ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG GDP

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

NGUYỄN THỊ NHƯ QUỲNH 030138220346

ĐẶC ĐIỂM TĂNG TRƯỞNG GDP, TIÊU DÙNG, ĐẦU TƯ VÀ THẤT NGHIỆP
TRONG CHU KỲ KINH TẾ
- GDP hay còn gọi là tổng sản phẩm quốc nội, đo lường tổng giá trị của toàn bộ
hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được sản xuất trong phạm vi lãnh thổ của một quốc
gia, trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì GDP đo lường tổng sản lượng
được sản xuất và tiêu thụ của một quốc gia, nên GDP là chỉ số phổ biến nhất được
dùng để đánh giá sức khỏe của một nền kinh tế.
+ Đến cuối thế kỷ 18, quan điểm nổi trội vẫn cho rằng tài sản của một quốc gia
bao gồm trữ lượng kim loại quí của quốc gia đó. Cần có vàng để tài trợ cho quân
đội và hải quân, vàng là nguồn sức mạnh quốc gia quan trọng. Hiện nay chúng ta
đo lường tiến bộ kinh tế bằng tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thay vì
trữ lượng hay tổng giá trị vàng. Tăng trưởng GDP chắc chắn là thước đo sự cải
thiện phúc lợi con người tốt hơn Glà những thay đổi trong trữ lượng vàng và bạc.
- Tiêu dùng (consumption) được hiểu cơ bản chính là hành vi sử dụng hàng hóa
nhằm mục đích chính đó là để thỏa mãn nhu cầu hiện tại. Trên bình diện lý thuyết,
chúng ta có thể tính toán chính xác mức tiêu dùng. Tuy nhiên, trên thực tế thì
chúng ta vấp phải một số khó khăn nảy sinh từ việc xử lý hàng tiêu dùng lâu bền.
- Thất nghiệp là tình trạng tồn tại một số người trong lực lượng lao động muốn làm
việc nhưng không thể tìm được việc làm ở mức lương thịnh hành. Thất nghiệp tác
động đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát, ảnh hưởng đến thu nhập và đời sống của
người lao động, ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
 GIAI ĐOẠN SUY THOÁI KINH TẾ
- Đặc điểm GDP trong chu kỳ suy thoái kinh tế: Suy thoái kinh tế - Recession - là
một thuật ngữ kinh tế vĩ mô dùng để chỉ sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh
tế nói chung trong một khu vực được chỉ định.
+ Suy thoái kinh tế xảy ra khi tốc độ tăng trưởng GDP âm trong hai quý liên tiếp
trở lên, nhưng suy thoái kinh tế có thể lặng lẽ bắt đầu trước khi báo cáo GDP hàng
quý được công bố. Sản lượng giảm là một thành phần chính của suy thoái kinh tế.
+ Trong thời kỳ
đó, các doanh
nghiệp cắt giảm
nhân công và
sản lượng hoặc
đóng cửa hoàn
toàn làm tăng
trưởng GDP đi
xuống.
+ Suy thoái kinh tế là một phần của chu kỳ kinh tế. Một cuộc suy thoái bắt đầu từ đỉnh
GDP và kết thúc ở đáy.

+ Đây là một ví dụ về tang trưởng GDP của Singapo trong thời kỳ suy thoái kinh tế.
Sự sụt giảm 5.8% trong năm 2020 là kết quả tăng trưởng kém nhất kể từ khi Singapo độc
lập vào năm 1965, thấp hơn cả mức giảm 2.2% hồi 1998, trong cuộc khủng hoảng tài
chính châu Á.
Theo MTI, trong quý 4/2020, kinh tế Singapore giảm 3.8% so với cùng kỳ, có cải thiện
hơn so với mức sụt giảm 5.6% ghi nhận trong quý 3.
- Đặc điểm tiêu dùng
+ Người tiêu dung chính là động lực chính trong tang trưởng kinh tế. Ví dụ, năm
2012, người tiêu dùng đóng góp gần 71% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ,
cao hơn gần 8 điểm phần trăm so với năm 1960.
+ Nhưng trong giai đoạn suy thoái kinh tế, nền suy thoái bị thu hẹp, việc làm bị
mất, chỉ tiêu người tiêu dung cũng giảm mạnh. Vì các hộ gia đình phải cắt giảm
chi tiêu, xóa nợ tồn đọng và tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân để đối phó với việc giảm
thu nhập, của cải, niềm tin và khả năng tiếp cận tín dụng.
+ Sự sụt giảm nhu cầu của người tiêu dùng thường là thủ phạm đằng sau sự tăng
trưởng chậm lại. Khi doanh số giảm, các doanh nghiệp ngừng mở rộng. Ngay sau
đó, họ ngừng thuê công nhân mới. Vào thời điểm đó, cuộc suy thoái đang diễn ra.
- Đặc điểm đầu tư
+ Thị trường tài chính chứng khoán bị suy giảm vì chính các chỉ số trên sàn
giao dịch là con số biết nói, chúng phản ánh trực quan nhất tình hình kinh tế
của mỗi quốc gia. Khủng hoảng ngân hàng khiến nhiều ngân hàng phá sản
và do đó làm giảm đáng kể đầu tư kinh doanh
+ Nhưng ngoại trừ bất động sản, khi thị trường chứng khoán sụt giảm và các loại
tài sản khác bị ảnh hưởng, nhiều nhà đầu tư tìm đến bất động sản như một lựa
chọn bảo toàn tài sản. Giá trị bất động sản hiếm khi bằng không hoặc gần bằng
không, không giống như đầu tư vào một số loại tài sản khác. Bất động sản thường
hoạt động theo kiểu ngược chu kỳ đối với nền kinh tế nói chung.
+ Các doanh nghiệp lúc này thường đầu tư vào ngành hàng tiêu dùng không theo
chu kỳ, đây là những hàng hóa thiết yếu và được coi là một chiến thuật phòng thủ
bởi vì các nhà đầu tư vẫn sẽ tạo ra lợi nhuận ngay cả trong một thời kỳ kinh tế ở
đáy suy thoái. . Ngành tiện ích (là một tập hợp các công ty cung cấp những tiện
nghi cơ bản như điện, nước, khí tự nhiên, dịch vụ chất thải và đập ngăn nước)
thường đc đầu tư và hoạt động tốt trong những giai đoạn suy thoái.
- Đặc điểm thất nghiệp
+ Suy thoái kinh tế làm hoạt động kinh tế chậm lại và lao động là đầu vào kinh tế
quan trọng cùng với vốn, nên hợp lý là tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng khi sản lượng
(những gì công ty sản xuất và bán) giảm khi các công ty kiếm được ít hơn và bán
ít hơn cần ít nhân viên hơn.
+ Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng lên, điều này có thể làm suy thoái kinh tế trầm trọng
hơn. Người thất nghiệp sẽ có ít thu nhập hơn để chi tiêu dẫn đến chi tiêu của người
tiêu dùng thấp hơn, Tổng cầu thấp hơn và tốc độ tăng trưởng thấp hơn. Ngược lại,
điều này có thể dẫn đến mất nhiều việc làm hơn khi các công ty phải cắt giảm hơn
nữa mức độ tuyển dụng.

Tỷ lệ thất nghiệp tăng mạnh từ 0% lên 20% – trong vòng vài năm
+ Những người mất việc làm trong thời kỳ suy thoái, đặc biệt là suy thoái sâu, có nhiều
khả năng trở thành thất nghiệp dài hạn và khó tái gia nhập thị trường lao động sau này.
Trong số những người lao động bị mất việc làm trong cuộc Đại suy thoái, chỉ có 35% đến
40% được tuyển dụng toàn thời gian vào tháng 1 năm 2010.

 GIAI ĐOẠN ĐÁY CHU KỲ


Giai đoạn đáy chu kỳ: Giai đoạn này nền kinh tế đã bị suy thoái ở mức nghiêm trọng, ảnh
hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân, doanh nghiệp. Nhà nước bắt đầu có các
chính sách hỗ trợ tài chính bằng cách bơm nguồn tiền vào nền kinh tế. Các hoạt động hỗ
trợ như: Giảm lãi suất, chính sách trợ giá… để làm giảm đà suy thoái kinh tế chung của
thị trường. Lạm phát ở giai đoạn đáy có sự tăng nhẹ. Chu kỳ sẽ duy trì ở điểm thấp nhất
này có thể là từ vài tuần đến nhiều tháng
- Đặc điểm tăng trưởng GDP
+ Trong giai đoạn này, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) âm tạo thành điểm thấp nhất
trong một chu kỳ kinh tế. Lúc này chính phủ phải can thiệp để kích thích phục hồi.
+ Vào cuối năm 2007, GDP của Mỹ đạt mức cao nhất mọi thời đại là 14.99 nghìn tỉ
đô la. Sau đó, nó đã giảm đều trong một năm rưỡi tiếp theo, khoảng thời gian này là
một thời kì kinh tế bị suy thoái trầm trọng. Vào tháng 6 năm 2009, nó đã chạm đáy ở
mức 14.36 nghìn tỉ đô la.
- Đặc điểm tiêu dùng
+ Thu nhập, tiền lương của người tiêu dùng giảm đậm nhất trong thời gian này vì vậy
cầu về hang hóa đạt điểm thấp nhất. Sản lượng hang hóa kinh tế giảm sút, thị trưởng
hàng hóa thu hẹp đáng kể. Người tiêu dùng chuyển chi tiêu của mình sang các thương
hiệu giảm giá và nhà bán lẻ giảm giá.
+ Tiêu dùng giảm mạnh, hàng tồn kho của các loại hàng hóa lâu bền trong các doanh
nghiệp tăng lên ngoài dự kiến. Việc này dẫn đến nhà sản xuất cắt giảm sản lượng kéo
theo đầu tư vào trang thiết bị, nhà xưởng cũng giảm và kết quả là GDP thực tế giảm
sút.
- Đặc điểm đầu tư
+ Đầu tư vốn chưa có vì doanh thu và doanh thu kinh doanh giảm. Nhưng ở các mảng
ngành tiện ích và ngành hàng tiêu dùng không theo chu kỳ vẫn thu hút các nhà đầu tư
mức tăng ổn định của chúng là cần thiết cho các nhà đầu tư. Đây là những hàng hóa
thiết yếu và dich vụ thiết yếu được coi là một chiến thuật phòng thủ bởi vì các nhà đầu
tư vẫn sẽ tạo ra lợi nhuận ngay cả trong một thời kỳ kinh tế ở đáy suy thoái.
+ Ngược lại, các công ty sản xuất hàng tiêu dùng theo chu kì ít được đầu tư hơn phải
chịu ảnh hưởng trực tiếp từ những biến động trong chi tiêu và tiêu dùng. Khi tình hình
nền kinh tế chuẩn bị xấu đi thì người tiêu dùng ít sẵn sàng để chi tiền cho những sản
phẩm không thiết yếu như ti vi màn hình phẳng, du lịch hay quần áo mới, xe hơi mới.
+ Nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ở các ngành tài chính, chứng khoán, ngân hàng
và vận chuyển – logistic. Vì trong thời kỳ này, nguồn cung tiền sẽ được Chính phủ
tăng lên. Dòng tiền sẽ có khả năng chảy vào chứng khoán – nơi có mức lãi suất cao
hơn. Nhu cầu tiêu dùng bắt đầu phục hồi trở lại nên các ngành vận chuyển – logistic
sẽ được hưởng lợi.
- Đặc điểm thất nghiệp
+ Giai đoạn khó khăn kéo dài - chúng thường được đánh dấu bằng doanh thu và
thu nhập doanh nghiệp giảm ở mức tồi tệ nhất, sa thải nhân viên, khả năng tín
dụng thấp, tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và doanh nghiệp đóng cửa. Từ đó, tỷ lệ thất
nghiệp đạt mức thấp nhất trong các giai đoạn kinh tế
+ Cuối giai đoạn đáy chu kì, nhu cầu tiêu dùng tổng thể bắt đầu tăng lên trong một
nền kinh tế dẫn đến bắt đầu thời kỳ mở rộng trong một nền kinh tế. Tỷ lệ thất
nghiệp ngừng tăng và bắt đầu giảm.
 GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI KINH TẾ
Giai đoạn phục hồi kinh tế (Recovery): Giai đoạn này nền kinh tế bắt đầu có các dấu hiệu
phục hồi (Sản xuất tăng trưởng trở lại, lợi nhuận và doanh thu của các công ty ghi nhận
cao trở lại…). Thời điểm này, lạm phát ở mức vừa phải và có xu hướng giảm.
- Đặc điểm GDP
+ Mức GDP liên tục ghi nhận ở mức dương và tăng trưởng vượt bậc so với giai đoạn
trước đó. Trong quá trình phục hồi, GDP có thể tăng trưởng đều đặn hoặc có những
thời kì tăng vọt. Phục hồi kinh tế tổng thể sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí
dương, giúp một nền kinh tế xây dựng động lực để mở rộng hơn nữa.
- Đặc điểm tiêu dùng
Nhu cầu của người tiêu dùng đang bắt đầu tăng lên, đặc biệt là đối với hàng hóa
lâu bền và nhà ở. Người tiêu dùng được hưởng lợi từ chi phí thấp hơn của khoản
vay mới. Họ cũng thấy tiền lương làm thêm giờ tăng lên khi công ty cố gắng tăng
cường sản xuất.
Tốc độ phục hồi phụ thuộc một phần vào mức độ chi tiêu của người tiêu dùng bắt
đầu tăng nhanh như thế nào sau suy thoái kinh tế.
- Đặc điểm đầu tư
+ Trong giai đoạn đầu đến giữa của chu kỳ kinh tế, các nhà đầu tư thường tập
trung vào các cổ phiếu tư liệu sản xuất, cổ phiếu công nghệp, ngành năng lượng và
các kim loại quý. Vì đây là thời kì các doanh nghiệp tập trung phục hồi, cần có
năng lượng, tư liệu sản xuất để tham gia vào hoạt động sản xuất cũng như vận
chuyển.
+ Đến cuối giai đoạn phục hồi, chăm sóc sức khỏe và các tiện ích, ngành hàng tiêu
dùng lại được đầu tư nhiều hơn.
- Đặc điểm thất nghiệp:
+ Việc ѕa thải giảm. Nhưng nhiều người sử dụng lao động sẽ không tuyển thêm
lao động cho đến khi họ chắc chắn rằng có nhu cầu tuyển dụng mới lâu dài, nên
tình trạng thất nghiệp thường xuyên vẫn diễn ra mặc dù nền kinh tế bắt đầu phục
hồi và nó được cân bằng vào cuối giai đoạn phục hồi.
+ Nhưng để đáp ứng sự gia tăng nhu cầu của người tiêu dùng, các doanh nghiệp
phản ứng bằng cách tăng năng lực sản xuất bằng cách đầu tư vào thiết bị để sản
xuất nhiều sản phẩm hơn và hỗ trợ sự gia tăng năng lực sản xuất này, các doanh
nghiệp đòi hỏi nhiều người hơn, điều này buộc họ phải thuê nhiều nhân viên hơn
để đáp ứng nhu cầu liên tục một nền kinh tế. Do đó, điều này dẫn đến tỷ lệ thất
nghiệp trong nền kinh tế giảm xuống
 GIAI ĐOẠN ĐỈNH CỦA CHU KỲ KINH TẾ
Đây cũng là thời điểm lạm phát bắt đầu tăng nhanh, đồng tiền mất giá. Nền
kinh tế lúc này có các dấu hiệu đạt đỉnh và bắt đầu giai đoạn suy thoái.
- Tăng trưởng GDP
+ Tỷ lệ thất nghiệp giảm, doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng thêm nhân sự để
phát triển sản xuất. Nhờ vậy mà các hoạt động chi tiêu, nhu cầu sử dụng dịch vụ
tăng và kéo theo đó chính là GDP tăng trưởng mạnh.
+ Giá trị GDP của giai đoạn này ở mức cao, tăng nhanh, vượt qua mức suy thoái
nhưng tăng trưởng chậm lại khi đã đạt đến đỉnh.
+ Khi GDP tăng tới đỉnh, đồng tiền mất giá quá nhiều do lạm phát, nền kinh tế sẽ
có dấu hiệu khủng hoảng và bước vào giai đoạn suy thoái, bắt đầu bước vào chu
kỳ mới.
- Đặc điểm tiêu dùng
+ Người tiêu dùng lúc này hướng tới các mặt hàng tiêu dùng theo chu kì (các mặt
hàng dài hạng như ô tô, nhà đất,.... Các mặt hàng ngắn hạn như quần áo,..). Vì
trong thời gian này, tỷ lệ thất nghiệp giảm đáng kể, thu nhập tăng, người dùng sẵn
sàng chi trả cho các mặt hàng không thiết yếu.
+ Nhu cầu tiêu dùng trong giai đoạn này đạt đến mức cực đại, tốc độ bắt đầu chậm
lại
- Đặc điểm đầu tư
+ Do nhu cầu người tiêu dùng tập trung vào hàng tiêu dùng theo chu kỳ tăng nên
các nhà đầu tư thường có xu hướng đầu tư vào các ngành này.
+ Cổ phiếu tài chính, ngành nguồn năng lượng, ngành sắt kẽm kim loại quý và
hiếm ( vàng, bạc, platinum ), ngành y tế cũng chiếm một phần trong các ngành
được đầu tư nhiều trong giai đoạn đỉnh chu kỳ
- Đặc điểm thất nghiệp
+ Thời gian thất nghiệp kéo dài từ giai đoạn suy thoái rồi giai đoạn đáy tới giai
đoạn phụ hồi gây ra khó khăn đáng kể. Những người thất nghiệp trong một thời
gian dài phải vật lộn không chỉ với sự mất mát về tài chính mà còn với khả năng bị
suy giảm triển vọng tìm việc làm lại của họ.
+ Nhưng tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng giảm xuống do các doanh nghiệp đang sản
xuất gần hết công suất, tối đa hóa lượng sản xuất.
+ Tới cuối giai đoạn đỉnh của chu kỳ kinh tế, các doanh nghiệp giảm tốc độ tuуển
dụng– Tỷ lệ thất nghiệp ᴠẫn tiếp tục giảm nhưng ᴠới tốc độ giảm dần

You might also like