Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

CẢM THỤ VĂN HỌC

Câu 1: NHIỆM VỤ/ MỤC ĐÍCH CTVH


1.Xác định đúng nội dung chính của tác phẩm
Khi cảm thụ văn học, việc xác định dùng và chính xác nội dung của tác
phẩm là một yêu cầu thiết yếu. Ngay từ tuổi mới đến trưởng, việc xác định
không đúng hoặc thiếu chính xác các nội dung tình cảm, từ tưởng... trong tác
phẩm có thể dẫn đến những hậu quả không tốt trong quá trình phát triển tình
cảm của các em.
Tư tưởng, tỉnh cảm trong tác phẩm chính những nội dung kiến thức quan
trọng trong các bài học. Nếu hiểu sai, hoặc hiểu chưa tới mức độ sâu sắc nhất
định theo yêu cầu của bài học thì việc học chưa thành công.
Bồi dưỡng cảm thụ văn học cho học sinh tiểu học do vậy, không phải là
một công việc xa lạ, mà nằm ngay trong quá trình học tập môn Tiếng Việt của
các em.
2. Nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong tác
phẩm
Nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cho học sinh là hướng dẫn
việc khám phả nghệ thuật của tác phẩm. Đó là việc hướng dẫn học sinh từng
bước biết nhận diện, làm quen, hiểu biết và sáng tạo được các sản phẩm thẩm
mĩ. Với tác phẩm văn chương, bồi dưỡng năng lực cảm thụ chính là nhằm giúp
các em nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu thẩm mĩ trong tác phẩm.
Như ta đã biết, tác phẩm văn học bao giờ cũng có những tín hiệu đặc biệt.
Nó vốn là nơi tập trung những cảm xúc, suy nghĩ của nhà văn. Tín hiệu thẩm mĩ
là “những tình cảm, tư tưởng của nhà văn, được thăng hoa một cách kì diệu, tạo
nên vẻ đẹp độc đảo luôn ám ảnh tâm hồn bạn đọc.
Việc giúp học sinh nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ
thuật đó của tác phẩm là một trong những mục đích quan trọng nhất của việc bồi
dường năng lực cảm thụ văn học. Bằng những cách thức và phương pháp nào
đó, giáo viên phải thi học sinh phát hiện được những câu, những từ ngữ, hình
ảnh, nhân vật... gây ấn tượng và cảm xúc mạnh nhất.
3. Hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và
nghệ thuật của tác phẩm.
Do đặc điểm tâm lí lứa tuổi của học sinh, nhà trường tiểu học không yêu
cầu các em phải phân tích, đánh giá tác phẩm văn chương một cách chỉnh thế.
Những thao tác phân tích, đánh giá về tác phẩm được thực hiện từng bước, giúp
các em làm quen để tạo tiền đề cho những cấp học tiếp theo. Trong chương trình
tiểu học, việc hình thành những kĩ năng sơ giản trong phân tích đánh giá nội
dung, nghệ thuật được lồng ghép trong hệ thống câu hỏi và bài tập như: yêu cầu
học sinh tìm các khía cạnh của nội dung và hình thức, nêu ý nghĩa của từ ngữ,
hình ảnh, khái quát các ý nhỏ thành ý lớn hơn... Đó thực chất là những bước đi
ban đầu của thao tác phân tích, tổng hợp, đánh giá đối với nội dung, nghệ thuật
của tác phẩm.
4.Hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách
Bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học cũng chính là nhiệm vụ bồi dưỡng tâm
hồn, nhân cách cho học sinh. Ở tiểu học, việc dạy học văn và bồi dưỡng cảm thụ
văn học chưa thành một môn học độc lập. Nhiệm vụ bồi dưỡng tâm hồn, nhân
cách cho học sinh thuộc về nhiều bộ môn, trong đó tiếng Việt được coi là bộ
môn có trọng trách.
Thông qua việc giúp học sinh nhận thức về nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn
học, rung cảm được trước cái hay, cái đẹp của tác phẩm dần dần xây dựng tâm
hồn, nhân cách cho các em.
Câu 2: QUY TRÌNH TỔ CHỨC CTVH
XÂY DỰNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CẢM THỤ VĂN
HỌC CHO HỌC SINH TIỂU HỌC TRONG BÀI TẬP ĐỌC
“HẠT GẠO LÀNG TA”
Bước 1: Xác định nhiệm vụ tổ chức hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh tiểu
học trong bài tập đọc “ Hạt gạo làng ta”
Nhiệm vụ quan trọng việc tổ chức hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh tiểu
học chính là cung cấp ngữ liệu văn chương. Với bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”,
đây là bài thơ của tác giả Trần Đăng Khoa, thuộc nền văn học Việt Nam và được
viết theo thể thơ bốn chữ với nhiều hình ảnh gần gũi, giản dị.
- Xác định đúng nội dung chính của tác phẩm “Hạt gạo làng ta”:
+ “Hạt gạo làng ta” là hình ảnh mang tính biểu tượng, hạt gạo hay cũng chính là
những hạt ngọc của quê hương.
+ Qua bài thơ, Trần Đăng Khoa cũng gửi gắm sự biết ơn đến những dân lao
động hai sương một nắng. Từ đó giúp chúng ta biết trân trọng hơn ý nghĩa của
sự vất vả chân lấm tay bùn để tạo ra những hạt gạo quý giá.
+ Bài học giáo dục thông qua bài thơ: Trong bài thơ “Hạt gạo làng ta” của tác
giả Trần Đăng Khoa, tác giả muốn nói lên giá trị to lớn của hạt gạo mỗi một hạt
gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi
công sức, chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt
gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt
bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là mồ hôi là những đắng cay, vất
vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn đến ngay cả những em nhỏ cũng góp một
phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của hạt gạo quý giá
biết nhường nào.
- Nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật
Giúp học sinh nhận biết các biện pháp tu từ được sử dụng trong bài thơ hạt gạo
làng ta:
+ Điệp ngữ: “hạt gạo làng ta”, “có”
+ Hình ảnh So sánh “nước như ai nấu”
“vàng như lúa đồng”
+ Các hình ảnh đối lập “mẹ em xuống cấy” nhưng “cua ngoi lên bờ”
- Hình thành kĩ năng sơ giản trong phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm: Qua bài thơ “Hạt gạo làng ta” có thể hình thành những bước đầu
của kĩ năng phân tích đánh giá cho học sinh thông qua việc lồng ghép trong hệ
thống câu hỏi và bài tập như: Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi về khía cạnh
nội dung, ý nghĩa của từ ngữ, hình ảnh trong bài thơ như: “ Em nghĩ gì về câu
thơ “Cua ngoi lên bờ, mẹ em xuống cấy” ?”, “ Hạt gạo có ý nghĩa gì đối với
cuộc sống?”…
- Cuối cùng, giúp học sinh hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách
sống qua bài Tập đọc “Hạt gạo làng ta”. Trong bài thơ Hạt gạo làng ta của tác
giả Trần Đăng Khoa, tác giả muốn nói lên giá trị to lớn của hạt gạo mỗi một hạt
gạo quý như vàng. Mỗi người lao động sản xuất phải bỏ ra bao nhiêu mồ hôi
công sức, chống lại sự khắc nghiệt của thiên tai, của chiến tranh để làm ra hạt
gạo trắng thơm để gửi cho những người chiến sĩ nơi xa yên tâm chiến đấu tốt
bảo vệ nước nhà. Hạt gạo chứa đựng trong nó là mồ hôi là những đắng cay, vất
vả, chịu nắng, chịu bão bùng, bom đạn đến ngay cả những em nhỏ cũng góp một
phần sức của mình để tham gia sản xuất. Thế mới biết giá trị của hạt gạo quý giá
biết nhường nào. Qua đó giúp các em học sinh biết được sự khốc liệt của chiến
tranh, sự vất vả của những người nông dân để làm ra được hạt gạo để từ đó biết
quý trọng hạt gạo, biết ơn người nông dân.
Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm bài tập đọc “Hạt gạo làng ta ” nhằm
nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học.
Qua bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”, giáo viên cần hướng dẫn học sinh đọc đúng
với những kĩ thuật như sau:
a.Đọc rõ tiếng, rõ lời, đúng chính âm
Một người có bộ máy phát âm bình thường là có thể đọc thành tiếng, rõ chữ, rõ
lời và có âm lượng đủ nghe. Đọc đúng chính âm tức là phát âm theo đúng hệ
thống âm chuẩn của Tiếng Việt đã được quy định, bao gồm: hệ thống phụ âm
đầu, hệ thống nguyên âm giữa vần, hệ thống âm cuối vần, hệ thống thanh điệu.
b.Ngắt giọng đúng chỗ
Việc ngắt giọng trong khi đọc phụ thuộc vào sự logic, ý nghĩa của câu, của đoạn
văn quyết định, Ngắt giọng khi đọc căn cứ vào dấu câu gọi là ngắt giọng logic.
Hạt gạo làng ta của Trần Đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ, mang
âm hưởng của những bài đồng dao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng thơ
biểu hiện những cảm xúc hồn nhiên, tươi mát của trẻ thơ. Tuy vậy khi đọc cũng
cần chú ý những dòng thơ ý chưa trọn mà phải “vắt” sang những dòng thơ sau ý
thơ mới hoàn chỉnh được. Cấu tứ mang phong vị của thể thơ “vắt dòng”. Cho
nên, tùy thuộc vào ý thơ để có cách ngắt nhịp thích hợp với từng dòng thơ, khổ
thơ.
Khổ thơ 1 ta có thể ngắt nhịp như sau:
Hạt gạo làng ta//
Có vị/ phù sa
Của sông /Kinh Thầy//
Có hương sen /thơm
Trong hồ nước/ đầy//
Có lời /mẹ hát
Ngọt bùi /đắng cay...//
Ở một số những vị trí xuống dòng, ý thơ chưa hoàn chỉnh, vì vậy ta sẽ đọc vắt
qua câu tiếp theo, như ở các câu (2), (4), (6), ta không ngắt nhịp cuối câu mà đọc
tiếp tục luôn câu tiếp theo.
Khổ thơ 2 ta có thể ngắt nhịp như sau:
Hạt gạo làng ta//
Có bão/ tháng bảy//
Có mưa /tháng ba//
Giọt mồ hôi /sa//
Những trưa /tháng sáu
Nước như /ai nấu//
Chết cả /cá cờ
Cua ngoi/ lên bờ
Mẹ em /xuống cấy...//
Vì đây là bài thơ 4 chữ, nên ta có các kiểu ngắt nhịp chính là 2/2, 3/1, 1/3, ta sẽ
dựa vào ý nghĩa của từng câu thơ và ngắt nhịp sao cho hoàn chỉnh, logic. Và ở
những vị trí có dấu chấm lửng, ta sẽ ngắt nhịp lâu hơn, thời gian ngắt nghỉ cũng
phụ thuộc vào ngữ cảnh và cách diễn đạt của giáo viên.
Hạt gạo /làng ta
Những năm/ bom Mỹ
Trút trên/ mái nhà
Ngắt giọng đúng chỗ:
-Bài thơ hạt gạo làng ta của Trần đăng Khoa được sáng tác theo thể thơ bốn chữ
mang âm hưởng của những bài đồng giao. Nhịp thơ chủ yếu ngắt theo từng dòng
thơ biểu hiện cảm xúc hồn nhiên tươi mát của trẻ thơ.
-Lưu ý những dòng thơ Ý chưa chọn mà phải vắt sang những dòng thơ sau ý thơ
mới được hoàn chỉnh
-Câu từ mang phong vị của thể “vắt dòng”cho nên tùy thuộc vào Ý thơ để có
cách ngắt nhịp thích hợp
-VD: khổ 3 dòng 4,5,6,7,8,9; khổ thơ thứ 3,dòng 2,4,6,8 đọc vắt sang dòng thơ
kế tiếp
* Khổ thơ được ngắt nhịp 2/2,1/3
Nhịp 2/2: 1,2,4,6,8,9
Nhịp 1/3: 3,5,7
-Khổ thơ 4: khổ thơ theo nhịp 2/2
- Đọc trôi chảy, lưu loát được toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, nhấn giọng
ở các từ gợi tả, gợi cảm. Chú ý toàn bài giọng nhẹ nhàng, tha thiết, pha lẫn niềm
tự hào.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: Kinh thầy, ngọt bùi, sa, ngoi, trút, băng đạn….
- Nhấn giọng tự nhiên những từ ngữ nói đến vị phù sa, hương sen, lời hát, bão
mưa, giọt mồ hôi chứa trong hạt gạo và nỗi vất vả của nông dân, những người
làm ra hạt gạo.
Bước 3: Sử dụng phương pháp thông tin giải thích trong bài tập đọc “Hạt gạo
làng ta” nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học.
Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”, để giúp học sinh nâng cao năng lực cảm
thụ, giáo viên cần cung cấp cho học sinh một số ngữ liệu như sau:
1. Về tác giả:
- Trần Đăng Khoa là một nhà thơ, nhà báo. Ông được nhiều người cho là thần
đồng thơ văn. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới 10
tuổi, tập thơ đầu tiên của ông: Từ góc sân nhà em (tập thơ tiếp theo là Góc sân
và khoảng trời) được nhà xuất bản Kim Đồng xuất bản. Tác phẩm tiêu biểu của
ông phải kể đến là “ Hạt gạo làng ta”, ngoài ra còn có một số tác phẩm khác
như : Đi đánh thần Hạn, Thơ Trần Đăng Khoa ( tuyển tập thơ 1,2) , khúc hát
người anh hùng...
2. Về tác phẩm “ Hạt gạo làng ta”: Bài thơ được sáng tác sáng tác năm 1968, sau
này được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc (1971), bài thơ được in trong tập
“Góc sân và khoảng trời” (1968). Bài thơ “ Hạt gạo làng ta” được nhà thơ viết
năm 1969 khi nhà thơ còn là cậu bé 11 tuổi và viết vào thời điểm đất nước đang
có chiến tranh chống Mỹ. Lúc ấy, nước ta còn nghèo, còn phải chịu đói nên hạt
gạo rất quý
3. Giải nghĩa từ:
- Phù sa: bồi đắp cho ruộng đồng giúp ruộng đồng màu mỡ phì nhiêu, giúp lúa
phát triển tốt
- Kinh thầy: Sông chia nước của sông Thái Bình, chảy qua tỉnh Hải Dương nơi
tác giả được sinh ra
- Hào giao thông: đường đào sâu dưới đất để đi lại an toàn trong việc chiến đấu
- Trành ( giành, xảo): Dụng cụ đan bằng tre, nứa, bằng phẳng, có thành, dùng để
vận chuyển đất đá, phân.,...
- Sa : rơi xuống. Câu thơ” Giọt mồ hôi sa” những giọt mồ hôi cực khổ của các
bác nông dan cứ thế mà giúp cho những cây lúc được phát triển, những giọt mồ
hôi đáng được trân quý
- Tiền tuyến: là nơi các chú bộ đội trực tiếp đánh giặc
- Hạt vàng: Vì thời chiến tranh gạo rất quý và cần đươc trân trọng, ngày xưa làm
ra hạt gạo rất khó và tốn công nên hạt gạo được ví như hạt vàng
Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”
nhằm nâng cao năng lực cảm thụ văn học cho học sinh Tiểu học
Trong bài Tập đọc “Hạt gạo làng ta”, ta có thể xây dựng những câu hỏi bài tập
nhằm giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài học, tìm hiểu tính nghệ thuật của tác
phẩm, bồi dưỡng tình cảm thẩm mĩ cho học sinh. Qua đó, các em cảm thụ sâu
sắc tác phẩm.
1. Câu hỏi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm: “Những hình ảnh nào trong
bài thơ nói lên nỗi vất vả của người nông dân?”
Gợi ý trả lời: Đó là những hình ảnh:
- Giọt mồ hôi sa.
- Những trưa tháng sáu.
- Nước như ai nấu. 
- Chết cả cá cờ.
- Cua ngoi lên bờ.
- Mẹ em xuống cấy.
.2. Câu hỏi tìm hiểu tính nghệ thuật trong bài: “Theo em, hình ảnh “ Giọt mồ hôi
sa ” nói lên điều gì?”
Gợi ý trả lời: Hình ảnh “giọt mồ hôi sa” thể hiện sự lam lũ, vất vả của người
nông dân, họ phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” để có thể làm ra những
hạt gạo thơm, chất lượng.
3. Câu hỏi bồi dưỡng tình cảm thẫm mĩ cho học sinh: Theo em qua bài thơ
“Hạt gạo làng ta”, tác giả muốn gửi gắm tới chúng ta điều gì?
Gợi ý trả lời: Theo em, qua bài thơ , tác giả muốn lời nhắc nhở chúng ta phải
biết quý trọng, nâng niu hạt gạo, không lãng phí lương thực vì để làm ra những
hạt gạo trắng, ngon người nông dân phải đánh đổi bằng rất nhiều công sức, mồ
hôi, sự đang cay, chịu nắng, chịu mưa.

Đề: Xây dựng quy trình tổ chức hoạt động cảm thụ văn học cho học sinh tiểu
học trong bài “Tiếng đàn balalanca trên sông đà ” của tác giả Quang Huy Lớp
5 tập 1.
Bài làm
 Bước 1: Xây dựng nhiệm vụ tổ chức hoạt động cảm thụ văn học cho bài
“Tiếng đàn balalanca trên sông đà”:
 Cung cấp ngữ liệu văn chương trong bài “Tiếng đàn balalanca trên sông
đà” của tác giả Quang Huy thuộc sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 5, tập 1:
+ Bài thơ do tác giả Quang Huy sáng tác.
+ Thuộc thể thơ: Tự do
+ Là tác phẩm văn học Việt Nam, dành cho thiếu nhi. Sáng tác vào tháng 11-
1979. Đoạn trích của bài thơ này được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt
4 (tập 2) giai đoạn 1990-2003 và lớp 5 (bộ mới) . Bài thơ được học trong
chương trình Tiếng Việt lớp 5, tập 1.
 Hướng học sinh đạt được 4 mục đích cảm thụ sau:
Thứ nhất, xác định đúng nội dung chính của tác phẩm. Nội dung chính của
tác phẩm là:
+ Bài thơ thể hiện niềm xúc động của tác giả khi lắng nghe tiếng đàn Ba – la – lai
ca trong đêm trăng và nhìn ngắm sự kì vĩ của công trình thủy điện trên sông đà, mơ
tưởng về một tương lai tốt đẹp sau khi công trình hoạn thành.
+ Qua đó, ca ngợi sức mạnh của những con người đang chế ngự , chinh phục dòng
sông và sự gắn bó , hòa quyện giữa con người với thiên nhiên .
+ Hơn nữa, qua biện pháp nhân hóa được sử dụng thành công còn cho thấy sự gắn
bó, gần gũi giữa con người và cảnh vật.
Thứ hai, nhận biết nhanh nhạy và chính xác các tín hiệu nghệ thuật trong
tác phẩm. Trong tác phẩm, nhà thơ đã liên tục sử dụng các biện pháp nghệ thuật,
như: sử dụng các điệp ngữ Sông Đà, nhắc đến tên một địa danh của đất nước ta đẹp
biết bao. Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện pháp nhân hóa “ Cả công trình say ngủ
bên dòng sông/ Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Những xe ủi, xe ben
sóng vai nhau nằm nghỉ/ Biển nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/ Sông Đà chia ánh
sáng đi muôn ngả” làm cho các sự vật trở nên gần gũi với con người.
Thứ ba, hình thành một số kĩ năng sơ giản trong phân tích đánh giá nội dung
và nghệ thuật của tác phẩm: Em thấy ấn tượng với hình ảnh, từ ngữ nào trong bài
“Tiếng đàn balalanca trên sông đà”? Hình tượng, từ ngữ đó có ý nghĩa như thế
nào?
Thứ tư, hình thành và phát triển tình cảm, tâm hồn, nhân cách. Qua bài thơ
này giúp các em học sinh cảm nhận được sự hùng vĩ, thơ mộng, tràn đầy sức sống
của thiên nhiên và sự khéo léo, kiên cường, giản dị của con người Việt Nam. Từ đó
giáo dục cho học sinh lòng tự hào, yêu quê hương đất nước và học tập các phẩm
chất đẹp đẽ của con người Việt Nam như tình thần yêu nước, dũng cảm, kiên
cường bất khuất của những người công dân, luôn hy vọng vào một tương lai tươi
đẹp sau khi công trình hoàn thành.
 Bước 2: Hướng dẫn đọc diễn cảm bài thơ “Tiếng đàn balalanca trên sông
đà”:
- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ đúng chỗ.
- Giọng điệu cơ bản của bài thơ: Giọng êm nhẹ nhàng, vui tươi, tha thiết, lạc
quan tin tưởng.
- Đọc đúng các tiếng, từ khó: xe ben, sông Đà, ba-lai-lan-ca.
- Cách ngắt nhịp: Ngắt nhịp uyển chuyển, phù hợp với từng câu thơ, cụ thể
như sau:
Trên sông Đà /
Một đêm trăng chơi vơi //
Tôi đã nghe tiếng đàn Ba-la-lai-ca / như thế //
Một cô gái Nga / mái tóc màu hạt dẻ /
Ngón tay đan trên những sợi dây đồng //

Lúc ấy /
Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông //
Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ ///
Những xe ủi /, xe ben / sóng vai nhau nằm nghỉ //
Chỉ còn / tiếng đàn ngân ng/
Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà.//

Ngày mai/
Chiếc đập lớn nối liền hai khối núi/
Biển sẽ nằm bỡ ngỡ giữa cao nguyên/
Sông Đà/ gửi ánh sáng đi muôn ngả
Từ công trình thuỷ điện lớn /đầu tiên.

 Bước 3: Phương pháp thông tin giải thích trong bài thơ “Tiếng đàn
balailanca trên sông Đà”:
- Tác giả: Nhà thơ Quang Huy tên khai sinh là Nguyễn Quang Huy. Sinh ngày 05
tháng 06 năm 1936 tại xã Ngọc Liên, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Là một
nghệ sĩ đa tài. Thể loại sáng tác thơ, truyện ngắn .
- Tác phẩm:
+ Đoạn trích của bài thơ này được in trong sách giáo khoa Tiếng Việt 4 (tập
2) giai đoạn 1990-2003 và lớp 5 (bộ mới).
+ Phương pháp nghệ thuật chính: Biểu cảm.
+ Thể thơ: Tự do.
+ Giọng điệu: Giọng êm nhẹ nhàng, vui tươi, tha thiết, lạc quan tin tưởng.
- Trong bài thơ, có các từ như:
+Xe ben: xe tải, thùng xe có thể được điều khiển cho dốc hẳn xuống để đổ vật liệu.
+Sông Đà: sông chảy qua tỉnh Hoà Bình (trên sông này, tại khu vực thị xã Hoà
Bình, các chuyên gia Liên Xô đã giúp chúng ta xây dựng một công trình thuỷ điện
lớn).
+Ba-la-lai-ca: tên một loại đàn 3 dây của người Nga.
+ Cao nguyên: là một khu vực tương đối bằng phẳng, có sườn dốc và thường có độ
cao tuyệt đối trên 500 m, bị hạn chế bởi các vách bậc hay sườn dốc rõ nét với vùng
đất thấp xung quanh.
+ Trăng chơi vơi: Trăng chơi vơi gợi lên hình ảnh bầu trời mênh
mông, trăng trôi nhè nhẹ cho ta cảm giác như trăng đang bay lơ lửng, bồng
bềnh.
 Bước 4: Xây dựng hệ thống câu hỏi - bài tập cho bài thơ “Việt Nam thân
yêu”:
- Câu hỏi tìm hiểu nội dung bài học:
Những chi tiết nào trong bài thơ gợi lên hình ảnh một đêm trăng vừa tĩnh mịch vừa
sinh động trên công trường sông Đà?
+ Gợi ý câu trả lời: Cả công trường đang say ngủ cạnh dòng sông. Những tháp
khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ. Những xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm nghĩ. Có
tiếng đàn của cô gái Nga, có dòng sông lấp loáng dưới ánh trăng và có những sự
vật được miêu tả bằng biện pháp nhân hóa: công trường say giấc ngủ; tháp khoan
đang bận ngẫm nghĩ; xe ủi, xe ben sóng vai nhau nằm ngủ.
Tìm một số hình ảnh đẹp trong bài tơ thể hiện sự gắn bó giữa con người và thiên
nhiên trong đêm trăng bên sông Đà?

+ Gợi ý trả lời: “ Chỉ còn một tiếng đàn ngân nga/ một dòng sông trăng lấp
loáng sông đà/… Hình ảnh rất đẹp này gợi lên cho thấy sự hùng vĩ gắn bó hòa
quyện giữa con người, tâm hồn con người và thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng
sông. Tiếng đàn ngân nga lan tỏa vào dòng sông.
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp kì vĩ của công trình, sức mạnh của những người đang
chinh phục dòng sông và sự gắn bó, hòa quyện giữa con người với thiên nhiên.

- Câu hỏi tìm hiểu tính nghệ thuật:


Tìm và nêu tác dụng của những từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ đặc sắc mà tác
giả sử dụng trong bài thơ trên?
+ Gợi ý trả lời: Bài thơ bộc lộ cảm xúc dạt dào của tác giả trước cảnh đẹp kì vĩ
của công trường kì vĩ trên sông Đà và tiếng đàn balailaca dưới ánh trăng, ước mơ
của sự đổi mới hy vọng về một tương lai tốt đẹp thể hiện qua từ ngữ hình ảnh sau:
“ Tôi đã nghe tiếng đàn balailaca/ cả công trường say ngủ bên dòng sông/ những
tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ/ Chiếc đập nối liền hi khối núi/ sông Đà chia
ánh sáng đi muôn ngả/ từ công trình thủy điện lớn đầu tiên/. Biện pháp nhân hóa
được sử dụng trong bài thơ tạo sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, các từ thể
hiện sự nhân hóa: “say ngủ, ngẫm nghỉ, sóng vai nhau nằm nghỉ, nằm bỡ ngỡ, chia
ánh sáng.
- Câu hỏi bồi dưỡng tình cảm, thẩm mỹ cho học sinh:
Các em có cảm nhận gì về hình ảnh sau: “Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một
dòng trăng lấp loáng sông Đà”?
+ Gợi ý trả lời: Qua bài thơ trên em cảm nhận được rằng con với thiên nhiên có sự
gắn kết từ xưa đến nay luôn mang vẻ đẹp phẩm chất ngời sáng. Đặc biệt qua câu
thơ trên, vẻ đẹp ấy càng được khắc họa rõ nét. Thể hiện sự gắn bó, hòa quyện giữa
con người với thiên nhiên, giữa ánh trăng với dòng sông, đây là hình ảnh đẹp, tiếng
đàn ngân lên, lan tỏa….vào dòng sông lúc này như một “dòng trăng” lấp loáng.
Dòng sông Đà sẽ trở thành dòng sông ánh sáng, góp phần không nhỏ vào sự phát
triển của đất nước Việt Nam yêu dấu. Là một học sinh, một mần non tương lai củ
đất nước em sẽ cố gắng học tập để cống hiến cho quê hương đất nước không phụ
lòng của cha mẹ và thầy cô.

You might also like