Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................

Bài tập hóa học 10


Chương 7:
NHÓM HALOGEN

A. Tự luận
1. Hoàn thành các sơ đồ chuyển hóa – bổ túc và cân bằng các phương trình phản ứng.
1. Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:
HClO  HCl  NaCl
a. Cl2  Br2  I2
HCl  FeCl2  Fe(OH)2
b. K2Cr2O4 NaClO  NaCl  Cl2 NaCl  NaOH
 
HCl  Cl2  FeCl3  Fe(NO3)3  Fe(OH)3
 
KMnO4 KClO3  KCl  HCl

 HBrO3
c. KCl  Cl2  Br2  I2  HI  HCl  KCl  Cl2  H2SO4  HCl
 CaOCl2  CaCl2 Ca CaF2  HF  SiF4
2. Nhận biết các chất.
2. Dùng thuốc thử thích hợp hãy nhận biết các dung dịch mất nhãn sau:
a. NaCl, HCl, KOH, NaNO3 c. BaCl2, HCl, KI, KOH, NaNO3
b. H2SO4, NaOH, KCl, NaNO3 d. KI, NaCl, H2SO4, NaOH, KNO3
3. Chỉ dùng thêm một hóa chất hãy phân biệt các lọ mất nhãn sau:
a. MgCl2, KBr, NaI, AgNO3
b. NaBr, Na2CO3, AgNO3, BaCl2
3. Toán về muối halide
4. Cho 4,48 lít chlorine (đktc) vào dung dịch NaX dư, được 32g X2. Xác định X.
5. Cho một lượng halogen X2 tác dụng hết với Mg ta thu được 19g magie halogennua. Cũng lượng halogen đó tác
dụng hết với nhôm tạo ra 17,8g nhôm halide. Xác định tên và khối lượng của halogen trên?
6. Cho 4 gam kim loại M tác dụng vừa đủ với bromine được 20g muối. Xác định tên kim loại M.
7. Cho 1,2 gam một kim loại hoá trị II tác dụng hết với Cl2 cho 4,75 gam muối chlorinerua. Xác định tên kim loại.
8. Chất X là muối canxi halide. Cho dung dịch chứa 0,2 gam X tác dụng với dung dịch AgNO 3 thu được 0,376 gam
kết tủa. Xác định công thức phân tử của X.
9. Cho 31,84 gam hỗn hợp NaX, NaY (X, Y là hai halogen ở hai chu kì liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư, thu được
57,34 gam kết tủa. Tìm công thức của NaX, NaY và tính khối lượng của mỗi muối.
10. Sục hết một lượng khí chlorine vào dd NaBr và NaI đun nóng, ta thu được 1,17g NaCl. Tính số mol hỗn hợp NaBr
và NaI đã phản ứng.
11. Cho 100g dd gồm NaCl và NaBr có nồng độ bằng nhau tác dụng vừa đủ với 100ml AgNO 3 8% (khối lượng riêng
D=1,0625g/ml). Tính nồng độ % của hai muối NaCl, NaBr.
12. Cho 26,6g hỗn hợp KCl và NaCl hoà tan vào nước để được 50g dd. Cho dd trên tác dụng vừa đủ với dd AgNO 3 thu
được 57,4g kết tủa. Thành phần % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp KCl, NaCl.
13. Cho 3,88g hỗn hợp KBr và NaI phản ứng với 78ml dd AgNO 3 10% (D=1,09g/ml). Lọc bỏ kết tủa. Nước lọc pứ vừa
đủ với 13,3ml dd HCl 1,5M. Tính thành phần % về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu và thể tích khí HCl
(đktc) cần dùng để tạo ra lượng acid HCl đã dùng.

4. Toán về hydrohalic acid


a. Tính acid:
14. Hòa tan hoàn toàn 1,17g một kim loại A có hoá trị không đổi vào dung dịch HCl 1,2 (M) thì thu được 0,336 lít khí.
Tìm tên kim loại A và thể tích dung dịch HCl đã dùng.
15. Hòa tan 15,3g oxit của kim loại M hóa trị II vào một lượng dung dịch HCl 18,25% thu được 20,8g muối. Xác định
tên M và khối lượng dung dịch HCl đã dùng.
16. Hoà tan hoàn toàn một lượng kim loại hoá trị hai bằng dd HCl 14,6% vừa đủ thu được một dd muối có nồng độ
18,19%. Xác định tên kim loại.
17. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm 28,4g muối cacbonat của hai kim loại ở hai chu kì kế tiếp thuộc nhóm IIA bằng
dd HCl dư được 6,72 khí CO2 (đktc) và dung dịch B, cô cạn dung dịch B được m gam muối khan.
a. Tìm m
b. Xác định hai kim loại và tính % khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................1


Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................Bài tập hóa học 10
18. Hoà tan 3,96g hỗn hợp Mg và kim loại R (có khối lượng lớn hơn Mg) hoá trị III vào 300 ml dd HCl 2M. Để trung
hoà hết acid dư cần 180ml dd NaOH 1M. Kim loại R và thành phần % khối lượng của nó trong hỗn hợp
19. Cho 1,63 gam hỗn hợp gồm Na và kim loại X tác dụng hết với dung dịch HCl loãng thu được 3,405 gam hỗn hợp
muối khan A. Thể tích khí H2 do X giải phóng bằng 1,5 lần thể tích khí H2 do Na giải phóng (đktc).
a. Tính thể tích khí H2 thu được ở đktc.
b. Xác định X và khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp đầu.
20. Cho 27,8g hỗn hợp B gồm Al và Fe tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 15,68 lít H 2 (đktc). Tính % khối
lượng từng chất trong B.
21. Hòa tan hoàn toàn 20g hỗn hợp Y gồm Zn và Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch HCl 0,5M thu được 4,48 lít H 2
(đktc). Tính % khối lượng từng chất trong Y và thể tích acid đã dùng.
22. Cho 31,4g hỗn hợp X gồm Al và Zn tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 2M thu được 15,68 lít H 2 (đktc).
a. Tính % khối lượng từng chất trong X b. Tính thể tích HCl đã dùng.
23. Hòa tan hoàn toàn 15,80g hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư, thu được 13,44 lít khí H 2 (đktc) và m gam
muối. Cũng hỗn hợp trên tác dụng với chlorine thấy thể tích chlorine cần dùng là 14,56 lít (đktc).
a. Tính khối lượng của từng kim loại trong hỗn hợp. b. Xác định m
24. Cho 25,3g hỗn hợp A gồm Al, Fe, Mg tác dụng vừa đủ với 400ml dung dịch HCl 2,75M thu được m gam hỗn hợp
muối X và V ml khí (đktc). Xác định m gam và V ml.
25. Chia 70g hỗn hợp X chứa Fe, Cu, Al thành 2 phần bằng nhau:
Phần I: cho tác dụng hoàn toàn dung dịch HCl dư thu 13,44 (l) khí (đktc).
Phần II: cho tác dụng vừa đủ 21,28 (l) khí chlorine (đktc).
Tính % khối lượng từng chất trong X
26. Hòa tan hoàn toàn một hỗn hợp A gồm Zn và ZnO cần dùng 100,8 (ml) dung dịch HCl 36,5% (d = 1,19) thu được
8,96 lít khí (đktc). Tính khối lượng A.
27. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Zn, ZnO phải dùng hết 336 ml dung dịch HCl 3,65 % thu được dung dịch B và
2,24 lít khí thoát ra ở đktc. Cho toàn bộ dung dịch B tác dụng với dd AgNO 3 dư được 57,4 gam kết tủa .
a. Tính phần trăm khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A.
b. Tính khối lượng riêng của dung dịch HCl đã dùng.
28. Hòa tan 34g hỗn hợp X gồm MgO và Zn vào dung dịch HCl dư thu được 73,4g hỗn hợp muối X’. Tính % khối
lượng từng chất trong X.
29. Hòa tan 64g hỗn hợp X gồm CuO và Fe2O3 vào dung dịch HCl 20%. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch thu được
124,5g hỗn hợp muối khan G’.
a. Tính % khối lượng từng chất trong X. b. Tính khối lượng dung dịch HCl đã dùng
30. Hòa tan 31,2g hỗn hợp A gồm Na2CO3 và CaCO3 vào dung dịch HCl dư thu được 6,72 lít CO 2 (đktc). Tính khối
lượng từng chất trong A.
31. Cho 24g hỗn hợp G gồm Mg và MgCO 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 11,2 lít hỗn hợp khí gồm H 2 và
CO2 (đktc). Tính % khối lượng từng chất trong G.
32. Cho a gam hỗn hợp A gồm CaO và CaCO3 tác dụng vừa đủ với 300ml dung dịch HCl thu được 33,3g muối CaCl 2
và 4480ml khí CO2 (đktc).
a. Tính khối lượng hỗn hợp A. b. Tính nồng độ HCl đã dùng.

b. Tính khử
33. Cho 10g manganese dioxide tác dụng với hydrochloric acid dư, đun nóng. Tính thể tích khí thoát ra và khối lượng
muối manganese tạo thành.
34. Cho 10,44g MnO2 tác dụng acid HCl đặc. Khí sinh ra (đktc) cho tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH 2M.
a. Tính thể tích khí sinh ra (đkc).
b. Tính thể tích dung dịch NaOH đã phản ứng và nồng độ mol/l các chất trong dung dịch thu được.
35. Tính khối lượng KMnO4 cần dùng phản ứng với HCl đặc để điều chế được 6,72 lít khí Cl 2 (đktc). Biết hiệu suất
phản ứng là 75% ?
36. Thể tích khí chlorine thu được (ở đktc) là bao nhiêu khi cho 17,4g MnO 2 tác dụng với HCl đặc, dư (biết hiệu suất
phản ứng là 80%)?
37. Cho 8,7g MnO2 tác dụng với 50g dung dịch HCl 36,5% thì thu được 1,792 lít Cl 2 (đktc). Tính hiệu suất phản ứng
điều chế khí chlorine?
38. Khi đun nóng muối KClO3 (potasium chlorate) không có xúc tác, thì muối này bị phân huỷ đồng thời theo hai
phương trình hóa học sau:
2 KClO33  2KCl + 3O2 (a)
4 KClO3  3KClO4 + KCl (b)
Biết rằng khi phân huỷ hoàn toàn 73,5g KClO3 thì thu được 33,5g kali chloride. Hãy tính:
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân huỷ theo (a)

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................2


Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................Bài tập hóa học 10
Phần trăm khối lượng KClO3 bị phân huỷ theo (b)
B. Trắc nghiệm
1. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ?
A. Nguyên tử chỉ có khả năng thu thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hydrogen
C. Có số oxi hóa – trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
2. Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) ?
A. Ở điều kiện thường là chất khí. B. Có tính oxi hóa mạnh.
C. Vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử. D. Tác dụng mạnh với nước.
3. Nhận xét nào sau đây về liên kết trong phân tử các halogen là không chính xác ?
A. Liện kết công hóa trị. B. Liện kết phân cực.
C. Liện kết đơn. D. Tạo thành bằng sử dụng chung một đôi electron.
4. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, bán kính nguyên tử:
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. không có quy luật chung.
5. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ nóng chảy của các đơn chất:
A. giảm dần. B. tăng dần. C. không đổi. D. không có quy luật chung.
6. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, nhiệt độ sôi của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
7. Theo chiều từ F → Cl → Br →I, giá trị độ âm điện của các đơn chất:
A. không đổi. B. tăng dần. C. giảm dần. D. không có quy luật chung.
8. Nhận xét nào dưới đây là không đúng ?
A. F có số oxi hóa -1. B. F có số oxi hóa -1 trong các hợp chất.
C. F có số oxi hóa 0 và -1. D. F không có số oxi hóa dương.
9. Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide. B. Tác dụng với hiđro tạo khí hiđro halide.
C. Có đơn chất ở dạng khí X2 D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
10. Các đơn chất halogen giống nhau về tính chất hóa học (tính oxi hóa mạnh) là do
A. cấu tạo lớp electron ngoài cùng tương tự nhau (ns2np5) B. đều là các phi kim
C. đều có độ âm điện lớn D. phân tử có 2 nguyên tử
11. Chlorine ẩm có tính tẩy màu là do:
A. Chlorine tác dụng với nước tạo nên acid HClO có tính tẩy màu.
B. Chlorine phản ứng được với chất có màu.
C. Chlorine tác dụng với nước tạo nên acid HCl có tính tẩy màu.
D. Chlorine hấp thụ được màu.
12. Trong dung dịch nước chlorine có chứa các chất sau:
A. HCl, HClO, Cl2. B. Cl2 và H2O. C. HCl và Cl2. D. HCl, HClO, Cl2, H2O.
13. Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch HCl loãng và khí Cl2 cho cùng loại muối chlorinerua kim loại ?
A. Fe. B. Zn. C. Cu. D. Ag.
14. Trong phòng thí nghiệm, khí chlorine thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào sau đây:
A. NaCl. B. HCl. C. KClO3. D. KMnO4.
15. Tính tẩy màu của dung dịch nước chlorine là do:
A. Cl2 có tính oxi hóa mạnh. B. HClO có tính oxi hóa mạnh.
C. HCl là acid mạnh. D. nguyên nhân khác.
16. Phản ứng giữa Cl2 và H2 có thể xảy ra ở điều kiện:
A. nhiệt độ thường và bong tối. B. ánh sáng mặt trời.
C. Nhiệt độ rất thấp D. Trong bóng tối
17. Trong thiên nhiên, chlorine chủ yếu tồn tại dưới dạng:
A. đơn chất Cl2. B. muối NaCl có trong nước biển.
C. khoáng vật cacnalit (KCl.MgCl2.6H2O). D. khoáng vật sylvite(KCl).
18. Chất nào sau đây thường được dùng để diệt khuẩn và tẩy màu ?
A. O2. B. N2. C. Cl2. D. CO2.
19. Khi nung nóng, iodine biến thành hơi không qua trạng thái lỏng. Hiện tượng này được gọi là:
A. sự chuyển trạng thái. B. sự bay hơi. C. sự thăng hoa. D. sự phân hủy.
20. Dùng bình thủy tinh có thể chứa được tất cả các dung dịch acid trong dãy nào dưới đây :
A. HCl, H2SO4, HF, HNO3. B. HCl, H2SO4, HF. C. H2SO4, HF, HNO3. D. HCl, H2SO4, HNO3.
21. Để chứng minh tính oxi hóa thay đổi theo chiều : F2 > Cl2 > Br2 > I2. ta có thể dùng phản ứng:
A. halogen tác dụng với hiđro. B. halogen mạnh đẩy halogen yếu hơn ra khỏi muối.
C. halogen tác dụng với kim loại. D. Cả A và B.
22. Acid nào được dùng để khắc lên thủy tinh ?

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................3


Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................Bài tập hóa học 10
A. H2SO4. B. HNO3. C. HF. D. HCl.
23. Acid có khả năng ăn mòn thủy tinh là:
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
24. Để thu được muối NaCl tinh khiết có lẫn tạp chất NaI ta tiến hành như sau:
A. sục khí F2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. B. sục khí Cl2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn.
C. sục khí Br2 đến dư, sau đó nung nóng, cô cạn. D. Cách làm khác.
25. Để chứng minh trong muối NaCl có lẫn tạp chất NaI ta có thể dùng:
A. khí Cl2 B. dung dịch hồ tinh bột. C. giấy quỳ tím. D. khí Cl2 và dd hồ tinh bột.
26. Phản ứng giữa I2 và H2 xảy ra ở điều kiện:
A. ánh sang.khuyếch tán. B. Đun nóng. C. 350 – 500oC. D. 350 – 500oC, xtác Pt.
27. Sẽ quan sát được hiện tượng gì khi ta thêm dần dần nước chlorine vào ddịch KI có chứa sẵn một ít hồ tinh bột?
A. không có hiện tượng gì. B. Có hơi màu tím bay lên.
C. Dung dịch chuyển sang màu vàng. D. Dung dịch có màu xanh đặc trưng.
28. Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, HBrO, KBrO3, BrF3 lần lượt là:
A. -1, +1, +1, +3. B. -1, +1, +2, +3. C. -1, +1, +5, +3. D. +1, +1, +5, +3.
29. Cho 4 đơn chất F2; Cl2; Br2; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
30. Câu nào sau đây không đúng?
A. Các halogen là những phi kim mạnh nhất trong mỗi chu kỳ.
B. Các halogen đều có số oxi hóa là -1; 0; +1; +3; +5; +7.
C. Các halogen đều có 7 electron lớp ngoài cùng thuộc phân lớp s và p.
D. Tính oxi hoá của các halogen giảm dần từ fluorine đến iod.
31. Các hợp chất tạo bởi 2 nguyên tố halogen thì halogen có tính oxi hoá mạnh hơn sẽ có số oxi hoá
A. dương. B. âm. C. không. D. không xác định được.
32. Trong tự nhiên, các halogen
A. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất. B. chỉ tồn tại ở dạng muối halide.
C. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất. D. tồn tại ở cả dạng đơn chất và hợp chất.
33. Ở điều kiện thường, chlorine là chất khí, màu vàng lục, có mùi xốc và nặng hơn không khí
A. 1,25 lần. B. 2,45 lần. C. 1,26 lần. D. 2,25 lần.
34. Khí HCl khô khi gặp quỳ tím thì làm quỳ tím
A. chuyển sang màu đỏ. B. chuyển sang màu xanh. C. không chuyển màu. D. chuyển sang không màu.
35. Thứ tự tăng dần tính acid của các hydrohalic acid (HX) là
A. HF < HCl < HBr < HI. B. HI < HBr < HCl < HF. C. HCl < HBr < HI < HF. D. HBr < HI < HCl < HF.
36. Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dd AgNO 3 thì có thể nhận được
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 4 dung dịch.
37. Bromine có lẫn một ít tạp chất là chlorine. Một trong các hoá chất có thể loại bỏ chlorine ra khổi hỗn hợp là
A. KBr. B. KCl. C. H2O. D. NaOH.
38. Cho 2,24 lit halogen X2 tác dụng vừa đủ với magiesium thu được 9,5g MgX2. Nguyên tố halogen đó là:
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
39. Cho 2,24 lit halogen X2 (đktc) tác dụng vừa đủ với Mg thu được 18,4g MgX 2. Nguyên tố halogen đó là (Cho F
=19, Cl = 35,5, Br = 80, I = 127, Mg = 24):
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
40. Cho 16 gam hỗn hợp bột Fe và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy co 1 gam khí H 2 bay ra. Hỏi lượng muối
tạo ra trong dung dịch là bao nhiêu gam ?
A. 33,75 gam. B. 51,5 gam. C. 87 gam. D. Kết quả khác.
41. Cho 44,5 gam hỗn hợp bột Zn và Mg tác dụng với dung dịch HCl dư thấy có 22,4 lit khí H2 bay ra (đktc). Khối
lượng muối chloride tạo ra trong dung dịch là:
A. 80 gam. B. 97,75 gam. C. 115,5 gam. D. Kết quả khác.
42. Cho hỗn hợp hai muối FeCO3 và CaCO3 tan trong dung dịch HCl vừa đủ, tạo ra 2,24 lit khí (đktc). Số mol HCl
tiêu tốn hết là:
A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,2 mol. D. 0,3 mol.
43. Cho 10 gam MnO2 tác dụng với acid HCl dư, đun nóng. Hãy chọn câu phát biểu đúng:
1) Thể tích khí thoát ra (đktc) là:
A. 2,57 lit. B. 5,2 lit. C. 1,53 lit. D. 3,75 lit.
2) Khối lượng MnCl2 tạo thành là:
A. 8,4 gam. B. 14,5 gam. C. 12,2 gam. D. 4,2 gam.
44. Hòa tan 2,24 lit khí hydrogen chloride (đktc) vào 46,35 gam nước thu được dung dịch HCl có nồng độ là :
A. 7,3%. B. 73%. C. 7,87%. D. 0,1M.
45. Có 1 gam của mỗi khí sau trong cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khí chiếm thể tích lớn nhất là :
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................4


Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................Bài tập hóa học 10
46. Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa các muối NaBr và NaI đến phản ứng hoàn toàn ta thu được 1,17 gam
NaCl. Số mol của hỗn hợp muối ban đầu là:
A. 0,01 mol. B. 0,015 mol. C. 0,02 mol. D. 0,025 mol.
47. Hòa tan 5,85 gam NaCl vào nước để được 500 ml dung dịch NaCl. Dung dịch này có nồng độ là :
A. 0,0002M. B. 0,1M. C. 0,2M. D. Kết quả khác.
48. Cho lượng dư dd AgNO3 tác dụng với hỗn hợp gồm 0,1 mol NaF và 0,1 mol NaCl. Khối lượng kết tủa tạo thành là:
A. 10,8 gam. B. 14,35 gam. C. 21,6 gam. D. 27,05 gam.
49. Hòa tan 10 gam hỗn hợp hai muối carbonate kim loại hóa trị II bằng dung dịch HCl dư ta thu được dung dịch A và
2,24 lit khí (đktc). Cô cạn dung dịch A, số gam muối thu được là:
A. 7,55 gam. B. 11,1 gam. C. 12,2 gam. D. 13,55 gam.
50. Cho 13,44 lít khí Cl2 (đktc) qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100 oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25
gam KCl. Dung dịch KOH trên có nồng độ là
A. 0,24M. B. 0,48M. C. 0,2M. D. 0,4M.
51. Điện phân 2 lít dung dịch hỗn hợp NaCl và KCl có màng ngăn một thời gian thu được 1,12 lít khí Cl 2 (đktc). Coi
thể tích dung dịch không đổi. Tổng nồng độ mol của NaOH và KOH trong dung dịch thu được là
A. 0,01M. B. 0,025M. C. 0,03M. D. 0,05M.
52. Độ tan của NaCl ở 100OC là 50 gam. ở nhiệt độ này dung dịch bão hoà NaCl có nồng độ phần trăm là
A. 33,33. B. 50. C. 66,67. D. 80.
53. Hoà tan 11,2 lít khí HCl (đktc) vào m gam d.dịch HCl 16% thu được dung dịch HCl 20%. Giá trị của m là
A. 36,5. B. 182,5. C. 365,0. D. 224,0.
54. Hoà tan V lít khí HCl (đktc) vào 185,4 gam dung dịch HCl 10% thu được dung dịch HCl 16,57%. Giá trị của V là
A. 4,48. B. 8,96. C. 2,24. D. 6,72.
55. Cho 11,2 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl 2 và O2 tác dụng vừa đủ với 16,98 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al thu
được 42,34gam hỗn hợp Z gồm MgCl2; MgO; AlCl3 và Al2O3.
1. Phần trăm thể tích của oxygen trong X là
A. 52. B. 48. C. 25. D. 75.
2. Phần trăm khối lượng của Mg trong Y là
A. 77,74. B. 22,26. C. 19,79 D. 80,21.
56. Sục khí chlorine dư vào dung dịch chứa muối NaBr và KBr thu được muối NaCl và KCl, đồng thời thấy khối
lượng muối giảm 4,45 gam. Lượng chlorine đã tham gia phản ứng với 2 muối trên là
A. 0,1 mol. B. 0,05 mol. C. 0,02 mol. D. 0,01 mol.
57. Hoà tan hỗn hợp gồm 0,2 mol Al; 0,2 mol Fe và 0,2 mol Fe 3O4 bằng dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho
A tác dụng với dung dịch NaOH dư, rồi lấy kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thu được m gam
chất rắn. Giá trị của m là
A. 74,2. B. 42,2. C. 64,0. D. 128,0.
58. Hoà tan 174 gam hỗn hợp M 2CO3 và M2SO3 (M là kim loại kiềm) vào dung dịch HCl dư. Toàn bộ khí CO 2 và SO2
thoát ra được hấp thụ tối thiểu bởi 500ml dung dịch NaOH 3M. Kim loại M là
A. Li. B. Na. C. K. D. Rb.
59. Cho một lượng hỗn hợp CuO và Fe2O3 tan hết trong dung dịch HCl thu được 2 muối có tỷ lệ mol là 1 : 1. Phần
trăm khối lượng của CuO và Fe2O2 trong hỗn hợp lần lượt là
A. 30 và 70. B. 40 và 60. C. 50 và 50. D. 60 và 40.
60. Hoà tan hoàn toàn 25,12 gam hỗn hợp Mg, Al, Fe trong dung dịch HCl dư thu được 13,44 lít khí H 2 (đktc) và m
gam muối. Giá trị của m là
A. 67,72. B. 46,42. C. 68,92 D. 47,02.
61. Cho 6,72 lít chlorine (đktc) tác dụng với 16,8 gam Fe nung nóng rồi lấy chất rắn thu được hoà vào nước và khuấy
đều thì khối lượng muối trong dung dịch thu được là
A. 38,10 gam. B. 48,75 gam. C. 32,50 gam. D. 25,40 gam.
62. Cho 9,14 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu bằng dung dịch HCl dư thu được 7,84 lít khí (đktc), dung dịch X và 2,54
gam chất rắn Y. Khối lượng muối trong X là
A. 32,15 gam. B. 31,45 gam. C. 33,25 gam. D. 30,35gam.
63. Cho 37,6 gam hỗn hợp gồm CaO, CuO và Fe 2O3 tác dụng vừa đủ với 0,6 lít dung dịch HCl 2M, rồi cô cạn dung
dịch sau phản ứng thì số gam muối khan thu được là
A. 70,6. B. 61,0. C. 80,2. D. 49,3
64. ĐH 2010A). Cho 7,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y tác dụng hết với lượng
dư dung dịch HCl loãng, thu được 5,6 lít khí (đktc). Kim loại X, Y là
A. natri và magie. B. liti và beri. C. kali và canxi. D. kali và bari.
65. (ĐH 2010B). Hòa tan hoàn toàn 2,45 gam hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm thổ vào 200 ml dung dịch HCl
1,25M, thu được dung dịch Y chứa các chất tan có nồng độ mol bằng nhau. Hai kim loại trong X là
A. Mg và Ca. B. Be và Mg. C. Mg và Sr. D. Be và Ca.

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................5


Trường THPT Chơn Thành...............................................................................................Bài tập hóa học 10
66. (CĐ 2012). Hòa tan hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp gồm một kim loại kiềm X và một kim loại kiềm thổ Y (M x < My)
trong dung dịch HCl dư, thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Kim loại X là
A. K. B. Na. C. Rb. D. Li.
67. Hòa tan hết 26,43 gam hỗn hợp bột gồm Mg, Al, Al2O3 và MgO bằng 795 ml dung dịch HCl 2M (vừa đủ). Sau phản ứng
thu được dung dịch X và 4,368 lít khí H2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch X thu được khối lượng muối khan là bao nhiêu? (Cho Mg
= 24, Al = 27, O =16, Cl = 35,5, H = 1)
A. 73,275 gam B. 84,075 gam C. 72,375 gam D. 82,875 gam
68. (ĐH 2012A). Hỗn hợp X có khối lượng 82,3 gam gồm KClO3, Ca(ClO3)2, CaCl2 và KCl. Nhiệt phân hoàn toàn X
thu được 13,44 lít O2 (đktc), chất rắn Y gồm CaCl2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với 0,3 lít dung dịch K2CO3 1M
thu được dung dịch Z. Lượng KCl trong Z nhiều gấp 5 lần lượng KCl trong X. Phần trăm khối lượng KCl trong X là
A. 25,62%. B. 12,67%. C. 18,10%. D. 29,77%.

GV: Trần Đức Phương.......................................................................................................................................6

You might also like