1.ĐỀ GK 2 22-23. XUÂN LA- TÂY HỒ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

PHÒNG GD & ĐT QUẬN TÂY HỒ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II

TRƯỜNG THCS XUÂN LA MÔN: Ngữ văn 9


Năm học 2020 - 2021
Đề 22 Thời gian làm bài: 90 phút

Phần I (6,5 điểm) “Sang thu” là một bài thơ ngắn mà tinh tế của Hữu Thỉnh.
1. Em hãy cho biết năm sáng tác của bài thơ? (0.5 điểm)
2. Ở khổ thơ thứ hai, tác giả viết:
“Sông được lúc dềnh dàng
Chim bắt đầu vội vã”
Chỉ ra sự “khác biệt” trong sự “thống nhất” của hai câu thơ trên. Sự khác biệt ấy có ý
nghĩa gì? (1.5 điểm)
- Sự khác biệt về nhịp vận động:
+ Con sông dềnh dàng: dòng chảy chậm chạp, thong thả.
+ Con chim bắt đầu vội vã: nhịp cánh đập nhanh hơn, gấp hơn.
- Sự thống nhất: Tuy nhịp vận động trái ngược nhưng đều chung một lí do là sự chuyển
giao từ mùa hạ sang mùa thu:
+ Sông: Sau những ngày hè mưa lũ, sang thu, mưa lũ giảm nên dòng chảy chậm lại.
+ Chim: Sau những ngày hè ấm áp, sang thu, gió lạnh về nên phải đi tránh rét.
- Tác dụng:
+ Gợi hình ảnh: sự giao mùa cuối hạ đầu thu tác động lên sự vận động của vạn vật.
+ Gợi suy ngẫm: dòng sông, con chim giống như những cách sống trái ngược lúc giao
thời, có người đã đến lúc nghỉ ngơi như dòng sông, có người hối hả bắt nhịp sống mới
như những cánh chim.
3. Khổ cuối bài thơ “Sang thu”, nhà thơ viết:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.”
(Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Em hãy viết đoạn văn tổng - phân - hợp (khoảng 10-12 câu) phân tích khổ thơ để
thấy những suy ngẫm về quy luật thiên nhiên và cuộc đời của nhà thơ trong bước chuyển
mùa từ cuối hạ sang đầu thu; đoạn văn có sử dụng thành phần phụ chú (gạch chân thành
phần phụ chú). (3.5 điểm)
Khổ cuối bài thơ “Sang thu” (Hữu Thỉnh), ta thấy được những suy ngẫm về quy
luật thiên nhiên và cuộc đời của nhà thơ trong bước chuyển mùa từ cuối hạ sang đầu thu.
(1) Những biến chuyển của thiên nhiên:
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã vơi dần cơn mưa” (2)
Nghệ thuật đối qua hình ảnh “vẫn còn” – “vơi dần”, “nắng” – “mưa” đã tái hiện sự vận
động trái chiều của hai hiện tượng thiên nhiên. (3) Hình ảnh “nắng” và “mưa” là những
hiện tượng của thiên nhiên, vận hành theo quy luật và có thể dự báo. (4) Tác giả mượn
những hiện tượng thiên nhiên quen thuộc, dễ nắm bắt để cụ thể hóa khoảnh khắc giao
mùa. (5) Những từ ngữ chỉ mức độ, ước lượng: “vẫn còn”, “bao nhiêu”, “vơi”, “bớt”
được sắp xếp theo trình tự giảm dần, cho thấy dấu hiệu của mùa hạ đang nhạt dần và
những dầu hiệu của mùa thu ngày một đậm nét hơn. (6) Đối diện với mùa thu của đất
trời, trong lòng nhà thơ dào dạt bao suy ngẫm về đời người lúc chớm thu qua những hình
ảnh giàu sức gợi:
“Sớm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi” (7)
Hình ảnh “sấm” là một hiện tượng, dầu hiệu của mùa hạ, và ẩn dụ cho những biến động,
bất thường, thử thách trong cuộc đời của mỗi một con người. (8) Hình ảnh “sấm” đi liền
với lối miêu tả “bớt bất ngờ” và “hàng cây đứng tuổi”, tả thực về một hiện tượng, đó là
sang thu, tiếng sấm nhỏ dần, không còn đủ sức làm lay động những hang cây đã qua bao
mùa thay lá. (9) Là một ẩn dụ về những con người từng trải, giờ đến tuổi xế chiều thì trở
nên vững vàng hơn, ung dung hơn trước những đổi thay, biến động của cuộc đời. (10)
Khổ thơ đã bộc lộ trọn vẹn những khoảnh khắc thiên nhiên và đời người sang thu, với
những cảm nhận tinh tế và suy ngẫm sâu sắc của nhà thơ. (11)
4. Nêu tên một bài thơ khác trong chương trình Ngữ văn 9 có cùng thể thơ với bài “Sang
thu”, ghi rõ tên tác giả. (1.0 điểm)
- Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải.

Phần II (3,5 điểm). Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như
một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi
nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ
có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc
bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng
giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về
một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
(...) Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng
để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian
làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối
tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi.
(Theo: www.vietgiaitri.com)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5điểm)
- PTBĐ: Nghị luận.
2. Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì trong hai câu văn sau: “Đừng để khi tia nắng
ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà
những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi”? Hãy phân tích hiệu quả biểu đạt của biện
pháp tu từ đó. (1.0 điểm)
- Điệp ngữ: “Đừng để khi”
- Tác dụng:
+ Tạo âm hưởng nhịp nhàng, cân đối.
+ Nhấn mạnh, khuyến khích mọi người hãy từ bỏ ưu phiền để sống vui vẻ, hòa nhịp với
thế giới xung quanh.
3. Từ văn bản trên, kết hợp với hiểu biết xã hội, em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3
trang giấy thi) về vai trò của niềm tin trong cuộc sống (2.0 điểm)
- Dẫn dắt vấn đề (1 câu)
- Giải quyết vấn đề:
+ Giải thích (2 câu): Niềm tin là hi vọng của con người vào những điều tốt đẹp vẫn luôn
tồn tại trong cuộc sống.
+ Vai trò: Chỉ khi có được niềm tin vào con người và cuộc đời thì những điều tốt đpẹ mới
có thể xuất hiện.
+ Dẫn chứng: Niềm tin vào gđ, bạn bè, Đảng – Nhà nước, …
+ Phản đề: Niềm tin là điều quan trọng nhưng tùy trường hợp để vận dụng, không nên đặt
niềm tin mù quáng, thiếu căn cứ, bởi điều đó sẽ phản tác dụng, sẽ đem đến sự hoài nghi,
phủ nhận tất cả, sống thiếu lí tưởng sau này.
+ LHBT: Tin vào bản thân mình, tin sự nỗ lực của mình sẽ thi đỗ cấp 3.
- Khẳng định vấn đề (1 câu)
---------------------HẾT---------------------

You might also like