Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 50

ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC


---oOo---

GIÁO TRÌNH THỰC TẬP

SINH HỌC
CHỨC NĂNG ĐỘNG VẬT
(Tài liệu lưu hành nội bộ, dùng cho sinh viên năm hai, ngành công nghệ sinh học)

Giảng viên biên soạn


PGS. TS. Trịnh Hữu Phước
TS. Lao Đức Thuận
Giảng viên giảng dạy
TS. Lao Đức Thuận
TS. Hồ Bảo Thùy Quyên
ThS. Thiều Hồng Huệ

TpHCM, năm 2023


Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

NỘI QUY HỌC THỰC HÀNH MÔN


SINH HỌC CHỨC NĂNG ĐỘNG VẬT

1- Sinh viên khi đi học thực hành phải đi đúng theo giờ quy định, nếu đi học trễ 15 phút so
với quy định thì xem như vắng buổi học ngày hôm đó.
2- Sinh viên khi đi thực hành phải đọc kỹ các bài thực hành trước khi đến lớp. Sinh viên cần
phải đọc kỹ và nắm được các thao tác trong phần hướng dẫn thí nghiệm, ghi nhận lại kết
quả thu được trong suốt quá trình thực tập… Trong trường hợp sinh viên không nắm lý
thuyết thực hành trước khi thực hành thì sinh viên sẽ không được tham gia bài thực hành
buổi hôm đó.
3- Khi đến phòng thí nghiệm, sinh viên phải mặc áo Blouse và tuân thủ tất cả các quy tắc của
phòng thí nghiệm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của thầy cô hướng dẫn. Sinh viên không
mặc áo Blouse sẽ không được tham gia buổi học.
4- Sau mỗi bài thực hành, sinh viên cần phải nắm rõ các thao tác cơ bản, ý nghĩa của các thí
nghiệm cũng như kết quả thí nghiệm đạt được.
5- Trong quá trình thực hành, sinh viên không được tự ý điều chỉnh các thiết bị máy móc như
cân điện tử, máy ly tâm, bếp ổn nhiệt… và chuyển dời vị trí của chúng. Khi sử dụng, cần
phải hỏi ý kiến của thầy cô phụ trách. Các dụng cụ hóa chất không được sử dụng một cách
lẫn lộn, phải đọc kỹ trước khi sử dụng, không được tự ý di dời ra chỗ khác. Các lọ hóa chất
sau khi sử dụng phải đóng nắp đậy kín cẩn thận.
6- Sau khi làm thực hành, phải dọn dẹp vệ sinh chỗ ngồi, rửa toàn bộ dụng cụ thí nghiệm…
7- Bài tường trình mỗi nhóm viết và nộp vào ngày cuối cùng của chương trình học thực tập.
Trong bài tường trình cần ghi rõ kết quả thu nhận và giải thích biện luận kết quả thu được.
8- Điều kiện để thi kiểm tra cuối khóa, sinh viên phải tham gia đầy đủ các buổi thực hành và
nộp đầy đủ các bài tường trình. Đối với trường hợp vắng, phải có giấy phép xin nghỉ và
học bù vào một buổi khác. Vắng một buổi học thực tập không phép, không học bù sẽ không
được tham gia thi kết thúc môn học.
9- Tất cả mọi thắc mắc liên quan đến môn học liên hệ với thầy cô phụ trách để được giải đáp.

1
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

NỘI DUNG THỰC TẬP


SINH HỌC CHỨC NĂNG ĐỘNG VẬT
Số tiết: 30 tiết

BÀI 1. ĐẠI DIỆN LỚP ẾCH NHÁI – KIỂU MẪU ẾCH ĐỒNG
BÀI 2. XÁC ĐỊNH TỔNG LƯỢNG HỒNG CẦU CHUỘT
BÀI 3. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU – PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BẠCH
CẦU – XÂY DỰNG CÔNG THỨC BẠCH CẦU PHỔ THÔNG
BÀI 4. ÁP SUẤT THẨM THẤU – ĐỊNH SỨC BỀN HỒNG CẦU
BÀI 5. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ DỊCH VÀ MỘT SỐ CHẤT ĐIỆN
GIẢI LÊN TIM ẾCH TÁCH RỜI
BÀI 6. NGHIÊN CỨU TÍNH HƯNG PHẤN CỦA CƠ TIM – GÂY NGOẠI THU
TÂM
BÀI 7. SỰ CO CƠ
BÀI 8. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

2
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 1. GIẢI PHẪU HÌNH THÁI – SINH LÝ


MỤC ĐÍCH
1. Trang bị cho sinh viên kiến thức, kỹ thuật giải phẫu hình thái, nghiên cứu sinh lý ở động vật.
2. Mô tả được hình thái bên ngoài và cấu trúc nội quan của cơ thể động vật nghiên cứu (hình dạng,
cấu trúc, chức năng…)
3. Tìm hiểu mối tương quan giữa cấu trúc và chức năng của các cơ quan, sự thống nhất hệ thống
cơ quan trong cơ thể.
4. Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế thí nghiệm..

BÀI 1. ĐẠI DIỆN LỚP ẾCH NHÁI – KIỂU MẪU ẾCH ĐỒNG
I. Giới thiệu
Ếch đồng (Rana Tigrina rugulosa) thuộc lớp ếch nhái (Amphibia). Ếch thuộc nhóm động
vật biến nhiệt, thích nghi với môi trường sống trên cạn và dưới nước – nhóm động vật lưỡng cư.
Quá trình phát triển của chúng trải qua giai đoạn ấu trùng trưởng thành, hô hấp bằng mang khi
chúng còn là ấu trùng, khi trưởng thành hô hấp qua da và phổi. Hệ thống cơ quan nội tạng của ếch
trưởng thành có cấu trúc và sự phân bố gần giống với các loài động vật sống trên cạn. Mặt khác,
do kích thước cơ thể tương đối nhỏ, nên việc giải phẫu, quan sát cấu trúc, phân bố nội quan trở
nên tương đối dễ dàng. Trong bài thực hành này, tiến hành giải phẫu quan sát hình thái ếch đồng.
II. Vấn đề cần giải quyết
1. Mô tả hình thái, cấu tạo bên ngoài.
2. Sự phân bố, tên gọi của các cơ quan bên trong cơ thể ếch.
3. Phân biệt đực cái dựa trên việc quan sát hình thái bên ngoài và cấu trúc nội quan.
4. Sự thống nhất của cơ quan/ hệ cơ quan như thế nào giúp cho ếch có thể sống ở môi trường dưới
nước và môi trường trên cạn.
III. Tổng quan
1. Vị trí phân loại khoa học (Scientific Classification)
Tên thông thường: Ếch đồng
Tên khoa học: Rana Tigrina rugulosa
Họ (Family): Ranidae
Bộ (Order): Aruna
Lớp (Class): Amphibia

3
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Ngành (Phylum): Chordata


Giới (Kingdom): Animalia
2. Về hình thái cấu tạo ngoài (External Morphology)
Loài ếch trưởng thành cơ thể được chia làm 3 phần chính: đầu, thân, chi. Phần đầu, có dạng
hình tam giác, miệng rộng, hai mắt lồi, nằm ngay phía sau là màng nhĩ. Ở con đực, ở vị trí hàm
dưới có túi kêu. Khi ếch kêu, màng này sẽ căng lên đóng vai trò như là một túi cộng hưởng âm.
Phần thân nối liền phần đầu và tứ chi của ếch, tứ chi chia thành 2 đôi: chân trước và chân sau, cuối
thân là huyệt. Hai chân trước có 4 ngón, hai chân sau dài, khỏe đáp ứng được với nhu cầu nhảy,
đồng thời giữa các ngón chân xuất hiện màng bơi giúp thích nghi với việc di chuyển ở môi trường
nước. Ở con đực, ngón chân II xuất hiện chai sần như một hấp khẩu để bám vào cá thể cái khi cá
thể cái đẻ trứng. Cơ thể ếch được phủ một lớp biểu bì mỏng gồm 3 – 4 lớp tế bào, da ếch không
gắn chặt vào cơ thể hoàn toàn mà chỉ dính ở những chỗ nhất định tạo thành những túi nhỏ, gọi là
túi bạch huyết. Đồng thời xuất hiện hai loại tuyến: tuyến nhầy, tuyến độc và tuyến pha.

Hình 1. Hình thái bên ngoài ếch trưởng thành


1. Mắt; 2. Lưng; 3. Màng nhĩ; 4. Miệng; 5. Chi sau; 6. Chi trước
Phần xoang miệng: miệng mở rộng về phía đầu, gồm hàm trên và hàm dưới. Phần hàm trên
có nhiều răng nhỏ có tác dụng giữ mồi, hai hàm xương lá mía ngay phía trước hai lỗ mũi trong,
hai khối cầu của nhãn cầu lộ vào bên trong có tác dụng trong việc hỗ trợ việc nuốt thức ăn bằng
cách thụt vào khoang miệng để đẩy thức ăn vào hầu. Hàm dưới không có răng, thềm miệng có lưỡi
chẻ đôi với một đầu tự do, một đầu dính vào thềm miệng. Ngay đầu lưỡi là khe thanh quản được
giới hạn bởi sụn thanh quản, khe thanh quản nằm ngay phía trước khe thực quản.

4
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 2. Khoang miệng ếch


3. Cấu tạo bên trong (Internal Anatomy)
3.1. Hệ thống tiêu hóa (Digestive System)
Hệ thống tiêu hóa của ếch bắt đầu bằng miệng và kết thúc bằng khe huyệt. Phía trong miệng
là xoang miệng, miệng có vai trò trong việc tóm và nuốt thức ăn, vai trò này được hỗ trợ bởi hệ
thống răng hàm trên của ếch, tuy nhiên sự hỗ trợ này không đạt hiệu quả cao, việc tóm lấy con mồi
nhờ lưỡi linh động có phủ lớp chất nhầy được tiết ra từ nhiều tuyến nước bọt xung quanh khoang
miệng. Ngoài ra, chất nhầy có vai trò trong việc làm trơn thức ăn, giúp việc nuốt trở nên dễ dàng.
Nối với xoang miệng là thực quản thông qua khe vào thực quản, thực quản tương đối ngắn,
có vai trò đẩy thức ăn vào bên trong dạ dày. Động tác chuyển thức ăn vào trong dạ dày được gọi
là động tác nuốt. Dạ dày có dạng hơi uốn cong, đường cong ngoài tương đối lớn so với đường
cong trong. Thức ăn trong dạ dày được trộn với các enzyme tiêu hóa nhờ sự nhu động cơ trơn
trong dạ dày. Thức ăn được tiêu hóa một phần ở dạ dày, sau đó chuyển xuống ruột non. Ruột non
uốn khúc nhiều lần và được treo bởi mạc treo ruột. Sự hấp thụ các chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu
ở nơi này, bên cạnh đó dịch tụy được tiết ra từ tuyến tụy, mật thông qua túi mật từ gan đi vào ruột
non giúp tăng cường tỷ lệ tiêu hóa thức ăn. Ruột liên lạc với gan lớn chia làm ba thùy. Thức ăn
sau khi tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tại ruột non chuyển xuống ruột già thẳng và ngắn. Tại nơi
này xảy ra hiện tượng tái hấp thu nước. Chất thải lỏng chuyển sang bóng đái, chất thải rắn đưa vào
ổ nhớp và cuối cùng thải ra ngoài qua lỗ huyệt.

5
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 3. Hệ thống tiêu hóa ếch


3.2. Hệ thống hô hấp (Respiration System)
Giai đoạn nòng nọc, hô hấp bằng mang cấu tạo từ ba đôi mang phân nhánh. Ở ếch trưởng
thành, hô hấp qua da và phổi. Hô hấp qua da chiếm 50% cường độ hô hấp của ếch. Loài ếch nhái
có phổi kém phát triển, có cấu tạo một cách đơn giản chỉ là một đôi túi khí có vách ngăn. Khi ếch
hít không khí đi từ mũi vào miệng, thềm miệng hạ xuống, miệng phình to chứa đầy không khí. Sau
đó, lỗ mũi được khép lại, thềm miệng của nó được nâng lên nhờ cơ gian hàm và cơ gian móng,
đẩy khí qua khe họng vào phổi. Tại nơi đây thực hiện trao đổi khí, O2 đi từ phổi vào hệ máu; song
song đó, khí CO2 được thải ra ngoài. Sau đó, sự co bóp của cơ bụng và sự đàn hồi của thành phổi
(làm cho phổi mở rộng trở lại trạng thái ban đầu) sẽ đem lượng lớn khí CO2 trong phổi ép vào
xoang miệng, rồi lại qua lỗ mũi. Tuy nhiên, lượng khí trao đổi nhờ phổi không đủ đáp ứng cho
hoạt động của chúng, do đó chúng phải bù đắp bằng sự khuếch tán khí thông qua bề mặt ẩm ướt
của cơ thể. Bề mặt da của ếch được xem như là một cơ quan bổ sung cho hệ thống trao đổi khí. Bề
mặt da của ếch được phủ bởi một lớp dịch khiến cho bề mặt luôn ẩm ướt, bên cạnh đó dưới lớp da
ẩm ướt là một hệ thống vi mạch máu chằng chịt. O2 khuếch tán qua bề mặt cơ thể ẩm ướt đi vào
trong các mạch máu phân phối lượng khí O2 đến khắp tất cả các tế bào của cơ thể. CO2 theo con

6
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

đường ngược lại từ tế bào sang dịch ngoại bào rồi vào máu tới các mao mạch dưới da, cuối cùng
khuếch tán ngoài qua da ẩm ướt.

Hình 4. Hệ thống trao đổi khí ở ếch


3.3. Hệ thống tuần hoàn (Circulatory System)
Hệ tuần hoàn bao gồm hệ tuần hoàn huyết (Blood circulatory system) và hệ bạch huyết
(Lympatic system). Hệ tuần hoàn huyết bao gồm tim, máu (huyết tương và huyết cầu), hệ thống
tĩnh mạch, động mạch, mao mạch. Hệ bạch huyết bao gồm các túi bạch huyết, tim bạch huyết và
mạch bạch huyết, trong đó có chứa huyết tương và huyết bạch cầu.
Thành phần máu bao gồm huyết tương chiếm khoảng 80% máu, các tế bào máu (hồng cầu,
bạch cầu, tiểu cầu) chiếm khoảng 20% máu. Tim nằm trong xoang bao tim giữa hai lá phổi, chia
làm 3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất vách dày.
Hệ động mạch: máu đi từ tâm thất theo nón chủ động mạch đi vào thân động mạch, và từ
đây phát ra ba bộ đôi cung động mạch mang máu đi khắp cơ thể: cung động mạch cảnh, cung chủ
động mạch, cung động mạch phổi da. Cung động mạch cảnh chia thành hai cung động mạch cảnh
lớn và nhỏ. Động mạch cảnh lớn mang máu tới nuôi não và các cơ quan ở vùng đầu, động mạch
cảnh nhỏ mang máu tới lưỡi và thềm miệng. Cung chủ động mạch phân nhánh tạo thành động
mạch dưới đòn, vòng về sau hợp thành động mạch chủ lưng. Từ giữa chỗ uốn khúc phát ra động
mạch chẩm sống đi vào cột sống. Ngoài ra, động mạch chủ lưng phát ra động mạch treo ruột đưa
máu đi vào ruột, gan, tì, màng treo ruột. Sau đó, động mạch chủ lưng tiếp tục đi xuống phát ra
động mạch niệu sinh dục đưa máu đến thận và tuyến sinh dục. Động mạch chủ lưng tiếp tục đi
xuống phân thành hai đôi động mạch chậu ngồi, động mạch chậu ngồi lại tiếp tục đi vào chi. Cung
động mạch phổi da chia thành hai nhánh: một nhánh đến phổi và một nhánh đến da để tiến hành
trao đổi khí. Dòng máu đi nuôi cơ thể là máu pha.

7
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hệ tĩnh mạch: xoang tĩnh mạch là nơi tập trung máu tĩnh mạch từ các tĩnh mạch chủ đổ về
hay còn gọi là ngã ba tĩnh mạch. Các tĩnh mạch chủ bao gồm: tĩnh mạch chủ trên hay còn gọi là
tĩnh mạch chủ chính trước có vai trò nhận máu từ phía trước cơ thể; tĩnh mạch chủ sau nhận máu
từ phía dưới cơ thể, tĩnh mạch chủ trước và tĩnh mạch chủ sau đưa máu vào tâm nhĩ phải; tĩnh
mạch chủ phổi nhận máu từ phổi và da, máu ở đây đã được trao đổi khí Oxy nên máu có màu đỏ,
đưa máu vào tâm nhĩ trái.

Hình 5. Sơ đồ cấu tạo tim ếch và vòng tuần hoàn ếch


RA: tâm nhĩ phải (Right Atrium); LA: tâm nhĩ trái (Left Atrium); V: tâm thất (Ventricle)
3.4. Hệ niệu sinh dục (Excretory and Reproductive System)
Hai quả thận nằm sát dưới xương sống ở phần sau phía xoang cơ thể phía lưng, có màu đỏ
đậm, dạng hình hạt đậu. Ống dẫn niệu là ống Wolff đi ra từ 1/3 sau bờ ngoài mỗi thận. Các ống
Wolff của mỗi bên đổ vào huyệt theo lỗ riêng. Thận có thể mỡ hình dải dài, màu vàng da cam, là
mô mỡ dự trữ của tuyến sinh dục. Kích thước thể mỡ thay đổi theo mùa trong năm. Tuyến trên
thận có dạng hình màu vàng, dài nhỏ nằm giữa mỗi thận. Bàng quang có lỗ đổ vào huyệt riêng
không nằm ở góc ống Wolff. Vì vậy nước tiểu từ thận theo ống này vào huyệt rồi vào bàng quang
cho đến khi căng sẽ được thải ra ngoài qua huyệt.
Ếch đực: hai dịch hoàn bầu dục màu trắng đục nằm trước thận, một vài trường hợp màu
sẫm. Phía trên là thể vàng còn gọi là thể mỡ có vai trò trong việc nuôi dưỡng dịch hoàn. Kích thước
giữa thể mỡ và dịch hoàn có sự thay đổi theo mùa sinh sản, vào mùa sinh sản dịch hoàn phát triển,
thể mỡ nhỏ lại, mùa không sinh sản thể mỡ to và dịch hoàn bé. Dịch hoàn có nhiều ống nhỏ li ti đi
vào phần đầu ống Wolff, túi chứa tinh sau đó đổ vào huyệt. Vì ống dẫn tinh và ống dẫn tiểu chập
lại nên được gọi là ống niệu sinh dục.

8
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Ếch cái: có hai buồng trứng, phía trên là thể vàng. Ếch cái trưởng thành đến mùa sinh dục
chứa đầy trứng ở dạng hạt có màu nâu sẫm và màu đen. Giai đoạn này trứng chiếm đầy xoang cơ
thể. Ống Muller tạo ra ống dẫn trứng, đầu ống dẫn trứng mở ra tạo thành hình dạng phễu gọi là vòi
Fallope. Noãn (trứng chín) rụng vào xoang được vòi Fallope thu hút đưa vào ống dẫn trứng rồi
xuống huyệt. Nhờ hoạt động nhu động của noãn quản, trứng được chuyển đến tử cung, tập trung
thành khối và chuẩn bị đẻ ra ngoài. Trên dọc đường đi, trứng được màng keo bao bọc, màng này
hình thành do tế bào tuyến tiết ra.

Hình 6. Hệ thống niệu sinh dục ở ếch cái (A) và ếch đực (B)
3.5. Hệ thần kinh (Nervous System)
Hệ thần kinh của ếch phát triển bao gồm não, tủy sống và hệ thống dây thần kinh. Não ếch
gồm năm phần: Não trước, não trung gian, não giữa, tiểu não và hành tủy. Từ não bộ phát ra 10
đôi dây thần kinh não được đánh số La Mã từ I đến X. Hệ thần kinh dinh dưỡng gồm hai hàng
hạch thần kinh chạy dọc hai bên xương sống có dây liên lạc với nhau và liên lạc với tủy sống.
Não trước: có hình dạng hai bán cầu hình bầu dục, phía trước hẹp. Hai bán cầu có
rạnh liên bán cầu. Trước bán cầu não là đôi thùy khứu giác chưa tách đôi rõ rệt. Từ thùy khứu
phát ra phía trước đôi thần kinh I – dây khứu giác, ngắn, to, đi đến cơ quan khứu giác.
Não trung gian: nằm xen giữa hai bán cầu não và hai bó thùy thị giác, phía lưng có tuyến
tùng quả và phía bụng có tuyến hạ não.
Não giữa: bao gồm mấu não sinh đôi, đôi thùy thị giác hình khối bầu dục chụm lại ở
phía sau, thùy thị giác ở ếch kém phát triển.
Các dây thần kinh não: I khứu, II thị, III IV vận nhỡn chung, IV cảm động, VI vận nhỡn
ngoài, VII mặt, VIII thính, IX thiệt hầu, X phế vị.
Tiểu não chưa phân thùy và kém phát triển, không hình thành các rãnh ngang.

9
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hành tủy hay còn gọi là não cùng, sau hành tủy là tủy sống.
Phần tủy sống xuất phát 10 đôi dây thần kinh tủy, được đánh dấu từ 1 đến 10.

Hình 7. Sơ đồ phân phối hệ thần kinh (bên trái), và sơ đồ cấu tạo não ếch (bên phải).
IV. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm
1. Mẫu vật thí nghiệm: Ếch đồng (Rana Tigrina rugulosa).
2. Dụng cụ:
 Bộ dụng cụ mổ (Khay mổ, miếng lót cao su, kéo lớn, kéo nhỏ, kẹp, ghim, kim chọc tủy,
khay đựng rác).
 Becher 50 mL, đũa thủy tinh, hộp bông gòn.
3. Hóa chất: nước cất
V. Thực hành
1. Tạo chế phẩm ếch tủy.
Chế phẩm ếch tủy là ếch đã được chọc tủy (tủy ếch bị phá hủy bằng cơ học), ếch nằm yên
và mất cảm giác đau trong suốt quá trình thí nghiệm. Có hai phương pháp tiến hành hủy tủy ếch:
 Phương pháp 1. Tiến hành cầm ếch trong lòng bàn tay, dùng ngón tay trỏ (hoặc ngón giữa)
ấn đầu con ếch xuống để xác định lỗ chẩm. Lỗ chẩm được xác định là là đỉnh tam giác đều
mà hai đỉnh còn lại chính là mắt ếch. Sau khi xác định được lỗ chẩm, tiến hành dùng kim
chọc tủy đâm thẳng vào lỗ chẩm con ếch khoảng 2 – 3 mm, sau đó tiến hành quay mũi
nhọn của kim về phía miệng ếch để hủy xoang não. Và quay mũi nhọn kim về phía cột
sống để hủy tủy cột sống cho đến khi thấy hai chân sau ếch duỗi thẳng cứng ra, sau đó
mềm trở lại bình thường, lúc này tủy ếch đã được phá hủy hoàn toàn.
 Phương pháp 2. Dùng tay trái nằm chặt mình ếch, tay phải cầm kéo luồn lưỡi kéo vào giữa
hai hàm, cắt và bỏ hàm trên của ếch. Qua vết cắt, quan sát tiết diện ống tủy xương sống.

10
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Thấy được lỗ tủy xương sống, dùng kim chọc tủy chọc thẳng sâu vào lỗ tủy, khi hai chân
ếch duỗi thẳng cứng ra, mềm trở lại là hủy tủy thành công.

Hình 8. Vị trí lỗ chẩm


Trong bài thực hành này, tiến hành tạo chế phẩm tủy ếch bằng phương pháp 1.
2. Quan sát hình thái bên ngoài
Tiến hành xác định giới tính của ếch dựa trên hình thái cấu tạo bên ngoài.
Sau khi tiến hành tạo thành công chế phẩm ếch tủy, tiến hành quan sát hình thái bên ngoài.
 Phần đầu: quan sát hình dạng đầu, xác định vị trí mắt, mũi ngoài, màng nhĩ, vùng da quanh
phần màng nhĩ. Tiến hành dùng kẹp mở miệng ếch rộng ra, quan sát vị trí cơ quan bên
trong khoang miệng ếch.
 Phần thân: trục xương sống, da ếch.
 Phần chi: chiều dài chi trước và chi sau, số ngón và đặc điểm cấu tạo của các chi. Xác định
chiều dài giữa các chi.
3. Giải phẫu nội quan, trình bày các bộ phận
Tiến hành ghim ếch nằm ngửa trên khay mổ. Dùng kim ghim ghim ếch tạo các vị trí tứ chi.
Dùng kéo tạo một vết cắt chữ V ở trên da tại vị trí ở giữa bụng ếch, luồng kéo cắt dọc phần bụng
da ếch cho đến mõm ếch và cắt xuống tới vị trí lỗ huyệt. Tiếp tục dùng kéo cắt mở lớp da sang các
chi trước và chi sau. Mở da ếch, quan sát vị trí, sự phân bố hệ mạch máu dưới da ếch.
Dùng kẹp giữ lớp cơ, dùng kéo cắt một chữ V tại vị trí sát phía dưới hai chân sau ếch, dùng
kéo cắt vòng sang hai bên thân ếch, tiếp theo cắt ngang lớp cơ ngang vị trí ngang hai chi trước.
Sau khi cắt xong, bỏ phần cơ ếch và quan sát nội quan.

11
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 9. Thứ tự các bước giải phẫu quan sát nội quan của ếch.
Tiến hành quan sát vị trí và xác định các cơ quan bên trong cơ thể ếch.
Tiến hành tháo gỡ nội quan và trình bày nội quan:
 Xác định mạch máu giữa tim và gan, dùng kéo cắt đứt vị trí mạch máu này.
 Xác định mạch máu giữa gan và thận, dùng kéo cắt đứt vị trí mạch máu này.
 Tiến hành dùng kéo cắt lớp tràng mô dọc theo ống tiêu hóa và các cơ quan bên dưới dạ dày
và đến ruột già. Lưu ý không cắt đứt ruột già. Dùng kéo rạch lớp da ở hàm trên dưới hai lỗ
Eusterche, sau đó cắt mép miệng giữa hàm trên và hàm dưới của ếch. Đem hàm dưới ra
khỏi hàm trên và trình bày ở phía tay phải người thực hành. Lúc này phần kéo ra bao gồm
phần hàm trên, tim, phổi, hệ thống ống tiêu hóa, tỳ tạng dính với vùng dưới tá tràng, gan
tách ra khỏi dạ dày chỉ để dính với tá tràng bằng ống chính dẫn mật. Tụy tạng còn dính với
tá tràng.
 Chẻ đôi xương tiếp hợp đai mông để thấy rõ lỗ huyệt; hệ niệu sinh dục để nguyên tại vị trí
ban đầu.
 Nhận diện các cơ quan, hệ cơ quan và vẽ hình chú thích đầy đủ.

12
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Sau khi tháo gỡ và quan sát hoàn tất các cơ quan bên trong cơ thể ếch, tiến hành giải phẫu
quan sát bộ não.
 Lật ngược con ếch lại, sau đó dùng kéo loại bỏ toàn bộ lớp da quanh đầu, sau khi loại bỏ
thấy được phần xương sọ màu trắng ngà.
 Dùng kéo và kẹp cắt bỏ phần xương sọ, lưu ý không cắt quá sâu và mạnh tay.
 Quan sát và xác định vị trí các thành phần bộ não của ếch.

13
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 2. SINH LÝ MÁU


MỤC ĐÍCH
1. Mô tả được hình thái tế bào máu: hồng cầu, bạch cầu.
2. Cung cấp các thao tác cơ bản trong việc đánh giá các chỉ tiêu sinh lý máu, hiểu được ý nghĩa
của các chỉ số xét nghiệm máu: tổng lượng hồng cầu, bạch cầu, phân biện các loại bạch cầu và xây
dựng công thức bạch cầu phổ thông.
3. Phân biệt các nhóm máu trong hệ thống nhóm máu ABO. Phương pháp, nguyên tắc xét
nghiệm nhóm máu ABO.
4. Liên hệ giữa lý thuyết và thực tế về sự phụ hợp cấu tạo hình thái và chức năng của hồng cầu.

BÀI 2. XÁC ĐỊNH TỔNG LƯỢNG HỒNG CẦU CHUỘT


I. Giới thiệu
Hồng cầu (Erythrocytes) là các tế bào hình đĩa lõm hai mặt, là tế bào máu quan trọng và
có số lượng nhiều nhất trong các loại tế bào máu. Hình dạng lõm hai mặt giúp cho nó tăng bề mặt
tiếp xúc trao đổi khí. Đường kính của hồng cầu từ 7 – 8 m. Chiều dày của hồng cầu là 2 m.
Hồng cầu là những tế bào không có nhân và rất ít cơ quan tử. Màng hồng cầu có bản chất
là lipoprotein. Trên màng hồng cầu có kháng nguyên nhóm máu hình thành các nhóm máu trong
hệ nhóm máu ABO.
Thành phần chủ yếu của hồng cầu là huyết cầu tố (hemeglobin), chiếm 34% trọng lượng
tươi và trên 90% trọng lượng khô của hồng cầu. Hemeglobin chứa một globin (chiếm 95%) và 4
phân tử Hem (chiếm 5%) có màu đỏ để hình thành lên một protein có màu (chromoproteid).
Hồng cầu có nhiều chức năng quan trọng. Chức năng quan trọng nhất là thực hiện chức
năng hô hấp, sự hô hấp được thực hiện nhờ phân tử hemoglobin. Ở người khỏe mạnh, trong điều
kiện bình thường, có số lượng hồng cầu tương đối ổn định. Trong một số trường hợp sinh lý và
bệnh lý, số lượng hồng cầu sẽ thay đổi. Việc xác định số lượng hồng cầu là một xét nghiệm cơ bản
được sử dụng phổ biến trong lâm sàng. Ở người Việt Nam trưởng thành: Nam 4,200,000 ± 210,000
tế bào/ 1 mm3 máu. Nữ 3,800,000 ± 160,000 tế bào/ 1 mm3 máu. Số lượng hồng cầu thay đổi tùy
theo loài.
II. Vấn đề cần giải quyết
1. Thu nhận máu chuột, pha dung dịch pha loãng máu (dung dịch đếm hồng cầu).

14
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

2. Làm tiêu bản máu quan sát hình thái hồng cầu.
3. Phương pháp pha loãng máu bằng ống trộn hồng cầu, xác định tổng lượng hồng cầu bằng buồng
đếm Neubauer.
II. Dụng cụ, hóa chất, mẫu vật thí nghiệm
1. Mẫu vật thí nghiệm: Máu chuột bạch.
2. Dụng cụ:
 Dao mổ, Becher 50 mL, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, Slide, lammel.
 Kính hiển vi.
 Ống trộn hồng cầu, buồng đếm Neubauer.
3. Hóa chất:
 Dung dịch Natri Citrate 3,8%.
 Dung dịch Marcano.
 Nước muối sinh lý 0,9%.
III. Thực hành
1. Chuẩn bị buồng đếm Neubauer
Tiến hành rửa buồng đếm Naubauer, lamelle với dung dịch xà phòng, sau đó tráng lại với
nước cất, để khô tự nhiên.
Đậy lamelle sạch lên buồng đếm sao cho che đậy hết hai phòng đếm trên buồng đếm hồng
cầu. Giữ nguyên vị trí lamelle trên buồng đếm, đưa buồng đếm lên kính hiển vi quan sát ở vật kính
10X sao cho thấy rõ phòng đếm, chuyển sang quan sát dưới vật kính 40X sao cho thấy rõ các ô
trong phòng đếm, lấy buồng đếm ra khỏi kính hiển vi tiến hành load dung dịch máu vào phòng
đếm. (Lưu ý: vị trí bàn kính hiển vi để nguyên vị trí thấy rõ 40X).
2. Pha loãng máu bằng ống trộn hồng cầu.
Tiến hành hút máu chống đông bằng ống trộn hồng cầu đến vạch 0,5 (Lưu ý: điều chỉnh
vạch cho đúng 0,5). Đưa đầu ống pha loãng vào dung dịch pha loãng hồng cầu Marcano hút lên
tới vạch 101. Như vậy, máu đã được pha loãng 200 lần. Sau đó, tiến hành rút ống pha loãng ra
khỏi dung dịch pha loãng, tiến hành lắc ống pha loãng trong vòng 3 phút.
3. Xác định tổng lượng hồng cầu (RBCs)
Sau khi máu đã được lắc đều, tiến hành load máu vào buồng đếm tại vị trí load máu, máu
sẽ theo lực mao dẫn tràn vào phòng đếm. (Lưu ý: phải bỏ 3 – 5 giọt máu đầu ống). Tiến hành đếm
dưới kính hiển ở vật kính 10X hay 40X.

15
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Vị trí đếm: Ta tiến hành đếm trong các vị trí khoanh tròn: đếm 4 ô nhỏ ở 4 gốc và 1 ô trung
tâm của vùng 25 ô (vùng E). Tổng lượng hồng cầu được tính theo công thức: N = A x 104 tế bào/
1mm3 máu. Tiến hành đếm 3 – 5 lần để có kết quả chính xác.

Hình 20. Vị trí đếm (khoanh tròn) tế bào hồng cầu (Trái), tế bào hồng cầu quan sát dưới
kính hiển vi (Phải).

16
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 3. XÁC ĐỊNH SỐ LƯỢNG BẠCH CẦU – PHÂN BIỆT CÁC LOẠI BẠCH
CẦU – XÂY DỰNG CÔNG THỨC BẠCH CẦU PHỔ THÔNG
I. Giới thiệu
1. Hình thái bạch cầu
Bạch cầu (Leukocytes) là những tế bào máu có kích thước lớn hơn hồng cầu, có đường
kính trung bình vào khoảng 5 – 25 m. Tuy nhiên về số lượng thì ít hơn nhiều so với tế bào hồng
cầu. Ở người trưởng thành, thường có từ 5.000 đến 10.000 tế bào/ mm3 máu, chỉ chiếm 1% tổng
số tế bào máu.
Chúng là các tế bào có nhân, được tạo thành trong tủy xương và các hạch bạch huyết.
Chúng có khả năng di động trong mạch máu, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây nhiễm khuẩn,
nhiễm độc thông qua quá trình thực bào và miễn dịch.
Bạch cầu được chia làm hai loại: Bạch cầu có hạt (Granulocytes) và Bạch cầu không hạt
(Non-granulocytes). Sự phân chia này căn cứ vào sự bắt màu của hạt nguyên sinh chất của chúng,
sự bắt màu này có thể khác nhau khi nhuộm bằng những thuốc nhuộm khác nhau.
Số lượng bạch cầu trung bình ở người Việt Nam: Nam 7.000 ± 700 tế bào/ mm3 máu, ở nữ
6.200 ± 550 tế bào/ mm3 máu. Số lượng bạch cầu trong máu tương đối hằng định, nó chỉ thay đổi
trong một số trường hợp bệnh lý. Dựa trên cơ sở ấy, người ta thường lấy số lượng và tỷ lệ các loại
bạch cầu của máu ngoại vi ở người để chẩn đoán hiện trạng sinh lý, bệnh lý của cơ thể.
2. Bạch cầu không hạt
Các tế bào này không có hạt bắt màu ở nguyên sinh chất, chúng gồm các dòng Lymphocyte
và Monocyte.
Dòng tế bào Lymphocyte có kích thước từ 6 – 10 m, nhân tròn bắt màu xanh tím, nhiễm
sắc thô, nguyên sinh chất bắt màu xanhh da trời, có viễn xanh thẫm ngoại vi. Lympho nhỏ có kích
thước từ 5 – 9 m, nhân tròn, nhiễm sắc thô, bắt màu tím sẫm. Nguyên sinh chất của tế bào ưa
bazo mạnh, do đó khi nhuộm bắt màu xanh tím.
Người ta chia Lymphocytes làm hai loại:
 Lymphocyte B có chức năng miễn dịch dịch thể.
 Lymphocyte T có chức năng miễn dịch qua trung gian tế bào.

17
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Monocytes là những tế bào lớn, có kích thước 20 – 25 m. Dòng này là các tế bào hình
tròn, nguyên sinh chất bắt màu xanh, không có hạt, nhân hình cầu bầu dục, hạt đậu, bắt màu tím
đen, các tế bào này thực hiện chức năng thực bào khi biệt hóa thành đại thực bào.
3. Bạch cầu có hạt
Là những tế bào bạch cầu mà trong nguyên sinh chất của chúng có hạt, dựa trên sự bắt màu
của hạt này, người ta chia thành ba loại tế bào khác nhau: Neutrophil, Basophil, Eosinophil.
Dòng Neutrophil (Bạch cầu trung tính): kích thích từ 10 – 15 m, nhân thắt eo, phân chia
thành các thùy, nguyên sinh chất có hạt tròn khoảng 0,2 – 0,4 m có màu hồng xanh tím. Các hạt
này có chứa este của acid hyanuronic là thành phần quan trọng của glycogen. Các tế bào này có
khả năng thực bào.
Dòng Eosinophil (Bạch cầu ưa acid): kích thước từ 10 – 15 m, nhân thắt eo, chia thùy, có
các hạt nguyên sinh chất to, tròn đều khoảng 1 m. Hạt ưa acid bắt màu da cam. Bản chất hạt acid
chứa nhiều histon, một số tác giả cho rằng có chứa histamine và acetylcholine cao, pH vào khoảng
2.
Dòng basophil (Bạch cầu ưa kiềm): kích thước từ 10 – 15 m, nhân thắt eo, chia đoạn.
Nguyên sinh chất có hạt màu xanh methylene hoặc xanh toluidin, nhuộm bắt màu xanh thẫm, hạt
rất to khoảng 1 – 2 m và phân bố không đều trong nguyên sinh chất. Basophil còn phóng thích
heparin vào máu để ngăn chặn sự đông máu.
4. Công thức bạch cầu phổ thông
Bằng phương pháp sử dụng các tiêu bản cố định máu ngoại vi được dàn mỏng và nhuộm,
người ta dựa vào hình dáng, kích thước, màu của nhân tế bào, màu của các hạt nguyên sinh chất
trong bào tương, vừa phân loại vừa đếm ngẫu nhiên sao cho ít nhất 100 tế bào. Từ đó xác định
công thức bạch cầu (muốn có độ chính xác cao, có thể sử dụng nhiều lame kính cố định máu để có
nhiều mẫu, qua đó thu được số liệu nhiều hơn).
Ở trẻ em và phụ nữ có thai có số lượng bạch cầu cao hơn. Số lượng bạch cầu và công thức
bạch cầu có thể thay đổi trong một số trạng thái bệnh lý khác nhau như trong trường hợp trạng thái
nhiễm khuẩn cấp tính đặc biệt tăng cao trong các nhiễm khuẩn mãn tính và bệnh bạch huyết cấp.
Số lượng bạch cầu giảm trong trường hợp nhiễm độc, nhiễm xạ, nhiễm khuẩn, bệnh suy tủy, và
một số trường hợp bị stress…
Sự thay đổi công thức bạch cầu có ý nghĩa quan trọng trong việc chẩn đoán một số bệnh
sinh lý như:

18
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

 Bạch cầu trung tính tăng trong trường hợp nhiễm trùng cấp, nhiễm nấm, nhiễm siêu vi,
nhiễm ký sinh trùng, viêm xuất huyết cấp, tiêu huyết và bạch ác tính như ngộ độc thuốc
Digital, Corticoid và nọc rắn…; Bạch cầu trung tính giảm trong trường hợp nhiễm kim loại
nặng như Pb, Ar, suy tủy, nhiễm virus (quai bị, sởi…)
 Bạch cầu ưa acid tăng trong trường hợp dị ứng, bệnh ký sinh trùng, bệnh ngoài da,… trong
đó chúng giảm số lượng trong các trường hợp bị kích động, chân thương tâm lý, dùng thuốc
Adrenocoticotropic (ACTH), Cortisol…
 Bạch cầu ưa bazo tăng trong bệnh cầu tủy dị ứng, nhiễm phóng xạ, truyền huyết thanh
nhiều…; giảm khi dị ứng cấp,dùng Thyrocin epinephrin…
 Bạch cầu monocyte tăng trong trường hợp bệnh có tổn thương ở hệ thống võng nội mạc,
bệnh Lypus, viêm khớp, nhiễm ký sinh trùng sốt rét…
Ngoài ra, sự thay đổi công thức bạch cầu trong các bệnh lý còn có sự thay đổi về hình dạng,
kích thích trong một số bệnh.
Công thức bạch cầu ở người:
Neutrophil Eosinophil Basophil Lymphocyte Monocyte
Nam 66,0 9,1 0,1 22,6 2,2
Nữ 66,5 11,0 0,2 22,0 2,3

Hình 21. Hình thái các loại bạch cầu


II. Các vấn đề cần giải quyết

19
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

1. Làm tiêu bản máu (nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa) để quan sát bạch cầu, xây dựng công
thức bạch cầu phổ thông.
2. Pha loãng máu bằng ống trộn bạch cầu với dung dịch Lazarus
3. Xác định được tổng lượng bạch cầu (WBCs) bằng buồng đếm Neubauer.
4. Phân biệt được các loại bạch cầu, xây dựng công thức bạch cầu phổ thông.
III. Dụng cụ - hóa chất – mẫu vật thí nghiệm.
1. Mẫu vật thí nghiệm: Máu chuột bạch.
2. Dụng cụ:
 Dao mổ, Becher 50 mL, đũa thủy tinh, ống nhỏ giọt, Lame, lammel, giá phơi Lame.
 Kính hiển vi.
 Ống trộn bạch cầu, buồng đếm Neubauer.
3. Hóa chất:
 Methylic, dầu Crede, Xylene, thuốc nhuộm Giemsa, dung dịch Lazarus
 Dung dịch Natri Citrate 3,8%.
 Nước muối sinh lý 0,9%.
III. Thực hành
1. Chuẩn bị buồng đếm Neubauer
Tiến hành chuẩn bị buồng đếm Neubeuer như bài Xác định tổng lượng hồng cầu chuột.
2. Đếm số lượng bạch cầu
Tiến hành dùng ống trộn bạch cầu hút máu tới vạch 0,5, hút liên tục để tránh xuất hiện bọt
khí trong ống trộn (lưu ý: không được hút máu quá vạch 0,5). Sau đó tiếp tục hút dung dịch Lazarus
tới vạch 11. Như vậy tỷ lệ pha loãng là 1/20. Sau đó tiến hành lắc trộn đều máu với dung dịch
Lazarus.
Tiến hành đếm, ta bỏ 3 – 5 giọt đầu, sau đó giọt tiếp theo chảy ra vừa phải sẽ đặt lên rìa
cạnh tiếp xúc giữa lá kính và phòng đếm để load tế bào vào buồng đếm. Ta tiến hành đếm tế bào
trong các vùng A, B, C, D của lưới đếm. Tính số lượng tế bào bạch cầu trong 1 mm3 theo công
A
thức (với A là tổng tế bào bạch cầu đếm trong 4 vùng): 0,4 x 20=A x 50

3. Làm tiêu bản máu bạch cầu


Tiến hành cho một giọt máu chuột chống đông vào đầu của một lame kính, tiến hành một
lame sạch khác đặt dưới góc 45o, kéo chạm vào giọt máu cho giọt máu dàn đều trên cạnh. (Lưu ý:

20
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

lame phải thật sạch). Kéo dàn đều máu từ đầu này sang đầu kia để thành một lớp máu mỏng trên
lame kính. Để khô tự nhiên.
Tiến hành cố định mẫu bằng cồn methylic, nhỏ đều trên lớp máu mỏng, sau đó để đứng
lame kính nhằm để chảy hết cồn ra.
Tiến hành nhuộm với thuốc nhuộm Giemsa. Đặt lame kính máu đã cố định vào trong dung
dịch Giemsa trong 15 đến 25 phút. Sau đó, gác lame lên giá để ống nghiệm. Tiếp theo rửa lại bằng
nước cất cho đến thấy dòng nước chảy ra trong, tiêu bản không phai màu (Lưu ý: không được cho
nước chảy trực tiếp lên tiêu bản máu). Sau đó phơi khô trong tự nhiên, và lên quan sát dưới kính
hiển vi để phân biệt và xác định công thức bạch cầu.

Hình 22. Phương pháp làm tiêu bản máu.


4. Phân biệt các loại bạch cầu
Tiến hành quan sát tiêu bản máu dưới kính hiển vi dưới vật kính 100X có sử dụng dầu
crede. Trước tiên sẽ tiến hành quan sát dưới vật kính 10X (hoặc 40X) để tìm kiếm vùng thị trưởng

21
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

tiêu bản rõ nhất. Sau đó, xoay vật kính 10X (40X) ra ngoài, nhỏ một nhỏ dầu crede trên tiêu bản
có vùng thị trường rõ nhất.Tiến hành quan sát dưới vật kính 100X.
Phân biệt các loại bạch cầu và đếm số lượng từng loại bạch cầu trong 100 bạch cầu ngẫu
nhiên để xây dựng công thức bạch cầu. (tiến hành đếm 2 – 3 lần để có kết quả chính xác).

Hình 22. Các loại bạch cầu quan sát trong tiêu bản máu.

22
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 4. ÁP SUẤT THẨM THẤU, ĐỊNH SỨC BỀN HỒNG CẦU

I. Giới thiệu
1. Sức bền hồng cầu
Độ bền hồng cầu là một trong những chỉ tiêu sinh lý quan trọng của máu, được đánh giá
qua sức chịu đựng của màng tế bào hồng cầu dưới tác dụng của áp suất thẩm thấu. Nếu cho hồng
cầu vào trong dung dịch đẳng trương (dung dịch có áp suất thẩm thấu bằng với áp suất thẩm thấu
của hồng cầu) thì thể tích của nó không thay đổi. Nếu cho hồng cầu vào trong dung dịch ưu trương
(dung dịch có áp suất thẩm thấu lớn hơn hồng cầu) thì hồng cầu sẽ bị mất nước nên thể tích của
nó nhỏ lại, màng tế bào hồng cầu sẽ bị nhăn nheo (co nguyên sinh). Ngược lại nếu cho hồng cầu
vào trong dung dịch nhược trương (dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp hơn hồng cầu) thì nước sẽ
bị hút vào làm cho hồng cầu nó phình to (trương nguyên sinh). Hồng cầu bị trương tới một mức
độ nào đó màng hồng cầu không chịu nổi sẽ bị vỡ (hiện tượng tiêu huyết). Nồng độ nhược trương
làm những hồng cầu đầu tiên bị vỡ gọi là điểm bắt đầu tiêu huyết, nồng độ nhược trương làm toàn
bộ hồng cầu đều vỡ gọi là điểm tiêu huyết hoàn toàn.

Dung dịch đẳng trương Dung dịch ưu trương Dung dịch nhược trương
Hình 23. Hình dạng tế bào hồng cầu trong các dung dịch có áp suất thẩm thấu khác nhau
Người ta có thể xác định độ bền hồng cầu theo phương pháp gián tiếp thông qua lượng
hemoglobin được giải phóng ra khỏi dung dịch bị vỡ, hoặc xác định trực tiếp thông qua lượng
hồng cầu còn lại trong dung dịch.
Khi hồng cầu vỡ, huyết cầu tố được giải phóng làm cho dung dịch có màu đỏ. Như vậy,
khi cho hồng cầu vào trong dung dịch NaCl có áp suất thẩm thấu giảm dần (tương ứng với nồng
độ muối giảm dần), nếu áp suất thẩm thấu của dung môi có chứa hồng cầu giảm tới điểm bắt đầu
tiêu huyết thì số lượng hồng cầu bắt đầu giảm dần cho đến khi điểm bắt đầu tiêu huyết hoàn toàn
thì hồng cầu bị vỡ hết. Do đó, trong khoảng này, ta quan sát thấy được hai dãy dung dịch có màu

23
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

sắc đục trong khác nhau, ranh giới giữa hai dãy đục trong là dung dịch đẳng trương (thường lấy
ống đục đầu tiên là ống có nồng độ đẳng trương với tế bào hồng cầu).
2. Áp suất thẩm thấu – xác định áp suất thẩm thấu của một dung dịch X bất kỳ
Để xác định áp suất thẩm thấu của một dung dịch X bất kỳ, người ta tiến hành pha loãng
dung dịch X ở các nồng độ khác nhau, sau đó xác định nồng độ đẳng trương với hồng cầu, từ giá
trị nồng độ đó có thể suy ngược lại để tính nồng độ của dung dịch X cần xác định dựa vào độ pha
loãng của dung dịch X.
II. Vấn đề cần giải quyết
1. Xác định áp suất thẩm thấu – đẳng trương của hồng cầu gà.
2. Quan sát hồng cầu gà ở các dung dịch ưu trương, đẳng trương và nhược trương.
3. Xác định áp suất thẩm thấu của một dung dịch X bất kỳ.
III. Dụng cụ – hóa chất – mẫu vật
1. Mẫu vật thí nghiệm: Máu toàn phần (máu gà).
2. Dụng cụ:
 Khay đựng hóa chất.
 Ống nghiệm.
 Ống nhỏ giọt.
 Becher 100 mL, 500 mL.
 Ống đong, bình định mức.
 Kính hiển vi.
3. Hóa chất:
 Muối NaCL.
IV. Thực hành
1. Khảo sát độ bền hồng cầu
Chuẩn bị 10 ống nghiệm sạch và khô, đánh dấu số thứ tự từ 1 đến 10.
Từ dung dịch NaCl 1%, tiến hành pha 10 ống dung dịch NaCl có nồng độ từ 0.1 % đến 1%
theo bảng sau, mỗi ống 10 mL
Dung dịch NaCl 1% Nước cất Nồng độ dung dịch cần pha
Ống số
(mL) (mL) (%)
1 1.0 9.0 0.10

24
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

2 2.0 8.0 0.20


3 3.0 7.0 0.30
4 4.0 6.0 0.40
5 5.0 5.0 0.50
6 6.0 4.0 0.60
7 7.0 3.0 0.70
8 8.0 2.0 0.80
9 9.0 1.0 0.90
10 10.0 0.0 1.00
Cho vào mỗi ống 2 giọt máu chống đông.
Cắt màng nhựa bịt kín miệng ống nghiệm, giữ ngón tay cái bên trên và lắc nhẹ nhàng cho
máu hòa đều trong dung dịch, để yên 3 phút, sau đó quan sát màu sắc độ đục trong của các ống,
ranh giới giữa hai dãy đục trong là dung dịch đẳng trương (thường lấy ống đục đầu tiên là ống có
nồng độ đẳng trương với tế bào hồng cầu).
Ghi nhận lại kết quả và giải thích.

Hình 24. Sơ đồ bố trí thí nghiệm


2. Quan sát tế bào hồng cầu trong môi trường ưu trương, nhược trương, đẳng trương.
Chuẩn bị 3 ống nghiệm sạch với các dung dịch sau: Ống 1: 5 mL nước cất; Ống 2: 5 mL
dung dịch NaCl 1%; Ống 3: 5 mL dung dịch NaCl 0.5%
Tiến hành bổ sung 0.05mL máu chống đông vào mỗi ống.
Cắt màng nhựa bịt kín miệng ống nghiệm, giữ ngón tay cái bên trên và lắc nhẹ nhàng cho
máu hòa đều trong dung dịch, để yên 3 phút, lắc đều lại rồi chuyển 1 giọt lên lame kính, quan sát
sự thay đổi hình dạng tế bào hồng cầu dưới kính hiển vi 40X.
Quan sát, vẽ và nhận xét hình dạng tế bào hồng cầu trong 3 dung dịch trên
3. Khảo sát áp suất thẩm thấu của một dung dịch X bất kỳ

25
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Để xác định nồng độ dung dịch X, pha loãng X và lặp lại thí nghiệm phần 2, để tìm nồng
độ đẳng trương với hồng cầu, từ giá trị nồng độ suy ngược lại để tính nồng độ của dung dịch X
dựa vào cách pha loãng dung dịch X.

26
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

CHƯƠNG 3. SINH LÝ TUẦN HOÀN


MỤC ĐÍCH
1. Tìm hiểu hoạt động của tim, chu kỳ tim và các tác nhân kích kích tăng cường hay ức chế hoạt
động của tim.
2. Tìm hiểu tính tự động của tim, giải thích tim sau khi tách ra khỏi cơ thể vẫn còn có khả năng
đập một cách nhịp nhàng nếu cung cấp dung dịch sinh lý.
3. Giải thích hiện tượng ngoại thu tâm, cơ chế gây ra ngoại thu tâm.
BÀI 5. KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA THỂ DỊCH VÀ MỘT SỐ CHẤT
ĐIỆN GIẢI LÊN TIM ẾCH TÁCH RỜI
I. Giới thiệu
Nhờ tính chất sinh lý đặc biệt của cơ tim và một hệ thống các nút khảm ở một số vùng đặc
biệt của tim, do đó tim có thể hoạt động một cách nhịp nhàng mà không cần có sự điều hòa của cơ
thể. Bằng chứng là khi tách tim ra khỏi cơ thể, và nuôi bằng một dung dịch sinh lý thích hợp thì
tim vẫn có khả năng co bóp một cách nhịp nhàng. Stannius đã chứng minh tự động của tim bằng
các nút thắt trên tim ếch tách rời.
Tính tự động của tim được điều khiển một cách nhịp nhàng nhờ một hệ thống các nút tự
động. Hệ thống nút hạch ở tim người bao gồm: nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất và bó His.
 Nút xoang nhĩ (nút Keith hay nút S-A (Sinoatrial node)): nằm ở cơ tim nhĩ chỗ tĩnh mạch
chủ trên đổ vào tim nhĩ. Nút xoang nhĩ có chức năng kiểm soát chính toàn bộ nhịp đập của
tim. Nút xoang nhĩ phát xung với tần số vào khoảng 120 lần/ phút. Nút xoang nhĩ nhận
thần kinh giao cảm và sợi dây X.
 Nút nhĩ thất (nút Aschoff-Tawara hay nút A-V (AtrioVentricular node)): nút nhĩ thất nhận
các luồng xung phát ra từ nút xoang nhĩ. Nút nhĩ thất nằm ở bên phải của vách liên nhĩ,
cạnh lỗ xoang tĩnh mạch vành. Chức năng chính của nút nhĩ thất là tạo đường dẫn luồng
xung thần kinh từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Bên cạnh đó, nút nhĩ thất cũng tạo một khoảng
nghĩ khi dẫn truyền luông xung từ nhĩ xuống thất. Vì vậy, mà tâm nhĩ co trước tâm thất và
đẩy máu xuống tâm thất trước khi tâm thất co. Nút nhĩ thất nhận thần kinh giao cảm và sợi
dây thần kinh X. Nút nhĩ thất phát xung với nhịp vào khoảng 50 – 60 lần/ phút.
 Bó His: chỉ nhận sợi dây thần kinh giao cảm, đi từ nút nhĩ thất tới vách liên thất thì chia
làm hai nhánh trái và phải chạy dưới nội mạc tới hai tâm thất, ở đó chúng phân nhánh thành

27
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

mạng Purkinje chạy giữa các sợi cơ tim. Bó His phát luồng xung thần kinh với nhịp 30-40
lần/ phút

Hình 26. Hệ thống nút hạch ở tim người


Bình thường tim đập khoảng 60 – 100 lần/ phút, đây được gọi là nhịp xoang bình thường.
Tùy thuộc vào trạng thái của cơ thể mà nhịp có thể thay đổi đập nhanh hơn hay đập chậm hơn
tương ứng với nhịp xoang nhanh (trong trái thái bị stress) và nhịp xoang chậm (trạng thái ngủ). Sự
rối loạn nhịp xoang đều có hậu quả nghiêm trọng.
Ở tim ếch cũng có hệ thống nút hạch tương tự: nút Remark (như nút S-A), nút Ludwig và
nút Bidder (như nút V-A), lưới Gaskell.
Sự hoạt động nhịp nhàng của tim chịu sự điều khiển của hệ thần kinh trung ương, còn chịu
sự ảnh hưởng của thể dịch và các chất điện giải để tăng cường nhịp đập hay làm giảm nhịp đập.
Để chứng minh tính tự động của tim, ta tiến hành cô lập tim ếch theo kiểu Straub, tiến hành
đưa dung dịch Ringer xuống tận tâm thất để quan sát sự co bóp của tim, và khảo sát một số dược
chất, hormone, chất điện giải… lên sự hoạt động của tim.
II. Dụng cụ – hóa chất – đối tượng thí nghiệm
1. Dụng cụ
 Bộ ghi Kymograph (Trụ ghi, đèn cồn, kim ghi, giấy cảm nhiệt).
 Dụng cụ giải phẫu (Khay mổ, kéo, kẹp, kim chọc tủy, khay rác).
 Kẹp mõm tim, kim khâu, Kim thông tim, ống thông tim, pipette Pasteur.
 Kim chỉ, bông thấm, Bercher 50 mL, 100 mL.
2. Hóa chất
 Dung dịch Ringer.
 Dung dịch CaCl2, KCl, Adrenaline, Acetylcoline.
28
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

 Nước cất.
3. Mẫu vật: Ếch đồng.
III. Vấn đề cần giải quyết
 Nắm vững nguyên tắc, vận hành bộ ghi kymograph.
 Thao tác tách tim ếch ra khỏi cơ thể, ghi nhận được đồ thị hoạt động tim.
 Ghi nhận độ thị hoạt động của tim ếch dưới tác dụng của Adrenaline, Acetylcoline, CaCl2
và KCl
IV. Thực hành
1. Chuẩn bị bộ ghi Kymograph
Máy động ký (Kymograph) dùng để ghi nhận hoạt động cơ học của mô sống, cơ quan hay
cơ thể dựa trên khoảng thời gian và tốc độ định sẵn. Máy động ký gồm 2 phần: bộ phận vận hành
và ống trụ ghi. Ống trụ ghi được gắn với trục chính của máy của các chốt. Ống trụ ghi thường làm
bằng kim loại, và được dùng để dán giấy ám khối hay giấy cảm nhiệt, khi ống trụ ghi quay, bút
ghi sẽ ghi nhận lại đồ thị hay tín hiệu thu nhận được.
 Tiến hành dán giấy cảm nhiệt vào trụ ghi, chú ý mặt láng phải để bên ngoài, nếp dán giấy
cùng chiều với chiều quay của trụ ghi.
 Đốt nóng kim ghi bằng đèn cồn về phía đầu kim ghi.
 Bố trí chỗ đặt máy sao cho tiện lợi cho quá trình thí nghiệm.
2. Cô lập tim ếch
Tiến hành tạo chế phẩm tủy ếch.
Giải phẫu ếch: Ghim ếch nằm ngửa lên khay mổ, Cắt da bụng theo hình tam giác (đỉnh
nằm ở giữa bụng). Cắt lớp cơ bụng theo đường cắt trên. Cắt rời cả xương đòn. Sau đó, Cắt xoang
bao tim để lộ tim ra.
Buộc các nút thắt để tạo chế phẩm tim rời.
 Nút thắt 1: luồn kim (đã có sẵn chỉ) vào dưới cung động mạch phải, sau đó buộc chặt (nên
buộc 2 – 3 nút thắt để tránh chỉ bung ra trong quá trình làm thí nghiệm).
 Nút thắt 2: luồn kim (đã có sẵn chỉ) vào dưới cung động mạch trái nhưng chưa thắt nút.
Sau đó tiến hành cắt một chữ V (không làm đứt động mạch) dưới sợi chỉ và xa về phía tim.
Máu sẽ chảy ra ở đây và dùng bông thấm.

29
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

 Nút thắt 3: lật ngược tim lên cho thấy được ngã ba tĩnh mạch. Luồn kim (đã có sẵn chỉ)
vào dưới ngã ba tĩnh mạch sát về phía tim, nhưng chưa buộc chỉ. Sau đó tiến hành cắt chữ
V dưới sợi chỉ xa về phía tim và buộc hờ.

Hình 27. Vị trí các nút thắt 1, 2,3 trên tim ếch.
Rửa tim và thông tim
 Tiến hành luồn ống thông tim chứa đầy dung dịch ringer vào tĩnh mạch chủ thông qua vết
cắt chữ V.
 Bơm ringer vào trong tim một cách nhịp nhàng, lúc này máu sẽ được bơm ra ngoài qua vết
cắt ở động mạch trái.
 Tiến hành thao tác này 2 – 3 lần cho đến khi tim trở nên trắng (không còn máu).
 Buộc chặt tĩnh mạch chủ, cắt gọn hai đầu sợi chỉ.
 Luồn ống thông kim có chứa dung dịch ringer vào vết cắt chữ V ở cung động mạch trái
vào thẳng tâm thất thông qua van nhĩ thất.
 Sau đó, nâng nhẹ ống thông kim lên và buộc chặt nút thứ 2 (hoặc dùng kẹp cá sấu thay cho
dây buộc).
 Nhấc cao ống thông kim lên và cắt tim ra khỏi khỏi cơ thể (chú ý: cắt ngoài các nút cột chỉ
và tránh làm tổn thương xoang tĩnh mạch, trong quá trình thí nghiệm phải thường xuyên
theo dõi mực nước trong ống syringe, mực dung dịch ringer lúc nào cũng phải chiếm 2/3
ống syringe).

30
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 4. Các bước tiến hành thu nhận tim rời

Hình 28. Vị trí thông tim, và chế phẩm tim ếch tách rời
3. Ghi nhận đồ thị
Tiến hành ghi nhận đồ thị của chế phẩm tim ếch tách rời dưới tác dụng của các dung dịch
Ringer, thể dịch (Adrenaline, Acetylcholine), chất điện giải (Ca2+, K+). Các chất giao cảm như
Adrenaline, Nonadrenaline… hay các ion hóa trị II như Ca2+… có tác dụng tăng cường hoạt động
của tim như tác dụng của thần kinh giao cảm. Còn các chất phó giao cảm như Acetylcholine,
digitaline… hay các ion hóa trị I như K+… có tác dụng ức chế hoạt động của tim như tác dụng của
hệ thần kinh phó giao cảm.
 Tiến hành cố định chế phẩm tim rơi (gắn với ống thông kim) lên giá ghi.

31
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

 Mỏm tim được nối với kim ghi ở phía dưới đòn bẫy (kim ghi) bằng kẹp mõm tim. Kim ghi
lúc nãy đã được hơ nóng sẵn sàng cho việc ghi đồ thị của tim.
 Đầu tiên sẽ tiến hành ghi hoạt động của tim với dung dịch Ringer.
 Tiếp theo cho từ 3 – 5 giọt dung dịch Adrenaline vào syringe đã chứa sẵn 5 mL dung dịch
Ringer. Quan sát và ghi đồ thị hoạt động của tim rời dưới tác dụng của dung dịch
Adrenaline.
 Sau khi ghi nhận được đồ thị, dùng pipette hút toàn bộ dung dịch trong ống ra, và thay vào
bằng dung dịch Ringer mới (Lưu ý: trong ống thông tim lúc nào cũng phải có dung dịch
Ringer).
 Tiếp tục ghi nhận đồ thị hoạt động bình thường của tim rời.
Sau đó tiến hành đo với 3 chất còn lại: CaCl2, KCl và Acetylcholine

Hình 29. Đồ thị ghi nhận hoạt động chế phẩm tim ếch tách rời dưới tác dụng của Adrenaline (a)
và Acetylcholine (b)

32
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 6. NGHIÊN CỨU TÍNH HƯNG PHẤN CỦA CƠ TIM – GÂY NGOẠI
THU TÂM
I. Giới thiệu
Tim là cơ quan chức năng chủ yếu thực hiện chức năng tuần hoàn. Tim co giãn một cách
nhịp nhàng, gồm nhiều giai đoạn và lặp đi lặp lại một cách đều đặn tạo nên chu kỳ hoạt động của
tim. Một chu kỳ tim gồm 3 giai đoạn: tâm nhĩ thu, tâm thất thu và tâm trương toàn bộ.
 Tâm nhĩ thu: đầu tiên tâm nhĩ co bóp, áp suất trong tâm nhĩ tăng cao, và lúc này van nhĩ
thất mở nên máu chảy từ tâm nhĩ xuống tâm thất. Thời gian tâm nhĩ thu kéo dài khoảng
0,10 giây, và tâm nhĩ giãn suốt trong chu kỳ còn lại của tim. Vì vậy áp suất của tâm nhĩ
giảm.
 Tâm thất thu: khi tâm nhĩ bắt đầu giãn thì tâm thất bắt đầu thu. Giai đoạn này kéo dài 0,30
giây gồm 2 chu kỳ nhỏ: thời kỳ tăng áp suất kéo dài 0,05 giây và thời kỳ tống máu kéo dài
0,25 giây. Sự tăng áp suất ở tâm thất dẫn đến đóng van nhĩ thất và mở van bán nguyệt. Kết
quả máu được tống ra khỏi tâm thất và đi vào động mạch.

Hình 30. Chu kỳ hoạt động của tim


 Tâm trương toàn bộ: tâm thất bắt đầu giãn trong khi tâm nhĩ đang giãn. Giai đoạn tâm
trương toàn bộ kéo dài khoảng 0,40 giây. Sau đó, tâm thất tiếp tục giãn thêm 0,10 giây
trong khi tâm nhĩ tiếp tục co bóp mở đầu cho một chu kỳ tim mới.
Khác với động vật máu nóng, tim ếch cho một tâm thất và hai tâm nhĩ, tâm nhĩ ngăn cách
với tâm thất bởi một màng mỏng (màng nhĩ thất). Phía dưới phân biệt bởi hai mạch máu lớn là
cung động mạch phải và cung động mạch trái. Xoang tĩnh mạch nằm ở vị trí tĩnh mạch đổ vào,
phình ra không to lắm. Quan sát hoạt động của tim ếch, ta dễ dàng nhận thấy được các chu kỳ trên.

33
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Trên đồ thị tổng quát, có thể chia chu kỳ hoạt động của tim thành hai pha: pha co (tâm thu) và pha
giãn (tâm trương).
Sự hoạt động nhịp nhàng của tim có thể bị ảnh hưởng bởi các sản phẩm của hệ thần kinh
và thể dịch. Tim có nguyên tắc hoạt động riêng khác với các mô hưng phấn khác trong việc nhận
và phản ứng với các tác nhân kích thích. Khi tim hoạt động theo chu kỳ, nếu có một kích thích rơi
vào giai đoạn tâm co thì dù có cưỡng độ ngưỡng, tim cũng không đáp ứng nghĩa là không có tác
dụng đó là giai đoạn trơ tuyệt đối của tim. Khi kích thích rơi vào cuối kỳ tâm thu thì tim không
đáp ứng ngay mà một thời gian ngắn sau đó mới đáp ứng bằng một co bóp, đó là giai đoạn tâm trơ
tương đối. Khi kích thích rơi vào giai đoạn tâm trương thì tim đáp ứng ngay bằng một co bóp thêm
vào gọi là ngoại thu tâm (Extrasystol–premature beat), sau đó thời gian nghỉ của tim kéo dài hơn
bình thường, gọi là giai đoạn nghỉ bù. Giai đoạn nghỉ bù bằng đúng một chu kỳ hoạt động của tim.
Giai đoạn nghỉ bù có ý nghĩa rất quan trọng là tim cần thu nhận đủ lượng máu về tim sau lần co
phụ và hội tụ năng lượng cho lần co bóp tiếp theo. Quan trọng hơn là tim tìm cách trở lại chu kỳ
hoạt động bình thường.

Hình 31. Ngoại thu tâm và giai đoạn nghỉ bù.


Một trong những tác nhân kích thích được dùng để khảo sát hoạt động của tim cũng như là
hoạt động hưng phấn của các mô khác là dòng điện một chiều bởi có thể điều chỉnh tần số và
cường độ kích thích, ít gây tổn thương mô và phục hồi mô một cách nhanh chóng.
II. Vấn đề cần giải quyết
1. Ghi nhận được chu kỳ hoạt động tim, phân tích các giai đoạn trong chu kỳ tim, tính toán tần số,
tần suất nhịp đập tim.
2. Ghi nhận ngoại thu tâm, phân tích các giai đoạn trong ngoại thu tâm.
III. Dụng cụ – hóa chất – mẫu vật
1. Dụng cụ
 Bộ ghi Kymograph (Trụ ghi, đèn cồn, kim ghi, giấy cảm nhiệt).

34
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

 Dụng cụ giải phẫu (Khay mổ, kéo, kẹp, kim chọc tủy, khay rác).
 Kẹp mõm tim, pipette Pasteur.
 Kim chỉ, bông thấm, Bercher 50 mL, 100 mL.
 Máy hạ điện thế 5 – 10 – 15 V.
 Khóa K, điện cực đơn, điện cực cá sấu.
2. Hóa chất
 Dung dịch Ringer.
 Nước cất.
3. Mẫu vật: Ếch đồng.
IV. Thực hành
1. Chuẩn bị bộ ghi Kymograph: Phương pháp chuẩn bị Kymograph xem bài “Khảo sát ảnh
hưởng thể dịch và một số chất điện giải lên tim ếch tách rời”.
2. Bố trí mạch điện
Mạch điện được mắc theo sơ đồ sau: dùng nguồn điện (hay bình acquy) nối hai điện cực
sao cho cực dương (điện cực đơn) với khóa K được đặt vào đáy tim ếch, cực âm (điện cực cá sấu)
kẹp vào hàm dưới ếch.

Hình 32. Sơ đồ bố trí mạch điện


3. Ghi nhận ngoại thu tâm
Tiến hành hủy tủy ếch và mổ lộ lồng ngực.Sau đó, tiến hành cắt màng bao tim, thỉnh thoảng
nhỏ dung dịch Ringer lên tim.
Mõm tim được kẹp bằng kẹp mõm tim có buộc sợi chỉ ngắn và nối với kim ghi theo hệ
thống đòn bẩy, sợi chỉ buộc phía sau đòn bẩy. Kẹp điện cực cá sấu (cực âm) vào hàm dưới của
ếch.
Tiến hành ghi hoạt động của tim một đoạn ngắn vài cm. Sau đó đặt điện cực đơn vào đáy
tim. Tìm ngưỡng kích thích co tâm thất (bằng cách đóng khóa K) vào các thời kỳ khác nhau của
tim. Quan sát vào ghi nhận kết quả.

35
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 33. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ghi nhận ngoại thu tâm

Hình 34. Các dạng đồ thị ghi nhận chu kỳ hoạt động bình thường của tim

36
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 7. SỰ CO CƠ

I. ÑAÏI CÖÔNG
Heä cô (Muscle system) coù lieân quan chaët cheõ vôùi heä thaàn kinh vaø hoaït ñoäng lieân tuïc
trong cô theå soáng. Moät soá cô quan hoïat ñoäng co ruùt theo yù muoán cuûa cô theå, moät soá khaùc laïi
hoaït ñoäng khoâng theo yù muoán. Söï hoïat ñoäng cuûa moâ cô coù ba traïng thaùi quan troïng:
(1) Cô coù theå co vaø thu ngaén chieàu daøi.
(2) Sau khi co coù theå giaõn ra, traû laïi chieàu daøi ban ñaàu.
(3) Cô coù theå phaûn öùng vôùi caùc tín hieäu kích thích (ñieän hoaëc hoùa, thaàn kinh, noäi tieát).
Tính höng phaán – töùc töø traïng thaùi bình thöôøng sang traïng thaùi hoïat ñoäng maïnh laø moät
ñaëc ñieåm cô baûn cuûa toá chöùc soáng, vaø ñaëc ñieåm naøy bieåu hieän roõ neùt nhaát ôû teá baøo cô. Teá baøo
cô xöông hình truï, nhieàu nhaân, chuùng hôïp laïi thaønh boù vaø luoân coù ñieåm baùm treân moâ xöông.
Cô xöông coù theå hoïat ñoäng do yù muoán bôûi söï ñieàu hoøa cuûa thaàn kinh sinh döôõng, phaûn öùng
nhanh.
Söï höng phaán cuûa moâ cô döôùi taùc duïng cuûa caùc loaïi kích thích ñieän, cô hoïc… seõ phuï
thuoäc vaøo chaát löôïng, cöôøng ñoä vaø taàn soá cuûa kích thích. Khi cô quan thuï caûm bò kích thích seõ
xuaát hieän luoàng thaàn kinh höôùng taâm ñi veà trung öông thaàn kinh, töø ñoù phaùt sinh caùc xung ly
taâm ñeán cô laøm co cô. Nhö vaäy, moät ñôn vò vaän ñoäng bao goàm thaàn kinh vaø cô, chuùng taïo
moät cung phaûn xaï.
Söû duïng doøng ñieän kích thích vôùi taàn soá vaø cöôøng ñoä khaùc nhau leân cô seõ taïo ra caùc
phaûn öùng co cô khaùc nhau. Ñoà thò ghi ñöôïc treân giaáy seõ cho caùc hình daïng khaùc nhau.
Khi cô chòu 1 kích thích ñôn tôùi ngöôõng, chuùng traû lôøi laïi baèng 1 co ñôn. Khi nhaän lieân
tieáp 2 hoaëc nhieàu kích thích, neáu kích thích sau rôi vaøo pha giaõn cuûa kích thích tröôùc...ta coù co
rung raêng cöa khoâng hoaøn toaøn. Khi kích thích lieân tieáp (taêng taàn soá) maø kích thích sau rôi
vaøo pha ñænh cuûa kích thích tröôùc...ta ñöôïc co rung hoaøn toaøn.
Neáu taùc ñoäng leân cô moät kích thích maïnh, lieân tieáp vaø keùo daøi thì cô coù theå seõ bò co
cöùng (ñoà thò gioáng nhö co rung hoaøn toaøn), ñöôøng ghi co cöùng coù daïng ñöôøng thaúng. Hoaëc cô
seõ giaûm daàn bieân ñoä co cho ñeán khi cô khoâng coøn co nöõa. Ñaây laø hieän töôïng moûi cô.
Cöôøng ñoä co cô seõ giaûm daàn khi bò kích thích quaù nhieàu laø do xung ñoäng truyeàn qua
synape khoù daàn. Moûi trong co cô laø do moûi synape thaàn kinh-cô. Do ñoù, caùc kích thích treân
daây thaàn kinh seõ laøm cho cöôøng ñoä co cô giaûm daàn, trong khi ñoù caùc kích thích tröïc tieáp vaøo
cô thì cöôøng ñoä co cô khoâng giaûm. Ñeå ghi ñöôïc ñoà thò söï co cô, ngöôøi ta duøng moät cheá phaåm
thaàn kinh - cô eách. Moät ñaàu cô ñöôïc coá ñònh laïi coøn ñaàu kia noái vôùi heä thoáng ghi.
II. CHUAÅN BÒ
1. Duïng cuï – thieát bò
- Maùy ñoäng kyù, truï ghi, giaáy ghi, giaù thí nghieäm.
- Taám coá ñònh cheá phaåm thaàn kinh –cô. Boä giaûi phaãu, khay moå, kim gaêm, boâng, chæ.
- Pipette, hoäp Petri, ñuõa thuyû tinh coù moùc.
- Ñieän cöïc kích thích, coâng taéc ñieän, maùy ñieän caûm öùng, nguoàn ñieän 6V.
2. Hoùa chaát

37
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

- Dung dòch sinh lyù (Ringer)


3. Maãu vaät
- Eách to vaø khoûe.
III. THÖÏC HAØNH
a. LAØM CAÙC CHEÁ PHAÅM THAÀN KINH – CÔ

Xöông soáng Boù cô ñuøi treân

Moùc thuûy tinh

Xöông
chaäu

Boù cô
ñuøi döôùi Daây thaàn kinh Baép cô buïng
(Sciatique) oáng chaân

Gaân goùt Achilles

Hình 7.1. Heä cô xöông vaø thaàn kinh ñuøi eách


Cheá phaåm thaàn kinh - cô giuùp ta deã daøng thieát laäp moät cung phaûn xaï hoaøn haûo, bao
goàm caáu truùc moâ cô vaø moâ thaàn kinh ôû daïng soáng. Ñeå coù theå laøm ñöôïc moät cheá phaåm thaàn
kinh – cô hoaøn chænh, ta tìm hieåu giaûi phaãu hoïc cuûa ñuøi eách qua hình veõ döôùi ñaây (hình 7.1):

38
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 7.2. Phöông phaùp giaûi phaãu taïo cheá phaåm thaàn kinh – cô
(1: Gôø soáng löng; 2: Ñöôøng caét ngang mình eách; 3: Haïch thaàn kinh; 4: Daây thaàn kinh; 5:
Xöông soáng; 6: Xöông cuøng; 7: Höôùng loät da eách).
Eách khoâng choïc huûy tuûy maø caét ngang cô theå (hình 7.2): Caàm chaân sau eách theo tö theá
naèm saáp, nöûa thaân eách gaäp xuoáng. Caét ngang soáng eách ôû treân choã gaáp 2cm, boû phaàn treân cuûa
eách.

Baép cô
Xöông ñuøi
Goùt gaân buïng Trung khu thaàn
Achilles oáng chaân Daây thaàn kinh
kinh (tuûy soáng)

Hình 7.3. Caùc daïng cheá phaåm thaàn kinh – cô cuûa chaân eách
- Boû noäi quan, loät da heát phaàn döôùi eách (khoâng laøm toån thöông daây thaàn kinh keùp,
traéng ñuïc töø hai beân tuûy soáng ñi xuoáng ñuøi). Caét thaønh buïng, caét boû phaèn moâ suïn vaø cô doïc
coät soáng. Ñöôøng caét caùch caùc haïch thaàn kinh hai beân xöông soáng 0,5cm, traùnh toån thöông caùc
haïch naøy.

39
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 7.4. Sô ñoà thí nghieäm


- Caét ñoâi xöông soáng theo chieàu doïc ñeå coù hai chaân rieâng bieät (ñöa vaøo Petri coù dung
dòch Ringer). ÔÛ moät chaân, caét maøng moûng giöõa hai cô, duøng ñuõa thuûy tinh nheï taùch daây thaàn
kinh ñi giöõa caùc cô ñuøi xuoáng tôùi ñaàu goái, sau ñoù taùch ngöôïc daàn leân phía xöông soáng.
- Caét boû xöông ñuøi, chöøa laïi 4cm gaén vôùi ñaàu goái, caét boû caùc phaàn thöøa khaùc (khi caét
boû xöông cô, caàn giöõ nguyeân ñieåm tieáp giaùp giöõa daây thaàn kinh vaø cô xöông).
- Caét gaân goùt Achilles (ñeå khoûang 1cm) roài boùc ngöôïc cô baép chaân leân, caét boû xöông
chaøy ôû döôùi khôùp goái, ta ñöôïc moät cheá phaåm thaàn kinh – cô goàm daây thaàn kinh, cô, 1/2 ñoïan
xöông soáng theo chieàu doïc. Tieáp tuïc giaûi phaãu ñuøi eách coøn laïi ñeå coù cheá phaåm 2, ngaâm trong
Ringer.
b. BOÁ TRÍ THÍ NGHIEÄM (hình 7.4)
Saép ñaët maùy ñoäng kyù, giaù thí nghieäm, daây ñieän sao cho thuaän lôïi. Maéc heä thoáng ñieän
vaøo nguoàn, ñieän cöïc döông qua coâng taéc vaø khi kích thích thì taát caû ñoàng thôøi nhaän doøng ñieän.
Daùn giaáy ghi vaøo truï ghi (maët giaáy laùng caûm nhieät naèm phía ngoøai). Buùt ghi co cô
ñöôïc laøm noùng baèng ñeøn coàn. Tieán haønh ghi thöû, truï ghi quay vaän toác nhanh. Coá ñònh cheá
phaåm leân giaù ghi. Daây thaàn kinh vaét qua 2 ñieän cöïc, buoäc chæ vaøo cô (ngay goùt Achille), noái
vôùi kim ghi.
c. GHI CAÙC ÑOÀ THÒ
- Vôùi kích thích ñôn (ñoùng vaø ngaét moät nhòp), cô seõ co ñôn moät nhòp.
- Ghi co cô raêng cöa khoâng hoaøn toaøn: ñoùng coâng taêùc ñieän khi cô ñaõ co qua ñænh cuûa
ñoà thò (ôû1/3 thôøi gian ñaàu cuûa pha giaõn), laäp laïi lieân tieáp khieán cô ñang giaõn laïi nhaän kích
thích.
- Ghi co cô daïng rung hoøan toøan: chænh taàn soá kích kích nhanh sao cho kích thích sau
rôi vaøo ñuùng ñænh co cuûa kích thích tröôùc (cô khoâng kòp coù thôøi gian giaõn), ñoà thò laø moät
ñöôøng thaúng (löu yù tröôøng hôïp naøy neâu ngöøng kích thích thì cô duoãi ngay veà traïng thaùi ban
ñaàu).

40
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

- Gaây co cöùng cô (co tetanos): taêng cöôøng ñoä doøng ñieän vaø vôùi taàn soá cao, khi ñaõ
ngöøng kích thích, cô khoâng giaõn maø vaãn giöõ traïng thaùi co (khaùc vôùi traïng thaùi co rung hoøan
toøan).
- Ghi ñöôøng bieåu dieãn moûi cô: kích thích cô vôùi cöôøng ñoä vaø taàn soá vöøa phaûi, nhöng
trong moät khoaûng thôøi gian daøi, bieân ñoä ñöôøng ghi co cô giaûm daàn cho ñeán luùc ñeán khi cô
khoâng co nöõa, maëc duø vaãn coøn kích thích.

Hình 7.5. Caùc daïng ñöôøng bieåu dieãn co cô töông öùng vôùi ñöôøng ghi kích thích
IV. YEÂU CAÀU
- Ghi caùc daïng ñoà thò co.

41
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

BÀI 8. XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU

1. Mục đích: Xác định một số thành phần trong nước tiểu nhằm chẩn đoán một số
bệnh lý về gan, tiết niệu, nội tiết và sự chuyển hóa trong cơ thể.
2. Xét nghiệm nước tiểu là xét nghiệm cơ bản trong niệu khoa, giúp chẩn đoán một
cách tương đối chính xác các bệnh lí về tiết niệu, gan, tuyến nội tiết, chuyển hóa
trong cơ thể. Phân tích nước tiểu cung cấp những thông tin có giá trị, cho phép điều
trị sớm và ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh. Một xét nghiệm nước tiểu đầy đủ nên
bao gồm các xét nghiệm sinh hóa và xét nghiệm cặn niệu.
3. Tính chất chung và thành phần nước tiểu: Nước tiểu của người là một chất dịch
màu vàng nhạt, trong, có tỉ trọng trung bình từ 1,010 - 1,025, độ pH vào khoảng 5,8
- 6,2. Thành phần của nước tiểu bao gồm nước chiếm 95 - 96%, chất khô 4 – 5%,
trong đó có các chất vô cơ và một ít chất hữu cơ chủ yếu là ure.
THỰC HÀNH
1. Mẫu vật thí nghiệm: nước tiểu.
2. Hóa chất: thuốc nhuộm Sternheiner Malbin Staining bao gồm dung dịch A : dung
dịch B với tỷ lệ 3 : 97
a. Dung dịch A:
- Crystal violet 3g
- Ethanol 95% 20ml
- NH4 oxalat 0,8g
- Nước cất vừa đủ 100ml
b. Dung dịch B:
- Safranin 0,25 g
- Ethanol 95% 10ml
- Nước cất vừa đủ 100ml
3. Thực hành soi cặn lắng nước tiểu
- Mẫu nước tiểu sau khi thu nhận, tiến hành đảo nhẹ cho phân tán đều.

42
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

- Rót nước tiểu sang ống ly tâm, tiến hành ly tâm 2000 vòng/phút trong
vòng 5 phút.
- Nhẹ nhàng nghiêng ống ly tâm đổ phần nước tiểu ở trên.
- Nhuộm cặn lắng dưới đáy ống bằng cách nhỏ một giọt Sternhem Malbin
Staining.
- Dùng pipette Pasteur hút vào, thổi ra 3-4 lần để cặn lắng được đồng nhất.
- Lấy một giọt cặn để lên lam kính, đậy lamemelle lại.
- Quan sát ở vật kính 10X và vật kính 40X.
4. Kết quả thí nghiệm
- Phân biệt 2 loại cặn: Cặn hữu cơ: bao gồm tất cả các thành phần có cấu
tạo tế bào, các vật chất sống; Cặn vô cơ: gồm các tinh thể của các chất
hóa học không tan trong nước tiểu.

Cặn hữu cơ

(A) Hyaline cast


(B) Erythrocyte cast
(C) Leukocyte cast
(D) Granular cast

43
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Squamous epithelial cells (arrows) and Convoluted renal tubule cells


leukocytes

Fat droplets Bacteria

Cặn vô cơ

(A) Calcium oxalate crystals (arrows)


(B) uric acid crystals
(C) triple phosphate crystals with amorphous phosphates
(D) cystine crystals

44
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Sulfonamide Sulfadiazine

Cholesterol Tyrosine

45
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

PHỤ LỤC
---oOo---
1. Buồng đếm hồng cầu Neubauer
Các loại phòng đếm máu thường gặp được gọi chung là huyết cầu kết
(Hemocytometer). Loại phòng đềm thường được dùng là buồng đếm Neubauer… Việc
thực hiện đếm tế bào trên phòng đếm các ô nhỏ.
Cấu trúc của buồng đếm Neubauer, buồng đếm được cấu tạo từ một kính dày trong
suốt, có khắc 4 rãnh sâu là chỗ để thoát dung dịch, ngăn không cho dung dịch tràn lên bờ.
Chính giữa hai khu vực chứa hai lưới đếm riêng biệt. Gờ giữa của lưới đếm thấp hơn bờ
bên 0,1 mm (độ chính xác tới 0,001 mm). Do đó,khi đậy lamelle lên, khối dung dịch máu
được xác định có chiều cao là 0,1 mm. Vì vậy, khi cho dung dịch máu vào cần phải lau
buồng đếm và lamelle thật sạch để đảm bảo cho chiều cao này. Cấu trúc, kích thích một
phòng đếm được mô tả bằng hình 2.

Hình 1. Cấu tạo buồng đếm Neubauer

A B

C D

Hình 2. Cấu trúc của một lưới đếm.

46
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Lưới đếm gồm các vùng A, B, C, D. Mỗi vùng được chia là 16 ô nhỏ, vùng có cạnh
là 1 mm. Như vậy, thể tích của mỗi ô nhỏ là 0,25 x 0,25 x 0,1 mm3. (Đối với việc đếm số
lượng hồng cầu ta không đếm trong khu vực này).
Vùng đếm E được chia làm 25 ô nhỏ, mỗi ô nhỏ được chia làm 16 ô nhỏ hơn (ô con).
Đây là vùng đếm trung tâm ở buồng đếm. Như vậy, vùng này chứa tất cả 400 ô con. Thể
tích của mỗi ô nhỏ là 0,2 x 0,2 x 0,1 = 0,004 mm3 – đây được coi là ô đơn vị đếm.
Khi ta đã biết được độ pha loãng của máu, số tế bào trong một ô vuông nhất định, ta
có thể tính được số lượng tế bào trong 1 mm3 máu chưa pha loãng.
2. Ống trộn máu (Thoma pipette)
Ống trộn là dụng cụ để pha loãng máu cho đến hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,… Ống
trộn là một mao quản có một bầu phình ra, trong đó có hạt thủy tinh màu để trộn đều máu
trong dung dịch. Hạt thủy tinh này giúp phân biệt thành ống trộn hồng cầu (chứa hạt màu
đỏ) và ống trộn bạch cầu (chứa hạt màu trắng).
Chỗ mao quản có các vạch 0,5 và 1,0, phần trên chỗ phình có vạch 11 đối với ống
trộn bạch cầu và 101 đối với ống trộn hồng cầu.
Đối với ống trộn hồng cầu: nếu lấy máu đến vạch 1, rồi hút dung dịch trộn đến vạch
101 thì thể tích máu trộn với dung dịch đếm là ở trong phần bầu dục phình ra, điều đáng
lưu ý là từ chỗ vạch 1 trở xuống chỉ có dung dịch trộn chứ không có máu, như vậy tỷ lệ
pha loãng sẽ là 1/100.
Nếu muốn pha loãng với tỷ lệ 1/200 thì chỉ cần hút máu đến vạch 0,5. Phương thức
tính tỷ lệ pha loãng đối với ống trộn bạch cầu cũng tương tự.

Hình 3. Ống trộn hồng cầu và ống trộn bạch cầu.

47
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

Hình 4. Cách cầm, lắc ống trộn và phương thức load tế bào vào buồng đếm.
3. Phương pháp đếm tế bào trong buồng đếm hồng cầu
Để đếm số lượng tế bào một cách chính xác không bị lầm lẫn, ta phải đếm theo đúng
2 nguyên tắc sau đây:
- Ta đếm theo quy tách hình zigzac, nghĩa là từ ô trên bên trái đếm ngang tới
ô trên cùng bên phải, sau đó đi xuống, đi ngang… cho đến ô dưới cùng bên
tay trái.
- Đếm theo quy tắc “2 cạnh”, nghĩa là ta đếm các tế bào nằm trong ô đếm, cạnh
trên và cạnh bên phải ô đếm.

Hình 5. Quy tắc Zigzac và quy tắc “2 cạnh”


(Các hình tròn màu đen tượng trưng cho các tế bào được đếm, các số từ 1 đến 16 tượng
trưng cho thứ tự các ô đếm theo quy tắc Zigzac)
4. Công thức của một số dung dịch
a. Dung dịch sinh lý 0,9% – 20X (1 lít): 180 g NaCl pha trong 1 lít nước cất.
b. Citrat Natri 5%: 25 g pha trong 500 mL nước cất

48
Giáo trình thực tập SINH HỌC CHỨC NĂNG NGƯỜI VÀ ĐỘNG VẬT

c. Dung dịch Lazarus


- Dung dịch Acid acetic bão hòa: 5 mL
- Dung dịch xanh methylene trong cồn 90o: 2 – 3 giọt
- Nước cất: 100 mL
d. Dung dịch Giemsa
- Giemsa: 7,6 gram.
- Methylic: 750 mL.
- Glycerine: 250 mL.
e. Dung dịch Marcano
- Na2SO4: 5 gram
- Formol: 1 mL
- Nước cất vừa đủ 100 mL
- Xanh methylene: 1 giọt
f. Dung dịch Ringer dùng cho máu lạnh
- NaCl: 0,60 gram
- KCl: 0,01 gram
- CaCl2: 0,01 gram
- NaHCO3: 0,02 gram
- Nước cất vừa đủ: 100 mL

49

You might also like