BAOCAO DETAI NCKH SV Final 22 - 23

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 61

ĐHQG-HCM Ngày nhận hồ sơ

Trường ĐHKHXH&NV Do P.ĐN&QLKH ghi Mẫu: SV02

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN CẤP TRƯỜNG


NĂM HỌC 2022 - 2023

Tên đề
Triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán trong ngữ
tài:
cảnh chuyển đổi số tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Thành phần tham gia thực hiện đề tài


Chịu trách
TT Họ và tên Điện thoại Email
nhiệm
1. Phan Văn Đạt Chủ nhiệm 0364652369 2056210072@hcmussh.edu.vn
Đỗ Thị Như
2. Tham gia 0869155709 1956210110@hcmussh.edu.vn
Trang
Nguyễn Long
3. Tham gia 0388276620 1956210091@hcmussh.edu.vn
Nhật
Mai Thị Tú
4. Tham gia 0925517471 1956210088@hcmussh.edu.vn
Nguyên

5. Vũ Thị Minh Lâm Tham gia 0336288836 2256100025@hcmussh.edu.vn

TP.HCM, tháng 5 năm 2023


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Khoa/Bộ môn: Thư viện – Thông tin học

TÊN ĐỀ TÀI
Triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán trong ngữ
cảnh chuyển đổi số tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày …17…tháng…5… năm 2023 Ngày …17…tháng…5… năm 2023


Người hướng dẫn Chủ nhiệm đề tài
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

Nguyễn Tấn Công Phan Văn Đạt

Ngày ……tháng…… năm 2023 Ngày ……tháng…… năm 2023


Chủ tịch Hội đồng Phòng ĐN&QLKH
(Ký và ghi họ tên) (Ký và ghi họ tên)

TP. HỒ CHÍ MINH, 2023

2
Mục Lục

PHẦN MỞ ĐẦU .......................................................................................................8

1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................8

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu.......................................................................9

3. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................10

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................10

5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................11

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn........................................................................11

TÓM TẮT.................................................................................................................... 13

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu................................................................................14

1.1 Hệ thống lưu trữ trong ngữ cảnh chuyển đổi số.................................................14

1.1.1 Định nghĩa..................................................................................................14

1.1.2 Tiêu biểu một số lĩnh vực chuyển đổi số hiện nay:.....................................14

1.1.3 Các giai đoạn chuyển đổi số.......................................................................22

1.2. Hướng tiếp cận hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán.............................24

1.2.1. Hệ thống lưu trữ phân tán Blockchain.......................................................24

1.2.2. Hệ thống tập tin liên hành tinh (Interplanetary File System-IPFS)............25

1.2.3. Hướng tiếp cận hệ thống lưu trữ học thuật phân tán tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM................................26

Tiểu kết chương 1....................................................................................................28

Chương 2: Ngữ cảnh và phương pháp nghiên cứu.......................................................29

2.1 Hướng tiếp cận lưu trữ tài liệu học thuật hiện nay tại Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh............................29

2.1.1 Thực trạng lưu trữ tài liệu học thuật hiện nay tại trường ĐH KHXH&NV.29

3
2.1.2 Hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán................................................31

2.2 Triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.....32

2.2.1 Giới thiệu....................................................................................................32

2.2.2 Cơ sở lý luận..............................................................................................33

2.2.3 Ảnh hưởng công nghệ của lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại Việt Nam
và tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.................................................................................................41

2.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................47

Tiểu kết chương 2....................................................................................................49

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận................................................................51

3.1 Kết quả khảo sát................................................................................................51

3.2. Đề xuất sử dụng công nghệ chuỗi khối cùng hệ thống lưu trữ học thuật phân tán
cho thư viện trường.................................................................................................56

KẾT LUẬN.................................................................................................................57

Tài liệu tham khảo.......................................................................................................58

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1. Mô hình các giai đoạn chuyển đổi số (nguồn Ernst & Young)........................22
Hình 2. Mô hình quy trình hoạt động của blockchain trong giao dịch.........................25
Hình 3. Phương thức chia sẻ dữ liệu trên IPFS theo chủ sở hữu..................................26
Hình 4. Cấu trúc của một blockchain...........................................................................34
Hình 5. Chuỗi kết nối blockchain................................................................................35
Hình 6. Phân biệt giữa IPFS và HTTP.........................................................................37
Hình 7. Cách hoạt động của IPFS................................................................................38
Hình 8. Những ứng dụng của Blockchain....................................................................40

4
DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1. So sánh giữa HTTP và IPFS...........................................................................38


Bảng 2. Bảng câu hỏi khảo sát về triển vọng ứng dụng hệ thống lưu trữ phân tán cũng
công nghệ Blockchain trong cơ sở dữ liệu nội sinh thư viện trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh..............................48

Biểu đồ 1. Thực trạng đào tạo Blockchain ở Việt Nam................................................42


Biểu đồ 2. Khả năng ứng dụng Blockchain tại Việt Nam.............................................43
Biểu đồ 3. Rào cản ứng dụng Blockchain tại Việt Nam – Nhận định từ chuyên gia....43
Biểu đồ 4. Rào cản ứng dụng Blockchain tại Việt Nam – Nhận định từ doanh nghiệp.
..................................................................................................................................... 43
Biểu đồ 5. Miêu tả mẫu khảo sát bằng biểu đồ............................................................49
Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện nguyện vọng của sinh viên về việc muốn nhà trường có
chính sách đầu tư cho ứng dụng, đổi mới công nghệ...................................................51
Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện mong muốn của sinh viên nhà trường quan tâm đến việc
đổi mới công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ tài liệu học thuật trong bối cảnh chuyển đổi
số................................................................................................................................. 52
Biểu đồ 8. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về giá trị của các tài liệu tạo bởi
người dạy, người học...................................................................................................52
Biểu đồ 9. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc muốn nhà trường tổ chức
chương trình đào tạo cho người lao động về kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong
nghiệp vụ lưu trữ tài liệu thư viện để hỗ trợ sinh viên tốt nhất....................................53
Biểu đồ 10. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc muốn nhà trường sẵn sàng
đầu tư hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán.......................................................54
Biểu đồ 11. Biểu đồ thể hiện hiểu biết của sinh viên về công nghệ Blockchain và
những ứng dụng của nó trong việc lưu trữ tài liệu học thuật........................................54
Biểu đồ 12. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc có cho rằng nhà trường cần
phải sử dụng công nghệ Blockchain trong việc lưu trữ tài liệu học thuật.....................55
Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc tích hợp khả năng kiếm tiền
cho tác giả là hữu ích và thúc đẩy số lượng cũng như chất lượng tài liệu học thuật hay
không ?(Người dùng tin sẽ trả một phí nhỏ cho người tạo ra tài liệu học thuật đó).....55

5
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ, CHỮ VIẾT TẮT

1 Blockchain Chuỗi khối

2 Interplanetary File System Hệ thống tập tin phân tán ngang hàng
(IPFS)

4 Cloud-based platform Nền tảng dựa trên đám mây

5 Smart Contract Hợp đồng thông minh

6 DMS XT Hệ thống quản lý tài liệu điện tử

7 Digital Transformation Chuyển đổi số

8 Cloud Đám mây

9 ICT Công nghệ thông tin và truyền thông

10 Data Dữ liệu

11 Big Data Dữ liệu lớn

12 IoT Internet of Things - Internet của các vạn vật

13 AI Trí tuệ nhân tạo

14 Analytics Phân tích dữ liệu

15 Chatbot Trò chuyện tự động

16 Machine Learning Học máy

17 Pdb Personal Database - Cơ sở dữ liệu cá nhân

18 Distributed Ledger Công nghệ sổ cái phân tán


Technology
19 Hash Băm (một phép toán mã hóa)

20 Hash of previous block Giá trị băm của khối trước đó

21 IFTTT If This Then That - Một dịch vụ tự động hóa trên


nền tảng Internet
22 PoW Proof of Work - Chứng minh công việc

6
23 PoS Proof of Stake - Chứng minh cổ phần

24 Node Nút (trong mạng phân tán)

25 Peer-to-Peer Ngang hàng

26 HTTP Giao thức truyền tải dữ liệu trên mạng

27 Client-Server Mô hình máy khách-máy chủ

28 Hacker Kẻ xâm nhập

29 Decentralized Phi tập trung

30 ID Định danh

31 ĐH. KHXH&NV Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

32 TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh

7
PHẦN MỞ ĐẦU 
1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường phát triển hiện đại ngày nay, mọi hoạt động về kinh tế, sản xuất
và giáo dục được vận hành trên môi trường số. Điều này dẫn đến nhu cầu phát triển
những hệ thống lưu trữ và truy xuất dữ liệu hiệu quả khi dữ liệu số trở nên đa dạng
trong mọi ngành nghề và lĩnh vực. Đặc biệt trong môi trường giáo dục, dữ liệu về tài
liệu học thuật không những khổng lồ về số lượng mà còn đa dạng về chủng loại. Hơn
thế nữa, chuyển đổi số trong vận hành các cơ sở học thuật là nhu cầu cần thiết trong
bối cảnh phát triển của xã hội. Tuy nhiên, vấn đề lưu trữ tài liệu điện tử trong các cơ sở
học thuật theo cách tiếp cận truyền thống vẫn còn ẩn chứa nhiều mặt hạn chế. Những
công nghệ lưu trữ tài liệu điện tử hiện tại phần lớn được triển khai trên các trung tâm
dữ liệu tập trung hoặc dựa vào nền tảng đám mây (Cloud-based platform). Các hướng
tiếp cận này vẫn tồn tại nhiều vấn đề về chi phí bảo trì, yêu cầu không gian lưu trữ lớn,
ẩn chứa nhiều nguy cơ về an toàn thông tin, riêng tư và khả năng bảo mật.
Trong khi đó, công nghệ chuỗi khối và hệ thống tệp liên hành tinh (Interplanetary
File System-IPFS) là hai công nghệ đại diện cho khả năng quản lý giao dịch tin cậy và
quản lý tập tin phi tập trung, do đó hệ thống kết hợp hai công này mở ra khả năng giúp
bảo vệ bằng mật mã khi chia sẻ tài liệu và mang lại hiệu quả cao hơn về chi phí lưu
trữ. Mặc khác, trong ngữ cảnh chuyển đổi số tại các cơ sở đào tạo hiện nay, lưu trữ và
sử dụng tài liệu điện tử nội sinh là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, điều này giúp
thúc đẩy chu trình nghiên cứu mang tính chất lập bao gồm: kế thừa, phát triển và chia
sẻ. Tuy nhiên, hiện tại vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể, phần lớn những tài liệu và
công trình nghiên cứu được chủ trì quản lý bởi thư viện. Điều này, loại bỏ vai trò của
các bộ phận đào tạo chuyên môn như các khoa và bộ môn, là nơi tạo ra những tài liệu
có giá trị chuyên sâu thông qua các hoạt động giảng dạy như đồ án môn học, tiểu luận
và báo cáo môn học… Những tài liệu này chưa có hình thức lưu trữ cũng như chia sẻ
hiệu quả. Hơn nữa, tăng cường lưu trữ tập trung các tài liệu kể trên tại bộ phận Thư
viện, điều này sẽ dẫn đến sự quá tải của hệ thống lưu trữ trung tâm và công việc của
nhân viên thủ thư.
Mặc dù có thể nâng cấp và triển khai các hệ thống lên nền tảng đám mây, tuy
nhiên kiến trúc lưu trữ tập trung theo cách tiếp cận truyền thống vô tình khiến các

8
trung tâm dữ liệu này thành tâm điểm tấn công mạng và khả năng mở rộng trong tương
lai. Mặc khác, đảm bảo tính nguyên bản của tài liệu và độ tin cậy trong chia sẻ tài liệu
là một vấn đề quan trọng khác cần đề cập. Từ thế mạnh của chuỗi khối và hệ thống tập
tin liên hành tinh, chúng tôi nhận thấy rằng hướng tiếp cận sử dụng hệ thống lưu trữ
tài liệu điện tử phân tán mở theo cách tiếp cận phân tán và duy trì chính sách phân
phối và truy cập tài liệu tin cậy là phù hợp với ngữ cảnh hiện nay tại trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Mặc dù là
một trong những mũi nhọn trong nhóm các công nghệ dẫn đầu thời đại 4.0 tuy nhiên
rào cản về công nghệ vẫn là trở ngại lớn để tiếp cận những giải pháp về sử dụng hệ
thống lưu trữ tài liệu điện tử phân tán mở. Chính vì lý do đó mà nhóm chúng tôi muốn
thực hiện đề tài: "Triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán
trong ngữ cảnh chuyển đổi số tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh”. Từ đó để hiểu rõ hơn tính khả thi cũng như
những hạn chế tiếp nhận ở gốc độ công nghệ, làm tiền đề cho hướng tiếp cận triễn khai
thực tế trong tương lai.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu


Hiện nay, công nghệ chuỗi khối (Blockchain) đã trở thành một trong những chủ
đề nghiên cứu quan trọng, không chỉ áp dụng trong ngành tài chính mà còn lan rộng
sang các lĩnh vực công nghệ khác như giáo dục, lưu trữ, chăm sóc sức khỏe và sản
xuất… Chuỗi khối mang một số ưu điểm khi tạo các giao dịch giữa các bên liên quan
như tính hiệu quả khi loại bỏ sự có mặt của các đối tượng trung gian, tính phi tập
trung, minh bạch, bền vững và bảo mật cao. Ngoài ra, một kỹ thuật tự động hóa giao
dịch được gọi là Hợp đồng thông minh (Smart Contract) cũng sớm được phát triển và
vận hành trên chuỗi khối. Hợp đồng thông minh bản chất là chương trình máy tính có
thể lập trình bởi viết mã và lưu trữ các quy tắc để đàm phán các điều
khoản của hợp đồng. Các chương trình có thể tự chủ xác minh và thực hiện các thỏa
thuận trong hợp đồng khi các điều khoản định trước được thỏa mãn, giúp giảm chi phí
quản lý các giao dịch. Chính vì thế, tích hợp chuỗi khối và hợp đồng thông minh giúp
thành chính sách phân phối và truy cập tài liệu tin cậy, cũng như khả năng tự động
hóa các tác vụ trao đổi tài liệu trong các hệ thống lưu trữ tài liệu hiện nay.
Tương phản với cơ chế lưu trữ tập trung thì hướng tiếp cận lưu trữ tập tin phân

9
tán ngày càng cho thấy nhiều ưu điểm vượt trội hơn như rút ngắn thời gian truyền tải
dữ liệu, tính bảo mật, tránh sự phụ thuộc vào máy chủ, bên cạnh đó với khả năng lưu
trữ tập tin phi tập trung dẫn đến khả năng mở rộng không gian lưu trữ cũng như tiết
kiệm được một khoản chi phí khi bảo trì hệ thống trong tương lai. Đại diện hệ thống
theo hướng tiếp cận này và được sử dụng rộng rãi hiện nay là hệ thống tệp liên hành
tinh (Interplanetary File System - IPFS). IPFS là một giao thức phân phối tài nguyên
mạng và cho phép thiết lập một hệ thống tập tin phân tán ngang hàng kết nối tất cả các
thiết bị máy tính với nhau. Chính vì thế, tích hợp IPFS giúp loại bỏ những vấn đề cố
hữu như vấn đề băng thông, không gian lưu trữ và bảo mật trên những hệ thống lưu
trữ tập tin theo cơ chế tập trung hiện nay.
Cơ chế hoạt động của IPFS dựa vào bảng mã băm phân tán trên mạng lưới phi
tập trung ngang hàng. Trong khi đó, Blockchain cũng dùng sổ cái phân tán phi tập
trung. chính vì vậy, hai công nghệ này khả năng có thể kết hợp cùng nhau vì có phần
cấu trúc tương đồng. Hiện nay, rất nhiều những hệ thống lưu trữ đưa ra dựa trên sự
kết hợp của hai công nghệ này. Shubham Desai giới thiệu một hệ thống đa người
dùng hỗ trợ kiểm soát quyền truy cập vào tập dữ liệu sử dụng công nghệ chuỗi khối,
cung cấp cơ chế lưu trữ dữ liệu phân tán và được bảo mật. Ian Zhou đề xuất một giải
pháp cho hệ thống đánh giá bài viết học thuật phục vụ trong môi trường nghiên cứu.
Edlira Martiri đề xuất một giải pháp lưu trữ tài liệu điện tử mang tên DMS XT khuyến
nghị áp dụng trong lĩnh vực giáo dục, để lưu trữ an toàn và tin cậy các văn bằng phục
vụ bảo vệ quyền tác giả và chống sao chép ý tưởng.

3. Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm khảo sát triển vọng áp dụng hệ thống lưu
trữ tài liệu học thuật phân tán tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


- Đối tượng nghiên cứu: triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật
phân tán.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên.

10
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học
Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Phương pháp nghiên cứu

Nhóm nghiên cứu sử dụng ba phương pháp nghiên cứu bao gồm: phương pháp
nghiên cứu định lượng và phương pháp phân tích dữ liệu. Trong đó, phương pháp
nghiên cứu định lượng là phương pháp trọng tâm.

 Phương pháp nghiên cứu định tính


Mục đích: Thu thập ý kiến cụ thể của đối tượng khảo sát về ý tưởng về cách tiếp
cận áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán.
Cách thực hiện: Nhóm nghiên cứu gửi đường dẫn link các nền tảng thực hiện
khảo sát. Khảo sát được lưu lại dưới sự đồng ý của đối tượng khảo sát cho mục
đích nghiên cứu và làm bằng chứng sau này.

 Phương pháp phân tích dữ liệu

Mục đích: Phân tích, xử lý, đánh giá những dữ liệu đã thu thập.

 Cách thực hiện

Sử dụng phần mềm Excel để thực hiện xử lý và thống kê dữ liệu.


- Hệ thống hóa thành bảng số liệu, biểu đồ, ...

 Chiến lược mẫu

Khảo sát sinh viên bằng bảng hỏi.

- Kích cỡ mẫu: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 16000 sinh viên (quần thể nghiên cứu).
Theo công thức mẫu Slovin cần khoảng 200 mẫu.
- Chọn mẫu xác suất theo phân tầng: Quần thể nghiên cứu là trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ CHí Minh.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn


 Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu sẽ đóng góp vào kho tư liệu, trở thành tài liệu cho các nghiên cứu

11
sau này.
 Ý nghĩa thực tiễn:
Nghiên cứu làm rõ triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân
tán tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh.
Kết luận được những khó khăn cần khắc phục để có thể tiếp cận triển khai hệ
thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán trong tương lai.

12
TÓM TẮT
Hệ thống tập tin liên hành tinh cùng công nghệ Blockchain được đánh giá là
những công nghệ có khả năng phát triển trong tương lai ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Thông qua cách tiếp cận phân tán và duy trì phân phối, truy cập tài liệu tin cậy, các cơ
quan thông tin - thư viện có thể ứng dụng phương pháp này trong quản lý, bảo trì hệ
thống lưu trữ để triển khai cơ sở dữ liệu nội sinh chất lượng, bảo mật và khắc phục
những hạn chế trong quá trình lưu trữ. Bài báo trình bày khái quát về hệ thống lưu trữ
học thuật phân tán, công nghệ chuỗi khối và giải pháp ứng dụng nghiên cứu thực tế
vào cơ sở dữ liệu nội sinh của Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: Hệ thống liên tệp hành tinh, công nghệ chuỗi khối, lưu trữ.

ABSTRACT

The Interplanetary file system and Blockchain technology have been evaluated
as potential future developments in a variety of fields. Through a distributed approach
and maintaining distributed, reliable access to documents, library information agencies
can apply this approach in managing and maintaining storage systems to deploy
endogenous databases. The paper presents an overview of the distributed academic
storage system, blockchain technology and practical research application solutions to
the endogenous database of the library University of Social Sciences and Humanities,
University of Science and Technology, Ho Chi Minh City National University.
Keyword: Interplanetary file system, Blockchain technology, storage.

13
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu

1.1 Hệ thống lưu trữ trong ngữ cảnh chuyển đổi số


Trong bối cảnh cách mạng 4.0, chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu và ngày
càng phổ biến trong đời sống xã hội của các cá nhân, các doanh nghiệp, tổ chức trên
toàn thế giới. Chuyển đổi số tăng cao sự hiệu quả, giảm thiểu rủi ro, đảm bảo được
những an toàn bảo mật thông tin, mang lại cho khách hàng sự tiện lợi và trải nghiệm
mới cho hoạt động của mình. Vậy chuyển đổi số là gì ?.
1.1.1 Định nghĩa
Nghĩa rộng, theo Cục tin học hóa - Bộ Thông tin và Truyền thông: “Chuyển đổi
số - quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện của cá nhân, tổ chức, quốc gia về cách
sống, cách làm việc, phương thức sản xuất dựa trên các công nghệ số”.
Như vậy, thu hẹp lại về mặt ý nghĩa đề tài mang lại ta có thể có định nghĩa được
rằng: “Chuyển đổi số (Digital Transformation) được hiểu là những đột phá về công
nghệ, nhất là công nghệ số tiêu biểu như: Điện toán đám mây (Cloud), Dữ liệu lớn
(Big Data), Internet vạn vật (IoT), Trí tuệ nhân tạo (AI), Công nghệ chuỗi khối
(BlockChain). Và quan trọng hơn hết chuyển đổi số là chấp nhận cái mới, nó là cuộc
cách mạng tư duy, nhận thức, tìm ra được tri thức mới và là cuộc cách mạng về công
nghệ”.
Được nhắc đến từ năm 2015, phổ biến và lan rộng từ năm 2017 - 2018 ngoài
thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những thay đổi mang tính cách mạng về
khoa học, đột phá của công nghệ số dẫn tới xu hướng phát triển và yêu cầu thay đổi
mạnh mẽ về cơ cấu, mô hình kinh tế, xã hội của đất nước cũng như hệ thống quản lý
của các ngành, lĩnh vực.
1.1.2 Tiêu biểu một số lĩnh vực chuyển đổi số hiện nay:
1.1.2.1 Trong y tế
Theo Quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020 của thủ tướng chính phủ đã
phê duyệt “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm
2030”. Theo đó, y tế đang là lĩnh vực được quan tâm và ưu tiên hàng đầu trong số các
lĩnh vực thực hiện chuyển đổi số. Cũng bởi, y tế được xác định là “lĩnh vực có tác
động xã hội, liên quan hàng ngày đến người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang
lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí, cần ưu tiên chuyển đổi số trước”.

14
Nắm ưu thế về sự tiến bộ của dân số Việt Nam, đặc biệt là dân số ở độ tuổi từ
trẻ vị thành niên đến độ tuổi trưởng thành, nhóm dân số này đang nhanh chóng tiếp
cận và đón nhận các công nghệ thông tin mới phục vụ cho mục đích cá nhân ngày
càng đa dạng thông qua nhiều loại thiết bị thông minh có kết nối Internet. Trung bình,
người dân Việt Nam dành khoảng ⅓  thời gian trong ngày cho các hoạt động trực
tuyến, trong đó có khoảng ba giờ trên thiết bị di động. Ngoài ra, các chính sách xây
dựng và phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (Information and
Communication Technology - ICT) của chính phủ Việt Nam đã được ban hành, đồng
thời có thêm sự hỗ trợ phát triển của các dịch vụ ICT.
Kết quả đạt được đến năm 2017, với tỷ lệ sử dụng và tốc độ tăng trưởng hằng
năm gia tăng tỷ lệ thuận với nhau. Ngoài ra, về cơ sở hạ tầng công nghệ của Việt Nam
đang hướng tới các dịch vụ điện toán đám mây, liên quan đến việc cung cấp các dịch
vụ về lưu trữ thông qua Internet.
Tạo cơ hội phát triển và tiền đề để các giải pháp sáng tạo và hiệu quả về nguồn
lực, chi phí để cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Tất cả các yếu tố trên là nền
tảng tốt cho tiến trình chuyển đổi số các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam.
Đặc biệt, những giải pháp của Chính phủ sau quyết định số 5316/QĐ-BYT,
ngành y tế đã đẩy mạnh và có những bước phát triển đột phá trong việc ứng dụng công
nghệ thông tin, tiếp cận các công nghệ số như vạn vật kết nối, trí tuệ nhân tạo, thực tế
ảo, điện toán đám mây, di động và phân tích dữ liệu lớn. Bộ Y Tế cũng đã xây dựng
trung tâm dữ liệu y tế, từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho lưu
trữ, quản lý, khai thác dữ liệu
Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Y Tế đã ban hành Thông tư 49/2017/TT-BYT quy
định về hoạt động y tế từ xa vào ngày 28/12/2017, cho phép tư vấn y tế và điều trị từ
xa và tại Hà Nội, ngày 25/9/2020 Bộ Y tế đã tổ chức Lễ Khánh thành 1.000 cơ sở y tế
khám chữa bệnh từ xa (Telehealth). Theo quyết định số 749/QĐ-TTg ngày 3/6/2020,
Chính phủ phát triển nền tảng hỗ trợ khám, chữa bệnh từ xa, thử nghiệm sáng kiến
“Mỗi người dân có một bác sĩ riêng”. Ngày 22/6/2020 Bộ Y tế ban hành Quyết định
2628/QĐ-BYT phê duyệt Đề án khám, chữa bệnh từ xa giai đoạn 2020-2025. Ở một số
tỉnh thành và lan rộng ra toàn quốc trong thời gian diễn ra đại dịch, Bộ Y tế đã triển
khai nhiều ứng dụng CNTT hỗ trợ trong công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19
như các phần mềm, ứng dụng khai báo và hỗ trợ phòng chống COVID-19 và các ứng

15
dụng hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 (PC-COVID, NCOVI, Vietnam Health
Declaration, Sổ sức khỏe điện tử…). Nhìn chung, các giải pháp phổ biến liên quan đến
thời gian diễn ra đại dịch COVID-19 đã đáp ứng được các yêu cầu về mặt giải pháp để
tiếp cận đến người dân nhanh chóng và cung cấp thông tin hai chiều qua lại trong thời
gian diễn ra đại dịch phục vụ cho các vấn đề truy vết và cung cấp thông tin dịch tễ
được dễ dàng hơn.
Một số ứng dụng khác trong y tế như hồ sơ sức khỏe điện tử (Electronic Health
Record - EHRs), thông qua công cụ và sự kết nối của Internet, bệnh nhân có thể tự tìm
hiểu về bệnh lý và tình hình sức khỏe của mình, cập nhật thông tin về tình trạng lên
trên hồ sơ trực tuyến và có thể trực tiếp trao đổi trên nền tảng trực tuyến với các
chuyên gia, bác sĩ. Thông qua EHRs, việc chủ động cập nhật liên tục về tình trạng sức
khỏe của mình thì kết quả được chẩn đoán và các biện pháp chữa trị đối với bệnh nhân
sẽ được bao quát, toàn diện và chính xác hơn hơn. Sự kết nối giữa người bệnh với
chuyên gia, bác sĩ càng thông suốt dưới nhiều hình thức thì các yếu tố về thông tin
bệnh tật, tiền sử của bệnh, các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng của bệnh nhân sẽ được
càng được quan tâm và cung cấp đầy đủ cho bác sĩ, chuyên gia để có thể có những
thông báo kịp thời, các chẩn đoán nhanh chóng và chính xác hơn cho người bệnh. Đối
với công tác quản lý, việc triển khai EHRs giúp cho ngành y tế có thêm dữ liệu về sức
khỏe của người dân đầy đủ, kịp thời, chính xác hơn nhờ vậy có cơ sở dữ liệu về y tế để
Bộ Y tế và các ngành có liên quan có các chỉ đạo kịp thời, phù hợp để đưa ra các dự
báo, các hoạch định chính sách về việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe và nâng cao sức
khỏe của người dân trong tốt hơn nhờ có những minh chứng thực tiễn và cơ sở khoa
học.
Hơn thế nữa, lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và dữ liệu lớn (Big Data) đang được
phát triển và ứng dụng trong lĩnh vực y tế để thực hiện các mục tiêu nâng cao sức
khỏe, giảm chi phí và tăng hiệu quả quản lý. Sự kết hợp giữa 2 công nghệ này sẽ hỗ
trợ cho các chuyên gia phân tích được xu hướng bất thường và đưa ra các dự án đoán
tình hình dịch bệnh trong tương lai.
Điều này giúp các chuyên gia có các biện pháp phòng ngừa thích hợp, giảm tối
thiểu chi phí chữa bệnh đáng kể so với khám, chữa bệnh thông thường cho bệnh nhân.
Tiên phong trong việc sử dụng AI để chữa bệnh, áp dụng hệ thống công nghệ
“RAPID” từ Đại học Stanford để chẩn đoán và điều trị đột quỵ là 2 bệnh viện Nhân

16
dân 115 (TP. HCM) và Bệnh viện Gia An (TP.HCM). Đồng thời là phương án triển
khai ứng dụng “Điện toán biết nhận thức” (IBM Watson for Oncology) hỗ trợ điều trị
ung thư tại một số bệnh viện và các ứng dụng sử dụng rô-bốt nhằm hỗ trợ tăng sự
chính xác và hiệu quả chữa trị, giải phẫu như rô-bốt nội soi Da vinci, rô-bốt phẫu thuật
cột sống Renaissance, rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa,...
Công nghệ vạn vật kết nối (IoT) có tiềm năng to lớn trong ngành chăm sóc sức
khỏe, thường gọi là IoTM (Internet of Medical Things). Những ứng dụng trong lĩnh
vực này giúp nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe, giảm thiểu căng thẳng cho các
chuyên gia trong lĩnh vực, hỗ trợ bệnh nhân có thể chữa và điều trị bệnh tại nhà mà
không cần đến bệnh viện. Một số lợi ích mà IoT mang lại có thể kể đến như: Báo cáo
và giám sát đồng thời (1), Kết nối đầu cuối và giảm chi phí (2), Phân loại và phân tích
dữ liệu (3), Theo dõi và cảnh báo (4), Hỗ trợ y tế từ xa (5), Hỗ trợ nghiên cứu (6). Sự
phát triển của IoT đã tạo ra bước chuyển đổi đột phá lớn trong y tế thông minh, tạo ra
một ngành chăm sóc sức khỏe hiệu quả.
1.1.2.2 Trong giáo dục
Có thể nói giáo dục là một trong những ngành công nghiệp có sự phát triển và
mở rộng không giới hạn nhưng vẫn giữ nét truyền thống và cổ xưa trong phương pháp
dạy và thực hành. Nhờ sự nhận thức của các đối tượng dạy và học để bắt kịp với xu thế
phát triển của toàn cầu hiện nay, những xu hướng tác động mạnh mẽ đến sự thay đổi
về mặt nhận thức và thay đổi trong phương pháp dạy, học của các đối tượng có ảnh
hưởng trực tiếp bởi các khuynh hướng đương đại được nhắc đến thường xuyên như
thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR), thực tế ảo (Virtual Reality - VR) và
thực tế hỗn hợp (Mixed Reality - MR), trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence - AI);
ngoài ra còn có hệ thống học tập trực tuyến E-Learning, học tập được cá nhân hóa
(Personalized Learning - PL), trò chơi hóa (Gamification)...đã và đang từng bước thâm
nhập, ảnh hưởng đến trong những năm trở lại đây của nền giáo dục Việt Nam.
Để có thể tích hợp sự phát triển của các công nghệ phục vụ cho việc giáo dục
thông qua đó có thể tăng sự thích thú, kích thích khả năng dạy và học, đưa ra các giải
pháp học tập có tính hấp dẫn cao thì cần có sự thường xuyên của công nghệ thông tin
(CNTT) ngoài các khuynh hướng công nghệ đương đại trên thì còn có các công nghệ
nền tảng như: hạ tầng mạng có dây và không dây cung cấp và bảo đảm kết nối internet,
truyền dẫn; công nghệ điện toán đám mây (Cloud) phục vụ cho việc lưu trữ và truy

17
xuất nội dung tài liệu; ngoài ra, còn có các công nghệ bảo mật như: công nghệ chuỗi
khối (Blockchain) bảo đảm được tính toàn vẹn và đầy đủ của thông tin, dữ liệu được
lưu trữ. 
Nhiều quốc gia phát triển trên thế giới như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ đã và
đang áp dụng các giải pháp công nghệ nền tảng trong chuyển đối số trong giáo dục.
Chẳng hạn, tại Hoa Kỳ, các trường đại học hàng đầu tại Mỹ như Đại học Princeton,
Đại học Michigan, Đại học Stanford, Đại học Penn State đều sử dụng nền tảng công
nghệ số điện toán đám mây để cung cấp các chương trình học và cho người học trong
cả nước và toàn cầu. Tính đến nay, nền tảng cung cấp đến người học hơn 2 nghìn khóa
học với hơn 24 triệu học viên đăng ký trên toàn thế giới. Ngoài các chương trình cho
bậc đại học, các chương trình giáo dục cho bậc trung học cũng được phát triển và ứng
dụng điện toán đám mây. Nhờ ứng dụng CNTT vào giáo dục, giáo dục giảng dạy đã
giúp bài học trở nên sinh động, trực quan, kích thích trí tưởng tượng của trẻ trong học
tập tại Nhật Bản. Các lớp học tối đa hóa việc tương tác trực tiếp với trẻ để hình thành
năng lực tư duy và phát triển kỹ năng mềm ở trẻ cũng được tổ chức và định hướng
thông qua việc giao tiếp tự do đa tuyến ở mức độ toàn cầu. Nền tảng công nghệ đám
mây kết nối với bảng tương tác như máy tính, máy tính bảng là cơ sở hình thành nên
các mô hình lớp học thông minh thông qua giao tiếp trực tuyến, tài liệu giảng dạy
được số hóa và lưu trữ trên đám mây, các thiết bị di động có kết nối với internet. Sau
các kết quả đánh giá hiệu quả các mô hình lớp học thông minh của Bộ Giáo dục Nhật
Bản, cho thấy tính hiệu quả cao và kết quả đem lại cho người học ở các phương diện:
bắt kịp nội dung, ghi nhớ và vận dụng tốt nội dung đã học thể hiện qua những con số
vô cùng ấn tượng.
Còn đối với đất nước phát triển về phần mềm như Ấn Độ những năm từ 2016-
2018, từ việc áp dụng các công nghệ số vào giáo dục, các thành tựu mà Ấn Độ đạt
được đã làm nên một cuộc cách mạng về mặt giáo dục, một trong những sản phẩm
phát triển mạnh nhất là các khóa học trực tuyến mở đại chúng từ nhiều nguồn khác
nhau (Massive Open Online Course - MOOS). Chính phủ Ấn Độ đặt hi vọng vào các
khóa học MOOS này và có thể cho đến nay con số khóa học đã lên tới 10.000 và đã
được triển khai cho đến nay, theo đó các khóa học đã và đang thay đổi cách học tập
truyền thống. Dữ liệu lớn (Big Data) và phân tích (Analytics) cũng tạo ra những thay
đổi trên những lĩnh vực có liên kết chặt chẽ với ngành giáo dục, sự sẵn có của dữ liệu

18
đã dẫn đến sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới. Các công ty edtech đã xây
dựng những sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số để đảm bảo mọi sinh viên đều có tài
nguyên, cơ hội để phát triển nghề nghiệp theo thế mạnh và khả năng của họ. Trong khi
học tập và đào tạo trực tuyến khiến các sản phẩm giáo dục truyền thống có khả năng bị
thay thế thì công nghệ lại giúp giải quyết sự phân tán trong ngành giáo dục tại quốc gia
này. Internet phát triển nhanh hơn và phổ biến tại các khu vực khác nhau, tùy thuộc
vào hội đồng giáo dục của mỗi nơi các công ty edtech có thể đáp ứng nhu cầu của họ
cho phù hợp. Bằng cách xây dựng những hệ sinh thái như vậy, các công ty công nghệ
đã gặt hái thành công lớn trong các lĩnh vực như dạy kèm trực tuyến, giảng dạy và
kiểm tra trực tuyến. Qua đó, họ có thể tiếp cận với lượng đối tượng rộng hơn bao gồm
các đối tượng ở các khu đô thị và thành phố lớn, nơi đáp ứng được điều kiện về cơ sở
vật chất, giảng viên giỏi và linh hoạt, bổ sung thêm các sản phẩm công nghệ vào
trường học.
Tại Việt Nam, thực trạng chuyển đổi số trong giáo dục hiện nay được thể hiện
qua những chính sách đã được ban hành. Việc áp dụng chuyển đổi số trong dạy, học,
kiểm tra đã góp phần hình thành các kho tài liệu trực tuyến, tiêu biểu có thể kể đến là
hoạt động chia sẻ 5.000 bài giảng điện tử cùng với 7.000 luận văn, hơn 31.000 câu hỏi
trắc nghiệm…từ người dạy có chuyên môn. Bên cạnh đó, việc giảng dạy được lồng
ghép công nghệ Steam, giúp học sinh có thể giải quyết các bài toán khó cũng như
khám phá nhiều hiện tượng trong cuộc sống trực quan nhất
Chuyển đổi số không chỉ là số hóa bài giảng, hay ứng dụng các phần mềm vào
xây dựng bài giảng mà còn là sự chuyển đổi trong toàn bộ cách thức, phương pháp
giảng dạy, kỹ thuật quản lý lớp học, tương tác với người học trong không gian số, khai
thác công nghệ thông tin để tổ chức giảng dạy. Bên cạnh đó, toàn bộ dữ liệu về quá
trình học tập của người học cũng được theo dõi và lưu trữ bằng công nghệ số chứ
không đơn thuần là lưu trữ sổ sách thông thường. Theo thống kê, đã có khoảng 62 cơ
sở giáo dục - đào tạo và 710 phòng giáo dục đào tạo đã triển khai việc xây dựng cơ sở
dữ liệu chung cho giáo dục. Đồng thời, hiện nay đã có 82% các trường thuộc khối phổ
thông đã sử dụng phần mềm để quản lý trường học.
1.1.2.3 Tài chính - ngân hàng
Trong thời gian qua, để chuyển đổi sang mô hình kinh doanh nền tảng số, các
ngân hàng thương mại (NHTM) tập trung triển khai việc ứng dụng các công nghệ số

19
trong hoạt động tài chính - ngân hàng, như: trí tuệ nhân tạo (AI), xác thực sinh trắc học
(vân tay, khuôn mặt), trợ lý ảo (Chatbot),... đồng thời hợp tác với các công ty Fintech
để ứng dụng công nghệ mới vào trong quy trình hoạt động thanh toán trên thiết bị di
động. Chuyển đổi số ở các NHTM đã làm tăng tính bảo mật, nâng cao sự trải nghiệm
và sự hài lòng của khách hàng trong thanh toán các giao dịch.
Về việc quản trị dữ liệu hệ thống của các ngân hàng thương mại, nhờ nhận thức
được sớm, có sự quan tâm đến chuyển đổi số nên nhiều NHTM đã coi trọng việc xây
dựng và quản trị dữ liệu tạo thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số. Một khảo sát tháng
9-2020 của NHNN cho thấy, 50% các ngân hàng đã xây dựng Kho dữ liệu tập trung
(Data warehouse), 27% đã xây dựng các Hồ dữ liệu (Data lake) để thu thập dữ liệu thô
đến từ các điểm tiếp xúc số, khoảng 50% các ngân hàng đã ứng dụng phân tích dữ liệu
để tối ưu hóa quy trình vận hành, tăng hiệu quả hoạt động, quản trị rủi ro,...         
Việc ứng dụng các công nghệ số vào chuyển đổi số ở các NHTM tại Việt Nam đã từng
bước và đồng thời. Hầu hết các NHTM đã ứng dụng các giải pháp kỹ thuật, công nghệ
mới vào các hoạt động nghiệp vụ và cung ứng sản phẩm, dịch vụ để nâng cao hiệu quả
hoạt động và trải nghiệm cho khách hàng.Tiêu biểu như: Công nghệ sổ cái (General
Ledger -GL) cũng được một số NHTM triển khai như LVPB, Vietinbank, SCB,
ACB…nhằm ghi nhận một cách chi tiết các giao dịch (các chiều đơn vị, tài khoản,
khách hàng, đơn vị, phòng ban...) phục vụ cho mục tiêu phân tích đa chiều, hiệu quả,
thu nhập, chi phí, lợi nhuận…theo yêu cầu của quản trị, điều hành. Đến đầu tháng
7/2020, NHNN chính thức cho phép một số ngân hàng triển khai thí điểm eKYC trong
quy trình mở, sử dụng tài khoản thanh toán. Đến thời điểm hiện nay đã có nhiều ngân
hàng triển khai thành công giải pháp eKYC và đạt được những kết quả nổi bật khi số
lượng khách hàng mới tăng nhanh, số lượng giao dịch qua kênh Mobile Banking và
Internet Banking cũng tăng rõ rệt. Những ngân hàng tiên phong đưa eKYC vào hoạt
động và đã ghi nhận những kết quả ban đầu khá ấn tượng như sau:
VPBank (7-2020), xây dựng một nền tảng công nghệ sinh trắc học (biometrics)
toàn diện kết hợp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và chữ ký điện tử (eSignature),
giải pháp này mang đến cho khách hàng trải nghiệm việc mở/đăng ký tài khoản ngân
hàng 100% dưới hình thức online mà chỉ mất khoảng 5 phút đăng ký. Sau 1 năm triển
khai đã có khoảng 15.000 tài khoản đăng ký mới, đến nay giải pháp này vẫn luôn được
triển khai và thu lại được số lượng lớn khách hàng đăng ký thành công mà không cần

20
phải tốn thời gian chờ đợi hoặc di chuyển đến chi nhánh, cơ sở ngân hàng gần nhất. 
HDBank (8-2020), là một trong số 5 ngân hàng áp dụng eKYC đầu tiên trong
hệ thống ngân hàng, cho phép khách hàng mở tài khoản ngay trên ứng dụng (App)
ngân hàng điện tử của HDBank. Trong vòng 2 phút, khách hàng sẽ có tài khoản
iMoney và ngay lập tức có thể thực hiện giao dịch trực tuyến với nhiều tính năng như
thanh toán hóa đơn và QR Pay, nạp tiền điện thoại, đặt vé máy bay, vé tàu, đặt phòng
khách sạn,…Sau hơn 1 tháng triển khai eKYC, HDBank đã có thêm 35.000 khách
hàng mới đăng ký iMoney trên App HDBank, với 15.000 tài khoản đã thực hiện xác
thực điện tử.
TPBank, ghi dấu ấn khi có thể định danh khách hàng điện tử trong vòng 5 giây
nhờ giải pháp eKYC. Trong tháng đầu triển khai eKYC, TPBank đã thu hút 30.000
khách hàng đăng ký mở tài khoản mới thông qua phương thức mở tài khoản trực tuyến
và định danh khách hàng điện tử, tương đương 85% số lượng khách hàng đăng ký mở
tại quầy giao dịch hoặc tại LiveBank theo cách truyền thống.
App TPBank đã được tích hợp những công nghệ hàng đầu như: máy học
(Machine Learning), trí tuệ nhân tạo (AI), công nghệ nhận dạng ký tự quang học
(OCR), công nghệ nhận diện khuôn mặt (Face Recognition), công nghệ nhận diện
người sống (Liveness Check), công nghệ nhận diện khách hàng giả mạo, lừa đảo
(Fraud detection). Nhờ triển khai eKYC toàn diện trên ứng dụng di động, App TPBank
Mobile của TPBank lọt top 1 trên bảng xếp hạng của cả App Store và Google Play,
lượt tải App của TPBank có tốc độ tăng trưởng từng ngày khoảng 40-60%.
Trí tuệ nhân tạo (AI), cuối năm 2012, ngân hàng Vietcombank ứng dụng AI ra
mắt Vietcombank Mobile B@nking, là ứng dụng ngân hàng đầu tiên trên thiết bị di
động xuất hiện tại Việt Nam. TPBank, ứng dụng AI công tác phục vụ khách hàng
trong lĩnh vực ngân hàng số, với trợ lý ảo có tên gọi T’Aio trên Messenger (Facebook)
bắt đầu từ tháng 07/2017. Tương tự, ở ứng dụng VCBPay của Vietcombank, AI hỗ trợ
xử lý các giao dịch của ngân hàng thông qua giọng nói hoặc các câu chat bằng lệnh
đơn giản với Chatbot (trợ lý ảo).
Ngoài ra, một số công nghệ số mới được ứng dụng vào các NHTM, như:
VPBank, PVcomBank, Techcombank, Vietinbank ứng dụng các nền tảng đám mây
AWS (Amazon Web Service Cloud), Google Cloud, Microsoft Azure lần lượt cho ra
mắt các ngân hàng số đầu tiên trên đám mây dịch vụ web Amazon, phục vụ lưu trữ dữ

21
liệu giao dịch và tích hợp để đưa ra các giải pháp về thanh toán tiện lợi trên website,
ứng dụng mang lại trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng. 
Thông qua một số ví dụ về việc ứng dụng các công nghệ số hiện đại, cho ta thấy
được các ngân hàng đã dần nắm bắt được nhu cầu, thói quen, sở thích của khách hàng
từ đó đưa ra các sản phẩm, dịch vụ phù hợp với họ dựa trên các cơ sở thực tế về các số
liệu thống kê về lượng khách hàng tham gia giao dịch thanh toán qua các kênh thanh
toán trực tuyến khác nhau đã dần tăng theo thời gian.
1.1.3 Các giai đoạn chuyển đổi số

Hình 1. Mô hình các giai đoạn chuyển đổi số (nguồn Ernst & Young)

1. Doing digital

- Triển khai riêng lẻ, chưa có tính kết nối.

- Tập trung đổi mới mô hình kinh doanh, tăng trải

nghiệm khách hàng, ổn định chuỗi cung ứng,


- Mục tiêu: gia tăng hiệu quả sản xuất, kinh doanh,
tạo ra giá trị cho doanh nghiệp
Thương mại điện tử, bán hàng đa kênh
Truyền thông và marketing
Thanh toán trực tuyến
2. Becoming digital

22
- Chú trọng áp dụng công nghệ số ở phạm vi rộng, có sự kết nối giữa các chức
năng để chuyển đổi mô hình KD
- Số hóa quy trình lập kế hoạch, ngân sách và dự báo (pdb), quản trị nguồn
nhân lực (HRM)
- Dữ liệu được thu thập và liên kết với
nhau một cách xuyên suốt trong các
chức năng (kế toán, quản lý tồn kho)

3. Being digital

Chuyển đổi số hoàn toàn Đổi mới, sáng tạo, tạo ra bứt
phá

* Các hệ thống kinh doanh và Đầu tư nhiều vào các sáng kiến để
quản trị của doanh nghiệp được tạo ra sự đổi mới, sáng tạo
kết nối và tích hợp đồng bộ với Thay đổi sâu sắc về kỹ năng, vai
nhau trò của lãnh đạo, thay đổi văn hóa
Thông tin chia sẻ thông suốt doanh nghiệp
theo thời gian thực

 Với xu thế về việc chuyển đổi số ở nhiều lĩnh vực khác nhau thì việc chuyển
đổi số trong công tác lưu trữ đối với các loại tài liệu hiện nay cũng không ngoại lệ. Để
đáp ứng được các yêu cầu về việc số hóa tài liệu ngày càng cao, tài liệu sinh ra ngày
càng nhiều với nhiều hình thức khác nhau cần được lưu trữ. Tại Việt Nam, ngành lưu
trữ đang ở thời khắc chuyển đổi vô cùng quan trọng mang tính cách mạng trong gần
58 năm xây dựng và phát triển! Nghị định số 30/2020/NĐ-CP ngày 5/3/2020 của
Chính phủ về Công tác Văn thư và Quyết định số 458/QĐ-TTg ngày 3/4/2020 của
Chính phủ phê duyệt Đề án “Lưu trữ tài liệu điện tử của các cơ quan nhà nước giai
đoạn 2020 – 2025” đã đặt nền móng cho lưu trữ điện tử tại Việt Nam. Kể từ khi Chính
Phủ đưa ra dự án Chính Phủ điện tử cùng với sự ra đời của Trục liên thông văn bản
quốc gia, ngành lưu trữ cũng phải bắt buộc phải chuyển đổi số để có thể bắt kịp xu thế.
Và khi thực hiện chuyển đổi sẽ tạo nên bước ngoặt đầu tiên cho ngành lưu trữ tại Việt
Nam.

23
Cho đến hiện tại, yêu cầu về việc lưu trữ tài liệu dưới dạng tài liệu điện tử trong lĩnh
vực giáo dục cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn do nhu cầu trong quá trình học tập
và nghiên cứu của nhiều đối tượng khác nhau, các bước đầu của việc số hóa nội dung
tài liệu lưu trữ đặt nền móng cho sự ra đời của các thư viện điện tử, thư viện số, học
liệu mở, các cơ sở dữ liệu điện tử ra đời sinh ra để có thể lưu giữ được các loại tài liệu
ở dạng số hóa đó thay vì chỉ là các loại tài liệu ở dạng bản cứng (bản giấy) như trước
đây được lưu trữ ở các hệ thống lưu trữ vật lý, cung cấp khả năng truy xuất và tìm
kiếm thông tin nhanh chóng và dễ dàng hơn các nội dung đã được lưu trữ phục vụ cho
việc học tập và nghiên cứu, đặc biệt là trong bối cảnh của cách mạng công nghiệp 4.0
và lĩnh vực giáo dục đang ngày càng phát triển.

1.2. Hướng tiếp cận hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán
1.2.1. Hệ thống lưu trữ phân tán Blockchain
Công nghệ số cái phân tán(Distributed Ledger Technology) - là một giao thức công
nghệ cho phép dữ liệu được trao đổi trực tiếp giữa các bên hệ thô khác nhau trong một
mạng lưới mà không cần thông qua trung gian. Những người tham gia tương tác với
các mối quan hệ nhận dạng được mã hoá(ẩn danh). Mỗi giao dịch được mã hoá và
thêm vào một chuỗi giao dịch bất biến. Chuỗi này được phân phối cho tất cả các nút
mạng (số cái), do đó ngăn chặn sự thay đổi của chính chuỗi [1,5,9]. Mặc dù định danh
chính xác của công nghệ này là DLT, nhưng chúng tôi sẽ sử dụng tên gọi là
Blockchain.
Blockchain có thể được coi là cơ sở dữ liệu phân tán, phi tập trung, minh bạch và logic
theo thời gian của các giao dịch, đôi khi còn được gọi là sổ Sổ cái. Dữ liệu trong chuỗi
khối (ví dụ: giao dịch) được chia thành các khối. Mỗi khối phụ thuộc vào khối trước
đó. Hệ thống trong blockchain đóng vai trò là cơ sở dữ liệu bao gồm các nút(hoặc
“nhân viên”). Những nhân viên này chịu trách nhiệm gắn các khối mới vào
blockchain.
Một khối mới chỉ có thể được thêm vào sau khi tất cả các nút trong hệ thống đạt được
sự đồng thuận, tức là tất cả đều đồng ý rằng khối là hợp pháp và chỉ chứa các giao dịch
hợp lệ. Cách xác định tính hợp lệ của các giao dịch và cách các nút tính toán các khối
mới, được quy định bởi giao thức mạng. Blockchain được chia sẻ giữa tất cả các nút
trong hệ thống; nó được giám sát bởi mọi nút và không có nút kiểm soát nào. Bản thân

24
giao thức mạng có trách nhiệm giữ cho blockchain hợp lệ.

Hình 2. Mô hình quy trình hoạt động của blockchain trong giao dịch

Nguồn: https://bom.so/d3n9mo

1.2.2. Hệ thống tập tin liên hành tinh (Interplanetary File System-IPFS)

Hệ thống tập tin liên hành tinh (IPFS) là một giao thức phân phối tài nguyên mạng và
cho phép thiết lập một hệ thống tập tin phân tán ngang hàng kết nối tất cả các thiết bị
máy tính với nhau. Thay vì theo cơ chế lưu trữ dữ liệu tập chung trên một máy tính thì
hướng tiếp cận này cho phép lưu trữ dữ liệu phi tập trung trên nhiều máy tính khác
nhau. Những máy tính (gọi là cụm lưu trữ) khi tham gia vào mạng tạo bởi IPFS (mạng
chứa nhiều cụm lưu trữ) có thể lưu trữ tập tin tại cụm đó và có thể chia sẻ giữa các
cụm khác trong cùng hệ thống IPFS. Chính vì thế, tích hợp IPFS giúp loại bỏ những
vấn đề cố hữu như vấn đề băng thông, không gian lưu trữ và bảo mật trên hệ thống.

25
Hình 3. Phương thức chia sẻ dữ liệu trên IPFS theo chủ sở hữu

Cơ chế hoạt động của IPFS là dựa vào bảng mã băm phân tán trên mạng lưới phi tập
trung hàng ngang. Sau khi tài liệu được tải lên IPFS sẽ hình thành một mã băm dữ liệu
và trả lại theo chủ sở hữu. Quá trình thực hiện tải dữ liệu lên IPFS của chủ sở hữu
được trình bày trong Hình 3. Trong khi đó, Blockchain cũng dùng sổ cái phân tán phi
tập trung, chính vì vậy, hai công nghệ này có khả năng kết hợp với nhau bởi cấu trúc
tương đồng. Nói cách khác công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và hệ thống tệp liên
hành tinh (IPFS) đều dựa trên công nghệ mã hóa chính vì thế chúng tương thích với
nhau và được sử dụng xây dựng nên nhiều hệ thống bảo mật trong lưu trữ trữ như: Hệ
thống lưu trữ thông tin y tế, hệ thống lưu văn bằng, tạp chí, tài liệu học thuật...

1.2.3. Hướng tiếp cận hệ thống lưu trữ học thuật phân tán tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM
Hướng tiếp cận hệ thống lưu trữ học thuật phân tán tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM là một xu hướng đáng quan tâm
trong quá trình chuyển đổi số và quản lý tài liệu điện tử hiện nay. Việc triển khai hệ
thống lưu trữ phân tán này có thể mang lại nhiều lợi ích về việc quản lý, chia sẻ và
truy xuất tài liệu học thuật trong cơ sở đào tạo.
Một trong những hạn chế chính của việc lưu trữ tài liệu học thuật truyền thống là sự
phụ thuộc quá mức vào vai trò của thư viện. Hiện nay, phần lớn tài liệu và công trình

26
nghiên cứu được quản lý bởi thư viện, trong khi các bộ phận đào tạo chuyên môn như
các khoa và bộ môn đóng góp rất nhiều vào việc tạo ra những tài liệu chuyên sâu
thông qua các hoạt động giảng dạy như đồ án môn học, tiểu luận và báo cáo môn học.
Tuy nhiên, những tài liệu này hiện chưa có hình thức lưu trữ và chia sẻ hiệu
quả, và việc tập trung lưu trữ các tài liệu này tại bộ phận Thư viện sẽ dẫn đến sự quá
tải của hệ thống lưu trữ trung tâm và công việc của nhân viên thủ thư.
Để vượt qua những hạn chế này, hướng tiếp cận sử dụng hệ thống lưu trữ tài liệu điện
tử phân tán là một giải pháp hữu hiệu. Công nghệ chuỗi khối và hệ thống tệp liên hành
tinh (IPFS) có thể được áp dụng để xây dựng hệ thống lưu trữ phân tán trong ngữ cảnh
chuyển đổi số tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Hệ thống này sẽ cho
phép các khoa và bộ môn tự quản lý và lưu trữ tài liệu học thuật của mình một cách
độc lập, trong khi vẫn đảm bảo tính nguyên bản và độ tin cậy của tài liệu. Việc sử
dụng công nghệ chuỗi khối trong hệ thống lưu trữ tài liệu sẽ mang lại sự tin cậy và
đáng tin cậy trong quá trình chia sẻ. Mỗi tài liệu sẽ được mã hóa và ghi lại trên chuỗi
khối, đảm bảo tính toàn vẹn và không thể sửa đổi. Điều này có nghĩa là mọi thay đổi
hay chỉnh sửa trên tài liệu sẽ được ghi nhận và có thể được truy xuất sau này.
Hơn nữa, hệ thống tệp liên hành tinh (IPFS) cũng đóng vai trò quan trọng trong
việc lưu trữ và truy xuất tài liệu. IPFS cho phép lưu trữ các tệp tin phi tập trung và sử
dụng một thuật toán duy nhất để xác định định danh của từng tệp tin. Điều này giúp
loại bỏ việc trùng lặp dữ liệu và tạo ra một mạng lưới phân tán cho việc truy cập tài
liệu hiệu quả.
Một lợi ích quan trọng của hệ thống lưu trữ phân tán là giảm chi phí bảo trì và
quản lý, thay vì dựa vào trung tâm dữ liệu tập trung hoặc nền tảng đám mây, các khoa
và bộ môn có thể tự quản lý và duy trì hệ thống lưu trữ của mình. Điều này giúp tiết
kiệm tài nguyên và giảm áp lực đối với trung tâm dữ liệu trung tâm.
Ngoài ra, hệ thống lưu trữ tài liệu phân tán còn đảm bảo tính riêng tư và bảo
mật, các tài liệu chỉ được chia sẻ và truy cập bởi những người có quyền truy cập được
xác định trước. Công nghệ mã hóa trong chuỗi khối và IPFS cung cấp mức độ bảo mật
cao, đảm bảo rằng thông tin trong tài liệu được bảo vệ khỏi việc truy cập trái phép,
việc tiếp cận và sử dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP.HCM đem lại nhiều lợi ích quan
trọng. Nó không chỉ tạo ra một môi trường quản lý tài liệu hiệu quả mà còn đảm bảo

27
tính bảo mật, độ tin cậy và tính nguyên bản của tài liệu trong quá trình chia sẻ.

Tiểu kết chương 1


Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số đã trở thành
một xu hướng không thể tránh khỏi trong hầu hết các lĩnh vực đời sống, nhu cầu lưu
trữ và quản lý dữ liệu cũng đã trở nên ngày càng quan trọng và đòi hỏi các giải pháp
mới để đáp ứng, việc áp dụng hệ thống lưu trữ phân tán là một trong những giải pháp
được nghiên cứu và ứng dụng rộng rãi ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả việc
lưu trữ học thuật. Hệ thống lưu trữ phân tán được định nghĩa là hệ thống lưu trữ dữ
liệu không tập trung tại một nơi duy nhất, mà thay vào đó các dữ liệu được phân tán và
lưu trữ trên nhiều thiết bị hoặc nhiều vị trí khác nhau.
Với giai đoạn chuyển đổi số như hiện nay, việc lưu trữ và quản lý tài liệu đã trở
thành một thách thức lớn cho các tổ chức và cá nhân trong việc đảm bảo tính bảo mật
và toàn vẹn của dữ liệu, vấn đề này càng trở nên phức tạp hơn trong bối cảnh nhu cầu
trao đổi tài liệu học thuật giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong cộng đồng nghiên
cứu ngày càng tăng cao. Trong lĩnh vực này, hệ thống lưu trữ phân tán Blockchain
đang được quan tâm và nghiên cứu sử dụng như một giải pháp mới để đáp ứng nhu
cầu lưu trữ và quản lý tài liệu học thuật, Blockchain là một công nghệ mới có tính bảo
mật cao, không thể bị sửa đổi hay xóa bỏ dữ liệu một cách dễ dàng. Việc sử dụng
Blockchain làm nền tảng cho hệ thống lưu trữ phân tán cho phép các thành viên trong
cộng đồng nghiên cứu truy xuất và chia sẻ tài liệu học thuật với tính bảo mật và toàn
vẹn cao, hệ thống lưu trữ phân tán Blockchain còn giúp tối ưu chi phí cho việc lưu trữ
và quản lý dữ liệu, đồng thời cải thiện khả năng trao đổi thông tin giữa các thành viên
trong cộng đồng. Để áp dụng thành công hệ thống lưu trữ phân tán Blockchain trong
lĩnh vực học thuật, cần phải đặc biệt chú ý đến việc xây dựng các chính sách và quy
định quản lý dữ liệu, đảm bảo tính bảo mật và toàn vẹn của dữ liệu, đồng thời cần xác
định rõ vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong cộng đồng nghiên cứu. Việc sử
dụng Blockchain như một giải pháp lưu trữ phân tán trong lĩnh vực học thuật đem lại
nhiều lợi ích như tính bảo mật và toàn vẹn cao, tối ưu chi phí lưu trữ và quản lý dữ
liệu, cải thiện khả năng truy xuất

28
Chương 2: Ngữ cảnh và phương pháp nghiên cứu

2.1 Hướng tiếp cận lưu trữ tài liệu học thuật hiện nay tại Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1 Thực trạng lưu trữ tài liệu học thuật hiện nay tại trường ĐH KHXH&NV
Hiện nay, tại trường ĐH. KHXH&NV tài liệu học tập được lưu trữ tập trung và
đảm nhận bởi bộ phận Thư viện của trường, những tài liệu này bao gồm phần lớn là:
Các luận án, luận văn và các tài liệu của các Khoa bộ môn lưu trữ. Các tài liệu này
được phân loại và sắp xếp theo chuyên ngành và đề tài, giúp cho độc giả có thể dễ
dàng tìm kiếm và tra cứu. Các luận án, luận văn thường được lưu trữ trong các kho
chuyên biệt và đặc biệt được quan tâm bảo quản để đảm bảo tính nguyên vẹn của tài
liệu. Ngoài ra, thư viện cũng có các tài liệu khác liên quan đến lĩnh vực lưu trữ, bao
gồm các sách, báo, tạp chí, tài liệu điện tử, và các bản sao của các tài liệu quan trọng
trong lĩnh vực này. Để truy cập tài liệu trong thư viện, độc giả có thể đến trực tiếp thư
viện hoặc truy cập trực tuyến thông qua các trang website tài liệu miễn phí hoặc cơ sở
dữ liệu tài liệu trực tuyến mà thư viện đã đăng ký. Để tìm kiếm tài liệu cụ thể, độc giả
có thể sử dụng các công cụ tìm kiếm của thư viện hoặc tham khảo các hướng dẫn và
tài liệu hỗ trợ của thư viện.
Theo báo cáo hằng năm, số lượng đầu tài liệu kể trên vẫn chưa thể cập nhật đầy
đủ một phần là do số lượng tài liệu là rất lớn và công sức để thực hiện thao tác thu
thập, lưu trữ và quản lý chúng rất tốn kém. Bên cạnh đó, có một số tài liệu nội sinh
khác rất có giá trị nhưng hiện tại vẫn chưa được đề cập. Các tài liệu này có thể kể đến
là: Bài tập trên lớp, các tiểu luận môn học, các đồ án nhóm môn học, những báo cáo và
nghiên cứu của sinh viên có giá trị, nó có thể là nguồn tham khảo cho các sinh viên
khóa sau để tham khảo. Những tài liệu này là đặc thù cho từng ngành thuộc mỗi khoa,
nơi mà sinh viên trong cùng một khoa có nhu cầu tham khảo về chúng có thể tìm đến. 
Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí
Minh đã tiến hành số hoá một phần tài liệu trong kho của mình, thư viện đã có một số
tài liệu điện tử và cơ sở dữ liệu trực tuyến cung cấp để phục vụ cho nhu cầu tra cứu và
nghiên cứu của độc giả. Tuy nhiên, việc số hoá tài liệu trong thư viện vẫn đang trong
quá trình triển khai và còn nhiều tài liệu chưa được số hoá, thư viện đang tiếp tục đầu
tư và phát triển hệ thống số hoá tài liệu để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của độc giả.

29
Số liệu thư viện

Hiện tại, Thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Thành phố
Hồ Chí Minh có một kho tài liệu phong phú với các loại tài liệu như sách, báo, tạp chí,
luận án, luận văn, bản sao tài liệu quan trọng, tài liệu điện tử và các cơ sở dữ liệu trực
tuyến. Bao gồm: 

Tổng số tài liệu: khoảng 2 triệu đầu sách và tài liệu

Số lượng tài liệu tiếng Việt: khoảng 1,3 triệu đầu sách và tài liệu

Số lượng tài liệu tiếng Anh: khoảng 700.000 đầu sách và tài liệu

Số lượng tài liệu điện tử: khoảng 55.000 e-book và 60.000 bài báo từ các cơ sở dữ liệu
trực tuyến được đăng ký

Số lượng luận án, luận văn: khoảng 35.000 đầu

Ngoài ra, Thư viện còn lưu trữ một số tài liệu đặc biệt như các bản sao của các
tài liệu quan trọng trong lĩnh vực lưu trữ, tài liệu về lịch sử, văn hóa, nghệ thuật, chính
trị, kinh tế và xã hội của Việt Nam và thế giới.

Phân phối tài liệu

Phân phối tài liệu trong thư viện trường ĐH. KHXH&NV được chia thành hai
hình thức chính: phân phối tài liệu truyền thống và phân phối tài liệu trực tuyến.

Phân phối tài liệu truyền thống được thực hiện thông qua các kệ sách, kệ báo,
kệ tạp chí, các phòng đọc và khu vực tra cứu trong thư viện. Độc giả có thể đến thư
viện để tra cứu, đọc và mượn tài liệu. Thư viện cũng thường có các dịch vụ sao chép
và in ấn tài liệu để đáp ứng nhu cầu đọc tài liệu tại chỗ hoặc mang đi.

Phân phối tài liệu trực tuyến được thực hiện thông qua các cơ sở dữ liệu trực
tuyến, các tài liệu điện tử và các trang web tài liệu miễn phí. Thư viện cung cấp cho
độc giả các tài khoản truy cập đến các cơ sở dữ liệu đa ngành, các tài liệu điện tử và
các trang web tài liệu miễn phí. Độc giả có thể truy cập từ xa và tìm kiếm tài liệu một
cách thuận tiện. Thư viện cũng cung cấp các dịch vụ chuyển tài liệu trực tuyến cho độc

30
giả, giúp tiết kiệm thời gian và chi phí cho việc thuê tài liệu từ các thư viện khác.

Trong cả hai hình thức phân phối tài liệu, thư viện thường áp dụng các quy định
và quy trình để đảm bảo việc mượn và sử dụng tài liệu được thực hiện một cách hợp
lý, đảm bảo quyền lợi của độc giả và bảo vệ các tài liệu được lưu trữ trong thư viện.

2.1.2 Hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán
Với bối cảnh và công nghệ có sẵn, đề xuất hướng tiếp cận xây dựng một hệ
thống lưu trữ tập tin học thuật phân tán phục vụ cho công tác đào tạo tại trường học
ĐHKHXH&NV sẽ mang một số đặc trưng sau:
Một hệ thống lưu trữ tập tin phân tán IPFS sẽ được thiết lập gồm nhiều cụm lưu
trữ và liên kết với nhau. Trong đó, mỗi cụm lưu trữ sẽ được đặt và đảm nhận bởi
Khoa/Bộ môn (thư viện sẽ là một cụm riêng).  Các tài liệu nội sinh ( Bài tập, tiểu luận
môn học, các đồ án nhóm môn học, những báo cáo...) tạo ra bởi sinh viên tại một
Khoa/Bộ môn sẽ được số hóa và lưu trữ tại cụm của Khoa/Bộ môn đó phụ trách.
Lợi ích của việc lưu trữ phân tán là các tài liệu chuyên biệt cho từng khoa/bộ
môn sẽ lưu trữ tập trung tại khoa/bộ môn đó. Tránh tập trung lưu trữ tại cụm đảm nhận
bởi bộ phận thư viện. Giúp giảm bớt công việc cho cán bộ thủ thư đồng thời tránh lưu
trữ tập trung tại thư viện, loại bỏ gánh nặng chịu tải tập trung tại đó. Vì lưu trữ phân
tán, nên dễ dàng mở rộng không gian lưu trữ bằng cách tích hợp thêm các cụm lưu trữ
mới trong tương lai và có khả năng chia sẻ xử lý, điều này tránh lệ thuộc và tập trung
vào một cụm lưu trữ như cách tiếp cận truyền thống. Các người dùng tin (Sinh viên,
giáo viên, nghiên cứu viên...) có thể mượn tài liệu của người tạo ra tài liệu đó (tác giả).
Thông tin giao dịch này sẽ được ghi lại sử dụng chuỗi khối (blockchain). Những giao
dịch này được ghi lại trong nhật ký giao dịch được đảm bảo tính bảo mật, không thể
gian lận và không cần thiết phải giám sát bởi bên thứ ba. Sử dụng chuỗi khối
(blockchain) lưu trữ giao dịch mượn tài liệu mạng một số lợi ích và ưu điểm. Có thể
diễn ra không cần bên thứ ba giám sát. Bối cảnh này, tác giả có thể duyệt cho người
dùng tin sử dụng tài liệu của mình mà không cần bộ phận thư viện phê duyệt hay giám
sát. Giúp giảm bớt các công việc thủ tục cho bộ phận thủ thư và quy trình mượn tài
liệu điện tử có thể diễn ra nhanh hơn. Hệ thống lưu trữ tập tin phân tán theo công nghệ
mã hóa nên đảm bảo tính nguyên bản của tài liệu, không bị chỉnh sửa và làm giả tài
liệu. Và các công nghệ này được xây dựng dựa trên mã hóa, do đó khả năng bảo mật

31
và an toàn thông tin cao. Cũng như khả năng chống lại tấn công mạng và gian lận. Bên
cạnh đó, có một tùy chọn có thể kích hoạt nếu thấy hữu ích, công nghệ còn mở ra một
cách thức kiếm tiền cho tác giả dựa trên sáng tạo nội dung. với ý nghĩa "Nếu được chi
trả một khoản tiền phí cho tài liệu thì sẽ thúc đẩy khả năng sáng tạo và là động lực để
tạo ra các tài liệu có giá trị hơn".
Cơ chế hoạt động cụ thể như sau: Hệ thống sẽ kích hoạt cơ chế đồng tiền ảo mã
hóa, và duy trì đồng tiền này trong hệ thống, mỗi người tham gia trong hệ thống đều
có một ví lưu trữ đồng tiền mã khóa này. Khi một tài liệu của tác giả muốn tải lên cụm
lưu trữ tại Khoa/Bộ môn trực thuộc. Tác giả phải trả cho người duyệt tài liệu một loại
phí là phí duyệt tài liệu. Khi một người dùng tin muốn tham khảo tài liệu từ tác giả,
phải có sự đồng ý của tác giả và phải chuyển cho tác giả một phí nhỏ gọi là phí xem tài
liệu. Như vậy mỗi giao dịch tác giả sẽ tích lũy được đồng tiền mã hóa của mình. Khi
một người dùng mới không có tiền trong ví của mình mà muốn xem tài liệu, có thể
thực hiện giao dịch mua tiền ảo từ các tác giả/ người duyệt tin bằng cách chuyển tiền
thật và nhận về tiền ảo. Sao khi có tiền ảo thì người dùng tin có thể dùng tiền ảo của
mình thực hiện mượn tài liệu. Cơ chế này, bản thân hệ thống tự duy trì một nền tảng
thương mại và cho phép các tác giả kiếm tiền và khuyến khích sáng tạo mà không cần
bên tham gia trung gian nào.

2.2 Triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh
2.2.1 Giới thiệu
Cách mạng công nghiệp 4.0 (còn được gọi với cái tên cuộc Cách Mạng công
nghiệp lần thứ tư) đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu và những tác động mạnh mẽ đến
hầu hết mọi lĩnh vực trong nền kinh tế. Trước bối cảnh này, nhiều chủ trương, đường
lối chính sách, pháp luật đã được ban hành tại Việt Nam nhằm giúp cho các chủ thể
chủ động thích ứng với những thay đổi mạnh mẽ của giai đoạn mới. Trong lĩnh vực
giáo dục đặc biệt là nghiệp vụ lưu trữ học thuật tại thư viện trường. Hệ thống lưu trữ
phân tán (Distributed Storage System) là một công nghệ lưu trữ dữ liệu phổ biến trong
thời đại công nghệ hiện nay, một số trường đại học có thể áp dụng hệ thống lưu trữ
phân tán tại thư viện để quản lý tài liệu học thuật, báo cáo, luận văn và các tài liệu

32
khác. Hệ thống này có thể cho phép người dùng truy cập và tìm kiếm các tài liệu một
cách nhanh chóng và hiệu quả hơn, đồng thời bảo đảm an toàn và bảo mật cho dữ liệu,
nó đã được ứng dụng ở một số nước trên thế giới, song tại Việt Nam, công nghệ này
vẫn hoàn toàn mới mẻ tại nhiều trường đại học. Trong đó có Trường ĐH KHXH&NV
Đại học Quốc Gia - TP.HCM và hiện tại chúng ta vẫn chưa có điều kiện làm cơ sở cho
việc áp dụng công nghệ mới này.
Để bắt kịp với những tiến bộ của thời đại, việc tìm hiểu về công nghệ
Blockchain, những ứng dụng của nó là hết sức cần thiết. Bài viết nghiên cứu cơ sở lý
thuyết về công nghệ Blockchain, hệ thống Hệ Thống Tệp Liên Hành Tinh (IPFS) và
khảo sát thực tế về nhận thức, triển vọng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật
phân tán tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành
phố Hồ Chí Minh của sinh viên trường, đặc biệt là sinh viên ngành quản trị thư viện và
lưu trữ. Trên Cơ Sở Đó, nhóm nghiên cứu đưa một số đề xuất nhằm nâng cao nhận
thức và khả năng áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

2.2.2 Cơ sở lý luận
2.2.2.1 Khái niệm công nghệ blockchain
Trước khi đi vào phần tổng quan tình hình nghiên cứu, chúng tôi xin làm rõ
khái niệm “Blockchain”. Theo Don & Alex Tapscott (2016), Blockchain (chuỗi khối),
tên ban đầu blockchain là một cơ sở dữ liệu phân cấp lưu trữ thông tin trong các khối
thông tin được liên kết với nhau bằng mã hóa và mở rộng theo thời gian. Mỗi khối
thông tin đều chứa thông tin về thời gian khởi tạo và được liên kết tới khối trước đó,
kèm theo thông tin về dữ liệu giao dịch.
Blockchain được thiết kế để chống lại việc thay đổi của dữ liệu: Một khi dữ liệu
đã được cập nhật trong mạng thì sẽ khó có thể thay đổi được nó. Nếu một phần của hệ
thống Blockchain sụp đổ, những máy tính và nút khác sẽ tiếp tục hoạt động để bảo vệ
thông tin.
Theo khía cạnh kế toán - kiểm toán, blockchain là một công nghệ cho phép
truyền tải dữ liệu một cách an toàn dựa vào hệ thống mã hóa vô cùng phức tạp, tương
tự như cuốn sổ cái kế toán hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật số. Các bên tham gia chỉ
cần xây dựng một mạng sổ cái chia sẻ tất cả thông tin giao dịch, khi một thành viên

33
cập nhật thông tin thì tất cả các thành viên còn lại được phép xem, đọc…
2.2.2.2 Đặc điểm - đặc tính công nghệ blockchain:
Đặc điểm
Về cơ bản mỗi khối chứa những thông tin sau: (1) Dữ liệu (Data): Dữ liệu
trong mỗi khối phụ thuộc vào loại blockchain, ví dụ blockchain của bitcoin chứa thông
tin về các giao dịch như thông tin người gửi, người nhận tiền và số bitcoin được giao
dịch; blockchain về bảo hiểm y tế sẽ lưu trữ các thông tin về đối tượng được hưởng
bảo hiểm, lịch sử sức khỏe của đối tượng đó,…(2) Mã băm (Hash): Dùng để nhận
dạng một khối và các dữ liệu trong đó. Mã này là duy nhất, nó tương tự như dấu vân
tay. Bất kỳ sự thay đổi nào trong khối thì mã băm cũng sẽ thay đổi; (3) Mã băm đối
chiếu (Hash of previous block) sẽ tạo thành chuỗi. Bất cứ sự thay đổi một khối sẽ
khiến các khối tiếp theo không phù hợp (Trang thông tin điện tử Cục Tin học hóa,
2018).

Hình 4. Cấu trúc của một blockchain

Đặc tính
(1) Không thể làm giả, không thể phá hủy: theo như lý thuyết chỉ có máy tính lượng tử
mới có thể giải mã Blockchain và công nghệ Blockchain biến mất thì không còn
Internet trên toàn cầu
(2) Bất biến: dữ liệu trong Blockchain không thể sửa (có thể sửa nhưng sẽ để lại dấu
vết) và sẽ lưu trữ mãi mãi
(3) Bảo mật: các thông tin, dữ liệu trong Blockchain được phân tán và an toàn tuyệt

34
đối
(4) Minh bạch: ai cũng có thể theo dõi dữ liệu Blockchain đi từ địa chỉ này tới địa chỉ
khác và có thể thống kế toàn bộ lịch sử trên địa chỉ đó.
(5) Hợp đồng thông minh: là hợp đồng kỹ thuật số được nhúng vào đoạn code if-this-
then-that (IFTTT), cho phép chúng tự thực thực thi mà không cần bên thứ ba (Savjee,
2017).
2.2.2.3 Thuật toán trong Blockchain

Hình 5. Chuỗi kết nối blockchain

Để rõ hơn, chúng ta nhìn vào hình ảnh trên. Khối 1 là khối khởi điểm, khi thay
đổi thông tin khối thứ 2 thì khối thứ 3 và các khối tiếp theo đó sẽ không còn phù hợp
nữa hay nói cách khác là các mối liên kết bằng mã băm đối chiếu sẽ bị sai. Trên hình
ảnh, khối thứ 2 bị thay đổi thông tin, mã băm của khối sẽ thay đổi theo (mã băm khối 2
từ 6BQ1 chuyển thành H62Y), như vậy mối liên kết giữa khối 2 và khối 3 bằng mã
băm 6BQ1 không tương thích nữa. Với thiết kế này, Blockchain giúp chống lại việc
thay đổi của dữ liệu. Về nguyên tắc, một khi dữ liệu đã được ghi vào Blockchain thì sẽ
không có cách nào thay đổi được dữ liệu đó. Tuy nhiên, trong thế giới hiện đại và
thông minh hiện nay, sử dụng những đoạn mã băm không thôi là chưa đủ để ngăn chặn
những sự thay đổi, sự giả mạo. Thực tế, có hàng trăm, hàng nghìn chiếc máy tính với
cấu hình ‘khủng’ có thể tính toán hàng trăm nghìn các mã băm trên một giây; tức là
khi một khối bị thay đổi dữ liệu, tức mã băm của khối sẽ thay đổi, các máy tính can
thiệp vào quá trình thay đổi, giả mạo đó sẽ tính toán lại tất cả các mã băm của các khối
tiếp theo sao cho phù hợp và liên kết với các khối trước đó và kết quả là sổ cái
Blockchain bị thay đổi giả mạo hoàn toàn. Để giảm thiểu vấn đề này, Blockchain đã
được trang bị thêm phương tiện đó là thuật toán đồng thuận, trong đó có 02 loại thuật

35
toán đồng thuận được triển khai phổ biến: Thuật toán bằng chứng công việc (PoW) và
thuật toán bằng chứng cổ phần (PoS). (Trang thông tin điện tử Cục Tin học hóa, 2018).
Thuật toán bằng chứng công việc (Proof of work hay viết tắt là PoW): Cơ chế
của PoW là làm chậm lại quá trình hình thành những khối Block mới; ví dụ trong
trường hợp Bitcoin, để tính toán bằng chứng công việc theo yêu cầu thì mất khoảng 10
phút, sau đó mới có một khối mới được hình thành vào chuỗi. Với cơ chế PoW này,
việc giả mạo dường như là không thể, vì khi thay đổi dữ liệu của một khối, người can
thiệp giả mạo sẽ phải tính toán lại toàn bộ bằng chứng công việc của những khối tiếp
theo; như vậy chúng ta hãy hình dùng xem, mỗi khối để tính toán lại mất tối thiểu 10
phút, với hàng trăm, hàng nghìn khối thì thời gian sẽ nhiều như thế nào (Trang thông
tin điện tử Cục Tin học hóa, 2018).
Thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of Stake hay viết tắt là PoS): ngược lại
với PoW, thuật toán PoS là cách khác để xác minh các giao dịch. Với PoS, người tạo
ra khối mới sẽ được lựa chọn một cách ngẫu nhiên, dựa trên giá trị cổ phẩn (hay còn
gọi là stake) của họ có. Người này có trách nhiệm xác nhận tính hợp lệ của các khối
mới. Để trở thành một người xác nhận, thì người này phải đặt cọc một khoản tiền nhất
định (đó là stake, và khoản tiền này sẽ bị mất nếu người này thực hiện xác nhận một
giao dịch gian lận) và người xác nhận chỉ được khai thác. Khi xác nhận được một khối
thành công, người xác nhận sẽ nhận được phần thưởng là khoản tiền phí liên quan của
các giao dịch tương ứng trong khối đó. Nếu người này không muốn tiếp tục làm người
xác nhận, sau một khoảng thời gian nhất định để xác thực người này không thực hiện
bất kỳ một xác nhận giả mạo nào, thì cổ phẩn và tiền kiếm được của họ sẽ được hoàn
lại. Như vậy, sẽ rất mất thời gian và tiền để thực hiện một xác nhận một khối block giả
(Trang thông tin điện tử Cục Tin học hóa, 2018).
Hàm băm (Hash): Hàm băm là một thuật toán lấy một chuỗi dữ liệu thay đổi và
tạo ra một giá trị độ dài cố định. Dữ liệu về các giao dịch phải nhỏ để tính hợp lệ của
giao dịch có thể nhanh chóng được tính toán và phân phối cho các node khác. Một
lượng lớn dữ liệu thường được lưu trữ “ngoài chuỗi” với các đường link hoặc hàm
băm của dữ liệu được lưu trữ trong chuỗi khối. Theo truyền thống, sổ cái được sử dụng
để ghi lại các giao dịch tài sản hoặc hàng hóa: chỉ giao dịch được ghi lại trong sổ cái
với tài sản thực được xử lý riêng biệt.
Sự thay đổi đối với bất kỳ khối nào trước đó trong chuỗi yêu cầu khai thác lại không

36
chỉ khối có thay đổi mà còn kéo theo sự thay đổi tất cả các khối sau đó. Đây là lý do
tại sao việc thao túng công nghệ Blockchain cực kỳ khó khăn. Hãy coi đó là “sự an
toàn trong toán học” vì việc tìm ra các dấu ngoặc vàng đòi hỏi một lượng lớn thời gian
và khả năng tính toán. Khi một khối được khai thác thành công, thay đổi được chấp
nhận bởi tất cả các node trên mạng và người khai thác được hưởng lợi về mặt tài
chính.
Theo tổng hợp từ trang web Built In [5], thực hiện thay đổi đối với bất kỳ khối
nào trước đó trong chuỗi yêu cầu khai thác lại không chỉ khối có thay đổi mà còn kéo
theo sự thay đổi tất cả các khối sau đó. Đây là lý do tại sao việc thao túng công nghệ
Blockchain cực kỳ khó khăn. Hãy coi đó là “sự an toàn trong toán học” vì việc tìm ra
các dấu ngoặc vàng đòi hỏi một lượng lớn thời gian và khả năng tính toán. Khi một
khối được khai thác thành công, thay đổi được chấp nhận bởi tất cả các node trên
mạng và người khai thác được hưởng lợi về mặt tài chính.
2.2.2.4 Khái niệm Hệ Thống Tệp Liên Hành Tinh (IPFS)
IPFS (Interplanetary File System) là hệ thống tập tin phi tập trung Peer-to-Peer
(mạng ngang hàng) kết nối các thiết bị máy tính với nhau. IPFS hoạt động dựa trên tất
cả các thiết bị tham gia chứ không chỉ tập trung vào các máy chủ chính (trung tâm)
như HTTP. Nói cách khác, mỗi máy tính tham gia trong mạng lưới IPFS đều có nhiệm
vụ download và upload dữ liệu và không cần thông qua máy chủ.

Hình 6. Phân biệt giữa IPFS và HTTP

37
2.2.2.5 Cách hoạt động của IPFS
Cách hoạt động của IPFS được tóm gọn với 2 bước như sau:
- Xác định tệp có địa chỉ nội dung (giá trị hash của tệp đó).
- Tìm dữ liệu được lưu trữ và tải xuống: khi bạn có đoạn hash của file hay trang cần
tải, mạng sẽ tìm và connect tới máy tốt nhất để tải dữ liệu xuống cho bạn.

Hình 7. Cách hoạt động của IPFS

2.2.2.6. Đặc điểm - đặc tính IPFS 


Đặc điểm
Nếu được áp dụng đúng, IPFS sẽ mang lại tiềm năng khá lớn nhờ việc rút ngắn
thời gian truyền tải dữ liệu, tránh sự phụ thuộc vào máy chủ, bên cạnh đó cũng tiết
kiệm được một khoản chi phí cho mạng lưới.
Đặc tính
Ít phụ thuộc vào máy chủ: với cách hoạt động theo mô hình Client-Server của
HTTP, nếu máy chủ gặp sự cố, thì mọi hoạt động của mạng lưới sẽ dừng lại vì không
thể hồi đáp thông tin cho người dùng. Đây là nhược điểm lớn nhất của HTTP khi phụ
thuộc hoàn toàn vào máy chủ tập trung.

Bảng 1. So sánh giữa HTTP và IPFS

Ưu điểm của IPFS là không phụ thuộc vào máy chủ


Mô hình phi tập trung:
Sử dụng mô hình tập trung dữ liệu như Facebook, Amazon, Google,...đã vô tình
khiến người dùng trở thành tâm điểm cho hacker tấn công. Không ít lần chúng ta
chứng kiến những sự việc rò rỉ thông tin cá nhân của người dùng liên quan đến các

38
công ty lớn về công nghệ và dữ liệu.
Với mô hình website phi tập trung (decentralized) của IPFS, các vấn đề này
hoàn toàn được khắc phục và không còn chế độ quản lý phân cấp. Các dữ liệu được
lưu trữ phân tán và không có một máy chủ tập trung để tấn công, càng nhiều người
tham gia vào IPFS thì mạng sẽ càng bảo mật và khó có thể thao túng hơn.
Giảm bớt chi phí:
Ưu điểm tiếp theo của mô hình IPFS đó là giảm bớt chi phí đối với cả người
cung cấp nội dung và người dùng thông thường. IFPS sẽ cho phép đoạn video trên
được tải hoàn toàn về mạng nội bộ IFPS dù bạn là ai và đang ở đâu. Do đó loại bỏ sự
cần thiết của hàng loạt trạm kết nối và máy chủ Internet, giúp chi phí tổng thể giảm
một cách rõ rệt.
2.2.2.7. Mối quan hệ giữa Blockchain và IPFS
Các loại Blockchain có thể chia thành ba loại theo nguyên tắc về quyền đọc ghi
dữ liệu và tham gia vào hệ thống như: Public (công khai); Private (riêng tư) và
ermissioned/Consortium (được phép). Với kiểu Public, bất kỳ ai cũng có thể đọc và
ghi dữ liệu trên Blockchain, ví dụ các đồng tiền ảo Bitcoin, Ethereum,… Với kiểu
Private, người dùng chỉ có quyền đọc không có quyền ghi dữ liệu vào Blockchain, chỉ
có một bên thứ ba tin cậy được quyền ghi, ví dụ như Ripple. Còn với kiểu
Permissioned bổ sung thêm sự kết hợp giữa bên thứ ba khi tham gia vào Public hay
Private, ví dụ như các ngân hàng hay tổ chức tài chính liên doanh sử dụng Blockchain
cho riêng mình (Savjee, 2017).
Công nghệ chính của IPFS là dựa vào Hash Table (Hàm băm phi tập trung),
hoạt động trên mạng lưới P2P. Blockchain hiện nay sử dụng công nghệ sổ cái phi tập
trung, chính vì sử dụng cùng một cấu trúc nên IPFS và Blockchain có thể kết hợp cùng
nhau.
Với ưu điểm là tính bảo mật cao, khả năng truyền tải dữ liệu tốt hơn nhờ mô
hình hoạt động phi tập trung khiến IPFS hứa hẹn sẽ trở thành một thành phần không
thể thiếu trong cấu trúc hạ tầng Web 3.0, cho phép lưu trữ dữ liệu với độ bảo mật cao.
2.2.2.8. Mức độ - độ ảnh hưởng của công nghệ blockchain tới thế giới hiện nay

39
Hình 8. Những ứng dụng của Blockchain

Mức độ
Loại 1: Blockchain 1.0:.Hiện tại, có hàng trăm loại tiền điện tử khác nhau,
trong đó bitcoin là loại được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường. Các loại tiền tệ có
thể có các tính năng khác nhau như được gắn với một loại tiền tín tệ hoặc hóa tệ nhưng
bản chất của chúng vẫn giữ nguyên - chúng được sử dụng để thanh toán và chuyển
nhượng tài sản kỹ thuật số
Loại 2: Blockchain 2.0: Hợp đồng thông minh - hợp đồng thông minh phức tạp
hơn so với loại tiền tệ. Hợp đồng thông minh là một giao thức máy tính nhằm tạo điều
kiện kỹ thuật số, xác minh hoặc thực thi đàm phán hoặc thực hiện hợp đồng. Hợp đồng
thông minh cho phép việc thực hiện các giao dịch đáng tin cậy mà không có bên thứ
ba. Các giao dịch này có thể theo dõi và không thể đảo ngược. Hợp đồng thông minh
có thể đại diện cho cổ phiếu, trái phiếu, quyền chọn, thế chấp và tài sản thông minh.
Loại 3: Blockchain 3.0: Công nghệ này được áp dụng trong các lĩnh vực trong
chính phủ, y tế, khoa học,... đó là một hệ thống ứng dụng Blockchain vượt ra ngoài thị
trường tài chính và bao gồm chính phủ, nghệ thuật, văn hóa và khoa học.

Độ ảnh hưởng:

Loại một: Tiền tệ và dịch vụ liên quan đến chuyển tiền như cơ chế thanh toán
và dịch vụ chuyển tiền.
Loại hai: Trong khi khái niệm 1.0 đại diện cho phân cấp tiền, thì khái niệm 2.0

40
là phân cấp thị trường. Tất cả các công nghệ nhằm phân cấp các mối quan hệ của các
đối tác khác nhau như nhà thanh toán bù trừ, ngân hàng, công ty đều được bảo vệ bởi
khái niệm này.Do đó, một hệ thống kế toán tiềm năng trên Blockchain được bao phủ
bởi khái niệm 2.0 vì nó được cho là đại diện cho một hệ thống hợp đồng thông minh
nơi các giao dịch và hóa đơn thanh toán tự động được thực hiện và ghi lại. Với
Blockchain 2.0, các loại blockchain bổ sung được giới thiệu và chúng có tiềm năng
trong các lĩnh vực khác ngoài tiền điện tử. Dưới đây là một số ứng dụng tiềm năng
điển hình:
- Hợp đồng ngoại quan, giao dịch nhiều chữ ký
- Giao dịch tài chính (lương hưu, cổ phiếu...)
- Hồ sơ công khai (tên đất, đăng ký xe...)
- Nhận dạng (bằng lái xe, id...)
- Hồ sơ cá nhân (khoản vay, hợp đồng...)
- Khóa tài sản vật lý (nhà, phòng khách sạn, xe cho thuê)
- Tài sản vô hình (bằng sáng chế, nhãn hiệu,...)
Loại ba: Ví dụ về các ứng dụng 3.0 là hệ thống bỏ phiếu Blockchain, hệ thống
tên miền phi tập trung - Namecoin, các ứng dụng chống kiểm duyệt như Alexandria và
Ostel và nhiều ứng dụng khác sử dụng tính chất bất biến và minh bạch của blockchain
để thúc đẩy tự do, dân chủ và phân bổ tài sản công bằng (Becker, 2013).

2.2.3 Ảnh hưởng công nghệ của lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại Việt Nam
và tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố
Hồ Chí Minh
2.2.3.1 Xu hướng - xu thế - tổng quan về tình hình áp dụng, ảnh hưởng của công nghệ
blockchain ở Việt Nam 
Xu hướng
Như đã nêu ở trên, thực tế, blockchain đang ngày càng chứng minh được vai trò
và mở rộng ra nhiều lĩnh vực. Các lợi ích độc quyền của việc trao đổi dữ liệu an toàn,
minh bạch, là lý do hàng đầu cho việc ứng dụng công nghệ blockchain. Tuy nhiên mỗi
năm sẽ mang lại những xu hướng phát triển mới dựa vào bối cảnh kinh tế xã hội cụ
thể, đặc biệt hơn là trong Giáo dục.
Bên cạnh việc đánh giá những điều kiện có thể ứng dụng Blockchain vào Việt

41
Nam từ phương pháp tổng thuật tài liệu, bài viết thực hiện khảo sát bằng bảng hỏi
online với 106 sinh viên, 39 doanh nghiệp và 10 chuyên gia trong địa bàn Hà Nội
trong khoảng thời gian từ 15/3/2019 đến 15/4/2019 để hiểu thêm góc nhìn, nhận thức
về Blockchain của các chủ thể khác nhau trong nền kinh tế.

Biểu đồ 1. Thực trạng đào tạo Blockchain ở Việt Nam

Kết quả thống kê cho ta thấy các hình thức giới thiệu càng linh hoạt thì càng
tiếp cận được nhiều sinh viên hơn. Tuy nhiên, cũng chỉ có 42% lượng sinh viên tham
gia khảo sát được tiếp cận với Blockchain tại trường học. Điều này cho thấy việc
chuẩn bị tư duy và kiến thức cho thế hệ tương lai chưa được chú trọng. Tuy hiểu về
tầm quan trọng và một số ứng dụng của Blockchain, sinh viên chưa có được cái nhìn
sâu về công nghệ này. Một phần lý do xuất phát từ việc đa số sinh viên chưa được đào
tạo hay cung cấp thông tin từ trường học. Đấy cũng chính là lý do khiến cho sinh viên
mong muốn được đào tạo và tự tìm hiểu về Blockchain trong thời gian tới. Đây có thể
là tiền đề cho việc phát triển Blockchain tại Việt Nam trong tương lai. Để giải quyết
vấn đề này, các trường Đại học nên bổ sung những nội dung/ môn học liên quan đến
Blockchain vào chương trình học của mình. Ngoài ra, cần giới thiệu với sinh viên về
Blockchain thông qua các hoạt động khác trong trường học như hội thảo, các cuộc thi,

42
Biểu đồ 2. Khả năng ứng dụng Blockchain tại Việt Nam.

Nhìn chung, các đối tượng tham gia khảo sát đều lạc quan về khả năng ứng dụng
Blockchain tại nước ta trong thời gian tới. Trong đó, chỉ có 1 số ít sinh viên cho rằng Việt
Nam sẽ không ứng dụng công nghệ mới mẻ này. 100% chuyên gia tham gia khảo sát cho rằng
nước ta sẽ ứng dụng Blockchain.

Biểu đồ 3. Rào cản ứng dụng Blockchain tại Việt Nam – Nhận định từ chuyên gia.

Biểu đồ 4. Rào cản ứng dụng Blockchain tại Việt Nam – Nhận định từ doanh nghiệp.

43
Nhìn chung, cả doanh nghiệp và chuyên gia đều có những ý kiến giống nhau và
cho rằng các yếu tố về công nghệ mới là lý do chính cản trở việc áp dụng Blockchain
tại nước ta chứ không phải là các lý do về vốn đầu tư. Trong số các rào cản trên, việc
khó hòa nhập với hệ thống cũ và thiếu kỹ năng, hiểu biết trong doanh nghiệp.
Blockchain là công cụ hữu hiệu cho việc theo dõi các giao dịch vì tính minh bạch và
an toàn của nó, tuy nhiên kể cả khi có vốn và công nghệ thì việc áp dụng Blockchain
vào kế toán doanh nghiệp cũng không phải điều đơn giản. Lý do là vì hệ thống cũ đang
hoạt động trơn tru và cần thời gian để thuyết phục các đơn vị sử dụng hệ thống mới
ứng dụng Blockchain. Không những thế, doanh nghiệp còn phải đối diện với bài toán
nhân lực khi phải đào tạo nhân viên cũ hay tuyển dụng nguồn nhân lực chất lượng cao
(điều này không dễ khi đa phần sinh viên chưa được tiếp cận với Blockchain tại trường
học). Ngoài ra, nếu thay đổi hoàn toàn sang sử dụng công nghệ mới, doanh nghiệp có
thể chịu rủi ro nếu hệ thống hoạt động không theo ý muốn; nhưng nếu áp dụng song
song cả hai hệ thống thì sẽ tốn kém rất nhiều nguồn lực. Việc từ từ ứng dụng
Blockchain được 100% chuyên gia tham gia khảo sát ủng hộ, nhưng khi áp dụng cả
hai hệ thống để giảm trừ rủi ro, doanh nghiệp lại có thể phải đối mặt với vấn đề pháp
lý khi sử dụng hai sổ sách kế toán. Vì vậy, cần có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực
chất lượng cũng như mô hình phù hợp để áp dụng Blockchain tại nước ta.

Xu thế

Quản lý học tập: Tất cả dữ liệu liên quan đến công việc học tập (điểm số, hoạt
động ngoại khoá, kỹ năng, trải nghiệm…) đều sẽ được lưu trữ dưới Blockchain 1 cách
minh bạch, rõ ràng, bất biến. Quá trình này sẽ hạn chế được tối đa các vấn đề về gian
lận điểm, bằng cấp giả mạo… trong giáo dục.

Cầu nối học viên và nhà tuyển dụng: Với những thông tin đã được lưu trữ sẵn
sàng dưới công nghệ Blockchain từ học viên, các nhà tuyển dụng sẽ có thể dễ dàng
xem xét và lựa chọn ứng viên ưu tú cho mình. Ngược lại, ứng viên cũng có thể theo
dõi thông tin của các doanh nghiệp tuyển dụng và chia sẻ thông tin trong ID của mình.

Quản lý học tập: Tất cả dữ liệu liên quan đến công việc học tập (điểm số, hoạt
động ngoại khoá, kỹ năng, trải nghiệm…) đều sẽ được lưu trữ dưới Blockchain 1 cách
minh bạch, rõ ràng, bất biến. Quá trình này sẽ hạn chế được tối đa các vấn đề về gian
lận điểm, bằng cấp giả mạo… trong giáo dục.

44
Cầu nối học viên và nhà tuyển dụng: Với những thông tin đã được lưu trữ sẵn
sàng dưới công nghệ Blockchain từ học viên, các nhà tuyển dụng sẽ có thể dễ dàng
xem xét và lựa chọn ứng viên ưu tú cho mình. Ngược lại, ứng viên cũng có thể theo
dõi thông tin của các doanh nghiệp tuyển dụng và chia sẻ thông tin trong ID của mình.

Tổng quan

Dựa vào kết quả khảo sát và tổng hợp tài liệu của nhóm nghiên cứu trên [1], có
thể thấy Việt Nam đang cần và rất muốn tiến hành ứng dụng Blockchain vào các
ngành công nghiệp khác nhau. Tuy nhiên, các doanh nghiệp truyền thống tại Việt Nam
còn dè dặt trong việc đầu tư vào phát triển của công nghệ này. Vì vậy, việc áp dụng
công nghệ mới này sẽ phải phụ thuộc phần nhiều vào các công ty khởi nghiệp chú
trọng vào Blockchain doanh nghiệp nước ngoài có vốn đầu tư vào nước ta. Theo thống
kê của Infinity Blockchain Lab, hiện tại ở Việt Nam công nghệ Blockchain được áp
dụng chủ yếu trong các lĩnh vực như dịch vụ tài chính (hơn 83%), chuỗi cung ứng
(40%). Đối với chuỗi cung ứng, Blockchain đang được ứng dụng và thành công nhất
trong mảng truy xuất nguồn gốc thực phẩm (hợp đồng thông minh) và đang đạt được
những thành tựu đáng mong đợi như ở hợp tác xã Mỹ Xương hay công ty An Thái.
Tuy kết quả chưa đạt được ở diện rộng nhưng đây là tiền đề cho việc ứng dụng
Blockchain để nâng tầm nông sản Việt. Ứng dụng phổ biến nhất của Blockchain là về
tài chính, và điểm thuận lợi cho nước ta khi tiếp nhận những thành tựu ở ngành này là
việc đã có rất nhiều tổ chức về tài chính lớn hoạt động lâu năm tại Việt Nam. Có thể
kể tới như các công ty kiểm toán trong nhóm Big 4, các ngân hàng như Standard
Chartered, Sumitomo Mitsui Banking và MUFG Bank,... Với sự hẫu thuẫn của công ty
mẹ ở nước ngoài, các tổ chức này sẵn sàng ứng dụng Blockchain tại Việt Nam ngay
khi công nghệ này chứng minh được sự hữu dụng của mình trên thế giới.

2.2.3.2. Ảnh hưởng của việc áp dụng công nghệ lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh, bao gồm: 

Áp dụng hệ thống lưu trữ phân tán tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Giúp cán bộ thư viện trường
quản lý tài liệu dễ dàng hơn, cho phép người dùng truy cập tài liệu một cách nhanh

45
chóng, hiệu quả. Tài liệu được sao chép, lưu trữ trên nhiều máy chủ khác nhau, giúp
tăng cường tính khả dụng của tài liệu, giảm tải được sự quá tải của việc lưu trữ nhiều
tài liệu, dữ liệu lớn trên một máy chủ. Hệ thống phân tán có thể đảm bảo tính bảo mật
cho dữ liệu, thông qua các cơ chế mã hóa xác thực người dùng và phân quyền truy cập,
việc sử dụng hệ thống lưu trữ phân tán có thể giúp tiết kiệm chi phí cho lưu trữ tài liệu,
bởi vì không cần phải đầu tư vào một hệ thống lưu trữ tập trung như hiện tại.

=> Tuy nhiên, để triển khai hệ thống lưu trữ phân tán cũng đòi hỏi một chi phí
đầu tư ban đầu và cần có sự chuyên môn cao để vận hành và quản lý hệ thống này.
Ngoài ra, cần phải đảm bảo rằng hệ thống lưu trữ phân tán được đồng bộ và đảm bảo
tính toàn vẹn của dữ liệu.

2.2.3.3. Một số yêu cầu khi áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí
Minh

 Khả năng lưu trữ: Hệ thống lưu trữ phải có khả năng lưu trữ lượng tài liệu học
thuật lớn, bao gồm các bài báo, luận văn, sách, tài liệu tham khảo, hình ảnh,
video, v.v.
 Khả năng truy cập: Hệ thống phải đảm bảo khả năng truy cập dễ dàng cho cán
bộ giảng viên và sinh viên trong trường, đồng thời phải bảo mật thông tin để
tránh truy cập trái phép.
 Khả năng tìm kiếm: Hệ thống phải có khả năng tìm kiếm nhanh và chính xác
thông tin trong các tài liệu lưu trữ, giúp người sử dụng tiết kiệm thời gian và
công sức tìm kiếm.
 Đa dạng hóa định dạng: Hệ thống phải hỗ trợ nhiều định dạng tài liệu khác
nhau, bao gồm văn bản, PDF, hình ảnh, video, v.v.
 Khả năng sao lưu và phục hồi dữ liệu: Hệ thống phải có khả năng sao lưu và
phục hồi dữ liệu đảm bảo tính an toàn của dữ liệu.
 Khả năng mở rộng: Hệ thống phải có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu lưu
trữ tài liệu ngày càng tăng của trường.
 Hiệu suất: Hệ thống phải có hiệu suất cao, đảm bảo truy xuất tài liệu nhanh
chóng và không gây chậm trễ cho người sử dụng.

46
 Chi phí: Hệ thống phải có chi phí hợp lý, phù hợp với ngân sách của trường và
đảm bảo tính khả thi của dự án.
 Tính linh hoạt: Hệ thống phải có tính linh hoạt để có thể thích nghi với các yêu
cầu thay đổi của trường.
 Đảm bảo tính bảo mật: Hệ thống phải đảm bảo tính bảo mật của dữ liệu, ngăn
chặn việc truy cập trái phép vào thông tin quan trọng của người dùng và đảm
bảo tính riêng tư của thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng hệ thống lưu trữ.

2.3 Phương pháp nghiên cứu


Để phục vụ cho mục tiêu nghiên cứu đề tài triển vọng ứng dụng hệ thống lưu
trữ phân tán cùng công nghệ Blockchain trong cơ sở dữ liệu nội sinh thư viện trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,
nhóm tác giả sử dụng bảng hỏi để thu thập dữ liệu khảo sát các sinh viên hệ chính quy
từ năm 1, 2, 3 và 4. Bảng hỏi được xây dựng dựa trên mục đích dữ liệu của đề tài,
thống nhất với nội dung đề tài. Nội dung bảng hỏi gồm những câu hỏi sau: 

Phương án trả lời


STT Nội dung câu hỏi Không ý
Có Không
kiến
Bạn có nguyện vọng muốn nhà trường có chính
sách đầu tư cho ứng dụng, đổi mới công nghệ
1
theo xu hướng cách mạng công nghệ 4.0
không?
Bạn có muốn nhà trường quan tâm đến việc đổi
2 mới công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ tài liệu
học thuật  trong bối cảnh chuyển đổi số không?
Theo bạn, tài liệu nội sinh tạo ra bởi người học
và người dạy như tiểu luận, báo cáo môn học,
3
báo cáo nhóm, bài hướng dẫn có giá trị tham
khảo học thuật và nên lưu trữ ?
Bạn có muốn nhà trường tổ chức chương trình
4 đào tạo cho người lao động về kỹ năng ứng
dụng công nghệ mới trong nghiệp vụ lưu trữ tài

47
liệu thư viện để hỗ trợ sinh viên tốt nhất không?
Bạn có đồng ý khi nhà trường sẵn sàng đầu tư
5 hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán nếu
lợi ích đem lại là thiết thực không?
Bạn có biết về công nghệ Blockchain và những
6 ứng dụng của nó trong việc lưu trữ tài liệu học
thuật không.?
Bạn có cho rằng nhà trường cần phải sử dụng
7 công nghệ Blockchain trong việc lưu trữ tài liệu
học thuật không?
Theo bạn, việc tích hợp khả năng kiếm tiền cho
tác giả là hữu ích và thúc đẩy số lượng cũng
như chất lượng tài liệu học thuật hay không?
8
(Người dùng tin sẽ trả một phí nhỏ cho người
tạo ra tài liệu học thuật đó).

Nếu câu trả lời của bạn là không, xin bạn hãy
cho biết lý do.
9
…………………………………………………
………….
Nếu câu trả lời của bạn là không có ý kiến, xin
bạn hãy cho biết lý do.
10
…………………………………………………
………….
Bảng 2. Bảng câu hỏi khảo sát về triển vọng ứng dụng hệ thống lưu trữ phân tán cũng công
nghệ Blockchain trong cơ sở dữ liệu nội sinh thư viện trường Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh

Sau khi được triển khai nội dung bảng hỏi trên Google Form, bảng hỏi được
phát đi dưới hình thức trực tuyến và nhóm tác giả thu về 314 câu trả lời. Nội dung câu

48
trả lời được nhóm tác giả phân tích cụ thể dưới đây: 
Nhóm đối tượng tham gia khảo sát phỏng vấn bằng bảng hỏi – như đã được đề
cập ở trên – chủ yếu là nhóm sinh viên của trường ĐH KHXH&NV, ĐHQG-HCM. Số
lượng phiếu thu về sau khi kết thúc thời gian khảo sát là 314 câu trả lời được trình bày
ở biểu đồ 5. Trong đó, sinh viên năm nhất là 79 sinh viên chiếm tỉ lệ 25%, sinh viên
năm hai là 104 sinh viên chiếm tỉ lệ 33%, sinh viên năm ba là 89 sinh viên chiếm tỉ lệ
19% và sinh viên năm tư là 41 sinh viên chiếm tỉ lệ 13%. 

Biểu đồ 5. Miêu tả mẫu khảo sát bằng biểu đồ.

Tiểu kết chương 2


Trong chương này, chúng tôi đã tập trung vào nghiên cứu về lưu trữ tài liệu học
thuật hiện nay tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia
Thành phố Hồ Chí Minh và xem xét về việc áp dụng hệ thống lưu trữ tài liệu học thuật
phân tán tại trường, cũng như phân tích được những hiểu quả mà hệ thống phấn tán
mang lại khi triển khai thực tế, hệ thống lưu trữ phân tán giúp cho việc truy cập và chia
sẻ tài liệu trở nên dễ dàng hơn, đồng thời đảm bảo tính an toàn và bảo mật thông tin.
Điều này đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực tài liệu học thuật, nơi thông tin và dữ liệu
được coi là rất quan trọng và nhạy cảm, thực trạng lưu trữ tài liệu học thuật hiện nay
tại trường ĐH KHXH&NV được đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng
về lưu trữ và truy cập thông tin học thuật. Để giải quyết vấn đề đó, hệ thống lưu trữ tài

49
liệu học thuật phân tán được đề xuất là một giải pháp tối ưu nhất, sẽ mang lại nhiều lợi
ích cho việc quản lý và truy cập tài liệu học thuật. Tuy nhiên, cần có sự đầu tư về kinh
phí và công nghệ để triển khai hệ thống, cùng với sự thay đổi trong quy trình và chính
sách quản lý tài liệu học thuật.

50
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

3.1 Kết quả khảo sát


Khi hỏi nguyện vọng của sinh viên về việc muốn Nhà trường có chính sách đầu
tư cho ứng dụng, đổi mới công nghệ theo xu hướng cách mạng công nghệ 4.0 kết quả
thu được gồm có 14 sinh viên không có ý kiến (chiếm 4.46%) , có 2 sinh viên chọn
câu trả lời là không (chiếm 0.64%) và có đến 298 sinh viên chọn câu trả lời là có
(chiếm 94.90%), thông qua đó có thể thấy việc mong muốn nhà trường có chính sách
phát triển công nghệ mới của sinh viên là rất cao.

Biểu đồ 6. Biểu đồ thể hiện nguyện vọng của sinh viên về việc muốn nhà trường có chính sách
đầu tư cho ứng dụng, đổi mới công nghệ.

Nhằm nhận biết mong muốn của sinh viên trong việc nhà trường cần quan tâm
đến đổi mới công nghệ lĩnh vực lưu trữ tài liệu học thuật trong bối cảnh chuyển đổi số.
Phần lớn kết quả khảo sát thu được với câu trả lời là có từ 302 sinh viên (chiếm
96.178%), ngoài ra có 12 sinh viên trả lời không ý kiến (chiếm 3.82%) và 0 sinh viên
trả lời là không được trình bày cụ thể ở biểu đồ 7.

51
Biểu đồ 7. Biểu đồ thể hiện mong muốn của sinh viên nhà trường quan tâm đến việc đổi mới
công nghệ trong lĩnh vực lưu trữ tài liệu học thuật trong bối cảnh chuyển đổi số.

Khi khảo sát ý kiến của sinh viên về giá trị của các tài liệu nội sinh được tạo ra
bởi người dạy, người học như tiểu luận, báo cáo môn học, bài hướng dẫn,... trong vấn
đề tham khảo, lưu hành, lưu trữ. Hầu hết sinh viên đều đánh giá cao giá trị của loại tài
liệu này lên đến 287 sinh viên trả lời có (chiếm 92.58%) và 22 sinh viên trả lời không
có ý kiến (chiếm 7.09%) và chỉ có 1 sinh viên trả lời không (chiếm 0.32%), cụ thể
được trình bày ở biểu đồ 8. Thông qua kết quả khảo sát, có thể thấy sinh viên Trường
ĐHKHXH&NV quan tâm đến giá trị của các loại tài liệu này, chính vì vậy tài liệu này
cần được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu nội sinh của thư viện phù hợp nhằm tiện cho sinh
viên khi truy cập, sử dụng.

Biểu đồ 8. Biểu đồ thể hiện nhận thức của sinh viên về giá trị của các tài liệu tạo bởi người
dạy, người học.

52
Nhằm xác định mong muốn của sinh viên trong việc nhà trường tổ chức chương
trình đào tạo người lao động về kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong nghiệp vụ lưu
trữ tài liệu thư viện để hỗ trợ sinh viên tốt nhất. Như biểu đồ 9 trình bày, ý kiến ủng hộ
chiếm đến 92.03% từ 289 sinh viên, ngoài ra có 23 sinh viên trả lời là không ý kiến
(chiếm 7.32%) và 2 sinh viên trả lời là không (chiếm 0.63%). Điều này chứng tỏ, sinh
viên cần được hỗ trợ tốt nhất bởi những chuyên viên hiểu rõ về hệ thống lưu trữ thư
viện, vấn đề đào tạo người lao động thành thạo khi ứng dụng công nghệ là hết sức cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh chuyển đổi số.

Biểu đồ 9. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc muốn nhà trường tổ chức chương
trình đào tạo cho người lao động về kỹ năng ứng dụng công nghệ mới trong nghiệp vụ lưu trữ
tài liệu thư viện để hỗ trợ sinh viên tốt nhất

Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử nếu đem lại giá trị thiết thực đối với hoạt động
lưu trữ, sử dụng và truy cập tài liệu nội sinh của thư viện, nhà trường sẵn sàng đầu tư
vào phát triển hệ thống thì tỷ lệ sinh viên đồng ý là rất cao chiếm 292 sinh viên
(92.99%), 18 sinh viên không ý kiến (chiếm 5.73%) và 4 sinh viên trả lời là không
(chiếm 1.27%) như kết quả phân tích ở biểu đồ 10.

53
Biểu đồ 10. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc muốn nhà trường sẵn sàng đầu tư hệ
thống lưu trữ tài liệu học thuật phân tán.

Nhóm tác giả tiến hành đánh giá mức độ hiểu biết của sinh viên về công nghệ
Blockchain và những ứng dụng của công nghệ này nhằm xác định những câu trả lời
của người được khảo sát trả lời dựa trên nhận thức của bản thân, chất lượng dữ liệu thu
được là có giá trị đối với đề tài. Và kết quả thu được là có 198 sinh viên biết về công
nghệ chuối khối và các ứng dụng của nó (chiếm 63.05%), 34 sinh viên trả lời không ý
kiến (chiếm 10.82%) và 82 sinh viên trả lời là không (chiếm 26.11%) được trình bày ở
biểu đồ 11. 

Biểu đồ 11. Biểu đồ thể hiện hiểu biết của sinh viên về công nghệ Blockchain và những ứng
dụng của nó trong việc lưu trữ tài liệu học thuật.

Công nghệ Blockchain hiệu quả trong việc lưu trữ tài liệu học thuật và việc sử
dụng công nghệ này trong phạm vi giáo dục được sinh viên trường ĐHKHXH&NV

54
đánh giá là cần sử dụng được trình bày ở biểu đồ 12 với 271 sinh viên trả lời có (chiếm
86.30%), 36 sinh viên trả lời không ý kiến (chiếm 11.46%) và 7 sinh viên trả lời là
không (chiếm 2.22%).

Biểu đồ 12. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc có cho rằng nhà trường cần phải sử
dụng công nghệ Blockchain trong việc lưu trữ tài liệu học thuật.

Triển vọng ứng dụng hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử bằng học thuật phân tán
cùng công nghệ chuỗi khối, phát triển ý tưởng tích hợp khả năng kiếm tiền cho tác giả
được 237 sinh viên (chiếm 75.47%) đánh giá là hữu ích và thúc đẩy số lượng cũng như
chất lượng tài liệu học thuật, bên cạnh đó có 60 sinh viên (chiếm 19.10%) không có ý
kiến về vấn đề này, 17 sinh viên (chiếm 5.41%) trả lời là không. 

Biểu đồ 13. Biểu đồ thể hiện ý kiến của sinh viên về việc tích hợp khả năng kiếm tiền cho tác
giả là hữu ích và thúc đẩy số lượng cũng như chất lượng tài liệu học thuật hay không ?(Người
dùng tin sẽ trả một phí nhỏ cho người tạo ra tài liệu học thuật đó).

55
Đối với các câu trả lời mang định tính, nhìn chung số sinh viên trả lời không ở
những câu hỏi trên đều không có sự hiểu biết nhất định về công nghệ Blockchain và
còn chưa biết mục đích sử dụng của nó cũng như những lợi ích mà nó đem lại hoặc có
một số còn chưa hiểu rõ vấn đề được nêu ra. Về phần sinh viên trả lời không ý kiến về
những câu hỏi trên, nhìn một cách tổng thể đa số sinh viên đã kiến thức nhất định về
công nghệ lưu trữ phân tán cũng như việc áp dụng nó vào nghiệp vụ lưu trữ tài liệu.

3.2. Đề xuất sử dụng công nghệ chuỗi khối cùng hệ thống lưu trữ học thuật phân
tán cho thư viện trường
       Trong “Thư viện Việt Nam: Những khoảng cách còn lại” (Nguyễn Hữu Giới,
2019) có bàn luận về định hướng phát triển ngành Thư viện ở Việt Nam đến năm 2023
có đề cập nhiệm vụ: “Ứng dụng các công nghệ mới phát triển các thư viện điện tử, thư
viện kỹ thuật số hiện đại hóa thư viện, chia sẻ mạnh mẽ nguồn lực, tài nguyên kiến
thức của thư viện vừa đáp ứng được nhu cầu Cách mạng công nghiệp 4.0”. Cùng với
tinh thần đổi mới, sáng tạo của trường, việc áp dụng công nghệ lưu trữ mới để nâng
cấp hệ thống thêm phần mạnh mẽ thì đây là điều cần thiết. Ngoài ra, theo kết quả khảo
sát bằng bảng hỏi, có thể nhận định được rằng triển vọng ứng dụng hệ thống lưu trữ
bằng học thuật phân tán cùng công nghệ Blockchain trong cơ sở dữ liệu nội sinh thư
viện trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ
Chí Minh phần lớn sinh viên đồng ý, có mong muốn nhà trường thay đổi hệ thống lưu
trữ cũ và sử dụng công nghệ mới.
        Để có thể giảm tải việc lưu trữ quá nhiều dữ liệu ở cùng một chỗ trong Thư viện,
nhóm tác giả đề xuất giải pháp ứng dụng lưu trữ hệ thống phân tán phi tập trung, bằng
việc lưu trữ ở nhiều nơi khác nhau, để giảm bớt đi việc quá tải dẫn đến sự trì trệ, tắt
nghẽn mỗi khi người dùng truy cập vào tìm kiếm thông tin sẽ mất rất nhiều thời gian.
Thay vào đó với việc lưu trữ phân tán người truy cập tin không còn truy cập thông tin
ở một nơi mà có quá nhiều thông tin khác nhau nữa, mà họ sẽ truy cập vào đúng nơi
thông tin đó tồn tại và được phân loại nơi lưu trữ từ trước đó. Không chỉ thế, hệ thống
phải hoàn thiện có thể mở rộng và lưu trữ dữ liệu lớn trong tương lai mà vẫn phải đảm
bảo sự đồng bộ tài liệu.

56
KẾT LUẬN

Tài liệu hay tài liệu điện tử là một tài sản vô cùng quý giá đối với bất kỳ cơ sở
giáo dục đào tạo nói chung, của người học nói riêng. Trong thời gian học tập và
nghiên cứu, tài liệu chính là phương tiện giúp người học tiếp thu, nâng cao kiến thức.
Tuy nhiên, với số lượng tài liệu to lớn và nằm rải rác ở nhiều vị trí khác nhau, điều này
phần nào sẽ gây gián đoạn, ảnh hưởng đến sự tiếp cận tài liệu của người học. Ứng
dụng hệ thống lưu trữ học thuật phân tán cùng công nghệ chuỗi khối trong việc lưu giữ
tài liệu nội sinh thư viện trường tạo điều kiện thuận lợi cho người dùng. Kết quả
nghiên cứu này của chúng tôi cung cấp các thông tin quan trọng và đóng góp cho
những nghiên cứu sau này, cũng như việc phát triển một hệ thống lưu trữ tài liệu học
thuật phân tán trong tương lai. Tại trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại
học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.

57
Tài liệu tham khảo

  Gurdish Sandhu. 2018. The Role of Academic Libraries in the Digital


Transformation of the Universities. In 2018 5th International Symposium on Emerging
Trends and Technologies in Libraries and Information Services (ETTLIS). 292–296.
https://doi.org/10.1109/ETTLIS.2018.8485258 
Jin Han, Cheng Wang, Jie Miao, Mingxin Lu, Yingchun Wang, and Shi Jin.
2021. Research on Electronic Document Management System Based on Cloud
Computing. Computers, Materials Continua 66 (01 2021), 2645–2654.
https://doi.org/10.32604/cmc.2021.014371 
Sun Y, Zhang J, Xiong Y, Zhu G. Data Security and Privacy in Cloud
Computing. International Journal of Distributed Sensor Networks. 2014;10(7).
doi:10.1155/2014/190903 
Qurotul Aini, Ninda Lutfiani, Nuke Puji Lestari Santoso, Sulistiawati
Sulistiawati, and Erna Astriyani. 2021. Blockchain For Education Purpose: Essential
Topology. APTISI Transactions on Management (ATM) 5, 2 (May 2021), 112–120.
https://doi.org/10.33050/atm.v5i2.1506 
A. Athreya, Ashwin Kumar, S. Nagarajath, Gururaj H L, Ravi Kumar V, Sachin
D N, and Rakesh K R. 2021. Peer-to-Peer Distributed Storage Using InterPlanetary
File System. 711–721. https://doi.org/10.1007/978-981-15-3514-7_54 
Wubing Chen, Zhiying Xu, Shuyu Shi, Yang Zhao, and Jun Zhao. 2018. A
Survey of Blockchain Applications in Different Domains. In Proceedings of the 2018
International Conference on Blockchain Technology and Application (ICBTA 2018).
Association for Computing Machinery, New York, NY, USA, 17–21.
https://doi.org/10.1145/3301403.3301407
Shafaq Khan, Faiza Loukil, Chirine Ghedira, Elhadj Benkhelifa, and Anoud
BaniHani. 2021. Blockchain Smart Contracts: Applications, Challenges, and Future
Trends. Peer-to-Peer Networking and Applications 14 (09 2021). 
Shubham Desai, Rahul Shelke, Onkar Deshmukh, Harish Choudhary, and
Santosh S Sambare. 2020. Blockchain based secure data storage and access control
system using IPFS. In Journal of critical reviews JCR. 7 (2020), 1254–1260. 6 

58
Ian Zhou, Imran Makhdoom, Mehran Abolhasan, Justin Lipman, and Negin
Shariati. 2019. A Blockchain-based File-sharing System for Academic Paper Review.
In 2019 13th International Conference on Signal Processing and Communication
Systems (ICSPCS). 1–10. https://doi.org/10.1109/ICSPCS47537.2019.9008695 
Edlira Martiri and Gentjana Mua. 2018. DMS-XT: A Blockchain-based
Document Management System for Secure and Intelligent Archival. In Proceedings of
the 3rd International Conference on Recent Trends and Applications in Computer
Science and Information Technology (RTACSIT).
Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam. (2021). Chuyển đổi số trong xã hội là
gì? [Webpage]. https://dx.mic.gov.vn/docs/chuyen-doi-so-trong-xa-hoi-la-gi/
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. (2018). Bài giảng chuyển đổi số [PDF].
https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?subfolder=80/83/88/
&doc=80838822641471628558619048296042703172&bitsid=638eb206-994c-4eb9-
a37d-aea80061ade8&uid=
Unity Connect. (n.d.). What is a cloud-based system and how does it work?
[Webpage]. https://unity-connect.com/our-resources/tech-insights/what-is-a-cloud-
based-system-and-how-does-it-work/
Trường Đại học Kinh tế Tp.HCM. (2018). Bài giảng chuyển đổi số [PDF].
https://digital.lib.ueh.edu.vn/viewer/simple_document.php?subfolder=80/83/88/
&doc=80838822641471628558619048296042703172&bitsid=638eb206-994c-4eb9-
a37d-aea80061ade8&uid=
KPMG. (2021).Digital health in Vietnam 2020 [PDF].
https://assets.kpmg.com/content/dam/kpmg/vn/pdf/publication/2021/digital-health-
vietnam-2020-twopage.pdf
Vũ Quang Vinh. (2019). Chuyển đổi số trong công tác văn thư lưu trữ. Sở Khoa
học và Công nghệ Hà Nam. https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=1909&l=Nghiencuutraodoi
Bia He Thong Tai Chinh_fileIN. Thư viện số Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn. https://elib.hcmussh.edu.vn/
Vũ, V. T., & Phạm, D. D. (2019). Thực trạng và giải pháp chuyển đổi số trong
giáo dục và đào tạo. Tạp chí Khoa học Giáo dục Số, 1(17), 10-19.
http://vjes.vnies.edu.vn/sites/default/files/bai_so_1__so_17_thang_5.2019.pdf

59
Viện Khoa học Công nghệ và Môi trường. (2021). Giấy phép đăng ký xuất bản
phẩm và tạp chí khoa học số.
https://sti.vista.gov.vn/tw/Lists/TaiLieuKHCN/Attachments/327991/CVv219S309202
1008.pdf
Lê, T. H., & Bùi, T. C. (2019). Những vấn đề cần quan tâm khi triển khai xây
dựng cơ sở dữ liệu và chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Tạp chí Khoa học Công nghệ
Đại học Hồng Bàng, 6(2), 113-120. https://js.hou.edu.vn/houjs/article/view/165/150
Đỗ, V. H. (2018, 9 tháng 8). Thực trạng triển khai chứng thực số trong lĩnh vực
tài chính ngân hàng tại Việt Nam. Tạp chí Công thương.
https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/thuc-trang-trien-khai-dinh-danh-dien-tu-ekyc-tai-
cac-ngan-hang-thuong-mai-viet-nam-84454.htm
VNExpress. (2018, 11 tháng 10). Vietcombank ra mắt ứng dụng chuyển tiền
tích hợp công nghệ AI. https://vnexpress.net/vietcombank-ra-mat-ung-dung-chuyen-
tien-tich-hop-cong-nghe-ai-3852890.html
Banker.vn. (2020, 6 tháng 10). Nền tảng công nghệ điện toán đám mây trong
công cuộc chuyển đổi số của ngân hàng Việt Nam. https://banker.vn/nen-tang-cong-
nghe-dien-toan-dam-may-trong-cong-cuoc-chuyen-doi-so-cua-ngan-hang-viet
Mong Duong Thermal Power Plant JSC. (2020, October 12). Chuyển đổi số
trong công tác văn thư lưu trữ. [Press release]. http://www.mongduongtpc.vn/d6/vi-
VN/news2/Chuyen-doi-so-trong-cong-tac-van-thu-luu-tru-1-947-317
Sở Khoa học và Công nghệ (2021, April 14). Hội thảo “Nghiên cứu, đổi mới và
phát triển các hoạt động lưu trữ tài liệu số trong các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp
Việt Nam” [Press release]. https://www.sav.gov.vn/Pages/chi-tiet-tin.aspx?
ItemID=1909&l=Nghiencuutraodoi
(2022, July 12). Giải pháp lưu trữ dữ liệu - HPCEN - Giải pháp | Triển khai
mạng chuyên sâu | Thiết kế Website trọn gói. HPCEN - Giải Pháp | Triển Khai Mạng
Chuyên Sâu | Thiết Kế Website Trọn Gói. https://hpcen.vn/giai-phap-luu-tru-du-lieu-
mang/
CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN LÀ GÌ? BLOCKCHAIN HOẠT ĐỘNG NHƯ
THẾ NÀO? ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN TRONG CUỘC SỐNG.
(n.d.). Blockchain | Lập Trình Phần Mềm | Công Nghệ Blockchain.
https://bytesoft.vn/blockchain-la-gi

60
Hệ thống lưu trữ tài liệu điện tử: hình thức, xây dựng, cách tổ chức. (2017,
October 13). Thư Viện Học Viện Tài Chính. Truy cập February 10, 2023, từ
https://hvtc.edu.vn/tabid/558/catid/143/id/28194/He-thong-luu-tru-tai-lieu-dien-tu-
hinh-thuc-xay-dung-cach-to-chuc/Default.aspx
Hanoi University of Industry. (2019, 12). Triển vọng ứng dụng công nghệ
Blockchain trong kế toán kiểm toán ở Việt Nam hiện nay.
Lưu trữ dữ liệu Blockchain như thế nào? (n.d.). Bài Viết. https://tek4.vn/luu-
tru-du-lieu-blockchain-nhu-the-nao
Naz, M., Al-zahrani, F. A., Khalid, R., Javaid, N., Qamar, A. M., Afzal, M. K.,
& Shafiq, M. (2019). A Secure Data Sharing Platform Using Blockchain and
Interplanetary File System. Sustainability, 11(24), 7054. MDPI AG. Retrieved from
http://dx.doi.org/10.3390/su11247054
Tìm hiểu toàn tập về Blockchain. (2022, February 14). 200lab Education.
Retrieved February 23, 2023, from https://200lab.io/blog/tim-hieu-toan-tap-ve-
blockchain/
Vu, T. (2023, January 19). Công nghệ Blockchain 4.0 là gì? Ưu điểm nổi bật
của Blockchain 4.0. VnRebates. Retrieved February 23, 2023, from
https://vnrebates.net/cong-nghe-blockchain-4-0.html
“CÔNG NGHỆ BLOCKCHAIN THÀNH TỰU VÀ KHẢ NĂNG ỨNG
DỤNG TẠI VIỆT NAM” Nguyễn Thị Hải Hà , Lê Minh Anh , Lê Ngọc Ánh , Phạm
Tuấn Minh Tú (2019) 
Bia He Thong Tai Chinh_fileIN:Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. (n.d.). Bia
He Thong Tai Chinh_fileIN. Retrieved from
http://elib.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/37858
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM. (n.d.). Thư viện số
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Retrieved from
https://elib.hcmussh.edu.vn/

------------------------

61

You might also like