Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ SEMINAR NHÓM 3

Môn: Sức Khỏe Môi Trường


Thành viên nhóm 3:
1. Leader: Thái Bá Toàn Thắng
2. Đoàn Ngọc Khương
3. Nguyễn Thảo
4. Uyên Trúc
5. Đặng Thị Thu Hoài
6. Thân Thị Phương Thảo
7. Lê Hoài Ngọc
8. Nguyễn Thị Kim Yến
Nội dung:
1. Bệnh nghề nghiệp là gì ?
2. Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp ?
3. Danh sách các nhóm bệnh nghề nghiệp ? Cho ví dụ ?
4. Điều kiện để được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao
động ?
5. Ảnh hưởng và cách khắc phục ?
6. Hội chứng nhà kín có phải là bệnh nghề nghiệp không ? Vì sao ?
Trả lời:
1. Định nghĩa bệnh nghề nghiệp:
- Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại
trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà
gây nên bệnh.
- Những trường hợp nhiễm độc cấp tính, bán cấp tính do hơi độc, hoá chất độc
gây nên tại nơi làm việc thì coi như tai nạn lao động.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp:


 Do tác nhân vật lý, hóa học
* Nhiệt độ: Nếu làm việc trong môi trường quá nóng hoặc quá lạnh trong thời
gian dài sẽ khiến mọi người thường bị cảm nắng/ cảm lạnh và thậm chí là ngất
xỉu.
* Áp suất không khí: Nếu áp suất không khí tăng có thể gây ra tình trạng chóng
mặt, đau đầu, tức ngực, hôn mê, thậm chí có trường hợp bị tử vong.
* Tiếng ồn: Khi môi trường làm việc có quá nhiều tiếng ồn có thể gây khó chịu,
giảm hiệu quả làm việc; thậm chí là mất thính lực do tiếng ồn quá to.
* Bức xạ ion hóa: Có thể gây ra triệu chứng như tiêu chảy nôn mửa, và nghiêm
trọng hơn là có thể gây sốt, loét miệng, cổ họng, rụng tóc và xuất huyết.
* Hóa chất: Nếu tiếp xúc nhiều với hóa chất độc hại sẽ khiến người lao động dễ
mắc các bệnh về hô hấp, da, phổi, tim mạch.
 Do yếu tố tâm sinh lý
Bên cạnh các tác nhân vật lý, hóa học thì yếu tố tâm sinh lý cũng là một
trong những nguyên nhân gây ra bệnh nghề nghiệp. Bởi nếu phải thường xuyên
làm việc quá sức, môi trường cạnh tranh, quan hệ đồng nghiệp không tốt, sự
không hài lòng trong công việc sẽ dẫn tới tinh thần mệt mỏi và căng thẳng. Nếu
để trạng thái này kéo dài, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới cả mặt tinh thần và thể
chất, các cá nhân mắc bệnh sẽ mệt mỏi, đau đầu, tức giận, mệt mỏi.

3. Danh sách các nhóm bệnh nghề nghiệp ? Cho ví dụ ?


Nhóm I: Các bệnh bụi phổi và phế quản
 Bệnh bụi phổi-Silic nghề nghiệp
 Bệnh bụi phổi Atbet (Amiăng)
 Bệnh bụi phổi bông
 Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp
Nhóm II: Các bệnh nhiễm độc nghề nghiệp
 Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì
 Bệnh nhiễm độc benzen và các hợp chất đồng đẳng của benzen
 Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các hợp chất của thuỷ ngân
 Bệnh nhiễm độc mangan và các hợp chất của mangan
 Bệnh nhiễm độc TNT (trinitro toluen)
 Bệnh nhiễm độc asen và các chất asen nghề nghiệp
 Nhiễm độc chất Nicotin nghề nghiệp
 Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
Nhóm III: Các bệnh nghề nghiệp do yếu tố vật lí
 Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ
 Bệnh điếc do tiếng ồn
 Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
 Bệnh giảm áp mạn tính nghề nghiệp
Nhóm IV: Các bệnh da nghề nghiệp
 Bệnh sạm da nghề nghiệp
 Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xú
Nhóm V: Các bệnh nhiễm khuẩn nghề nghiệp
 Bệnh lao nghề nghiệp
 Bệnh viêm gan virut nghề nghiệp
 Bệnh do xoắn khuẩn Leptospira nghề nghiệp.
 Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
 Nhiễm độc cacbonmonoxit nghề nghiệp
 Bệnh nốt dầu nghề nghiệp
 Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanh móng nghề nghiệp.

4. Điều kiện để hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp đối với người lao động?

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được
hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
 Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp khi làm việc trong môi trường
hoặc nghề có yếu tố độc hại
 Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh
 Người lao động khi đã nghỉ hưu hoặc không còn làm việc trong các nghề,
công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề
nghiệp mà phát hiện bị bệnh nghề nghiệp trong thời gian quy định thì
được giám định xem xét, giải quyết chế độ theo quy định của Chính phủ
=> Như vậy, nếu bạn bị bệnh nghề nghiệp thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do
Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành và giám định mà suy giảm khả năng lao đông từ
5% trở lên do bị bệnh theo quy định thì sẽ được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

5. Ảnh hưởng và cách khắc phục ?


 Ảnh hưởng:
- Tác hại nghề nghiệp là những yếu tố trong quá trình sản xuất và điều kiện lao
động có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và khả năng lao động của công nhân gây
nên những rối loạn bệnh lý hoặc các bệnh nghề nghiệp đối với những người tiếp
xúc.
- Có thể phân ra các loại như sau:
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến tổ chức lao động không hợp lý
 Tổ chức lao động không hợp lý có thể gây rất nhiều tác hại lên sự cân
bằng trạng thái sinh lý, sinh hoá của cơ thể người lao động, từ đó sinh ra
các rối loạn bệnh lý.
 Thời gian lao động quá lâu có thể gây nên sự căng thẳng về thần kinh, thể
chất gây đau mỏi, thậm chí co cứng cơ, mất khả năng hoạt động.
 Cường độ lao động quá nặng nhọc và khẩn trương dễ gây nên tai nạn lao
động, tăng nhanh quá trình mệt mỏi.
 Tư thế lao động không phù hợp sẽ làm tăng nhanh sự mệt mỏi của thần
kinh và thể chất.
 Các cơ quan bị căng thẳng do hoạt động không đồng bộ dễ gây nên sự
mệt mỏi cục bộ.
Tác hại nghề nghiệp liên quan đến quy trình sản xuất:
 Trong quá trình sản xuất các yếu tố tác hại nghề nghiệp mang đặc trưng
vật lý, lý hóa, vi sinh vật có thể phát sinh hoặc tăng tác dụng xấu lên cơ
thể người lao động.
 Các yếu tố vật lý như: vi khí hậu, bức xạ, áp lực không khí không bình
thường, rung chuyển, tác động lên cơ thể làm ảnh hưởng đến sự cân bằng
các phản ứng sinh lý của cơ thể.
 Các yếu tố lý hóa như: bụi, hơi khí độc gây rất nhiều rối loạn bệnh lý và
bệnh nghề nghiệp. Các loại bụi hữu cơ như lông súc vật, bông, đay, phấn
hoa gây phản ứng dị ứng co thắt khí phế quản, các loại bụi vô cơ như các
kim loại hay các bụi vô cơ nhân tạo có thể gây xơ hóa phổi không hồi
phục.
Tác hại nghề nghiệp liên quan tới điều kiện vệ sinh kém:
 Điều kiện vệ sinh kém trong môi trường lao động là tập hợp bởi nhiều
yếu tố như độ thông thoáng trong môi trường, các thiết bị vệ sinh và an
toàn lao động.
 Các yếu tố do điều kiện vệ sinh của môi trường lao động kém sẽ tác động
lên người lao động làm cho các giác quan cũng như toàn thân nhanh
chóng mệt mỏi gây đến giảm năng xuất lao động, dễ gây các tai nạn nghề
nghiệp và bệnh nghề nghiệp.
 Cách khắc phục:
 Tuân thủ nội quy về an toàn lao động: với mỗi công việc khác nhau sẽ có
các dây chuyền công nghệ và quy trình sản xuất khác nhau, theo đó
doanh nghiệp sẽ có những nội quy về an toàn lao động như khoảng cách
an toàn, tư thế lao động an toàn,… chỉ cần một động tác bất cẩn không
chấp hành nội quy lao động hay quy trình về an toàn lao động có thể phải
gánh chịu hậu quả khôn lường đối với sức khỏe bản thân.
 Sử dụng đồ bảo hộ lao động đúng cách: những dụng cụ, thiết bị được
doanh nghiệp trang bị cho công nhân của mình như quần áo, mũ, kính,
giày,… giúp họ đảm bảo an toàn và giảm thiểu những thương tổn có thể
xảy ra nếu chẳng may gặp phải các tai nạn lao động. Mỗi một ngành
nghề, lĩnh vực sẽ có những thiết bị, dụng cụ bảo hộ lao động khác nhau.
Chính vì thế khi được doanh nghiệp cung cấp đồ bảo hộ lao động, công
nhân không được chủ quan và phải sử dụng đúng cách những đồ bảo hộ
lao động đó khi làm việc.
 Xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý: một chế độ ăn uống, nghỉ
ngơi hợp lý sẽ giúp công nhân có sức khỏe tốt và tăng năng suất lao động.
Vì thế cần ăn đủ và đúng bữa, bữa ăn cần có đầy đủ chất dinh dưỡng;
uống đủ nước theo nhu cầu cơ thể; giữa các ca làm có thời gian nghỉ thì
nên tranh thủ nghỉ ngơi không nên dùng điện thoại chơi game hay lên
mạng xã hội sẽ khiến đầu óc căng thẳng hơn.
 Tham gia khám sức khỏe định kỳ: các doanh nghiệp ngoài việc trang bị
đầy đủ đồ bảo hộ lao động cho công nhân thì hàng năm còn tổ chức khám
sức khỏe định kỳ cho công nhân để giúp họ phát hiện sớm các bất thường
về sức khỏe. Chính vì thế công nhân làm việc tại các doanh nghiệp
không nên bỏ lỡ các đợt khám sức khỏe định kỳ này.
6. Hội chứng nhà kín có phải là bệnh nghề nghiệp không? Vì sao?

HỘI CHỨNG NHÀ KÍN KHÔNG PHẢI LÀ BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Vì bệnh nghề nghiệp không phải là loại bệnh lý thông thường mang tính
bẩm sinh hoặc phát sinh từ điều kiện sống, môi trường sống tự nhiên và xã hội
mà phải xuất phát từ yếu tố “nghề nghiệp”. Bệnh nghề nghiệp dứt khoát phải là
loại bệnh lý do yếu tố độc, hại của nghề tác động vào cơ thể, qua các khí quan
gây bệnh (ví dụ như nhiễm độc, nhiễm trùng nghề nghiệp...).
Tuy nhiên, không phải tất cả các bệnh phát sinh có nguồn gốc từ nghề
nghiệp đều được pháp luật công nhận là bệnh nghề nghiệp. Vì bệnh nghề nghiệp
là loại bệnh có tác hại và hậu quả lớn, có thể rất lâu dài đối với người lao động,
con cái của người lao động, cả về phương diện thể chất, tinh thần, kinh tế, đời
sống, và trên một phương diện rộng hơn, có ảnh hưởng đối với cả người sử
dụng lao động và xã hội.
Mà hội chứng nhà kín hay còn gọi là hội chứng nhà cao tầng ở đây chủ yếu
chỉ là do sự hoạt động của con người, do thiết kế phòng, vật liệu xây dựng, đồ
đạc nội thất bên trong nhà làm ô nhiễm không khí rồi dẫn đến các triệu chứng
nhẹ như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, kiệt sức, tức ngực, khó thở và kém tập
trung,...chứ không phải là xuất phát từ "nghề nghiệp". Và các tác hại, hậu quả
của hội chứng nhà kín này để lại thật sự rất nhẹ đối với con người, chứ nó
không quá to lớn như các bệnh mà những công nhân, những người lao động
phải chịu như nhiễm độc, thậm chí là gây ung thư,…
=> Vậy nên, hội chứng nhà kín không phải là bệnh nghề nghiệp

You might also like