Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phạm Quỳnh Anh – 21050779.

Hồ Chí Minh là vị Lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là Danh nhân Văn hoá của
thế giới. Người đã góp phần không nhỏ để làm nên chiến thắng của Cách mạng Việt
Nam, mở ra một tương lai tươi sáng cho đất nước, cho nhân dân:
Đầu tiên, Hồ Chí Minh chính là người yêu nước đầu tiên tìm ra con đường cứu
nước đúng đắn cho dân tộc. Sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước, giàu lòng nhân
ái, lại lớn lên đúng trong cảnh mất nước, phong trào cứu nước nhiều lần đi vào bế tắc,
thất bại nên từ khi vẫn đang là một thanh niên trẻ, Bác đã đau đáu trong mình niềm hy
vọng, quyết tâm giải phóng dân tộc. Để rồi bằng thiên tài, trí tuệ và sự khảo sát thực tiễn
cách mạng thế giới, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã kịp thời đáp ứng nhu
cầu bức thiết của dân tộc. Vượt qua hạn chế của các nhà yêu nước và chí sĩ tiền bối,
ngày 5/6/1911 tại bến cảng Nhà Rồng, chàng thanh niên trẻ Nguyễn Tất Thành đã bắt
đầu hành trình bôn ba và học hỏi vô cùng gian lao, khó khăn của mình. Nhưng nhờ
những nỗ lực đó, Người đã được tiếp xúc với chủ nghĩa Mác – Lênin và Cách mạng
Tháng Mười Nga - những tiền đề quan trọng dẫn tới thắng lợi của Cách mạng Tháng
Tám ở Việt Nam sau này.
Bằng sự ngưỡng mộ và tin tưởng, Nguyễn Ái Quốc đã tích cực truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lênin vào trong nước và sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Người đã đưa
nhân dân Việt Nam đi theo con đường mà chính Người đã trải qua: Từ chủ nghĩa yêu
nước đến với chủ nghĩa Mác-Lênin, Người đã đào tạo cho cách mạng Việt Nam một thế
hệ cán bộ cách mạng được vũ trang bằng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin. Nguyễn Ái
Quốc đã chuẩn bị cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam trên mọi mặt: tư tưởng,
chính trị, tổ chức. Trong những năm 1928 - 1929, phong trào đấu tranh cách mạng của
nhân dân ta tiếp tục phát triển mạnh về số lượng và chất lượng. Thông qua phong trào
“vô sản hoá”, lớp lớp thanh niên yêu nước được rèn luyện trong thực tiễn, giác ngộ lập
trường giai cấp công nhân sâu sắc, hiểu rõ nguyện vọng, lợi ích của giai cấp công nhân
và nhân dân lao động, thúc đẩy phong trào công nhân và phong trào yêu nước phát triển
mạnh mẽ, tiến tới sự ra đời của các tổ chức cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tạo điều kiện
chín muồi và hợp qui luật cho sự ra đời của Đảng. Sự phát triển mạnh mẽ của phong
trào cách mạng Việt Nam đã dẫn tới sự ra đời của ba tổ chức cộng sản vào cuối năm
1929, đầu năm 1930. Tuy nhiên, cuối năm 1929 đã xảy ra tình trạng hai tổ chức: Đông
Dương Cộng sản Đảng và An Nam Cộng sản Đảng tranh chấp ảnh hưởng trong quần
chúng, bài xích lẫn nhau và mỗi tổ chức đều muốn đứng ra thống nhất các tổ chức cộng
sản. Trước nhu cầu cấp bách của phong trào cách mạng trong nước, với tư cách là phái
viên của Quốc tế Cộng sản, Nguyễn Ái Quốc đã đến Hương Cảng (Trung Quốc) triệu
tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất ở Việt Nam.
Bằng con đường đó, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả của sự kết hợp của Chủ
nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với phong trào công nhân và phong trào yêu
nước.
Tiếp đó, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa Tháng Tám, sáng lập
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Với tầm cao trí tuệ, tuyệt vời và kinh nghiệm hoạt
động thực tiễn phong phú Bác Hồ và Đảng ta đã nắm chắc thời cơ cách mạng, kịp thời
đề ra chủ trương, kế hoạch Tổng khởi nghĩa, động viên sự đoàn kết nhất trí của toàn dân
tộc, để giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Bác khẳng định: "Cần phải tranh thủ từng
giây, từng phút tình hình sẽ biến chuyển nhanh chóng, không thể để lỡ cơ hội". Trong
thư kêu gọi Tổng khởi nghĩa tới đồng bào cả nước, Bác khẳng định "Giờ quyết định cho
vận mệnh dân tộc ta đã đến. Toàn quốc đồng bào hãy đứng dậy dùng sức ta mà giải
phóng cho ta... Tiến lên! Tiến lên! Dưới lá cờ Việt Minh, đồng bào hãy dũng cảm tiến
lên!...". Từ ngày 14 đến 28-8-1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ
Chí Minh, nhân dân cả nước đã nhất tề vùng dậy tổng khởi nghĩa giành chính quyền
trong cả nước. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám và sự ra đời của nước Việt Nam
mới là một trong những thắng lợi nổi bật, vĩ đại nhất của Cách mạng Việt Nam trong
thế kỷ XX. Thắng lợi đó gắn liền với sự lãnh đạo sáng suốt, đúng đắn và công lao to lớn
của Bác Hồ. Ngày 2-9-1945, trong cuộc mít tinh lớn tại vườn hoa Ba Đình (Hà Nội), thay
mặt Chính phủ lâm thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập,
tuyên bố với nhân dân cả nước và toàn thế giới sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa, mở ra kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do.
Tiếp nối thắng lợi trên, Bác đã lãnh đạo kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu
nước. Sau thành công của Cách mạng Tháng Tám, cả dân tộc phải đương đầu với muôn vàn
khó khăn, thách thức: Tài chính khánh kiệt, giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm. Đối mặt với
tình hình đó, Bác xác định muốn hoà bình, phát triển trước hết phải đánh đuổi được giặc
ngoại xâm. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến”, cùng với
“Chỉ thị toàn dân kháng chiến của Đảng”. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Chính phủ và Chủ
tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã liên tiếp giành thắng lợi trong các chiến dịch: Việt
Bắc thu đông 1947; Biên giới thu đông 1950,…. Đặc biệt thắng lợi của quân và dân ta trong
chiến cuộc Đông - Xuân 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ đã
buộc thực dân Pháp phải ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 21-7-1954. Cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân ta kết thúc thắng lợi. Sau ngày Hiệp định
Giơnevơ được ký kết, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, bước vào thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội, là hậu phương vững chắc cho cách mạng cả nước. Miền Nam tiếp tục
cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân để giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.
Từ miền Bắc, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Trung ương Đảng ngày đêm tập trung sức lực, trí
tuệ, chỉ đạo cuộc đấu tranh của nhân dân miền Nam.  Nhưng Giữa lúc nhân dân miền Bắc
đang giành thắng lợi trên các mặt trận, cuộc chiến đấu của quân và dân miền Nam còn đang
diễn ra quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Vĩnh biệt chúng ta, Người đã để lại bản
“Di chúc” lịch sử, kết tinh trong đó cả tinh hoa tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của
một vĩ nhân hiếm có đã suốt đời phấn đấu hy sinh vì Tổ quốc và nhân loại. Những quan
điểm, tư tưởng, đường lối chiến lược mà Người để lại vẫn tiếp tục là cơ sở cho những
thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước sau này.
Từ cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc cho đến nay đã 47 năm. Tư tưởng Hồ Chí
Minh đã thật sự trở thành nguồn sáng, nguồn sức mạnh và động lực để toàn Đảng, toàn dân
ta thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới đất nước. Công lao, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức
của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại sẽ luôn sống mãi trong lòng các thế hệ người Việt Nam.

You might also like