Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM-ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN


-------------------------

TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC

Học phần: Các lí thuyết và phương pháp tiếp cận văn học

Sinh viên thực hiện: Hà Phan Lệ Trang


Lớp. :21CVH
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thanh Trường

Đà Nẵng, tháng 12/2022

Đề:
“Một tác phẩm văn học là một tòa kiến trúc thống nhất. Mọi thứ trong tòa
kiến trúc ấy đều phụ thuộc vào tổ chức của chất liệu.” (V.Shklovski)
Quan điểm của anh (chị)? Trên cơ sở hiểu biết về lí thuyết văn học và các
ngữ liệu văn học cụ thể, hãy phân tích, giải thích và làm sáng tỏ nhận định trên.
Bài làm

1. MỞ ĐẦU
Mỗi sáng tác nghệ thuật đều là một phát hiện sáng tạo độc đáo của người
nghệ sĩ, họ gửi vào đó những cảm nhận, trăn trở và thông điệp về cuộc đời.
Văn học cũng là một đứa con tinh thần của nhà văn song để trở thành một tác
phẩm hay, một sáng tác văn chương phải có sự kết hợp thống nhất giữa nhiều
yếu tố, về mặt nội dung và hình thức, về kết cấu, ngôn ngữ, giọng điệu và ý
nghĩa, thông điệp, nhưng điều nhà văn muốn hướng tới, muốn gửi đến độc giả
qua sự thưởng thức tác phẩm văn học. Puskin viết “Linh hồn là ấn tượng của
một tác phẩm. Cây cỏ sống được là nhờ ánh sáng, chim muông sống được là
nhờ tiếng ca, một tác phẩm sống được là nhờ tiếng lòng của người cầm
bút”.Nhưng để có thể nghe được tiếng lòng ấy của tác giả, thì mỗi tác phẩm
bản thân nó trước hết phải là một chỉnh thể đầy đủ nhất về mọi mặt và có thể
hiện hết giá trị cũng truyền tải ý nghĩa mà tác giả muốn gửi gắm hay không
nó phụ thuộc vào chất liệu văn học được sử dụng trong tác phẩm ấy. Chính vì
vậy V.Shklovski đã có ý kiến cho rằng: “Một tác phẩm văn học là một tòa
kiến trúc thống nhất. Mọi thứ trong tòa kiến trúc ấy đều phụ thuộc vào tổ
chức của chất liệu.”
2. NỘI DUNG
2.1. Một số vấn đề chung
2.1.1. Thơ ca là gì?
Thơ là tiếng nói của tình cảm, cảm xúc, nếu không có cảm xúc thì người
nghệ sĩ không thể sáng tạo nên những vần thơ hay, ngôn từ sẽ chỉ là những
xác chữ vô hồn nằm thẳng đơ trên trang giấy, nói như Ngô Thì Nhậm, thi sĩ
phải “xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần” còn Xuân Diệu khẳng định:
"Thơ hay, lời thơ chín đỏ trong cảm xúc". Văn học phản ánh đời sống con
người, với thơ ca cuộc sống không chỉ là hiện thực xã hội bên ngoài mà còn là
đời sống tâm hồn, tình cảm phong phú của chính nhà thơ: “Thơ là người thư
kí trung thành của những trái tim” (Đuybralay). Với người làm thơ, bài thơ là
phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng. Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh
liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính. Cảm xúc
càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục,
ám ảnh trái tim người đọc.

2.1.2. Đối tượng được hướng đến trong thơ


Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người. Những
cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng
khám phá và thể hiện của thơ. Vẻ đẹp của thơ ca trước hết thể hiện ở những tư
tưởng, tình cảm mà tác phẩm hàm chứa. Không có chất liệu đời sống thì
không làm nên nội dung và giá trị của tác phẩm. Những sự việc đời sống mà
không âm vang vào tâm hồn, không lay động sâu xa cảm xúc của người nghệ
sĩ thì không thể hóa thân thành cái đẹp của nghệ thuật. Chính vì vậy, cần thấy
rằng thơ ca là cuộc đời nhưng đó không phái là sự sao chép máy móc mà phải
được cảm nhận và thanh lọc qua tâm hồn, trí tuệ của thi nhân để thành thơ.
Thơ ca là hình ảnh của đời sống tươi nguyên được tái hiện qua lăng kính tình
cảm của người nghệ sĩ. Nếu thơ không có tư tưởng, tình cảm thì đó chỉ là
những lời sáo rỗng, nhạt nhẽo, vô vị, tầm thường, chỉ là trò làm xiếc ngôn từ
vụng về chẳng thể đánh lừa được người đọc.
2.2. Tổ chức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Phong Việt, khảo sát qua
“Thành phố này những ngày mình đi qua đây” và “Mẹ bỏ con lại bên đời”
(Về đâu những vết thương - Nguyễn Phong Việt)
2.2.1. Về tác giả Nguyễn Phong Việt và cuốn sách Về đâu những vết
thương
2.2.1.1. Nguyễn Phong Việt- cây bút tài năng của dòng thơ mạng đương đại.
Nguyễn Phong Việt sinh ra tại Tuy Hoà, Phú Yên. Anh theo học tại
trường Trung học Phổ thông chuyên Nguyễn Huệ, sau đó tốt nghiệp Trường
Đại học Ngoại ngữ - Tin học Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1998, anh trở
thành hội viên của Hội bút Vòm Me Xanh của báo Mực Tím với bút danh
"Me Quê" và từ năm 2002 là Bút trưởng của hội. Anh đã ba lần đạt được giải
thưởng "Bút mới" của báo tuổi trẻ. Ngoài ra, anh từng là phóng viên mảng
văn hóa - nghệ thuật của báo Mực Tím cũng như là trưởng trang Xzone.vn
phía Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thơ của Nguyễn Phong Việt đến với
độc giả từ năm 2007, anh thường sáng tác và đăng những bài thơ của anh lên
trang Facebook cá nhân cũng như những trang của những người hâm mộ anh
trước khi tập hợp thành những tập thơ để xuất bản. Theo như lời anh chia sẻ,
mạng xã hội là một phần không thể thiếu với những sáng tác của anh. Chính
nhờ những phản hồi, những sự đón nhận tích cực từ cộng đồng mạng đã tiếp
cho anh sự tự tin để in và phát hành sách trong giai đoạn mà các tác phẩm thơ
rất khó tiêu thụ ở thị trường Việt Nam. Từng câu chuyện, từng cảm xúc hiện
lên qua vần thơ hoàn toàn mới mẻ, hơn hết dù gợi nhắc những vết thương,
niềm đau của tháng ngày thanh xuân thì sau cùng, tác giả vẫn truyền tải một
lời động viên phải đứng vững vàng, sống tiếp, sống tốt và yêu thương bản
thân mình nhiều hơn.
2.2.2.2. Về cuốn sách Về đâu những vết thương và hai bài thơ “Thành phố
này, những ngày mình đi qua đây.” và “Mẹ bỏ con lại bên đời”

Tập thơ Về đâu những vết thương của Nguyễn Phong Việt là một trong
những thành quả. chín ngọt trong sự nghiệp hoạt động thơ ca “nghiệp dư”
(anh tự nhận) trên các trang mạng xã hội. Nó tạo nên hiện tượng xuất bản
“đình đám”. Gần 60 bài thơ là Về đâu những vết thương là một lời tự tình của
một chàng trai đã từng đi qua thương nhớ với những vết thương lòng hằn lên
từng ký ức, vụn vặt, ơ hờ... Nhưng nỗi đau thì vẫn nặng như nhau: u sầu, héo
hắt...có thể là những nỗi niềm tiếc nuối, có thể là những bài học đớn đau để
rồi vượt qua bằng sự mạnh mẽ của nước mắt. Tập thơ này vẫn đi theo “lối
thơ” quen thuộc, lời thơ như lời tự sự, mỗi bài thơ là một trải nghiệm về sự
trưởng thành, đối diện và vượt qua những nỗi đau. Đọc Về đâu những vết
thương, người đọc liên tưởng tới những câu hỏi tự vấn với lòng mình: Vết
thương tâm hồn trong năm tháng tuổi trẻ của chúng ta đã và đang ở đâu?
Chúng đã bị lãng quên hay vẫn hiện diện ở một góc nào đó nhưng không còn
muốn lên tiếng? Chúng giúp cho chúng ta trưởng thành hơn hay chai sạn dần
đi? Dù quá khứ có đau khổ, tuyệt vọng thì chúng ta vẫn phải sống tiếp, đối xử
tốt với bản thân, ai rồi cũng phải buồn đau rồi mới có giây phút thăng hoa,
phải mất mát thì mới biết trân trọng tất thảy mọi thứ trên đời bao gồm chính
mình. Đến lúc nào đó, trái tim ta sẽ được sưởi ấm bằng những yêu thương
chân thành.

Nguyễn Phong Việt anh ấy như một người bạn và kể ra những câu
chuyện về cuộc đời anh mà khi ta đọc ta thấy chính bản thân mình trong đó
đặc biệt là những người trẻ, khi mà một thế hệ có quá nhiều sự đổi khác trong
môi trường và cộng đồng khiến họ luôn mang trong mình nhiều tâm sự cần
được giãi bày và thơ Nguyễn Phong Việt là tiếng lòng của không chỉ tác giả
mà còn là tiếng lòng của những người trẻ chúng ta và hơn thế. . Như chính
anh đã từng chia sẻ: “Tôi đã từng là một người trẻ với rất nhiều nét tính cách
phổ biến của giai đoạn đó: bất cần, nghĩ mình là nhất, không biết cách trân
trọng những mối quan hệ, chưa ý thức nhiều về năng lực bản thân và cách
phát triển năng lực, tiêu tốn quá nhiều thời gian cho những thứ vô bổ… Dĩ
nhiên, để nhận ra tất cả những điều ấy thì đều cần phải đi qua nó, như một thứ
trải nghiệm quý giá, để rồi sau đó mới biết mình phải trưởng thành theo cách
nào.” Tập thơ Về đâu những vết thương nhắn nhủ ta hãy chậm chậm lại đôi
chút trong những chẳng đường ta đang đi qua, để biết trân trọng tất cả mọi thứ
đang hiện hữu chung quanh, và nếu chẳng may ta mắc phải sai lầm thì đó vẫn
là điều mà nó buộc phải diễn ra để ta trưởng thành, vậy nên có đôi lúc ta cảm
thấy lòng mình tràn ngập những vết thương, những nỗi buồn xâm kín tâm
hồn, đó là lúc chúng ta phải dừng lại để nhìn ngắm thật kĩ bản thân và an ủi
chính mình, rồi mới có thể bước tiếp. Bời vì cuộc sống là hành trình ta đi qua
những vết thương, là đi từ đớn đau dằn vặt tuyệt vọng.. rồi đến lúc mạnh mẽ
bước tiếp, tìm thấy sự bình an trong tâm hồn, không mong cầu niềm vui từ
bên ngoài. Như A-rit-stot nói đó là sự thanh lọc. Đối với bài “Thành phố này
những ngày mình đi qua đây”, và bài “Mẹ bỏ con lại bên đời” là một trong
những sự kiện hư cấu hoặc là sự kiện thật trong cuộc đời tác giả chẳng hạn,
nhưng tác giả không quá khắc sâu nỗi buồn, nỗi mất mát trong tình huống thơ,
Dù có u buồn nhưng không bi lụy,mà quan trọng là cách nhìn nhận cuộc đời
này vốn dĩ như nó phải thế, chấp nhận mọi thứ và đi tiếp bất kể có khó khăn
và thử thách ra sao. Tất cả những điều này, tôi tin là người trẻ nào cũng sẽ trải
qua và ai trong chúng ta cũng xứng đáng được hạnh phúc: những câu thơ
cuộn trào cảm xúc, dẫn dắt bạn đọc tới những điều đẹp đẽ trong cuộc sống, để
nhớ, để thương, để trân trọng những điều còn bên cạnh ta trong cuộc đời.

2.2.3. Tổ chức nghệ thuật trong thơ Nguyễn Phong Việt

2.2.3.1. Thể thơ tự do

Nói tới thơ tự do tức là nói tới thể thơ không tuân theo những quy tắc về
cách luật như các thể thơ Đường, thơ lục bát... Mạch thơ tự do không bị chi
phối bởi quy luật nào. Câu thơ mở rộng theo hai chiều, dọc và ngang một
cách thoải mải, phóng túng. Đây là thể thơ ít bị ràng buộc về vần điệu, số
lượng câu chữ, tạo điều kiện cho nhà thơ miêu tả đối tượng phù hợp với yêu
cầu cuộc sống:. Sự phát triển cửa thể thơ tự do là một đòi hỏi tất yếu nhằm
đáp ứng những đổi thay và phát triển của nội dung thơ trong thời đại mới. Thể
loại thơ tự do được Nguyễn Phong Việt tâm đắc, nó chiếm vai trò chủ đạo
trong sáng tác của anh. Trong 54 bài thơ trong tập Về những vết thương, thơ
tự do chiếm dường như 100%. Thơ tự do phù hợp với nguồn cảm xúc dạt dào,
nhiều tâm sự của Phong Việt để anh tự do giãi bày những suy nghĩ tâm tư của
mình mà không phải gò theo khuôn sáo nào, và đôi khi sự tự do thoải mái ấy
cũng làm nên nghệ thuật trong thơ ca.

Với thể thơ tự do, Phong Việt dễ dàng chuyển tải tiếng lòng cuộc sống
đầy ắp sự kiện vào trong thơ. Chính vì vậy mà lượng thông tin trong thơ
Phong Việt tăng lên rất nhiều, nhịp điệu câu thơ phá vỡ, câu thơ gần với văn
xuôi hơn. Đó cũng chính là lí do làm cho hồn thơ hiện đại bám rễ vào hiện
thực bộn bề của cuộc sống. Có lẽ thực sự ở thể thơ tự do, Phong Việt mới bộc
lộ tài năng của mình và để lại những dấu ấn riêng biệt. Phong Việt là nhà thơ
tài năng, khéo léo và chính sự khéo léo ấy đã đưa Phong Việt thành công trên
bước đường thơ, mang sự chia sẻ đến mọi độc giả. Sau đây là những đóng
góp của Nguyễn Phong Việt ở thể thơ tự do. Thơ tự do của Nguyễn Phong
Việt đã đi tới hình thức cực đại với số lượng âm tiết dài không hạn định, diện
tích câu thơ mở rộng cô giãn linh hoạt, hình ảnh thơ lớp lang, trùng điệp tạo
thành hình thức cao nhất thơ văn xuôi. Nguyễn Phong Việt đã tạo nên một ấn
tượng, nhà thơ đã dùng thi pháp để diễn đạt nội dung và xây dựng hình ảnh
nhân vật người mẹ chứ không chú ý nhiều tới vần nhịp: “Muốn được tắt đi
cho một giấc ngủ sâu vĩnh viễn/ muốn được kéo dài hơn để nhìn con, nhìn
mải miết…/muốn được chia ra để dành cho con những ngày về sau lúc con
cần đưa tiễn/ muốn được hối tiếc/ vì đã từng phung phí cho quá nhiều những
quãng đời trước không cần…/Mẹ bỏ lại con bên đời mà mẹ chỉ muốn giữ thật
gần…” ,chính sự thoả sức về câu từ trong thể thơ tự do khiến cảm xúc được
bộc lộ mạnh mẽ hơn bao giờ hết, khiến con người ta khi đọc cứ day dứt mãi,
không yên được trong lòng. Thơ Nguyễn Phong Việt vốn khoác lên mình một
tấm áo hiền lành như chính con người anh vậy, câu thơ phần lớn trải dài miên
man theo mạch thơ như bất tận của đau, của yêu, của thương, của nhớ ; từ ngữ
theo mạch cảm xúc cứ từ đó dâng trào mang đến dung lượng cực hạn của thơ
“Thành phố này,/những ngày mình để cho thương nhớ đi theo một quãng đời
rong chơi/ biết không cần phải âu lo ngoảnh lại/ từng có đêm lặng im nghe
trái tim hỏi một ngàn câu hỏi /vì sao mình có thể đánh đổi /với một cái nắm
tay?”....(Thành phố này, những ngày ta đi qua đây).

Các câu thơ nối tiếp nhau, câu trước khởi nguồn cho câu sau, câu sau lại
kéo dài ý của câu trước chẳng ngưng nghỉ: “Thành phố này,/ những ngày
mình cúi xuống nhìn lại đôi chân/ từng vết xước đã học thêm bao dung và
lành lặn/ vẫn còn phải đi dù đêm đen hay trời sáng/ mình luôn cần một tia
nắng/ từ trong tim…/ Thành phố này,/ mình sẽ ở lại chờ yêu dấu ấy đến
tìm…” Đó là tâm sự của một người lớn, khi đã trải qua những thăng trầm
trong cuộc sống, người ta học cách yêu thương bản thân mình, yêu thương
người, bao dung cho mình và người vì ai cũng xứng đáng có cơ hội nhìn lại
và thay đổi chưa bao giờ là quá muộn. Tâm tình ấy phải cần đến thơ tự do,
cần đến những chữ ngắn dài khác nhau để nói ra hết và khi người viết , anh ta
sẽ cho tâm hồn mình được thanh lọc trở lại, như từng có nỗi đau nào: “chỉ
muốn về nhà ôm lấy những gối chăn quen thuộc/ ngủ một giấc từ bình minh
của ngày hôm qua đến bình minh của ngày mai/ rồi tự mình đánh thức... như
chưa hề tồn tại bình minh của ngày hôm nay!” (Từ đó những giấc mơ). Với
thể thơ tự do, Nguyễn Phong Việt đã tận dụng nó một cách tối đa để biểu đạt
nội dung, tư tưởng của thơ mình.
2.2.3.2. Nhan đề khơi gợi sự tò mò

Nhan đề truyện ngắn có thể trở thành một điểm nhấn về một hiện tượng,
một nét bản chất trong quan hệ nhân sinh, hay mảnh nhỏ nào đó của thế
giới..Ở thơ, kiểu nhan đề thể hiện tâm trạng chiếm số lượng lớn hơn cả. Nếu
thi đề nhắc đến nhân vật thì thường là một nhân vật được xác định về phẩm
chất, khác với truyện thường xác định về nguồn gốc hoặc vai trò và cách ứng
xử... của chính nhân vật đó. Đây đó, người đọc bắt gặp nhan đề là hình ảnh
nhân hoá, là một ấn tượng, kỷ niệm….

Bàn về nỗi cô đơn, lạc lõng, đơn côi, đơn độc trong xã hội đương đại là ta
đang tìm về nơi sâu kín của mỗi bản thể. Đây là tâm thế thường trực và ám
ảnh khi cái tôi, những vấn đề cá nhân ngày càng được coi trọng. Mật độ xuất
hiện các từ “cô đơn”, “đơn độc”, “một mình” trong thơ Nguyễn Phong Việt
dày đặc. Tựa đề một tập thơ có tên gọi Về đâu những vết thương, như nói cho
mọi người trẻ trong thời đại mà chúng ta đang sống, nó thường nhật tới mức
được ví như một tách cà phê buổi sáng. Tựa đề là một lời tượng thuật cho
những điều trong lòng của một tâm hồn vừa trải qua đắng cay ngọt bùi của
cuộc đời giữa nơi thành phô rộng lớn: “Thành phố này, những ngày mình đi
qua đây” Muôn hình vạn trạng của kỉ niệm, những chặng đường nhà thơ đã đi
qua gây nỗi tò mò cho bạn đọc trở nên hữu hình trong thơ Nguyễn Phong
Việt.

2.2.4. Tổ chức ngôn ngữ, câu thơ độc đáo

Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện để xây dựng tác phẩm văn học.
Ngôn cũng là yếu tố đầu tiên mà người đọc tiếp xúc khi làm quen với văn
bản. Nếu ngôn ngữ trong văn học nghệ thuật trước đây thường được gọt dũa
kĩ càng nhưng trong đời sống của văn chương mạng, một “không gian diễn
xướng” mang hơi thở đương đại, vấn đề ngôn ngữ cũng mang đặc trưng riêng
của nó
2.2.4.1. Câu thơ đăng đối hài hoà

Khai thác chiều kích từ lớp người trẻ tuổi, thơ Nguyễn Phong Việt tạo
được sức hút cực to lớn, nỗi cô đơn trở đi trở lại trong thơ anh như một ám
ảnh, nó xuất phát từ những “trải nghiệm thật của cuộc đời mình từ những đau
đớn và cô đơn có lúc tận cùng” (Nguyễn Phong Việt). Để hiểu rõ hơn về
những trạng thái tinh thần trong thơ Nguyễn Phong Việt chúng tôi đã tiến
hành khảo sát và thống kê tần suất xuất hiện những từ ngữ biểu đạt tâm trạng
đối lập qua bài thơ “Thành phố này những ngày mình đi qua đây có tổn cộng..
cụm từ theo hướng tích cực: “vui-hát”, “yêu thương”, “tiếng cười giòn tan”,
“hy vọng”, “bao dung”, “tia nắng từ trong tim”, nhưng bên cạnh đó cũng có
những từ mang màu sắc lạnh, buồn “cơn mưa”, “lấm lem mất mát”, “âu lo”,
“đánh đổi” “tiếng khóc”, “vết xước” , đêm đen”, những từ ngữ đối lập về màu
sắc này xuất hiện trong cùng một ý thơ làm tăng thêm tính nhạc cho thơ, tạo
hiệu quả nghệ thuật khiến câu thơ trở nên mơ mộng, bóng bẩy, thành công
chuyện tai thông điệp lời thơ từ đó mà khắc ghi vào tâm trí người đọc, khiến
họ mãn nguyện. Như câu: “một quãng đời rong chơi /biết không cần phải âu
lo ngoảnh lại” ,khi mình chỉ là một con người bình thường với một cuộc
đời bình thường đang sống” ” và “những ngày mình cúi xuống nhìn lại đôi
chân/từng vết xước đã học thêm bao dung và lành lặn/vẫn còn phải đi dù
đêm đen hay trời sáng”, một đôi chân nhiều vết xước nghĩa là con người đã
đi qua chông gai thử thách , vượt qua những bão giông tỏng cuộc đời nên tổn
thương nhiều nhưng đôi chân đầy vết xước nhưng dù có đau đớn hay vui vẻ
thì đôi chân ấy vẫn phải tự học cách chữa lành tất cả những tổn thương ấy và
đôi chân ấy thật “đẹp” biết bao khi nó tha thứ, bao dung cho những chông gai
làm nó bị thương, vì suy cho cùng thù hận cũng chính là làm đau chính mình,
nên “bao dung” vết thương mau lành lặn hơn, bởi vì như tác giả Phong Việt
viết: “Mình luôn cần một tia nắng trong tim”. Cấu trúc thơ có những từ ngữ
đối lập nhau về cảm giác, trường nghĩa góp phần tăng hiệu quả nghệ thuật cho
bài thơ, dù nó được viết theo thể thơ tự do phá cách, nhưng chính cachs sự
dụng từ ngữ cho câu thơ đã taọ nên thành công cho thơ Phong Việt, bởi khi
nào ta đọc cũng cảm thấy được bù đắp cho những nỗi đau chung mà nhà thơ
đã viết ra cho tất cả chúng ta.

2.2.4.2. Ngôn ngữ giàu chất thơ

Ngôn ngữ giàu chất thơ được Nguyễn Phong Việt sử dụng rất nhiều trong
sáng tác của mình. Trong lần phỏng vấn sau khi ra mắt tập thơ thứ Sao phải
đau đến vậy Nguyễn Phong Việt đã từng nói: “Thơ gần như là một góc trú ẩn
của riêng tôi. Bản chất thơ ca của tôi là cảm xúc, nó dẫn dắt tôi đi đến những
nơi mà nó muốn”. Ngôn ngữ thơ Việt đẹp như một bức tranh: “Khi những
tiếng hát ru dù muốn cũng không thể cất thành lời/bao nhiêu giấc mơ là bấy
nhiêu lần nhìn thấy con bên cạnh/nước mắt mẹ rơi lúc tiếng cười con bật lên
khanh khách/con như cơn gió mát/làm đời mẹ bình yên…” (Mẹ bỏ con lại bên
đời) Thơ Nguyễn Phong Việt ở trong từ trường của loại ngôn ngữ thơ thấm
đẫm chất trữ tình, mượt mà, da diết có truyền thống lâu dài trong lịch sử thơ
ca dân tộc. Những hình ảnh thơ được gọt giũa mang vẻ đẹp mềm mại và ám
ảnh khiến cho công chúng yêu thơ Nguyễn Phong Việt cực kì say mê. Thế
nhưng hành trình vận động trong thơ luôn hướng về ánh sáng và hơi ấm nên
có buồn nhưng không quá bị luỵ. Thế giới nội cảm của chủ thể có sự thấu triệt
những tâm hồn trưởng thành đau đớn bên trong thể xác thanh xuân.

2.2.5. Giọng điệu


2.2.5.1. Giọng điệu suy tư sâu lắng

Nghiên cứu về giọng điệu, Nguyễn Đăng Điệp khẳng định : "Giọng điệu
biểu thị thái độ, cảm xúc, tư thế của chủ thể phát ngôn qua lời văn nghệ thuật.
Không thể có giọng điệu nếu không có những rung động sâu sắc, những nỗi
đau, những xót xa trước cuộc đời, không sẻ chia niềm vui và tỉnh yêu cuộc
sống.” Đóng góp của các nhà thơ trẻ trong văn chương đương đại là tạo ra
được giọng điệu mới mẻ, độc đáo. Đó là những khúc nhạc lạc quan, tươi trẻ,
tràn đầy sức sống. Tuy nhiên, trong dàn đồng ca đó, những tài năng bao giờ
cũng mang một giọng điệu riêng và phải đợi đến sự xuất hiện của Phong Việt,
thơ mạng đương đại mới bộc lộ thật sự giọng điệu sâu lắng đi sâu và tâm hồn
người đọc. Thơ của anh mang giọng điệu trầm buồn với nhưng suy tư không
thể nói hết về cuộc đời luôn nhận được sự đón nhận từ phía khán giả. Giọng
điều ấy có nét riêng không lẫn với bất kì ai. Nó không nặng về triết lý, hùng
biện hay có ý định can thiệp vào thế giới quan của bất kì ai mà là giọng điệu
nhẹ nhàng, lạc quan trước cuộc sống bộn bề: “Thấy một cơn mưa rơi xuống
trên những mái nhà sum vầy mà tiếng cười vẫn giòn tan như chưa từng lấm
lem mất mát/ Mình đứng ở đâu cũng nghe trong lòng có chút yêu thương
được che chắn”, “mình tự hát cho mình vui”, ta có thể cảm nhận được bình
yên trong từng câu thơ. Tác giả cảm thấy lòng mình khoan khoái trước những
điều nhỏ nhặt trong cuộc sống, một mái nhà sum vầy ấm áp nhờ có cái lạnh
của cơn mưa mà sự ấm áp, hạnh phúc đó càng toả ra mạnh hơn, chạm đến tâm
hồn người thi sĩ. Không cần biết tương lai ta sẽ có những gì, cũng không biết
thế giới này có cho ta đầy đủ những thứ mà con người hằng mong câu hay
không, “Không ai biết ngoài kia còn lại được bao nhiêu những đủ đầy/khi
mình chỉ là một con người bình thường với một cuộc đời bình thường đang
sống” nhưng hiện tại tất cả những điều ấy là quá xa để nghĩ đến, vậy tại sao ta
không nhìn vào thực tại, nhưng cái ta đang có và cảm thấy hạnh phúc. Như
thiền sư Thích Nhất Hạnh đã từng nói rằng nếu ta không biết được điều gì làm
ta hạnh phúc ở hiện tại thì làm sao chúng ta mới có được hạnh phúc ở tương
lai, nên nếu mơ về những đủ đầy thì sẽ không bao giờ đủ, và ta sẽ không bao
giở cảm thấy hạnh phúc, đó là lí do tác giả để mình “đi theo một quãng đời
rong chơi biết không cần phải âu lo ngoảnh lại”, va khi đã biết được điều gì
sẽ khiến ta hạnh phúc, ta sẽ đánh đổi để có được điều ý nghĩa nhất trong đời ở
thời điểm đấy, nên đôi khi nhà thơ tự hỏi: “Từng có đêm lặng im nghe trái
tim hỏi một ngàn câu hỏi/ vì sao mình có thể đánh đổi với một cái nắm tay?”,
không phải là nhà thơ nuối tiếc bởi vì những gì nhà thơ đã làm vì ở thời điểm
đó, đối với anh là thứ quan trọng nhất, cho dù sau này không còn quan trọng
nữa nhưng vẫn sẽ không nuối tiếc vì ta đã từng có được hạnh phúc.. Sau tất
cả, chúng ta sẽ có những lúc nhìn lại chính mình, những gì mình đã trải qua,
khi trong lòng nhiều vết xước nhưng bản thân đã trưởng thành hơn không còn
xốc nổi của tuổi trẻ dẫu có mất mát nhưng ta học được cách chấp nhân và
bước tiếp. “Thành phố này,những ngày mình cúi xuống nhìn lại đôi chân/
từng vết xước đã học thêm bao dung và lành lặn/vẫn còn phải đi dù đêm đen
hay trời sáng mình luôn cần một tia nắng /từ trong tim…” Và cuối cùng tất cả
chúng ta sẽ lại bước tiếp một hành trình mới, và ta sẽ không bao giờ nghi ngại
điều sẽ chờ đón ta ở tương lai, ta sẵn sàng để có được hạnh phúc : “Thành
phố này,/mình sẽ ở lại chờ yêu dấu ấy đến tìm…”

2.2.5.2. Giọng điệu tha thiết thương yêu.

“Giọng điệu là một phạm trù thẩm mĩ của tác phẩm văn học. Nó đòi hỏi
người trần thuật, kể chuyện hay nhà thơ trữ tình phải có khẩu khí, có giọng
điệu”. Giọng điệu mang trong mình nét riêng trong phong cách sáng tác của
tác giả, nó góp phần vào tạo nên bản sắc riêng của tác giả. Một nhà văn, nhà
thơ lớn sẽ luôn có giọng điệu riêng cho mình. Giọng điệu của một người sáng
tác văn học sẽ phản ánh cả lập trường xã hội, thái độ, thị hiếu thẩm mĩ của
phong cách nhà văn, nhà thơ. Văn học thời kì 1945 – 1975 ở miền Bắc của
nước ta là minh chứng cho sự ảnh hưởng bởi yếu tố thời đại, chúng ta đã có
một mảnh ghép của nền văn học mang giọng điệu ngợi ca, tự hào, kêu gọi, cổ
vũ... Nền văn học đương đại hiện nay, khi văn học nói chung, thơ nói riêng
hòa mình vào trong đời sống phức tạp như nó vốn thế, khi sáng tác không còn
gò ép mình trong khuôn khổ “yêu, căm, chiến, lạc” .Trong bài Mẹ bỏ con lại
bên đời, giọng điệu nổi bật của anh là giọng khắc khoải, thổn thức của một
tâm hồn tổn thương vì mất đi lẽ sống của cuộc đời mình, : “Mẹ bỏ lại con
bên đời/mà hơi thở trong lòng mẹ cứ loay hoay/Muốn được tắt đi cho một
giấc ngủ sâu vĩnh viễn/muốn được kéo dài hơn để nhìn con, nhìn mải
miết…/muốn được chia ra để dành cho con những ngày về sau lúc con cần
đưa tiễn/muốn được hối tiếc/vì đã từng phung phí cho quá nhiều những
quãng đời trước không cần…” ( Mẹ bỏ con lại bên đời) .Ta có thể thấy thoạt
nghe có thể là giọng điệu trách móc, bởi người mẹ đã bỏ đi quá sớm, khi con
cần được nghe mẹ hát ru, được mẹ cho bú mớm, “mẹ sinh ra con nhưng đã
chẳng thể dạy con được tiếng nói đầu tiên con cần biết/bước chân đầu tiên
của con, mẹ làm sao có thể chứng kiến” muốn có mẹ bên cạnh yêu thương,
dìu dắt từng bước chân khập khiễng để con yên tâm mà vững vàng trong cuộc
sống. Nhưng không, đó là giọng điệu của sự đau buồn, mất mát và tràn ngập
yêu thương, vì thương mẹ đã trải qua đau đớn, khó khăn đã làm mẹ kiệt sức
nên đành bỏ con lại một mình mặc dù lòng mẹ không muốn, tác giả hiểu tấm
lòng người mẹ nên mới biết: “mẹ loay hoay” khổ sở một phần người mẹ
muốn chìm sâu vào giấc ngủ mãi mãi nhưng vẫn muốn giành giật thêm ít phút
đề nhìn con lần cuối thật lâu, và mẹ sẵn sàng đánh đổi tất cả thời gian trước
kia của mẹ để chỉ dành cho những thời khắc quan trọng của cuộc đời con,
những lúc con gặp khó khăn, những lúc con yếu đuối, đều sẽ có mẹ ở bên
con, sau này và mãi mãi. Khi con người ta cận kề sinh tử, sẽ biết đều gì là
chân lí của đời mình, và nói giá như, nhưng cuộc đời là khoảng không thời
gian vô tận , một đi không trở lại, con là chân lí cuả cuộc đời mẹ nên mẹ tự
trách mình đã phung phí quỹ thời gian ít ỏi của cuộc đời mẹ cho những thứ
khác mà kh phải con, và trong lúc khẩn cấp này, mẹ đã hối hận rất nhiều. Đã
băng qua sự mất mát ấy với một tâm thế vững vàng thế nào mới có thể lắng
lòng mình lại, dành cho mẹ với kí ức buồn ấy lời thủ thỉ nhẹ nhàng nhường
nào. Giọng thơ Nguyễn Phong Việt luôn thể hiện tình yêu sự tận hiến đến hết
mình không phút giây nào dối gạt, dù sự dối lừa ấy có nhân danh điều gì đi
nữa: “Có thể chìa tay ra ôm con vào lòng cho con bú mớm/ngày sẽ mệt biết
bao nhiêu khi con đòi, con hư, con khóc…/đêm sẽ dài biết bao nhiêu lúc con
trở mình hay lần đau ốm/mẹ phải vỗ về bao nhiêu cho hết/những bất an trong
cả cuộc đời con?”. Tình yêu mang đến bao diệu kì nhưng kèm theo cả đau
đớn và dù có những chuyện buồn, tác giả vẫn cảm thấy may mắn vì có mẹ
trong đời, mẹ ra đi để con lại một mình không phải vì mẹ kh yêu thương con
mà cuộc đời ngắn ngủi mẹ đã dốc hết yêu thương vào lần cuối để rồi sau này
có cơ hội, mẹ vẫn sẽ là mẹ của con, một lần nữa, bên con trọn vẹn

Có thể thấy rằng giọng chân thành, thiết tha là giọng điệu chủ yếu trong
thơ Nguyễn Phong Việt, sự chiêm nghiệm cũng dừng lại ở suy ngẫm về tình
đời, tình người của chàng trai trẻ nhưng tâm hồn lịch lãm, trải nghiệm phong
trần. Đây chính là điểm nổi làm nên giọng điệu nổi bật của Nguyễn Phong
Việt

3. KẾT LUẬN
Trong dòng thơ đương đại này Nguyễn Phong Việt luôn muốn được thể
nghiệm và khẳng định mình bởi những thi pháp mới mẻ. Thứ nhất, anh thể
nghiệm mình qua sự đổi mới thể thơ từ việc sử dụng thể thơ tự do trong nhiều
sáng tác đến việc tìm đến thể thơ văn xuôi như một phương cách để khám phá
chính mình, bên cạnh đó sự tích hợp nhiều hình thức nghe nhìn cũng là cách
để Nguyễn Phong Việt đến gần hơn với công chúng của mình. Thứ hai, hai
nhà thơ trẻ thể hiện cá tính sáng tạo độc đáo qua giọng điệu thơ mang đậm
dấu ấn cá nhân mình. Thứ ba, việc sử dụng ngôn ngữ của Nguyễn Phong Việt
cũng là những hình thức nghệ thuật quan trọng giúp tạo nên thành công cho
các tác phẩm thơ mạng đương đại Việt Nam. Qua phân tích 2 bài thơ “Thành
phố này những ngày mình đi qua đây và Mẹ bỏ con lại bên đời, Nguyễn
Phong Việt đã sử dụng một cách khéo léo phá cách những quy luật về thơ để
mang lại cảm giác chân thực nhất, cảm xúc nhất cho người đọc, đồng thời sử
dụng điêu luyện những chất liệu từ đời sống cá nhân con người vào thơ làm
độc giả cảm thấy vô cùng gần gũi, như được sưởi ấm trái tim khi đọc thơ của
anh . Quả thật một tác phẩm văn học là một tòa kiến trúc thống nhất. Mọi thứ
trong tòa kiến trúc ấy đều phụ thuộc vào tổ chức của chất liệu”. Hai bài thơ
còn mang thông điệp dành cho tuổi trẻ, thông điệp tình yêu, thông điệp về văn
hóa ứng xử, thông điệp về thái độ sống, trách nhiệm sống của người trẻ với
cuộc đời. Sự đa dạng trong nội dung thể hiện cùng hình thức nghệ thuật
phong phú giúp Nguyễn Phong Việt có lượng độc giả đông đảo cho mình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê Tiến Dũng, (2005), Giáo trình lý luận văn học: Phần tác phẩm
văn học, Nxb ĐHQG TpHCM, TP HCM.
2. Trần Quang Đạo, (2008), “Văn chương mạng, đầu xuân cóp nhặt
dông dài”, Báo Tiền phong cuối tuần, (49), tr.6.
3. Hà Minh Đức, Bùi Văn Nguyên, (1968), Thơ ca Việt Nam, hình
thức và thể loại, Nxb Văn học, Hà Nội
4. Hà Minh Đức, (2014), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam
hiện đại, Nxb Hội nhà văn.
5. Nguyễn Phong Việt (2016), Về đâu những vết thương, Nxb Hội

nhà văn.

6. Nguyễn Thị Giao (2018), Thơ mạng đương đại (qua trường hợp
của Nguyễn Thế Hoàng Linh và Nguyễn Phong Việt) ,Luận văn
thạc sĩ,Viện hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam, Học viện Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
PHẦN CHO ĐIỂM CỦA CÁN BỘ CHẤM THI

Điểm Cán bộ chấm thi

You might also like