Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

MỤC LỤC
Chương 1. Phân tích chương trình môn hóa học (CT GDPT 2018) .................. 2
I. Nhiệm vụ cơ bản của môn Hóa học ở trường phổ thông ........................ 2
II. Chương trình môn Hóa học 2018 ...................................................... 2
1. Vị trí trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 .......................... 2
2. Quan điểm xây dựng chương trình ................................................... 3
3. Mục tiêu ............................................................................................ 4
4. Yêu cầu cần đạt ................................................................................. 4
5. Nội dung chương trình ...................................................................... 9
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Chương 1. Phân tích chương trình môn hóa học (CT GDPT 2018)

I. NHIỆM VỤ CƠ BẢN CỦA MÔN HÓA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Hoá học là ngành khoa học thuộc lĩnh vực khoa học tự nhiên, nghiên cứu về
thành phần cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của các đơn chất và hợp chất. Hoá
học kết hợp chặt chẽ giữa lí thuyết và thực nghiệm, là cầu nối các ngành khoa
học tự nhiên khác như vật lí, sinh học, y dược và địa chất học. Hoá học đóng
vai trò quan trọng trong cuộc sống, sản xuất, góp phần vào sự phát triển kinh tế
– xã hội. Những thành tựu của hoá học được ứng dụng vào các ngành vật liệu,
năng lượng, y dược, công nghệ sinh học, nông – lâm – ngư nghiệp và nhiều lĩnh
vực khác.
Môn Hóa học là một trong các môn học quan trọng góp phần thực hiện mục
tiêu giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ thông 2018 nêu rõ mục tiêu
của giáo dục phổ thông là giúp HS làm chủ kiến thức phổ thông, biết vận dụng
hiệu quả kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống và tự học suốt đời, có định
hướng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp, biết xây dựng và phát triển hài hoà các
mối quan hệ xã hội, có cá tính, nhân cách và đời sống tâm hồn phong phú, nhờ
đó có được cuộc sống có ý nghĩa và đóng góp tích cực vào sự phát triển của đất
nước và nhân loại.
Nhiệm vụ của môn Hoá học ở trường phổ thông giúp HS có được những tri
thức cốt lõi về hoá học và ứng dụng những tri thức này vào cuộc sống, đồng
thời có mối quan hệ với nhiều lĩnh vực giáo dục khác, đồng thời thông qua việc
học tập môn Hóa học giúp HS hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực,
cũng như góp phần định hướng nghề nghiệp cho bản thân.

II. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HÓA HỌC 2018

1. Vị trí trong chương trình giáo dục phổ thông 2018


Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, Hoá học là môn học thuộc
nhóm môn khoa học tự nhiên ở cấp trung học phổ thông, giai đoạn định
hướng nghề nghiệp; được HS lựa chọn theo định hướng nghề nghiệp, sở
thích và năng lực của bản thân.
2
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

2. Quan điểm xây dựng chương trình


Chương trình môn Hoá học tuân thủ đầy đủ các quy định được nêu trong
Chương trình tổng thể, đồng thời, xuất phát từ đặc điểm môn học, nhấn mạnh
các quan điểm sau:
a) Bảo đảm tính kế thừa và phát triển
– Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát huy ưu điểm của chương trình
hiện hành, tiếp thu kinh nghiệm xây dựng chương trình môn học của các nước
có nền giáo dục tiên tiến trên thế giới và trong khu vực; đồng thời, tiếp cận
những thành tựu của khoa học giáo dục, khoa học hoá học phù hợp với trình độ
nhận thức, tâm sinh lí lứa tuổi của HS, có tính đến điều kiện kinh tế và xã hội
Việt Nam.
– Chương trình môn Hoá học kế thừa và phát triển các nội dung giáo dục
của môn Khoa học tự nhiên ở cấp trung học cơ sở theo cấu trúc đồng tâm kết
hợp cấu trúc tuyến tính nhằm mở rộng và nâng cao kiến thức, kĩ năng cho HS.
Ở cấp trung học cơ sở, thông qua môn Khoa học tự nhiên, HS mới làm quen với
một số kiến thức hoá học cơ bản ở mức độ định tính, mô tả trực quan. Ở cấp
trung học phổ thông, môn Hoá học chú trọng trang bị cho HS các kiến thức cơ
sở hoá học chung về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của các đơn chất và hợp
chất để HS giải thích được bản chất của quá trình biến đổi hoá học ở mức độ
cần thiết.
b) Bảo đảm tính thực tiễn
Chương trình môn Hoá học đề cao tính thực tiễn; tránh khuynh hướng thiên
về tính toán; chú trọng trang bị các khái niệm công cụ và phương pháp sử dụng
công cụ, đặc biệt là giúp HS có kĩ năng thực hành thí nghiệm, kĩ năng vận dụng
các tri thức hoá học vào việc tìm hiểu và giải quyết ở mức độ nhất định một số
vấn đề của thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của cuộc sống.
c) Thực hiện yêu cầu định hướng nghề nghiệp
Chương trình môn Hoá học cụ thể hoá mục tiêu giáo dục định hướng nghề
nghiệp. Trên cơ sở xác định các lĩnh vực ngành nghề và quá trình công nghệ đòi
hỏi tri thức hoá học chuyên sâu, chương trình lựa chọn nội dung giáo dục cốt
lõi và các chuyên đề học tập, giúp HS tìm hiểu sâu hơn các tri thức hoá học có

3
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

nhiều ứng dụng trong thực tiễn, có tác dụng chuẩn bị cho định hướng nghề
nghiệp.
d) Phát huy tính tích cực của học sinh
Các phương pháp giáo dục của môn Hoá học góp phần phát huy tính tích
cực, chủ động và sáng tạo của HS, nhằm hình thành năng lực hoá học và góp
phần hình thành, phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung được quy
định trong Chương trình tổng thể.

3. Mục tiêu
Mục tiêu của chương trình môn Hoá học 2018 là hình thành, phát triển ở HS
năng lực hoá học; đồng thời góp phần cùng các môn học, hoạt động giáo dục
khác hình thành, phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu và năng lực chung, đặc
biệt là thế giới quan khoa học; hứng thú học tập, nghiên cứu; tính trung thực;
thái độ tôn trọng các quy luật của thiên nhiên, ứng xử với thiên nhiên phù hợp
với yêu cầu phát triển bền vững; khả năng lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với
năng lực và sở thích, điều kiện và hoàn cảnh của bản thân.

4. Yêu cầu cần đạt


Môn Hóa học góp phần phát triển phẩm chất, năng lực chung và các năng
lực đặc thù (được mô tả cụ thể trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
2018) đặc biệt là năng lực hóa học.
a) Yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và đóng góp của môn Hoá học
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở HS các phẩm chất chủ yếu
đó là: Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
Thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập, GV giúp HS hình thành và
phát triển thế giới quan khoa học, rèn luyện tính trung thực, tình yêu lao động
và tinh thần trách nhiệm; dựa vào các hoạt động thực nghiệm, thực hành, đặc
biệt là tham quan, thực hành ở phòng thí nghiệm, cơ sở sản xuất và các địa bàn
khác nhau để góp phần nâng cao nhận thức của HS về việc bảo vệ và sử dụng
hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tinh thần trách nhiệm của người lao
động và nguyên tắc bảo đảm an toàn trong lao động sản xuất, đặc biệt trong các
ngành liên quan đến hoá học. Giáo viên vận dụng các hình thức học tập đa dạng
để bồi dưỡng cho HS hứng thú và sự tự tin trong học tập, tìm tòi khám phá khoa
4
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

học, thái độ trân trọng thành quả lao động khoa học, khả năng vận dụng kiến
thức khoa học vào đời sống.
b) Yêu cầu cần đạt về năng lực chung và đóng góp của môn Hóa học
Môn Hoá học góp phần hình thành và phát triển ở HS các năng lực chung đó
là các năng lực: Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và
sáng tạo, theo các mức độ phù hợp với môn Hóa học, cấp học đã được quy định
tại Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể 2018. Cụ thể:
- Trong dạy học môn Hoá học, GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động
tìm tòi, khám phá, thực hành khoa học, đặc biệt là tra cứu, xử lí các nguồn tài
nguyên hỗ trợ tự học (trong đó có nguồn tài nguyên số), thiết kế và thực hiện
các thí nghiệm, các dự án học tập để nâng cao năng lực tự chủ và tự học ở HS.
- Môn Hoá học có nhiều lợi thế trong hình thành và phát triển năng lực
giao tiếp và hợp tác khi HS thường xuyên được thực hiện các dự án học tập, các
bài thực hành thí nghiệm theo nhóm được trao đổi, trình bày, chia sẻ ý tưởng,
nội dung học tập, tạo cơ hội để giao tiếp và hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo là đặc thù của việc tìm hiểu, khám phá thế
giới khoa học.Thông qua các hoạt động học tập môn Hoá học, GV tạo cơ hội
cho HS vận dụng kiến thức hoá học, từ đó tìm tòi, khám phá, phát hiện vấn đề
trong thế giới tự nhiên và đề xuất cách giải quyết, lập kế hoạch và thực hiện kế
hoạch để giải quyết vấn đề một cách sáng tạo. Vận dụng phương pháp học tập
theo dự án và hình thức làm việc nhóm để giúp HS phát hiện và giải quyết vấn
đề một cách khách quan, trung thực trên cơ sở phân tích khoa học.
c) Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù của môn Hóa học
Môn Hoá học hình thành và phát triển ở HS năng lực đực thù là năng lực hoá
học – một biểu hiện đặc thù của năng lực khoa học tự nhiên với các thành phần:
nhận thức hoá học; tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hoá học; vận dụng
kiến thức, kĩ năng đã học.

5
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Bảng II.1. Năng lực thành phần và các biểu hiện cụ thể

Thành phần
Biểu hiện
năng lực
Nhận thức được các kiến thức cơ sở về cấu tạo chất; các quá
trình hoá học; các dạng năng lượng và bảo toàn năng
lượng;một số chất hóa học cơ bản và chuyển hóa hóa học;
một số ứng dụng của hoá học trong đời sống và sản xuất.
Các biểu hiện cụ thể:
– Nhận biết và nêu được tên của các đối tượng, sự kiện, khái
niệm hoặc quá trình hoá học.
– Trình bày được các sự kiện, đặc điểm, vai trò của các đối
tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học.
– Mô tả được đối tượng bằng các hình thức nói, viết, công
thức, sơ đồ, biểu đồ, bảng.
Nhận thức
– So sánh, phân loại, lựa chọn được các đối tượng, khái niệm
hoá học
hoặc quá trình hoá học theo các tiêu chí khác nhau.
– Phân tích được các khía cạnh của các đối tượng, khái niệm
hoặc quá trình hoá học theo logic nhất định.
– Giải thích và lập luận được về mối quan hệ giữa các các
đối tượng, khái niệm hoặc quá trình hoá học (cấu tạo – tính
chất, nguyên nhân – kết quả,...).
– Tìm được từ khoá, sử dụng được thuật ngữ khoa học, kết
nối được thông tin theo logic có ý nghĩa, lập được dàn ý khi
đọc và trình bày các văn bản khoa học.
– Thảo luận, đưa ra được những nhận định phê phán có liên
quan đến chủ đề.
Tìm hiểu thế Quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải
giới tự nhiên thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện
dưới góc độ tượng trong tự nhiên và đời sống. Các biểu hiện cụ thể:
hoá học

6
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Thành phần
Biểu hiện
năng lực
– Đề xuất vấn đề: nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến
vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất vấn đề; biểu đạt
được vấn đề.
– Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: phân tích được
vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được
giả thuyết nghiên cứu.
– Lập kế hoạch thực hiện: xây dựng được khung logic nội
dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan
sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn,...); lập được kế hoạch
triển khai tìm hiểu.
– Thực hiện kế hoạch: thu thập được sự kiện và chứng cứ
(quan sát, ghi chép, thu thập dữ liệu, thực nghiệm); phân
tích được dữ liệu nhằm chứng minh hay bác bỏ giả thuyết;
rút ra được kết luận và và điều chỉnh được kết luận khi cần
thiết.
– Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: sử dụng được ngôn
ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình và kết
quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp
tác với đối tác bằng thái độ lắng nghe tích cực và tôn trọng
quan điểm, ý kiến đánh giá do người khác đưa ra để tiếp thu
tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ kết quả tìm hiểu một
cách thuyết phục.
Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết một
số vấn đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình
huống cụ thể trong thực tiễn. Các biểu hiện cụ thể:
Vận dụng
– Vận dụng được kiến thức hoá học để phát hiện, giải thích
kiến thức, kĩ
được một số hiện tượng tự nhiên, ứng dụng của hoá học
năng đã học
trong cuộc sống.
–Vận dụng được kiến thức hoá học để phản biện, đánh giá
ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn.

7
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Thành phần
Biểu hiện
năng lực
– Vận dụng được kiến thức tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng
của một vấn đề thực tiễn và đề xuất một số phương pháp,
biện pháp, mô hình, kế hoạch giải quyết vấn đề.
– Định hướng được ngành, nghề sẽ lựa chọn sau khi tốt
nghiệp trung học phổ thông.
– Ứng xử thích hợp trong các tình huống có liên quan đến
bản thân, gia đình và cộng đồng phù hợp với yêu cầu phát
triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường.

Trong văn bản chương trình môn Hóa học 2018 còn mô tả chi tiết các yêu
cầu cần đạt trong từng chủ đề, đây là những yêu cầu tối thiểu mà HS cần và có
thể đạt được theo các mức độ nhận thức được biểu thị bằng các động từ có thể
lượng hóa được.
Ví dụ: Chủ đề “Cấu trúc lớp vỏ electron nguyên tử”, yêu cầu cần đạt ở các
mức độ được thể hiện bằng các động từ có thể lượng hóa được như:

Yêu cầu cần đạt Mức độ


Nêu được khái niệm về orbital nguyên tử (AO), mô tả được hình Biết
dạng của AO (s, p), số lượng electron trong 1 AO.
Trình bày và so sánh được mô hình của Rutherford – Bohr với mô Hiểu
hình hiện đại mô tả sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Trình bày được khái niệm lớp, phân lớp electron và mối quan hệ Hiểu
về số lượng phân lớp trong một lớp. Liên hệ được về số lượng AO
trong một phân lớp, trong một lớp.
Viết được cấu hình electron nguyên tử theo lớp, phân lớp electron Vận
và theo ô orbital khi biết số hiệu nguyên tử Z của 20 nguyên tố đầu dụng
tiên trong bảng tuần hoàn.
Dựa vào đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử Vận
dự đoán được tính chất hoá học cơ bản (kim loại hay phi kim) của dụng
nguyên tố tương ứng.

8
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

(Chi tiết nội dung xem: Chương trình giáo dục phổ thông Môn Hoá học, Ban
hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018
của Bộ trưởng BGD&ĐT)

5. Nội dung chương trình


Nội dung giáo dục trong chương trình môn Hóa học 2018 gồm nội dung cốt
lõi và các chuyên đề học tập.
a) Nội dung cốt lõi
Phần nội dung cốt lõi có thời lượng 70 tiết/ lớp/năm học, gồm các chủ đề
thuộc 3 mạch nội dung là Cơ sở hóa học chung, Hóa học vô cơ, Hóa học hữu
cơ. Các chủ đề thuộc 3 mạch nội dung này được sắp xếp vào các lớp 10, 11, 12.
Trong đó các chủ đề thuộc mạch Kiến thức cơ sở hoá học chung chủ yếu xếp ở
lớp 10, Hóa học vô cơ được phân bố ở cả 3 lớp 10, 11, 12 còn Hóa học hữu cơ
được phân bố ở lớp 11 và 12.
Sự sắp xếp các chủ đề trong chương trình đảm bảo được tính sư phạm, đề
cao vai trò của lí thuyết và sự phối hợp logic giữa cấu trúc tuyến tính kết hợp
với cấu trúc “đồng tâm”, xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức từ cấp
THCS lên cấp THPT.
Tính sư phạm trong cấu trúc các mạch nội dung thể hiện sắp xếp đan xen
giữa lí thuyết nội dung cụ thể đảm bảo phân tán khó khăn và sự hỗ trợ qua lại
giữa các nội dung này: Lí thuyết là cơ sở để nghiên cứu hiểu rõ các nội dung cụ
thể, các nội dung cụ thể là cơ sở để hiểu lí thuyết và là rõ lí thuyết. Các nội dung
cụ thể về các chất cũng được sắp xếp nghiên cứu từ các nhóm nguyên tố điển
hình của phi kim và kim loại trước (do chúng thể hiện rõ nhất các quy luật).
Việc đề cao vai trò của lí thuyết thể hiện ở việc đưa phần Cơ sở hóa học
chung chủ yếu ở đầu lớp 10 bởi đây là cơ sở lí thuyết chủ đạo của chương trình
cần đưa lên trước để HS giải thích được bản chất, nghiên cứu được quy luật hoá
học ở các nội dung hoá học vô cơ và hoá học hữu cơ sau đó.
Trong chương trình cũng dự kiến thời lượng cho từng chủ đề theo phần trăm
thời lượng củ chương trình, điều này cũng thể hiện tính mở của chương trình,
tạo điều kiện để các nhà trưởng chủ động, lịnh hoạt lập kế hoạch dạy học môn
học phù hợp với dối tượng, điều kiện và bối cảnh cụ thể.

9
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Bảng II.2. Các mạch nội dung kiến thức hoá học thể hiện qua các lớp học

Mạch
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
nội
(% thời lượng) (% thời lượng) (% thời lượng)
dung
1. Kiến – Cấu tạo nguyên – Cân bằng hoá học – Pin điện và điện
thức cơ tử (18%) (14%) phân (17%)
sở hoá – Bảng tuần hoàn
học các nguyên tố hoá
chung học (13%)
– Liên kết hoá học
(17%)
– Phản ứng oxi hoá-
khử (5%)
– Năng lượng hoá
học (14%)
– Tốc độ phản ứng
hoá học (9%)
2. Hoá – Nguyên tố nhóm – Nitrogen – Sulfur – Đại cương về kim
học vô VIIA (14%) (14%) loại (14%)
cơ – Nguyên tố nhóm
IA và nhóm IIA
(13%)
– Sơ lược về dãy
kim loại chuyển tiếp
thứ nhất và phức
chất (14%)
3. Hoá – Đại cương về hoá - Ester - Lipid (5%)
học hữu học hữu cơ (14%) – Carbohydrate
cơ – Hydrocarbon (9%)
(17%) – Hợp chất chứa
– Dẫn xuất halogen, nitrogen (9%)
Alcohol –Phenol – Polymer (9%)
10
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Mạch
Lớp 10 Lớp 11 Lớp 12
nội
(% thời lượng) (% thời lượng) (% thời lượng)
dung
(14%)
– Hợp chất carbonyl
(Aldehyde - Ketone)
-Carboxylic acid
(17%)

Kiến thức cơ sở hoá học chung gồm kiến thức cấu tạo chất và quá trình biến
đổi hoá học cơ bản, hiện đại để HS có thể giải thích bản chất của các quá trình
hóa học ở mức độ nhất định, điều này cũng thể hiện tính quy luật trong hóa học.
Mạch Hóa học vô cơ, lựa chọn các nhóm nguyên tố hóa học để thể hiện rõ
được tính quy luật (tức là HS có thể dự đoán, giải thích bằng kiến thức cơ sở
hóa học chung chung), và có nhiều ứng dụng trong thực tiễn và gắn liền với
cuộc sống. Học sinh có cơ hội vận dụng được kiến thức vào giải quyết một số
vấn đề liên quan thiết thực đến đời sống, sản xuất cũng như biết ứng xử với tự
nhiên, môi trường. Cụ thể bao gồm các nguyên tố và chất của các nguyên tố
thuộc nhóm VIIA; Nitrogen – Sulfur (Nitơ – Lưu huỳnh); Đại cương về kim loại;
nhóm IA và IIA; và Sơ lược về̀ dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất.
Mạch Hóa học hữu cơ gồm: Đại cương về hóa học hữu cơ; Hydrocarbon;
Dẫn xuất halogen, Alcohol – Phenol; Hợp chất carbonyl (Aldehyde – Ketone);
Carboxylic acid – Ester – Lipid; Carbohydrate. Trong đó có bổ sung phương
pháp phổ khối và phổ hồng ngoại ở mức độ đơn giản, các phản ứng lựa chọn
nghiên cứu của từng loại chất cũng được lựa chọn phù hợp nhằm tăng tính cập
nhật với các chương trình các nước tiên tiến, tăng tính hiện đại, đồng thời HS
được trang bị thêm các phương tiện nghiên cứu, đáp ứng một phần nhu cầu
nghiên cứu khoa học.
b) Các chuyên đề học tập
Phần các chuyên đề học tập dành cho những HS có thiên hướng khoa học tự
nhiên được chọn học 3 chuyên đề học tập/lớp, có thời lượng 35 tiết/ lớp/năm
học, gồm các chuyên đề tương ứng với 3 mục tiêu là nâng cao kiến thức, thực

11
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

hành và giới thiệu một số ngành nghề có liên quan đến hóa học. Ccs chuyên đề
học tập sẽ giúp HS:
- Mở rộng, nâng cao kiến thức đáp ứng yêu cầu phân hóa sâu ở cấp trung học
phổ thông.
- Tăng cường rèn luyện kĩ năng thực hành, hoạt động trải nghiệm thực tế làm
cơ sở giúp HS hiểu rõ hơn các quy trình kĩ thuật, công nghệ thuộc các ngành
nghề liên quan đến hoá học.
- Giúp HS hiểu sâu hơn vai trò của hoá học trong đời sống thực tế, những
ngành nghề có liên quan đến hoá học để HS có cơ sở định hướng nghề nghiệp
sau này cũng như có đủ năng lực để giải quyết những vấn đề có liên quan
đến hoá học và tiếp tục tự học hoá học suốt đời.
Các chuyên đề được đưa vào các lớp sao cho phù hợp với nội dung giáo dục
cốt lõi, cụ thể tên các chuyên đề và sắp xếp vào các lớp như trong Bảng 2.3.
Bảng II.3. Các chuyên đề học tập thể hiện qua các lớp học

Lớp và số tiết
Chuyên đề học tập
10 11 12
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC
Chuyên đề 10.1. Cơ sở hoá học 15
Chuyên đề 12.1. Cơ chế phản ứng trong hoá học
10
hữu cơ
Chuyên đề 12.3. Một số vấn đề cơ bản về phức chất 10
CHUYÊN ĐỀ THỰC HÀNH
Chuyên đề 10.3. Thực hành: Hoá học và công nghệ
10
thông tin
Chuyên đề 11.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học
15
hữu cơ
Chuyên đề 12.2. Trải nghiệm, thực hành hoá học
15
vô cơ

12
Tài liệu lưu hành nội bộ của Bộ môn PPGD - Khoa Hóa học - Trường ĐHSP HN

Lớp và số tiết
Chuyên đề học tập
10 11 12
CHUYÊN ĐỀ NÂNG CAO KIẾN THỨC
CHUYÊN ĐỀ GIỚI THIỆU MỘT SỐ NGÀNH
NGHỀ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN HÓA HỌC
Chuyên đề 10.2. Hoá học trong việc phòng chống
10
cháy nổ
Chuyên đề 11.1. Phân bón 10
Chuyên đề 11.3. Dầu mỏ và chế biến dầu mỏ 10

13

You might also like