Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM SỬ 7- BÀI 13, 14

Bài 13
1. Nhà Trần thay nhà Lý có ý nghĩa như thế nào?
A. Củng cố chế độ quân chủ trung ương tập quyền vững mạnh
B. Tạo điều kiện cho nền quân chủ phát triển vững mạnh
C. Làm cho chế độ phong kiến suy sụp
D. Chứng tỏ nhà Trần mạnh hơn nhà Lý
2. Tại sao lại nói rằng nước Đại Việt dưới thời nhà Trần phát triển hơn
dưới thời Lý?
A. Thời Trần sửa đổi, bổ sung thêm pháp luật
B. Thời Trần xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng
C. Thời Trần phục hồi và phát triển kinh tế
D. Tất cả các câu trên
3. Một chế độ đặc biệt chỉ có trong triều đình nhà Trần, đó là chế độ gì?
A. Chế độ Nhiếp chính vương
B. Chế độ Thái Thượng Hoàng
C. Chế độ lập Thái tử sớm
D. Chế độ nhiều Hoàng hậu
4. Bộ luật mới của nhà Trần gọi là gì?
A. Luật hình
B. Luật Hồng Đức
C. Quốc triều hình luật
D. Hình thư
5. Thời Trần, quân đội được tuyển chọn theo chủ trương như thế nào?
A. Quân phải đông, nước mới mạnh
B. Quân lính cốt tinh nhuệ, không cốt đông
C. Quân lính vừa đông, vừa tinh nhuệ
D. Quân đội phải văn võ song toàn

6. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân kiến nhà Lý sụp đổ?
A. Chính quyền không chăm lo đến đời sông nhân dân, quan lại ăn chơi sa đọa.
B. Hạn hán, lụt lội, mất mùa liên tiếp xảy ra, đời sống nhân dân cực khổ. Khởi
nghĩa nông dân nổ ra ở khắp nơi.
C. Quân Tống tiến công xâm lược nước ta và lật đổ nhà Lý.
 D. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy chống lại triều đình.
7. Bộ máy nhà nước thời Trần được tổ chức theo chế độ nào?
   A. Trung ương tập quyền.
   B. Vừa trung ương tập quyền vừa phong kiến phân quyền.
   C. Vua nắm quyền tuyệt đối.
   D. Phong kiến phân quyền.
8. Quân đội nhà Trần được phiên chế thành những bộ phận nào?
A. Cấm quân và bộ binh
B. Bộ binh và thủy binh
C. Cấm quân và quân ở các lộ
D. Quân trung ương và quân địa phương
9. Đây không phải là chủ trương, biện pháp nào để phục hồi và phát triển kinh
tế nông nghiệp của nhà Trần.
A. Tích cực khai hoang
B. Đắp đê, nạo vét kênh.
C. Thành lập điền trang
D. Phát hành tiền đồng.
10. Đê Đỉnh Nhĩ là gì
A. Đê đắp từ đầu nguồn đến cửa biển
B. Đê đắp chắn ngang các cửa biển
C. Đê đắp ở đầu nguồn đến cuối sông
D. Đê đắp ở sông lớn và các nhánh sông
11. Quân đội nhà Trần được tuyển dụng theo chính sách
A. “Quân lính cốt tinh nhuệ”
B. “Quân lính cốt đông”
C. “Ngụ binh ư nông”
D. “Chỉ có quân triều đình”
Bài 14
1. Trước nguy cơ bị quân Mông xâm lược, triều đình nhà Trần đã có thái độ
như thế nào?
A. Kiên quyết chống giặc và tích cực chuẩn bị kháng chiến
B. Chấp nhận đầu hàng khi sứ giả quân Mông Cổ đến
C. Cho sứ giả của mình sang giảng hòa
D. Đưa quân đón đánh giặc ngay tại cửa ải
2. Khi Mông Cổ cho sứ giả đến đưa thư đe dọa và dụ hàng vua Trần thái độ
của vua Trần như thế nào?
A. Trả lại thư ngay
B. Bắt giam vào ngục
C. Tỏ thái độ giảng hòa
D. Chém đầu sứ giả ngay tại chỗ
3. Nhân dân Thăng Long thực hiện chủ trương của vua nhà Trần như thế nào
khi quân Mông Cổ vào Thăng Long?
A. Kiên quyết chống trả.
B. “Vườn không nhà trống”
C. Sơ tán người già, trẻ em.
D. Xây dựng phòng tuyến.

4. Tại Bình Lệ Nguyên, trước thế giặc mạnh, vua Trần đã có quyết định như
thế nào?
A. Lui quân để bảo toàn lực lượng
B. Dâng biểu xin hàng quân giặc.
C. Cho sứ giả sang cầu hòa.
D. Dốc toàn lực phản công.

5. Âm mưu của Mông Cổ trong chiến tranh xâm lược Đại Việt lần 1 ( năm
1258) là gì?
   A. Xâm lược Đại Việt để giải quyết những khó khăn .
   B. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Nam Tống.
   C. Xâm lược Đại Việt để làm bàn đạp tấn công Cham-pa.
   D. Xâm lược Đại Việt để mở rộng lãnh thổ về phía Nam.
6. Chủ trương đánh giặc nào được nhà Trần thực hiện trong cả ba lần kháng
chiến chống quân Mông – Nguyên.
   A. Tiêu diệt đoàn thuyền lương của giặc.
   B. Chặn đánh ngay từ khi quân giặc vừa tiến vào nước ta.
   C. Thực hiện “vườn không nhà trống”
   D. Kiên quyết giữ Thăng Long, đào chiến lũy để chống giặc.
7. Bài “Hịch tướng sĩ”của Trần Quốc Tuấn được viết vào thời điểm nào?
a. Kháng chiến chống quân Mông Cổ (1258)
b. Kháng chiến chống quân Nguyên (1285)
c. Kháng chiến chống quân Nguyên (1288)
d. Kháng chiến chống quân Tống (1075-1077)
8. Quân đội nhà Trần đã mở cuộc phản công lớn đánh quân Mông Cổ tại
a. Quy Hoá.
b. Đông Bộ Đầu.
c. Chương Dương.
d. Hàm Tử.
9. “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”. Đó là câu nói của ai?
a. Trần Quốc Tuấn.
b. Trần Bình Trọng.
c. Trần Quốc Toản.
d. Trần Thủ Độ.
10. Ngày 29 - 1 - 1258, ghi vào lịch sử chống quân Mông Cổ của dân tộc ta, đó
là ngày gì?
a. Quân Mông Cổ bị đánh ở Đông Bộ Đầu, Chương Dương.
b. Quân Mông Cô thua trận, phải rời khỏi Thăng Long. 
c. Quân Mông Cô gặp khó khăn ở Thăng Long, Hàm Tử.
d. Quân Mông Cổ bị đánh ở Vạn Kiếp, Đông Bộ Đầu.
11. Năm 1283, Quân Nguyên đánh Đại Việt nhằm thực hiện âm mưu gì?
A. Đánh Đại Việt để làm cầu nối xâm lược và thôn tính Nam Tống.
B. Đánh Đại Việt để làm cầu nối xâm lược và thôn tính Chăm Pa.
C. Đánh Đại Việt để thôn tính các nước phía NamTrung Quốc.
D. Đánh Đại Việt để mở rộng lãnh thổ về phía Nam Trung Quốc.
12. Đầu năm 1285, vua Trần mở hội nghị Diên Hồng để
A. bàn cách đánh giặc
B. xin đầu hàng giặc.
C. xin thương lượng giặc.
D. chiêu mộ binh sĩ.
13. Quân sĩ nhà Trần đều thích và cánh tay hai chữ “ Sát Thát” , nghĩa là
A. giết giặc Minh
B. giết giặc Tống
C. giết giặc Thanh
D. giết giặc Mông cổ.
14. Ý nào dưới đây không phải nguyên nhân thắng lợi của ba lần kháng chiến
chống quân Mông-Nguyên?
   A. Nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn và luôn tích cực, chủ động tham gia
kháng chiến.
   B. Nội bộ tầng lớp lãnh đạo nhà Trần đoàn kết và có sự chuẩn bị rất chu đáo tiềm
lực về mọi mặt cho mỗi cuộc kháng chiến.
   C. Nhà Trần có đường lối chiến lược, chiến thuật đsung đắn, sáng tạo và có
những danh tướng tài ba.
   D. Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên của nhà Trần đều
được nhân dân Cham-pa giúp sức.
15 .Ý nào dưới đây không phải ý nghĩa lịch sử của thắng lợi ba lần kháng chiến
chống Mông - Nguyên?
   A. Đưa nước ta trở thành nước hùng mạnh nhất thế giới.
   B. Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược của quân Mông - Nguyên, bảo vệ nền
độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ.
   C. Nâng cao lòng tự hào, tự cường của dân tộc.
   D. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá trong nghệ thuật đánh giặc.

You might also like