Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

Quế Hải ngu hành chí

(Trích)

***

Nguyên văn chữ Hán:

今安南國地接漢九真日南諸郡及唐 愛等州東南薄海接占城占城林邑也東海
路通欽廉西出諸蠻西北通邕州在邕州東南隅去左江太平寨最近自寨正南行至
桄榔花步渡富良白藤兩江四程可至又自寨東南行過丹特羅小江自諒州入六程
可至自右江溫潤寨則最遠由欽州渡海一日至

歷代為郡縣國朝遂在化外丁氏黎氏李氏代擅其地熙寧閒乾德初立其大臣用事
嗾之叛八年遂入寇陷邕欽廉三州朝廷命郭逵等討之賊驅象拒戰官軍以大刀斬
象鼻象奔卻自蹂其徒大兵乘之賊潰乘勝拔桄榔縣知縣交主之婿逃伏草閒窺見
王師獲賊擘食之以為天神歸報其主曰茍可逃命子孫勿犯大朝大軍次富良江去
都護府四十里殺偽太子擒其大將乾德大懼奉表乞降會北兵多病瘴乃詔赦交趾
還其五州朝廷以逵不能遂取交州黜為武衛上將軍是役也調民夫八十七萬有奇
金谷稱是迄無駿功大率自端拱迄嘉 以來兩江州洞數為蠻所侵軼潛舉以外鄉
蘇茂廣源甲洞等處入交趾者六十二村故至今長雄諸蠻

乾德死子陽煥立陽煥死乾德有遺腹子屬之占城奉而立之或云有黎牟者乾德妻
黨也嘗為李氏養子殺遺腹子而立冒姓李氏名天祚實紹興九年其國人猶稱黎王
二十六年遣使入貢朝廷因以李氏官爵命之天祚貌豐皙今生三十九年矣有兄嘗
知諒州謀奪其位事覺流雪河州髡為浮屠凡與廣西帥司及邕州通訊問用二黑漆
板夾系文書刻字於板上謂之木夾文書稱安南都護府天祚不列銜而列其將佐數
人皆僭官稱有云金紫光祿大夫守中書侍郎同判都護府者其意似以都護府如州
郡簽廳也帥司邊州報其文書亦用木夾桂林掌故有元祐熙寧閒所藏舊案交人行
移與今正同印文曰南越國印近年乃更用中書門下之印中國之治略荒遠邊吏又
憚生事例置不問由來非一日矣

其國之官稱王宗族稱天王班凡族稱承嗣馀稱支嗣有內職外職內職治民曰輔國
太尉猶宰相也左右郎司空左右郎相左右諫議大夫內侍員外郎以上為內職外職
治兵曰樞密使金吾太尉都領兵領兵使又有判及同判安南都護府皆為外職仕者
或科舉或任子或入貲科舉最貴工技奴婢之子孫不許應舉入貲始為吏職再入貲
補承信郎可累遷為知州在官者無俸給但付一方之民俾得役屬耕漁以取利

勝兵卸龍武勝龍翼蟬殿光武王階捧日保勝等皆有左右每軍止二百人橫刺字於
額曰天子兵又有雄略勇捷等九軍充給使如廂軍兵士月一踐更暇則耕種工藝自
給正月七日人給錢三百紬絹佈各一疋如紬綱而蒙之以綿月給禾十束以元日犒
軍人得大禾飯一柈魚鮓數枚其地多佔米故以大禾為貴正月四日酋椎牛饗其臣
七月五日為大節人相慶遺官僚以生口獻其酋翌日酋開宴酬之

酋居樓四層上以自居第二層禦宙居之中人也第三層個利就居之老鈴下之屬也
第四層軍士居之又有水晶宮天元殿等諸僭擬名字門別有一樓猶榜曰安南都護
府層皆朱漆柱畫龍鶴仙女

交人無貴賤皆椎髻跣足酋平居亦然但珥金簪衣黃衫紫裙馀皆服盤領四裙皂衫
不繫腰衫下系皂裙珥銀鐵簪曳皮履執鸛羽扇戴螺笠皮履以皮為底施小柱以拇
指夾之而行扇編鸛羽以辟蛇螺笠竹絲縷織狀如田螺最為工糸致婦人多皙與男
子絕異好著綠寬袖直領皆以皂裙束之酋出入以人鞔車貴僚坐幅布上掛大竹兩
夫舁之名抵鴉
歲時不供先病不服藥夜不燃燈上巳日男女集會為行列結五色採為球歌而拋之
謂之飛駞男女自成列女受駞男婚以定

宮門有大鐘樓民訴事即撞鐘大辟或付仇家使甘心盜賊斮手足指逃亡斷手足謀
叛者埋身土中露其頭旁植長竿挽竹係其髻使其頸利鍤一劃之其頭剡標竿杪客
死境外鞭屍大罵以為背國土

產生金及銀銅硃砂珠貝犀象翠羽車渠諸香及鹽漆吉貝之屬果惟有甘橘香圓檳
榔扶留藤新舊縣隔一小江皆出香新州故真臘地侵得之

不能造紙筆求之省地其人少通文墨閩人附海舶往者必厚遇之因命之官諮以決
事凡文移詭亂多自遊客出相傳其祖公蘊亦本閩人又其國土人極少半是省民南
州客旅誘人作婢僕擔夫至州洞則縛而賣之一人取黃金二兩州洞轉賣入交趾取
黃金三兩歲不下數百千人有藝能者金倍之知文書者又倍面縛驅行仰係其首俾
不省來路既出其國各認買主為奴終身皆刺額上為四五字婦人刺焜乳至肋拘系
嚴酷逃亡必殺又有秀才僧道伎術及配隸亡命逃奔之者甚多不能鼓鑄泉貨純用
中國小銅錢皆商旅洩而出者

按掠賣婢奴與士人遊邊及透漏錢寶出外界三者法禁具在今玩弊如此蓋安撫都
監沿邊溪洞司不得人邊政頹靡姦宄肆行所致日滋月長未艾也及邊吏多無財用
植立竊鬥升癘土茍活待盡而巳何暇顧邊防國事者宜痛心疾首焉然交人自熙寧
敗降後亦不復敢猖獗南陲奠枕且百年

紹興十二年妖人譚友諒竄入思浪州詐稱奉使諭下州洞天祚大恐巳而帥司檄安
南捕友諒邕州又以偽官告身招之友諒與歸順首領二十馀人各奉其銅印地圖土
物詣橫山知邕州趙願縛友諒赴帥司斬之首領悉送還安南皆死交趾安居至今無
議之者
乾道八年春上言願朝賀聖主登極詔廣西經略司貢使來者免至廷方物受什一其
秋復有詔下經略司買馴象十以備郊祀鹵簿經略李德遠浩用木夾事移交趾買之
蠻報不願賣願以備貢明年春馀至官屢引前詔卻其貢祀期浸近朝命督象若星火
蠻复款塞六象及方物將至塞下若不許貢皆引歸小蕃寧敢與朝廷為市馀以其狀
聞且移書時相謂欲 其貢並象勿須可也祀以一純二精寧乏此俄有金字牌下差
官押伴至闕比及桂林巳秋末以十象為賀登極綱五象為進奉大禮綱表字如蠅頭
僅可見其像飾禮物則有金禦乘象羅我羅我如鞍架之狀及金裝像牙銷金像額金
銀裡象鉤連同心帶金閒銀裝像額金銀裝朱纏象藤條金鍍銅裝像腳鈴裝像銅鐸
連鐵索禦乘象繡坐簟裝像 牛花朵禦乘象朱梯禦羅我同心龍頭帶等馀物則有
金銀鈔鑼沈水香等大使稱中衛大夫尹子思正使承議郎李邦正副使忠翊郎阮文
獻其下有職員書狀宮都衙通引知客監綱孔目行首押衙教練象公長行防授官之
屬此等入朝則稍更其服器使者襆頭靴笏紅鞋金帶犀帶每誇以金箱之又以香膏
沐髪如漆裹細摺烏紗巾足加履襪使者乘涼轎釘較髹漆甚飭蓋得至中國盡變椎
髻徒跣抵鴉之製

先是紹興二十六年嘗入貢參知政事施公大任帥桂循舊例以刺字報謁且用行廚
宴於其館馀悉罷之使者私謂衙校曰施參政惠顧厚今柰何悉罷去馀使人諭之曰
經略使司與安南都護府埒經略使與南平王比肩使者是都護府小官才與桂林曹
掾官比法當廷參不然不見也使者屈伏遂廷參其歸也至欲列拜馀使人掖之曰免
拜馀奏其事且著於籍以為定制又辨今安南非古交趾

***
Dịch nghĩa:

Nước An Nam ngày nay tiếp giáp các quận Cửu Chân, Nhật Nam thời Hán
(tức các châu Hoan, Ái thời Đường). Đông nam kề biển, tiếp giáp Chiêm Thành
(Chiêm Thành tức là Lâm Ấp). Đường biển phía đông thông đến Khâm, Liêm1,
phía tây là các dân Man, tây bắc thông đến Ung Châu2. Nằm ở góc đông nam Ung
Châu, đi đường từ trại Thái Bình ở sông Tả sang là ngắn nhất. Từ cửa ải đi về
hướng chính nam đến Quang Lang, Hoa Bộ, vượt hai sông Phú Lương, Bạch
Đằng, chừng 4 ngày đường là đến. Còn từ cửa ải đi về hướng đông nam, qua sông
nhỏ Chu Đặc La vào châu Lạng, chừng 6 ngày đường là đến. Đi đường từ ải Ôn
Nhuận ở sông Hữu sang là xa nhất. Từ châu Khâm vượt biển 1 ngày là đến.

Các đời trước là quận huyện, thời quốc triều3 nằm ngoài vòng giáo hóa, họ
Đinh, họ Lê, họ Lý thay nhau chiếm đất này. Thời Hy Ninh4, Càn Đức5 mới lên
ngôi, đại thần nước này nắm việc, xúi làm phản. Năm thứ 8 (1075) bèn vào cướp,
hãm 3 châu Ung, Khâm, Liêm. Triều đình mệnh bọn Quách Quỳ đánh dẹp. Giặc
lùa voi đánh trả, quan quân dùng đại đao chém vòi voi nên voi bỏ chạy, tự giẫm
đạp quân của chúng. Đại binh thừa cơ xông lên thì giặc tan vỡ, thừa thắng chiếm
huyện Quang Lang. Tri huyện là con rể chúa Giao, trốn trong bụi cỏ, dòm thấy
quân nhà vua bắt giặc xẻ ra ăn, nên cho là thiên thần. Hắn về báo cho chúa mình
rằng: “Muốn giữ được mạng thì con cháu chớ phạm đến đại triều.” Đại quân đến
sông Phú Lương, cách Đô hộ phủ6 40 lý, giết ngụy thái tử7, bắt được đại tướng.
Càn Đức khiếp sợ, dâng biểu xin hàng. Gặp lúc lính Bắc phần nhiều bệnh tật, bèn
xuống chiếu xá tội Giao Chỉ, trả lại 5 châu. Triều đình thấy Quỳ không lấy được
Giao Châu nên truất làm Vũ Vệ thượng tướng quân. Chiến dịch ấy điều dân phu 87
vạn có lẻ, tiền gạo tương đương, rốt cuộc không thành công. Đại để từ thời Đoan
Củng8 đến Gia Hựu9 gần đây, châu động hai sông10 nhiều lần bị người Man xâm
lấn, ngầm đem 62 thôn ở các xứ Ngoại Lang, Tô Mậu, động Giáp nhập vào Giao
Chỉ, nên đến nay bọn Man càng lớn mạnh.

1
Nay thuộc Quảng Tây
2
Nay là Nam Ninh, Quảng Tây
3
Tức nhà Tống
4
Niên hiệu của Tống Thần Tông từ 1068 đến 1077
5
Lý Càn Đức, tức Lý Nhân Tông
6
Chỉ kinh đô Thăng Long
7
Nhiều nguồn Trung Hoa cho rằng tướng Hoằng Chân/Hồng Chân của phía ta là thái tử, là không chính xác
8
Niên hiệu của Tống Thái Tông từ 988 đến 989
9
Niên hiệu của Tống Nhân Tông từ 1056 đến 1063
10
Sông Tả và sông Hữu ở Quảng Tây
Càn Đức chết, con trai là Dương Hoán1 lập. Dương Hoán chết, Càn Đức có
đứa con nhỏ gửi ở Chiêm Thành, được rước về lập lên. Có người nói có tên Lê
Mưu là bè đảng của vợ Càn Đức, từng làm con nuôi họ Lý, giết đứa con nhỏ mà
lập, đổi thành họ Lý tên Thiên Tộ2, đến năm Thiệu Hưng thứ 9 (1139) người trong
nước vẫn gọi là Lê vương3. Năm thứ 26 (1156), khiển sứ vào cống, triều đình nhân
đó lấy quan tước ban cho họ Lý. Thiên Tộ dáng vẻ béo trắng, nay đã 39 tuổi. Hắn
có anh trai từng làm Tri Lạng châu, mưu đoạt ngôi, khi việc phát giác thì bị lưu
đày đến châu Tuyết Hà, cắt tóc làm sư. [Thiên Tộ] phàm khi thăm hỏi Quảng Tây
Soái ty4 và Ung Châu đều dùng hai tấm ván sơn đen kẹp cùng văn thư, khắc chữ
trên ván, gọi là “mộc giáp văn thư”, xưng là An Nam đô hộ phủ. Thiên Tộ không
ký tên mình mà liệt kê nhiều người tướng tá, đều tiếm danh xưng của quan, gồm có
Kim Tử Quang Lộc đại phu, Thủ trung thư Thị lang, Đồng phán Đô hộ phủ, ý là
Đô hộ phủ bắt chước việc đề tên như ở châu quận vậy. Soái ty và các châu biên
giới khi trả lời văn thư cũng dùng ván gỗ. Quan Chưởng cố5 ở Quế Lâm có cất giữ
thư từ cũ thời Nguyên Hựu, Hy Ninh, giấy tờ của người Giao cũng giống hiện nay,
chữ trên ấn viết “Nam Việt quốc ấn”. Năm gần đây mới đổi dùng ấn Trung thư
Môn hạ6. Vì là đất hoang xa nằm ngoài sự cai trị của Trung Quốc, quan lại biên
giới lại ngại sinh sự nên để nguyên thế không hỏi, đâu phải chỉ mới ngày một đâu!

Danh xưng quan nước này, tông tộc của vương xưng là “thiên vương ban”,
phàm tộc xưng “thừa tự”, còn lại xưng “chi tự”. Có nội chức và ngoại chức. Nội
chức trị dân, gọi là Phụ quốc Thái úy, giống như tể tướng. Tả hữu Lang tư không,
tả hữu Lang tướng, tả hữu Gián nghị đại phu, Nội thị Viên ngoại lang, trở lên là nội
chức. Ngoại chức cầm binh, gọi là Khu mật sứ, Kim Ngô Thái úy, Đô lĩnh binh,
Lĩnh binh sứ, lại có chức Phán và Đồng phán An Nam Đô hộ phủ, đều là ngoại
chức. Kẻ làm quan hoặc qua khoa cử, hoặc là con cái được nhậm chức, hoặc là nộp
tiền; khoa cử là quý nhất. Con cháu thợ thủ công và nô tì không được ứng cử, nếu
nộp tiền cũng chỉ làm chức lại viên, nộp tiền tiếp thì bổ làm Thừa Tín lang, có thể
thăng nhiều lần đến Tri châu. Kẻ làm quan không có lương bổng, chỉ được giao
cho dân một miền, bắt phải làm lụng cày ruộng đánh cá để thu lợi.

1
Tức Lý Thần Tông
2
Tức Lý Anh Tông
3
Đây hẳn là lời vu cáo do thủ lĩnh cuộc nổi dậy ở Thái Nguyên bấy giờ là Thân Lợi phao với nhà Tống.
4
Thời Tống chia cả nước thành các lộ, đặt Kinh lược an phủ sứ ty để cai quản, còn gọi là Soái ty
5
Chức quan trông coi giấy tờ cũ
6
Tức Trung thư sảnh và Môn hạ sảnh, các cơ quan quản lí chung công việc trong triều đình, làm cầu nối giữa nhà
vua và các cơ quan chuyên môn cấp dưới.
Binh lính gồm các quân Tá Long, Vũ Thắng, Long Dực, Thiền Điện, Quang
Vũ, Vương Giai, Bổng Nhật, Bảo Thắng, đều chia làm tả hữu. Mỗi quân chỉ 200
người, xăm ngang trên trán chữ “Thiên tử binh”. Lại có 9 quân như Hùng Lược,
Dũng Tiệp để sai làm việc, giống như sương quân. Binh sĩ hằng tháng đổi phiên
một lần, lúc rảnh rỗi thì trồng trọt, làm thủ công để tự cấp. Ngày 7 tháng giêng,
mỗi người được cấp 300 tiền; trù, lụa, vải mỗi thứ một xấp, giống như cuộn trù
nhưng phải kéo ra để duỗi. Hằng tháng cấp cho 10 bó lúa. Lấy ngày mồng 1 tết
khao quân, mỗi người được một mâm xôi nếp, mấy miếng chả cá. Đất này nhiều
lúa chiêm, nên coi lúa nếp là quý. Ngày 4 tháng giêng, tù trưởng1 mổ trâu đãi bầy
tôi. Ngày 5 tháng 7 là đại tiết, người ta tặng quà cho nhau, quan liêu đem đày tớ
hiến lên tù trưởng. Hôm sau, tù trưởng mở yến tiệc đãi lại.

Tù trưởng ở lầu 4 tầng: trên cùng tự mình ở; tầng thứ hai “ngự trụ” ở, tức là
trung nhân2; tầng thứ ba “cá lợi”3 ở, tức là là thuộc hạ già; tầng thứ tư quân sĩ ở.
Lại có các cung Thủy Tinh, điện Thiên Nguyên đều tự ý bắt chước theo tên cửa.
Có một lầu riêng, treo bảng viết “An Nam Đô hộ phủ”, các tầng đều sơn son, cột
vẽ rồng, hạc, tiên nữ.

Người Giao bất kể giàu nghèo đều búi tóc, đi chân trần. Tù trưởng ngày
thường cũng vậy, song cài trâm vàng, mặc áo vàng váy tía. Còn lại đều mặc váy
bốn vạt cổ tròn, áo thâm không thắt eo, dưới áo quấn váy thâm, cài trâm bằng bạc
hoặc sắt, đi giày da, cầm quạt lông cò, đội nón con ốc. Giày da thì dùng da làm đế,
đính một cái que nhỏ, dùng ngón chân cái kẹp vào mà đi. Quạt bện bằng lông cò để
đuổi rắn. Nón ốc đan bằng sợi lạt tre, hình dáng như con ốc ruộng, rất là kỳ công.
Phụ nữ đa phần trắng trẻo, khác hẳn đàn ông, thích mặc áo xanh lục cổ thẳng tay
rộng, đều quấn váy thâm. Tù trưởng ra vào thì dùng xe do người kéo. Quý tộc,
quan liêu ngồi trên tấm vải, bên trên buộc vào cây tre lớn, hai người đàn ông
khiêng, tên là “để nha”4.

1
Chỉ vua Lý.
2
Tức là hoạn quan.
3
Ở đây dịch sát theo ngữ pháp câu văn nhất có thể. Không rõ các từ “ngự trụ”, “cá lợi” có phải là phiên âm từ tiếng
Việt không.
4
Từ này được ghi lại Đại Việt sử ký toàn thư là “chỉ nha” 紙鴉, có lẽ là một tên xưa của cái võng.
Cả năm không cúng tổ tiên, có bệnh không uống thuốc, ban đêm không thắp
đèn. Ngày Thượng Tỵ1, nam nữ tụ họp thành hàng lối, kết vải ngũ sắc thành quả
bóng, vừa hát vừa ném, gọi là “phi đà”. Nam nữ tự chia phe, người nữ bị trúng
bóng thì người nam ắt phải cưới.

Cửa cung có lầu đặt chuông lớn, dân tố việc thì đánh chuông. Tử hình thì giao
cho nhà có thù làm, để họ bằng lòng. Trộm cướp bị chặt ngón tay hoặc ngón chân,
bỏ trốn thì chặt chân tay. Kẻ mưu phản thì chôn thân dưới đất, để lộ đầu, bên cạnh
cắm cây sào dài, kéo sào buộc vào búi tóc, bắt duỗi cổ ra, dùng xẻng nhọn cứa một
đường là đầu kẻ ấy liền bị kéo lên đỉnh ngọn sào. Chết ở ngoài nước thì đánh xác
chửi mắng, cho là bỏ quốc thổ.

Sản sinh vàng, bạc, đồng, chu sa2, đồi mồi, tê, voi, lông chim bói cá, xà cừ,
hương liệu, cùng với các thứ muối, sơn, bông. Trái cây chỉ có cam quýt, hương
viên3, cau, trầu không. Huyện mới và cũ (?) cách nhau một con sông nhỏ, đều sản
xuất hương liệu. Tân Châu trước là đất Chân Lạp, xâm chiếm được. Không biết
làm giấy bút, phải mua ở đất tỉnh4.

Người nước này ít thạo viết chữ. Người Mân5 theo thuyền đi biển đến đây ắt
được đãi ngộ hậu rồi cho làm quan, lo quyết công việc. Phàm gửi thư từ quỷ loạn
[cho Tống] đa phần từ bọn du khách mà ra. Tương truyền ông tổ Công Uẩn cũng
vốn là người Mân6. Thổ nhân nước này lại cực ít, một nửa là dân tỉnh7. Lữ khách ở
miền nam dụ người ta làm đày tớ hay phu gánh, đến châu động liền trói lại đem
bán, một người thu được 2 lạng vàng. Châu động chở vào Giao Chỉ bán, thu 3 lạng
vàng. Mỗi năm có không dưới trăm, nghìn người. Kẻ có tài nghệ thì vàng gấp bội,
kẻ biết văn thư càng gấp bội nữa. Trói tay lùa đi, quặt ra sau gáy, để không biết
đường về. Ai đã sang nước này đều chấp nhận chủ mua, làm nô cả đời, đều xăm

1
Tức ngày 3 tháng 3 âm lịch.
2
Một loại hợp khoáng chất thủy ngân, dùng làm màu vẽ hoặc thuốc Đông y.
3
Tức trái thanh yên.
4
Chỉ Trung Quốc.
5
Tức Phúc Kiến.
6
Sách An Nam chí lược của Lê Tắc bác bỏ thuyết này.
7
Chỉ người Trung Hoa.
trên trán bốn năm chữ, phụ nữ thì xăm từ vú đến sườn. Trông coi nghiêm ngặt, bỏ
trốn ắt bị giết. Lại có những kẻ tú tài, nhà sư, đạo sĩ, thợ kĩ thuật và lưu đày, bỏ
chạy, trốn tránh rất nhiều. Không biết đúc đồng làm tiền, toàn dùng tiền đồng nhỏ
của Trung Quốc, đều từ khách buôn mà ra.

Xét thấy: bắt tì nô đem bán, cùng thổ nhân qua lại biên giới, và tuồn lậu tiền
của ra khỏi cõi, ba việc ấy pháp luật đều cấm cả. Nay khinh nhờn như thế, vì quan
An phủ, Đô giám và các khe động ven biên giới không có người, chính sự ở biên
giới suy đồi, để cho kẻ gian làm càn, ngày rộng tháng dài chưa dứt. Hơn nữa quan
lại biên giới không có tài vật để dựa dẫm, bổng lộc ít ỏi vì đất chướng lệ, nên vật
vờ chờ chết mà thôi, nào đoái hoài đến việc biên phòng quốc sự, nên đầu đau lòng
xé vậy. Nhưng người Giao từ thời Hy Ninh bị thua rồi hàng, về sau cũng không
dám ngang ngạnh nữa, biên thùy phía nam cũng yên ổn gần trăm năm.

Năm Thiệu Hưng thứ 12 (1142), tên yêu nhân Đàm Hữu Lượng chạy vào châu
Tư Lãng, trá xưng là phụng sứ, dụ các châu động dưới, Thiên Tộ rất sợ. Ít lâu sau,
Soái ty gửi hịch đòi An Nam bắt Hữu Lượng. Ung Châu lại thấy ngụy quan xin
nương thân nên gọi đến. Hữu Lượng cùng bọn thủ lĩnh châu Quy Thuận hơn 20
người đều dâng ấn đồng, địa đồ, thổ sản đến Hoành Sơn. Tri Ung châu Triệu
Nguyện trói Hữu Lượng giải đến Soái ty chém đi, bọn thủ lĩnh trả hết về An Nam,
đều chết cả. Giao Chỉ ở yên đến nay, không có tai tiếng gì.

Mùa xuân năm Càn Đạo thứ 8 (1172), [Giao Chỉ] tâu xin vào chầu chúc mừng
thánh chúa lên ngôi. Xuống chiếu cho Quảng Tây Kinh lược ty rằng cống sứ đến
thì miễn phải vào đình, phương vật chỉ nhận một phần mười. Mùa thu ấy, lại có
chiếu xuống bảo Kinh lược ty mua 10 con voi thuần để chuẩn bị làm lỗ bộ1 trong lễ
tế Giao. Quan Kinh lược Lý Đức Viễn dùng mộc giáp thư gửi cho Giao Chỉ hỏi
mua. Người Man trả lời là không chịu bán, xin đem cống. Mùa xuân năm sau, ta
đến nhậm chức, nhiều lần dẫn chiếu trước khước từ cống vật. Hạn tế tự đã gần,
triều đình giục đưa voi gấp như lửa cháy. Người Man lại đề chữ ở cửa ải: “Sáu con
voi và phương vật đem đến cửa ải, nếu không cho cống thì dẫn hết về. Tiểu phiên
nào dám mua bán với triều đình.” Ta đem sự trạng báo lên, đồng thời gửi thư cho
tể tướng nói rằng muốn từ chối cống vật và voi, chớ đợi lâu, tế tự cốt ở thuần túy,
1
Đoàn rước trong lễ của triều đình.
trong sạch, cần gì thứ ấy. Chẳng lâu sau có thẻ bài chữ vàng ban xuống, sai quan
áp giải [voi] đến cửa khuyết, mới tới Quế Lâm thì mùa thu đã qua. [Giao Chỉ] đem
10 con voi chúc mừng lên ngôi, 5 con voi tiến dâng đại lễ, chữ trên biểu nhỏ như
đầu ruồi không đọc được. Lễ vật đeo cho voi ấy gồm có bành voi “la ngã”1 vàng
(“la ngã” giống như hình cái yên); trang sức vàng đeo ngà voi; biển vàng đeo trán
voi; câu liêm dắt voi vàng bạc; đai buộc bụng; biển bạc mạ vàng đeo trán voi; cây
mía vàng bạc trang trí dây đỏ; lục lạc đồng mạ vàng đeo chân voi; chuông đồng nối
dây sắt đeo thân voi; chiếu ngồi trên voi; hoa mao ngưu đeo cho voi; thang đỏ để
leo voi; “la ngã” cùng đai bụng hình đầu rồng. Những vật còn lại gồm cồng chiêng
vàng bạc và trầm hương. Đại sứ xưng Trung Vệ đại phu Doãn Tử Tư, chính sứ
Thừa Nghị lang Lý Bang Chính, phó sứ Trung Dực lang Nguyễn Văn Hiến. Bên
dưới có các quan Chức viên, Thư trạng cung, Đô nha, Thông dẫn, Tri khách, Giám
cương khổng mục, Hành thủ, Áp nha, Giáo luyện, Tượng công, Trường hành,
Phòng thụ. Bọn ấy vào triều thì đổi phục khí chút ít. Sứ giả vấn khăn, đi hia, cầm
hốt, đi giày đỏ, đeo thắt lưng vàng hay thắt lưng da tê, thường đem hòm vàng ra
khi khoe khoang, lại lấy dầu thơm thoa tóc, mũ giống mũ ô sa xếp nếp phết sơn,
chân mang giày tất. Sứ giả ngồi kiệu thoáng, hai càng đóng đinh quét sơn rất cẩn
thận. Nhưng khi đến Trung Quốc, đổi hết sang búi tóc, đi chân đất, ngồi “để nha”.

Trước kia, năm Thiệu Hưng thứ 26 (1156), [Giao Chỉ] từng vào cống. Tham tri
chính sự Thi Đại Nhiệm làm soái ở Quế [Châu], [sứ giả] noi theo lệ cũ lấy thẻ tên
để báo yết2, lại dùng cơm rượu mang theo mở tiệc ở quán. Ta bãi hết lệ ấy, thì sứ
giả nói riêng với viên Nha hiệu3 rằng: “Thi tham chính quan tâm hậu đãi, nay sao
lại bãi hết đi?” Ta sai người dụ rằng: “Kinh lược sứ ty và An Nam Đô hộ phủ bằng
hàng, Kinh lược sứ và Nam Bình vương4 ngang vai. Sứ giả là tiểu quan của Đô hộ
phủ, chỉ ngang với quan tào duyện5 ở Quế Lâm, theo phép đáng vào đình tham
kiến, không thể không gặp.” Sứ giả khuất phục, bèn vào đình tham kiến. Khi về
muốn bái lạy, ta sai người bên cạnh nói rằng: “Miễn bái”. Ta tâu việc ấy lên, lại
chép vào thư tịch để định chế độ. Lại biện bác rằng An Nam giờ không như Giao
Chỉ xưa nữa.
Người dịch: Quốc Bảo

1
Tên đầy đủ là “bồng la nga”, một từ mượn tiếng Chăm chỉ bành voi.
2
Tức là nhờ người đưa thẻ cho quan trên báo rằng mình đã đến, chứ không vào gặp trực tiếp.
3
Chức quan võ cấp thấp.
4
Là tước nhà Tống phong cho vua Lý.
5
Chức quan nhỏ phụ tá trong các cơ quan công quyền.

You might also like