Gui Bài B Sung Lop 9.19.39.5

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

CHỦ ĐỀ: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH TRONG THƠ HIỆN ĐẠI

(Thời lượng: 6 tiết)


A. Văn bản 2: “Đồng chí”
I/ Giới thiệu chung
1. Tác giả
- Chính Hữu (1926 -1/2007), tên thật: Trần Đình Đắc. Quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh.
Ông là người lính, nhà thơ từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ.
- Thơ ông chủ yếu viết về người lính và chiến tranh với phong cách thơ chân thực, giản dị
mộc mạc mà cô động.
- Chính Hữu được trao giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000.
2. Tác phẩm
- Bài thơ “Đồng chí” được Chính Hữu sáng tác đầu năm 1948 (sau chiến dịch Việt Bắc- Thu
Đông 1947) sau khi tác giả vừa cùng đồng đội tham gia chiến dịch thắng lợi. Bài thơ được in
trong tập thơ “Đầu súng trăng treo” của Chính Hữu.
=> Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng thời chống
Pháp (1946 - 1954)
II/ Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc và chú thích từ ngữ khó
2. Bố cục: ba phần
- P1: “Quê hương anh…đồng chí” => Cơ sở của tình đồng chí
- P2: “Ruộng nương…tay nắm lấy bàn tay” => Biểu hiện của tình đồng chí
- P3: Còn lại => Vẻ đẹp của tình đồng chí
3. Phân tích
a. Cơ sở hình thành tình đồng chí
- Cùng chung cảnh ngộ: vốn là những người nông dân nghèo từ những miền quê hương
“nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá”.
– Cùng chung lí tưởng, cùng chung chiến hào chiến đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc.
=> Cùng chung cảnh ngộ, cùng chung lý tưởng tạo nên tình đồng chí sâu lắng, thiêng liêng .
b. Những biểu hiện của tình đồng
- Chấp nhận xa quê hương vì tiếng gọi của Tổ quốc, chung một nỗi niềm nhớ về quê hương
- Sát cánh bên nhau, bất chấp những gian khổ thiếu thốn.
- Có tinh thần lạc quan, yêu đời
- Có tình đồng chí đồng đội keo sơn, gắn bó
- Có tinh thần chiến đấu cao độ, ý chí quyết chiến quyết thắng, hướng về miền Nam yêu dấu.
=> Tình đồng chí đã động viên và sưởi ấm người lính giúp họ vượt qua những gian khổ,
thiếu thốn để cầm chắc cây súng bảo vệ Tổ quốc
3. Vẻ đẹp của người lính
- Kết hợp giữa những hình ảnh hiện thực và lãng mạn, giữa chất chiến sĩ và thi sĩ. Hình ảnh
chọn lọc hàm súc.
- Người lính trong tư thế sẵn sàng chiến đấu với tinh thần bất khuất, kiên cường bất chấp
những gian khổ, thiếu thốn và tâm hồn lạc quan họ sát cánh bên nhau, truyền cho nhau hơi
ấm cầm chắc cây súng bảo vệ Tổ quốc
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
– Thể thơ tự do phù hợp với việc bọc lộ cảm xúc.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giản dị, chân thực, cô đọng giàu sức biểu cảm.
- Bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hoà tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý
nghĩa biểu tượng cao
2. Nội dung: Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ trong thời
kì đầu kháng chiến chống Pháp gian khổ
B. Văn bản 2: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
I/ Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Phạm Tiến Duật (1941- 2007), quê ở tỉnh Phú Thọ. Ông là một trong những gương mặt tiêu
biểu của phong trào thơ trẻ thời chống Mĩ. Ông thường viết về đề tài thế hệ trẻ Việt Nam thời
chống Mỹ. Phong cách thơ sôi nổi, trẻ trung, tinh nghịch mà sâu sắc.
- Năm 2002, ông được nhận giải thưởng HCM về văn học nghệ thuật.
2. Tác phẩm: Bài thơ được Phạm Tiến Duật viết năm 1969 - thời kỳ ác liệt nhất của cuộc
kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Trích tù tập thơ “Vầng trăng - Quầng lửa” .
II/ Đọc-hiểu văn bản
1. Đọc
2. Giải thích nhan đề của bài thơ: Nhan đề bài thơ khá độc đáo tưởng chừng như thừa nhưng
lại thu hút người đọc, thể hiện rõ hình ảnh người lính lái xe ra trận trên tuyến đường trường
sơn, ca ngợi sự dũng cảm của họ.
3. Đại ý: Bài thơ khắc họa những chiếc xe không kính và hình ảnh của những người lính lái
xe Trường Sơn.
4. Phân tích
a. Hình ảnh những chiếc xe không kính
- Ngôn ngữ gần với khẩu ngữ, đậm chất văn xuôi; giọng điệu thơ thản nhiên, ngang tàng;hình
ảnh thơ chân thực, độc đáo
- Những chiếc xe vận tải Trường Sơn đã bị bom đạn của giặc Mĩ tàn phá trần trụi, biến dạng
nhưng rất phi thường vẫn ngày đêm chạy trên tuyến đường Trường Sơn viện trợ vũ khí lương
thực cho miền Nam
- Nhìn những chiếc xe trần trụi biến dạng ra trận ta thấy được sự tàn phá hủy diệt khốc liệt
của chiến tranh và tinh thần dũng cảm gan dạ của các chiến sĩ lái xe.
b. Hình ảnh những người lính lái xe
- Ngôn ngữ của đời sống, giọng điệu ngang tàng, cấu trúc lặp, sử dụng điệp ngữ.
- Tư thế: hiên ngang, chủ động, dũng cảm, bình tĩnh, tự tin.
- Thái độ coi thường gian khổ, bất chấp hiểm nguy, tinh thần lạc quan sôi nổi.
- Cảm giác thoải mái, thích thú được chan hòa trực tiếp với thiên nhiên
- Tình cảm đồng chí đồng đội: Họ keo sơn thắm thiết xem nhau như anh em trong gia đình .
- Tinh thần chiến đấu của người lính: Người chiến sĩ lái xe có tinh thần yêu nước thiết tha, ý
chí kiên cường quyết tâm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
III/ Tổng kết
1/ Nghệ thuật
- Lựa chọn chi tiết hình ảnh thơ độc đáo mang đậm chất hiện thực.
- Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ
trung, tinh nghịch.
- thở thơ tự do...
2/ Nội dung: Bài thơ ca ngợi người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang, tràn
đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
Văn bản: ÁNH TRĂNG (Nguyễn Duy)
- HS đọc văn bản và các nội dung liên quan trong SGK
- Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
ÔN TẬP TIẾNG VIỆT 9 (HỌC KÌ I)
(Các phương châm hội thoại, Cách dẫn gián tiếp và cách dẫn gián tiếp)
A. Lí thuyết
I. Các phươngchâm hội thoại:
- Phương châm về lượng;
- Phương châm về chất;
- Phương châm quan hệ;
- Phương châm cách thức;
- Phương châm lịch sự.
II. Xưng hô trong hội thoại:
III Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp:
1.
- Cách dẫn trực tiếp: nhắc lại nguyên vẹn lời, ý của người khác, được đặt trong dấu ngoặc
kép.
- Cách dẫn gián tiếp: dẫn lại lời, ý của người khác có sự điều chỉnh cho phù hợp, không
được đặt trong dấu ngoặc kép
2.
- Thay đổi về từ xưng hô: Vua Quang Trung xưng “tôi”, Nguyễn Thiếp gọi vua là “ chúa
công” khi chuyển lời dẫn gián tiếp, người kể gọi vua QT là nhà vua, vua Quang Trung
+ Sự thay đổi từ ngữ:
- Từ xưng hô: “tôi”(ngôi 1) -> nhà vua (ngôi 3); “chúa công” (ngôi 2)
->vua Quang Trung(ngôi3)
-Từ chỉ địa điểm:“đây” bị tỉnh lược.
Chỉ thời gian: bây giờ-> bấy giờ.
3. Bài tập về lời dẫn trực tiếp- lời dẫn gián tiếp  
Bài 2 phần III/190:
* Chuyển lời dẫn TT sang lời dẫn GT, phân tích sự thay đổi về từ ngữ:
+ Thay ngôi kể:  (ngôi 3)
- tôi-> nhà vua
- chúa công-> vua QT
+ Thay từ:
 bây giờ-> bấy giờ
+ Bỏ từ đây
Văn bản: ĐOÀN THUYỀN ĐÁNH CÁ
(Huy Cận)
I. Giới thiệu chung
1. Tác giả:
- Huy Cận (1919 -2005) tên đầy đủ Cù Huy Cận, Quê Hà Tĩnh, là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào
Thơ mới.
- Thơ sau cách mạng của ông tràn đầy niềm vui tươi tình yêu cuộc sống.
- Ông được nhận giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 1996
2. Tác phẩm:
- Bài thơ ra đời giữa năm 1958, tại Quảng Ninh, đây là những năm đầu miền Bắc bắt tay vào xây
dựng đất nước sau thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Bài thơ trích từ tập thơ “ trời mỗi ngày lại sáng”
II/ ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1/ Đọc – chú thích
2/ Thể thơ: 7 chữ
3/ Phương thức biểu đạt: miêu tả, biểu cảm, tự sự
4/ Bố cục: 3 phần
5/ Phân tích
a. Cảnh đoàn thuyền ra khơi
- So sánh, nhân hóa, trí tưởng tượng phong phú, bút pháp lãng mạn.
- Thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ, huy hoàng đi vào trạng thái nghỉ ngơi.
- Phép liệt kê, so sánh, nhân hóa.
- Ca ngợi biển cả giàu và đẹp, qua đó thể hiện niềm mơ ước của ngư dân mong muốn đánh bắt được
nhiều cá
b. Đoàn thuyền đánh cá trong đêm trăng.
- Thủ pháp phóng đại, liên tưởng táo bạo, bất ngờ, tưởng tượng bay bổng, tả thực, liệt kê, ẩn dụ,
hoán dụ - hình ảnh lãng mạn, trữ tình.
- Hình ảnh con thuyền kì vĩ, hoà nhập với thiên nhiên, vũ trụ. Công việc lao động nặng nhọc của
người đánh cḠđã thành bài ca đầy niềm tin, nhịp nhàng với thiên nhiên
=> Những con người lao động khẩn trương, nặng nhọc nhưng vui vẻ hồ hởi.
c.Bình minh trên biển, đoàn thuyền đánh cá trở về.
- "Câu hát căng buồm" - lặp lại gần như toàn bộ câu thơ ở khổ thơ 1 -> niềm vui thắng lợi sau một
chuyến ra khơi may mắn, tôm cá đầy khoang
- Đoàn thuyền hào hứng, chạy đua tốc độ với thời gian.
- Trong ánh nắng ban mai rực rỡ, hiện lên hàng nghìn, hàng vạn con cá lấp lánh vẩy bạc, đuôi vàng
xếp ăm ắp trên những con thuyền
=> Tưởng tượng sáng tạo,câu hát được lặp lại, đó là khúc ca khải hoàn, khúc ca ca ngợi những con
người lao động không mệt mỏi để xây dựng đất nước.
III/ Tổng kết
1. Nghệ thuật
- Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp nghệ thuật đối lập, so sánh, nhân hoá, phóng đại.
- Khắc hoạ những hình ảnh đẹp về mặt trời lúc hoàng hôn, khi bình minh, hình ảnh biển cả và bầu
trời trong đêm, hình ảnh ngư dân và đoàn thuyền đánh cá.
- Miêu tả hài hoà giữa thiên nhiên và con người.
- Sử dụng ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng.
2. Ý nghĩa văn bản
- Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ngợi ca biển cả lớn lao, giàu đẹp, ngợi ca nhiệt tình lao
động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới.
HS tự đọc: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- HS đọc văn bản và các nội dung liên quan trong SGK
- Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
Văn bản: BẾP LỬA
Bằng Việt

I. Giới thiệu chung


1. Tác giả:
- Bằng Việt tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941 quê ở Hà Tây.
- Bằng Việt là nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
2. Tác phẩm: Bài thơ được sáng tác năm 1963, khi tác giả đang học ngành Luật ở nước ngoài. In
trong tập "Hương cây-bếp lửa"
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Đọc
- Thể thơ tám chữ
- Bố cục: 3 phần
2. Phân tích
a. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng về bà.
* Điệp ngữ, hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng, có sức khơi gợi cao.
- Tình bà cháu gắn liền với bếp lửa, bền bỉ sâu nặng.
b. Hình ảnh người bà và những kỉ niệm tình bà cháu trong dòng hồi tưởng
* Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm, bình luận. Điệp từ
- Những kỷ niệm thời thơ ấu nhiều gian khổ thiếu thốn nhọc nhằn nhưng đầy ắp tình cảm bà cháu.
- Người bà kháng chiến, người bà yêu nước.
c. Hình ảnh ngọn lửa và những tình cảm của tác giả với bà
* Hình ảnh tượng trưng
- Ngọn lửa được bà thắp bằng tình yêu thương con cháu, lòng nhân ái đức hi sinh và niềm tin vào
kháng chiến
* Điệp từ
- Cuộc sống tràn đầy niềm vui và hạnh phúc cháu vẫn không quên tấm lòng ấm áp của bà, và ánh
sáng từ bếp lửa của bà, của quê hương.
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật:
- Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng.
- Viết theo thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm.
- Kết hợp nhuần nhuyễn giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm.
2. Nội dung:
Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà ,
những người mẹ, về nhân dân nghĩa tình.
HS tự đọc:
1. Văn bản: Cố hương – Lỗ Tấn
2. Văn bản: Những đứa trẻ - M. Go rơ ki
- HS đọc văn bản và các nội dung liên quan trong SGK
- Trả lời các câu hỏi phần đọc hiểu
Ôn tập tập làm văn (học kì I)

You might also like