khổ 1 viếng lăng bác

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Cảm xúc của tác giả Viễn Phương khi đứng trước lăng Bác đã được khắc

hoạ thật cảm động trong khổ thơ thứ nhất của bài “Viếng lăng Bác”:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre xanh bát ngát
Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”(1)
-Mở đầu bài thơ là câu thơ: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác” chỉ gỏn gọn như
một lời chào tự nhiên, một lời thông báo nhưng lại gợi ra tâm trạng xúc động của
người con từ chiến trường miền Nam sau bao nhiêu năm mong mỏi, bây giờ mới
được ra viếng Bác.(2)
- Sự xúc động đó còn được thể hiện qua đại từ xưng hộ “con”- “Bác” rất gần gũi,
thân thiết, ấm áp,cho thấy tâm trạng của một người con trở về thăm cha già kính
yêu sau bao nhiêu năm trời xa cách.
Ngoài ra, Viễn Phương còn sử dụng cách nói giảm nói tránh khi tác giả dùng từ
“thăm” thay cho từ “viếng” như đã phần nào làm giảm nhẹ nỗi đau thương mất mát
của tác giả và của bao người dân Việt Nam, cách nói còn như bất tử hóa hình
tượng của Bác: Người sẽ còn sống mãi trong tâm tưởng của mọi người. (4) Qua đây,
tác giả đã bày tỏ niềm yêu thương, kính trọng, kính mến Bác…
- Trong nỗi xúc động nghẹn ngào khi ra thăm lăng Bác, hình ảnh đầu tiên gây ấn
tượng mạnh mẽ đối với Viễn Phương là hình ảnh của hàng tre - hình ảnh mộc mạc,
rất đỗi thân quen của quê hương Việt Nam.(6)

- Hình ảnh “hàng tre” không chỉ mang nghĩa thực mà nó còn mang nghĩa ẩn dụ, có
tính chất tượng trưng, giàu ý nghĩa liên tưởng sâu sắc.(7)
- “Hàng tre bát ngát” trong màn sương sớm là hình ảnh tả thực hàng tre trước lăng
Bác kết hợp với từ láy “bát ngát” gợi hình dung về khoảng không gian mênh
mông, bát ngát trải dài của hàng tre trước lăng.(8)
- Bên cạnh đó còn có “Hàng tre xanh xanh Việt Nam” không chỉ là hình ảnh ẩn dụ,
biểu tượng cho đất nước mà còn cho con người Việt Nam với tâm hồn thanh cao
sức sống bền bỉ, mãnh liệt, dũng cảm, kiên cường, bất khuất,…(9)
- Thành ngữ “Bão táp mưu sa” là hình ảnh ẩn dụ gợi ra những khó khăn gian khổ
kết hợp với hình ảnh nhân hoá - ẩn dụ “đứng thẳng hàng” như một lời khẳng định,
ngợi ca dân tộc Việt Nam đã kiên cường, bền bỉ chiến đấu đến cùng, không chịu
khuất phục trước bất cứ khó khăn, thử thách nào.(10)
- Tác giả nhắc tới hình ảnh “hàng tre xanh xanh” để thay cho lời hứa hẹn, tâm sự
của nhà thơ với Bác: Dù cuộc sống còn nhiều gian khó, nhưng cả dân tộc Việt Nam
vẫn một lòng trung thành với con đường lí tưởng cách mạng mà Bác đã chọn.(11)
- Từ cảm thán “Ôi!” được ngắt thành một câu đặc biệt đã diễn tả tâm trạng xúc
động, ngạc nhiên và tự hào của tác giả khi nhìn thấy hàng tre ngà, dường như cả
dân tộc ta giờ đây đang quây quần bên Bác, để cùng canh giữ giấc ngủ bình yên
cho Người.(12)
- Tóm lại, chỉ với bốn câu thơ tự do cùng với các biện pháp nghệ thuật như nói
giảm nói tránh, điệp từ, ẩn dụ, nhân hoá, Viễn Phương đã diễn tả thật sâu sắc và
xúc động tình cảm của bản thân mình khi đứng trước lăng vị Cha già kính yêu của
dân tộc Việt Nam, đó cũng là tình cảm của mỗi người dân Việt Nam khi đến viếng
lăng Người (14).

You might also like