Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 32

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

VIỆN QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÀI TẬP LỚN


MÔN: QUẢN TRỊ SỰ THAY ĐỔI

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thúy Hằng


Mã sinh viên: 19051459
Mã lớp học phần: BSA3067 3
Giảng viên bộ môn: TS. Lưu Thị Minh Ngọc
Ths. Đinh Phương Hoa

Hà Nội, Tháng 12 năm 2022


MỤC LỤC

Câu 1. Trình bày tóm tắt các nội dung chính đã học của học phần QTSTĐ. Chỉ ra
mối liên hệ giữa các nội dung này .................................................................................... 1

Câu 2. Trình bày và phân tích sự thay đổi và quản trị sự thay đổi của một doanh
nghiệp mà em biết. Đánh giá thành công hay thất bại trong quá trình quản trị sự
thay đổi của doanh nghiệp này. ...................................................................................... 7

2.1. Tổng quan về doanh nghiệp ...................................................................................... 7

2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam .... 7

Airlines) ........................................................................................................................ 7

2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển ......................................................................... 9

2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính .......................................................................... 10

2.2. Mô tả tình huống về sự thay đổi và quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp ........... 11

2.3. Phân tích sự thay đổi của Vietnam Airlines ............................................................ 12

2.3.1. Phân tích thực trạng hoạt động của Vietnam Airlines ..................................... 12

2.3.2. Xây dựng kế hoạch thay đổi .............................................................................. 14

2.3.3. Xử lý xung đột ................................................................................................... 18

2.4. Đánh giá kết quả của sự thay đổi ............................................................................ 19

Câu 3. ................................................................................................................................ 21

a. Phát triển kế hoạch thay đổi của bản thân trong thời gian từ 01 - 03 năm tới. .......... 21

b. Hãy phân tích QTSTĐ về tổ chức phong trào, hoạt động của lớp khóa học. ............ 25
Câu 1. Trình bày tóm tắt các nội dung chính đã học của học phần QTSTĐ. Chỉ ra
mối liên hệ giữa các nội dung này
Trả lời

Nội dung học phần Quản trị sự thay đổi gồm 5 nội dung chính như sau:

➢ Chương 1. Tổng quan về sự thay đổi và quản trị sự thay đổi trong tổ chức
➢ Chương 2. Lập kế hoạch thay đổi trong tổ chức
➢ Chương 3. Tiến hành sự thay đổi trong tổ chức
➢ Chương 4. Xử lý các xung đột trong quá trình thay đổi
➢ Chương 5. Kiểm soát rủi ro

Các nội dung này được trình bày bằng sơ đồ tư duy với các nội dung của từng chương.
Mối liên kết giữa các nội dung được thể hiện bằng mũi tên nét đứt xanh lá.

Ảnh 1. Tổng quan các chương và các mối liên hệ

1
Ảnh 2. Chương 1- Khái niệm, lý do phải thay đổi và quản trị sự thay đổi

2
Ảnh 3. Chương 1- Các phương diện thay đổi, chu trình và đặc điểm của quản trị
sự thay đổi

3
Ảnh 4. Chương 2 – Lập kế hoạch thay đổi trong tổ chức

Ảnh 5. Chương 3 – Tiến hành sự thay đổi trong tổ chức

4
Ảnh 6. Chương 4 – Khái niệm, các dạng xung đột và nguyên nhân

5
Ảnh 7. Chương 4 – Quá trình, Giải quyết xung đột

Ảnh 8. Chương 5 – Rủi ro về nhân lực

6
Ảnh 9. Chương 5 – Rủi ro về tài chính và các rủi ro khác

Câu 2. Trình bày và phân tích sự thay đổi và quản trị sự thay đổi của một doanh
nghiệp mà em biết. Đánh giá thành công hay thất bại trong quá trình quản trị sự
thay đổi của doanh nghiệp này.
Trả lời
2.1. Tổng quan về doanh nghiệp
2.1.1. Giới thiệu chung về Tổng công ty Hàng không Việt Nam - CTCP (Vietnam
Airlines)

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (TCT) - Hãng hàng không Vietnam Airlines
(VNA) với biểu tượng bông sen vàng vừa gần gũi, giản dị, vừa trang nhã, thanh tao, đã

7
gắn bó cùng người dân Việt trong suốt nhiều năm phát triển. Là hãng hàng không dân dụng
đầu tiên được thành lập vào năm 1993, và cũng là hãng hàng không Quốc gia của Việt
Nam.

Đội ngũ tiếp viên chuyên nghiệp, tận tình trong trang phục áo dài truyền thống đã
góp phần đưa hình ảnh đất nước “sải cánh vươn cao” tới khắp bốn bể năm châu.

Cái tên Vietnam Airlines đã được định hình trong tâm trí người dân Việt là một
hãng hàng không uy tín, chất lượng, đạt đẳng cấp quốc tế và luôn được ưu tiên lựa chọn
trong mỗi chuyến bay xa.

Giữ vai trò chủ lực trong giao thông hàng không Việt Nam, trải qua hơn 20 năm
không ngừng phát triển, Vietnam Airlines đã khẳng định vị thế là một Hãng hàng không
quốc gia có quy mô hoạt động toàn cầu và có tầm cỡ tại khu vực. Năm 2015 đánh dấu
bước ngoặt lớn của Vietnam Airlines khi chính thức chuyển đổi mô hình hoạt động sang
công ty cổ phần, qua đó mối quan hệ gắn bó với các cổ đông được thể hiện mạnh mẽ và
đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của Vietnam Airlines. - Nhóm
ngành: Hàng không

- Vốn điều lệ: 22,182,908,470,000 đồng


- Khối lượng cổ phiếu đang niêm yết: 2,214,394,174 cp
- Khối lượng cổ phiếu: 2,214,394,174 cp
- Địa chỉ: Số 200 Nguyễn Sơn, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Điện thoại: (84.4) 38272289
- Fax: (84.4) 38722375
- Email: nhadautu@vietnamairlines.com
- Website: https://www.vietnamairlines.com/

8
2.2.2. Lịch sử hình thành và phát triển

Thời gian Sự kiện


Ngành hàng không đã bắt đầu khai thác các chuyến bay trong nước và
nước ngoài. Chủ yếu là khai thác các chuyến bay ở trong khu vực Đông
Nam Á như Lào, Campuchia, Singapo, Malaisia…Việc mở rộng các
quy mô các chuyến bay đã giúp Việt Nam trở thành thành viên của tổ
chức hàng không quốc tế(ICAO).

Giai đoạn I (1976-


Sau khi Việt Nam gia nhập vào hiệp hội quốc tế, Hãng hàng không
1980)
Quốc Gia Việt Nam đã tách ra thành một doanh nghiệp mới chuyên
kinh doanh vận tải hàng không.

Ngày 27/05/1995 là một mốc quan trọng đánh dấu sự hình thành và
phát triển của Vietnam Airlines trên cơ sở liên kết thêm với 20 doanh
nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng không.
Trong giai đoạn này thì biểu tượng chính thức của Vietnam Airlines
ra đời – biểu tượng Bông Sen Vàng, được lấy ý tưởng từ quốc hoa của
Giai đoạn II
Việt Nam. Đây là một bước đánh dấu sự khởi đầu tốt đẹp và vững chãi,
(10/2002)
là bước đệm trong sự phát triển của ngành hàng không Việt Nam ra
vươn ra vị thế toàn thế giới.
Giai đoạn III Sau một năm hoạt động thương hiệu trên toàn thế giới, hãng Hàng
(10/2003) không Việt Nam đã nâng cấp đội ngũ, đưa vào sử dụng và vận hành 6
chiếc máy bay Boeing 777 được đặt mua của Boeing. Việc đưa những
chiếc máy bay hiện đại và có tầm cỡ thế giới vào sử dụng đã chứng
minh Vietnam Airlines đã cải tiến về dịch vụ tiên tiến và vượt trội nhất.

9
Trở thành thành viên chính thức của IATA; Chuyển thành công ty
Giai đoạn IV
TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu; Chính thức là thành viên
(2006-2014)
thứ 10 của Liên minh hàng không SkyTeam.
Tổ chức Đại hội đồng cổ đông lần thứ nhất thành lập CTCP và chính
thức hoạt động theo mô hình CTCP từ ngày 01/04/2015.

Trở thành hãng hàng không đầu tiên của Châu Á và thứ 2 trên thế giới
tiếp nhận máy bay thế hệ mới Airbus A350-900, đồng thời ra mắt hệ
thống nhận diện thương hiệu mới. Hoàn tất thủ tục đăng ký công ty
đại chúng và đăng ký chứng khoán.
Giai đoạn V

(2015-2017)
Chính thức được công nhận là Hãng hàng không quốc tế 4 sao theo
tiêu chuẩn của Skytrax. Hoàn thành lựa chọn nhà đầu tư chiến lược
ANA Holdings Inc (Nhật Bản), ký kết Hợp đồng bán cổ phần và Hợp
đồng hỗ trợ kỹ thuật với ANA Holdings Inc.

Ngày 03/01/2017, cổ phiếu Vietnam Airlines chính thức giao dịch với
mã chứng khoán HVN.
Giai đoạn VI
Tiến hành quá trình chuyển đổi số toàn diện
(2019)

2.2.3. Ngành nghề kinh doanh chính


- Vận tải hành khách hàng không, vận tải hàng hóa hàng không.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không.
- Sửa chữa và bảo dưỡng phương tiện vận tải.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải.
- Sản xuất máy bay, tàu vũ trụ và máy móc liên quan.
- Dịch vụ chuyên ngành hàng không khác.

10
- Và các lĩnh vực khác theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
2.2. Mô tả tình huống về sự thay đổi và quản trị sự thay đổi của doanh nghiệp
Khó khăn về dòng tiền do ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch Covid-19 là nguyên
nhân trực tiếp dẫn đến thu nhập, số lượng nhân sự ngành hàng không bị cắt giảm mạnh.
Theo số liệu của Hiệp hội Vận tải hàng không quốc tế (IATA), các hãng hàng không toàn
cầu phải tái cơ cấu và cắt giảm chi phí để duy trì hoạt động và tránh phá sản vào năm 2021.
Hơn 400.000 việc làm trong ngành hàng không đã bị cắt giảm. 45% các hãng hàng không
đã sa thải nhân viên từ quý II/2020 và nhiều hãng vẫn lên kế hoạch cắt giảm nhân sự.

Ngay khi có những thông tin đầu tiên về dịch bệnh, các hãng hàng không chủ động
và tối ưu trong việc sử dụng nguồn lực. Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines quyết
liệt đưa ra một loạt các giải pháp để giảm các chi phí. Có thể kể đến, tổ chức lại sản xuất
phù hợp với quy mô thị trường bị thu hẹp, tái cơ cấu và tổ chức lại lao động.

Trong 6 tháng đầu năm 2020, Vietnam Airlines đã điều chỉnh giảm 1/3 nguồn lực lao động
mặt đất trong 6 tháng đầu năm, ngừng sử dụng phi công nước ngoài, tiếp viên nước ngoài,
tiếp viên thuê ngoài. Riêng tháng 4/2020, cao điểm dịch bệnh, toàn quốc thực hiện giãn
cách xã hội, Vietnam Airlines có tới 50% nhân viên phải ngừng việc, toàn bộ nhân viên
giảm lương, cán bộ từ cấp ban trở lên tự nguyện không nhận lương.

Nhằm đảm bảo đời sống người lao động trong giai đoạn khó khăn, gìn giữ nguồn
lực sẵn sàng nắm bắt thị trường khi phục hồi, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam
Airlines từng chia sẻ "Vietnam Airlines thực hiện các chính sách người lao động làm tự
nguyện không hưởng lương, nghỉ luân phiên hoặc làm bán thời gian, nhằm điều chỉnh quy
mô, chi phí nhân lực tương ứng với tình hình khai thác".

Báo cáo tiền lương năm 2020 cho thấy lương phi công giảm hơn 50% so với cùng
kỳ, kế hoạch tăng lương định kỳ cho phi công cũng phải hủy bỏ. Lương trung bình của tiếp
viên, lao động mặt đất của hãng dự kiến giảm lần lượt gần 48% và 44,5%. Thay vì thưởng
Tết bằng tiền mặt, nhiều hãng bay Việt Nam đã chuyển sang thưởng Tết cho nhân viên qua
hiện vật, như vé máy bay, voucher để khích lệ tinh thần người lao động.

11
Bước sang năm 2021, để phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất kinh doanh của
VNA, Tổng công ty đã triển khai phương án sử dụng 70% lực lượng lao động gián tiếp so
với kế hoạch 2020. Việc đưa ra chính sách nhân sự, tiền lương trong giai đoạn này không
phải là điều dễ dàng nhưng lãnh đạo Tổng công ty phải chấp nhận rằng giải pháp trên là
điều buộc phải làm để duy trì sự “sống còn” của Hãng.

2.3. Phân tích sự thay đổi của Vietnam Airlines


2.3.1. Phân tích thực trạng hoạt động của Vietnam Airlines

Điểm mạnh (Strengths) Điểm yếu (Weaknesses) Một


Có thể nói điểm mạnh nhất của Vietnam điểm yếu của Vietnam Airlines là cơ chế
airlines là sự hậu thuẫn của Chính phủ với điều hành nhà nước có thể dẫn đến việc ra
mạng đường bay trải rộng khắp toàn quốc và quyết định chậm, phụ thuộc. Mức độ linh
toàn cầu. Quy mô tài chính lớn và đội hình hoạt trong điều hành chắc chắn sẽ không
máy bay hiện đại, đa dạng tạo cho Vietnam cao.
airlines thế mạnh về hình ảnh, độ tin cậy.
Vietnam airlines đã được người dân khắp Ngoài ra, Vietnam Airlines phải đối mặt với
nước biết đến từ hàng chục năm nay, do vậy, chi phí hoạt động cao. Hiện tại ở Việt Nam,
không cần phải quảng bá nhiều cũng đã Vietnam Airlines đang là hãng hàng không
được lựa chọn trong đầu khách hàng. sở hữu nhiều máy bay nhất với 104 chiếc.
Vietnam airlines là thành viên chính thức Cơ cấu đội máy bay của Vietnam Airlines
của liên minh hàng không Skyteam do vậy cũng gồm những dòng máy bay tân tiến
mạng đường bay quốc tế sẽ rộng hơn. nhất, trong đó dòng máy bay thân
rộng có Boeing 787-9, Boeing 787-10 và
Airbus A350. Do đó, chi phí để duy trì hoạt
động là vô cùng cao.

12
Cơ hội (Opportunities) Thách thức (Threats)

Vietnam Airlines đang có cơ hội trải rộng Về thách thức, Vietnam Airlines có nguy cơ
đường bay khắp toàn cầu và các đường bay bị cạnh tranh gay gắt, mất dần thị phần khi
trong nước. Với việc sở hữu nhiều lợi thế và các doanh nghiệp khác tham gia như:
đường bay, cũng như hậu thuẫn của Chính Mekong Air, Trãi Nguyên, VietJet Air Asia,
phủ, Vietnam Airlines nếu biết tận dụng sẽ Indochina Airlines…
trở thành tập đoàn lớn trên châu lục.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh dịch bệnh đang
Vietnam Airlines cũng cải thiện hình ảnh diễn biến phức tạp, Vietnam Airlines phải
thông qua việc hỗ trợ Chính phủ và ngành y đối mặt với áp lực lớn về tài chính. Tổng
tế trong việc vận chuyển, đảm bảo trang thiết công ty Hàng không Việt Nam
bị, vật tư trong thời gian đất nước và thế giới (Vietnam Airlines) trong 3 tháng đầu năm
đang “gồng mình” chống lại dịch bệnh. 2020, doanh thu hợp nhất của Vietnam
Airlines ước đạt 19.212 tỷ đồng, giảm 6.712
tỷ so với cùng kỳ và lỗ 2.383 tỷ đồng.
Năm 2020, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất kinh doanh
của VNA bị suy giảm nghiêm trọng, VNA đã cắt giảm các Dự án chưa cấp thiết; giãn tiến
độ công tác chuẩn bị đầu tư, đấu thầu, lùi thời gian nhận thiết bị, chưa thực hiện góp vốn
bổ sung vào các doanh nghiệp vốn góp, giá trị thực hiện đầu tư năm 2020 giảm 234,8 tỷ
đồng so với Kế hoạch.

6 tháng đầu năm 2021, để tiếp tục ứng phó với ảnh hưởng của đại dịch Covid-19,
VNA đã chủ động rà soát và điều chỉnh giảm được 140 tỷ đồng so với kế hoạch qua đó
góp phần làm giảm áp lực về dòng tiền phân bổ cho các các Dự án đầu tư, giúp VNA sử
dụng nguồn tiền một cách hợp lý để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh.

* Triển vọng phát triển ngành hàng không thế giới:

Đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu đã gây ra những thiệt hại to lớn tới kinh tế
thế giới và một trong những ngành đầu tiên và chịu tác động nặng nề nhất chính là ngành
vận tải hàng không. Trong ngắn hạn, triển vọng của ngành hàng không sẽ chưa mấy sáng

13
sủa. Tốc độ phục hồi phụ thuộc vào mức độ thành công trong việc triển khai tiêm phòng
vắc xin Covid-19 của các nước trên thế giới.
*Triển vọng ngành hàng không tại Việt Nam

Năm 2021, diễn biến dịch Covid-19 trên thế giới vẫn khá phức tạp với số người
nhiễm, tử vong do dịch bệnh tại nhiều nước vẫn gia tăng nhanh. Ảnh hưởng đến kinh tế
toàn cầu trong thời gian ngắn sau dịch bệnh Covid-19 là tương lai có thể dự báo trước.

Theo kịch bản thận trọng của McKinsey, nếu dịch Covid-19 tái bùng phát và nền
kinh tế phục hồi chậm chạp thì quy mô thị trường hàng không thế giới giai đoạn 20212022
chỉ đạt 49% - 87% quy mô thị trường năm 2019. Dự kiến đến năm 2023 thì thị trường hàng
không thế giới mới có thể phục hồi quy mô gần tương đương năm 2019. Kịch bản lạc quan
xảy ra trong trường hợp dịch Covid-19 được các quốc gia kiểm soát hiệu quả và kinh tế
phục hồi tốt, khi đó dự báo quy mô thị trường hàng không sẽ khả quan hơn. Dự kiến quy
mô thị trường hàng không thế giới năm 2021 đạt 64% năm 2019, quy mô thị trường năm
2022 tương đương năm 2019. Dựa trên các kịch bản dự báo của McKinsey, VNA dự kiến
thị trường hàng không Quốc tế Việt Nam đến năm 2022 sẽ phục hồi quy mô tương đương
năm 2019 đối với kịch bản lạc quan và đến năm 2023 sẽ phục hồi quy mô tương đương
năm 2019 đối với kịch bản thận trọng. Do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, năm 2020,
nằm trong xu hướng chung của toàn cầu, tổng thị trường hàng không Việt Nam đã sụt giảm
nghiêm trọng từ 37,4 triệu lượt khách nội địa xuống còn 28,3 triệu lượt khách.

Đối với giai đoạn phục hồi sau Covid-19, tổng thị trường hàng không Việt Nam dự
báo đạt tốc độ tăng trưởng 8%/năm giai đoạn 2023-2025 và 4% năm giai đoạn 20262035,
đạt 97,3 triệu lượt khách vào năm 2025 và 144,2 triệu lượt khách vào năm 2035.

2.3.2. Xây dựng kế hoạch thay đổi


Bước 1: Chọn lĩnh vực chính ưu tiên thay đổi trước

Tái cơ cấu tổ chức, nhân lực, lao động, tiền lương

Bước 2: Đánh giá mức độ phức tạp

14
Đối tượng liên quan đến sự thay đổi: nhân sự trong công ty

Mức độ ảnh hưởng: cao

Bước 3: Xác định phạm vi

Toàn diện

Bước 4: Xác định và lượng hóa công việc

- Năm 2021, cắt giảm 4 đầu mối cấp ban, đơn vị của tổng công ty và 70 đầu mối cấp
phòng ở cơ quan, đơn vị; tiếp tục hướng đến giảm thêm 21-26 đầu mối trong những
năm tới.
- Đào tạo, cơ chế chính sách để duy trì lực lượng lao động có kỹ năng sẵn sàng cho
giai đoạn phục hồi sau dịch bệnh.
Bước 5: Xác định đối tượng tham gia

Nhân viên và lãnh đạo công ty. Tổ chức các lớp đào tạo nhằm tăng kiến thức về chuyển
đổi số cho cán bộ, nhân viên và xây dựng Bộ cẩm nang văn hóa chuyển đổi số

Bước 6: Xác định mức độ phản ứng (Giả định)

Mức độ chống đối thay đổi: cao

Mức độ ủng hộ: thấp

Bước 7: Thành lập các nhóm (Giả định)

Không có.

Bước 8: Xác định nguồn lực cần thiết

Bước 9: Xác định thời gian

Từ tháng 6/2021

Bước 10: Lựa chọn công cụ

Mô hình thay đổi: Lewin

15
Giai đoạn 1: Phá vỡ sự đông cứng của hiện trạng
• Tăng cường áp lực phải thay đổi
Lãnh đạo VNA đã gửi tâm thư đến nhân viên, trình bày những khó khăn mà VNA
cũng như toàn xã hội đang phải đối mặt. Lãnh đạo hãng cho biết 100 trong tổng số 106
máy bay của hãng cũng đang nằm sân không thể khai thác. Dự kiến năm 2020, hãng sẽ
giảm tải cung ứng khoảng 60%, doanh thu giảm 50.000 tỷ đồng, tương đương giảm 65%
so với kế hoạch.

Thư nhấn mạnh để thực hiện những chính sách đột phá nhằm cắt giảm chi phí để
duy trì hoạt động của Tổng công ty, hơn 50% người lao động của Vietnam Airlines Group
phải ngừng việc, toàn bộ người lao động phải giảm lương, thậm chí cán bộ từ cấp Ban trở
lên tự nguyện không nhận lương. Số lượng cán bộ công nhân viên đang phải tạm nghỉ việc
không lương của Vietnam Airlines Group là gần 10.000 người.

Lãnh đạo cũng dự báo giai đoạn sắp tới đến tháng 6/2021 hoặc lâu hơn nữa sẽ rất
khó khăn, vì vậy Vietnam Airlines sẽ phải triển khai quyết liệt các giải pháp đã có cùng
với việc tiếp tục chủ động trong phòng, chống dịch bệnh; sẵn sàng lên đường làm nhiệm
vụ theo lệnh của Chính phủ, của Thủ tướng, cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho sự phục hồi
của thị trường hàng không cả trong nước và quốc tế trong tương lai.

Giai đoạn 2: Thay đổi hiện trạng

• Cung cấp thông tin, hành vi, các nghĩ, cách nhìn nhận mới
Lãnh đạo từ Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) gửi hướng dẫn
xuống các phòng ban, hãng sẽ buộc phải cắt giảm nhân sự, điều chỉnh tiền lương để ứng
phó với khủng hoảng do dịch Covid-19 gây ra.

Giả định: Các trưởng phòng ban có nhiệm vụ thông tin chính xác kế hoạch của Hội
đồng quản trị tới các cá nhân trong ban. Khuyến khích, động viên và đảm bảo các nhân
viên chính thức trong diện tạm nghỉ việc không lương rằng đây chỉ là chính sách tạm thời
cho đến khi tình hình dịch bệnh khả quan hơn.

16
• Giúp các thành viên học hỏi những vấn đề mới
Những nhà lãnh đạo có trách nhiệm thông cáo, giải đáp những thắc mắc từ người
lao động. Triển khai cách thức làm việc mới tới họ. Cụ thể:

- Đối với phi công, tiếp viên, căn cứ sản lượng thực tế để điều hành, đảm bảo duy trì
năng định, chứng chỉ và sử dụng nguồn lực hiệu quả, an toàn, thời gian cách ly
được tăng từ 14 lên 28 ngày; đồng thời có 7 ngày nghỉ sau khi tiêm mỗi mũi vaccine.
- Đối với lao động trực tiếp khối mặt đất, trên cơ sở sản lượng chuyến bay, giờ bay
khai thác, định mức lao động, ca làm việc, CBNV được bố trí phù hợp với kế hoạch
lao động, định mức lao động, sản lượng giờ bay và chuyến bay khai thác, ca làm
việc.
- Cùng với đó, TCT giữ nguyên danh sách NLĐ đi làm đã được phê duyệt 6 tháng
đầu năm 2021 và những điều chỉnh trong quá trình thực hiện (nếu có) đối với lao
động gián tiếp. Đồng thời, từ tháng 6/2021, TCT bố trí NLĐ nghỉ không hưởng
lương 4 ngày/tháng từ cán bộ quản lý từ cấp Phó trưởng ban và tương đương trở
xuống để phù hợp với quy mô, điều kiện sản xuất kinh doanh của VNA trong giai
đoạn hiện tại cho đến khi dịch cơ bản được kiểm soát và khi chuyến bay bình quân
toàn mạng ở mức 180 chuyến/ngày. Đội ngũ cán bộ từ cấp Trưởng ban trở lên đi
làm đủ thời gian và tự nguyện không nhận 4 ngày lương/tháng.
- Đối với cán bộ đại diện tại các Chi nhánh nước ngoài được điều động về cơ quan,
đơn vị (bao gồm các đồng chí vừa về nước theo các Quyết định ngày 1/4/2021 và
các đồng chí đã tạm thời về nước từ 2020), thủ trưởng của cơ quan, đơn vị tiếp nhận
có trách nhiệm bố trí, sắp xếp vị trí công việc cho NLĐ theo đúng chuyên môn. Các
trường hợp lao động này sẽ không tính vào tỷ lệ sử dụng 70% lao động của cơ quan,
đơn vị và được áp dụng chính sách nhân lực tương tự CBNV trong đơn vị.
• Tạo điều kiện cho sự thay đổi
- Đưa ra những chính sách đảm bảo tối đa quyền lợi cho người lao động trong điều
kiện cho phép.

17
- Luôn thể hiện sự quan tâm sát sao, chú trọng đến sức khỏe người lao động: chăm
sóc cách ly, tổ chức tiêm vaccine...
- Xây dựng chính sách chi trả lương cách ly.

Giai đoạn 3: Tái đông cứng sau khi đã thay đổi

• Tạo nên sự cân bằng giữa các áp lực thúc đẩy sự thay đổi và các áp lực cản trở
sự thay đổi.
- Đảm bảo tất cả nhân viên đều thực hiện đúng theo kế hoạch đề ra. Trước hết là ban
lãnh đạo đi đầu làm gương, tự nguyện giảm lương/ không nhận lương
- Dụng ý cảm ơn và tuyên dương những nhân viên chấp nhận sự thay đổi, thậm chí
tự nguyện không nhận lương để góp phần hỗ trợ hãng vượt qua khó khăn.
• Tổ chức cần giúp đỡ người lao động hòa nhập với những thái độ và hành vi mới
- Phối hợp với Bệnh viện Nhi Trung ương thực hiện tiêm vaccine phòng COVID19
đối với gần 14.500 phi công, tiếp viên và nhân viên mặt đất, xấp xỉ 100% lực lượng
lao động tuyến đầu. Số ít cán bộ, nhân viên còn lại nằm trong lực lượng này sẽ tiến
hành tiêm ngay sau khi hoàn thành cách ly. Luôn ưu tiên tiêm chủng cho cán bộ,
nhân viên trực tiếp phục vụ hành khách và hàng hóa
• Tăng cường và củng cố sự thay đỏi thông qua kèm cặp, tư vấn
- Đối với đội bay của Vietnam Airlines gồm phi công và tiếp viên thực hiện chế độ
làm việc theo giờ bay thực tế, đồng thời tiếp tục đào tạo, huấn luyện chờ thị trường
phục hồi.
2.3.3. Xử lý xung đột
Trong quá trình thay đổi, có không ít nhân viên lo sợ, thất vọng, trách móc... công ty
vì phải rơi vào tình trạng thất nghiệp, phải cách ly.

Các cá nhân ở những bộ phận khác nhau nảy sinh bất mãn giữa những người phải tạm
nghỉ việc không lương với những người bị tạm hoãn hợp đồng (vẫn có lương vùng)

• Nguyên nhân:

18
- Nguồn lực khan hiếm (tài chính có hạn) dẫn đến sự cạnh tranh, tranh chấp về lợi
ích giữa những người lao động với nhau, giữa người lao động với lãnh đạo
• Nhận thức và cảm nhận về xung đột (Giả định)
- Chỉ có các nhân viên ngầm hiểu với nhau về xung đột này - Cảm xúc: lo sợ, căng
thẳng, thất vọng
• Giải quyết xung đột:
- Nhượng bộ: Ban lãnh đạo tự nguyện không nhận lương
- Thỏa hiệp: Một bộ phận nhân viên đề xuất không nhận lương chức danh trong một
khoảng thời gian dài (2-3 tháng...)
• Hành vi:
- Tâm thư của lãnh đạo gửi người lao động
- Những phát biểu của người lao động tự nguyện không nhận lương
• Kết quả:
- Nhân sự trong công ty hiểu hơn về chính sách thay đổi, giảm sự mâu thuẫn và tranh
chấp

2.4. Đánh giá kết quả của sự thay đổi


Kết quả, có hàng trăm tiếp viên Vietnam Airlines đã tự nguyện đi làm bình thường
nhưng không nhận lương chức danh trong vòng 2-3 tháng để cùng doanh nghiệp vượt qua
giai đoạn khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Vietnam Airlines đã nhanh chóng đưa ra quyết định có lợi nhất cho lợi ích chung của
đôi bên:

Ở giai đoạn đầu tiên, VNA đã khiến nhân sự hiểu được tầm quan trọng của sự thay đổi
và ảnh hưởng của sự thay đổi này đến công việc của họ. Thứ nhất, họ không hoàn toàn bị
cho thôi việc mà chỉ là chính sách tạm thời để đảm bảo dòng tiền cho sự tồn tại của công
ty. Thứ hai, các quyền lợi của họ vẫn được VNA chú trọng và quan tâm, đúng theo phương
châm “người lao động là tài sản quý giá nhất”. Trong giai đoạn này, VNA đã có những nỗ
lực thay đổi nhằm khắc phụ các áp lực cản trợ sự thay đổi của cá nhân và nhóm. Tức là
những nỗ lực nhằm phá vỡ sự đông cứng của hiện trạng.

19
Ở giai đoạn thứ hai, VNA đã tiến hàng cung cấp thông tin mới, hành vi mới, cách nghĩ
và cách nhìn nhận mới cho người lao động trong tổ chức. Mặt khác, VNA cũng giúp các
thành viên trong tổ chức học hỏi những kỹ năng, quan niệm mới về sự đoàn kết, lòng hi
sinh và tính nhân văn của hành động chủ động nghỉ hưu sớm. Nhận thức rõ vai trò của
người trẻ, nhất là trong đại dịch vừa qua, VNA luôn xác định vai trò quan trọng trong việc
đào tạo tầng lớp kế cận. Thậm chí, với tâm huyết, tầm nhìn và trách nhiệm của người VNA,
đã có không ít những cán bộ nhân viên sẵn sàng nhận về mình phần thiệt hơn, xin nghỉ
hưu trước hạn để trao cơ hội cho tầng lớp kế cận. VNA cũng có cơ chế tạo điều kiện thuận
lợi cho sự thay đổi.

Ở giai đoạn ba, VNA đã phần nào ổn định hóa sự thay đổi bằng việc tạo nên sự cân
bằng giữa các áp lực thúc đẩy sự thay đổi và các áp lực cản trở sự thay đổi. Có thể xem
giai đoạn này VNA thực hiện có thành công bởi cho đến hiện tại, VNA vẫn không có dấu
hiệu có nguy cơ trở về trạng thái cũ trong khi trạng thái mới sẽ dần bị lãng quên. Tuy nhiên,
người lao động chưa thực sự hòa nhập nhanh với những hành vi và thái độ mới được thay
đổi và bình thường hóa những hành vi thái độ đó. VNA cũng chưa có những hoạt động
kèm cặp, tư vấn giúp cho việc ổn định hóa sự thay đổi.

Hành động thực hiện sự thay đổi ngay từ cấp lãnh đạo là một phương án đúng đắn để
chuẩn bị cho kế hoạch thay đổi và hạn chế những xung đột nảy sinh trong quá trình thực
hiện sự thay đổi.

Nhìn chung, có thể thấy VNA đã xây dựng cho mình một hệ thống quản trị sự thay đổi
khá thống nhất, rõ ràng, minh bạch và hành động vì lợi ích chung của doanh nghiệp

20
Câu 3.
a. Phát triển kế hoạch thay đổi của bản thân trong thời gian từ 01 - 03 năm tới.
Trả lời

❖ Mục tiêu của sự thay đổi

Đạt số điểm 8.0 IELTS

❖ Lí do cho sự thay đổi

Có thể nói rằng, tiếng Anh là rất quan trọng trong cuộc sống và trong các công việc
cũng đòi hỏi tối thiểu sử dụng được ngôn ngữ này một cách cơ bản và có thể đọc viết.
Trong khoảng thời gian năm 3, em chỉ giảng dạy Tiếng Anh với vai trò là gia sư, dạy giao
tiếp cho các học sinh độ tuổi Tiểu học và Trung học cơ sở. Khi đã gắn bó với công việc
này được một khoảng thời gian, em nhận thấy bản thân mình phù hợp với môi trường, với
công việc hiện tại và hơn hết, các học sinh đang được em giảng dạy đều rất đáng yêu và
yêu quý em.Và từ khi có suy nghĩ, cảm nhận như vậy, em quyết định định hướng làm việc
trong môi trường giáo dục , cụ thể là giảng dạy tiếng Anh để truyền cảm hứng cho các em
học sinh với môn học này.

Nhận thấy để có thể thực hiện được điều đó, không những các kĩ năng giảng dạy mà
em đã tích lũy mà chuyên môn cũng rất quan trọng. Vậy nên, em quyết tâm học tập và lập
kế hoạch để thực hiện được mong muốn trên của mình.

❖ Thời gian thực hiện thay đổi

Từ ngày 01/01/2023 đến ngày 01/0/1/2026

❖ Đánh giá bản thân

Điểm mạnh:

- Trí nhớ tốt, học từ vựng nhanh

- Tiếp thu các kiến thức về tiếng Anh nhanh nhạy

21
- Yêu thích tiếng Anh

- Có tính sáng tạo

- Kiên nhẫn, nhiệt tình trong việc giảng dạy

Điểm yếu:

- Hay đưa ra các quyết định mang tính cảm xúc, bộc phát

- Hay trì hoàn, làm việc không theo kế hoạch đã đề ra

- Dễ bị chán nản

❖ Lựa chọn mô hình Lewin

Giai đoạn 1. Rã đông (4 ngày)


Chuẩn bị tư tưởng, tìm kiếm động lực và xây dựng viễn cảnh thành công
Tăng cường áp lực thúc Đặt hình nền điện thoại là hình ảnh “Work hard” với điểm
đẩy sự thay đổi số IELTS 8.0
Thay đổi tất cả ngôn ngữ của các thiết bị sử dụng thành
Tiếng Anh
Mường tượng ra viễn cảnh gia đình thất vọng, bạn bè cười
chê vì sự yếu kém nếu như không đạt được mục tiêu đã đề
ra đó
Tham gia vào các Group nhóm trên Facebook về chia sẻ
kinh nghiệm ôn thi, học tập IELTS
Giảm sự cản trở thay đổi
Thiếu động lực - Xem những video tiếng Anh của chị Khánh Vy, cô
Jasmine Nguyễn (Phiên dịch viên song ngữ) để lắng
nghe những chia sẻ và có động lực, quyết tâm hơn

22
- Xem xét lại lý do ban đầu, suy nghĩ về tầm quan
trọng của mục tiêu này đối với công việc trong
tương lai
- Trò chuyện với bạn thân về các ý định của bản thân,
và nhận được những sự cổ vũ, khích lệ, điều này
khiến em cảm thấy mình đang đi đúng hướng và cần
tập trung 100% vào mục tiêu đó.
Giai đoạn 2. Thay đổi (2 năm)
Trong giai đoạn này, biến tiếng Anh trở thành một phần trong cuộc
sống sinh hoạt và cố gắng xây dựng môi trường tiếng Anh
Luyện nghe - Duy trì thói quen nghe podcast trên Google podcast
hoặc các video ngắn như “BBC: 6 minutes English”
- Nghe và nhại lại theo transcript đến khi hiểu được
tường tận ý nghĩa của video, đồng thời ghi chú
những từ vựng chưa biết
Luyện nói - Xây dựng bộ từ vựng hay sử dụng với từng chủ đề
khác nhau để có thể vận dụng thường xuyên
- Luyện nói với các app Elsa speaking để cải thiện
phát âm
- Đọc báo qua “theconversation”, “theguardian” và
tóm tắt lại nội dung bằng vốn từ của mình
- Trước khi đi ngủ, thực hiện nói về những gì mình
đã làm trong ngày bằng tiếng Anh
- Quay video những câu trả lời của mình và xem lại
để tìm ra lỗi sai
Luyện đọc - Sử dụng bộ sách “boost your vocabulary” để học từ
vựng theo ngữ cảnh

23
- Luyện các dạng câu hỏi, và cải thiện phần yếu nhất
trên trang dol.vn
- Ôn tập lại các bài đọc đã hoàn thành sách IELTS
Cambridge để nắm chắc toàn bộ nội dung và từ
vựng thông dụng
Luyện viết - Thực hiện ôn tập cách viết các dạng bài khác nhau
“agree/disagree/balance….”
- Tham khảo cách các bài mẫu triển khai ý và các từ
vựng học thuật
- Nhờ thầy giáo sửa bài
Thư giãn - Ra bên ngoài để hít thở không khí hoặc ra quản café
học để thay đổi không gian mới mẻ, giảm sự chán
nản
- Xem phim tiếng Anh trên Netflix “Friends,
Bigbang…”
Tạo cảm giác thành tựu - Tham gia vào các cuộc trò chuyện trên “Free4talk”
để nói chuyện với người nước ngoài, bắt buộc phải
sự dụng tiếng Anh, điều này tăng sự tự tin khi giao
tiếp
Duy trì thói quen - Phân bổ các đầu kĩ năng, mỗi ngày học 2 kĩ năng
(đọc – nói), (nghe- viết) hàng ngày
Đảm bảo đạt 7.5 (ban đầu 6.5) sau 18 tháng
Đạt 8.0 sau 36 tháng
Phần thưởng cho bản - Dành thời gian đi du lịch để thư thái đầu óc
thân
Giai đoạn 3. Tái đông
Tự khuyến khích bản - Dành thời gian nhìn lại những gì mình đã làm được
thân

24
- Tự tin rằng mình có thể duy trì và đảm bảo đạt số
điểm 8.0
Sử dụng Tiếng Anh Đối mặt với kết quả lần thi IELTS:
hàng ngày, đặc biệt • Kết quả tích cực: Thành công đạt được điểm số 8.0
trong công việc IELTS
 Chia sẻ niềm vui với gia đình, người thân yêu
 Thực hiện học TESOL và apply các công việc
giảng dạy Tiếng Anh
• Kết quả tiêu cực: Thất bại trong việc đạt điểm số 8.0
 Cố gắng chấp nhận và an ủi bản thân rằng mình
chỉ thiếu may mắn, học hành là việc cả đời,
không thể được quyết định vào bất kì khoảng
khắc nào
 Tiếp tục cố gắng, duy trì việc học để thi vào
những lần nào

Cho kết quả ra sao thì cũng vui vẻ chấp nhận bởi bản thân
đã thực dành thời gian, cố gắng cho nó. Suy cho cùng, cái
bản thân mình có được chính là những kỹ năng được cải
thiện, có thể nghe nói tiếng Anh tốt hơn, tự tin giao tiếp và
phát âm chuẩn hơn

b. Hãy phân tích QTSTĐ về tổ chức phong trào, hoạt động của lớp khóa học.
❖ Thực trạng vấn đề cần thay đổi
Thực tế, những năm đầu đại học, tại lớp học QTKD CLC 4 vẫn còn những bạn chưa
thực sự chú tâm vào việc học tâm và dành nhiều thời gian để đi làm thêm. Kết quả là đã có
số lượng các bạn phải học lại và có điểm số thấp, đặc biệt là môn Toán cao cấp. Cho đến
thời điểm năm 3, nhiều bạn còn gặp tình trạng nợ môn học rất nhiều và thậm chí còn phải

25
nhận cảnh báo học vụ. Điều này đã đặt ra các vấn đề cần phải thay đổi công tác tư tưởng
của những bạn đó và lớp trưởng cùng các bạn trong lớp đã cùng đứng lên để lập kế hoạch
thay đổi tình trạng học tập của các bạn yếu đó.

❖ Các bước chuẩn bị

Bước 1. Chọn khía cạnh ưu tiên thay đổi

- Lựa chọn thay đổi về tư tưởng của những bạn đang phải cảnh báo học vụ nhằm cho
thấy tầm quan trọng của việc học tập và đưa ra những hậu quả như không thể ra
trường, tốn nhiều chi phí mà họ có thể gặp phải nếu như còn tiếp tục chểnh mảng
việc học tập

Bước 2. Đánh giá mức độ phức tạp của khía cạnh được thay đổi

- Đối tượng liên quan trực tiếp đến sự thay đổi: Bản thân các bạn sinh viên bị cảnh
báo học vụ, kết quả học tập thấp=> Có mức độ ảnh hưởng cao
- Đối tượng liên quan gián tiếp: Lớp trưởng, các bạn cùng lớp tham gia hỗ trợ, xây
dựng kế hoạch thay đổi => Có mức độ ảnh hưởng trung bình

Bước 3. Xác định phạm vi của sự thay đổi

- Phạm vi không gian: Lớp QH2019E QTKD CLC 4


- Pham vi nội dung: Khía cạnh tư tưởng, học tập.

Bước 4. Xác định và lượng hóa công việc

- Kì 1 năm học 2021-2022, thực hiện 1 cuộc học của cả lớp học, báo cáo về những
thành viên trong lớp có kết quả học tập yếu kém, và bị cảnh cáo học vụ
- Tiến hành thành lập nhóm những ban cán bộ, các bạn có kết quả học tập tốt để thực
hiện kèm cặp, đồng thời chia sẻ những thông tin cần thiết về học tập cho các bạn
học sinh yếu

Bước 5. Xác định đối tượng tham gia

26
- Bản thân các học sinh yếu kém và cán bộ lớp, các thành viên có kết quả học tập tốt
xung phong tham gia hỗ trợ

Bước 6. Xác định mức độ phản ứng (Giả định)

- Mức độ chống đối thay đổi: trung bình


- Mức độ ủng hộ: thấp

Bước 7. Thành lập các nhóm

- Lớp trưởng đứng đầu, là người lãnh đạo và trực tiếp đưa ra các ý kiến nhằm hỗ trợ
5 bạn có kết quả học tập yếu

Bước 8. Xác định nguồn lực cần thiết

Bước 9. Xác định thời gian

Từ tháng 10/2021

Bước 10. Lựa chọn công cụ

Lựa chọn mô hình thay đổi Lewin.

❖ Xây dựng kế hoạch thay đổi

Giai đoạn 1. Phá vỡ sự đông cứng của hiện trạng

Tăng cường áp lực phải thay đổi

Lớp trưởng vạch ra những chi phí cần phải chi trả nếu như không thể hoàn thành các
môn học với kết quả tệ. Kết quả xấu nhất là sẽ bị đình chỉ học. Điều này ảnh hưởng đến
việc có ra trường được hay không và có khả năng không thể nhận được bằng tốt nghiệp để
có thể có một công việc tốt.

Ngoài ra, cho các bạn cần phải thay đổi thấy rằng việc các doanh nghiệp khi tuyển dụng
nhân sự có mối quan tâm lớn vấn trình độ và kĩ năng như thế nào, quá đó thúc đẩy các bạn
thay đổi. Đồng thời cũng đưa ra những cảm xúc thất vọng của người thân gia đình nếu
không thể tốt nghiệp đại học.

27
Giai đoạn 2. Thay đổi hiện trạng

• Cung cấp thông tin, cách nghĩ, cách nhìn mới

Hiện tại, các bạn đang chưa coi trọng việc học tập tại trường học và dành nhiều thời
gian đi làm thêm bên ngoài. Đây là tư duy chưa thực sự đúng đắn. Việc học hỏi những kĩ
năng thực tế bên ngoài là rất quan trọng, thế những việc học tập trên trường cũng quan
trọng không kém, bởi đây được coi là bước đệm để tiến xa hơn trong các công việc trong
tương lai.

• Giúp các thành viên học hỏi những vấn đề mới

Các ban cán sự truyền đạt những thông tin cần thiết, kế hoạch để các bạn đang bị cảnh
báo học vụ nắm rõ về việc cần học những môn học nào, những yêu cầu bắt buộc phải thực
hiện để đảm bảo tiến độ học tập:

- Chẳng hạn như phải cố gắng tích lũy 116 tín chỉ mới có thể làm khóa luận tốt nghiệp
- Bắt buộc phải thực hiện Nghiên cứu khoa học

Qua đó, cũng chia sẻ các kinh nghiệm, phân bổ thời gian giữa việc học và việc đi làm
sao cho hợp lý, tránh sao nhãng 1 cách quá mức gây nên những hậu quả không tốt đẹp như
hiện tại.

• Tạo điều kiện cho sự thay đổi

Luôn thể hiện sự ân cần, quan tâm sát sao đến những khó khăn mà các bạn gặp phải
trong học tập

Giai đoạn 3. Tái đông cứng sau khi đã thay đổi

• Tăng cường và củng cố thông qua kèm cặp tư vấn

Đối với mỗi thành viên của ban cán sự sẽ có nhiệm vụ theo sát những thành viên có kết
quả học tập yếu để có thể hỗ trợ, hướng dẫn những lúc có thông tin quan trọng từ trường,
hoặc những lúc các bạn cần hỗ trợ.

28
• Giúp đỡ trong việc thay đổi thái độ, hòa nhập với các thành viên trong lớp học

Việc dành nhiều thời gian vào đi làm thêm và ít tập trung vào môi trường học khiến
các bạn ít gắn kết với các thành viên còn lại của lớp. Việc giúp đỡ các bạn hòa nhập trở
lại, đồng thời cũng luôn sẵn sàng định hướng, chia sẽ những điều tích cực để các bạn
có thể thoải mái chia sẻ những suy nghĩ của mình.

Xử lý xung đột

Trong quá trình thay đổi, còn 1 vài thành viên cho rằng đây là việc làm không cần
thiết, bởi mỗi cá nhân phải có trách nhiệm với chính mình, không thể nhờ sự trợ giúp
từ người khác. Vậy nên có những cá nhân không tham gia vào hoạt động này của lớp
và cũng có những thành viên cần phải thay đổi tư tưởng thì lại không hợp tác.

Nguyên nhân: Do sự khác biệt về quan điểm, tính cách có các cá nhân có liên quan đến
hoạt động

Nhận thức và cảm nhận về xung đột (giả định): căng thẳng, lo sợ, thất vọng, thâm chí
có thể cắt đứt quan hệ bạn bè

Giải quyết xung đột: Hai bên lựa chọn việc hợp tác để xem xét những mong muốn của
đối phương và đưa ra những phương pháp cuối cùng

Hành vi giải quyết: Lớp trưởng phát biểu và thể hiện quan điểm mong muốn được giúp
đỡ không chỉ các cá nhân có thành tích kém mà còn muốn giúp đỡ tập thể ngày một đi
lên có thành tích tốt chung.

Kết quả: (Giả định) Các bạn cũng hiểu hơn về ý định và ý nghĩa cho vấn đề cần thay
đổi, từ đó cũng giảm sự mâu thuẫn, xung đột.

29
30

You might also like