Final Word

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

Phần 1 – Sự Chuyển Hoá Năng Lượng (Quỳnh)

Phần 1: Sự chuyển hóa năng lượng

Cơ thể người vào động vật đều có các dạng năng lượng: hóa năng, động năng (cơ năng), điện năng,
nhiệt năng.

Năng lượng tiếp nhận dưới dạng hóa năng trong thức ăn chưa glucid, lipid và protein.

Được dủng trong các hoạt động chủ yếu: Tổng hợp chất sống mới, thực hiện công cơ học, sản xuất
nhiệt.

5.1 Các dạng năng lượng trong cơ thể

5.1.1. Hóa năng

Tồn tại trong cơ thể dưới nhiều hình thức:

+ các chất tạo hình

+ các chất dự trữ (glycogen, lipid và một phần protein)

+ các chất đảm bảo các hoạt động chức năng

+ các hợp chất phospho hữu cơ giàu năng lượng (e'nol phosphat, creatinn-phosphat, ATP và các liên
kết este của CoA)

+ các chất bài tiết

Năng lượng để tổng hợp các chất khác trong tế bào.

5.1.2. Động năng

Có thể tìm thấy mọi nơi trong cơ thể có sự chuyển động.

+ Sự chuyển động của toàn bộ cơ thể

+ Sự vận chuyển máu

+ Sự vận chuyển khí

+ Sự vận chuyển thức ăn

+ Sự chuyển động nguyên sinh chất

+ Sự phân bào

5.1.3. Điện năng

Được sinh ra do sự vận chuyển của các ion qua màng tế bào.

Làm cho hưng phấn lan truyền ra khắp tế bào, bảo đảm cho các hoạt động của tế bào.
5.1.4. Thẩm thấu năng

Là năng lượng dùng cho việc trao đổi chất qua màng tế bào đặc biệt là khi dòng vật chất đigradient.

5.1.4. Nhiệt năng

Là dạng năng lượng mà cơ thể thải ra môi trường.

Nhằm đảm bảo cho cơ thể một nhiệt độ càn thiết để cơ thể diễn ra các hoạt động bình thường.

Giúp duy trì thân nhiệt ổn định.

Ví dụ: Thằn lằn và rắn nằm phơi nắng vào sáng sớm hay chiều tối, nhưng tìm nơi trú ẩn vào khoảng thời gian
gần giữa trưa.

Quang năng: dạng năng lượng ánh sáng phát ra.

Dạng này ít phổ biến ở động vật, chỉ thấy ở vài loại động vật như đom đóm và một số sinh vật sống ở
hố đại dương (nơi k có ánh sáng chiếu tới). Dưới đây là vài hình ảnh minh họa.

Năng lượng trong cơ thể tồn tại ở nhiều dạng khác khác dạng, và có ý nghĩa sinh học quan trong.
Trong quá trình sống thì năng lượng bị tiêu hao liên tục nên cần được bù đắp bổ sung.

Dù có nhiều dạng năng lượng nhưng cơ thể chỉ có thể tiếp nhận dưới dạng hóa năng, là thức ăn =>
những dạng năng lượng cần thiết cho sự sống.

Sự biến đổi năng lượng bên trong cơ thể được gọi là " sự chuyển hóa năng lượng". Diễn ra song song
và có quan hệ chặt chẽ với nhau với sự chuyển hóa của các chất dinh dưỡng.

Sự chuyển hóa năng lượng thay đổi theo tuổi, giới tính, hoạt động của cơ thể và điều kiện môi trường
sống và cũng theo tình trạng sinh lý.

Trên đây là Sơ đồ chuyển hóa các dạng năng lương trong cơ thể:

Chất giàu năng lượng và oxi được tổng hợp từ quá trình quang tổng hợp ở tế bào TV ( hấp thụ quang
năng).

Qua quá trình hô hấp thì tạo ra :

+ Chất nghèo năng lượng (ure) + CO2. Hai chất này tiếp tục làm nguyên liệu cho quá trình quang
tổng hợp.

+ Năng lượng. Năng lượng được dùng cho phản ứng tạo ATP

Công tế bào có 5 dạng: Cơ học, Hóa học, thẩm thấu, điện, nhiệt

Công Cơ học biểu hiện là:


- Co co rút

- Phân cắt tế bào kết hợp cùng với Hoạt động tổng hợp chất của sinh tổng hợp trong hóa học làm tăng
trưởng tái tạo mô

Công Hóa học: là Qúa trình Sinh tổng hợp: có hai hoạt động

+ Hoạt động tổng hợp chất

+ Hoạt động tiết : tham gia vào quá trình bài tiết

Công Thẩm Thấu

Hoạt động Trao đổi chất có:

+ Tính thấm: tham gia vào quá trình bài tiết và hấp thụ

+ Chuyên chở chất

Công Điện: biểu hiện là phân cực màng

Công Nhiệt: biểu hiện là Thân nhiệt

Phần 2: Năng lượng vào cơ thể (Ánh)


Năng lượng vào cơ thể là gì?

 Năng lượng vào cơ thể chủ yếu là dạng hóa năng của thức ăn.
 Tất cả các loại thức ăn đều chứa các chất dinh dưỡng là Protein, Lipid, Glucid, Vitamin, muối
vô cơ và nước. Tuy nhiên chỉ có ba chất là protein, lipid, glucid cung cấp được năng lượng
cho cơ thể  chất sinh năng lượng.
 Giá trị năng lượng của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào hàm lượng của ba chất dinh dưỡng
sinh năng lượng này.

1. Cách đo trực tiếp.

 Năng lượng trong thức ăn có thể đo bằng cách cho đốt trực tiếp thức ăn trong một thiết bị dặc
biệt được gọi là “Bom nhiệt kế” (Calorimeter)
 Cách thức hoạt động: Người ta sẽ cho một lượng thức ăn nhất định vào một chén nhỏ bằng
kim loại đặt bên trong bom, sao đó cho oxi vào. Thức ăn trong chén được đốt bằng điện cho
đến khi bị oxi hóa hoàn toàn và sản phẩm cuối cùng là CO 2, H2O, NO2, và một vài chất khác.
Các chất này không có khả năng cung cấp năng lượng cho cơ thể.
 Tuy nhiên trong quá trình Khi thức ăn bị đốt cháy sẽ giải phóng một lượng nhiệt, kiến cho
nhiệt độ tặng tăng lên và được ghi nhận bằng nhiệt kế ở phía trên máy. Đơn vị nhiệt lượng
đượng tính bằng kilocalo (Kcal) là lượng nhiệt cần để nâng 1 lít nước lên 1 oC (1 Kcal = 1000
calo).
 Kết quả đo được trên các loại thức ăn khác nhau:
 1g glucid thiêu đốt được hoàn toàn cho ra 4,1 Kcal.
 1g protein thiêu đốt được hoàn toàn cho ra 5,4 Kcal.
 1g Lipid thiêu đốt được hoàn toàn cho ra 9,3Kcal.
 Tuy nhiên thức ăn vào trong cơ thể sẽ không được Oxy hóa hoàn toàn.

Ví dụ: Protein sau khi oxi hóa hoàn toàn trong cơ thể sản phẩm thải ra cuối cùng là urê. Ta có thể thấy
mỗi gam protein tiêu hóa trong cơ thể không phải được 5,4 Kcal mà chỉ cho được chừng 4,1 Kcal. Vì
vậy người ta lấy kết quả làm chòn cho Protein, Glucid, Lipid là: 4,9,4.

Loại Giá trị năng lượng (Kcal/100g)

Dầu, mỡ 900
Đậu phộng (lạc), mè (vừng) 600
Đậu hạt 300 – 400
Gạo, bắp 350
Thịt, cá 100 – 200
Rau. Quả <350

Bảng giá trị năng lượng của một số loại thức ăn phổ biến nước ta.
2. Cách tính gián tiếp.
a. Cách tính gián tiếp bằng gí trị nhiệt lượng của O2.
 Người ta do lượng nhiệt của thức ăn bằng cách đo số lượng oxi để thiêu đốt thức ăn ấy  quy
ra nhiệt lượng.
Ví dụ: Phản ứng oxi hóa Glucosơ.
C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O + 677 Kcal
Mỗi lít oxi tiêu dùng để oxi – hóa glucose sẽ kèm theo một sự giải phóng năng lượng bằng:
677
= 5,05 Kcal
6 x 22,4
Tương tự với protein và lipid sẽ là: 4,46 Kcal và 4,74 Kcal.
 Nhiệt lượng tỏa ra khi sử dụng 1 lít O 2 để Oxi – Hóa thức ăn gọi là giá trị nhiệt lượng của O 2.
Giá trị này có thể thay đổi tùy theo tỉ lệ protein, gluxit, lipid trong thức ăn.
 Để dễ tính toán người ta lấy trị số 4,825 Kcal làm giá trị nhiệt lượng của O 2 cho một bữa ăn
hỗn hợp.  Giá trị năng lượng khẩu phần nhận sẽ bằng: số lít oxi x 4,285 Kcal.
b. Cách tính gián tiếp qua thương số hô hấp.
 Thương số hô hấp là tỉ lệ thể tích giữa tỉ lệ CO2 thải ra và thể thích O2 lấy vào.
 Thương số hô hấp thay đổi theo tùy loại thức ăn được Oxi- Hóa.
Ví dụ:
+ với Glucose: C6H12O6 + 6O2  6CO2 + 6H2O.
CO 2 6 X 22,4
Thương số hô hấp bằng: = =1.
O 2 6 X 22,2
 Thường thức ăn hỗn hợp của ba chất dinh dưỡng sinh năng lượng chính ( Glucose, Protein,
Lipid) theo những tỉ lệ khác nhau. Tuy nhiên người ta tính được thương số hô hấp chung với
ba chất là: 0,85.
TSHH 0.70 0,75 0,08 0,85 0,90 0,95 1

GTNL 4,686 4,739 4,501 4,862 4,924 4,985 5,057


của 1 lít
O2
(Kcal)
Bảng giá trị nhiệt lượng của một lít oxi đối với trị số của thương số hô hấp
Dựa vào bảng trên ta có thể tính được lượng nhiệt do thức ăn đưa vào.
 Ví dụ: Nếu thương số hô hấp là 0,85 thể thích O 2 lấy vào là 20 lít thì năng lượng cho ra sẽ
là 4,682 Kcal x 97,24 Kcal

Trích dẫn hình ảnh:

[1] Calculate Heat of Hydration - Civil Engineers PK.

Phần 3: Sự Chuyển Hóa Năng Lượng Trong Cơ Thể


(Cẩm Nhu)
Cơ thể thường không có một bộ máy chuyển hóa năng lượng cho cả cơ thể. Các chất hấp thu được
máu vận chuyển tới tế bào, ở đây các chất này tham gia vào các chuỗi phản ứng phức tạp. Hóa năng
của các thanh chất hấp thu sẽ chuyển hóa thành các dạng cần thiết cho cơ thể.

Chuyển hóa năng lượng đi kèm với chuyển hóa các chất dinh dưỡng được thực hiện ở ba khu vực của
tế bào: tế bào chất, ty thể và ở các bào quan khác.
 Trong tế bào chất các chất hấp thu được biến đổi thành các chất chuyển hóa trung gian. Hóa
năng của các chất hấp thu chuyển hóa thành hóa năng các chất trung gian, một thành phần hóa
năng của các hợp chất giàu năng lượng như ATP, rất quan trọng vì đây là dạng hóa năng lưu
thông mà tế bào có thể sử dụng cho các hoạt động của tế bào.
 Ở ty thể, các chất chuyển hóa trung gian bị phân giải thành CO2 và H2O. Cùng với biến đổi
hóa học này thành phần hóa năng còn lại trong các chất chuyển hóa được biến đổi thành hóa
năng ATP qua phản ứng phosphoryl hóa.
 ATP được vận chuyển tới các tế bào quan trong cùng tế bào. Ở màng ATP cung cấp năng
lượng cho sự vận chuyển vật chất qua màng, hóa năng của ATP biến đổi thành động năng hay
thẩm thấu năng, hóa năng của ATP cũng biến đổi thành điện năng của màng tế bào: điện thế
màng, điện thế nghỉ và điện thế hoạt động; ở các tế bào sợi cơ hóa năng của ATP biến đổi
thành động năng của sự vận động co rút của tế bào cơ của cơ quan và của cả cơ thể còn gọi là
cơ năng. Ở võng thể nội bào ATP cung cấp năng lượng cho các phản ứng sinh tổng hợp các
chất tạo hình (protein), các chất dự trữ (glucid-lipid), các chất bài tiết.

Phần 4: Chuyển Hoá Năng Lượng (Chuỵ Thư)


Năng lượng là nhiên liệu cần thiết cho quá trình sống, tăng trưởng, vận động và tiêu hóa thức ăn.

Năng lượng được đo bằng đơn vị calo hoặc đơn vị joule.

 Đơn vị calo: do quá nhỏ nên hay dùng kilocalo, viết tắt là kcal.
 Đây là hệ thống đơn vị đo năng lượng được dùng thông dụng hiện nay trên thế giới. 1Kcal là
số năng lượng cần thiết để làm 1g nước tinh khiết tăng lên 10C
 Đơn vị Joule: 4.184J = 1calo

Cơ thể không sinh ra năng lượng mà chỉ có khả năng biến đổi năng lượng cho mọi hoạt động của cơ
thể. Sự biến đổi năng lượng bên trong cơ thể được gọi là “ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG”.

Chuyển hóa năng lượng là sự biến đổi các dạng năng lượng trong cơ thể từ dạng nọ sang dạng kia.

Cơ thể không tự sinh ra được năng lượng, phải lấy cơ sở từ hóa năng của thức ăn, và chuyển hóa
thành các dạng năng lượng khác cần thiết cho sự sống. Năng lượng tiêu hao dù ở bất cứ dạng nào,
nhưng cuối cùng đều thải ra ngoài dưới dạng nhiệt.

1. Tiêu hao năng lượng: hay là năng lượng rời khỏi cơ thể. Năng lượng rời khỏi cơ thể có thể dưới
dạng:

+ Hóa năng (của các chất bài tiết).

+ Động năng.

+ Điện năng.
+ Nhiệt năng

Bởi nhiều nguyên nhân khác nhau.

2. Nguyên nhân tiêu hao năng lượng :


Người ta thường chia các nguyên nhân gây tiêu hao năng lượng cơ thể thành ba loại lớn sau đây:

Tiêu hao năng lượng do duy trì cơ thể : đó là số năng lượng cần cho cơ thể tồn tại ở trạng thái bình
thường. Là năng lượng cần thiết cho cơ thể tồn tại bình thường không thay đổi trọng lượng, không
sinh sản.

2.1 Chuyển hóa năng lượng cơ sở :


- Chuyển hóa cơ bản (cơ sở) là năng lượng cơ thể sử dụng tiêu hao trong điều kiện nghỉ ngơi như
tim đập, phổi hô hấp, thận bài tiết, các tế bào trao đổi với máu, v.v…, với ba đặc điểm chính là:
không vận cơ, không tiêu hóa, không điều nhiệt. 
- Đơn vị tính năng lượng cho chuyển hoá cơ sở theo kcal/1m2 da/giờ.
- Chuyển hóa cơ sở là nguyên nhân tiêu hao nhiều năng lượng nhất .

Ví dụ : cơ thể tiêu hao 2200kcl thì riêng chuyển hóa cơ sở đã tiêu hao 1400kcl.

- Năng lượng tiêu hao trong điều kiện cơ sở tỉ lệ thuận với diện tích của cơ thể, như vậy cơ thể càng
bé thì diện tích của cơ thể tính theo 1kg thể trọng càng lớn. Do đó, năng lượng tiêu hao đối với 1
kg thể trọng càng lớn. Do đó, năng lượng tiêu hao đối với 1 kg thể trọng ở cơ thêt bé nhiều hơn cơ
thể lớn.

Theo bảng kết quả sau đây , tính trên 1kg thể trọng một động vật có cơ thể nhỏ tiêu hao nhiều năng
lượng hơn một động vật có cơ thể lớn.

Nhiệt sinh ra trong 24 giờ (Kcal)


Đối với 1kg thể
Đối tượng Thể trọng (kg) Đối với 1 m2 da
trọng
Chuột 0,018 654,0 1.188
Gà 2,0 71,0 947
Ngỗng 3,5 66,7 969
Chó 15,2 51,5 1.039
Người 60,0 32,1 1.042
Heo 128,0 19,1 1.078
Bò 441,0 11,3 9.48

Nếu tính trên 1 m2 diện tích da thì năng lượng tiêu hao ở các loài động vật xấp xỉ bằng nhau.
Như vậy, đối với 1kg thể trọng của động vật nhỏ thì diện tích da tương ứng nhiều hơn ở động vật
lớn và nhiệt lượng tỏa ra qua bề mặt cơ thể nhiều hơn.
Vì thế, ta có thể nói diện tích cơ thể là yếu tố quyết định việc trao đổi chất và năng lượng.
Rubner (1883) đã nêu “ quy luật diện tích”. Ở người diện tích cơ thể tính theo công thức Dubois :

S = 71,84 x P0,425 x H0,725

Ghi chú : Trong đó : S :diện tích cơ thể (cm2 ); P: thể trọng (kg); H: chiều cao (cm).

- Các yếu tố ảnh hưởng tới chuyển hoá cơ sở:

+ Tuổi: Tuổi càng cao thì CHCS càng giảm. Tuy nhiên, ở tuổi dậy thì và trước dậy thì CHCS
giảm ít hơn.

+ Giới: Với cùng một lớp tuổi thì CHCS ở nam cao hơn nữ. Điều này có thể liên quan với tỷ
lệ mỡ trong cơ thể hoặc với các hormon sinh dục.

+ Nhịp ngày - đêm: CHCS cao nhất lúc 13 - 16 giờ trong ngày, thấp nhất lúc 1 - 4 giờ sáng.
Khi ngủ CHCS giảm.

+ Theo trạng thái tình cảm: Lo lắng và căng thẳng làm tăng chuyển hóa cơ sở vì làm tăng tiết
epinephrine và tăng trương lực cơ dù đang nghỉ ngơi. Ngược lại bệnh nhân vô cảm, trầm cảm
hoặc ngủ, thì chuyển hóa cơ sô giảm do giãn cơ và giảm trương lực thần kinh giao cảm.

+ Theo chu kỳ kinh nguyệt và ở phụ nữ có thai: Nửa sau chu kỳ kinh nguyệt và khi có thai
CHCS cao hơn bình thường (do tác dụng của progesteron).

+ Tình trạng bệnh lý:

• Sốt làm tăng CHCS. Khi thân nhiệt tăng 1° C thì CHCS tăng lên 10%.
• Bệnh tuyến giáp: Ưu năng tuyến giáp làm tăng CHCS và ngược lại.
• Suy dinh dưỡng protein năng lượng: Giảm CHCS.

Các bộ phận cơ thể Chuyển hóa cơ bản (%)

 Gan 27

 Não 19

 Tim 8

 Thận 10

 Cơ 18

 Các bộ phận khác 18

2.2 Vận động cơ :


- Khi vận cơ, hoá năng tích trữ trong cơ (ATP) sẽ bị mất đi dưới dạng công và nhiệt, trong đó 25%
chuyển thành công cơ học của sự co cơ, 75% còn lại tỏa ra dưới dạng nhiệt. Đơn vị tính năng
lượng tiêu hao trong vận cơ là: Kcal/Kg thể trọng/1 phút.
- Hoạt động cơ cần thiết để vận động cơ thể, giữ cơ thể ở những tư thế cân bằng trong lao động
chính vì thế vận động cơ làm tiêu hao năng lượng chung của cơ thể thay đổi tùy theo ngành nghề.
- Trong vận cơ, các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu hao năng lượng bao gồm:
 Cường độ vận cơ: Cường độ vận cơ càng lớn thì tiêu hao năng lượng càng lớn. Đây là cơ sở
để phân loại lao động thể lực thành loại nhẹ, trung bình, nặng và cực nặng.
 Tư thế vận cơ: Năng lượng tiêu hao không chỉ do tạo ra công mà còn do các cơ phải co để giữ
cho cơ thể ở những tư thế nhất định trong lúc vận cơ. Số cơ co càng nhiều thì tiêu hao năng
lượng càng lớn. Tư thế càng thoải mái dễ chịu thì số cơ co càng ít và năng lượng tiêu hao
càng ít. Đây là cơ sở để chế tạo những công cụ lao động phù hợp với kích thước thân thể của
người lao động.
 Mức độ thông thạo: Càng thông thạo công việc thì tiêu hao năng lượng cho vận cơ càng thấp,
vì càng thông thạo thì số cơ co không cần thiết càng bớt đi.

Phần 5: Sự Điều Nhiệt (Như)


 Sự điều nhiệt là một hoạt động chức năng khiến cho thân nhiệt của con người và động vật
đồng nhiệt, không thay đổi nhiều dù nhiệt độ môi trường ngoài có thể thay đổi khá lớn. Sự
điều nhiệt rất cần cho động vật và con người tồn tại và hoạt động.
 Ví dụ: Nhiệt độ trung bình năm của một vùng giảm xuống 100C thì nhu cầu về năng lượng
tăng thêm 5%. Khi ở môi trường nóng, lúc đầu sự tiêu hao năng lượng tăng do yêu cầu điều
nhiệt, lúc sau thì giảm do quá trình chuyển hóa giảm sút.

5.4.1.4. Tiêu hóa

 Khi cơ thể thu nhận thức ăn và tiêu hóa, hoạt động chuyển hóa của cơ thể được kích thích và
lượng nhiệt sản xuất được tăng lên. Năng lượng tiêu hao thêm là do kết quả của sự chuyển
hóa các sản phẩm tiêu hóa gọi là “tác dụng động lực đặc hiệu”.
 Tác dụng động lực đặc hiệu của protein là 30, lipid là 14, glucid là 6. Chế độ ăn hỗn hợp của
con người có tác dụng đặc hiệu là 10.
 Tác dụng động lực đặc hiệu được sinh ra do những phản ứng trong gan.
5.4.2. Tiêu hao năng lượng cho sự phát triển của cơ thể

 Tăng trưởng và phát triển là đặc điểm của tuổi dậy thì. Cơ thể khi tăng trưởng và phát triển thì
chiều cao và trọng lượng cơ thể cũng sẽ tăng theo. Kể cả khi cơ thể ổn định thì vẫn cần tiêu
hao năng lượng cho việc đổi mới liên tục trong các mô của cơ thể như là: máu, niêm mạc,
ruột,…
 Ví dụ 1: Khi đi chơi bóng đá thì các bạn nam sẽ bị tiêu hao một phần năng lượng được tiết ra
qua da để tăng chiều cao.
 Ví dụ 2: Khi một người muốn giảm cân thì họ sẽ phải tiêu hao năng lượng bằng đi bộ, chạy
bộ. Đi bộ 1h thì sẽ tiêu hao được khoảng 190 - 220 calories (cân nặng 63 – 72kg).

5.4.3. Tiêu hao năng lượng cho sự sinh sản

 Trong giai đoạn mang thai, cơ thể mẹ tiêu hao rất nhiều năng lượng để nuôi dưỡng và phát
triển thai. Ngoài ra, cơ thể mẹ cũng cần năng lượng để tăng khối lượng tuần hoàn máu, tăng
khối lượng các cơ quan trong cơ thể mẹ và đặc biệt là những chất dự trữ sau sinh.
 Tổng nguồn năng lượng tiêu hao trong quá trình thai sản được tính ra khoảng 60.000Kcal.
Trong giai đoạn đầu, thai phát triển chậm nên tiêu hao năng lượng ở người mang thai là
150Kcal, giai đoạn sau 300Kcal.
 Ví dụ: Trong thời kì nuôi con mỗi ngày người mẹ tiết ra
500 – 600ml sữa. Năng lượng tiêu hao để tổng hợp sữa là 450Kcal.

Phần 6: SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT (Hương)


5.5 TÍNH NỘI CÂN BẰNG VÀ SỰ ĐIỀU HÒA THÂN NHIỆT
5.5.1. Ảnh hưởng nhiệt độ đối với các hệ thống sống

 Nhiệt độ là yếu tố quan trọng đối với động vật vì tốc độ các phản ứng hóa học của cơ thể thay
đổi theo nhiệt độ.→Điều này rất có ý nghĩa đối các enzym.→ Các enzyme đã tiến hóa và
thích nghi theo từng loài sinh vật và theo từng bộ phận.
VD: ở nhiệt độ 10°C thì men tiêu hóa ở cá hồi sẽ được hoạt động mạnh ( vì nhiệt độ để cá sống là 4-24 độ C)

 Nhờ sự tiến hóa của enzyme đã giúp cho các loài sinh vật ( như cá hồi) đã vượt qua mối quan
hệ đơn giản giữa tốc độ phản ứng và nhiệt độ. ( giải thích cho hình)
 Tăng giảm quá mức của nhiệt độ sẽ dẫn đến các ohaan tử hữu cơ và cấu trúc tế bào như -
protein và màng sinh học sẽ bị phá vỡ.
 Nếu như thân nhiệt tăng tới 45C – 50C, protein bắt đầu biến chất→nếu cứ tiếp tục tăng nhiệt
độ lên mà không được giảm xuống mức ổn định thì các enzyme sẽ bị phá hủy và đồng thời
các phản ứng chuyển hóa cũng sẽ ngừng hoạt động.
 Còn khi ở nhiệt độ thấp thì phản ứng cũng sẽ diễn ra chậm → làm cho các liên kết yếu đi dẫn
tới tình trạng có thể bị bẻ gãy và các enzyme phân rã và ngừng hoạt động.

Nếu ở nhiệt độ thấp sẽ làm cho lipid của màng tế bào


và các bào quan thay đổi từ trạng thái lỏng→rắn. Dẫn
đến quá trình trở ngại bơm ion.

5.5.2 Cách giải quyết vẫn đề nhiệt độ


Động vật có những phương cách hiệu quả để đối phó với những dao động và biến đổi quá mức của
nhiệt độ môi trường sống.
Các động vật sống ở đại dương suốt năm mà nhiệt độ ở đó có khi 4°C và chúng có
các đặc điểm để thích nghi và chịu lạnh: vd nhờ lớp
da dày tới 60 cm mà cá voi có khả năng chịu lạnh rất
cao cũng như tránh được tổn thương khi va chạm.
( giải thích cho hình)

Động vật máu nóng và máu lạnh

 Động vật máu nóng là loài tự sản sinh ra


nhiệt lượng mà cơ thể cần. Nó có thể giữ cơ
thể của mình ở một nhiệt độ gần như không
đổi.
 Còn động vật máu lạnh thì lại phụ thuộc vào
nhiệt độ bên ngoài môi trường để làm nóng
cơ thể và nhiệt độ cơ thể của chúng dao động
theo nhiệt độ của không khí xung quanh.
Loài động vật máu lạnh thường có tầm vóc rất nhỏ.
Chúng sống một cuộc sống gần như là “ngủ lịm”
trong lúc dành phần nhiều thời gian của chúng cho
việc “tắm nắng” dưới ánh mặt trời, để tích trữ nhiệt
lượng. Vào mùa rét, động vật máu lạnh thường hoạt
động vào ban ngày bởi vì vào ban đêm chúng không
thể tự tăng đủ nhiệt độ trong cơ thể để hoạt động được.

Trong hai nhóm sinh vật hằng nhiệt và biến nhiệt, sinh vật hằng nhiệt có khả năng chịu đựng
cao với sự thay đổi nhiệt độ nhiệt độ của môi trường
 Vì sinh vật hằng nhiệt là các sinh vật có tổ chức cơ thể cao (chim, thú, con người), đã phát triển
các cơ chế điều hòa thân nhiệt nên khi nhiệt độ môi trường thay đổi các hoạt động sinh lí trong
cơ thể của sinh vật hằng nhiệt vẫn diễn ra bình thường.
 Đối với sinh vật biến nhiệt, khi nhiệt độ môi trường tăng nên quá thấp hoặc quá cao thì dẫn đến
hiện tượng làm rối loạn các hoạt động sinh lí trong cơ thể (do hoạt tính của các enzyme giảm
mạnh) dẫn đến rối loạn chuyển hóa vật chất trong cơ thể sinh vật biến nhiệt => làm chúng dễ
chết.

 Các động vật nội thiệt có cơ thể được cô lập do bộ da có lông mao hoặc lông vũ và lớp mỡ
dưới da giúp cho sinh vật duy trì thân nhiệt ở nhiệt độ cao 40C
 Sinh vật có một loạt phản ứng thật đối với tình trạng nóng và lạnh của môi trường xung
quanh: mặt sinh thái, trao đổi chất, tập tính, cấu trúc về sinh lý.
5.5.3 Sự điều hòa nhiệt độ của các động vật sống dưới nước
Môi trường dưới nước tương đối khá ổn định. Nước thu và mất nhiệt một cách chậm chạp và dẫn
nhiệt kém.
Với môi trường chung quanh ổn định như thế hầu hết động vật dưới nước đều là những động vật đồng
nhiệt ngoại nhiệt→Mỗi loài phải tìm cho mình nhiệt độ tối ưu để sống.

5.5.4 Sự điều hòa nhiệt độ ở lưỡng thê, bò sát và côn trùng (Dung)
 Hầu hết các loài động vật sống trên cạn đều là những động vật biến nhiệt ngoại nhiệt. Biến
nhiệt là những động vật phụ thuộc vào nhiệt độ. Do chúng sống trong môi trường không khí,
nên các loài động vật trên mặt đất phải đối phó với các dao động về nhiệt độ rõ rệt. Vì chúng
có thể nhận nhiệt từ môi trường và thay đổi nhiệt độ cơ thể
VD: - Lưỡng thê

Sa giông phương Đông

Loài này sinh sống trong các khu rừng ẩm ướt với các hồ, ao nhỏ. Chúng nhận nhiệt độ từ ánh sáng và
nước, hấp thu nhiệt bức xạ từ đất đá, nếu trời lạnh chúng hầu như không trao đổi chất mà sẽ hoạt động
tích cực khi thời tiết ấm áp vì chúng sẽ trao đổi khí qua lớp da ẩm ướt giúp làm mát tự nhiên do có sự
bốc hơi nước liên tục.
- Bò sát

Kì nhông
Kỳ nhông chủ yếu sống trong hang chỉ ra ngoài lúc sáng sớm và xế chiều. Thời điểm này nhiệt độ
thấp nên chúng thích tắm nắng và di chuyển đi kiếm ăn. Ngoài ra, loài bò sát này còn thích phủ những
lớp cát mỏng lên cơ thể. Điều này sẽ làm cho thân nhiệt của chúng mát mẻ, sảng khoái hơn.
- Động vật không xương sống
Giun đất

Giun đất thường sống ở những khu vực đất ẩm ướt, ruộng đồng, nương rẫy, đất hoang sơ,...nơi có
nhiều mùn hữu cơ và chúng ăn mùn hữu cơ. Chúng có bề mặt da khá mềm và ẩm ướt, Giun đất trao
đổi khí với môi trường qua da nên da của giun đất cần ẩm ướt để các khí O2, CO2 có thể hòa tan và
khuếch tán qua da được dễ dàng. - Nếu bắt giun đất để trên bề mặt đất khô ráo, da sẽ bị khô nên giun
không hô hấp được và sẽ bị chết.

 Động vật dị nhiệt (hằng nhiệt) là động vật có thân nhiệt cao khi chúng hoạt động hay nói cách
khác động vật dị nhiệt là động vật không phụ thuộc vào nhiệt độ.
 Ví dụ: Thỏ bắc cực, chuồn chuồn, bọ cánh cứng,…
5.5.5 Sự điều hòa nhiệt độ ở chim và loài có vú
- Là những động vật hoạt động nhất và phức tạp nhất về mặt tập tính vì chúng là những động vật đồng
nhiệt nội nhiệt chúng luôn duy trì nhiệt độ từ 35oC đến 42oC.
- Điều kiện tiên quyết của động vật đồng nhiệt nội nhiệt có xương sống là ổn định được thân nhiệt, là
sự cách ly cơ thể và môi trường ngoài tạo thành lớp cách nhiệt mà không khí đọng lại ngay trên bề
mặt cơ thể.
VD: Gấu Bắc Cực

Vì có lớp mỡ dày đến 10 cm giúp giữ ấm cơ thể, ngay cả khi nhiệt độ xuống tới -40 °C. Và lông gấu
bắc cực rất dày và ẩn sau lớp lông dày kia là làn da màu đen. Theo giới chuyên gia, lớp da màu đen
này sẽ giúp chúng dễ hấp thụ nhiệt từ ánh sáng Mặt trời để sưởi ấm.
- Sự co giãn- mạch là một cơ chế quan trọng khác trong sự điều tiết thân nhiệt giúp ngăn chặn hầu hết
nhiệt lượng các dòng máu từ trong ra ngoài, giới hạn sự mất nhiệt lượng.
- Sự sản sinh nhiệt ở chim và động vật có vú bao gồm các cơ chế
 Co cơ (hiện tượng run)
 Bơm ATPase
 Mỡ nâu
 Các quá trình trao đổi chất
- Co cơ: trong phản ứng co cơ thì có sự thủy giải các phân tử ATP cho ra tỉ lệ nhiệt quan trọng nên khi
sinh vật hoạt động sẽ tạo ra nhiệt còn nếu cơ thể gặp lạnh thì sẽ run vì sự sinh nhiệt do co cơ tự động.
- Chim và thú sẽ sinh nhiệt từ việc sử dụng men bơm ATPase có trong tế bào làm tăng sản xuất nhiệt.
Trời lạnh sự kích thích bài tiết hormone T4 (Thyroxin), tuyến giáp và noradrénaline giúp tăng Na+
trong nguyên sinh chất -> tăng sản xuất nhiệt.
- Mỡ nâu: là loại mỡ đặc biệt có trong sinh vật giúp thích nghi với khí hậu lạnh và ngủ đông.
- Trao đổi chất là nguồn cung cấp nhiệt lượng qua trọng, chim thú có tốc độ trao đổi chất cực cao.

Thân Nhiệt Và Điều Hoà Thân Nhiệt (Huệ)


- Thân nhiệt là nhiệt độ cơ thể, là kết quả của hai quá trình đối lập nhau sinh nhiệt và toả nhiệt.
- Thân nhiệt bao gồm hai loại

 Thân nhiệt trung tâm: bên trong cơ thể trực tiếp ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng sinh
học xảy ra bên trong cơ thể.
 Thân nhiệt ngoại vi: bề mặt cơ thể, chịu ảnh hưởng trực tiếp của nhiệt độ môi trường,
đánh giá hiệu quả của hoạt động điều nhiệt.
1. Quá trình sinh nhiệt
- Phản ứng trao đổi chất: có thể lên tới 150%. Mọi hoạt động trao đổi chất đều sinh nhiệt và các hoạt
động trao đổi chất bên trong cơ thể chúng ta cũng không ngoại lệ.
- Sự co rút cơ: trong phản ứng co cơ thì sẽ có 75% năng lượng được tiêu hao dưới dạng nhiệt.
Vd: Khi bơi thì một số người sẽ bị hiện tượng chuột rút – đây cũng một hiện tượng của sự co rút cơ.
Nguyên nhân là do cơ thể tiếp xúc với nước lạnh làm chúng ta bị mất nhiệt đột ngột đòi hỏi cơ thể
phải co rút cơ để sản sinh ra nhiệt bù lại phần đã mất đi. Đó cũng là lý do tại sao ta nên khởi động
trước khi bơi để cơ thể sinh ra một lượng nhiệt nhất định và khi xuống nước lạnh chúng ta sẽ không
bị mất đi quá nhiều nhiệt.
 Phản ứng trao đổi chất và sự co rút cơ là hai hiện tượng chủ yếu của quá trình sinh nhiệt
- Sự run cơ: hiện tượng đặc biệt khi run người vì lạnh nhiệt có thể tăng lên 200%
- 400%
Vd: Khi đi dưới thời tiết lạnh cơ thể chúng ta sẽ run lên.
- Nhiệt năng: nhiệt năng có thể truyền từ nơi nhiệt độ cao hơn về thân nhiệt của chúng ta (không khí
nóng, vật nóng) đặc biệt là bức xạ (lửa, ánh sáng, mặt trời, …)
2. Quá trình toả nhiệt
- Nhiệt lượng sinh ra trong cơ thể sẽ được toả ra khỏi cơ thể  thân nhiệt trong tăng lên. Nhưng nó
tuỳ thuộc vào nhiệt độ môi trường và thân nhiệt
- Có hai quá trình toả nhiệt:
 Truyền nhiệt
- Phương pháp truyền nhiệt năng từ vật nóng sang vật lạnh hơn. Một số phương hình thức truyền nhiệt
○ Truyền nhiệt trực tiếp
○ Truyền nhiệt đối lưu
○ Truyền nhiệt bức xạ
- Điều kiện tiên quyết: nhiệt độ da cao hơn nhiệt độ môi trường

 Truyền nhiệt trực tiếp: vật nóng và vật lạnh tiếp xúc trực tiếp, nhiệt truyền đi tỷ lệ thuận với
bề mặt tiếp xúc, chênh lệch nhiệt độ và thời gian tiếp xúc
 Truyền nhiệt đối lưu: vật nóng và vật lạnh tiếp xúc với nhau nhưng vật lạnh luôn chuyển
động khiến cho điểm tiếp xúc chênh lệch nhiệt độ được duy trì ổn định, tỷ lệ thuận căn bậc
hai của tốc độ chuyển động của vật lạnh.
 Truyền nhiệt bức xạ: vật nóng và vật lạnh không tiếp xúc với nhau, nhiệt được truyền dưới
dạng tia bức xạ, lượng nhiệt tỷ lệ thuận với độ chênh lệch nhiệt độ của vật nóng và vật lạnh
không chịu ảnh hưởng của môi trường, tuỳ vào màu sắc của vật (màu đen sẽ hấp thu toàn bộ
nhiệt lượng)
 Bốc hơi nước
- Cơ sở: nước trong lúc chuyển tử thể lỏng qua thể khí phải hút nhiệt vào. Nhiệt lượng toả ra bằng
phương pháp bốc hơi nước khi nhiệt độ môi trường

 15oC – 20oC: chiếm 16% tổng lượng nhiệt toả ra


 25oC - 30oC: chiếm 30% tổng lượng nhiệt toả ra
 35oC - 40oC: chiếm 100% tổng lượng nhiệt toả ra
 Khi nhiệt độ môi trường tăng lên phương pháp này lại càng hiệu quả hơn
- Trong cơ thể, nước bốc hơi qua da và phổi
- Nước bốc hơi nước qua da dưới hai hình thức:

 Thấm nước qua da: trung bình là 0.5l hầu như không thay đổi theo nhiệt độ không khí.  Ít
có ý nghĩa
 Bài tiết mồ hôi (quan trọng nhất trong các quá trình toả nhiệt): lượng mồ hồi trên da lệ
thuộc vào độ ẩm và nhiệt độ không khí, vận tốc của gió
Vd: Khi con người ở trong môi trường mà độ ẩm ở đó quá cao, cơ thể ta sẽ cảm thấy rất khó chịu bí
bách  Đây là do cơ thể chúng ta không thể bài tiết mồ hôi được.
 Dương: thân nhiệt tăng

Sự tổng kết nhiệt (Bilan) = nhiệt trao đổi chất – nhiệt bốc hơi ± nhiệt bức xạ ± nhiệt truyền đi
 Âm: thân nhiệt giảm

CƠ CHẾ ĐIỀU NHIỆT


Gồm 3 phần:
 Cung phản xạ điều nhiệt
 Cơ chế chống nhiệt(nóng)
 Cơ chế chống lạnh

Cung phản xạ điều nhiệt


Thân nhiệt luôn được điều hòa đảm bảo sự cân bằng nội môi nhờ phản xạ điều
nhiệt, được thực hiện trên cung phản xạ điều nhiệt cũng gồm có 5 bộ phận.
Bộ phận nhận cảm: các thụ quan nóng và lạnh ở da
Đường truyền vào: xung động theo dây thần kinh về sừng sau tuỷ, bắt chéo
sang bên đối diện, dừng ở đồi thị rồi lên vỏ não.
Trung tâm: Trung tâm điều hoà thân nhiệt là vùng dưới đồi, ở đó các xung
động thần kinh được phân tích, tổng hợp rồi từ đó xuất hiện những tín hiệu điều
hoà đi ra gây những biến đổi đáp ứng. Nửa trước của vùng dưới đồi là trung tâm
chống nóng, kích thích nó gây những biểu hiện chống nóng. Nửa sau của vùng
dưới đồi là trung tâm chống lạnh. Ngoại độc tố của nhiều vi khuẩn gây bệnh, tác
động lên vùng dưới đồi gây tăng thân nhiệt, do đó sốt là một triệu chứng thường
gặp trong nhiều trường hợp nhiễm khuẩn. Các thuốc như aspirin, antipirin,
phenaxetin... ức chế tạo thành prostagandin nên có tác dụng giảm sốt. Vùng
dưới đồi, cũng như các trung tâm dưới vỏ khác, còn chịu tác động điều hoà của
vỏ não, do đó, tổn thương vỏ não.
Ví dụ: Chảy máu não cũng gây sốt cao có thể dẫn đến tử vong hoặc hôn mê
sâu.
Đường truyền ra: gồm có đường thần kinh và đường thể dịch.
- Đường thần kinh: Từ vùng dưới đồi => các trung tâm giao cảm ở sừng bên
tủy sống => co cơ, giãn mạch, tăng chuyển hóa tế bào. Từ vùng dưới đồi =>
nơron vận động ở sừng trước tủy => trương lực cơ, gây run, thông khí phổi.
- Đường thể dịch: Vùng dưới đồi => thùy trước tuyến yên (TSH(hormone kích
thích tuyến giáp trạng), ACTH(hormone kích thích tuyến vỏ thượng thận))=>
tuyến giáp, tuyến vỏ thượng thận => chuyển hóa ở các mô và có tác dụng điều
nhiệt.
Cơ quan đáp ứng: là tất cả các tế bào của cơ thể, đặc biệt là các tế bào cơ,
mạch máu, tuyến mồ hôi.

Cơ chế chống nóng


Trong môi trường nóng, cơ thể điều nhiệt bằng cách tăng thải nhiệt và giảm
sinh nhiệt, trong đó tăng thải nhiệt đóng vai trò chủ yếu.
- Giảm quá trình sinh nhiệt: Bao gồm ức chế run cơ và ức chế sinh nhiệt hoá
học dưới tác dụng của catecholamin (adrenalin và noradrenalin). Ức chế sinh
nhiệt hoá học tức là làm giảm cường độ chuyển hoá các chất trong cơ thể.
Nhưng các phản ứng chuyển hoá cũng là cơ sở của các hoạt động sống, nên
cường độ chuyển hoá không thể giảm quá nhiều được. Do vậy, giảm quá trình
sinh nhiệt không có vị trí quan trọng bằng tăng quá trình tỏa nhiệt trong cơ chế
chống nóng.

- Tăng quá trình tỏa nhiệt là cơ chế quan trọng để cơ thể chống nóng. Nó là
kết quả của sự giãn mạch dưới da, tăng bài tiết mồ hôi và tăng thông khí:

+ Giãn mạch dưới da khiến cho máu đến da tăng lên, một mặt làm tăng nhiệt
độ của da, làm dễ dàng cho tăng tỏa nhiệt bằng phương thức truyền nhiệt; mặt
khác làm dễ dàng cho hiện tượng thấm nước qua da và tăng bài tiết mồ hôi.

+ Tăng bài tiết mồ hôi làm tăng phương thức tỏa nhiệt do bay hơi nước. Tuy
nhiên, tăng bài tiết mồ hôi nhiều có thể dẫn tới tình trạng thiếu nước, thiếu
muối,cảm giác bối rối, ngại ngùng, cũng như những phiền toái đến từ việc mất
tự ti do tay, chân hay quần áo ướt đẫm mồ hôi. Vì vậy khi săn sóc người lao
động trong môi trường nóng, cần chú ý cho uống nước ngay trong lúc lao động
và uống từng ít một.

+ Tăng thông khí: Nhiệt độ máu tăng cao tác động lên trung tâm hô hấp làm
tăng thông khí, tăng lưu lượng thở, tăng dòng khí đi qua các đường dẫn khí để
làm tăng sự đối lưu và bay hơi nước ở đường hô hấp trên

Cơ chế chống lạnh


Trong môi trường lạnh, thân nhiệt có xu hướng giảm đi. Thân nhiệt giảm làm
cho người lờ đờ, ít cử động. Nếu quá lạnh có thể dẫn tới hôn mê rồi chết. Để
ngăn chặn xu hướng giảm thân nhiệt, cơ thể thông qua phản xạ điều nhiệt để
giảm quá trình tỏa nhiệt và tăng quá trình sinh nhiệt

- Giảm quá trình tỏa nhiệt là do co mạch dưới da, khiến cho lượng máu đến
da giảm đi, da tái đi. Máu đến da ít hơn làm cho nhiệt độ của da giảm, do đó mà
lượng nhiệt tỏa ra khỏi cơ thể giảm đi. Đồng thời với phản xạ co mạch dưới da,
các cơ dựng chân lông cũng co lại (gây nên hiện tượng nổi da gà) làm tăng bề
dày lớp không khí giữa da và môi trường nên cơ thể đỡ mất nhiệt.

- Tăng quá trình sinh nhiệt là yếu tố chủ đạo trong cơ chế chống lạnh. Quá
trình sinh nhiệt tăng là do tăng chuyển hoá của các tế bào dưới tác dụng của
hormon tuyến giáp và tuyến thượng thận.

Run cơ cũng làm tăng sinh nhiệt. Khi bị lạnh thường có phản xạ run cơ. Lúc
này trương lực các cơ tăng lên gây ra hiện tượng "cóng". Run cơ không tạo ra
công cơ học nhưng sinh ra nhiều nhiệt. Khi cơ thể bị mất đột ngột một lượng
nhiệt nhất định thì có hiện tượng rùng mình (run mạnh cơ trong một thời gian
ngắn) để bù lại lượng nhiệt vừa bị mất.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐIỀU NHIỆT Ở LOÀI NGƯỜI


Ngoài các phản ứng sinh học điều nhiệt kể trên, loài người còn sáng tạo ra các
biện pháp riêng để hỗ trợ việc giữ cho thân nhiệt hằng định, các biện pháp đó
bao gồm:

- Cải tạo tiểu khí hậu: Xây dựng nhà cửa để ở và làm việc. Mùa hè người ta
tăng lưu chuyển không khí trong nhà (mở cửa, dùng quạt, dùng máy lạnh), đội
nón, khẩu khi ra đường, trồng nhiêu cây xanh lấy bóng mát, đi công viên,... Mùa
đông, người ta đóng kín cửa, dùng lò sưởi, vận động mạnh cho tiêu hao năng
lượng chống lại lạnh.
- Chọn quần áo thích hợp: Mùa hè mặc quần áo sáng màu để phản chiếu các
tia bức xạ nhiệt, quần áo mỏng, rộng và dễ thấm mồ hôi để dễ dàng tỏa nhiệt.
Mùa đông mặc quần áo thẫm màu, với vải dày, xốp để làm giảm tỏa nhiệt.

- Chọn chế độ ăn thích hợp: Chế độ ăn mùa hè nên ít năng lượng (ít lipid)
với các thức ăn "mát", "giải nhiệt". Vào mùa hè nắng nóng nên tăng cường các
món tôm, cua, hải sản hơn là thịt, ăn nhiều rau xanh, trái cây mỗi ngày. Đặc biệt
không nên thiếu món canh trong mỗi bữa cơm, vì vừa dễ ăn, vừa có thể đảm bảo
đủ chất. Chế độ ăn mùa đông thì ta nên ăn (bí đỏ, khoai lang, bí đao, mật ong,
trà gừng, các loại hạt, thịt bò,...)

- Rèn luyện: quen chịu đựng nóng hoặc chịu đựng lạnh để có thể lao động lâu
hơn ở môi trường không thuận lợi (quá nóng hay quá lạnh).

You might also like