Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 15

CHỈ THỊ 103

Tình hình chấp hành kỷ luật của toàn quân trong năm 2019 mặc dù đã có
những chuyển biến (giảm cả về số vụ, số người vi phạm) nhưng chưa nhiều, chưa
vững chắc; đặc biệt các vụ việc nghiêm trọng có chiều hướng gia tăng, diễn biến
phức tạp đến mức báo động như: Tự tử, tự sát, giết người, bắn giết đồng đội, cô ý
gây thương tích, tàng trữ, sử dụng trái phép chất ma túy, tình trạng vay mượn
không có khả năng chi trả, lô, đề, cá độ chưa chấm dứt. Các vụ việc vi phạm kỷ
luật nghiêm trọng, trái với bản chất truyền thống của Quân đội không những gây
tổn thất về tính mạng và tài sản còn ảnh hưởng xấu đến uy tín, hình ảnh của Quân
đội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Quân đội cách mạng, tạo cớ cho các
thế lực thù địch chống phá ta.
Nguyên nhân của các vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng có cả khách
quan và chủ quan, song nguyên nhân chủ yếu vẫn là:
- Đội ngũ cán bộ cơ sở (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) còn thiếu gương mẫu;
thực hiện chức trách, nhiệm vụ còn hạn chế, có biểu hiện xa rời bộ đội; chưa thực
sự là tấm gương, chỗ dựa tinh thần vững chắc, tin cậy của cấp dưới và đơn vị;
công tác nắm, đánh giá, phân tích, giải quyết các vấn đề nảy sinh còn thiếu kinh
nghiệm, chưa khoa học, nặng về mệnh lệnh hành chính. Trong tổ chức thực hiện
nhiệm vụ việc quán triệt các chỉ thị, quy định chưa nghiệm, chưa sâu, kỹ (mặc dù
Bộ đã có nhiều văn bản, chỉ thị, các cơ quan đã có hướng dẫn triển khai thực
hiện); duy trì các chế độ nên nếp chính quy trong ngày, tuần còn lỏng lẻo, hình
thức, quản lý vũ khí, trang bị chưa chặt chẽ, chưa đúng quy định;
- Chỉ huy, cơ quan cấp trên kiểm tra, bồi dưỡng, hướng dẫn cấp dưới chưa
cụ thể; kiểm tra nhiều nhưng chưa phát hiện, chỉ ra và giúp đỡ cấp dưới khắc phục
hạn chế, khuyết điểm, kiểm tra chưa gắn với phúc tra; phân công, phân nhiệm
không rõ ràng, không dám chịu trách nhiệm; khi có vụ việc xảy ra báo cáo chưa
kịp thời, không trung thực, còn dàu diếm khuyết điểm sợ ảnh hưởng đến thành
tích của đơn vị và cá nhân;
- Cấp ủy các cấp chưa có nhiều chủ trương, giải pháp đồng bộ, quyết liệt,
hiệu quả để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết dứt điểm những khâu yếu, mặt
yêu, tồn tại, hạn chế ở đơn vị mình.
Thực hiện Kết luận của (Quân ủy Trung ương. Để khắc phục mọi bieu hiện
vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật quân đội, đặc biệt là kỷ luật nghiên trọng;
tạo chuyên biển mạnh mẽ, vững chắc về tư tưởng, kỷ luật; tiếp tục "đẩy mạnh xây
dựng chính quy, nâng cao sức mạnh, trình độ và khả năng sẵn sàng chiến đấu, bảo
đảm Quân đội hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong từng hình mới. Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng, chỉ thị:
1, Toàn quân mở đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh tuyên truyền
giáo dục, nâng cao nhận thức về vị trí, ý nghĩa của việc chấp hành pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội; xây dựng động cơ, ý chí quyết tâm, tính tự giác để thực
sự làm chuyen biển vững chắc tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm
an toàn của từng đơn vị và toàn quân.
2. Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số 04/CT-BQP ngày 09
tháng 2 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường quản lý,
giáo dục chấp hành kỷ luật; phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và vì phạm
kỹ luật nghiêm trọng trong Quân đội nhân dân Việt Nam; Chỉ thị số 91/CT-BQP
ngày 22 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về việc tăng cường
quản lý, giáo dục và chấp hành kỷ luật trong Quân đội nhân dân Việt Nam, các
chỉ thị, quy định của Bộ về công tác quản lý kỷ luật, bảo đảm an toàn.
3. Chỉ huy các cấp phải quản lý kỷ luật toàn diện đối với mọi cấp, mọi
ngành, mọi đơn vị; mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Đặc biệt cán bộ phải làm
gương cho chiến sĩ cấp trên phải làm gLrong cho cấp dưới; cơ quan, nhà trường
phải làm gương cho đơn vị; giáo viên phải làm gương cho học viên, chiến sĩ cù
làm gương cho chiến sĩ mới; đảng viên phải làm gương cho quần chúng ca về lời
nói và việc làm. Giữ nghiêm kỷ luật đối với việc chấp hành pháp luật Nhà nước,
điều lệnh, điều lệ, nguyên tắc, chế độ quy định của Quân đội; quy tắc sinh hoạt xã
hội, quan hệ quân dân, quan hệ quân nhân; kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục với
kiên quyết xử lý kịp thời, đúng quy định đối với những quân nhân có thái độ,
hành vi vi phạm và những cán bộ quản lý, lãnh đạo, chỉ huy không làm tròn chức
trách, nhiệm vụ để quân nhân, đơn vị thuộc quyền vi phạm pháp luật, kỷ luật.
4. Tăng cường nâng cao chất lượng đầu vào đội ngũ học viên đào tạo sĩ
quan, hạ sĩ quan, quan tâm hơn nữa đến năng lực, trình độ, trách nhiệm của cán
bộ, nhất là đội ngũ cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn trực tiếp quản lý bộ đội.
Tổng cục Chính trị chủ trì phối hợp với Bộ Tổng Tham mưu chỉ đạo các
cơ quan, đơn vị làm tốt công tác tuyển chọn đầu vào, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
xây dựng đội ngũ cán bộ nhất là cán bộ cấp phân đội, cán bộ mới ra trường có đủ
phẩm chất, năng lực trong công tác quản lý, giáo dục bộ dội; xây dựng môi trường
văn hóa lành mạnh, tổ chức quần chúng vững mạnh, hoạt động có hiệu quả.
- Các nhà trường Quân đội rà soát, đổi mới nội dung chương trình, nâng
cao chất lượng giáo dục, đào tạo đôi với đội ngũ học viên đào tạo sĩ quan cấp
phân đội và hạ sĩ quan; tăng thời lượng, dây mạnh đổi mới nội dung đào tạo kỳ
năng, phương pháp công tác quản lý bộ đội, công tác tư tưởng sát với tình hình
thực tế ở đơn vị cơ sở:
- Người chỉ huy và chính ủy, chính trị viên các cấp phải tăng cường công
tác bồi dưỡng cán bộ về công tác quản lý bộ đội và quản lý kỷ luật ở đơn vị cơ sở,
kết hợp nhiều biện pháp; tổ chức bồi dưỡng theo kế hoạch với trực tiếp hướng
dẫn, truyền thụ kinh nghiệm quản lý, dự kiến và xử lý tình huống để nâng cao
trình độ quản lý, chỉ huy bộ đội, quản lý kỷ luật của cán bộ cấp dưới thuộc quyền.
- Cơ quan quân sự địa phương các cấp phải nắm chắc các quy định về công
tác tuyển quân; kiểm tra, chịu trách nhiệm về chất lượng tuyển quân hàng năm;
kịp thời phát hiện, không tuyển những trường hợp có biểu hiện bệnh lý về tư
tưởng, tâm thần hoặc hoàn cảnh phức tạp vào Quân đội;
5. Lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị phải xác định công tác quản lý kỷ luật là
một nhiệm vụ trọng tâm trong xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nhân rộng
xây dựng đơn vị Mẫu mực, tiêu biểu” ở tất cả các loại hình cơ quan, đơn vị;
thường xuyên kiểm điểm, rút kinh nghiệm kịp thời.
- Trong năm 2019 các cơ quan, đơn vị phải đưa nội dung chấp hành kỷ luật,
bảo đảm an toàn làm một nội dung kiểm điểm riêng trong báo cáo tổng kết và
thảo luận của các cấp tại hội nghị quân chính, hội nghị tổng kết năm; phải coi
chấp hành kỷ luật, bảo đảm an toàn của các cơ quan, đơn vị là tiêu chí quan trọng
trong đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng
hàng năm;
- Trong năm 2020 phải đưa nội dung xây dựng chính quy, quản lý kỷ luật,
bảo đảm an toàn là một nội dung trong báo cáo chính trị, thảo luận tại Đại hội
Đảng các cấp trong Đảng bộ Quân đội; phải coi đây là nhiệm vụ chính trị trung
tâm của cấp ủy Đảng các cấp; từ đó đề xuất chủ trương, giải pháp lãnh đạo hiệu
quả chấm dứt các vụ việc vi phạm kỷ luật nghiêm trọng.
6. Giao Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng
của Bộ đôn đốc, kiểm tra, phúc tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc quán triệt và triển
khai thực hiện của các đơn vị, báo cáo Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Các cơ quan báo chí, truyền thông trong Quân đội tăng cường thời lượng
tuyên truyền gương người tốt, việc tốt trong chấp hành kỷ luật Quân đội, pháp
luật Nhà nước để toàn quân học tập.
Nhận được Chỉ thị này lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị trong toàn
quân tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc ngay từ tháng 12 năm
2019,

CHỈ THỊ 800


- Những năm qua tình hình chấp hành pháp luật, kỷ luật trong toàn quân
mặc dù có nhiều chuyển biến tích cực, song các vụ việc nghiêm trọng có chiều
hướng gia tăng, diễn biến phức tạp đến mức báo động như tự sát, tự tử, giết
người, bắn giết đồng đội, cố ý gây thương tích, tàng trữ, sử dụng trái phép chất
ma túy, tình trạng vay nợ không có khả năng chi trả, lô đề, cá độ chưa chấm dứt
làm ảnh hưởng xấu đến uy tín, phẩm chất, hình ảnh “Bộ đội Cụ Hồ”. Quân đoàn
trong những năm gần đây đã coi trọng công tác giáo dục chính trị, giáo dục pháp
luật, định hướng tư tưởng cho bộ đội; các cơ quan, đơn vị, nhà trường chấp hành
nghiệm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, đơn vị ổn định và phát triển. Tình
hình chấp hành pháp luật, kỷ luật trong Quân đoàn có nhiều chuyển biến tích cực.
Tuy nhiên kết quả đạt được chưa thực sự vững chắc, các vụ việc vi phạm pháp
luật, kỷ luật ở một số cơ quan, đơn vị, nhà trường chưa chấm dứt. Tính chất đa
dạng như tai nạn giao thông, vay nợ không có khả năng chi trả, tín dụng đen, đánh
bạc, cá độ, lô đề, ma túy, sử dụng rượu, bia sai quy định...... những vi phạm trên
đã gây tổn hại đến tính mạng, tài sản của cá nhân, gia đình và đơn vị, vi phạm đến
phẩm chất đạo đức người quân nhân cách mạng, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả
hoàn thành nhiệm vụ của đơn vị.
Nguyên nhân những vi phạm kỷ luật trong thời gian qua có cả khách quan
và chủ quan, song nguyên nhân chủ yếu đó là: Nhận thức và ý thức trách nhiệm
của một bộ phận cán bộ, đảng viên (nhất là cán bộ chỉ huy phân đội, trực tiếp
quản lý bộ đội) chưa được phát huy đầy đủ, trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ còn
thiếu kiên quyết; năng lực quản lý, chỉ huy bộ đội hạn chế, nặng về mệnh lệnh,
xem nhẹ giáo dục thuyết phục, chưa thực sự gắn trách nhiệm trong quản lý, giáo
dục; việc nắm tình hình tư tưởng và quản lý con người mang tính hành chính;
quản lý cơ sở, vật chất, vũ khí trang bị... chưa chặt chẽ, còn tạo sơ hở để quân
nhân vi phạm. Một số cán bộ còn biểu hiện quan liêu, xa rời chiến sĩ, chưa thực
sự gương mẫu để cấp dưới noi theo. Khi có vụ việc vi phạm xảy ra, giải quyết vụ
việc còn máy móc, không đúng quy trình, không báo cáo, báo cáo không trung
thực, không kịp thời. còn giấu giếm khuyết điểm, sợ ảnh hưởng đến thành tích
của đơn vị và cá nhân.
Để chấm dứt vi phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội, quy định của
đơn vị trong thời gian tới Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị:
1. Tăng cường quán triệt, giáo dục, thực hiện nghiêm các chỉ thị, quy định
của các cấp, nhất là Nghị định số 03/2014/NĐ-CP ngày 05/9/2019 của Chính phủ
về phối hợp giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng trong thực hiện bảo vệ an ninh,
quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, dấu tranh phòng chống tội phạm và
nhiệm vụ quốc phòng; Thông tư 16/2020/TT-BQP ngày 21/2/2020 của Bộ trưởng
BQP quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự thủ tục, thời hiệu, thời
hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong BQP; Chỉ thị số 103/CT-BQP ngày
28/11/2019 của Bộ trưởng BQP về việc tiếp tục tăng cường quản lý, giáo dục
chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong QĐND Việt Nam; Chỉ thị số 22/CT-
TM ngày 05/7/2019 của Tổng Tham mưu trưởng về việc tăng cường quản lý, giáo
dục chấp hành kỷ luật và bảo đảm an toàn trong Quân đội; Chỉ thị số 07/CT-TM
ngày 10/3/2020 của Tổng Tham mưu trưởng về thực hiện “Năm kỷ luật, kỷ cương
2020”; Chỉ thị số 522/CT-BTL ngày 24/9/2007 của Tư lệnh Quân đoàn về việc
vay tiền của kho bạc Nhà nước và các ngân hàng thương mại; Chỉ thị số 364/CT-
BTL ngày 05/7/2007 của Tư lệnh Quân đoàn về việc quản lý, sử dụng điện thoại
di động trong Quân đoàn; Kế hoạch số 672/KH-BTL ngày 31/7/2014 của BTL
Quân đoàn triển khai thực hiện Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 24/5/2019 của Thủ
tướng Chính phủ về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm
pháp luật liên quan đến hoạt động tín dụng đen” trong Quân đội và quy định của
đơn vị. Đây mạnh nâng cao chất lượng xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện
“Mẫu mực, tiêu biểu” vững chắc trong toàn Quân đoàn.
2. Duy trì và thực hiện nghiêm nền nếp, chế độ trong ngày, trong tuần; xây
dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật. Chấp hành nghiệm công tác quản lý bộ đội, nội
dung quản lý phải toàn diện, chặt chẽ cả về số lượng và chất lượng quân nhân.
Thường xuyên rà soát, nắm chắc chất lượng cán bộ, chiến sĩ thuộc quyền, đặc biệt
cán bộ phải làm gương cho chiến sĩ, cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, cơ
quan làm gương cho đơn vị, đảng viên làm gương cho quần chúng cả trong lời nói
và việc làm. Làm tốt công tác tư tưởng, có các giải pháp, biện pháp phối hợp chặt
chẽ giữa các cấp, giữa gia đình, đơn vị và chính quyền địa phương trên địa bàn
đóng quân, nơi làm nhiệm vụ để nắm bắt tình hình tư tưởng của quân nhân, khi
biết quân nhân có tư tưởng tiêu cực, bệnh lý cần có biện pháp quản lý, phân công
cán bộ theo dõi, kèm cặp, giải quyết, phòng ngừa, ngăn chặn hiệu quả, không để
xảy ra các vụ việc nghiêm trọng như tự tử, tự sát... Kiên quyết xử lý, kỷ luật đối
với những quân nhân có phẩm chất đạo đức kém, vi phạm kỷ luật nhiều lần, năng
lực chuyên môn yếu, thiếu trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ.
| 3. Cấp ủy, chỉ huy các cấp xác định những chủ trương, giải pháp lãnh đạo
đột phá về xây dựng chính quy, chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội,
bảo đảm an toàn trong thực hiện nhiệm vụ và an toàn trong tham gia giao thông;
lấy kết quả chấp hành pháp luật, kỷ luật và bảo đảm an toàn là một tiêu chí đánh
giá chất lượng tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên hằng năm. Cụ thể hóa trách nhiệm
của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm mọi
cán bộ, chiến sĩ phục tùng sự lãnh đạo, chỉ đạo và chấp hành nghiêm các quyết
định của lãnh đạo, chỉ huy các cấp.
4. Nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có nồng độ cồn trong giờ
hành chính, buổi sáng, buổi trưa, trong ngày làm việc; uống rượu, bia điều khiển
phương tiện giao thông. Quản lý chặt chẽ các loại bằng cấp, giấy tờ tùy thân của
quân nhân, các loại công văn, tài liệu, giấy giới thiệu... Không để quân nhân sử
dụng sai quy định như: Vay nặng lãi từ hoạt động tín dụng đen, lừa đảo chiếm
đoạt tài sản, chơi lô đề, cờ bạc... Nghiêm cấm cho bộ đội làm kinh tế sai quy định,
tham gia tín dụng đen, đánh bạc, tổ chức đánh bạc và không được cho các đối
tượng ngoài xã hội vào đơn vị đánh bạc dưới mọi hình thức.
5. Khi có vụ việc vi phạm xảy ra, phải báo cáo kịp thời, trung thực, không
bao che, giấu giếm khuyết điểm; phải tổ chức kiểm điểm, làm rõ và quy trách
nhiệm cụ thể đối với cá nhân, tập thể trong việc để quân nhân thuộc quyền vi
phạm pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội. Đối với những vụ việc liên quan đến
các đối tượng ngoài xã hội; xảy ra trong doanh trại hoặc khu vực đơn vị bảo vệ,
chỉ huy các đơn vị phải tổ chức xử trí tình huống bảo vệ khu vực, mục tiêu bảo
đảm SSCĐ, báo cáo kịp thời. Phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an trên địa
bàn đóng quân để có các biện pháp xử lý đối với việc thâm nhập các mục tiêu,
khu vực quân sự mà đơn vị không cho phép. Đồng thời làm tốt công tác biểu
dương, khen thưởng; gắn phong trào thi đua với thực hiện xây dựng chính quy,
chấp hành kỷ luật; xây dụng, nhân rộng nhiều tập thể, cá nhân điển hình trong
chấp hành pháp luật, kỷ luật, bảo đảm an toàn trong thực hiện nhiệm vụ và an
toàn giao thông. Chấp hành nghiêm quy định sử dụng vũ khí, đạn trong tuần tra
canh gác; xử trí tình huống khi đang canh gác bị uy hiếp đến mục tiêu bảo vệ.
6. Chấp hành nghiêm nội quy, quy chế, quy định bảo đảm an toàn trong
huấn luyện. Khi thực hiện nhiệm vụ có sử dụng vũ khí, khí tài, đạn, thuốc nô, xe
máy... Những nội dung có nguy cơ mất an toàn phải giao nhiệm vụ, bồi dưỡng
cho lực lượng tham gia chặt chẽ, nghiêm túc, công tác kiểm tra giám sát của chỉ
huy các cấp phải cụ thể, tỉ mỉ, cơ quan kỹ thuật phải thường xuyên kiểm tra an
toàn ô tô, xe máy quân sự, ô tô, xe máy cá nhân; bảo đảm vũ khí, khí tài, đạn,
thuốc nổ, phương tiện tham gia giao thông đúng tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật mới
được sử dụng. Tuyệt đối không để xảy ra cháy nổ, mất an toàn trong cơ quan, đơn
vị.
7. Thực hiện nghiêm Luật giao thông đường bộ năm 2008; Luật phòng
chống tác hại của rượu bia năm 2019; Nghị định số 100/2014/NĐ-CP ngày
30/12/2019 của chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
giao thông đường bộ và đường sắt. Quán triệt và thực hiện nghiêm Chỉ thị số
25/CT-TM ngày 12/5/2003 của Tổng Tham mưu trưởng “Về việc quản lý, sử
dụng xe mô tô, xe gắn máy trong quân đội”, Chỉ thị 909/CT-BTL ngày
07/10/2019 của Tư lệnh Quân đoàn về việc quản lý, sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe
gắn máy”; Chỉ thị 433/CT-BTL ngày 10/8/2007 của Tư lệnh Quân đoàn về việc
sử dụng rượu, bia trong Quân đoàn. Thực hiện nghiêm quy định về quản lý, sử
dụng phương tiện vận tải quân sự, nghiêm cấm sử dụng xe không có thiết kế ghế
ngồi, xe không có mui bạt để vận chuyên bộ đội.
8. Tổ chức thực hiện:
- Tăng cường công tác giáo dục, thông tin tuyên truyền với tổ chức thực
hiện việc chấp hành pháp luật Nhà nước, kỷ luật Quân đội và các quy định bảo
đảm an toàn; kịp thời biểu dương, khen thưởng những tập thể cá nhân điển hình,
gương người tốt, việc tốt, giám sát phát hiện đấu tranh phê phán xử lý nghiêm
nginh những hành vi vi phạm pháp luật, kỷ luật.
- Thường xuyên, đôn đốc kiểm tra, phúc tra (định kỳ hoặc đột xuất) việc
thực hiện công tác quản lý, giáo dục chấp hành pháp luật, kỷ luật của các cơ quan,
đơn vị, nhà trường, tổng hợp tình hình báo cáo Bộ Tư lệnh Quân đoàn.
- Hằng quý, 6 tháng và năm các cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức sinh
hoạt, rút kinh nghiệm, tiến hành sơ kết, tổng kết về việc chấp hành pháp luật Nhà
nước, kỷ luật Quân đội và bảo đảm an toàn trong đơn vị. Lãnh đạo, chỉ huy cơ
quan, đơn vị, nhà trường hoàn toàn chịu trách nhiệm khi để cán bộ, chiến sĩ thuộc
quyền vi phạm các quy định trong Chỉ thị.
CHỈ THỊ 606
Trong những năm qua các vụ tai nạn giao thông trong quân đội nói chung
và Quân đoàn nói riêng diễn biên phức tập, gày thờệt hại lớn) vì tính mạng, sức
khoẻ và tài sản của quân nhân và nhân dân; chối tượng giy rất tai nạn giao tho11g
chủ yếu là hạ sĩ quan, chiên sĩ quân nhân chuyên nghiệp, sỹ quan cấp thị: nguyên
nhân chủ yếu do người điều khiển phương tiện mô tô, xe gắn máy không có giấy
phép lái xe, xe đi mượn, phóng nhanh, vượt ẩu, lấn chiếm phần đường . thiếu chú
ý quan sát tình hình giao thông khi chuyển hướng, uống rượu bia say -)1) trước
khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy... Vì vậy, Tư lệnh Quân đoàn đã ra các Chỉ
thị 96/CT-QĐ ngày 09/4/2002, Chỉ thị 054/CT-BTC ngày 28/12/2006 nhằm quản
lý chặt chẽ việc sử dụng mô tô, xe gắn máy và kiến cho gia tăng tai nạn giao
thông. Các cơ quan, đơn vị đã quán triệt, tổ chức thực hiện tốt các chỉ thị. góp
phần vào việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Có nhiều cơ quan, đơn vị
bảo đảm an toàn tuyệt đối không có tai nạn giao thông xảy ra.
Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì các chỉ thị còn bộc lộ
những hạn chế nhất định. Để quy định của Quân đoàn thống nhất với các quy định
của Luật giao thông đường bộ, nghị định của Chính phủ; chỉ thị của Bộ Quốc
phòng về việc quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy trong quân đội và bảo đảm
TTATGT; tạo điều kiện thuận lợi cho quân nhân, công nhân viên quốc phòng sử
dụng phương theo Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị:
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
Luật giao thông đường bộ và pháp luật về TTATGT.
Các cơ quan, đơn vị phải thường xuyên làm tốt công tác tuyên truyền, giáo
dục Luật giao thông đường bộ, pháp luật về TTATGT; quán triệt, triển khai thực
hiện nghiêm túc chỉ thị số 85/CT- BQP ngày 04/8/2009 của Bộ Quốc phòng và
việc triển khai thực hiện Luật giao thông đường bộ năm 2008 cho quân nhân,
còng nhân viên quốc phòng thuộc quyền. Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác.
gương mẫu chấp hành pháp luật về TTATGT và văn hoá khi tham gia giao thông,
- Rà soát kết quả thực hiện việc lựa giáo dục Luật giao thông đường bộ và
pháp luật về TTATGT vào chương trình huấn luyện theo sự chỉ đạo của Bộ Tông
Tham mưu và Tư lệnh Quân đoàn. Định kỳ tổ chức Sơ kết rút kinh nghiệm thực
hiện nghị quyết chuyên đề: lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực hiện Nghị quyết
32/2007/NQ-CP của Chính phủ; Chỉ thị 128/CT-BQP của Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng để tìm ra nguyên nhân và các chủ trương, biện pháp nhằm hạn chế (lên
mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông do quân nhân, công nhân viên quốc
phòng gây ra.
2. Đối tượng sử dụng xe môtô, xe gắn máy trong Quân đoàn
- Là sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng được
sử dụng xe mô tô, xe gắn máy khi có đủ điều kiện về người và phương tiện theo
quy định của pháp luật; khi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy tham gia giao thông
chấp hành nghiêm chỉnh các quy định Luật giao thông đường bộ nam áo Phụ chịu
trách nhiệm trước pháp luật về việc bao lần các điều kiện an toàn của phương tiện
tham gia giao thông.
Quân nhân chuyên nghiệp có quân hàm từ Trung úy trở xuống, cán bộ
trung đội của đại đội thuộc đơn vị chiến đấu, hạ sỹ quan, chiến sỹ trong thời gian
thực hiện nghĩa vụ quân sự: học viên trường Quân sự quà cho an, trường Trung
cấp nghề số 14; quân nhân, công nhân viên quốc phòng đang điều trị nội trú tại
các tuyến quân y không được mang, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy ở đơn vị và
khu vực đóng quân (trừ khi đi phép, tranh thủ). Các trường hợp cần thiết phục vụ
cho nhu cầu công tác thì chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên xem xét
quyết định.
Nghiêm cấm cán bộ các cấp sử dụng xe mô tô, xe gắn máy khi chỉ huy bộ
đội huấn luyện, hành quân.
- Hạ sỹ quan, chiến sỹ thuộc các đơn vị quân bưu, kiểm soát quân sự khi
thực hiện nhiệm vụ được sử dụng xe mô tô, xe gắn máy nhưng phải có đầy đủ
điều kiện về người và phương tiện theo quy định của pháp luật. Chỉ huy đơn vị
cho phép sử dụng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
3- Quy định về quản lý xe mô tô, xe gắn máy:
Xe mô tô, xe gắn máy được quản lý tập trung ở cấp tiểu đoàn, đại đội độc
lập và tương đương: các trung đội, tổ đội công tác xa đơn vị thì quản lý thư cấp
đại đội. Cơ quan trung đoàn, lữ đoàn. sự đoàn, nhà trường và quân đoàn căn cứ
vào điều kiện của từng cơ quan để quản lý tập trung cho phù hợp. Nhà để và quản
lý xe xây dựng theo mẫu thiết kế thống nhất của ngành hậu cần quy định phù hợp
với điều kiện, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị; tiện lợi cho việc quản lý, sử
dụng và phòng chống cháy nổ, mất mát... Không để xe trong phòng ở, phòng làm
việc. Các cơ quan, đơn vị tùy theo tình hình thực tế quyết định việc cá nhân có xe
mô tô, xe gắn máy để ở đơn vị đóng góp một phần kinh phí xây dựng nhà để xe
nhưng phải đảm bảo dân chủ, công khai, thống nhất.
Từ cấp trung đoàn và tương đương trở lên thành lập Ban an toàn giao
thông; định kỳ và đột xuất kiểm tra, rà soát toàn bộ xe mô tô, xe gắn máy trong
đơn vị và các loại giấy tờ hợp lệ, tình trạng kỹ thuật của phương tiện để có biện
pháp tổ chức quản lý chặt chẽ và hiệu quả. Mọi quân nhân, công nhân viên quốc
phòng gày ra tai nạn giao thông đều phải sử lý theo pháp luật; neu chưa đến mức
xử lý bằng hình sự thì tuỳ mức độ vi phạm xử lý kỷ luật nghiêm minh theo Điều
lệnh quản lý bộ đội. Trường hợp tái phạm từ hai lần trở lên, cấp có thẩm quyền
cho thôi phục vụ quân đội để giáo dục phòng ngừa chung.
- Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn, giao tay lái xe mô tô, xe gắn máy cho
người không đủ các điều kiện quy định của pháp luật và phải chịu trách nhiệm
liên đới khi xảy ra tai nạn theo điều lệnh quân đội; tuỳ theo từng trường hợp có
thể bị xử lý theo pháp luật hình sự.
 Lực lượng kiem soát quân sự các đơn vị phối hợp với cảnh sát giao thông
chính quyền các địa phương làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát sỹ quan quân
nhân chuyên nghiệp, công nhân viên chức quốc phòng điều khiển xe mô tô xe gắn
máy khi ra ngoài doanh trại; kịp thời phát hiện, báo cáo chỉ huy đơn vị, cơ quan
chức năng để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông đường bộ.
f. Tổ chức thực hiện
Bộ tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân
viên chức quốc phòng theo điều lệnh quản lý bộ đội, quy định chi tiết công tác
quản lý mô tô xe gắn máy thống nhất mẫu, sử dụng, quản lý giấy ra vào doanh
trại, đưa giáo dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương
trình huấn luyện theo sự chỉ đạo của Bộ Tòng Th:m mưu và Tư lệnh Quân đoàn.
Cục Chính trị hướng dẫn, chỉ cho các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyên
phổ biển, giáo lục luật giao thông đườ11g bộ, các tổ chức Đảng rút kinh nghịcu
thực hiện Nghị quyết chuyên đề về thực hiện Nghị quyết 32/2007/NQ-CP và Chỉ
thị SỐ 128/CT-BQP. Flướng dẫn, chỉ có các cơ quan, đơn vị tổ chức giáo dục
quán triệt chỉ thị của Tư lệnh Quân đoàn lên mọi cán bộ, chiến sỹ thuộc quyền.
- Cục Hậu cần rà soát toàn bộ thực trạng nhà để xe của các cơ quan, đơn vị
hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng nhà để xe thống nhất theo mẫu thiết kế của ngành
hậu cần, tận dụng nhà xe đã có, các phòng nhà dư thừa đủ điều kiện sử dụng cho
quản lý xe môtô, xe máy.
Cục Kỹ thuật hướng dẫn các cơ quan, đơn vị về chế độ, nội dung, phươn!
pháp kiểm tra đánh giá các tiêu chuẩn, chỉ số an toàn và đồng bộ của các loại x
mô tô, xe gắn máy.
- Các cơ quan chỉ đạo thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trên trước 10g
1 15 tháng 10 năm 2009.
Lãnh đạo, chỉ huy các cấp phải duy trì và thực hiện nghiêm các quy định vị
quản lý xe mô tô, xe gắn máy theo chỉ thị này. Kịp thời biểu dương khen thưở11
tập thể, cá nhân thực hiện tốt chỉ thị của Tư lệnh Quân đoàn; xử lý các trường hợ
vi phạm và liên đới chịu trách nhiệm theo Điều lệnh quản lý bộ đội; Quyết định
2530/2000/QĐ-BQP ngày 02/11/200); Quyết định số 82/QĐ-BQP ngày 01/7/2000
của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các hành vi vi phạm về quản lý, sử dụng
xe mô tô, xe gắn máy do thiếu trách nhiệm trong công tác giáo dục, quản lý đơn :
để xảy ra tai nạn giao thông.
Các quy định của Quân đoàn về công tác quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn
máy trước đây trái với chỉ thị này được bãi bỏ. Nhận được chỉ thị này các cơ quan
đơn vị tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và báo cáo về Quân
đoàn thông qua chế độ báo cáo hàng tháng...

CHỈ THỊ 909


Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 606/CT-BTL ngày 01/10/2009 của Tư
lệnh Quân đoàn về việc quản lý, sử dụng, xe mô tô, xe gắn máy. Các cơ quan, đơn
vị, nhà trường đã quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc, đưa công tác quản lý,
sử dụng xe mô tô, xe gắn máy cá nhân của Quân đoàn đi vào nền nếp, góp phần
tích cực vào việc giảm thiểu các vụ vi phạm trật tự an toàn giao thông trong Quân
đoàn cũng như trong xây dựng cơ quan, đơn vị, nhà trường VMTD
Tuy nhiên trong những năm gần đây số lượng phương tiện giao thông cá
nhân của Quân đoàn gia tăng nhất là xe ô tô. Kết quả kiểm chế và giảm thiểu tai
nạn giao thông chưa bền vững, số người chết, bị thương do tai nạn giao thông vẫn
còn và tiềm ẩn nguy cơ gia tăng, tính chất mức độ nghiêm trọng, diễn biến phức
tạp, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản của quân nhân và nhân dân. Các
hành vi vi phạm đi không đúng phần đường, làn đường, điều khiểu phương tiện
quá tốc độ cho phép; điều khiển xe ô tô sử dụng rượu, bia, điều khiển xe mô tô, xe
gắn máy có nồng độ cồn vượt quá quy định; người tham gia giao thông bằng xe
mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm; không có giấy phép lái xe vẫn điều
khiển xe mô tô, xe gắn máy còn xảy ra thường xuyên. Những vi phạm trên là
nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn giao thông.
Để việc quản lý, sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy cá nhân trong Quân
đoàn theo quy định của pháp luật và bảo đảm trật tự an toàn giao thông; tạo điều
kiện thuận lợi cho quân nhân sử dụng phương tiện xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy
cá nhân phục vụ nhu cầu cá nhân và thực hiện nhiệm vụ.
Tư lệnh Quân đoàn chỉ thị:
1. Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành
Luật Giao thông đường bộ và pháp luật về ATGT
- Các cơ quan, đơn vị, nhà trường thường xuyên làm tốt công tác tuyên
truyền, giáo dục Luật Giao thông đường bộ, pháp luật về ATGT; quán triệt, triển
khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 85/CT- BQP ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng
Bộ Quốc phòng về việc triển khai thực hiện Luật Giao thông đường bộ năm 2008
cho quân nhân thuộc quyền. Nâng cao nhận thức, ý thức tự giác, gương mẫu chấp
hành pháp luật về ATGT, văn hoá khi tham gia giao thông.
- Rà soát kết quả thực hiện việc đưa Luật Giao thông đường bộ và pháp
luật về ATGT vào chương trình huấn luyện theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu
và Bộ Tư lệnh Quân đoàn. Lãnh đạo chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà trường tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24/8/2011 của Chính phủ về tăng
cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông, Chỉ
thị 108/CT-BQP ngày 21/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng về thực hiện
Nghị quyết số 88/NQ-CP của hình phù để tìm ra nguyên nhân và các chủ trương,
biện pháp nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các vụ tai nạn giao thông do quân
nhân gây ra.
2. Đối tượng sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy trong Quân đoàn
Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, viên chức quốc phòng (sau đây gọi
chung là quân nhân) được sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy khi có đủ điều
kiện theo quy định của pháp luật và phải chấp hành nghiêm Luật Giao thông
đường bộ và văn hóa khi tham gia giao thông. Do đặc thù nhiệm vụ huấn luyện
sẵn sàng chiến đấu, Quân đoàn quy định cho các đối tượng cụ thể như sau:
- Hạ sỹ quan, binh sỹ trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự, học viên
Trường Quân sự Quân đoàn, học viên (chưa phải là sỹ quan, QNCN) của các học
viện, nhà trường quân đội trong thời gian về đơn vị thực tập; lực lượng dự bị động
viên trong thời gian tập trung huấn luyện; quân nhân đang điều trị nội trú tại các
tuyển quân y, các tuyên điều trị không được sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn
máy cá nhân tham gia giao thông. Các trường hợp cần thiết phục vụ cho nhu cầu
công tác thì chỉ huy cấp trung đoàn và tương đương trở lên xem xét, quyết định.
- Quân nhân chuyên nghiệp ở cấp trung đoàn, tiểu đoàn và tương đương có
quân hàm từ Trung úy trở xuống, cán bộ trung đội, đại đội thuộc đơn vị huấn
luyện sẵn sàng chiến đấu trong thời gian công tác tại đơn vị không được sử dụng
xe ô tô cá nhân tham gia giao thông. Các trường hợp cần thiết phục vụ cho nhu
cầu công tác thì chỉ huy cấp sư đoàn, lữ đoàn và tương đương trở lên xem xét,
quyết định. - Hạ sỹ quan, binh sỹ thuộc các đơn vị quân bưu, kiểm soát quân sự
khi thực hiện nhiệm vụ được sử dụng xe mô tô, xe gắn máy nhưng phải có đầy đủ
điều kiện về người và phương tiện theo quy định của pháp luật. Chỉ huy đơn vị
cho phép sử dụng phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
- Các trường hợp đi tranh thủ, đi phép chỉ được sử dụng xe mô tô, xe gắn
máy trong khoảng cách dưới 50 km.
- Nghiêm cấm quân nhân sử dụng xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy cá nhân
khi đi tập đi tập huấn tập trung, chỉ huy bộ đội huấn luyện, làm công tác dân vận,
hành quân, diễn tập.
3. Quy định về quản lý xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy
- Xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy cá nhân được quản lý tập trung ở cấp trung
đoàn, tiểu đoàn, đại đội độc lập và tương đương; các trung đội, tổ đội công tác xa
đơn vị thì quản lý như cấp đại đội độc lập. Cơ quan Quân đoàn, sư đoàn, lữ đoàn
và nhà trường căn cứ vào điều kiện của từng cơ quan để quản lý tập trung cho phù
hợp. Nhà để xe xây dựng theo mẫu thiết kế thống nhất của ngành hậu cần quy
định phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng cơ quan, đơn vị, tiện lợi cho việc
quản lý, sử dụng và phòng chống cháy nổ. Không để xe trong phòng ở, phòng làm
việc và những nơi quy định không được để xe. Các cơ quan, đơn vị, nhà trường
tùy theo tình hình thực tế quyết định việc cá nhân có xe ô tô, xe mô tô, xe gắn
máy để ở đơn vị đóng góp một phần kinh phí xây dựng nhà để xe nhưng phải đảm
bảo dân chủ, công khai, thống nhất.
Mọi quân  nhân gây ra tai nạn giao thông do lỗi chủ quan đều phải xử lý
theo pháp luật; nếu chưa đến mức xử lý hình sự thì tuỳ mức độ vi phạm XL X 2
luật nghiêm minh theo Điều lệnh Quản lý bộ đội, Thông tư 1921 2010 - APC.
ngày 26/11/2016 quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục,
thời hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
- Nghiêm cánh quân nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi
đã sử dụng rượu, bia, các chất kích thích.
- Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn, giao tay lái xe ô tô, xe mô tô, xe gắn
máy cá nhân cho người không đủ các điều kiện quy định của pháp luật và phải
chịu trách nhiệm liên đới khi xảy ra tai nạn theo quy định của pháp luật; tùy theo
từng trường hợp có thể bị xử lý hình sự.
- Quân nhân khi tham gia giao thông bằng xe mô tô, xe gắn máy phải đội
mũ bảo hiểm đạt quy chuẩn và quy định của Quân đoàn.
- Quân nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ ra, vào công đơn vị điêu
khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy cá nhân, giờ hành chính mang mặc quân phục
theo mùa; ngày nghỉ, giờ nghỉ mang mặc trang phục thường dùng (không được
mặc quần, áo lót, quần soóc, váy ngắn).
- Lực lượng kiểm soát quân sự của các đơn vị phối hợp với cảnh sát giao
thông, chính quyền địa phương làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát quân nhân
điều khiển xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy các quân nhân khi ra ngoài doanh trại;
kịp thời phát hiện, báo cáo chỉ huy đơn vị, cơ quan chức năng để xử lý nghiêm
các trường hợp vi phạm Luật Giao thông đường bộ.
4. Tổ chức thực hiện
- Bộ Tham mưu hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị quản lý quân nhân
theo Điều lệnh Quản lý bộ đội; quy định chi tiết công tác quản lý xe ô tô, xe mô
tô, xe gắn máy, thống nhất mẫu, sử dụng, quản lý giấy ra, vào doanh trại; đưa giáo
dục pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ vào chương trình huấn luyện
theo chỉ đạo của Bộ Tổng Tham mưu và Quân đoàn.
- Cục Chính trị hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức
tuyên truyền, phổ biến, giáo dục Luật Giao thông đường bộ và các văn bản,
hướng dẫn thi hành, trọng tâm Chỉ thị 108/CT-BQP ngày 21/11/2011 của Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng về tăng cường thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP của
Chính phủ; Chỉ thị số 18/CT-TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật
tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn
tắc giao thông; Chỉ thị số 395/CT-ĐUQĐ ngày 18/12/2012 của Đảng ủy Quân
đoàn về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn
giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao
thông. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức giáo dục, quán
triệt Chỉ thị của Tư lệnh Quân đoàn đến mọi quân nhân thuộc quyền.
- Cục Hậu cần rà soát toàn bộ thực trạng nhà để xe của các cơ quan, đơn vị,
nhà trường; hướng dẫn, chỉ đạo xây dựng nhà để xe thống nhất theo mẫu thiết kế
của ngành hậu cần, tận dụng nhà xe đã có, các phòng, nhà dư thừa đủ điều kiện sử
dụng cho quản lý xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy.
- Cục Kỹ thuật hướng dẫn các cơ quan, đơn vị, nhà trường về chế độ, nội
dung, phương pháp kiểm tra đánh giá các quy định bảo đảm an toàn kỹ thuật của
xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy.
- Các cơ quan chỉ đạo thực hiện và hoàn thành các nhiệm vụ trên trước
ngày 20 tháng 10 năm 2019.
Lãnh đạo, chỉ huy, Ban Chỉ đạo CVĐ 50 các cấp duy trì và thực hiện
nghiêm các quy định về quản lý xe ô tô, xe mô tô, xe gắn máy cá nhân, các loại
giấy tờ hợp lệ, tình trạng kỹ thuật của phương tiện theo Chỉ thị này. Kịp thời biểu
dương khen thưởng tập thể, cá nhân thực hiện tốt Chỉ thị của Tư lệnh Quân đoàn;
xử lý các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông và liên đới chịu trách
nhiệm theo Điều lệnh Quản lý bộ đội; Thông tư 192/2016/TT-BQP ngày
26/11/2016 quy định việc áp dụng các hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục, thời
hiệu, thời hạn và thẩm quyền xử lý kỷ luật trong Bộ Quốc phòng.
- Các quy định về công tác quản lý, sử dụng xe mô tô, xe gắn máy, trước
đây trái với Chỉ thị này được bãi bỏ.
- Nhận được Chỉ thị này các cơ quan, đơn vị, nhà trường tổ chức quán
triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc và báo cáo về Quân đoàn thông qua chế độ
báo cáo hàng tháng 8

You might also like