- Ngành nghề kinh doanh đa dạng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

2.

Phân tích về công ty CP may Nhà Bè

2.1. Ma trận SWOT công ty CP may Nhà Bè

1. Thế mạnh (S)


- Ngành nghề kinh doanh đa dạng:
+ Sản xuất và bán lẻ hàng may mặc cho thị trường trong nước
+ Sản xuất hàng may mặc xuất khẩu cho thị trường quốc tế
+ Các hoạt động đầu tư, thương mại dịch vụ khác
- Thị trường rộng lớn:
+ Thị trường trong nước: NBC có mạng lưới các điểm bán hàng rộng khắp các tỉnh thành trong cả
nước và đội ngũ bán hàng tận tâm.
+ Thị trường quốc tế:
Trong nhiều năm, NBC đã tái khẳng định vị trí dẫn đầu ở các thị trường trong nước và quốc tế.
Hiện tại, NBC là đơn vị sản xuất cho những nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới với những đối tác
như:
BỘ VEST NAM VÀ CÁC SẢN PHẨM THỜI TRANG KHÁC
Thị trường Hoa Kỳ và Canada: Alfani, Ben Sherman, Daniel Hechter, DKNY, Dockers, Izod,
J.C.Penney, Jones New York, Joseph & Feiss, Kenneth Cole, Kohls, Karl Lagerfeld, Lord & Taylor,
Macy’s Men’s Store, Marc Ecko, Nautica, Jos. A. Banks, Michael Kors, Pierre Cardin, Perry Ellis,
Reitmans, Tommy Hilfiger, Van Heusen.
Thị trường Châu Âu và Anh: Andrew Fezza Signature Collection, Angelo Litrico, Burton, Brice,
Canda, Centaur, Debenhams, El Corte Ingles, F&F, Formens, George, Greenwoods, H&M, Jules,
Karl Jackson, Marks & Spencer, Matalan, Montego, Moss Bros, Next, P&C, Primark, River Island,
Topman, We Fashion.
Thị trường Nhật Bản: Aoki & Aoyama, Itochu, Mitsui,…
BỘ VEST NỮ VÀ CÁC SẢN PHẨM THỜI TRANG KHÁC
Thị trường Hoa Kỳ: BCBG, Chaps, Calvin Klein, Danny & Nicole, Express, Kenneth Cole, Marc By
Marc Jacobs, Ralph Lauren, Reitmans, T.Tahari,...
Thị trường Châu Âu và Anh: Adolfo Dominguiez, Bonita, Betty Barclay, Debenhams, Dunnes,
George, Mango, Melon, Metro, Miss Selfridge, Montego, PuntRoma, Orsay, River Island, Tom
Tailor, Topshop, Van Heusen, We Fashion,…
Thị trường Nhật Bản: Full Mark, Kansai Yamamoto, Regal,…
Thị trường Úc: Target, CK PVH, Pierre Cardin, Harris Scarfe, Sportscraft, Saba,...
ÁO KHOÁC NAM
Thị trường Hoa Kỳ: Kenneth Cole, Nautica, Reitmans, Tommy Hilfiger,…
Thị trường Châu Âu: Burton, C&A, Debanhams, Dunnes, Matalan, Montego, Moss Bros, Next,
New Look, Primark, River Island, S.Oliver, Topman.
QUẦN DENIM
Thị trường Hoa Kỳ: DKNY, J.C.Penney, Tommy Hilfiger, VF Lee,…
ĐỒ THỂ THAO
Thị trường Hoa Kỳ: Columbia, Nike, Patagonia, The North Face, Under Amour,...
Thị trường Châu Âu: Adidas, Helly Hansen, Mamut, Puma,...
SƠ MI
Thị trường Hoa Kỳ: Calvin Klein, Gap, Geoffrey Beene, Izod, Nautica, Port Authority, The
Aviator,...
Thị trường châu Âu: Celio, Monoprix Homme, Perry Ellis Portfolio, Ted Baker, Van Heusen,…
Thị trường Nhật Bản:
Aoki & Aoyama, Full Mark, Itochu, Kansai Yamamoto, Mitsui and Regal,...
KHẨU TRANG VẢI - ĐỒ BẢO HỘ Y TẾ
Thị trường Hoa Kỳ: Walmart...
Thị trường Châu Âu: Costco,...
Thị trường Nhật Bản: Aoki…
- Công nghệ hiện đại:
Tại NBC, dây chuyền sản xuất theo một quy trình thống nhất, được kiểm soát chặt chẻ và khoa học từ
nguyên phụ liệu đầu vào cho đến thành phẩm cuối cùng. Áp dụng công nghệ sản xuất tinh gọn Lean và
hệ thống quản trị Lean ERP song song với việc đẩy mạnh công tác cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm diễn ra liên tục để đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng ngay tại xưởng sản xuất.
Đặc biệt hiện nay, NBC xây dựng và áp dụng nhiều giải pháp để bảo vệ môi trường, tiết kiệm trong quá
trình sản xuất như: đầu tư hệ thống lò hơi hiện đại, hệ thống xử lý nước thải tiên tiến, hệ thống đèn led,
phân loại rác công nghiệp, hệ thống năng lượng điện mặt trời…
- Vị trí cao trên thị trường, thương hiệu uy tín, hình ảnh tốt:
Trong hơn 40 năm hình thành và phát triển Công ty cổ phần May Nhà Bè NBC đã tạo được uy tín với
khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm và xây dựng được một đội
ngũ cán bộ, công nhân viên vững mạnh, đoàn kết. Hiện nay công ty công ty đã phát triển thành một tổng
công ty với 37 đơn vị và xí nghiệp thành viên, hơn 25.000 cán bộ công nhân viên hoạt động trên các lĩnh
vực.
2. Những điểm yếu (W)
- Nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do đó, công
ty có thể sẽ gặp rủi ro khi giá nguyên vật liệu trên thế giới có những biến động bất thường, dẫn đến việc
tăng giá nguyên liệu đầu vào.
- Lao động chủ yếu là lao động phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh nghiệm còn chiếm tỷ lệ
nhỏ
3. Những cơ hội (O)
- Chính sách hỗ trợ :
Nhà nước hỗ trợ từ nguồn vốn ngân sách, vốn ODA đối với các dự án quy hoạch phát triển vùng
nguyên liệu, trồng bông, trồng dâu, nuôi tằm; đầu tư các công trình xử lý nước thải; quy hoạch các
cụm công nghiệp dệt; xây dựng cơ sở hạ tầng đối với các cụm công nghiệp mới; đào tạo và nghiên
cứu của các viện, trường và trung tâm nghiên cứu chuyên ngành dệt – may.
- Xã hội: Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" được phát động, đã tạo
thêm thời cơ mới để phát triển thị trường dệt may trong nước đầy tiềm năng
- Nhu cầu xuất khẩu tăng: con số kim ngạch xuất khẩu 10,5 tỷ USD/ năm, thị trường xuất khẩu mở
rộng ra nhiều quốc gia trên thế giới, đứng thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) về kim ngạch xuất khẩu dệt
may vào hai thị trường lớn là Mỹ và Nhật.
Đặc biệt - Ưu đãi cho hàng xuất khẩu:
+ Hội nhập, nhất là gia nhập WTO mang lại nhiều lợi thế đó là: xuất khẩu không bị khống chế quota;
một số thị trường đang đối xử phân biệt về thuế, sẽ đưa thuế nhập khẩu xuống bình thường; được
hưởng những lợi ích từ môi trường đầu tư. ,
+ Hàng dệt may XK vào Nhật sẽ được hưởng thuế suất 0%, thay cho mức thuế khoảng 10%. - Vốn
đầu tư tăng: Chỉ tính trong 4 tháng đầu năm 2010, đã có 18 dự án FDI đầu tư vào ngành dệt may
được cấp phép, với vốn đăng ký hơn 20 triệu USD.
4. Những thách thức (T)
-Cạnh tranh:
+Sản phẩm: Thách thức lớn nhất : có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực này, sẽ có
rất nhiều cạnh tranh từ các nước xuất khẩu mạnh như Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh .. Năm 2008,
Trung Quốc sẽ bỏ hạn ngạch dệt may, sản phẩm của “người khổng lồ” này đang tràn ngập thế giới và
cả thị trường VN.
Nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước đang rất phát triển:cty TNHH dệt may Thái Tuấn,cty dệt may
Thắng Lợi,cty CP dệt may Thành Công… …
+Cạnh tranh giá: tình hình dệt may Việt Nam sẽ còn gặp rắc rối hơn nữa khi giá hàng hoá tại các thị
trường nhập khẩu chủ chốt như Mỹ, châu Âu cắt giảm 20%. Riêng Mỹ giảm nhập hàng dệt may Việt
nam tới 15%.
-Nhu cầu,tâm lí:
+ Trong nước:Tâm lý sính ngoại, ham rẻ và định kiến “chê” hàng Việt Nam nghèo nàn về mẫu mã của
nhiều người tiêu dùng trong nước.
+Nước ngoài: Nhu cầu hàng hóa của thị trường Mỹ, châu Âu, Nhật Bản sẽ giảm mạnh. Mức tiêu dùng
hàng may mặc cao cấp sẽ giảm. Đặc biệt, Mỹ sẽ giảm nhập khẩu trên 15% hàng dệt may. Sức tiêu thụ
của thị trường Mỹ, châu Âu giảm nên dĩ nhiên đơn đặt hàng may xuất khẩu sang các thị trường ấy
cũng bị giảm theo
-Môi trường Kinh tế:
+tình hình suy thoái kinh tế thế giới đang tác động trực tiếp đến ngành dệt-may, đặt doanh nghiệp
trước những khó khăn thách thức
+cảnh báo về vấn đề phá sản đang diễn ra với các doanh nghiệp có sức đề kháng yếu kém, đầu tư
dàn trải. Sắp tới Việt Nam sẽ bị tác động, trong đó chắc chắn lĩnh vực dệt may sẽ bị thiệt hại nặng.

2.2. Phối hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức sẽ được các phương án chiến lược sau:
2.2.1. Sử dụng thế mạnh nắm bắt cơ hội (SO):
- Sản phẩm đa dạng, đáp ứng yêu cầu của các đối tượng khách hàng với mức giá phù hợp với thu nhập
của người dân Việt Nam sẽ giúp công ty tăng lợi nhuận và thị phần trong nước.
tăng sức cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu giúp công ty giành thị phần ở các nước xuất khẩu và tăng
doanh thu.
- Xâm nhập vào các thị trường trước đây còn bị hạn chế, cùng với chính sách giá và sản phẩm đa dạng để
mở rộng thị trường nươc ngoài nước.
- Thị trường rộng lớn là điểm mạnh giúp doanh nghiệp có chỗ đứng trên thương trường, nên có cơ hội
tăng số lượng xuất khẩu.
- Tận dụng các nguồn đầu tư và hỗ trợ để mở rộng quy mô sản xuât, đồng thời đáp ứng nhu cầu xuất
khẩu đang gia tăng.
- Tận dụng tối đa các nguồn vốn hỗ trợ để đầu tư vào sản xuất,đào tạo nâng cao tay nghề công nhân để
nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành,củng cố vị thế trong lòng người tiêu dùng.
- Với vị thế của mình phải luôn đi đầu trong Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt
Nam" bằng cách tổ chức các chương trình khuyến khích tiêu dùng,mở thêm các đại lí ,đưa hàng vào các
trung tâm mua sắm lớn để người tiêu dùng dễ dàng tiếp cận hơn.
- Tiếp tục xuất khẩu sang các thị trường quen thuộc như châu Âu,Mĩ…Luôn chú trọng đến cả hình thức
và chất lượng sản phẩm ,giữ vững hình ảnh của công ty trong con mắt người tiêu dùng.
- Đầu tư cho công tác đào tạo thường xuyên,liên tục.Có các chính sách chăm lo,đảm bảo cuộc sống cho
người lao động để họ yên tâm làm việc.
2.2.2. Sử dụng thế mạnh để vượt qua thách thức (ST)
- Cạnh tranh ko thể tránh khỏi=>mở rộng ngành nghề kinh doanh, đồng thời tập trung ngành có ưu thế
để cạnh tranh có hiệu quả.
- Nhiều ngành nghề->chiến lược tuyển dụng,thu hút nhiều lao động với kĩ thuật, trình độ chuyên môn
khác nhau.
- Sản xuất, thiết kế sản phẩm ngày càng đa dạng,phong phú, phù hợp nhiều đối tượng khách hàng=> giữ
lại khách hàng cũ,thu hút khách hàng mới, và cả khách hàng của đối thủ cạnh tranh… .
- Với chất lượng đã có,thời gian tới, doanh nghiệp thực hiện chiến lược nâng cao chất lượng sản phẩm
đạt được tiêu chuẩn quốc tế về quản lý hệ thống theo tiêu chuẩn ISO 9002 .
- Tích cực tấn công nhiều đoạn thị trường có các nhóm đỗi tượng với thu nhập cao đến trung bình thấp,
nên sản phẩm cần có nhiều mức giá cả phù hợp để cạnh tranh với các doanh nghiệp trong và ngoài
nước. - Linh hoạt giá cả, đảm bảo chất lượng sản phẩm và tiến độ giao hàng.
- Giữ vững và phát triển thị trường trong nước, đây là cơ sở cho chiến lược thâm nhập thị trường nước
ngoài bằng thương hiệu của chính mình. Công ty luôn phải củng cố mối quan hệ khách hàng cũ, mở rộng
quan hệ giao dịch với khách hàng mới ở các thị trường khác nhau.Nghiên cứu và phát triển khách hàng
mới, thị trường mới.
- Khi môi trường kinh tế suy thoái ở các thị trường với mức độ khác nhau thì tập trung hơn cho hoạt
động ở thị trường bị ảnh hưởng ít để có thể cứu nguy cho hoạt động ở thị trường bị ảnh hưởng lớn.
- Dựa vào lợi thế tiềm lực, quy mô rộng lớn để vươn lên chiếm lĩnh thị trường, cạnh tranh với các đỗi thủ
cũng đang phát triển mạnh.
2.2.3.Vượt qua điểm yếu để tận dụng cơ hội (WO)
- Đầu tư sản xuất nguyên liệu cho ngay trong nước để tránh tình trạng bị động về nguyên liệu đầu vào từ
đó cung cấp kịp thời nguồn hàng phục vụ nhu cầu xuất khẩu tăng.
- Tận dụng nguồn vốn FDI để đầu tư sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm cải thiện tình trạng nhập
khẩu nguyên liệu
- Tận dụng những chính sách hỗ trợ của nhà nước để sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào ở nội địa nhằm
hạn chế việc nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài như hiện nay.
- Hiện đại hóa trang thiết bị, tiếp thu công nghệ mới, nâng cao trình độ tay nghề của người lao động
cũng như trình độ quản lý bằng việc tận dụng nguồn vốn FDI.
2.2.4. Tối thiểu hóa điểm yếu để tránh những đe dọa (WT)
- Không chỉ có sự cạnh tranh về chất lượng sản phẩm ,giá cả mà còn có sự cạnh tranh về nguồn nhân
công. Nguồn lao động không ổn định,lao động chủ yếu là phổ thông, lao động có tay nghề cao, giàu kinh
nghiệm còn chiếm tỷ lệ nhỏ.Để đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh thì công ty cần phải đào tạo bồi
dưỡng nguồn nhân công có chất lượng đồng thời thu hút được nhiều nhân công tay nghề cao,thu hút đủ
số lượng nhân công giá rẻ phục vụ cho sản xuất để biến thành lợi thế tạo ra những sản phẩm có lợi thế
cạnh tranh về giá.
- NVL là đầu vào rất quan trọng để sản xuất sản phẩm. NVL phục vụ cho sản xuất của công ty chủ yếu
được nhập từ nước ngoài. Môi trường kinh tế suy thoái,nguy cơ phá sản của các doanh nghiệp khá
cao.lãi suất cho vay đầu vào cao trong đó có chi phí nhập khẩu NVL. DN có FDI được ưu đãi hơn so với
DN trong nước,hàng rào bảo hộ trong nước không còn,NVL nhập khẩu phải chịu thuế suất khá cao làm
giá NVL đầu vào tăng cao và không ổn định.Để khắc phục tình trạng đó NBC nên đầu tư nghiên cứu và
thực hiện tự sản xuất NVL,xây dựng dự án quy hoạch,phát triển vùng nguyên liệu ,đặc biệt vùng trồng
bông;hỗ trợ giá để khuyến khích nông dân tham gia trồng bông,giảm tỉ lệ nhập khẩu NVL ->giá thành đầu
vào giảm,tạo ra sản phẩm với giá cả có thể cạnh tranh với các đối thủ.

You might also like