Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 21

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐÀ NẴNG

KHOA NGỮ VĂN

HÀ PHAN LỆ TRANG
NGUYỄN THỊ HỒNG LIÊN

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ


HỌC PHẦN TIẾN TRÌNH VĂN HỌC
CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỐT CỎ NGOÀI ĐỒNG CỦA
ĐOÀN MINH PHƯỢNG

Người hướng dẫn khoa học:


Ths. Phạm Thị Thu Hương

Đà Nẵng, tháng 06/2022

1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


1.1. Trong vài thập niên trở lại đây, văn học Việt Nam đánh dấu những bước tiến đáng
kể, gắn liền với sự phát triển vượt bậc của tiểu huyết đương đại. Sau 1986, khuynh
hướng nhận thức lại hiện thực với cảm hứng phê phán mạnh mẽ trên tinh thần nhân
bản chiếm ưu thế chủ đạo. Tiểu thuyết đã không chỉ thực sự đổi mới về tư duy nghệ
thuật, bộc lộ khả năng vượt trội của mình trong cách “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá
đúng sự thật, nói rõ sự thật”, bao quát được các vấn đề cơ bản của đời sống xã hội và
con người mà còn quan tâm đến sự đổi mới chính nó. Hàng loạt cây bút thử sức mình
trong lối viết mới; bút pháp lạ, hấp dẫn và tiếp cận được những phương pháp sáng tác
thịnh hành của văn học thế giới. Bên cạnh Thiên sứ (Phạm Thị Hoài), Hồ Quý Ly
(Nguyễn Xuân Khánh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Lên xe xuống xe (Nguyễn
Bình Phương), Giàn thiêu (Võ Thị Hảo), Mười lẻ một đêm (Hồ Anh Thái)... không thể
không kể đến Và khi tro bụi, Mưa ở kiếp sau và Đốt cỏ ngoài đồng của nhà văn Đoàn
Minh Phượng.
1.2. Văn học Việt Nam đương đại chịu ảnh hưởng của nhiều trào lưu trên thế giới,
trong đó có chủ nghĩa hiện sinh. Sau những bước thăng trầm, từ chỗ chỉ ít nhiều mang
tinh thần hiện sinh, rồi “e dè” xuất hiện trở lại văn đàn vào cuối thế kỉ XX, đến những
năm đầu thế kỉ XXI chủ nghĩa hiện sinh đã có sự trở lại đầy ấn tượng. Sự trở lại này
như một điều tất yếu bởi các nhà văn đương đại gặp gỡ quan điểm của triết học hiện
sinh ở nhiều khía cạnh. Đặc biệt, tiểu thuyết Việt Nam trong bước chuyển mình hòa
nhập với quá trình đổi mới của văn học nước nhà đầu thế kỷ XXI đã hình thành một lối
viết hiện đại mang cảm thức hiện sinh. Điều này thể hiện rõ ở nhóm tác giả tiểu thuyết
như: Nguyễn Việt Hà, Nguyễn Danh Lam, Nguyễn Bình Phương, Thuận, Hồ Anh Thái
và không thể không kể đến Đoàn Minh Phượng.
1.3. Đoàn Minh Phượng là một. trong những gương mặt tiểu thuyết nổi bật của văn
học Việt Nam đương đại, chị lặng lẽ đến với văn chương, nhưng những trang văn của
2
chị đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều độc giả với cảm thức hiện sinh của con
người đương đại với những sáng tác đầy trăn trở và những thể nghiệm mới. Với cách
nhìn hiện thực và con người một cách toàn diện và sâu sắc, nhà văn luôn gửi vào tác
phẩm của mình ước mơ tìm kiếm những giá trị nhân sinh tiềm ẩn trong dòng đời của
mỗi con người, đi đến những góc khuất ở tận sâu thẳm tâm hồn con người để tìm ra ý
nghĩa giá trị cho cuộc đời.
1.4. Đốt cỏ ngoài đồng là câu chuyện về những nỗi buồn. Nỗi buồn của một tình yêu
đẹp nhưng dang dở, nỗi buồn của những cô gái điếm trinh bạch, nỗi buồn về nhân tình
thế thái bạc bẽo của cuộc đời. Câu chuyện với cốt truyện rời rạc, bao trùm tác phẩm
chỉ là những cảm nhận, linh giác. Tuy vậy, mỗi mảnh ghép rời rạc, lộn xộn ấy đều
chứa đựng muôn vàn triết luận nhân sinh. Trong cuộc sống hiện đại đầy rẫy sự nhập
nhằng này, con người lạc lối trên từng nẻo đường, họ bị lưu đày trong kí ức, trước lo
âu, hoài nghi về thực tại, trong cảm thức về cái trống rỗng, mọi điểm tựa đều biến mất
của con người. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng chịu nhiều sức đè của cuộc sống ngột
ngạt, về những yêu hận, theo đuổi truy tìm những điều cuối cùng lại là vô lí và vô
nghĩa giữa cuộc đời và vô vàn những vấn đề về hiện sinh, tự do của thân phận người
và cuộc sống con người hiện đại được đặt ra trong cuốn tiểu thuyết này.
Từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài “Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết
Đốt cỏ ngoài đồng của Đoàn Minh Phượng”, nhằm vận dụng các kiến thức đã học để
thực hành nghiên cứu những yếu tố biểu hiện cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn
này.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu đề tài “ “Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ
ngoài đồng của Đoàn Minh Phượng” là tìm ra các yếu tố mang cảm thức hiện sinh
trong tác phẩm Đốt cỏ ngoài đồng và giá trị của tác phẩm ấy trong các sáng tác tiểu
thuyết của nhà văn. Từ đó, có thêm cơ sở để khẳng định sự độc đáo của tiểu thuyết
Thuận cũng như những đóng góp của nhà văn đối với sự vận động và phát triển của
tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và tiến trình vận động của văn học Việt Nam

3
nói chung. Cuối cùng là hoàn thành bài tiểu luận cuối kì môn Tiến trình văn học.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng của Đoàn
Minh Phượng do nhà xuất bản Hội nhà văn xuất bản năm 2020.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tiểu luận khai thác cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng của
Đoàn Minh Phượng qua các khía cạnh hiện thực như cuộc sống và con người hiện đại
và các phương diện nghệ thuật trong tiểu thuyết này.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp cấu trúc - hệ thống
4.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp
4.3. Phương pháp so sánh - đối chiếu
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung của luận văn gồm 03
chương:
Chương 1: Tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng trong dòng tiểu thuyết hiện sinh Việt Nam
những năm đầu thế kỉ XXI
Chương 2: Cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngày đồng (Đoàn Minh
Phượng) nhìn từ khía cạnh hiện thực
Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài
đồng (Đoàn Minh Phượng)

4
NỘI DUNG

Chương 1
TIỂU THUYẾT ĐOÀN MINH PHƯỢNG
TRONG DÒNG TIỂU THUYẾT HIỆN SINH VIỆT NAM
NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI

1.1. Một số điểm nổi bật của tiểu thuyết hiện sinh ở Việt Nam những năm đầu
thế kỉ XXI
1.1.1. Phản ánh đời sống hiện sinh của con người đương đại
Từ những năm 60 - 70 của thế kỷ XX, chủ nghĩa hiện sinh đã thực sự ảnh hưởng
đến sự vận động và phát triển của văn học nước nhà.
Sau năm 1986, chủ nghĩa hiện sinh có cơ hội tái xuất hiện. Cho dù viết về đề tài gì,
tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn này đều xoay quanh những trăn trở, suy ngẫm khắc
khoải về nhân vị, đi sâu vào phản ánh đời sống hiện sinh của con người đương đại,
luôn thích nghi với những chuyển động phong phú của đời sống.
Các phạm trù cơ bản của chủ nghĩa hiện sinh như quan niệm về phi lý, về những thân
phận cô đơn, lạc loài đi tìm bản ngã, đến những con người nổi loạn, phi luân gắn với
tình yêu, tình dục được các nhà văn vận dụng khá phổ biến, linh hoạt, sáng tạo.
Tiểu thuyết Việt Nam những năm đầu thế kỷ XXI chú trọng thể hiện các quan niệm về
tính chủ thể, về tự do, sự phi lí, về dấn thân, nổi loạn và đề cao thân xác. Khuynh
hướng hiện sinh trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại đã chứng tỏ sự mới mẻ của
mình, góp phần làm mạnh mẽ thêm sự phát triển và hội nhập của văn học Việt Nam
với văn học thế giới.
1.1.2. Các thủ pháp nghệ thuật mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa hiện sinh
Nhân vật thường được xây dựng như những phiến đoạn đứt rời và được mô tả
bằng ngôn ngữ gãy gọn, những kết cấu vỡ vụn... Các tác giả tập trung khai thác nội
tâm, suy nghĩ, trạng thái tâm lý cảm xúc của nhân vật để cho con người hiện hiện lên
như một cá nhân riêng biệt với những suy nghĩ, cảm xúc rất riêng.
5
Kết cấu được xây dựng theo kiểu phân mảnh, lắp ghép, kết cấu tự tham chiếu, kết cấu
xoắn kép,... các sự kiện trong tác phẩm bị xáo trộn, lật tung khiến những bất ổn ẩn
khuất trong sâu thẳm tâm thức của con người có điều kiện phơi bày.
Thủ pháp “đối thoại trong độc thoại” và thủ pháp “dòng ý thức” được các tác giả sử
dụng để phát hiện những bí ẩn của đời sống nội tâm nhân vật, đặc biệt là những trạng
thái day dứt, bất an, lẫn lộn giữa ý thức và vô thức của con người.
1.2. Đoàn Minh Phượng và tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng
1.2.1. Đoàn Minh Phượng - cây bút tiểu thuyết tài năng của dòng văn học hiện sinh
Việt Nam.
Đoàn Minh Phượng sinh ra tại Sài Gòn, là Việt kiều từng sinh sống tại Born
(Đức). Đoành Minh Phượng là một cây bút tài năng của nền văn học Việt Nam đương
đại. Nổi tiếng trong lĩnh vực tiểu thuyết, Đoàn Minh Phượng đã thực sự tạo nên nỗi
ám ảnh trong tâm trí người đọc bởi cảm thức hiện sinh của con người đương đại được
thể hiện trong từng tác phẩm.
Sáng tác đầu tiên của chị được độc giả trong nước chú ý, đón nhận là tiểu
thuyết Và khi tro bụi, và với tiểu thuyết này, chị đã được nhận Giải thưởng Hội Nhà
văn Việt Nam 2007. Năm 2010, Đoàn Minh Phượng tiếp tục ra mắt tiểu thuyết Mưa ở
kiếp sau gây được nhiều sự chú ý. Chỉ qua hai cuốn tiểu thuyết này, phong cách của
chị đã được định hình. Đó là một cách viết vừa lạnh lùng, vừa nồng ấm với chất triết lý
suy tưởng thấm đẫm trong từng trang văn.
Với tâm thức hiện sinh, mỗi câu chữ trong các tác phẩm là dòng ý thức tuôn
chảy của một con người xa xứ, lạc lông nơi đất khách đang trên hành trình kiếm tìm
bản thể, tìm kiếm quê hương. Để lý giải những vấn đề triết lý đời sống trong thế giới
hiện đại, chị xây dựng trong các tác phẩm của mình những hình tượng nhân vật bị chấn
thương. Đó là những con người cô độc trong một thế giới bất toàn, bơ vơ kiếm tìm giá
trị bản thể, thậm chí tuyệt vọng tìm đến cái chết hoặc tìm phương cách chạy trốn để
giài thoát. Dường như mỗi nhân vật trong số đó đều là một mảnh ghép trong bản thể
của chính nhà văn, kiểu nhân vật nhiều chấn thương từ quá khứ đến hiện tại, cô đơn

6
với niềm đau câm lặng.
1.2. Đốt cỏ ngoài đồng- tiểu thuyết mang đậm dấu ấn hiện sinh
1.2.1. Tóm tắt nội dung tác phẩm
Một đoàn làm phim đang trên đà rệu rã đi hết làng này qua làng khác để tìm tư
liệu cho một bộ phim, một nhân vật nữ luôn ám ảnh với những câu chuyện và trạng
thái băn khoăn không bao giờ dứt về tình yêu của mình, một cô gái tên Q bị bắt vào
một nhà chứa ở đường Huyền Trân, một chàng trai trước khi bị đi tù đã để lại cuốn sổ
tay cho bạn gái mình - một cuốn sổ khi thì được kể là viết về một phần lịch sử, khi thì
được cho là có tên của những kẻ đồng đội có nguy cơ bị vào tù… Những câu chuyện
về họ là những màn sương mù bởi cách kể không rõ ràng của tác giả. Nội tâm nhân vật
cũng mà những mảnh chắp nối vỡ vụn khiến người đọc khó cảm được nhân vật.
Trong Đốt cỏ ngoài đồng, Đoàn Minh Phượng giữ nhịp kể nhẹ tênh, lạnh lùng
và những câu hỏi liên tiếp nhau. Có thể thấy xuyên suốt câu chuyện luôn khiến người
đọc luôn trong trạng thái tự vấn tự ý thức bởi những suy tư khác thường của nhân vật
và những chuyện kể trong đó gần như không có sự liên kết. Các suy tư được đảo đi
đảo lại liên tục, kéo dài vô tận làm người đọc cảm thấy ngột ngạt khó thở như đang lạc
lối trong một mê lộ không lối thoát của cuộc sống.
Trong màn sương mù mà Đốt cỏ ngoài đồng tạo ra, dường như không có một
câu chuyện của riêng ai hết. Con người trong của Đoàn Minh Phượng thường mang
cảm thức hiện sinh về cuộc sống u uất, không ngừng suy tư trăn trở lo âu về cuộc đời,
tình yêu, nỗi buồn, sự tồn tại của chính họ hay về trí nhớ (hầu như đều rơi vào trạng
thái không thể nhớ gì và liên tục nhắc về việc mình không thể nhớ).
1.2.2. Ý nghĩa tác phẩm
Đốt cỏ ngoài đồng xuất hiện như một cơn mưa rào, vẫn được viết theo kỹ thuật
dòng ý thức cùng màu sắc triết lí quen thuộc, nhưng có thể nói ở Đốt cỏ ngoài đồng có
nhiều điểm khác biệt căn bản so với hai tác phẩm trước của Đoàn Minh Phượng. Đầu
tiên, đây là một tác phẩm phá vỡ mọi quy ước căn bản của thể loại, nó không định rõ
cốt truyện, bối cảnh, góc trần thuật, xuyên suốt Đốt cỏ ngoài đồng tác giả hầu như

7
không hề nhắc tới một địa điểm nào cụ thể. Ta chỉ bắt gặp những cụm mô tả chung
chung, mơ hồ. Cùng với những địa danh hư cấu như làng Duy Hà, đường Huyền Trân,
cung Elysia... Đoàn Minh Phượng trong Đốt cỏ ngoài đồng đã thực hiện chuyến hành
trình đi sâu hơn vào thế giới tâm tưởng thay vì neo vào các cột mốc từ thế giới hiện
thực. Cách xây dựng này càng làm xóa nhòa những nhận thức vốn có của bạn đọc về
một thế giới vật lý mà ta cảm nhận bằng năm giác quan, để đưa đẩy họ hay thậm chí
bó buộc họ vào một khung trời hư cấu thuộc bề sâu tiềm thức mà nhà văn tạo tác.
Người đọc không được tác giả dẫn dắt qua câu chuyện nhờ vào các sự kiện vật
lý hay thời gian thực mà chính nhờ những vào dòng chảy cảm xúc để tự hình dung lên
câu chuyện. Đây chính là kỹ thuật dòng ý thức mà Đoàn Minh Phượng vận dụng thành
công trong mọi sáng tác của mình. Khơi nguồn từ tâm lý học cuối thế kỷ 19, kỹ thuật
dòng ý thức nhấn mạnh tính tức thì của ý nghĩ, và là phương tiện đắc dụng để mô tả
thời gian vật chất như người ta cảm thấy, rút ngắn khung thời gian bên ngoài mà kéo
dài thời gian bên trong tâm hồn, giúp chất chứa cảm xúc với biên độ tối đa.
Tuy dạt dào là vậy, nhưng tác phẩm này không phải là một áng văn ồn ào. Màu
văn được đưa về thế cân bằng sâu lắng nhờ tính triết lý xuyên suốt tác phẩm. Ta gặp
lại màu sắc hiện sinh từ tác phẩm thông qua những tư tưởng về nhân vị, sự tự do, về sự
ê chề của kiếp người, sự hoài nghi thực tại, và rõ ràng nhất là nỗi ám ảnh về sự đổ vỡ.
Tác giả đã kết thúc tác phẩm bằng cách để ngỏ. Đốt cỏ ngoài đồng không kết thúc
bằng bằng một dấu chấm câu để trở nên toàn vẹn mà để người đọc rơi vào tâm trạng
mênh mang, gợi mở những suy tưởng sâu xa và rộng lớn hơn, tạo ra một khoảng trống
để người đọc tự do sáng tạo kết thúc riêng mình Có lẽ những gì lưu lại đậm đà nhất sau
khi người ta đọc xong không phải là ấn tượng về diễn biến câu chuyện mà là tiếng lao
xao của cảm xúc, như chị đã viết đâu đó trong sách: Tất cả những gì tôi nhớ, chỉ là
những cảm giác..

8
Chương 2

CẢM THỨC HIỆN SINH


TRONG TIỂU THUYẾT ĐỐT CỎ NGOÀI ĐỒNG (ĐOÀN MINH PHƯỢNG)
NHÌN TỪ KHÍA CẠNH HIỆN THỰC

2.1. Cuộc sống mang cảm thức hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng
(Đoàn Minh Phượng)
2.1.1.Cuộc sống với những dự cảm bất an về một thế giới đổ vỡ
Martin Heidegger (1889 - 1976) cho rằng bản chất con người là lo âu, tâm trạng
chủ yếu của con người là sự sợ hãi. Trước cuộc sống hiện đại đầy rẫy những bất công,
phi lý, ngổn ngang những “buồn nôn”, bất an trở thành tâm lý chung của con người
trong cuộc sống hiện đại.
Tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng ngập tràn những ám ảnh nỗi buồn và dự cảm về
những điều không hay sẽ xảy ra với con người. Đó là những dự cảm bất an về sự mất
an toàn trong cuộc sống, dự cảm về sự đổ vỡ trong hạnh phúc cá nhân, lo sợ những
điều không hay xảy ra với chính mình và người mình yêu thương. Đặc biệt, quyền
được sống như một con người thực sự đồng thời là mối lo luôn canh cánh hiện hữu,
ám ảnh trong tâm hồn con người trong một cuộc sống vốn dĩ đã quá mơ hồ, xám xịt.
2.1.2. Cuộc sống- một thế giới hoang vắng tình yêu thương
Tình yêu vốn được nhắc đến nhiều trong tiểu thuyết này nhưng con người trong
đó không có được hạnh phúc trọn vẹn, hạnh phúc chỉ là những giây phút ngắn ngủi mà
thậm chí người ta không thể nào thực sự tận hưởng nó vì nỗi lo lắng thường trực sợ
rằng sẽ đánh mất nó bất cứ lúc nào. Con người dần trở nên khép lòng mình lại, không
chia sẻ với ai về bất cứ điều gì, con người tổn thương trước hiện thực cuộc sống nên
khó cơi mở để đón nhận tình yêu và ban phát tình yêu, vậy nên cuộc sống trong Đốt cỏ
ngoài đồng quá đỗi buồn nhạt và hoang vắng.

9
2.2. Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng (Đoàn Minh
Phượng)
2.2.1. Con người mang mặc cảm của kiếp sống tha hương, lưu vong
Nhân vật Mây trong Đốt cỏ ngoài đồng lại lưu vong trong chính thân phận của
chính mình. Đó chính là biểu hiện rõ nét của lưu vong tinh thần. Lưu vong tinh thần
được hiểu như một trạng huống của lý trí. Con người sống trong một tâm thế bất ổn,
tâm hồn họ bị lưu đầy trong những chuyến lưu vong bất tận, con người trở thành xa lạ
với chính mình. Cảm thức lưu vong không chỉ là hoàn cảnh sống, mà còn là tình thế
lưu vong trong trái tim mỗi con người. Nhân vật Mây cũng mang trong mình những
cảm xúc như thế. Trái tim cô bây giờ là con đường tối tăm không lối thoát, không nơi
trú ngụ. Dù trái tim ấy đã từng đập thổn thức vì tình yêu, đã từng khao khát được yêu
nhưng giờ đây nó lạc lõng, vô hồn, thật cô đơn biết nhường nào. Trái tim hay tâm hồn
con người cũng cần có "nhà" của nó, cũng cần có nơi chốn để thuộc về. Nhân vật Mây
sau khi người yêu bị bắt giam vào tủ, cô bị bắn vào nhà chứa Huyền Trân, đi làm điểm
“Em vừa bước qua cánh cửa nhôm có giăng tấm vải in hoa đó để bước vào phòng, thi
cuộc đời em đứt đoạn ngay lúc đó” [5; tr 84]. Mây lưu vong trong chính miền ký ức
của mình. Con người lưu vong không có quê hương nào ngoài ký ức. Đến với một nơi
hoàn toàn xa lạ _ mảnh đất Sài Gòn phồn hoa đô hội, hay tòa nhà Elysia, đó đều là
những nơi không thuộc về cô. Cô thuộc về nơi có anh, khi người yêu cô chưa bị bắt
giam và cô được sống trong tình yêu "Buổi sáng của chúng tôi đẹp như nắng và như
sương. Trăm năm chắc chắn không đủ dài để thương nhau, tôi yêu anh đến nỗi thời
gian làm cho tôi thấy đau trong lồng ngực" [5, tr 45]. Cô cũng đã từng có khát khao về
một tình yêu bình dị như bao người khác, đó là được sống với người đàn ông mình yêu
thương, bình đạm bước qua năm tháng. Nhưng rồi cô quyết định sống chung với cô
đơn, nỗi buồn và khoảng không anh để lại. Tất cả khoảng không gian thời gian đều bao
trùm bởi nỗi nhớ đến vô cùng vô tận. Và khi cô không còn cảm nhận được tình yêu
của anh ở bên mình cũng chính là lúc cô rơi vào hố sâu của sự cô đơn. “Có khi ở chợ
về đến trước cửa căn nhà của mình, tôi không biết tôi vừa đến đây hay vừa về đây. Bên

10
ngoài chẳng thuộc về ai, không một ai yên ấm, không một ai lạc loài. Ở bên ngoài
người ta luôn có một nơi nào để đi đến – hoặc trở về. Bên trong căn nhà của mình,
người ta dừng lại, ngồi xuống, không còn nơi nào để đi tiếp. Nếu không cảm thấy được
bao bọc trong hơi ấm và sự quen thuộc của nơi chốn thuộc về mình, người ta không
còn nơi nào trú ngụ ngoài con tim bên trong thân thể. Vách con tim tôi mỏng, tôi biết
vậy” [5, tr.38]. Rời xa anh cô cũng như rời xa trái tim tầm hồn của mình. Bởi tình yêu
chính là thứ kết nối và sưởi ấm cho những con tim đang se sắt, cô đơn. Nhưng giờ anh
không còn ở đây nữa thì còn chỗ dựa nào cho cô. Mây trở nên lạc lõng, vô loài, cảm
thấy mình như bị ra khỏi rìa của thế giới, không có nơi nào là thuộc về mình cả. Sự cô
đơn ấy chi phối cả tiềm thức của cô, khiến cô cũng không thể hiểu được suy nghĩ và
hành động của chính mình. Có đôi khi cô hành động một cách vô thức và cũng có khi
tất cả diễn ra xung quanh cô chỉ là sự ảo giác mà thôi.
Đọc Đốt cỏ ngoài đồng bao giờ ta cũng thấy hiện lên cá thể cô độc, khép mình
trước con người cuộc đời và luôn chìm đắm trong nỗi đau thương hoài niệm. Dường
như những chấn thương và mặc cảm đã làm cho nhân vật thiếu một niềm tin đầy đủ và
chắc chắc về sự tồn tại của chính mình. Có thể nói, nhân vật lạc loài cô đơn trong cuộc
sống đời thường hay hoàn cảnh tha phương xa xứ trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng
là minh chứng cho sự bất nhận thức. Chính vì bất nhận thức, mà họ lạc lối giữa cuộc
đời, với chính bản thân mình.
2.2.2 Con người lo âu, dự cảm về cái chết
Con người hiện sinh luôn hoang mang, âu lo trước hiện thực cuộc sống và dự
cảm về cái chết. Đó là sự lo âu không có hình hài cụ thể, khi con người mất phương
hướng trong cuộc sống, quá khứ là hư không còn tương lai là vô định, luôn cô độc
không có điểm tựa. Lo âu tồn tại đương nhiên chi phối con người trong mọi hành
động, mọi suy nghĩ và mọi sự lựa chọn. Thứ cảm giác này thậm chí có thể khiến con
người đau đớn khôn nguôi.
Trong tiểu thuyết Đốt cỏ ngoài đồng ta có thể thấy được sự ám ảnh về quá khứ
vẫn luôn dằn vặt con người. Dù quá khứ ấy nằm sâu trong tiềm thức, hay được in lần

11
trên những khuôn mặt, những tâm hồn đầy rẫy vết xước thì vẫn không cách nào thoát
ra được. Nhân vật chính trong tác phẩm là Mây, tên của cô đến cuối tác phẩm mới
được phát hiện. Dòng ý thức của cô là chuỗi hồi tưởng các sự kiện trong đời: người
yêu bị bắt giam vào tù, những ngày cuối cùng bên nhau và những tháng chờ đợi G mãn
hạn. Những sự kiện ấy được lồng ghép trong tâm tưởng nhân vật nhưng lại đứt đoạn,
rời rạc. Những ngày trước khi G bị bắt giam, có lẽ cô đã có một khoảng thời gian được
hạnh phúc, được sống trong tình yêu. Tình yêu sẽ đi cùng với những mơ ước. hứa hẹn
về một tương lai cùng nhau. “Anh ước gì chúng ta đã già, - bảy mươi hai em nhé? -Và
đang đi dạo, đúng con đường này, ngày thu này, đúng là chúng ta, anh như anh và em
như em, chỉ khác là tóc chúng ta đã trắng, em buông tóc xuống như ngày hôm nay,
cuộc đời đã đi qua, không có gì khác hết, chỉ có tóc trắng xóa và màu vàng tái hơn,
màu nắng tháng mười một” “Chúng ta sẽ sống như thể minh đã giải thương nhau trong
an lành. Dù chúng ta thương nhớ nhiều hơn là ước vọng” Anh sẽ không bao giờ đi đầu
hết. Ở nhà gõ nhịp cho em hát, viết sách rồi đem chôn. Chỉ vậy thôi" [5; tr 30]. Hạnh
phúc và bình yên mãi mãi là khát vọng muôn thuở của người con gái. Cần gì hơn được
sống bên nhau bình yên đến cuối đời. Thế nhưng đôi khi lời hứa lại là dự cảm cho
những phút chia xa. Để rồi Mây bàng hoàng nhận ra “trong khi anh đang nói và tôi
đang nhìn về phía xa của con đường mất dần khỏi tầm mắt, nơi cái vòm tối ở bên dưới
hai vòm cây đang giao nhau gợi lên hình ảnh của nơi thời gian biến đi mà lời hứa về
một thiên đường thì không giữ nổi, tôi chợt hiểu tất cả ý nghĩa của sự chia ly. Sẽ
không còn một ngày tháng Chín nào nữa. Chúng tôi sẽ xa nhau, sẽ quên, cuộc đời sẽ
khác ... Tất cả sẽ không còn nữa, không còn trong hiện tại của mai sau và không còn
trong tâm tưởng...” [5, tr.31,32]. Nhân vật Mây mang theo những cảm giác lo âu về
tình yêu ấy, khi thi chìm đắm, khi lại chỉ còn một mớ hỗn độn, mơ hồ. Có lẽ, tình yêu
với anh là nguồn sống duy nhất của cô, cứu rỗi lấy trái tim tâm hồn đang chết dần chết
mòn của cô. Chỉ có tình yêu với anh, quá khứ hạnh phúc bên anh, hình ảnh, hơi thở
của anh mới đủ để cô bấu víu lấy sự sống này. Ký ức về anh, về tình yêu với anh nó
không chỉ đẹp mà con là niềm đau. Cứ tưởng rằng, con đường hạnh phúc đã đến rất

12
gần tựa có thể chạm tay nhưng ngay vào lúc bình yên nhất thì bão tố lại đang chực chờ
vây quanh và đổ sầm xuống. Anh bị bắt giam, một mình cô đối mặt với thế giới tàn
khốc. Kể từ đó, tác phẩm xuất hiện dày đặc ám ảnh về cái chết: cái chết của người
Mây yêu và hành trình lựa chọn cái chết của chính cô: “Anh nghe tôi, nhưng làm sao
tôi nghe lời anh nói? Họa chăng là vào ngày tôi chết theo anh. Sau này, tôi sẽ ngỡ
ngàng vì mình có lần ao ước điều ghê gớm ấy, rằng anh chết đi, để tôi cùng chết đi, để
chúng tôi thoát khỏi nỗi im lặng man dại này. Ngày nào còn mang thân người, ngày ấy
người ta còn có thể bị ức hiếp, đày đọa, cách chia. Không còn thân người, sẽ không
còn thân phận. Tự do chỉ có thể tìm được khi chúng tôi đã bỏ đi cái thân xác biết đau
đớn, quẫn bách, đói khát, tuyệt vọng, mong mỏi” [5; tr 42]. Cái chết xuất hiện không
chỉ với cảm thức đau thương, nhưng đồng thời nó cũng thể hiện ý chí sống của con
người, đôi khi cuộc sống quá đỗi khó khăn để họ được sống tự do an lành, và họ tìm
đến cái chết như là một khởi đầu mới của cuộc đời mình. Dù là sống hay chết, họ đều
chọn cái đem lại cho họ cảm giác được tồn tại thực sự: “Người ta sống, và chết, vì một
mục đích, một niềm tin nào đó, họ đem thân mình và cuộc đời mình để làm hiển thị
một ý niệm, tại sao chúng tôi không sống, và rồi chết đi cho một tứ thơ của riêng
chúng tôi thôi” [5; tr 42]. Khi ở trong nỗi lo sợ sự mất mát, Mây hiểu được ý nghĩa cần
cải trân trọng tình yêu đang hiện tồn mong mạnh giữa cuộc sống và mong muốn nó
được tồn tại mãi. Ở một thế giới khác, con người sẽ thực sự được tự do gắn kết với
tình yêu cuộc đời mình “Hãy tìm cách tự vẫn, hãy về với em trong chiêm bao, và em
sẽ ở bên anh ngay trong khoảnh khắc này, hơi thở kế của em sẽ là hơi thở cuối. Hãy
gửi cho em một dấu hiệu, một dấu hiệu thôi, và chúng ta sẽ bước qua bờ bên kia của
mọi niềm im lặng.” [5; tr 43]. Qua những phân tích về nỗi lo âu, ám ảnh, về cái chết và
sự bất an, tác giả muốn hướng người đọc đến với thái độ sống an lành, tâm thế đón
nhận bình thản với những quy luật của cuộc đời.
2.2.3. Con người với những nỗi buồn không tên
Bằng cảm thức hiện sinh đó, Đoàn Minh Phượng đã xây dựng nhân vật Mây
cùng với nỗi cô đơn và những hoang mang, lạc lõng giữa dòng đời tưởng chừng như

13
vô tận. Tất cả những gì diễn ra xung quanh cô luôn mờ ảo, vô định. Cô không tin vào
thực tại, cô luôn có ý nghĩ rằng đó chỉ là một giấc chiêm bao. Ngay cả khi cô đang
sống trong tình yêu và hạnh phúc thì cô vẫn lo sợ rằng điều đó không có thật. "Em sợ
người yêu em không được sinh ra. Có, anh ấy có đó, có hẳn tên cha cùng mẹ, nhưng
làm sao em biết được, biết đầu cái tên của anh ấy, hơi thở của anh ấy, nỗi buồn của anh
ấy, ánh mắt và mùi mồ hôi chỉ là em chiêm bao mà thấy?” [5; tr 16] Khi con người ta
bị đẩy vào trạng thái vô định, họ luôn tư đặt ra những câu hỏi và trả lời những câu hỏi
đó trong vô thức. Trong vô thức, cô nhìn sự vật xung quanh cô đều như có linh hồn.
Có muốn biết về chúng, muốn thấu hiểu sự tồn tại của chúng, giống như muốn hiểu sự
tồn tại của cô. Những câu hỏi cứ liên tiếp được đặt ra “Vì sao lại có bông hoa này? Có
là người chủ cũ đã trồng hoa, lâu lắm rồi, họ đã đi xa, nhà đổ nát, vườn thành đất
hoang, các bụi cây dại che lấp, cây hoa, vẫn có một hôm đâm chồi lên được một nhánh
gầy, cô vươn mãi lên mỗi ngày một ít, chờ đến lúc cao hơn các bụi cây dại để có được
chút nắng khi hoa nở. Vì sao hoa nở? Vì cây hoa không chết, còn sống, thì nó còn phải
giữ lời hẹn là sẽ nở hoa. Hẹn với ai? Sáng nay hoa đã nở, không ai nhìn thấy lời hẹn đã
thành một sự thật đỏ như không có gì đỏ hơn như vậy được" [5; tr 50]. Tâm hồn cô bị
chi phối bởi nỗi buồn, nỗi buồn ấy mãnh mang, đằng dặc, không có khởi đầu và không
có kết thúc. Cô tìm kiếm cội nguồn của nỗi buồn, lý giải về chúng. “Nỗi buồn vì không
có bắt đầu, nó sẽ không có chấm dứt. Nhưng nỗi buồn, quê nhà nó ở đâu? Ý thức và
cảm xúc, tất cả chỉ là cái sắc của rằng chiều, rang lên trong nửa giờ cuối ngày rồi tối
đi. Sự dằng dặc của nỗi buồn chỉ là một cảm giác, thời gian chỉ là một cảm giác, nỗi
buồn bất tử trong một khoảnh khắc” [5; tr 59]. Nỗi buồn đối với cô bây giờ đã giống
như một phần đời, có sống chung với nó, có thể nỗi buồn cũng là thủ để cô biết rằng
mình còn có cảm giác. Cô thắc mắc về sự tồn tại của cô trên cõi đời này, những việc
làm cô đang làm có ý nghĩa gì, đối với cuộc hiện sinh của cô hay không: “Làm sao tôi
có thể giải thích được tất cả những điều tôi làm. Làm sao tôi chọn làm những gì tôi làm
(phải lựa chọn tức là không có lựa chọn rồi) và tại sao lại làm với một tâm thức như
thế. Một tâm thực như thế, là như thế nào, cải lương tri ấy ngày càng trở nên xa lạ, nó

14
không còn biết tôi, tôi không còn biết nó" [5; tr 95]. Hằng trăm câu hỏi cứ lặp đi lặp lại
trong đầu cô, cô muốn tìm câu trả lời, cô muốn tìm muốn đáp án cho sự giằng xé bấy
lâu nay. Cuộc đời Mây là cuộc đời tràn ngập những nỗi buồn khó gọi tên. Có lẽ, việc
tình yêu rời xa cô, thực tại vùi dập cô đã làm cô mất đi niềm hi vọng, ý chí sống. Cô ao
ước được làm người bình thường và sống như một người bình thường nhưng mọi thứ
xung quanh khiến cô quá đỗi thất vọng và chán chường. Những nỗi buồn xuất phát từ
sự cô đơn, nỗi mặc cảm về bản thân, cô giờ đây như một con sâu nhỏ chui rúc trong
cái kén của chính mình và mặc cho nỗi buồn đau từ từ gặm nhấm tâm hồn cho đến
chết.
2.2.4. Con người tồn tại như một nhân vị
Vấn đề của triết học hiện sinh và văn học hiện sinh là chỉ quan tâm đến con
người ở phương diện tồn tại như một nhân vị chứ không phải bản chất và cho rằng,
nhân vị (sự hiện hữu) có trước bản chất. Có nghĩa là con người trước hết phải hiện hữu
đã, sau đó mới truy tìm, định nghĩa được bản chất của mình. Ngay từ ban đầu, con
người không là gì cả, sau đó mới tự tạo nên chính mình. Chủ nghĩa hiện sinh quan
niệm, con người không lệ thuộc vào cái gì ngoài sự đối diện với chính bản thân mình
và thông qua sự hiện hữu đó tự làm nên bản chất của mình một cách cụ thể.
Nhân vật Mây của Đoàn Minh Phượng rỗng không và xa lạ về mọi thứ xung
quanh và trong chính hình hài hiện sinh “ Bởi vì chúng ta không có kí ức nào để chống
đỡ sinh mạng của mình. Tôi là ai, tôi làm gì ở đoạn đường này? Tôi đi tìm một thứ gì
đó, tại sao nó là một cuốn sách rất mơ hồ mà không phải một thứ thật cụ thể, như gạo
có thể nấu thành cơm ăn, nước có thể pha thành trà uống, hay cả một loài lá cây có thể
đốt thành khói hút vào người? [5; tr 27]. Đoàn Minh Phượng hay nói đến đường biên,
giới hạn của nó và sự xóa nhòe, “ranh giới của sự an bình bên trong và cái chết chậm
không tiếng động”. Bước qua ranh giới đó là đêm, bóng tối, im lặng, kể cả cái chết.
Con người luôn chênh vênh trong một khoảng không nhòa mờ giữa ý thức và vô thức,
giữa thật và ảo ảnh, cái họ cần là một sự khẳng định cho vị trí và sự tồn tại của mình: “
Ừ tất cả những gì chúng ta cần là sự bảo đảm, tất cả đều được bảo đảm ngoại trừ mặt

15
đất ở dưới chân. Măth đất lúc nào cũng chực chao nghiêng, mặt đấ lúc nào cũng chực
chao nghiêng, mặt đất bắc ngang qua hai bờ của vực thẳm, cho nên chúng ta luôn
mang trong người cái cảm giác về một cái khoảng không ánh sáng đâu đó bên dưới [5;
tr 27]. Vô thức, chiêm bao, ảo giác nhòa lẫn với hiện thực. Không có gì là thật trong
cảm nhận của nhân vật, kể cả trong mơ. Những chiêm bao đồng dạng, trùng khít. Ám
ảnh nhất là “giấc mơ về cái không”. Nó mù mờ không có nội dung, không có một
không thời gian cụ thể nào; chỉ có vô thức vang lên câu hỏi về nhân vị. Qua giấc mơ
Mây cảm nhận mình có trong cuộc đời này, “tôi biết rằng tôi có đó” nhưng liệu nó có
thật không, “nó không tồn tại, không thể có thật, vậy mà tôi chỉ có nó để đo sự thật”.
Tất cả chỉ là ngụy tín, là niềm tin vào một hiện hữu không đích thực. Với cảm thức
hoài nghi về sự tồn tại của chính mình, tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng lặp lại rất nhiều
câu hỏi. Câu hỏi về sinh tử và sự giải thoát khỏi vòng sinh tử; câu hỏi về vô thường, về
khổ, luân hồi được lật xới trở lại: Phật có buồn không? Nếu Phật buồn, thì biết lấy biển
cả nào so sánh? Có luân hồi không? "Q hỏi tôi em có đầu thai không”, “bây giờ em ở
đâu"? Vũ trụ cũng chỉ là một khoảng không, nó có thật hay không? Thời gian có thật
hay chăng? Không có nơi chốn cụ thể, chỉ có những mê cung, mê lộ, những khoảng
đêm mờ mịt, những khoảng ngày không ánh sáng; không có thời gian, câu hỏi thời
gian là gì luôn được đặt ra, chỉ có ảo giác, kể cả kí ức cũng mơ hồ. Con người hiện tồn
với cảm giác bất an. Nhân vật của Đoàn Minh Phượng không hiện hữu như một thân
xác; hoặc đang mang vác một "thân xác. Nhân vật Mây chính là một nhân vị đang
trong hành trình nỗ lực thoát khỏi những ảo ảnh, những giấc chiêm bao để định nghĩa
lại chính mình: Mình là ai? Mình đến từ đâu? Mình vì ai mà sống? Đó là những điều
nhân vật cần tìm câu trả lời.

16
Chương 3
NGHỆ THUẬT BIỂU HIỆN CẢM THỨC HIỆN SINH
TRONG TIỂU THUYẾT ĐỐT CỎ NGOÀI ĐỒNG (ĐOÀN MINH PHƯỢNG)

3.1. Kết cấu


3.1.1. Kết cấu phân mảnh, lắp ghép
3.1.2. Kết cấu mở
3.2. Không gian và thời gian (file tgnt)
3.2.1. Không gian lưu lạc đầy bất an
3.2.2. Thời gian hồi tưởng về một dĩ vãng xa xăm
3.3. Ngôn ngữ
3.3.1. Ngôn ngữ tài hoa tinh tế
3.4. Giọng điệu file tgnt và file Thuận
3.4.1. Giọng suy ngẫm triết lý
3.4.2. Giọng tự vấn tự ý thức
3.4.3. Giọng bẽ bàng xót xa
hoặc gộp chung lại ghi giọng điệu đa thanh Để phản ánh đầy đủ bộ mặt với các
chiều kích của xã hội hiện đại, khảo sát tiểu thuyết …chúng ta thấy tiểu thuyết chị
có lúc mang giọng hài hước, giễu nhại; có lúc lắng xuống mang giọng triế lý,
chiêm nghiệm, suy tư về cuộc đời và con người; có lúc mang giọng lạnh lùng, vô
âm sắc.

17
KẾT LUẬN

18
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Thị Nguyên Giang (2021), Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết Đoàn Minh Phượng, Luận
văn tốt nghiệp, Đại học Sư Phạm Đà Nẵng.
2. Phú Thuỳ Hương (2020) , Con người hiện sinh trong tiểu thuyết Và khi tro bụi của Đoàn Minh
Phượng, nguồn:
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/309840/CVv517S032020044.pdf, truy
cập ngày 12/6/2023
3. Lê Thị Hường (2022), Không trong Đốt cỏ ngoài đồng của Đoàn Minh Phượng, nguồn:
http://tapchisonghuong.com.vn/tin-tuc/p4/c18/n31428/Khong-trong-Dot-co-ngay-dong-cua-Doan-
Minh-Phuong.html, truy cập ngày: 14/6/2023.
4. Phương Lựu, Lê Khắc Hoà, Trần Mạnh Tiến( 2026), Lí luận văn học tập 3, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà
Nội.
5. Đoàn Minh Phượng (2020), Đốt cỏ ngoài đồng, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
6. Thanh Xuân (2020), Đoàn Minh Phượng trở lại với Đốt cỏ ngoài đồng, nguồn:
http://daidoanket.vn/doan-minh-phuong-tro-lai-voi-dot-co-ngay-dong-507935.html, truy cập ngày:
14/6/2023

19
BẢNG NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Tên thành viên Nhiệm vụ


1. Hà Phan Lệ Trang Hoàn thành phần Mở đầu và Nội dung
chương 1 và chương 2.
2. Nguyễn Thị Hồng Liên Hoàn thành phần Nội dung chương 3 và
Kết Luận.

Đà Nẵng ngày 20 tháng 6 năm 2023

20
------------------------------------------------------------Hết--------------------------------------------------------------

21

You might also like