Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 33

ĐỀ SỐ 1 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I

NĂM HỌC 2022 – 2023


Thời gian làm bài: (không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25
điểm.
Câu 1: Nội dung của môn Vật Lí trong nhà trường phổ thông là
A. Mô hình hệ vật lí.
B. Năng lượng và sóng.
C. Lực và trường.
D. Mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
Câu 2: Khi nói về phép phân tích lực, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt như lực đó.
B. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì phải tuân theo quy tắc hình bình hành.
C. Khi phân tích một lực thành hai lực thành phần thì hai lực thành phần làm thành hai cạnh của
hình bình hành.
D. Phân tích lực là phép thay thế các lực tác dụng đồng thời vào vật bằng một lực như các lực đó.
Câu 3: Ta cần tác dụng một moment ngẫu lực 12 N.m để làm quay bánh xe như Hình 14.8. Xác định
độ lớn lực tác dụng vào bánh xe ở Hình 14.8a và Hình 14.8b. Từ đó, hãy cho biết trường hợp nào sẽ
có lợi hơn về lực.

A. Trường hợp a. B. Trường hợp b.


C. Cả hai trường hợp như nhau. D. Không xác định được.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về sai số tỉ đối:
ΔA
A. Công thức tính sai số tỉ đối là:  A =  100%
A
B. Sai số tỉ đối càng lớn, phép đo càng chính xác.
C. Sai số tỉ đối là tích giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
D. Sai số tỉ đối là tỉ số giữa sai số hệ thống và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 5: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần có độ lớn F1 và F2 thì hợp lực
F của chúng luôn có độ lớn thỏa mãn hệ thức:
A. F1 − F2  F  F1 + F2 B. F = F12 + F22 C. F = F1 + F2. D. F = F1 + F2
Câu 6: Quãng đường là một đại lượng:

Trang 1
A. Vô hướng, có thể âm.
B. Vô hướng, bằng 0 hoặc luôn dương.
C. Vectơ vì vừa có hướng và vừa có độ lớn.
D. Vectơ vì có hướng.
Câu 7: Một máy bay bay từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh hết 1 h 45 p. Nếu đường bay Hà
Nội – Hồ Chí Minh dài 1400 km thì tốc độ trung bình của máy bay là bao nhiêu?
A. 600 km/h. B. 700 km/h. C. 800 km/h. D. 900 km/h.
Câu 8: Một tấm ván nặng 150 N được bắc qua một con mương. Biết trọng tâm G của tấm ván cách
điểm tựa A một khoảng là 2 m và cách điểm tựa B một khoảng 1 m (Hình 21.5). Hãy xác định lực
mà tấm ván tác dụng lên hai bờ mương.

A. FA = 100N; FB = 100N B. FA = 50N; FB = 50N


C. FA = 50N; FB = 100N D. FA = 100N; FB = 50N
Câu 9: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng dưới đây, cho biết điều
gì?

A. Độ dốc không đổi, tốc độ không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, tốc độ lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, vật đứng yên.
D. Từ thời điểm độ dốc âm, vật chuyển động theo chiều ngược lại.
Câu 10: Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng của một chiếc xe có
dạng như hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào, tốc độ của xe không thay đổi?

A. Chỉ trong khoảng thời gian từ 0 đến t1.


B. Chỉ trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 .
C. Trong khoảng thời gian từ 0 đến t2.
D. Không có lúc nào tốc độ của xe không thay đổi.
Câu 11: Một máy bay bay từ điểm A đến điểm B cách nhau 900 km theo chiều gió hết 2,5 h. Biết khi
không có gió vận tốc của máy bay là 300 km/h. Hỏi vận tốc của gió là bao nhiêu?
A. 360 km/h. B. 60 km/h. C. 420 km/h. D. 180 km/h.
Trang 2
Câu 12: Hai lực F1và F2song song cùng chiều, cách nhau đoạn 30 cm. Biết F1 = 18N và hợp lực F =
24 N. Điểm đặt của hợp lực cách điểm đặt của lực F2 đoạn là bao nhiêu?
A. 11,5 cm. B. 22,5 cm. C. 43,2 cm. D. 34,5 cm.
Câu 13: Đồ thị vận tốc – thời gian dưới đây, cho biết điều gì?

A. Độ dốc dương, gia tốc không đổi.


B. Độ dốc lớn hơn, gia tốc lớn hơn.
C. Độ dốc bằng không, gia tốc a = 0.
D. Độ dốc âm, gia tốc âm (chuyển động chậm dần).
Câu 14: Sau 10 s đoàn tàu giảm vận tốc từ 54 km/h xuống còn 18 km/h. Tiếp đó, đoàn tàu chuyển
động với vận tốc không đổi trong 30 s tiếp theo. Cuối cùng, nó chuyển động chậm dần và đi thêm 10
s thì dừng hẳn. Gia tốc của đoàn tàu ở đoạn cuối là:
A. 0,5 m/s2. B. 1 m/s2. C. - 0,5 m/s2. D. - 1 m/s2.
Câu 15: Một xe máy đang chạy với vận tốc 15 m/s trên đoạn đường thẳng thì người lái xe tăng ga.
Sau 10 s, xe đạt đến vận tốc 20 m/s. Gia tốc của xe là:
A. 1,5 m/s2. B. 2 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 2,5 m/s2.
Câu 16: Một đoàn tàu đang chạy với tốc độ 36 km/h thì hãm phanh. Sau 2 phút thì tàu dừng lại ở sân
ga. Quãng đường mà tàu đi được trong khoảng thời gian trên là:
A. 0,6 km. B. 1,2 km. C. 1,8 km D. 2,4 km.
Câu 17: Một vật nhỏ bắt đầu trượt từ trạng thái nghỉ xuống một đường dốc với gia tốc không đổi là
5 m/s2. Sau 2 s thì nó tới chân dốc. Quãng đường mà vật trượt được trên đường dốc là?
A. 12,5 m. B. 7,5 m. C. 8 m. D. 10 m.
Câu 18: Chuyển động của vật nào dưới đây có thể coi như chuyển động rơi tự do?
A. Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở.
B. Một chiếc lá đang rơi.
C. Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống.
D. Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất.
Câu 19: Một quả bóng có khối lượng 500 g đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng
một lực 250 N. Bỏ qua mọi ma sát. Gia tốc mà quả bóng thu được là:
A. 2 m/s2. B. 0,002 m/s2. C. 0,5 m/s2. D. 500 m/s2.
Câu 20: Đâu là đơn vị cơ bản của chiều dài trong hệ đo lường SI:
A. m. B. inch. C. Dặm. D. Hải lí.
Câu 21: Lần lượt tác dụng các lực có độ lớn F1 và F2 lên một vật khối lượng m, vật thu được gia tốc
F1
có độ lớn lần lượt là a1 và a2. Biết 3a1 = 2a2. Bỏ qua mọi ma sát. Tỉ số là:
F2
3 2 1
A. . B. C. 3. D.
2 3 3
Câu 22: Hai lực nào sau đây gọi là hai lực cân bằng?
A. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai
vật khác nhau.
Trang 3
B. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai
vật khác nhau.
C. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng
một vật.
D. Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng
một vật.
Câu 23: Lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với:
A. Diện tích mặt tiếp xúc. B. Tốc độ của vật.
C. Lực ép vuông góc giữa các bề mặt. D. Thời gian chuyển động.
Câu 24: Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy
Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Không xác định được.
Câu 25: Trong các cách biểu diễn hệ thức của định luật II Newton sau đây, cách viết nào đúng?
A. F = ma B. F = −ma C. F = ma D. −F = ma
Câu 26: Theo định luật III Niu-tơn thì lực và phản lực:
A. Là cặp lực cân bằng.
B. Là cặp lực có cùng điểm đặt.
C. Là cặp lực cùng phương, cùng chiều và cùng độ lớn.
D. Là cặp lực xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 27: Muốn đo khối lượng riêng của quả cầu bằng sắt người ta dùng những dụng cụ gì?
A. Chỉ cần dùng một cái cân.
B. Chỉ cần dùng một lực kế.
C. Cần dùng một cái cân và bình chia độ.
D. Chỉ cần dùng một bình chia độ.
Câu 28: Công thức nào sau đây là công thức tính áp suất?
F P
A. p = B. p = F.S. C. p = D. p = P.S.
S S
II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Bài 1: Khi đang chạy với vận tốc 36 km/h thì ôtô bắt đầu chạy xuống dốc. Nhưng do bị mất phanh
nên ôtô chuyển động thẳng nhanh dần đều với gia tốc 0,2 m/s2 xuống hết dốc có độ dài 960 m. Khoảng
thời gian ôtô chạy xuống hết đoạn dốc là bao nhiêu?
Bài 2: Một hòn bi lăn dọc theo một cạnh của một mặt bàn hình chữ nhật nằm ngang cao h = 1,25 m.
Khi ra khỏi mép bàn, nó rơi xuống nền nhà tại điểm cách mép bàn L = 1,5 m (theo phương ngang)?
Lấy g = 10 m/s2. Thời gian rơi của hòn bi là bao nhiêu?
Bài 3: Một xe đang đi với vận tốc 60 km/h thì hãm phanh, xe đi tiếp được quãng đường 5m trước khi
dừng lại. Độ lớn lực hãm phanh là bao nhiêu? Biết khối lượng xe là 90 kg.

Trang 4
Đáp án chi tiết đề số 1
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là D
Trong nhà trường phổ thông, học tập môn Vật lí sẽ giúp bạn có những kiến thức, kĩ năng phổ thông
cốt lõi về: mô hình hệ vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường.
Câu 2: Đáp án đúng là D
A, B, C – đúng vì phân tích lực là thay thế một lực bằng hai hay nhiều lực có tác dụng giống hệt
như lực đó. Phép phân tích lực tuân theo quy tắc hình bình hành.
Các lực thay thế gọi là các lực thành phần.
D – sai vì đây là phép tổng hợp lực.
Câu 3: Đáp án đúng là A
M 12
Hình 14.8a: Độ lớn lực tác dụng: F1 = F2 = = = 30N
d 0, 4
M 12
Hình 14.8b: Độ lớn lực tác dụng: F1 = F2 = = = 52N
d 0, 23
Vậy, tác dụng ngẫu lực vào vị trí như ở Hình 14.8a để có lợi hơn về lực.
Câu 4: Đáp án đúng là A
ΔA
Công thức tính sai số tỉ đối là:  A =  100%
A
Câu 5: Đáp án đúng là A

Áp dụng công thức tính đường chéo của hình bình hành ta có:
- Nếu 2 lực hợp với nhau góc α bất kì thì F = F12 + F22 + 2F1F2 cos 
- Nếu 2 lực cùng phương, ngược chiều (α = 180o) thì Fmin = F1 − F2
- Nếu 2 lực cùng phương, cùng chiều (α = 0o) thì Fmax = F1 + F2
Vì i 0    180  F1 − F2  F  F1 + F2
Câu 6: Đáp án đúng là B
Quãng đường là một đại lượng vô hướng chỉ đặc trưng bởi độ lớn. Giá trị của quãng đường có thể
bằng 0 hoặc luôn dương.
Câu 7: Đáp án đúng là C
Đổi đơn vị: 1 h 45 p = 1,75 h
s 1400
Tốc độ trung bình của máy bay là: v tb = = = 800(km / h)
t 1, 75
Câu 8: Đáp án đúng là C

Trang 5
Hai đầu của tấm ván tác dụng lên hai bờ mương là FA , FB Ta có:
FA GB 1
= = ; FA + FB = 150N  FA = 50N; FB = 100N
FB GA 2
Câu 9: Đáp án đúng là C
Đường biểu diễn độ dịch chuyển – thời gian của chuyển động thẳng là một đường thẳng xiên góc. Độ
dốc của đường thẳng này cho biết giá trị của vận tốc.
Đồ thị trên có độ dốc bằng không, vật đứng yên.
Câu 10: Đáp án đúng là A
Trong khoảng thời gian từ O đến t1 đường biểu diễn là đường thẳng xiên góc, độ dịch chuyển tăng
đều, khi đó tốc độ của xe không đổi.
Câu 11: Đáp án đúng là B
Gọi v1 là vận tốc của máy bay khi không có gió.
v2 là vận tốc gió.
v là vận tốc tổng hợp của máy bay.
s 900
Vận tốc tổng hợp có độ lớn là: v = = = 360km / h
t 2,5
Vì máy bay và gió chuyển động cùng hướng, ta có sơ đồ vectơ sau:

Vậy v = v1 + v2
Độ lớn vận tốc của gió là: v2 = v – v1 = 360 – 300 = 60 km/h.
Câu 12: Đáp án đúng là B
Do 2 lực song song, cùng chiều nên: F1 + F2 = F ⇒F2 = F – F1 = 24 – 18 = 6 N
Ta có: F1  d1 = F2  d 2  F1  ( d − d 2 ) = F2  d 2
 18 ( 30 − d 2 ) = 6  d 2  d 2 = 22,5cm
Câu 13: Đáp án đúng là D
Chúng ta có thể biểu diễn tốc độ thay đổi vận tốc của một vật chuyển động bằng cách vẽ đồ thị vận
tốc – thời gian.
Độ dốc của đồ thị này có giá trị bằng gia tốc của chuyển động.
Đồ thị trên có độ dốc âm, có nghĩa là gia tốc âm và đây là chuyển động chậm dần.
Câu 14: Đáp án đúng là C
Ở đoạn cuối, đoàn tàu chuyển động chậm dần và đi thêm 10 s thì dừng hẳn.
v3 − v 2 0 − 5 5
Gia tốc của đoàn tàu là: a = = = − = −0,5m / s 2
Δt 10 10
Câu 15: Đáp án đúng là C
Δv 20 − 15 5
Gia tốc của xe là: a = = = = 0,5m / s 2
Δt 10 10
Câu 16: Đáp án đúng là A
2
Đổi đơn vị: t = 2min = h
60
Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 36 km/h.
Vận tốc cuối của đoàn tàu là v = 0 km/h.

Trang 6
Gia tốc của đoàn tàu trong khoảng thời gian hãm phanh là:
Δv 0 − 36
a= = = −1080km / h 2
Δt 2
60
Quãng đường đoàn tàu đi được là:
v2 − v0 2 02 − 362
v 2 − v0 2 = 2as  s = = = 0, 6km
2a 2  (−1080)
Câu 17: Đáp án đúng là D
Gọi vận tốc ban đầu của đoàn tàu là v0 = 0 m/s.
1 1
Quãng đường vật trượt được trên đường dốc là: s = v0 t + at 2 = 0.2 +  5  22 = 10m
2 2
Câu 18: Đáp án đúng là D
Sự rơi của các vật chỉ chịu tác dụng của trọng lực được gọi là sự rơi tự do.
A - Một vận động viên nhảy dù đang rơi khi dù đã mở chịu thêm lực cản của không khí, do đó không
được coi là rơi tự do.
B - Một chiếc lá đang rơi thì chịu thêm lực cản của không khí, do đó không được coi là rơi tự do.
C - Một chiếc thang máy đang chuyển động đi xuống chịu tác dụng của trọng lực và lực kéo của dây
treo thang máy nên không được coi là rơi tự do.
D - Một viên gạch rơi từ độ cao 3 m xuống đất thì lực cản của không khí là rất nhỏ so với trọng lực
nên có thể coi như vật rơi tự do.
Câu 19: Đáp án đúng là D
F 250
Đổi đơn vị: 500 g = 0,5 kg . Gia tốc mà quả bóng thu được là: a = = = 500m / s 2
m 0,5
Câu 20: Đáp án đúng là A
Trong hệ đo lường SI, đơn vị cơ bản của chiều dài là m (mét).
Câu 21: Đáp án đúng là B
F F F F a
Ta có: a = m= 1 = 2  1 = 1
m a1 a2 F2 a2
a1 2 F1
Mà 3a1 = 2a2  = =
a2 3 F2
Câu 22: Đáp án đúng là D
Hai lực nằm dọc theo một đường thẳng, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào cùng một
vật được gọi là hai lực cân bằng.
Câu 23: Đáp án đúng là C
Lực ma sát trượt có giá trị: F = µ.N
µ là hệ số ma sát trượt, có giá trị không đổi với mỗi loại vật liệu.
N là lực ép.
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Từ đó ta thấy rằng, lực ma sát trượt của vật chuyển động trên mặt phẳng ngang tỉ lệ với lực ép vuông
góc giữa các bề mặt.
Câu 24: Đáp án đúng là B
Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng
lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi

Trang 7
xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của
vật.
Câu 25: Đáp án đúng là C
Định luật II Newton: Với một vật có khối lượng không đổi, gia tốc của nó tỉ lệ thuận với độ lớn và
cùng hướng với hợp lực tác dụng lên vật.
F
Hay: a =  F = ma
m
Câu 26: Đáp án đúng là D
Hai lực tạo nên cặp lực – phản lực theo định luật III Newton có các đặc điểm sau:
- Tác dụng lên 2 vật có tương tác (điểm đặt lực khác nhau)
- Cùng phương, ngược chiều
- Cùng độ lớn
- Xuất hiện và mất đi đồng thời.
Câu 27: Đáp án đúng là C
Khối lượng riêng là một thuộc tính của các chất, có thể đo được qua phép đo khối lượng và thể tích.
Vì vậy, cần sử dụng cân và bình chia độ.
Đổ nước vào bình chia độ, xác định thể tích của lượng nước đổ vào, sau đó thả quả cầu sắt vào (bi
chìm hoàn toàn trong nước). Đo thể tích lượng nước dâng lên đó chính là thể tích của quả cầu sắt.
Dùng cân để đo khối lượng quả cầu sắt.
m
Sử dụng công thức  = để tính.
V
Câu 28: Đáp án đúng là A
F
Công thức tính áp suất p = . Trong đó: F là độ lớn áp lực (N)
S
S là diện tích mặt bị ép (m2) p là áp suất chất lỏng (Pa)

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)


Bài 1: Đổi đơn vị: 36 km/h = 10 m/s.
1 1
Ta có : s = v 0 t + at 2  960 = 10.t +  0, 2.t 2 = 10.t + 0,1.t 2
2 2
Giải phương trình, ta có: t = - 160 s (loại) và t = 60 s (nhận).
Bài 2: Chuyển động của hòn bi coi như là một chuyển động ném ngang với độ cao ban đầu h = 1,25
m và có tầm xa theo phương ngang L = 1,5 m.
Theo phương thẳng đứng, viên bi rơi tự do với vận tốc ban đầu là 0.
1 2h
Thời gian hòn bi rơi hết độ cao 1,25 m là: h = v0t + gt 22  t = = 0,5s
2 g
50
Bài 3: Đổi đơn vị: 60km / h = m/s
3
2
 50 
0 − 
2
v − v0
2 2
 3  = − 250 m / s 2
Gia tốc của xe là: : v 2 − v0 2 = 2as  a = =
2s 2.5 9
F  250 
Giá trị lực hãm phanh là: a =  F = m  a = 90   −  = −2500N
m  9 
Vậy lực hãm phanh có độ lớn là 2500 N, dấu “ – ” thể hiện lực ngược chiều chuyển động, gây ra gia
tốc ngược hướng với vận tốc.
Trang 8
ĐỀ SỐ 2 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Thời gian làm bài:
(không kể thời gian giao đề)

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)


Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25
điểm.

Câu 1: Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí?
A. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
B. Hình thành giả thuyết. Kiểm tra giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Rút ra kết luận.
C. Quan sát, suy luận. Hình thành giả thuyết. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
D. Hình thành giả thuyết. Quan sát, suy luận. Đề xuất vấn đề. Kiểm tra giả thuyết. Rút ra kết luận.
Câu 2: Bảng ghi thời gian rơi của một vật giữa hai điểm cố định
Thời gian rơi

Lần 1 Lần 2 Lần 3 Lần 4

0,345 0,346 0,342 0,343

Sai số tuyệt đối trung bình của thời gian rơi là bao nhiêu?
A. 0,015. B. 0,0015. C. 0,006. D. 0,024.
Câu 3: Tốc độ trung bình là
A. đại lượng đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B. đại lượng được đo bằng thương số của độ dịch chuyển và thời gian dịch chuyển.
C. cho biết hướng của chuyển động.
D. cho biết tốc độ của chuyển động tại một thời điểm.
Câu 4: Một bạn học sinh đạp xe từ nhà đến trường hết thời gian 30 phút. Biết quãng đường từ nhà
đến trường dài 3 km thì tốc độ trung bình của bạn là bao nhiêu?
A. 90 km/h. B. 0,1 km/h. C. 10 km/h. D. 6 km/h.
Câu 5: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã
dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?
A. 0 B. AB C. 2AB D. AB2.
Câu 6: Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng nào?
A. Độ dịch chuyển và thời gian. B. Quãng đường và thời gian.
C. Độ dịch chuyển và vận tốc. D. Quãng đường và vận tốc.
Câu 7: Từ đồ thị độ dịch chuyển – thời gian bên dưới. Xác định tốc độ của chuyển động?

Trang 9
A. 340 m/s. B. 4 m/s. C. 1360 m/s. D. 85 m/s.
Câu 8: Đơn vị của mômen lực là:
A. m/s. B. N.m. C. kg.m. D. N.kg.
Câu 9: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng ρ được xác định bằng công thức
m
= . Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của
V
ρ.
A. 16%. B. 15%. C. 17%. D. 18%.
Câu 10: Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 thì vectơ gia
tốc của chất điểm
A. cùng phương, cùng chiều với lực F2.
B. cùng phương, cùng chiều với lực F1.
C. cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1 và F2.
D. cùng phương, ngược chiều với phương và chiều của hợp lực giữa F1và F2.
Câu 11: Hai anh em bơi trong bể bơi thiếu niên có chiều dài 25 m. Hai anh em xuất phát từ đầu bể
bơi đến cuối bể bơi thì người em dừng lại nghỉ, còn người anh quay lại bơi tiếp về đầu bể mới nghỉ.
Quãng đường bơi được và độ dịch chuyển của hai anh em.
A. d em = −25m;d anh = 0;s cm = 25m;s anh = 50m
B. d em = 0m;d anh = 25;s em = 25m;s anh = 50m
C. d em = 25m;d anh = 25;sem = 50m;sanh = 25m
D. d em = 25m;d anh = 0;s em = 25m;s anh = 50m
Câu 12: Một tàu hỏa dừng lại hẳn sau 30 s kể từ lúc bắt đầu hãm phanh. Trong thời gian đó tàu chạy
được 180 m. Tính vận tốc của tàu lúc bắt đầu hãm phanh và gia tốc của tàu?
A. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,4m/s2 .
B. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,4m/s2 .
C. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 15 m/s và gia tốc là 0,2m/s2 .
D. Vận tốc của tàu lúc hãm phanh là 12 m/s và gia tốc là -0,2m/s2 .
Câu 13: Một xe máy đang đứng yên, sau đó khởi động và bắt đầu tăng tốc. Nếu chọn chiều dương là
chiều chuyển động của xe, nhận xét nào sau đây là đúng?
A. a > 0, v > 0. B. a < 0, v < 0. C. a > 0, v < 0. D. a < 0, v > 0.
Câu 14: Một ô tô đang đi với tốc độ 14 m/s thì gặp đèn đỏ phía trước. Người lái hãm phanh và ô tô
dừng lại sau 5,0 s. Tính gia tốc của ô tô.
A. 2,8 m/s2. B. -2,8 m/s2. C. 2 m/s2. D. -2 m/s2.
Câu 15: Theo đồ thị ở Hình 7.1, vật chuyển động thẳng đều trong khoảng thời gian

Trang 10
A. từ 0 đến t2 B. từ t1 đến t2.
C. từ 0 đến t1, và từ t2 đến t3. D. từ 0 đến t3.

Câu 16: Hình 7.2 mô tả đồ thị (v – t) của bốn xe ô tô A, B, C, D. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Xe C chuyển động đều, còn các xe còn lại là chuyển động biến đổi đều.
B. Chỉ có xe C chuyển động đều và chuyển động của xe A là biến đổi đều.
C. Xe A và B chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.
D. Xe D chuyển động biến đổi đều, xe C chuyển động đều.
Câu 17: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc v = 25 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao
nào? Lấy g = 10m/s2.
A. 21,25 m. B. 31,25 m. C. 11,25 m. D. 27,25 m.
Câu 18. Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.
Câu 19: Một diễn viên đóng thế phải thực hiện một pha hành động khi điều khiển chiếc mô tô nhảy
khỏi vách đá cao 50 m. Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ bao nhiêu để tiếp đất tại vị trí cách
chân vách đá 90m. Lấy g = 9,8 m/s2, bỏ qua lực cản của không khí và xem chuyển động của mô tô
khi rời vách đá là chuyển động ném ngang.
A. v0 = 11, 7m / s B. v0 = 28, 2m / s C. v0 = 56,3m / s D. v0 = 23,3m / s
Câu 20: Một vật có khối lượng 2 kg chuyển động thẳng nhanh dần đều từ trạng thái nghỉ. Vật đi được
100 cm trong 0,25s. Gia tốc của vật và hợp lực tác dụng lên vật có giá trị lần lượt là
A. 32 m/s2; 64 N. B. 0,64 m/s2; 1,2 N. C. 6,4 m/s2, 12,8 N. D. 64 m/s2; 128 N.
Câu 21: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển
động về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe. B. xe tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào người.
Câu 22: Một quả bóng đang nằm yên trên mặt đất thì bị một cầu thủ đá bằng một lực 13,5 N và bóng
thu được gia tốc 6,5 m/s2. Bỏ qua mọi ma sát. Khối lượng của bóng là
Trang 11
A. 2,08 kg. B. 0,5 kg. C. 0,8 kg. D. 5 kg.
Câu 23: Điều gì xảy ra đối với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực pháp tuyến ép hai mặt tiếp
xúc tăng lên?
A. tăng lên. B. không đổi.
C. giảm đi. D. có thể tăng lên hoặc giảm đi.
Câu 24: Một toa tàu có khối lượng 80 tấn chuyển động thẳng với vận tốc không đổi dưới tác dụng
của lực kéo nằm ngang có độ lớn F = 6.104 N. Lấy g = 10 m/s2. Hệ số ma sát giữa tàu và đường ray
là:
A. 0,075. B. 0,06. C. 0,02. D. 0,08.
Câu 25: Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực thành phần vuông góc với nhau có độ lớn
lần lượt là F1 = 15 N và F2. Biết hợp lực trên có độ lớn là 25 N. Giá trị của F2 là:
A. 10 N. B. 20 N. C. 30 N. D. 40 N.
Câu 26: Điều nào sau đây đúng khi nói về áp suất chất lỏng?
A. Chất lỏng gây áp suất theo mọi phương.
B. Áp suất tác dụng lên thành bình không phụ thuộc diện tích bị ép.
C. Áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ nghịch với độ sâu.
D. Nếu cùng độ sâu thì áp suất như nhau trong mọi chất lỏng khác nhau.
Câu 27: Đơn vị nào không phải đơn vị đo của áp suất là:
A. Pa (Pascan). B. kg/m3.
C. mmHg (milimét thủy ngân). D. atm (atmôtphe).
Câu 28: Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ:
A. Chuyển động thẳng đều mãi.
B. Bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc.
C. Chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.
D. Chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.

II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)


Bài 1: Một chiếc canô chạy với vận tốc 20 m/s, a = 2,5m /s2 cho đến khi đạt được v = 30 m/s thì bắt
đầu giảm tốc độ cho đến khi dừng hẳn. Biết canô từ lúc bắt đầu tăng vận tốc cho đến khi dừng hẳn là
12 s. Hỏi quãng đường cano đã chạy?
Bài 2: Ô tô khối lượng 4 tấn đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì tăng tốc chuyển động thẳng
nhanh dần đều, sau khi đi thêm được 50 m thì đạt vận tốc 15 m/s. Tính lực kéo của động cơ trong
khoảng thời gian tăng tốc, biết hệ số ma sát trượt của mặt đường là 0,05 và g = 10 m/s2.
Bài 3: Hai lực song song cùng chiều cách nhau một đoạn 0,2 m. Nếu một trong hai lực có độ lớn 13
N và hợp lực của chúng có điểm đặt cách điểm đặt của lực kia một đoạn 0,08 m. Tính độ lớn của hợp
lực và lực còn lại.

Trang 12
Đáp án chi tiết đề số 2
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là A
Thứ tự các bước đúng trong phương pháp tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ vật lí:
Bước 1: Quan sát, suy luận. Bước 2: Đề xuất vấn đề.
Bước 3: Hình thành giả thuyết. Bước 4: Kiểm tra giả thuyết.
Bước 5: Rút ra kết luận.
Câu 2: Đáp án đúng là C
t1 + t 2 + t 3 + t 4
Giá trị trung bình: t = = 0,344
4
Δt + Δt 2 + Δt 3 + Δt 4
Sai số tuyệt đối trung bình: Δt = 1
4
| 0,344 − 0,345 | + | 0,344 − 0,346 | + | 0,344 − 0,342 | + | 0,344 − 0,343 |
= = 0, 0015
4
Câu 3: Đáp án đúng là A
A – đúng. Tốc độ trung bình là đại lượng vô hướng, đặc trưng cho độ nhanh, chậm của chuyển động.
B – sai vì đây là công thức của vận tốc.
C – sai vì tốc độ trung bình là đại lượng vô hướng.
D – sai vì đây là khái niệm tốc độ tức thời.
Câu 4: Đáp án đúng là D
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.
s 3
Tốc độ trung bình: v tb = = = 6km / h
t 0,5
Câu 5: Đáp án đúng là A
Xe ô tô xuất phát từ A đến B rồi quay trở lại A nên độ dịch chuyển bằng 0.
Câu 6: Đáp án đúng là A
Đồ thị độ dịch chuyển – thời gian cho biết sự phụ thuộc của các đại lượng độ dịch chuyển và thời gian
dịch chuyển.
Câu 7: Đáp án đúng là D
Do xe chuyển động thẳng và đồ thị là đường thẳng đi qua gốc tọa độ. Độ dốc của đường thẳng này
cho biết tốc độ của xe:
AB 340
Tốc độ = độ dốc = = = = 85m / s
OB 4
Câu 8: Đáp án đúng là B
Biểu thức tính mômen lực M = F.d nên đơn vị của mômen lực là N.m.
Câu 9: Đáp án đúng là C
m
Vì  = nên:  =  m +  V = 12% + 5% = 17%
V
Câu 10: Đáp án đúng là C
Một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực có giá đồng quy F1 và F2 sẽ chuyển động theo
phương và chiều của hợp lực.
Áp dụng định luật II Newton ta có: F = F1 + F2 = m  a
Suy ra vectơ gia tốc của chất điểm cùng phương, cùng chiều với phương và chiều của hợp lực giữa
F1 và F2
Trang 13
Câu 11: Đáp án đúng là D
Người em: chuyển động thẳng, không đổi chiều.
Người anh: chuyển động thẳng, có đổi chiều quay lại vị trí xuất phát.
 d em = 25m;d anh = 0;s em = 25m;s anh = 50m
Câu 12: Đáp án đúng là B
Gọi vận tốc ban đầu của tàu hỏa là 0 v
Ta có công thức: v = v0 + at  v0 = v − at = −30a (1)
Quãng đường tàu hỏa đi được từ khi hãm phanh đến lúc dừng lại
1 1
s = d = v 0 t + at 2  180 = 30v 0 +  a  30 2 = 30v 0 + 450a
2 2
 v0 = −30a  v = 12m / s
Từ (1) và (2) ta có   0
30v0 + 450a = 180 a = −0, 4m / s
2

Câu 13: Đáp án đúng là A


Xe chuyển động theo chiều dương nên v > 0.
Xe tăng tốc tức là vận tốc tăng dần, nên gia tốc a > 0.
Câu 14: Đáp án đúng là B
v − v0 0 − 14
Gia tốc: a = = = −2,8m / s 2
t 5
Câu 15: Đáp án đúng là C
Từ thời điểm 0 đến t1 vật chuyển động thẳng đều theo chiều dương
Từ t1 đến t2 vật đứng yên vì độ dịch chuyển không đổi
Từ t2 đến t3 vật chuyển động thẳng đều, theo chiều âm.
Câu 16: Đáp án đúng là C
Dựa vào đồ thị ta thấy, đồ thị v – t của xe A và B là đường thẳng, có độ dốc dương nên xe A và B
chuyển động biến đổi đều (cụ thể là chuyển động thẳng nhanh dần đều).
Xe C có đồ thị là đường nằm ngang song song với trục thời gian nên xe C chuyển động đều.
Xe D có đồ thị là đường cong nên đây là một chuyển động phức tạp.
Câu 17: Đáp án đúng là B
Thời gian từ lúc vật rơi đến khi chạm đất là:
v 25
v = gt  t = = = 2,5s
g 10
Vật được thả rơi từ độ cao là:
1 1
h = s = gt 2 = 10  2,52 = 31, 25m
2 2
Câu 18. Đáp án đúng là C
A – chuyển động ném ngang
B – chuyển động ném xiên
C – rơi tự do
D – chuyển động chậm dần đều.
Câu 19: Đáp án đúng là B
2h
Xe chuyển động như vật ném ngang, tầm xa của xe: L = v0
g

Trang 14
g 9,8
Xe máy phải rời khỏi vách đá với tốc độ: v0 = L  = 90   28, 2m / s
2h 2.50
Câu 20: Đáp án đúng là A
1 1
Gia tốc: s = v 0 t + aa 2  100.10−2 = 0.t + a  0, 252  a = 32m / s 2
2 2
Hợp lực tác dụng: F = ma = 2.32 = 64N
Câu 21: Đáp án đúng là D
Người tác dụng lực lên mặt đất hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lực lên người hướng về phía
trước.
Lực do mặt đất tác dụng lên người giúp cho người chuyển động về phía trước.
Câu 22: Đáp án đúng là A
F 13,5
Khối lượng của bóng: m = = = 2, 08kg
a 6,5
Câu 23: Đáp án đúng là B
Hệ số ma sát trượt μ phụ thuộc vào vật liệu và tình trạng của hai bề mặt tiếp xúc, μ không phụ thuộc
vào độ lớn của lực pháp tuyến N nên khi N tăng lên thì μ vẫn không đổi.
Câu 24: Đáp án đúng là A
Đổi đơn vị: 80 tấn = 80.103 kg
Khi tàu chuyển động với vận tốc không đổi trên mặt phẳng nằm ngang, tàu chịu tác dụng của 2 lực
cân bằng theo phương ngang là lực kéo Fk và lực ma sát trượt Fmst.
Ta có: Fk = Fmst = µ.N
Khi vật chuyển động trên mặt phẳng ngang N = P = m.g
Fk 6 104
Fk = Fmst =  mg   = = = 0, 075
mg 80 103 10
Câu 25: Đáp án đúng là B
Vì F1 ⊥ F2  F = F12 + F22  F2 = F2 − F12 = 20N
Câu 26: Đáp án đúng là A
A – đúng vì chất lỏng gây ra áp suất không chỉ lên đáy bình chứa mà còn lên thành bình và mọi điểm
ở trong chất lỏng.
B – sai vì áp suất tác dụng lên thành bình phụ thuộc vào diện tích bị ép
C – sai vì áp suất gây ra do trọng lượng của chất lỏng tác dụng lên một điểm tỉ lệ thuận với độ sâu.
D – sai vì mỗi chất lỏng khác nhau có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 27: Đáp án đúng là B
F
Công thức tính áp suất p = . Đơn vị kg/m3là đơn vị của khối lượng riêng.
S
Câu 28: Đáp án đúng là B
Lực là đại lượng vectơ đặc trưng cho tác dụng của vật này lên vật khác mà kết quả là gây ra gia tốc
cho vật hoặc làm cho vật biến dạng.
Theo định luật II Niutơn: F = ma
⇒Khi vật chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó sẽ bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc (do gia tốc
đặc trưng cho sự biến đổi vận tốc của vật).
II. TỰ LUẬN ( 3,0 điểm)
Bài 1: Gọi thời gian canô tăng tốc là t1

Trang 15
Từ công thức tính vận tốc, ta tính được thời gian cano tăng tốc:
v = v0 + at1  30 = 20 + 2,5t1  t1 = 4s
Vậy thời gian canô giảm tốc độ là
t2 = 12 − t1 = 12 − 4 = 8s
Quãng đường canô đi được khi tăng tốc là:
1 1
s1 = v 0 t1 + at12 = 20.4 +  2,5  4 2 = 100m
2 2
Gia tốc của canô từ lúc bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn là:
0 − 30
a= = −3, 75m / s 2
8
Quãng đường đi được từ khi canô bắt đầu giảm tốc độ đến khi dừng hẳn là:
1
s 2 = 30.8 +  (−3, 75)  82 = 120m
2
Tổng quãng đường canô đã chạy là: s = s1 + s 2 = 100 + 120 = 220m
Bài 2:

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiều dương cùng chiều chuyển động của xe
Các lực tác dụng lên xe gồm FK , Fmas , P, N có phương và chiều như hình vẽ
Viết phương trình định luật II Niu - ton:
FK + Fnx + P + N = ma (1)
Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy Ox:
FK – Fms = ma ⇒ FK = μN + ma (2)
Oy: N – P = 0 ⇒ N = P = mg (3)
v2 − v02 152 − 52
Ta có: v − v = 2as  a =
2 2
0 = = 2m / s 2 (4)
2s 2.50
Thay (4) và (3) vào (2) ta tính được Fk = 0,05.4000.10 + 4000.2 = 10 000 N
Bài 3: Gọi d1, d2 là khoảng cách từ điểm đặt lực F1 = 13 N và F2 đến điểm đặt của hợp lực F.
Ta có: d1 + d2 = 0,2
Mà d2 = 0,08 m ⇒d1 = 0,2 – 0,08 = 0,12 m.
F1  d1 13  0,12
Mặt khác: F1  d1 = F2  d 2  F2 = = = 19,5N
d2 0, 08
 F = F1 + F2 = 13 + 19,5 = 32,5N

Trang 16
ĐỀ SỐ 3 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Thời gian làm bài: (không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25
điểm.
Câu 1: Chọn đáp án đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là:
A. khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng
như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
B. khám phá ra các quy luật chuyển động.
C. khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ.
D. khám phá ra quy luật chi phối sự vận động của vật chất.
Câu 2: Đơn vị nào sau đây không thuộc thứ nguyên L [Chiều dài]?
A. Dặm. B. Hải lí. C. Năm ánh sáng. D. Năm.
Câu 3: Một học sinh đo cường độ dòng điện đi qua các đèn Đ1 và Đ2 (hình 1) được các giá trị lần
lượt là

Cường độ dòng điện I trong mạch chính được cho bởi I = I1 + I2


Tính giá trị và viết kết quả của I.
A. I = (3,5 + 0,3)A B. I = (3,5 − 0,3)A C. I = (3,5.0,3)A D. I = (3,5  0,3)A
Câu 4: Một ô tô chạy từ địa điểm A đến địa điểm B với vận tốc 40 km/h. Sau đó ô tô quay trở về A
với tốc độ 60 km/h. Giả sử ô tô luôn chuyển động thẳng đều. Tính vận tốc trung bình của ô tô trên
cả đoạn đường đi và về.
A. 48 km/h. B. 50 km/h. C. 0 km/h. D. 60 km/h.
Câu 5: Một xe đi nửa đoạn đường đầu tiên với tốc độ trung bình v1 = 15km/h và nửa đoạn đường
sau với tốc độ trung bình là v2 = 25km /h . Tính tốc độ trung bình trên cả đoạn đường?
A. 16,75 km/h. B. 17,75 km/h. C. 18,75 km/h. D. 19,75 km/h.
Câu 6: Một người có thể bơi với vận tốc 2,5 m/s khi nước sông không chảy. Khi nước sông chảy
với vận tốc 1,2 m/s theo hướng bắc nam thì sẽ làm thay đổi vận tốc của người bơi. Tìm vận tốc tổng
hợp của người đó khi bơi ngược dòng chảy.
A. 1,3 m/s theo hướng Đông. B. 1,3 m/s theo hướng Tây.
C. 1,3 m/s theo hướng Bắc. D. 1,3 m/s theo hướng Nam.
Câu 7: Trong các phương trình mô tả vận tốc v (m/s) của vật theo thời gian t (s) dưới đây, phương
trình nào mô tả chuyển động thẳng biến đổi đều?
A. v = 7. B. v = 6t 2 + 2t − 2 C. v = 5t – 4. D. v = 6t 2 − 2
Câu 8: Một chiếc xe thể thao đang chạy với tốc độ 110 km/h thì hãm phanh và dừng lại trong 6,1
giây. Tìm gia tốc của nó.
A. 5 km/s2. B. -5 km/s2. C. 5 m/s2. D. -5 m/s2.

Trang 17
Câu 9: Một máy bay có vận tốc khi tiếp đất là 100 m/s. Để giảm vận tốc sau khi tiếp đất, máy bay
chỉ có thể có gia tốc đạt độ lớn cực đại là 4 m/s2. Tính thời gian ngắn nhất để máy bay dừng hẳn kể
từ khi tiếp đất?
A. 25 s. B. 20 s. C. 15 s. D. 10 s.
Câu 10: Một quả bóng bàn được bắn ra theo phương ngang với vận tốc đầu bằng không đến va chạm
vào tường và bật lại trong khoảng thời gian rất ngắn. Hình 7.5 là đồ thị (v – t) mô tả chuyển động của
quả bóng trong 20 s đầu tiên. Tính quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ lúc bắt đầu
chuyển động.

A. 37,5 m. B. 75 m. C. 112,5 m. D. 150 m.


Câu 11. Lúc 7h15 phút giờ sáng, một người đi xe máy khởi hành từ A chuyển động với vận tốc
không đổi 36 km/h để đuổi theo một người đi xe đạp chuyển động với v = 5 m/s đã đi được 36 km
kể từ A. Hai người gặp nhau lúc mấy giờ.
A. 7h 15 phút. B. 8h 15 phút. C. 9h 15 phút. D. 10h 15 phút.
Câu 12: Một vật được thả rơi tự do từ độ cao 9,8 m xuống đất. Bỏ qua lực cản của không khí. Lấy
gia tốc rơi tự do g = 9,8 m/s2. Vận tốc v của vật trước khi chạm đất bằng
A. 9,8 2 m/s. B. 9,8 m/s. C. 98 m/s. D. 6,9 m/s.
Câu 13: Một vận động viên đẩy tạ như hình dưới. Các vận động viên phải dùng hết sức để đẩy một
quả tạ sao cho nó có tầm xa nhất. Yếu tố nào ảnh hưởng chính đến tầm xa.

A. Vận tốc ném ban đầu.


B. Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
C. Độ cao của vị trí ném vật.
D. Cả 3 yếu tố trên.

Trang 18
Câu 14: Một ô tô khách đang chuyển động thẳng, bỗng nhiên ô tô rẽ sang phải. Người ngồi trong xe
bị xô về phía nào?
A. Bên trái. B. Bên phải.
C. Chúi đầu về phía trước. D. Ngả người về phía sau.
Câu 15: Chọn đáp án đúng. Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là
A. điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
B. phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp
xúc.
C. độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 16: Đơn vị của khối lượng riêng của một chất?
kg g m3
A. B. C. D. Cả A và B.
m3 cm 3 g
Câu 17: Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
A. Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
B. Phương trùng với phương chuyển động của vật trong chất lưu.
C. Ngược với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 18: Có hai lực đồng quy F1 và F2 . Gọi α là góc hợp bởi F1 và F2 và F = F1 + F2 . 2thì:
A. α = 0 0 B. α = 90 0. C. α = 180 0. D. 0 < a < 900
Câu 19: Ba lực có cùng độ lớn bằng 10 N trong đó F1 và F2 hợp với nhau góc 600.Lực F3 vuông góc
mặt phẳng chứa F1 và F2 . Hợp lực của ba lực này có độ lớn.
A. 15 N. B. 30 N. C. 25 N. D. 20 N.
Câu 20: Công thức tính moment lực đối với một trục quay
F d
A. M = F.d B. M = C. M = D. M = F 2 .d
D F
1
Câu 21: Một thanh sắt AB dài, đồng chất, tiết diện đều, được đặt trên bàn sao cho chiều dài của nó
4
nhô ra khỏi bàn. Tại đầu nhô ra B, người ta đặt một lực có độ lớn F hướng thẳng đứng xuống dưới.
Khi lực đạt tới giá trị 40 N thì đầu kia của thanh bắt đầu bênh lên. Tính khối lượng của thanh. Lấy g
= 10m/s2
A. 2 kg. B. 6 kg. C. 5 kg. D. 4 kg.
Câu 22: Theo định luật 1 Newton thì
A. lực là nguyên nhân duy trì chuyển động.
B. một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều nếu nó không chịu tác
dụng của lực nào.
C. một vật không thể chuyển động được nếu hợp lực tác dụng lên nó bằng 0.
D. mọi vật đang chuyển động đều có xu hướng dừng lại do quán tính.
Câu 23: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 2,5 kg làm vận tốc của nó tăng dần
từ 2 m/s đến 6 m/s trong 2 s. Lực tác dụng vào vật có độ lớn bằng
A. 7,5 N. B. 5 N. C. 0,5 N. D. 2,5 N.
Câu 24: Một lực có độ lớn 3 N tác dụng vào một vật có khối lượng 1,5 kg lúc đầu đứng yên. Xác
định quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian 2 s.

Trang 19
A. 4 m. B. 2 m. C. 0 m. D. 6 m.
Câu 25: Trường hợp nào trong các trường hợp kể ra dưới đây lực xuất hiện không phải là lực ma
sát?
A. Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng.
B. Lực xuất hiện khi lốp xe trượt trên mặt đường.
C. Lực xuất hiện làm mòn đế giày.
D. Lực xuất hiện giữa dây cuaroa với bánh xe truyền chuyển động.
Câu 26: Lực căng dây được kí hiệu là
A. F . B. T . C. P . D. T.
Câu 27: Biết thể tích các chất chứa trong bốn bình ở Hình 34.1 bằng nhau, S1 = S2 = S3 = 4S4 ;
cat = 3, 6 nuoc muoi = 4  nuoc . Sự so sánh nào sau đây về áp lực của các chất trong bình tác dụng lên đáy
bình là đúng?

A. F1 = F2 = F3 = F4 B. F1  F4  F2  F3 C. F1  F4  F2 = F3 D. F4  F3  F2 = F1
Câu 28: Một vật nổi được trên bề mặt chất lỏng là do
A. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật lớn hơn trọng lực của vật.
B. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật nhỏ hơn trọng lực của vật.
C. lực đẩy Archimedes tác dụng lên vật cân bằng với trọng lực của vật. D. Tất cả đều sai.

II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)


Bài 1: Phương trình chuyển động và độ lớn vận tốc của hai chuyển động có đồ thị ở Hình 7.2 là:

Bài 2: Một vật có khối lượng m = 10 kg, chịu tác dụng của lực kéo F K hợp với phương ngang một
góc 300 và lực ma sát có hệ số ma sát µ = 0,2. Lấy g = 10m/s2. Biết vật chuyển động nhanh dần trên
mặt ngang không vận tốc đầu, sau khi đi được 100 m vật đạt vận tốc 20 m/s. Lực kéo tác dụng lên
vật có độ lớn là bao nhiêu?
Bài 3: Một con tàu vượt biển lớn bị mắc cạn gần đường bờ biển (tương tự trường hợp của tàu Costa
Concordia vào ngày 13/01/2012 tại Ý) và nằm nghiêng ở một góc như

Trang 20
Hình 14.7. Người ta đã sử dụng các tàu cứu hộ để gây ra một lực F = 5,0.105 N tác dụng vào điểm A
của tàu theo phương ngang để giúp tàu thẳng đứng trở lại. Xác định moment lực của lực tác dụng
này tương ứng với trục quay đi qua điểm tiếp xúc của tàu với mặt đất.

Trang 21
Đáp án chi tiết đề số 3
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là: A.
Mục tiêu của Vật lí là: khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và
năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô.
Câu 2: Đáp án đúng là: D
D – sai vì năm là đơn vị đo thời gian.
Câu 3: Đáp án đúng là D
Giá trị của cường độ dòng điện trung bình trong mạch chính là
I = I1 + I2 = 2, 0A + 1,5A = 3,5A
Sử dụng (1) ta có
ΔI = ΔI1 + ΔI 2 = 0,1A + 0, 2A = 0,3A
Do đó, kết quả là I = (3,5  0,3)A
Câu 4: Đáp án đúng là C
d 0
Vận tốc trung bình trên cả đoạn đường đi và về: v tb = = = 0km / h
t1 + t 2 t1 + t 2
Câu 5: Đáp án đúng là C
s1 s s
Thời gian xe đi nửa đoạn đường đầu là: t1 = = =
v1 2.15 30
s2 s s
Thời gian đi nửa đoạn đường cuối là: t 2 = = =
v 2 2.25 50
s s
Tốc độ trung bình trên cả đoạn đường là: v tb = = = 18, 75km / h
t1 + t 2  1 1 
s  + 
 30 50 
Câu 6: Đáp án đúng là C
Biểu đồ khi bơi ngược dòng.

Vận tốc tổng hợp: v = vng − vn = 2,5 − 1, 2 = 1,3m / s theo hướng Bắc.
Câu 7: Đáp án đúng là: C
Phương trình mô tả vận tốc theo thời gian có dạng: v = vo + at
Đối chiếu với các đáp án thì đáp án C là chính xác.
Câu 8: Đáp án đúng là D
110
0−
v − v0 3, 6
Gia tốc: a = = = −5m / s 2
t 6,1
Câu 9: Đáp án đúng là A
Trang 22
Ta có: v0 = 100m / s;a = −4m / s 2 ; v = 0
v − v0
v = v 0 + at  t = = 25s
a
Câu 10: Đáp án đúng là C
Quãng đường mà quả bóng bay được sau 20 s kể từ
lúc bắt đầu chuyển động được tính bằng diện tích của
phần đồ thị được tô màu xanh.

1 1
s = s1 + s 2 =  5 15 + 15 10 = 37,5 + 75 = 112,5m
2 2
Câu 11. Đáp án đúng là C
+ Chọn chiều dương là chiều chuyển động của hai xe, gốc toạ độ tại vị trí A, gốc thời gian lúc xe
máy chuyển động
+ Phương trình chuyển động: x = x 0 + vt
+ Xe máy có: x 0 = 0; v m = 36km / h  x m = 36t
+ Xe đạp có: x0 d = 36km; vd = 5m / s = 18km / h  x d = 36 + 18t
+ Khi hai xe đuổi kịp nhau: xm = xĐ
 36t = 36 + 18t  t = 2h ⇒Hai xe gặp nhau lúc 9h15 phút
Câu 12: Đáp án đúng là: A
Vận tốc của vật khi chạm đất: v = 2gh = 2.9,8  9,8 = 9,8 2m / s
Câu 13: Đáp án đúng là: D.
Tầm xa của một chuyển động ném xiên phụ thuộc vào các yếu tố:
- Vận tốc ném ban đầu.
- Góc ném (góc hợp bởi phương ngang và phương của vận tốc ban đầu).
- Độ cao của vị trí ném vật.
Câu 14: Đáp án đúng là: A.
A - đúng vì theo định luật quán tính, người có xu hướng bảo toàn vận tốc đang có, do ngồi trên xe
đang chuyển động thẳng nên người có vận tốc bằng với vận tốc của xe khi đó. Khi xe đột ngột rẽ
phải thì người có xu hướng nghiêng về bên phải.
Câu 15: Đáp án đúng là: D.
Đặc điểm của lực ma sát nghỉ là:
- Điểm đặt trên vật ngay tại vị trí tiếp xúc của hai bề mặt.
- Phương tiếp tuyến và ngược chiều với xu hướng chuyển động tương đối của hai bề mặt tiếp xúc.
- Độ lớn lực ma sát nghỉ bằng độ lớn của lực tác dụng gây ra xu hướng chuyển động.
Câu 16: Đáp án đúng là: D.
m
A, B – đúng vì khối lượng riêng có biểu thức là  = trong đó m là khối lượng, V là thể tích.
V
Câu 17: Đáp án đúng là: D.
Lực cản của chất lưu có đặc điểm:
- Điểm đặt tại trọng tâm của vật.
- Cùng phương, ngược chiều với chiều chuyển động của vật trong chất lưu.
Trang 23
Câu 18: Đáp án đúng là: B.
B - đúng vì trường hợp này hai lực đồng quy F1 và F2 là hai lực vuông góc nên góc xen giữa hai lực
bằng 90 độ.
Câu 19: Đáp án đúng là: D.
D - đúng vì

- Độ lớn hợp lực của hai lực F1 và F2 là F1,2 = 2  F1  cos = 2 10  cos 30 = 10 3N
2
- Lực F3 vuông góc mặt phẳng chứa F1 và F2 nên F3 vuông góc với F1,2 suy ra độ lớn của hợp lực là:
Câu 20: Đáp án đúng là: A.
Công thức tính moment lực đối với một trục quay là M = F.d trong đó F là độ lớn của lực tác dụng,
d là cánh tay đòn.
Câu 21: Đáp án đúng là: D.
Gọi O là điểm bắt đầu nhô ra của thanh sắt, O chính là trục quay của thanh, G là trọng tâm của thanh.

Khi đầu A của thanh bắt đầu bênh lên, ta có


M F = M p  F .OB = P.OG
 F.OB = m  g.OG
AB
AB
F OB 40 4
m=  =  = 4kg
g OG 10 AB
4
Câu 22: Đáp án đúng là: B
Theo định luật 1 Newton thì một vật sẽ giữ nguyên trạng thái đứng yên hoặc chuyển động thẳng đều
nếu nó không chịu tác dụng của lực nào.
Câu 23: Đáp án đúng là: B
v − v0 6 − 2
Gia tốc: a = = = 2m / s 2 Lực tác dụng: F = ma = 2,5.2 = 5N
t 2
Câu 24: Đáp án đúng là A
F at 2 2.22
Ta có: a = = 2m / s 2  s = v0 t + = 0+ = 4m
m 2 2
Câu 25: Đáp án đúng là A
Lực xuất hiện khi lò xo bị biến dạng là lực đàn hồi của lò xo. Lực này không phải lực ma sát.
Câu 26: Đáp án đúng là B.
Lực căng dây được kí hiệu là T
Câu 27: Đáp án đúng là: C
Áp lực có độ lớn bằng trọng lượng P của vật tác dụng lên mặt đáy.
Trọng lượng: P = mg
Mà khối lượng m = ρV
Do thể tích của chất lỏng ở các bình bằng nhau, mà cat = 3, 6 nuoc muoi = 4 nuoc nên có:

Trang 24
 mcat = 3, 6m nuoc muoi = 4m nuoc  Pcat = 3, 6Pnuoc muoi = 4Pnuoc
 Fcat = 3, 6Fnuoc muoi = 4Fnuoc  F1 = 3, 6F4 = 4F2 = 4F3  F1  F4  F2 = F3
Câu 28: Đáp án đúng là: C
Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng
lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Vật nổi được trên mặt nước là do lực đẩy Archimedes
tác dụng lên vật cân bằng với trọng lực của vật.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: - Vật (1) được biểu diễn trên đồ thị có chiều chuyển động ngược chiều dương.
Tại thời điểm t = 0 thì vật (1) xuất phát từ vị trí có độ dịch chuyển 60 m.
0 − 60
Vận tốc = độ dốc của đồ thị = = −10km / h
6−0
Phương trình chuyển động của vật (1): d1 = 60 − 10t(km)
- Vật (2) xuất phát từ gốc tọa độ, chuyển động theo chiều dương.
60 − 0
Vận tốc = độ dốc của đồ thị = = 12km / h
5−0
Phương trình chuyển động của vật (2): d 2 = 12t(km)
Bài 2:

Chọn hệ trục tọa độ Oxy như hình vẽ, chiều dương cùng chiều chuyển động của vật.
Các lực tác dụng lên vật gồm FK , Fms , P, N có phương và chiều như hình vẽ.
Viết phương trình định luật II Niuton:
FK + Fms + P + N = ma
Chiếu phương trình (1) lên hệ trục tọa độ Oxy
Ox: FK.cosα – Fms = ma (2)
Oy: N + FK.sinα – P = 0 (3)
 mg + ma
Từ (2) và (3) suy ra: FK =
cos  +   sin 
v 2 − v02 202 − 02
Ta có: v − v = 2as  a =
2 2
0 = = 2m / s 2
2s 2.100
0, 2 10 10 + 10  2
 FK = = 41, 4N
cos 30 + 0, 2  sin 30
Bài 3:
Ta có: M = F  d = 5 105  30  cos10 = 1, 48 107 N.m

Trang 25
ĐỀ SỐ 4 ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
NĂM HỌC 2022 – 2023
Thời gian làm bài: (không kể thời gian giao đề)
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Chọn chữ cái đứng trước câu trả lời mà em cho là đúng nhất. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25
điểm.
Câu 1: Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình
tìm hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
A. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để
đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để
kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để
thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả
để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
B. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để
đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm
để thu thập dữ liệu. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay
loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
C. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để
đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô
hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết. Sau đó xử lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận,
điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban đầu. Rút ra kết luận.
D. Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu. Đối chiếu với các lí thuyết đang có để
đề xuất giả thuyết nghiên cứu. Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để
kiểm chứng giả thuyết. Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để
thu thập dữ liệu.
Câu 2: Nêu những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp?
A. Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
B. Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự
động hóa.
C. Giúp giải phóng sức lao động của con người.
D. Cả A, B và C.
Câu 3: Hãy nêu một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện?
A. đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
B. quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
C. sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Kể tên một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng mà em biết?
A. Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
B. Diện tích có đơn vị đo là 2 m .
C. Thể tích có đơn vị đo là 3 m .
D. Cả A, B và C.
Câu 5: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
x1 + x2 ++ xn Δx
A. x = x  Δx B. x = C. x = D. x = Δx  x
n x

Trang 26
Câu 6: Chọn đáp án đúng
A. quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
B. tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định, đường đó gọi là
quỹ đạo.
C. chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
D. cả A, B và C đều đúng.
Câu 7: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A, B và C. Cho AB =
200 m, BC = 300 m. Một người xuất phát từ A qua B đến C rồi quay lại B và dừng lại ở B. Hỏi quãng
đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả chuyến đi là bao nhiêu? Chọn gốc tọa độ tại
A.
A. s = 800 m và d = 200 m. B. s = 200 m và d = 200 m.
C. s = 500 m và d = 200 m. D. s = 800 m và d = 300 m.
Câu 8: Biểu thức nào sau đây là biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển
động, (2) là hệ quy chiếu chuyển động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên.
A. d13 = d12 + d 23 B. d12 = d13 + d 23 C. d12 = d13 + d 23 D. d 23 = d12 + d13
Câu 9: Một chiếc phà chạy xuôi dòng từ A đến B mất 3h, khi chạy ngược dòng về mất 6h. Hỏi nếu
phà tắt máy trôi theo dòng nước thì từ A đến B mất bao lâu?
A. 12 h. B. 10 h. C. 9 h. D. 3 h.
Câu 10: Chọn đáp án đúng.
A. Khi a = 0: chuyển động thẳng đều, vật có độ lớn vận tốc không đổi.
B. Khi a ≠ 0 và bằng hằng số: chuyển động thẳng biến đổi đều, vật có độ lớn vận tốc tăng hoặc
giảm đều theo thời gian.
C. Khi a ≠ 0 nhưng không phải hằng số: chuyển động thẳng biến đổi phức tạp.
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 11: Một đoàn tàu đang chạy với vận tốc 36 km/h thì hãm phanh chuyển động thẳng chậm dần
đều để vào ga. Sau 2 phút thì dừng lại ở sân ga. Tính quãng đường mà tàu đi được trong thời gian
hãm phanh. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của tàu.
A. 400 m. B. 500 m. C. 120 m. D. 600 m.
Câu 12: Một vật ở độ cao 5 m so với mặt đất, được truyền vận tốc ban đầu v0 = 2m / s . Theo phương
ngang. Xác định thời gian rơi của vật. Lấy g = 10m/s2.
A. 1 s. B. 2 s. C. 3 s. D. 4 s.
Câu 13: Biết F1 = 25 N, F2 = 10 N, F3 = 10 N. Moment của các lực trong Hình 21.1: M ;M ;M
M (F1) ; M (F2) ; M(F3) đối với trục quay lần lượt là

A -8 N.m; 8,5 N.m; 0. B. -0,8 N.m; 8,5 N.m; 0.


C. 8 N.m; 8,5 N.m; 0. D. 8,5 N.m; -8 N.m; 0.
Câu 14: Hai lực khác phương F1 và F2 có độ lớn F1 = F2 = 20N, góc tạo bởi hai lực này là 60°. Hợp
lực của hai lực này có độ lớn là
A. 14,1 N. B. 20 3N. C. 17,3 N. D. 20 N.

Trang 27
Câu 15: Phát biểu nào sau đây về phép tổng hợp lực là sai?
A. Xét về mặt toán học, tổng hợp lực là phép cộng các vectơ lực cùng tác dụng lên một vật.
B. Lực tổng hợp có thể xác định bằng quy tắc hình bình hành, quy tắc tam giác lực hoặc quy tắc đa
giác lực.
C. Độ lớn của lực tổng hợp có thể lớn hơn, nhỏ hơn hoặc bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần.
D. Lực tổng hợp là một lực thay thế các lực tác dụng đồng thời vào cùng một vật, có tác dụng tương
đương các lực thành phần.
Câu 16: Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi xuống, khi đó độ lớn giữa lực đẩy
Archimedes và trọng lượng của vật như thế nào?
A. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes bằng trọng lượng của vật.
B. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng của vật.
C. Độ lớn giữa lực đẩy Archimedes lớn hơn trọng lượng của vật.
D. Không xác định được.
Câu 17: Chọn phát biểu đúng.
A. Áp suất nước ở đáy bình chứa chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt đáy.
B. Áp suất chất lỏng phụ thuộc vào hình dạng và kích thước của bình chứa.
C. Áp suất chất lỏng tại một điểm bất kì trong chất lỏng có tác dụng như nhau theo mọi hướng.
D. Tại một điểm bất kì trong chất lỏng, áp suất chất lỏng có chiều hướng xuống.
Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai:
Khi căng một sợi dây bằng cách buộc sợi dây vào giá đỡ và treo vật nặng lên thì:
A. Lực căng dây xuất hiện chống lại xu hướng bị kéo giãn.
B. Vật chịu tác dụng của trọng lực và lực căng dây.
C. Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật là hai lực cân bằng.
D. Độ lớn của lực căng là như nhau tại tất cả các điểm trên dây, nếu dây đứng yên.
Câu 19: Một ô tô đang chuyển động trên mặt đường, lực tương tác giữa bánh xe với mặt đường là:
A. ma sát lăn. B. ma sát trượt. C. ma sát nghỉ. D. lực quán tính.
Câu 20: Tác dụng vào vật có khối lượng 3 kg đang đứng yên một lực theo phương ngang thì vật này
chuyển động nhanh dần đều với gia tốc 1,5 m/s2. Độ lớn của lực này là
A. 3 N. B. 4,5 N. C. 1,5 N. D. 2 N.
Câu 21: Một người kéo xe hàng trên mặt sàn nằm ngang, lực tác dụng lên người để làm người chuyển
động về phía trước là lực mà
A. người tác dụng vào xe. B. xe tác dụng vào người.
C. người tác dụng vào mặt đất. D. mặt đất tác dụng vào người.
Câu 22: Viên đạn rơi xuống đất cách điểm bắn theo phương nằm ngang bao nhiêu mét?
A. 250 m. B. 303 m. C. 757,5 m D. 245,7 m.
Câu 23: Chuyển động nào dưới đây có thể coi như là chuyển động rơi tự do?
A. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương nằm ngang.
B. Chuyển động của một viên bi sắt được ném theo phương xiên góc.
C. Chuyển động của một viên bi sắt được thả rơi.
D. Chuyển động của một viên bi sắt được ném lên cao.
Câu 24: Một vật rơi tự do khi chạm đất thì vật đạt vận tốc v = 25 m/s. Hỏi vật được thả rơi từ độ cao
nào? Lấy g = 10m/s2 .
A. 21,25 m. B. 31,25 m. C. 11,25 m. D. 27,25 m.

Trang 28
Câu 25: Trong một thí nghiệm cho hai địa điểm A và B cách nhau 300 m, lấy hai vật cho chuyển
động. Khi vật 1 đi qua A với vận tốc 20 m/s, chuyển động chậm dần đều về phía B với gia tốc 1
m/s2thì vật 2 bắt đầu chuyển động đều từ B về A với vận tốc 8 m/s. Chọn gốc tọa độ tại A, chiều
dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A. Viết phương trình tọa độ của hai vật
1 1
A. xA = 20t – t2; xB = 300 – 8t. B. xA = 40t – t2; xB = 500 – 4t.
2 2
C. xA = 10t – 2t2; xB = 100 – 8t. D. xA = 20t – t2; xB = 300 – 4t.
Câu 26: Nếu t0 = 0 với vật chuyển động thẳng biến đổi đều. Chọn đáp án đúng.
A. Phương trình vận tốc là v = v0 + a.t
1
B. Phương trình độ dịch chuyển d = v0  t +  a  t 2
2
C. Phương trình liên hệ giữa a, v và d là v 2 − v02 = 2  a  d
D. Cả A, B và C đều đúng.
Câu 27: Biểu thức tính gia tốc trung bình
Δv v 2 − v1 Δt Δt s d
A. a tb = = B. a tb = = C. a tb = D. a tb =
Δt Δt Δv v 2 − v l Δt Δt
Câu 28: Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi nào?
A. luôn luôn bằng nhau.
B. khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều.
C. khi vật chuyển động thẳng.
D. khi vật không đổi chiều chuyển động.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Một thanh đồng chất có chiều dài L, trọng lượng 200 N, treo một vật có trọng lượng 450 N
vào thanh như Hình 21.2. Các lực F1 , F2 của thanh tác dụng lên hai điểm tựa có độ lớn lần lượt là bao
nhiêu?

Bài 2: Một chú khỉ diễn xiếc treo mình cân bằng trên dây thừng như Hình 17.3. Xác định lực căng
xuất hiện trên các đoạn dây OA, OB. Biết chú khỉ có khối lượng 7 kg. Lấy g = 9,8 m/s2.

Bài 3: Một vật có trọng lượng riêng 22 000 N/m3. Treo vật vào một lực kế rồi nhúng vật ngập trong
nước thì lực kế chỉ 30 N. Hỏi nếu treo vật ở ngoài không khí thì lực kế chỉ bao nhiêu? Lấy trọng lượng
riêng của nước là 10 000 N/m3.

Trang 29
Đáp án chi tiết đề số 4
I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)
Câu 1: Đáp án đúng là: A.
Quá trình nghiên cứu của các nhà khoa học nói chung và nhà vật lí nói riêng chính là quá trình tìm
hiểu thế giới tự nhiên. Quá trình này gồm các bước như sau:
- Quan sát hiện tượng để xác định đối tượng nghiên cứu.
- Đối chiếu với các lí thuyết đang có để đề xuất giả thuyết nghiên cứu.
- Thiết kế, xây dựng mô hình lí thuyết hoặc mô hình thực nghiệm để kiểm chứng giả thuyết.
- Tiến hành tính toán theo mô hình lí thuyết hoặc thực hiện thí nghiệm để thu thập dữ liệu. Sau đó xử
lí số liệu và phân tích kết quả để xác nhận, điều chỉnh, bổ sung hay loại bỏ mô hình, giả thuyết ban
đầu.
- Rút ra kết luận.
Câu 2: Đáp án đúng là: D.
Những ảnh hưởng của vật lí đến lĩnh vực công nghiệp:
- Là động lực của cuộc cách mạng công nghiệp.
- Nhờ vật lí mà nền sản xuất thủ công nhỏ lẻ được chuyển thành nền sản xuất dây chuyền, tự động
hóa.
- Giúp giải phóng sức lao động của con người.
Câu 3: Đáp án đúng là: D.
Một số biện pháp an toàn khi sử dụng điện:
- đảm bảo các thiết bị sử dụng điện phải có hệ thống cách điện an toàn.
- quan sát, chỉ dẫn các biển báo tín hiệu nguy hiểm.
- sử dụng các phương tiện bảo hộ, an toàn.
Câu 4: Đáp án đúng là: D.
Một số đại lượng vật lí và đơn vị của chúng ví dụ như:
- Cường độ dòng điện có đơn vị là A.
- Diện tích có đơn vị đo là 2 m .
- Thể tích có đơn vị đo là 3 m .
Câu 5: Đáp án đúng là: A.
Khi tiến hành đo đạc giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng: x = x  Δx trong
đó Δx là sai số tuyệt đối của phép đo, x là giá trị trung bình của đại lượng cần đo khi tiến hành phép
đo nhiều lần.
Câu 6: Đáp án đúng là: D.
- Quỹ đạo là đường nối những vị trí liên tiếp của vật theo thời gian trong quá trình chuyển động.
Hoặc có thể định nghĩa tập hợp tất cả các vị trí của một vật chuyển động tạo ra một đường nhất định,
đường đó gọi là quỹ đạo.
- Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng.
Câu 7: Đáp án đúng là A.
Quãng đường đi được là s = AB + BC + BC = 200 + 300 + 300 = 800 (m).
Độ lớn độ dịch chuyển là d = AB = 200 (m).
Câu 8: Đáp án đúng là: A.
Biểu thức tính độ dịch chuyển tổng hợp nếu gọi (1) là vật chuyển động, (2) là hệ quy chiếu chuyển
động, (3) là hệ quy chiếu đứng yên: d13 = d12 + d 23
Câu 9: Đáp án đúng là: A.
Trang 30
Gọi v13 là vận tốc của phà đối với bờ sông
v12 là vận tốc của phà đối với dòng nước
v23 là vận tốc của dòng nước đối với bờ sông
s
Khi đi xuôi dòng v13 x = = v12 + v23
3
s
Khi đi ngược dòng v13n = = v12 − v23
6
s
Từ (1) và (2) suy ra v23 =
12
s s
Nếu phà tắt máy trôi theo dòng sông thì t = = = 12h
v 23 s
12
Câu 10: Đáp án đúng là: D.
Cả ba đáp án A, B, C đều đúng.
Câu 11: Đáp án đúng là: D.
Đổi 36 km/h = 10 m/s; 2 phút = 120 giây.
v − v0 0 − 10 1
- Gia tốc của tàu là: a = = = − m / s2
Δt 120 12
- Quãng đường tàu đi được là:
1 1  1
s = d = v 0  t +  a  t 2 = 10 120 +   −  120 2 = 600m
2 2  12 
Câu 12: Đáp án đúng là: A.
2.h 2.5
Ta có: t = = = 1s
g 10
Câu 13: Đáp án đúng là: D
Chọn chiều dương là chiều ngược chiều quay của kim đồng hồ và áp dụng công thức: M = F.d.
M F1 = F1d1 = 25  0,80  sin 250 = 8,5N  m
M F2 = −F2d 2 = −10.0,80 = −8N  m
M F3 = F3d3 = 10.0 = 0N  m
Câu 14: Đáp án đúng là: B
( )
F = F12 + F22 + 2F1F2  cos F1 , F2 = 202 + 20 2 + 2  20  20  cos 60 = 20 3N

Câu 15: Đáp án đúng là: C


C − sai vì F1 − F2  F  F1 + F2
Câu 16: Đáp án đúng là: B
Trạng thái nổi lên hay chìm xuống của vật ở trong nước phụ thuộc vào chênh lệch độ lớn giữa trọng
lực và lực đẩy Archimedes tác dụng vào vật. Một vật ở trong lòng chất lỏng và đang chuyển động đi
xuống, có nghĩa là, độ lớn giữa lực đẩy Archimedes nhỏ hơn trọng lượng (độ lớn của trọng lực) của
vật.
Câu 17: Đáp án đúng là: C
A, B – sai vì áp suất nước ở đáy bình phụ thuộc cả vào độ sâu của đáy bình so với với mặt thoáng
của chất lỏng,
D – sai chất lỏng truyền áp suất theo mọi hướng.
Trang 31
Câu 18: Đáp án đúng là: C
Lực căng dây tác dụng lên giá treo và trọng lực của vật không phải là hai lực cân bằng, do 2 lực này
không tác dụng vào cùng 1 vật:
- Lực căng dây tác dụng lên giá treo có điểm đặt là điểm tiếp xúc giữa dây và giá treo.
- Trọng lực thì có điểm đặt là ở trọng tâm của vật.
Câu 19: Đáp án đúng là A
Lực ma sát lăn sinh ra khi một vật lăn trên bề mặt của vật khác. Bánh xe lăn trên mặt đường nên lực
tương tác giữa bánh xe và mặt đường là lực ma sát lăn.
Câu 20: Đáp án đúng là: B
Ta có: F = ma = 3.1,5 = 4,5N
Câu 21: Đáp án đúng là: D
Người tác dụng lực lên mặt đất hướng về phía sau, mặt đất tác dụng lực lên người hướng về phía
trước. Lực do mặt đất tác dụng lên người giúp cho người chuyển động về phía trước.
Câu 22: Đáp án đúng là C
Tầm xa: L = v0 t = 250.3, 03 = 757,5m
Câu 23: Đáp án đúng là: C
A – chuyển động ném ngang
B – chuyển động ném xiên
C – rơi tự do
D – chuyển động chậm dần đều.
Câu 24: Đáp án đúng là B
Thời gian từ lúc vật rơi đến khi chạm đất là:
v 25
v = gt = t = = = 2,5s
g 10
Vật được thả rơi từ độ cao là:
1 1
h = s = gt 2 = 10  2,52 = 31, 25m
2 2
Câu 25: Đáp án đúng là A
+ Theo bài ra gốc tọa độ tại A, chiều dương từ A đến B, gốc thời gian là lúc vật 1 qua A
+ Đối với vật qua A:
x 0A = 0(m); v0A = 20(m / s);a A = −1( m / s 2 ) ;
x A = 20t − 0,5  t 2 ; v A = 20 − t
+ Đối với vật qua B: x 0B = 300(m); v0B = −8(m / s);a B = 0 ( m / s 2 ) ; x B = 300 − 8t
Câu 26: Đáp án đúng là: D.
Vật chuyển động thẳng biến đổi đều nếu t0 = 0
- Phương trình vận tốc là v = v0 + a.t
1
- Phương trình độ dịch chuyển d = v0  t +  a  t 2
2
- Phương trình liên hệ giữa a, v và d là v 2 − v02 = 2  a  d
Câu 27: Đáp án đúng là: A.
Δv v2 − v1
Biểu thức tính gia tốc trung bình là atb = =
Δt Δt
Câu 28: Đáp án đúng là B.
Trang 32
Tốc độ trung bình bằng độ lớn vận tốc trung bình khi vật chuyển động thẳng và không đổi chiều
chuyển động.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Bài 1: Các lực thành phần theo phương Oy cân bằng nhau hình dưới.

F1 + F2 - 200 - 450 = 0 (1)


Áp dụng quy tắc moment lực đối với trục quay tại A:
L 3L
 200  sin 90 +  450  sin 90 = LF2  sin 90
2 4
Từ (1) và (2) suy ra F1 = 212N; F2 = 438N
Bài 2:

Trọng lượng của con khỉ: P = mg = 68,6 N.


Khi vật cân bằng : T1 + T2 + P = 0
Các lực thành phần theo trục Oy cân bằng nhau: T1 sin18 + T2 sin 26 − P = 0
Các lực thành phần theo trục Ox cân bằng nhau: T1 cos18 = T2 cos 26
Từ (1) và (2)
 T1 = 88, 6N; T2 = 93,9N
Bài 3: Khi nhúng vật vào trong nước thì vật chịu thêm lực đẩy Archimedes nên số chỉ của lực kế giảm
xuống. Số chỉ của lực kế khi để ngoài không khí chính là trọng lượng của vật.
Khi vật cân bằng trong nước:
dn
P − FA = F  P − P=F
dv
F 30
Do đó, ta có: P = = = 55N
dn 10000
1− 1−
dv 22000

Trang 33

You might also like