phù Nam đó
là đã nhanh chóng vươn lên thành một đế chế Phù Nam từ thế
kỷ III với một địa bàn hoạt động rộng lớn ở Đông Nam Á3.
Trung tâm của Phù Nam nằm trong phía đông nam Campuchia
và tây nam Việt Nam, trong đó đô thị - cảng thị Óc Eo, đại diện
tiêu biểu cho nền văn hóa Phù Nam, là nơi giao lưu tiếp xúc của
Phù Nam với thế giới bên ngoài4.
Phù Nam có nhiều thuộc quốc. Vị vua đầu tiên của Phù
Nam được ghi chép lại trong thư tịch Trung Quốc là Hỗn Điền5.
Quốc gia khi mới thành lập còn phân tán. Giai đoạn Phù Nam
phát triển bắt đầu với việc lên cầm quyền của tướng Phạm Sư
Man (đầu thế kỷ III). Phạm Sư Man đã tiến hành thôn tính các
nước láng giềng, đóng tàu vượt biển, chinh phục hơn 10 nước,
hướng chinh phục chính là vùng trung lưu sông Mê Công,
liền với lưu vực sông Mun, trên cao nguyên Khorat6. Để đảm
bảo quyền tôn chủ, Phù Nam quản lý chặt chẽ các nước phụ
thuộc. Chư hầu phải thực hiện cống nạp đối với Phù Nam.
Các nước phụ thuộc cống nạp không chỉ mang lại nguồn lợi

1, 2. Đặng Văn Thắng (chủ biên): Các tiểu quốc thuộc vương quốc Phù Nam
ở Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2017, tr.10, 2.
3, 4. Vũ Duy Mền (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2017, t.1, tr.528, 515.
5. G.E.Coedès: Cổ sử các quốc gia Ấn Độ hoá ở Viễn Đông, Nxb. Thế giới,
Hà Nội, 2011 tr.85.
6. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr.313.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 207

cho Phù Nam mà còn giúp Phù Nam kiểm soát được đường
mậu dịch hàng hải, được ưu tiên mua bán, vận chuyển hàng1.
Đến thế kỷ VII, Phù Nam bị Chân Lạp, một thuộc quốc, tấn công
và xâm chiếm.
2. Thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc
2.1. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc
Năm 179 trước Công nguyên, Triệu Đà xâm chiếm Âu
Lạc, mở đầu thời kỳ Bắc thuộc trong lịch sử Việt Nam. Các triều
đại như Triệu, Hán, Ngô, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tuỳ, Đường
lần lượt kế tiếp thực hiện chính sách đô hộ đối với Việt Nam
nhằm mục tiêu biến Việt Nam trở thành một quận, huyện của
Trung Quốc; bóc lột về kinh tế; đồng hoá về văn hóa.
Về chính trị: các triều đại phong kiến phương Bắc thay đổi
tên gọi đơn vị hành chính của Việt Nam, tổ chức bộ máy cai trị
với chính sách dùng người Việt trị người Việt. Sau khi chinh
phục được Âu Lạc, Triệu Đà tách Âu Lạc thành hai quận Giao
Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh).
Năm 111 trước Công nguyên, nhà Hán đô hộ, chia Âu Lạc thành
3 quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. Năm 264, nhà Ngô
đặt tên cũ là Giao Châu. Nhà Tấn, Tống và Lương chủ trương
tăng cường kiểm soát đối với dân cư và đất đai lệ thuộc vào
lãnh thổ Trung Quốc.
Nhà Tuỳ giáng các châu xuống cấp quận. Sau năm 604,
các vùng đất của người Việt Nam được tổ chức lại thành ba
quận là Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, đồng thời nhà Tùy tìm
cách kiểm soát các thế lực hào trưởng địa phương và “đại gia
tộc địa chủ”2.

1. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr.324.


2 . Keith Weller Taylor: Việt Nam thời dựng nước, Thiếu Khanh dịch,
Nxb. Dân Trí - Nhã Nam, Hà Nội, tr.262.
208 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Năm 618, nhà Đường thay thế nhà Tuỳ đô hộ nước ta, bãi
bỏ các quận do nhà Tuỳ lập, đổi thành châu như cũ. Năm 622,
hệ thống cai trị này được đổi thành Giao Châu đô hộ phủ.
Năm 679, nhà Đường đổi thành An Nam đô hộ phủ, gồm có
12 châu, đứng đầu là tiết độ sứ. Chính quyền đô hộ được thiết
lập tới tận cấp hương, xã nhằm trực tiếp can thiệp vào đời sống
của người Việt. Đối với vùng cao, nhà Đường giao cho tù trưởng
cai quản. Những chức vụ quan trọng như tiết độ sứ, kinh lược
sứ An Nam thường do người gốc Trung Quốc nắm giữ. Những
chức quan cấp địa phương như châu, huyện, nhà Đường chủ
trương mở rộng cho tầng lớp hào trưởng địa phương tham dự,
hướng tới xây dựng bộ máy tay sai là người bản địa1.
Về kinh tế: các triều đại phong kiến phương Bắc thực hiện
chính sách bóc lột thông qua hình thức cống nạp và tô thuế.
Hoạt động cống nạp được giao cho thứ sử và các quan
thái thú trong bộ máy chính quyền đô hộ đảm nhiệm và tuỳ
vào tình hình thực tế của từng địa phương nhằm tận thu mọi
nguồn tài nguyên trong nước. Theo ghi chép của sử liệu Trung
Quốc thì hằng năm, An Nam đô hộ phủ phải cống 10 tấm vải tơ
chuối, 2.000 quả cau, 20 cân da cá, 20 cái mật trăn, 200 hộp lông
trả. Quận Nhật Nam phải cống 2 cặp ngà voi, 4 sừng tê, 20 cân
trầm hương, 4 thạch vàng thiếp vàng quý2.
Từ thời Tây Hán, chính sách tô thuế được áp dụng đối
với nhân dân các quận huyện nội thuộc. Thứ sử Chu Phù nhà
Hán thực hiện chính sách “tàn bạo dân chúng, cưỡng bức thu
thuế của dân. Một con cá vàng thu thuế một hộc lúa, dân chúng
oán giận”3 . Hình thức bóc lột chính của nhà Đường đối với
An Nam là tô, dung, điệu cùng nhiều thứ thuế khác.

1. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr.427.


2. Văn hiến thông khảo, q. 22.
3. Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1997,
tr.87.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 209

Quan trấn trị tại các quận, huyện của Việt Nam thời Bắc
thuộc ngày càng vơ vét, tận thu mọi nguồn lợi từ cống nạp đến
các loại thuế: “Bọn quan lại tham ô ngốt vì tiền rừng bạc bể, coi
An Nam là món hàng buôn bán có lời, nên họ với kéo bễ đỏ cả
núi, đánh cá kiệt cả chằm...”1.
Về xã hội - văn hóa: các triều đại phong kiến phương Bắc
thực hiện chính sách di dân cho người Hán ở cùng người Việt,
cưỡng ép người Việt theo phong tục tập quán của phương Bắc.
Một số thái thú, thứ sử nhiều đời con cháu nối nghiệp cai trị
trong bộ máy chính quyền đô hộ phương Bắc tại Việt Nam
như dòng họ Sĩ đời Hán, họ Lại đời Trần, họ Cố đời Tấn,... Bên
cạnh đó, xuất hiện tình trạng quan lại, quý tộc phương Bắc
nhân chính sự Trung Quốc rối loạn mà chạy sang Việt Nam
thời kỳ Bắc thuộc. Nhưng thực tế trong suốt quá trình các triều
đại phương Bắc đặt chính quyền đô hộ thì làng xã - đơn vị tổ
chức xã hội căn bản của Việt Nam vẫn do các tù trưởng, hào
trưởng địa phương quản lý trực tiếp. Cơ cấu bộ lạc bị xoá bỏ,
chế độ lạc tướng không còn nhưng thay vào đó cơ cấu xóm làng
được củng cố, tăng cường cố kết dân tộc. Sự gia nhập của người
Hoa vào cộng đồng cư dân Việt làm phong phú đời sống văn
hóa của người Việt, mặt khác “do sự sinh sống lâu đời giữa một
cộng đồng cư dân có sức sinh tồn mạnh mẽ mà số người Hoa di
cư sang Việt Nam cũng dần dần được Việt hoá, hoà nhập cộng
đồng cư dân Việt”2.
Từ thời Tây Hán, Nho giáo du nhập Việt Nam nhằm mục
đích đào tạo quan lại làm việc trong chính quyền đô hộ. Nhiều
trường học đã được mở tại các phủ, châu và mức độ ảnh hưởng
dừng lại ở tầng lớp trên trong xã hội. Phật giáo du nhập thêm

1. Cao Hùng Trưng: An Nam chí, Bản in của Viện Viễn Đông Bác cổ,
Hà Nội, 1932.
2. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr. 393.
210 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

hai phái Thiền tông của Phật giáo Trung Quốc. Chùa thờ Phật
được xây dựng tại nhiều nơi. Đạo giáo du nhập trực tiếp từ
Trung Quốc nhưng có sự giao hoà với tín ngưỡng dân gian của
người Việt, tục thờ cúng anh hùng, thủ lĩnh của Việt Nam. Dù
chính quyền đô hộ ép buộc nhân dân phải theo những phong
tục tập quán của người Hán nhưng bản sắc văn hóa người Việt
định hình trong thời kỳ thành lập quốc gia cổ đại đầu tiên
chính là “tấm khiên” chống đỡ quá trình đồng hoá về văn hóa
của các triều đại phong kiến phương Bắc: “Người Việt Nam rõ
ràng là không muốn trở thành người Trung Hoa và điều này
chắc chắn nằm trong gốc rễ sự sinh tồn liên tục của họ như một
quốc gia riêng biệt”1.

2.2. Các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc

Những chính sách cai trị về chính trị, kinh tế, xã hội,
văn hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc càng khiến
mâu thuẫn giữa chính quyền đô hộ với nhân dân Việt Nam
thêm gay gắt. Các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc diễn ra ở
hầu khắp các địa phương và không khi nào ngừng. Tiêu biểu là
các cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng (40-43), Bà Triệu (248),
Lý Bí (542-544), Mai Thúc Loan (đầu thế kỷ VIII), Phùng Hưng
(776-791), Khúc Thừa Dụ (905), Dương Đình Nghệ (931),
Ngô Quyền (938),...
Thủ lĩnh của các cuộc đấu tranh này thường là những tù
trưởng, hào trưởng, thủ lĩnh địa phương người Việt. Phạm vi
của các cuộc đấu tranh bùng nổ từ một địa phương, sau đó thu
hút sự tham gia đông đảo của nhân dân nhiều địa phương khác.
Một số cuộc đấu tranh đã giành được chính quyền địa phương
và xây dựng nên chính quyền độc lập riêng. Cuộc khởi nghĩa của

1. Keith Weller Taylor: Việt Nam thời dựng nước, Sđd, tr. 455.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 211

Trưng Trắc - Trưng Nhị không chỉ tập hợp người dân của vùng
đất Mê Linh (Hà Nội), nơi cha mình từng là lạc tướng nắm giữ
quyền trấn trị, mà còn có sự tham gia của nhân dân tại 65 huyện
thành với các vùng đất tương ứng với Phú Thọ, Vĩnh Phúc,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Giang,... ngày nay. Hai Bà Trưng
đã giải phóng thành Luy Lâu - trị sở của chính quyền đô hộ
Đông Hán, lập nên chính quyền độc lập, đóng đô tại huyện
Mê Linh. Năm 544, nước Vạn Xuân ra đời là thành quả từ thắng
lợi của cuộc khởi nghĩa do Lý Bí lãnh đạo. Phùng Hưng là hào
trưởng đất Đường Lâm (Sơn Tây, Hà Nội) cùng với người em là
Phùng Hải lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành quyền tự trị tại
Đường Lâm, uy hiếp chính quyền đô hộ của nhà Đường.
Năm 905, Khúc Thừa Dụ, một hào trưởng có uy tín ở
Hồng Châu1, lãnh đạo nhân dân lật đổ chính quyền đô hộ nhà
Đường, tự xưng là tiết độ sứ. Khúc Thừa Dụ đã thực hiện một số
cải cách như chia lại các đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền,
điều chỉnh chế độ tô thuế. Năm 931, Dương Đình Nghệ
(hào trưởng địa phương ở Dương Xá 2 ) lãnh đạo nhân dân
chiếm đóng trung tâm của chính quyền đô hộ ở thành Đại La
(Hà Nội), đánh tan quân tiếp viện, giải phóng đất nước. Đến
năm 937, Dương Đình Nghệ bị thuộc tướng là Kiều Công Tiễn
giết hại, quân Nam Hán nhân cơ hội quay trở lại xâm lược.
Năm 938, Ngô Quyền, một hào trưởng địa phương vùng
Đường Lâm, đã tập trung lực lượng tổ chức kháng chiến chống
Nam Hán giành thắng lợi. Ngô Quyền đóng đô tại Cổ Loa
(Hà Nội), xây dựng một chính quyền độc lập, chấm dứt hơn
một nghìn năm Bắc thuộc, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử
dân tộc Việt Nam.

1. Thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương ngày nay.
2. Phường Thiệu Dương, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
212 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

3. Thời kỳ quân chủ trước năm 1884


3.1. Việt Nam trong thế kỷ X
Thế kỷ X là thế kỷ mà các vương triều từ Ngô (939-968)1,
Đinh (968-980), Tiền Lê (980-1009) đã tiến hành xây dựng chính
quyền độc lập đồng thời tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm.
Năm 939, Ngô Quyền xưng vương, bãi bõ chức tiết độ sứ,
đặt ra các chức quan văn, võ; quy định lễ nghi trong triều
và màu sắc trang phục quan lại theo thứ bậc. Năm 968, sau khi
thống nhất được các lực lượng cát cứ tại nhiều địa phương,
Đinh Bộ Lĩnh xưng đế, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, kinh đô
là Hoa Lư (Ninh Bình). Sử thần Ngô Sĩ Liên so sánh công lao
của Đinh Bộ Lĩnh với vua Tống Thái Tổ ở phương diện dẹp
loạn cát cứ bởi lẽ “cả hai đều là các mẫu hình đế vương dẹp
loạn, dựng nước”2.
Năm 970, Đinh Tiên Hoàng đặt niên hiệu mới cho vương
triều là Thái Bình. Triều Đinh quy định cụ thể về cấp bậc văn,
võ, tăng. Đinh Bộ Lĩnh đã “thiết lập được một truyền thống đế
vương được tất cả các vị vua Việt Nam về sau nhìn nhận”3. Đất
nước dưới triều Đinh được chia thành 10 đạo. Dưới đạo là đơn
vị cấp cơ sở làng, xã.
Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và con là Đinh Liễn bị Đỗ
Thích giết hại. Trong bối cảnh con trai là Đinh Toàn còn nhỏ,
nguy cơ nhà Tống xâm lược đang đến gần, Thái hậu Dương thị
cùng các tướng lĩnh như Phạm Cự Lạng đã tôn Lê Hoàn lên
làm vua. Năm 981, nhà Tiền Lê tổ chức nhân dân kháng chiến
chống Tống giành thắng lợi, tiếp tục xây dựng chính quyền

1. PGS. TS. Lê Thành Lâm: Sổ tay niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb. Chính trị
quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2016, tr.24.
2. Trần Trọng Dương: Việt Nam thế kỷ X: những mảnh vỡ lịch sử, Nxb. Đại học
Sư phạm, Hà Nội, 2019, tr.234.
3. Keith Weller Taylor: Việt Nam thời dựng nước, Sđd, tr. 458.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 213

độc lập. Lê Hoàn phân phong cho các con, quan lại thân cận
trấn trị tại nhiều địa phương. Năm 1002, nhà Tiền Lê bỏ đạo,
đổi thành lộ, phủ, châu.
Thế kỷ X đã đặt những cơ sở đầu tiên cho quá trình xây
dựng nhà nước quân chủ Việt Nam ở các thế kỷ sau.

3.2. Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII


Việt Nam từ thế kỷ XI đến thế kỷ XVIII là giai đoạn xác
lập quốc gia quân chủ độc lập, khai phá vùng châu thổ sông
Hồng, xây dựng nền văn minh Đại Việt với nhiều thành tựu rực
rỡ, mở mang lãnh thổ về phía nam, tạo ra một quốc gia Đại Việt
rộng lớn, hùng cường ở Đông Nam Á. Đồng thời, đây cũng
là thời kỳ người Việt đối mặt với nhiều khó khăn thử thách
từ các cuộc xâm lược của Trung Quốc, Champa, Chân Lạp; nội
chiến và các cuộc chuyển giao triều đại, tình trạng phân tán,
cát cứ, cũng như thiên tai, lũ lụt, dịch bệnh ở cả Đàng Trong và
Đàng Ngoài.
Từ thế kỷ XI đến thế kỷ XV, lịch sử Việt Nam trải qua các
triều đại Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), lần
lượt kế tiếp nhau cai trị đất nước. Triều Lê sơ thành lập năm
1428 sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Minh và
tồn tại đến năm 1527. Điểm chung của các vương triều này là sự
tập trung quyền lực thống nhất thông qua quá trình từng bước
hoàn thiện của bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.
Đỉnh cao của việc hoàn thiện thể chế này chính là bộ máy chính
quyền thời vua Lê Thánh Tông (trị vì từ năm 1460 đến 1497).
Vua Lý Thái Tổ dời kinh đô từ Hoa Lư về Thăng Long
(Hà Nội) năm 1010 với mong muốn “lập kế dài lâu, để cho cơ
nghiệp to lớn được thịnh vượng, cho nhân dân được giàu của”1.

1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Giáo
dục, Hà Nội, 2004, t.1, tr. 259.
214 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Ông đổi 10 đạo thời Đinh - Tiền Lê thành 24 lộ. Năm 1042,
Lý Thái Tông cử quan lại biên soạn bộ luật Hình thư. Năm 1070,
vua Lý Thánh Tông xây dựng Văn Miếu. Năm 1075, vua
Lý Nhân Tông tổ chức kỳ thi đầu tiên tuyển dụng quan lại.
Năm 1076, trường Quốc Tử Giám phía sau Văn Miếu được
xây dựng thành nơi dạy học cho con của vua, quý tộc, quan lại.
Từ các đời vua Lý Anh Tông, Lý Cao Tông, chế độ khoa cử
tuyển dụng quan lại được quy định chặt chẽ, từ đó mà xét thứ
bậc quan lại trong triều. Ví dụ như quy định năm 1179 “khảo
xét công trạng các quan, người giữ chức siêng năng tài cán mà
không thông chữ nghĩa làm một loại, người có chữ nghĩa tài
cán làm một loại...”1.
Đến triều Trần đặt chế độ Thái thượng hoàng nắm quyền
kiểm soát và hỗ trợ vua mới lên ngôi cai trị đất nước, hạn chế
tình trạng tranh đoạt ngôi báu2. Nhà Trần thực hiện chế độ hôn
nhân đồng tộc; tăng cường quyền lợi cho quý tộc dòng họ qua
việc phân phong chức tước hay cho phép vương hầu, quý tộc,
trưởng công chúa được tập hợp người dân khai hoang, lập điền
trang (năm 1266),... Năm 1230, vua Trần Thái Tông ban hành bộ
luật Quốc triều thông chế. Năm 1253, vua Trần Thái Tông xuống
chiếu cho các Nho sĩ trong nước đến Quốc Tử Giám giảng học
ngũ kinh.
Từ nửa cuối thế kỷ XIV, xã hội Đại Việt rơi vào khủng
hoảng. Mất mùa đói kém xảy ra liên miên, nông dân bỏ làng
quê đi phiêu tán. Nhiều cuộc khởi nghĩa của nô tỳ xuất hiện,
đe dọa sự an nguy của vương triều Trần. Trong bối cảnh đó,
từ một dòng họ ngoại thích, bằng tài thao lược, Hồ Quý Ly từng
bước nắm quyền lực và chính thức lập nên triều nhà Hồ vào

1. Ngô Sĩ Liên và các sử thần triều Lê: Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.1,
tr. 409.
2. Vua sau khi nhường ngôi cho con, trở thành thái thượng hoàng.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 215

năm 1400. Hồ Quý Ly khi còn làm quan dưới triều Trần đã thực
hiện một số cải cách về hành chính, kinh tế như xoá bỏ chế độ
lấy người trong tôn thất nhà Trần làm các chức chỉ huy quân sự
cao cấp, sắp xếp hệ thống quan lại từ trung ương tới địa
phương, phát hành tiền giấy (1396), ban hành chính sách hạn
điền (1397), chính sách hạn nô (1400), định lại biểu thuế đinh
và thuế ruộng1,... Nhà Hồ cũng tích cực chuẩn bị kháng chiến
chống Minh như cải tiến vũ khí, trang bị, xây dựng các công
trình phòng thủ quân sự quy mô lớn như thành Tây Đô, thành
Đa Bang. Năm 1407, cuộc kháng chiến chống Minh của nhà Hồ
thất bại. Triều Minh thiết lập chính quyền đô hộ tại Việt Nam.
Năm 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa tại vùng đất
Lam Sơn (Thanh Hoá). Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng
lợi vào năm 1428, nhà Lê sơ được thành lập. Cải cách của vua
Lê Thánh Tông đã tăng cường quyền tập trung chuyên chế của
nhà vua, tăng cường thanh tra và giám sát hoạt động của bộ
máy quan lại và các cơ quan trong hệ thống hành chính từ
trung ương đến địa phương. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông bãi
bỏ chức tể tướng, trực tiếp nắm quyền kiểm soát 6 bộ và 6 khoa.
Năm 1488, chế độ khảo khoá quan lại được quy định 3 năm sơ
khảo (xét kỳ đầu), 9 năm thông khảo (xét cả lại) rồi thực hiện
thăng quan hay giáng chức. Khoa cử thời Lê sơ gồm 3 kỳ thi
chính là thi Hương, thi Hội, thi Đình.

1. Chính sách hạn điền: nhà nước quy định trừ đại vương và trưởng công
chúa còn lại tất cả mọi người không được sở hữu quá 10 mẫu ruộng; người
nào có nhiều ruộng được phép đem ruộng chuộc tội, nếu không cũng phải
nộp cho nhà nước.
Chính sách hạn nô: mỗi người chiếu theo phẩm tước, cấp bậc mà nuôi
một số lượng gia nô theo quy định chung của nhà nước, số thừa phải sung
công, nhà nước phải trả cho chủ mỗi gia nô là 5 quan.
Thuế nhân đinh căn cứ theo số lượng ruộng đất mà nhân đinh sở hữu.
Người có 5 sào thu 5 tiền, người có 2 mẫu 3 sào trở lên thu 3 quan; người
không có ruộng, trẻ mồ côi, đàn bà goá bụa không thu thuế đinh.
216 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Về đối ngoại, các vương triều Lý, Trần, Hồ, Lê sơ duy trì
bang giao hoà hảo với các nước láng giềng như Trung Quốc ở
phía bắc, Champa ở phía nam nhưng vẫn kiên quyết tổ chức
quân đội trấn áp các cuộc tấn công xâm phạm lãnh thổ vùng
biên giới, tổ chức kháng chiến chống ngoại xâm như kháng
chiến chống Tống (1075-1077) dưới triều Lý, ba lần kháng chiến
chống Mông - Nguyên dưới triều Trần (1258, 1285, 1288) và
kháng chiến chống Minh dưới triều Hồ (1406-1407). Đặc biệt,
thắng lợi trong ba lần chống quân Mông - Nguyên đã đưa Đại
Việt lên một vị thế mới trong quan hệ với các nước láng giềng.
Đầu thế kỷ XVI, nhà Lê Sơ rơi vào khủng hoảng. Năm 1527,
một võ quan cao cấp là Mạc Đăng Dung đã cướp ngôi để lập ra
vương triều mới, nhà Mạc (1527-1593), đóng đô tại Thăng Long.
Trong bối cảnh đó, năm 1533, Nguyễn Kim cùng một số quan
lại triều Lê đã đưa Lê Duy Ninh - con trưởng của vua Lê Chiêu
Tông lên làm vua, lập nên triều Lê trung hưng tại Thanh Hóa.
Năm 1545, Nguyễn Kim mất, quyền lực trao cho con rể là
Trịnh Kiểm. Họ Trịnh nắm thực quyền trong triều. Tới giữa thế
kỷ XVI, một người con của Nguyễn Kim là Nguyễn Hoàng đã
xin triều đình Lê, Trịnh cho phép được vào trấn thủ vùng
Thuận Hóa, tạo tiền đề cho sự ra đời của một vùng đất mới sau
này gọi là Đàng Trong. Trong khi đó, ở miền Bắc, sự thành lập
của triều Lê trung hưng đã đưa tới việc hình thành cục diện
Nam triều đối đầu với chính quyền của nhà Mạc (Bắc triều).
Trong 60 năm (từ 1533 đến 1592) giữa Bắc triều và Nam triều đã
diễn ra nhiều trận giao chiến với ba giai đoạn chính là 1533-1569,
1570-1583, 1584-1592.
Tháng 12/1592, Trịnh Tùng bắt được vua Mạc là Mậu Hợp,
nhà Mạc đến đây xem như bị diệt, cục diện giao tranh Bắc triều -
Nam triều chấm dứt, tuy nhiên quyền lực của chúa Trịnh ngày càng
lớn mạnh, lấn át vua Lê. Từ thời Trịnh Tùng, họ lập vương phủ,
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 217

hình thành chế độ chính trị đặc biệt vua Lê - chúa Trịnh. Chúa Trịnh
có mọi quyền hành, vua chỉ việc “chuẩn y” những gì chúa muốn và
thực hiện việc đó thông qua những lệnh chỉ cho đúng tính lễ nghi1.
Cũng vào lúc đó, mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh - Nguyễn
ngày càng gia tăng. Nguyễn Hoàng - trấn thủ Thuận Hoá đã
hình thành thế lực đối trọng với chúa Trịnh. Nguyễn Hoàng rời
kinh đô Thăng Long vào Thuận Hoá thời gian đầu với tư cách
là viên quan của triều Lê trung hưng, hằng năm duy trì nộp thuế
đều đặn cho vua Lê. Tuy nhiên, từ Nguyễn Hoàng đến các chúa
Nguyễn trở về sau đều tập trung khai hoang, ổn định kinh tế,
củng cố lực lượng. Từ sau năm 1620, chúa Nguyễn Phúc Nguyên
không nộp thuế cho vua Lê - chúa Trịnh. Tháng 3/1627, chiến
tranh Trịnh - Nguyễn bùng nổ. Năm 1672, cuộc chiến Trịnh -
Nguyễn kết thúc, đất nước phân chia thành hai khu vực Đàng
Trong và Đàng Ngoài với ranh giới là sông Gianh (Quảng Bình).
Thế kỷ XVII, ngoại thương của Đàng Trong và Đàng Ngoài
phát triển với sự xuất hiện của nhiều đô thị phồn thịnh như
Thăng Long, Phố Hiến, Thanh Hà, Hội An,...
Đầu thế kỷ XVIII, tình trạng ruộng đất của nông dân bị
chiếm đoạt ngày càng phổ biến. Năm 1711, Trịnh Cương phải
ra lệnh cấm quan viên tự lập trang trại “chiêu tập người trốn
tránh, cho họ nấp bóng để vơ vét mối lợi, vì thế mà dân xã
nhiều người phiêu tán”2. Từ giữa thế kỷ XVIII, ở Đàng Trong,
tình trạng tập trung ruộng đất của giai cấp địa chủ ngày càng
mạnh mẽ cùng các loại thuế đã khiến đời sống nhân dân gặp
nhiều khó khăn. Thế kỷ này cũng xuất hiện nhiều cuộc khởi nghĩa
nông dân ở cả Đàng Ngoài và Đàng Trong.

1. Samuel Baron: Mô tả vương quốc Đàng Ngoài, Hoàng Anh Tuấn dịch,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2019, tr.100.
2. Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2007, t.2, tr. 399.
218 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Năm 1771, cuộc khởi nghĩa nông dân Tây Sơn do ba anh
em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ lãnh đạo ở Đàng
Trong bùng nổ. Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng phát triển thành
một phong trào đấu tranh rộng lớn, lần lượt tiêu diệt chính quyền
chúa Nguyễn ở Đàng Trong (năm 1777), vua Lê - chúa Trịnh ở
Đàng Ngoài (năm 1788); đặt cơ sở cho thống nhất đất nước.
Phong trào Tây Sơn giành thắng lợi trước quân Xiêm (năm 1785)
và quân Thanh (năm 1789), bảo vệ độc lập dân tộc.
Triều đình của vua Quang Trung đã có nhiều nỗ lực nhằm
phục hồi và phát triển kinh tế, ổn định đời sống xã hội như
ban hành chiếu khuyến nông (năm 1789), khuyến khích ngoại
thương, bãi bỏ một số loại thuế,... Năm 1792, vua Quang Trung
qua đời. Thế lực của Nguyễn Ánh với sự hậu thuẫn của địa
chủ Gia Định từng bước giành ưu thế trước quân Tây Sơn.
Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại Tây Sơn, lập nên vương
triều Nguyễn.

3.3. Việt Nam trong thế kỷ XIX


Việt Nam trong thế kỷ XIX đặt dưới sự trị vì của vương
triều Nguyễn - vương triều quân chủ cuối cùng trong lịch sử
Việt Nam1. Đây là giai đoạn đất nước vẫn duy trì được nền
độc lập dân tộc trước khi để mất nước vào tay thực dân Pháp
năm 1884.
Tháng 5/1802, Nguyễn Ánh hoàn thành thống nhất đất
nước, lấy hiệu là Gia Long, định đô tại Phú Xuân (Huế). Vương
triều quản lý lãnh thổ rộng lớn từ ải Nam Quan đến mũi
Cà Mau.
Về đơn vị hành chính địa phương: năm 1831, Minh Mạng
đổi các trấn Bắc Thành thành 18 tỉnh. Năm 1832, tất cả các trấn,

1. Triều Nguyễn tồn tại từ năm 1802 đến 1945, trải qua 13 đời vua, từ vua
Gia Long (1802-1819) đến vua Bảo Đại (1926-1945).
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 219

doanh còn lại ở miền Trung và miền Nam được đổi thành tỉnh.
Dưới tỉnh là phủ rồi đến huyện (châu), tổng, xã. Cả nước có
30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên chịu sự quản lý trực tiếp của chính
quyền trung ương. Cũng từ năm 1832, vua Minh Mạng quy định
thực hiện thống nhất trong cả nước mỗi phủ, huyện đặt 1 viên
quan tri phủ, tri huyện. Đối với vùng miền núi, vua Minh Mạng
bãi bỏ chế độ thế tập của các thổ ty, thực hiện chế độ lưu quan -
cử quan lại người Kinh lên làm việc ở miền núi. Đến năm 1838,
chế độ lưu quan được phổ biến và thực hiện triệt để.
Nhằm phục hồi kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, triều
Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách như ban hành phép
quân điền (năm 1804), khai hoang, phục hoá, đặc biệt là khai hoang
theo hình thức doanh điền (năm 1828); thống nhất các đơn vị đo
lường và đơn vị tiền tệ, khuyến khích thương nhân lưu thông,
vận chuyển hàng hoá giữa các khu vực trong nước; mở cửa biển
Đà Nẵng để thương nhân nước ngoài đến buôn bán. Tuy nhiên,
những nỗ lực của triều Nguyễn không cứu vãn được thực trạng
ruộng tư hữu ngày càng phát triển, nạn cường hào hoành hành
tại các vùng nông thôn. Mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt.
Phong trào đấu tranh chống triều Nguyễn nửa đầu thế
kỷ XIX đã nổ ra mạnh mẽ, từ hoạt động khởi nghĩa của nông
dân đến dân tộc miền núi, quý tộc và quan lại cũ nhà Lê cho tới
các nhóm dân tộc thiểu số miền núi,… Một số cuộc đấu tranh
tiêu biểu là khởi nghĩa Phan Bá Vành (1821-1827), cuộc nổi dậy
của binh lính do Lê Văn Khôi lãnh đạo (1833-1835), cuộc nổi
dậy của Cao Bá Quát (1854-1855). Từ triều Gia Long đến triều
Minh Mạng, Thiệu Trị và đầu triều Tự Đức có tới 500 cuộc nổi
dậy rộng khắp trên các địa phương, từ miền núi phía bắc đến
tận miền Tây Nam Bộ1.

1. Trương Thị Yến (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2017, t.5, tr.559.
220 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trong bối cảnh đó, ngày 31/8/1858, liên quân Pháp - Tây
Ban Nha kéo tới cửa biển Đà Nẵng. Ngày 01/9/1858, thực dân
Pháp nổ súng tấn công các đồn quân của triều Nguyễn trên bán
đảo Sơn Trà (Đà Nẵng). Tháng 02/1859, Pháp để lại một lực
lượng nhỏ tại Đà Nẵng để chuyển quân vào Gia Định. Triều
Nguyễn tổ chức lực lượng đánh bại cuộc hành quân của Pháp
trên chiến trường Quảng Nam - Đà Nẵng nhưng không phát huy
được sức mạnh tại mặt trận phía nam. Ngày 05/6/1862, triều
Nguyễn ký hoà ước với Pháp, nhượng ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ
là Gia Định, Biên Hoà, Định Tường cho thực dân Pháp. Phong
trào đấu tranh của nhân dân Nam Kỳ chống thực dân Pháp
không nhận được sự hậu thuẫn từ phía triều Nguyễn. Năm 1867,
ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ là Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên rơi
vào tay thực dân Pháp.
Từ năm 1873 đến 1884, Pháp mở rộng xâm lược ra Bắc Kỳ
và Trung Kỳ. Nhân dân Bắc Kỳ kiên cường tổ chức lực lượng
đấu tranh, gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn. Chiến thắng
Cầu Giấy lần thứ nhất ngày 21/12/1873 khiến cho quân Pháp
lo sợ, phải bỏ thành xuống đóng dưới tàu. Đầu năm 1874, thực
dân Pháp lần lượt rút khỏi các thành Hải Dương, Ninh Bình,
Nam Định, Hà Nội. Tuy nhiên, đến ngày 15/3/1873, triều Nguyễn
ký với Pháp Hoà ước Giáp Tuất, gồm 22 điều khoản, trong đó
có những điều khoản như thừa nhận chủ quyền của Pháp trên
6 tỉnh Nam Kỳ (điều 5), người Pháp được tự do buôn bán và
kinh doanh công nghiệp ở các tỉnh nói trên (điều 12),...
Đến ngày 31/8/1874, triều Nguyễn ký thêm với Pháp những
điều khoản nhằm xác lập đặc quyền kinh tế của Pháp tại Việt Nam
như thuế quan do Pháp nắm giữ, mọi việc xuất, nhập khẩu
hàng hoá đều do Pháp kiểm soát, tàu chiến Pháp có quyền tự
do ra vào các cảng,...
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 221

Sau hoà ước năm 1874, nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ


tiếp tục đấu tranh chống thực dân Pháp tiêu biểu là các cuộc
khởi nghĩa của các sĩ phu, văn thân yêu nước như Trần Tấn,
Đặng Thai Mai (Nghệ An); Trần Quang Cán, Nguyễn Huy Điển
(Hà Tĩnh). Trận Cầu Giấy lần thứ hai (ngày 19/5/1883) buộc
Pháp phải rút quân ở Hồng Gai (Quảng Ninh), Nam Định về
Hà Nội. Pháp tăng cường viện binh uy hiếp và chiếm giữ
Thuận An, gần kinh thành Huế, buộc triều Nguyễn phải cử
Nguyễn Văn Tường xin đình chiến.
Hòa ước Harmand (Hòa ước Quý Mùi) ký kết ngày 25/8/1883
giữa triều Nguyễn và Pháp đi ngược lại quyết tâm đấu tranh
chống thực dân Pháp của nhân dân ta. Theo nội dung của hòa
ước, mọi việc chính trị, ngoại giao, kinh tế của Việt Nam đều do
thực dân Pháp nắm giữ. Khu vực cai quản của triều Nguyễn chỉ
còn từ Khánh Hoà đến đèo Ngang (tỉnh Bình Thuận sáp nhập
Nam Kỳ; Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh sáp nhập Bắc Kỳ) nhưng
các việc công chính, thương chính vẫn do người Pháp phụ trách.
Ngày 06/6/1884, Chính phủ Pháp cử Patenôtre ký hòa ước
mới với triều Nguyễn. Nội dung Hòa ước Patenôte (Hòa ước
Giáp Thân) khẳng định Việt Nam thừa nhận sự bảo hộ của
nước Pháp, Pháp là nước sẽ thay mặt Việt Nam trong mọi việc
giao thiệp với ngoại quốc và bảo hộ người Việt Nam ở nước ngoài.
Hòa ước Patenôtre chia cắt Việt Nam thành ba khu vực Bắc Kỳ,
Trung Kỳ, Nam Kỳ với chế độ chính trị khác nhau. Đây là hòa
ước cuối cùng ký kết giữa triều Nguyễn và thực dân Pháp,
đồng thời “khai tử” chủ quyền của triều Nguyễn đối với Việt
Nam, đặt cơ sở lâu dài cho quyền đô hộ của Pháp.
4. Thời kỳ từ sau năm 1884 đến 1945
4.1. Từ sau năm 1884 đến trước 1930

Việt Nam từ sau năm 1884 đến trước 1930 là giai đoạn thực
dân Pháp xây dựng và củng cố chính quyền đô hộ, tạo cơ sở
222 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thực hiện công cuộc khai thác thuộc địa. Trong bối cảnh đó, các
giai cấp và tầng lớp nhân dân Việt Nam không ngừng đấu tranh,
từ phong trào Cần Vương, cuộc đấu tranh tự vệ của nông dân
trung du và miền núi đến phong trào đấu tranh theo khuynh
hướng dân chủ tư sản và những cuộc khởi nghĩa của đồng bào
dân tộc thiểu số. Chính từ trong phong trào này đã xuất hiện
một số tổ chức yêu nước, tạo tiền đề quan trọng tiến tới hợp
nhất thành tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930.
Đầu tiên là phong trào Cần Vương do văn thân, sĩ phu
yêu nước lãnh đạo. Chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân đồng
lòng giúp vua chống Pháp lần lượt được ban bố vào các ngày
13/7/1885 và 20/9/1885. Phong trào Cần Vương diễn ra sau rộng
khắp, từ Nam Trung Bộ trở ra Bắc, từ năm 1885 đến 1896. Các cuộc
khởi nghĩa tiêu biểu trong phong trào là khởi nghĩa Bãi Sậy
(1883-1892), khởi nghĩa Ba Đình (1886-1887), khởi nghĩa Hùng Lĩnh
(1887-1892), khởi nghĩa Hương Khê (1885-1896). Năm 1896,
phong trào Cần Vương thất bại.
Phong trào đấu tranh tự vệ của nông dân ở trung du và
miền núi diễn ra đồng thời với phong trào Cần Vương. Phong
trào nông dân Yên Thế (1884-1913) là phong trào đấu tranh
vũ trang kéo dài nhất trong quá trình đấu tranh chống thực
dân Pháp cuối thế kỷ XIX. Thủ lĩnh của phong trào nông dân
Yên Thế là Hoàng Hoa Thám. Phong trào khởi phát từ vùng
đất Yên Thế (Bắc Giang), lan rộng sang các địa phương như
Bắc Ninh, Thái Nguyên, Phúc Yên. Tại Trung Kỳ và Nam Kỳ,
đồng bào dân tộc thiểu số đoàn kết tham gia các cuộc đấu
tranh chống thực dân Pháp như đội quân người Mường
do Hà Văn Mao làm thủ lĩnh tích cực hoạt động trong cuộc
khởi nghĩa Ba Đình; lực lượng của tù trưởng người Thái là
Cầm Bá Thước tham gia tác chiến với nghĩa quân Hùng Lĩnh
của Tống Duy Tân.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 223

Phong trào yêu nước mang màu sắc tôn giáo của nông
dân như phong trào Hội kín ở các tỉnh miền Đông Nam Kỳ;
phong trào của Kỳ Đồng và Mạc Đĩnh Phúc lan rộng ra nhiều
tỉnh phía bắc như Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Thái
Bình, Nam Định,...
Từ năm 1897 đến 1914, thực dân Pháp thực hiện “chương trình
khai thác thuộc địa lần thứ nhất” trên lãnh thổ Việt Nam với
mục đích là “Đông Dương phải được đặc biệt dành riêng cho
thị trường Pháp; nền sản xuất ở thuộc địa này phải được thu
gọn trong việc cung cấp cho chính quốc nguyên liệu hay những
vật phẩm gì nước Pháp không có; công nghiệp nếu được
khuyến khích thì cũng chỉ trong giới hạn nhằm bổ sung cho
công nghiệp chính quốc chứ không được cạnh tranh với nền
công nghiệp chính quốc”1.
Công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân
Pháp đã tạo ra những chuyển biến trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt
là về kinh tế và xã hội. Cơ cấu kinh tế của Việt Nam đa dạng
hơn với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, thương nghiệp,
giao thông vận tải nhưng là nền kinh tế phục vụ cho nhu cầu
phát triển của chính quốc. Trong xã hội xuất hiện những giai
cấp mới như giai cấp công nhân, tầng lớp tư sản, tầng lớp tiểu
tư sản.
Năm 1914, Chiến tranh thế giới thứ nhất bùng nổ. Là nước
trực tiếp tham chiến, Pháp đã điều chỉnh chính sách cai trị đối
với Đông Dương, trong đó có Việt Nam, nhằm cung cấp tối đa
nhân lực, vật lực, tài lực, đồng thời duy trì sự ổn định về chính
trị và kinh tế tại Việt Nam và Đông Dương.
Từ đầu thế kỷ XX đến trước năm 20 của thế kỷ XX, phong
trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam

1. Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục, Hà Nội,
2013, t.3, tr.120-121.
224 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

xuất hiện nhiều hình thức đấu tranh như phong trào đấu tranh
theo khuynh hướng dân chủ tư sản, những cuộc bạo động của
đồng bào dân tộc thiểu số, hoạt động của các hội kín tại Nam Kỳ,
phong trào đấu tranh của công nhân,...
Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng dân chủ tư sản
tiêu biểu như phong trào Đông Du (1905-1909) do Phan Bội Châu
khởi xướng; phong trào Duy Tân ở Trung Kỳ dưới sự lãnh đạo
của Phan Châu Trinh; cuộc vận động Duy Tân ở Bắc Kỳ gắn
với nhân vật lịch sử Lương Văn Can và trường Đông Kinh
nghĩa thục; phong trào Duy Tân ở Nam Kỳ. Từ cuối năm 1907,
thực dân Pháp ra lệnh đóng cửa Đông Kinh nghĩa thục. Từ sau
năm 1908, nhiều sĩ phu yêu nước bị bắt và tù đày. Phong trào
Duy Tân thất bại.
Từ tháng 3 đến tháng 7/1908, phong trào chống sưu thuế
diễn ra tại các tỉnh Trung Kỳ như Quảng Nam, Quảng Ngãi,
Bình Định, Thừa Thiên Huế, khiến chính quyền thực dân
phong kiến ở địa phương tê liệt. Phong trào chống sưu thuế tại
Nam Kỳ chấm dứt trước sự đàn áp của thực dân Pháp.
Nhiều tổ chức yêu nước ra đời trong các phong trào trên
như Duy Tân hội (1904); Việt Nam Quang phục hội (1912).
Phong trào Đông Du thất bại, tổ chức Duy Tân hội không còn
nhưng “với phong trào Đông Du, Duy Tân hội đã phá vòng vây
giam hãm của thực dân Pháp, đặt cách mạng Việt Nam trong
mối liên hệ với thế giới tiên tiến, với những người có thiện chí
ngoài Việt Nam”1.
Bên cạnh phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp theo
khuynh hướng dân chủ tư sản là những cuộc khởi nghĩa của
đồng bào dân tộc thiểu số tại nhiều địa phương tiêu biểu như
khởi nghĩa của người Mường ở Hoà Bình (từ tháng 8/1909
đến tháng 01/1910), khởi nghĩa của người Mông ở Hà Giang

1. Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, t.3, tr. 173.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 225

(từ tháng 02/1911 đến tháng 4/1912), cuộc đấu tranh của đồng bào
các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung Kỳ
(năm 1900: Quảng Nam, Bình Định; năm 1907: Quảng Ngãi),
khởi nghĩa của người Mông ở Lai Châu (1918-1921).
Đầu thế kỷ XX xuất hiện nhiều hội kín ở Nam Kỳ với
thành phần tham gia chủ yếu là nông dân, tiểu thương, thợ thủ
công... Mỗi hội kín có một hội chủ, dưới đó là những người
đứng đầu từng nhóm nhỏ. Một số chủ hội như Nguyễn Hữu
Trí, Nguyễn Văn Hiệp tự nhận là đại diện cho vua để tập hợp
lực lượng. Thực dân Pháp từng phải thừa nhận sự bất lực đối
với việc trấn áp các tổ chức hội kín.
Đầu thế kỷ XX, công nhân tham gia vào phong trào yêu
nước chung của dân tộc đồng thời có những cuộc đấu tranh
riêng như cuộc bãi công, biểu tình của công nhân làm hầm đá
tại Ôn Lâu (Hải Dương) năm 1900; công nhân làm đường xe lửa
Yên Bái đình công bỏ việc năm 1905; cuộc bãi công của công
nhân làm đường xe lửa đoạn Nậm Ty (Vân Nam) năm 1907; bãi
công của phu xe tại Hà Nội năm 1914.
Từ năm 1918 đến 1929, chính sách cai trị của thực dân Pháp
và phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam có
nhiều thay đổi.
Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918), thực dân
Pháp chịu tổn thất nặng nề. Để khắc phục tình trạng khủng
hoảng về kinh tế - xã hội tại chính quốc, hàn gắn vết thương
chiến tranh, khôi phục kinh tế, Pháp vừa tăng cường thúc đẩy
sản xuất trong nước vừa đẩy mạnh đầu tư, khai thác thuộc địa.
Pháp thực hiện cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai tại Việt
Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918) đến trước cuộc
khủng hoảng kinh tế thế giới (1929-1933).
Nền kinh tế - xã hội Việt Nam có một số chuyển biến
trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai. Cơ cấu kinh tế
226 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Việt Nam thời kỳ này có sự mất cân đối rõ rệt với nền nông
nghiệp lạc hậu, nền công nghiệp yếu, chênh lệch giữa các vùng,
miền. Các giai cấp và tầng lớp trong xã hội có sự phân hoá
ngày càng rõ rệt. Địa chủ được thực dân Pháp tạo điều kiện
tham gia vào các tổ chức chính quyền như Hội đồng dân biểu,
Hội đồng quản hạt nên quyền lợi gắn bó chặt chẽ với thực dân
Pháp. Giai cấp nông dân bị phân hoá thành ba tầng lớp: trung
nông, bần nông, cố nông; là đối tượng bị bóc lột nặng nề về tô
thuế. Trong giai cấp tư sản thì tư sản dân tộc có bước phát triển
mạnh mẽ về số lượng và địa vị kinh tế, ý thức giai cấp. Lực
lượng giai cấp công nhân ngày càng đông đảo, sớm được giác
ngộ ý thức giai cấp. Tầng lớp tiểu tư sản sinh sống chủ yếu tại
các thành thị.
Phong trào yêu nước chống thực dân Pháp của Việt Nam
những năm 1920 gắn liền với các hoạt động tiêu biểu của lãnh tụ
Nguyễn Ái Quốc; hoạt động cứu nước của người Việt Nam ở
nước ngoài; phong trào của tầng lớp tư sản, phong trào dân tộc
dân chủ trong thị dân, học sinh, sinh viên và trí thức; phong
trào công nhân. Các luồng tư tưởng tiến bộ và cách mạng từ
bên ngoài như tư tưởng dân chủ tư sản Pháp, tư tưởng Tam dân
chủ nghĩa, tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin,... đã tác động
đến phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp. Từ năm 1925
đến 1930, các đảng phái chính trị ra đời như Hội Việt Nam
Cách mạng Thanh niên (tháng 6/1925), Tân Việt Cách mạng đảng
(14-7-1928, tiền thân là Hội Phục Việt), Việt Nam Quốc dân đảng
(25/12/1927).
Phong trào công nhân từ năm 1925 có nhiều chuyển biến.
Những cuộc đấu tranh của công nhân có tổ chức, đoàn kết và
quy mô ngày càng lớn, mục tiêu đấu tranh không chỉ là quyền
lợi về kinh tế mà còn có mục đích chính trị. Phong trào công
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 227

nhân thu hút sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân khác.
Sự phát triển của phong trào công nhân đặt ra yêu cầu phải có
tổ chức lãnh đạo thống nhất.
Ba tổ chức cộng sản là Đông Dương Cộng sản đảng,
An Nam Cộng sản đảng, Đông Dương Cộng sản liên đoàn lần
lượt ra đời trong năm 1929.
Trong quá trình tuyên truyền, vận động quần chúng tham
gia đấu tranh cách mạng, các tổ chức cộng sản không tránh khỏi
việc tranh giành ảnh hưởng. Do đó, nhiệm vụ cấp thiết khi đó
là phải thành lập một đảng cách mạng thống nhất. Từ ngày 06
tháng 01 đến 08/02/1930, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc chủ trì hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản ở Đông Dương, tại bán đảo
Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc)*. Hội nghị đã thống nhất
hợp nhất Đông Dương Cộng sản đảng và An Nam Cộng sản đảng
thành Đảng Cộng sản Việt Nam; thông qua Chính cương vắn tắt,
Sách lược vắn tắt, Chương trình tóm tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do
Nguyễn Ái Quốc khởi thảo. Đến ngày 24/02/1930, Ban Chấp hành
Trung ương lâm thời của Đảng Cộng sản Việt Nam chấp thuận
kết nạp Đông Dương Cộng sản Liên đoàn vào tổ chức Đảng.
Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả sự kết hợp giữa
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng cách mạng tiên tiến của thời
đại với phong trào công nhân và phong trào yêu nước của nhân
dân Việt Nam. Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm
1930 đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối và
phương hướng của phong trào giải phóng dân tộc, đánh dấu
thắng lợi cơ bản của hệ tư tưởng cộng sản, mở ra giai đoạn phát
triển mới trong lịch sử cách mạng Việt Nam.

* Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng quyết nghị “từ nay trở
đi lấy ngày 03 tháng 02 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng”, xem
Lịch sử Biên niên Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
228 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

4.2. Từ năm 1930 đến 1945

Từ năm 1930 đến 1945, Đảng Cộng sản Việt Nam giữ vai
trò lãnh đạo phong trào yêu nước, chống thực dân Pháp, giành
độc lập dân tộc, từ cao trào cách mạng 1930-1931 đến phong
trào đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ 1936-1939 và cuộc vận
động Cách mạng Tháng Tám 1939-1945.
Tháng 10/1930, Ban Trung ương lâm thời của Đảng Cộng
sản Việt Nam họp Hội nghị lần thứ nhất tại Hồng Công dưới
sự chủ trì của đồng chí Trần Phú. Hội nghị quyết định đổi tên
Đảng Cộng sản Việt Nam thành Đảng Cộng sản Đông Dương,
kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng từ trung ương tới cấp cơ sở
ở ba kỳ, thông qua Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản
Đông Dương do Trần Phú khởi thảo. Hội nghị xác định nhiệm
vụ chiến lược của cách mạng Đông Dương là phản đế và
phản phong; mục tiêu là độc lập dân tộc và người cày có ruộng.
Từ đầu năm 1931, phong trào đấu tranh của nhân dân Việt Nam
đối diện với sự đàn áp quyết liệt từ chính quyền thực dân Pháp
và tay sai. Cuối tháng 4/1931, Tổng Bí thư Trần Phú và các
thành viên của Ban Chấp hành Trung ương Đảng bị thực dân
Pháp bắt giam. Tháng 12/1934, hệ thống tổ chức Đảng được
khôi phục ở nhiều nơi nhưng vẫn thiếu sự gắn kết.
Giai đoạn 1936-1939, Đảng tạm gác khẩu hiệu “độc lập
dân tộc” và “người cày có ruộng”, thực hiện cuộc vận động đấu
tranh mang tính chất công khai, bán công khai, hợp pháp, bán
hợp pháp vì các quyền dân sinh, dân chủ của nhân dân với các
hình thức như mít tinh, diễu hành, xuất bản sách báo,... Cuộc
vận động dân sinh, dân chủ thời kỳ 1936-1939 dù thiếu sự
thống nhất và đồng đều giữa các địa phương nhưng là bước
phát triển quan trọng đối với cuộc cách mạng dân tộc dân chủ
nhân dân do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 229

Từ sau năm 1939, Đảng chủ trương chuyển hướng chỉ đạo
chiến lược qua các hội nghị trung ương, tích cực xây dựng lực
lượng chính trị trong quần chúng, chuẩn bị lực lượng vũ trang
và xây dựng căn cứ địa cách mạng.
Pháp tham gia Chiến tranh thế giới thứ hai đã thực hiện
nền “kinh tế chỉ huy” đối với thuộc địa nhằm huy động tối đa
sức người sức của phục vụ chiến tranh. Những quyền tự do, dân
chủ đã giành được trong thời kỳ đấu tranh dân chủ 1936-1939
bị xoá bỏ. Đông Dương trở thành mục tiêu quan trọng của phát
xít Nhật trong chiến lược mở rộng xâm lược. Ngày 06/5/1941,
Pháp và Nhật Bản ký hiệp ước với những điều khoản như
Nhật Bản nắm quyền điều khiển nền kinh tế, quân đội, Nhật Bản
được tự do di chuyển trên khắp lãnh thổ Đông Dương,...
Nhân dân Việt Nam chịu hai tầng áp bức của phát xít Nhật và
thực dân Pháp, mâu thuẫn dân tộc ngày càng gay gắt.
Giữa tháng 6/1940, nước Pháp thất bại trước phát xít Đức,
chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương hoang mang. Ban
Chấp hành Trung ương Đảng nhận định: “Chính phủ thuộc địa
đã như cành lìa cội, rung rinh, chờ ngày đổ sập. Chế độ thuộc
địa lung lay vị trí chực tiêu tàn”1 . Đảng chủ trương chuyển
hướng chiến lược cách mạng, giương cao ngọn cờ giải phóng
dân tộc. Cuộc khởi nghĩa đầu tiên do Đảng lãnh đạo là cuộc
khởi nghĩa Bắc Sơn (ngày 27/9/1940). Dù chỉ diễn ra trong vòng
một tháng nhưng cuộc khởi nghĩa này là bài học về thời cơ phát
động khởi nghĩa.
Hội nghị Trung ương Đảng họp tại Từ Sơn (Bắc Ninh) từ
ngày 06 đến ngày 09/11/1940 khẳng định vai trò lãnh đạo của
Đảng, “Đảng phải chuẩn bị để gánh lấy cái sứ mệnh thiêng
liêng: lãnh đạo cho các dân tộc bị áp bức Đông Dương võ trang

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2000, t.7, tr. 12.
230 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bạo động giành lấy quyền tự do độc lập”1. Hội nghị Trung ương
tháng 11/1940 đánh dấu bước phục hồi căn bản cơ quan đầu
não và hệ thống tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Đường lối lãnh đạo của Đảng tiếp tục có sự điều chỉnh tại
Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương (từ ngày 10
đến 19/5/1941). Hội nghị xác định nhiệm vụ và tính chất của
cách mạng Đông Dương giai đoạn hiện tại là cuộc cách mạng
giải phóng dân tộc. Hội nghị quyết định đặt vấn đề dân tộc
trong phạm vi từng dân tộc cụ thể của xứ Đông Dương
thuộc Pháp với tổ chức mặt trận dân tộc thống nhất riêng,
phù hợp với tình hình thực tiễn của từng dân tộc. Tại Việt Nam,
mặt trận dân tộc thống nhất có tên là Mặt trận Việt Nam độc lập
đồng minh, gọi tắt là Việt Minh, nhằm xây dựng lực lượng chính
trị cách mạng.
Ngày 25/10/1941, Mặt trận Việt Minh công bố Tuyên ngôn,
Chương trình và Điều lệ, khẳng định tôn chỉ, mục đích, phương
thức tổ chức của Mặt trận. Từ đó tạo cơ sở hướng dẫn hoạt
động của các cơ sở Đảng và tổ chức quần chúng. Thông qua
Mặt trận Việt Minh, các cấp uỷ địa phương đã lãnh đạo nhiều
cuộc đấu tranh của nhân dân.
Về chuẩn bị lực lượng vũ trang và căn cứ địa cách mạng,
cuối năm 1940, thành lập đội Cứu quốc quân trên cơ sở đội
du kích Bắc Sơn; ngày 22/12/1944, Đội Việt Nam tuyên truyền
giải phóng quân được thành lập, là trung đội vũ trang tập
trung đầu tiên. Chỉ trong một thời gian ngắn, Đội Việt Nam
tuyên truyền giải phóng quân đã phát triển thành đại đội, trở
thành phương thức vận động và phát triển lực lượng cách
mạng chủ yếu.
Căn cứ địa cách mạng là chỗ dựa vững chắc của cách mạng
về cơ sở vật chất, lực lượng vũ trang... Hội nghị Trung ương

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr. 58.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 231

tháng 11/1940 quyết định tiến tới thành lập Khu căn cứ du kích
Bắc Sơn - Võ Nhai. Đây là căn cứ địa cách mạng đầu tiên hình
thành trong thời kỳ vận động giải phóng dân tộc 1939-1945.
Năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước, chọn Cao Bằng làm căn
cứ địa cách mạng, sau đó phát triển thành hai chiến khu Cao -
Bắc - Lạng và Thái - Tuyên - Hà. Từ đó, căn cứ địa cách mạng
được mở rộng ở nhiều nơi.
Ngày 09/3/1945, Nhật đảo chính Pháp tại Đông Dương.
Ngày 12/3/1945, Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng
mở rộng thông qua Chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành
động của chúng ta”, nhận định “đế quốc phát xít Nhật là kẻ
thù chính - kẻ thù cụ thể trước mắt - duy nhất của nhân dân
Đông Dương”1, kịp thời điều chỉnh chiến lược và sách lược của
cách mạng Việt Nam trong thời điểm có tính chất bước ngoặt.
Dưới sự lãnh đạo của Mặt trận Việt Minh và cán bộ đảng viên
cơ sở, nông dân các tỉnh Hà Nội, Bắc Giang, Ninh Bình, Thái Bình,
Hải Phòng, Thanh Hoá,... biểu tình, kéo tới phá các kho thóc của
phát xít Nhật và tay sai, chia cho dân nghèo. Phong trào phá
kho thóc Nhật khiến cho chính quyền cơ sở của phát xít Nhật
và tay sai khốn đốn.
Ngày 15/4/1945, Trung ương Đảng triệu tập Hội nghị quân
sự Bắc Kỳ. Hội nghị quyết định thành lập 7 chiến khu ở Bắc Kỳ,
Trung Kỳ và Nam Kỳ. Hội nghị xác định nhiệm vụ phát triển cao
trào kháng Nhật cứu nước ra toàn quốc. Ngày 04/6/1945, Khu Giải
phóng gồm phần lớn địa bàn 6 tỉnh Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên và một số vùng phụ cận
Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái và Vĩnh Yên được thành lập.
Ngày 11/8/1945, Chính phủ Nhật gửi công điện cho Đồng
minh, tuyên bố chấp nhận đầu hàng không điều kiện. Nhận thấy
thời cơ khởi nghĩa đến gần, ngày 13/8/1945, Uỷ ban khởi nghĩa

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Sđd, t.7, tr. 367
232 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

ra Quân lệnh số 1. Ngày 14/8/1945, Hội nghị toàn quốc của Đảng
Cộng sản Đông Dương khai mạc tại Tân Trào (Sơn Dương,
Tuyên Quang) đã xác định khởi nghĩa giành chính quyền ở các
địa phương, căn cứ vào điều kiện cụ thể đánh chiếm những nơi
chắc thắng, không kể thành phố hay thôn quê; đồng thời phải
thành lập ngay chính quyền cách mạng, thực hiện “10 chính
sách Việt Minh”.
Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
chính thức thành lập với vai trò chỉ huy cuộc tổng khởi nghĩa
giành chính quyền và khi điều kiện cho phép thì chuyển thành
chính phủ lâm thời. Tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945
được phát động trên phạm vi cả nước và đạt được kết quả
tiêu biểu như ngày 19 tháng 8 giành thắng lợi tại Hà Nội;
ngày 23 tháng 8 giành thắng lợi ở Hoà Bình, Hải Phòng, Huế,
Quảng Bình, Quảng Trị...; ngày 25 tháng 8 giành thắng lợi ở
Sài Gòn - Gia Định, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Biên Hoà, Tây Ninh,...
Trong vòng 15 ngày cuối tháng 8/1945, cuộc tổng khởi nghĩa
đã giành thắng lợi hoàn toàn.
Ngày 02/9/1945, tại quảng trường Ba Đình (Hà Nội), thay
mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên
ngôn độc lập, tuyên bố trước nhân dân và toàn thế giới sự ra
đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

5. Thời kỳ 1945-1975

5.1. Trong năm đầu sau Cách mạng Tháng Tám (9/1945-12/1946)

Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa mới thành lập
(tháng 9/1945) đã phải đối diện với nhiều khó khăn. Kinh tế
Việt Nam chủ yếu là nông nghiệp lạc hậu, tình trạng mất mùa
và nạn đói ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Ngân sách quốc gia chỉ có 1.230.000 đồng, trong đó quá nửa là
tiền rách. Hơn 90% dân số mù chữ.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 233

Phía bắc vĩ tuyến 16, hơn 20 vạn quân Trung Hoa Dân
quốc với danh nghĩa đại diện lực lượng Đồng minh làm nhiệm
vụ giải giáp quân đội Nhật đã tiến vào miền Bắc Việt Nam;
hậu thuẫn cho các tổ chức Việt Quốc, Việt Cách chống phá
cách mạng.
Còn ở phía nam vĩ tuyến 16, thực dân Pháp ngày càng bộc
lộ ý đồ xâm chiếm trở lại Việt Nam với sự hậu thuẫn của Anh.
Ngày 17/8/1945, Uỷ ban Quốc phòng Pháp quyết định thành
lập lực lượng viễn chinh Pháp ở Viễn Đông, đưa quân sang
Đông Dương. Ngày 02/9/1945, trong lúc nhân dân Sài Gòn mít tinh
mừng ngày độc lập thì một số lính Pháp đã bắn vào đám đông,
gây làn sóng căm phẫn trong nhân dân. Ngày 06/9/1945, phái
bộ Anh đến Sài Gòn, yêu cầu quân Nhật phải giao nộp vũ khí,
tước vũ khí của quân Nhật trang bị cho tù binh Pháp. Ngày
20/9/1945, phái bộ Anh yêu cầu thả những người Pháp đang bị
giam giữ, buộc Việt Nam Dân chủ Cộng hoà phải rút hết lực
lượng vũ trang ra khỏi Sài Gòn.
Vào cuối năm 1945, trên lãnh thổ Việt Nam có hơn 30 vạn
quân các nước Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc, Nhật Bản cùng
nhiều đảng phái phản động chống phá Chính phủ Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Vận mệnh Việt Nam lúc này như “ngàn cân
treo sợi tóc”. Nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải xây dựng và
củng cố bộ máy chính quyền cách mạng.
Ngày 28/8/1945, Uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam tự
cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà. Ngày 01/01/1946, Chính phủ lâm thời cải tổ thành Chính
phủ liên hiệp lâm thời. Ngày 06/01/1946, toàn dân Việt Nam
tham gia cuộc tổng tuyển cử bầu quốc hội nhằm xác lập quyền
làm chủ của nhân dân. Ngày 02/3/1946, gần 300 đại biểu Quốc
hội tham gia kỳ họp thứ nhất. Bộ máy nhà nước ở trung ương
và địa phương dần hoàn thiện và củng cố, tạo điều kiện
234 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thuận lợi để triển khai các chính sách nội trị và ngoại giao.
Ngày 03/11/1946, Chính phủ mới được thành lập, gồm 14 thành
viên. Ngày 09/11/1946, Quốc hội thông qua Hiến pháp nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hoà. Uỷ ban hành chính các cấp được
thành lập thay cho Uỷ ban nhân dân lâm thời.
Nhằm giải quyết những khó khăn về kinh tế - tài chính,
ngay trong phiên họp đầu tiên ngày 03/9/1945, Hội đồng Chính phủ
đã bàn về biện pháp nhằm giải quyết nạn đói như lập “Hũ gạo
cứu đói”, tổ chức “Ngày đồng tâm”. Bên cạnh đó, Chính phủ
thực thi các chính sách thúc đẩy tăng gia sản xuất nông nghiệp;
cải cách chế độ thuế khoá; phát hành tiền Việt Nam. Về văn hóa
giáo dục, ngày 08/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh
thành lập Nha Bình dân học vụ phụ trách công tác giáo dục.
Nhiều lớp học xoá mù chữ được tổ chức tại khắp các địa phương
trên cả nước.
Trước ngày 06/3/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
thực hiện kháng chiến chống thực dân Pháp ở miền Nam, hoà
hoãn với quân Trung Hoa Dân quốc ở miền Bắc. Từ ngày
06/3/1946 đến ngày 19/12/1946, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà thực hiện sách lược hoà hoãn với Pháp nhằm đuổi quân
Trung Hoa Dân quốc về nước, tích cực chuẩn bị kháng chiến
chống thực dân Pháp.
Hiệp định Sơ bộ ký giữa Pháp và Chính phủ nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ngày 06/3/1946 đã tạo điều kiện để
Việt Nam không cùng lúc đối mặt với nhiều kẻ thù. Pháp phải
công nhận nước Việt Nam là quốc gia tự do, có chính phủ,
nghị viện, quân đội và tài chính riêng. Hiệp định tạo cơ sở pháp
lý buộc quân Trung Hoa Dân quốc rút về nước. Nhân dân
Việt Nam có thêm thời gian hoà bình để củng cố chính quyền
cách mạng, mở rộng Mặt trận dân tộc thống nhất, phát triển lực
lượng vũ trang.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 235

Ngày 14/9/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ trưởng


Pháp quốc hải ngoại Marius Moutet đã ký Tạm ước Việt - Pháp
nhằm kéo dài thêm thời gian hoà hoãn. Việt Nam tích cực
chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
lâu dài sau này.

5.2. Kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954)

Từ giữa tháng 12/1946, thực dân Pháp liên tiếp có hành động
phá hoại Hiệp định Sơ bộ và Tạm ước Việt - Pháp. Ngày 17
tháng 12, chúng phá các công sự ở Lò Đúc (Hà Nội), gây ra vụ
tàn sát ở phố Hàng Bún và Yên Ninh (Hà Nội). Ngày 18/12/1946,
phía Pháp yêu cầu quyền kiểm soát tại Hà Nội.
Ngày 12/12/1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra Chỉ
thị “Toàn dân kháng chiến” nêu rõ mục đích, tính chất, chương
trình kháng chiến. Ngày 18 và 19/12/1946, Thường vụ Trung
ương Đảng họp Hội nghị mở rộng tại làng Vạn Phúc (Hà Đông,
Hà Nội). Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ viết lời
Kêu gọi toàn quốc kháng chiến, khẳng định quyết tâm kháng chiến
bảo vệ độc lập dân tộc; nêu tư tưởng cơ bản của đường lối
chiến tranh nhân dân. Đảng chủ trương tiến hành kháng chiến
toàn diện trên mọi lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội...
Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân
Việt Nam trải qua ba giai đoạn chính: 1946-1950, 1950-1953,
1953-1954.
Giai đoạn 1946-1950: Từ ngày 19/12/1946 đến 18/02/1947,
quân và dân thủ đô Hà Nội đã tổ chức nhiều trận đánh nhằm
tiêu hao một phần sinh lực địch, triển khai thế trận kháng chiến
lâu dài, bảo vệ các cơ quan đầu não của Đảng, Chính phủ,
Mặt trận di chuyển về căn cứ an toàn. Các cuộc chiến đấu
chống quân xâm lược Pháp diễn ra tại nhiều địa phương như
236 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Hải Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Nam Định, Huế, Đà Nẵng... .
Bên cạnh đó, công cuộc tích cực chuẩn bị cho cuộc kháng chiến
lâu dài tiếp tục được thực hiện với các hoạt động như xây dựng
căn cứ địa kháng chiến; di chuyển kịp thời và an toàn các cơ
quan lãnh đạo kháng chiến; thực hiện “Tiêu thổ kháng chiến”1.
Sau thắng lợi của Chiến dịch Việt Bắc thu - đông năm 1947,
cuộc kháng chiến toàn dân toàn diện chống thực dân Pháp
được đẩy mạnh.
Bước sang giai đoạn 1950-1953, cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp đạt được bước phát triển mới. Thắng lợi của
Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1953 đã giúp Việt Nam
giành quyền chủ động về chiến lược trên chiến trường Bắc Bộ,
đưa cuộc kháng chiến từ hình thái chiến tranh du kích chuyển
sang chiến tranh chính quy. Về quân sự, giai đoạn này Việt Nam
đã thực hiện chiến dịch ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ, từ
cuối năm 1950 đến giữa năm 1951; Chiến dịch Hoà Bình đông -
xuân 1951-1952; Chiến dịch Tây Bắc thu - đông năm 1952;
Chiến dịch Thượng Lào xuân - hè năm 1953. Về ngoại giao,
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã đặt quan hệ với các
nước như Trung Quốc, Liên Xô và các nước trong khối xã hội
chủ nghĩa như Triều Tiên, Tiệp Khắc, Cộng hoà Dân chủ Đức,
Ba Lan,... Đảng tiếp tục xây dựng và củng cố hậu phương
kháng chiến trên các lĩnh vực kinh tế - tài chính, chính trị,
văn hóa - giáo dục - y tế.
Giai đoạn 1953-1954, cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp bước vào giai đoạn kết thúc thắng lợi. Từ năm 1953, thực
dân Pháp gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiến hành xâm
lược Việt Nam, Mỹ tăng cường viện trợ cho Pháp, qua đó tham

1. Ngày 16/01/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi toàn dân thực hiện tiêu
thổ kháng chiến, phá hệ thống cầu đường, làm tê liệt hệ thống giao thông
chính trên quy mô toàn quốc nhằm ngăn chặn bước tiến của thực dân Pháp.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 237

gia trực tiếp vào việc điều khiển chiến tranh ở Đông Dương.
Ngày 07/5/1953, Chính phủ Pháp cử Đại tướng Henri Navarre
sang Đông Dương làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh.
H. Navarre triển khai kế hoạch quân sự với tham vọng trong
vòng 18 tháng giành thắng lợi quân sự quyết định, xoay chuyển
tình thế trong cuộc chiến tranh Đông Dương. Thực hiện chủ
trương chiến lược của Bộ Chính trị, quân và dân Việt Nam liên
tiếp chủ động mở những cuộc tiến công vào vùng sau lưng
địch, giải phóng được nhiều đất đai. Kế hoạch Navarre bị phá
sản nghiêm trọng.
Thắng lợi quân sự có ý nghĩa quyết định kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là chiến dịch lịch sử
Điện Biên Phủ từ ngày 13 tháng 3 đến 07/5/1954. Hiệp định Genève
năm 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông
Dương được ký kết. Miền Bắc Việt Nam được hoàn toàn giải
phóng. Theo nội dung các điều khoản của Hiệp định Genève
thì vĩ tuyến 17 là giới tuyến quân sự tạm thời ở Việt Nam; việc
hiệp thương giữa hai miền Nam Bắc sẽ bắt đầu từ ngày 20/7/1955
và cuộc tổng tuyển cử sẽ tổ chức vào tháng 7/1956.

5.3. Kháng chiến chống đế quốc Mỹ (1954-1975)

Năm 1954, sau khi Hiệp định Genève được ký kết, Pháp
rút quân dần khỏi miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Chính
quyền Ngô Đình Diệm do đế quốc Mỹ dựng nên ở miền Nam
Việt Nam liên tiếp có những hành động phá hoại, không thi
hành các điều khoản trong Hiệp định Genève. Đảng và Chính
phủ Việt Nam xác định nhiệm vụ chiến lược của miền Bắc là
thực hiện cách mạng xã hội chủ nghĩa; ở miền Nam tiếp tục cuộc
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, giải phóng miền Nam,
hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước,
tiến tới thống nhất đất nước.
238 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ gồm 5 giai đoạn


chính: 1954-1960, 1961-1965, 1965-1968, 1969-1973, 1973-1975.
Giai đoạn 1954 - 1960: miền Bắc thực hiện đấu tranh chống
đế quốc Mỹ và chính quyền Ngô Đình Diệm tuyên truyền lôi
kéo đồng bào di cư vào Nam; hoàn thành cải cách ruộng đất,
khôi phục kinh tế (1954-1957); cải tạo quan hệ sản xuất, bước
đầu phát triển kinh tế - văn hóa (1958-1960); củng cố chính
quyền, tăng cường tiềm lực an ninh - quốc phòng, mở rộng
quan hệ quốc tế. Miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ và
chính quyền Ngô Đình Diệm, củng cố và phát triển lực lượng
cách mạng (1954-1959), phong trào Đồng Khởi từ Bến Tre lan
rộng ra nhiều tỉnh ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên...
(1959-1960).
Giai đoạn 1961-1965: miền Bắc xây dựng bước đầu cơ sở
vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội còn miền Nam chiến
đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của đế quốc Mỹ.
Giai đoạn 1965-1968: miền Bắc vừa chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mỹ vừa sản xuất và
thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến; miền Nam đấu
tranh chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ”.
Giai đoạn 1969-1973: miền Bắc khôi phục và phát triển
kinh tế - văn hóa, thực hiện nghĩa vụ hậu phương kháng chiến,
chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ; miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá
chiến tranh”; thực hiện đấu tranh trên mặt trận ngoại giao với
kết quả là buộc Mỹ phải ký Hiệp định Paris năm 1973 về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Giai đoạn 1973-1975: miền Bắc khôi phục và phát triển kinh
tế - văn hóa, củng cố quốc phòng, ra sức chi viện cho tiền tuyến;
miền Nam đấu tranh chống “bình định - lấn chiếm”; tiến hành
cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 giải phóng
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 239

hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước. Cuộc kháng chiến
chống đế quốc Mỹ của nhân dân Việt Nam giành được thắng lợi
hoàn toàn.

6. Thời kỳ 1975-2020

6.1. Từ năm 1975 đến trước 1986

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
năm 1975 đã mở ra kỷ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi
lên chủ nghĩa xã hội.
Trong hai năm 1975-1976, Việt Nam thực hiện khắc phục
hậu quả chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - văn hóa;
hoàn thành thống nhất đất nước về mặt nhà nước.
Miền Bắc dù được giải phóng từ năm 1954 nhưng vẫn
thực hiện nghĩa vụ hậu phương đối với miền Nam trong suốt
cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trong hai lần chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, miền Bắc đã bị tàn
phá nghiêm trọng: các khu công nghiệp bị ném bom; ruộng đất
bị bỏ hoang,... Kinh tế miền Nam chủ yếu là sản xuất nhỏ, cơ cấu
mất cân đối, lệ thuộc vào viện trợ bên ngoài. Trước tình hình đó,
nhiệm vụ cấp bách đặt ra sau khi giải phóng đất nước là phải
ổn định các vùng mới giải phóng, bước đầu khắc phục hậu quả
chiến tranh, khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Tại các vùng mới giải phóng, chính quyền cách mạng và
các đoàn thể quần chúng nhanh chóng được thành lập. Chính
quyền cách mạng tiếp quản các cơ sở sản xuất, hành chính, căn
cứ quân sự..., tạo cơ sở vật chất ban đầu, nhanh chóng tiến hành
khôi phục kinh tế.
Về kinh tế, chính quyền cách mạng có nhiều biện pháp
khuyến khích sản xuất phát triển. Nhờ đó, nền nông nghiệp
nhanh chóng được khôi phục. So với năm 1965, giá trị sản lượng
240 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nông nghiệp năm 1975 đạt 173,3%1. Nhiều nhà máy, công trình
được mở rộng. Cho đến hết năm 1975, nhiệm vụ khôi phục kinh
tế căn bản được hoàn thành. Các hoạt động văn hóa, giáo dục,
y tế có nhiều chuyển biến. Năm học 1975-1976, bình quân 1 vạn
dân ở miền Bắc có 2.769 người đi học; sinh viên đại học lên
tới 61,1 nghìn người, gấp 50,9 lần năm học 1955-19562.
Từ ngày 15 đến 21/11/1975, Hội nghị hiệp thương chính
trị giữa hai miền Nam - Bắc được tổ chức tại Sài Gòn. Ngày
25/4/1976, nhân dân hai miền Nam Bắc tham gia Tổng tuyển cử,
bầu Quốc hội.
Quốc hội nước Việt Nam thống nhất họp từ ngày 24 tháng
6 đến 03/7/1976 đã đề ra nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là
“hoàn thành thống nhất nước nhà, đưa cả nước tiến nhanh, tiến
mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Miền Bắc phải tiếp
tục đẩy mạnh sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và hoàn
thiện quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa; miền Nam phải đồng
thời tiến hành cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa
xã hội”3.
Quốc hội quyết định đổi tên nước thành Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam; bầu các cơ quan, các chức vụ quan trọng
như Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước, Chủ tịch Uỷ ban
Thường vụ Quốc hội... Cấp địa phương được tổ chức thành ba
cấp chính quyền: cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương;
cấp huyện và tương đương; cấp xã và tương đương. Mỗi cấp
chính quyền đều có Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

1. Lê Mậu Hãn (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục Hà Nội, 2013,
t.IV, tr.438.
2. Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam: chặng đường 1945-1995 và triển vọng
đến năm 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, tr.57.
3. Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Văn kiện Quốc hội
toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2009, t.5, tr. 34.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 241

Từ năm 1976 đến 1986, Việt Nam xây dựng đất nước đi lên
chủ nghĩa xã hội. Việt Nam tiếp tục thiết lập và kiện toàn hệ
thống chính trị thống nhất; thực hiện các kế hoạch 5 năm (1976-
1980, 1981-1985); đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ.
Mặt trận và các tổ chức đoàn thể tiếp tục được thống nhất,
kiện toàn về tổ chức nhằm tập hợp các tầng lớp nhân dân tham
gia xây dựng và bảo vệ đất nước thống nhất. Trong kế hoạch 5
năm 1976-1980, Nhà nước tăng cường đầu tư, xây dựng cơ sở
vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội; củng cố quan hệ sản
xuất xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, cải tạo xã hội chủ nghĩa ở
miền Nam, thống nhất mô hình chung của thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước. Kế hoạch 5 năm 1981-
1986 tập trung thực hiện các nội dung chính là tiếp tục xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và cải tạo quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa; đổi mới trong mô hình tổ chức và quản lý tại một số
ngành kinh tế; hệ thống giáo dục - đào tạo thực hiện một số nội
dung của cải cách giáo dục. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn một
số hạn chế như cơ sở vật chất - kỹ thuật của các ngành còn yếu
và thiếu; mục tiêu ổn định tiến tới cải thiện đời sống nhân dân
chưa thực hiện được,...
Khi miền Nam vừa giải phóng thì lực lượng Pol Pot đã mở
những đợt hành quân lấn chiếm lãnh thổ Việt Nam như đánh
chiếm đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, xâm phạm các vùng lãnh
thổ từ Hà Tiên đến Tây Ninh. Ngày 22/12/1978, Pol Pot huy
động 19 sư đoàn bộ binh, ngoài ra còn có pháo binh, xe tăng
tiến vào khu vực Bến Sỏi thuộc Tây Ninh. Quân dân Việt Nam
đã tiêu diệt toàn bộ quân xâm lược, giữ vững chủ quyền lãnh
thổ tại vùng biên giới Tây Nam.
Ngày 17/02/1979, 60 vạn quân Trung Quốc tiến công Việt Nam
tại khu vực biên giới thuộc địa phận các tỉnh Lai Châu, Lào Cai,
242 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh. Nhân dân Việt
Nam quyết tâm chiến đấu bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ. Ngày
14/3/1979, Trung Quốc tuyên bố rút quân khỏi Việt Nam.

6.2. Từ năm 1986 đến 2020

Yêu cầu đổi mới đất nước xuất phát từ thực trạng khủng
hoảng kinh tế - xã hội trong nước và những biến động từ bối
cảnh khu vực và quốc tế. Trong quá trình thực hiện các kế hoạch
5 năm, Việt Nam đã vấp phải “những sai lầm nghiêm trọng và
kéo dài về chủ trương, chính sách lớn; sai lầm về chỉ đạo chiến
lược và tổ chức thực hiện”1. Việt Nam đề ra phương châm tiến
lên chủ nghĩa xã hội thể hiện sự nôn nóng, duy ý chí như
“nhanh, mạnh, vững chắc” mà không tuân theo trình tự lịch sử;
đồng nhất cải tạo với xoá bỏ; các kế hoạch phát triển kinh tế -
xã hội đặt ra nhiều chỉ tiêu không sát điều kiện thực tế,...
Những sai lầm này đã dẫn tới khủng hoảng kinh tế - xã hội
“kìm hãm lực lượng sản xuất và triệt tiêu động lực phát triển”2.
Từ thập niên 80 của thế kỷ XX, sự phát triển của khoa học -
công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ thông tin đã tác động
mạnh mẽ tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và sự phát
triển của lực lượng sản xuất. Khu vực hoá và toàn cầu hoá trở
thành xu thế phát triển tất yếu. Cục diện chính trị quốc tế có
nhiều chuyển biến với sự kiện năm 1989, Liên Xô và Mỹ chấm
dứt tình trạng đối đầu; Liên Xô và Trung Quốc chính thức
bình thường hoá quan hệ. Bên cạnh đó, công cuộc cải tổ ở
Liên Xô và các nước Đông Âu trong những năm cuối thập niên
80 thế kỷ XX thất bại, chứng tỏ khủng hoảng ở các nước này là

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987, tr. 26.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII,
Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1991, tr. 59.
Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 243

khủng hoảng về mô hình chủ nghĩa xã hội. Năm 1989, chế độ


chủ nghĩa xã hội ở các nước Đông Âu lần lượt sụp đổ. Năm 1991,
Liên Xô tan rã. Thực trạng tại Liên Xô và các nước Đông Âu đặt
ra yêu cầu phải đổi mới tư duy nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.
Nhận thức về thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở
Việt Nam bắt đầu từ Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành
Trung ương khóa IV (9/1979), tiếp tục tại Đại hội Đảng lần thứ V
(tháng 3/1982). Đến Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12/1986),
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được nhận thức sâu sắc và
toàn diện hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI là kỳ đại hội mở đầu
cho thời kỳ đổi mới căn bản và toàn diện tại Việt Nam. Đại hội
đề ra nhiệm vụ chung là thực hiện thắng lợi hai mục tiêu là
xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đại hội xác định Việt Nam
đang ở chặng đường đầu tiên nhằm “ổn định mọi mặt tình hình
kinh tế - xã hội, tiếp tục xây dựng những tiền đề cần thiết cho
việc đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa trong chặng
đường tiếp theo”1.
Tại các Đại hội Đảng lần thứ VII (1991), Đại hội Đảng lần
thứ VIII (1996) Đại hội Đảng lần thứ IX (2001), Đại hội Đảng lần
thứ X (2006), Đại hội Đảng lần thứ XI (2011), Đại hội Đảng lần
thứ XII (2016), Đại hội Đảng lần thứ XIII (2021), đường lối đổi
mới đất nước đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng tiếp tục được
điều chỉnh, bổ sung.
Quá trình Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới từ sau
năm 1986 đến 2020 trải qua các giai đoạn chính: bước đầu
thực hiện công cuộc đổi mới, đất nước thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế - xã hội (1986-1995); đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện

1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI,
Sđd, tr. 40.
244 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

đại hoá phát triển kinh tế - xã hội (1996-2005); đẩy mạnh toàn
diện công cuộc đổi mới đất nước (2006- 2020).
Giai đoạn 1986-1995: Quan điểm đổi mới của Đảng tập
trung chủ yếu và trước hết là đổi mới tư duy kinh tế, chuyển từ
ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang tập trung cho chương
trình ba mục tiêu là lương thực - thực phẩm, hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu; xác định cơ cấu kinh tế nhiều thành phần
là đặc trưng của thời kỳ quá độ; đổi mới cơ chế quản lý; chuyển
từ chính sách kinh tế khép kín sang chính sách kinh tế mở cửa,
đa dạng hoá thị trường. Từ cuối năm 1988 đầu năm 1989, nền
kinh tế Việt Nam chuyển sang cơ chế giá thị trường đối với giá
trong nước. Tình trạng lạm phát được đẩy lùi: chỉ số giá bán lẻ
năm 1986 tăng 774,7% đến năm 1988 tăng 393,8%; năm 1989
tăng 34,7%1. Nền kinh tế Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế
nhiều thành phần, gồm kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể,
kinh tế cá thể - tiểu chủ, kinh tế tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước.
Các thành phần kinh tế này vận động theo cơ chế thị trường
có sự quản lý của nhà nước. Quan hệ kinh tế đối ngoại được
mở rộng, phá thế bao vây kinh tế, tham gia tích cực vào các
hoạt động của cộng đồng quốc tế. Cho đến năm 1996, Việt Nam
đã có quan hệ ngoại giao với trên 160 quốc gia trên thế giới; có
quan hệ buôn bán với trên 100 nước và vùng lãnh thổ.
Giai đoạn 1996-2005: Việt Nam đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước với mục tiêu là xây dựng nước ta thành
một nước công nghiệp có cơ sở vật chất, kỹ thuật hiện đại,
cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất
và tinh thần cao, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu,
nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh. Việt Nam xây dựng

1. Lê Mậu Hãn (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Sđd, tr.502.


Phần thứ hai: LỊCH SỬ CÁC NƯỚC TIỂU VÙNG... 245

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chuyển
dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá; duy trì tốc độ tăng trưởng của các ngành kinh tế;
tăng cường hội nhập, tiếp tục phát triển kinh tế đối ngoại.
Từ năm 1996-2000, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân là 7%.
Tổng mức lưu chuyển hàng hoá ngoại thương trong 5 năm
2001-2005 đạt 241 tỷ USD. Việt Nam thực hiện đổi mới hệ
thống chính trị, trong đó tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, đổi mới
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
và các đoàn thể quần chúng. Quan hệ đối ngoại tiếp tục mở
rộng và phát triển, từ mối quan hệ chủ yếu với các nước xã hội
chủ nghĩa sang thiết lập quan hệ với nhiều nước ở tất cả các
châu lục, nhiều tổ chức khu vực, quốc tế... Việt Nam là thành
viên sáng lập của Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF, 1994); thành
viên của Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương
(APEC, 1998);...
Giai đoạn 2006-2020: Việt Nam đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới. Nền kinh tế Việt Nam vượt qua nhiều khó khăn,
kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, thoát khỏi tình trạng kém phát triển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm (2006-2011) đạt
7%1. Hiệu lực và hiệu quả hoạt động của nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa được nâng cao. Hoạt động quốc phòng, an ninh,
đối ngoại được tăng cường. Hội nhập quốc tế ngày càng sâu
rộng và hiệu quả. Việt Nam đã ký kết và thực hiện nhiều hiệp
định thương mại tự do thế hệ mới, trong đó có Hiệp định đối tác
toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định
thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định đối tác
kinh tế toàn diện khu vực (RCEP.)

1. http://dangcongsan.vn.
246 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Kết quả nổi bật trong 5 năm thực hiện nhiệm vụ kinh tế -
xã hội giai đoạn 2016-2020 là kinh tế tăng trưởng từng bước
vững chắc và ngày càng được hoàn thiện, quy mô kinh tế ngày
càng mở rộng. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) ở
mức bình quân 6,8%. Lạm phát bình quân ở mức 1,81%. Đặc biệt
trong năm 2020, mặc dù đại dịch COVID-19 gây ra nhiều thiệt
hại về kinh tế, xã hội nhưng với việc phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, sự tham gia đồng bộ, quyết liệt của hệ
thống chính trị, sự đồng lòng ủng hộ của nhân dân, Việt Nam
từng bước phục hồi sản xuất, ổn định đời sống nhân dân, góp
phần củng cố và tăng cường niềm tin của nhân dân với Đảng,
Nhà nước và chế độ xã hội chủ nghĩa.
Tháng 4/2021, dự báo tăng trưởng của ADB dành cho Việt
Nam là 6,7%, cao nhất ở khu vực Đông Nam Á, song đến tháng
07/2021, ADB điều chỉnh dự báo tăng trưởng xuống 5,8% do sự
bùng phát trở lại của dịch COVID-19. Tuy nhiên, ADB vẫn lạc
quan về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong trung và
dài hạn. Với tốc độ này, Việt Nam sẽ tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng cao để thực hiện mực tiêu vươn lên nhóm nước có thu
nhập bình quân GDP/đầu người ở mức trung bình cao trong
các thập niên tới.
Phần thứ ba

HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG


VÀ CÁC THÁCH THỨC ĐẶT RA
Ở THẾ KỶ XXI
248
249

I. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC TRONG TIỂU VÙNG


SÔNG MÊ CÔNG
1. Nhóm các cơ chế hợp tác nội vùng
1.1. Ủy hội sông Mê Công (Mê Công River Commission - MRC)

Ngày 05/4/1995, các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và


Việt Nam ký Hiệp định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực
sông Mê Công (gọi tắt là Hiệp định Mê Công 1995) để phát
triển, quản lý, sử dụng và bảo tồn nguồn tài nguyên nước ở các
lĩnh vực như thủy sản, kiểm soát lũ, thủy lợi, thủy điện và giao
thông thủy.
Trước đây, với sự bảo trợ của Liên hợp quốc, Ủy ban Điều
phối hạ lưu lưu vực sông Mê Công (Ủy ban Mê Công) được
thành lập năm 1957, nhằm khai thác, khuyến khích và phối hợp
phát triển nguồn nước sông Mê Công giữa các quốc gia vùng
hạ lưu, gồm: Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Hoạt động
của ủy ban tập trung vào việc huy động các nguồn vốn và kỹ
thuật từ các quốc gia tài trợ và các tổ chức quốc tế cho các
nghiên cứu, khảo sát, đầu tư. Tuy nhiên, do chiến tranh nên kế
hoạch khai thác bị ngừng trệ1.
Tháng 01/1975, Tuyên bố chung về các nguyên tắc sử
dụng nước ở hạ lưu sông Mê Công được thông qua, đánh
dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển thể chế hợp tác
Mê Công. Năm 1977, Campuchia ra khỏi tổ chức này vì lý do
bất ổn chính trị, do đó, đến năm 1978, Ủy ban lâm thời về

1. Bùi Anh Thư: “Hợp tác kinh tế - xã hội trong Ủy ban sông Mê Công
giai đoạn 1957 - 1975”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, 2019, số 12, tr.141-151.
250 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

điều phối nghiên cứu hạ lưu lưu vực sông Mê Công được thành
lập, chỉ bao gồm: Lào, Thái Lan và Việt Nam. Ngày 05/4/1995,
Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam ký Hiệp định về hợp
tác vì sự phát triển bền vững khu vực sông Mê Công (Agreement
on Cooperation for the Sustainable Development of the Mekong
River Basin) ở Chiang Rai (Thái Lan). Theo đó, Ủy hội sông Mê
Công được thành lập thuộc quản lý của cả 4 nước thành viên.
Cùng ngày, các nước này cũng ký Nghị định thư thành lập Ủy
hội sông Mê Công quốc tế (MRC). Năm 1996, Trung Quốc và
Mianma trở thành đối tác đối thoại của MRC.
Hiệp định Mê Công 1995 gồm 6 chương, 42 điều, trong đó
những nội dung quan trọng được thể hiện trong các chương III
(Mục tiêu và các nguyên tắc hợp tác, gồm 10 điều, quy định lĩnh
vực, đối tượng, phạm vi và các nguyên tắc hợp tác), chương IV
(Khuôn khổ về thể chế, gồm 23 điều, quy định cơ cấu tổ chức,
cách thức hoạt động của tổ chức hợp tác). Theo đó, đồng thuận,
bình đẳng và tôn trọng chủ quyền lãnh thổ là những nguyên
tắc cơ bản trong hợp tác giữa các quốc gia thành viên MRC.
Các vấn đề liên quan hợp tác ở Tiểu vùng sông Mê Công luôn
được xem xét và giải quyết bằng các quá trình tư vấn rộng rãi
ở nhiều cấp. Nguyên tắc sử dụng nước công bằng và hợp lý
của quốc tế cũng được áp dụng. Nhiệm vụ của Ủy hội sông
Mê Công là nhằm thúc đẩy, phối hợp quản lý và phát triển tài
nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền
vững vì lợi ích chung của các quốc gia và an sinh của cộng
đồng bằng cách triển khai thực hiện những hoạt động và
chương trình chiến lược, cung cấp thông tin khoa học và cố vấn
chính sách.
Hiệp định này là căn cứ pháp lý quan trọng, quy định các
nguyên tắc cơ bản và khung hợp tác chung cho các quốc gia
thành viên trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn nước và các
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 251

tài nguyên liên quan khác trong vùng hạ lưu sông Mê Công,
nhằm đạt được phát triển bền vững, góp phần thực hiện các
chiến lược phát triển kinh tế và các chương trình trọng điểm các
quốc gia thành viên trong vùng hạ lưu sông Mê Công, đồng thời
góp phần thực hiện các Mục tiêu Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc
và thực hiện các công ước quốc tế khác liên quan đến quản lý,
khai thác, phát triển tài nguyên và bảo vệ môi trường1. Hiệp định
còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu vực sông quốc
tế khác về các quy định cụ thể và chặt chẽ trong việc sử dụng
nước, trong đó có 5 bộ thủ tục quy định về bảo đảm dòng chảy
mùa khô, số lượng nước, chất lượng nước, thông báo, tham vấn
trước khi xây dựng các công trình dòng chính Mê Công. Tuy là
hiệp định cấp khu vực và được ký kết trước hai năm so với
“Công ước Liên hợp quốc năm 1997 về luật sử dụng với mục
đích phi giao thông thủy các nguồn nước xuyên biên giới”
nhưng Hiệp định Mê Công 1995 lại có rất nhiều nội dung tương
đồng với Công ước Liên hợp quốc 1997, thậm chí được đánh
giá là hoàn thiện hơn vì Công ước Liên hợp quốc 1997 không
yêu cầu các bên của một lưu vực sông phải thiết lập một tổ
chức quản lý lưu vực như Hiệp định Mê Công 19952.
Về cơ cấu tổ chức, Uỷ hội sông Mê Công quốc tế gồm ba cơ
quan thường trực: Hội đồng, Uỷ ban Liên hợp và Ban Thư ký.
Hội đồng gồm một thành viên ở cấp bộ và trong chính
phủ (không thấp hơn cấp thứ trưởng) của mỗi quốc gia thuộc
Tiểu vùng tham gia hiệp định và là người có thẩm quyền ra
quyết định thay mặt chính phủ mình. Hội đồng triệu tập họp

1. Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MRC) - Mekong River Commission


(MRC), https://tulieuvankien.dangcongsan.vn/ho-so-su-kien-nhan-chung/to-
chuc-quoc-te/uy-hoi-song-me-cong-quoc-te-mrc-Mekong-river-commission-
mrc-3259, cập nhật ngày 10/01/2018, truy cập ngày 15/5/2021.
2. Lê Hải Bình: “Ủy hội sông Mê Công - Thực tiễn và triển vọng”, Tạp chí
Lý luận chính trị, 2019, số 7, tr.120.
252 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thường kỳ ít nhất mỗi năm một lần hoặc có thể triệu tập bất cứ
khi nào cần thiết.
Uỷ ban Liên hợp gồm một ủy viên ở mỗi quốc gia tham
gia, cấp không thấp hơn lãnh đạo cục/vụ. Uỷ ban Liên hợp
được triệu tập ít nhất mỗi năm hai phiên họp thường kỳ, hoặc
các phiên họp đột xuất bất cứ khi nào cần thiết.

Cơ cấu quản trị của Ủy hội sông Mê Công quốc tế

Nguồn: https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/MRC-General-
leaflets-Viet.pdf

Ban Thư ký có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ hành chính và


kỹ thuật cho Hội đồng và Uỷ ban Liên hợp, đặt dưới sự giám
sát của Ủy ban Liên hợp và sự chỉ đạo của Thư ký Chấp hành
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 253

do Hội đồng bổ nhiệm. Trụ sở Ban Thư ký đặt tại Phnom Penh
(Campuchia) và được chuyển về Vientiane (Lào) từ tháng 6/2004.
Trợ lý của Thư ký Chấp hành là người có cùng quốc tịch với
Chủ tịch Uỷ ban Liên hợp và có nhiệm kỳ một năm. Các nước
thành viên đã thành lập các Ủy ban sông Mê Công quốc gia để
hỗ trợ cho Ủy hội sông Mê Công quốc tế thực hiện nhiệm vụ
của mình. Ban Thư ký Uỷ ban sông Mê Công quốc gia giúp việc
cho các Uỷ ban sông Mê Công quốc gia.
Kinh phí hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế
được huy động từ đóng góp của các quốc gia thành viên và tài
trợ của các đối tác phát triển (các chính phủ, các ngân hàng
phát triển và các tổ chức quốc tế). Thảo luận chính thức với
cộng đồng tài trợ được thực hiện thông qua Phiên họp tư vấn
tài trợ hằng năm.
Các lĩnh vực hợp tác của Ủy hội sông Mê Công bao gồm tất
cả các lĩnh vực phát triển bền vững, sử dụng, quản lý và bảo vệ
tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan của lưu vực Mê
Công, như tưới, thủy điện, giao thông thủy, kiểm soát lũ, thủy
sản, thả bè, giải trí và du lịch để đạt được mức tối ưu trong việc
sử dụng đa mục tiêu và cùng có lợi cho tất cả các quốc gia ven
sông, giảm tới mức thấp nhất ảnh hưởng có hại gây ra bởi các
hiện tượng tự nhiên và hoạt động của con người.
Sự thành lập của MRC đã mở ra một giai đoạn mới cho
các hoạt động hợp tác, phát triển bền vững ở Tiểu vùng sông
Mê Công. MRC đã xây dựng và triển khai thực hiện nhiều
phiên bản chiến lược và kế hoạch, mỗi phiên bản có khung thời
gian 5 năm. Từ năm 2010, Ủy hội đã quyết định tổ chức hội
nghị cấp cao bốn năm một lần. Hội nghị cấp cao lần thứ nhất
của Ủy hội sông Mê Công được tổ chức tại Hua Hin (Thái Lan)
ngày 05/4/2010 nhân kỷ niệm 15 năm thành lập; lần thứ hai
được tổ chức vào ngày 05/4/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh
254 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

(Việt Nam); lần thứ ba vào ngày 05/4/2018 tại Siem Reap
(Campuchia).
Các hoạt động chính từ sau khi thành lập đã đạt được
những thành tựu như sau:
i- Thông qua 5 bộ thủ tục về chất lượng nước, chia sẻ số
liệu, giám sát sử dụng nước, duy trì dòng chảy và tham vấn sử
dụng nước để hỗ trợ thực hiện Hiệp định Mê Công 1995. MRC
hỗ trợ quá trình quy hoạch lưu vực sông dựa trên cơ sở các
nguyên tắc quản lý tổng hợp tài nguyên nước, tuân thủ nguyên
tắc tối đa hóa thịnh vượng kinh tế và xã hội mà không làm
tổn hại đến tính bền vững của hệ sinh thái thiết yếu ở hạ lưu
sông Mê Công. Chiến lược phát triển lưu vực dựa trên quản lý
tổng hợp tài nguyên nước đầu tiên của MRC được thực hiện
cho giai đoạn 2011-2015 nhằm giúp các quốc gia thành viên
nâng cao tính bền vững của ngành thủy sản, thúc đẩy các cơ hội
nông nghiệp, tự do giao thông thủy, phát triển thủy điện bền
vững, quản lý lũ cũng như gìn giữ và bảo tồn các hệ sinh thái
quan trọng.
ii- Thúc đẩy việc chia sẻ thông tin, đối thoại và thương
lượng về quản lý tài nguyên nước giữa các chính phủ, khu vực
tư nhân và xã hội dân sự. Chiến lược phát triển lưu vực xây
dựng cho giai đoạn 2016-2020 đã phản ánh và xem xét toàn
diện xu thế, nhu cầu và những thách thức mới tại lưu vực.
iii- Các hoạt động chính yếu khác như: giám sát và báo
cáo về thực trạng môi trường của hệ thống sông Mê Công để
cải thiện công tác quản lý dòng chảy và bảo vệ sự cân bằng sinh
thái ở lưu vực; dự báo lũ; hỗ trợ quản lý, xây dựng và phát triển
các hoạt động trong lĩnh vực thủy sản ở cấp địa phương và cấp
vùng; thúc đẩy giao thông và giao thương đường thủy an toàn
thông qua các quy hoạch tổng thể và kế hoạch hỗ trợ giao thông
thủy; hỗ trợ cộng đồng phát triển kỹ thuật thủy lợi và nông
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 255

nghiệp nhằm bảo vệ lưu vực và bảo đảm tạo thu nhập cho
người dân địa phương; cung cấp các hướng dẫn và hỗ trợ đối
thoại về phát triển thủy điện bền vững để bảo đảm quyền lợi
chung của các quốc gia thành viên; giúp các quốc gia thành
viên thích ứng với biến đổi khí hậu1.
iv- Phối hợp thực hiện nghiên cứu chung của Ủy hội sông
Mê Công quốc tế về quản lý và phát triển bền vững lưu vực
sông Mê Công. Nghiên cứu này do MRC thực hiện trong 6 năm
(2012-2017) với tổng kinh phí 4,7 triệu USD, công bố vào tháng
02/2018. Mục đích của nghiên cứu nhằm đưa ra các bằng chứng
khoa học tin cậy về tác động đối với môi trường, kinh tế, xã hội
của việc phát triển trên sông Mê Công, qua đó, giúp MRC tư
vấn cho các nước thành viên về các tác động tích cực và tiêu
cực của việc phát triển tài nguyên nước trong lưu vực cũng
như những giải pháp thay thế những con đập ở khu vực này.
Phát hiện quan trọng mà nghiên cứu nhấn mạnh là việc xây
dựng 11 dự án thủy điện lớn trên phần hạ lưu dòng chính
sông Mê Công và 120 đập trên các dòng nhánh đã được quy
hoạch tới năm 2040 đã, đang và sẽ đe dọa nghiêm trọng tới
hệ sinh thái và kinh tế khu vực cũng như tới khả năng con
người tiếp cận đầy đủ tới nguồn thực phẩm dinh dưỡng. Các kế
hoạch xây dựng thủy điện hiện nay sẽ làm giảm tới 97% lượng
phù sa đáy về châu thổ Mê Công. Trong đó, khu vực dễ bị
tổn thương nhất là vùng đồng bằng ngập lũ ở Campuchia,
hệ sinh thái sông Tonle Sap và đồng bằng sông Cửu Long ở
Việt Nam2.

1. https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/MRC-General-leaflets-
Viet.pdf.
2. Tóm tắt Nghiên cứu của Hội đồng Ủy hội sông Mê Công quốc tế,
https://nature.org.vn/vn/2019/04/tom-tat-nghien-cuu-hoi-dong-mrc/, cập nhật
ngày 04/4/2019, truy cập ngày 15/6/2021.
256 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

v- Thực hiện các thủ tục sử dụng nước, đặc biệt là các thủ
tục thông báo, tham vấn trước và sau thỏa thuận (thông qua
vào năm 2003); chia sẻ và trao đổi thông tin, số liệu (thông qua
vào năm 2001); chất lượng nước và đàm phán hoàn thiện các
hướng dẫn thực hiện các thủ tục được Ủy hội phê chuẩn; thủ
tục duy trì dòng chảy trên dòng chính (năm 2006); thủ tục về
chất lượng nước và nhất trí về sự cần thiết đối với việc nghiên
cứu xa hơn về tác động của sự phát triển dòng chính (thông
qua vào năm 2011),...
Về hợp tác, MRC đã thực hiện được 5 chương trình hợp
tác quan trọng như sau:
Thứ nhất, Chương trình Quy hoạch phát triển lưu vực (BDP)
với 3 giai đoạn từ năm 2001 đến 2015, có sự tài trợ của Đan Mạch
(DANIDA), Thụy Điển (SIDA) và một số nhà tài trợ khác.
Chương trình này giúp các quốc gia thành viên MRC nâng cao
năng lực trong việc lập quy hoạch phát triển lưu vực trên cơ sở
xem xét toàn diện các khía cạnh từ kinh tế, xã hội, môi trường
đến việc sử dụng các công cụ hỗ trợ giúp đánh giá tác động
của các kịch bản phát triển lưu vực; nâng cao nhận thức về việc
lồng ghép tầm nhìn về phát triển lưu vực vào quy hoạch phát
triển ở cấp quốc gia và tiểu vùng; tạo điều kiện, cơ hội cho các
nước thành viên chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm, kiến thức về
pháp lý, kỹ thuật, chiến lược và chính sách cho các cơ quan bộ
ngành liên quan ở trong nước, đặc biệt là ở đồng bằng sông
Cửu Long và Tây Nguyên.
Thứ hai, Dự án Quản lý tổng hợp tài nguyên nước Mê
Công của Ủy hội sông Mê Công quốc tế (MIWRMP) (giai đoạn
2011-2015) do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Việc quản lý tổng
hợp nguồn tài nguyên nước nhằm đáp ứng được nhu cầu phát
triển của các quốc gia trong lưu vực nhưng vẫn giữ được sự cân
bằng trong lưu vực sông Mê Công là vấn đề nhận được sự quan
tâm của MRC. Dự án được xây dựng dựa trên 3 hợp phần chính,
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 257

là: hợp phần vùng - cung cấp khung hỗ trợ hợp tác vùng trong
thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở hạ lưu sông
Mê Công; hợp phần xuyên biên giới - giúp tăng cường sự hợp
tác giữa các quốc gia MRC trong thực hiện quản lý tài nguyên
nước xuyên biên giới; hợp phần quốc gia - do các nước MRC
quản lý để tăng cường quản lý tổng hợp tài nguyên nước ở
chính nước mình.
Thứ ba, Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP),
xuất phát từ sáng kiến Chiến lược quản lý lũ của Ủy hội sông
Mê Công quốc tế được thông qua năm 2001 do Việt Nam đề
xuất, sau đó Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ thực hiện từ
năm 2004 với mục tiêu chung là “ngăn chặn và giảm thiểu thiệt
hại về người và của do lũ gây ra, nhưng vẫn duy trì được
những lợi ích do lũ mang lại”. Trong giai đoạn 2011-2015,
Chương trình FMMP tập trung vào các lĩnh vực chính như sau:
i- Cung cấp sản phẩm dự báo và cảnh báo lũ; ii- Tiếp tục cập
nhật và phát triển cơ sở dữ liệu liên quan đến lũ, phát triển
các mô hình, công cụ tính toán, các chỉ dẫn kỹ thuật về quản lý
và giảm nhẹ lũ và giải quyết các vấn đề lũ xuyên biên giới;
iii- Nghiên cứu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tính
chất của lũ; iv- Hỗ trợ chương trình hạn và dự báo dòng chảy
mùa kiệt,…1.
Thứ tư, Chương trình giao thông thủy (NAP) dựa trên
Chiến lược giao thông thủy của MRC được Ủy ban Liên hợp
MRC thông qua vào tháng 8/2003 và hỗ trợ việc thực hiện Điều
9 Hiệp định Mê Công 1995 về “Tự do giao thông thủy”, có sự
tài trợ của Bỉ và Ôxtrâylia. Mục tiêu của chương trình này là
“Tăng cường tự do giao thông thủy và phát triển thương mại vì
lợi ích chung của các nước thành viên MRC, hỗ trợ phối hợp và

1. Chương trình Quản lý và giảm nhẹ lũ (FMMP), https://vnmc.gov.vn/


chuong-trinh-quan-ly-va-giam-nhe-lu-fmmp/, cập nhật ngày 15/6/2021.
258 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

hợp tác trong việc phát triển vận tải an toàn và có hiệu quả, bền
vững về môi trường đường thủy”. Chương trình này đã đạt được
một số kết quả như: xây dựng các báo cáo khảo sát về điều kiện
giao thông thủy cho tất cả các tuyến (Houei Sai - Luangprabang -
Pakse; Kampong Cham - Phnom Penh - biên giới Việt Nam và
Campuchia - ra đến biển); báo cáo về tình hình giao thông thuỷ
trên các dòng nhánh trong vùng hạ lưu để góp phần triển khai
thực hiện thủ tục thông báo, tham vấn trước và thoả thuận;
hướng dẫn thiết kế thuyền theo kiểu châu Âu, xem xét toàn
diện các vấn đề giao thông thuỷ trên vùng thượng lưu sông Mê
Công với các kịch bản phát triển thuỷ điện khi xây dựng và vận
hành các âu thuyền; triển khai nghiên cứu về khung pháp lý
giao thông thuỷ đoạn dưới Luang Prabang giữa Lào - Thái; hệ
thống phao tiêu biển báo đã được bổ sung và lắp đặt tại các
tuyến Houei Sai - Luangprabang - Vientiane; Kampong Cham -
Phnom Penh; Phnom Penh - Siem Reap; Phnom Penh - Biên giới
Việt Nam và Campuchia; Bassac - Vàm Nao1.
Thứ năm, Sáng kiến Phát triển thủy điện bền vững (ISH)
được đưa ra vào các năm 2007-2008, tận dụng tối đa thế mạnh
về phát triển thủy điện của sông Mê Công ở Thái Lan, Lào và
Campuchia2. Hiện nay, trong Tiểu vùng sông Mê Công, kể cả
dòng chính và dòng nhánh, có 135 dự án (trong đó riêng Lào có

1. Chiến lược giao thông thủy và môi trường lưu vực sông Mê Công,
http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/201912/chien-luoc-giao-thong-thuy-va-
moi-truong-luu-vuc-song-me-cong-2981538/, cập nhật ngày 30/12/2019, truy
cập ngày 15/6/2021.
2. Đoàn Thị Quảng: Hoạt động hợp tác phát triển nguồn tài nguyên nước lưu
vực sông Mê Công của Ủy hội sông Mê Công quốc tế - thực trạng và những vấn đề
đặt ra đối với Việt Nam, http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/
3322-hoat-dong-hop-tac-phat-trien-nguon-tai-nguyen-nuoc-luu-vuc-song-
Mekong-cua-uy-hoi-song-Mekong-quoc-te-thuc-trang-va-nhung-van-de-dat-
ra-doi-voi-viet-na.html, cập nhật ngày 23/11/2020, truy cập ngày 15/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 259

100 dự án); với 25 dự án đang vận hành, 13 dự án đang xây


dựng 23 dự án được cấp phép và 74 dự án đang trong giai đoạn
nghiên cứu. Sáng kiến Phát triển thủy điện bền vững hỗ trợ các
nước thành viên trong việc quyết định phát triển và quản lý
thủy điện trên cơ sở quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên
toàn lưu vực, thông qua các cơ chế được thiết lập của MRC
và các hệ thống tiêu chuẩn quốc gia, phù hợp với Hiệp định
Mê Công 19951.
Tháng 11/2020, tại phiên họp lần thứ 27 của Hội đồng
Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Chiến lược Phát triển lưu vực
sống Mê Công giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt. Khác
với các chiến lược ngắn hạn khác, chiến lược 10 năm đã cập
nhật và mở rộng các cơ hội phát triển bền vững như phát triển
thủy điện để thúc đẩy an ninh năng lượng và thương mại
xuyên biên giới, góp phần quản lý lũ lụt, hạn hán và nền kinh
tế carbon thấp; phát triển nông nghiệp thông minh thích ứng
với biến đổi khí hậu để tăng khả năng chống chịu hạn hán, cải
thiện nhu cầu an ninh lương thực và nước sinh hoạt gia đình;
phát triển giao thông đường thủy hiệu quả, an toàn và thân
thiện với môi trường. Đồng thời, áp dụng các giá trị môi trường
ưu tiên trong khu vực để cải tạo diện tích thảm phủ thực vực
trong các tiểu lưu vực, khu bảo tồn, phục hồi và tận dụng các
vùng đất ngập nước, môi trường sống ven sông; giảm thiểu lũ
lụt và hạn hán; thúc đẩy sinh kế bền vững,… Bên cạnh đó, chiến
lược cũng thúc đẩy sự phát triển của các dự án đầu tư chung
giữa hai hoặc nhiều quốc gia và các dự án quốc gia quan trọng
tạo ra lợi ích trong mỗi nước cũng như mang lại cơ hội ở những
khu vực khác trong lưu vực, bao gồm các dự án thủy điện

1. Phát triển thủy điện bền vững, http://baolamdong.vn/toasoan-bandoc/


201912/phat-trien-thuy-dien-ben-vung-2981488/, cập nhật ngày 24/12/2019, truy
cập ngày 10/6/2021.
260 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

(đa mục đích) có hồ chứa, vùng bảo tồn xuyên quốc gia, các dự
án quản lý và phục hồi lưu vực, bảo tồn các vùng đất ngập
nước và môi trường sông, các dự án quản lý nước lũ lụt, chỉnh
trị sông và an toàn giao thông đường thủy, các dự án dựa
trên công nghệ mới (như pin năng lượng mặt trời trên hồ chứa
thủy điện)1.
Bản chiến lược mới dựa trên các đánh giá gần đây về
những tác động đáng kể do nước, các nguồn tài nguyên liên
quan và cơ sở hạ tầng, bao gồm cả các con đập, đã làm thay
đổi chế độ dòng chảy, ảnh hưởng đến vận chuyển trầm tích và
làm xói mòn bờ biển. Những tác động này đã dẫn đến sự suy
giảm quần thể cá tự nhiên, suy thoái tài sản môi trường và
vùng đồng bằng ngập lũ, giảm diện tích bổ sung cho đồng bằng
sông Cửu Long Việt Nam. Biến đổi khí hậu làm tăng thêm mức
độ nghiêm trọng của các tác động, mang lại nhiều bất ổn và rủi
ro hơn.
Thực hiện các ưu tiên chiến lược, MRC sẽ chủ động đánh
giá và xác định phương án lưu trữ mới cũng như các giới hạn
mới về dòng chảy và môi trường, đồng thời đề xuất các dự án
đầu tư chung trên toàn lưu vực sẽ mang lại nhiều lợi ích cho
quản lý lũ lụt, giảm hạn hán, an ninh năng lượng và bảo vệ môi
trường. MRC dự kiến sẽ đầu tư hơn 60 triệu USD trong 5 năm
tới, trong đó khoảng 40% ngân sách quỹ sẽ đến từ các quốc gia
thành viên,… Các hành động được ưu tiên nhằm thực hiện
Chiến lược 10 năm này bao gồm 5 vấn đề: i- Về môi trường, duy

1. Chiến lược phát triển lưu vực sông Mê Công 2021-2030 hướng đến xây dựng
nền kinh tế thịnh vượng và môi trường bền vững, http://dwrm.gov.vn/index.
php?language=vi&nv=news&op=Hop-tac-quoc-te/Chien-luoc-phat-trien-
luu-vuc-song-Me-Cong-2021-2030-huong-den-xay-dung-nen-kinh-te-thinh-
vuong-va-moi-truong-ben-vung-9917, cập nhật ngày 23/3/2021, truy cập ngày
20/5/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 261

trì chức năng sinh thái của lưu vực sông Mê Công; ii- Về xã hội,
cho phép tiếp cận và sử dụng nước và các tài nguyên liên quan
trong lưu vực; iii- Về kinh tế, tăng cường phát triển tối ưu và
bền vững trong lĩnh vực nước và các lĩnh vực liên quan; iv- Về
biến đổi khí hậu, tăng cường khả năng phục hồi trước các rủi ro
khí hậu, lũ lụt và hạn hán khắc nghiệt; v- Về hợp tác, tăng
cường hợp tác giữa tất cả các nước trong lưu vực và các bên
liên quan1.
Trong các cơ chế hợp tác hiện hữu ở khu vực sông Mê Công,
có thể nói MRC là tổ chức có vai trò đặc thù nhất và khó có thể
thay thế. Với Hiệp định Mê Công 1995, MRC là tổ chức duy
nhất tại khu vực có chức năng xây dựng các khuôn khổ pháp lý.
Hiệp định còn tiến xa hơn các văn kiện của các tổ chức lưu
vực sông Mê Công quốc tế khác với các quy định cụ thể và
chặt chẽ về quy chế sử dụng nước. Đến năm 2021, MRC có
14 đối tác phát triển và đang tích cực thúc đẩy rộng hợp tác
liên lưu vực sông, trong đó có sông Hằng (qua 5 nước châu Á),
sông Danube (qua 10 nước châu Âu), sông Nile (qua 4 nước
Bắc Phi), sông Amazon (qua 8 nước Nam Mỹ) và sông Mississippi
(Canađa, Mỹ).

1.2. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS)


Sau khi Hiệp định hòa bình toàn diện Campuchia (Hiệp
định hòa bình Paris) được ký kết năm 1991 tại Paris, xung đột ở
Campuchia được giải quyết đã góp phần thúc đẩy hợp tác giữa
các nước Tiểu vùng sông Mê Công, đưa khu vực này trở thành
một trọng tâm phát triển mới của châu Á. Chương trình hợp

1. Ủy hội sông Mê Công công bố Chiến lược phát triển 10 năm cho lưu vực,
http://dwrm.go v.vn/index.php?language=vi&nv=news&op=Hoat-dong-cua-
Cuc-Tin-lien-quan/Uy-hoi-song-Mê Công-cong-bo-Chien-luoc-phat-trien-10-
nam-cho-luu-vuc-10016, cập nhật ngày 26/4/2021, truy cập ngày 20/5/2021.
262 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tác Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS) được thành lập
vào năm 1992 theo sáng kiến của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB), bao gồm sáu thành viên: Việt Nam, Lào, Campuchia,
Thái Lan, Mianma và hai tỉnh tự trị của Trung Quốc (Quảng Tây
và Vân Nam), với tổng diện tích 2,6 triệu km2, dân số 340 triệu
người và tổng GDP là 1,3 nghìn tỷ USD (Ngân hàng Phát triển
châu Á, 2018). Đây là một trong những khu vực có kinh tế phát
triển nhanh nhất thế giới1. Tháng 10/2002, chính phủ sáu nước
thuộc GMS (Trung Quốc tham gia với tư cách là một quốc gia) đã
tiến hành Hội nghị thượng đỉnh đầu tiên (GMS-1) tại Phnom Penh
(Campuchia), đưa ra những nguyên tắc chung trong hợp tác
kinh tế của tiểu vùng; xây dựng và thực hiện tầm nhìn của một
tiểu vùng thịnh vượng, hài hòa và thống nhất, tăng trưởng kinh
tế nhanh, tiến bộ xã hội và phát triển môi trường bền vững.
Theo đó, GMS là một mô hình hợp tác khu vực có tính bổ sung
lẫn nhau để thích ứng với xu thế toàn cầu hóa. Các nguyên tắc
chung về hợp tác của GMS là hợp tác kinh tế nhằm duy trì tăng
trưởng bền vững, nâng cao mức sống của người dân đi đôi
với phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường. Mục tiêu
hướng tới là sự phát triển hài hòa và bền vững về kinh tế - xã
hội dựa trên đặc thù của các nước có chung đường biên giới.
Các dự án hợp tác của GMS không nhất thiết phải có sự tham
gia của cả sáu nước, do đó, những thỏa thuận song phương
cũng được xem là một nhân tố tạo thành hợp tác đa phương 2.
Chiến lược của chương trình GMS thông qua ba trụ cột:
i- Nâng cao khả năng kết nối qua phát triển bền vững hạ tầng cơ

1. 66 tỷ USD đầu tư vào Tiểu vùng sông Mê Công, https://www.rfi.fr/


vi/viet-nam/20180331-66-ti-do-la-dau-tu-vao-tieu-vung-song-Mekong, cập nhật
ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
2. Dương Bích Thủy: “Triển vọng hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng”, Tạp chí Thương mại, 2008, số 15, tr.22.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 263

sở và chuyển đổi các hành lang giao thông thành các hành lang
kinh tế xuyên quốc gia; ii- Cải thiện năng lực cạnh tranh qua
hỗ trợ hiệu quả vận tải hành khách và hàng hóa xuyên biên
giới, hội nhập thị trường, các quy trình sản xuất, các chuỗi giá
trị; iii- Nâng cao ý thức cộng đồng qua các chương trình và dự
án nhằm giải quyết những mối lo ngại chung về xã hội và môi
trường (còn được gọi là 3C: 1- Connectivity (kết nối hạ tầng);
2- Competitiveness (tăng cường khả năng cạnh tranh); 3- Community
(kết nối cộng đồng)1.
Về cơ chế hợp tác: GMS hoạt động với các tổ chức chính
gồm: hội nghị bộ trưởng GMS, Hội nghị thượng đỉnh GMS và
điều phối viên GMS ở mỗi quốc gia.
Hội nghị Bộ trưởng GMS họp thường niên, luân phiên tại
các nước thành viên, tập trung xem xét tình hình và thống nhất các
giải pháp thúc đẩy hợp tác và liên kết kinh tế trong tiểu vùng.
Cho đến năm 2021, GMS đã tổ chức được 24 hội nghị bộ trưởng.
Hội nghị thượng đỉnh GMS là Hội nghị của lãnh đạo cấp
cao các nước thành viên GMS, có chức năng thảo luận về tình
hình hợp tác kể từ hội nghị thượng đỉnh trước đó và đưa ra các
định hướng hợp tác thời gian tới. Đến nay đã tổ chức 6 hội nghị
thượng đỉnh các nước thành viên GMS. Tại Hội nghị thượng
đỉnh lần thứ sáu tổ chức tại Hà Nội vào tháng 3/2018, nguyên
thủ của các quốc gia thành viên GMS đã xác định hướng hợp
tác trong 5 năm (2018-2022) và Khung đầu tư khu vực vùng đến
năm 2022 nhằm làm rõ hơn các trọng tâm hợp tác, thực hiện
những điều chỉnh cần thiết để bảo đảm hợp tác GMS trong
trung hạn đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển của các nước

1. Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam, http://baochinhphu.vn/


Hoi-nghi-Thuong-dinh-GMS-6-va-Hoi-nghi-Cap-cao-CLV-10/Tong-quan-ve-
GMS-va-su-tham-gia-cua-Viet-Nam/332772.vgp, cập nhật ngày 28/3/2018, truy
cập ngày 15/7/2021.
264 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thành viên. Khung đầu tư khu vực vùng đến năm 2022 bao
gồm 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD1.
Tại mỗi quốc gia thành viên GMS, tùy thuộc vào cơ cấu tổ
chức cử điều phối viên quốc gia. Bên cạnh đó, để triển khai thực
hiện Khung Chiến lược GMS và Chương trình hợp tác GMS, trong
khuôn khổ GMS còn tổ chức các diễn đàn và các nhóm công tác
theo một số lĩnh vực hợp tác ưu tiên, bao gồm Diễn đàn giao thông
tiểu vùng, Diễn đàn hành lang kinh tế, Diễn đàn năng lượng
tiểu vùng, Diễn đàn thông tin liên lạc tiểu vùng, Nhóm công tác
về phát triển nguồn nhân lực, Nhóm công tác về du lịch, Nhóm
công tác về nông nghiệp, Nhóm công tác về môi trường,…
Các lĩnh vực hợp tác chính: Các thành viên GMS đã thông
qua các dự án hợp tác lớn cho từng vùng, tuyến hành lang kinh
tế, như Hành lang kinh tế Bắc - Nam (NSEC), Hành lang kinh tế
Đông - Tây (EWEC), Hành lang kinh tế phía Nam (SEC),... và
đưa ra 10 lĩnh vực ưu tiên hợp tác bao gồm: giao thông vận tải,
năng lượng, môi trường, du lịch, bưu chính viễn thông, thương
mại, đầu tư, phát triển nguồn nhân lực, nông nghiệp và phát
triển nông thôn và phát triển đô thị dọc các hành lang kinh tế.
Kết nối kết cấu hạ tầng là lĩnh vực ưu tiên hàng đầu và trên
thực tế là lĩnh vực nổi bật nhất, thu được nhiều thành tựu quan
trọng nhất trong khuôn khổ GMS từ khi ra đời cho đến nay.
Quy mô hợp tác đạt hơn 21 tỷ USD với hàng trăm dự án trên
nhiều lĩnh vực, nổi bật là hợp tác kết nối với việc xây dựng mới
và nâng cấp nhiều sân bay, 80 cây cầu, 10.000 km đường bộ,
500 km đường sắt, và 3.000 km đường dây truyền tải điện2.

1. GMS 6 nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác Tiểu vùng Mê Công,
https://vov.vn/chinh-tri/gms-6-nhin-lai-chang-duong-25-nam-hop-tac-tieu-
vung-Mê Công-745742.vov, cập nhật ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
2. GMS 6 nhìn lại chặng đường 25 năm hợp tác Tiểu vùng Mê Công, Tlđd, cập
nhật ngày 31/3/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 265

Các văn bản hợp tác chính của GMS bao gồm:

Thứ nhất, Khung chiến lược GMS giai đoạn 2002-2012


được các nước GMS thông qua vào năm 2002, tập trung vào
5 lĩnh vực: tăng cường liên kết hạ tầng; thúc đẩy thương mại,
đầu tư và du lịch xuyên biên giới; đẩy mạnh sự tham gia của
khu vực kinh tế tư nhân và tăng cường năng lực cạnh tranh;
phát triển nguồn nhân lực; bảo vệ môi trường và thúc đẩy sử
dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Thứ hai, Khung chiến lược GMS giai đoạn 2012-2022 đã
được thông qua tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tư (tháng
11/2011) tại Mianma.
Thứ ba, Khuôn khổ đầu tư vùng (RIF) lần thứ nhất giai đoạn
2014-2018 cho Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng được thông
qua vào tháng 12/2013, nhằm triển khai Khung Chiến lược GMS
qua việc xác định một danh mục các dự án hỗ trợ kỹ thuật và
đầu tư ưu tiên từ năm 2013 đến 2022. Khuôn khổ đầu tư vùng
bao gồm 200 dự án trên 10 lĩnh vực với mức đầu tư ước tính
trên 50 tỷ USD. Kế hoạch triển khai Khuôn khổ đầu tư vùng
(RIF) đã xác định ra một danh mục vững chắc gồm 92 dự án ưu
tiên cao cho giai đoạn 2014-2018, cùng kế hoạch triển khai sát
thực tế và hệ thống giám sát trong trung hạn1.
Thứ tư, RIF lần thứ hai (Kế hoạch hành động Hà Nội)
giai đoạn 2018-2022 được thông qua vào ngày 31/3/2018 tại Hội
nghị thượng đỉnh GMS lần thứ sáu (tháng 3/2018 tại Việt Nam).
Kế hoạch này cung cấp định hướng và trọng tâm hoạt động
cho Chương trình GMS, hướng dẫn xác định các dự án trong
lĩnh vực giao thông, phát triển đô thị, năng lượng, nông nghiệp,

1. Tổng quan về GMS và sự tham gia của Việt Nam,Tlđd, cập nhật ngày
28/3/2018, truy cập ngày 15/7/2021.
266 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

môi trường, du lịch, tạo thuận lợi cho thương mại, phát triển
nguồn nhân lực, công nghệ thông tin và truyền thông. Những
thành phần chủ chốt của Kế hoạch hành động Hà Nội gồm:
chiến lược không gian tập trung vào các hành lang kinh tế,
tinh chỉnh các chiến lược và ưu tiên theo ngành, cải thiện các
hệ thống và quy trình lập kế hoạch, xây dựng chương trình
và giám sát, cải tiến những sắp xếp thể chế, quan hệ đối tác.
Theo đó, Khung đầu tư khu vực vùng đến năm 2022 bao gồm
danh sách 227 dự án với tổng kinh phí lên gần 66 tỷ USD đã
được Hội nghị thượng đỉnh lần thứ sáu của GMS thông qua1.
Trong kế hoạch đầu tư này, Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) đóng góp ít nhất 7 tỷ USD, còn lại huy động từ nguồn
chính phủ các nước.
Trong sự phát triển của GMS, ADB được đánh giá là nhà
tài trợ lớn, bền bỉ, kiên trì, cơ quan khởi xướng của sáng kiến
Hợp tác kinh tế GMS. ADB vừa đóng vai trò là Ban Thư ký
quốc tế, vừa là cơ quan xúc tác quan trọng nhất đối với GMS.

1.3. Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC)

Ý tưởng Hợp tác Mê Công - Lan Thương với sự tham gia


của sáu nước ven sông (Việt Nam, Campuchia, Lào, Mianma,
Thái Lan và Trung Quốc) được cựu Thủ tướng Thái Lan
Yingluck Shinawatra đề xuất lần đầu tiên vào năm 2012, tại
Hội nghị cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 15 tổ chức tại
Nam Ninh (Trung Quốc). Tuy nhiên, ban đầu ý kiến này chưa
nhận được sự quan tâm của các nước. Tháng 11/2014, Hội nghị
cấp cao Trung Quốc - ASEAN lần thứ 17 tổ chức tại Côn Minh

1. Kế hoạch Hành động Hà Nội giai đoạn 2018-2022, https://www.adb.org/


sites/default/files/in stitutional-document/509886/ha-noi-action-plan-2018-
2022-vi.pdf.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 267

đã hiện thức hóa ý tưởng này bằng việc đưa Điều 19 vào
Tuyên bố chung của Đoàn Chủ tịch Hội nghị. Từ tuyên bố
chung này, Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường
đã chính thức đề xuất thiết lập cơ chế Hợp tác Mê Công -
Lan Thương (MLC).
Phương hướng phát triển của cơ chế MLC được xác
định tại Hội nghị cấp cao hợp tác MLC lần thứ nhất với chủ đề
“Cùng uống chung dòng nước, vận mệnh có liên quan” diễn ra tại
Tam Á (Hải Nam, Trung Quốc) vào tháng 3/2016. Hội nghị
đồng thời đưa ra bản kế hoạch hợp tác trên các lĩnh vực, đặt
cơ sở cho việc triển khai trên thực tế của sáng kiến hợp tác.
Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường đề xuất
bốn kiến nghị về hợp tác, bao gồm: cùng nhau xây dựng cộng
đồng chung vận mệnh giữa các nước Mê Công - Lan Thương;
tăng cường kết nối và hợp tác nâng cao năng lực sản xuất, theo
đó Trung Quốc mong muốn kết nối chiến lược phát triển với
các nước, đẩy nhanh các dự án lớn như đường sắt Trung Quốc -
Lào và Trung Quốc - Thái Lan, liên hợp vận tải đường thủy và
đường bộ Trung Quốc - Mianma, tìm tòi xây dựng các khu vực
kinh tế biên giới, khu công nghiệp, khu đầu tư, mạng lưới giao
thông, từ đó hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho khu vực này; thực
hiện Chương trình phát triển bền vững của Liên hợp quốc,
Trung Quốc sẽ ưu tiên sử dụng 200 triệu USD trong Quỹ Viện
trợ hợp tác Nam - Nam giúp đỡ 5 nước thực hiện các Mục tiêu
phát triển bền vững năm 2030 của Liên hợp quốc; xây dựng cầu
nối giao lưu nhân văn, triển khai các hình thức giao lưu nhân
văn đa dạng trên các lĩnh vực giáo dục, khoa học kỹ thuật, văn
hóa, du lịch, thanh niên,…1. Việc triển khai cơ chế hợp tác MLC

1. Đỗ Tiến Sâm, Đinh Hữu Thiện: “Trung Quốc với hợp tác Mê Công -
Lan Thương: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội,
2019, số 6, tr.4.
268 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

được tiếp tục khẳng định tại Hội nghị cấp cao Trung Quốc -
ASEAN lần thứ 19 (tháng 9/2016).
Như vậy, với các tuyên bố đưa ra tại các hội nghị tháng 3
và tháng 9/2016, các nước lưu vực sông Mê Công xác định
khuôn khổ hợp tác “3 + 5”: hợp tác trên ba trụ cột về chính trị
và an ninh, kinh tế và xã hội, phát triển bền vững và nhân văn,
với năm phương hướng ưu tiên là kết nối, nâng cao năng lực
sản xuất, thúc đẩy hợp tác kinh tế xuyên biên giới, hợp tác quản
lý tài nguyên nước, phát triển nông nghiệp và nỗ lực xóa đói,
giảm nghèo1.
Mục tiêu bao trùm của MLC là thúc đẩy hợp tác toàn diện
để xây dựng cộng đồng trách nhiệm và lợi ích chung của tiểu
vùng, đồng thời hướng tới các mục tiêu cụ thể: củng cố lòng tin
và hiểu biết lẫn nhau, duy trì hòa bình và ổn định, thúc đẩy
phát triển bền vững, giảm nghèo, thu hẹp khoảng cách phát
triển, hội nhập toàn diện vào kinh tế khu vực và toàn cầu, tăng
cường hữu nghị và quan hệ láng giềng tốt đẹp giữa nhân dân
các nước 2 . Các nguyên tắc chỉ đạo của cơ chế MLC là đồng
thuận, bình đẳng, tham vấn và phối hợp, tự nguyện, cùng đóng
góp và chia sẻ lợi ích, tôn trọng Hiến chương Liên hợp quốc và
luật pháp quốc tế.
Cơ chế này được Trung Quốc xác định là phù hợp với 3
trụ cột của ASEAN là chính trị - an ninh, kinh tế, văn hóa - xã
hội và phù hợp với ưu tiên của Cộng đồng ASEAN như: sự trao
đổi kết nối giữa sông Mê Công và Lan Thương, thích ứng với
kế hoạch kết nối ASEAN đến năm 2025. Ngoài ra, MLC còn xác

1. Opinion: Lancang-Mekong Cooperation promotes regional development,


Tldđ, cập nhật ngày 25/9/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
2. Tô Minh Thu: “Hợp tác Mê Công - Lan Thương: Những nhân tố tác
động và triển vọng phát triển”, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, 2018, số 3, tr.65.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 269

định thêm ba cơ chế mới là hệ thống hỗ trợ chính sách, tài chính
và năng lực trí tuệ1.
Sáng kiến Mê Công - Lan Thương hoạt động trên nguyên
tắc đồng thuận, bình đẳng, phối hợp, cùng có lợi, không có
quy định rõ về luật quốc tế, không có cơ chế ràng buộc. Các cơ
chế hợp tác thuộc khuôn khổ MLC được triển khai qua các hội
nghị cấp cao, hội nghị bộ trưởng ngoại giao (diễn ra hằng năm),
hội nghị quan chức cấp cao (SOM) và hội nghị nhóm công tác
trên các lĩnh vực nguồn nước, giảm nghèo, kết nối và hợp tác
năng lực sản xuất. Đến năm 2021, đã có 6 hội nghị bộ trưởng
ngoại giao trong khuôn khổ Hợp tác Mê Công - Lan Thương
được tổ chức. Tại mỗi nước, từ năm 2017, Ban Thư ký cấp quốc
gia hoặc các cơ chế điều phối trực thuộc quản lý của Bộ Ngoại
giao được thành lập. MLC đã thành lập được hai trung tâm hợp
tác khu vực là Trung tâm Hợp tác môi trường (đặt tại Phnom
Penh) và Trung tâm Hợp tác nguồn nước (đặt tại Bắc Kinh,
Trung Quốc). Tại khu vực Mê Công - Lan Thương, một số
chương trình hoặc dự án hợp tác lớn đã được thực hiện hoặc
mở rộng, ví dụ như Hành lang kinh tế Trung Quốc - bán đảo
Đông Dương, Hành lang kinh tế Trung Quốc - Mianma, Khu
hợp tác kinh tế biên giới Trung Quốc - Lào, Khu hợp tác kinh tế
cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, Đặc khu kinh tế Sihanoukville
(SSEZ) ở Campuchia.
Về thương mại, Trung Quốc thiết lập quỹ cho vay ưu đãi và
cho vay theo hạn ngạch có vốn là 10 tỷ USD, bao gồm 5 tỷ USD
ưu đãi và 5 tỷ USD chuyển sử dụng cho các dự án hợp tác năng
lực sản xuất2. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất

1. Lộc Thị Thủy: “Sáng kiến Mê Công - Lan Thương và tác động đến
Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2018, số 12, tr.38.
2. Đỗ Tiến Sâm, Đinh Hữu Thiện: “Trung Quốc với hợp tác Lan Thương -
Mê Công: Thực trạng và triển vọng”, Tlđd, tr. 4-5.
270 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

của Campuchia, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, đồng thời là


đối tác thương mại lớn thứ hai của Lào. Năm 2017, tổng kim
ngạch thương mại của Trung Quốc với 5 quốc gia trên là
khoảng 220 tỷ USD, cao hơn 16% so với năm trước. Tính đến
cuối năm 2017, tổng vốn đầu tư lũy kế của Trung Quốc vào 5
quốc gia này đã vượt quá 42 tỷ USD, tăng 20% so với cùng kỳ
năm 2016.
Về giao lưu nhân dân, kể từ cuộc họp đầu tiên của các nhà
lãnh đạo MLC (tháng 3/2016), Trung Quốc đã triển khai hơn
330 chuyến bay mới đến 5 quốc gia thành viên khác. Năm 2017,
số người qua lại giữa hai bên lên tới 30 triệu lượt người. Trung
Quốc, Mianma, Lào và Thái Lan đã tiến hành 73 cuộc tuần tra
chung trên một số khu vực dọc sông Mê Công - Lan Thương
vào cuối tháng 8/2018, đặc biệt là dọc khu vực Tam giác vàng,
nhằm truy quét tội phạm xuyên quốc gia vốn là vấn đề khó giải
quyết của Tiểu vùng sông Mê Công, bảo vệ an ninh cho tàu bè,
hàng hóa và cư dân sinh sống trên sông1. Trung Quốc cung cấp
cho các nước thuộc lưu vực sông Mê Công 2.000 suất học bổng
ngắn hạn và tại chức, 100 suất học bổng 4 năm cho sinh viên đại
học, nhiều cán bộ trung cấp, cao cấp đến Trung Quốc tham gia
các lớp nông nghiệp, y tế, thủy lợi,… Trung Quốc cũng đề xuất
thành lập Tổ công tác liên hợp giáo dục Mê Công - Lan
Thương, làm công tác thiết kế thượng tầng trong hợp tác giáo
dục hai bên; hỗ trợ các nước dọc sông Mê Công thành lập
Trung tâm Giáo dục hướng nghiệp Mê Công - Lan Thương; lập
quỹ chuyên sử dụng cho hợp tác Mê Công - Lan Thương trong
5 năm (2016 - 2021) cung cấp 300 triệu USD cho các dự án hợp
tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ của 6 nước. Trong 3 năm

1. Opinion: Lancang-Mekong Cooperation promotes regional development, Tlđd,


cập nhật ngày 25/9/2018, truy cập ngày 15/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 271

(2016-2019), Trung Quốc cũng cấp 80.000 học bổng chính phủ
và nhận 5.000 học viên đến Trung Quốc đào tạo; đồng thời
thành lập Trung tâm Đào tạo nghề cho học viên các nước Tiểu
vùng sông Mê Công1.
Về hợp tác y tế, Trung Quốc đã hỗ trợ các nước hoàn
thiện hệ thống dịch vụ y tế, bao gồm xây dựng các bệnh viện,
cơ sở y tế công cộng,… Trong 3 năm (2018 - 2020), Trung Quốc
triển khai 100 dự án viện trợ y tế cho các nước tiểu vùng sông
Mê Công2. Từ năm 2020, trong chiến dịch tiêm chủng chống
dịch bệnh COVID-19, Trung Quốc ưu đãi cung cấp vaccine cho
các nước Tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt là Campuchia, Lào
và Mianma. Tính đến tháng 7/2021, Campuchia đã nhận thêm
4 triệu liều vaccine đặt mua từ Trung Quốc; Lào 2,9 triệu qua
6 đợt viện trợ3.
Ngày 08/6/2021, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công -
Lan Thương lần thứ sáu diễn ra tại Trùng Khánh (Trung Quốc).
Hội nghị đã tổng kết 5 năm hình thành và phát triển của hợp
tác MLC. Ba văn kiện được thông qua tại hội nghị này khẳng
định các lĩnh vực hợp tác truyền thống ở lưu vực Mê Công -
Lan Thương, trong đó quan trọng nhất là hợp tác nguồn nước và
môi trường - yếu tố sống còn trong lĩnh vực hợp tác này giữa 6
nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công. Trên cơ sở đó, các biện pháp

1, 2. Đỗ Tiến Sâm, Đinh Hữu Thiện: “Trung Quốc với hợp tác Lan Thương -
Mê Công: Thực trạng và triển vọng”, Tlđd, tr.4-5, 6.
3. Campuchia nhận thêm 4 triệu liều vaccine đặt mua của Trung Quốc,
https://www.vietnampl us.vn/campuchia-nhan-them-4-trieu-lieu-vaccine-dat-
mua-cua-trung-quoc/725844.vnp, cập nhật ngày 10/7/2021, truy cập ngày
30/7/2021; Lào nhận thêm 1 triệu liều vaccine Covid-19 do Trung Quốc viện trợ,
https://tapchilaoviet.org/van-hoa-xa-hoi/lao-nhan-them-1-trieu-lieu-vaccine-
covid-19-do-trung-quoc-vien-tro-36970.html, cập nhật ngày 8/8/2021; truy cập
ngày 15/8/2021.
272 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thúc đẩy hợp tác theo cơ chế MLC về vấn đề nguồn nước được
nêu ra như sau:
Thứ nhất, đẩy mạnh phối hợp trong giải quyết các vấn đề
nguồn nước chung của khu vực như bảo vệ môi trường sinh
thái, quản lý thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
Thứ hai, giảm thiểu tác động của lũ lụt và hạn hán, bảo
đảm dịch vụ vệ sinh và nước sạch; giám sát và chia sẻ thông tin
nguồn nước; nâng cao năng lực quản lý và phát triển bền vững
nguồn nước, phát triển các cơ sở hạ tầng về nước.
Thứ ba, triển khai nghiên cứu chung giữa Ban Thư ký
Ủy hội sông Mê Công và Trung tâm nguồn nước MLC về
diễn biến thuỷ văn của lưu vực sông Mê Công và chiến lược
thích ứng1.
Sự hình thành và triển khai của MLC đã làm sâu sắc thêm
mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, thân thiện và hợp tác đi vào
thực chất giữa sáu nước thành viên, đồng thời thúc đẩy sự phát
triển kinh tế và xã hội của các nước tham gia vào cơ chế và góp
phần xây dựng khu phát triển kinh tế lưu vực Mê Công - Lan
Thương. MLC được xem như một động cơ, dẫn dắt sự hợp tác
của các nước thành viên.

1.4. Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV)
“Tam giác phát triển” là khu vực được hình thành giữa
các vùng tiếp giáp giữa một số nước nhằm tận dụng khả năng
khai thác các luồng hàng hoá, lao động và vốn bằng cách
sử dụng bổ sung lẫn nhau các nhân tố sản xuất. Một số tam
giác phát triển đã hình thành và đi vào hoạt động tại khu vực

1. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Lan Thương lần thứ 6,
https://cand.com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Hoi-nghi-Bo-truong-Ngoai-
giao-Me-Cong-Lan-Cang-Lan-Thuong-lan-thu-6-i616117/, cập nhật ngày
08/6/2021, truy cập ngày 01/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 273

Đông Nam Á như: Tam giác phát triển Inđônêxia - Malaixia -


Xingapo, Inđônêxia - Malaixia - Thái Lan, vùng lãnh thổ phát
triển Brunây - Inđônêxia - Malaixia - Philíppin,…
Sáng kiến Tam giác phát triển khu vực biên giới ba nước
Việt Nam, Lào và Campuchia được Thủ tướng Chính phủ
Campuchia Hun Sen đưa ra tại cuộc họp cấp cao ba Thủ tướng
Campuchia, Lào và Việt Nam lần thứ nhất tại Vientiane, năm
1999. Đây là khu vực ngã ba biên giới, bao gồm 13 tỉnh của 3
nước Việt Nam, Lào, Campuchia: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk,
Đắc Nông, Bình Phước (Việt Nam); Sekong, Attapeu, Saravan,
Champasak (Lào) và Stung Treng, RattanakKiri, Mondul Kiri
Kratie (Campuchia). Khu vực này chiếm 144.300km2 diện tích
tự nhiên tương đương với 19,3% diện tích tự nhiên của 3 nước,
với dân số trên 7 triệu người, tức khoảng 6,1% dân số của 3
nước (mật độ dân số trung bình 45 người/km2)1.
Đặc điểm chung của khu vực 13 tỉnh này là vùng cao
nguyên rộng lớn, nằm trong lưu vực của hệ thống sông Mê
Công, kéo dài từ các cao nguyên thuộc Trường Sơn đến cao
nguyên Rattanakiri và một phần cao nguyên Boloven. Đây là
khu vực có quỹ đất lớn, khí hậu thích hợp phát triển cây công
nghiệp và ngành công nghiệp chế biến. Hệ thống sông thuộc
khu vực thuận lợi cho việc kết nối giao thông đường thủy, tạo
điều kiện vận chuyển hàng hóa và buôn bán thương mại. Hơn
nữa, đây còn là khu vực có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
đối với cả 3 nước về chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế và
môi trường sinh thái. Khu vực cũng có nhiều danh lam thắng

1. Phát huy vai trò khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
(CLV), https://dangcongsan.vn/kinh-te-va-hoi-nhap/phat-huy-vai-tro-khu-
vuc-tam-giac-phat-trien-campuchia--lao--viet-nam-clv-532254.html, cập nhật
ngày 19/8/2019, truy cập ngày 15/8/2021.
274 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cảnh và các địa danh lịch sử, tạo điều kiện thúc đẩy ngành du
lịch phát triển1.
Mục tiêu chung của Tam giác phát triển CLV là tăng
cường đoàn kết và hợp tác giữa 3 nước, hướng tới việc khơi dậy
và phát huy tối đa tiềm năng, thế mạnh, các nguồn nội lực của
từng tỉnh trong khu vực vào phát triển nền kinh tế sản xuất
hàng hoá, từ đó nhằm đảm bảo an ninh, ổn định chính trị, phát
triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, góp phần giữ vững
ổn định, an ninh của cả ba nước. Tam giác này có ích lợi lớn đối
với Lào và Campuchia khi phát huy ưu thế đầu mối cửa ngõ ra
biển của Việt Nam, tạo ra sức hấp dẫn, lôi cuốn giao lưu kinh tế,
thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế để hỗ trợ và phối hợp với
nhau phát triển tốt hơn, đảm bảo an ninh và ổn định cho cả khu
vực2. Việc hợp tác tập trung vào các lĩnh vực giao thông, năng
lượng, thương mại, đầu tư và đào tạo.
Cơ chế điều phối của Tam giác phát triển CLV chủ yếu
được triển khai qua hội nghị cấp cao diễn ra thường niên với
nhiệm vụ tổng kết và đánh giá kết quả hợp tác, đồng thời, đưa
ra kế hoạch phát triển trong năm tiếp theo cũng như các kế
hoạch dài hạn. Bên cạnh các hội nghị cấp cao, Uỷ ban Điều phối
chung Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam được
thành lập với 4 tiểu ban: Tiểu ban kinh tế, Tiểu ban xã hội - Tiểu
ban môi trường, địa phương, Tiểu ban an ninh - đối ngoại. Mỗi
nước cử một bộ trưởng làm đồng chủ tịch Ủy ban Điều phối
chung và ủy viên Ủy ban Điều phối chung gồm đại diện các bộ,

1. Nguyễn Việt Phương: “Thực hiện thỏa thuận hợp tác trong khu vực
Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam: Thực trạng và giải pháp”,
Tạp chí Công thương, 2021, số 6, tr.228-229.
2. Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam: Cơ chế hợp tác gắn kết, hiệu
quả, http://baochinhphu.vn/Hoi-nhap/Tam-giac-phat-trien-CampuchiaLao
Viet-Nam-Co-che-hop-tac-gan-ket-hieu-qua/331619.vgp, cập nhật ngày
15/6/2018, truy cập ngày 15/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 275

ngành liên quan và các tỉnh trong Tam giác phát triển CLV.
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam giữ vai trò đồng
chủ tịch Ủy ban. Ngoài ra, các hội nghị, diễn đàn hợp tác ba bên
thường xuyên được tổ chức theo chế độ định kỳ và luân phiên
từ cấp trung ương đến địa phương.
Đến năm 2020, đã có 11 hội nghị cấp cao được tổ chức
luân phiên tại ba nước, trong đó, một số hội nghị đưa ra các
quyết định quan trọng, tác động đến sự phát triển của cơ chế
Tam giác phát triển CLV. Hội nghị cấp cao CLV lần thứ hai
(năm 2002) đã xác định những ưu tiên trong việc triển khai hợp
tác CLV tập trung vào lĩnh vực giao thông vận tải, thương mại,
điện lực, du lịch, đào tạo nguồn nhân lực và y tế. Năm 2004,
trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 10, ngày
28/11/2004, Thủ tướng ba nước đã ký Tuyên bố Vientiane về
xây dựng Tam giác phát triển và thông qua Quy hoạch tổng thể
Tam giác phát triển. Hội nghị cấp cao CLV lần thứ sáu diễn ra
tại Phnom Penh (năm 2010), ba nước đã thành lập Ủy ban Điều
phối chung, thông qua Quy hoạch lại khu vực Tam giác phát
triển giai đoạn 2010-2020. Tại Hội nghị lần thứ bảy (năm 2013),
Thủ tướng của ba nước đã ký Tuyên bố chung về hợp tác khu
vực Tam giác phát triển CLV. Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 10
(năm 2018) đã thông qua Kế hoạch tổng thể và kết nối ba nền
kinh tế CLV đến năm 2030, gồm những định hướng lớn thúc
đẩy hợp tác kết nối về hạ tầng cơ sở, kết nối về thể chế, kinh tế
và giao lưu nhân dân.
Tại Hội nghị cấp cao CLV lần thứ 11 diễn ra vào ngày
09/12/2020 theo hình thức trực tuyến, Thủ tướng ba nước đã
đưa ra những nội dung cụ thể, thúc đẩy quá trình hợp tác trong
khuôn khổ của cơ chế CLV. Các nội dung cụ thể như sau: i- Xây
dựng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội khu vực
Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2021-2030 trên cơ sở đúc kết
276 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

kinh nghiệm từ triển khai Quy hoạch giai đoạn 10 năm vừa qua;
ii- Xây dựng các chương trình, kế hoạch và dự án cụ thể để thực
hiện Kế hoạch kết nối ba nền kinh tế Campuchia - Lào - Việt Nam
đến năm 2030; iii- Thực hiện hiệu quả Kế hoạch phát triển du
lịch khu vực Tam giác phát triển CLV giai đoạn 2020-2025, tầm
nhìn 2030 được thông qua tại hội nghị, nâng cao hiểu biết
về mô hình “Ba quốc gia, một điểm đến” và thúc đẩy du lịch
bền vững; iv- Xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để triển
khai Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp cao su bền vững
được thông qua tại hội nghị; v- Tăng cường các hoạt động trao
đổi sinh viên, giảng viên, nghiên cứu viên; các chương trình
đào tạo nghề và giao lưu nhân dân; vi- Phối hợp cùng các đối
tác phát triển, các tổ chức tài chính quốc tế trong việc thực hiện
các kế hoạch đã được phê duyệt 1.
Qua hơn 20 năm triển khai các thỏa thuận trong khuôn
khổ hợp tác CLV Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ
bản trong việc tạo ra cơ chế gắn kết ba nước Đông Dương, duy
trì môi trường hòa bình, ổn định tại khu vực 13 tỉnh chiến lược
biên giới và đem lại những lợi ích kinh tế, xã hội, quốc phòng,
an ninh,…

1.5. Hợp tác bốn nước Campuchia - Lào - Mianma - Việt Nam
(CLMV)

Tháng 12/2003, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh


ASEAN - Nhật Bản, lãnh đạo bốn nước Campuchia, Lào, Mianma
và Việt Nam đã thống nhất thành lập cơ chế hợp tác CLMV. Hội
nghị cấp cao CLMV lần thứ nhất được tổ chức tại Vientiane (Lào)

1. Hội nghị cấp cao Khu vực Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam
lần thứ 11, https://nhandan.vn/tin-tuc-the-gioi/hoi-nghi-cap-cao-khu-vuc-
tam-giac-phat-trien-campuchia-lao-viet-nam-lan-thu-11-627555/, cập nhật
ngày 9/12/2020 truy cập ngày 15/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 277

vào tháng 11/2004. Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Vientiane về


“Tăng cường hợp tác và hội nhập kinh tế giữa các nước CLMV”,
khẳng định quyết tâm tăng cường hợp tác kinh tế và hội nhập
trong các khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công, ASEAN
và khu vực1. Việc hình thành cơ chế hợp tác 4 nước CLMV là
một trong những nỗ lực đáp ứng yêu cầu khách quan của hội
nhập Tiểu vùng sông Mê Công và ASEAN và nỗ lực của
ASEAN hướng tới xây dựng Cộng đồng ASEAN với các trụ cột
trên lĩnh vực an ninh, kinh tế và văn hóa - xã hội. Do đó, sáng
kiến hợp tác CLMV có nhiều vai trò. Thứ nhất, đây là cơ chế hợp
tác mở, một mặt phát huy lợi thế, tiềm năng hợp tác sẵn có của
các nước CLMV, mặt khác là kênh kêu gọi sự hỗ trợ của các nước
ASEAN khác và các đối tác phát triển dành cho các nước CLMV.
Thứ hai, đây là diễn đàn để các nước CLMV phối hợp nhằm bảo
vệ lợi ích trong tiến trình liên kết ASEAN nói riêng hợp tác giữa
ASEAN và các nước bên ngoài khu vực, đặc biệt là các nước
châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,... nói chung.
Lĩnh vực hợp tác của khuôn khổ CLMV bao gồm 8 lĩnh
vực: thương mại - đầu tư, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,
du lịch, công nghệ thông tin, năng lượng và phát triển nguồn
nhân lực. Việt Nam giữ vai trò điều phối 3 nhóm hợp tác là
thương mại - đầu tư, công nghệ thông tin, phát triển nguồn
nhân lực.
Cơ chế hợp tác bao gồm hai cấp: cấp độ thứ nhất là hội
nghị cấp cao Campuchia - Lào - Mianma - Việt Nam tổ chức
hai năm một lần, quyết định những vấn đề lớn và định hướng
hợp tác của CLMV; cấp độ thứ hai là hội nghị bộ trưởng và

1. Hợp tác Campuchia - Lào - Myanmar - Việt Nam (CLMV) và vai trò của
Việt Nam, http://baoninh thuan.com.vn/news/100769p0c50/hop-tac-
campuchialaomyanmarviet-nam-clmv-va-vai-tro-cua-viet-nam.htm, cập nhập
ngày 15/6/2018, truy cập ngày 15/7/2021.
278 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

hội nghị quan chức cấp cao CLMV được tổ chức trước hội
nghị cấp cao. Đến năm 2020, đã có 10 hội nghị cấp cao, hàng
chục hội nghị bộ trưởng và hội nghị quan chức cấp cao CLMV
được tổ chức.
Hợp tác giữa 4 nước trong cơ chế CLMV góp phần thúc
đẩy sự phát triển của các nước nói riêng và ASEAN nói chung.
Trong giai đoạn 2010-2019, tăng trưởng GDP của 4 nước CLMV
đạt 6,6%, nằm trong nhóm quốc gia có tốc độ tăng trưởng cao
của thế giới. Tổng kim ngạch thương mại của 4 nước năm 2019
đạt hơn 600 tỷ USD, tăng 300% so với năm 2020; vốn đầu tư FDI
vào khu vực CLMV đạt 23 tỷ USD1.

1.6. Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya -


Mê Công (ACMECS)
Chiến lược hợp tác kinh tế Ayeyawady - Chao Phraya -
Mê Công (ACMECS) còn được gọi là Tổ chức Chiến lược hợp
tác kinh tế (ESC), lấy tên của ba dòng sông chính trong lưu vực
sông Mê Công, là khuôn khổ hợp tác kinh tế gồm năm nước
Campuchia, Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam, được thành
lập vào tháng 11/2003 tại Hội nghị cấp cao Bagan (Mianma).
Ý tưởng này do Thủ tướng Thái Lan Thaksin Shinawatra đề
xuất. Mục tiêu chính của ACMECS nhằm tăng cường hợp tác
kinh tế chung và song phương để khai thác và phát huy lợi thế
so sánh giữa các vùng, các nước thành viên, nâng cao sức cạnh
tranh, thu hẹp khoảng cách phát triển. Tháng 11/2004, tại
Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần đầu tiên tổ chức tại Thái Lan,
Việt Nam chính thức tham gia ACMECS.

1. Hội nghị cấp cao hợp tác CLMV lần thứ 10: Thúc đẩy hơn nữa hợp tác
thương mại khu vực, https://vov.vn/chinh-tri/hoi-nghi-cap-cao-hop-tac-clmv-
lan-thu-10-thuc-day-hon-nua-hop-tac-thuong-mai-khu-vuc-823011.vov, cập
nhật ngày 9/12/2020, truy cập ngày 15/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 279

ACMECS có sáu đối tác phát triển là Mỹ, Trung Quốc,


Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôxtrâylia, Ấn Độ. Ban đầu, trong Tuyên
bố Bagan và Chương trình hành động ACMECS năm 2003,
các nước thống nhất hợp tác trên 5 lĩnh vực, sau đó bổ sung
các lĩnh vực hợp tác trong các Hội nghị cấp cao ACMECS
lần thứ hai (tháng 4/2006), Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần
thứ tư (tháng 7/2006), và Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ tư
(Phnom Penh, Campuchia, ngày 17/11/2010), nâng tổng số lên 8
lĩnh vực, bao gồm: thương mại - đầu tư; nông nghiệp, công
nghiệp - năng lượng, giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân
lực, môi trường và y tế. Các nhóm công tác tương ứng với các
lĩnh vực hợp tác nêu trên được thành lập, trong đó mỗi nước
ACMECS điều phối ít nhất một lĩnh vực hợp tác. Thái Lan và
Việt Nam điều phối hai lĩnh vực, lần lượt là thương mại - đầu tư
và y tế; phát triển nguồn nhân lực và công nghiệp - năng lượng.
Việt Nam đồng điều phối với Campuchia trong lĩnh vực môi
trường; Campuchia điều phối hợp tác du lịch; Lào điều phối
hợp tác giao thông; Mianma điều phối nông nghiệp. Hoạt động
của cơ chế hợp tác ACMECS được triển khai thông qua hội nghị
bộ trưởng được tổ chức thường niên, cùng dịp với hội nghị cấp
cao và hội nghị bộ trưởng. Tuy nhiên, một số hội nghị cấp cao
ACMECS giữa kỳ đã được tổ chức dưới hình thức không chính
thức hoặc bên lề các hội nghị cấp cao ASEAN.
Thông qua hội nghị cấp cao ACMECS, các hoạt động của
chương trình hợp tác được triển khai. Đầu tiên, trong Chương
trình hành động ACMECS năm 2003, đã có 46 dự án hợp tác
chung và khoảng 280 dự án song phương được đề xuất triển
khai, trong đó 26 dự án được đặt lên vị trí ưu tiên để tìm nguồn
đầu tư từ bên ngoài.
Tháng 7/2006, tại Hội nghị Bộ trưởng ACMECS lần thứ tư,
60 dự án chung và 251 dự án song phương được đưa vào danh
280 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mục dự án ACMECS để triển khai trong giai đoạn 2006-2008,


trong đó có 14 dự án được đưa lên vị trí ưu tiên. Chương trình
hành động ACMECS giai đoạn 2013-2015 được thông qua
tại Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ năm, tổ chức tại Lào.
Chương trình này đặt mục tiêu gắn kế hoạch phát triển của
ACMECS với mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.
Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ sáu tổ chức tại Nay Pyi
Taw (Mianma) vào tháng 6/2015 đã xác định Kế hoạch hành
động giai đoạn 2016-2018 với mục tiêu là nâng cao sức cạnh
tranh của các nền kinh tế, đưa ACMECS thành điểm đến hàng
đầu về đầu tư và du lịch, hình thành cơ sở sản xuất thống nhất
trong khu vực ACMECS, đặc biệt ở các khu vực biên giới, tận
dụng các cơ hội phát triển mới mà Cộng đồng Kinh tế ASEAN
và các hiệp định thương mại tự do đem lại. Tám lĩnh vực hợp
tác ưu tiên được xác định gồm: tạo thuận lợi cho thương mại và
đầu tư, nông nghiệp, hợp tác công nghiệp và năng lượng, kết
nối giao thông, du lịch, phát triển nguồn nhân lực, y tế và hợp
tác về môi trường1.
Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ bảy với chủ đề “Hướng
tới Tiểu vùng sông Mê Công năng động và thịnh vượng” được
tổ chức ở Hà Nội (Việt Nam) vào tháng 10/2016 đã đặt mục tiêu
đưa khu vực Mê Công trở thành trung tâm kinh tế năng động
và phát triển bền vững. Các nội dung hợp tác được đẩy mạnh
theo quyết định của hội nghị bao gồm: thứ nhất, trong lĩnh vực
giao thông, tăng cường hợp tác hoàn thiện kết nối vận tải đa
phương thức, xây dựng các tuyến vận tải còn thiếu đi đôi với
cải thiện chất lượng các tuyến đường bộ; phát triển các tuyến

1. Hội nghị cấp cao Chiến lược hợp tác kinh tế ACMECS lần thứ 6,
https://vnembassy-roma.mofa.gov.vn/vi-vn/About%20Vietnam/General%20
Information/Economic/Trang/Summit-Strategies-Economic-Cooperation-6th-
ACMECS.aspx?p=8, truy cập ngày 15/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 281

vận tải mới kết nối các nước thành viên; khuyến khích khu vực
doanh nghiệp tham gia phát triển hạ tầng giao thông. Thứ hai,
tạo thuận lợi cho thương mại - đầu tư và phát triển công nghiệp,
hợp tác hài hòa hóa và đơn giản hóa các thủ tục thông quan;
thúc đẩy thương mại biên giới; tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp tiếp cận thông tin, các nguồn tài chính, công nghệ; thúc
đẩy phát triển các cụm doanh nghiệp vừa và nhỏ. Thứ ba, về du
lịch, cần thúc đẩy du lịch xanh và du lịch có trách nhiệm; phát
triển sản phẩm du lịch, phát triển đa dạng các tuyến du lịch;
thực hiện sáng kiến du lịch “Năm quốc gia, một điểm đến”;
tạo điều kiện cho các hiệp hội lữ hành tham gia các hội chợ
và triển lãm lớn trong khu vực. Thứ tư, trong lĩnh vực nông
nghiệp: thúc đẩy thương mại hàng nông sản; khuyến khích
thiết lập kênh thông tin về sản xuất và mua bán gạo; xây dựng
các chương trình hợp tác về quản lý chất lượng và an toàn
thực phẩm, công nhận lẫn nhau về chứng nhận chất lượng
sản phẩm hàng hóa; hợp tác về quản lý nguồn nước trong nông
nghiệp và phát triển nông nghiệp thích ứng với biến đổi
khí hậu. Thứ năm, trong lĩnh vực hợp tác về môi trường, phối
hợp huy động nguồn lực và thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững đến năm 2030 phù hợp với các dự án phát triển kinh
tế; củng cố hợp tác giữa các nước thành viên về bảo vệ môi
trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên của các
dòng sông; tăng cường phối hợp giữa ACMECS với Uỷ hội
sông Mê Công và các cơ chế khu vực khác, cùng quản lý và
sử dụng bền vững nguồn nước xuyên biên giới và các nguồn tài
nguyên liên quan1.

1. Hội nghị cấp cao CLMV 8 và Hội nghị cấp cao ACMECS 7 thành công tốt
đẹp, https://dangcong san.vn/the-gioi/hoi-nghi-cap-cao-clmv-8-va-hoi-nghi-
cap-cao-acmecs-7-thanh-cong-tot-dep-413555.html, cập nhật ngày 26/10/2016,
truy cập ngày 15/7/2021.
282 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Tháng 6/2018, Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ tám với
chủ đề “Hướng tới Cộng đồng ACMECS kết nối và hội nhập”
được tổ chức tại Bangkok (Thái Lan), trong đó, các biện pháp
nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng tính
cạnh tranh cho các nền kinh tế thành viên và đề ra các định
hướng hợp tác vì phát triển bao trùm và bền vững của khu vực
Mê Công là những nội dung chính được thảo luận tại hội nghị.
Kế hoạch tổng thể ACMECS giai đoạn 2019-2023 với mục tiêu
đưa khu vực ACMECS trở thành một trung tâm kinh tế kết nối
thông suốt và hội nhập mạnh mẽ đã được thông qua, trong đó
hướng vào ba trụ cột chính: Thứ nhất, kết nối thông suốt về hạ
tầng cứng, thúc đẩy kết nối các phương tiện vận tải đa phương
thức (đường bộ, đường sắt, cầu, cảng, hàng không, đường thủy
nội địa và kết nối hàng hải), bao gồm nhưng không giới hạn các
cơ sở hạ tầng phục vụ cho kết nối kỹ thuật số và hạ tầng năng
lượng. Đặc biệt chú trọng việc bổ sung các kết nối còn thiếu và
các kết nối phụ trợ giữa các khu công nghiệp và cảng biển với
các tuyến hành lang chính; hoàn thành các tuyến đường sắt còn
thiếu để tăng cường hoạt động của mạng lưới đường sắt tiểu
vùng, đặc biệt là Hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC) và Hành
lang kinh tế phía Nam (SEC). Thứ hai, kết nối hạ tầng mềm,
tăng cường hợp tác trong hài hoà và đơn giản hóa các quy tắc
và quy định để tạo thuận lợi cho sự di chuyển của con người,
hàng hoá, dịch vụ và đầu tư; thúc đẩy hợp tác tài chính, hợp tác
thị trường vốn và kết nối tài chính như thanh, quyết toán,
sử dụng đồng nội tệ, Fintech và hợp tác giữa các ngân hàng
cùng các nhà cung cấp dịch vụ tài chính khác. Thứ ba, phát triển
thông minh và bền vững: Thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực
trong các lĩnh vực chiến lược bao gồm khởi nghiệp (SMEs/
Startups), nông nghiệp, du lịch, dịch vụ y tế và giáo dục; tiếp
tục thúc đẩy hợp tác môi trường, trong đó chú trọng quản lý
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 283

bền vững tài nguyên nước và các lĩnh vực chiến lược khác
như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, y tế, năng lượng tái tạo,
biến đổi khí hậu, quản lý rủi ro thiên tai và bảo tồn tài nguyên
thiên nhiên1.
Hội nghị cấp cao ACMECS lần thứ chín với chủ đề “Quan
hệ đối tác vì kết nối và phục hồi” diễn ra ngày 09/12/2020 theo
hình thức trực tuyến. Các vấn đề về hợp tác của khu vực được
tiếp tục khẳng định tại hội nghị này bao gồm: Thứ nhất, thúc
đẩy hợp tác bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp thông
minh và quản lý bền vững tài nguyên nước sông Mê Công,
quản lý thiên tai và biến đổi khí hậu. Thứ hai, tăng cường nỗ
lực vừa phòng chống, ứng phó với đại dịch COVID-19; vừa tái
thiết kinh tế, bao gồm phục hồi chuỗi cung ứng, thúc đẩy
thương mại, đầu tư, công nghiệp và du lịch giữa các nước
thành viên ACMECS, phát triển nền kinh tế kỹ thuật số, thương
mại điện tử và phát triển nguồn nhân lực. Thứ ba, thúc đẩy sự
tham gia, đóng góp của các đối tác phát triển, tổ chức quốc tế,
khu vực tư nhân,… trong việc thực hiện ba trụ cột hợp tác của
Kế hoạch tổng thể ACMECS và sớm đưa Quỹ Phát triển
ACMECS đi vào hoạt động nhằm triển khai hiệu quả các dự
án ưu tiên. Thứ tư, bảo đảm tính kết nối và cộng hưởng giữa
hợp tác ACMECS với ASEAN và các cơ chế hợp tác tiểu vùng
liên quan, đồng thời xem xét cải tiến cơ cấu, phương thức hoạt
động của hợp tác ACMECS theo hướng tăng cường hiệu quả và
phát huy tối đa nguồn lực. Hội nghị cũng đưa ra thảo luận vấn
đề quản lý nguồn nước, những hiện trạng tiêu cực đang gây
ảnh hưởng xấu đến tiểu vùng như hạn hán, mực nước sông

1. Hội nghị cấp cao ACMECS lần 8 và Hội nghị cấp cao CLMV lần 9,
https://baotainguyen moitruong.vn/hoi-nghi-cap-cao-acmecs-lan-8-va-hoi-
nghi-cap-cao-clmv-lan-9-222886.html, cập nhật ngày 16/6/2018, truy cập ngày
15/7/2021.
284 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

giảm kỷ lục, ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế cũng như hệ
sinh thái vùng.

2. Nhóm cơ chế hợp tác với các nước đối tác ngoài khu vực
2.1. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công - Nhật Bản
Sau khi học thuyết Fukuda ra đời năm 1977, Nhật Bản can
dự nhiều hơn vào khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là trong vấn
đề chính trị của khu vực. Sau khi cơ chế hợp tác Tiểu vùng
sông Mê Công mở rộng được Ngân hàng Phát triển châu Á đề
xuất vào năm 1992, Thủ tướng Nhật Bản Miyazawa Kiichi đã
đề xướng thành lập Diễn đàn Phát triển toàn diện Đông Dương
(FCDI) vào tháng 01/1993 trong chuyến thăm Bangkok (Thái Lan),
nhằm kêu gọi sự ủng hộ và quan tâm của cộng đồng quốc tế
trong việc hỗ trợ các nước Đông Dương, đặc biệt là Campuchia,
phục hồi kinh tế và tái cấu trúc đất nước. Tuy nhiên, phải đến
năm 2007, Khuôn khổ hợp tác Mê Công - Nhật Bản mới ra đời.
Tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 12 ở Philíppin (tháng
01/2007), Nhật Bản đã đề xuất Chương trình Quan hệ đối tác
Mê Công - Nhật Bản, theo đó ba lĩnh vực được ưu tiên hợp tác
gồm: hội nhập kinh tế tiểu vùng (cải thiện kết cấu hạ tầng, tăng
cường liên kết khu vực,…); mở rộng thương mại - đầu tư giữa
Nhật Bản và khu vực Mê Công; theo đuổi các giá trị phổ cập
và mục tiêu chung của khu vực như xóa đói, giảm nghèo, Mục
tiêu phát triển Thiên niên kỷ, kiểm soát dịch bệnh, bảo vệ
môi trường,…
Cơ chế hợp tác Mê Công - Nhật Bản được thúc đẩy mạnh
mẽ qua hai hội nghị liên tiếp được tổ chức tại Tokyo (Nhật
Bản): Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - Nhật Bản lần
thứ nhất (tháng 01/2008) và Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật
Bản lần thứ nhất (tháng 11/2009). Sau năm 2009, các nước thống
nhất điều phối cơ chế hợp tác Mê Công - Nhật Bản thông qua
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 285

các cuộc họp cấp bộ trưởng (ngoại giao, kinh tế) và cuộc họp
cấp cao định kỳ hằng năm. Đến năm 2021, đã có 12 hội nghị
cấp cao, 14 hội nghị cấp bộ trưởng được tổ chức.
Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ nhất (năm
2009) đã thông qua hai văn kiện: Tuyên bố Tokyo và Chương
trình hành động 63 điểm để triển khai Tuyên bố Tokyo, xác
định các lĩnh vực hợp tác bao gồm: phát triển hạ tầng cứng
và mềm, phát triển kinh tế bền vững, thu hẹp khoảng cách
phát triển; bảo vệ môi trường, ứng phó với thách thức như dịch
bệnh, thiên tai; tăng cường giao lưu giữa các nước Mê Công và
Nhật Bản. Theo Tuyên bố Tokyo, Nhật Bản mở rộng quy mô
cung cấp viện trợ phát triển chính thức cho các nước Tiểu vùng
sông Mê Công, đặc biệt là Việt Nam, Lào và Campuchia; tiếp
tục hỗ trợ cải thiện cơ sở hạ tầng, thực hiện các chương trình hỗ
trợ đào tạo tay nghề. Chương trình hành động 63 điểm để triển
khai Tuyên bố Tokyo được đề xuất với hai trọng tâm là: Sáng
kiến Mê Công xanh (Green Mekong Initiative) và Sáng kiến hợp
tác kinh tế và công nghiệp Mê Công - Nhật Bản.
Sáng kiến Mê Công xanh nhằm mục đích đẩy mạnh hợp
tác đa dạng sinh học về quản lý nguồn nước, giải quyết khẩn
cấp vấn đề môi trường liên quan tới sự phát triển của vùng.
Nhật Bản tuyên bố chi 500 tỷ yên (tương đương 5,75 tỷ USD)
trong vòng 3 năm đầu tiên (2010, 2011 và 2012) cho dự án này,
trích từ Quỹ huy động nguồn vốn khẩn cấp của Nhật Bản để
đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu1. Dự án dự định kết thúc
vào năm 2020.
Kế hoạch hành động “Một thập kỷ hướng tới Mê Công xanh”
nhằm mục tiêu giải quyết 5 vấn đề cấp bách liên quan đến

1. Nhật đầu tư 5,75 tỷ USD cho dự án “Thập kỷ Mê Công xanh”, https://vtc.vn/


nhat-dau-tu-575-ty-usd-cho-du-an-thap-ky-Mê Công-xanh-ar13570.html, cập
nhật ngày 22/7/2010, truy cập ngày 15/6/2021.
286 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

môi trường ở Tiểu vùng sông Mê Công, đó là: sự suy giảm diện
tích và suy thoái rừng; mất đa dạng sinh học; thiên tai tăng lên
(bão lớn, hạn hán, lũ lụt...); sự thu hẹp dòng chảy của sông Mê Công;
sự ô nhiễm không khí và nguồn nước sông Mê Công. Để giải
quyết những vấn đề này, Nhật Bản đã đưa ra các cách tiếp cận
chủ yếu như: i- Tăng cường cách tiếp cận khu vực rộng, đưa ra
các đối sách liên quốc gia nhằm cân bằng giữa sự phát triển của
khu vực Mê Công với vấn đề bảo vệ môi trường, coi đây là dự
án thí điểm phát triển bền vững vùng để các nước trên thế giới
học tập; ii- Tăng cường tiếp cận liên kết công tư, bởi vấn đề môi
trường và biến đổi khí hậu là vấn đề đòi hỏi phải có cách ứng
phó đa dạng cũng như cần nguồn tri thức và nguồn lực tài
chính lớn, bên cạnh nguồn vốn viện trợ phát triển chính phủ
(ODA) và các nguồn tài chính công khác (OOF), huy động cả
nguồn tài chính của khu vực tư nhân để giữ gìn màu xanh cho
dòng Mê Công; iii- Tăng cường cách tiếp cận “mở”: có rất nhiều
đối tác mong muốn phát triển khu vực Mê Công, Nhật Bản và
các nước Tiểu vùng sông Mê Công một mặt cần hợp tác chặt
chẽ, chia sẻ thông tin và đối thoại, mặt khác cần mở rộng đối
thoại với các đối tác bên ngoài để đạt hiệu quả hợp tác tốt nhất.
Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Công đề ra kế
hoạch hành động gồm 5 điểm chính lưu ý như sau: i- Sử dụng
bền vững nguồn tài nguyên rừng: Nhật Bản chi viện cho Việt
Nam, Lào, Campuchia và Thái Lan trong việc thực hiện hợp tác
bảo vệ rừng. Cụ thể là, xây dựng hệ thống giám sát, thu thập
dữ liệu về rừng, cùng với việc tăng cường hệ thống bảo vệ
“cứng”, triển khai hỗ trợ kỹ thuật “mềm” phân tích dữ liệu,
hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến bảo vệ rừng, nâng
cao năng lực quản lý rừng và ý thức bảo vệ rừng của người dân
sở tại, hợp tác công - tư trong bảo vệ rừng; thực hiện chính sách
“Giảm phát khí thải nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 287

rừng và suy thoái rừng” (REDD), hoàn thiện thể chế quản lý,
chiến lược quốc gia về bảo vệ rừng, thực hiện dự án thí điểm cụ
thể (pilot project)…; ii- Quản lý nguồn nước: hỗ trợ Ủy hội sông
Mê Công (MRC) trong việc tăng cường quản lý sông Mê Công
như một tài sản chung của khu vực, hỗ trợ thực hiện các biện
pháp đối phó với hạn hán và lũ lụt, hỗ trợ cho các nước Việt Nam
và Lào đào tạo nguồn nhân lực về thủy lợi và phòng chống
thiên tai bằng cách phái cử đội ngũ tư vấn viên về nghiệp vụ
cảnh báo, dự báo bão giai đoạn 2 đối với Mianma; iii- Xây dựng
môi trường đô thị xanh, xây dựng xã hội tái chế, hỗ trợ cho Việt
Nam tăng cường các biện pháp 3R (reduce: giảm thiểu rác thải,
reuce: tái sử dụng, recycle: tái chế) theo mô hình kinh nghiệm
của Nhật Bản. Hiện nay là dự án 3R tại Hà Nội đã được thực
hiện với tổng kinh phí là 3 triệu USD - vốn viện trợ ODA của
Nhật Bản; iv- Bảo vệ sự đa dạng sinh học của dòng sông Mê
Công: hỗ trợ Lào và Campuchia tăng cường giám sát bảo vệ cá
heo nước ngọt, chi viện cho các hoạt động phát triển nông thôn
nhằm đưa ra các phương thức sinh kế thay thế cho ngư dân
vùng này, kết hợp với Tổ chức thương mại Gỗ nhiệt đới quốc tế
(ITTO) viện trợ nâng cao năng lực quản lý rừng và nâng cao đời
sống của cư dân khu vực rừng nhiệt đới tại Campuchia, Thái
Lan; v- Thực hiện dự án điều tra bằng vốn viện trợ của Nhật
Bản đối với các nước Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam
nhằm xây dựng cơ chế bù đắp tín dụng song phương trong việc
giảm khí thải nhà kính, sử dụng các sản phẩm và công nghệ
carbon thấp của Nhật Bản1.
Sáng kiến hợp tác kinh tế và công nghiệp Mê Công - Nhật Bản
(Mekong - Japan Economic and Industrian Cooperation Initiative)

1. Hương Lan: Sáng kiến “Thập kỷ Mê Công xanh”, http://cjs.inas.gov.vn/


index.php?newsid=769, cập nhật ngày 17/02/2014, truy cập ngày 15/6/2021.
288 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tập trung vào cơ sở hạ tầng cứng, thuận lợi hóa thương mại/
tiếp vận, thúc đẩy doanh nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp phụ
trợ, doanh nghiệp, dịch vụ và lĩnh vực công nghiệp mới dựa trên
các khuyến nghị của cộng đồng doanh nghiệp. Kế hoạch MJ-CI
thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp và thu hẹp khoảng
cách phát triển qua việc giải quyết “các liên kết còn thiếu” trong
khu vực theo Chương trình hành động 63 điểm.
Trong giai đoạn 2013-2015, chiến lược Tokyo 012 được
thông qua tại Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ tư
tháng 04/2012 tại Tokyo xác định hợp tác Mê Công - Nhật Bản tập
trung vào 3 trụ cột: tăng cường kết nối trong Tiểu vùng Mê Công
và giữa Tiểu vùng Mê Công với các khu vực và thế giới; hợp tác
cùng phát triển giữa các nước Mê Công và Nhật Bản; bảo vệ
môi trường và an ninh con người. Bên cạnh đó, Lộ trình phát
triển Mê Công 2012-2015 và Sáng kiến hợp tác kinh tế và công
nghiệp Mê Công - Nhật Bản cũng được thực hiện. Trong thời
gian này, Nhật Bản đã thực hiện viện trợ 600 tỷ yên từ nguồn
vốn ODA cho hợp tác Mê Công - Nhật Bản và đưa ra danh sách
57 dự án mà Nhật Bản mong muốn hỗ trợ thực hiện (tổng giá
trị khoảng 2.300 tỷ yên). Để triển khai 3 trụ cột hợp tác trên, Hội
nghị Bộ trưởng Nhật Bản - Mê Công lần thứ năm (tháng 7/2012,
tại Phnom Penh) đã thông qua Kế hoạch hành động Nhật Bản -
Mê Công nhằm thực hiện Chiến lược Tokyo 2012 với nhiều
chương trình, dự án.
Trong giai đoạn 2016-2018, Chiến lược Tokyo 2015 và Kế
hoạch hành động Mê Công - Nhật Bản nhằm thực hiện Chiến
lược Tokyo 2015 được thông qua và triển khai từ Hội nghị cấp
cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ bảy (tháng 7/2015). Mục tiêu
bao trùm của Chiến lược Tokyo 2015 là bảo đảm ổn định khu
vực và đạt “tăng trưởng chất lượng” tại Tiểu vùng sông Mê Công.
Theo đó, 4 trụ cột hợp tác được xác định gồm: i- Phát triển hạ
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 289

tầng công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực phát triển đô thị, năng
lượng, công nghiệp phụ trợ, giao thông, cấp thoát nước, nông
nghiệp và công nghiệp chế biến, công nghệ thông tin và viễn
thông; tăng cường kết nối đường bộ, đường biển và đường
không giữa các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công, gắn kết
Tiểu vùng sông Mê Công với các khu vực xung quanh; ii- Phát
triển các ngành công nghiệp và chuỗi giá trị khu vực thông qua
thực hiện “Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mê Công” và xây
dựng các đặc khu kinh tế; phát triển nguồn nhân lực, nhất là đào
tạo đội ngũ chuyên gia và công nhân lành nghề; tăng cường kết
nối thể chế, kết nối kinh tế và giao lưu nhân dân; iii- Phát triển
bền vững vì một Tiểu vùng sông Mê Công xanh, với trọng tâm
là tăng cường hợp tác trong phòng chống thiên tai, ứng phó
biến đổi khí hậu, quản lý và sử dụng bền vững nguồn nước
sông Mê Công, bảo tồn và sử dụng bền vững các nguồn thủy
hải sản; iv- Tăng cường phối hợp với các cơ chế Tiểu vùng sông
Mê Công khác và hợp tác với khu vực tư nhân, các tổ chức quốc
tế và các bên liên quan1. Thủ tướng Nhật Bản đã dành 750 tỷ yên
(khoảng 6,7 tỷ USD) vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
cho các nước thuộc Tiểu vùng Mê Công để triển khai Chiến
lược Tokyo 2015 và ưu tiên Tiểu vùng sông Mê Công 110 tỷ USD
trong khuôn khổ Sáng kiến hợp tác với ADB về phát triển hạ
tầng chất lượng cao ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương2.
Giai đoạn 2019-2021, Hợp tác Mê Công - Nhật Bản được
triển khai xoay quanh Chiến lược Tokyo 2018 được thông qua tại
Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản lần thứ 10 (tháng 10/2018).

1. Hội nghị cấp cao Mê Công-Nhật Bản: Thông qua Chiến lược Tokyo 2015,
http://baochinhphu.vn/Thu-tuong-du-Hoi-nghi-cap-cao-MêCôngNhat-Ban/
Hoi-nghi-cap-cao-Mê CôngNhat-Ban-Thong-qua-Chien-luoc-Tokyo-
2015/230807.vgp, cập nhật ngày 04/7/2015, truy cập ngày 15/7/2021.
2. Masaya Shiraishi: “Tiểu vùng Mê Công với Trung Quốc, Nhật Bản và Mỹ”
Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5, 2012, tr.46-47.
290 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Chiến lược này bao gồm 3 trụ cột: kết nối linh hoạt và hiệu quả;
xã hội lấy người dân làm trung tâm; hiện thực hóa mục tiêu Mê
Công xanh. Các nước Tiểu vùng sông Mê Công cũng ủng hộ
sáng kiến của Nhật Bản về Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương tự do và rộng mở (FOIP). Trong 3 năm này, bên cạnh
Chiến lược Tokyo 2018, Nhật Bản và các nước Mê Công còn
triển khai Tầm nhìn phát triển công nghiệp Mê Công 2.0, Sáng
kiến Mê Công - Nhật Bản về Mục tiêu phát triển bền vững
hướng tới năm 2030. Trong bối cảnh đối phó với đại dịch
COVID-19, Nhật Bản đã và đang thúc đẩy triển khai các dự án
cơ sở hạ tầng ở khu vực với tổng trị giá 9 tỷ USD; cung cấp
5,6 triệu liều vaccine COVID-19, 700 máy tạo oxy, cùng với
750 triệu yên (khoảng 6,8 triệu USD) hỗ trợ xây dựng hệ thống
bảo quản lạnh dành các cho các nước Mê Công1.

2.2. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công - Mỹ


Từ năm 2004, Mỹ đã từng tài trợ cho một vài dự án của
Ủy hội sông Mê Công.
Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công (LMI) được đề xuất vào
năm 2009 giữa Mỹ và Việt Nam, Campuchia, Lào, đã đánh dấu
sự trở lại của Mỹ ở Tiểu vùng sông Mê Công. Thời điểm Ngoại
trưởng Hillary Clinton công khai tuyến bố chiến lược “trở lại
châu Á” của Chính phủ Mỹ cũng là lúc Mỹ tăng cường sự hiện
diện tại Đông Nam Á nói chung và Tiểu vùng sông Mê Công
nói riêng. Bên lề Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN (tháng
7/2099) tại Phuket (Thái Lan), Hillary Clinton đã gặp gỡ Bộ trưởng
Ngoại giao các nước Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam,

1. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công-Nhật Bản lần thứ 14,
https://vietnam.vnanet.vn/v ietnamese/hoi-nghi-bo-truong-ngoai-giao-hop-
tac-Mê Công-nhat-ban-lan-thu-14/494110.html, cập nhật ngày 7/8/2021, truy
cập ngày 15/8/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 291

qua đó nhấn mạnh tầm quan trọng của Tiểu vùng sông Mê Công
và các nước nằm trong tiểu vùng đối với Mỹ, đồng thời khẳng
định Mỹ sẽ hỗ trợ các nước này trên các lĩnh vực môi trường, y
tế, giáo dục, phát triển hạ tầng và quản lý dòng sông. Sáng kiến
Hạ lưu sông Mê Công (LMI) được ra đời vào thời điểm này.
Đây là một chương trình đối tác đa quốc gia nhằm thúc đẩy
hợp tác tại Tiểu vùng sông Mê Công. Tuy nhiên nó sáng kiến
này giới hạn phạm vi các nước thuộc hạ lưu sông Mê Công gồm,
Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam, loại trừ Trung Quốc và
Mianma.
Chương trình hợp tác bao gồm 6 nội dung chính: nông
nghiệp và an ninh lương thực; kết nối; giáo dục; an ninh năng
lượng; môi trường và nước, y tế; giới và các vấn đề khác. LMI
được xây dựng thành một diễn đàn để các đối tác tham gia LMI
có thể cùng nhau đưa ra các giải pháp chung cho các thách thức
phát triển xuyên biên giới bức thiết nhất. Tại cuộc gặp với
Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam,
Ngoại trưởng Hillary Clinton đã cam kết thực hiện chương
trình hỗ trợ trong những năm đầu như: 7 triệu USD tài trợ cho
các chương trình về môi trường, biến đổi khí hậu, bảo vệ nguồn
nước, rừng phòng hộ và các dự án nước sạch; 138 triệu USD
cho các chương trình y tế, cắt giảm, phòng ngừa và điều trị các
bệnh lây nhiễm như HIV/AIDS, sốt rét và bệnh lao; 16 triệu
USD hỗ trợ các chương trình giáo dục. Đầu tư cho giáo dục và
công nghệ thông tin được Mỹ chú trọng và triển khai rộng tại
các vùng nông thôn thuộc các nước hạ nguồn sông Mê Công1.

1. Nước Mỹ và Sáng kiến Hạ nguồn sông Mê Công, https://baoquocte.vn/


nuoc-my-va-sang-kien-ha-nguon-song-Mekong-79736.html, cập nhật
17/10/2018, truy cập ngày 25/6/2021; Nguyễn Mạnh Hùng, Nguyễn Thị Hiền:
“Mỹ với tiến trình hợp tác Tiểu vùng Mê Công”, Tạp chí Những vấn đề kinh tế
và chính trị thế giới, 2010, số 6, tr.18.
292 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Năm 2010, Mỹ đề xuất thực hiện gói hỗ trợ 15 triệu USD cho
chương trình đảm bảo an ninh lương thực đối với các nước
Tiểu vùng sông Mê Công. Bên cạnh đó, Mỹ còn đề xuất sáng
kiến kết nghĩa giữa Ủy hội sông Mê Công và Ủy hội sông
Mississipi để chia sẻ những kiến thức và thực hành trong các
lĩnh vực như biến đổi khí hậu, quản lý lũ lụt và hạn hán, thủy
điện; đánh giá tác động của thủy điện, nhu cầu nước và an ninh
lương thực, quản lý nguồn nước,…
Hợp tác Mỹ - Mê Công đã đạt được những thành tựu
nổi bật trong hơn 10 năm triển khai Sáng kiến Hạ lưu sông
Mê Công, thể hiện qua các lĩnh vực cụ thể. Mỹ đã cung cấp hơn
3,5 tỷ USD hỗ trợ cho các nước thuộc hạ lưu sông Mê Công
trong 11 năm thực hiện Sáng kiến, từ năm 2009 đến năm 2020;
đầu tư trực tiếp tư Mỹ vào các nước thuộc hạ lưu sông Mê Công
là 17 tỷ USD (năm 2017)1. Tính đến năm 2020, tổng kim ngạch
thương mại của Mỹ với các nước Tiểu vùng sông Mê Công đạt
166,6 tỷ USD; giá trị kim ngạch hàng hóa và dịch vụ xuất khẩu
của Mỹ tới khu vực Tiểu vùng Mê Công khoảng 26 tỷ USD và
ngược lại, nhập khẩu khoảng 89,94 tỷ USD2. Thái Lan và Việt
Nam là hai trong số 20 đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ.
Các nước hạ lưu sông Mê Công tận dụng được sự hỗ trợ của
Mỹ trong nâng cao năng lực và cải cách thể chế. Tính đến
năm 2019, Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công tạo điều kiện cho
340.000 người tiếp cận được với nước uống sạch, 27.000 người
được cải thiện vệ sinh; đào tạo 1.000 giáo viên về giáo trình

1. Tăng cường quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Mê Công, https://vn.usembassy.gov/


vi/tang-cuong-quan-he-doi-tac-hoa-ky-Mekong/, cập nhật ngày 02/8/2019,
truy cập ngày 15/7/2021.
2. Tiểu vùng Mê Công hội nhập sâu rộng hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu,
https://www.bienphong.com.vn/tieu-vung-MêCông-hoi-nhap-sau-rong-hon-
vao-chuoi-cung-ung-toan-cau-post442276.html, cập nhật ngày 04/8/2021, truy
cập ngày 10/8/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 293

STEM, nâng cao trình độ tiếng Anh chuyên ngành cho 3.800 cán
bộ, giáo viên và học sinh, 27.000 người tiếp cận dịch vụ vệ sinh
cải thiện1 . Nhiều dự án đã được triển khai như Kết nối Mê
Công, Chương trình đối tác vì hạ tầng bền vững (WECREATE),
Dự án Năng lượng sạch ở Việt Nam và Lào nằm trong khuôn
khổ Sáng kiến kết nối năng lượng châu Á - Thái Bình Dương,…
Tính đến tháng 6/2019, 427 KW điện mặt trời ở Lào và 135 KW
ở Campuchia được Mỹ đầu tư sản xuất.
Thời kỳ Tổng thống Donald Trump cầm quyền, với chiến
lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, Mỹ
vẫn tiếp tục tăng cường hợp tác với các nước thuộc hạ lưu sông
Mê Công thông qua Sáng kiến Dữ liệu nguồn nước Mê Công
(MWDI) được Mỹ đề xuất tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
các nước thành viên LMI lần thứ 10 (tháng 8/2017), nhằm hỗ trợ
các nước hạ nguồn sông Mê Công thực hiện việc thu thập, chia
sẻ thông tin, phục vụ quản lý nguồn nước sông Mê Công một
cách bền vững. Mỹ còn thể hiện vai trò tích cực trong Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao các nước LMI lần thứ 11 (tháng 8/2018),
cho thấy chính quyền Trump dành sự chú ý đối với LMI, dù có
nhiều điều chỉnh trong chính sách ngoại giao.
Tháng 9/2020, quan hệ Mỹ - Mê Công được chính thức
nâng cấp lên thành quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ (MUSP) trên
nền tảng chế Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công (LMI). Hội nghị
Bộ trưởng quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ lần thứ nhất (tháng
9/2020) đã xác định những nội dung cơ bản của mối quan hệ
đối tác này. Thứ nhất, về chia sẻ các giá trị chung và các mối
quan tâm hàng đầu, quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ tập trung
thúc đẩy các giá trị chung như tính minh bạch, quản trị công
việc nội bộ của nhau tốt, bình đẳng, đồng thuận, cùng có lợi,

1. Tăng cường quan hệ đối tác Hoa Kỳ - Mê Công, Tlđd, cập nhật ngày 02/8/2019,
truy cập ngày 15/7/2021.
294 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tôn trọng chủ quyền, không can thiệp, thượng tôn pháp luật,
tôn trọng luật pháp quốc tế, tính toàn diện và các khuôn khổ
dựa trên luật lệ. Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ góp phần
hướng tới sự thịnh vượng của khu vực ASEAN và mục tiêu
xây dựng Cộng đồng ASEAN cũng như hợp tác trong khu vực
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Thứ hai, về nguyên tắc, quan
hệ đối tác Mê Công - Mỹ tôn trọng luật pháp và các quy định
của mỗi nước thành viên đồng thời tìm cách bổ sung, thúc đẩy
và phối hợp các cơ chế hiện có của tiểu vùng như ACMECS,
Ủy hội sông Mê Công, ASEAN và các cơ chế hợp tác và đối tác
phát triển Mê Công khác. Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ đề cao
và hướng tới sự phối hợp giữa Triển vọng ASEAN về Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương (AOIP) và Tầm nhìn Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương của Mỹ. Thứ ba, quan hệ đối tác Mê Công -
Mỹ đóng vai trò là nền tảng hợp tác trong các thách thức chiến
lược và hoạch định chính sách ở Tiểu vùng sông Mê Công,
đồng thời là động lực thúc đẩy hợp tác toàn diện các ưu tiên
chung giữa Mỹ và các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Thứ tư,
về mục tiêu, các hoạt động của quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ
nhằm các mục tiêu sau: i- Thúc đẩy hòa bình, ổn định, thịnh
vượng cho khu vực Đông Nam Á và hỗ trợ để góp phần đạt
được các mục tiêu phát triển bền vững; ii- Thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của các nước thành viên Tiểu vùng sông Mê Công
thông qua kết nối, thu hẹp khoảng cách phát triển, phát triển
nền tảng kinh tế kỹ thuật số và phát triển nguồn nhân lực,
các phương pháp tiếp cận minh bạch,…; iii- Hỗ trợ các nước
thành viên giải quyết những thách thức chung, đặc biệt là các
vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống, thúc đẩy
thích ứng và giảm thiểu biến đổi khí hậu, an ninh nguồn nước,
lương thực, năng lượng và quản lý tài nguyên thiên nhiên
hiệu quả. Thứ năm, quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ tập trung trên
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 295

bốn mảng lĩnh vực chính: kết nối kinh tế; quản lý nguồn nước,
nguồn tài nguyên thiên nhiên bền vững và bảo vệ môi trường;
các vấn ninh an ninh phi truyền thống, như hợp tác chống các
mối đe dọa đang nổi lên trong lĩnh vực y tế, ứng phó với dịch
bệnh, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, chống nạn buôn
người, ma túy, gỗ và các loài động vật hoang dã quý hiếm,
có nguy cơ tuyệt chủng; phát triển nguồn nhân lực, bao gồm
giáo dục - đào tạo và bình đẳng giới1.
Trong Tuyên bố chung về quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ
ngày 15/9/2020, Mỹ cam kết dành 153,6 triệu USD cho các dự án
hợp tác tại khu vực Mê Công, trong đó có 55 triệu USD cho các
dự án phòng chống tội phạm xuyên biên giới, 1,8 triệu USD hỗ
trợ Ủy hội sông Mê Công tăng cường chia sẻ dữ liệu nguồn
nước phục vụ công tác hoạch định chính sách và một số dự án
về quản lý thiên tai, tổ chức đối thoại chính sách nhiều bên về
phát triển khu vực Mê Công2. Bên cạnh đó, Mỹ sẽ hỗ trợ hơn 1
tỷ USD cho các nước ASEAN phát triển kết cấu hạ tầng thông
qua Cơ quan Phát triển tài chính quốc tế Mỹ và dự kiến bổ sung
thêm vào các năm tới. Mỹ dự kiến sẽ cung cấp 29,5 triệu USD
trong khuôn khổ quan hệ đối tác Nhật Bản - Mỹ về vấn đề năng
lượng Mê Công trong tời gian tới3.
Trong những tháng đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ Joe
Biden, vẫn tiếp tục dành ưu tiên cho hợp tác với các nước trong
Tiểu vùng sông Mê Công, đặc biệt là việc ứng phó hiệu quả đối

1. Bùi Thanh Tuấn: “Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ: Nền tảng và hướng
phát triển đối với Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Cộng sản, 2021, số 960,
tr.103-104.
2. Nâng cấp hợp tác lên Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ, https://nld.com.vn/
thoi-su/nang-cap-hop-tac-len-quan-he-doi-tac-me-kong-my-20200911224308303.htm,
cập nhật ngày 12/9/2020, truy cập ngày 15/7/2021.
3. Bùi Thanh Tuấn: “Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ: nền tảng và hướng
phát triển đối với Tiểu vùng sông Mê Công”, Tlđd, tr.105.
296 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

với dịch bệnh, đảm bảo tiếp cận vaccine kịp thời, an toàn và
hiệu quả, coi đây là ưu tiên hàng đầu của các bên. Tại Hội nghị
Bộ trưởng quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ (MUSP) lần thứ hai,
diễn ra vào ngày 03/8/2021, các nước Mê Công và Mỹ đã thống
nhất thông qua Kế hoạch hành động giai đoạn 2021-2023, trong
đó ưu tiên triển khai các chương trình, dự án thuộc các lĩnh vực
về liên kết kinh tế, quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường, an ninh phi truyền thống và
phát triển nguồn nhân lực1.

2.3. Hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công - Ấn Độ

Từ năm 1991, Ấn Độ đã triển khai chính sách Hướng Đông


nhằm thể hiện tính chủ động và tích cực của nước này trong
quan hệ quốc tế ở châu Á - Thái Bình Dương, mà trước tiên là ở
Đông Nam Á. Trong giai đoạn đầu của chính sách Hướng Đông
(từ năm 1991 đến 2002), Ấn Độ đẩy mạnh quan hệ kinh tế và
chính trị với các nước ASEAN, coi đây là lực đẩy chính để
đổi mới quan hệ quốc tế. Trong bối cảnh đó, Hợp tác Mê Công -
sông Hằng (Mekong - Ganga Cooperation - MGC) ra đời.
Tháng 7/2000, tại Hội nghị ASEAN - Ấn Độ tổ chức ở
Thái Lan, Ấn Độ và các nước thuộc lưu vực sông Mê Công đã
thỏa thuận thiết lập hợp tác giữa 6 nước thuộc lưu vực sông Hằng
và sông Mê Công, tập trung vào 4 lĩnh vực hợp tác có quan hệ
gần gũi, trong đó thiết yếu trước mắt là du lịch, văn hóa, đào
tạo và liên kết giao thông vận tải để có nền tảng vững chắc cho
thương mại và hợp tác đầu tư khu vực trong tương lai.

1. Quan hệ Mê Công - Mỹ: Ứng phó đại dịch, tiếp cận vắc xin là ưu tiên hàng
đầu, https://vietnamne t.vn/vn/thoi-su/chinh-tri/quan-he-Mê Công-my-ung-
pho-dai-dich-tiep-can-vac-xin-la-uu-tien-hang-dau-762348.html, cập nhật ngày
03/8/2021, truy cập ngày 10/8/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 297

Sáng kiến Hợp tác Mê Công - sông Hằng (MCG) chính thức
khởi động năm 2000 tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC
lần thứ nhất ở Vientiane (Lào). Cơ chế hoạt động của MGC bao gồm
hội nghị bộ trưởng hằng năm (cùng lúc với Hội nghị Bộ trưởng
ASEAN), hội nghị các quan chức cấp cao và 5 nhóm công tác là:
Nhóm công tác về du lịch (Thái Lan là nước dẫn đầu); Nhóm công
tác về giáo dục (Ấn Độ là nước dẫn đầu); Nhóm công tác về
văn hóa (Campuchia là nước dẫn đầu); Nhóm công tác về truyền
thông và giao thông vận tải (Lào là nước dẫn đầu); Nhóm công
tác về kế hoạch hành động (Việt Nam là nước dẫn đầu).
Từ năm 2000 đến 2021, đã có 11 hội nghị bộ trưởng ngoại giao
diễn ra trong khuôn khổ sáng kiến Hợp tác Mê Công - sông Hằng.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần thứ hai diễn ra vào
ngày 20/7/2001 tại Hà Nội, đã thông qua “Chương trình Hành động
Hà Nội” thực hiện trong 6 năm, trong đó cứ 2 năm xem xét lại
một lần kết hạch hành động. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao
MGC lần thứ ba tổ chức vào ngày 20/6/2003 tại Phnom Penh,
thông qua “Lộ trình Phnom Penh” (Phnom Penh Road Map)
nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện của tất cả các dự án và hoạt
động của MGC. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần thứ tư
được tổ chức vào ngày 12/01/2007 tại Cebu (Philíppin) và Hội nghị
lần thứ năm diễn ra tại Manila (Philíppin) tháng 8/2007.
Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần thứ sáu tại New
Dehli, Ấn Độ vào tháng 9/2012 đánh dấu sự khởi sắc của hợp
tác Ấn Độ với các nước Tiểu vùng sông Mê Công trong khuôn
khổ MGC, đặc biệt trên lĩnh vực văn hóa, giáo dục. Từ tháng
6/2011, kế hoạch thành lập Bảo tàng dệt may truyền thống châu Á
của MGC tại Siem Rieap (Campuchia) đã được chính thức triển
khai với sự hỗ trợ tài chính của Ấn Độ. Bên cạnh đó, dự án
Bảo tồn các di sản thế giới tại các nước thành viên MGC, phát
triển đường cao tốc nối Ấn Độ - Mianma và Thái Lan hay cấp
298 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

50 suất học bổng của Hội đồng Ấn Độ về quan hệ văn hóa


(ICCR),… đã được thực hiện. Tại hội nghị này, Ấn Độ cùng 5
nước Tiểu vùng sông Mê Công đã tích cực đẩy mạnh các
chương trình hợp tác trên lĩnh vực kinh tế, y tế như: i- Cân nhắc
thành lập Nhóm làm việc về nghiên cứu y tế thích hợp với khu
vực, chia sẻ kinh nghiệm chuyên môn về kiểm soát dịch bệnh;
ii- Cân nhắc thành lập Nhóm làm việc về hợp tác giữa các doanh
nghiệp nhỏ và vừa (SME); iii- Triển khai chương trình Dự án
nhanh như: tiếng Anh hội nhập, phát triển doanh nghiệp và
các chương trình đào tạo hướng nghiệp; iv- Gợi ý về sự hợp tác
trong tương lai đối với các cơ chế xây dựng và chia sẻ kinh
nghiệm phát triển, hợp tác đa dạng sinh thái, hợp tác về sản
xuất lúa gạo; v- Thành lập Trung tâm nguồn lưu trữ chung tại
trường đại học Nalanda thuộc bang Bihar, Ấn Độ1.
Tháng 7/2016, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần
thứ bảy được tổ chức tại Lào bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao ASEAN lần thứ 49 (AMM-49). Hội nghị đã đánh giá hiệu
quả của chương trình Hợp tác Mê Công - sông Hằng giai đoạn
2012-2016, trong đó tiêu biểu nhất là dự án Bảo tàng dệt may
truyền thống châu Á tại Siem Reap (Campuchia) và Chương
trình học bổng MGC với hơn 900 suất học bổng đã cấp cho các
nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam. Quỹ dự án hiệu
quả nhanh MGC vẫn hoạt động có hiệu quả và đã tài trợ cho 20
dự án của các nước Mê Công, trong đó Việt Nam có năm dự án
với tổng số vốn tài trợ khoảng 250.000 USD2.

1. Hội nghị hợp tác khu vực sông Mê Công - sông Hằng lần thứ sáu khai mạc
tại Niu Đêli, http:// web.cema.gov.vn/modules.php?name=News&op=Print&
mid=6325, cập nhật ngày 04/6/2012, truy cập ngày 15/6/2021.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao hợp tác Mê Công - sông Hằng ra tuyên bố
chung, http://tapchiqptd.vn/vi/van-de-chung/hoi-nghi-bo-truong-ngoai-giao-
hop-tac-Mê Công-song-hang-ra-tuyen-bo-chung/9166.html, cập nhật ngày
25/7/2016, truy cập ngày 16/5/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 299

Tháng 8/2017, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần


thứ tám đã tiếp tục đánh giá kết quả thực hiện các dự án
Bảo tàng dệt may truyền thống châu Á, Chương trình học
bổng MGC và hợp tác nghiên cứu phát triển lúa gạo, đồng thời
triển khai dự án Trung tâm lưu trữ dữ liệu chung tại Đại học
Nalanda (Ấn Độ). Quá trình thực hiện các dự án, hoạt động
hợp tác cụ thể trong các lĩnh vực ưu tiên đã thống nhất (nông
nghiệp, du lịch, văn hóa và giao thông) tiếp tục được đẩy nhanh
như: đưa vào hoạt động nhóm công tác về dự án bảo quản các
giống lúa; thành lập Nhóm công tác về giao thông để xây dựng
các biện pháp tăng cường kết nối đường bộ, đường không và
đường biển; xây dựng “Đường mòn Phật giáo” qua các nước
MGC và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan du lịch các nước
MGC. Bên cạnh đó, các nội dung hợp tác mới được đề xuất tại
hội nghị bao gồm: phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa (MSMEs); tổ chức Hội nghị thượng định MSMEs toàn cầu
dự kiến; tăng cường hợp tác giữa các doanh nghiệp MGC; tổ
chức Diễn đàn kinh doanh MGC thường niên với diễn đàn đầu
tiên sẽ được tổ chức tại Ấn Độ vào tháng 01/2018; nghiên cứu
triển khai hợp tác về y tế, đặc biệt là trong phòng chống bệnh
sốt rét1.
Tháng 8/2018, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC lần
thứ chín được diễn ra tại Xingapo, trong khuôn khổ Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 và các hoạt động liên
quan. Bên cạnh các dự án hợp tác đã được triển khai trước đó,
các hoạt động nổi bật được thực hiện trong năm 2017 bao gồm:
Đối thoại chính sách MGC lần thứ nhất về tăng cường kết nối
(tháng 4/2017), các cuộc họp Nhóm công tác chung lần thứ nhất

1. Mở rộng lĩnh vực hợp tác Mê Công - sông Hằng, https://baoq/uocte.vn/


mo-rong-linh-vuc-hop-tac-Mê Công-song-hang-54494.html, cập nhật ngày
07/8/2017, truy cập ngày 15/8/2021.
300 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

về doanh nghiệp siêu nhỏ, vừa và nhỏ (tháng 9/2017), chia sẻ


thông tin và quản lý bệnh truyền nhiễm (tháng 11/2017), và
Diễn đàn kinh doanh MGC lần thứ nhất (tháng 01/2018). Các
hoạt động cụ thể được đề xuất tại Hội nghị lần thứ tám gồm:
xây dựng Trung tâm lưu trữ dữ liệu chung tại Đại học Nalanda,
Hội nghị về chất mầm nguyên sinh gạo, các hoạt động đào tạo,
quảng bá du lịch; hội chợ thương mại MGC.
Tháng 8/2019, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC
lần thứ 10 diễn ra ở Bangkok (Thái Lan), Ấn Độ và các nước
Tiểu vùng sông Mê Công đã đồng thuận thông qua Kế hoạch
hành động giai đoạn 2019-2022, trong đó bổ sung ba lĩnh vực
hợp tác mới là quản lý nguồn nước, khoa học công nghệ,
nâng cao năng lực và phát triển kỹ năng; tiếp tục tăng cường
hợp tác về nông nghiệp, thuỷ sản, y tế, thương mại, văn hóa
và du lịch.
Kể từ khi thiết lập quan hệ thương mại của Ấn Độ với các
quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công đã tăng lên đáng kể, từ 1 tỷ
USD năm 2000 lên 25 tỷ USD vào năm 2019, tăng gấp 25 lần
trong thời gian từ năm 2000 đến 20191. Đến năm 2021, các lĩnh
vực hợp tác đã được mở rộng và bao gồm cả y tế và y học cổ
truyền, nông nghiệp và các ngành liên quan, thủy lợi, các
doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa (MSMEs), khoa học và công
nghệ, phát triển kỹ năng và xây dựng năng lực. Trong bốn lĩnh
vực trọng tâm, phát triển cơ sở hạ tầng và kết nối là lĩnh vực
hợp tác trọng yếu giữa Ấn Độ và các nước Tiểu vùng sông
Mê Công. Ấn Độ đã cung cấp các gói tín dụng trị giá tổng cộng
580 triệu USD cho các nước Mê Công để thực hiện một loạt dự
án như thủy điện, kết nối số, điện hóa nông thôn, thủy lợi, lắp
đặt mạng lưới truyền tải điện và xây dựng các cơ sở giáo dục.

1. Tăng cường sáng kiến Hợp tác Mê Công - sông Hằng giai đoạn hậu COVID-19,
Tlđd.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 301

Ấn Độ cũng đang nỗ lực để sớm đưa vào vận hành tuyến đường
bộ ba bên Ấn Độ - Mianma - Thái Lan xem xét đề xuất của Lào
về việc kéo dài tuyến đường này1 . Chương trình Dự án tác
động nhanh (QIPs) triển khai được 68 dự án với tổng kinh phí
3,4 triệu USD giai đoạn 2016-2020. Ấn Độ cũng đã cung cấp hơn
2 tỷ USD vốn vay cho các dự án về phát triển nguồn nước, kết
nối, xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật số, điện khí hoá nông
thôn, thuỷ lợi, giáo dục tại các nước Mê Công2.
Từ ngày 21/7/2021, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao MGC
lần thứ 11 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến. Tại hội nghị
này, 3 lĩnh vực hợp tác mới là quản lý nguồn nước, khoa học
công nghệ, nâng cao năng lực và phát triển kỹ năng đã được
bổ sung vào Kế hoạch hành động MGC giai đoạn 2019-2022.
Bên cạnh đó, các biện pháp nâng cao kết quả hợp tác giữa Ấn Độ
và Mê Công được xác định như: i- Tăng cường hợp tác y tế
phòng chống COVID-19, đặc biệt là nghiên cứu, sản xuất và
phân phối vắcxin, thuốc kháng sinh; nâng cao năng lực về
phòng ngừa và kiểm soát bệnh tật; thúc đẩy hợp tác y học cổ
truyền; ii- Phục hồi kinh tế sau đại dịch thông qua thúc đẩy hợp
tác thương mại, kết nối giao thông, công nghệ, chuyển đổi số,
du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giao lưu văn hóa;
gắn kết MGC với các sáng kiến kết nối tại khu vực; iii- Thúc
đẩy hợp tác quản lý tài nguyên nước bền vững, thống nhất tăng
cường hợp tác về kỹ thuật trong quản lý nguồn nước; trao đổi
kinh nghiệm, thông tin và thực tiễn, khuyến khích phát triển

1. Tăng cường sáng kiến Hợp tác Mê Công - Sông Hằng giai đoạn hậu COVID-19,
https://www.vietnamplus.vn/tang-cuong-sang-kien-hop-tac-MêCôngsong-
hang-giai-doan-haucovid19/675 551.vnp, cập nhật ngày 06/11/2020, truy cập
ngày 15/5/2021.
2. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - sông Hằng lần thứ 11, https://cand.
com.vn/Su-kien-Binh-luan-thoi-su/Hoi-nghi-Bo-truong-Ngoai-giao-Mekong-
song-Hang-lan-thu-11-i621121/, cập nhật ngày 21/7/2021, truy cập ngày 15/8/2021.
302 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nguồn nhân lực và nâng cao năng lực trong quản lý tổng hợp
tài nguyên nước1.

II. CẠNH TRANH CHIẾN LƯỢC NƯỚC LỚN Ở KHU VỰC


TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG
Bắt nguồn từ dự án lớn của Ngân hàng Phát triển châu Á
(ADB) năm 1992 để giúp các nước trong khu vực quản lý việc
phát triển kinh tế và môi trường, Tiểu vùng sông Mê Công
ngày càng có vai trò quan trọng tại Đông Nam Á và là địa bàn
cạnh tranh của nhiều nước lớn từ cuối thế kỷ XX đến nay. Sự
phát triển nhanh chóng của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê
Công bắt đầu từ đầu thế kỷ XXI, khi các nền kinh tế mới nổi của
châu Á và Trung Quốc trỗi dậy, cần năng lượng để phục vụ
nhu cầu phát triển. Thủy điện trở thành một trọng điểm đầu tư
của nhiều quốc gia, khiến việc cạnh tranh sử dụng nguồn nước
trên sông Mê Công ngày càng gay gắt. Năm 2010, đánh giá của
Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường (ICME) chỉ ra rằng,
tổng công suất thiết kế của 12 đập trên dòng chính của hạ lưu
sông Mê Công đạt tới 14.607 MW, chiếm tới 23-28% tiềm năng
thủy điện quốc gia của 4 nước hạ lưu là Thái Lan, Lào, Campuchia
và Việt Nam, chiếm 5-8% tổng tiềm năng thủy điện trong toàn
bộ Tiểu vùng sông Mê Công2. Theo một nghiên cứu khác, trong
tổng tiềm năng khai thác thủy điện ở lưu vực sông Mê Công thì
Lào chiếm 35%, Trung Quốc chiếm 18%, Campuchia và Thái Lan
đều chiếm 18%, Việt Nam chiếm 11% và Mianma chiếm 2%3.

1. Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao Mê Công - sông Hằng lần thứ 11, https://dang
congsan.vn/thoi-su/hoi-nghi-bo-truong-ngoai-giao-me-cong-song-hang-lan-
thu-11-586046.html, cập nhật ngày 22/7/20 21, truy cập ngày 02/8/2021.
2. Trung tâm quốc tế về quản lý môi trường - ICEM: Tóm tắt Báo cáo cuối
cùng - Đánh giá môi trường chiến lược về thủy điện dòng chính sông Mê Công,
2010, tr. 9.
3. F.K. Chang: “The Lower Mekong Initiative & US foreign policy in Southeast
Asia: energy, environment & Power”, Orbis, 2013, pp. 282-299, p. 283.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 303

Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, khi Mỹ thực hiện Chiến lược
Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở thì việc
các bên cạnh tranh chiến lược tại Đông Nam Á và Tiểu vùng
sông Mê Công càng rõ nét. Nếu như trước đây chỉ có sự
cạnh tranh truyền thống của Nhật Bản, Trung Quốc trong
khu vực thì nay Mỹ thể hiện rõ hơn tham vọng xác lập ảnh
hưởng đối với vùng địa chiến lược này. Bên cạnh đó còn là
sự xuất hiện của các nền kinh tế châu Á và thế giới với những
mức độ quan tâm khác nhau như Đài Loan chú trọng về đầu tư
kinh tế1, Hàn Quốc là hợp tác đa phương trong một khuôn khổ
rộng hơn là hợp tác Hàn Quốc - ASEAN2, Ấn Độ với mục tiêu
xây dựng cơ sở hạ tầng kết nối với CLMV để từ đó kết nối
về kinh tế3. Tuy nhiên, trong khuôn khổ cuốn sách này, chúng
tôi tập trung vào ba nước Nhật Bản, Trung Quốc và Mỹ để
làm rõ từng bước thay đổi trong việc cạnh tranh của các cường
quốc tại Tiểu vùng sông Mê Công từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay.

1. Nhật Bản
Sự can dự của Nhật Bản vào quá trình phát triển Tiểu
vùng sông Mê Công được các học giả, nhà chính sách nhìn nhận

1. Phí Hồng Minh: “Tác động từ sự can dự của Đài Loan vào Tiểu vùng
sông Mê Công”, Tạp chí Đông Nam Á, tháng 7/2014, tr. 10-18; “Sự can dự của
Đài Loan vào Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á,
tháng 7/2016, tr. 12-21.
2. Võ Hải Thanh, Lê Văn Mỹ: “Hợp tác giữa Hàn Quốc với các quốc gia
Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 02/2016,
tr. 34-42; Trần Xuân Thủy: “Hợp tác Mê Công - Hàn Quốc: tình hình, triển
vọng và vai trò của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 3/2020,
tr. 13-22.
3. Nguyễn Bình Giang, Nguyễn Thanh Thảo: “Sự tham gia của Việt Nam
vào hành lang kinh tế Mê Công - Ấn Độ”, Tạp chí Nghiên cứu Ấn Độ và châu Á,
tháng 8/2016, tr. 21-27.
304 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

ở hai yếu tố: hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản với Tiểu vùng
sông Mê Công và chiến lược ngoại giao của Nhật Bản tại đây1.
Cả hai yếu tố này đều được thể hiện ngay sau Chiến tranh lạnh
nhằm giúp Nhật Bản tìm kiếm điều kiện xây dựng những
giá trị chung của khu vực một cách thuận lợi, từ đó phát triển
“đối thoại chính trị” đa phương ở khu vực châu Á - Thái Bình
Dương khi mà Tiểu vùng sông Mê Công được coi là mắt xích
yếu nhất do chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của Trung Quốc.
Chính sách cụ thể của Nhật Bản là “liên kết khu vực” và chú ý
đến Đông Nam Á lục địa2. Ngoại trừ Thái Lan đã gia nhập
ASEAN từ sớm, các nước còn lại trong Tiểu vùng sông
Mê Công đều tham gia ASEAN muộn do nhiều nguyên nhân
khác nhau và vì thế có những khó khăn nhất định về kinh tế.
Do đó, trong giai đoạn đầu hợp tác, động lực chính của các
nước là phát triển kinh tế. Nhật Bản vì thế đã thể hiện vai trò
tích cực và nhất quán nhất trong việc phát triển khu vực thông
qua viện trợ phát triển chính thức ODA và hợp tác thương mại,
đầu tư của các công ty tư nhân. Trong giai đoạn đầu, do lo
ngại xu thế chủ nghĩa khu vực trỗi dậy, Nhật Bản đã hướng
trọng tâm đến mối quan hệ với ASEAN để từ đó có thể tác
động đến Tiểu vùng sông Mê Công. Chiến lược của Nhật Bản là
xây dựng lòng tin với các nước trong khu vực về một cường
quốc kinh tế có thể đảm bảo vai trò nhất định trong giải quyết
các vấn đề ở khu vực. Việc xây dựng lòng tin ở kỷ nguyên hậu
Campuchia trở thành bước đi quan trọng của nhiều quốc gia

1. Văn Cường (dịch): Khu vực Mê Công: Một phần trong chiến lược ngoại giao
của Nhật Bản với Đông Á, http://nghiencuubiendong.vn/quan-h-quc-t/5250-
khu-vuc-me-cong-mot-phan-trong-chien-luoc-ngoai-giao-cua-nhat-ban-doi-
voi-dong-a, truy cập ngày 22/6/2021.
2. Masaya Shiraishi: “Tiểu vùng Mê Công với Trung Quốc, Nhật Bản và
Mỹ”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tháng 5/2012, tr. 41-52, tr. 45.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 305

trong giai đoạn này. Tháng 01/1993, Nhật Bản đề xuất thiết lập
Diễn đàn vì sự phát triển toàn diện Đông Dương (FCDI) và tiến
hành các hội nghị cấp bộ trưởng với vai trò trung tâm. Tuy nhiên,
sự phát triển nhanh chóng của Chương trình Hợp tác kinh tế
Tiểu vùng sông Mê Công (GMS) do Ngân hàng Phát triển
châu Á khởi xướng và hỗ trợ, sự mở rộng của ASEAN cùng
tham vọng của khối trong việc tự giải quyết tình hình khu vực
thông qua Hợp tác phát triển vùng lòng chảo sông Mê Công
(AMBDC) đã dẫn đến những diễn biến vô cùng khác biệt trong
việc hợp tác giữa Nhật Bản với CLMTV vào giai đoạn đầu và
Nhật Bản rút vai trò trong GMS một thời gian ngắn.
Đầu thế kỷ XXI, Tuyên bố Tokyo về mối quan hệ đối tác
năng động và lâu dài ASEAN - Nhật Bản trong thiên niên kỷ
mới được ký tại Hội nghị cấp cao kỷ niệm 30 năm quan hệ
ASEAN - Nhật Bản (tháng 12/2003) đã thể hiện khát vọng của
Nhật Bản về vai trò khu vực ở Đông Á. Chính điều này đã tác
động mạnh mẽ đến tham vọng của Trung Quốc tại Đông Nam Á.
Kể từ đó Nhật Bản bắt đầu tổ chức các cuộc tham vấn định kỳ
với các quốc gia khu vực Mê Công, ngoại trừ Mianma. Hội nghị
cấp cao Nhật Bản - CLV (Campuchia, Lào, Việt Nam) đầu tiên
được tiến hành năm 2004 và nhấn mạnh đến sự phát triển vùng
biên giới. Từ năm 2007, chương trình đối tác khu vực Nhật Bản -
Mê Công ra đời, trong đó Nhật Bản tuyên bố sẽ chủ trì Hội nghị
Bộ trưởng Mê Công - Nhật Bản để tăng cường đối thoại chính
sách; và ba trụ cột chính sách là “hội nhập các nền kinh tế của
khu vực và xa hơn nữa”, “mở rộng thương mại và đầu tư giữa
Nhật Bản và khu vực Mê Công”, “chia sẻ các giá trị và mục tiêu
chung trong đó có dân chủ và sự cai trị của pháp luật”. Ba trụ
cột trên là một phần của kế hoạch rộng lớn hơn về “vòng cung
tự do và thịnh vượng”. Hội nghị cấp cao Mê Công - Nhật Bản
306 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

đầu tiên được tiến hành năm 2009 đã thông qua Kế hoạch
hành động 63 điểm, thống nhất việc tổ chức các hội nghị cấp
cao hằng năm, hội nghị các ngoại trưởng và bộ trưởng kinh tế
định kỳ để thể chế hóa sự hợp tác đôi bên với hai trọng tâm
chính là Sáng kiến Mê Công xanh và Sáng kiến hợp tác kinh tế
và công nghiệp Mê Công - Nhật Bản. Năm vấn đề đặt ra
cho Sáng kiến Mê Công xanh là: sự suy giảm diện tích và
suy thoái rừng, mất đa dạng sinh học; thiên tai tăng mạnh,
sự thu hẹp dòng chảy của sông Mê Công; ô nhiễm không khí và
nguồn nước1. Các lãnh đạo cấp cao Nhật Bản - Tiểu vùng sông
Mê Công cũng thành lập “Đối tác mới cho tương lai thịnh
vượng chung” để thực hiện mục tiêu đã đề ra trong Tuyên bố
Tokyo. Hội nghị cấp cao lần thứ tư năm 2012 đã thông qua
Chiến lược Tokyo 2012 vì sự hợp tác Mê Công - Nhật Bản và
khẳng định sự tăng cường hợp tác hơn nữa giữa Nhật Bản với
Tiểu vùng sông Mê Công theo nguyên tắc “chủ động đóng góp
cho hòa bình”2. Trong đó, Nhật Bản chú trọng việc thúc đẩy
thương mại và đầu tư trực tiếp, không ngừng mở rộng quảng
bá giá trị văn hóa để nâng cao vị thế, ảnh hưởng đối với các
quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công, tạo ra nét khác biệt trong
cách thức tiếp cận so với Trung Quốc3.

1. Trần Thọ Quang, Ngô Phương Anh: “Chính sách ngoại giao của Nhật Bản
trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
tháng 7/2015, tr. 3-11.
2. Văn Cường (dịch): “Khu vực Mê Công: Một phần trong chiến lược
ngoại giao của Nhật Bản với Đông Á”, Tlđd; Huỳnh Phương Anh: “Quan hệ
giữa Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Công từ năm 2009 đến nay”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 4/2017, tr. 3-11.
3. Lê Văn Mỹ: “Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc với Tiểu vùng
sông Mê Công mở rộng”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, tháng 02/2015,
tr. 22-30, 27-28.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 307

Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản vào Tiểu vùng sông Mê Công
(2010-2016)

Đơn vị: Triệu USD

Nguồn: Hoàng Thị Mỹ Nhị, Phan Văn Tuấn: “Hợp tác của Nhật Bản
với Tiểu vùng sông Mê Công giai đoạn 2012-2016”, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, tháng 7/2017, tr. 39-46, 43.

Năm 2015, Nhật Bản cam kết hỗ trợ 7 triệu USD vốn ODA
không hoàn lại trong giai đoạn 2016-2018 và 110 triệu USD cho
xây dựng kết cấu hạ tầng chất lượng cao trong khu vực để cạnh
tranh ảnh hưởng với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của
Trung Quốc1. Năm 2018, Nhật Bản đánh giá Tiểu vùng sông
Mê Công trong một khung tham chiếu rộng hơn là Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương và cho rằng: “Tiểu vùng sông Mê Công có lợi ích
địa lý có thể nhận được bất cứ lợi ích đáng kể nào từ việc hiện
thực hóa Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và
mở rộng”2. Chiến lược Tokyo được nâng cấp trong Hội nghị cấp cao
Nhật Bản - Mê Công lần thứ 10 và hai bên đồng thuận đánh giá

1. Ministry of Foreign Affairs of Japan: “The seventh Mekong-Japan summit


Meeting”, The Seventh Mekong-Japan Summit Meeting/Ministry of Foreign
Affairs of Japan (mofa.go.jp), truy cập ngày 12/6/2021.
2. Tiểu vùng Mê Công: Mặt trận chiến lược kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc,
https://haiquanonline.com.vn/tieu-vung-Mekong-mat-tran-chien-luoc-kiem-
che-anh-huong-cua-trung-quoc-132610.html, truy cập ngày 23/6/2021.
308 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mối quan hệ ở mức đối tác chiến lược1. Nhật Bản và Mỹ năm 2018
cũng nhất trí chi 70 tỷ USD cho phát triển kết cấu hạ tầng toàn bộ
khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, trong đó có CLMTV2.
Như vậy, sự hiện diện của Nhật Bản tại Tiểu vùng sông Mê Công
ngày càng rõ nét, được củng cố, đặc biệt trong việc phát triển
bền vững và kết nối. Nhật Bản đã thực hiện các chính sách thúc
đẩy tính kết nối và hòa bình, ổn định của không chỉ Mê Công
mà là toàn bộ khu vực Đông Nam Á, phù hợp hơn với chiến lược
chung là hợp tác sâu rộng với Mỹ, Ôxtrâylia, Ấn Độ trong thế
cạnh tranh với Trung Quốc. Năm 2019, Nhật Bản cam kết thúc
đẩy mục tiêu phát triển ổn định của Tiểu vùng sông Mê Công
thông qua việc hợp tác Mê Công - Nhật Bản và Chiến lược hợp
tác kinh tế Ayeyarwady - Chao Phraya - Mê Công (ACMECS)3.
Nhật Bản cam kết hỗ trợ các hoạt động của ACMECS trong các
lĩnh vực năng lượng, quản lý nguồn nước, phát triển nguồn nhân
lực và vấn đề di cư.
Nhật Bản đang trong quá trình điều chỉnh chiến lược cả về
ngoại giao, kinh tế, chính trị - an ninh để bảo đảm vai trò và vị
thế trong khu vực trước sự cạnh tranh và mở rộng ảnh hưởng
của Trung Quốc. Chính sách của Nhật Bản ở Tiểu vùng sông
Mê Công vẫn là theo đuổi sự phát triển chất lượng cao, bền vững,
hướng tới hợp tác lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Điều đó được
cụ thể hóa bằng nhiều hành động khác nhau như Thủ tướng
Nhật Bản Shinzo Abe đã cam kết thúc đẩy đầu tư vào CLMTV

1. Ministry of Foreign Affairs of Japan: Tokyo Strategy 2018 for Mekong-


Japan Cooperation, Microsoft Word - Tokyo Strategy 2018 for Mekong-Japan
Cooperation (mofa.go.jp), truy cập ngày 12/6/2021.
2. “Japan, US to invest ¥8 tril in Indo-Pacific Development”, Japan, U.S. to
invest ¥8 tril. in Indo-Pacific development (nationthailand.com), truy cập
ngày 12/6/2021.
3. Ministry of Foreign Affairs of Japan: The 11th Mekong-Japan Summit
Meeting, https://www.mofa.go.jp/s_sa/sea1/page3e_001125.html, truy cập ngày
12/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 309

đến năm 2020 lên tới 110 tỷ USD1. Chính sách của Nhật Bản là
sử dụng tính bền vững, công nghệ cao và thân thiện môi trường
để cạnh tranh với thái độ cứng rắn và những hành động chính
sách gây sức ép của Trung Quốc. Không chỉ có vậy, Nhật Bản còn
đặt CLMTV trong một bối cảnh lớn hơn là Chiến lược Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương tự do và mở rộng nhằm thúc đẩy ASEAN nhận
thức rõ về vấn đề của Tiểu vùng sông Mê Công, tăng cường hợp
tác với các cường quốc khác trong việc cân bằng ảnh hưởng trước
sự mở rộng của Trung Quốc. Những chính sách đó bao gồm việc
nâng cao năng lực thực thi pháp luật trong khu vực, hỗ trợ nhân
đạo, giải quyết thiên tai, nạn cướp biển2. Vai trò của Nhật Bản tại
khu vực Tiểu vùng sông Mê Công có thể coi là khá lâu dài, toàn
diện về cả kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ ODA và phát triển
bền vững. Sự hiện diện đó được chào đón bởi tất cả các quốc gia
Tiểu vùng sông Mê Công. Campuchia là nước đầu tiên nhìn nhận
Nhật Bản trong chiến lược FOIP rộng lớn và coi Nhật Bản là đối
tác chiến lược về kinh tế. Quyền lực mềm của Nhật Bản tại Tiểu
vùng sông Mê Công do đó cũng ngày càng gia tăng3.
Có thể nói, những ý tưởng, sáng kiến của Nhật Bản trong
hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công đã đem lại lợi ích và thay đổi
tích cực cho toàn bộ khu vực, tạo ra sự gắn kết, hỗ trợ, chia sẻ lợi
ích, trách nhiệm giữa các quốc gia. Đồng thời chứng tỏ những
thành quả kinh tế ngày càng to lớn của CLMV có sự đóng góp rõ
ràng từ phía Nhật Bản. Tuy nhiên, mối quan hệ này hiện nay đang
gặp phải một thách thức khách quan rất lớn đến từ Trung Quốc.
Sự trỗi dậy cả về kinh tế, chính trị của cường quốc này khiến
Nhật Bản phải có một số biện pháp phòng ngừa, thậm chí tìm kiếm

1, 2. Thái Văn Long: Dự báo xu hướng cạnh tranh nước lớn tại Tiểu vùng Mê Công,
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/2570-du-bao-xu-huong-
canh-tranh-nuoc-lon-tai-tieu-vung-Mekong.html, truy cập ngày 22/6/2021.
3. P. Busbarat: “Re-enmeshment in the Mekong: external Powers’ turn”,
ISEAS, No. 88, 2020, p. 5.
310 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

ủng hộ, đồng minh từ các nước có mâu thuẫn với Trung Quốc, từ
đó gây trở ngại cho các nước có quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc.
Nhật Bản và Trung Quốc không có ý định hợp tác với nhau tại
CLMV mà mỗi nước có mục tiêu, ý đồ riêng trong chính sách
đối ngoại. Nhật Bản do đó đang thể hiện tư tưởng “đối Trung”
trong quan hệ với Tiểu vùng sông Mê Công1.

2. Trung Quốc
Ý tưởng mở rộng ảnh hưởng đến Tiểu vùng sông Mê Công
của Trung Quốc bắt đầu nhen nhóm từ năm 1985. Năm 1995,
bốn nước Campuchia, Lào, Việt Nam và Thái Lan lập ra Ủy hội
sông Mê Công (MRC) và mời Trung Quốc, Mianma làm quan
sát viên để có thể hợp tác trong việc kiểm soát nguồn nước,
cung cấp cơ chế hợp tác và thương mại giữa các quốc gia2. Tuy
nhiên, Trung Quốc không muốn là thành viên chính thức của
MRC vì nếu tham gia MRC, Trung Quốc sẽ bị hạn chế xây dựng
và phát triển các con đập thủy điện cũng như việc chuyển đổi
các vấn đề kinh tế, thương mại sang các vấn đề phát triển bền
vững và bảo đảm nguồn nước trong khu vực. Đối với Chương
trình Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng (GMS),
Trung Quốc tham gia ngay từ đầu và đóng vai trò quan trọng
trong xây dựng quyền lực, giao thông vận tải và hệ thống liên
lạc trong khu vực. Mục đích của Trung Quốc ở GMS bao gồm:
về chính trị - ngoại giao là giữ và khẳng định vai trò dẫn dắt
trong khu vực, kìm hãm hoạt động quốc tế của bán đảo Đài Loan;

1. Huỳnh Phương Anh: “Nhân tố Trung Quốc trong chính sách đối ngoại
của Nhật Bản đối với các nước Tiểu vùng sông Mê Công từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, tháng 01/2016, tr. 12-21; Quan hệ
giữa Nhật Bản và các nước Tiểu vùng sông Mê Công từ sau Chiến tranh lạnh
đến nay, Nxb. Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, 2017, tr. 155-157.
2. T. Menniken: “China’s Performance in International Resource Politics:
Lessons from the Mekong”, Contemporary Southeast Asia, 2007, pp. 97-120, p. 105.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 311

về kinh tế là cân bằng phát triển giữa các vùng, tận dụng tài
nguyên của khu vực để phát triển kinh tế trong nước1. GMS có
thể coi là một minh chứng cho thấy Trung Quốc sẵn sàng hợp
tác đa phương vì lợi ích quốc gia. Trung Quốc đã thực thi các
chính sách có tính mục tiêu rõ ràng thông qua hợp tác song
phương và đa phương cũng như sử dụng các thiết chế tài chính
quốc tế như Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) hay Ngân
hàng Thế giới (WB). Trung Quốc trở thành đối tác thương mại
hàng đầu, nhà đầu tư chính cho các nước Tiểu vùng sông
Mê Công và tìm cách chuyển đổi những mối quan hệ kinh tế
sang ảnh hưởng chính trị. Chính sách của Trung Quốc tại
Tiểu vùng sông Mê Công mang rõ tính thực dụng2. Tính thực
dụng đó được thể hiện bằng những lợi ích được Trung Quốc
tính toán rõ ràng trong quan hệ với các nước tiểu vùng thay
vì chú trọng đến phát triển bền vững. Ba nước Mianma, Lào và
Campuchia là những nước nhận được hỗ trợ ngoại giao và
thương mại lớn của Trung Quốc do nhiều yếu tố khác nhau,
từ lịch sử, vị trí địa lý cho đến các yếu tố đối ngoại. Ví dụ,
Trung Quốc chi trả 7,2 tỷ USD trong tổng số vốn đầu tư cho dự án
đường sắt xuyên biên giới nối Vientiane với các tỉnh biên giới
phía bắc Trung Quốc. Đồng thời, Bắc Kinh đầu tư không hoàn
lại 30 triệu USD để giúp Lào xây dựng 85 km đường cao tốc nằm
trong tổng dự án chung đường cao tốc Côn Minh - Bangkok3.
Thậm chí, hầu hết các đập thủy điện của Lào và Campuchia

1. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Phương Anh: “Chính sách của Trung
Quốc đối với tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hiện nay”, Tạp chí Lý luận
chính trị, 2018, số 10, tr. 97-103.
2. Y. Hidetaka: “The United States, China, and Geopolitics in the Mekong
region”, Asian Affairs: An American Review, 2015, pp. 173-194,.
3. Trương Minh Vũ: “Between system maker and privileges taker: the
role of China in the greater Mekong sub-region”, Revista Brasileira de Politica
Internacional, 2014, p. 163, 166.
312 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

được đầu tư bởi Trung Quốc1. Đến đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc
tham gia mạnh mẽ hơn trong GMS để mở rộng xuất khẩu
sang GMS, hỗ trợ các dự án phát triển của vùng, tạo đối trọng
cân bằng với vai trò của các cường quốc khác trong WB, ADB.
Mục tiêu mà Trung Quốc hướng tới là cạnh tranh trực tiếp với
ADB Nhật Bản để khẳng định quyền lực đầu tàu trong nền
kinh tế Đông Á, cụ thể là trong việc hình thành Cộng đồng
Kinh tế châu Á2. Thông qua ADB, năm 2005, Bắc Kinh thành lập
và đóng góp 20 triệu USD cho Quỹ giảm đói nghèo và hợp tác
khu vực. Đây là Quỹ quốc tế đầu tiên do Trung Quốc lập ra
nhằm hỗ trợ các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công. Quỹ đặt
trụ sở ở tỉnh Vân Nam. Bắc Kinh cũng tham gia phát triển
hành lang Bắc - Nam để nối Côn Minh với Bangkok và đóng
góp 30 triệu USD để hoàn thành 220 km đường cao tốc số 3,
đồng thời chuẩn bị phương án có các con đường khác đi qua
Mianma, Lào, Việt Nam3. Có thể thấy, đóng góp của Trung Quốc
đối với Tiểu vùng sông Mê Công hiển thị rõ qua những con
số đầu tư vào khu vực; và trong giai đoạn cuối thế kỷ XX,
đầu thế kỷ XXI, vai trò của Trung Quốc là nổi bật hơn hẳn so
với Mỹ. Ví dụ, từ năm 1994 đến 2007, ADB cung cấp 34,7%
tổng số vốn của 34 dự án thuộc GMS, trị giá 9,87 triệu USD, trong
đó Trung Quốc cung cấp đến 27,2% trong tổng số vốn. Cụ thể là
trong Kế hoạch phát triển GMS lần thứ hai (2008-2012), tỷ lệ
đóng góp của ADB giảm còn 22,1%, tương đương 15,45 triệu USD

1. Trương Minh Vũ: “Between system maker and privileges taker: the
role of China in the greater Mekong sub-region”, Ibid, p. 163-166.
2. Đào Việt Hưng: “Mục tiêu của Trung Quốc trong hợp tác GMS”, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, tháng 10/2018, tr. 41-50.
3. T.S. Lim: “China’s active role in the Greater Mekong Sub-region: a
win-win outcome?”, EAI Background Brief, 2008, No. 397, p. 41, https://research.
nus.edu.sg/eai/wp-content/uploads/sites/2/2017/11/BB397.pdf, truy cập ngày
25/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 313

trong 110 dự án khác nhau, nhưng đóng góp của Trung Quốc
lại tăng lên đến 32,2%1.
Nhật Bản và Trung Quốc chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá
trị FDI vào các nước Tiểu vùng sông Mê Công. Tuy nhiên, có thể
thấy FDI của Trung Quốc tập trung vào Campuchia, Mianma và
Lào trong khi hạn chế đầu tư vào GMS, Thái Lan hay Việt Nam.
Theo một chiều hướng khác, Nhật Bản đầu tư nhiều vào GMS,
Thái Lan và Việt Nam. Chính điều đó cho thấy xu hướng cạnh
tranh của các cường quốc và mục tiêu cụ thể của họ.
Tầm quan trọng của thị trường Trung Quốc đối với các
quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công có thể được nhìn nhận cụ thể
qua biểu đồ dưới đây.

Xuất khẩu của các nền kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công

Đơn vị: %

Nguồn: P. Srivastava, U. Kumar (ed.), Trade and trade facilitation in the


Greater Mekong Subregion, Australian AID, 2012, p. 20.

Theo như biểu đồ trên, thị trường Trung Quốc ngày càng
quan trọng đối với 5 quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công, giá trị

1. A. Suehiro, “Reosidering the Greater Mekong Subregion from the


viewpoint of China”, Gendai Chugoku Kenkyu Kyoten Kenkyu Siriizu, 3/2009, p. 36.
314 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

xuất khẩu năm 2000 tăng từ gần 6,3% lên đến 14% năm 2009,
trong khi vai trò của ASEAN và toàn bộ các nước khác trên thế giới
có suy giảm. Hơn nữa, chỉ riêng thị trường Trung Quốc đã chiếm
tới 14% giá trị xuất khẩu của CMLTV, càng cho thấy sự phụ thuộc
của các quốc gia này vào trao đổi thương mại với Trung Quốc.
Đáng chú ý là Trung Quốc không chỉ quan tâm trực tiếp đến
CLMTV mà còn thông qua ASEAN để có những tác động, hỗ trợ
đến khu vực này. Đây là một chính sách vô cùng hợp lý của chính
quyền Bắc Kinh vì họ không chỉ nhìn CLMTV trong thế đơn lẻ
mà đặt CLMTV trong khung cảnh rộng hơn của Đông Nam Á và
đánh giá sự hợp tác, vai trò của ASEAN như một yếu tố cần thiết.
Năm 1996, ASEAN thành lập Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế về hợp
tác phát triển lưu vực sông Mê Công (AMBDC) và Trung Quốc là
thành viên duy nhất ngoài khối. Qua AMBDC, Trung Quốc đã
khẳng định được vị thế, tầm ảnh hưởng đối với không chỉ CLMTV
mà còn toàn bộ Đông Nam Á. Trung Quốc là quốc gia hỗ trợ hàng
đầu cho dự án đường sắt Côn Minh - Xingapo; đầu tư 500 triệu USD
cho việc nghiên cứu và xây dựng các tuyến đường dài 225 km kết
nối Phnom Penh và Lộc Ninh1. Năm 2006, Trung Quốc thúc đẩy
sự ra đời của Diễn đàn Hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ (PBG), kêu gọi
Malaixia, Inđônêxia, Brunây, Xingapo và Philíppin tham gia cùng
Trung Quốc và Việt Nam trong việc phát triển giao thông vận tải
đường biển, mở rộng thương mại trong khu vực. Từ năm 2004,
Trung Quốc tổ chức Hội chợ thương mại Trung Quốc - ASEAN
thường niên, duy trì Hội nghị cấp cao về kinh tế và đầu tư
Trung Quốc - ASEAN. Năm 2010, Bắc Kinh lập Quỹ Hợp tác đầu tư
Trung Quốc - ASEAN với số vốn là 10 tỷ USD và Chương trình
cho vay Trung Quốc - ASEAN với số vốn là 15 tỷ USD. Có thể nói,

1. D. Hew: “Study to realign the AMDBC with the ASEAN economic


community”, Final Report, 2/2009, p. 12, http://www.asean.org/storage/images/
2012/Economic/IAI/Comm%20work/AMBDC%20Realignment%20Study.pdf,
truy cập ngày 25/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 315

với những dự án xây dựng hệ thống giao thông vận tải, cơ sở


hạ tầng, Trung Quốc đã thể hiện rõ tính thực dụng và hiệu quả
trong đầu tư, xây dựng ảnh hưởng trong khu vực. Tiểu vùng sông
Mê Công có thể coi là một trong những khu vực nghèo nhất của
thế giới và mục tiêu ban đầu của khu vực này là phát triển cơ sở
hạ tầng. Việc kết nối giao thông giữa Trung Quốc với các nước
không chỉ thúc đẩy phát triển của CLMTV mà còn giúp Trung Quốc
mở rộng ảnh hưởng trực tiếp xuống phía nam. Thương mại giữa
Trung Quốc với 4 nước Campuchia, Lào, Mianma và Việt Nam
tăng từ 11,4 tỷ USD năm 2006 lên 60,9 tỷ năm 20131. Thậm chí,
thông qua những ảnh hưởng kinh tế, Trung Quốc đã có được
tiếng nói đồng thuận về chính trị với một số quốc gia Tiểu vùng
sông Mê Công. Năm 2011, trong khi hầu hết các nước Đông Nam Á
bày tỏ lo ngại về vấn đề an ninh Biển Đông, Campuchia và Mianma
đã không thể hiện sự ủng hộ với ASEAN. Năm 2012, khi Việt Nam
và Philíppin muốn Trung Quốc tôn trọng vùng chủ quyền kinh tế
của các nước ở Biển Đông thì Campuchia lại cho rằng những
điều đó có thể làm căng thẳng mối quan hệ với Trung Quốc.
Rõ ràng, Trung Quốc đã phần nào đạt được mục tiêu ảnh hưởng
trong khu vực thông qua đầu tư về cơ sở hạ tầng.
Tuy nhiên, cho đến năm 2009, Trung Quốc vẫn thiếu những
sáng kiến mang tính khu vực để có thể áp đặt ảnh hưởng đến Tiểu
vùng sông Mê Công. Trung Quốc đã gạt bỏ khuôn khổ quản trị
sông Mê Công và thay bằng Hợp tác Mê Công - Lan Thương (MLC)
năm 2016, xem nhẹ vai trò của Ủy hội sông Mê Công (MRC) và các
thỏa thuận trong khuôn khổ hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công
vốn được ký kết từ cuối thế kỷ XX. Cụ thể, năm 2014, theo gợi ý
từ phía Thái Lan, Trung Quốc tuyên bố dự kiến thành lập Hợp
tác Mê Công - Lan Thương tại Hội nghị ASEAN lần thứ 17 được
tổ chức tại Mianma. Ngày 23/3/2016, dưới sự đồng chủ tọa của

1. ASEAN: ASEAN Statistical Yearbook 2014, pp. 69, 74.


316 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thủ tướng Quốc vụ viện Trung Quốc Lý Khắc Cường và Thủ


tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, các nước MLC đã ký tuyên
bố chung của cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên giữa lãnh đạo các
nước trong Hợp tác Mê Công - Lan Thương, đề ra 78 dự án hạ
tầng cơ sở. Trong đó, Trung Quốc cam kết cho MLC vay 1,5 tỷ USD
lãi suất thấp và 10 tỷ USD lãi suất thị trường để hiện thực hóa
việc hợp tác1. Riêng năm 2016, Trung Quốc đã cam kết dành 300
triệu USD trong khuôn khổ cơ chế Hợp tác Mê Công - Lan Thương
để hỗ trợ các dự án hợp tác vừa và nhỏ do 6 nước lưu vực sông
đề xuất2. MLC có quy mô lớn hơn so với Ủy hội sông Mê Công
(MRC) (diện tích khoảng 475 km2, dài 4.900 km từ cao nguyên
Tây Tạng đến vùng cửa sông đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam)
và xử lý nhiều vấn đề hơn liên quan đến chính trị, an ninh, sức khỏe,
giáo dục, hạ tầng và phát triển bền vững trong khu vực. Do đó,
Hợp tác Mê Công - Lan Thương đã giải quyết những vấn đề mà các
tổ chức trước đó chưa giải quyết được như việc Trung Quốc chỉ là
quan sát viên của MRC, hay GMS thiên về hợp tác kinh tế nhưng
thiếu đi yếu tố chính trị và xã hội3. MLC có 5 vấn đề ưu tiên hàng
đầu là năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế xuyên biên giới, quản
lý nguồn nước, giảm nghèo đói trong khu vực và tính kết nối4.

1. Phạm Phan Long: Phân tích chiến lược Trung Quốc về Hợp tác Lan
Thương - Mê Công: Thực thi phát triển bền vững hay chiếm lĩnh ảnh hưởng,
http://www.vncold.vn/Modules/CMS/Upload/10/PhatTrienNuoc/180502/
PTChienLuocTQ.pdf.
2. Hà Linh: Sông Mê Công: Chiến tuyến mới trong đối đầu Mỹ - Trung Quốc,
https://baoquocte.vn/song-Mekong-chien-tuyen-moi-trong-doi-dau-my-
trung-quoc-121468.html, truy cập ngày 22/6/2021; “China and Thailand
sign the MoU on Langcang-Mekong cooperation special fund projects”,
http://www.chinaembassy.or.th/eng/ztgx/t1604490.htm, truy cập ngày 22/6/2021.
3. L. Guangsheng: “China seeks to improve Mekong sub-regional cooperation:
causes and policies”, Policy report, RSIS, 2016, pp. 4-5.
4. V. Brilingaite: “China’s transboundary river governance: the case of the
Lancang-Mekong River”, Master’s Programme in Asian Studies, Lund University,
2017, pp. 15-16.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 317

Có thể nói, quản lý nguồn nước là một vấn đề vô cùng quan


trọng đối với Tiểu vùng sông Mê Công khi các nước trong vùng
chiếm tới 15% tổng sản lượng gạo thế giới hằng năm. Việc giữ
gìn hòa bình trong khu vực cũng là một mục tiêu quan trọng
của MLC. Như vậy, thông qua MLC, Trung Quốc đang tìm
cách thay thế các tổ chức, cơ chế hợp tác cũ để định hình một
sân chơi mới do Trung Quốc khởi xướng và có quyền lực lớn,
có khả năng kiểm soát hơn.
Thông qua MLC, Trung Quốc có được 2 thuận lợi rất lớn
trong việc khống chế và tạo ảnh hưởng lên Tiểu vùng sông
Mê Công. Thứ nhất, là cách thức để giao lưu, kết nối các nước
lưu vực sông Mê Công theo những vấn đề có liên quan trực
tiếp đến sự phát triển và an ninh của Trung Quốc; và những
điều này hoàn toàn độc lập với ADB cũng như các cường quốc
phương Tây vốn đang tạo ảnh hưởng lên khu vực1. Thứ hai, MLC
thể hiện rõ chính sách mở rộng ra bên ngoài của Trung Quốc,
đặc biệt trong việc phát triển kinh tế theo Sáng kiến “Vành đai
và Con đường”, tức là đưa các nước Tiểu vùng sông Mê Công
vào trong chuỗi ảnh hưởng của Trung Quốc2. Tuy nhiên, trong
kế hoạch hành động mà Trung Quốc đưa ra không thực sự
nhấn mạnh và giải thích rõ việc “hợp tác” giữa các nước là như
thế nào. Tác giả McPherson chỉ ra rằng, từ “hợp tác” xuất hiện
98 lần trong 94 trang của bản kế hoạch, nhưng không nêu
chi tiết yêu cầu cụ thể ra sao, hợp tác như thế nào, với ai, ở đâu,

1. S. Zhou: A strategic vision of the Lancang-Mekong Cooperation Mechanism,


Crossroad: South East Asia, 01/2018.
2. A. Bruce-Lockhart: China’s $900 billion New Silk Road. What you need to
know, World Economic Forum, 26/6/2017; Truong Minh Vu & M. Mayer,
“Hydropower infrastructure and regional order making in the Sub-Mekong
Basin”, Revista Brasileira de Politica Internacional, 2018; K.H. Tan: “Tighter
Belts, Fewer Roads: Challenges to China’s Belt and Road Initiative”, Master
Thesis, Harvard University, 2019.
318 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

khi nào, theo mô hình nào và cũng không có những hướng dẫn
cụ thể cho việc này1.
Khi mà khoảng cách giữa Trung Quốc và các nước Tiểu vùng
sông Mê Công ngày càng lớn, ảnh hưởng của chính sách thúc đẩy
quan hệ chính trị bằng cách hợp tác kinh tế của Trung Quốc tại Tiểu
vùng sông Mê Công đã không hiệu quả như trước. Trung Quốc
buộc phải tìm kiếm những cách thức khác để đạt được mục tiêu
ảnh hưởng của mình. Thứ nhất, tận dụng tác động của thuế quan
thấp để thúc đẩy hơn nữa hợp tác kinh tế giữa Trung Quốc và
tiểu vùng. Tháng 01/2015, Trung Quốc cùng 3 nước Đông Dương
và Mianma đã thống nhất mức thuế quan 0%, cho phép thúc đẩy
các hoạt động trao đổi thương mại giữa các bên. Rõ ràng, trong
những năm đầu thập niên 2010, đầu tư của Trung Quốc vào khu
vực tăng dần và trở thành một nguồn đầu tư quan trọng của các
nước CLMTV. Thứ hai, những vấn đề an ninh phi truyền thống
ngày càng thúc đẩy Trung Quốc mở rộng hợp tác về chính trị,
an ninh và xã hội với Tiểu vùng sông Mê Công. Thực tế là mối
quan hệ đôi bên trong hơn 20 năm chủ yếu thiên về kinh tế và
vẫn còn đó nhiều nghi ngại về chính trị. Trong khi đó, vấn đề
xã hội vẫn rất nan giải với câu chuyện vận chuyển ma túy, lao
động di cư, buôn lậu và cờ bạc xuyên biên giới. Cả GMS và MRC
đều chưa đạt được những thành tựu nhất định trong các lĩnh
vực kể trên nên Trung Quốc cần thay đổi cách tiếp cận sau khi
thực hiện Sáng kiến “Vành đai và Con đường”. Thứ ba, Trung Quốc
muốn xây dựng một vai trò toàn diện hơn trong hợp tác khu
vực với những dự án hiệu quả để khẳng định vị thế cường quốc
có thể quyết định các vấn đề lớn trong khu vực và quốc tế2.

1. M.F. McPherson: China’s role in promoting transboundary resource


management in the greater Mekong Basin (GMB), ASH center for Democratic
Governance and Innovation, Harvard Kennedy School, 2020, p. 8.
2. L. Guangsheng: “China seeks to improve Mekong sub-regional cooperation:
causes and policies”, Policy report, Ibid, 2016, pp. 4-6.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 319

Trong nghiên cứu mới nhất của các học giả từ ISEAS, Trung Quốc
được đánh giá là động lực hàng đầu trong việc cạnh tranh và
phát triển ở Tiểu vùng sông Mê Công khi quốc gia này vẫn
luôn duy trì vị thế đối tác thương mại và đầu tư hàng đầu đối
với các quốc gia trong tiểu vùng, trong khi mâu thuẫn về chính
trị rất hạn chế1. Đặc biệt, hiện nay, các nước Đông Nam Á lục
địa lại là một phần của Hành lang kinh tế bán đảo Trung Quốc -
Đông Dương thuộc dự án BRI. Các dự án tiêu biểu như đường
sắt cao tốc Côn Minh - Vientiane, đường sắt cao tốc Thái Lan -
Trung Quốc, cảng biển Kyaukpau ở Mianma và nhiều dự án
khác ở Campuchia đã thúc đẩy mạnh mẽ sự hiện diện của
Trung Quốc tại Tiểu vùng sông Mê Công.
Một trong những mục tiêu quan trọng của Trung Quốc
đối với vấn đề sông Mê Công là xây dựng các đập thủy điện
để góp phần phát triển kinh tế và dự trữ nguồn nước. Với việc
xây dựng các con đập, Trung Quốc đang tìm cách phát triển
kinh tế các khu vực dọc theo lưu vực sông, đặc biệt là với chiến
lược phát triển phía tây Trung Quốc từ năm 2000. Mục tiêu
chính của các kế hoạch đó là xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao
và bảo vệ môi trường, giảm thiểu việc mất nước và xói mòn,
phát triển nông nghiệp và canh tác ở vùng nông thôn. Quan
trọng hơn, nó tạo ra nguồn năng lượng khổng lồ cho việc phát
triển kinh tế và thông thương của Trung Quốc với khu vực2.
Với việc hoàn thành 11 con đập trên thượng nguồn và một
số con đập khác vẫn đang tiếp tục xây dựng, Trung Quốc đã
chiếm được vị thế ảnh hưởng hàng đầu vốn thuộc Nhật Bản tại
Tiểu vùng sông Mê Công và khiến các nước khác phải chấp nhận

1. ASEAB Secretariat: ASEAN Statistical Yearbook 2018, Jakarta, 2018, p. 78,


https://asean.org/stora ge/2018/12/asyb-2018.pdf.
2. C. Middleton & J. Allouche: “Watershed or Powershed? Critical
Hydro-politics, China and the “Langcang-Mekong Cooperation Framework”,
The International Spectator, 2016, pp. 100-117.
320 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

một thế đã rồi. Các con đập đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến
nguồn nước, đến hoạt động sản xuất của các quốc gia Tiểu
vùng sông Mê Công, bao gồm nghề đánh bắt cá, nông nghiệp,
vấn đề môi trường. Ví dụ, trong 2 năm 2019 và 2020, sản xuất
gạo của cả Việt Nam và Thái Lan đều suy giảm nghiêm trọng
do hệ quả của việc thiếu nước và phù sa, vùng đồng bằng khô
hạn, nước mặn xâm nhập1. Năm 2020, phù sa của sông Mê Công
chảy về Việt Nam chỉ bằng 1/3 so với lượng phù sa được
bồi đắp năm 20072. Dự đoán đến năm 2042, các nước CLMTV
sẽ mất khoảng 16 tỷ USD trong ngành thủy sản do hệ quả
từ các con đập của Trung Quốc 3. Rõ ràng, Trung Quốc đang
nắm những lợi thế vô cùng lớn về địa lý trong quan hệ với các
nước Tiểu vùng sông Mê Công khi là cường quốc nằm ở
thượng lưu dòng sông, có khả năng khống chế dòng chảy và từ
đó kiểm soát các nước ở hạ lưu, vốn có nền kinh tế kém phát
triển hơn. Những chính sách đó của Trung Quốc buộc các nước
Tiểu vùng sông Mê Công phải tính đến phương án phụ thuộc
vào Trung Quốc hơn vì các nước đang bị chi phối nguồn nước.
Mỹ chỉ trích việc các đập thủy điện của Trung Quốc đều trữ
nước trong mùa khô năm 2019 là có động cơ chính trị và thiếu
thiện chí4.

1. T. Onishi & M. Kishimoto: Rice prices hit 6-year high as Thailand and
Vietnam face drought, Nikkei Asia, 31/3/2020, https://asia.nikkei.com/Business/
Markets/Commodities/Rice-prices-hit-6-year-high-as-Thailand-and-Vietnam-
face-drought, truy cập ngày 23/6/2021.
2. Short Technical Note: Mekong Sediment from the Mekong River Commission
Study, p. 8, https://www.mrcmekong.org/assets/Publications/mekong-
sediment-from-the-MRC-Council-Study-Technicalnotedocx.pdf?fbclid=IwAR
3TpJFwrE_8UT3K6tkiWgFQsRVcYRprMjtOjL8h_EfEibm5uBJL1n9dsa, truy
cập ngày 22/6/2021.
3. Mekong River Commission: The Council Study, p. 7.
4. Hà Linh: “Sông Mê Công: Chiến tuyến mới trong đối đầu Mỹ -
Trung Quốc”, Tlđd, p. 2.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 321

Trung Quốc không chỉ xây dựng 11 con đập ở thượng


nguồn để kiểm soát nguồn nước mà còn đầu tư một nửa trong
số 60 con đập lớn, nhỏ của Lào trên dòng Mê Công và khiến nợ
của quốc gia này năm 2019 lên tới 17 tỷ USD, gần tương đương
với GDP toàn quốc1. Năm 2020, số nợ của các công ty điện thuộc
nhà nước của Lào là 8 tỷ USD, bằng gần 50% GDP. Tháng 9/2020,
Lào thành lập một công ty về chuyển giao năng lượng điện,
nhưng 90% cổ phần của công ty thuộc về công ty nhà nước
Trung Quốc có tên là China Southern Power Grid Co.Ltd, càng
chứng tỏ bẫy nợ của Trung Quốc đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến Lào. Điều đó phản ánh sự lệ thuộc mạnh mẽ của những
thành viên Tiểu vùng sông Mê Công vào Trung Quốc và các
nước đang rơi vào bẫy nợ. Ở Campuchia, Trung Quốc cũng là
nhà đầu tư chính cho việc xây dựng các con đập thủy điện. Đập
hạ lưu sông Sesan 2 không chỉ tác động về môi trường mà còn
làm sụt giảm nghiêm trọng hoạt động nuôi trồng và đánh bắt
thủy hải sản tại đây. Ước tính có khoảng 80.000 người sống
phía trên đập Sesan 2 sẽ bị mất đi nguồn thu nhập từ công việc
truyền thống của họ2. Một nghiên cứu năm 2012 chỉ ra rằng, có
hơn 100 loài cá ở sông Mê Công đã chịu tác động trực tiếp từ
việc xây dựng đập Sesan 2.
Trong bối cảnh hiện nay, Trung Quốc đẩy mạnh hơn nữa
những ảnh hưởng trong khu vực. Trong Hội nghị cấp cao MLC
lần thứ ba tháng 8/2020, Trung Quốc cam kết chia sẻ vắc xin và

1. M. Hiebert: “Upstream Dams threaten the economy and the security of


the Mekong Region”, ISEAS Perspective, 2021, No. 34, p. 2.
2. Soth Koemseum: “Lower Sesan II Dam Opens”, Phnom Penh Post, 18/12/2018,
https://www.phnompenhpost.com/national/lower-sesan-ii-dam-opens,
truy cập ngày 23/6/2021; P. Seangly & D. Chen: Sesean Dam Online, while
PM dimisses environmental concerns, https://www.phnompenhpost.com/
national/sesan-dam-goes-online-while-pm-dismisses-environmental-concerns,
truy cập ngày 23/6/2021.
322 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

chuyên gia phòng chống COVID-19 cho các nước CLMTV, biến
đây thành một công cụ chính trị quan trọng, tiềm năng để khống
chế khu vực sau chính sách “ngoại giao khẩu trang”, vốn được
thực hiện từ giữa năm 2020 1. Sau đó, Trung Quốc cũng đề
nghị chia sẻ dữ liệu thủy văn với các nước CLMTV và buộc các
nước phải tuân theo những đề nghị của mình. Elliot Brennan,
chuyên gia nghiên cứu tại Viện An ninh và phát triển chính
sách (Bangkok) cho rằng, “Trung Quốc vẫn chưa sử dụng toàn
bộ ảnh hưởng tuyệt đối, nhưng nếu thực thi, Bắc Kinh có đủ
sức mạnh tạo ra nạn đói và bất ổn dân sự. Ảnh hưởng ngày một
lớn của Trung Quốc trên hệ thống sông này, thông qua các đập
thủy điện ở thượng nguồn và các dự án liên doanh xây dựng
đập thủy điện ở hạ nguồn sông Mê Công là một nửa trong cái
gọi là chiến lược lát cắt salami ở Đông Nam Á”2.

3. Mỹ
Từ giữa thế kỷ XX, Mỹ đã quan tâm và có những động
thái hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia lưu vực sông Mê Công.
Năm 1957, Mỹ tích cực tham gia việc sáng lập Ủy ban Mê Công,
tiền thân của Ủy hội sông Mê Công năm 1992. Tuy nhiên, Mỹ
mất dần ảnh hưởng ở Tiểu vùng sông Mê Công và phải đến đầu
thế kỷ XXI, Mỹ mới có những động thái rõ ràng về việc quay trở
lại khu vực này. Tháng 7/2009, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton
tham gia một loạt các cuộc họp của ASEAN về các vấn đề liên
quan đến dòng sông này và nhấn mạnh rằng, việc tổ chức các
cuộc họp cấp bộ trưởng giữa Mỹ với các nước Đông Dương và

1. Đỗ Đặng Nhật Huy (dịch): Cạnh tranh Mỹ - Trung tại khu vực Mê Công,
http://nghien-cuuquocte.org/2020/12/09/canh-tranh-my-trung-tai-khu-vuc-
Mekong/, truy cập ngày 22/6/2021.
2. Mỹ Anh (dịch): Sông Mê Công trong các tính toán địa chính trị của Trung Quốc,
http://nghiencuubiendong.vn/tin-quoc-te-tong-hop/7045-song-Mekong-
trong-cac-tinh-toan-a-chinh-tr-ca-trung-quc, truy cập ngày 20/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 323

Thái Lan là cơ sở quan trọng để tiến hành hợp tác giữa các bên1.
Các nước đã thống nhất hợp tác dưới tên gọi Sáng kiến Hạ lưu
sông Mê Công (LMI) với 4 trụ cột cơ bản là: môi trường, sức
khỏe, giáo dục và phát triển cơ sở hạ tầng. Các hội nghị của
LMI nhanh chóng được tổ chức vào tháng 7/2010, tháng 10/2010
và tháng 7/2011. Đến năm 2012, H.Clinton đã đề ra một kế
hoạch mới mang tên Sáng kiến Hạ lưu sông Mê Công 2020
nhằm thúc đẩy hàng loạt các hợp tác song phương, đa phương
trong tổng thể chung là Sáng kiến hợp tác chiến lược châu Á -
Thái Bình Dương (APSEI). Kế hoạch này tập trung vào hợp tác
an ninh khu vực, phát triển dân chủ, giải quyết những mối đe
dọa xuyên quốc gia và kết nối kinh tế. Đồng thời, một gói đầu
tư trị giá 50 triệu USD đã được triển khai để giúp giải quyết
những thách thức hiện tại của bốn nước Lào, Campuchia, Việt
Nam và Thái Lan. Có thể thấy, đó là những động thái rõ ràng
từ phía Mỹ để tái lập ảnh hưởng đến Đông Nam Á nói chung,
Tiểu vùng sông Mê Công nói riêng trong bối cảnh Trung Quốc
đang đẩy mạnh các hoạt động xây dựng đập thủy điện, gia
tăng ảnh hưởng trong khu vực.
Ngoài ra, Mỹ còn hai cam kết khác đối với khu vực Mê Công:
Thứ nhất là Hội nghị Bộ trưởng Những người bạn của Hạ nguồn
sông Mê Công (FLM), tên gọi cũ của Hội nghị Bộ trưởng Những
người bạn của Mê Công (FOM). Cuộc gặp gỡ cấp bộ trưởng
được tổ chức đầu tiên vào tháng 7/2011, bao gồm các quan chức
cấp cao của Ôxtrâylia, Nhật Bản, Hàn Quốc, Niu Dilân, đại diện
EU, ADB và WB. Mục tiêu của FOM là thúc đẩy hợp tác chính
sách giữa các quốc gia trong khu vực Mê Công và các đại diện
quốc tế để nâng cao chất lượng, hiệu quả chính sách, xóa bỏ

1. Y. Wanli: “America’s return to Asia: both a challenge and an opportunity


for China”, in M. Borthwick & T. Yamamoto (eds.): A Pacific Nation: Perspectives
on the US role in an East Asia Community, Tokyo, 2011, p. 157.
324 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

khoảng cách trong các chương trình và nguồn lực. Các diễn đàn
tư vấn đã được tổ chức để hỗ trợ sự phát triển của các quốc gia
trong khu vực. Thứ hai là Biên bản ghi nhớ giữa Ủy hội sông
Mê Công và Ủy hội sông Mississippi được ký vào tháng 7/2020.
Biên bản này có mục đích là tiến hành các trao đổi chuyên gia,
chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn trong việc quản lý nguồn nước,
xem xét ảnh hưởng của thủy điện, an ninh lương thực và nhiều
vấn đề khác1. Tại Hội nghị LMI lần thứ năm năm 2012, Mỹ cam
kết tài trợ hơn 1 triệu USD trong vòng ba năm cho việc nghiên
cứu liên quan đến quản lý nguồn nước và phát triển của MRC,
đồng thời cung cấp gói 2 triệu USD cho chương trình hỗ trợ
ngư dân MRC2. Có thể nói, những hỗ trợ của Mỹ cho khu vực
Tiểu vùng sông Mê Công hướng đến cải thiện sinh kế, tập
trung vào những thách thức cơ bản mà người dân phải đối
mặt trong môi trường xuyên biên giới, tìm kiếm một hiểu biết
chung về những thách thức này. Nhìn rộng hơn, các chính sách
đối với CLMTV nằm trong tổng thể chính sách xoay trục, tái
cân bằng ở châu Á đầu thập niên 2010 của Mỹ, nhằm kiềm
chế với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Năm 2009, Ngoại trưởng
H. Clinton phát biểu: “Nước Mỹ đang quay lại Đông Nam Á.
Tổng thống Obama và tôi tin tưởng rằng khu vực này là vô cùng
quan trọng trong sự phát triển, hòa bình và thịnh vượng toàn
cầu và chúng tôi hoàn toàn tham gia với các đối tác của chúng
tôi ở ASEAN trên những lĩnh vực rộng lớn với những thách
thức mang tính toàn cầu, từ an ninh khu vực đến an ninh toàn
cầu, cho đến khủng hoảng kinh tế, vấn đề nhân quyền và biến
đổi khí hậu”3.

1. Joint Statement of the Second US-Lower Mekong Ministerial Meeting.


2. Statement on the fifth Lower Mekong Initiative Ministerial Meeting.
3. Press Availability at the ASEAN Summit, Hillary Clinton, Secretary of
State, 22/7/2009.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 325

Từ năm 2009 đến 2019, Mỹ cung cấp hơn 3 tỷ USD hỗ trợ các
nước thuộc khu vực Tiểu vùng sông Mê Công. Đầu tư trực tiếp từ
Mỹ trong khu vực đạt 17 tỷ USD vào năm 2017, tăng 10 tỷ USD
so với cách đó một thập niên. Thương mại hai chiều đạt mức
109 tỷ USD năm 20181. Thái Lan là đồng minh lâu đời nhất của
Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương. Quan hệ giữa Mỹ với Việt Nam
cũng ngày càng trở nên quan trọng hơn về mặt chiến lược tại
Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ lần thứ nhất
diễn ra ngày 11/9/2020, Mỹ thông báo dành 153,6 triệu USD cho
các dự án hợp tác tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Công.
Để thúc đẩy hợp tác với CLMTV, Mỹ vẫn rất coi trọng
phát triển đồng thời quan hệ song phương lẫn khu vực. Mỹ
ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế các nước
Tiểu vùng sông Mê Công, nhất là Thái Lan và Việt Nam. Từ
năm 2011-2018, xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ tăng trưởng
gấp gần 3 lần, từ gần 20 tỷ USD lên 50,5 tỷ USD, cho thấy một
sự thay đổi mạnh mẽ của mối quan hệ thương mại giữa hai
nước. Việt Nam cũng trở thành bạn hàng lớn thứ 17 của Mỹ,
trong khi Thái Lan đứng thứ 20.
Năm 2018, Mỹ đề ra Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình
Dương tự do và rộng mở (FOIP), thông qua LMI để tái kết nối
và thâm nhập khu vực Tiểu vùng sông Mê Công. Trước đó,
năm 2017, trong Hội nghị bộ trưởng LMI lần thứ 10, Mỹ đề xuất
Sáng kiến Dữ liệu thủy văn Mê Công. Tại Hội nghị LMI lần
thứ 11, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo tái khẳng định LMI là
chìa khóa cho việc thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế và phát
triển bền vững, ổn định chính phủ2. Pompeo đã phê phán những

1. http://vn.usembassy.gov.
2. Lower Mekong Initiative, “11 th LMI Ministerial Joint Statement”,
https://Mekong us partner ship.org/2018/08/04/11th-lmi-ministerial-joint-statement/,
truy cập ngày 25/6/2021.
326 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Xuất khẩu của CLMTV sang Mỹ


giai đoạn 2011 - 2018

Đơn vị: tỷ USD

Nguồn: B. Eyler (et all): “The Mekong matters for America, America
matters for the Mekong”, East-West center, Stimson, 2020, p. 7.

ảnh hưởng tiêu cực trong chính sách về xây dựng kết cấu hạ
tầng ở khu vực Mê Công của Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề
môi trường và quản lý nguồn nước. Mỹ cam kết cung cấp gói
hỗ trợ 45 triệu USD cho các dự án LMI để nâng cao chất lượng
cuộc sống, bao gồm giáo dục, dạy tiếng Anh, làm sạch nước
uống, cải thiện điều kiện vệ sinh, nâng cao kết cấu hạ tầng và
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 327

môi trường bền vững1. Đến năm 2019, Mỹ tiếp tục đưa ra đề
nghị một khoản hỗ trợ 15.000 USD cho mỗi dự án nghiên cứu
liên quan đến khu vực Tiểu vùng sông Mê Công2. Một khoản
đầu tư khác trị giá 14 triệu USD cho truy bắt tội phạm xuyên
quốc gia, duy trì ổn định xuyên biên giới, chia sẻ thông tin
thủy văn và những chương trình khác của LMI cũng được cam
kết giải ngân3. Tổng cộng hơn 10 năm khởi động Chương trình
Hành động Hạ lưu sông Mê Công, Mỹ đã đầu tư trực tiếp
120 triệu USD cho khu vực này. Từ năm 2009 đến 2020, Cơ quan
Phát triển quốc tế Mỹ (USAID) đã cung cấp gần 3,5 tỷ USD
cho việc hỗ trợ 5 nước Tiểu vùng sông Mê Công4, trong đó,
1,2 tỷ cho các chương trình sức khỏe, 734 triệu USD cho mục
tiêu phát triển kinh tế, 616 triệu USD cho duy trì hòa bình và
an ninh khu vực, 527 triệu USD cho vấn đề nhân quyền và
chính phủ, 175 triệu USD cho giáo dục và các dịch vụ xã hội
và 165 triệu USD cho việc hỗ trợ các vấn đề nhân đạo trong thiên
tai5 . Trong gần 10 năm, Mỹ đã đưa ra nhiều sáng kiến khác
nhau dành cho Tiểu vùng sông Mê Công với mục tiêu đa dạng
để phát triển kinh tế bền vững và tăng cường tính kết nối

1. US Embassy & Consulate in Thailand: Strengthening the US - Mekong


Partnership, usembassy.gov, truy cập ngày 25/6/2021.
2. LMI: LMI Annual Scientific Symposium, https://Mekonguspartner
ship.org/2019/12/23/lmi-annual-scientific-symposium, truy cập ngày
25/6/2021.
3. M. Pompeo: Opening Remarks at the Lower Mekong Initiative Ministerial,
https://asean.usmission.gov/opening-remarks-at-the-lower-Mekong-initiative-
ministerial, truy cập ngày 25/6/2021.
4. US Mission to ASEAN: Strengthening the US - Mekong partnership,
https://asean.usmission.gov/strengthening-the-u-s-Mekong-partnership/, truy
cập ngày 24/6/2021.
5. Launch of the Mekong-US Partnership: Expanding US Engagement with the
Mekong Region, https://asean.usmission.gov/launch-of-the-Mekong-u-s-
partnership-expanding-u-s-engagement-with-the-Mekong-region, truy cập
ngày 19/6/2021.
328 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

hợp tác. Cụ thể, giai đoạn 2012-2015, Mê Công đón nhận 2 sáng
kiến là: Sáng kiến Liên kết chiến lược châu Á - Thái Bình Dương
(APSEI), cam kết cung cấp 50 triệu USD để hỗ trợ LMI 1 và
Sáng kiến Kết nối Mê Công trị giá 50 triệu USD2. Giai đoạn
2014-2019 là Dự án Kết nối Mê Công thông qua giáo dục và
đào tạo của Cơ quan Phát triển Hoa Kỳ (USAID COMET), trị giá
12,3 triệu USD3. Giai đoạn 2016-2021 là Dự án Chống nạn buôn
người qua đường biển (CTIP), trị giá 35 triệu USD4; và Dự án
Hỗ trợ quyền lực sạch ở châu Á, trị giá 16,3 triệu USD 5. Từ
năm 2018, một loạt dự án, sáng kiến khác được triển khai khi
Mỹ thể hiện rõ tham vọng muốn tạo lập ảnh hưởng mạnh mẽ
hơn tại khu vực: Dự án Đầu tư xanh châu Á trị giá 19 triệu USD6,
Sáng kiến Kết nối Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương trị giá
600 triệu USD7, Đối tác thành phố thông minh Mỹ - ASEAN
trị giá 10 triệu USD8, Đối tác Kết nối điện tử và an ninh mạng
trị giá 25 triệu USD9, Dự án Thúc đẩy phát triển và tăng trưởng

1. https://2009-2017.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/07/194960.htm, truy cập ngày


25/6/2021.
2. https://2009-2017.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/11/200891.htm, truy cập ngày
25/6/2021.
3. https://www.usaid.gov/asia-regional/fact-sheets/connecting-Mekong-
through-education-and-training, truy cập ngày 25/6/2021.
4. https://www.usaid.gov/asia-regional/fact-sheets/usaid-asia-counter-
trafficking-persons, truy cập ngày 25/6/2021.
5. https://2012-2017.usaid.gov/asia-regional/fact-sheets/usaid-clean-
power-asia, truy cập ngày 25/6/ 2021.
6. https://2012-2017.usaid.gov/asia-regional/fact-sheets/usaid-green-
invest-asia, truy cập ngày 25/6/ 2021.
7. https://vn.usembassy.gov/fact-sheet-indo-pacific-transparency-
initiative, truy cập ngày 25/6/2021.
8. https://www.voanews.com/east-asia-pacific/pence-announces-us-
asean-smart-cities-partnership, truy cập ngày 25/6/2021.
9. https://www.usaid.gov/sites/default/files/documents/1861/USAID_DCCP_
Fact_Sheet_080719f.pdf, truy cập ngày 25/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 329

châu Á trong ngành năng lượng với đầu tư là 250 triệu USD1,
Cơ sở hạ tầng thông minh cho Mê Công trị giá 30 triệu USD2.
Từ năm 2019 có Dự án Đối tác quyền lực Mỹ - Nhật Bản -
Mê Công với tổng đầu tư là 29,5 triệu USD3. Trong vòng 11 năm
triểm khai LMI (2009 - 2020), Mỹ đã đầu tư cho khu vực Mê Công
3,5 tỷ USD hỗ trợ phát triển, đầu tư trực tiếp đạt 17 tỷ USD
(tính đến 2017), tổng kim ngạch thương mại hai chiều Mỹ -
Mê Công đạt 116,6 tỷ USD4.

Hỗ trợ của Mỹ đối với Tiểu vùng sông Mê Công năm 2018

Nguồn: B. Eyler (et all), “The Mekong matters for America, America
matters for the Mekong”, East-West center, Stimson, 2020, p. 18, https://www.
eastwestcenter.org, truy cập ngày 25/6/2021.

1. https://www.trade.gov/asia-edge, truy cập ngày 25/6/2021.


2. https://www.usaid.gov/asia-regional/fact-sheets/smart-infrastructure-
Mekong, truy cập ngày 25/6/ 2021.
3 . https://mm.usembassy.gov/joint-statement-on-the-japan-united-states-
Mekong-power-partnership-jumpp, truy cập ngày 25/6/2021.
4. Bùi Thanh Tuấn: “Quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ: nền tảng và hướng
phát triển đối với Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Cộng sản, 2021, tr. 100-101.
330 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Hợp tác Mỹ - Tiểu vùng sông Mê Công ngày càng gặt hái
được nhiều kết quả trên các phương diện khác nhau. Về trao đổi
giáo dục, văn hóa, trong năm 2018-2019 có đến hơn 33.000 sinh
viên từ CLMTV đi du học tại Mỹ, trong đó có 24.000 sinh viên
Việt Nam 1 . Ngược lại, số sinh viên Mỹ theo học tại 5 nước
Tiểu vùng sông Mê Công cũng có những tăng trưởng đáng
lưu ý trong giai đoạn 2007-2018 và đạt con số 4.164 sinh viên
năm học 2017-2018. Trong đó, 55% số sinh viên đến Thái Lan và
Việt Nam2. Về thương mại, năm 2018, tổng giá trị thương mại
giữa Mỹ với 5 nước đạt 109 tỷ USD3, năm 2019 đạt 117 tỷ USD,
trong đó hai nước Việt Nam và Thái Lan nằm trong top 20 đối
tác thương mại hàng đầu của Mỹ. Có khoảng 1.000 công ty
tư nhân của Mỹ hoạt động trong khu vực Tiểu vùng sông
Mê Công, trong đó 501 công ty ở Thái Lan, 309 ở Việt Nam, 36 ở
Campuchia, 19 ở Mianma và 11 ở Lào4. Đầu tư trực tiếp vào
Việt Nam và Campuchia tăng 10% trong những năm gần đây
và đầu tư vào Thái Lan vẫn duy trì ở mức độ cao. Ở tầm khu vực,
có tới 61% số doanh nghiệp Mỹ đánh giá rằng Đông Nam Á có
thể cung cấp những cơ hội phát triển mạnh mẽ và là lợi thế lớn
cho các công ty Mỹ với môi trường kinh doanh đầy năng động,

1. https://www.eastwestcenter.org/news-center/east-west-wire/the-us-
and-the-Mekong-region-cooperation-sustainable-and-inclusive, truy cập ngày
20/6/2021.
2. B. Eyler (et all): “The Mekong matters for America, America matters for
the Mekong”, East-West center, Stimson, 2020, p. 19, https://www.eastwestcenter.
org/system/tdf/private/2020_Mekong_matters_for_america.pdf?file=1&type=
node&id=37490, truy cập ngày 25/6/2021.
3. Chu Minh Thảo: “Role of the US Lower Mekong Initiative in the
Mekong region”, Perth US Asia Centre, Indo-Pacific Analysis Briefs, 2020, Vol. 10,
p. 4.
4. B. Eyler (et all), “The Mekong matters for America, America matters for
the Mekong”, Ibid.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 331

thuận lợi. Những đánh giá đó đã tiếp tục thúc đẩy hoạt động
đầu tư của Mỹ vào CLMTV và có những cạnh tranh mạnh mẽ
với Trung Quốc trong khu vực.
Ngày 11/9/2020, Hội nghị Bộ trưởng quan hệ đối tác
Mê Công - Mỹ được tổ chức theo hình thức trực tuyến chính
thức công bố nâng cấp hợp tác lên thành quan hệ đối tác
Mê Công - Mỹ trên nền tảng những thành công của Sáng kiến
Hạ lưu sông Mê Công (LMI), thể hiện lập trường vững chắc,
cứng rắn của Mỹ trước sự mở rộng ảnh hưởng của Trung Quốc
trong khu vực. Sau khi nâng cấp mối quan hệ lên thành đối tác,
Mỹ và 5 nước Tiểu vùng sông Mê Công tiếp tục mở rộng hợp
tác trong kết nối kinh tế, an ninh năng lượng, phát triển chất
lượng cuộc sống, quản lý nguồn nước và tài nguyên xuyên
biên giới cũng như những vấn đề an ninh phi truyền thống.
Trong hội nghị, Mỹ đã tuyên bố sẽ dành 153,6 triệu USD cho
các dự án hợp tác trực tiếp tại khu vực Mê Công1. Kế hoạch dài
hạn của việc hợp tác cũng được thông qua, trong đó Mỹ dự
định cung cấp 52 triệu USD cho các vấn đề sức khỏe, cứu trợ
nhân đạo, hỗ trợ công tác phòng, chống COVID-19 tại khu vực.
Bên cạnh đó là 33 triệu USD cho toàn bộ Đông Nam Á để
tăng cường trao đổi thương mại năng lượng khu vực, tiếp cận
những thỏa thuận hợp tác đầu tư và thương mại tư nhân.
Kế hoạch của Mỹ là cung cấp 55 triệu USD nhằm hỗ trợ các đối
tác Mê Công phòng chống tội phạm xuyên quốc gia, bao gồm
buôn bán ma túy, buôn bán người, vũ khí và các động, thực
vật hoang dã; 6,6 triệu USD sẽ được dành cho chương trình
xây dựng cơ sở hạ tầng năng lượng và phát triển thị trường;

1. S. Strangio: “How Meaningful is the New US-Mekong Partnership?”,


https://thediplomat.com/2020/09/how-meaningful-is-the-new-us-Mekong-
partnership/, truy cập ngày 19/6/2021.
332 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

6 triệu USD để hỗ trợ chính phủ các nước trong việc nghiên cứu,
phát triển hệ thống kết nối giao thông Đông - Tây với Ấn Độ và
Bănglađét, khuyến khích quyền lợi của phụ nữ và thực hiện các
chương trình đào tạo với Xingapo. Ngoài ra, Mỹ còn hỗ trợ một
loạt các diễn đàn tư vấn về chính sách để giúp các quốc gia
đánh giá cơ hội, thách thức trong khu vực, hỗ trợ các nhà làm
chính sách, các cộng đồng địa phương trong việc phát triển
bền vững1. Nâng cấp quan hệ đối tác Mỹ - CLMTV là nâng cấp
tính kết nối, hoàn thiện hợp tác chính phủ và phát triển những
lĩnh vực cơ bản trong khu vực, đặc biệt là hướng tới nâng cao
tính kết nối khu vực và xác định những giải pháp phù hợp cho
những thách thức chung.
Trong Tuyên bố báo chí sau hội nghị, Ngoại trưởng Mỹ
Micheal R. Pompeo một lần nữa nhấn mạnh: “Với mọi nỗ lực
của mình, Mỹ mong muốn hợp tác chặt chẽ với các đối tác như
Nhật Bản, Ôxtrâylia, Hàn Quốc, Ấn Độ, cũng như những người
bạn thân thiết khác ở khu vực Mê Công. Tuy vậy, chúng ta cần
thẳng thắn nhìn nhận những thách thức mà chúng ta phải đối
mặt, bao gồm những thách thức từ Trung Quốc đang ngày càng
đe dọa môi trường tự nhiên và sự tự chủ kinh tế của khu vực
Mê Công. Các quyết định đơn phương của Trung Quốc trong
việc giữ nước ở thượng nguồn đã làm trầm trọng thêm đợt hạn
hán lịch sử. Mỹ sẽ sát cánh với khu vực và Ủy hội sông Mê
Công trong việc kêu gọi chia sẻ dữ liệu một cách minh bạch.
Mỹ khuyến khích các quốc gia trong khu vực Mê Công yêu cầu
Trung Quốc có trách nhiệm cam kết chia sẻ dữ liệu nước của
mình. Dữ liệu phải luôn được công khai. Dữ liệu phải được

1. “Launch of the Mekong-US Partnership: Expanding US Engagement


with the Mekong Region”, https://asean.usmission.gov/launch-of-the-Mekong-
u-s-partnership-expanding-u-s-engagement-with-the-Mekong-region/, truy
cập ngày 19/6/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 333

công bố trong suốt năm và bao gồm các dữ liệu về nước và liên
quan tới nước, cũng như sử dụng đất, xây dựng và vận hành các
đập. Dữ liệu nên được chia sẻ thông qua Ủy hội sông Mê Công,
tổ chức phục vụ lợi ích của các quốc gia khu vực Mê Công thay
vì của Bắc Kinh”1. Mỹ đồng thời cũng bày tỏ sự lo ngại về các
khoản nợ liên quan đến cơ sở hạ tầng và các hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp nhà nước của Bắc Kinh; sự bùng
nổ của nạn buôn bán người, ma túy và động thực vật hoang dã.
Ngoại trưởng M. Pompeo đánh giá các quốc gia khu vực Mê Công
đã trải qua một cuộc hành trình đáng kinh ngạc trong vài thập
niên qua và xứng đáng có được những đối tác tốt. Thông qua
quan hệ đối tác Mê Công - Mỹ, Mỹ mong muốn quan hệ hợp
tác sẽ tiếp tục trong nhiều năm tới để đảm bảo một khu vực
Mê Công hòa bình, an ninh và thịnh vượng.
Có thể nói, mối quan hệ Mỹ - CLMTV hiện nay đang góp
phần duy trì môi trường hòa bình, ổn định, thịnh vượng và an
ninh trong khu vực, tạo ra những động lực quan trọng để các
nước trong khu vực phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, các
quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công trong thời gian tới sẽ gặp
phải nhiều hơn nữa các thách thức truyền thống và phi truyền
thống như dịch bệnh, biến đổi khí hậu, an ninh mạng, an ninh
nguồn nước. Chính điều đó càng thúc đẩy CLMTV tìm đến Mỹ
và các cường quốc khác để có thể hợp tác, giải quyết những vấn
đề trên.

4. Xu hướng cạnh tranh nước lớn tại Tiểu vùng sông


Mê Công và thách thức đối với khu vực

Mỗi cường quốc khi tham gia các khuôn khổ hợp tác tại
Tiểu vùng sông Mê Công đều có những mục tiêu khác nhau.

1. http://.vn.usembassy.gov.
334 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Về kinh tế, cả Trung Quốc và Nhật Bản đều tìm kiếm lợi ích
riêng như nhân lực, thị trường, cơ hội kinh doanh,.... Về chính
trị, trong khi Trung Quốc muốn mở đường xuống phía nam và
khẳng định vị thế trong khu vực thì Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ hợp
tác để kiềm chế Trung Quốc1. Do đó, các nước Tiểu vùng sông
Mê Công cần khôn khéo trong các mối quan hệ để có thể cân
bằng, tránh xảy ra xung đột trong guồng quay các cuộc cạnh
tranh của cường quốc lớn. Tác giả Thái Văn Long trong nghiên
cứu năm 2018 đã khái quát hóa một số xu hướng cạnh tranh
ảnh hưởng của các nước lớn đối với Tiểu vùng sông Mê Công
và từ đó đặt ra các kịch bản khác nhau cho quá trình cạnh tranh
này. Tác giả cho rằng, Nhật Bản đang điều chỉnh chiến lược cả
về ngoại giao, an ninh và kinh tế để duy trì vị thế trong khu vực;
nhưng chính sách ưu tiên hàng đầu đối với CLMTV vẫn là xây
dựng hạ tầng cơ sở chất lượng tốt, vốn được các quốc gia trong
khu vực đánh giá cao, để tiếp tục khẳng định thương hiệu và sự
khác biệt trong cạnh tranh với Trung Quốc. Về phía Mỹ, tính
không liên tục trong mối quan hệ với CLMTV sẽ được chỉnh
sửa để Mỹ có thể can dự nhiều hơn vào các nước, góp phần xây
dựng “Tiêu chuẩn Mê Công”, hình thành một diễn đàn chung
của các bên liên quan để áp dụng các thành tựu khoa học - kỹ
thuật hiện đại vào kinh tế, xã hội, từ đó xây dựng vị thế của Mỹ.
Chiến lược của Trung Quốc là chủ động thâm nhập, xây dựng
luật chơi mới có lợi cho quốc gia này, thậm chí là tìm cách chi
phối CLMTV. Tuy nhiên, vừa có mối quan hệ trực tiếp trên
dòng Mê Công, vừa muốn khẳng định ảnh hưởng đối với khu
vực hạ lưu dẫn đến những vấn đề bất hòa trong quan hệ giữa

1. Nguyễn Chung Thủy: “Tham vọng kinh tế và những toan tính về


chiến lược của các nước lớn ở Tiểu vùng Mê Công những năm đầu thế
kỷ XXI”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, 2018,
tr. 134-146, 145.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 335

Trung Quốc và CLMTV nên Trung Quốc vẫn cần phải tính toán
kỹ bài toán của mình. Ấn Độ với chính sách Hành động hướng
Đông ngày càng thúc đẩy hợp tác với Tiểu vùng sông Mê Công
và thống nhất được các vấn đề như nông nghiệp, du lịch, văn
hóa, giao thông để thông qua đó cạnh tranh với Trung Quốc
trong khu vực. Do đó, tác giả dự đoán ba kịch bản về mối quan
hệ nước lớn tại CLMTV là: i) Cạnh tranh ngày càng căng thẳng,
thậm chí dẫn đến xung đột và gây ra những tác động tiêu cực
cho các quốc gia trong khu vực; ii) Tính hợp tác trỗi dậy và đóng
góp vai trò tích cực đối với sự phát triển của CLMTV; iii) Có sự
đan xen giữa cả yếu tố tích cực và tiêu cực trong mối quan hệ
giữa các nước lớn1.
Thậm chí, nhiều học giả cho rằng, sông Mê Công sẽ là chiến
trường Trung - Mỹ tiếp theo. Hiện nay, các nghiên cứu trái
ngược nhau của Mỹ và Trung Quốc cho thấy sự manh nha hình
thành một chiến trường mới trong cuộc chiến ngôn luận của hai
nền kinh tế lớn nhất thế giới về ảnh hưởng của Trung Quốc đối
với các nước láng giềng Đông Nam Á.
“Đập thủy điện Trung Quốc không phải là nguyên nhân
gây ra hạn hán ở các nước hạ lưu dọc sông Mê Công, mà chính
chúng lại là giải pháp” - một nghiên cứu mới do nhà nước
Trung Quốc bảo trợ tuyên bố hồi tháng 7/2020. Nghiên cứu này
đối chọi trực diện với kết luận của nghiên cứu khác của Mỹ,
trong đó chỉ ra Trung Quốc đã khiến các nước Đông Nam Á ở
hạ nguồn Mê Công phải chịu hạn vì các con đập mới giữ nước
ở thượng nguồn lại. Nghiên cứu của Trung Quốc do Đại học
Thanh Hoa và Viện Nguồn nước Trung Quốc tiến hành, tranh
luận rằng, các đập nước của Trung Quốc thực ra là công cụ hữu
hiệu để giải quyết vấn đề về nước bằng cách lưu trữ nước vào

1. Thái Văn Long: “Dự báo xu hướng cạnh tranh nước lớn tại Tiểu vùng
sông Mê Công”, Tạp chí Lý luận chính trị, 2018, tr. 109-113.
336 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

mùa mưa và xả nước vào mùa khô. Tuyên bố đối nghịch này đã
làm khởi phát một cuộc tranh luận trong giới nghiên cứu về
nguyên nhân gốc rễ của tình trạng thiếu nước trầm trọng ở hạ
lưu Mê Công, tới mức mà Việt Nam phải tuyên bố tình trạng
khẩn cấp và Thái Lan huy động quân đội giúp nông dân chống
hạn vào hồi cuối năm 2019, đầu năm 2020. Các nhà phân tích
cho biết, các nghiên cứu trái chiều này là dấu hiệu của một cuộc
chiến đang diễn ra để gây ảnh hưởng tới công chúng về thái độ
của Trung Quốc trong quan hệ với các nước láng giềng Đông
Nam Á bé nhỏ hơn. Tóm lại, họ cho rằng, Mê Công đã trở thành
mặt trận mới nhất của hai địch thủ Mỹ - Trung.
Giới truyền thông ở các nước ở hạ lưu sông Mê Công đã
gắn tình trạng hạn hán nặng nề bất thường với các đập nước
mà Trung Quốc dùng trữ nước cho nhà máy phát điện hoặc
tưới tiêu ở thượng nguồn. Cáo buộc này tăng thêm sức nặng
khi vào tháng 4/2020, một báo cáo của hãng tư vấn Eyes on
Earth kết luận rằng, các đập Trung Quốc đã giữ lại tới 47 tỷ m3
nước. Báo cáo này được ủy thác bởi Sáng kiến Hạ lưu sông
Mekong và Hợp tác cơ sở hạ tầng bền vững do Liên hợp quốc
bảo trợ. Đây là một sáng kiến hợp tác giữa Chính phủ Mỹ và tất
cả các quốc gia sông Mê Công, trừ Trung Quốc. Tuy nhiên,
nghiên cứu mới công bố của Trung Quốc - dựa trên công trình
của 8 nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Giáo sư Tian Fu Qiang, vẽ
lên một bức tranh hoàn toàn khác khi tuyên bố rằng hạn hán ở
Việt Nam và các nước hạ lưu không phải là do các con đập mà
là vì yếu tố môi trường, gồm nhiệt độ cao và lượng mưa giảm.
Nghiên cứu này lập luận rằng, các hồ chứa nước nhân tạo của
Trung Quốc, dùng để chứa nước vào mùa mưa và xả nước vào
mùa khô đã giúp giảm thiểu hạn hán toàn bộ vùng Mê Công
chứ không chỉ phục vụ thượng nguồn. Mặc dù không nhắc đến
báo cáo của Eyes on Earth, tờ Thời báo Hoàn Cầu - tờ báo ngoại
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 337

giao bằng tiếng Anh của Trung Quốc nhận định rằng, phát hiện
của giáo sư Tian đối nghịch hoàn toàn với “một số quy kết liều
lĩnh của các nhà nghiên cứu nước ngoài đã đổ tội cho Trung
Quốc về hạn hán ở những nước hạn nguồn”. Nghiên cứu của
Trung Quốc cũng cho rằng, Trung Quốc mới là nước phải chịu
rủi ro khô hạn lớn nhất trong toàn bộ vùng Mê Công, nói rằng
tần suất hạn hán nghiêm trọng chung của toàn bộ sông Mê Công
là khoảng 7%, nhưng ở khu vực thượng và trung, nơi có các con
đập của Trung Quốc, tỷ lệ này lên tới 12%.
Marc Goichot, lãnh đạo của Chương trình nước của WWF -
Greater Mekong, đồng ý với kết luận của Trung Quốc, rằng
lượng mưa bất thường là một nguyên nhân gây hạn hán, nhưng
các hoạt động của con người cũng đóng vai trò quan trọng.
Brian Eyler, Giám đốc chương trình tại Viện Nghiên cứu
Đông Nam Á Stimson có trụ sở tại Washington, chỉ ra rằng, hạn
hán đã xảy ra ở các nước hạ lưu trong cả mùa mưa và đây là
điều mà báo cáo của Trung Quốc bỏ qua. Eyler chỉ ra một cuộc
điều tra do Viện Nghiên cứu Đông Nam Á Stimson tiến hành
đã phát hiện rằng các đập thượng nguồn Trung Quốc tại
Nuozhadu và Xiaowan đã làm hạn chế khoảng 20 triệu m3 nước
trong khoảng từ tháng 7 đến tháng 11/2019. Điều tra tiến hành
dựa vào đánh giá hình ảnh vệ tinh và các tuyên bố công khai
bởi công ty China Southern Grid về vấn đề “tối ưu hóa” các con
đập. Điều này cho thấy “nhiều đợt hạn hơn” còn ở phía trước.
Nhà nghiên cứu Sebastian Biba của Đại học Goethe tại Frankfurt
cũng đồng ý rằng, các nhân tố môi trường như biến đổi khí hậu
có gây ảnh hưởng, nhưng vấn đề đã bị khuếch đại bởi các đập
nước của Trung Quốc. “Liệu tỷ lệ là 50:50, 70:30 hay 20:80 thì
rất khó nói. Ít nhất thì phía Trung Quốc không hề làm gì để
xóa bỏ quan ngại rằng các đập nước của họ có thể phải gánh
một trách nhiệm trong thảm họa này”, Biba nói. Các nhà nghiên
338 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cứu cũng đặt câu hỏi rằng, liệu phương án của Trung Quốc
dùng hồ trữ nước làm nơi dự trữ nước mùa mưa và cấp nước
vào mùa khô là một giải pháp chống hạn hữu ích cho cả vùng
Mê Công không.
Eyler, tác giả của cuốn Những ngày cuối của dòng Mê Công
hùng vĩ (Last days of the mighty Mekong) nói rằng, các mùa
nước thay đổi đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái của
khu vực. “Sự biến đổi tự nhiên từ mùa khô sang mùa mưa và
các trận lũ đến trong mùa mưa tạo ra từ 15 đến 20% sản lượng
cá nước ngọt đánh bắt được trên thế giới, và quyết định an ninh
kinh tế cho các nước ở hạ lưu”, Eyler nói. Trong khi đó, tổ chức
Mạng lưới người Mê Công của Thái Lan mô tả việc trữ nước
nhân tạo rồi xả nước vào mùa khô là “lạc điệu” với thiên nhiên,
bởi vì lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên trong mùa mưa. “Đó là
lúc cá và các động vật thủy sinh khác bơi ngược dòng lên
thượng nguồn Mê Công và các nhánh sông để đẻ trứng và sinh
sản”. Trong một tuyên bố gửi Đại sứ quán Trung Quốc tháng
7/2019, tổ chức này mô tả hành động của Trung Quốc đã ảnh
hưởng tiêu cực tới đời sống của người dân 8 tỉnh Thái Lan như
thế nào. “Do các đập ở thượng nguồn giữ lại nước vào mùa
mưa, chỉ còn ít nước chảy xuống hạ lưu, làm đảo lộn chu kỳ tự
nhiên của loài cá và ngăn cản nước chảy xuống các đầm lầy và
từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến con người và thiên nhiên”.
Gary Lee, Giám đốc chương trình tổ chức phi lợi nhuận
International Rivers khu vực Đông Nam Á, nói rằng, trái ngược
với nghiên cứu của Trung Quốc, “11 con đập của Trung Quốc
đã làm gãy dòng chảy hạ lưu của nước, trầm tích, các nguồn
dinh dưỡng trọng yếu và vì thế gây tác động phá hủy lên hệ
sinh thái và các nguồn tài nguyên nước quan trọng cho cộng
đồng sống ở hạ nguồn Mê Công”. Một báo cáo chung do Tổ
chức Hợp tác Mê Công - Ôxtrâylia về tài nguyên môi trường và
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 339

hệ thống năng lượng (Amperes), một công ty chuyên về vấn đề


quản lý nước và năng lượng ở khu vực Mê Công cùng các nhà
nghiên cứu tại Đại học Aalto Phần Lan cho rằng, chưa có đủ
bằng chứng để chứng minh cho lập luận của Đại học Thanh
Hoa rằng các hồ chứa nước thủy điện của Trung Quốc giúp
giảm bớt hạn hán và bảo vệ chống lụt.
Việc này là rất quan trọng, bởi các hồ chứa này gần như là
chỉ dùng cho mục đích sản xuất điện và đến nay chưa có bằng
chứng cho thấy chiến lược vận hành các hồ này của Trung Quốc
bao gồm cả hoạt động đối phó với hạn hán, theo các chuyên gia
của Amperes và Đại học Aalto.
Chính vì có nhiều kịch bản có thể xảy ra trong việc cạnh
tranh ảnh hưởng giữa các cường quốc ở Tiểu vùng sông Mê
Công nên khu vực này sẽ gặp phải nhiều thách thức khác nhau
bên cạnh những cơ hội về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội
trong việc lựa chọn cách thức hợp tác với các cường quốc cũng
như tìm cách định hình, xây dựng một chiến lược phù hợp để
phát triển kinh tế, xã hội quốc gia. Trong nghiên cứu của mình,
tác giả Nguyễn Thu Hằng chỉ ra rằng, Mê Công và Nhật Bản
cần hợp tác nhiều hơn nữa trong việc phát triển bền vững, tăng
cường hợp tác với Ủy hội sông Mê Công để hiện thực hóa
“Sáng kiến hợp tác Mê Công - Nhật Bản về các mục tiêu phát
triển bền vững hướng tới năm 2030”, thiết lập Tầm nhìn Mê
Công xanh để giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, môi
trường, quản lý nguồn nước, cải thiện cơ sở hạ tầng. Có thể nói,
Nhật Bản chính là cơ hội lớn mà các nước Tiểu vùng sông Mê
Công cần nắm bắt để có thể tiếp tục phát triển bền vững, ổn
định lâu dài, chất lượng cao1.

1. Nguyễn Thu Hằng: “Hợp tác Mê Công - Nhật Bản và Sáng kiến thập
kỷ Mê Công xanh”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, 2020, tr. 32-40.
340 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Năm 2018, tại Hội nghị cấp cao Tiểu vùng sông Mê Công
mở rộng lần thứ sáu tại Hà Nội, lãnh đạo các nước đã đánh giá
thách thức mà khu vực phải đối mặt trong tương lai là những
vấn đề về biến đổi khí hậu, suy thoái môi trường, già hóa
dân số, di cư xuyên biên giới, đặc biệt là nguy cơ bị bỏ lại trong
thời đại cách mạng công nghệ toàn cầu1. Trong nghiên cứu
mới đây, tác giả Võ Thị Minh Huệ và Nguyễn Thị Hồng Nga đã
chỉ ra rằng, CLMTV đang gặp phải nhiều thách thức cả về nội
tại lẫn khách quan trong vấn đề quản lý nguồn nước. Về nội tại
là áp lực dân số (già hóa, tăng trưởng âm, hoặc tăng trưởng quá
nhanh), tăng trưởng kinh tế gây sụt giảm nguồn nước, ảnh
hưởng chính sách quản lý nguồn nước. Về khách quan, đó là
biến đổi khí hậu, khác biệt trong chia sẻ lợi ích quốc gia (đặc
biệt nhấn mạnh việc Trung Quốc và các nước thượng nguồn
xây dựng các đập thủy điện làm ảnh hưởng đến nguồn nước)2.
Trong một nghiên cứu khác, tác giả Thearith Leng đã chỉ ra
rằng, việc có quá nhiều công cụ kết nối Tiểu vùng sông Mê
Công như GMS, MRC, MLC, LMI vừa đem lại lợi ích cho các
nước, nhưng đồng thời cũng đem đến những khó khăn, thách
thức nhất định. Về mặt lợi thế, các tổ chức, chương trình hợp
tác đó đều là những kênh giúp các quốc gia trong khu vực có
thể tìm được nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đặc
biệt những nguồn vay ưu đãi; tạo ra sự kết nối, hợp tác giữa các
quốc gia hạ lưu sông Mê Công với các cường quốc lớn, tận dụng
được những thành tựu khoa học - kỹ thuật, kinh tế, quản trị

1. https://vnexpress.net/nhung-thach-thuc-duoc-lanh-dao-6-nuoc-canh-
bao-o-Mekong-3730489.html, truy cập ngày 18/7/2021.
2. https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/the-gioi-van-de-su-
kien/-/2018/819821/an-ninh-nguon-nuoc-o-cac-quoc-gia-tieu-vung-song-me-
cong-mo-rong--nhung-thach-thuc-dat-ra.aspx, truy cập ngày 18/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 341

của các nước để áp dụng trong khu vực. Bên cạnh đó, khi có
nhiều nước lớn đang cạnh tranh ảnh hưởng trong khu vực thì
các cơ chế hợp tác chính là những van xả mâu thuẫn, giúp các
nước điều hòa mối quan hệ, tránh bị rơi vào cuộc đua tranh
quyền lực nước lớn. Tuy nhiên, CLMV cũng gặp phải những
thách thức to lớn trong bối cảnh hiện nay, đặc biệt là ngày càng
có nhiều rủi ro trong việc duy trì quan hệ song phương,
đa phương với các cường quốc trong thế cạnh tranh. Những cơ
chế hợp tác kể trên không hoàn toàn hiệu quả trong việc giải
quyết những vấn đề Mê Công vốn đang gặp phải, đặc biệt là
trong điều tiết, quản lý nguồn nước, khi mà Trung Quốc vừa là
nước có vai trò trực tiếp ở Mê Công, vừa là cường quốc muốn
tạo lập ảnh hưởng đến khu vực hạ lưu. Thêm nữa, việc lựa chọn
hợp tác với bất cứ cường quốc nào lúc này cũng cần thận trọng
bởi vì điều đó rất dễ gây ra mâu thuẫn, xung đột với các nước còn
lại, thậm chí là với các nước trong khu vực và ASEAN. Trường
hợp của Campuchia trong mối quan hệ với Trung Quốc là một
ví dụ điển hình. Khi Campuchia đã có nhiều hành động ủng hộ
Trung Quốc, gây ra mâu thuẫn, bất đồng trong ASEAN và khiến
Mỹ phải cân nhắc việc tái lập ảnh hưởng ở quốc gia này1.
Các học giả đều có chung nhận định rằng, Đông Nam Á
lục địa, nhất là Tiểu vùng sông Mê Công đã trở thành địa bàn
cho những cam kết mới của các cường quốc bên ngoài khi
Trung Quốc ngày càng thúc đẩy chính sách chủ động can thiệp
vào khu vực, khiến các nước Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ
phải có những chính sách tiếp cận phù hợp hơn với khu vực.
Những cam kết mới đó một mặt đem lại lợi ích cho CLMV vì họ
có nhiều lựa chọn phát triển kinh tế. Mặt khác, việc cân bằng

1. T. Leng: “Mekong Countries in the context of the connectivity competition”,


Research Division Asia, Session 6, 2019, pp. 2-4.
342 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tốt đẹp mối quan hệ giữa các cường quốc luôn là một thách
thức lớn, nhất là khi Mỹ - Trung đang đối đầu căng thẳng và
lôi kéo đồng minh. Việc vừa hợp tác cân cằng với cường quốc,
vừa tính toán cách thức hợp tác cũng là cách các nước phải
thực hiện để không ảnh hưởng đến tương lai trong quá trình
chọn bên1. Ba vấn đề cho các nước Tiểu vùng sông Mê Công
hiện nay trước bối cảnh cạnh tranh nước lớn là: i) Sự khác biệt
lợi ích của các nước thuộc Tiểu vùng sông Mê Công trong
việc tham gia hợp tác đa phương làm giảm hiệu quả tham gia
của từng nước; ii) Các nước đều có những cơ hội và thách thức
riêng trong xử lý quan hệ của tiểu vùng với các đối tác; iii) Hợp
tác an ninh nguồn nước sẽ tiếp tục là vấn đề phức tạp và khó
đạt được sự đồng thuận giữa các nước ở lưu vực sông Mê Công
thời gian tới2. Nhìn một cách khái quát, việc các nước lớn cạnh
tranh ảnh hưởng, lôi kéo các quốc gia nhỏ trong khu vực Tiểu
vùng sông Mê Công hay Đông Nam Á vẫn chưa đến mức khiến
các quốc gia trong khu vực phải “chọn bên” nhưng đã đặt ra
những thách thức trong ứng xử đối ngoại, đòi hỏi các quốc gia
phải đoàn kết, thống nhất vì mục tiêu chung phát triển kinh tế,
xã hội3. Mới đây nhất, Hội thảo khoa học “Cạnh tranh giữa các
cường quốc tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng” của
Viện Kinh tế và Chính trị thế giới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học

1. http://songoaivu.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin-2/-/asset_publisher/
YqwFmoR6q9NW/content/tieu-vung-song-me-cong-ang-thu-hut-su-quan-
tam-cua-cac-cuong-quoc-ngoai-khu-vuc/pop_up?_101_ INS TANCE_YqwFmo
R6q9NW_viewMode=print&Print=true; https://haiquanonline.com.vn/tieu-
vung-Mekong-mat-tran-chien-luoc-kiem-che-anh-huong-cua-trung-quoc-
132610.html, truy cập ngày 18/7/2021.
2. Lê Trung Kiên: “Sự gia tăng ảnh hưởng của một số nước lớn tại Tiểu
vùng Mê Công thông qua các cơ chế hợp tác đa phương và một số đề xuất
cho Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, 2020, số 933, tr. 99-105, tr. 103.
3. Lê Hải Bình: Tập hợp lực lượng trong thế kỷ XXI: Xu hướng, tác động
và đối sách của Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2020.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 343

xã hội Việt Nam ngày 01/7/2021 đã nhìn nhận một cách thấu
đáo những vấn đề như nguyên nhân, bản chất, nội dung,
phương thức cạnh tranh của các nước lớn tại CLMV và cơ hội,
thách thức đối với khu vực. Các học giả đã thống nhất rằng:
“Các cam kết của các cường quốc bên ngoài mang lại nhiều
lợi ích cho Tiểu vùng sông Mê Công,… duy trì sự cân bằng tốt
đẹp giữa các cường quốc, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc, là một
thách thức. Các nước trong khu vực GMS cần đoàn kết, thống
nhất và gửi đi một thông điệp rõ ràng rằng, tăng cường hợp tác
với các cường quốc bên ngoài không thể bị đánh đồng với việc
chọn bên”1.
Việt Nam nhận được nhiều lợi ích khi tham dự các diễn
đàn, chương trình hợp tác trong khuôn khổ Tiểu vùng sông Mê
Công. Việt Nam là một trong những nước nhận được nhiều
ODA của các nhà tài trợ cho CLMV về nâng cấp và mở rộng hạ
tầng cơ sở. Tính đến tháng 3/2014, Nhật Bản có 2.237 dự án còn
hiệu lực ở Tiểu vùng sông Mê Công với tổng số vốn đăng ký là
35,38 tỷ USD tại Việt Nam2. Những dự án đó cũng thúc đẩy
phát triển hợp tác kinh tế khu vực như thương mại và đầu tư,
nông nghiệp và chế biến nông sản, các khu công nghiệp và du
lịch3. Tuy nhiên, việc cân nhắc lựa chọn chính sách phù hợp
trong bối cảnh quan hệ căng thẳng Mỹ - Trung ở Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương hiện nay hay hẹp hơn là hạ lưu sông Mê Công

1. https://www.vass.gov.vn/noidung/hoinghihoithao/Pages/tin-tuc-hoi-
nghi-hoi-thao.aspx?ItemID=1260, truy cập ngày 20/7/2021.
2. Trần Thọ Quang, Ngô Phương Anh: “Chính sách ngoại giao của Nhật
Bản trong hợp tác Tiểu vùng sông Mê Công”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam
Á, tháng 7/2015, tr. 3-11, 7.
3. Nguyễn Thị Hoàn: “Thực trạng, cơ hội và thách thức đối với Việt Nam
trong hợp tác phát triển Tiểu vùng sông Mê Công”, Hội thảo quốc tế Viện
Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn,
Hà Nội, 2015, tr. 303-315.
344 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

luôn là một bài toán cần tính toán cẩn trọng. Trung Quốc là
cường quốc láng giềng, có mối quan hệ truyền thống, lâu đời và
có thể coi là đối tác chiến lược không thể tranh cãi của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng cần đến Mỹ trong phát triển kinh tế,
xã hội. Do đó, việc cân bằng mối quan hệ này, đồng thời xây
dựng quan hệ đối tác/đối tác chiến lược với Nhật Bản, Ấn Độ,
Hàn Quốc về những vấn đề liên quan trong Tiểu vùng sông Mê
Công hay rộng hơn là trong khu vực châu Á có thể coi là cách
thức để Việt Nam cân bằng mối quan hệ giữa các cường quốc,
tận dụng tối đa sự đầu tư, khoa học kỹ thuật của các nước để
phục vụ mục tiêu quốc gia là công nghiệp hóa, hiện đại hóa1.
Đặc biệt, trong mối quan hệ với Trung Quốc, Việt Nam cần
“vạch rõ phương châm, định hướng trong quan hệ đối ngoại,
tránh những tác động tiêu cực có thể gặp. Việt Nam nên ứng
biến sao cho cân bằng quan hệ các nước lớn, vừa tranh thủ được
nguồn lực để phát triển đất nước lại vừa củng cố mối quan hệ
bền vững tốt đẹp với Trung Quốc”2. Trong cuộc họp báo ngày
15/11/2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cho rằng,
các nước lớn đóng vai trò quan trọng trong bảo đảm hòa bình,
duy trì ổn định và thúc đẩy thịnh vượng toàn cầu, trong đó có
Đông Nam Á (và cả khu vực Tiểu vùng sông Mê Công). Do đó,
Việt Nam luôn mong muốn các cường quốc có quan hệ tích cực,
cạnh tranh lành mạnh, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN
trong khu vực, từ đó đóng góp hiệu quả, thực chất cho hòa bình,
an ninh, hợp tác và phát triển khu vực và trên thế giới3.

1. D. Grossman: Regional Responses to US - China competition in the Indo -


Pacific: Vietnam, RAND Corporation, 2020, pp. 24-65.
2. Nguyễn Thị Quế, Nguyễn Thị Phương Anh: “Chính sách của Trung
Quốc đối với Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng hiện nay”, Tạp chí Lý luận
chính trị, số tháng 10/2018, tr. 97-103.
3. http://daidoanket.vn/canh-tranh-nuoc-lon-co-la-thach-thuc-voi-asean-
523763.html, truy cập ngày 19/7/2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 345

III. VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ NGUỒN NƯỚC VÀ CHỐNG


BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÙNG HẠ LƯU SÔNG MÊ CÔNG

Bản đồ sông Mê Công và các phụ lưu chính

Nguồn: Mekong Basin, https://www.mrcMekong.org/about/Mekong-basin/


346 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

1. Tầm quan trọng của vấn đề quản lý nguồn nước và


thích ứng biến đổi khí hậu vùng hạ lưu sông Mê Công

Việc lưu thông nguồn nước và duy trì các đợt lũ hằng
năm ở lưu vực sông Mê Công đóng vai trò cốt yếu không chỉ
đối với dòng sông, hệ sinh thái mà còn là nguồn lực sống
còn đối với các nền kinh tế và cuộc sống người dân hai bên bờ
Mê Công.
Lũ thường niên mang theo từ 9 đến 13 triệu tấn phù sa
giúp bồi đắp các vùng đồng bằng ven bờ, làm tăng độ phì và
giúp duy trì hoạt động sản xuất lương thực. Nước lũ còn giúp
rửa trôi đất phèn, rửa mặn, tiêu diệt các loài côn trùng và gặm
nhấm như chuột,… thúc đẩy môi trường sinh sôi nảy nở của
các loài cá, thủy sinh,… Từ vùng Biển Hồ của Campuchia tới
Đồng Tháp Mười và các vùng ngập nước đều được duy trì nhờ
những đợt lũ này và nơi đây cung cấp phần lớn lượng thủy sản
nước ngọt đánh bắt được trên vùng hạ lưu. Nguồn thực phẩm
này đóng vai trò cực kỳ quan trọng, cung cấp phần lớn lượng
protein cho cư dân, cũng như duy trì môi trường sinh thái và
thúc đẩy du lịch.
Tuy nhiên, biến đổi khí hậu đang tác động nghiêm trọng
tới cả Campuchia và vùng Nam Bộ Việt Nam. Đồng bằng sông
Cửu Long của Việt Nam được hình thành chủ yếu từ trầm tích
phù sa của sông Mê Công và bồi đắp dần qua các kỷ nguyên
thay đổi mực nước biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông
và biển đã tạo ra vùng đồng bằng rộng lớn, có độ cao trung bình
chỉ khoảng 1,5 m so với mực nước biển với những dải đất phù
sa ngọt nằm xen kẽ giữa các vùng đất phèn và mặn. Do những
đặc tính này, sông Mê Công có một vai trò rất quan trọng đối
với vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cùng với đó thì đồng
bằng sông Cửu Long giữ vai trò trọng yếu đối với nền sản
xuất lương thực của Việt Nam từ trong quá khứ cho tới ngày
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 347

hôm nay. Trong mùa vụ năm 1973-1974, toàn miền Nam canh
tác 2.830.000 ha thì vùng đồng bằng sông Cửu Long chiếm
2.039.000 ha. Vùng hạ lưu Mê Công cung cấp 5.141.200 tấn lúa
trong tổng số 7.025.100 tấn1. Trong những thập niên qua, vùng
đất màu mỡ này ngày càng có vai trò quan trọng trong nền
nông nghiệp Việt Nam, luôn chiếm hơn 50% sản lượng lương
thực cả nước.

Sản lượng lúa cả nước và đồng bằng sông Cửu Long


(2000-2020)

Nguồn: Tổng cục Thống kê: Đồng bằng sông Cửu Long - phát huy lợi thế
vựa lúa số một cả nước, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/
2021/08/dong-bang-song-cuu-long-phat-huy-loi-the-vua-lua-so-mot-ca-nuoc/

Đồng bằng sông Cửu Long là đồng bằng lớn nhất Đông
Nam Á, vùng sản xuất, xuất khẩu lương thực, vùng cây ăn trái
nhiệt đới lớn nhất Việt Nam. Trong tổng số 4.092.200 ha diện tích

1. Võ Tòng Xuân: “Rice Cultivation in Mekong Delta: Present Situation


and Potentials for Increased Production”, South East Asian Studies, 1975, No. 1,
p. 99.
348 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tự nhiên thì đã có đến 2.575.200 ha đất sản xuất nông nghiệp,


chiếm 62,9% tổng diện tích đất tự nhiên của cả vùng. Cũng tại
đây, diện tích gieo trồng lúa luôn đứng đầu cả nước, trung bình
chiếm 52% diện tích gieo trồng lúa của Việt Nam. Năm 2000,
diện tích gieo trồng lúa của toàn vùng đạt 3.945.800 ha, chiếm
51,5% diện tích trồng lúa của cả nước, năm 2015 tăng lên
4.301.500 ha, chiếm 55% và đến năm 2020 là 3.963.700 ha, chiếm
54,5%. Năng suất lúa năm 2015 đạt 59,5 tạ/ha, cao hơn 1,9 tạ/ha
so với năng suất chung của cả nước, năm 2020 đạt 60,1 tạ/ha,
cao hơn 1,4 tạ/ha. Đặc biệt, vụ đông xuân năm 2021, đồng bằng
sông Cửu Long đạt 72 tạ/ha, cao hơn 3,7 tạ/ha năng suất vụ
đông xuân cả nước. Tính chung 20 năm, từ năm 2000 đến 2020,
năng suất lúa bình quân toàn vùng tăng thêm 17,8 tạ/ha, làm
tăng thêm hơn 7 triệu tấn lúa, chiếm gần 70% tổng sản lượng
lúa tăng thêm của cả nước1. So với năm 1973-1974, sản lượng
lúa đồng bằng sông Cửu Long đã gia tăng gấp khoảng 5 lần
trong gần 5 thập niên:

Năm Sản lượng (triệu tấn) Dự báo sản lượng (triệu tấn)
2018/2019 25,23
2019/2020 24,75
2020/2021 24,7

Nguồn: Production volume of rice in the Mekong Delta in Vietnam


from 2018 to 2020, with a forecast for 2021, https://www.statista.com/statistics/
1196121/vietnam-Mekong-delta-rice-production/

Việt Nam có 20 triệu người dân sống trong lưu vực sông
Mê Công (hơn 17 triệu dân ở đồng bằng sông Cửu Long và
3 triệu dân ở Tây Nguyên). Phần lớn dân số phụ thuộc vào nguồn

1. Tổng cục Thống kê: Đồng bằng sông Cửu Long - phát huy lợi thế vựa lúa
số một cả nước, Tlđd.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 349

sinh kế nông nghiệp và thủy sản - liên quan mật thiết đến nguồn
tài nguyên nước. Nguồn lợi từ sông Mê Công vào dòng nhánh
có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với người nghèo. Tầm quan trọng
của sông Mê Công đối với các quốc gia trong lưu vực là điều
không thể phủ nhận. Tuy nhiên, do sức ép phát triển kinh tế,
thiếu sự đồng thuận về lựa chọn chiến lược phát triển bền vững,
các nước trong lưu vực đã và đang khai thác triệt để các nguồn
lợi từ hệ thống sông Mê Công nhằm phục vụ các ưu tiên phát
triển của mình. Ở vị thế là một quốc gia cuối nguồn, Việt Nam
đang đứng trước nguy cơ phải gánh chịu những tác động to lớn
không thể lường trước. Đồng bằng sông Cửu Long được đánh
giá là vùng sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ các hoạt động
phát triển kinh tế thiếu bền vững ở thượng nguồn. Cùng với
tác động của biến đổi khí hậu, chiến lược phát triển trên hệ
thống sông Mê Công của các quốc gia trong lưu vực sẽ đặt
đồng bằng sông Cửu Long trước một thách thức lớn trong việc
duy trì nguồn nước, phù sa và nguồn lợi thủy sản; duy trì hệ
sinh thái đất ngập nước, năng suất nông nghiệp và sinh kế của
hơn 17 triệu người sinh sống trong vùng.

2. Tham vọng khai thác tài nguyên của các nước


thượng nguồn
Sự thịnh vượng của dòng sông đang đứng trước nguy cơ
bị đe dọa chưa từng có, từ thiên tai, biến đổi khí hậu, nước biển
dâng và cạn kiệt nguồn nước đến các con đập trên vùng thượng
nguồn. Mối đe dọa này báo động đến mức các kịch bản xấu
nhất chỉ ra sẽ có một cuộc chiến nước trong khu vực và dòng
sông Mê Công được mô tả là đang trong những ngày cuối1.

1. Charnvit Kasetsiri: “Will the Mekong Survive Globalization?”, Kyoto


Review of Southeast Asia, 2003, https://kyotoreview.org/issue-4/will-the-Mekong-
survive-globalization/.
350 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đầu tiên là tham vọng thúc đẩy giao lưu thương mại với
hạ nguồn của Trung Quốc. Từ những năm 1990, nước này bắt
đầu tìm cách mở rộng thông thương đường thủy trên dòng
Mê Công. Bùng nổ kinh tế ở Vân Nam và thương mại giữa
Vân Nam với Đông Nam Á biến sông Mê Công trở thành kênh
giao thương cực kỳ quan trọng cho thương thuyền Trung Quốc
hướng tới Thái Lan. Dòng sông trở thành thủy lộ tấp nập, vào
năm 2001, Trung Quốc đề xuất việc cho nổ mìn phá các dòng
thác ở Chiang Khong (Thái Lan) để tàu to có thể lưu thông. Khi
đó, nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ và dân địa
phương phản đối bởi những thác này là nơi cư trú và sinh sản
của nhiều loài cá, trong đó có cá tra khổng lồ đang đứng trước
nguy cơ tuyệt chủng.
Thủy điện là nguyên nhân hàng đầu đang giết chết dòng
chảy và nguy cơ biến con sông thành một chuỗi các hồ đập. Để
đáp ứng nhu cầu năng lượng khổng lồ cho nền kinh tế phát
triển thần kỳ trong những thập niên qua, Chính phủ Trung
Quốc đã cam kết phát triển mạnh mẽ thủy điện. Hàng chục
nghìn con đập đã được xây dựng khắp đất nước. Từ năm 1986,
đập Manwan là dự án đầu tiên trên thượng nguồn Mê Công,
đến nay có 11 con đập quy mô lớn đi vào hoạt động. Chúng giữ
lại hơn một nửa số lượng phù sa quý giá của dòng sông. Con
đập cao nhất là Wunonglong (990 MW) trên dãy Hymalaya
thuộc Tây Tạng, hoàn thành năm 2019. Tiếp đến là Jinghong,
gần các cánh rừng của vùng Sipsong Panna. Trung Quốc dự
định tiếp tục phát triển gấp đôi số lượng các nhà máy thủy điện,
đưa các đập tiến sát biên giới Lào.
Đây là hệ quả từ quá trình bùng nổ công nghiệp hóa trong
những thập niên gần đây của Trung Quốc1. Điều này đòi hỏi

1. Charnvit Kasetsiri: “Will the Mekong Survive Globalization?”, Ibid, 2003.


Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 351

nhu cầu năng lượng khổng lồ và Bắc Kinh đã tập trung vào
thủy điện với khoảng 86.000 nhà máy được xây dựng trong sáu
thập niên qua, cung cấp công suất khoảng 282 gigawatts (GW)
năm 2014 và 350 GW năm 2020, tương đương 3/4 nhu cầu điện
của toàn bộ Liên minh châu Âu.
Nếu dầu mỏ là nguyên nhân của nhiều cuộc chiến tranh ở
thế kỷ XX thì tranh chấp nguồn nước sẽ châm ngòi cho nhiều
xung đột ở thế kỷ XXI. Đối với dòng Mê Công, biến đổi khí hậu,
cạn kiệt tài nguyên không đơn thuần là vấn đề môi trường. Đó
là thử thách ảnh hưởng tới hàng chục triệu con người, tới nền
kinh tế của nhiều quốc gia, tới an ninh và ổn định của khu vực
trong dài hạn.
Thực tế không chỉ có các dự án của Trung Quốc, Lào cũng
đang nổi lên với một loạt nhà thủy điện quy mô lớn. Tính
chung cả các con đập trên dòng nhánh của sông Mê Công thì số
lượng đã lên tới hơn 100. Điều này là để đáp ứng nhu cầu điện
gia tăng hằng năm trong khu vực từ 6-7%. Chỉ trong vòng một
thập niên qua (2010-2020), đã có 11 dự án được triển khai trên
dòng chính với 7 ở Lào, 2 ở Campuchia và 2 dọc biên giới Thái -
Lào. Đối với Trung Quốc, bên cạnh 11 đập đã xây dựng, trong
đó có hai đập trữ nước quy mô lớn, nước này đang có kế hoạch
xây thêm 11 đập nữa. Điều này giúp gia tăng công suất điện
của Trung Quốc lên 31.605 MW và tạo ra doanh thu khoảng
4 tỷ USD/năm. Con số các đập tại vùng trung và hạ lưu là 89
với công suất 12.285 MW, trong đó Campuchia có 2, Lào có 65,
Thái Lan có 7 và Việt Nam có 141.
Dự báo đến năm 2040, công suất điện của các các nhà máy
dọc theo hệ thống sông Mê Công sẽ đạt khoảng 30.000 MW,
tạo ra doanh thu khoảng 160 tỷ USD. Không phủ nhận là điều
này có thể mang lại các lợi ích về công nghiệp hóa, năng lượng

1. https://www.mrcmekong.org/our-work/topics/hydropower/
352 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

và thúc đẩy hệ thống tưới tiêu phục vụ nông nghiệp, nhưng


tác động của các dự án thủy điện với môi trường sinh thái,
nguồn thủy sản… là rất nghiêm trọng. Đến năm 2040, thiệt hại
của ngành đánh bắt cá có thể lên tới 23 tỷ USD, trong khi mất
rừng, đất nông nghiệp và rừng ngập nước,… ước tính trị giá
đến 145 tỷ USD. Các con đập còn ngăn dòng chảy, không cho
phù sa xuống hạ nguồn, làm giảm sản lượng nông nghiệp
vùng hạ lưu, tăng nguy cơ hạn hán, ngập mặn1. Quan trọng
nhất là với tốc độ xây đập như hiện tại thì trong hai thập niên
tới, sông Mê Công sẽ bị chắn hoàn toàn bởi các con đập từ Tây
Tạng tới Phnom Penh. Không có dòng sông nào trên thế giới có
tốc độ xây đập nhanh chóng và tần suất phân bố đập dày đặc
như thế. Điều này đang khiến dòng Mê Công đứng trước nguy
cơ biến mất.
Lào là quốc gia coi việc phát triển thủy điện là ưu tiên
kinh tế hàng đầu. Nước này có những yếu tố địa lý thuận lợi để
xây dựng các đập thủy điện. Theo Hiệp hội Thủy điện quốc tế,
Lào có tiềm năng thủy điện tới 26,5 GW, thuộc một trong những
quốc gia khu vực sở hữu tài nguyên thủy điện phong phú nhất
trong khu vực.
Điều đó đến từ lợi thế lượng mưa trung bình hằng năm
lớn, địa hình nhiều đồi núi và mật độ dân số thấp. Lào có thể
khai thác được khoảng 18 GW điện trong số công suất tiềm
năng. Trong khi đó, với vị trí địa lý nằm dọc theo sông Mê Công,
Lào đóng góp khoảng 35% tổng lưu lượng dòng chảy. Các
chuyên gia kinh tế cũng cho rằng, nếu nước này muốn thoát
khỏi tình trạng kém phát triển thì các dự án thủy điện là lựa
chọn duy nhất bởi nước này không phải là công xưởng sản xuất
với nhiều công nhân có tay nghề cao, nhưng có địa hình núi cao

1. https://www.mrcmekong.org/our-work/topics/hydropower/
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 353

và nhiều dòng chảy. Do đó, chiến lược của quốc gia này là biến
thành nơi sản xuất điện cho cả châu Á1.
Với Lào, thủy điện trở thành nguồn cung cấp năng lượng
giá rẻ và sẵn tiềm năng phát triển. Tuy nhiên, trước những
năm 1990, Lào mới có 4 nhà máy thủy điện được đưa vào vận
hành, cung cấp 206 MW điện. Ngành năng lượng của nước này
tăng trưởng mạnh mẽ khi chính phủ mở cửa cho các nhà đầu tư
nước ngoài từ năm 1993. Trong 20 năm sau đó, công suất thủy
điện tại Lào đã tăng lên 3,5 GW. Năm 2017, Lào có 46 nhà máy
thủy điện đang hoạt động và 54 nhà máy khác đang được
xây dựng hoặc quy hoạch. Theo kế hoạch, nước này sẽ có thêm
54 đường dây tải điện và 16 trạm biến áp để phục vụ mục tiêu
100 nhà máy thủy điện với tổng công suất 28.000 MW.
Hiện nay, Lào đang xuất khẩu 2/3 sản lượng từ các nhà
máy thủy điện, nguồn thu từ bán điện chiếm tới gần 30% tổng
nguồn thu xuất khẩu. Năm 1993, Vientiane và Bangkok ký bản
ghi nhớ thỏa thuận đầu tiên, trong đó Lào nhất trí bán 1.500 MW
điện cho Thái Lan. Bản ghi nhớ này sau đó được điều chỉnh nhiều
lần theo nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của Bangkok.
Theo thỏa thuận mới nhất, lượng điện mà Lào sẽ cung cấp cho
Thái Lan đã lên tới 7.000 MW2.
Riêng năm 2019, Chính phủ Lào đặt chỉ tiêu hoàn thành
12 dự án thủy điện với tổng công suất lắp đặt 1.950 MW, trong
đó 80% lượng điện sản xuất ra sẽ xuất khẩu sang Thái Lan và
phần còn lại sẽ phục vụ nhu cầu trong nước. Quốc gia này hiện
đặt việc xuất khẩu thủy điện vào nhóm ưu tiên phát triển cao
nhất với nhiệm vụ đề ra là sẽ trở thành “Ắc quy của vùng
Đông Nam Á”.

1, 2. Chiến lược trở thành “ắc quy châu Á” bằng thủy điện của Lào, https://vnexpress.
net/chien-luoc-tro-thanh-ac-quy-chau-a-bang-thuy-dien-cua-lao-3782687.html.
354 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Việc thiếu một kế hoạch có tính chiến lược đã đặt Lào


vào tình trạng rủi ro trong mục tiêu tăng thu nhập quốc gia.
Trong khi đó, các dự án này rõ ràng sẽ gây tác hại nghiêm
trọng cho ngành sản xuất nông nghiệp và thủy sản tại
Việt Nam và Campuchia. Một báo cáo quốc tế gần đây “Kêu gọi
một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến lược
tại Lào” đưa ra kết luận là hiện vẫn chưa muộn để thay đổi cách
tiếp cận và tối ưu hóa mối liên hệ giữa việc đánh đổi năng
lượng, thu nhập từ xuất khẩu, an ninh lương thực, nguồn nước
với việc bảo vệ được tính toàn vẹn của dòng Mê Công cho lợi
ích của toàn bộ các quốc gia ven sông. Một cách tiếp cận mới tại
Lào là sẽ tiếp tục duy trì các trọng tâm hiện tại vào xuất khẩu
năng lượng ra thị trường khu vực nhưng đồng thời đưa ra
những mục tiêu thực tế về tổng năng lượng sản xuất được từ
các nguồn khác nhau, trong đó có thủy điện, điện gió và điện
mặt trời1.
Nếu tuân theo chiến lược này, các con đập có rủi ro tài
chính cao hoặc gây tác động lớn nhất tới môi trường có thể được
thay thế bằng các dự án khác và dần dần, hiệu suất thu được từ
các hệ thống cơ sở hạ tầng thông minh như quản lý lưới điện
hiệu quả sẽ tăng lên. Chính phủ Lào hiện đang thiếu năng lực
và nguồn lực để thực hiện một kế hoạch có tính chiến lược do
họ hầu như phụ thuộc vào các nhà đầu tư ngoại quốc, những
người đến xây dựng các đập đã được khảo sát và lên kế hoạch
theo các hình thức xây dựng - vận hành - chuyển giao thuần túy
thương mại hoặc nhượng quyền BOOT để xuất khẩu sang các
nước láng giềng. Tất cả các đập tại Lào đang được xây dựng
một cách thiếu điều phối, cách thức tiến hành đơn lẻ theo từng

1. Kêu gọi một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến
lược tại Lào, https://www.iucn.org/sites/dev/files/content/documents/2017/
stimson_strategic_energy_planning_vn_final.pdf.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 355

dự án mà không có ý kiến đóng góp của cơ quan liên chính phủ


là Ủy hội sông Mê Công hoặc của các quốc gia láng giềng.
Hậu quả là, hiện tại có rất ít cơ hội cho việc phối hợp lập kế
hoạch nhằm tối ưu hóa lợi ích sử dụng nước ở quy mô lưu vực
để hỗ trợ việc chuyển tiếp sang một kế hoạch năng lượng có tính
chiến lược ở quy mô toàn lưu vực1. Năm 2010, khi Chính phủ
Lào thông báo lên Ủy hội sông Mê Công dự án đập Xayabury
đã vấp phải sự phản đối từ nhiều phía do lo ngại về tác động
tiềm tàng lên con người và hệ sinh thái.
Năm 2019, các dự án phát triển nóng này đã gây ra hệ quả
với việc một trong năm đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian -
Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, phía đông nam Lào bị vỡ, khiến lượng
nước khổng lồ trút xuống hạ lưu, gây ngập nặng 7 ngôi làng,
nhiều người chết và mất tích. Dự án xây đập Xe Pian - Xe Namnoy
có giá trị hơn 1 tỷ USD, được coi là một phần trong chiến lược
xây hàng loạt nhà máy thủy điện của Lào. Dự án có công suất
410 MW, được khởi công từ năm 2013 để đưa vào vận hành
năm 2019. Đây là một phần trong đại dự án của Công ty Năng
lượng Xe Pian - Xe Namnoy, được thành lập năm 2012 ở tỉnh
Pakse với mục tiêu xây dựng một loạt đập thủy điện trên
các sông Houay Makchanh, Xe Pian - Xe Namnoy. Có điều, 90%
lượng điện sản xuất từ các dự án này sẽ xuất sang Thái Lan, 10%
còn lại được hòa vào mạng lưới điện địa phương2. Một số dự án
thủy điện của Lào có quy mô rất lớn mà việc đi vào vận hành
sẽ gây ra hệ quả lớn đến dòng Mê Công. Dưới hạ nguồn của
Luang Prabang là dự án Xayabury trị giá 3,5 tỷ USD, được đầu
tư bởi 6 ngân hàng Thái Lan. Nhà máy thủy điện có công suất
1,3 GW này tạo ra một hồ chứa có diện tích 49 km2, dùng để trữ

1. Kêu gọi một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến
lược tại Lào, Tlđd.
2. Chiến lược trở thành “ắc quy châu Á” bằng thủy điện của Lào, Tlđd.
356 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

một lượng nước lên đến 1,3 km3. Cũng như các dự án lớn khác,
95% điện sẽ được bán cho Thái Lan.
Không chỉ đầu tư vào các nhà máy thủy điện và mua
điện từ Lào, Thái Lan cũng tham gia vào cuộc chiến nước trên
dòng Mê Công. Trước tình trạng hạn hán năm 2016, chính
quyền Bangkok đã đề ra dự án lấy nước từ Mê Công vào vùng
đông bắc Thái Lan. Đó là tham vọng kết nối các sông Mê Công -
Loei - Chi - Mun, nhằm giữ nước cho Thái Lan trong mùa khô
hạn. Theo đó, người Thái sẽ nạo vét đáy sông Loei sâu thêm 5m.
Cửa sông Loei, đoạn đổ từ dòng chính sông Mê Công vào sẽ
được cơi nới thêm 250 m. Người ta xây dựng 24 đường hầm ở
đáy sông để nước chảy vào sông Loei, đưa tới các sông Chi,
sông Mun, đề phòng cho những mùa hạn hán nghiêm trọng sau
này có thể xảy ra. Tham vọng của Chính phủ Thái Lan là trữ
khoảng 2,036 - 4 tỷ m3 nước/năm. Dù Thái Lan có các cam kết
như không lấy nước từ sông Mê Công vào tháng Ba, tháng Tư,
hay tham vấn thông tin với MRC, dự án của người Thái là một
“án tử” mới lên dòng sông.
Tình trạng hỗn loạn tranh chấp nguồn nước, “mạnh ai
người đó chiếm” đang gây ra hệ quả nghiêm trọng tới các quốc
gia hạ nguồn.

3. Hệ quả từ các con đập

Việc gia tăng số lượng các con đập trong thập niên vừa
qua đã gây tác động trực tiếp và hậu quả lớn đến dòng sông
Mê Công, nền sản xuất nông nghiệp cũng như đời sống cư dân
hai bên bờ. Các hệ quả này được phản ánh rất nghiêm trọng từ
năm 2016 đến nay.
Hệ thống đập tàn phá môi trường sinh sống và sinh sản
của các loài cá, cũng như làm nước nghèo dinh dưỡng. Các con
đập tại Lào và Campuchia (bao gồm 11 đập đang lên kế hoạch)
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 357

án ngữ vùng trung lưu sông Mê Công, cũng là khu vực cư trú,
sinh sản chủ yếu của nhiều loài cá quan trọng. Các nhà máy
thủy điện này sẽ chặn dòng di cư của 70% số cá đánh bắt được
trên sông Mê Công. Việc phá hủy môi trường sống và sinh sản
của chúng đồng nghĩa với việc đe dọa nguồn cá đánh bắt ở
vùng hạ nguồn, nơi trung bình mỗi người dân tiêu thụ 60 kg cá
nước ngọt hằng năm (lớn hơn 18 lần so với số lượng tiêu thụ ở
Âu - Mỹ). Điều này đặc biệt ảnh hưởng tới người nghèo, những
người có ít lựa chọn thực phẩm thay thế1.
Khi cá không thể di chuyển và sinh sản hằng năm thì
các dự án thủy điện lấy mất đất đai, nhà cửa và việc làm của
người dân dọc theo dòng sông. Thống kê của các tổ chức phi
chính phủ cho thấy, có khoảng 20 triệu người Trung Quốc
phải di dời vì các dự án thủy điện. Các con đập trên vùng
thượng nguồn Mê Công đã thêm vào đó nhiều nghìn người,
chủ yếu là người dân tộc thiểu số và nông dân nghèo phải
di cư. Vào năm 2013, số tiền tái định cư mà chính phủ hứa
hẹn là 80.000 Nhân dân tệ/người (khoảng 12.500 USD), tuy
nhiên một số phàn nàn rằng họ được định cư ở các sườn đồi,
nơi không thể làm nông nghiệp và thường xuyên thiếu nước
sinh hoạt2.
Quá trình xây dựng đập cũng gây ra nhiều vấn đề đối với
Lào, cùng lo ngại về môi trường và an toàn đối với cư dân. Đã
có nhiều nghiên cứu cảnh báo về tính chất tàn phá môi trường
cũng như tác động nghiêm trọng tới hệ sinh thái của chiến lược
biến thành "ắc quy châu Á" của Vientiane. Dự án thủy điện
Xayabury trên sông Mê Công do tập đoàn CH Karnchang của

1. The Mekong: Requiem for a river, https://www.economist.com/essay/


2016/02/13/requiem-for-a-river.
2. “The Mekong”, The Economist, https://www.economist.com/news/essays/
21689225-can-one-world-s-great-waterways-survive-its-development.
358 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thái Lan phụ trách đã gây ra nhiều lo ngại về môi trường sinh
thái và bị nhiều nước phản đối. Các nhà hoạt động bảo vệ môi
trường đã nhiều lần lên tiếng về dự án này, liên quan tới ảnh
hưởng tiêu cực đến dòng chảy của nước, hoạt động của các loài
cá và phù sa xuống hạ lưu, đe dọa sinh kế hàng chục triệu
người sống dọc dòng sông.
Một báo cáo của Ủy hội sông Mê Công cho biết, các dự án
thủy điện trên dòng sông này làm sụt giảm sản lượng lúa, cá và
phù sa ở vùng hạ nguồn, nơi các quốc gia như Campuchia, Lào,
Thái Lan, Mianma và Việt Nam đóng góp khoảng 15% sản
lượng lúa gạo toàn cầu. Vì thế, đầu năm 2012, Lào phải ngừng
dự án xây dựng đập Xayabury để nghiên cứu, xử lý những lo
ngại về môi trường do công trình gây ra, sau đó chỉnh sửa thiết
kế của đập và tiếp tục dự án vào tháng 11/20121.
Bên cạnh đó, mức độ an toàn của các con đập cũng như
tác động của hạn hán, biến đổi khí hậu tới nền kinh tế Lào cũng
đang là vấn đề đáng báo động. Các dự án phát triển nóng về
thủy điện đã bị cảnh báo sẽ không thể chống chịu được điều
kiện thời tiết khắc nghiệt, vốn đang ngày càng phổ biến ở Lào
và các nước khu vực Mê Công. Năm 2013, Lào phải hứng chịu
một trong những đợt thiên tai tồi tệ nhất khi 5 đợt mưa lớn liên
tiếp kéo dài suốt ba tháng, gây ra tình trạng ngập lụt nghiêm
trọng, ảnh hưởng tới khoảng 347.000 người. Tiếp đó là vỡ đập
thủy điện Nam Ao ở tỉnh Xieng Khoung, gây ra lũ quét, làm
thiệt hại tài sản và tính mạng cư dân.
Đó là tiếng chuông cảnh báo về các tiêu chuẩn an toàn
trong việc xây dựng nhà máy thủy điện ở Lào. Mới đây nhất là
sự cố vỡ đập Xe Pian - Xe Namnoy, cho thấy Lào hoàn toàn chưa

1. Geoffrey C Gunn: “Laos in 2019: Moving Heaven and Earth on the


Mekong”, Southeast Asian Affairs, August 16, 2020, p. 177.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 359

thấy được tầm mức nghiêm trọng của vấn đề. Hệ thống an toàn
và bảo đảm vận hành đập không phù hợp, phát cảnh báo quá
muộn và không hiệu quả trong việc bảo vệ cư dân xung quanh.
Chủ thầu Hàn Quốc SK Engineering & Construction phát hiện
vết nứt trên đập vào ngày 22/7/2018, nhưng đến 21 giờ cùng
ngày mới phát cảnh báo tới chính quyền địa phương để bắt đầu
sơ tán các hộ dân sống gần đập. Sau nỗ lực gia cố vết nứt bất
thành, nhà thầu bắt đầu cho xả nước ở đập chính lúc 3 giờ sáng
ngày 23/7/2018, nhưng đến 12 giờ, chính quyền địa phương mới
ra lệnh cho người dân ở hạ lưu sơ tán. Đến 20 giờ cùng ngày,
đập phụ bị vỡ, nhấn chìm các ngôi làng, cuốn trôi hàng trăm
người cùng nhiều tài sản1.
Bản thân nền nông nghiệp của Lào cũng đang vấp phải
thiệt hại nghiêm trọng từ việc thiếu nước. Hạn hán kỷ lục
năm 2019 trên dòng Mê Công đã làm cho nông dân Lào chỉ
có thể canh tác 40% diện tích trong tổng số 850.000 ha đất
nông nghiệp. Trong số này, trên 172.000 ha trồng lúa cũng bị
ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng giá lương thực leo thang và thực
phẩm khan hiếm2.
Điều này rõ ràng tới từ sự thay đổi quá nhanh của lưu
lượng nước trên dòng Mê Công trong một thời gian ngắn.
Hiện tại, các con đập của Trung Quốc có khả năng giữ một
lượng nước khổng lồ, tương đương với vịnh Chesapeake của
Mỹ, tức là lấp đầy một khu vực rộng khoảng 11.600 km2 3.
Điều này lý giải nạn hạn hán ngày càng nghiêm trọng ở vùng
hạ nguồn.

1. Chiến lược trở thành “ắc quy châu Á” bằng thủy điện của Lào, Tlđd.
2. Gunn Geoffrey C.: “Laos in 2019: Moving Heaven and Earth on the
Mekong”, Ibid, p. 177.
3. Brian Eyler: Science Shows Chinese Dams Are Devastating the Mekong,
foreign policy.com/2020/04/22/science-shows-chinese-dams-devastating-
Mê Công-river/.
360 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Đợt hạn hán năm 2016 ở Việt Nam bắt đầu từ việc dòng
chảy trên dòng Mê Công giảm 16% so với trung bình hằng năm.
Khi đó, từ tháng 3 đến tháng 5, Trung Quốc buộc phải xả 12,65
tỷ m3 nước từ đập Jinghong để cứu hạn, làm tăng 40-89% lưu
lượng dòng chảy trên các đoạn dọc sông, giúp mực nước ở
dòng chính tăng từ 0,18 đến 1,53 m (hoặc dòng chảy từ 602 đến
1.010 m3/giây). Nếu không có việc xả nước này, mực nước đo
được tại Jinghong (Trung Quốc) sẽ thấp hơn 47%, ở Chiang
Saen (Thái Lan) thấp hơn 44%, ở Nong Khai (Lào) là 38% và ở
Stung Treng (Campuchia) là 22%1.
Dù vậy, lượng nước này đã không tới được vùng hạ lưu
sông Mê Công ở Việt Nam, làm gay gắt thêm tình trạng hạn
hán, gây ra bởi hiện tượng El Nino, vốn đã khiến cho đồng bằng
Nam Bộ, Nam Trung Bộ và Tây Nguyên thiệt hại gần 15.000 tỷ
đồng. Đây được coi là đợt hạn hán lớn nhất ở Việt Nam trong
vòng một thế kỷ qua2. Tình trạng thiếu nước ngọt làm đảo lộn
sinh hoạt của người dân, khiến đồng ruộng cháy khô, gia súc
chết khát, nước sạch trở nên khan hiếm và tình trạng xâm nhập
mặn ngày càng nghiêm trọng. Các vùng nuôi tôm và hải sản
khác thất thu vì nước biển xâm lấn… Tại Bến Tre, người dân
phải chi trả 60.000-80.000 đồng để mua 1 m3 nước ngọt, trong
khi trường học, bệnh viện không có nước sạch.
Tuy nhiên, đợt hạn thế kỷ ở Việt Nam năm 2016 và một số
nước hạ nguồn sông Mê Công chỉ là mở đầu cho bi kịch của
một dòng sông. Tới tháng 11/2019, khúc sông Mê Công giữa
Thái Lan và Lào đã khô cạn đáy, lộ ra đá lòng sông và những

1. The effects of Chinese dams on water flows in the Lower Mekong Basin,
https://www.mrcmekong.org/news-and-events/news/the-effects-of-chinese-
dams-on-water-flows-in-the-lower-mekong-basin/.
2. Hạn mặn lịch sử 2016: Mê Công chặn dòng, thế mạnh Việt Nam cạn sức,
https://www.thiennhien.net/2016/12/29/han-man-lich-su-2016-mekong-chan-
dong-manh-viet-nam-can-suc/.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 361

hồ nước nhỏ. Các loài cá không thể di chuyển đến nơi sinh sản.
Vào tháng 7 cùng năm, dòng chảy của sông thấp hơn mức có
thể lấy nước vào hệ thống tưới tiêu, vì thế chính quyền
Bangkok phải huy động quân đội để tiến hành các nỗ lực cứu
trợ. Cùng thời gian, trên Biển Hồ Tonle Sap, thay vì mùa lũ kéo
dài 5 tháng thì nước chỉ về hồ trong vòng 5 tuần, mang lại một
phần nhỏ so với khối lượng 500.000 tấn thủy sản và các tài
nguyên khai thác hằng năm.
Đối với Việt Nam, nạn hạn hán năm 2019-2020 thậm chí
còn đến sớm và nghiêm trọng hơn năm 2015-2016, được coi là
đợt hạn lớn nhất trong lịch sử. Ước tính có khoảng 120.000 hộ
dân miền Tây thiếu nước sinh hoạt, 50.000 ha vụ đông xuân
phải cắt giảm. Từ giữa tháng 12/2019, xâm nhập mặn vào sâu
trong đất liền 40-50 km, cao hơn năm 2016 khoảng 3-5 km. Với
quy mô đó, trong thời gian cao điểm từ tháng 1, 2 và đến giữa
tháng 3/2020, ranh mặn 4g/l ước tính xâm nhập sâu vào đất liền
50-95 km, cao hơn từ 2-11 km so với năm hạn mặn lịch sử, gây
ảnh hưởng tới 10/13 tỉnh của đồng bằng sông Mê Công, gồm
Long An, Tiền Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu,
Hậu Giang, Cà Mau và Kiên Giang1.
Riêng Cà Mau ghi nhận hơn 16.000 ha lúa bị thiệt hại;
340 ha hoa màu bị ảnh hưởng do hạn mặn, chủ yếu ở huyện
Trần Văn Thời. So với mùa hạn mặn khốc liệt bốn năm trước,
toàn tỉnh có hơn 50.000 ha lúa bị thiệt hại; 4.700 ha hoa màu
chết khô. Cà Mau cùng các địa phương khác ở miền Tây đã công
bố tình trạng thiên tai hạn hán. Tại "rốn mặn" Bến Tre, hồ trữ

1. Hạn hán, xâm nhập mặn kỷ lục, đồng bằng sông Cửu Long có thiếu nước sinh
hoạt và sản xuất?, https://tuoitre.vn/han-han-xam-nhap-man-ky-luc-dbscl-co-
thieu-nuoc-sinh-hoat-va-san-xuat-20191219194428876.htm; Miền Tây trong
“cơn bão” hạn mặn, https://vnexpress.net/mien-tay-trong-con-bao-han-man-
4055889.html
362 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nước Kênh Lấp (Ba Tri), dung tích 1 triệu m3, tổng vốn 85 tỷ đồng
sau 6 tháng đưa vào sử dụng cũng bị nhiễm mặn. Người dân
phải dùng xe hoặc sà lan đi vài chục kilômét chở nước ngọt, giá
mỗi khối cao gấp 10 lần ngày thường. Hơn 4.500 ha lúa đông
xuân gieo sạ ngoài lịch khuyến cáo bị nhiễm mặn, chết héo,
nhiều nông dân phải cắt cho bò, dê ăn1. Đợt hạn 6 tháng liên tục
cũng làm cho “thủ phủ sầu riêng” Tiền Giang thiệt hại gần như
hoàn toàn 3.500 ha, phần lớn phải chặt bỏ hoàn toàn2.

Bản đồ ngập nặm vùng hạ lưu sông Mê Công Việt Nam


(tháng 02/2020)

Nguồn: Miền Tây trong “cơn bão” hạn mặn, Tlđd.

Tình trạng này là do nước sông Mê Công thấp hơn cùng


kỳ trung bình các năm là 40 cm, thấp hơn năm 2016 là 20 cm.
Nguyên nhân chính là trong năm 2019, Trung Quốc đã giữ
một lượng nước khổng lồ trên các con đập, gây ra đợt hán hạn

1. Miền Tây trong “cơn bão” hạn mặn, Tlđd.


2. Đốn bỏ sầu riêng, https://vnexpress.net/don-bo-sau-rieng-4137684.html.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 363

tồi tệ nhất trong lịch sử từng được ghi chép đối với vùng hạ lưu
sông Mê Công. Hàng triệu người không có nước sạch và lần
đầu tiên trong lịch sử hiện đại của dòng Mê Công, nước sông
đã không dâng lên vào mùa mưa tại Chiang Saen (Thái Lan).
Trong khi đó, năm 2019, Trung Quốc nhận được nhiều mưa hơn
thường lệ, có điều gần như tất cả lượng nước đó đã bị giữ lại1.
Dữ liệu vệ tinh cho thấy, các con đập của Trung Quốc gần như
đầy nước trong suốt 12 tháng. Điều này cho thấy Trung Quốc
ngày càng giữ lại nhiều nước trên lãnh thổ của mình. Có nhiều
lý do để giải thích cho điều này. Có thể đó là tham vọng gây
sức ép để các nước hạ nguồn phải thuận theo chính sách của
Bắc Kinh, hoặc đơn giản là họ muốn được sử dụng các nguồn
nước này trước tiên. Dù với lý do gì đi chăng nữa thì các đợt
hạn hán do Trung Quốc gây ra đang để lại hậu quả vô cùng
nặng nề lên các quốc gia như Campuchia và Việt Nam, trong đó
có nguy cơ khủng hoảng lương thực và bất ổn xã hội.
Chỉ trong vòng một thập niên, tác động của các con đập
và tình trạng lũ biến mất ở vùng hạ nguồn gây ra những đợt
hạn hán có quy mô chưa từng có trong hàng thế kỷ. Biển Hồ
của Campuchia là nơi điều hòa và trữ nước vào mùa mưa, thời
điểm dung tích có thể gấp 4-5 lần mùa khô, biến nơi đây trở
thành hồ nước ngọt lớn nhất Đông Nam Á, cũng là nơi có sản
lượng cá nước ngọt cao nhất. Tuy nhiên, sự suy giảm nguồn
nước và hạn hán đã đe dọa nghiêm trọng khu vực này. Tính từ
năm 1993, 31% rừng ngập nước ở đây đã bị tàn phá.
Khi mực nước của sông Mê Công giảm xuống mức thấp
kỷ lục vào năm 2019, Campuchia đã phải chống chịu suốt mấy
tháng thiếu năng lượng vì có quá ít nước để vận hành các nhà
máy thủy điện. Sản lượng đánh bắt cá cũng giảm xuống 80-90%
ở một số nơi của đất nước mà 2/3 lượng protetin đến từ cá

1. Brian Eyler: Science Shows Chinese Dams Are Devastating the Mekong, Ibid.
364 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

nước ngọt. Đối với Bangkok, sự khô hạn của dòng Mê Công đã
khiến GDP của nước này thiệt hại khoảng 1,5 tỷ USD1.
Tới đầu năm 2020, các địa phương miền Tây Nam Bộ lại
tiếp tục chịu đợt hạn mặn mới, gây ra thiệt hại diện rộng trên
nhiều tỉnh thành2:

Cà Mau Diện tích lúa - tôm bị thiệt hại: 16.554,8 ha, diện tích lúa đông xuân bị thiệt
hại: 10.644 ha; diện tích rau màu bị thiệt hại > 70%: 3,6 ha; 3.568 hộ thiếu
nước sinh hoạt;
887 điểm (21.167 m) sụp lún ven bờ kênh;
Sự cố xoáy lở đáy Cống Trùm, Thuật Nam, huyện Trần Văn Thời.
Bến Tre Thiệt hại 104,7 ha lúa thu đông (30 - 70%); 5.000 ha lúa đông xuân sinh
trưởng và phát triển chậm (khả năng cao bị mất trắng). Toàn bộ người dân
trên địa bàn tỉnh đều bị ảnh hưởng do nước sinh hoạt bị nhiễm mặn.
Trà Vinh Thiệt hại 624 ha lúa đông xuân (30-70%: 461 ha, >70%: 163 ha); Tổng số hộ
dân bị thiếu nước sinh hoạt là 8.662 hộ (các huyện Càng Long, Châu Thành).
Vĩnh Long Tổng số hộ dân bị ảnh hưởng nhiễm mặn nguồn nước sinh hoạt: 66.200 hộ
(các huyện Vũng Liêm, Trà Ôn, Mang Thít và Tam Bình).
Kiên Giang Thiệt hại hoàn toàn 172 ha lúa mùa (huyện An Minh), 1.503 ha lúa đông xuân
(30-70%).
Sóc Trăng Thiệt hại 1.000 ha lúa đông xuân (30-70%: 773 ha, >70%: 227 ha).

Nhưng đó chưa phải là sự chấm dứt của thiên tai. Mùa mưa
năm 2020 dự báo tiềm năng cho những đợt hạn mặn vào cuối năm.
Theo đó, lượng mưa trên lưu vực Mê Công thiếu hụt 30-40%
so với mức trung bình nhiều năm, dòng chảy của sông Mê Công

1. Nguy cơ biến mất một Mê Công “đã được biết tới hàng ngàn năm qua”,
https://www.thiennhien. net/2020/06/04/nguy-co-bien-mat-mot-me-kong-da-
duoc-biet-toi-hang-ngan-nam-qua/.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Báo cáo tổng hợp tình hình
hạn hán, xâm nhập mặn khu vực miền Nam 2019-2020, phongchongthientai.
mard.gov.vn/Pages/bao-cao-tong-hop-tinh-hinh-han-han-xam-nhap-man-
khu-vuc-mien-nam-2019--2020.aspx, cập nhật ngày 02/3/2020.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 365

ở mức rất thấp; Biển Hồ (Campuchia), nơi cung cấp nguồn nước
quan trọng bổ sung cho đồng bằng sông Cửu Long trong các
tháng mùa khô chỉ tích trữ được gần 9 tỷ m3 nước (đến tháng
9/2020), thấp hơn mức trung bình nhiều năm cùng thời kỳ khoảng
23 tỷ m3 nước, thấp hơn năm 2015 khoảng 8 tỷ m3 và thấp hơn
năm 2019 khoảng 2 tỷ m3 nước. Điều này làm lượng dòng chảy
về đồng bằng sông Cửu Long trong các tháng đầu mùa khô
2020-2021 thiếu hụt 20-35% so với trung bình nhiều năm1.
Giữa đợt hạn năm 2016, MRC đã ra kiến nghị yêu cầu
Trung Quốc xả đập. Bộ Ngoại giao Trung Quốc khi đó đã phát
biểu: “Bạn bè nên giúp đỡ nhau khi hoạn nạn là điều hiển
nhiên”2. Tuy nhiên, việc Bắc Kinh tiếp tục xây dựng các con đập
mới và kiểm soát gần như toàn bộ nguồn nước vùng thượng
lưu đã cho thấy rõ “tình bạn” mà họ muốn xây dựng với vùng
hạ nguồn.
Trong bối cảnh đó, biến đổi khí hậu và nước biển dâng đang
làm trầm trọng thêm tác động từ nạn hạn hán gây ra trên dòng
Mê Công.

4. Biến đổi khí hậu, nước biển dâng và hệ quả

Đa số cư dân sống dọc theo sông Mê Công cư trú tại nông


thôn, với mức thu nhập bình quân chỉ khoảng 800 USD/năm3.
Phần lớn nguồn tài nguyên họ tiếp cận đến từ dòng sông cũng
như đất đai và rừng xung quanh. Đó là những người sống nhờ

1. Chỉ thị số 36/CT-TTg ngày 11/9/2020 của Thủ tướng Chính phủ về chủ
động triển khai các biện pháp ứng phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn
trong mùa khô 2020-2021 ở đồng bằng sông Cửu Long, https://tulieuvankien.
dangcongsan.vn/he-thong-van-ban/van-ban-chi-dao-dieu-hanh/chi-thi-so-
36ct-ttg-ngay-1192020-cua-thu-tuong-chinh-phu-ve-chu-dong-trien-khai-cac-
bien-phap-ung-pho-nguy-co-han-han-6812.
2. Nguy cơ biến mất một Mê Công “đã được biết tới hàng ngàn năm qua”, Tlđd.
3. Eyler: Last Days of the Mighty Mekong, Ibid.
366 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

dòng Mê Công. Cư dân Campuchia dọc sông là ví dụ điển hình.


60% lượng protein họ nhận được đến từ cá đánh bắt ở sông ngòi.
Trong khi đó, phần lớn cư dân miền Tây Nam Bộ Việt Nam phụ
thuộc vào mùa lũ, phù sa và nước sông để làm nông nghiệp,
làm vườn và nuôi trồng thủy sản. Vì thế, tác động của biến đổi
khí hậu và cạn kiệt nguồn nước có ảnh hưởng sống còn đối với
tương lai của hàng chục triệu người.

Dự báo tác động của nước biển dâng 1m đến GDP


(tỷ lệ % thiệt hại GDP)

Nguồn: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với nước ta: Thực trạng,
những vấn đề mới đặt ra và giải pháp, hdll.vn/vi/nghien-cuu---trao-doi/anh-
huong-cua-bien-doi-khi-hau-doi-voi-nuoc-ta-thuc-trang-nhung-van-de-moi-
dat-ra-va-giai-phap.html.

Việt Nam là nước có tỷ lệ % GDP thiệt hại lớn nhất trong


số các nước đang phát triển tại kịch bản nước biển dâng cao 1 m.

* French Guiana - Guiana thuộc Pháp là một bộ phận lãnh thổ ở nước
ngoài của Pháp, trên bờ biển Đại Tây Dương, phía bắc của Nam Mỹ.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 367

Theo đó, 10,8 triệu người ở đồng bằng sông Cửu Long và đồng
bằng sông Hồng chịu tác động, khoảng 10,21% GDP, 7,14% diện
tích đất nông nghiệp, 28,67% diện tích đất ngập nước và 10,74%
diện tích đô thị bị ảnh hưởng.
Trong những năm gần đây, nghiên cứu tác động của biến
đổi khí hậu cũng đã chỉ ra nhiều vấn đề cần phải lưu tâm,
chẳng hạn, năm 2017 là năm có số lượng các cơn bão ảnh hưởng
tới nước ta nhiều bất thường (16 cơn bão). Theo tính toán
của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và
Tổng cục Thống kê, thiệt hại do các cơn bão này gây ra khoảng
38,7 nghìn tỷ đồng, tương đương 2,7 tỷ USD. Đối với đồng
bằng Nam Bộ, là vùng chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi
khí hậu, theo tính toán thì đến cuối thế kỷ XXI nếu nhiệt độ
tăng khoảng 3,4 độ C, mực nước biển dâng cao thêm 1 m sẽ có
khoảng 40% diện tích đất bị ngập vĩnh viễn, khoảng 10% dân số
bị ảnh hưởng trực tiếp do mất đất, thêm vào đó là tình trạng
hạn hán, xâm nhập mặn, sạt lở và nhiều hệ lụy đi kèm như đã
từng diễn ra những năm gần đây.
Hệ quả kép của hạn hán gây ra từ các con đập và biến đổi
khí hậu đã và đang tác động nặng nề tới nền nông nghiệp của
Việt Nam, đặc biệt trong vòng 5 năm trở lại đây. Chỉ riêng
trong đợt hạn năm 2016, vùng hạ lưu sông Mê Công ở Việt
Nam đã bị thiệt hại khoảng 210 triệu USD 1 . Những hệ quả
tương lai sẽ còn thảm khốc hơn nữa nếu như dòng sông đã
chảy suốt 6.000 năm qua biến mất vào các thập niên tới. Đó là
sự biến mất của một vùng đồng bằng.
Từ năm 1992 đến 2014, số liệu của Uỷ hội sông Mê Công
cho thấy, lượng trầm tích đo được đã giảm hơn một nửa do

1. Me Kong Delta loses $210 million to drought and salinity, https://e.vnexpress.


net/news/news/Mekong-delta-loses-210-million-to-drought-and-salinity-
3427037.html
368 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bị giữ lại trong các hồ thủy điện của Trung Quốc. Không còn
nguồn trầm tích bổ sung, vùng châu thổ sông Cửu Long chỉ còn
sạt lở mà không thể bồi thêm. Cuộc chiến giằng co giữa đất và
nước suốt mấy ngàn năm sẽ có kết cục buồn. Ước tính tổng
thiệt hại kinh tế do các dự án thủy điện và tình trạng thảm
họa tự nhiên liên quan lên đến 7,3 tỷ USD, trong đó đối với
Việt Nam là 2,8 tỷ USD. Việt Nam đang và sẽ chịu thiệt hại
nặng nề nhất trong 4 quốc gia hạ nguồn về xói lở bờ sông và
ven biển. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, sạt lở
đã cướp đi 300-500 ha đất mỗi năm tại đồng bằng sông Cửu Long.
Một báo cáo do Viện Thủy lực Đan Mạch thực hiện năm 2015
cho biết, việc xây thêm 11 đập thủy điện tại hạ nguồn sẽ gần
như cắt hẳn nguồn trầm tích, khiến quá trình phân rã đồng
bằng miền Tây sẽ gia tăng. Chỉ tính riêng vùng cửa sông, ven
biển từ Soài Rạp (Tiền Giang) đến Gành Hào (Bạc Liêu) với
chiều dài khoảng 250 km, mỗi năm biển sẽ xâm thực 8-13 m đất,
tức là 11 dự án thủy điện trên mỗi năm sẽ xóa sổ thêm vài trăm
hécta đất nữa1.
Có khoảng 20 triệu cư dân đang sinh sống trên vùng hạ
lưu sông Mê Công ở Việt Nam, nơi đóng góp 50% sản lượng
lương thực, gần 70% kim ngạch xuất khẩu thủy sản và 90% sản
lượng gạo xuất khẩu của cả nước. Tất cả những con số này
đang bị thách thức bởi biến đổi khí hậu. Nước biển dâng, hạn
hán và lún đất do mất nước ngầm, an ninh nguồn nước, xâm
nhập mặn, suy thoái chất lượng đất, làm giảm tài nguyên thủy
sản và giảm năng suất nông nghiệp đang diễn ra với tốc độ
nhanh chóng.

1. Canh bạc Luang Prabang - Bài 2: Cơ hội nào để cứu đồng bằng sông Cửu Long?,
https://nguoidothi.net.vn/canh-bac-luang-prabang-bai-2-co-hoi-nao-de-cuu-
dong-bang-song-cuu-long-22994.html; Cái chết của đồng bằng, https://vnexpress.
net/cai-chet-cua-dong-bang-3996974.html.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 369

Nếu các con đập đặt dòng Mê Công trước nguy cơ biến
mất thì biến đổi khí hậu đặt vùng Nam Bộ trong những thách
thức tương tự. Nghiên cứu của tổ chức Climate Central dự báo
vùng đất này có thể bị ngập dưới nước biển vào năm 20501. Khi
đó, dưới tác động của triều cường, hơn 20 triệu người Việt Nam,
gần 1/4 dân số, sẽ sống trong vùng bị ngập.

Vùng ngập trong nước biển ở miền Nam Việt Nam năm 2050
trong các kịch bản cũ và mới

Nguồn: TP HCM “có thể biến mất trong nước biển vào 2050”, https://vnexpress.
net/tp-hcm-co-the-bien-mat-trong-nuoc-bien-vao-2050-4005115.html.

Theo mô hình này thì ba thập niên tới, toàn bộ các trung
tâm nông nghiệp và công nghiệp quan trọng nhất của Việt Nam

1. Climate Central là tổ chức tin tức phi lợi nhuận, chuyên phân tích và
báo cáo về khoa học khí hậu, có trụ sở tại Mỹ. Chủ đề quan tâm của tổ chức
này là biến đổi khí hậu, các vấn đề năng lượng,… Những nghiên cứu được
thông qua các đối tác là New York Times, AP, Reuters, NBC, CNN,...
370 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

sẽ bị ngập dưới mực nước biển. Phần lớn Thành phố Hồ Chí Minh,
trung tâm kinh tế của đất nước sẽ biến mất. Nguy cơ tương
tự cũng diễn ra với Thái Lan với ước tính hơn 10% dân số hiện
tại đang sống trong vùng có khả năng ngập lụt vào năm 2050.
Thủ đô chính trị và thương mại Bangkok trong tình trạng
đáng báo động. Các tổ chức quốc tế vì thế cũng cảnh báo mối
quan hệ giữa biến đổi khí hậu và thiên tai với di dân, gia
tăng nghèo đói, bất bình đẳng xã hội, xung đột, bạo lực và các
mối đe dọa đến quốc phòng, an ninh liên quan tới tranh chấp
tài nguyên.
Vượt ra khỏi khuôn khổ lãnh thổ Việt Nam, biến đổi khí
hậu, trái đất nóng lên và nước biển dâng là vấn đề toàn cầu. Vì
thế, vấn đề ứng phó, khắc phục hậu quả cần có các cách tiếp
cận khu vực, quốc tế chứ không chỉ là nỗ lực đơn phương của
mỗi nước1. Đối với khu vực Tiểu vùng sông Mê Công, kết nối
địa lý, lịch sử, văn hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau từ lương thực -
thực phẩm, năng lượng, tài nguyên thiên nhiên cho tới địa -
chính trị đã tạo ra cơ sở cho hợp tác khu vực chống biến đổi khí
hậu. Bản thân dòng sông Mê Công là một thực thể địa lý kết nối
khu vực, tuy nhiên, như đã trình bày, dòng sông này không
những không giúp cải thiện tình trạng hạn hán, xói lở đất và
xâm nhập mặn mà thực tế còn làm cho tình hình ở vùng hạ
nguồn phức tạp hơn. Chính vì thế, đã đến lúc khu vực cần có
các cơ chế hợp tác liên quốc gia mạnh mẽ nhằm chống lại các
thách thức chung.
Thiên tai không chỉ là vấn đề của riêng Việt Nam.

1. Xem các nghiên cứu về biến đổi khí hậu ở cấp độ toàn cầu Al Gore: An
Inconvenient Sequel: Truth to Power: Your Action Handbook to Learn the Science,
Find Your Voice, and Help Solve the Climate Crisis, New York, Rodale, 2017; Bill
Gates: How To Avoid A Climate Disaster: The Solutions We Have and the
Breakthroughs We Need, New York, Knopf Doubleday Publishing Group, 2021.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 371

Đối với Mianma, nền nông nghiệp của nước này đặc biệt dễ
bị tổn thương bởi biến đối khí hậu. Việc gia tăng nhiệt độ sẽ tác
động tiêu cực trên diện rộng đến sản xuất lúa gạo và an ninh
lương thực. Vùng duyên hải và đồng bằng sông Irrawaddy sẽ
chịu tác động lớn từ nước biển dâng. Theo nhiều dự báo, chỉ
cần mực nước biển dâng 0,5 m, biển đã có thể ăn sâu vào đất
liền tới 10 km1.
Theo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu 2020 (Global Climate
Risk Index 2020), Mianma là nước chịu thiệt hại lớn nhất từ
các thảm họa gây ra bởi khí hậu trong hai thập niên qua cùng
với Puéctô Ricô và Haiti. Nước này còn được dự báo là sẽ chịu
thiệt hại lớn nhất từ thiên tai và nước biển dâng trong tương lai.
Những trận lụt trong hai thập niên qua cùng với cơn bão
Nargis (2008) đã làm cho khoảng 100.000 người chết. Đó là thiệt
hại về người do thiên tai lớn nhất trong lịch sử quốc gia này.
Trong khi đó, các vùng khô hạn của Mianma sẽ hứng chịu
việc gia tăng nhiệt độ thêm 3oC vào năm 2040, thời điểm đó,
mực nước biển trên vùng đồng bằng Irrawaddy sẽ dâng lên
thêm 40 cm. Hiện tại, tổng số ngày gió mùa đã giảm từ 144 ngày
năm 1998 xuống còn 125 ngày. Trong khi số ngày nóng gay gắt
sẽ tăng từ 1 ngày/tháng lên 4-17 ngày/tháng vào năm 2041.
Điều này gây ra hậu quả không nhỏ tới sức khỏe, phá vỡ hệ
sinh thái, mùa màng và cơ sở hạ tầng. Theo thống kê của Tổ chức
Nông lương Liên hợp quốc (FAO), chỉ riêng cơn bão Nagis đã
ảnh hưởng tới 65% diện tích trồng lúa của toàn Mianma2.

1. https://climateknowledgeportal.worldbank.org/country/myanmar-burma/
impacts-agriculture; The Republic of the Union of Myanmar: Myanmar Climate
Change Strategy (2018-2030), https://myanmar.un.org/sites/default/files/ 2019-
11/MyanmarClimateChangeStrategy_2019.pdf .
2. Myanmar at risk from extreme climate, https://theaseanpost.com/article/
myanmar-risk-extreme-climate.
372 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Chính phủ Mianma trong những năm gần đây đã đề ra


chiến lược dài hạn (Tầm nhìn 2030) nhằm ứng phó biến đổi khí
hậu. Năm 2019, hai chính sách mới đã được triển khai ở quy mô
quốc gia, bao gồm Chính sách môi trường quốc gia (National
Environmental Policy) và Chính sách biến đổi khí hậu Mianma
(Mianma Climate Change Policy). Một loạt các sáng kiến mới
cũng đã được đưa vào triển khai trong thực tế như Chiến lược
biến đổi khí hậu Mianma 2018-2030 (Mianma Climate Change
Strategy 2018-2030). Mục tiêu dài hạn của chiến lược này là
giảm phát thải carbon, gắn phát triển bền vững với bảo vệ môi
trường sinh thái.
Đối với Thái Lan, quốc gia có đường bờ biển dài, đa dạng
sinh học ở mức cao và nền kinh tế dựa vào nông nghiệp, du lịch…
thì những biến đổi về môi trường đang gây ra tác động không
nhỏ đến sự ổn định của vương quốc. Với diện tích 517. 624 km2,
đường bờ biển của nước này kéo dài khoảng 3.148 km (gần
2.055 km dọc theo biển Andaman và 1.093 km trong vịnh Thái
Lan). Vào năm 2016, Thái Lan là nước có lượng phát thải CO2
thứ 20 thế giới với mức bình quân đầu người là 4,7 tấn/năm
(thấp hơn mức bình quân của thế giới là 4,8 tấn/năm).
Thái Lan đã chịu thiệt hại lớn từ thiên tai trong những
năm gần đây. Trong giai đoạn 1996-2015, Thái Lan xếp thứ 10
trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất từ biến đổi khí
hậu. Trận lụt năm 2011 làm thiệt hại tới 46 tỷ USD, trong đó chỉ
riêng Bangkok, con số này đã là 8 tỷ USD. Có 13 triệu người bị
ảnh hưởng do lũ lụt và 680 người chết. Sau đó là các đợt hạn
hán năm 2015-2016 đã dẫn tới tình trạng thiếu hụt nước sinh
hoạt nghiêm trọng trên toàn quốc. Thêm nữa, nền kinh tế của
nước này quá lệ thuộc vào dòng sông Chao Phraya, khu vực
được dự báo sẽ rơi vào tình trạng khô hạn trong hai thập niên
tới và sản lượng lương thực có thể suy giảm đến 30,9%.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 373

Nước biển dâng là một thách thức lớn khác của quốc gia
này, đe dọa hàng chục triệu người dọc theo vùng duyên hải,
đặc biệt là thủ đô Bangkok, thành phố đang sụt lún hằng năm
với tốc độ đáng kể1. Xâm nhập mặn đã làm giảm năng suất lúa
tại vùng vịnh Thái Lan và tác động tiêu cực tới hệ thống rừng
ngập mặn cũng như đời sống của ngư dân. Trong 25 năm qua,
mỗi năm mực nước biển đã dâng lên 5 mm. Nếu nước biển
dâng lên 15 cm, 40% Bangkok sẽ ngập dưới nước, trong khi mực
nước dâng 88 cm thì 70% thành phố sẽ biến mất. Tất cả tác động
này sẽ gây ra thiệt hại trung bình khoảng 180 tỷ USD/năm cho
nền kinh tế Thái Lan từ nay đến năm 2030.
Đối phó với tình trạng này, Chính phủ Thái Lan đã công
bố kế hoạch cắt giảm 20-25% khí nhà kính đến năm 2030. Một
loạt các chính sách tầm quốc gia dài hạn cũng đã được thông qua
nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, bao gồm Khung chiến lược
quốc gia 20 năm của Thái Lan (Twenty-Year National Strategy
Framework (2017-2036)) và việc tuân thủ Nghị định thư Paris
năm 2015. Nước này cũng chọn Triết lý Nền kinh tế vừa đủ
(Sufficiency Economy Philosophy) của nhà vua Rama IX
(Bhumibol Adulyadej) là cơ sở để hiện thực hóa 17 Mục tiêu
phát triển bền vững của Liên hợp quốc. Đại chiến lược Biến đổi
Khí hậu 2015-2050 (Climate Change Master Plan (2015-2050)) đã
được Bộ Môi trường và Tài nguyên thiên nhiên soạn thảo và bổ
sung, cập nhật các nội dung về môi trường bền vững, nền kinh tế
phát thải carbon thấp và phát triển hài hòa, gắn với tự nhiên2.

1. Bangkok Is Sinking Fast, https://theaseanpost.com/article/bangkok-


sinking-fast
2. Climate Change, https://thailand.opendevelopmentmekong.net/topics/
climate-change/; xem thêm Masashi Kiguchi et al.: “A Review of Climate-
Change Impact and Adaptation Studies for the Water Sector in Thailand”,
Environmental Research Letters, 2021, No. 2, https://doi.org/10.1088/1748-9326/
abce80.
374 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Thái Lan là một trong những nước có hệ thống chính sách và


các chiến lược bài bản để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Đối với Lào, quốc gia hoàn toàn không có biển, 80% trong
tổng số diện tích 236,800 km2 là đồi núi và 20% đất đai dọc
theo sông Mê Công là các đồng bằng hẹp. Mật độ dân số thấp
và tài nguyên thiên nhiên phong phú là tiền đề cho chính sách
phát triển kinh tế của Lào trong các thập niên qua. Tài nguyên
rừng, nước, khoáng sản và đa dạng sinh học từng là niềm
tự hào của quốc gia này. Người Pháp gọi đây là “thuộc địa
dự trữ”. Tuy nhiên, quá trình khai thác không kiểm soát và
nhiều dự án lớn không được quy hoạch bài bản, không tính đến
yếu tố môi trường đã và đang ảnh lớn tới hệ sinh thái và đời
sống con người.
Nguồn nước của Lào khá dồi dào, chủ yếu đến từ dòng
Mê Công và nhiều phụ lưu. Tổng trữ lượng dòng chảy hằng
năm là 270 tỷ m3, tương đương 35% mức bình quân của sông
Mê Công, với 80% phân bố vào mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10)
và 20% vào mùa khô (tháng 10 đến tháng 4). Khối lượng nước
bề mặt của Lào ở mức 190,42 km3/năm và nước ngầm là 38 km3.
Tổng trữ lượng nước vào khoảng 333,55 km3/năm. Tới năm
2007, mới chỉ có 2% trong số này được khai thác. Tuy nhiên,
tỷ lệ này đã gia tăng nhanh chóng trong thập niên qua, gây ra
nhiều vấn đề khí hậu nghiêm trọng. Hạn hán bắt đầu xuất hiện
với tần suất và quy mô ngày càng lớn. Biến đổi khí hậu đang
được thúc đẩy bởi tình trạng sử dụng và khai thác tài nguyên
theo cách thức không bền vững. Tài nguyên rừng ở Lào đang bị
xâm hại ở mức báo động khi hàng trăm dự án thủy điện tàn
phá môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Các mô hình dự báo cho thấy Lào sẽ đối mặt với gia tăng
nhiệt độ thêm khoảng 3,60C từ nay đến năm 2090, gây ảnh hưởng
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 375

nghiêm trọng tới đa dạng sinh học, sức khỏe con người và
hoạt động kinh tế, xã hội. Các cộng đồng cư dân Lào được cho
là rất dễ bị tổn thương bởi biến đổi khí hậu vì cuộc sống lệ
thuộc trực tiếp vào tài nguyên thiên nhiên. Chính vì thế, biến
đổi khí hậu có nguy cơ gây ra di cư và xáo trộn xã hội nghiêm
trọng ở quốc gia này. Nếu không có chính sách phù hợp, đến
năm 2030 khoảng 80.000 người Lào sẽ nằm trong vùng lũ thường
trực hằng năm.
Đối với nông nghiệp, biến đổi khí hậu tác động trực tiếp
và gián tiếp tới sản xuất lương thực. Phá rừng đang làm đất
bị rửa trôi, trong khi hạn hán ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất
tại các vùng nông nghiệp chủ yếu và tạo ra nguy cơ suy giảm
5-20% sản lượng từ nay tới năm 2040. Điều này làm gia tăng tỷ
lệ nghèo đói và bất bình đẳng xã hội. Chỉ số Gini của Lào đã
tăng từ 36% năm 2011-2012 lên 38,8% năm 2018-20191. Việc gia
tăng bất bình đẳng xã hội phản ánh tỷ lệ giảm nghèo đã chậm
lại, từ 46% số dân (1992-1993) xuống 18,3% (2018-2019), tức là
vẫn đang ở mức cao. Tổ chức Giảm nhẹ rủi ro thiên tai của Liên
hợp quốc thống kê tỷ lệ thiệt hại GDP của Lào hằng năm ở mức
1-2%, chủ yếu là do lũ lụt. Mỗi năm hiện có khoảng 48.000 người
Lào chịu tác động của lũ lụt và thiệt hại ước tính 159 triệu USD.
Biến đổi khí hậu sẽ làm gia tăng thêm khoảng 40.000 người nữa
và con số thiệt hại sẽ là 295 triệu USD2.
Đối với Campuchia, hàng nghìn năm qua, người Khmer
sống nhờ cá và lúa. Nhưng giờ đây cả cá, lúa và con người đang
bị tác động bởi biến đổi khí hậu ở một trong những quốc gia

1. Hệ số Gini dùng để biểu thị độ bất bình đẳng trong thu nhập trên
nhiều vùng miền, tầng lớp của một đất nước. Hệ số có giá trị từ 0 (mọi
người đều có mức thu nhập bình đẳng) đến 1 (bất bình đẳng).
2. The World Bank Group and the Asian Development Bank: Climate Risk
Country Profile: Lao PDR, 2021.
376 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

dễ bị ảnh hưởng bởi thay đổi thời tiết nhất trên trái đất.
Theo Báo cáo Chỉ số rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2013 do tổ
chức nghiên cứu môi trường Germanwatch đưa ra, Campuchia
là quốc gia đứng thứ hai trên thế giới về mức độ bị ảnh hưởng
do biến đổi khí hậu trong năm 2011, đứng thứ 28 trong khoảng
thời gian từ năm 1992 đến 2012. Trong năm 2011, nước này
nằm trong số các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất, chỉ sau
Thái Lan, khi thiên tai đã khiến 247 người thiệt mạng, hàng
nghìn người khác bị thương, hàng chục nghìn hécta hoa màu
và nhà cửa, các công trình công cộng bị hủy hoại, thiệt hại
khoảng 3,1% GDP1.
Trong bốn ngành kinh tế hàng đầu của Campuchia là
may mặc, du lịch, xây dựng và nông nghiệp thì lĩnh vực cuối
cùng chiếm 57% lực lượng lao động nông thôn và hơn 30%
GDP (2011)2. Trong năm 2020, giá trị xuất khẩu nông nghiệp của
nước này đạt 4,037 tỷ USD. Với cấu trúc kinh tế đó, Campuchia
là quốc gia dễ bị tổn thương từ tác động của biến đổi khí hậu
do nền kinh tế sản xuất nông nghiệp chủ yếu phụ thuộc vào
lượng nước tự nhiên canh tác trên nền đất thấp và thiếu cơ sở
hạ tầng, công nghệ thích hợp để đối phó với biến đổi khí hậu.
Khi nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi thiên tai sẽ dẫn đến các vấn
đề khác như an ninh lương thực, thất nghiệp và bất ổn xã hội
như sức khỏe, thất nghiệp, di cư và suy giảm hệ thống giáo dục.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu như mực nước biển dâng
cao và gia tăng lũ lụt, bão lốc, mưa lớn bất thường, cường độ

1. Campuchia chịu ảnh hưởng nặng nề từ biến đổi khí hậu toàn cầu,
https://dangcongsan.vn/the-gioi/nhung-van-de-toan-cau/campuchia-chiu-
anh-huong-nang-ne-tu-bien-doi-khi-hau-toan-cau-159746.html.
2. Chính quyền Hoàng gia Campuchia, Ủy ban Biến đổi khí hậu quốc gia:
Cambodia climate change strategic plan 2014-2023, https://www.cambodiaip.
gov.kh/DocResources/ab9455cf-9eea-4adc-ae93-95d149c6d78c_007729c5-60a9-
47f0-83ac-7f70420b9a34-en.pdf.
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 377

cao cũng như hậu quả tác động đến môi trường tự nhiên đều
thể hiện rõ nét tại Campuchia. Hai lĩnh vực tác động lớn nhất
chính là sản xuất lúa và đánh cá, vốn phụ thuộc trực tiếp vào
nguồn nước tự nhiên. Vào đầu năm 2019, hạn hán đã làm cho
hầu hết các hồ nước của Campuchia chạm đáy và nông dân
không thể canh tác1. Sự suy giảm sản lượng lúa và cá sẽ ảnh
hưởng trực tiếp tới an ninh lương thực và sinh kế lâu dài của
hàng triệu người trên vùng đất này.

5. Thử thách đối với cơ chế hợp tác vùng


Tiểu vùng sông Mê Công đang tồn tại ít nhất hai thiết
chế liên quan đến dòng Mê Công là MRC và GMS, tuy nhiên,
đây là các cơ chế hợp tác ra đời từ cuối thế kỷ XX, thời điểm mà
vấn đề môi trường và tài nguyên chưa được đặt ra cấp thiết.
Thêm nữa, đối tượng trung tâm mà các cơ chế này hướng tới là
hợp tác kinh tế, tài chính, cơ sở hạ tầng chứ không phải là việc
chia sẻ tài nguyên hay xử lý tác động của môi trường, biến đổi
khí hậu.
Thực tế hợp tác tại khu vực Tiểu vùng sông Mê Công
trong những thập niên qua đang bộc lộ nhiều hạn chế, trong
đó quan trọng nhất là việc thiếu các chế tài đủ mạnh từ góc độ
liên quốc gia và vùng để có chính sách chung, thống nhất từ
thượng nguồn tới hạ nguồn mà trong những năm tới đây sẽ
là chìa khóa cho sự tồn tại của dòng sông và các xã hội hai
bên bờ.
Với tốc độ xây dựng các đập thủy điện và quy mô của hệ
thống này, Trung Quốc đang chiếm giữ phần lớn lượng nước
thượng nguồn. Bắc Kinh coi dữ liệu về lượng mưa, thời tiết,
quy mô trữ nước… là bí mật quốc gia và hầu như không chia sẻ

1. Nông dân Campuchia lao đao vì biến đổi khí hậu, https://baoquangnam.vn/
the-gioi/nong-dan-campuchia-lao-dao-vi-bien-doi-khi-hau-1140.html.
378 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

cho vùng hạ nguồn. Sự thiếu minh bạch và bá quyền tài nguyên


đã và đang gây ra nhiều hậu quả to lớn đối với hạ nguồn mà
các đợt hạn hán 2016, 2019, 2020 là ví dụ. Bắc Kinh không ký
bất cứ cam kết chia sẻ tài nguyên nào với các quốc gia trong
vùng Mê Công, điều này dẫn tới tình trạng Trung Quốc không
bị ràng buộc bởi bất cứ thiết chế, quy tắc sử dụng tài nguyên
hay quy chuẩn môi trường nào. Nói cách khác, việc các nước hạ
nguồn cần nước chống hạn đang trông chờ vào phản ứng của
Bắc Kinh. Nhiều đánh giá gần đây cho rằng, nước này đang sử
dụng tài nguyên như là “con tin” để gây sức ép với các quốc gia
nhỏ hơn ở vùng Đông Nam Á1. Vào năm 2019, các nước hạ nguồn
sông Mê Công gánh chịu các đợt hạn hán thế kỷ. Trong khi đó,
vùng thượng nguồn Trung Quốc ghi nhận một mùa mưa có tỷ
lệ cao bất thường. Phần lớn lượng nước đã bị giữ lại ở các con
đập trên lãnh thổ Trung Quốc.
Việc thiếu các cơ chế liên quốc gia vận hành dòng sông
Mê Công đang gây ra cuộc tranh giành nước tự phát ở vùng
trung và hạ lưu. Lào đã phát triển thủy điện ồ ạt mà không
bị kiểm soát, không có một kế hoạch hay chiến lược dài hạn,
được thẩm định kỹ càng, đặc biệt là tác động đối với tự nhiên.
Kể cả khi các quốc gia khác trong khu vực như Việt Nam hay
Thái Lan lên tiếng, thì ảnh hưởng của họ đối với chính sách
thủy điện của Vientiane rất mờ nhạt. Bằng chứng là dự án
đập thủy điện Xayabury vẫn được xây dựng và Lào tiếp tục
một dự án khác có thể gây ra tác hại với môi trường tự nhiên
không kém là đập Luang Prabang. Danh sách các công trình

1. Water wars: Me Kong River another front in U.S.-China rivalry,


https://www.reuters.com/article/us-Mekong-river-diplomacy-insight-
idUSKCN24P0K7; Under the Radar: Forget the South China Sea, this is
Asia’s real water war, https://globalriskinsights.com/2017/07/Mekong-river-
asias-real-water-war/
Phần thứ ba: HỢP TÁC TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG... 379

phản ánh tham vọng quốc gia (thậm chí là của một vài ngân
hàng và công ty điện) như thế còn tiếp tục nối dài tới lãnh thổ
Campuchia.
Trung Quốc cần phải chia sẻ nguồn tài nguyên với các
nước hạ nguồn. Trong khi Lào cần có quy hoạch để thúc đẩy
chiến lược năng lượng hoàn chỉnh và hợp lý1. Điều này chỉ có
thể được thực hiện khi khu vực Mê Công xây dựng các khuôn
khổ pháp lý và cơ chế mới nhằm quản lý hiệu quả, bảo đảm
việc chia sẻ công bằng nguồn nước giữa các quốc gia.
Bên cạnh việc xây dựng các cơ chế mới vững mạnh và có
tính ràng buộc cao hơn, việc hợp tác năng lượng, chống biến
đổi khí hậu, giúp bảo tồn môi trường giữa các nước trong khu
vực cũng sẽ là giải pháp cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển bền
vững trong tương lai. Quy hoạch thủy điện của Lào là một ví
dụ. Hiện tại, Lào đang nhắm tới thị trường tiêu thụ là Thái Lan
và Việt Nam. Điều trớ trêu là cả Bangkok và Hà Nội vừa mua
điện từ Lào, nhưng đồng thời lại yêu cầu nước này dừng việc
xây dựng các nhà máy thủy điện trên dòng chính Mê Công.
Đã đến lúc các quốc gia trong vùng Mê Công đưa ra một
bản đồ quy hoạch và chiến lược năng lượng mới trong khu vực.
Hiện tại, đây đang là vấn đề tự phát, dựa trên tham vọng
khai thác tối đa tài nguyên của mỗi quốc gia mà chưa tính
đến các lợi ích chung của vùng. Các kế hoạch phát triển kinh tế
của Lào hầu như xây dựng dựa trên giả thiết là Lào có thể xuất
khẩu phần lớn tiềm năng thủy điện 24 GW của mình sang
các quốc gia láng giềng. Tuy nhiên, các thay đổi trong chính
sách năng lượng của khu vực làm nảy sinh câu hỏi liệu dự đoán
về nhu cầu thủy điện của Lào có thực tế trong những năm tới.
Thái Lan hiện là quốc gia hàng đầu nhập khẩu điện từ Lào,

1. Kêu gọi một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến
lược tại Lào, Tlđd.
380 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tuy nhiên, trong quá khứ, quốc gia này đã từng dự báo quá
mức nhu cầu năng lượng. Với việc Thái Lan điều chỉnh dự
báo năng lượng quốc gia và bắt đầu tích cực theo đuổi mục tiêu
gia tăng hiệu suất sử dụng năng lượng, có thể nhu cầu đối với
điện từ Lào sẽ giảm đáng kể. Tiêu thụ điện của Việt Nam hiện
đang tăng 10-12% mỗi năm và sự phát triển kinh tế nhanh chóng
của Việt Nam sẽ đòi hỏi mức gia tăng hằng năm trong tiêu thụ
năng lượng vào khoảng 7-10% cho đến năm 20301. Gần đây,
Vientiane còn dự định mở rộng thị trường xuất khẩu điện tới
Malaixia và Xingapo2.
Tuy nhiên, tất cả kế hoạch này hoàn toàn có thể được
điều chỉnh theo hướng thực tế, thân thiện với môi trường hơn
nếu các nước trong vùng bàn thảo các kế hoạch năng lượng dài
hạn và hỗ trợ Lào đa dạng hóa nền kinh tế. Khu vực cũng có
thể tận dụng công nghệ và sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế
để phát triển năng lượng sạch như năng lượng gió và năng
lượng mặt trời, các lĩnh vực năng lượng đã giảm giá thành rất
lớn nhờ vào cải tiến công nghệ những năm gần đây. Việc giảm
lệ thuộc vào thủy điện chính là chìa khóa để cứu dòng Mê Công,
đồng thời mở ra cơ hội cho các dự án năng lượng, cơ sở hạ tầng
và hợp tác kinh tế mới trong khu vực.

1. Kêu gọi một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến
lược tại Lào, Tlđd.
2. Quốc gia Lào và chính sách phát triển thủy điện, https://nangluongvietnam.
vn/quoc-gia-lao-va-chinh-sach-phat-trien-thuy-dien-21854.html.
Phần thứ tư

VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG


PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
382
383

Chúng ta đã chứng kiến sự đa dạng văn hóa, lịch sử,


tộc người của vùng Mê Công. Chúng ta cũng thấy vai trò địa -
chính trị, kinh tế, quân sự chiến lược của vùng đất này từ trong
những thăng trầm lịch sử cho tới ngày hôm nay. Lịch sử Việt
Nam là một một phần của lịch sử khu vực và tương lai của Việt
Nam sẽ còn tiếp tục chịu tác động từ những thay đổi của tình
hình khu vực. Nếu không có những điều chỉnh chính sách kịp
thời theo hướng phù hợp, các thách thức kinh tế, địa - chính trị,
cạnh tranh chiến lược nước lớn và biến đổi khí hậu sẽ là lực cản
lớn cho triển vọng trở thành nước có thu nhập trung bình cao
và cường quốc tầm trung trong các thập niên tới của Việt Nam.
Trong các thập niên sau Chiến tranh lạnh, Việt Nam dường
như đã mất một thời gian để tái định hình cấu trúc đối ngoại
và xoay trục quan hệ kinh tế từ các đối tác truyền thống thời
Liên Xô sang Mỹ, Nhật Bản, EU. Quá trình này cũng đồng thời
là sự nhận thức lại vai trò của các nước láng giềng.
Việt Nam cần tỉnh táo và cập nhật hơn về khu vực, tương
tác khu vực, việc định hình vị trí trong khu vực nhằm giúp tận
dụng cơ hội từ sự gia tăng hiện diện quốc tế của các cường
quốc ở Đông Á, Đông Nam Á. Để làm được điều này, Việt Nam
cần những kết nối mới, chặt chẽ hơn về mặt tri thức, đối ngoại,
kinh tế với các nước láng giềng, cập nhật những diễn biến mới
để khiến người dân và những người làm chính sách không khỏi
ngỡ ngàng trước những thay đổi rất nhanh chóng trong khu
vực. Vài năm trước, khi Campuchia cho ra đời chiếc xe điện
Angkor EV 2013, nhiều người Việt “sốc” (từ dùng trên báo
Tuổi Trẻ) trước sự thay đổi đầy ấn tượng của đất nước này. Vào
năm 2017, năng suất lao động bình quân của người Việt chỉ
384 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

bằng 87,4% của người Lào. Việt Nam cũng có lúc phải sang
Campuchia học tập cách xây dựng thương hiệu gạo. Mới đây
nhất, Việt Nam được cho là xếp sau Lào và Campuchia trong
báo cáo “Chỉ số tự do kinh tế 2018”1.
Sự sôi động của lưu vực sông Mê Công bắt đầu từ những
năm cuối thế kỷ XX. Các nền kinh tế mới nổi trong khu vực và
một Trung Quốc đang trỗi dậy đứng trước cơn khát năng lượng
phục vụ nhu cầu tăng trưởng nóng khiến thủy điện trở thành
tâm điểm của các chiến lược đầu tư mới của cả chính phủ và
khu vực tư nhân. Bên cạnh đó, gia tăng dân số trong lưu vực và
biến động giá cả lương thực trong những năm gần đây đã thúc
đẩy các quốc gia đầu tư mạnh mẽ hơn cho cơ sở hạ tầng phục
vụ phát triển và mở rộng sản xuất nông nghiệp.
Diễn biến phát triển lưu vực sông Mê Công trong thời
gian vừa qua cho thấy đây không đơn thuần là bài toán đánh
đổi giữa lợi ích kinh tế và môi trường - xã hội. Ngoại trừ Trung
Quốc ở phía thượng nguồn, Lào đang nổi lên là quốc gia có vị
thế địa - chính trị đặc biệt, có tính then chốt đối với toàn cục
phát triển lưu vực. Trong chuỗi domino 12 con đập trên dòng
chính (và cả các dự án chuyển nước phục vụ nông nghiệp), một
khi con đập đầu tiên được xây dựng sẽ kích hoạt toàn bộ các dự
án khác. Việt Nam sẽ phải hứng chịu hậu quả và tác động tích
lũy của toàn bộ hệ thống các dự án phát triển này. Mặc dù các
quốc gia thành viên Ủy hội sông Mê Công đã nhất trí hợp tác
với tinh thần “đáp ứng nhu cầu, giữ sự cân bằng để hướng tới
sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê Công” (Tuyên bố

1. Vũ Đức Liêm: “Việt Nam ở giao điểm của nghiên cứu khu vực và
toàn cầu: Tri thức Đông Nam Á của người Việt và cách thức tiếp cận mới”,
Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, 2016, No. 477, tr. 58-67; Vu Đuc Liem: “At the
Crossroads of Area and Global Studies: Vietnamese Knowledge Production
about Southeast Asia”, Southeast Asian History and Culture , 2020, No. 5,
pp. 26-49.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 385

Hua Hin năm 2010), nhưng những động thái gần đây ở phía
thượng nguồn cho thấy thực tế còn rất nhiều thách thức khi
mà mỗi bên đều chỉ cố gắng bảo vệ quyền lợi riêng của mình.
Trong bối cảnh đó, Việt Nam cần sẵn sàng cho mọi kịch bản
phát triển lưu vực, khi mà chúng ta không có nhiều lựa chọn do
ở vị trí cuối nguồn.
Đồng bằng sông Cửu Long Việt Nam là đồng bằng có
quy mô thứ ba thế giới (48.900 km2). Dòng sông đổ ra biển qua
7 nhánh, tạo thành một trong những đồng bằng màu mỡ nhất
thế giới, nơi cư trú của khoảng 20 triệu người Việt Nam, cung
cấp 50% sản lượng lương thực, thực phẩm hằng năm. Vì thế,
đối với Việt Nam, vùng đất này có ý nghĩa sống còn về môi
trường sinh thái, kinh tế, xã hội, an ninh và quốc phòng. Trong
gần bốn thập niên đổi mới qua, đồng bằng sông Cửu Long là
đầu tàu phát triển nông nghiệp, hiện tại đang chiếm khoảng
90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước1. Sản lượng lúa của vùng
từ 12,8 triệu tấn năm 1995 tăng lên 23,8 triệu tấn năm 2020. Tuy
nhiên, đây cũng là một trong những đồng bằng thấp nhất trên
thế giới, với địa hình trung bình chỉ cao hơn mực nước biển
80 cm. Chính vì thế, khu vực này rất dễ bị tổn thương bởi tình
trạng nước biển dâng và biến đổi khí hậu. Các chính sách cho
Việt Nam trong những thập niên tới liên quan tới lưu vực sông
Mê Công cần phải triển khai đồng bộ, đa dạng hóa trên nhiều
lĩnh vực, từ hợp tác thúc đẩy bảo tồn tài nguyên thiên nhiên,
du lịch sinh thái, hợp tác kinh tế, mở rộng quan hệ đối ngoại
tới hợp tác an ninh, quốc phòng, chống lại thách thức an ninh
truyền thống và phi truyền thống.
Việc nhận thức đầy đủ vai trò, vị thế của vùng hạ lưu
sông Mê Công đối với môi trường sinh thái, nền kinh tế, an sinh

1. Tổng cục Thống kê: Đồng bằng sông Cửu Long - phát huy lợi thế vựa lúa
số một cả nước, Tlđd.
386 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

xã hội và địa - chính trị Việt Nam, cũng như các thách thức trong
tương lai sẽ là cơ sở cho hoạch định chính sách từ cấp độ trung
ương tới địa phương. Việt Nam đang có lợi thế tốt trong việc
chuyển giao chuỗi sản xuất toàn cầu, đặc biệt là xuất khẩu sản
phẩm nông nghiệp và luồng đầu tư sản xuất công nghiệp mới
bên ngoài Trung Quốc. Mới đây, nhiều công ty Nhật Bản và các
nước khác đã rút khỏi Trung Quốc để tới Việt Nam1. Với cả hai
phương diện này, Việt Nam phải có chiến lược dài hạn, toàn
diện nhằm giải quyết các thách thức đặt ra cho vùng đất này.

1. Đối với vấn đề kinh tế, xã hội


Dòng sông Mê Công chảy qua lãnh thổ Việt Nam khoảng
hơn 200 km, tạo thành vùng đồng bằng lớn, phì nhiêu nhất
Đông Nam Á với các thành phố sầm uất và đông dân cư như
Cần Thơ, Long Xuyên, Mỹ Tho,… Đồng bằng sông Cửu Long
có mật độ dân cư là 425 người/km2, gấp 5 lần mật độ trên toàn
bộ phần thượng nguồn2. Điều đó cho thấy sự lệ thuộc kinh tế,
xã hội của Việt Nam đối với dòng sông cũng như tính chất dễ bị
tổn thương của khu vực này. Trong những năm tới, Việt Nam
cần tiếp tục phát huy lợi thế sản xuất nông nghiệp của vùng,
đẩy mạnh quy hoạch hiệu quả các tiểu vùng sản xuất lúa hàng
hóa, tổ chức liên kết sản xuất, tiêu thụ; xây dựng vùng sản xuất
tập trung, quy mô lớn, vùng nguyên liệu lúa chất lượng cao,
nâng cấp cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, xây dựng hoàn chỉnh
các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất lúa, phát triển các công
trình giao thông. Mặt khác, cần triển khai hiệu quả chính sách
khuyến khích áp dụng cơ giới hóa vào các khâu sản xuất;

1. Trưởng đại diện JETRO: Năm 2021 nhiều công ty Nhật Bản sẽ đầu tư
vào Việt Nam, baochinhphu.vn/Kinh-te/Truong-dai-dien-JETRO-Nam-2021-
nhieu-cong-ty-Nhat-Ban-se-dau-tu-vao-Viet-Nam/422997.vgp.
2. Eyler: Last Days of the Mighty Mekong, Ibid.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 387

tập trung nguồn lực, kinh phí đầu tư trọng điểm nhằm nghiên
cứu phát triển các giống lúa mới có năng suất, chất lượng và
chống chịu hạn mặn tốt, phù hợp tới từng vùng sinh thái; đẩy
mạnh áp dụng các kỹ thuật, công nghệ canh tác tiên tiến trong
sản xuất lúa phù hợp với tác động khí hậu mới như xâm nhập
mặn, ngập úng và khô hạn1.
Tăng cường vai trò của nhà nước và chính quyền địa
phương trong việc đầu tư, tổ chức, triển khai các dự án phát
triển kinh tế - xã hội vùng, giúp người dân tận dụng cơ hội, thị
trường, tiềm năng, đồng thời có biện pháp ứng phó với cạnh
tranh từ thị trường khu vực, quốc tế, cũng như thay đổi nhanh
chóng của điều kiện môi trường, thời tiết.
Trong quá khứ, đồng bằng sông Cửu Long là một trong
những khu vực được đầu tư cơ sở hạ tầng nhiều nhất, với
khoảng 30.000 km kênh đào, xây dựng trong hơn hai thế kỷ. Đó
là cơ sở cho sự thịnh vượng của vùng. Hiện tại, khu vực này
cần thêm các hệ thống cơ sở hạ tầng mới: cầu đường, kho bãi,
đường cao tốc, hệ thống kho bãi lưu trữ sản phẩm, trữ nước,…
để đáp ứng các nhu cầu mới, hướng tới chuẩn hóa, xuất khẩu
chất lượng cao.
Mặt khác, trong bối cảnh có nhiều rủi ro về thiên tai, nhà
nước và các địa phương cần có chính sách phù hợp về an sinh
xã hội, xây dựng quỹ hỗ trợ các nạn nhân bị thiên tai, dịch bệnh,
mất mùa,… vốn đang diễn ra ngày càng phổ biến. Những tác
động gần đây của dịch COVID-19 lên vùng Nam Bộ cho thấy
tính chất dễ bị tổn thương của hệ thống sản xuất kinh tế vùng.
Quan trọng hơn và về mặt dài hạn cần giúp cư dân phát triển
bền vững dựa trên hệ thống chính sách hỗ trợ vốn, tri thức,
giúp thích ứng biến đổi khí khậu, đa dạng cây trồng, vật nuôi,

1. Tổng cục Thống kê: Đồng bằng sông Cửu Long - phát huy lợi thế vựa lúa
số một cả nước, Tlđd.
388 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

đa dạng loại hình và cơ cấu sản xuất. Các đối tượng cần được
ưu tiên quan tâm là các nhóm dễ bị tổn thương, người dân tộc
thiểu số, các cộng đồng trong khu vực chịu ảnh hưởng thường
xuyên của thiên tai. Đồng thời, cũng cần có chính sách hỗ trợ
luồng cư dân di cư vì biến đổi khí hậu đang ngày một gia tăng,
trong đó có những người buộc phải rời bỏ các khu vực không
thể canh tác để ra thành phố hay khu công nghiệp. Điều này
không chỉ giúp củng cố ổn định xã hội mà còn bảo đảm công
bằng, sinh kế lâu dài và phát triển bền vững cho người dân, để
không ai bị bỏ lại phía sau.

2. Đối với cạnh tranh chiến lược và hợp tác khu vực

Với tư cách là quốc gia có dân số đông nhất, quan hệ kinh


tế sâu rộng, sự phát triển kinh tế, xã hội phụ thuộc vào dòng
sông Mê Công, có lợi ích địa - chính trị và an ninh, quốc phòng,
cũng như chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, hợp tác khu
vực phải được coi là một trong các trọng tâm chính sách của Hà
Nội. Điều này xuất phát từ thực tế các thách thức mà Việt Nam
đang đối mặt có tính khu vực, quốc tế và chỉ có thể giải quyết
một cách hiệu quả dựa trên tinh thần đồng thuận quốc tế.
Đối với vấn đề cạnh tranh địa - chính trị và mở rộng
chiến lược nước lớn ở vùng Mê Công thông qua đầu tư thương
mại, vay nợ, viện trợ và thao túng ảnh hưởng chính trị, Việt
Nam là quốc gia đang gặp phải thách thức từ quá trình vươn
lên của Bắc Kinh. Như đã trình bày, cạnh tranh chiến lược
Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ,… sẽ là một trong các yếu tố
quan trọng tác động tới tương lai của Đông Nam Á, vùng Mê
Công và Việt Nam. Xét từ vị trí địa lý, các ràng buộc lịch sử,
tương tác kinh tế, vấn đề chủ quyền lãnh thổ,… thì hệ quả mà
cuộc cạnh tranh này gây ra cho Việt Nam ở mức độ lớn hơn
nhiều so với phần còn lại của khu vực.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 389

Việt Nam trong khung cảnh hợp tác Tiểu vùng


sông Mê Công

Nguồn: Chương trình Hợp tác kinh tế Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng (GMS): Tổng quan, https://www.adb.org/vi/publications/greater-Mekong-
subregion-economic-cooperation-program-overview.
390 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trên cơ sở đó, Hà Nội cần phát huy lợi thế lớn từ sự mở


rộng quan tâm của các nước lớn bằng cách thúc đẩy hợp tác,
đầu tư, thu hút vốn, công nghệ, khách du lịch, hỗ trợ từ các
quốc gia, đồng thời đa dạng hóa chính sách đối ngoại với nhiều
đối tác khác nhau trong khu vực và trên thế giới. Việc phát triển
các quan hệ đối tác, đối tác toàn diện, đối tác chiến lược cần
phải trở thành trung tâm của chính sách ngoại giao đa phương
mới thiết thực, hiệu quả. Đó là cách thức giúp chúng ta gia tăng
vị thế kinh tế, chính trị và uy tín trên trường quốc tế.
Trong xu thế Trung Quốc gia tăng hiện diện tại khu vực
Mê Công, Việt Nam cần có chính sách khéo léo, linh hoạt trong
hợp tác với Bắc Kinh. Nguồn vốn đầu tư mới từ Trung Quốc
thông qua nhiều Sáng kiến “Vành Đai và Con đường”, Ngân
hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) đang đổ vào khu vực,
đặc biệt là trên lĩnh vực năng lượng và cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên,
Hà Nội cần phải tỉnh táo đối với các lựa chọn tài chính, công
nghệ từ Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề bẫy nợ, bẫy công nghệ.
Điều này chỉ có thể thực hiện được nếu như Việt Nam có
hệ thống chính sách chủ động, đồng bộ nhằm giảm bớt sự
lệ thuộc thị trường cũng như sự bất đối xứng trong mối
quan hệ với Trung Quốc, đồng thời tăng cường trao đổi kinh tế,
đối thoại chính trị, củng cố an ninh, quốc phòng và toàn vẹn
lãnh thổ.
Chính sách mở rộng ảnh hưởng trong hai thập niên vừa
qua của Trung Quốc tại Mianma, Lào, Thái Lan và Campuchia
đã gây ra xáo trộn địa - chính trị lớn trong khu vực. Điều này
mang đến nhiều vấn đề cho Việt Nam từ góc độ an ninh,
chính trị, lãnh thổ, kinh tế, tài nguyên, môi trường,… Rất nhanh
chóng, Trung Quốc đã xác lập địa vị áp đảo ở lưu vực sông
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 391

Mê Công thông qua những khoản đầu tư khổng lồ. Campuchia


hiện là một trong các đồng minh thân cận nhất của Bắc Kinh.
Lào đang đối mặt với nguy cơ bẫy nợ. Chính quyền quân sự
Mianma luôn e dè phương Tây, đặc biệt sau cuộc đảo chính đầu
năm 2021, đã một lần nữa thúc đẩy mối quan hệ với Trung Quốc.
Trong khi đó, Thái Lan luôn coi Trung Quốc là đối tác kinh tế
tiềm năng, thị trường du lịch, đầu tư,… hấp dẫn.
Sự “xoay trục” hoặc thay đổi thái độ của các nước láng
giềng đối với Trung Quốc đòi hỏi Việt Nam phải theo sát diễn
biến của tình hình khu vực để không bị động và có chính sách
ứng phó kịp thời. Một trong những yêu cầu đặt ra về tiếp cận
địa - chính trị là Hà Nội cần vượt qua các khuôn khổ cũ của tư
duy Chiến tranh lạnh. Chúng ta vừa phải kế thừa di sản qua
khứ, khi mà Lào là “đồng chí”, “bạn chiến đấu” giải phóng dân
tộc1, và bản thân chính quyền HunSen đã được Việt Nam giúp
đỡ thoát nạn diệt chủng của Khmer Đỏ và xây dựng đất nước2.
Tuy nhiên, trong thập niên qua, tình thế chính trị và quan hệ lợi
ích trong khu vực Tiểu vùng sông Mê Công đã thay đổi nhanh
và khó lường. Vì thế, chính sách đối ngoại của Việt Nam cũng
cần phải linh hoạt và thực tế hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược mới, Lào và Campuchia
là hai quốc gia thuộc vùng Mê Công có ý nghĩa lớn đối với an
ninh, quốc phòng của Việt Nam. Trung Quốc hiện là nhà đầu tư
và viện trợ số 1 của Phnom Penh. Các dự án hành lang kinh tế,
đường sắt cao tốc, đặc khu trải dài từ biên giới Boten (biên giới

1. Chung tay vun đắp quan hệ đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào, https://nhandan.
vn/xa-luan/chung-tay-vun-dap-quan-he-doan-ket-dac-biet-viet-nam-lao-
372536/
2. Thắng lợi của tình đoàn kết Việt Nam - Campuchia, https://www.qdnd.vn/
quoc-te/doi-song/thang-loi-cua-tinh-doan-ket-viet-nam-campuchia-648508.
392 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Trung Quốc - Lào) tới cảng Sihanoukville sẽ thúc đẩy sự hiện


diện mạnh mẽ hơn nữa của Bắc Kinh dọc theo dòng Mê Công
trong các thập niên tới. Nước này còn dùng nguồn nước trên
dòng Mê Công như một “vũ khí” để gây sức ép với các nước hạ
nguồn. Khung cảnh an ninh kinh tế, năng lượng, chính trị, quốc
phòng truyền thống của chúng ta đang bị phá vỡ. Trong bối
cảnh đó, Việt Nam cần thiết phải có chính sách nhằm:
- Một là, tăng cường thúc đẩy quan hệ với các nước trong
tiểu vùng, đặc biệt là Lào và Campuchia, nơi mà Việt Nam có
nhiều lợi thế từ sự gắn bó trong quá khứ, vai trò ảnh hưởng
kinh tế, tới vị trí lý chiến lược: cửa ngõ của vùng Mê Công có thể
được sử dụng như một công cụ kiềm chế hai nước này. Việt Nam
là cánh cửa duy nhất để Lào ra biển; đồng thời, tận dụng làn
sóng phản ứng đối với ảnh hưởng thái quá của Trung Quốc
tại các quốc gia vùng Mê Công, Hà Nội cần thúc đẩy xây dựng
niềm tin với các đối tác trong vùng, từng bước đưa hợp tác giữa
Việt Nam với các nước đi vào thực chất và hiệu quả.
- Hai là, thúc đẩy xây dựng và củng cố các khuôn khổ
pháp lý hợp tác mới minh bạch, tuân thủ luật pháp quốc tế trên
vùng Mê Công. Thúc đẩy việc công khai dữ liệu thủy văn, số
liệu dòng chảy, tạo ra cơ chế chia sẻ tài nguyên nước hợp lý
cũng như tăng cường tiếng nói của các quốc gia ở vùng hạ
nguồn - những nước đang bị ảnh hưởng lớn do cạn kiệt tài
nguyên nước.
- Ba là, đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ kinh tế và
đối ngoại trong và ngoài khu vực. Đây là yếu tố trọng yếu giúp
Việt Nam giữ được thế cân bằng chiến lược và có tiếng nói lớn
hơn trên các diễn đàn quốc tế, tránh việc lệ thuộc vào một
cường quốc duy nhất nào.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 393

Như đã trình bày, khu vực Tiểu vùng sông Mê Công nói
chung và Việt Nam nói riêng đang thu hút sự chú ý và đầu tư
hợp tác phát triển từ bên ngoài, từ rất nhiều các cường quốc với
nhiều cơ chế hợp tác khác nhau. Đó là cơ sở để Hà Nội tranh
thủ tối đa các nước lớn: từ vốn đầu tư cho tới sự ủng hộ đối với
các vấn đề an ninh, chính trị, tài nguyên, môi trường trong vùng.
Tiếng nói từ các cường quốc này sẽ giúp định hình cán cân
quyền lực mới cân bằng hơn trong khu vực và hạn chế các hành
động đơn phương của Bắc Kinh.
Một trong các cơ chế mà Hà Nội hoàn toàn có thể vận dụng
và vận dụng một cách hiệu quả để từng bước tháo gỡ các thách
thức đối với vấn đề sông Mê Công và chuyển dịch địa - chính
trị vùng chính là thông qua kênh hợp tác của khối ASEAN. Điều
thuận lợi là cả năm quốc gia tiểu vùng đều là thành viên ASEAN
và tổ chức này đang có những chuyển mình sâu rộng trong kết
nối khu vực. Bằng việc nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng
lực hợp tác nội khối trong đó có vấn đề tài nguyên, môi trường,
an ninh quốc phòng, chống biến đổi khí hậu… sẽ là các khuôn
khổ mới không chỉ giúp Việt Nam và các nước thành viên hợp
tác chống lại thách thức chung mà sự đoàn kết của Mianama,
Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam sẽ là câu trả lời hữu hiệu
nhất đối với thế áp đảo đang gia tăng từ thượng nguồn. Thực tế,
một trong các chiến lược ngoại giao của Trung Quốc là gây
chia rẽ các nước vùng Mê Công, chia rẽ khối ASEAN. Điều này
đã tạo ra một số thách thức bước đầu cho các diễn đàn khu vực.
Tuy nhiên, về dài hạn, nếu khu vực Mê Công không muốn rơi
vào tình trạng chia rẽ, phân tán, nghi kỵ và xung đột như nhiều
thập niên trước đó thì Việt Nam và các nước trong khối cần
phải kiên trì thúc đẩy hợp tác nội khối, tăng cường đồng thuận
394 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

và đoàn kết của ASEAN đối với các vấn đề khu vực. Lợi ích của
Việt Nam (và các quốc gia khu vực) chỉ được bảo đảm một cách
tối ưu khi ASEAN đồng thuận và có tiếng nói mạnh mẽ với tư
cách là một tập thể thống nhất.
Đối với Ủy hội sông Mê Công, tổ chức quốc tế giữ vai
trò quan trọng trong hợp tác tại Tiểu vùng sông Mê Công,
Việt Nam cần:
- Một là, duy trì và tăng cường hợp tác với các thành viên
của Ủy hội sông Mê Công quốc tế. Cho đến hiện tại, khuôn khổ
hợp tác quốc tế tốt nhất để trao đổi, đàm phán và tìm kiếm sự
đồng thuận trong vấn đề phát triển lưu vực là thông qua Hiệp
định về hợp tác phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công
(Hiệp định Mê Công năm 1995). Việt Nam cần tích cực thúc đẩy
tăng cường sức mạnh của Ủy hội và các cơ chế của Ủy hội trên
cơ sở hợp tác với các quốc gia thành viên, các đối tác phát triển
và các nhà tài trợ.
- Hai là, đầu tư nâng cao năng lực tổ chức cho Ủy ban
sông Mê Công Việt Nam với đầy đủ nguồn lực để thực hiện
các chương trình, dự án nghiên cứu, giám sát tác động, tìm
kiếm giải pháp nhằm tham vấn kịp thời cho Chính phủ
trong hoạch định chính sách và hợp tác với các quốc gia trong
lưu vực.
- Ba là, tích cực tạo sự đồng thuận trong việc định hướng
mô hình phát triển của lưu vực sông Mê Công và trong Cộng
đồng ASEAN. Theo đó, cần hướng đến mô hình phát triển giảm
thiểu phát thải, giảm thiểu tiêu thụ năng lượng, sử dụng hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên. Trong định hướng xây dựng Cộng
đồng ASEAN, Việt Nam nên ủng hộ quan điểm bổ sung trụ cột
môi trường bên cạnh ba trụ cột hiện tại là kinh tế, an ninh và
văn hóa - xã hội.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 395

- Bốn là, khuyến khích sự tham gia của các tổ chức xã hội,
các tổ chức phi chính phủ trong nghiên cứu, phổ biến thông tin,
thúc đẩy hợp tác, đối thoại ở cấp quốc gia và khu vực nhằm tạo sự
ủng hộ, đồng thuận của xã hội đối với việc bảo vệ lợi ích chung
của người dân trong lưu vực nói chung và Việt Nam nói riêng.
- Năm là, tăng cường hợp tác với cộng đồng các nhà tài trợ
và đối tác phát triển của Lào và Campuchia nhằm hỗ trợ nước
bạn tìm kiếm các giải pháp phát triển tối ưu, bền vững, phù hợp
với tinh thần hợp tác giữa các quốc gia trong lưu vực. Với kinh
nghiệm về tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo đã được
công nhận, Việt Nam có thể giúp các nước bạn sử dụng nguồn
lực quốc tế một cách hiệu quả, áp dụng các mô hình tốt và
tránh những hậu quả tiêu cực có thể vấp phải trong quá trình
phát triển. Việt Nam cũng cần sử dụng hiệu quả các công cụ
đầu tư và hỗ trợ phát triển để phục vụ mục tiêu các bên đều có
lợi. Chúng tôi cho rằng đây là giải pháp quan trọng nhưng hiện
nay chưa được quan tâm một cách đúng mức.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế và toàn cầu hóa, Việt
Nam không chỉ là một điểm đến của các nhà đầu tư quốc tế mà
còn là một nhà đầu tư ra nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên
cạnh nguồn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, Việt Nam
cũng tích cực cung cấp hỗ trợ phát triển cho một số quốc gia.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu tập trung ở khu vực
Mê Công. Theo số liệu thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
tính đến hết năm 2020, số vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam
vào nền kinh tế các quốc gia Tiểu vùng sông Mê Công đạt hơn
9,684 tỷ USD, trong đó Lào có 400 dự án với 4,2 tỷ USD (tính đến
tháng 9) và Campuchia là 220 dự án với 5,3 tỷ USD. Tại Mianma
vốn đầu tư trực tiếp của Việt Nam khoảng 2,2 tỷ USD1… Trong

1. http://awcei.vn.
396 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

những năm vừa qua, Việt Nam luôn nằm trong top đầu danh
sách các nhà đầu tư vào Campuchia và Lào.
Trong cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài, các lĩnh vực liên
quan đến tài nguyên thiên nhiên (khai khoáng, thủy điện, khai
thác lâm sản, nông - lâm nghiệp) chiếm tỷ trọng lớn. Điều này
đặt ra một số thách thức và có nguy cơ ảnh hưởng đến nỗ lực
đàm phán về phát triển bền vững sông Mê Công, khi chính các
doanh nghiệp Việt Nam có thể tạo ra những tác động tiêu cực
lên lưu vực trong quá trình đầu tư của mình.
Câu hỏi đặt ra là liệu doanh nghiệp có thể vừa đảm bảo
mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, vừa có thể tạo hiệu ứng tích cực
để nâng cao hình ảnh và vị thế của Việt Nam như một quốc gia
có trách nhiệm trong vấn đề phát triển lưu vực sông Mê Công
hay không? Ở đây đòi hỏi có sự nỗ lực của cả hai phía doanh
nghiệp và chính phủ. Với vị trí nhà đầu tư, các doanh nghiệp
Việt Nam nên tìm hiểu và áp dụng các chuẩn mực quốc tế
trong quá trình triển khai các dự án của mình ở các nước bạn
nhằm giảm thiểu hệ quả môi trường - xã hội. Về phía chính
phủ, cần có công cụ quản lý hữu hiệu, đảm bảo giám sát các
dòng đầu tư để không bị ảnh hưởng uy tín quốc gia do hoạt
động của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến
khích để doanh nghiệp áp dụng các chuẩn mực tốt trong đầu tư
nước ngoài.
Nhìn nhận ở khía cạnh đánh đổi lợi ích, chính phủ có thể
tính toán liệu việc gia tăng đầu tư vào Lào và Campuchia
giúp bạn từ bỏ tham vọng xây dựng hệ thống đập thủy điện
dòng chính hay không. Nếu có được sự đồng thuận với các
nhà đầu tư và đối tác phát triển khác, Việt Nam có thể giúp Lào
và Campuchia lựa chọn các lĩnh vực phát triển bền vững, hiệu
quả và ít tác động hơn thủy điện để phục vụ mục tiêu tăng
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 397

trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo. Trong trường hợp này,
sự đồng hành của các doanh nghiệp Việt Nam có ý nghĩa rất
quan trọng.

3. Đối với vấn đề tài nguyên, môi trường và biến đổi


khí hậu

Đây là các thách thức an ninh phi truyền thống mới nổi
nhưng có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong các thập
niên tới.
Vấn đề lớn nhất đối với các đập thủy điện trên dòng
Mê Công là hiện chưa có cơ chế hợp tác liên quốc gia và
cho toàn vùng. Thực tế Việt Nam và các nước đang chờ đợi
Trung Quốc, Lào xả nước khi cần. Đây là điều mà Hà Nội cần
phải nhanh chóng tìm cách giải quyết thông qua các cơ chế
quốc tế, liên vùng với các chế tài mạnh mẽ hơn, công bằng hơn.
Các cơ chế mới này cần phải đưa ra các hành lang pháp lý rõ
ràng, minh bạch về chia sẻ tài nguyên cũng như thiết lập các
cơ chế hợp tác quốc tế đa phương, đa lĩnh vực đối với vùng
Mê Công.
Cụ thể, đối với Trung Quốc, Việt Nam và các nước tiểu
vùng cần thúc đẩy quá trình minh bạch hóa hệ thống dữ liệu
quan trắc và tình hình lượng mưa, lượng trữ nước tại các con
đập trên dòng Mê Công, bảo đảm việc chia sẻ lượng nước hợp
lý giữa các quốc gia. Hiện tại, Trung Quốc đang coi các dữ liệu
nguồn nước dòng Mê Công trên lãnh thổ của họ là bí mật quốc
gia, vì thế rất khó để biết chính xác cách thức Trung Quốc vận
hành nguồn tài nguyên nước trên dòng Mê Công. Tại thời điểm
này, Trung Quốc không ký bất kỳ một hiệp định nào về quản lý
sông Mê Công với quốc gia khác, vì thế Trung Quốc cũng
không bị bắt buộc phải chia sẻ nguồn nước với các quốc gia,
398 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

thậm chí không cần phải cung cấp thêm dữ liệu về dòng chảy
cũng như bất kỳ một cảnh báo nào về những vận hành của các
con đập. Bắc Kinh hiện chỉ cung cấp cho MRC một số lượng
thông tin về mực nước và dự kiến xả nước từ những con đập,
hỗ trợ việc kiểm soát mực nước lũ dưới hạ lưu.
Trên cơ sở đó, Việt Nam cần tăng cường hợp tác chặt chẽ
với các diễn đàn quốc tế và quốc gia có lợi ích liên quan gây sức
ép lên Bắc Kinh thông qua MRC, Diễn đàn Hợp tác Mê Công -
Lan Thương, tới các cơ chế đa phương với tổ chức quốc tế và
cường quốc bên ngoài khu vực như Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản,
Ôxtrâylia và EU để tăng cường tiếng nói của các nước nhỏ.
Đối với các dự án thủy điện của Lào và Campuchia,
Việt Nam hoàn toàn có thể đóng một vai trò lớn hơn trong hợp
tác năng lượng với Vientiane và Phom Penh, thúc đẩy năng
lượng gió, năng lượng mặt trời giá rẻ nhằm hạn chế việc xây
dựng thêm các đập thủy điện nhiều rủi ro.
Trước hết, Việt Nam cần từng bước tự chủ năng lượng,
tránh việc tiếp tục nhập khẩu từ Lào. Tiếp cận chính sách năng
lượng mới đối với Hà Nội sẽ rất quan trọng vì làm giảm áp lực
nhu cầu thủy điện cả trực tiếp và gián tiếp lên vùng thượng
nguồn. Việt Nam đã từng theo đuổi chính sách thủy điện và
hiện tại đang mua điện của Lào1. Điều này làm cho các kêu gọi
của chúng ta về hạn chế các đập thủy điện trên dòng Mê Công
trở nên phi thực tế. Vì thế, Hà Nội cần có chính sách năng lượng
mới, đặc biệt thúc đẩy các nguồn năng lượng tái tạo từ gió,
mặt trời và sóng biển. Sự suy giảm ngoạn mục của giá điện từ

1. Việt Nam sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ Lào, Campuchia và Trung Quốc,
https://thesaigontimes.vn/viet-nam-se-phai-tang-nhap-khau-dien-tu-lao-
campuchia-va-trung-quoc/.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 399

năng lượng tái tạo, trong đó điện mặt trời giảm 88% và điện gió
giảm 70% chỉ trong 10 năm cho thấy tiềm năng lớn của lĩnh
vực này. Đó có thể là cứu cánh cho dòng Mê Công1.
Thứ hai, Hà Nội có thể phối hợp với các đối tác quốc tế từ
bên ngoài, giúp Lào và Campuchia hoạch định chính sách, cơ
sở hạ tầng năng lượng. Mặc dù xây dựng hơn 30 đập lớn, hạ
tầng truyền tải điện năng của Lào còn kém; thiếu một lưới
điện quốc gia, khả năng để Lào có thể đàm phán một giá điện
xuất khẩu tốt là rất hạn chế. Nghiên cứu của ADB cho thấy, với
một lưới điện quốc gia hoàn chỉnh, Lào có thể bán năng lượng
từ các đập hiện có và các đập đang lên kế hoạch xây dựng trên
dòng nhánh Mê Công và nhận được nguồn thu từ xuất khẩu
tương đương với doanh thu từ xây dựng 9 đập thủy điện dòng
chính. Điều này đòi hỏi đầu tư vào việc nâng cấp các đập thủy
điện dòng nhánh và kết nối chúng với lưới điện quốc gia và
sẽ cho Lào nguồn thu ngay lập tức mà không cần phải can
thiệp, phá vỡ dòng sông Mê Công. Do đó, nếu Việt Nam có thể
cùng ADB, Mỹ và các nhà tài trợ khác phác thảo hệ thống năng
lượng quốc gia mới cho Lào, được quy hoạch chặt chẽ, bảo
đảm yếu tố môi trường, sinh thái, phát triển bền vững, thì sẽ
góp phần hạn chế việc xây dựng thêm các con đập trên dòng
Mê Công2.
Thứ ba, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính
sách và tổ chức các cơ quan chịu trách nhiệm đối với vấn đề
liên quan tới biến đổi khí hậu.
Trong khi việc cạn kiệt nguồn nước trên dòng Mê Công
đang gây ra nhiều thách thức đối với Việt Nam thì biến đổi

1. https://www.lazard.com/perspective/lcoe2019.
2. Kêu gọi một Quy hoạch năng lượng quy mô toàn lưu vực và có tính chiến
lược tại Lào, Tlđd.
400 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

khí hậu, trái đất nóng lên và nước biển dâng càng làm cho tình
thế của đồng bằng Nam Bộ bị đe dọa hơn lúc nào hết. Việt Nam
trung bình hằng năm có 9 triệu người sống trong vùng lụt
và sẽ tăng lên 31 triệu vào năm 2050 (so với Thái Lan là 1 và
12 triệu)1. Vì thế, chúng ta cần phải có một chiến lược quốc gia
đồng bộ, toàn diện và khẩn cấp liên quan tới biến đổi khí hậu
và ứng phó với thiên tai cho cả nước, đặc biệt là vùng hạ lưu
Mê Công.
Trước khi có các giải pháp chiến lược mang tính hệ thống,
Việt Nam cần phải tiến hành khảo sát, điều tra toàn diện, đánh
giá tác động và hệ quả trong dài hạn của biến đổi khí hậu cũng
như các kịch bản ứng phó. Trên cơ sở đó, hoàn thiện cơ chế,
chính sách, thiết chế và tổ chức các đầu mối ở cấp độ quốc gia
để huy động nguồn lực tập trung và thống nhất. Đáng nói là từ
năm 2012, Ủy ban quốc gia về biến đổi khí hậu đã được thành
lập theo Quyết định số 43/QĐ-TTg ban hành ngày 09/01/2012
của Thủ tướng Chính phủ. Thành viên chính của Ủy ban bao
gồm: thủ tướng, 1 phó thủ tướng, các bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc chính phủ,… Đây là bước đi
kịp thời, phản ánh sự chuẩn bị bước đầu của Việt Nam. Trên cơ
sở đó, nhiều bước đi cụ thể cần được triển khai, trong đó có
việc khảo sát và lập bản đồ trực tuyến cảnh báo hạn mặn ở
đồng bằng sông Cửu Long. Đây là cơ sở để cung cấp thông tin,
cảnh báo hạn hán, xâm nhập mặn và nơi cấp nước sinh hoạt
phù hợp với từng vùng.
Ngày 11/9/2020 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ban hành
Chỉ thị số 36/CT-TTg về chủ động triển khai các biện pháp ứng

1. Report: Flooded Future: Global vulnerability to sea level rise worse than
previously understood, https://www.climatecentral.org/news/report-flooded-
future-global-vulnerability-to-sea-level-rise-worse-than-previously-understood.
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 401

phó nguy cơ hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn trong mùa
khô 2020-2021 ở đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ thị đã đánh giá
về dài hạn tác động của biến đổi khí hậu - nước biển dâng, sự
gia tăng khai thác nguồn nước ở các nước thượng nguồn và
gia tăng nhu cầu sử dụng nước cho phát triển nội tại sẽ làm
hạn hán thường trực, thiếu nước, xâm nhập mặn diễn ra thường
xuyên và khốc liệt hơn, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp
và dân sinh. Do đó, các địa phương vùng đồng bằng sông Cửu
Long đã được yêu cầu theo dõi chặt chẽ diễn biến, thông tin dự
báo khí tượng thủy văn, tình hình xâm nhập mặn; huy động cả
hệ thống chính trị cơ sở vào cuộc, chủ động triển khai các biện
pháp phòng chống hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; chủ
động thực hiện sớm đào, vét kênh, ao rạch, đắp đập tạm trữ
nước ngọt, ngăn mặn; kết nối, mở rộng mạng lưới cấp nước từ
đô thị sang khu vực nông thôn để bảo đảm cấp nước sạch cho
người dân.
Thứ ba, tăng cường đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng
giúp ứng phó biến đổi khí hậu.
Bên cạnh các biện pháp kinh tế - xã hội trước mắt như cứu
trợ, cung cấp nước tới vùng hạn mặn thì việc xây dựng hệ thống
cơ sở hạ tầng mới nhằm khắc phục ảnh hưởng của thiên tai
đang đặt ra cấp thiết. Việt Nam cần chủ động các giải pháp tự
chủ nguồn nước, giảm lệ thuộc vào vùng thượng nguồn thông
qua hệ thống hồ chứa. Tháng 9/2020, Chính phủ Việt Nam đã
chỉ đạo 13 tỉnh miền Tây Nam Bộ chủ động trữ nước từ mùa
mưa, hạn chế thấp nhất thiệt hại trong tình hình hạn mặn còn
phức tạp nhằm ứng phó với hạn, xâm nhập mặn mùa khô năm
2020-2021.
Giải pháp được đưa ra là tăng cường đắp đập, trữ nước
ngọt, bảo đảm nước sinh hoạt cho người dân, không để tình
402 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

trạng thiếu nước, đồng thời tính toán giảm diện tích lúa
đông xuân để hạn chế rủi ro, tiếp tục triển khai các công trình
thủy lợi ngăn mặn, ngọt hóa cho đồng bằng,... Trên cơ sở đó,
các bộ, ngành và chính quyền địa phương cần phác thảo các
kịch bản xấu nhất, xâm nhập mặn có thể nghiêm trọng đến rất
nghiêm trọng, tương đương năm 2019, khi có khoảng 98.000 ha
lúa, 82.000 ha cây ăn trái bị ảnh hưởng, hơn 76.000 hộ dân bị
thiếu nước sinh hoạt, từ đó tìm cách ứng phó nhanh chóng và
hiệu quả1.
Một trong các giải pháp cấp bách là xây dựng hệ thống hồ
chứa nước ngọt tại các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Ngay sau đợt
hạn hán năm 2019, hồ Lạc Địa, hồ chứa lớn nhất khu vực miền
Tây Nam Bộ được phê duyệt thi công năm 2021 và hoàn thành
sau 5 năm, kinh phí hơn 352 tỷ đồng. Hồ có diện tích gần 57 ha,
sâu 4 m, sức chứa 1,3 triệu m3. Tổng kinh phí dự án trên 352 tỷ
đồng từ ngân sách trung ương. Khi hoàn thành, hồ sẽ cung cấp
đủ nước trong 5 tháng mùa khô cho 59.500 hộ dân trong huyện
Ba Tri, hỗ trợ nước uống cho 150.000 gia súc, 340 cơ sở kinh tế,
tiểu thủ công nghiệp, 255 phòng trạm xá, trường học. Trước đó,
hồ Kênh Lấp (Ba Tri) dài gần 5 km, rộng 40-100 m, sức chứa
1 triệu m3, vốn là con kênh đào từ thời Pháp được lấp hai đầu,
kinh phí 85 tỷ đồng, được đưa vào sử dụng. Tuy nhiên, trong đợt
hạn mặn năm 2019 hồ cũng cạn trơ đáy, khiến hơn 11.000 hộ
dân thiếu nước sinh hoạt 2 . Các dự án khác như cống ngăn
mặn tại cửa sông cũng cần phải được lắp đặt để chống lại tình

1. Trữ nước chống hạn mặn ngay từ mùa mưa, https://vnexpress.net/tru-


nuoc-chong-han-man-ngay-tu-mua-mua-4166310.html
2. Bến Tre xây hồ nước ngọt lớn nhất miền Tây, https://vnexpress.net/ben-
tre-xay-ho-nuoc-ngot-lon-nhat-mien-tay-4159894.html
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 403

trạng xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng. Vào tháng 6/2021,
tại Kiên Giang, cửa van thép khoang số 5 nặng 203 tấn, nằm
giữa sông Cái Lớn đã được lắp ghép thành công, tạo thành
công trình ngăn mặn lớn nhất miền Tây: cống Cái Lớn. Hệ thống
được đầu tư 3.300 tỷ đồng, là một hệ thống rộng 455 m, gồm
11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m). Trong đó, 8 cửa van 203 tấn,
2 cửa van 188 tấn, một cửa van 155 tấn. Cống vận hành giúp
điều tiết ngăn mặn, giữ ngọt cho một số địa phương như Kiên
Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu,... Trước đó, vào tháng 02/2021, cống
Cái Bé rộng 85m, gồm hai khoang đã vận hành sau 14 tháng
thi công, kịp điều tiết hạn mặn, kiểm soát trên 20.000 ha đất
nông nghiệp, giúp Kiên Giang tiết kiệm được chi phí đắp hơn
130 đập tạm. Toàn bộ hai dự án sẽ giúp kiểm soát, điều tiết
nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất tự nhiên ở Kiên
Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu1.
Thứ tư, dựa trên kết quả khảo sát, phân tích tác động, chính
phủ cần có quy hoạch chi tiết, cụ thể, hướng dẫn nông dân đầu
tư chuyển đổi mô hình, cây trồng, vật nuôi phù hợp với sự thay
đổi của tình hình thời tiết, thổ nhưỡng, nguồn nước,… đồng
thời tăng cường sử dụng khoa học - kỹ thuật như một cách thức
hiệu quả nâng cao năng suất, giúp giảm thiểu thiệt hại từ biến
đổi khí hậu.
Một vấn đề có tính dài hạn giúp thích ứng bền vững
với thách thức thay đổi, biến đổi khí hậu chính là đẩy mạnh
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là ở khu vực thường xuyên
hạn hán, xâm nhập mặn; phổ biến kinh nghiệm tưới tiên tiến,
tiết kiệm. Chính quyền cần hướng dẫn cách tính toán, xác định

1. Lắp cửa van cuối cho cống ngăn mặn lớn nhất miền Tây, https://vnexpress.
net/lap-cua-van-cuoi-cho-cong-ngan-man-lon-nhat-mien-tay-4295727.html.
404 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

lượng nước tưới cần thiết cho các vùng cây ăn trái có nguy
cơ bị xâm nhập mặn; có giải pháp cấp nước theo hộ gia đình
và tập trung; vận động sự hỗ trợ của các tổ chức trong và
ngoài nước.
Thứ năm, cần phát huy sức mạnh của tri thức bản địa và
kinh nghiệm địa phương trong ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong hàng nghìn năm, cư dân bản địa đã đúc kết kinh nghiệm,
tri thức liên quan tới thích ứng với thiên tai, bão lũ, hạn hán,
xâm nhập mặn… Tri thức này là một phần di sản quý giá
của không gian đa tộc người Kinh, Khmer, Chăm,… trở thành
vốn quý đóng góp vào kho tàng tri thức chung của nhân loại.
Các sáng kiến địa phương thích ứng biến đổi khí hậu có ý nghĩa
lớn trong thực tế, đặc biệt giúp duy trì cuộc sống của người dân
và thúc đẩy phát triển bền vững mà không gây ra nhiều xáo
trộn tới đời sống kinh tế, xã hội.
Thứ sáu, tăng cường hợp tác quốc tế thích ứng với biến đổi
khí hậu, giảm nhẹ thiên tai. Biến đổi khí hậu đang là vấn đề
được quan tâm toàn cầu và nhận được sự hỗ trợ từ nhiều quốc
gia cũng như các tổ chức quốc tế. Chính phủ Việt Nam cần chủ
động hợp tác với các tổ chức quốc tế và quốc gia trong khu vực
nhằm cập nhật, hoàn thiện chính sách ứng phó biến đổi khí hậu.
Hiện có nhiều cơ chế hợp tác chống biến đổi khí hậu mà Việt
Nam có thể tham gia và được hưởng lợi, trong đó có khuôn khổ
hợp tác ASEAN với các đối tác quốc tế. Hội nghị cấp bộ trưởng
ASEAN về môi trường (AMME 15) là cơ chế hợp tác sâu rộng
của khu vực châu Á - Thái Bình Dương, nơi mà thiên tai gây
thiệt hại hằng năm tới 675 tỷ USD (tương đương 2,4% GDP toàn
khu vực). Các quốc gia ASEAN cũng nỗ lực chống biến đổi khí
hậu và bảo vệ môi trường thông qua việc đẩy mạnh quản lý tài
nguyên thiên nhiên một cách bền vững, cắt giảm chất thải, bảo
Phần thứ tư: VIỆT NAM - NỖ LỰC CHO MỘT DÒNG SÔNG... 405

vệ đa dạng sinh học, tăng cường đầu tư vào lĩnh vực năng lượng
tái tạo, bảo vệ rừng và tái trồng rừng,… ASEAN đã hợp tác
hiệu quả với các đối tác như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc,
Mỹ, EU… trên các lĩnh vực này1. Đó là cơ sở vững chắc cho
Việt Nam tiếp cận với nhiều đối tác quốc tế.
Trên cơ sở đó, Việt Nam cần tranh thủ cam kết của Mỹ,
Ấn Độ, Ôxtrâylia và các nước Đông Bắc Á khác như Nhật Bản,
Hàn Quốc đối với phát triển bền vững, năng lượng sạch và bảo
tồn thiên nhiên2. Các dự án mới đây của nhiều tổ chức quốc tế
đang hướng sự chú ý tới vấn đề môi trường, chống biến đổi khí
hậu, phát triển cơ sở hạ tầng, giảm bớt sự chi phối của Trung
Quốc. Hợp tác biến đổi khí hậu ở khu vực sông Mê Công - sông
Hằng là một ví dụ. Cơ chế hợp tác này được thúc đẩy trong
những năm gần đây, gắn liền với quá trình mở rộng ảnh hưởng
của Ấn Độ tại khu vực Đông Nam Á. Sau Hội nghị Bộ trưởng
Ngoại giao Hợp tác Mê Công - sông Hằng (MGC) lần thứ 11
theo hình thức trực tuyến vào ngày 21/7/2021, các bộ trưởng
ngoại giao của sáu nước thành viên MGC (Campuchia, Ấn Độ,
Lào, Mianma, Thái Lan và Việt Nam) đã nhất trí về sự cần thiết
phải tăng cường hợp tác về quản lý tài nguyên nước bền vững,
bao gồm thúc đẩy kế hoạch hành động của MGC cho giai đoạn
2019-2022, trong đó các bước liên quan đến biến đổi khí hậu là
triển khai các dự án hợp tác trong các lĩnh vực quản lý bền
vững tài nguyên nước, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý lũ
lụt và hạn hán, giảm nhẹ thiên tai; hợp tác giữa Ủy hội Mê
Công và Cơ quan quản lý lưu vực sông Hằng.

1. ASEAN đẩy mạnh ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường,
https://nhandan.vn/cong-dong-asean/asean-day-manh-ung-pho-bien-doi-
khi-hau-bao-ve-moi-truong-373291/
2. Nguyễn Thị Thắm (chủ biên): Sự can dự của các nước Đông Bắc Á vào
Tiểu vùng sông Mê Công, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2015.
406 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

Cuối cùng, các thách thức đối với Việt Nam đến từ tương
tác khu vực Tiểu vùng sông Mê Công đang đặt ra nhiều vấn đề
cấp thiết, trên nhiều khía cạnh. Vì thế, chính sách ứng phó cần
phải đồng bộ, toàn diện, mang tính dài hạn. Việc phát huy sức
mạnh của người dân, địa phương, tiềm lực quốc gia, cùng với
sự giúp đỡ về tài chính, kỹ thuật từ bên ngoài là cần thiết để
bảo đảm cho sự phát triển của Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Trong quá khứ, chúng ta từng đối mặt với yêu cầu hiện đại hóa,
chống xâm lược, sau đó là hội nhập quốc tế, mở cửa, đổi mới.
Mỗi thời đại được đánh dấu bằng những thử thách riêng.
Thời điểm này, thế hệ người Việt Nam hiện tại đang được lịch
sử gọi tên.
KẾT LUẬN
408
KẾT LUẬN 409

Độc giả đã đi theo cuộc hành trình lịch sử và chính trị


từ quá khứ tới hiện tại trên vùng đất dọc theo dòng Mê Công.
Một khu vực văn hóa, văn minh đặc sắc với đa dạng tộc người,
ngôn ngữ, tôn giáo và lịch sử. Các vương quốc và thể chế chính
trị, các cuộc chiến tranh và giao thương,… trong hàng nghìn
năm đã tạo ra một khu vực với năm quốc gia có nhiều nét
tương đồng, gắn kết, có số phận và vận mệnh liên quan chặt
chẽ với nhau, từ sự lan truyền của văn hóa Ấn Độ, Phật giáo,
tới các cuộc viễn chinh của quân Mông Cổ, từ các dự án địa -
chính trị, thực dân của người Anh, người Pháp tới cuộc đọ sức
chiến lược của Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản,… Thời hiện
đại, từ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc dưới làn bom đạn
của người Pháp, người Mỹ cho tới cuộc chiến nước, hạn hán,
xâm nhập mặn… đang thách thức số phận cả khu vực và các
mục tiêu phát triển bền vững mà các chính phủ và người dân
theo đuổi.
Đây là thời điểm có ý nghĩa đặc biệt cho Việt Nam và các
nước trong khu vực tái định vị lại những mối ưu tiên, xác định
cơ sở tài nguyên, kinh tế, chính trị, xã hội cho các kế hoạch phát
triển dài hạn trong tương lai, vừa bảo đảm lợi ích quốc gia, vừa
bảo đảm lợi ích khu vực.
Thứ nhất, sự gắn kết lịch sử, văn hóa, văn minh của lưu
vực sông Mê Công mà Việt Nam là một phần trong bức tranh
đa dạng, là di sản quý giá từ quá khứ cần phải giữ gìn. Điều
này đặc biệt có ý nghĩa trong khung cảnh hợp tác ASEAN và
xây dựng Cộng đồng ASEAN hiện nay. Việc thúc đẩy giao lưu
văn hóa, du lịch, du học, trao đổi tri thức, tìm kiếm cơ hội ở các
410 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

quốc gia trong khu vực mở ra cánh cửa mới cho người Việt, đặc
biệt là thế hệ trẻ.
Trong hành trang trở thành công dân khu vực, quốc tế và
toàn cầu chắc chắn cần có tri thức, hiểu biết về khu vực và ý
niệm về một lịch sử chung. Từ trong quá khứ đó, số phận của
các xã hội đã gắn bó chặt chẽ với nhau. Dù là người Khmer hay
người Thái, dù là xã hội Phật giáo Theravada của Mianma hay
Nho giáo Việt Nam thì đều chia sẻ thời cơ và thách thức chung
mang tính khu vực, trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, từ các làn
sóng văn hóa, văn minh, chuyển giao kỹ thuật, tôn giáo tới
chiến tranh xâm lược. Di sản quá khứ là một tài sản quý cần
phải được củng cố để góp phần kết nối xã hội và con người thời
hiện đại.
Thứ hai, từ xưa tới nay, các cộng đồng xã hội trong khu
vực Mê Công đã thể hiện mối giao lưu chặt chẽ và sự lệ thuộc
lẫn nhau. Một trong những biểu hiện rõ rệt nhất của tinh thần
này chính là việc cùng nhau chia sẻ và bảo vệ dòng sông Mẹ
trong hàng nghìn năm. Tinh thần đó, trong bối cảnh có nhiều
thách thức hôm nay cần phải được phát huy trong các nghị
trình, từ hợp tác khu vực tới quản lý nguồn nước, xây dựng
niềm tin, củng cố an ninh, hợp tác ứng phó với cạnh tranh chiến
lược nước lớn, biến đổi khí hậu,… Đã đến lúc các quốc gia
trong vùng cần phải tăng cường hợp tác, tham vấn, thúc đẩy
giao lưu, không chỉ trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, thương mại
mà còn là ngoại giao nhân dân, giao lưu văn hóa, giáo dục, tăng
cường hiểu biết và gắn kết nội vùng.
Thứ ba, với vị trí địa lý tự nhiên, địa - chính trị, di sản
phức tạp từ quá khứ và sự đa dạng ngôn ngữ, tộc người, vùng
Mê Công có tính chất dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi đối mặt
với các thử thách chung. Từ vùng Vân Nam (Trung Quốc) có
thể đi xuyên qua toàn bộ khu vực dọc theo các con sông, từ bắc
KẾT LUẬN 411

xuống nam, từ tây bắc xuống đông nam. Từ đông sang tây cũng
có đường đi qua các thung lũng để cắt qua các con sông này.
Theo những giao lộ đó, chúng ta đã chứng kiến những đoàn
quân xâm lược và những kẻ thực dân, dịch bệnh và chiến tranh,
các cuộc hành quân với tham vọng đế chế của người Miến,
người Thái, người Pháp, người Nhật, người Mỹ,… Giờ đây,
tham vọng đó được tiếp nối bằng các dự án đường sắt cao tốc,
các hành lang kinh tế. Đây là lúc các quốc gia khu vực cần ý
thức rõ về thử thách chung, kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc
gia với khu vực, dù theo đuổi lợi ích riêng cũng cần phải gắn kết
với quyền lợi của khu vực, của các quốc gia khu vực, lấy sự phát
triển bền vững, hòa bình, hợp tác trong vùng làm cơ sở hàng đầu,
quyết định chính sách đối nội và đối ngoại. Đó là cơ sở bảo đảm
tương lai phát triển hòa bình, ổn định cho toàn vùng.
Để làm được điều đó, các cơ chế hợp tác nội vùng và với
bên ngoài cần phải được thúc đẩy hơn nữa.
Thứ tư, các quốc gia Tiểu vùng Mê Công đang đứng trước
nhiều cơ hội lớn để tăng cường hợp tác khu vực. Hiện có nhiều
cơ chế hợp tác song phương, đa phương, vùng… đang tồn tại,
hoàn toàn có thể làm cơ sở vững chắc, trụ cột để xây dựng tương
lai thịnh vượng cho vùng đất này. Vấn đề ở chỗ các nước trong
khu vực cần phải xây dựng niềm tin, hài hòa lợi ích các bên và
đạt được các khuôn khổ pháp lý mới hữu hiệu hơn cho hợp tác
tiểu vùng.
Các nước Đông Dương: Việt Nam, Lào, Campuchia có thể
phát triển quan hệ hữu nghị láng giềng truyền thống và truyền
thống lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc làm cơ sở cho chính
sách hợp tác phát triển kinh tế, xã hội, chia sẻ tài nguyên và tạo
tiếng nói đồng thuận trong các vấn đề quốc tế cùng quan tâm.
Tất cả các nước Tiểu vùng sông Mê Công đều là thành viên
ASEAN và khu vực đang triển khai Cộng đồng ASEAN hướng
412 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

tới đi lại tự do, thúc đẩy giao thương,… Đó là cơ sở để vùng


Mê Công tăng cường hội nhập. Việc thực hiện các cơ chế hợp
tác ASEAN cũng như cơ chế hợp tác vùng Mê Công sẽ giúp kết
nối khu vực, tăng cường giao lưu, trao đổi, hợp tác phát triển,
cũng như biến Tiểu vùng sông Mê Công thành một khối
thống nhất, vững mạnh, đủ sức đương đầu với các thách thức
địa chính trị, an ninh, thiên tai, dịch bệnh.
Triển vọng của hợp tác vùng Mê Công là rất lớn vì tiềm
năng kinh tế, xã hội của khu vực. Đây là một trong các nhóm
quốc gia có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thuộc top năng động nhất
trên thế giới, điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư quốc tế.
Vùng đất cởi mở, ổn định, hòa bình với nhiều cơ chế hợp tác
khu vực, quốc tế đang tạo ra sức hút đối với các cường quốc.
Tuy nhiên, có hai thách thức lớn đang đe dọa viễn cảnh hợp tác
này: cạnh tranh chiến lược nước lớn và chế tài khu vực ứng phó
biến đổi khí hậu, môi trường.
Thứ năm, khu vực đang đối mặt với các rủi ro lớn từ cạnh
tranh chiến lược, an ninh, quân sự, lũng đoạn kinh tế và địa -
chính trị nghiêm trọng. Trong hai thập niên qua, Đông Nam Á
nói chung và Tiểu vùng sông Mê Công nói riêng đã dành được
mối quan tâm lớn từ các cường quốc như một khu vực kinh tế
năng động và vùng đất địa - chính trị chiến lược trong cạnh
tranh ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương và toàn cầu.
Về mặt tích cực, điều này góp phần thay đổi diện mạo
kinh tế của vùng với hàng trăm tỷ USD đầu tư nước ngoài
và các dự án hỗ trợ cơ sở hạ tầng được bảo trợ bởi ADB, Mỹ,
Trung Quốc, Nhật Bản,… Khu vực cũng trở thành một phần
quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, nhất là khi các cường
quốc lớn bắt đầu cảnh giác với sự trỗi dậy của Trung Quốc và
đa dạng hóa thị trường đầu tư. Việt Nam và một số nước khu
vực khác đã trở thành lựa chọn thay thế. Sự quan tâm của các
KẾT LUẬN 413

cường quốc cũng đang tạo ra nhiều sáng kiến kinh tế quan trọng
như Sáng kiến “Vành đai và Con đường”, Hợp tác Mê Công -
sông Hằng (MGC); Hợp tác MRC và Ủy hội sông Mississippi,
Đầu tư cơ sở hạ tầng, năng lượng và giảm ô nhiễm môi trường
của JICA (Nhật Bản),…
Tuy nhiên, cạnh tranh chiến lược cũng đang gây ra nhiều
vấn đề nghiêm trọng tới quan hệ khu vực, vấn đề sử dụng tài
nguyên, sự lệ thuộc kinh tế, sức ép nước lớn và nhiều thách
thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác. Sự trỗi
dậy của Trung Quốc, siêu cường số hai thế giới trong những
thập niên qua là nhân tố lớn nhất tác động tới tình hình khu
vực. Vai trò thúc đẩy kinh tế của Bắc Kinh mà hiện tại đã trở
thành đối tác hàng đầu của tất cả các nước Tiểu vùng sông Mê
Công là không thể phủ nhận. Bên cạnh đó, sự hiện diện của
Trung Quốc đã góp phần gây ra những xáo trộn tại một số quốc
gia vùng đệm, hay làm sâu sắc thêm những bất đồng của các
nước đối với các vấn đề khu vực và quốc tế. Trung Quốc cũng
chính là nước đầu tiên mở đầu cho quá trình “đập hóa” sông
Mê Công và hiện là quốc gia đang gây ra ảnh hưởng nhiều
tranh cãi nhất tới dòng chảy này. Các khoản đầu tư nhiều tỷ
USD, bẫy nợ, viện trợ,… của Bắc Kinh cũng gây ra chia rẽ trong
vùng trên nhiều phương diện, đặc biệt là việc tạo ra các đồng
minh gây khó khăn trong việc giải quyết các vấn đề chung trong
khu vực.
Tuy nhiên, tất cả những thử thách đó cũng mới chỉ là màn
dạo đầu. Các nước vùng Mê Công cần phải tỉnh táo, xây dựng
cơ chế hợp tác khu vực vững mạnh, biến thành một khối vững
chắc, kết hợp hài hòa lợi ích quốc gia với lợi ích chung thì mới
có thể xây dựng môi trường hòa bình, ổn định lâu dài. Nếu
không, vùng đất này sẽ đắm chìm trong chia rẽ, cạnh tranh và
trở thành quân cờ trong cuộc cờ của các cường quốc. Bài học từ
414 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

quá khứ cho thấy đó là điều mà chắc chắn không một quốc gia
nào mong muốn.
Thứ sáu, bên cạnh cạnh tranh địa - chính trị, chia rẽ khu
vực và nguy cơ lệ thuộc kinh tế, vấn đề môi trường, biến đổi
khí hậu là thử thách lớn nhất mà Tiểu vùng sông Mê Công sẽ
phải đối mặt ở thế kỷ XXI. Như đã trình bày, tất cả các nước
trong tiểu vùng đều là những quốc gia dễ bị tổn thương và nằm
trong nhóm chịu tác động nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. Đó là
thách thức chung mà tất cả các nước trong khu vực sẽ phải đối
mặt. Trước mắt, có ba vấn đề lớn liên quan tới câu chuyện suy
thoái môi trường, biến đổi khí hậu mà Tiểu vùng sông Mê
Công cần phải giải quyết:
Một là vấn đề thỏa thuận với Trung Quốc về sử dụng hợp
lý, công bằng và chia sẻ tài nguyên nước trên dòng Mê Công.
Hiện tại đã có Ủy hội sông Mê Công và Chương trình Tiểu
vùng sông Mê Công mở rộng như là các cơ chế liên quốc gia về
hợp tác khu vực, tuy nhiên đây chủ yếu vẫn là các thiết chế
tham vấn hoặc mang tính kỹ thuật, hoặc chủ yếu tập trung vào
các sáng kiến kinh tế chứ chưa tập trung vào các vấn đề môi
trường và tài nguyên. Các thiết chế mới cần nâng cao tính minh
bạch thông tin, có tính pháp lý trong việc ra các quyết định điều
chỉnh chính sách, hành vi của các quốc gia liên quan đến dòng
sông Mê Công. Nếu không từng bước đưa ra các cơ chế mạnh
hơn đối với vấn đề tài nguyên, môi trường, số phận của dòng
Mê Công chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trong những
năm tới.
Hai là bản thân các nước Tiểu vùng sông Mê Công phải
tăng cường các cơ chế hợp tác mới về tài nguyên thiên nhiên,
năng lượng, cơ sở hạ tầng… Việc có được một bản đồ quy
hoạch năng lượng tổng thể, dài hạn cho vùng Mê Công chắc
chắn sẽ góp phần giảm thiểu tác động không kiểm soát của các
KẾT LUẬN 415

con đập cũng như việc đầu tư tràn lan của Lào, Thái Lan, Trung
Quốc… vào các dự án này. Việc giúp Lào có một quy hoạch
năng lượng phù hợp là ví dụ, giúp giảm thiểu nhiều thách thức
đối với tài nguyên nước, rừng ở vùng trung lưu. Dòng sông Mê
Công là thực thể địa lý xuyên quốc gia vì thế cần phải được vận
hành bằng các cơ chế khu vực, quốc tế hiệu quả.
Ba là các nước trong khu vực cần tranh thủ sự giúp đỡ của
cường quốc bên ngoài, các tổ chức quốc tế, thể chế tài chính đa
phương như UN, FAO, UNESCO, ADB, WTO,… và nhiều
chương trình hợp tác quốc tế chống biến đổi khí hậu khác để
nâng cao năng lực ứng phó thiên tai. Trái đất nóng lên, nước
biển dâng đang là vấn đề toàn cầu. Tiểu vùng Mê Công là một
trong các khu vực đang được cộng đồng quốc tế ưu tiên đầu tư,
giúp đỡ về tri thức, năng lực, trình độ quản trị,… Vì thế, đây là
cơ sở để khu vực tiếp cận với vốn đầu tư và trình độ kỹ thuật
tiên tiến nhằm ứng phó hiệu quả với thách thức chung, không
chỉ đe dọa số phận một dòng sông mà còn là tương lai của hàng
trăm triệu người trong khu vực.
Việt Nam, dải đất hình chữ S uốn mình bên bờ Biển Đông
từ lâu đã gắn số phận của mình với vùng Mê Công. Từ lịch sử
mở đất, chống xâm lược, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội,
người Việt và các cư dân trên lãnh thổ Việt Nam có quan hệ chặt
chẽ với các xã hội, nền văn hóa và các quốc gia láng giềng. Từ
cuộc viễn chinh của Lê Thánh Tông ở thế kỷ XV đến sự trỗi dậy
của vương triều Nguyễn ở hạ lưu Mê Công, từ sự ra đời của
dòng kênh Vĩnh Tế cho tới con đường Hồ Chí Minh huyền thoại
dọc theo dãy Trường Sơn, lịch sử nước Việt Nam đã được định
hình không chỉ thông qua mối tương tác với phương Bắc, với
biển mà còn với hàng lang dọc theo sông Mê Công ở phía tây.
Chúng ta sẽ không thể hiểu được lịch sử Việt Nam nếu
như không đặt nó bên dòng Mê Công. Và chúng ta cũng sẽ
416 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

không thể hiểu được số phận tương lai của dân tộc Việt Nam
nếu không đặt nó bên cạnh những thách thức đối với dòng sông
Mê Công. Nằm ngay ở đường biên phía nam của Trung Quốc,
Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng hàng đầu từ sự trỗi dậy
của Bắc Kinh và cạnh tranh địa - chính trị nước lớn. Với đường
duyên hải hơn 3.200 km và nằm ở hạ lưu của sông Mê Công,
Việt Nam là quốc gia chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu,
nước biển dâng và cạn kiệt tài nguyên nước. Đây là những thử
thách có ý nghĩa sống còn đối với Việt Nam trong thế kỷ XXI.
Chính phủ Việt Nam đang chủ động phối hợp với các tổ
chức quốc tế, các quốc gia trong và ngoài khu vực, cùng với
chính quyền và nhân dân các địa phương phác thảo các chương
trình hành động toàn diện giúp thích ứng với biến đổi khí hậu,
đặc biệt là ở khu vực Nam Bộ. Vai trò của tri thức bản địa, công
nghệ tiên tiến nước ngoài và nguồn lực tài chính đã được huy
động trong những nỗ lực dài hạn sẽ không chỉ góp phần hồi
sinh một dòng sông, sinh kế của hàng triệu người, một vựa lúa
của thế giới mà còn gìn giữ và phát triển một không gian văn
hóa, văn minh, một niềm tự hào của Việt Nam.
417

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT


1. Benedict R. O’G. Anderson: Những cộng đồng tưởng tượng:
Suy nghĩ về nguồn gốc và sự lan truyền của chủ nghĩa dân tộc
(Nguyễn Thu Giang, Vũ Đức Liêm, Phạm Văn Thủy, Nguyễn
Thanh Tùng dịch), Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2018.
2. Ban Liên lạc Việt kiều Campuchia hồi hương: Tấm lòng của
Việt kiều Campuchia, Nxb. Cà Mau, 1998.
3. Ban Tuyên giáo Trung ương: Quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
(1930 - 2017), Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2017.
4. Dương Duy Bằng: “Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia -
Xiêm giai đoạn 1802 - 1834”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
2006, số 4.
5. Dương Duy Bằng: “Quan hệ giữa Việt Nam - Campuchia -
Xiêm giai đoạn 1834 - 1848”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
2008, số 3.
6. Dương Duy Bằng: “Quá trình kết thúc cuộc chiến tranh
giữa Việt Nam và Xiêm ở Campuchia trong những năm
1845 - 1847 (Từ góc độ của sử liệu triều Nguyễn)”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, 2015, số 3.
7. Đỗ Thanh Bình, Nghiêm Thị Hải Yến: “Về quá trình xâm
lược, cai trị của thực dân Pháp ở nước Lào (1885 - 1945)”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, tháng 2/2005.
8. Phan Gia Bền: “Cuộc khởi nghĩa Ong Kẹo - Kômađăm
(1901 - 1937) và cuộc khởi nghĩa Phò Cà - Đuột (1901 -1903)”,
Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, tháng 2/1971, số 137.
418 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

9. Phan Thị Châu: “Các nguyên nhân đưa đến sự điều chỉnh
chính sách đối ngoại của Myanmar đối với Ấn Độ từ sau
năm 1991”, Tạp chí Khoa học, Đại học Vinh, 2020, số 49-1B.
10. Đặng Văn Chương: Quan hệ Thái Lan - Việt Nam cuối thế
kỷ XVIII - giữa thế kỷ XIX, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2010.
11. Lê Đình Chỉnh (chủ biên): Quan hệ đặc biệt Việt Nam -
Campuchia (1930 - 2020), Nxb. Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội, 2020.
12. Sok Dareth: Cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của vương
quốc Campuchia từ năm 1993 đến 2013, Luận án Tiến sĩ,
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 2015.
13. Lê Thị Anh Đào: Tác động cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở
Đông Á (1997) đến Thái Lan, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp
cơ sở, Đại học Khoa học, Đại học Huế, 2007.
14. Trương Minh Đạt: Nghiên cứu Hà Tiên: Họ Mạc với Hà Tiên,
Nxb. Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2017.
15. Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Đảng Cộng sản Việt Nam:
Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam (1930-2007),
Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011.
16. Ngô Văn Doanh: “Chân Lạp thời kỳ đầu (550 - 790)”, Tạp chí
Nghiên cứu Đông Nam Á, 2009, số 6.
17. Phạm Đức Dương: Có một vùng văn hóa Mekong, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2007.
18. Trần Trọng Dương: Việt Nam thế kỷ X: những mảnh vỡ
lịch sử, Nxb. Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2019.
19. Đàm Thị Đào: “Chính sách đối ngoại trung lập của Miến
Điện giai đoạn 1962 - 1988”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á,
2015, số 5.
20. Trần Hải Định: “Sự phát triển kinh tế của Campuchia giai đoạn
2005 - 2015”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2017, số 3.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 419

21. D.G.E. Hall: Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1997.
22. Hoàng Hải Hà: “Vấn đề Campuchia trong quan hệ
Việt Nam - ASEAN (1979-1995)”, Tạp chí Khoa học, Đại
học Vinh, 2019, số 1B.
23. Nguyễn Văn Hà: “Hội nhập kinh tế của Campuchia trong
thập kỉ 2001 - 2010”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010,
số 5.
24. Hoàng Thị Minh Hoa, Lê Thị Quý Đức: “Chính sách đối
ngoại trung lập, không liên kết của Miến Điện giai đoạn
1948 - 1962”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2018, số 6.
25. Dương Thị Thúy Hiền: Quan hệ kinh tế của Myanmar với
Ấn Độ và Trung Quốc (1991 - 2016), Luận án Tiến sĩ Lịch sử,
Đại học Khoa học, Đại học Huế.
26. Trần Hiệp: “Tiến trình Campuchia gia nhập ASEAN ”, Tạp
chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2007, số 10.
27. Nguyễn Hữu Hiếu, Nguyễn Thanh Thuận: Cuộc kháng chiến
chống Pháp ở Nam Kỳ và Đồng Tháp qua châu bản triều Nguyễn,
Nxb. Hà Nội, Hà Nội, 2019.
28. Nguyễn Mậu Hùng: “Quan hệ Xiêm, Lan Xang và Miến
Điện về vấn đề Chiềng Mai từ giữa thế kỷ XVI đến đầu thế
kỷ XVII”, Tạp chí Khoa học, Đại học Cần Thơ, 2008, số 7.
29. Dương Văn Huy: “Một số vấn đề xung đột sắc tộc ở Myanmar
hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2010, số 2.
30. Trần Khánh: Cộng đồng người Hoa, Hoa kiều ở châu Á, Nxb. Đại
học Quốc gia Hà Nội, 2018.
31. Trần Khánh (Chủ biên): Lịch sử Đông Nam Á, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2012, tập IV.
32. Trần Khánh (Chủ biên): Người Hoa trong xã hội Việt Nam:
Thời Pháp thuộc và dưới chế độ Sài Gòn, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2002.
420 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

33. Nguyễn Văn Kim: “Xứ Đàng Trong trong các mối quan hệ
và tương tác quyền lực khu vực”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
2006, số 6.
34. Trần Hoàng Kim: Kinh tế Việt Nam: chặng đường 1945-1995 và
triển vọng đến năm 2020, Nxb. Thống kê, Hà Nội, 1996.
35. Ngô Cao Lãng: Quốc triều xử trí vạn tượng sự nghi lục 國 朝
處 置 萬 象 事 誼 錄, Viện Hán Nôm, A. 949, n.d.
36. Đinh Xuân Lâm (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2013, tập 3.
37. Lê Thành Lâm: Sổ tay niên biểu lịch sử Việt Nam, Nxb. Chính
trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2016.
38. Phan Huy Lê (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 2012.
39. Phan Ngọc Liên (chủ biên) - Nghiêm Đình Vỳ - Đinh Ngọc
Bảo - Trần Thị Vinh: Lược sử Đông Nam Á, Nxb. Giáo dục,
Hà Nội, 1997.
40. Vũ Đức Liêm: Bằng chứng lịch sử cổ xưa của cư dân
trên lãnh thổ Việt Nam và Đông Nam Á trên Biển Đông,
trong 45 năm Hải chiến Hoàng Sa, Nxb. Đà Nẵng, 2020.
41. Vũ Đức Liêm: “Các sự án Nhà nước "thiết kế" vùng hạ lưu
Mekong”, Tia Sáng, 2018, http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-
cong-nghe/Cac-du-an-nha-nuoc-“thiet-ke”-vung-ha-luu-
Mekong-11061.
42. Vũ Đức Liêm: “Khu vực học, tiếp cận khu vực và sự "tụt
hậu" của Việt Nam”, Tia Sáng, 2018, http://tiasang.com.vn/-
khoa-hoc-cong-nghe/Khu-vuc-hoc-tiep-can-khu-vuc-va-su-
“tut-hau”-cua-Viet-Nam--12478.
43. Vũ Đức Liêm: “Nhà Tống, Đông Nam Á và sự rạn nứt
của khung cảnh triều cống”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử,
2019, số 1.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 421

44. Vũ Đức Liêm: “Phù Nam: Huyền thoại và những vấn đề


lịch sử”, Tia Sáng, 2017, http://tiasang.com.vn/-khoa-hoc-
cong-nghe/Phu-Nam-Huyen-thoai-va-nhung-van-de-lich-
su-Ky-1-10954.
45. Vũ Đức Liêm: “Tái định vị xứ Đàng Trong trong không
gian Đông Á và Đông Nam Á, thế kỷ XVI - XVIII”, Tạp chí
Nghiên cứu và Phát triển, 2016, số 130.
46. Vũ Đức Liêm: “Việt Nam ở giao điểm của nghiên cứu khu
vực và toàn cầu: Tri thức Đông Nam Á của người Việt và
cách thức tiếp cận mới”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 2016,
số 477.
47. Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai: Lịch sử Thái Lan,
Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998.
48. Lương Ninh: Vương quốc Champa, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2006.
49. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam: Lịch sử và văn hóa,
Nxb. Văn hóa thông tin, Hà Nội, 2005.
50. Lương Ninh: Vương quốc Phù Nam, Nxb. Đại học Quốc gia
Hà Nội, 2009.
51. Hoài Nguyên: “Phạ Ngừm với việc thành lập Vương quốc
Lan Xang”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 1993, số 267.
52. Lương Ninh, Vũ Dương Ninh: Tri thức Đông Nam Á,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2008.
53. Lương Ninh (Chủ biên): Đông Nam Á: Lịch sử từ nguyên thủy
đến ngày nay, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2018.
54. Vũ Dương Ninh: Lịch sử quan hệ đối ngoại Việt Nam
(1940 - 2020), Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021.
55. Vũ Dương Ninh, Nguyễn Văn Hồng: Lịch sử thế giới cận đại,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2006.
56. Chu Đạt Quan: Chân Lạp Phong Thổ Ký (Hà Văn Tấn dịch),
Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2006.
422 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

57. Lê Văn Quang: Lịch sử Vương quốc Thái Lan, Nxb. Tổng hợp
Thành phố Hồ Chí Minh, 1995.
58. Trần Thị Ngọc Quyên, Trịnh Quang Hưng: “Đổi mới kinh
tế và cải thiện môi trường đầu tư tại Myanmar”, Tạp chí
Những vấn đề kinh tế & chính trị thế giới, 2015, số 4.
59. Ngô Thì Sĩ: Đại Việt sử ký tiền biên, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 1997.
60. Tanaka Tadaharu: Thái Lan là thế đó, Nxb. Tankobon
Hardcover, 1998.
61. Nguyễn Thị Thắm (Chủ biên): Sự can sự của các nước
Đông Bắc Á vào Tiểu vùng sông Mekong, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2015.
62. Đặng Văn Thắng (chủ biên): Các tiểu quốc thuộc vương quốc
Phù Nam ở Nam Bộ, Nxb. Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh, 2017.
63. Vũ Quang Thiện: Lịch sử Myanmar, Nxb. Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2005.
64. Nguyễn Xuân Thọ: Bước mở đầu của sự thiết lập hệ thống
thuộc địa của Pháp ở Việt Nam (1858 - 1897), Nxb. Hồng Đức,
Hà Nội, 2018.
65. Keith Weller Taylor: Việt Nam thời dựng nước, Thiếu Khanh
dịch, Nxb. Dân Trí - Nhã Nam, Hà Nội, 2020.
66. Nguyễn Văn Tận: “Nhìn lại chính sách ngoại giao “đổi đất
lấy hòa bình” của Xiêm trong quan hệ với Anh, Pháp từ
nửa sau những năm 50 của thế kỷ XIX cho đến những năm
đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Khoa học, Đại học Huế, 2010, số 60.
67. Trần Đình Tư: “Ảnh hưởng của “vấn đề Campuchia đến
tiến trình bình thường hóa quan hệ Trung Quốc - Việt Nam
(1989 - 1991)”, Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, 2014, số 4.
68. Cao Hùng Trưng: An Nam chí, Bản in Viễn Đông Bác cổ,
Hà Nội.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 423

69. Nguyễn Thành Văn: “Khái quát về tình hình chính trị, kinh
tế, xã hội và đối ngoại nổi bật của Campuchia năm 2012”,
Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, 2012, số 12.
70. Nguyễn Thành Văn: Chính sách đối ngoại trung lập của Campuchia
giai đoạn 1953 - 1970, Nxb. Thông tin và Truyền thông,
Hà Nội, 2019.
71. Viện Nghiên cứu Đông Nam Á: Lịch sử Lào, Nxb. Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội, 1998.
72. Trương Thị Yến (chủ biên): Lịch sử Việt Nam, Nxb. Khoa học
xã hội, Hà Nội, 2017, t.5.

TÀI LIỆU TIẾNG NƯỚC NGOÀI

1. Barbara W. Andaya, Leonard Y. Andaya: A History of Early


Modern Southeast Asia, 1400-1830, Cambridge University,
Cambridge Press, 2015.
2. Leonard Y. Andaya: Leaves of the Same Tree: Trade and
Ethnicity in the Straits of Melaka, University of Hawai’i Press,
Honolulu, 2008.
3. Christopher J. Baker, Phongpaichit Pasuk: A History of Thailand.
3. ed. Port Melbourne, VIC: Cambridge University Press, 2014.
4. A.A. Bastian: “The other Bayonet: A new source to Frame
the Second Anglo-Burmese War”, Journal of Burma Studies,
Vol. 21, 2017.
5. David Biggs: “Problematic Progress: Reading Environmental
and Social Change in the Mekong Delta”, Journal of Southeast
Asian Studies 34, No. 1 (2003), pp. 77-96. https://doi.org/
10.2307/20072476.
6. David Biggs: Quagmire: Nation-Building and Nature in the
Mekong Delta, University of Washington Press, Seattle, 2010.
7. John Bowring: The Kingdom and People of Siam, John W. Parker
and Son, London, 1857.
424 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

8. Richard Butwell: "The Four Failures of U Nu's Second Premiership",


Asian Survey, Vol. 2, 1962, pp. 3-11.
9. Lawrence Palmer Briggs: The Ancient Khmer Empire (Volume
XLI, Part I. of the Transactions of the American Philosophical
Society), Philadelphia, 1951.
10. Robert Bruce: “King Mongkut of Siam and his treaty wiht
Britain”, Journal of the Hong Kong Branch of the Royal Asiatic
Society, August 12, 1969.
11. Brendan M. Buckley, Roland Fletcher, Shi Yu Simon Wang,
Brian Zottoli, and Christophe Pottier: “Monsoon Extremes
and Society over the Past Millennium on Mainland Southeast
Asia”, Quaternary Science Reviews, July 1, 2014.
12. Ambra Calo: Trails of Bronze Drums across Early Southeast Asia:
Exchange Routes and Connected Cultural Spheres, Revised new
edition. Nalanda-Sriwijaya Studies Centre Series. Singapore:
Institute of Southeast Asian Studies, 2014.
13. W E Maxwell, M Camouilly: “The Survey Question in Cochin
China", Journal of the Straits Branch of the Royal Asiatic Society, 1886.
14. Carool Kersten: “Cambodia’s Muslim King: Khmer and
Dutch Sources on the Conversion of Reameathipadei I,
1642-1658”, Journal of Southeast Asian Studies, No. 1, 2006.
15. N. Cheesman, N. Farrelly, T. Wilson (eds): Debating
Democratization in Myanmar, Singapore, 2014.
16. Sunait Chutintaranond: “The Image of the Burmese Enemy
in Thai Perceptions and Historical Writings”, Journal of the
Siam Society, No. 1, 1992.
17. George Coedes: Angkor: An Introduction, Singapore, Oxford
University Press, 1984.
18. George Coedes: The Making of Southeast Asia, Berkeley and
Los Angeles, University of California Press, 1967.
19. Rob Cramb (ed): White Gold: The Commercialisation of Rice Farming
in the Lower Mekong Basin, Singapore, Palgrave Macmillan, 2020.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 425

20. Đại Nam Thực Lục 大南寔錄 (The Veritable Records of the Great
South), Tokyo: Institute of Cultural and Linguistic Studies,
Keio University, 1961-1977.
21. “Đại Việt Sử Ký Toàn Thư 大越史記全書 (Complete Book
of the Historical Record of the Great Viet), (Henceforth,
DVSKTT), Nom Foundation. Accessed August 7, 2020.
http://www.nomfoundation.org/nom-project/History-of-
Greater-Vietnam?uiLang=en.
22. Yingcong Dai: “A Disguised Defeat: The Myanmar Campaign of
the Qing Dynasty", Modern Asian Studies, No. 1, August 16, 2004.
23. Kees Van Dijk, Pacific Strife: The Great Powers and Their
Political and Economic Rivalries in Asia and the Western Pacific
1870-1914, Amsterdam, Amsterdam University Press, 2015.
24. Vũ Thế Dinh: “河仙鎮叶鎮鄚氏家譜 [Hà Tiên Trấn Hiệp
Trấn Mạc Thị Gia Phả - Mac Geneaology of Ha Tien]”,
Unpublished, Viện Hán Nôm, A.1321, 1818.
25. Renaud Egreteau and Larry Jagan: Soldiers and diplomacy in
Burma, Understanding the Foreign Relations of the Burmese
Praetorian State, Singapore, 2012.
26. Thomas Engelbert: “‘Go West’ in Cochinchina: Chinese and
Vietnamese Illicit Activities in the Transbassac (c. 1860-1920s)”,
Chinese Southern Diaspora Studies, 2007.
27. Brian Eyler: Last Days of the Mighty Mekong, London, Zed
Books, 2019.
28. Philippe Le Failler:“Đèo Familly of Lai Châu: Traditional
Power and Unconventional Practices”, Journal of Vietnamese
Studies 6, No. 2, 2011.
29. E Thadeus Flood: “The 1940 Franco-Thai Border Dispute
and Phibuun Sonkhraam’s Commitment to Japan”, Journal of
Southeast Asian History 10, No. 2, August 16, 1969.
30. Francis Garnier: Voyage d’exploration en Indochine, Paris,
Hachette, 1885.
426 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

31. Bill Gates: How To Avoid A Climate Disaster: The Solutions


We Have and the Breakthroughs We Need, New York, Knopf
Doubleday Publishing Group, 2021.
32. Al Gore: An Inconvenient Sequel: Truth to Power: Your Action
Handbook to Learn the Science, Find Your Voice, and Help Solve
the Climate Crisis, New York, Rodale, 2017.
33. Chester Gorman: “The Hoabinhian and After: Subsistence
Patterns in Southeast Asia during the Late Pleistocene
and Early Recent Periods”, World Archaeology, No. 3,
August 8, 1971.
34. Christopher E. Goscha: Going Indochinese: Contesting Concepts
of Space and Place in French Indochina, Copenhagen: NIAS
Press, 2012.
35. Christopher E. Goscha: Thailand and the Southeast Asian
Networks of the Vietnamese Revolution, 1885-1954, Nordic
Institute of Asian Studies Monograph Series / Nordic
Institute of Asian Studies, Richmond: Curzon Press, 1999.
36. Christopher E. Goscha: Vietnam or Indochina? Contesting
Concepts of Space in Vietnamese Nationalism, 1887-1954, NIAS
Report / Nordic Institute of Asian Studies, Copenhagen:
NIAS Books, 1995.
37. Geoffrey C Gunn: “Laos in 2019: Moving Heaven and Earth
on the Mekong”, Southeast Asian Affairs, August 16, 2020.
38. D.G.E. Hall: Burma, Hutchinson University Library, 1998.
39. Claude Gilles: Le Cambodge: témoignages d'hier à aujourd’hui,
L’Harmattan, 2006.
40. Andrew Hardy: “Eaglewood and the Economic History
of Champa and Central Vietnam”, In Champa and the
Archaeology of Mỹ Sơn (Vietnam), edited by Andrew Hardy,
Mauro Zolese, and Patrizia Cucarzi, pp. 107 - 126, Singapore:
NUS Press, 2009.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 427

41. Ian Harris: Buddhism, Power and Political order, Routledge


Taylor and Francis Group, London and New York, 2017.
42. Charles Higham: The Civilization of Angkor, Berkeley and
Los Angeles, University of California Press, 2004.
43. Alexander Laban Hinton: Why Did They Kill?: Cambodia in
the Shadow of Genocide. Berkeley and Los Angeles: University
of California Press, 2005.
44. Søren Ivarsson: Creating Laos the Making of a Lao Space between
Indochina and Siam, 1860-1945, NIAS Press, 2008.
45. Charnvit Kasetsiri: “Will the Mekong Survive Globalization?”
Kyoto Review of Southeast Asia, 2003, https://kyotoreview.
org/issue-4/will-the-mekong-survive-globalization/.
46. John Keay: Mad About The Mekong: Exploration And Empire
In South East Asia, London, HarperCollins Publishers, 2012.
47. John Keay: “The Mekong Exploration Commission, 1866-68:
Anglo-French Rivalry in South East Asiz”, Asian Affairs, No. 3,
November 1, 2005.
48. James C.M. Khoo (Ed): The Art and Archaeology of Funan: The
Pre-Khmer Kingdom of the Lower Mekong Valley, Bangkok:
Orchid Press, 2003.
49. Khin Maung Kyi et al: A vision and a strategy economic
development of Burma, Olof Palme International Center,
Singapore, 2000.
50. Masashi Kiguchi, Kumiko Takata, Naota Hanasaki, Boonlert
Archevarahuprok, Adisorn Champathong, Eiji Ikoma, Chaiporn
Jaikaeo, et al: “A Review of Climate-Change Impact and
Adaptation Studies for the Water Sector in Thailand”,
Environmental Research Letters 16, No. 2, 2021.
51. Kenneth Perry Landon: “Thailand’s Quarrel with France in
Perspective", The Far Eastern Quarterly, No. 1, August 16, 2010.
52. Tomas Larsson: “Western Imperialism and Defensive
Underdevelopment of Property Rights Institutions in Siam",
Journal of East Asian Studies 8, No. 1, August 12, 2008.
428 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

53. Li Tana: Nguyen Cochinchina, Southern Vietnam in the


Seventeenth and Eighteenth Centuries, Ithaca, NY: Cornell
University Press, 1998.
54. Victor Lieberman, Brendan Buckley: “The Impact of Climate
on Southeast Asia, circa 950-1820: New Findings, Modern
Asian Studies, No. 5, September 2012.
55. Vũ Đức Liêm: “At the Crossroads of Area and Global Studies:
Vietnamese Knowledge Production about Southeast Asia,
Southeast Asian History and Culture, No. 5, 2020.
56. Vũ Đức Liêm: “The Age of Sea Falcons: Naval Warfare in
Vietnam, 1771-1802", In Warring Societies of Pre-Colonial
Southeast Asia: Local Cultures of Conflict Within a Regional
Context, edited by Kathryn Wellen and Michael Charney,
Copenhagen: Nordic Institute of Asian Studies, 2017.
57. Surin Maisrikrod: “Thailand’s Policy Dilemmas Towards
Indochina, Contemporary Southeast Asia, No. 3, 1992.
58. Gio. Filippo de Marini, Claudio Bertuccio: A New and
Interesting Description of Lao Kingdom (1642 - 1648), White
Lotus Press, Bangkok, 1998.
59. J M. Mathews: “A Review of the "Hoabinhian" in Indo-China,
Asian Perspectives, August 8, 1966.
60. Ngaosyvathn Mayoury, Ngaosyvathn Pheuiphanh: Paths to
Conflagration: Fifty Years of Diplomacy and Warfare in Laos,
Thailand, and Vietnam, 1778 - 1828, Studies on Southeast Asia,
Ithaca, NY: Southeast Asia Program Publications, Cornell
University, 1998.
61. Jean Michaud: Historical Dictionary of the Peoples of the
Southeast Asian Massif, Lanham (Maryland), Toronto, Oxford:
The Scarecrow Press, Inc., 2006.
62. Chatthip Narsupha, Suthyprasartset: The political Econnormic
of Siam (1851-1910), The social Sciense association of Bangkok
of Thailand, 1981.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 429

63. Milton E. Osborne: The Mekong: Turbulent Past, Uncertain


Future, New York: Grove Press, 2000.
64. Milton E. Osborne: “The Mekong River Under Threat, The
Asia-Pacific Journal, No. 2, 2010.
65. Dougald J. W. O’Reilly: Early Civilizations of Southeast Asia,
Lanham, Md.: AltaMira Press, 2007.
66. Milton Osborne: “The Strategic Significance of the Mekong",
Contemporary Southeast Asia, No. 3, August 12, 2000.
67. Milton E. Osborne: River Road to China: The Mekong River
Expedition, 1866-1873, London, George Allen and Unwin, 1975.
68. Norman G. Owen: “The Rice Economy of Mainland
Southeast Asia 1850-1914", Journal of the Siam. Society, 1971.
69. Puangthong R. Pawakapan: Warfare and Depopulation of the
Trans-Mekong Basin and the Revival of Siam’s Economy, 2014.
70. Savengh Phinnith, Phou Ngeun Souk-Aloun, Vannida
Tongchanh: Histoire du pays lao, de la préhistoire à la république,
L’Harmattan, 1998.
71. O.B. Pollak: “The Origins of the Second Anglo-Burmese war
(1852-1853)”, Modern Asian Studies, Vol. 12, 1978.
72. Ven. Phra Rajpnyamedhi: Buddhism in the Kingdom of Siam:
Its Past and Its Present, International Journal of Buddhist
Thougth and Culture, Vol 7, 2006.
73. Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce, 1450-1680,
Volume One: The Lands below the Winds, New Haven, Yale
University Press, 1988.
74. V.M. Reddi: A history of the Cambodian independence movement:
1863-1955, Sri Venkateswara University, 1970.
75. Puangthong Rungswasdisab: War and Trade: Siamese
Interventions in Cambodia, 1767-1851, Ph. D dissertation,
University of Wollongong, 1995.
76. D.I. Steinberg: Burma/ Myanmar what everyone needs to know,
Oxford University Press, New York, 2010.
430 VIỆT NAM TRONG TIỂU VÙNG SÔNG MÊ CÔNG...

77. Sebastian Strangio, Hun Sen’s Cambodia, New Haven, Yale


University Press, 2014.
78. Martin Stuart-Fox: “The French in Laos, 1887-1945, Modern
Asian Studies, No. 1, 1995.
79. Laichen Sun: Ming - Southeast Asian Overland Interactions,
1368-1644, Ph.D. thesis, Michigan, 2000.
80. Chutintaranond. Sunait, and Tun Than: On Both Sides of the
Tenasserim Range : History of Siamese Burmese Relations, Asian
Studies Monographs, Bangkok, Institute of Asian Studies,
Chulalongkorn University Press, 1995.
81. Eric Tagliacozzo: “Ambiguous Commodities, Unstable
Frontiers: The Case of Burma, Siam, and Imperial Britain,
1800-1900", Comparative Studies in Society and History, No. 2,
August 15, 2004.
82. Keith W. Taylor: “Surface Orientations in Vietnam: Beyond
Histories of Nation and Region", The Journal of Asian Studies,
No. 4, 1998.
83. Kyaw Thet: History of Union of Burma, Yangon University
Press, 1962.
84. Texte du traité franco-siamois du 23 mars 1907, T'oung Pao,
Second Series, Vol. 8, No. 2, 1907.
85. The Suma Oriental of Tomé Pires and the Book of Francisco
Rodrigues. London: The Hakluyt Society, 1944.
86. Pholsena Vatthana: Post-War Laos: The Politics of Culture,
History and Identity, Singapore: ISEAS Press, 2006.
87. Walter F. Vella: Siam under Rama III, 1824-1851 (Monographs
of the Associaion for Asian Studies, IV), Locust Valley, N.Y.: J.J.
Augustin Inc. for the Association for Asian Studies, 1957.
88. Michael Vickery: “1620, A Cautionary Tale", New Perspectives
on the History and Historiography of Southeast Asia, Continuing
Explorations, edited by Michael Arthur Aung-Thwin and
Kenneth R. Hall, London, Routledge, 2011.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 431

89. Geoff Wade: “An Early Age of Commerce in Southeast Asia,


900-1300 CE", Journal of Southeast Asian Studies, No. 402, 2009.
90. Wongsurawat Wasana: The Crown and the Capitalists: The
Ethnic Chinese and the Founding of the Thai Nation, Seattle,
University of Washington Press, 2019.
91. John K. Whitmore: “The Two Great Campaigns of the
Hong-Duc Era (1470-97) in Dai Viet", South East Asia Research,
No. 1, 2004.
92. John K. Whitmore: “The Two Great Campaigns of the Hong-
Duc Era (1470-97) in Dai Viet", Th East Asia Research, No. 1, 2004.
93. Thongchai Winichakul: “Writing at the Interstices: Southeast
Asian Historiansand Post-National Histories in Southeast
Asia", New Terrains in Southeast Asian History, edited by
Ahmad. Abu Talib and Liok Ee. Tan, Athens: Ohio University
Press, 2003.
94. David K. Wyatt: “Siam and Laos, 1767 - 1827", Journal of
Southeast Asian History, No. 2, 1963.
95. Võ Tòng Xuân: “Rice Cultivation in Mekong Delta: Present
Situation and Potentials for Increased Production", South East
Asian Studies, No. 1, 1975.
96. Kiguchi Yuka: “Diversity and Natural Abundance in the
Mekong Basin", Accessed, August 8, 2021.
97. Maurice Zimmermann: “Le nouveau traité franco-siamois
(13 février 1904)”, Annales de géographie Année, No. 69, 1904.

You might also like