Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 276

CHƯƠNG 7.

THIẾT KẾ CỌC

CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC


 Tiêu chuẩn áp dụng

BS EN 1997: Geotechnical Design – Part 1: General rules trình bày các qui tắc chung về
địa kĩ thuật, các yếu tố liên quan đến đất nền khi thiết kế nhà và công trình dân dụng; BS
EN 1997: Geotechnical Design – Part 2: Ground investigation and testing: trình bày các
vấn đề về khảo sát và thí nghiệm đất nền. Trong đó có trình bày phương pháp khảo sát
đất nền, các phương án thiết kế, tính toán dành riêng cho móng. Trong tiêu chuẩn này còn
có các qui định riêng về tổ hợp tải trọng và tác động để tính toán nền móng, bổ sung và
dựa trên nguyên tắc tổ hợp được trình bày trong BS EN 1990.

BS EN 1992-1-1: General rules and rules for buildings có trình bày các qui định về vật
liệu, tải trọng, tổ hợp tải trọng và nguyên lí thiết kế kết cấu bê tông cốt thép trong đó có
phân tích và tính toán móng cọc

Vì công trình được thiết kế để chịu động đất nên ta sử dụng thêm tiêu chuẩn BS EN
1998-1: Design of structures for earthquake resistance – General rules, seismis actions
actions and rules for buildings. BS EN 1998-1 trình bày các qui tắc chung, tác động địa
chấn và các qui tắc thiết kế kết cấu chịu động đất. Để áp dụng tiêu chuẩn này phải tham
khảo các tiêu chuẩn EN 1990, EN 1991.…

7. Tóm tắt lí thuyết tính móng cọc

7.1. Giới thiệu chung về móng cọc

Trong những năm trở lại đây, sự phát triển về mật độ xây dựng rất nhanh, được ví như
“nấm mọc sau mưa”, đặc biệt là các chung cư cao tầng, các cao ốc chọc trời, các loại cầu
dây văng nhịp lớn, các công trình thủy lợi, thủy điện qui mô đồ sộ, các công trình ngầm
phức tạp... Các nước trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng luôn đòi hỏi cho việc
phân tích và lựa chọn các phương án móng cho các công trình xây dựng vừa kinh tế và
vừa bền vững. Một trong những giải pháp hữu hiệu cho các công trình lớn là phương án
thiết kế móng cọc.

Trong thiết kế nền móng, theo EN 1997 có thể chia làm hai loại là móng nông (shallow
foundations) và móng sâu (hay móng cọc) (deep foundations/ pile foundations).

339
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Móng nông được sử dụng cho lớp đất gần mặt đất, nơi xuất hiện ứng suất tương đối lớn,
đủ chịu được các tác động của các kết cấu bên trên mà không gây ra ứng suất phá hoại
cho kết cấu do lún. Trường hợp này, thường chỉ sử dụng cho những công trình có tác
động tương đối nhỏ. Đối với những có tác động tương đối lớn (như nhà cao tằng, trụ
cầu,...) hay những vùng đất có lớp đất bên trên tương đối yếu, thì phương án móng cọc là
hữu hiệu, vì cần lớp đất “tốt” hơn để chịu tác động lớn.

Cọc là một kết cấu có chiều dài lớn hơn nhiều so với bề rộng tiết diện ngang được đóng,
ấn hay thi công tại chỗ vào lòng đất, đá để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất
đá sâu hơn nhằm cho công trình xây dựng đạt yêu cầu của trạng thái giới hạn qui định.
Tác động của kết cấu bên trên truyền xuống lớp đất “tốt” sâu bên dưới thông qua cọc.
Cọc là loại cột dài, độ mảnh lớn (long slender columns). Cọc có nhiều loại, tuy nhiên
Việt Nam thường phổ biến những loại sau: cọc đóng, cọc ép, cọc khoan nhồi. Vật liệu
làm cọc có thể là: bê tông, bê tông cốt thép, thép, gỗ,...Với các hình thức thi công như:
đóng, ép, khoan nhồi...

Cọc truyền tải vào đất thông qua hai hình thức: tải phân bố dọc theo thân cọc (pile shaft),
hoặc trực tiếp truyền tải lên đất bên dưới thông qua mũi cọc (pile point). Tải đứng phân
bố dọc theo thân cọc là ma sát cọc (pile shaft resistance) và tải truyền thực tiếp thông qua
mũi cọc là sức chịu tải mũi cọc (pile base resistance).

Cọc chịu tác động đứng (ví dụ, phần lớn các công trình dân dụng như nhà cao tầng có sử
dụng cọc...), hoặc tác động ngang (ví dụ, các công trình bến cảng, tải ngang là tác động
do nước, sóng, tàu...) hoặc kết hợp giữa tác động đứng và tác động ngang (ví dụ như cọc
dưới chân trụ cầu, vừa chịu tải đứng do giao thông tác động bên trên, vừa chịu tải ngang
do tác động của nước...). Ngoài ra, cọc còn được thiết kế để chống lật (chống nhổ) cho
các nhà cao tầng, do xuất hiện lực xô ngang tác dụng lên công trình như gió, động đất.

Do nhu cầu phát triển của xã hội, trên một phạm vi diện tích nhất định mà có thể chịu
được tải trọng lớn của các kết cấu bên trên, giải pháp móng cọc khoan nhồi (bored pile)
là hữu hiệu và được sử dụng phổ biến hiện nay.

Việc thiết kế cọc vừa mang tính nghệ thuật (art) vừa mang tính khoa học (science). Tính
nghệ thuật được thể hiện qua việc chọn lựa loại cọc, phương pháp thi công cọc sao cho
phù hợp nhất tương ứng với điều kiện đất nền và tác động công trình. Tính khoa học thể
340
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

hiện ở người kĩ sư – đánh giá ứng xử của cọc khi cọc nằm trong đất và dang làm việc.
Phương pháp thi công cọc có ảnh hưởng rất lớn đến ứng xử của cọc, các ứng xử này thì
không thể được đánh giá thông qua những tính chất cơ lí của cọc và của đất nền nguyên
dạng. Cần hiểu biết rõ về loại cọc và phương pháp thi công cọc để có thể đánh giá một
cách khoa học về ứng xử của cọc. Tuy nhiên việc dự đoán sức chịu tải cọc còn mang tính
chủ quan, do đó rất khó cho kĩ sư thiết kế chưa có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực thiết
kế cọc và cũng gây ra nhiều tranh luận về quan niệm tính cọc khi thẩm định và phê duyệt
đồ án.

7.2. Nguyên lí thiết kế móng cọc theo Eurocode

Nguyên lí thiết kế móng cọc cũng như công trình dân dụng theo Eurocode là thiết kế theo
trạng thái giới hạn, là sự tách biệt giữa thiết kế theo trạng thái giới hạn cường độ (ULS)
và trạng thái giới hạn sử dụng (SLS). Quan niệm nền tảng của trạng thái giới hạn là xác
định hoặc là an toàn (mức độ đủ an toàn, còn sử dụng được) hoặc không an toàn (phá
hoại, không còn sử dụng được). Sự tách biệt giữa trạng thái an toàn và không an toàn của
kết cấu gọi là trạng thái giới hạn. Nói chung, trạng thái giới hạn là trạng thái mà kết cấu
không còn đủ an toàn theo tiêu chuẩn thiết kế. Theo Decoding Eurocode 7 ( Andrew
Bond & Andrew Harris), mỗi trạng thái sẽ đáp ứng riêng mỗi yêu cầu áp dụng cho từng
kết cấu công trình khác nhau.

Theo EN 1997, trạng thái giới hạn cường độ (ULS) liên quan đến sự an toàn của con
người và kết cấu, bao gồm sự mất cân bằng, biến dạng dư, sự đứt gãy, mất ổn định và phá
hoại do mỏi. Trong khi đó, trạng thái giới hạn sử dụng (SLS) liên quan đến công năng
của kết cấu trong quá trình sử dụng bình thường và mức độ tiện nghi của con người. Khi
thiết kế nền móng phải thỏa mãn hai trạng thái giới hạn này.

- Trạng thái giới hạn cường độ (ULS):

Đối với đất nền trạng thái giới hạn cường độ bao gồm: sự phá hoại hoặc biến dạng dư của
đất nền (GEO), trong đó cường độ của đất hoặc đá đóng vai trò quan trọng để tạo ra độ
bền; sự mất cân bằng của kết cấu hoặc đất nền do đẩy nổi bởi áp lực nước hoặc những tác
động theo phương đứng khác (UPL); hiện tượng đẩy trồi, ăn mòn nội tại và sự xói ngầm
trong đất do gradient thủy lực (HYD)

341
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Kiểm tra cân bằng tĩnh (EQU):

Trạng thái giới hạn EQUliên quan đến điều kiện khả năng chịu lực của kết cấu bao gồm:
ổn định tổng thể, đẩy nổi và ổn định trượt bề mặt do ma sát. Khi kiểm tra kết cấu theo
EQU thì cần phải giả thiết toàn bộ kết cấu là một khối cứng. Trạng thái mất cân bằng tĩnh
sẽ không xảy ra khi hệ quả tác động thiết kế gây mất cân bằng (mất ổn định tổng thể) nhỏ
hơn hoặc bằng hệ quả tác động thiết kế cân bằng (ổn định tổng thể):

Ed ,dst  Ed , stb

Kiểm tra cân bằng tĩnh EQU giả định rằng cường độ đất nền và kết cấu tạo ra độ ổn định
là không đáng kể. Trong thiết kế địa kĩ thuật, kiểm tra cân bằng tĩnh EQU chỉ thường áp
dụng cho móng trên nền đá và nghiêng một phía

 Kiểm tra phá hoại trong đất (GEO) và trong kết cấu (STR)

Trạng thái giới hạn STR bao gồm phá hoại nội tại hay chuyển vị lớn của kết cấu hoặc
phần tử kết cấu, khi đó cường độ vật liệu đóng vai trò quan trọng để chống lại STR. Để
trạng thái giới hạn STR không xảy ra thì hệ quả tác động thiết kế phải nhỏ hơn hoặc bằng
độ bền thiết kế tương ứng:

Ed  Rd

Khác với thiết kế kết cấu, những tác động địa kĩ thuật và độ bền đất nền không thể tách
biệt được: thường thì tác động địa kĩ thuật phụ thuộc vào độ bền dất nền, chẳng hạn áp
lực chủ động, và có khi độ bền đất nền lại phụ thuộc vào tác động, chẳng hạn khả năng
chịu tải của móng nông phụ thuộc vào tác động lên móng. Có nhiều cách khác nhau để
xét mối tương quan giữa các tác động đất nền với độ bền. EN 1997 đề nghị ba phương
pháp thiết kế (DA) để kiểm tra phá hoại trong đất (GEO) và trong kết cấu (STR)

 Kiểm tra mỏi (FAT)

Đối với vật liệu, trạng thái giới hạn mỏi (FAT) là hiện tượng lão hóa và sự phá hoại kết
cấu cục bộ xảy ra khi vật liệu chịu tải trọng lặp. Trạng thái mỏi thường xảy ra đối với kết
cấu đường, cầu hay công trình có độ lớn chịu tác động của tải gió

 Kiểm tra đẩy nổi (UPL)

342
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Trạng thái giới hạn UPL, do lực đẩy nổi liên quan đến tác động theo phương đứng, nên
cần phải kiểm tra độ ổn định của kết cấu khi xảy ra hiện tượng này theo biểu thức sau:

Vd ,dst  Gd ,dst  Qd ,dst  Gd ,stb  Rd hay Ed ,dst  Ed ,stb  Rd

Theo EN 1997 thì tổng tác động thiết kế theo phương đứng (bao gồm tĩnh tải Gd ,dst và

hoạt tải Qd ,dst ) không được lớn hơn tổng trọng lượng bản thân của kết cấu Gd ,stb và độ bền

thiết kế Rd (là đại lượng tham gia tạo nên độ ổn định cho kết cấu như thông số đất nền,...).
Mặt khác, EN 1997 lại cho phép xem độ bền đẩy nổi như là tĩnh tải đứng ổn định, do đó
có thể viết lại biểu thức trên như sau:

Gd ,dst  Qd ,dst  Gd ,stb hay Ed ,dst  Ed , stb

Ta thấy biểu thức trên dễ gây hiểu nhầm cho người thiết kế bởi vì giá trị thiết kế phải áp
dụng hệ số riêng từ giá trị đặc trưng, mà hệ số riêng lại khác nhau tùy thuộc vào loại tác
động và cường độ vật liệu. Vì vậy, tốt hơn hết là nên tách biệt giữa độ bền và tĩnh tải
đứng gây ổn định để có thể áp dụng các hệ số riêng cho phù hợp

Trong thiết kế địa kĩ thuật, nhưng tĩnh tải có lợi là trọng lượng kết cấu và đất nền. Áp lực
nước bên dưới kết cấu và nhưng lực đẩy lên bên dưới khác hoặc những lực kéo lên khác
là tác động bất lợi. Độ bền đẩy nổi là độ bền chống cắt (nếu tính toán thông qua các thông
số cường độ kháng cắt), độ bền chịu kéo cọc hoặc độ bền neo. Mặt khác độ bền này có
thể xem như tĩnh tải đứng ổn định Gd ,stb và có thể áp dụng các hệ số riêng như tĩnh tải,

chú ý lúc này cần sử dụng hệ số mô hình khi kiểm tra

 Kiểm tra đẩy trồi do dòng thấm trong đất (HYD)

Trạng thái giới hạn HYD bao gồm các hiện tượng như đẩy trồi thủy lực, ăn mòn nội tại
và xói ngầm trong đất do gradient thủy lực. Việc kiểm tra sự ổn định thủy lực theo EN
1997 gồm hai biểu thức khác nhau nhưng lại bổ sung cho nhau. Một là bao gồm các
thành phần lực và trọng lượng bản thân, lực dòng thấm gây mất ổn định cột đất Sd ,dst

không được lớn hơn trọng lượng bản thân cột đất Gd' ,stb

Sd ,dst  Gd' ,stb

343
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Hai là bao gồm các thành phần ứng suất và áp lực, áp lực nước lỗ rỗng gây mất ổn định
cột đất ud ,dst không được lớn hơn ứng suất tổng chống lại áp lực nước này  d ,stb

ud ,dst   d ,stb

Tuy nhiên EN 1997 không hướng dẫn sử dụng hệ sổ riêng khi kiểm tra trạng thái giới hạn
cực hạn HYD. Áp dụng nguyên tắc ứng suất hữu hiệu của Terzaghi, có thể sắp xếp lại
biểu thức trên như sau:

 d ,stb  ud ,dst   d'  0

Nghĩa là, ứng suất hữu hiệu thiết kế tại chân cột không được âm

Hiện tượng ăn mòn nội tại và hiện tượng xói ngầm thường xảy ra ở bề mặt kết cấu khi
tiếp xúc với đất nền do sự chênh lệch về Gradient thủy lực tại vị trí tiếp xúc của hai loại
vật liệu này

- Trạng thái giới hạn sử dụng (SLS)

Trạng thái giới hạn sử dụng liên quan đến điều kiện sử dụng thông thường của công trình.
Trạng thái này có xét đến hệ quả tác động theo thời gian, do đó cần phải phân biệt giữa
hai loại trạng thái giới hạn sử dụng sau

(1) Trạng thái giới hạn sử dụng không phục hồi, là những trạng thái giới hạn tồn tại
lâu dài ngay cả khi gỡ bỏ những tác động gây ra trạng thái đó, chẳng hạn: sự phá
hoại cục bộ lâu dài hoặc chuyển vị bất lợi lâu dài

(2) Trạng thái giới hạn sử dụng phục hồi, là những trạng thái giới hạn sẽ không còn
tồn tại nữa khi những tác động gây ra chúng được gỡ bỏ, chẳng hạn: vết nứt trong
những cấu kiện dự ứng lực, độ võng tạm thời, hoặc độ dao động

Những tiêu chuẩn về khả năng sử dụng (SLS) cần kết hợp những tác động tương ứng với
giá trị đặc trưng, giá trị tác động thường xuyên và giá trị tác động tựa thu

Khi kiểm tra trạng thái giới hạn sử dụng theo các tình huống thiết kế khác nhau, thì người
thiết kế cần phải kiểm tra ba loại tổ hợp tác động theo ba loại trạng thái giới hạn bên trên
như sau:

(1) Tổ hợp đặc trưng, nếu như không chấp nhận vi phạm xảy ra

344
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(2) Tổ hợp thường xuyên, nếu như chấp nhận vi phạm xảy ra trong một giai đoạn và
tần suất nhất định

(3) Tổ hợp tựa thường xuyên, nếu chấp nhận vi phạm xảy ra lâu dài

Các trạng thái giới hạn sử dụng này ảnh hưởng đến hình dạng hoặc hiệu quả sử dụng
công trình, do dó cần phải xem xét trong thiết kế, có thể tóm tắt như sau:

(1) Biến dạng lớn, chuyển vị, lún và nghiêng đều ảnh hưởng đến hình dạng của công
trình, mức độ tiện nghi cho người sử dụng và công trình, mức độ tiện nghi cho
người sử dụng và công năng của công trình, có thể gây bất lợi cho các cấu kiện
hoàn thiện và các phần tử phi kết cấu

(2) Dao động (bao gồm: gia tốc, biên độ và tần số) đều có thể gây ra bất tiện cho con
người và ảnh hưởng đến công năng của công trình

(3) Phá hoại (bao gồm: phá hoại cục bộ và nứt) ảnh hưởng đến hình dạng, tuổi thọ
hoặc công năng công trình

Các giá trị thiết kế của tác động và tính chất vật liệu thường bằng với giá trị đặc trưng khi
sử dụng để kiểm tra theo trạng thái giới hạn sử dụng SLS. Trong trường hợp lún lệch,
phải sử dụng module biến dạng đặc trưng cận trên và cận dưới để xem xét các biến đổi
cục bộ trong đất. Về mặt lí thuyết, các giá trị biến dạng giới hạn sẽ được qui định riêng
cho mỗi kết cấu móng và tiêu chuẩn sẽ liệt kê các thành phần liên quan khi thiết lập các
chuyển vị giới hạn. Các giá trị giới hạn cũng có thể được điều chỉnh để phù hợp với thực
tế và kinh tế hơn cho từng loại công trình.

Có hai điểm khác biệt chính giữa thiết kế theo ULS và SLS [Designer’s Guide to EN
1997-1_ R. Frank et al]:

- Nếu trong phạm vi trạng thái giới hạn cường độ sẽ dấn đến phá hoại kết cấu và phải
dỡ bỏ công trình hoặc sữa chữa kết cấu công trình, nếu trong phạm vi trạng thái giới hạn
sử dụng thì thường không phải bỏ công trình mà phải trực tiếp sử dụng lại nếu loại bỏ
những tác động gây ra sự vi phạm này. Tuy nhiên phải xác định rõ giữa trạng thái giới
hạn sử dụng phục hồi và không phục hồi.

- Tiêu chuẩn trạng thái giới hạn cường độ liên quan đến những thông số kết cấu và
những tác động liên quan, trong khi tiêu chuẩn trạng thái giới hạn sử dụng lại phụ thuộc
345
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

vào yêu cầu của khách hàng và người sử dụng (có thể mang tính chủ quan) cũng như yêu
cầu về thiết bị thi công hoặc những phần tử phi kết cấu (như tường bao che, bồn nước
mái, ống khói, hệ thống đường ống nước..)

Tuy nhiên không phải hiện tượng hay sự kiện nào cũng dễ dàng phân loại theo trạng thái
giới hạn cường độ hay trạng thái giới hạn sử dụng. Trong cùng một hiện tượng hay sự
kiện xảy ra, người thiết kế phải kiểm tra trạng thái giới hạn sử dụng cho cấu kiện này và
cũng phải kiểm tra lại trạng thái giới hạn cường độ cho cấu kiện khác. Chẳng hạn, khi
xảy ra hiện tượng lún móng công trình khi vượt quá giới hạn cho phép, người thiết kế
phải kiểm tra trạng thái giới hạn sử dụng cho kết cấu móng và cũng phải kiểm tra lại
trạng thái giới hạn cường độ cho kết cấu bên trên cũng như móng bên dưới, bởi vì lún rất
dễ gây nứt cho các phần tử kết cấu công trình

7.3. Qui trình phân tích và tính toán móng cho công trình

7.3.1. Khảo sát, phân tích địa chất và xử lí số liệu

7.3.1.1. Khảo sát và phân tích địa chất

7.3.1.1.1. Các tiêu chuẩn dùng để khảo sát, phân tích địa chất

- EN 1997 – Geotechnical design, Part 2 – Ground investigation and testing được chia
thành 6 phần và 24 phụ lục, được minh họa như hình sau:

Theo hình 4.1 –


Decoding
Eurocode 7

[Andrew Bond &


Andrew Harris]

EN 1997-2 trình
bày các qui tắc chi
tiết để khảo sát địa
chất, các chỉ dẫn
chung cho công
tác thử mẫu,

346
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

derivations of ground properties, mẫu địa chất cho công trình và những ví dụ cho các
phương tính toán dựa trên các thí nghiệm hiện trường và các thí nghiệm trong phòng

- Các tiêu chuẩn bổ sung

EN 1997-2 tham khảo một cách rộng rãi các tiêu chuẩn châu Âu và thế giới thích hợp với
nó nhất, được soạn thảo bởi Ủy ban kĩ thuật ISO là TC 182 và CEN TC 341.

Mối quan hệ giữa EN 1997-2 và


các tiêu chuẩn bổ sung được thể
hiện như hình bên

347
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.1.1.2. Mục đích khảo sát và phân tích địa chất

- Mục đích của khảo sát và phân tích địa chấtlà để xác định trạng thái của đất, đá và
nước ngầm; cũng như xác định đặc tính của đất đá và thu thập thêm các thông tin liên
quan về địa điểm xây dựng.

EN 1997-2 yêu cầu quá trình khảo sát bao gồm:

 Khảo sát địa kĩ thuật, bao gồm khảo sát đất nền và các thông tin khác về hiện
trường

 Khảo sát đất nền, bao gồm khảo sát hiện trường, thí nghiệm trong phòng và các
nghiên cứu về địa kĩ thuật khác

 Khảo sát hiện trường, bao gồm khảo sát trực tiếp (khoan, lấy mẫu và giếng thăm
dò) và khảo sát gián tiếp (thí nghiệm hiện trường, như thí nghiệm xuyên tĩnh CPT)

Theo Điều 3.2.1(1)P EN 1997-1, khảo sát địa chất phải cung cấp dữ liệu liên quan đến
đất nền và điều kiện nước ngầm tại hiện trường để mô tả những tính chất thiết yếu của đất
nền và sử dụng để đánh giá giá trị đặc trưng của các tham số địa kĩ thuật sử dụng trong
tính toán thiết kế.

- Có 3 giai đoạn khảo sát địa kĩ thuật:

(1) Khảo sát sơ bộ

(2) Khảo sát thiết kế

(3) Khảo sát kiểm tra

 Khảo sát sơ bộ

Khảo sát sơ bộ là khảo sát suốt trong quá trình lập dự án hoặc giai đoạn đầu của dự án để
đánh giá tổng thể hiện trường. Khảo sát sơ bộ thông thường bao gồm:

+ Những nghiên cứu và những thông tin về điều kiện đất nền, bao gồm những báo cáo
khảo sát trước đó của những công trình lân cận

+ Khảo sát hiện trường

+ Kinh nghiệm đất nền hiện tại

348
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Khảo sát sơ bộ cho phép người thiết kế ước định vị trí thích hợp cho công trình; đánh giá
sự tác động có thể xảy ra của công trình đến công trình lân cận; xem xét các phương án
móng khả dĩ và cải thiện đất nền.

 Khảo sát thiết kế

Khảo sát thiết kế là khảo sát địa kĩ thuật chính để rút ra dữ liệu địa kĩ thuật, sử dụng để
thiết kế công trình tạm thời và lâu dài. Kháo sát thiết kế cũng cung cấp những thông tin
để lên kế hoạch cho các biện pháp thi công; xác định có thể gặp trong suốt quá trình thi
công; xác định sự sắp xếp và đặc tính của nền đất có liên quan hoặc bị tác động bởi quá
trình thi công

Một khảo sát thiết kế thông thường bao gồm thí nghiệm hiện trường và thí nghiệm mẫu
trong phòng

 Khảo sát kiểm tra

Khảo sát kiểm tra là công tác kiểm tra, thẩm định và là giai đoạn quan trọng nhất trong
thiết kế theo Phương pháp quan trắc. Khảo sát kiểm tra là để kiểm tra lại phương pháp thi
công của một dự án so với điều kiện đất nền thực có phù hợp với yêu cầu thiết kế hay
không. Trong khảo sát kiểm tra, bao gồm các thí nghiệm bổ sung về điều kiện đất nền khi
gặp khó khăn, chất lượng vật liệu thi công và phương pháp thi công có phù hợp với yêu
cầu thiết kế không.

Trong một vài tình huống thì chỉ có một khảo sát được thực hiện do ngân ngũy dành cho
khảo sát nhỏ hoặc dự án không đảm bảo đủ 3 bước như trên thì khảo sát sơ bộ và khảo sát
thiết kế được gộp lại thành một khảo sát chung.

7.3.1.1.3. Khoảng cách các điểm khảo sát

Phụ lục B.3 EN 1997-2 cung cấp những chỉ dẫn về khoảng cách điểm khảo sát như sau:

Loại công trình Khoảng cách Cách bố trí


Nhà cao tầng và công
15  40m Dạng lưới ô vuông
nghiệp
Diện tích lớn  60m Dạng lưới ô vuông
Dạng tuyến Đường ray, 20  200m -

349
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

kênh, đường
ống, mương,
hầm, tường
chắn
Đập nước 25  75m Dọc theo mặt cắt đứng
Móng trụ
cầu, móng
công trình
Đặc biệt 2  6 vị trí trên 1 móng
dạng tháp (
đài nước...),
móng máy

Những chỉ dẫn trên có thể được hiệu chỉnh để đáp ứng với những yêu cầu cụ thể của từng
công trình. Khoảng cách điểm khảo sát cần phản ứng mức độ thay đổi đất nền ngoài hiện
trường, cũng như phụ thuộc vào kích thước và loại công trình.

7.3.1.1.4. Độ sâu điểm khảo sát

Phụ lục B.3 của EN 1997-2 đề nghị độ sâu tối thiểu của các điểm khảo sát bên dưới kết
cấu nhà cao tầng và các dự án dân dụng; móng bè, đập, đê; kết cấu dạng tuyến như đường
bộ, sân bay, rãnh, đường ống; hầm và công trình ngầm; hố đào; tường chắn và cọc.

Độ sâu điểm khảo sát za sẽ lớn hơn nếu điều kiện đất nền bất lợi, ví dụ như lớp đất yếu
hoặc lớp đất bị nén nằm bên dưới móng công trình chịu tải lớn.

Độ sâu điểm khảo sát của một số công trình theo phụ lục B.3 EN 1997-2 như sau:

Đối với kết cấu nhà cao tầng và các dự án dân dụng khác: Độ sâu điểm khảo sát tối
thiểu có thể áp dụng như sau: za  max 6m;3bF  trong đó bF là cạnh bé hơn của móng.

350
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đối với kết cấu móng bè và những kết cấu móng tương tự: Độ sâu điểm khảo sát là:
za  1.5bB , trong đó bB là canh nhỏ của kết cấu móng.

Đối với đất đắp và mái dốc: Độ sâu điểm khảo sát như sau

0.8h  za  1.2h
+ Đập, đất đắp:  , trong đó h là chiều cao đập hay khối đất
 z a  6m

+ Mái dốc: za  max 2m;0.4h , trong đó h là chiều sâu rãnh hay chiều cao mái dốc

Đối với kết cấu dạng đường: Độ sâu điểm khảo sát với từng dạng như sau:

+ Đường hoặc sân bay: za  2m

 z  2m
+ Rãnh hoặc đường ống:  a , trong đó bAb là chiề rộng hố đào
 za  bAAb

+ Hầm và công trình ngầm: bAb  za  2bAb , trong đó bAb là chiều rộng hố đào

351
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đối với công trình hố đào:

 za  0.4h
+ Khi mực nước ngầm nằm bên dưới đáy hố đào thì độ sâu khảo sát là  ,
 za  (t  2)m
trong đó: t chiều sâu của kết cấu nằm bên dưới hố đào; h chiều sâu hố đào

 za  ( H  2)m
+ Khi mực nước ngầm nằm trên đáy hố đào thì độ sâu điểm khảo sát là  ,
 za  (t  2)m
trong đó, H là chiều cao mực nước ngầm nằm bên trên đáy hố đào, t là chiều sâu kết cấu
nằm bên dưới hố đào. Nếu lớp đất có tính thấm nước lớn thì độ sâu khảo sát phải
za  (t  5)m

352
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đối với kết cấu tường chắn, độ sâu tối thiểu của điểm khảo sát za  2m bên dưới lớp
đất không thấm nước

Đối với móng cọc, độ sâu của


điểm khảo sát phải thỏa các điều
 za  bg

kiện sau:  za  5m , trong đó, D f là
 z  3D
 a f

đường kính mũi cọc, bg là cạnh nhỏ

hơn của nhóm cọc tại mũi cọc.

353
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.1.1.5. Đo mực nước ngầm

7.3.1.1.6. Lấy mẫu đất, đá

7.3.1.1.7. Nhận dạng và phân loại đất nền

7.3.1.1.8. Thí nghiệm hiện trường

7.3.1.1.9. Thí nghiệm trong phòng

7.3.1.2. Xử lí số liệu

7.3.1.2.1. Qui trình xử lí các thông số địa kĩ thuật

- Qui trình để xử lí các thông số thiết kế của đất nền từ kết quả thí nghiệm hiện trường
và thí nghiệm trong phòng gồm hai giai đoạn chính, mục đích từ các giá trị đo được từ thí
nghiệm hiện trường và trong phòng tính ra được giá trị thiết kế sử dụng trong tính toán.

- Các giai đoạn để xác định các thông số đất nền:

 Giai đoạn 1: Thiết lập các giá trị của các thông số đất nền, giai đoạn này chưa xét
đến biến động của tính chất đất nền hoặc tình huống thiết kế

354
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Giai đoạn 2: Đánh giá các thông số đất nền từ kết quả thí nghiệm, suy ra các thông
số đất nền đặc trưng, từ thông số nền đặc trưng tính ra thông số đất nền thiết kế, quá trình
này có xét đến các hệ số riêng và tình huống thiết kế liên quan. Từ các giá trị này, lựa
chọn giá trị đặc trưng thông qua đánh giá những ảnh hưởng của việc xảy ra trạng thái giới
hạn, bao gồm những thông tin bổ sung.

Giá trị đo được và kết quả thí nghiệm

- Kết quả thí nghiệm là kết quả được hiệu chỉnh từ các số đo trực tiếp bằng của các thí
nghiệm, các giá trị này sẽ được xác định theo yêu cầu về thiết kế địa kĩ thuật. Việc hiệu
chỉnh này thường liên quan đến từng loại thí nghiệm, không liên quan đến tình huống
thiết kế (chẳng hạn, hiệu chỉnh ứng suất đo được trong thí nghiệm ba trục do ảnh hưởng
của màng mỏng cao su; hiệu chỉnh số búa đo được N từ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
trong cát có xét đến sự tiêu tán năng lượng khi rút cần xuyên và những áp lực của bản
thân đất nền).
- Những kết quả thí nghiệm đo được:
+ Số búa N , xác định từ thí nghiệm xuyên tiêu chuẩn SPT
+ Độ bền xuyên mũi hình côn qc , đo được từ thí nghiệm xuyên động CPT

   
+ Các ứng suất  1' và  3' , s ' s '     v'  1'    h'  3'  / 2 , và

t  t            / 2  hay p '  p '    2  / 2  và q  q  q '      , biến dạng


'
v
'
1
'
h
'
3
'
1
'
3 1 3

đo được trong thí nghiệm nén ba trục.

+ Độ bền cọc R , xác định từ thí nghiệm thử tải tĩnh

+ Các giới hạn Atterberg từ thí nghiệm Atterberg

Trước khi đánh giá các thông số địa kĩ thuật từ các giá trị kết quả thí nghiệm và để phù
hợp với trạng thái thực của chúng ta cần lựa chọn kết quả thí nghiệm cho phù hợp với
thiết kế. Tùy thuộc vào trạng thái giới hạn, các giá trị này có thể là giá trị đỉnh hoặc hằng
số của các thông số cường độ.

Các giá trị trực tiếp và giá trị gián tiếp rút ra từ thí nghiệm

Các thông số địa kĩ thuật được rút ra từ kết quả thí nghiệm, hoặc là trực tiếp hoặc là gián
tiếp thông qua lí thuyết, kinh nghiệm và các dữ liệu liên quan khác.

355
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Thông số địa kĩ thuật rút ra trực tiếp từ thí nghiệm mà không sử dụng tương quan,
lí thuyết hay kinh nghiệm chẳng hạn như là độ bền cọc đo được R (khả năng chịu tải của
cọc) từ kết quả thí nghiệm thử tải tĩnh , dung trọng đất  , độ ẩm W ...

 Thông số địa kĩ thuật được rút ra gián tiếp từ kết quả thí nghiệm thông qua sử
dụng các mối tương quan, lí thuyết hay kinh nghiệm khác nhau chiếm hầu hết trong các
trường hợp. Các giá trị này EN 1997 gọi là các giá trị dẫn xuất và thường được sử dụng
phổ biến để xác định các thông số đất nền. Chú ý, vẫn có thể xảy ra trường hợp, cùng một
vị trí thí nghiệm và cùng một thông số đất nền, nếu sử dụng các loại thí nghiệm khác
nhau có thể rút ra các giá trị dẫn xuất khác nhau (chẳng hạn cu rút ra từ kết quả thí nghiệm

CPT thông qua qc và kết quả thí nghiệm nén ba trục trong phòng theo lí thuyết Mohr-

Coulomb có thể là khác nhau)

Các giá trị dẫn xuất chẳng hạn như: cường độ đất nền, độ bền hoặc độ cứng, được xác
định từ kết quả thí nghiệm hiện trường hoặc trong phòng của đất đá từ một điểm trong
nền đất hoặc từ một vị trí ngoài hiện trường, chưa xét đến độ biến động của đất nền, độ
phân tán của kết quả thí nghiệm, số lượng kết quả thí nghiệm hoặc tình huống thiết kế,
bao gồm cả thể tích đất liên quan.

Các thông số dẫn xuất của đất nền:

+ Giá trị c ' và  ' rút ra từ kết quả thí nghiệm nén ba trục sử dụng lí thuyết Mohr-
Coulumb

+ Giá trị Em rút ra từ đường cong ứng suất – biến dạng trong thí nghiệm nén ba trục

+ Giá trị cu rút ra từ thí nghiệm cắt cánh hiện trường  c fv  , sử dụng hệ số hiệu chỉnh thực

nghiệm

+ Giá trị cu rút ra từ các chỉ số đất nền, sử dụng các mối tương quan theo kinh nghiệm

+ Giá trị  ' và Em rút ra từ mổi tương quan theo số búa N trong thí nghiệm xuyên tiêu
chuẩn SPT

+ Giá trị  ' rút ra từ mối tương quan với qc trong thí nghiệm xuyên động CPT

356
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Khi báo cáo các giá trị dẫn xuất địa kĩ thuật thì cần phải làm rõ phương thức để rút ra các
giá trị dẫn xuất này và những giả thiết kèm theo, khi sử dụng các mối tương quan cũng
phải làm rõ các mối tương quan này.

Đánh giá các giá trị thông số địa kĩ thuật

Eurocode cũng xem xét đến sự khác nhau giữa tính chất đất nền với các thông số đất nền
từ kết quả thí nghiệm và những ứng xử khác nhau của kết cấu địa kĩ thuật. Nhứng sự
khác này có thể là do ảnh hưởng của mức độ ứng suất, hiệu ứng thời gian và phương
pháp thi công. Ngoài ra, các yếu tố này cũng sử dụng để đánh giá các thông tin địa kĩ
thuật khác như phân loại và mô tả đất và đá, chất lượng của đất và khối đá.

Chẳng hạn, khi đánh giá cường độ kháng cắt của đất ta cần xét các yếu tố:

+ Mức độ ứng suất tác dụng lên đất

+ Tính dị hướng của cường độ

+ Ảnh hưởng của hệ số biến dạng kéo

+ Mẫu phá hoại

+ Mức độ tin cậy trong lí thuyết được sử dụng để rút ra giá trị

Hệ số hiệu chỉnh

Các hệ số hiệu chỉnh phải được áp dụng khi cần thiết để chuyển những thông số rút ra từ
kết quả thí nghiệm sang giá trị đại diện cho ứng xử của đất hoặc đá trong đất nền, đúng
với trạng thái làm việc thực của đất và có sử dụng các tương quan để rút ra các giá trị dẫn
xuất.

Các hệ số này phụ thuộc vào giới hạn lỏng, chỉ số dẻo và ứng suất hữu hiệu theo phương
đứng, giá trị của chúng được đề nghị trong Phụ lục I, EN 1997-2 và thay đổi tùy theo yếu
tố ảnh hưởng cần xét đối với đất sét cố kết thường và đất sét quá cố kết

Dữ liệu liên quan khác

Như đã nói ở trên, giá trị thông số địa kĩ thuật phải được rút ra trực tiếp từ kết quả thí
nghiệm hoặc gián tiếp thông qua tương quan lí thuyết, kinh nghiệm từ các dữ liệu liên
quan khác. Các dữ liệu liên quan đó là:

357
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Những thông tín liên quan đến mỗi loại thí nghiệm trong những điều kiện đất nền
tương ứng

+ Giá trị của thông số địa kĩ thuật so với các dữ liệu đã được công bố theo kinh nghiệm

+ Độ biến động của các thông số liên quan đến thiết kế

+ Những thí nghiệm với tỉ lệ lớn và đo được từ những công trình lân cận

+ Những tương quan giữa các kết quả của nhiều loại thí nghiệm

+ Hiện tượng giảm giá trị (biến chất, lão hóa) của các tính chất vật liệu đất nền mà có thể
xảy ra trong suốt thời gian tồn tại của công trình

7.3.1.2.2. Thống kê số liệu địa chất


7.3.1.2.2.1. Giá trị đặc trưng của thông số đất nền

Từ các thông số rút ra từ các kết quả thí nghiệm, áp dụng hệ số hiệu chỉnh và các dữ liệu
liên quan khác (theo kinh nghiệm) để rút ra các giá trị đặc trưng cho các thông số địa kĩ
thuật. Các giá trị đặc trưng được xác định nhờ phương pháp thống kế xác suất từ các kết
quả thu thập được. Khi xác định giá trị đặc trưng cần xét đến các yếu tố sau:

+ Độ biến động của đất nền

+ Số lượng kết quả thí nghiệm

+ Độ phân tán của kết quả thí nghiệm

+ Loại trạng thái giới hạn

+ Thể tích của khối đất liên quan

+ Bản chất kết cấu

- Dựa vào số liệu địa chất sơ bộ từ các kết quả thí nghiệm, ta có thể đánh giá sơ bộ mức
độ đồng nhất của từng lớp đất ở mỗi vị trí thí nghiệm. Từ đó có thể khoanh vùng tương
ứng với mức độ biến động về các thông số đất nền tương đối nhỏ, thống kê các thông số
cho từng vùng này và khi thiết kế cũng sẽ thiết kế riêng cho từng vùng ứng với các giá trị
thông số đất nền phù hợp.
- Các thông số địa chất được đưa vào thiết kế là những giá trị đặc trưng X k , giá trị này
được xác định theo phương pháp thống kê. Thông thường các thông số đất nề sẽ được

358
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

thống kê theo phương pháp phân bố chuẩn Gause. Biểu đồ phân phối chuẩn tăng lên phụ
thuộc vào số lượng mấu thử riêng lẻ, hiệu ứng ngẫu nhiên. Đây là thành phần quan trọng
trong thống kê. Trục hoành thể hiện độ lệch đo được của biến số X so với giá trị trung
bình, trục tung thể hiện mật độ phân bố của X.
- Các phương pháp thống kê các thông số đất nền đặc trưng cần xem xét các yếu tố sau:
+ Loại mẫu (cục bộ và tổng thể), qui mô mẫu (số lượng mẫu) và sự không chắc chắn
trong thống kê
+ Độ biến động của kết quả mẫu thí nghiệm, độ biến thiên tương quan giữa thể tích mẫu
đất và khả năng phân bố lại tải trọng
+ Xu hướng kết quả thí nghiệm mẫu
+ Mức độ tin cậy yêu cầu trong giá trị đặc trưng
Trong thống kê số liệu đất nền có hai cách thống kế là thống kê theo phương ngang
(thống kê riêng cho từng lớp đất) hoặc thống kê dọc (thống kê theo độ sâu tại mỗi vị trí
thí nghiệm)
7.3.1.2.2.1.1. Thống kê đất nền theo phương ngang
- Trường hợp này thường được sử dụng phổ biến để thống kê các thông số đất nền
trong cùng một lớp đất với giả thiết là lớp đất đồng nhất. Dạng biểu đồ thống kê như sau:

359
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Giá trị đặc trưng cận dưới X k ,inf được sử dụng trong tình huống đánh giá cao giá

trị độ lớn của vật liệu có thể là không an toàn. Chẳng hạn sử dụng giá trị đặc trưng cận
dưới để kiểm tra rằng vật liệu có đủ cường độ để chịu tải không. Việc kiểm tra cường độ
của vật liệu là rất thường dùng trong thiết kế.
 Giá trị đặc trưng cận trên X k ,sup được sử dụng trong tình huống mà ta đánh giá thấp

giá trị độ lớn của vật liệu là không an toàn. Ví dụ như khi lực tác dụng lên tường chắn,
lực này phục thuộc vào dụng trọng đất sau lưng tường, tường sẽ được thiết kế để chịu
được giá trị cận trên của dung trọng đất sau lưng tường.
- Trong công thức thống kê mẫu để xác định các thông số đất nền có sử dụng hệ số
thống kê, hệ số này xét đến các yếu tố sau:
+ Số lượng mẫu thử
+ Thể tích đất liên quan đến trạng thái giới hạn
+ Loại mẫu: chỉ là những mẫu lấy từ hiện trường hay mẫu kết hợp với kinh nghiệm
+ Mức độ tin cậy thống kê yêu cầu cho giá trị đặc trưng

360
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

- Khi sử dụng phương pháp thống kê có hai trường hợp là hệ số biến động biết trước
hoặc chưa biết trước. Nếu hệ số biến động mà biết trước thông qua các thí nghiệm trước
đó, những dữ liệu có sẵn hay bảng công bố các hệ số biến động của các tính chất đất nền
trong trường hợp tương tự thì hệ số biến động không phụ thuộc vào số lượng mẫu.
 Thống kê khi biết trước độ lệch chuẩn  X2 (tức là biết trước hệ số biến động  X )

Các giá trị đặc trưng cận dưới X k ,inf và cận trên X k ,sup được xác định như sau:

X k ,inf 

  X  N X   X 1  N  X 
X k ,sup 

Trong đó:

X - giá trị trung bình của X

 N - hệ số phụ thuộc vào số lượng mẫu N

 X - hệ số biến động (COV)

Giá trị hệ số biến động (COV) của các vật liệu đất nền và vật liệu nhân tạo khác được cho
trong bảng sau:

Hệ số biến động
Vật liệu Thông số
COV
Hệ số cường độ
tan  5-15%
kháng cắt
Lực dính hữu hiệu c' 30-50%
Đất Cường độ không
cu 20-40%
thoát nước
Hệ số nén mv 20-70%
Dung trọng  1-10%
Bê tông 8-21%
Thép Khả năng chịu tải (độ bền) của dầm, cột 11-15%
Nhôm 8-14%

361
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(Theo Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris])

Hệ số thống kê  N như sau:

+ Đối với giá trị đặc trưng thấp tương điểm phận vị 5% (thường sử dụng cho kết cấu bê
tông, thép...)

1 1
 N  t95%  1  1.645  1
N N

+ Đối với giá trị đặc trưng trung bình tương ứng với điểm phân vị 50% (thường sử dung
cho địa kĩ thuật)

1 1
 N  t95%  1.645 
N N

Trong đó, t95% là hệ số Student với bậc tự do là vô cùng    tại mức độ tin cậy 95%

362
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Thống kê khi chưa biết trước độ lệch chuẩn  X2 (tức là chưa biết trước hệ số biến

động  X )

Các giá trị đặc trưng cận dưới X k ,inf và cận trên X k ,sup được xác định như sau:

X k ,inf 

  mX kN sX  mX 1 kNVX 
X k ,sup 

Trong đó:

mX - giá trị trung bình của X

kN - hệ số thống kê phụ thuộc vào số lượng mẫu

sX - độ lệch chuẩn của mẫu

VX - hệ số động

N N

 Xi  X  mX 
2
i
sX
mX  i 1
; sX  i 1
; VX 
n n 1 mX

Hệ số thống kê kn như sau:

+ Đối với giá trị đặc trưng thấp tương điểm phận vị 5% (thường sử dụng cho kết cấu bê
tông, thép...)

1 1
kn  t95%  1  1.645  1
n n

+ Đối với giá trị đặc trưng trung bình tương ứng với điểm phân vị 50% (thường sử dung
cho địa kĩ thuật)

1 1
kn  t95%  1.645 
n n

Trong đó, t95% là hệ số Student với bậc tự do là vô cùng    tại mức độ tin cậy 95%

Như vậy, nếu người thiết kế có kinh nghiệm về các thông số địa chất thì sử dụng phương
pháp thống kê theo độ lệch chuẩn đã biết trước; ngược lại, khi không có kinh nghiệm về

363
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

đất nền thì có thể xác định giá trị đặc trưng của thông số đất nền bằng phương pháp thống
kê chưa biết độ lệch chuẩn (sử dụng phổ biến)

Các giá trị hệ số sử dụng trong phương pháp thống kê được tóm tắt như sau

- Các thông số đặc trưng đất nền cần được xác định cẩn thận vì chúng ảnh hưởng rất
lớn đến việc xảy ra trạng thái giới hạn khi làm việc

Các yếu tố sau cần phải xem xét khi xác định các thông số đặc trưng của đất nền:

+ Thông tin địa chất và các thông tin khác từ các dự án trước

+ Độ biến động các giá trị đo được và các số liệu liên quan khác, chẳng hạn kinh nghiệm

+ Qui mô khảo sát hiện trường và thí nghiệm trong phòng

+ Loại mẫu và số lượng mẫu

+ Phạm vi vùng đất có ứng xử với kết cấu địa kĩ thuật có thể xảy ra trạng thái giới hạn
đang được xem xét

+ Khả năng kết cấu địa kĩ thuật có thể truyền tải từ vùng yếu hơn sang vùng cứng hơn
trong nền đất

7.3.1.2.2.1.2. Thống kê đất nền theo phương đứng


- Thống kê theo cách này thường được sử dụng để đánh giá một thông số đất nền thay
đổi theo độ sâu tại một vị trí nhất định ngoài công trường. Loại thống kê này ít được sử
dụng phổ biến so với thống kê theo phương ngang (với giả định lớp đất đồng nhất)
- Giá trị đặc trưng X k với mức độ tin cậy được rút ra từ thông số đất nền X tại độ sâu z
theo phân bố Student t với (n-2) bậc tự do, được xác định như sau:

  
X k   x  b z  z   tn95%
 2 1
s

Với s1 là độ lệch chuẩn được xác định như sau:


+ Đối với giá trị đặc trưng trung bình tương ứng với điểm phân vị 50% (thường sử dụng
cho các thông số địa kĩ thuật):

 
 
2
1 1 zz  n 2

s1    
 i 1 
 
  xi  x  b zi  z
 

n2 n n
  
2
 zi  z 
 i 1 

364
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Đối với giá trị đặc trưng thấp tương úng với điểm phân vị 5%

 
 
2
1  1 zz  n 2

s1  1   
 i 1 
 
  xi  x  b zi  z
 


n2 n n
  
2
 zi  z 
 i 1 
Trong đó:

 
x  b z  z - hồi qui tuyến tính

x i
x i 1
- giá trị trung bình của thông số đất nền X
n

  x  x  z  z 
n

i i
b i 1

 z  z
n 2
i
i 1

z i
z i 1
- giá trị trung bình của thông số độ sâu z
n
7.3.1.2.2.2. Giá trị thiết kế của các đại lượng địa kĩ thuật

Tùy thuộc vào phương pháp thiết kế (DA) mà giá trị thiết kế của các thông số địa kĩ thuật
X d hoặc được xác định trực tiếp từ thông số đặc trưng X k (khi đó hệ số riêng cho vật

liệu  M  1.0 ) hoặc theo phương trình:

Xk
Xd 
M

Trong đó:

X d - giá trị thiết kế của thông số địa kĩ thuật

X k - giá trị đặc trưng của thông số địa kĩ thuật

 M - hệ số riêng cho vật liệu

7.3.2. Tác động, tổ hợp tác động và độ bền thiết kế trong thiết kế nền móng
7.3.2.1. Tác động
7.3.2.1.1. Tác động đất nền

365
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

- Eurocode định nghĩa tải trọng là tác động, tổ hợp tải trọng chính là tổ hợp tác động.
Theo Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris], việc sử dụng từ “tác
động” để mô tả tải trọng (và những đại lượng khác gây ra tải trọng) xuất phát từ định luật
III Newton:
“Với mỗi tác động luôn có một phản lực tương ứng”
(Trích từ DECODING EUROCODE 7 [ANDREW BOND & ANDREW HARRIS])
Trong Eurocode, thành phần “phản lực” này chính là hệ quả của tác động. Do đó các
thành phần liên quan đến tải trọng theo Eurocode bao gồm: tác động, tổ hợp tác động và
hệ quả tác động.
Trong thiết kế địa kĩ thuật, một điều rất quan trọng mà người thiết kế cần xác định là phải
xác định chính xác tác động thuộc về đất nền hay tác động thuộc về kết cấu, nguồn gốc
của mỗi loại tác động sẽ ảnh hưởng đến các hệ số riêng được khi xét đến hệ quả tác động.
Chính vì vậy, khi thiết kế nền móng, ta phải xác định chính xác nguồn gốc của các tác
động đất nền.
- Trong thiết kế địa kĩ thuật, các tác động sau cần xem xét: dung trọng đất, đá và nước;
ứng suất trong đất; áp lực đất; áp lực nước tự do, bao gồm cả áp lực sóng nước; áp lực
nước ngầm; áp lực thấm; tĩnh tải và hoạt tải do kết cấu bên trên; tải phân bố trên mặt đất;
lực neo; dở tải đất, bao gồm cả đào đất; tải giao thông; tải trọng do khai thác khoáng sản,
công trình ngầm; trương nở và co ngót do sự thay đổi của khí hậu hoặc độ ẩm; chuyển vị
do trượt hoặc lún của khối đất; chuyển vị do phong hóa, phân tán, nén lại và giản nở;
chuyển vị và gia tốc do động đất, nổ, dao động và tải trọng động; ảnh hưởng của nhiệt độ,
bao gồm cả tác động gây đóng băng; ứng lực trước của neo và giằng trong đất; ma sát
âm.
- Trong thiết kế móng cọc, tĩnh tải và hoạt tải từ kết cấu bên trên, tải phân bố trên bề
mặt và tải giao thông, chuyển vị của đất nền là những tác động thường xuyên cần được
xem xét trong thiết kế. Thông thường trong thiết kế móng cọc có sự tách biệt giữa thiết
kế cọc chịu tải trọng đứng với cọc chịu tải ngang.
- Các tác động cần kể đến khi thiết kế cọc
Những tác động do chuyển vị của đất nền
Những tác động gây ra chuyển vị của đất nền đều ảnh hưởng đến móng cọc và thường
dẫn đến sự tương tác giữa đất nền với kết cấu móng. Các loại chuyển vị đất nền điển hình

366
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

cần xem xét như: lún do ma sát âm (chẳng hạn, ma sát âm dọc theo thân cọc); hiện tượng
trồi lên do đẩy trồi; chuyển vị ngang của đất do tải ngang.
Các phương pháp thiết kế cọc thường xem các chuyển vị này là tác động tác dụng thêm
lên cọc. Để đảm bảo an toàn, các thông số độ cứng và độ bền của đất nền phải lấy giá trị
cận trên. Thật vậy, chọn giá trị cận trên để tính toán sé là trường hợp an toàn nhất để đánh
giá những ảnh hưởng bất lợi của chuyển vị đất nền đến cọc.
EN 1997 yêu cầu phải sử dụng một trong hai phương pháp sau để thiết kế móng cọc chịu
tải do chuyển vị ngang của đất nền:
(1) Hoặc xem chuyển vị đất nền như là một tác động được đưa vào tính toán thiết kế
thông qua phân tích tương tác giữa đất nền với cọc; đây là phương pháp phân tích
dựa vào đường cong t-z và p-y (trong đó, x và y là chuyển vị tương đối của cọc so
với đất nền; t là thời gian; p là tải trọng tác dụng)
(2) Hoặc xem chuyển vị đất nền như là một tác động tác dụng thêm lên cọc. Giá trị
này phải lấy giá trị cận dưới của tác động đặc trưng

Ma sát âm

Thông thường khi thiết kế cọc chịu ma sát âm ta xác định giá trị lớn nhất của ma sát âm.
Tuy nhiên, việc xác định giá trị lớn nhất có thể của lực ma sát âm là hơi phi lý, đặc biệt
khi độ lún của đất nền nhỏ hoặc chiều dày của lớp đất gây ma sát âm là tương đối mỏng.
Trong những tình huống này, cần phân tích tương tác giữa đất nền xung quanh với cọc.
Mục đích của sự phân tích này là xác định điểm trung hòa trong lớp đất có ma sát âm, là
vị trí mà tại đó độ lún của nền bằng độ lún của cọc, nghĩa là lực tương tác giữa đất nền
với thân cọc từ từ lực ma sát âm làm cọc lún thêm chuyển thành lực ma sát dương chống
lại độ lún của cọc. Phương pháp này sử dụng đường cong t-z để phân tích lực ma sát âm.

Cần đánh giá thận trọng giá trị cận trên của tham số cường độ đất nền khi xác định tác
động tiềm ẩn lên cọc do ma sát âm. Trong trường hợp này, cường độ đất nền sẽ làm tăng
thêm tải trọng tác dụng lên cọc. Do đó, khi thiết kế cần xem xét giá trị cận trên của cường
độ đất nền khi xác định tác động thiết kế và giá trị cận dưới khi xác định độ bền

Đẩy trồi

367
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

EN 1997-1 nói rằng hiện tượng chuyển vị hướng lên nên được xem là một tác động và
cần sự tương tác giữa đất nền với kết cấu. Sở dĩ ta có thể sử dụng phương pháp phân tích
tương tác này là do chuyển vị này thường rất nhỏ

Tải ngang

Trường hợp này cũng thường xảy ra khi cọc chịu tải ngang do chuyển vị ngang của đất
nền. Các tình huống thiết kế sau cần được xem xét khi cọc chịu tải ngang như sau: sự
chênh lệch về sự phân bố tải bề mặt xung quanh cọc (chẳng hạn, móng cọc gần khối đất
đắp); đào đất gần móng cọc (chẳng hạn, móng cọc gần mặt trượt); móng cọc được thi
công gần mái dốc; cọc nghiêng; cọc trong vùng có động đất. Trường hợp này rất phổ biến
đối với móng cọc gần mố trụ cầu. Eurocode 7 yêu cầu phân tích tương tác giữa đất với
cọc khi cọc chịu tải ngang. Sử dụng lí thuyết dầm kê trên những lò xo đàn hồi được đặt
trưng bởi module đàn hồi ngang của phản lực đất nền.

7.3.2.1.2. Tác động có lợi và tác động bất lợi


Eurocode nhấn mạnh cần phân biệt giữa tác động có lợi (ổn định) và tác động bất lợi (mất
ổn định), được phản ánh thông qua hệ số riêng  F áp dụng cho từng tác động. Những tác

động bất lợi (gây mất ổn định) sẽ được tăng lên thông qua hệ số riêng (chẩng hạn,  F  1 )

và những tác động có lợi (ổn định) được giảm xuống hoặc không đổi (chẳng hạn,  F  1 )
7.3.2.1.3. Tác động đặc trưng

Tất cả các tác động (bao gồm ảnh hưởng của môi trường) đều được đưa vào trong tính
toán thiết kế dưới dạng tác động đại diện. Hầu hết các tác động đại diện Freq đều xuất phát

từ tác động đặc trưng Fk . Các giá trị này phụ thuộc vào dữ liệu có sẵn hoặc kinh nghiệm,
các giá trị đặc trưng được chỉ định trong Eurocode là những giá trị trung bình, giá trị cận
trên hoặc giá trị cận dưới hoặc giá trị danh định (giá trị danh định là giá trị không phải là
giá trị được xác định từ phương pháp xác suất thống kê, là những giá trị được chỉ định
trong tiêu chuẩn thiết kế, hoặc trong qui định thiết kế, hoặc trong chỉ định thiết kế riêng
cho một dự án đặc biệt nào đó, các tác động loại này thường được sử dụng trong tình
huống thiết kế đặc biệt) Ngoại trừ một vài tác động được qui định riêng trong thiết kế do
cấp có thẩm quyền chỉ định, còn phần lớn các tác động đều được chỉ dẫn trong EN 1990
và EN 1991.

368
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tĩnh tải

Xác định tĩnh tải, đặc biệt là xác định trọng lượng bản thân G của các loại vật liệu truyền
thống thì có thể sử dụng dữ liệu thống kê để xác định. Nếu mức độ biến động của tĩnh tải
nhỏ thì có thể sử dụng một giá trị tĩnh tải đặc trưng Gk , thường thì Gk là giá trị trung bình.
Nếu như độ biến động của tĩnh tải là lớn thì có thể sử dụng hai giá trị của tĩnh tải: giá trị
cận dưới Gk ,sup và giá trị cận trên Gk ,inf

Độ biến động của tĩnh tải được giả định là nhỏ nếu hệ số biến động trong suốt quá trình
ồn tại (tuổi thọ thiết kế) của công trình là không lớn hơn 0.05  0.1 và phụ thuộc vào loại
kết cấu. Giá trị biến động này áp dụng cho trọng lượng bản thân kết cấu của các công
trình dân dụng. Đối với công trình cầu, đặc biệt là cầu nhịp lớn, hệ số biến động cho
trong lượng bản thân có thể lớn hơn, chẳng hạn 0.02  0.05

Tuy nhiên, nếu kết cấu rất nhạy với độ biến động của tĩnh tải (chẳng hạn, kết cấu bê tông
dự ứng lực) thì cần phải xét đến hai giá trị của tĩnh tải (cận trên và cận dưới), thậm chí
nếu hệ số biến động là nhỏ cũng phải xem xét hai giá trị này.

Đối với trọng lượng bản thân chỉ sử dụng một giá trị, Gk được giả định là giá trị trung

bình G , tính toán dựa trên kích thước danh định và khối lượng riêng trung bình, những
giá trị tĩnh tải được cung cấp trong EN 1991-1-1 – Dung trọng, khối lượng riêng và hoạt
tải tác dụng lên công trình nhà. Trong các trường hợp khác thì sử dụng hai giá trị cận trên
Gk ,sup và giá trị cận dưới Gk ,inf . Trọng lượng bản thân được xác định theo biểu đồ phân bố

chuẩn Gause.

Đối với tĩnh tải, các giá trị Gk ,sup , Gk ,inf được xác định như sau:

Gk ,inf  G  1.64 G  G 1  1.64VG 

Gk ,sup  G 1.64 G  G 1 1.64VG 

Trong đó:

G - giá trị trung bình của tĩnh tải

369
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

VG - hệ số biến động, đối với tĩnh tải thường chọn, nghĩa là tĩnh tải Gk ,inf , Gk ,sup sẽ nhỏ

hơn và lớn hơn 1.64% so với giá trị bình thường G . Trong một vài trường hợp đặc biệt
(chẳng hạn, kiểm tra ổn định lật và kiểm tra cường độ của tường chắn) thì sử dụng cả hai
giá trị cận dưới Gk ,inf và cận trên Gk ,sup để thiết kế.

Tải dự ứng lực là loại tải đặc biệt và được xem như là một tĩnh tải. Tải do ứng suất trước
P có thể là kiểm soát về lực (chẳng hạn, ứng lực kéo cáp ứng suất trươc) hoặc kiểm soát
về biến dạng (chẳng hạn, ứng suất trước do chuyển vị cưỡng búc tại gối tựa). Tuy nhiên
về mặt hình thực, thì ứng lực P là một tác động phụ thuộc vào thời gian và giá trị đặc
trung cũng phụ thuộc vào thời gian

Hoạt tải

Hầu hết các hoạt tải đặc trưng Qk được xác định thông qua phương pháp xác suất thống
kế. Trong một vài trường hợp, giá trị đặc trưng này có thể là giá trị danh định. Theo
phương pháp thống kê, hoạt tải đặc trưng Qk có thể là cận trên (phổ biến nhất) hoặc là giá
trị cận dưới

Tải trọng đặc biệt

Các dữ liệu thống kê cho tác động đặc biệt thì rất ít so với tĩnh tải và hoạt tải. Giá trị thiết
kế nên được chỉ định cho từng dự án; đối với tác động động đất được chỉ định trong EN
1998. Chú ý rằng:

+ Tác động động đất được qui định trong EN 1998

+ Tải trọng đặc biệt do cháy được qui định trong EN 1991-1-2

+ Nổ hay va chạm được qui định trong EN 1991-1-7

+ Những tác động lên cầu cho tình huống thiết kế đặc biệt được qui định trong EN 1991-
2

7.3.2.1.4. Hoạt tải đại diện

Bên cạnh tác động đặc trưng, EN 1990 cũng đưa ra hoạt tải đại diện. Có 3 loại hoạt tải
đại diện thường được sử dụng: giá trị tổ hợp  0Qk , giá trị thường xuyên 1Qk và giá trị

370
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

tựa thường xuyên  2Qk . Các hệ số  0 , 1 và  2 là những hệ số giảm hoạt tải đặc trưng,
nhưng có ý nghĩa khác nhau

 gọi là hệ số tổ hợp, xét đến yếu tố làm giảm xác suất xảy ra đồng thời của hai (hay
nhiều) hoạt tải độc lập.

Đối với tình huống thiết kế lâu dài và tạm thời của trạng thái giới hạn cường độ và tổ hợp
đặc trưng của trạng thái giới hạn sử dụng, chỉ những hoạt tải tiếp theo (trừ hoạt tải đầu
tiên) thì mới sử dụng hệ số  . Trong những trường hợp khác (đối với tình huống thiết kế
đặc biệt của trạng thái giới hạn cường độ và các tổ hợp của trạng thái giới hạn sử dụng)
thì các hoạt tải đầu tiên và hoạt tải tiếp theo đều sử dụng hệ số  . Nếu gặp khó khăn
trong việc quyết định đâu là tác động đầu tiên thì người thiết kế cần phải so sánh tương
quan quan giữa chúng với nhau.

Giá trị tổ hợp  0Qk kết hợp với tổ hợp tác động theo trạng thái giới hạn không phục hồi
(như: nứt trong kết cấu bê tông, lún, chuyển vị ngang, góc xoay…) và trạng thái giới hạn
cường độ để làm giảm xác suất xảy ra đồng thời của một số tác động độc lập bất lợi. Với
công trình dân dụng, thông thường lấy  0  0.7 cho một vài tác động

Giá trị thường xuyên 1Qk kết hợp với tổ hợp thường xuyên trong trạng thái giới hạn sử
dụng, và cũng được sử dụng để kiểm tra tình huống thiết kế đặc biệt theo trạng thái giới
hạn cường độ. Cả hai trường hợp trên, hệ số giảm  1 đều nhân cho hoạt tải đầu tiên

Giá trị tựa thường xuyên  2Qk là để đánh giá hiệu ứng dài hạn, chẳng hạn hiệu ứng từ
biến trong kết cấu cầu bê tông dự ứng lực. Tuy nhiên, chúng cũng được sử dụng như là
những hoạt tải đại diện trong tổ hợp tác động đặc biệt và động đất (trạng thái giới hạn
cường độ) và để kiểm tra những tổ hợp thường xuyên và tựa thường xuyên (hiệu ứng dài
hạn) của trạng thái giới hạn sử dụng.

Các giá trị đại diện  0Qk ,1Qk , 2Qk và các giá trị đặc trưng khác sẽ được sử dụng để xác
định giá trị thiết kế của tác động và tổ hợp tác động.

7.3.2.1.5. Tác động thiết kế


Giá trị thiết kế Fd của tác động F được trình bày như sau:

371
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Fd   F Frep

Tác động đại diện Frep sẽ được sử dụng trong tổ hợp tác động. Đó có thể là tác động đặc

trưng (chẳng hạn, giá trị đại diện chính), giá trị tổ hợp  0 Fk , giá trị thường xuyên hoặc

giá trị tựa thường xuyên ( 1Fk  2 Fk ). Do đó, EN 1990 chấp nhận kí hiệu giá trị đại diện
như sau:
Frep   Fk

Trong đó,   1.0 hoặc  0 , 1 hoặc  2 ;  F là hệ số riêng cho tác động có xét đến yếu tố bất
lợi của tác động từ động đại diện.
Một hệ thống các yếu tố an toàn (bao gồm hệ số  , hệ số  và tác động đặc trưng Fk )
chỉ áp dụng cho các trạng thái giới hạn khi giá trị tải trọng đứng là đáng tin cậy (tác động
một chiều). Khi tác động là đa chiều thì chúng phải bao gồm nhiều thông số (chẳng hạn
như các thông số về độ bền mỏi, độ lệch ứng suất  , số chu kì N và hằng số độ dốc của
đường cong cường độ m) và khi hệ quả của những thông số này phi tuyến (chẳng hạn,

  i
m
Ni ), cả hai tác động đại diện và tác động thiết kế đều phụ thuộc vào cách mà

thông số này ảnh hưởng như thế nào đến các trạng thái giới hạn. Từ vào từng trường hợp
cụ thể mà những qui định chi tiết sẽ được chỉ dẫn trong các Eurocode 1 đến Eurocode 9.
Trong một vài trường hợp, tác động thiết kế còn xét đến ứng xử của kết cấu. Trong các
trường hợp khác chẳng hạn như tác động động đất hoặc trường hợp tương tác giữa đất
nền với kết cấu thì tác động thiết kế nên phụ thuộc vào những tham số ứng xử của kết cấu
7.3.2.1.6. Hệ quả tác động thiết kế
- Hệ quả tác động E là ứng xử của phần từ kết cấu (chẳng hạn, nội lực, moment, ứng
suất hoặc biến dạng) hoặc toàn bộ kết cấu (chẳng hạn, độ võng và góc xoay) khi tác động
tác dụng lên kết cấu, khi đó ứng xử của kết cấu đối với các tác động sẽ tương ứng với
từng trạng thái giới hạn. Hệ quả tác động E phụ thuộc vào tác động F, những tính chất
hình học a và có thể có tính chất vật liệu X. Ví dụ, hệ quả tác động E đại diện cho momen
uốn của một tiết diện phần tử kết cấu: momen uốn do trọng lượng bản thân, hoạt tải, tải
gió tác dụng lên kết cấu.
- Khi không xét đến tính chất vật liệu, thì hệ quả tác động thiết kế Ed là một hàm số bao
gồm:

372
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Ed   Sd E  f ,i Frep,i ; ad  với i  1

Trong đó:
 Sd - hệ số riêng cho sự không chắc chắn của mô hình (mô hình hệ quả tác động hoặc mô
hình tác động)
ad - kích thước hình học thiết kế
- Đối với thiết kế kết cấu thông thường, nghĩa là mối tương quan giữa tác động và hệ
quả tác động là tuyến tính (đây là dạng phổ biến của kết cấu) thì phương trình trên được
rút gọn lại như sau:
Ed  E  F ,i Frep ,i ; ad  với i  1

Với  F ,i   Sd  f ,i

Hệ số riêng  F ,1 áp dụng cho toàn bộ hệ quả tổ hợp tác động được nhân với các hệ số

tương ứng, thì có thể sử dụng phương trình sau:

  
Ed   F ,1E  Fk ,1; f ,i Frep,i ; ad  với i  1
  f ,1 

- Hệ quả tác động với thiết kế địa kĩ thuật là một hàm số bao gồm trọng lượng bản thân
, tính chất đất nền và kích thước hình học. Hai công thức sau là hai công thức tính toán hệ
quả tác động thiết kế khác nhau, phụ thuộc vào phương pháp áp dụng hệ số riêng. Hệ số
riêng áp dụng cho tác động:
 Hoặc cho tác động đại diện Frep

Ed  E  F Frep ; X k /  M ; ad 

 Hoặc cho hệ quả tác động E  F 

Ed   E E Frep ; X k /  M ; ad 

Trong đó:
 F - hệ số riêng cho tác động
 M - hệ số riêng cho tính chất vật liệu
 E - hệ số riêng cho hệ quả tác động
ad - kích thước hình học thiết kế

373
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

X k /  M - thành phần được đưa vào tính toán hệ quả tác động thuộc về đất nền, chẳng hạn
như áp lực đất
- EN 1997-1, Phụ lục B giải thích việc sử dụng hai công thức trên tùy thuộc vào từng
phương pháp thiết kế như sau:
 Trong phương pháp tiệm cận 1
Tiêu chuẩn yêu cầu kiểm tra hai tổ hợp riêng biệt với hai loại hệ số riêng khác nhau.
Trong tổ hợp 1, các hệ số áp dụn cho các tác động luôn luôn khác 1, trong khi đó hệ số áp
dụng cho hệ quả tác động thì bằng 1. Do vậy,  F  1 ,  E  1 sẽ áp dụng cho cả hai trường
phương trình trên. Trong trường hợp đặc biệt (ví dụ bể chứa chất lỏng với mực nước cố
định)  F  1 ,  E  1
Trong tổ hợp 2,  E  1 với mọi trường hợp,  F  1 đối với hoạt tải (  F  1 đối với tĩnh tải).
Do đó, ngoại trừ trường hợp đặc biệt, thì phương pháp tiệm cận 1 chỉ sử dụng phương
trình:
Ed   E E Frep ; X k /  M ; ad 

 Trong phương pháp tiệm cận 2


Chỉ có một cách tính toán, các hệ số riêng có thể áp dụng cho tác động hoặc cho hệ quả
tác động, tùy thuộc vào cách tính toán và từng quốc gia. Khi đó, hoặc  E  1 và  F  1 hoặc
 E  1 và  F  1. Do  M  1 nên có thể sử dụng một trong hai phương trình sau:
Ed  E  F Frep ; X k ; ad 

Ed   E E Frep ; X k ; ad 

 Trong phương pháp tiệm cận 3


Chỉ có một cách tính toán. Tuy nhiên trong phương pháp thiết kế này có một sự khác
nhau giữa tác động Frep từ kết cấu và tác động từ hoặc thông qua đất nền X k . Khi đó, hoặc

 E  1 và  F  1 hoặc  E  1 và  F  1. Khi đó có thể sử dụng một trong hai phương trình


sau:

Ed  E  F Frep ; X k /  M ; ad 

Ed   E E Frep ; X k /  M ; ad 

Trong đó:

Ed - hệ quả tác động thiết kế

Frep - tác động đại diện

374
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

X k - thông số đất nền đặc trưng

ad - kích thước hình học thiết kế

 E - hệ số riêng cho hệ quả tác động

 M - hệ số riêng cho thông số đất nền

7.3.2.2. Tổ hợp tác động

Một công trình bình thường, khi làm việc sẽ chịu sự tác dụng của nhiều tác động, các tác
động này có thể tác dụng đồng thời hay cũng tác dụng xen kẽ, tác dụng phụ thuộc hay
tác động độc lập. Do vậy, để xét những tác động của chúng ảnh hưởng như thế nào đến
sự làm việc của công trình thì ta cần xét đến sự tương tác đồng thời hay tác động riêng lẻ
giữa các tác động với nhau. Mặt khác, các tác động này cũng gây ra những ứng xử khác
nhau của kết cấu hay từng phần tử kết cấu, từ đó ảnh hưởng đến khả năng chịu lực hay
công năng sử dụng của công trình. Chính vì lẽ đó, tùy theo từng tình huống thiết kế và
loại tổ hợp tác động, tùy theo mục đích thiết kế mà ta có thể xét chúng thuộc loại tổ hợp
theo trạng thái giới hạn cường độ ULS hay trạng thái giới hạn sử dụng SLS.

Nguyên tắc chung trong EN 1990 là: “mỗi trường hợp tải, hệ quả tác động thiết kế Ed sẽ
được xác định bởi tổ hợp các tác động mà có thể xảy ra đồng thời”. EN 1990 đề nghị sử
dụng qui tắc sau: “mỗi tổ hợp tác động nên bao gồm một hoạt tải đầu tiên hoặc một hoạt
tải đặc biệt”

Để giúp người thiết kế hiểu rõ hơn về nguyên tắc tổ hợp, EN 1990 cung cấp thêm hai
nguyên tắc sau:

Nguyên tắc đầu tiên là: “Khi kết quả kiểm tra rất nhạy với sự thay đổi của tĩnh tải từ
vị trí này đến vị trí khác trong kết cấu, thì tác động có lợi và bất lợi sẽ được xem xét như
là các tác động riêng lẻ. Điều này áp dụng để kiểm tra cân bằng tĩnh và các trạng thái
giới hạn tương tự”

Nguyên tắc thứ hai là: “Khi các hệ quả của một tác động (chẳng hạn, momen uốn và
nội lực khác do trọng lượng bản thân kết cấu) không liên kết hoàn với nhau thì có thể
giảm hệ số riêng cho một vài thành phần có lợi”

375
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.2.3. Độ bền thiết kế


Độ bền là khả năng chịu tải của phần tử kết cấu hay đất nền. Độ bền là một hàm số phụ
thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm các yếu tố bản thân kết cấu hay đất nền và có
khi có cả các yếu tố bên ngoài. Tùy theo mỗi loại trường hợp đang xét cụ thể (phần tử kết
cấu hay đất nền) mà độ bến sẽ bị chi phối bởi những yếu tố khác nhau.

Phương trình tổng quát cho độ bền thiết kế của một phần tử kết cấu là:

 X 
R  X d , j ; ad  
1 1
Rd  R i k ,i ; ad  với i  1
 Rd  Rd   m,i 

Trong đó:

 Rd - hệ số riêng về sự không chắc chắn của mô hình độ bền, cộng thêm sai lệch về kích
thước hình học nếu mô hình không hoàn toàn chính xác

X d , j - tính chất của vật liệu thứ i

Các biến số ở biểu thức trên sẽ được chỉ dẫn trong Eurocode 1 đến Eurocode 9 do độ bền
đặc trưng Rk phụ thuộc vào vật liệu và cách thức thi công.

Trong thiết kế địa kĩ thuật, độ bền trong đất là một hàm bao gồm cường độ đất nền X k ,

thỉnh thoảng thêm tác động Frep (khi độ bền chịu ảnh hưởng bởi tác động, chẳng hạn,

móng đơn chịu tải lệch tâm) và dữ liệu hình học. Để rút ra độ bền thiết kế Rd , hệ số riêng
có thể áp dụng hoặc cho tính chất của đất nền X hoặc cho độ bền R hoặc cho cả hai như
sau:

Rd  R  F Freq ; X k /  M ; ad 

Rd  R  F Freq ; X k ; ad  /  R

Rd  R  F Freq ; X k /  M ; ad  /  R

Trong đó:  R ,  F và  M lần lượt là hệ số riêng cho độ bền đất nền, tác động và thông số
vật liệu đất nền.

376
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Độ bền thiết kế được rút ra từ việc áp dụng hệ số riêng  M  1.0 cho các thông số cường

độ đất nền đặc trưng ck' và tan k' hoặc cu ,k …Nếu tác động tham gia vào độ bền thì tác

động thiết kế  F Freq  sẽ được đưa vào trong tính toán độ bền thiết kế Rd

+ Độ bền thiết kế được rút ra từ việc áp dụng hệ số riêng  R  1.0 cho độ bền, mà độ bền
này được rút ra từ các thông số cường độ đất nền đặc trưng thay cho cường độ đất nền
thiết kế. Nếu tác động tham gia vào độ bền thì tác động thiết kế  F Freq  sẽ được đưa vào

trong tính toán Rd . Nếu  F  1.0 thì phương trình trở thành:

Rd  R Freq ; X k ; ad  /  R

7.3.3. Tính toán theo hai trạng thái giới hạn ULS và SLS
7.3.3.1. Nguyên tắc tính toán
7.3.3.1.1. Kiểm tra theo cường độ
7.3.3.1.1.1. Cơ sở thiết kế
- Việc kiểm tra cường độ theo EN 1997 liên quan đến kiểm tra hệ quả tác động thiết kế
không được vượt quá độ bền thiết kế. Kiểm tra cường độ theo bất đẳng thức sau:
Ed  Rd
Trong đó:
Ed - hệ quả tác động thiết kế

Rd - độ bền thiết kế tương ứng


- Theo EN 1997, Điều 2.4.7.1(1)P ta có:
Đối với trạng thái giới hạn cực hạn GEO như sau:
“Cường độ của đất hoặc đá có vai trò quan trọng để chịu được phá hoại hoặc biến dạng
dư của đất nền”
Đối với trạng thái giới hạn cực hạn STR thì:
“Cường độ của vật liệu kết cấu có vai trò quan trọng để chịu được phá hoại nội tại hoặc
biến dạng dư của kết cấu hoặc những phần tử của kết cấu”
 Hệ quả tác động
Hệ quả tác động bao gồm: nội lực, moment, ứng suất và biến dạng trong các phần tử kết
cấu, kể cả chuyển vị và góc xoay của toàn công trình.

377
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Khi thiết kế kết cấu, việc kiểm tra trạng thái giới hạn STR liên quan đến hệ quả tác động
thì không phụ thuộc vào cường độ vật liệu. Tuy nhiên đối với thiết địa kĩ thuật, trạng thái
giới hạn STR và GEO liên quan đến hệ quả tác động chỉ phụ thuộc vào cường độ đất nền.
Theo Eurocode, hệ quả tác động thiết kế của kết cấu là:
Ed  E Fd ; ad 

Đối với địa kĩ thuật thì:


Ed  E Fd ; X d ; ad 

Trong đó:
Fd - tác động thiết kế tác dụng lên công trình

X d - tính chất của vật liệu thiết kế

ad - kích thước kết cấu thiết kế


Như vậy, trong thiết kế kết cấu, hệ quả tác động chỉ là một hàm của tác động và kích
thước cấu kiện; trong khi đó, trong thiết kế nền móng, hệ quả tác động là một hàm của tác
động, kích thước cấu kiện và cường độ đất nền.
Giá trị X d trong hệ quả tác động thiết kế làm tăng thêm độ phức tạp trong thiết kế liên
quan đến những tác động địa kĩ thuật và là một trong những lí do làm tăng thêm sự đa
dạng các phương pháp thiết kế được sử dụng trong thiết kế địa kĩ thuật
 Độ bền
Theo Điều 1.5.2.15 EN 1990 và Điều 1.5.2.7 EN 1997, độ bền được định nghĩa là: “khả
năng của một cấu kiện (hoặc một phần tử) hoặc tiết diện của một cấu kiện (hoặc một
phần tử) của kết cấu để chịu được tác động mà không xảy ra cơ chế phá hoại”
Trong hầu hết tình huống thiết kết cấu, việc kiểm tra trạng thái giới hạn STR liên quan
đến độ bền thì không phụ thuộc vào tác động. Tuy nhiên, khi thiết kế nền móng, việc
kiểm tra trạng thái giới hạn STR và GEO liên quan đến độ bền đều phụ thuộc vào tác
động
Trong thiết kế nền móng, độ bền được xác định như sau:
R  X d ; ad 
Rd 
 Rd
Trong thiết kế nền móng, độ bền lại được xác định như sau:

378
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

R Fd ; X d ; ad 
Rd 
R
Trong đó:
 Rd ,  R - hệ số riêng cho độ bền
Fd - tác động thiết kế tác dụng lên công trình

X d - tính chất vật liệu thiết kế

ad - kích thước kết cấu thiết kế


Trong thiết kế kết cấu, độ bền là một hàm phụ thuộc vào cường độ vật liệu và kích thước
cấu kiện; trong khi đó, trong thiết kế nền móng, độ bền là một hàm phụ thuộc vào cường
độ vật liệu, kích thước của cấu kiện và tác động, bao gồm cả trọng lượng bản thân đất nền
7.3.3.1.1.2. Đưa độ tin cậy vào thiết kế
Theo Eurocode, độ an toàn chính là độ tin cậy. Do vậy, đưa độ tin cậy vào trong thiết kế
cũng chính là đưa độ an toàn vào trong thiết kế. Độ an toàn này hay độ tin cậy, được thể
hiện thông qua các hệ số áp dụng cho từng đối tượng như tác động, tính chất vật liệu,
kích thước hình học và độ bền của đất nền hay của kết cấu.

Các hệ số riêng có thể được áp dụng cho một hay nhiều:

+ Tác động (F) hoặc hệ quả tác động (E)

+ Tính chất vật liệu (X) hoặc độ bền (R)

+ Kích thước hình học (a)

 Tác động và hệ quả tác động

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa tác động và hệ quả tác động như sau:

Tác động đặc trưng Fk  Tác động đại diện Fref  Tác động thiết kế Fd  Hệ quả

tác động thiết kế Ed

Fk  Fref   Fk  Fd    F ,i i Fk ,i  Ed  E Fd ; X d ; ad   E  F Fk ; X d ; ad 


i

(  1 ,  F  1 )

379
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

EN 1997 cho phép áp dụng hệ số riêng  F cho tác động hoặc hệ quả tác động, nhưng
không được áp dụng cho cả hai, do đó:

Ed   E E  Fk ; X d ; ad 

 Cường độ vật liệu hoặc độ bền

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa cường độ vật liệu và độ bền như sau:

Cường độ đặc trưng của vật liệu X k  cường độ thiết kế X d  độ bền thiết kế Rd
 X 
R  Fd ; k ; ad 
R Fd ; X d ; ad  M
  
X
X k  X d  k  Rd 
M R R
(  M  1 ,  R  1)

Thông thường một trong hai hệ số riêng  M ,  R bằng 1 nên:


 X  R Fd ; X k ; ad 
Rd  R  Fd ; k ; ad  hoặc Rd 
 M  R
 Kích thước hình học

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa kích thước hình học với kích thước thiết kế như sau:

Kích thước danh định anom  Kích thước thiết kế ad

ad  anom  a

Bởi vì rất khó có thể áp dụng số gia cho tất cả kích thước, do đó EN 1990 cho phép sử
dụng kích thước danh định như kích thước thiết kế nghĩa là a  0 . Do đó, a  0 chỉ áp
dụng cho những tình huống thiết kế mà ta biết chắc rằng có sự thay đổi nhỏ về kích thước
hình học sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tác hệ quả tác động hoặc độ bền.

 Bất đẳng thức để kiểm tra cường độ lúc này sẽ thành:

R Fd ; X d ; ad 
Ed  E Fd ; X d ; ad   Rd 
R

 X 
R  F Fk ; k ; anom  a 
  M
Hay: E  F Fk ; k ; anom  a    
X
 M  R

380
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Hệ số riêng sử dụng để kiểm tra cường độ:

+ Trong tình huống thiết kế lâu dài và tạm thời được chỉ định trong EN 1997-1, Bảng
A.3 (cho tác động và hệ quả tác động), Bảng A.4 (cho thông số đất nền), Bảng A.5  A.8
và A.12  A.14 (cho độ bền).

+ Trong tình huống thiết kế đặc biệt: hệ số riêng cho tác động (và hệ quả tác động) nên
chọn bằng 1; hệ số riêng cho độ bền (hệ số riêng cho vật liệu) nên được lựa chọn theo
trường hợp cụ thể cho từng tình huống thiết kế đặc biệt

381
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.3.1.1.3. Các phương pháp thiết kế


Ta cần phải làm sáng tỏ vấn đề một vài quốc gia muốn chọn phương pháp thiết kế có sử
dụng hệ số tải trọng và hệ số vật liệu (cường độ vật liệu đất nền, trong khi một số quốc
gia khác chọn phương pháp thiết kế có sử dụng hệ số tải trọng và hệ số độ bền (như
phương pháp LRFD)
 Phương pháp thiết kế sử dụng hệ số tải trọng và hệ số cường độ vật liệu

Vào giữa thế kỉ 20, đầu tiên là Taylor và sau đó là Brinch Hansen đã đưa khái niệm hệ số
riêng vào trong thiệt kế địa kĩ thuật, với những hệ số tách biệt được áp dụng cho những
loại tải trọng khác nhau, cho các thông số cường độ kháng cắt của đất nền, cho sức chịu
tải của mũi cọc và thân cọc. Những hệ số riêng được đề nghị bởi Brinch Hansen, được
tóm tắt trong bảng dưới đây, những hệ số này gần giống với những hệ số riêng trong EN
1997.

Triết lí trong thiết kế theo hệ số vật liệu là áp dụng hệ số riêng cho sự không chắc chắn về
nguồn gốc của thông số đất nền.

Thông số Hệ số riêng
Tĩnh tải, dung trọng đất 1.0
Tải trọng Hoạt tải và tải môi trường 1.5
Áp lực nước, tải đặc biệt 1.0
Ma sát  tan   1.2

Lực dính  c ' , mái dốc, áp lực đất 1.5


Cường độ kháng cắt
Lực dính  c ' , móng nông 1.7

Lực dính  c ' , móng cọc 2.0

Thử tải cọc 1.6


Khả năng chịu tải cực hạn
Công thức động 2.0
Biến dạng 1.0
(Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris])

Phương pháp này được ứng dụng ở Đan Mạch vào đầu những năm 1960 và được soạn
thành luật đầu tiên vào năm 1965 của Đan Mạch – Tiêu chuẩn áp dụng thiết kế nền

382
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

móng. Sau đó, được ứng dụng rộng rãi ở các nước châu Âu, chẳng hạn tiêu chuẩn BS
8002 – Kết cấu chắn đất. Phương pháp thiết kế này tương tự như phương pháp tiệm cận 1
(DA1) của Eurocode

 Phương pháp thiết kế sử dụng hệ số tải trọng và hệ số độ bền (LRFD)

Ở các nước Bắc Mĩ, một phương pháp khác trong thiết kế địa kĩ thuật là dựa trên những
nguyên tắc trạng thái giới hạn đã trở nên phổ biến, gần đây, phương pháp này được đưa
vào tiêu chuấn thiết kế cầu của AASHTO, được viện dầu khí Mĩ đề nghị áp dụng cho
những kết cấu ngoài khơi và được đưa vào trong cẩm nang thiết kế nền móng của
Canada.

Phương pháp này cũng được dùng trong thiết kế cọc theo TCVN – khi tính sức chịu tải
cọc.

Triết lí trong phương pháp theo hệ số tải trọng và hệ số độ bền (LRFD) là áp dụng hệ số
riêng cho kết quả tính toán, chẳng hạn cho hệ quả tác động và độ bền.

Phương trình cơ bản trong phương pháp LRFD (sử dụng công thức của AASHTO) là:

  Q   R
i
i i i n  Rr

Trong đó:

i - hệ số hiệu chỉnh tải trọng (dao động từ 0.95 đến 1.0) có xét đến độ dẻo, hệ siêu tĩnh
và điều kiện làm việc

 i - hệ số tải trọng, thường lớn hơn 1.0

Qi - tải trọng tác dụng

 - hệ số độ bền, không lớn hơn 1.0

Rn - độ bền danh định

Rn - độ bền đã nhân hệ số

383
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Theo LRFD vì hệ số độ bền   1.0 nên ngịch đảo giá trị này thì giống như hệ số độ bền
 R trong Eurocode. Do vậy phương trình trên có thể được viết lại theo hệ thống kkis hiệu
của Eurocode như sau:

Rk
Ed    F ,i Ei   Rd
i R

Mặc dù phương pháp LRFD có nhiều điểm giống với phương pháp tiệm cận 2 trong
Eurocode 7 nhưng lại sử dụng hệ số độ bền khác nhau

LRFD
Kết cấu Hệ số riêng áp dụng cho Giá trị Ngịch đảo

Ổn định tổng thể Độ bền mái dốc đất   0.65-0.75 1.33-1.54

Khả năng chịu tải b  0.45-0.55 1.82-2.22

Móng nông Độ bền chống trượt r  0.80-0.90 1.11-1.25

Áp lực đất bị động ep  0.50 2.00

Độ bền thân cọc stat  0.45-0.60 1.67-2.22

Cọc khoan nhồi Độ bền mũi cọc stat  0.40-0.50 2.00-2.50

Độ bền kéo up  0.35-0.45 2.22-2.86

Ma sát/ Mũi cọc stat  0.25-0.45 2.22-4.00


Cọc đóng
Độ bền kéo up  0.20-0.40 2.50-5.00
(Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris])

DA2
Kết cấu Hệ số riêng áp dụng cho Giá trị
Độ bền tạm thời  a,t 
Neo dự ứng lực 1.1
Độ bền lâu dài  a, p 

Khả năng chịu tải   R ,v  1.4


Kết cấu tường chắn
Độ bền chống trượt  R,h  1.1

384
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Độ bền áp lực đất   R ,e  1.4

Mái dốc Độ bền áp lực đất   R ,e  1.1

Khả năng chịu tải   R ,v  1.4


Móng nông
Độ bền chống trượt  R,h  1.1

Cọc đóng Độ bền nén  b ,  s ,  t  1.1


Cọc nhồi Độ bền kéo  s,t  1.15
(Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris])

Do đó để thống nhất trong quá trình tính toán của Quốc gia châu Âu, EN 1997 đã đưa ra
3 phương pháp thiết kế kèm theo phụ lục Quốc gia. Tùy theo mỗi quốc gia mà có thể
chọn một hay nhiều phương pháp thiết kế này cùng phụ lục Quốc gia của mình để sử
dụng thiết kế các loại kết cấu địa kĩ thuật

Bảng sau đưa ra các hệ số riêng cho mỗi phương pháp thiết kế, phụ thuộc vào loại kết
cấu. Trong phương pháp tiệm cận 1 (DA 1) thì cả hai loại tổ hợp đều phải được kiểm tra.

Các hệ số riêng được sử dụng trong phương pháp thiết kế


Kết cấu 1
2 3
Tổ hợp 1 Tổ hợp 2

A1 & R2 A1* & M2

Tổng quát A1 M2 & M1 & A2†


& M1 & R1 & A2 & R3
& R1 E1 & R2 M2
Mái dốc
& M1 & E2 & R3

A1 R4 A1
A1* & M2
Cọc và neo & R1 & A2 & R2
& A2† & R3
& M1 & M1 & M1
Chú ý:
Các hệ số có kí hiệu ‘ ’ là các hệ số riêng chính (giá trị lớn)
Các hệ số có kí hiệu ‘ ’ là các hệ số riêng phụ (giá trị nhỏ)

385
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Kí hiệu ’ * ’ là các tác động thuộc về kết cấu


Kí hiệu ‘ † ’ là các tác động thuộc về địa kĩ thuật
Kí hiệu: A1, A2 là các hệ số riêng cho tác động; M1, M2 là các hệ số riêng cho tính chất
vật liệu; R1 , R2 , R3 , R4 là các hệ số riêng cho độ bền; E1 , E2 là các hệ số riêng cho hệ
quả tác động (sử dụng giá trị A1, A2 )

Phụ lục A của EN 1997-1 đưa ra 63 hệ số riêng cho các trạng thái giới hạn GEO và STR,
khoảng hơn ½ trong số đó lớn hơn 1 (còn lại bằng 1 hoặc bằng 0). Những bộ tổ hợp có kí
hiệu ‘ ’ thì nhân với hệ số riêng chính đều lớn hơn 1; những bộ tổ hợp có kí hiệu ‘ ’

thì nhân với hệ số riêng phụ - chỉ có một hệ số riêng lớn hơn 1; còn lại những bộ tổ hợp
không có kí hiệu gạch chân thì hệ số tổ hợp bằng 1 hoặc bằng 0

Về mặt bản chất, phương pháp tiệm cận 1 thể hiện độ tin cậy hông qua việc nhân những
hệ số riêng khác nhau cho hai hoạt tải trong 2 cách tính khác nhau (tổ hợp 1 và tổ hợp 2);
trong khi đó, phương pháp tiệm cận 2 và 3 lại nhân đồng thời cho cả hai hoạt tải

Bảng tổng hợp thành phần chính được nhân hệ số trong các phương pháp thiết kế theo
EN 1997:

Thành phần chính được nhân hệ số trong các phương pháp thiết kế
Kết cấu 1
2 3
Tổ hợp 1 Tổ hợp 2
Tác động thuộc
Tác động (hoặc
về kết cấu và
Tổng quát hệ quả tác
Tính chất vật động) và độ bền tính chất vật
Tác động liệu
liệu
Hệ quả tác động Tính chất vật
Mái dốc
và độ bền liệu
Tác động thuộc
Tác động (hoặc
về kết cấu và
Cọc và neo Độ bền hệ quả tác
tính chất vật
động)
liệu
Chú ý:
Các hệ số có kí hiệu ‘ ’ là các hệ số riêng chính (giá trị lớn)
Các hệ số có kí hiệu ‘ ’ là các hệ số riêng phụ (giá trị nhỏ)
Kí hiệu ’ * ’ là các tác động thuộc về kết cấu

386
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Kí hiệu ‘ † ’ là các tác động thuộc về địa kĩ thuật


Kí hiệu: A1, A2 là các hệ số riêng cho tác động; M1, M2 là các hệ số riêng cho tính chất
vật liệu; R1 , R2 , R3 , R4 là các hệ số riêng cho độ bền; E1 , E2 là các hệ số riêng cho hệ
quả tác động (sử dụng giá trị A1, A2 )
Bên cạnh những thành phần chính được nhân hệ số như đã tóm tắt ở bảng trên, trong mỗi
phương pháp thiết kế đều có những thành phần còn lại cũng được nhân hệ số những với
giá trị nhỏ hơn hoặc bỏ qua hệ số

7.3.3.1.1.3.1. Phương pháp tiệm cận 1 (DA 1)

Triết lí thiết kế của phương pháp tiệm cận 1 (DA 1) trong EN 1997 là kiểm tra độ tin cậy
của móng trong hai giai đoạn:

Ở giai đoạn thứ nhất, chỉ áp dụng hệ số riêng cho tác động, còn cường độ và độ bền đất
nền thì không nhân hệ số. Tức là sử sụng các hệ sổ riêng A1, M1 và R1 cho tổ hợp 1 (DA
1-1)

Ở giai đoạn thứ hai, hệ số riêng áp dụng cho cường độ đất nền và hoạt tải, khi đó tĩnh tải
và độ bền thì không nhân hệ số. Nghĩa là sử các hệ số M2 và R1 trong tổ hợp 2 (DA 1-2)

Trong phương pháp tiệm cận 1 thì:

+ Tổ hợp 1: Dùng thiết kế tất cả các loại kết cấu như: móng cọc, móng nông, tường chắn,
kết cấu neo,…

+ Tổ hợp 2: Dùng thiết kế cho nhiều loại kết cấu (ngoại trừ thiết kế cọc và neo). Nếu
muốn sử dụng phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2 này để thiết kế cọc (trừ cọc ảnh hưởng
của ma sát âm và tải ngang) và thiết kế neo thì phải thay giá trị hệ số riêng của vật liệu
M2 thành M1 và hệ số riêng cho độ bền R1 thành R4; nghiã là sử dụng A2 '+' M1 '+' R4 .
Nếu thiết kế cọc chịu ma sát âm hoặc tải ngang thì thay giá trị M1 thành M2, nghĩa là:
A2 '+' M2 '+' R4

387
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Trong phương pháp này các hệ số riêng được áp dụng sớm trong quá trình tính toán (cho
tác động và tính chất vật liệu). Phương pháp tiệm cận 1 là một dạng của phương pháp
thiết kế theo hệ số riêng cho cường độ vật liệu.

(DECODING EUROCODE 7 [ANDREW BOND & ANDREW HARRIS])

388
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(DECODING EUROCODE 7 [ANDREW BOND & ANDREW HARRIS])

7.3.3.1.1.3.2. Phương pháp tiệm cận 2 (DA 2)


Triết lí thiết kế trong phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) của EN 1997 là kiểm tra độ tin cậy
của móng bằng cách áp dụng đồng thời hệ số riêng cho tác động hoặc hệ quả tác động và
cho độ bền; trong khi cường độ đất nền áp dụng hệ số riêng bằng 1. Nghĩa là, sủ dụng
các hệ số A1, M1 và R2 Nếu sử dụng phương pháp tiệm cận 2 để phân tích ổn định mái
dốc thì hệ số A1 phải áp dụng cho hệ quả tác động, không được áp dụng cho tác động

389
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Phương pháp tiệm cận 2 sử dụng để thiết kế cho cọc. Trong phương pháp này, các hệ số
riêng được áp dụng sau trong quá trình tính toán (cho hệ quả tác động và độ bền). Phương
pháp này là một dạng của phương pháp thiết kế theo hệ số tải trọng và hệ số độ bền

(LRFD)

7.3.3.1.1.3.3. Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3)


Triết lí của phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) trong EN 1997 là kiểm tra độ tin cậy của
móng bằng cách áp dụng hệ số riêng cho tác động thuộc kết cấu và tính chất vật liệu đất
nền (chẳng hạn như: c, ,  , qu ) trong khi những tác động thuộc về đất nền không nhân
hệ số.. Nghĩa là sử dụng các hệ số A1 (tác động thuộc về kết cấu) hoặc A2 (tác động
thuộc về đất nền), M2 và R3.

390
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Nếu sử dụng phương pháp tiệm cận 3 để phân tích ổn định mái dốc thì hệ số riêng A2
được áp dụng cho tất cả các tác động, kể cả tác động của đất nền.
Trong phương pháp này, hệ số riêng được áp dụng sớm trong quá trình tính toán (cho tác
động và tính chất vật liệu) nhưng khác với phương pháp thiết kế 1 là chỉ có 1 trạng thái
tính toán. Phương pháp tiệm cận 3 là một dạng phương pháp thiết kế sử dụng hệ số vật
liệu

Eurocode 7 cho phép mỗi quốc gia sử dụng phụ lục riêng ứng với phương pháp thiết kế
được sử dụng.
Thực tế là phương pháp phổ biến được sử dụng để phân tích ổn định mái dốc là phương
pháp tiệm cận 3 (DA 3), sau đó là phương pháp tiệm cận 1 (DA 1), chỉ có Tây Ban Nha
sử dụng phương pháp tiệm cận 2. Như vậy, phương pháp 1 và 3 được sử dụng nhiều nhất
để phân tích ổn định mái dốc
Với các kết cấu khác như móng nông, móng cọc, kết cấu tường chắn…thì phương pháp
thiết kế sử dụng nhiều nhất là phương pháp tiệm cận 2 (DA 2), tiếp theo là phương pháp
tiệm cận 1 (DA 1) và cuối cùng là phương pháp tiệm cận 3 (DA 3)

391
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.3.1.2. Kiểm tra ổn định


7.3.3.1.2.1. Cơ sở thiết kế
Kiểm tra ổn định liên quan đến kiểm tra hệ quả tác động gây mất ổn định không được
vượt quá hệ quả gây ổn định tương ứng, có xét thêm độ bền tham gia vào gây ổn định cho
móng. Kiểm tra ổn định theo bất phương trình sau:

Ed ,dst  Ed ,stb  Rd

Trong đó:

Ed ,dst - hệ quả tác động gây mất ổn định thiết kế

Ed , stb - hệ quả tác động gây ổn định thiết kế

Rd - độ bền thiết kế giúp ổn định kết cấu móng

Theo EN 1997, ta cần kiểm tra 3 loại ổn định: ổn định cân bằng EQU (ví dụ ổn định lật
của Turbin gió), ổn định đẩy nổi UPL (ví dụ, hiện tượng đẩy nổi của công trình ngầm) và
ổn định đẩy trồi HYD (ví dụ, đẩy trồi hố móng do mực nước ngầm). Mỗi loại sẽ có
những yêu cầu riêng về tác động gây mất ổn định và tác động gây ổn định khác nhau.

Điều 2.4.7.1(1)P EN 1997-1 định nghĩa về các loại mất ổn định như sau:

EQU: “Sự mất ổn định của kết cấu hoặc đất nền có liên quan đến độ cứng tổng thể của
công trình, khi có sự thay đổi đáng kể về giá trị hoặc phương của tác động từ một nguồn
nào đó, mà cường độ vật liệu kết cấu và đất nền không cung cấp độ bền đủ lớn”

UPL: “Sự mất ổn định của kết cấu hoặc đất nền do đẩy nổi bởi áp lực nước hoặc những
tác động theo phương đứng khác”

HYD: “Sự đẩy trồi, sự xói mòn và sự xói ngầm trong đất do gradient thủy lực”

7.3.3.1.2.2. Đưa độ tin cậy vào trong thiết kế

Độ tin cậy đưa vào trong thiết kế khi kiểm tra ổn dình của kết cấu móng thông qua việc
áp dụng các hệ số riêng cho những tác động gây mất ổn định Fdst , những tác động gây ổn

định Fstb , tính chất vật liệu X hoặc độ bền R và cho các thông số kich thước hình học a

 Tác động gây mất ổn định và tác động gây ổn định

392
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa tác động đặc trưng gây mất ổn định và tác động thiết
kế gây mất ổn định như sau:

Tác động đặc trưng Fk ,dst  Tác động đại diện Fref ,dst  Tác động thiết kế Fd ,dst  Hệ

quả tác động thiết kế Ed ,dst

Fk ,dst  Fref   Fk ,dst  Fd ,dst   F ,i i Fk ,dst ,i  Ed ,dst  E Fd ,dst ; X d ,dst ; ad   E  F Fk ,dst ; X d ,dst ; ad 
i

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa tác động đặc trưng gây mất ổn định và tác động thiết
kế gây mất ổn định như sau:

Tác động đặc trưng Fk , stb  Tác động đại diện Fref ,stb  Tác động thiết kế Fd ,stb  Hệ

quả tác động thiết kế Ed , stb

Fk ,stb  Fref   Fk ,stb  Fd ,stb   F ,i i Fk ,stb,i  Ed ,stb  E Fd ,stb ; X d ,stb ; ad   E  F Fk ,stb ; X d ,stb ; ad 
i

(  1 ,  F  1 )

EN 1997 cho phép áp dụng hệ số riêng  F cho tác động hoặc hệ quả tác động, nhưng
không được áp dụng cho cả hai, do đó:

Ed   E E  Fk ; X d ; ad 

 Cường độ vật liệu hoặc độ bền

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa cường độ vật liệu và độ bền như sau:

Cường độ đặc trưng của vật liệu X k  cường độ thiết kế X d  độ bền thiết kế Rd
 X 
R  Fd ; k ; ad 
R Fd ; X d ; ad  M
  
X
X k  X d  k  Rd 
M R R
(  M  1 ,  R  1)

Thông thường một trong hai hệ số riêng  M ,  R bằng 1 nên:


 X  R Fd ; X k ; ad 
Rd  R  Fd ; k ; ad  hoặc Rd 
 M  R

393
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Kích thước hình học

Sơ đồ tổng thể mối tương quan giữa kích thước hình học với kích thước thiết kế như sau:

Kích thước danh định anom  Kích thước thiết kế ad

ad  anom  a

Bởi vì rất khó có thể áp dụng số gia cho tất cả kích thước, do đó EN 1990 cho phép sử
dụng kích thước danh định như kích thước thiết kế nghĩa là a  0 . Do đó, a  0 chỉ áp
dụng cho những tình huống thiết kế mà ta biết chắc rằng có sự thay đổi nhỏ về kích thước
hình học sẽ gây ảnh hưởng lớn đến tác hệ quả tác động hoặc độ bền.

 Bất đẳng thức để kiểm tra ổn định lúc này sẽ thành:

Ed ,dst  Ed ,stb  Rd
R Fd ; X d ; ad 
 E Fd ,dst ; X d ,dst ; ad   E Fd ,stb ; X d ,stb ; ad  
R
 X 
R  F Fk ; k ; ad  a 
    M
 E  F Fk ,dst ; k ,dst ; anom  a   E  F Fk ,stb ; k , stb ; anom  a    
X X
 M   M  R

Hệ số riêng sử dụng để kiểm tra ổn định khác nhau tủ theo mỗi trường hợp:

394
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.3.1.2.3. Kiểm tra các loại ổn định

7.3.3.1.2.3.1. Ổn định cân bằng tĩnh (EQU)

Kiểm tra cân bằng tĩnh được thể hiện trong biểu thức sau:
395
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Ed ,dst  Ed ,stb  Td

Trong đó:

Ed ,dst - hệ quả tác động gây mất ổn định thiết kế

Ed , stb - hệ quả tác động gây ổn định thiết kế

Td - độ bền thiết kế (độ bền chống cắt)

Thành phần này Td không được đề cập trong EN 1990, nhưng trong EN 1997-1 thì có đề
cập đến. EN 1997-1 chú thích rằng thành phần độ bền kháng cắt đóng vai trò ít quan
trọng trong EQ, nghĩa là “cường độ của vật liệu kết cấu và của đất nền ảnh hưởng không
đáng kể đến việc cung cấp độ bền”

Điều 2.4.7.2(2)P EN 1997-1 chú thích rằng: “Cân bằng tĩnh EQU là một thành phần
chính trong thiết kế kết cấu. Trong thiết kế nền móng, việc kiểm tra EQU sẽ được giới
hạn trong một vài trường hợp, chẳng hạn móng cứng nằm trên đá”.

Như vậy, trong thiết kế nền móng, trạng thái giới hạn EQU ít được xem xét, ngược lại thì
được xem xét nhiều khi thiết kế kết cấu công trình. Chỉ có một vài trường hợp đặc biệt
cần xét đến cân bằng tĩnh EQU trong thiết kế nền móng như: đập chắn nước và chắn đất
nằm trên nền đá gốc.

7.3.3.1.2.3.2. Ổn định đẩy nổi (UPL)

Kiểm tra đẩy nổi UPL theo Eurocode 7 như sau:

Vd ,dst  Gd ,stb  Rd

Trong đó:

Vd ,dst - tác động thiết kế theo phương đứng gây đẩy nổi

Gd , stb - tĩnh tải thiết kế tạo ra ổn định

Rd - độ bền thiết kế giúp ổn định kết cấu

Thông thường, hiện tượng đẩy nổi liên quan đến các tác động theo phương đứng cho nên
các tác động đứng gây mất ổn định bao gồm:

396
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Vd ,dst  Gd ,dst  Qd ,dst

Trong đó: Gd ,dst và Qd ,dst lần lượt là tĩnh tải và hoạt tải thiết kế gây mất ổn định cho kết cấu

 Vd ,dst  Gd ,dst  Qd ,dst  Gd ,stb  Rd

(Chú ý: không được gộp chung độ bền ổn định Rd và tĩnh tải ổn định Gd ,stb vì mỗi loại sử

dụng hệ số riêng khác nhau)

Tĩnh tải thiết kế gây mất ổn định Vd ,dst :

Vd ,dst   G,dst , j Gk ,dst , j   Q,dst ,i iGk ,dst ,i


j i

Tĩnh tải thiết kế gây ổn định Vd , stb

Vd ,stb  Gd ,stb   G,stb, j Gk ,stb, j


j

Độ bền thiết kế:

 X 
R   G , stb, j Gk ,stb, j ; k ; anom  a 
R Gd ; X d ; ad  M
Rd    
j

R R

Hiện tượng đẩy nổi thường xảy ra đối với các công
trình ngầm như: bể chứa (nước, xăng, dầu…) trong đất
có mực nước ngầm cao; cống ngầm hau đường hầm
ngầm băng qua sông.

7.3.3.1.2.3.3. Ổn định đẩy trồi

Hiện tượng đẩy tròi gồm 3 loại: đẩy trồi thủy lực, ăn mòn và xói ngầm. Mỗi loại sẽ có
đặc tính ứng xử riêng và quan niệm thiết kế riêng. Tuy nhiên, nguyên chân chủ yêu để
xảy ra ba loại hiện tượng trên là do sự chênh lệch về Gradient thủy lực trong đất và kết
cấu.

7.3.3.1.2.3.3.1. Đẩy trồi thủy lực

- Kiểm tra đẩy trồi theo EN 1997 qua hai biểu thức sau:

 Biểu thức thứ nhất liên quan đến lực và khối lượng, như sau:

397
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Sd ,dst  Gd' ,stb

Trong đó:

Sd ,dst - lực thấm thiết kế gây mất ổn định của cột đất bị đẩy trồi

Gd' ,stb - trọng lượng thiết kế của cột đất có xảy ra đẩy trồi

Cột đất đẩy tròi là một vùng thể tích đất được giả định xảy ra hiện tượng đẩy trồi do áp
lực nước bên dưới chân cột đất này gây ra

 Một biểu thức khác bao gồm ứng suất và áp lực:

ud ,dst   d ,stb

Trong đó:

ud ,dst - áp lực nước thiết gây mất ổn định cột đất

 d ,stb - ứng suất tổng thiết kế chống lại áp lực nước này

Nhưng EN 1997 không chỉ dẫn sử dụng các hệ số riêng tách biệt để kiểm tra ổn định đẩy
trồi theo hai bất phương trình trên

Theo Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris] thì có thể viết lại biểu thức
thứ hai như sau:

 d ,stb  ud ,dst   d'  0

398
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Hiện tượng đẩy trồi thủy lực thường xảy ra đối với kết cấu tường chắn của công trình hố
đào khi có sự chênh lệch về Gradient thủy lực giữa bên trong và bên ngoài thành hố đào.
Thường thì mực nước bên ngoài thành hố đào thường cao hơn bên trong hố đào, do đó
dòng thấm có xu hướng đẩy trồi hố đào lên. Do vậy, trong thiết kế cần kiểm tra ổn định
đẩy trồi hố đào kết hợp với thiết kế tường chắn phù hợp

7.3.3.1.2.3.3.2. Ăn mòn nội tại

Ăn mòn nội tại xảy ra tại bề mặt tiếp xú giữa kết cấu với đất nền hoặc giữa các lớp đất
khi có sự chênh lệch lớn về Gradient thủy lực. Hiện tượng này có thể gây ra sụp đổ nếu
không phát hiện và xử lí kịp thời

Nếu không có biện pháp chống xảy ra sự ăn mòn thì Eurocode 7 yêu cầu cần phải kiểm
tra Gradient thủy lực thiết kế id phải không vượt quá icrit gradient cực hạn có xét đến
phương dòng thấm, phân bố kích thước, hình dạng hạt và sự phân chia lớp đất qua biểu
thức sau:

399
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 w
id  icrit 
w

Trong đó:

 - dung trọng của đất

 w - dung trọng của nước

EN 1997 không hướng dẫn cụ thể cách sử dụng các hệ số riêng để xác định id . Theo
DECODING EUROCODE 7 [ANDREW BOND & ANDREW HARRIS] thì có thể chọn
hệ số riêng khi xác định id tối thiểu bằng 4

Hiện tượng này thường xảy ra đối với công trình ngầm như cống…

7.3.3.1.2.3.3.3. Xói ngầm

Xói ngầm là một hiện tượng ăn mòn nội tại, thường xảy ra tại vị trí gữa đất với móng
hoặc tại bề mặt tiếp xúc giữa lớp đất dính với lớp đất rời. Phá hoại xói ngầm xảy ra khi
điểm cuối của dòng thấm nằm tại vị trí bên dưới hồ chứa nước.

400
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Để tránh xảy ra hiện tượng phá hoại do xói ngầm thì phải cung cấp độ bền đủ lớn để
chống lại lực xói ngầm này trong vùng có xảy ra dòng thấm. Do đó cần xem xét bề mặt
tiếp xúc giữa kết cấu với đất nền trong vùng có xảy ra dòng thấm để hạn chế hoặc tránh
hiện tượng xói ngầm làm hư hỏng công trình

7.3.3.1.3. Kiểm tra theo biến dạng

7.3.3.1.3.1. Cơ sở thiết kế

Kiểm tra biến dạng chính là kiểm tra khả năng sử dụng của kết cấu hay phần tử kết cấu
khi làm việc.

Kiểm tra khả năng sử dụng liên quan đến hệ quả tác động thiết kế (chẳng hạn lún) không
được vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép tương ứng (chẳng hạn độ lún cho phép)

Khả năng sử dụng được kiểm tra theo biểu thức sau:

Ed  Cd

Trong đó:

Ed - hệ quả tác động thiết kế

Cd - giá trị thiết kế giới hạn liên quan đến tiêu chuẩn sử dụng

401
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Hệ quả tác động

Hệ quả tác động bao gồm: nội lực, momen, ứng suất và biến dạng trong các phần tử kết
cấu, kể cả độ võng và góc xoay của công trình

Đối với thiết kế địa kĩ thuật, hệ quả tác động ứng với trạng thái giới hạn sử dụng là các
dạng khác nhau của chuyển vị móng bao gồm:

+ Độ lún (s), góc xoay (θ), biến dạng góc (biến dạng phẳng) (α), lún lệch (δs)

+ Độ võng tương đối (Δ), tỉ số độ võng  / L

+
Góc nghiêng (ω) và góc xoay tương đối hay biến dạng góc (β)

402
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Gíá trị thiết kế giới hạn

Theo EN 1997-1, Phụ lục H cung cấp những chỉ dẫn về biến dạng cho phép trong kết cấu
khung hở, khung kín khi chịu tải kết hợp với tường gạch liên tục. Những chỉ dẫn này áp
dụng cho kết cấu thông thường, không áp dụng cho các loại kết cấu đặc biệt hoặc kết cấu
chịu tải không phải dạng phân bố đều.

Chuyển vị Chuyển vị giới hạn cho phép


Sử dụng Cực hạn
Độ lún s 50mm* -
Góc xoay tương Nhịp β 1/ 2000  1/ 300† 1/150
đối 1/ 4000  1/ 600‡
Gối 1/ 300
Chú ý:
* : giá trị lớn hơn cũng có thể được chấp nhận nếu thỏa góc xoay tương đối và độ dốc
† : 1/500 cũng có thể chấp nhận cho nhiều loại kết cấu khác
‡: 1/1000 cũng có thể chấp nhận cho nhiều loại kết cấu khác

7.3.3.1.3.2. Đưa độ tin cậy vào trong thiết kế

Kiểm tra biến dạng thông qua độ tin cậy được đưa vào trong thiết kế theo trạng thái giới
hạn sử dụng SLS với giá trị chuyển vị giới hạn tương ứng.

Các hệ số riêng  sử dụng khi kiểm tra trạng thái giới hạn sử dụng SLS đều bằng 1.0
(nghĩa là không sử dụng hệ số riêng cho các tình huống thiết kế theo trạng thái SLS)

Khi đó: Ed  E Freq ; X k ; anom   Cd

403
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Các hệ số tổ hợp chỉ áp dụng cho những hoạt tải đi cùng và được sử dụng trong các tổ
hợp thường xuyên và tổ hợp tựa thường xuyên dưới dạng    2

Nhận xét:

Khi kiểm tra trạng thái giới hạn cực hạn ULS, các tổ hợp tác động theo tình huống thiết
kế lâu dài và tạm thời đều sử dụng hệ số tổ hợp    0 . Vì hệ số  0 lớn hơn  2 cho hầu
hết các tác động, do đó tác động đại diện trong trạng thái giới hạn cực hạn ULS thường
lớn hơn tác động đại diện trong trạng thái giới hạn sử dụng SLS.

Tác động và tính chất vật liệu có thể thay đổi trong quá trình tồn tại của công trình, do đó
trạng thái giới hạn sử dụng SLS cũng cần phải kiểm tra theo các khoảng thời gian khác

404
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

nhau. Một điều quan trọng khi kiểm tra khả năng sử dụng là phải lựa chọn hệ quả tác
động giới hạn phù hợp.

7.3.3.1.3.3. Các phương pháp xác định độ lún

- Phụ lục F, EN 1997-1 đưa ra hai phương pháp để đánh giá độ lứn của móng nông.

 Phương pháp ứng suất – biến dạng

Tổng độ lún của móng trong đất rời hoặc đất dính có thể được đánh giá bằng phương
pháp ứng suất – biến dạng theo 3 bước như sau:

Bước 1: Tính toán phân bố ứng suất trong đó do tải trọng ngoài gây ra; sử dụng lí
thuyết đàn hồi với giả thiết đất đồng nhất và đẳng hướng, áp lực phân bố tuyến tính
Bước 2: Tính toán biến dạng trong đất theo ứng suất, sử dụng Module độ cứng hoặc
các mối tương quan ứng suất – biến dạng từ các thí nghiệm trong phòng hoặc thí
nghiệm ngoài hiện trường.
Bước 3: Tích phân biến dạng đứng để tìm ra độ lún; trong giai đoạn này sẽ chọn ra
một số điểm trong đất bên dưới đáy móng để tìm ứng suất và độ bền, từ đó có thể tính
lún cho những điểm này.
 Phương pháp hiệu chỉnh đàn hồi
Tổng độ lún của móng trong đất rời hoặc đất dính có thể được đánh giá sử dụng lí thuyết
đàn hồi và phương trình bên dưới:

pb f
s
Em

Trong đó:

p - áp lực gây lún

b - cạnh ngắn của móng

f - hệ số lún

Em - module đàn hồi thiết kế

405
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Hệ số độ lún f phụ thuộc vào hình dạng và kích thước tiết diện móng, độ thay đổi độ
cứng theo chiều sâu, chiều dày của lớp đất bị nén, hệ số Poisson, sự phân bố áp lực dưới
đáy móng và điểm đang xét.

Module thoát nước Em của lớp đất đang xét trong điều kiện thoát nước có thể được đánh
giá từ kết quả thí nghiệm trong phòng hoặc ngoài hiện trường

Phương pháp hiệu chỉnh đàn hồi chỉ được sử dụng nếu ứng suất trong đất không xảy ra
phá hoại dẻo và quan hệ ứng suất biến dạng trong nền đất là tuyến tính (cẩn thận với đất
nền không đồng nhất).

- EN 1997-2 cung cấp thêm các phương pháp để xác định độ lún của móng từ các thí
nghiệm hiện trường

Thí nghiệm ngoài Xuất phát


Phụ lục Phương pháp
hiện trường từ quốc gia
Mối tương quan giữa module đàn hồi
D.1 Thụy Điển
thoát nước với qc

Sử dụng phương pháp bán thực nghiệm


Thí nghiệm xuyên D.3 Hà Lan
để tính lún móng nông trong đất hạt thô
tĩnh (CPT và CPTU)
D.4 Mối tương quan giữa module nén và qc Pháp
Thiết lập mối tương quan giữa ứng suất
D.5 Đức
và module nén từ kết quả CPT
Thí nghiệm áp lực Sử dụng phương pháp bán thực nghiệm
E.2 Pháp
nén (PMT) để tính lún móng nông từ thí nghiệm
Sử dụng trực tiếp phương pháp thực
Thí nghiệm xuyên
F.3 nghiệm để tính lún cho móng nông Anh
tiêu chuẩn (SPT)
trong đất rời
Thí nghiệm khoan lõi Thiết lập mối tương quan giữa ứng suất
G.3 Đức
(DP) và module nén từ kết quả DP
Thí nghiệm xuyên Mối tương quan giữa góc ma sát hữu
H.1 Thụy Điển
(WST) hiệu với module đàn hồi thoát nước
Thí nghiệm trương nở
J Xác định module biến dạng Italia
(DMT)
Thí nghiệm bàn nén K.2 Xác định module đàn hồi Anh

406
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(PLT) K.3 Xác định hệ số nền Thụy Điển


K.4 Độ lún móng nông trong đất cát Thụy Điển
(Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris])

7.3.3.2. Tính toán móng cọc

EN 1997-1 đưa ra 3 phương pháp thiết kế móng cọc như sau:

Phương pháp Sử dụng Các điều kiện cần


Kết quả thử tải tĩnh, Phải kiểm chứng bằng tính toán
Thử tải cọc phù hợp với kinh nghiệm tốt hoặc các phương pháp khác
Kết quả thử tải động
Phải kiểm chứng bằng thí nghiệm
Phương pháp tính toán thực
Tính toán thử tải tương đương
nghiệm hoặc giải tích
Quan trắc đặc điểm Phải có kết quả khảo sát tốt
Quan trắc
móng cọc tương ứng và thí nghiệm đất tại hiện trường

7.3.3.2.1. Phương pháp thí nghiệm thử tải cọc

Thử tải cọc sẽ được yêu cầu riêng khi không biết rõ ứng xử của cọc, hoặc do phương
pháp thi công, điều kiện đất nền và tải trọng hoặc có những ứng xử không mong muốn
xảy ra khi thi công cọc. EN 1997-1 trình bày những tình huống thử tải cọc như sau:

+ Khi chưa có kinh nghiệm trong việc chọn loại cọc và phương pháp thi công cọc

+ Khi cọc chưa được kiểm tra với cùng điều kiện đất nền và tải trọng tương tự

+ Khi cọc chịu tải trọng mà theo lí thuyết và kinh nghiệm cũng không đủ tự tin để thiết
kế, khi thử cọc sẽ dùng hình thức tải trọng tương tự

+ Trong quá trình thi công cọc quan sát thấy ứng xử của cọc rất khác và rất bất lợi so với
ứng xử dựa trên khảo sát sơ bộ hoặc kinh nghiệm mà quá trình khảo sát đất nền thêm
cũng không làm rõ sự sai lệch này

Như vậy sử dụng phương pháp thử tải cọc để:

+ Đánh giá tính phù hợp của phương pháp thi công

+ Xác định ứng xử của cọc đại diện và đất nền xung quanh

407
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Trong trường hợp tải trọng phức tạp thì rất khó để áp dụng phương pháp thử tải cọc, khi
đó EN 1997-1 cho phép ta tính toán thông qua thông số đất nền thay cho thí nghiệm cọc,
điều này thường gặp khi công trình chịu tải trọng lặp

Số lượng và vị trí cọc thăm dò sẽ được chọn theo điều kiện đất nền, thường chọn ở những
vị trí bất lợi nhất của công trình như tại vị trí chịu tải trọng lớn hay tại vị trí mà địa chất
thay đổi mạnh. Eurocode 7 vẫn chưa có qui định cụ thể về số lượng cọc thử.

Trong cuốn Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris] có nêu số lượng cọc
thử tải tĩnh theo Viện Kĩ thuật xây dựng và Liên hiệp móng cọc Anh như bảng sau:

Số lượng cọc thử


Mức độ rủi ro Loại cọc thử
Cọc thử thăm dò Cọc kiểm tra
Cao Thăm dò và kiểm tra 1/250 (0.4%)
1/100 (1%)
Trung bình Thăm dò hoặc kiểm tra 1/500 (0.2%)
Thấp Không chỉ định rõ
Ghi chú:
Thử tải cọc kiểm tra là kiểm tra lại sức chịu tải cọc ngoài công trường bằng phương pháp
thử tải tĩnh, trên 1% tổng số cọc với tải thử lên đến 1.5 lần tải thiết kế
Thử tải cọc thăm dò bằng phương pháp thử tải tĩnh trong giai đoạn thiết kế sơ bộ nhằm để
xác định loại cọc, chiều dài cọc và kích thước cọc.

Việc lựa chọn cọc thử là rất quan trọng vì kết quả của chúng sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp
đến thiết kế cọc cho toàn công trình.

Nếu chỉ thí nghiệm thử tải trên một cọc thì nên chọn vị trí mà điều kiện đất nền có thể là
bất lợi nhất. Nếu thử trên hai hay nhiều cọc thì vị trí cọc thử sẽ đại diện cho toàn móng
cọc của công trình và một trong số cọc thử sẽ nằm ở vị trí mà đất nền được cho là bất lợi
nhất.

Khoảng thời gian từ lúc hạ cọc đến khi chất tải thử nghiệm phải đảm bảo đủ để cho
cường độ vật liệu cọc đạt đến giá trị thiết kế và áp lực nước lỗ rỗng trong đất trở về trạng
thái ban đầu.

7.3.3.2.1.1. Thử tải tĩnh cọc

408
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Thử tải tĩnh cọc sẽ thực hiện lên cọc thử thăm dò hoặc cọc thử kiểm tra của một phần
móng cọc công trình dùng để đánh giá tải phá hoại cực hạn khi nén và kéo cọc

Liên quan đến qui trình thử tải tĩnh cọc, EN 1997-1 chấp nhận sử dụng phương pháp của
bài báo thí nghiệm địa kĩ thuật “ASTM Geotechniacal Testing Journal” (Smoltczyk,
1985). Gần đây, Ủy ban kĩ thuật châu Âu về cọc (ETC3) của Hiệp hội cơ đất và Địa kĩ
thuật quốc tế (ISSMGE) đã đề nghị một phương pháp về cách thức thi công và qui trình
thử tải tĩnh dọc trục cọc bao gồm việc xác định sức chịu tải cọc và triết lí thiết kế theo
Eurocode 7 (DE Cock et al,2003). Tài liệu này là tài liệu cơ bản của tiêu chuẩn Eurocode
được soạn thảo bởi CEN/TC 341. Tiêu chuẩn Eurocode đánh giá cao thí nghiệm thử tải
tĩnh khi thiết kế sơ bộ nhưng cũng phải so sánh với thí nghiệm thử tải động hoặc bằng
phương pháp tính toán mới đủ pháp lí.

Kết luận được rút ra thông qua việc đo biến dạng, từ biến và độ chối của cọc trong suốt
quá trình thử tải cọc. Điều này rất hữu ích, đặc biệt là để kiểm tra những yêu cầu theo
trạng thái giới hạn sử dụng SLS. Tính toán theo trạng thái giới hạn cường độ ULS dựa
trên tải phá hoại dọc trục đo được. EN 1997-1 cho rằng người thiết kế chỉ có thể rút ra kết
luận về tải phá hoại cực hạn dựa trên thí nghiệm thử tải trên cọc thử thăm dò. Tuy nhiên
không cần phải thử tải cọc thăm dò cho đến khi phá hoại mà thường dựa vào biểu đồ tải
trọng – chuyển vị để ngoại suy tải phá hoại cực hạn. EN 1997-1 kiến nghị cọc kiểm tra
phải được chất tải ít nhất bằng tải thiết kế, tải thiết kế sẽ tương ứng với tình huống thiết
kế lâu dài.

Khi thiết kế móng cọc chịu kéo, nên thử tải đến tải phá hoại, bởi vì rất dễ đạt được tải phá
hoại cực hạn trong thí nghiệm kéo cọc do ứng xử “giòn, dễ gãy” của cọc chịu kéo, rất
nguy hiểm để xác định độ bền chịu kéo tối ưu của đất nền thông qua nội suy biểu đò tải
trọng – chuyển vị.

Đối với cọc thử thăm dò, EN 1997-1 yêu cầu phải khảo sát đất nền cẩn thận để nắm bắt
rõ bản chất đất nền xung quanh cọc và bên dưới mũi cọc, phải khảo sát tất cả các lớp đất
có ảnh hưởng đáng kể đến ứng xử cọc; phương pháp thi công cọc thử cũng phải tương tự
với phương pháp thi công cọc thực sau này. Số lượng cọc thử thăm dò phụ thuộc vào:

+ Điều kiện đất nền

409
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Loại kết cấu công trình

+ Những tài liệu có sẵn về loại cọc trong các điều kiện đất nền tương tự

+ Tổng số cọc và loại cọc khi thiết kế móng cọc

7.3.3.2.1.2. Thử tải động cọc

Thí nghiệm thử tải động cọc dùng để đánh giá độ bền chịu nén cọc, bao gồm thí nghiệm
va cham động, công thức đóng cọc và phân tích phương trình sóng.

EN 1997-1 cho phép sử dụng thí nghiệm tải trọng động để đánh giá độ bền chịu nén của
cọc khi:

+ Có khảo sát đất nền đầy đủ

+ Phương pháp này cần được kiểm tra lại bằng thí nghiệm thử tải tĩnh với cùng một loại
cọc, cùng chiều dài cọc, tiết diện cọc và cùng điều kiện đất nền

Thí nghiệm tải trọng động cũng có thể được sử dụng để kiểm tra chất lượng cọc và có thể
phát hiện ra cọc yếu. Nếu sử dụng nhiều loại thí nghiệm tảo động thì cần phải xem xét
mối tương quan giữa các thí nghiệm này. Kết quả thí nghiệm thử tải động phải thực hiện
ít nhất trên 5 cọc.

EN 1997-1 cho phép sử dụng phương pháp thí nghiệm động biến dạng lớn (PDA) của
ASTM. Trong tương lai CEN TC341 sẽ soạn thảo tiêu chuẩn về thí nghiệm thử tải động
và tải trọng lặp trong cọc

7.3.3.2.1.3. Báo cáo thí nghiệm thử tải cọc

Báo cáo kết quả thí nghiệm thử tải cọc là yếu tố rất quan trọng, không chỉ đảm bảo rằng
không có sự hiểu nhầm về kết quả thí nghiệm cọc trước khi phân tích thiết kế mà còn bảo
độ chính xác của thông tin thử tải cọc. EN 1997-1 yêu cầu báo cáo thí nghệm cọc bao
gồm:

+ Mô tả hiện trường

+ Điều kiện đất nền

+ Loại cọc

+ Mô tả phương pháp thi công cọc và các vấn đề gặp phải trong quá trình thi công

410
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Mô tả tải trọng, thiết bị đo và hệ thống phản lực

+ Kiểm tra thiết bị đo áp lực, kích và bộ phận đo cảm biến

+ Ghi nhận quá trình thí nghiệm thử tải cọc

+ Chụp hình và thí nghiệm thử tải cọc

+ Ghi lại kết quả thí nghiệm thử tải cọc

+ Vẽ biểu đồ thời gian – chuyển vị cho mỗi cấp tải trọng

+ Đo quan hệ tải trọng – chuyển vị

+ Những lí do sai lệch so với yêu cầu thí nghiệm cọc

7.3.3.2.2. Phương pháp tính toán

Theo EN 1997-1, thiết kế móng cọc phải xét các trạng thái giới hạn cường độ ULS bao
gồm: độ bền chịu nén, độ bền chịu nhổ, độ bền chịu tải ngang của đất gánh đỡ cọc; độ
bền chịu nén, độ bền chịu kéo, độ bền chịu uốn do tải ngang của vật liệu làm cọc; tượng
tự cho cả nhóm cọc. Đồng thời, kiểm tra sự phá hoại hoặc sự sụp đổ của kết cấu móng do
chuyển vị lớn của móng cọc. Trạng thái giới hạn sử dụng SLS bao gồm: chuyển vị của
móng vượt quá giới hạn cho phép, lún lệch,…

Độ bền chịu nén/ độ bền chịu kéo được định nghĩa là trạng thái mà chuyển vị xuống hoặc
lên đáng kể của móng cọc với độ tăng giảm không đáng kể cường độ cọc. Trong thí
nghiệm cọc chịu nén thì rất khó để đạt đến trạng thái này hoặc rất khó để xác định biểu
đồ nén – lún, trong các trường hợp này Eurocode đề nghi sử dụng độ lún đầu cọc bằng
10% đường kính cọc làm tiêu chuẩn phá hoại (điều này rất quan trọng vì mô hình tính
toán độ bền đất nền dựa trên tải phá hoại đo được từ thí nghiệm thử tải tĩnh mà tải phá
hoại được xác định dựa vào tiêu chuẩn phá hoại)

EN 1997-1 không hướng dẫn cụ thể về phương pháp kiểm tra chuyển vị tương ứng với
trạng thái giới hạn sử dụng SLS trong kết cấu móng.

Tương tự như thiết kế móng nông, móng cọc cũng phải xem xét ổn định tổng thể, bên
cạnh đó cũng cần xét đến mặt phá hoại bên dưới mũi cọc và sự giao nhau của các mặt phá
hoại giữa các cọc

411
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Chú ý: Ta cần phải xem xét ứng suất dư trong cọc do quá trình đóng và ép cọc; ảnh
hưởng của công trình kế cận do khoan – đào cọc nhồi; thi công hầm…

7.3.3.2.2.1. Kiểm tra cường độ cho móng cọc

412
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Qui trình tổng quát để thiết kế móng cọc theo EN 1997-1 được trình bày dưới đây. Mỗi
Quốc gia dựa vào qui trình trên để đưa ra các phương pháp thiết kế khác nhau cho móng
cọc có kèm theo các hệ số riêng tương ứng.

413
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

7.3.3.2.2.1.1. Phương pháp thiết kế


7.3.3.2.2.1.1.1. Phương pháp tiệm cận 1 (DA 1)

Triết lí của phương pháp tiệm cận 1 (DA 1) là kiểm tra độ tin cậy với hai tổ hợp hệ số
riêng khác nhau: tổ hợp 1 và tổ hợp 2.

Trong tổ hợp 1, các hệ số riêng được áp dụng cho tác động và một ít cho độ bền, trong
khi đó cường độ đất nền (nếu xét đến) thì không nhân hệ số riêng. Các hệ số riêng sử
dụng là A1, M1 và R1 hay A1 '+' M1 '+' R1 (kí hiệu '+' là tổ hợp với). Trong đó, tất cả các

hệ số riêng M1 đều bằng 1 và bỏ qua dung sai kích thước hình học a  a =0 .

Trong tổ hợp 2, các hệ số riêng được áp dụng cho độ bền và cho hoạt tải, trong khi đó
tĩnh tải và cường độ đất nền (nếu xét đến) thì không nhân hệ số riêng. Các hệ số riêng sử
dụng là A2, M1 và R4 hay A2 '+' M1 '+' R4 , (kí hiệu '+' là tổ hợp với). Trong đó tất cả

các hệ số M1 đều bằng 1 và bỏ qua dung sai kích thước hình học a  a =0 . Trong

trường hợp cọc chịu ma sát âm hoặc tải ngang thì hệ số riêng M1 bằng M2, tức là
A2 '+' M2 '+' R4

7.3.3.2.2.1.1.2. Phương pháp tiệm cận 2 (DA 2)


Triết lí của phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) là kiểm tra độ tin cậy thông qua áp dụng hệ
số riêng cho tác động hoặc hệ quả tác động và độ bền, trong khi cường độ đất nền (nếu
xét đến) thì không nhân hệ số riêng. Các hệ số riệng sử dụng là A1, M1 và R2 hay tổ hợp
A1 '+' M1 '+' R2 , (kí hiệu '+' là tổ hợp với). Các hệ số riêng cho đất nền M1 đều bằng 1 và

bỏ qua dung sai kích thước hình học a  a =0 .

7.3.3.2.2.1.1.3. Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3)


Triết lí của phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) là kiểm tra độ tin cậy bằng cách áp dụng hệ
só riêng cho tác động và vật liệu, trong khi đó độ bền thì không nhân hệ số riêng. Các hệ
số riêng sử dụng là A1 (tác động kết cấu) hoặc A2 (tác động đất nền), M2 và R3 hay tổ
hợp A1 A2 '+' M2 '+' R3 , (kí hiệu '+' là tổ hợp với). Các hệ số độ bền R3 đều bằng 1.0,

ngoại trừ độ bền chịu kéo cọc là 1.1. Bỏ qua dung sai kích thước hình học a  a =0 .

Phương pháp thiết kế này thường bỏ qua hệ số mô hình  Rd (ngoại trừ cọc chịu kéo)

414
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

415
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

416
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

417
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 So sánh các phương pháp tiệm cận (DA) dùng để thiết kế cọc

 Giống nhau:

+ Triết lí thiết kế: kiểm tra độ tin cậy của móng cọc thông qua việc sử dụng hệ số riêng
cho tác động, vật liệu hoặc độ bền.

+ Không nhân hệ số riêng cho tĩnh tải có lợi cho nền móng  G , fav  1.0  ; không xét hoạt

tải có lợi cho nền móng  Q, fav  1.0 

+ Trong tình huống thiết kế đặc biệt thì tất cả các tác động đều không sử dụng hệ số
riêng:  F  1.0

 Khác nhau

DA 1
STT Đặc điểm DA 2 DA 3
DA 1-1 DA 1-2
Kết cấu (A1)
Tác động
hoặc A1 A2 A1  F  1.0;1.5
1
hệ quả  F  1.0;1.5  F  1.0;1.3  F  1.0;1.5 Đất nền (A2)
tác động  F  1.0;1.3

Không áp dụng
 M  1.0
Cường độ Không áp dụng Ma sát âm, tải Không áp dụng M2
2
vật liệu  M  1.0 ngang (M2)  M  1.0  M  1.0;1.4
 M  1.0;1.4

R2 R3
R1 R4  R  1.1  R  1.0
3 Độ bền
 R  1.0;1.25  R  1.3;1.6 Cọc chịu kéo Cọc chịu kéo
 R  1.15  R  1.1
Hệ số mô
4  Rd  1.0  Rd  1.0  Rd  1.0  Rd  1.0
hình
5 Phạm vi Dùng cho mọi Dùng cho mọi Dùng cho mọi Thường dùng

418
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

áp dụng phương pháp phương pháp phương pháp để tính sức


tính sức chịu tải tính sức chịu tải tính sức chịu tải chịu tải cọc
cọc cọc cọc theo các thông
số đất nền (c,
φ, γ,…)
Ghi chú:
DA 1 : Phương pháp tiệm cận 1
DA 1-1: phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1
DA 1-2: Phương pháp tiệm cạn 1, tổ hợp 2
DA 2 : Phương pháp tiệm cận 1
DA 3 : Phương pháp tiệm cận 1

7.3.3.2.2.1.2. Kiểm tra độ bền chịu nén của đất nền

Độ bền chịu nén của đất nền theo trạng thái giới hạn cực hạn ULS được kiểm tra theo
biểu thức sau:

Fc,d  Rc,d

Trong đó:

Fc ,d - Tải nén thiết kế tác dụng lên cọc đơn hoặc nhóm cọc theo ULS

Rc ,d - Độ bền chịu nén thiết kế của đất nền đối với cọc đơn hoặc nhóm cọc theo ULS

Khi đánh giá độ bền chịu nén của cọc đơn cần phải xét thêm các yếu tố sau:

+ Lớp đất yếu ở bên dưới mũi cọc

+ Kích thước mũi cọc so với thân cọc

+ Hiệu ứng “nút” đối với cọc đóng hở mũi

Chú ý:

Phương pháp tiệm cận 1 (DA 1) và phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) liên quan đến hệ
số độ bền nên khi tính toán độ bền đất nền thì các hệ số riêng cho thông số nền lấy bằng
1.0 (bằng M1), hệ số riêng cho độ bền lớn hơn 1.0 (hệ số riêng R4 hoặc R1 – ngoại trừ
cọc đóng với R1 = 0 (DA 1-1) và R2 (DA 2).

419
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) liên quan đến hệ số vật liệu nên khi tính toán độ bền
đất nền thì các hệ số riêng cho thông số nền lớn hơn 1 (M2), hệ số độ bền bằng 1 (R3 =
1.0 cho cọc chịu nén)

Trong tình huống thiết kế bất thường và động đất thì các hệ số riêng cho tổ hợp tác động
lấy bằng 1. EN 1997-1 không đề nghị hệ số riêng cho độ bền trong tình huống thiết kế bất
thường, do đó có thể chọn hệ số riêng này bằng 1 (có thể điều chỉnh tùy theo tình huống
cụ thể). Giá trị hệ số riêng cho độ bền trong tình huống thiết kế động đất được chỉ định
trong EN 1998.

EN 1997-1 cho rằng trạng thái giới hạn cực hạn ULS chỉ đạt được khi có một số lượng
cọc nhất định đồng thời bị phá hoại, tuy nhiên số lượng cọc này không được chỉ định rõ.

Phân tích phá hoại ULS thường không áp dụng cho cả móng cọc, vì khi đó yêu cầu phải
phân tích phi tuyến do phân bố lại tải trọng giữa các cọc. Để đơn giản hơn trong khi xét
đến sự phân bố lại tải trọng giữa các cọc ta có thể lựa chọn độ bền đặc trưng khác của
cọc phụ thuộc vào độ cứng của kết cấu, thông qua hệ số 1.1. Hệ số này chỉ được sử dụng
khi có sự phân bố lại tải trọng (phi đàn hồi) giữa các cọc.

Theo Eurocode 7, khi kiểm tra nhóm cọc ta cần phải xét đến 2 yếu tố:

+ Cần quan tâm đến các cọc biên vì chúng thường chịu tải lớn hơn so với các cọc khi
móng (cứng) chịu tải lệch tâm hoặc chịu tải xiên, các cọc biên thường ứng xử “cứng” hơn
các cọc ở tâm nên chịu tải nhiều hơn

+ Nhóm cọc chịu tải nén khi bị phá hoại cũng giống như một khối cọc, bao gồm cọc và
đất giữa các cọc. Tiêu chuẩn cho phép xem khối cọc như cọc đơn có đường kính lớn.
Khối cọc đơn này thường được phân tích độ bền chịu tải đứng như một móng bè. Như
vậy, việc kiểm tra chọc thủng trong móng bè cũng được xem xét trong khối móng đơn
này

Để đánh giá độ bền chịu nén của cọc ta cần xác định hai thành phần Fc ,d và Rc ,d

(1) Tải trọng Fc ,d được xác định từ tổ hợp tác động theo trạng thái giới hạn cực hạn

ULS, bao gồm các tổ hợp theo tình huống thiết kế lâu dài và tạm thời, cấc tổ hợp theo
tình huống bất thường và tổ hợp theo tình huống động đất

420
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(2) Độ bền chịu nén thiết kế Rc ,d có thể xác định từ thí nghiệm thử tải tĩnh, kết quả thử

tải động hoặc dựa trên kết quả thí nghiệm đất nền.
 Rc ,d từ thí nghiệm thử tải tĩnh cọc

Qui trình xác định độ bền chịu nén thiết kế Rc ,d từ thí nghiệm thử tải tĩnh cọc dựa trên

phân tích độ bền chịu nén Rc,m đo được từ thí nghiệm thử tải tĩnh của một hoặc một vài

cọc thử thăm dò. Các cọc thử thăm dò phải giống với cọc thực và trong điều kiện địa chất
thực của công trình.

Điều quan trọng rằng EN 1997-1 đã giải thích được kết quả thử tải cọc có xét độ biến
động của đất nền ngoài hiện trường và độ biến động do sai lệch của quá trình thi công
thông qua hệ số tương quan  . Dựa vào độ bền chịu nén đặc trưng của cọc ta có thể đánh
giá sơ bộ độ đồng nhất của đất nền ngoài hiện trường.

Các bước xác định độ bền chịu nén thiết kế của móng cọc từ kết quả thí nghiệm thử tải
tĩnh như sau:

Bước 1: Từ độ bền chịu nén đo được Rc,m xác định độ bền đặc trưng Rc ,k theo phương

trình:

  Rc ,m trung bình  Rc ,m min 


 
Rc ,k  min  ; 
 1 2 
 

Trong đó:

1 , 2 là các hệ số tương quan phụ thuộc vào n cọc thử, áp dụng tương ứng cho độ bền
chịu nén trung bình đo được  Rc,m trung bình và độ bền chịu nén nhỏ nhất đo được  Rc,m min

Bước 2: Nếu kết cấu liên kết các cọc đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu hơn sang cọc cứng
hơn thì các giá trị 1 và 2 có thể chia cho 1.1, trong đó 1  1.0

Bước 3: Dựa vào một vài thí nghiệm, đầu tiên đánh giá độ bền đặc trưng tổng thể Rc ,k

dựa trên tất cả các kết quả thí nghiệm, ta có thể xác định được độ đồng nhất của đất nền
ngoài hiện trường. Trong tình huống này, lặp lại qui trình từ bước 1, cho mỗi vùng tương
ứng với các lớp đất tương đối đồng nhất. Giá trị Rc,m này có thể khác so với Rc,m ban đầu –

421
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

khi mà giá định toàn bộ đất nền là giống nhau, sử dụng giá trị Rc,m của từng vùng để thiết

kế riêng cho vùng đó.

Bước 4: Nếu cần thiết, Rc ,k có thể được tách thành độ bền thân cọc đặc trưng Rs ,k và độ

bền mũi cọc đặc trưng Rb ,k . Việc này có thể thực hiện được khi gắn thiết bị đo biến dạng

(strain gage) dọc theo thân cọc

Bước 5: Độ bền chịu nén thiết kế của cọc Rc ,d được rút ra từ việc áp dụng hệ số riêng  t

cho độ bền đặc trưng tổng Rc ,k hoặc áp dụng hệ số riêng  s và  b cho độ bền thân cọc đặc

trưng và độ bền mũi cọc đặc trưng theo biểu thức sau:

Rc,k
Rc,d 
t

Rb,k Rs ,k
Hoặc: Rc,d  
b s

Chú ý:

Rc ,d cho tình huống lâu dài và tạm thời có thể rút ra từ kết quả thí nghiệm cọc khi sử dung

phương pháp tiệm cận 1 và 2 cùng với các hệ số riêng  t hoặc  s và  b . Phương pháp tiệm
cận 3 không áp dụng cho thí nghiệm thử tải tĩnh vì qui trình này sử dụng kết quả thử tải
liên quan đến dụng trực tiếp hệ số riêng cho bền đặc trưng Rc ,k hoặc Rb ,k và Rs ,k rút ra từ

thí nghiệm, trong đó DA 3 liên quan đến áp dụng hệ số riêng cho thông sso cường độ đất
nền đặc trưng.

Với tình huống đặc biệt, bỏ qua tất cả các hệ số riêng  t   s   b  1.0

Trong trường hợp nhóm cọc, độ bền chịu nén của cả móng cọc được xác định hoặc là
tổng độ bền chịu nén của từng cọc riêng lẻ hoặc là của cả một khối cọc (lấy giá ttrij nhỏ
hơn)

 Rc ,d từ thí nghiệm đất

Phương pháp thí nghiệm đất có thể dùng để dự đoán độ bền chịu nén thiết kế của cọc
nhưng phải kiểm chứng bằng thí nghiệm thử tải cọc và kinh nghiệm.

422
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Để xét tính không chắc chắn của phương pháp người ta sử dụng hệ số mô hình  Rd làm
hệ số hiệu chỉnh cho phương pháp. Hệ số mô hình là đưa độ tin cậy vào dự đoán.
Eurocode không cung cấp nhiều thông tin về hệ số này, nhưng chúng đóng vai trò quan
trọng, hệ số  Rd sẽ kết hợp với các hệ số riêng và hệ số khác để thiết kế.

Không có qui tắc nào là hoàn hảo; không có qui tắc tính toán nào mà luôn đưa ra một kết
quả dự đoán cho mọi điều kiện đất nền với độ chính xác về khả năng chịu tải của cọc là
100%. Vì thế, hệ số mô hình được đưa vào trong thiết kế để kiểm soát yếu tố không chắc
chắn trong dự đoán, cung cấp độ tn cậy cho dự đoán, để đảm bảo rằng việc dự đoán là đủ
an toàn.

Nhu cầu sử dụng hệ số mô hình tăng theo sự sai số và độ biến động của khả năng chịu tải
tùy theo phương pháp dự đoán.Giá trị hệ số mô hình liên quan đến phương pháp tính toán
và được rút ra từ việc so sánh kết quả thử tải cọc với kết quả dự đoán tương ứng trước đó.

Hệ số mô hình được xác định dựa trên bài báo “Design Of Axially Loaded Compression
Piles According To Eurocode 7” của Bauduin C.Bexis, Brussels; V.U.B. University of
Brussels, Belgium.

Hệ số hiệu chỉnh hay hệ số mô hình được xác định từ biểu đồ về tỷ số . Dựa trên

biểu đồ này, cần được giả định về sự phân bố, dạng chuẩn hay dạng log và giả định rằng
kết quả thí nghiệm đủ để đại diện (các thí nghiệm bổ sung sẽ không ảnh hưởng đến sự
phân bố này).

( ) ( ) [ √ ]

Trong đó:

V - hệ số biến động của tỉ số

n - số lượng thí nghiệm liên quan đến việc hiệu chỉnh qui tacs tính toán
n 1
t5% - hệ số student với điểm phân vị 5% tương ứng với (n-1) bặc tự do

Giá trị hệ số mô hình:

423
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Độ bền chịu nén hiệu chỉnh cọc là kết quả của độ bền chịu nén dự đoán khi tính toán sử
dụng qui tắc bán thực nghiệm thông qua hệ số mô hình  Rd

Như vậy, Eurocode 7 cho phép sử dụng hệ số mô hình  Rd  1 để tăng độ tin cậy khi thiết

kế móng theo kết quả thí nghiệm đất. Nghĩa là giá trị hệ số riêng  b và  s phải được hiệu

chỉnh bởi hệ số mô hình  Rd .

Quốc gia/Tiêu
ENV 1997-1 Anh Cộng hòa Ailen
chuẩn
Có thí nghiệm Cọc thí nghệm
Giá trị hệ số mô
1.5 cọc kiểm tra cọc thử thăm dò 1.5
hình  Rd
1.4 1.2

Vậy khi thiết kế nên lồng ghép hệ số mô hình  Rd vào trong công thức tính độ bền đặc
trưng mũi cọc Rb ,k và độ bền thân cọc Rs ,k . Độ bền chịu nén thiết kế được xác định như

sau:

Rs ,k Rb,k A s ,i .qs ,k ,i
Ab .qb,k
Rc,d    i

s b  Rd   s  Rd   b

 Độ bền chịu nén thiết kế Rc ,d khi thiết kế móng theo DA 1 và DA 2

Có hai qui trình xác định Rc ,d khi thiết kế móng cọc theo phương pháp DA 1 và DA 2 đó

là:

+ Qui trình “cọc mô hình”

+ Qui trình “thay thế”

Qui trình “cọc mô hình”

Trong qui trình cọc mô hình, kết quả thí nghiệm đất tại mỗi vị trí riêng lẻ sẽ được sử
dụng để tính độ bền chịu nén của từng cọc. Qui trình này giống với qui trình được sử
dụng trong thí nghiệm thử tải tĩnh

424
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Qui trình “cọc mô hình” để xác định Rc ,d từ kết quả thí nghiệm đất nền (có thể thí nghiệm

trong phòng hay là ngoài hiện trường) dựa trên kết quả một hay nhiều vị trí thí nghiệm.
Eurocode 7 yêu cầu khi sử dụng bán thực nghiệm để xác định Rc ,d từ thí nghiệm thử tải

cọc thì phải giải thích được kết quả thí nghiệm đất nền và độ bền tính toán có xét đến
biến động của đất nền ngoài hiện trường. Mỗi vùng khác nhau sẽ có độ bền khác nhau.

Các bước xác định Rc ,d :

Bước 1: Xác định độ bền chịu nén tính toán bằng cách sử dụng phương pháp dự đoán kết
quả của mỗi vị trí thí nghiệm theo:

Rc,cal  Rb,cal  Rs ,cal

Trong đó: Rb,cal , Rs ,cal lần lượt độ bền chịu mũi và độ bền thân cọc tính toán tương ứng với

mỗi thí nghiệm đất (có xét đến hệ số mô hình). Kết quả độ bền dự đoán của cọc nằm
chính xác tại vị trí thí nghiệm đất nền, do đó cọc này có thể gọi là cọc mô hình.

Bước 2: Độ bền đặc trưng Rc ,k , Rb ,k và Rs ,k được xác định từ bểu thức sau:

Rb,cal  Rs ,cal Rc ,cal   Rc ,cal trung binh  Rc ,cal min 


 
Rc,k  Rb,k  Rs ,k    min  ; 
   3 4 
 

Trong đó: 3 , 4 là các hệ số tương quan phụ thuộc vào số lượng vị trí thí nghiệm n

Giá trị trung bình:  Rc,cal trung binh   Rb,cal  Rs,cal trung binh   Rb,cal trung binh   Rs,cal trung binh

Giá trị thấp nhất:  Rc,cal min   Rb,cal  Rs ,cal min

Bước 3: Nếu kết cấu các cọc đủ cúng để truyền tải từ cọc yếu hơn sang cọc cứng hơn thì
các giá trị 3 và 4 có thể chia cho 1.1, trong đó 3  1.0

Bước 4: Đầu tiên đánh giá độ bền đặc trưng tổng thể Rc ,k dựa trên tất cả các thí nghiệm

đất nền, dựa vào giá trị này để xác định độ đồng nhất của nền đất ngoài hiện trường. Đối
với các vùng đất nền có đất nền đồng nhất khác nhau thì sẽ quay lại bước 2 ở trên để xác
định độ bền riêng cho từng vùng. Việc này có thể dẫn đến các giá trị Rc ,k này sẽ khác với

các giá trị Rc ,k đã xác định ban đầu, với giả định toàn bộ đất nền là đồng nhất.

425
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Bước 5: Độ bền chịu nén Rc ,d được xác định theo biểu thức sau:

Rb,k Rs ,k
Rc,d  Rb,d  Rs ,d  
b s

Qui trình “cọc mô hình” này có thể sử dụng DA 1 và DA 2 và kết hợp với các hệ số  b ,

 s cho tình huống lâu dài và tạm thời. Đối với tình huống thiết kế đặc biệt, các hệ số độ
bền đều bằng 1.0, nghĩa là  b   s  1.0

Bước 6: Đối với nhóm cọc, khả năng chịu tải của cả móng cọc được xác định hoặc là
tổng độ bền chịu nén của từng cọc riêng lẻ hoặc là độ bền của cả khối cọc, lấy giá trị nhỏ
hơn

Qui trình “thay thế”

Khác với qui trình “cọc mô hình”, Eurocode 7 cho phép xác định trực tiếp các độ bền đặc
trưng Rb ,k , Rs ,k từ các thông số đất nền như sau:

Rb,k  Ab qb,k và Rs ,k   As ,i qs ,k ,i
i

Trong đó: qb,k và qs ,k ,i lần lượt là độ bền mũi cọc đặc trưng đơn vị và độ bền thân cọc đặc

trưng đơn vị trong mỗi lớp đất khác nhau, được rút ra từ phương pháp tính toán thích hợp
và các thông số đất nền

Các giá trị qb,k và qs ,k ,i (được xác định thông qua bảng, biểu đồ hay công thức) nên xem

xét đến độ biến động của thông số đất nền, thể tích đất liên quan đến cơ chế phá hoại tại
mũi cọc, độ biến động độ bền cọc, ảnh hưởng của phương pháp thi công và độ cứng của
kết cấu đài cọc. Sở dĩ như vậy là do không sử dụng hệ số tương quan  trong phương
pháp “thay thế” này. Qui trình “thay thế” quan niệm độ biến động đất nền khác với
phương pháp thử tải tĩnh và qui trình cọc “mô hình”. Hệ số mố hình  Rd cũng được sử
dụng để xác định qb,k , qs ,k ,i

Sau đó, qui trình “thay thế” sử dụng bước 5 và bước 6 của qui trình “cọc mô hình”. Qui
trình này cho phép sử dụng các phương pháp truyền thống để tính toán độ bền chịu nén từ

426
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

kết quả thí nghiệm đất nền. Eurocode 7 yêu cầu phải xét thêm hệ số mô hình  Rd  1 do đó
độ bền cực hạn xác định theo:

Rb,k R 1  Rb,k Rs,k 


Rc,d  Rb,d  Rs,d   s ,k    
 Rd . b  Rd . s  Rd   b s 

 Độ bền chịu nén thiết kế Rc ,d khi thiết kế móng theo DA 3

DA3 không sử dụng qui trình cọc mô hình, cũng không sử dụng qui trình tha thế, bởi vì
cả hai qui trình náy đều liên quan đến áp dụng hệ số riêng cho độ bền. DA 3 thường sử
dụng các mô hình toán liên quan đến các thông số đất nền thiết kế được xác định từ kết
quả thí nghiệm trong phòng. Khi sử dụng phương pháp DA 3, trước tiên cần phải xác
định các thông số nền đặc trưng X k , sau đó xác định giá trị thiết kế X k thông qua hệ số
Xk
riêng cho vật liệu  M : X d 
M

Khi thiết kế móng cọc theo DA 3, độ bền chịu nén thiết kế được xác định:

Rc,d  Rb,d  Rs,d  Rb,cal  X d   Rs,cal  X d 

Cần đánh giá thận trọng giá trị trung bình của các giá trị thông số đất nền được sử dụng
để xác định độ bền thân cọc, bởi vì chiều dài cọc trong trong một lớp đất thường là lớn.
Đối với độ bền mũi cọc, vỉ thể tích đất liên quan đến cơ chế phá hoại mũi cọc thường
nhỏ, nên cần phải xác định giá trị cục bộ của các thông số đất nền quanh mũi cọc.

 Rc ,d từ thí nghiệm thử tải động

Thí nghiệm thử tải động bao gồm:

+ Thí nghiệm va chạm động (dùng búa):

Với giả thiết rằng biến dạng đủ lớn để đạt độ bền chịu nén thiết kế (độ bền động). Độ
bền động này có thể đo được. Thí nghiệm này bao gồm qui trình đo tín hiệu sóng để dánh
giá độ bền thân cọc và mũi cọc với đường cong tải trọng – lún. Đo biến động và gia tốc
theo thời gian trong suốt quá trình va chạm sẽ được sử dụng để đánh giá độ bền của từng
cọc riêng lẻ, kết quả này sẽ được kiểm chứng bằng thí nghiệm thử tải tĩnh với cùng loại
cọc, chiều dài cọc, cùng tiết diện cọc và điều kiện đất nền giống nhau.

427
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Công thức đóng cọc

Sử dụng công thức đóng cọc là phương pháp truyền thống ghi nhận độ lún trong quá trình
đóng cọc để xác định độ bền cọc. Phương pháp chỉ được sử dụng khi đất nền được phân
lớp cụ thể. Tương tự như trên, nếu sử dụng công thức đóng cọc để đánh giá độ bền nén
của từng cọc riêng lẻ trong móng cọc thì kết quả đó phải được kiểm chứng lại bằng kết
quả thử tải tĩnh với cùng loại cọc, cùng chiều dài cọc, cùng tiết diện cọc và điều kiện đất
nền giống nhau. Khi công thức đóng cọc sử dụng để kiểm tra độ bền chịu nén của một
cọc, cần thí nghiệm ít nhất 5 cọc với khoảng cách phù hợp trên toàn công trường

+ Phân tích phương trình sóng:

Phân tích phương trình sóng có thể sử dụng để đánh giá độ bền chịu nén thiết kế của cọc,
Tuy nhiên mô hình toán học này (hay mô hình lò xo khối) được sử dụng để nghiên cứu
các điều kiện đóng cọc (hiệu suất búa, ứng suất trong cọc). Phân tích phương trình sóng
chỉ được sử dụng khi đất nền đã được phân lớp rõ ràng thông qua khoan lấy mẫu và thí
nghiệm hiện trường. Nếu sử dụng phân tích phương trình sóng để đánh giá độ bền của
từng cọc riêng lẻ thì phải kiểm tra lại băng phương pháp thí nghiệm thử tải tĩnh với cùng
loại cọc, chiều dài cọc, cùng tiết diện cọc và điều kiện đất nền giống nhau.

Khi xác định độ bền chịu nén từ thí nghiệm động, EN 1997 đề nghị ghi nhận kết quả
động lại (nếu sử dụng). Trong thiết kế số lượng cọc đóng sẽ được chỉ định. Nếu kết quả
đóng lại thấp hơn kết quả này được sử dụng để đánh giá độ bền chịu nén thiết kế của cọc.
Nếu kết quả đóng lại cao hơn kết quả này được xem xét trong thiết kế.

Qui trình xác định độ bền nén cọc cực hạn từ kết quả thí nghiệm thử tải động thì giống
như ba loại thí nghiệm trên, mặc dù có những yêu cầu riêng cho từng loại thí nghiệm. Độ
bền đặc trưng được xác định như sau:

  Rc,m trung binh  Rc ,m min 


 
Rc,k  min   
 5 6 
 

Trong đó:

Rc ,m - độ bền chịu nén tĩnh của cọc được xác định từ đo độ bền động

428
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

5 , 6 - hệ số tương quan phụ thuộc vào số lượng cọc thử n tương ứng với độ bền trung

bình tương ứng với độ bền thấp nhất  Rc,m trung binh và  Rc,m min .Hệ số  khác nhau cho ba

loại thí nghiệm trên

Độ bền chịu nén thiết kế được xác định như sau:

Rc,k
Rc,d 
t

Trong đó:

 t - hệ số riêng cho tổng độ bền

Với tình huống thiết kế bất thường thì  t  1.0

Công thức đóng cọc theo qui trình trên chỉ đúng khi đánh giá độ bền chịu nén thiết kế cọc
chịu mũi trong lớp đất rời. Đối với loại cọc khác và loại đất khác thì kết quả sẽ không
chính xác (khi đó sử dụng phương pháp khác hoặc các hệ số riêng khác lớn hơn để thiết
kế)

7.3.3.2.2.1.3. Kiểm tra độ bền chịu kéo của đất nền


Đối với cọc chịu kéo cần kiểm tra hai trạng thái giới hạn cực hạn ULS sau:
+ Phá hoại kéo (độ bền kéo) của cọc đơn
+ Phá hoại đẩy nổi của cả khối móng cọc, bao gồm cả đất giữa cọc.

Độ bền chịu nén của đất nền theo trạng thái giới hạn cực hạn ULS được kiểm tra theo
biểu thức sau:

Ft ,d  Rt ,d

Trong đó:

Ft ,d - Tải kéo thiết kế tác dụng lên cọc đơn hoặc nhóm cọc theo ULS

Rt ,d - Độ bền chịu kéo cực hạn của đất nền đối với cọc đơn hoặc nhóm cọc theo ULS

Tuy nhiên, đối với nhóm cọc chịu kéo, phá hoại kéo của cả khối cọc (kể cả đất giữa các
cọc) nên kiểm tra trạng thái giới hạn UPL với các hệ số riêng và biểu thức liên quan

429
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Eurocode 7 chú ý đến sự tương tác giữa cọc chịu kéo với cả nhóm cọc. Nếu một cọc bị
kéo sẽ làm giảm ứng suất thẳng đúng ảnh hưởng đến các cọc xung quanh, do đó làm ảnh
hưởng đến độ bền thân cọc. Điều này áp dụng cho độ bền của từng cọc riêng lẻ trong
nhóm cọc và áp dụng hệ quả độ bền của cả nhóm cọc
 Độ bền chịu kéo của cọc đơn

Các phương pháp để xác định độ bền chịu kéo cọc của đất nền hoặc từ thí nghiệm thử tai
tĩn hoặc từ kết quả thí nghiệm đất nền thì giống với cọc chịu nén. Tuy nhiên có một số
điểm khác biệt sau:

+ Bỏ qua độ bền mũi cọc

+ Hệ số tương quan  không chia cho 1.1, thậm chí dù kết cấu đài cọc là cứng. Do phá
hoại đất nền của cọc chịu kéo là phá hoại giòn (mất cường độ ngay sau khi độ bền đạt
đến độ bền đỉnh) nên sẽ không an toàn nếu giả định rằng kết cấu đủ cúng thì sẽ truyền tải
từ cọc phá hoại sang cọc chưa phá hoại

+ Giá trị hệ số riêng cho độ bền tổng (thân cọc) trong trường hợp cọc chịu kéo  s ,t sẽ

không lớn hơn cọc chịu nén  s . Khi thiết kế nên chú ý rằng thiết kế cọc chịu kéo an toàn
hơn cọc chịu nén.

Những yêu cầu thiết kế chung đối với cọc chịu kéo giống với cọc chịu nén. Các hệ số
tương quan 1 , 2 áp dụng với độ bền chịu kéo đo được và 3 , 4 áp dụng với độ bền chịu
kéo tính toán. Khi tính độ bền cọc chịu kéo theo thí nghiệm đất nền, qui trình “cọc mô
hình” và qui trình “thay thế” đều được sử dụng. Khi sử dụng phương pháp tiệm cận 3 thì
các hệ số riêng cũng được áp dụng cho các thông số nền đặc trưng để tính độ bền chịu
kéo cực hạn

 Độ bền chịu kéo của cả nhóm cọc

Khi tất cả các cọc và đất giữa các cọc bị kéo lên bởi một lực kéo thì sẽ xảy ra sự phá hoại
khối của nhóm cọc. Lực kéo này có thể xuất phát từ kết cấu bên trên mực nước và trên
nhóm cọc, hoặc từ áp lực nước đẩy lên của cả nhóm cọc và một phần kết cấu bên dưới
mực nước.

430
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đối với cọc độc lập và kể cả nhóm cọc, EN 1997-1 đề nghị rằng cần phải kiểm tra khối
đất xung quanh cọc có liên quan đến cơ chế kéo lên, đặc biệt khi cọc mở rộng mũi hoặc
mũi cọc nằm trong đá.

EN 1997-1 yêu cầu kiểm tra phá hoại do đẩy nổi của khối móng được xem như là kiểm
tra theo trạng thái giới hạn cường độ UPL với các hệ số riêng tương ứng. Khi lực kéo
xuất hiện bên trên thì cần kiểm tra trạng thái giới hạn cường độ phá hoại đất nền GEO

7.3.3.2.2.1.4. Kiểm tra độ bền chịu tải ngang của đất nền.
Để đảm bảo an toàn cho cọc chịu được tải ngang thiết kế thì ta cần kiểm tra độ bền chịu
tải ngang theo biểu thức:
Ftr ,d  Rtr ,d

Trong đó:
Ftr ,d - tổ hợp tác động thiết kế tác dụng lên cọc

431
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Rtr ,d - độ bền chịu tải ngang của đất nền

Tính toán cọc chịu tải ngang cũng bao gồm các yêu cầu chung và thiết kế như cọc chịu
nén – kéo thông thường. Tuy nhiên cần bổ sung một số điều sau:
+ Cần kiểm tra độ bền ngang cho các tình huống liên quan đến phá hoại xoay và phá hoại
ngang trong đất cho trường hợp cọc ngắn, phá hoại uốn của cọc kết hợp lún cục bộ của
đất gần bề mặt cho trường hợp cọc mảnh dài
+ Xét ảnh hưởng của nhóm cọc
+ Độ bền ngang phải được xác định từ thí nghiệm thử tải tĩnh hoặc kết quả thí nghiệm đất
nền và các thông số cường độ cọc
+ Kiểm tra cường độ chống lại phá hoại kết cọc
+ Đánh giá chuyển vị ngang
+ Xét độ biến động của đất gần bề mặt và điều kiện ngàm của đầu cọc tại vị trí kết nối
giữa cọc với kết cấu

Để đánh giá độ bền chịu tải ngang của cọc ta cần xác định hai thành phần Ftr ,d và Rtr ,d

(1) Tải trọng Ftr ,d được xác định từ tổ hợp tác động theo trạng thái giới hạn cực hạn

ULS, bao gồm các tổ hợp theo tình huống thiết kế lâu dài và tạm thời, cấc tổ hợp theo
tình huống bất thường và tổ hợp theo tình huống động đất.
(2) Độ bền chịu tải ngang cực hạn Rc ,d có thể xác định từ thí nghiệm thử tải tĩnh hoặc

dựa trên kết quả thí nghiệm đất nền và các thông số cường độ
 Rtr ,d từ thí nghiệm thử tải tĩnh

Phương pháp thử tải ngang cho cọc cũng tương tự như phương pháp thử tải đứng cho
cọc. Tuy nhiên, điểm khác biệt của phương pháp thử tải ngang cọc là không cần phá hoại
cọc. Dựa vào độ biến động của đất nền, đặc biệt là vài mét đầu ở đỉnh cọc, ta chọn số
lượng cọc thử vả rút ra được độ bền ngang cực hạn từ kết quả thử tải tĩnh.

Cần ghi lại quá trình thử tải cọc vì bất kì sai lệch nào so với điều kiện thi công qui định
đều ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm thử tải cọc. Đối với nhóm cọc, ảnh hưởng tương
tác giữa cọc vầ độ ngàm đầu cọc cần được xét tới khi rút ra độ bền ngang từ kết quả thí
nghiệm thử tải cọc lên từng cọc riêng lẻ.

432
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

 Rtr ,d từ thí nghiệm đất nền và các thông số cường độ cọc

Độ bền ngang cực hạn của cọc đơn hoặc nhóm cọc sẽ được tính toán dựa trên tác động,
phản lực đất nền và chuyển vị. Quá trình phân tích tải ngang tác dụng lên cọc đơn bao
gồm luôn phân tích phá hoại kết cấu cọc trong đất

Khi thiết kế cọc mảnh dài chịu tải ngang tại đỉnh cọc người ta dùng lí thuyết dầm trên nền
lò xo đàn hồi được đặc trưng bởi module ngang của phản lực nền

Góc xoay tại đầu cọc tại vị trí kết nối với kết cấu cũng phải được xem xét khi đánh giá độ
bền ngang của móng

Độ bền theo phương ngang bị ảnh hưởng bởi độ bền theo dọc theo thân cọc của đất nền
hoặc tổ hợp của đất nền với cường độ cọc, cường độ cọc phụ thuộc vào độ cứng của kết
cấu cọc, chiều dài cọc và tỉ số độ cứng của đất nền

Với cọc ngắn, độ bền ngang chỉ phụ thuộc vào cường độ đất nền:

H R,k  R  X k ,dat nen 

Với cọc dài, độ bền ngang phụ thuộc vào cường độ cọc và cường độ đất nền:

H R,k  R  X k ,dat nen ; M R,k ,coc ;VR,k ,coc 

Trong đó:

H R ,k - độ bền ngang ngang của đất

M R,k ,coc - vật liệu cọc

VR ,k ,coc - thể tích cọc

7.3.3.2.2.1.5. Kiểm tra chuyển vị móng cọc


 Kiểm tra chuyển vị đứng

Khi thiết kế móng còn phải khống chế chuyern vị không để xảy ra trạng thái giới hạn
(ULS hoặc SLS) trong kết cấu chống đỡ.

Theo EN 1997-1, ta cần phải xác định độ lún của móng cọc chịu tải dọc trục cũng giống
như phương pháp tính lún cho móng nông để đảm bảo chắc chắn không xảy ra trạng

433
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

thaais giới hạn SLS trong kết cấu. Tuy nhiên đánh giá này chỉ mang tính ước lượn, bởi
mô hình tính lún cọc không chắc chắn đúng so với thực tế.

EN 1997-1 cho phép tính lún bởi một phương pháp thiết kế đơn giản hơn liên quan đến
tính toán độ bền với các hệ số riêng đủ lớn, bao gồm một phần nhỏ cường độ đất nền
được huy động và không cho phếp biến dạng ảy ra trong kết cấu (sử dụng cho móng cọc
thường với điều kiện đất nền đã biết và đã có kinh nghiệm)

Các phương tính toán chuyển vị đứng của cọc: phương pháp đàn hồi tuyến tính của
Poulos và Davis (1980), phương pháp tính toán bằng phần tử hữu hạn đàn – dẻo và biểu
đồ truyền tải t – z (đường cong huy động độ bền thân cọc của Baguelin và các đồng
nghiệp (1982))

Một vài giới hạn chuyển vị đứng của kết cấu được đưa ra trong phụ lục H, EN 1997-1.

 Kiểm tra chuyển vị ngang

Đánh giá chuyển vị ngang của móng cọc cần xem xét các yếu tố sau:

+ Độ cứng của đất nền và mức độ biến thiên so với cấp biến dạng

+ Độ cứng chống uốn của cọc đơn

+ Momen ngàm của cọc tại vị trí kết nối với đầu cọc

+ Hiệu ứng nhóm

+ Ảnh hưởng của tải trọng đổi chiều hoặc tải lặp

7.3.3.2.2.1.6. Kiểm tra cọc làm việc theo nhóm


 Kiểm tra cường độ
EN 1997-1 yêu cầu khi thiết kế cọc trong nhóm cần xét đến hai cơ chế phá hoại:
+ Phá hoại nén của từng cọc riêng lẻ
+ Phá hoại nén của cả khối cọc và đất giữa các cọc
Độ bền cực hạn sẽ là giá trị nhỏ hơn trong hai cơ chế phá hoại trên

434
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Khi tính toán độ bền nén của cả khối cọc và đất giữa cọc thì cần quan nệm cọc như một
cọc có đường kính lớn. Tuy nhiên Eurocode lại không hướng dẫn xác định kích thước
cho móng cọc có đường kính lớn này. Theo Tomlinson thì có thể xam tiết diện mũi cọc
này bằng với tiết diện ngang của cả khối cọc, thông thường tiết diện ngang của khối cọc
và đất giữa cọc có dạng hình chữ nhật. Do đó khi tính toán sức chịu tải cọc (thân cọc và
mũi cọc) thì ta có thế sử dụng các thông số cường độ đất nền được xác định từ thí nghiệm
trong phòng hoặc ngoài hiện trường để tính toán độ bền của móng cọc này.

435
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Có hai quan niệm để tính toán độ bền của nhóm cọc:


+ Xem nhóm cọc và đất giữa các cọc như một móng nông (móng bè) có kích thước đúng
bằng kích thước nhóm cọc
+ Xem nhóm cọc như là một cọc đơn có kích thước lớn, kích thước này cũng bằng với
kích thước nhóm cọc
Tuy nhiên khác với qui trình thiết kế thông thường, hai quan niệm thiết kế trên cần được
tính toán theo 3 phương pháp tiệm cận với các hệ số tổ hợp như sau:
Hệ số riêng
Phương pháp tiệm cận
Tác động Vật liệu Độ bền

DA 1-1 A1 M1 R1

DA 1-2 A2 M2 R1

DA 2 A1 M1 R2

DA 3 A1(A2) M2 R3

Ghi chú:
DA 1-1: phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1
DA 1-2: phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2

436
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

DA 2 : phương pháp tiệm cận 2


DA 3 : phương pháp tiệm cận 3

Ta thấy sự khác biệt trong việc tổ hợp các hệ số riêng để thiết kế nhóm cọc và thiết kế
cọc đơn là ở phương pháp tiệm cận 1 – tổ hợp 2

Cọc đơn Nhóm cọc

A2 '+' M1 '+' R4 A2 '+' M2 '+' R1

Như vậy, tư tưởng tính nhóm cọc xuất phát từ tư tưởng thiết kế móng nông, nghĩa là sử
dụng hệ số riêng độ bền R1 cho DA 1, R2 cho DA 2 và R3 cho DA 3
 Kiểm tra chuyển vị

EN 1997 yêu cầu khi đánh giá độ lún của nhóm cọc thì cần đánh giá độ lún của các cọc
riêng lẻ và của cả nhóm cọc, tuy nhiên lại không hướng dẫn đánh giá độ lún của cọc đơn
kích thước lớn hay móng nông qui ước này. Độ sâu vừng ứng suất bên dưới đáy móng có
thể lấy tại vị trí mà ứng suất gây lún nhỏ hơn 20% ứng suất bản thân đất nền (khi quan
niệm nhóm cọc như cọc đơn kích thước lớn), hoặc trong vùng có bề dày từ một đến hai
lần bề rộng khối móng nông qui ước (khi quan niệm nhóm cọc như móng bè)

7.3.3.2.2.1.7. Tính toán kết cấu cọc


EN 1997-1 yêu cầu rằng cọc phải được kiểm tra phá hoại kết cấu theo tất cả các tình
huống liên quan được đề cập trong EN 1992.
Khi cọc mảnh xuyên qua nước hoặc lớp đất rất yếu móng thì phải kiểm tra ổn định uốn
dọc, tuy nhiên kiểm tra chống uốn dọc có thể bỏ qua nếu cường độ kháng cắt không thoát
nước cu lớn hơn 10kPa
Đối với tình huống lâu dài và tạm thời có thể sử dụng các tác động thiết kế để thiết kế kết
cấu cọc theo trạng thái giới hạn ULS với 3 phương pháp tiệm cận 1, 2 và 3 (DA 1, DA 2
và DA 3). Nếu sử dụng phương pháp tiệm cận 1 (DA 1) thì tổ hợp 1 thường dùng để thiết
kế kết cấu cọc.
8. Phân tích, lựa chọn giải pháp móng và tính toán móng cho công trình
8.1. Khảo sát, phân tích địa chất và xử lí số liệu (theo Tiêu chuẩn Việt Nam)
8.1.1. Mục tiêu

437
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Khảo sát địa chất kỹ thuật nhằm xác định những mục tiêu cụ thể sau:

- Xác định rõ mặt cắt địa kỹ thuật dựa trên cơ sở đặc điểm địa chất và các tính chất
cơ lý của đất đá tại công trình khảo sát.
- Xác định chỉ tiêu cơ lý của các lớp đất cấu tạo nên mặt địa kỹ thuật.
- Xác định chiều sâu mực nước ngầm
- Trên cơ sở các số liệu khảo sát và thí nghiệm bản báo cáo này đưa ra một số nhận
xét về điều kiện địa chất công trình và cung cấp những số liệu cần thiết phục vụ
công tác tính toán nền móng công trình.

8.1.2. Qui trình thực hiện:

 Khảo sát hiện trường :


+ Qui phạm khảo sát địa chất : 22 TCN 263 – 2000
+ Qui phạm khoan khảo sát địa chất : 22 TCN 259 – 2000
+ Lấy mẫu thí nghiệm : TCVN 2683 – 91
+ Thí nghiệm SPT : TCXD 226 – 99
 Thí nghiêm trong phòng :
+ Thành phần hạt : TCVN – 4198 – 1995
+ Độ ẩm : TCVN – 4196 – 1995
+ Dung trọng : TCVN – 4202 – 1995
+ Khối lượng riêng : TCVN – 4195 – 1995
+ Giới hạn Atterberg : TCVN – 4197 – 1995
+ Thí Nghiệm cắt phẳng : TCVN – 4199 – 1995
+ Thí nghiệm nén lún : TCVN – 4200 – 1995
+ Các thí nghiệm khác nếu có
+ Số liệu thí nghiệm được thống kê và chỉnh lý theo: 20TCN-87

8.1.3. Công tác hiện trường

Khối lượng khảo sát gồm những công việc chính sau:

(1) Công tác khoan :

- Tiến hành khoan bằng máy XJ – 100 của Trung Quốc.

438
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

- Thời gian thực hiện công tác hiện trường : 16 ngày, từ ngày 29/05/2011 đến
13/06/2011.

(2) Công tác lấy mẫu

- Khoan phá mẫu toàn đáy mẫu bằng phương pháp khoan dung dịch tuần hoàn cho tới vị
trí cần lấy mẫu bơm sạch mùn khoan dưới đáy khoan sau đó lấy mẫu nguyên dạng.
- Số lượng mẫu được lấy bình quân 2,0m 1 mẫu tại các ranh giới địa tầng còn lấy thêm
mẫu bổ sung để khống chế.
- Mẫu nguyên dạng được lấy bằng ống thép thành mỏng có đường kính 75mm dài
550mm đóng nhẹ vào đáy hố khoan ở độ sâu đã định sau khi lên đến mặt đất mẫu được
bọc kín bằng parafin và dán nhãn ghi số hiệu độ sâu lấy mẫu kèm theo các mô tả hiện
trường. Trong quá trình khoan và lấy mẫu kỹ sư địa chất theo dõi và mô tả các biểu hiện
thực tế xảy ra trong hố khoan sau đó ghi vào nhật ký khảo sát.

3.1.4. Bảng tổng hợp khối lượng thực hiện:

Độ Mẫu khảo sát Mẫu thí nghiệm Thí


Tên hố Ghi
STT sâu Nguyê Không Nguyên Không nghiệm
khoan chú
(m) n dạng ng.dạng dạng ng.dạng SPT
1 HK1 60.0 30 0 30 0 30
2 HK2 70.0 35 0 35 0 35
3 HK3 60.0 30 0 30 0 30
4 HK4 60.0 30 0 30 0 30
5 HK5 25.0 12 0 12 0 12
6 HK6 20.0 10 0 10 0 10
7 HK7 20.0 10 0 10 0 10
8 HK8 20.0 10 0 10 0 10
9 HK9 25.0 12 0 12 0 12
10 HK10 20.0 10 0 10 0 10
11 HK11 20.0 10 0 10 0 10
12 HK12 20.0 10 0 10 0 10
13 HK13 20.0 10 0 10 0 10

439
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

14 HK14 20.0 10 0 10 0 10
15 HK15 20.0 10 0 10 0 10
16 HK16 20.0 10 0 10 0 10
17 HK17 20.0 10 0 10 0 10
18 HK18 20.0 10 0 10 0 10
19 HK19 25.0 12 0 12 0 12
TỔNG CỘNG 565.0 281 0 281 0 281

8.1.4. Báo cáo

Đất được phân loại theo Tiêu chuẩn kỹ thuật CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG – TẬP IV
của Bộ GTVT – 2001.
Đất dính được phân loại theo chỉ số dẻo và % thành phần hạt như sau:

LOẠI ĐẤT %>0.25 %CÁT %BỤI %SÉT Ip


nhẹ > - 10-20 7-12
nặng > - 20-30 12-17
SÉT PHA
nhẹ lẫn bụi - < 10-20 7-12
nặng lẫn bụi - < 20-30 12-17
lẫn cát > - 30-40 17-22
lẫn bụi - < 30-40 17-22
SÉT
nữa béo - - 40-60 22-27
béo - - >60 >27
>50 nhẹ - 3-6
CÁT PHA <50 nặng - 6-10
- bụi < 6-10 1-7

Đất bùn được phân loại như sau:


+ Khi e0 ≥ 1,5 & B > 1,0 gọi là bùn sét.
+ Khi e0 ≥ 1,0 & B > 1,0 gọi là bùn sét pha.
+ Khi e0 ≥ 0,9 & B > 1,0 gọi là bùn cát pha.
Tuỳ theo hàm lượng thực vật đất có tên gọi như sau:

440
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Hàm lượng thực vật ít hơn 10% là đất có lẫn thực vật
+ Hàm lượng thực vật ít hơn 10-60% là đất than bùn hoá
+ Hàm lượng thực vật lơn hơn 60% là than bùn
Đất rời được phân loại theo thành phần hạt
Trạng thái đất được phân loại theo độ sệt như sau:

Trạng thái
Tên đất Độ sệt B đất
B>1 Chảy
1≥B>0,75 Dẻo chảy
SÉT PHA VÀ 0,75≥B>0,5 Dẻo mềm
SÉT 0,5≥B≥0,25 Dẻo cứng
0,25≥B≥0 Nửa cứng
B<0 Cứng
B<0 Cứng
CÁT PHA 1,0≥B≥0 Dẻo
B>1 Chảy

8.1.4.1. Kết quả khảo sát địa chất công trình

Căn cứ vào kết quả khoan khảo sát tại các hố khoan địa tầng tại vị trí xây dựng công trình
có thể phân thành các lớp sau:
Mực nước ngầm xuất hiện -3,80m và ổn định ở độ sâu -10,00m (tại thời điểm khoan lấy
mẫu)
Lớp 1:
Thành phần chủ yếu:
Sét pha, vàng – nâu – nâu vàng – nâu đỏ, trạng thái dẻo mềm đến dẻo cứng. Riêng tại đa
số các hố khoan đều có các đoạn lẫn sỏi sạn laterit (Chi tiết các đoạn lẫn laterit của từng
hố khoan xem ở hình trụ hố khoan).
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố Độ sâu mặt lớp Độ sâu đáy lớp Bề dày lớp Số SPT

441
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

khoan (m) (m) (m)


HK1 0,0 -14,6 14,6 3->14
HK2 0,0 -8,6 8,6 5->10
HK3 0,0 -8,8 8,8 6 -> 9
HK4 0,0 -10,2 10,2 7 -> 9
HK5 0,0 -13,6 13,6 6 -> 11
HK6 0,0 -12,5 12,5 5 ->13
HK7 0,0 -11,3 11,3 4 ->13
HK8 0,0 -11,0 11,0 5 ->14
HK9 0,0 -13,0 13, 0 4 ->13
HK10 0,0 -9,7 9,7 5 ->13
HK11 0,0 -17,0 17,0 5 ->20
HK12 0,0 -15,2 15,2 3 ->20
HK13 0,0 -11,3 11,3 3 ->16
HK14 0,0 -13,3 13,3 4->13
HK15 0,0 -8,0 8,0 6->7
HK16 0,0 -8,0 8,0 5->9
0,0 -7,0 7,0 5 ->7
HK17
-9,0 -10,5 1,5 14
HK18 0,0 -9,0 4,3 4 -> 14
HK19 0,0 -11,0 11,0 7 -> 16

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 20,81 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,63 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,25 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,24 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,01 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 84,65 %
+ Độ rỗng, n : 39,82 %

442
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Hệ số rỗng, e : 0,66
+ Giới hạn chảy, WL : 28,58 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 15,02 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 13,56 %
+ Độ sệt, IL : 0,43
+ Lực kết dính c : 23,68 kPa
+ Góc nội ma sát j : 13012’
Lớp 2:
Thành phần chủ yếu: Cát pha, nâu đỏ – nâu vàng – xám trắng, trạng thái dẻo. Tại một số
các hố khoan có các đoạn địa tầng có lẫn sỏi sạn laterit (Chi tiết của đoạn xen lẫn này
xem hinh trụ hố khoan).
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố Độ sâu mặt lớp Độ sâu đáy lớp Bề dày lớp
Số SPT
khoan (m) (m) (m)
HK1 -14,6 -17,2 2,6 16
HK2 -8,6 -16,4 7,8 8->10
HK3 -8,8 -15,5 8,8 5 -> 13
HK4 -10,2 -15,0 4,8 16 -> 18
HK5 -13,6 -25,0 11,4 10 -> 24
HK6 -12,5 -20,0 7,5 14 ->19
HK7 -11,3 -20,0 8,7 7 ->34
-11,0 -13,4 2,4 42
HK8
-17,3 -20,0 2,7 13->14
HK9 -13,0 -23,2 10,2 11 ->13
HK10 -9,7 -20,0 10,3 8 ->37
HK11 -17,0 -20,0 3,0 8 ->23
HK12 -15,2 -20,0 4,8 15 ->24
-11,3 -15,4 4,1 8 ->10
HK13
-17,2 -19,3 2,1 12
HK14 -13,3 -20,0 6,7 9->13

443
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

HK15 -8,0 -17,0 9,0 9->11


HK16 -8,0 -17,5 9,5 8->15
HK17 -10,5 -15,5 5,5 9->10
HK18 -9,0 -16,0 7,0 9 -> 12
HK19 -11,0 -15,2 4,2 15 -> 16

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 19,27 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,95 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,72 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,47 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,73 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 85,77 %
+ Độ rỗng, n : 37,43 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,600
+ Giới hạn chảy, WL : 23,37 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 16,94 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,43 %
+ Độ sệt, IL : 0,36
+ Lực kết dính c : 9,35 kPa
+ Góc nội ma sát j : 22008’
Lớp TK:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu vàng, trang thái dẻo mềm đến dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK8 -13,4 -17,3 3,9 8-10

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 22,07 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,55 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,00 kN/m3

444
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,10 kN/m3


+ KL riêng, Gs : 27,05 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 86,40 %
+ Độ rỗng, n : 40,85 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,690
+ Giới hạn chảy, WL : 29,70 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 16,75 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 12,95 %
+ Độ sệt, IL : 0,39
+ Lực kết dính c : 24,10 kPa
+ Góc nội ma sát j : 13032’
Lớp TK1:
Thành phần chủ yếu: Cát pha, xám trắng – vàng, trạng thái dẻo.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK17 -7,0 -9,0 2,0 9
Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:
+ Độ ẩm tự nhiên W : 17,70 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,20 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,20 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,80 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,70 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 85,60 %
+ Độ rỗng, n : 35,60 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,552
+ Giới hạn chảy, WL : 21,80 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 15,50 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,30 %
+ Độ sệt, IL : 0,35
+ Lực kết dính c : 9,90 kPa
+ Góc nội ma sát j : 21007’

445
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Lớp TK2:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK13 -15,4 -17,2 1,8 9

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 24,67 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,40 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 15,60 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 9,80 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,10 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 90,70 %
+ Độ rỗng, n : 42,40 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,737
+ Giới hạn chảy, WL : 32,00 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 17,50 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 14,50 %
+ Độ sệt, IL : 0,49
+ Lực kết dính c : 25,70 kPa
+ Góc nội ma sát j : 13040’
Lớp 3:
Thành phần chủ yếu: Sét, vàng nâu – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -19,3 -23,1 3,8 39->42
HK2 -16,4 -21,3 4,9 39->48
HK3 -15,5 -20,6 5,1 16->33
HK4 -15,0 -27,3 12,3 18->37
HK9 -23,2 -25,0 1,8 57

446
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

HK13 -19,3 -20,0 0,7 40


HK15 -17,0 -20,0 3,0 31->40
HK16 -17,5 -20,0 2,5 23->32
HK17 -15,5 -20,0 4,5 15->30
HK18 -16,0 -20,0 4,0 13->35
HK19 -15,2 -22,0 6,8 23->34

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 21,28 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,43 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,86 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,68 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,31 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 93,06 %
+ Độ rỗng, n : 38,27 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,620
+ Giới hạn chảy, WL : 46,68 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 20,84 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 25,84 %
+ Độ sệt, IL : 0,09
+ Lực kết dính c : 54,08 kPa
+ Góc nội ma sát j : 15048’
Lớp 3a:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -17,2 -19,3 2,1 12

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 23,13 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,80 kN/m3

447
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Dung trọng khô g : 16,10 kN/m3


+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,20 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,10 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 91,80 %
+ Độ rỗng, n : 40,60 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,683
+ Giới hạn chảy, WL : 30,60 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 18,70 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 11,90 %
+ Độ sệt, IL : 0,37
+ Lực kết dính c : 25,3 kPa
+ Góc nội ma sát j : 13033’
Lớp 4:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -23,1 -25,0 1,9 27
HK2 -21,3 -25,0 3,7 9->12
HK3 -20,6 -24,7 4,1 7->10
HK4 -27,3 -32,6 5,3 21->23

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 21,97 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,79 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,23 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,23 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,01 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 88,76 %
+ Độ rỗng, n : 39,93 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,67
+ Giới hạn chảy, WL : 33,24 %

448
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Giới hạn dẻo, Wp : 18,58 %


+ Chỉ số dẻo, Ip : 14,66 %
+ Độ sệt, IL : 0,23
+ Lực kết dính c : 27,79 kPa
+ Góc nội ma sát j : 14027’
Lớp 4a:
Thành phần chủ yếu: Cát pha, vàng, trạng thái dẻo.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK3 -24,7 -26,0 1,3 25

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 21,84 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,70 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 16,20 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,20 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,80 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 89,50 %
+ Độ rỗng, n : 39,60 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,654
+ Giới hạn chảy, WL : 24,70 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 18,50 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,20 %
+ Độ sệt, IL : 0,54
+ Lực kết dính c : 8,70 kPa +9
+ Góc nội ma sát j : 20053’

Lớp 5:
Thành phần chủ yếu: Sét, nâu vàng – xám trắng, trạng thái cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT

449
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

HK1 -25,0 -31,0 6,0 32->43


HK2 -25,0 -39,3 14,3 22->47
HK3 -26,0 -29,4 3,4 30
HK4 -32,6 -47,2 14,6 30->54

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,93 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,77 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,48 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 11,09 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,34 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 91,32 %
+ Độ rỗng, n : 36,07 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,570
+ Giới hạn chảy, WL : 42,78 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 20,17 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 22,62 %
+ Lực kết dính c : 59,47 kPa
+ Góc nội ma sát j : 16011’
Lớp 6:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu vàng – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -31,0 -39,3 8,3 16-21
HK2 -39,3 -42,0 2,7 22-56
HK4 -47,2 -48,3 1,1 27

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,28 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,31 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,19 kN/m3

450
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,83 kN/m3


+ KL riêng, Gs : 27,04 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 85,87 %
+ Độ rỗng, n : 36,44 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,570
+ Giới hạn chảy, WL : 30,91 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 16,86 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 14,06 %
+ Độ sệt, IL : 0,12
+ Lực kết dính c : 33,24 kPa
+ Góc nội ma sát j : 15057’
Lớp 6a:
Thành phần chủ yếu: Cát pha, nâu, trạng thái dẻo.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK3 -29,4 -34,3 4,9 8->12

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 26,46 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,37 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 15,33 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 9,60 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,80 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 94,80 %
+ Độ rỗng, n : 42,80 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,750
+ Giới hạn chảy, WL : 29,70 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 23,57 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,13 %
+ Độ sệt, IL : 0,47
+ Lực kết dính c : 8,57 kPa

451
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Góc nội ma sát j : 19051’


Lớp 6b:
Thành phần chủ yếu: Cát pha lẫn dăm sạn thạch anh, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK4 -48,3 -52,1 3,8 19->20

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 17,98 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,15 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,10 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,65 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,65 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 85,75 %
+ Độ rỗng, n : 35,80 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,560
+ Giới hạn chảy, WL : 22,30 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 16,15 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,15 %
+ Độ sệt, IL : 0,30
+ Lực kết dính c : 8,35 kPa
+ Góc nội ma sát j : 23055’
Lớp 7:
Thành phần chủ yếu: Sét, nâu vàng – xám trắng, trạng thái cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -39,3 -47,0 7,7 39->47
HK2 -42,0 -49,0 7,0 35->55
HK3 -34,3 -39,4 5,1 34->36
HK4 -52,1 -54,7 2,6 56

452
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,24 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,78 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,58 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 11,16 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,38 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 88,98 %
+ Độ rỗng, n : 35,79 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,560
+ Giới hạn chảy, WL : 42,74 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 20,09 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 22,65 %
+ Độ sệt, IL : <0
+ Lực kết dính c : 61,49 kPa
+ Góc nội ma sát j : 16041’
Lớp 8:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu – vàng – xám trắng, trạng thái nửa cứng đến cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -47,0 -52,2 5,2 15->41
HK2 -49,0 -54,2 5,2 29->41
HK3 -39,4 -47,3 7,9 25->30

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,54 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,23 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,06 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,74 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,01 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 85,60 %
+ Độ rỗng, n : 36,85 %

453
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Hệ số rỗng, e : 0,580
+ Giới hạn chảy, WL : 32,03 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 17,36 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 14,67 %
+ Độ sệt, IL : 0,09
+ Lực kết dính c : 34,67 kPa
+ Góc nội ma sát j : 16023’
Lớp 8a:
Thành phần chủ yếu: Sét, vàng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK3 -47,3 -50,5 3,2 28->31

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 20,96 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,75 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,15 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,85 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,35 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 96,15 %
+ Độ rỗng, n : 37,30 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,600
+ Giới hạn chảy, WL : 45,05 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 22,45 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 22,60 %
+ Lực kết dính c : 59,50 kPa
+ Góc nội ma sát j : 16057’
Lớp 8b:
Thành phần chủ yếu: Sét, vàng – xám trắng trạng thái cứng.
Lớp này phân bố như sau:

454
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK2 -54,2 -56,5 2,3 47

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 19,62 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,07 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 17,30 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 11,00 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,30 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 92,70 %
+ Độ rỗng, n : 36,60 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,578
+ Giới hạn chảy, WL : 59,70 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 25,00 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 34,70 %
+ Lực kết dính c : 58,40 kPa
+ Góc nội ma sát j : 15046’
Lớp 9:
Thành phần chủ yếu: Cát pha, vàng – hồng – nâu – xám trắng, trạng thái dẻo.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
-52,2 -56,5 4,3 28->31
HK1
-59,0 – 60,0 1,0 25
HK2 -56,5 -70,0 13,5 23->45
-50,5 -54,0 3,5 37->68
HK3
59,1 -60,0 0,9 56
HK4 -54,7 -60,0 5,3 23->34

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,47 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,14 kN/m3

455
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Dung trọng khô g : 17,01 kN/m3


+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,65 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,73 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 86,15 %
+ Độ rỗng, n : 36,36 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,570
+ Giới hạn chảy, WL : 22,49 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 16,33 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 6,16 %
+ Độ sệt, IL : 0,35
+ Lực kết dính c : 9,04 kPa
+ Góc nội ma sát j : 24013’
Lớp TK3:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, nâu, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK1 -56,5 -59,0 2,5 21

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 25,46 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 19,00 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 15,10 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 9,50 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 26,90 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 87,70 %
+ Độ rỗng, n : 43,90 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,781
+ Giới hạn chảy, WL : 31,40 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 21,50 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 9,90 %
+ Độ sệt, IL : 0,40

456
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Lực kết dính c : 21,10 kPa


+ Góc nội ma sát j : 13002’
Lớp TK4:
Thành phần chủ yếu: Sét, xám trắng – vàng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK3 -54,0 -57,0 3,0 41

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 16,91 %
+ Dung trọng tự nhiên gw : 21,10 kN/m3
+ Dung trọng khô g : 18,00 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 11,50 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,50 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 88,10 %
+ Độ rỗng, n : 34,50 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,528
+ Giới hạn chảy, WL : 44,40 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 18,60 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 25,80 %
+ Lực kết dính c : 57,20 kPa
+ Góc nội ma sát j : 16045’

Lớp TK5:
Thành phần chủ yếu: Sét pha, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
Lớp này phân bố như sau:
Tên hố khoan Độ sâu mặt lớp m Độ sâu đáy lớp m Bề dày lớp m Số SPT
HK3 -57,0 -59,1 2,1 35

Sau đây là các chỉ tiêu cơ lý:


+ Độ ẩm tự nhiên W : 18,55 %

457
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Dung trọng tự nhiên gw : 20,50 kN/m3


+ Dung trọng khô g : 17,30 kN/m3
+ Dung trọng đẩy nổi g’ : 10,90 kN/m3
+ KL riêng, Gs : 27,00 kN/m3
+ Độ bão hoà, S : 89,30 %
+ Độ rỗng, n : 35,90 %
+ Hệ số rỗng, e : 0,561
+ Giới hạn chảy, WL : 31,50 %
+ Giới hạn dẻo, Wp : 18,90 %
+ Chỉ số dẻo, Ip : 12,60 %
+ Lực kết dính c : 42,6 kPa
+ Góc nội ma sát j : 18004’

8.1.4.2. Kết luận và kiến nghị

Nhìn chung, khu vực khảo sát gồm các đơn nguyên địa chất công trình cụ thể như sau:
+ Lớp 1 : Sét pha, vàng-nâu, nâu vàng-nâu đỏ, TT dẻo mềm đến dẻo cứng.
+ Lớp 2 : Cát pha, nâu đỏ – nâu vàng – xám trắng, trạng thái dẻo.
+ Lớp TK : Sét pha, nâu vàng, trang thái dẻo mềm đến cứng.
+ Lớp TK1 : Cát pha, xám trắng – vàng, trạng thái dẻo.
+ Lớp TK2 : Sét pha, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
+ Lớp 3 : Sét, vàng nâu – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
+ Lớp 3a : Sét pha, nâu – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
+ Lớp 4 : Sét pha, nâu – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
+ Lớp 4a : Cát pha, vàng, trạng thái dẻo.
+ Lớp 5 : Sét, nâu vàng – xám trắng, trạng thái cứng
+ Lớp 6 : Sét pha, nâu vàng – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
+ Lớp 6a : Cát pha, nâu, trạng thái dẻo
+ Lớp 6b : Cát pha lẫn dăm sạn thạch anh, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo.
+ Lớp 7 : Sét, nâu vàng – xám trắng, trạng thái cứng.
+ Lớp 8 : Sét pha, nâu – vàng – xám trắng, trạng thái nửa cứng.
+ Lớp 8a : Sét, vàng – nâu đỏ – xám trắng, trạng thái cứng.

458
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

+ Lớp 8b : Sét, vàng – xám trắng trạng thái cứng.


+ Lớp 9 : Cát pha, vàng – hồng – nâu – xám trắng, trạng thái dẻo.
+ Lớp TK3 : Sét pha, nâu, trạng thái dẻo cứng.
+ LớpTK 4 : Sét, xám trắng – vàng, trạng thái dẻo cứng.
+ Lớp TK5 : Sét pha, vàng – xám trắng, trạng thái dẻo cứng.
Mực nước ngầm xuất hiện -3,80m và ổn định ở độ sâu -10,00m (tại thời điểm khoan lấy
mẫu)
Bảng thống kê các chỉ tiêu cơ lý nêu ra đầy đủ các giá trị tính toán của các thông số địa
kỹ thuật của các lớp đất đóng vai trò chủ yếu trong nền công trình.
Người thiết kế cần kết hợp tải trọng công trình và số liệu địa chất của từng vị trí hố khoan
để tính toán và lựa chọn giải pháp móng hợp lý.
Chọn giải pháp móng cọc khoan nhồi cho công trình

Kết quả thống kê địa chất cận trên và cận dưới của các giá trị sau:

Tính toán thông số đặc trưng theo phương ngang.

Lý thuyết phương pháp thống kê đã được trình bày ở mục 2.3.1.2.2.1.1 ở trên

Tóm tắt sơ lược lại:

Với độ lệch chuẩn không biết trước

X k ,inf 

  mx kn sx  mx (1 knVx )
X k ,sup 

mx là giá trị trung bình của X


n

X i
mx  i 1
n
sx là độ lệch chuẩn của mẫu
n

(X i  mx )2
sx  i 1
n 1
Vx là hệ số biến động

459
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

sx
Vx 
mx

kn là hệ số thống kê phụ thuộc vào số lượng mẫu n


Hệ số thống kê kn
1 1
kn  tn95%
1 ; kn  tn90%
1
n n
Áp dụng ta có bảng kết quả thống kê địa chất cận trên và cận dưới là

460
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

t=95%
C φ gướt gđẩy nổi a100-200 eo
Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup
Lớp 1 21.54 25.81 13.56 13.948 19.605 19.649 10.22 10.26 0.024 0.024 0.66 0.66
Lớp 2 9.208 9.491 22.25 22.262 19.925 19.968 10.45 10.49 0.015 0.015 0.6 0.6
Lớp TK 24.10 24.10 13.19 13.192 19.55 19.55 10.1 10.1
Lớp
TK1 9.90 9.90 21.12 21.117 20.2 20.2 10.8 10.8
Lớp
TK2 25.70 25.70 13.67 13.667 19.4 19.4 9.8 9.8
Lớp 3 45.32 62.83 15.63 15.638 20.371 20.484 9.324 12.03 0.018 0.018 0.62 0.62
Lớp 3a 25.30 25.30 13.55 13.55 19.8 19.8 10.2 10.2
Lớp 4 14.46 41.11 14.43 14.465 19.681 19.894 10.11 10.34 0.027 0.027 0.66 0.67
Lớp 4a 8.70 8.70 20.88 20.883 19.7 19.7 10.2 10.2
Lớp 5 51.93 67.02 16.33 16.335 20.731 20.813 11.04 11.15 0.013 0.013 0.56 0.57
Lớp 6 24.57 41.92 15.93 15.941 20.262 20.367 10.76 10.9 0.019 0.019 0.57 0.58
Lớp 6a 5.779 11.35 19.82 19.884 19.344 19.389 9.549 9.651
Lớp 6b 8.35 8.35 23.92 23.917 20.15 20.15 10.65 10.65 0.01 0.01 0.56 0.56
Lớp 7 55.95 67.03 16.68 16.681 20.752 20.808 11.09 11.23 0.014 0.014 0.56 0.56
Lớp 8 31.02 38.32 15.99 15.995 20.178 20.282 10.68 10.8
Lớp 8a 59.50 59.50 16.94 16.942 20.75 20.75 10.85 10.85

461
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Lớp 8b 58.40 58.40 15.77 15.767 20.07 20.07 11 11


Lớp 9 12.12 20.29 23.93 23.93 20.105 20.183 10.61 10.69 0.011 0.011 0.57 0.57
Lớp
TK3 21.10 21.10 13.03 13.033 19 19 9.5 9.5
Lớp
TK4 57.20 57.20 16.75 16.75 21.1 21.1 11.5 11.5
Lớp
TK5 42.60 42.60 18.07 18.067 20.5 20.5 10.9 10.9

t=90%
C φ gướt gđẩy nổi a100-200 eo
Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup Xk,inf Xk,sup
Lớp 1 22.01 25.34 13.6 13.906 19.61 19.644 10.22 10.25 0.024 0.024 0.66 0.66
Lớp 2 9.239 9.459 22.25 22.261 19.93 19.963 10.46 10.49 0.015 0.015 0.6 0.6
Lớp TK 24.1 24.1 13.19 13.192 19.55 19.55 10.1 10.1
Lớp
TK1 9.9 9.9 21.12 21.117 20.2 20.2 10.8 10.8
Lớp
TK2 25.7 25.7 13.67 13.667 19.4 19.4 9.8 9.8
Lớp 3 47.3 60.85 15.63 15.637 20.384 20.471 9.629 11.72 0.018 0.018 0.62 0.62
Lớp 3a 25.3 25.3 13.55 13.55 19.8 19.8 10.2 10.2
Lớp 4 17.84 37.74 14.43 14.46 19.708 19.867 10.14 10.31 0.027 0.027 0.66 0.67
Lớp 4a 8.7 8.7 20.88 20.883 19.7 19.7 10.2 10.2
Lớp 5 53.69 65.25 16.33 16.334 20.741 20.804 11.05 11.13 0.013 0.013 0.56 0.57
462
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Lớp 6 26.81 39.67 15.93 15.94 20.275 20.353 10.77 10.88 0.019 0.019 0.57 0.58
Lớp 6a 6.766 10.37 19.83 19.872 19.352 19.381 9.567 9.633
Lớp 6b 8.35 8.35 23.92 23.917 20.15 20.15 10.65 10.65 0.008 0.008 0.56 0.56
Lớp 7 57.31 65.67 16.68 16.681 20.759 20.801 11.11 11.21 0.014 0.014 0.56 0.56
Lớp 8 31.92 37.42 15.99 15.994 20.191 20.269 10.69 10.79
Lớp 8a 59.5 59.5 16.94 16.942 20.75 20.75 10.85 10.85
Lớp 8b 58.4 58.4 15.77 15.767 20.07 20.07 11 11
Lớp 9 13.09 19.32 23.93 23.93 20.114 20.174 10.62 10.68 0.011 0.011 0.57 0.57
Lớp
TK3 21.1 21.1 13.03 13.033 19 19 9.5 9.5
Lớp
TK4 57.2 57.2 16.75 16.75 21.1 21.1 11.5 11.5
Lớp
TK5 42.6 42.6 18.07 18.067 20.5 20.5 10.9 10.9

463
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

8.2. Tác động và tổ hợp tác động


8.3. Kiểm tra cường độ cho cọc
8.3.1. Sức chịu tải theo thí nghiệm thử tải tĩnh (Sức chịu tải này đề kiểm tra khả năng
chịu tải của cọc khi đi thí nghiệm ngoài hiện trường, sau khi đã thiết kế hoàn thành móng
mới đem đi thí nghiệm, không dùng để thiêt kế sơ bộ).
 Kết quả thử tải tĩnh cọc

Tổng hợp số liệu thí nghiệm cọc thử số: P1-224

% Tải trọng/ Tải trọng/


Chu kì/ Applied load (as Thời gian theo dõi/
Load
Cycle percentage of Time duration for holding load
working load) (Tons)

5 6.5 10min
0 0 10min
120 minutes or until settlement rate <
25 32.5
0.25mm/hr
50 65 -ditto-
1st 75 97.5 -ditto-
100 130 6 hours or until settlement rate < 0.25mm/hr
50 65 30 minutes
0 0 60 minutes or until settlement rate < 0.25mm/hr
25 32.5 30 minutes or until settlement rate < 0.25mm/hr
50 65 -ditto-
75 97.5 -ditto-
120 minutes or until settlement rate <
100 130
0.25mm/hr
2nd 125 162.5 -ditto-
150 195 -ditto-
175 227.5 -ditto-
200 260 24 hours or until settlement rate < 0.25mm/hr
150 195 -ditto-
100 130 -ditto-

464
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

50 65 -ditto-
0 0 60 minutes or until settlement rate < 0.25mm/hr

465
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

466
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

467
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

468
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

469
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Như vậy qua biểu đồ tải trọng – lún bên trên, tải cực hạn của cọc có thể chọn là
Qu  195T  1950kN ứng với độ lún là S  5.65mm

 Tính toán sức chịu tải thiết kế của cọc từ kết quả thí nghiệm

Các tính toán và chọn lựa sức chịu tải cọc từ kết quả thử tải tĩnh gồm các bước sau:
(Tham khảo từ ví dụ 13.3, Decoding Eurocode 7 [Andrew Bond & Andrew Harris]):

Bước 1: Ghi nhận các kết quả đo được từ thí nghiệm thử tải tĩnh cọc bao gồm: chiều dài
cọc, tải nén lên mỗi cọc và độ lún tương ứng với từng cọc tại những vị trí khác nhau trên
công trường. Trường hợp này thường sủ dụng trong giai đoạn thử cọc thăm dò nghĩa là
chưa biết kích thước cọc thiết kế (chiều dài và đường kính cọc) và tải thiết kế cọc; phần
lớn chỉ dựa vào độ lún giới hạn cho phép để xác định tải cực hạn của cọc.

Bước này vẫn sử dụng cho giai đoạn thử cọc kiểm tra, nghĩa là đã chọn được loại cọc,
kích thước cọc (chiều dài và đường kính cọc) và sức chịu tải cọc thiết kế (xác định từ
kinh nghiệm hay tính toán những phương pháp khác dựa vào thông số đất nền  c,  ,   )

Bước 2: Dựa vào kết quả sơ bộ bên trên, chọn kích thước cọc (chiều dài cọc và đường
kính cọc)

Bước 3: Dựa vào điều kiện địa chất cụ thể, người thiết kế có thể giả định chiều dày lớp
đất có thể xảy ra ma sát âm hoặc bỏ qua ma sát âm

Bước 4: Đánh giá sức chịu tải cọc từ kết quả thí nghiệm bên trên để rút ra sức chịu tải của
những cọc cần sử dụng để tính toán theo Eurocode. Sử dụng công thức sau để đánh giá
độ bền của từng cọc:

D   L  L0 
Rm  Pm 
Dm  Lm  L0 

Trong đó:

Rm - độ bền danh định của từng cọc

Pm - tải nén lên cọc xác định ở bước 1

Dm , Lm - đường kính và chiều dài cọc ở bước 1

470
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

D , L - đường kính và chiều dài cọc chọn ở bước 2

L0 - chiều dày lớp đất có thể xảy ra ma sát âm được xác định ở bước 3

Cần loại trừ những giá trị Pm xác định ở bước 4 khi chiều dài cọc L lớn hơn chiều dài cọc

thực Lm

Bước 5: Xác định số lượng còn lại (n) sau khi loại trừ một số loại cọc ở bước 4 (nếu có)

Bước 6: Độ bền danh định trung bình của cọc được xác định như sau:
n

R m ,i
Rm,mean  i 1
n

Trong đó:

Rm ,i - độ bền danh định của cọc thứ i, xác định ở bước 4

n - tổng số cọc, xác định ở bước 5.

Bước 7: Độ bền danh định nhỏ nhất của cọc được xác định như sau:

Rm,min  min Rm,1; Rm,2 ; Rm,3 ;...; Rm,n 

Bước 8: Xác định các hệ sô tương quan phụ thộc vào số lượng cọc thử theo bảng sau:

Số lượng cọc thử n = 1 2 3 4 5


1 1.40 1.30 1.20 1.10 1.00
2 1.40 1.20 1.05 1.00 1.00

Bước 9: Nếu kết cấu đài cọc đủ cứng để có thể truyền tải từ cọc yếu hơn sang cọc cứng
hơn thì cần hiệu chỉnh các giá trị  như sau:

 '  1 
1  max 1.1 ;1.0
 

 '  2
 2 1.1

Ngược lại nếu kết cấu đài cọc không đủ cứng để đảm bảo truyền tải từ cọc yếu hớn sang
cọc cứng hơn, hay để đảm bảo độ an toàn hơn trong thiết kế, người thiết kế có thể bỏ qua
bước này, nghĩa là không giảm hệ số  xuống 1.1 lần.

471
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Bước 10: Độ bền danh định sau khi hiệu chỉnh hệ số tương quan như sau:

Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh: Rm,mean / 1'

Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh: Rm,min / 2'

Bước 11: Độ bền đặc trưng được xác định như sau:

R R 
Rc,k  min  m,mean ; m,min 
 1 2 
' '

Bước 12: Xác định hệ số riêng cho độ bền

Các hệ số riêng cho cọc khoan nhồi được tóm tắt trong bảng sau:

Loại
Độ bền Kí hiệu
R1 R2 R3 R4
Mũi cọc b 1.25 1.10 1.00 1.00
Thân cọc (chịu nén) s 1.00 1.10 1.00 1.30
Tổng (thân cọc + mũi cọc)
t 1.15 1.10 1.00 1.50
(chịu nén)
Thân cọc chịu kéo  s ,t 1.25 1.25 1.10 1.60

Do kết quả thử tải nén tĩnh chỉ thu được độ bền tổng nên ta chỉ sử dụng hệ số độ bền
riêng  t . Tùy theo từng phương pháp thiết kế mà ta sử dụng các hệ số riêng khác nhau
cho độ bền.

DA 1-1 DA 1-2 DA 2
R1 R4 R2
 t  1.15  t  1.5  t  1.1
Chú ý: Phương pháp tiệm cận 3 không thể sử dụng để đánh giá độ bền (sức chịu tải) từ
kết quả thí nghiệm thử tải tĩnh cọc vì theo phương pháp thiết kế này bắt buộc phải sử
dụng các hệ số riêng cho các thông số đất nền  c,  , cu , qu  , trong khi kết quả thử tải tĩnh

cọc lại không sử dụng đên các thông số nền.

Bước 13: Xác định độ bền (sức chịu tải) thiết kế của cọc:

472
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Rc,k
Rc,d 
t

Đây là sức chịu tải cọc thiết kế được sử dụng để xác định số lượng cọc trên một móng và
số lượng móng cho toàn bộ công trình

473
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

474
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tính sức chịu tải (độ bền) thiết kế

Kết quả thử tải tĩnh cọc


Đường Độ bền
Chiều Tải thử
kính danh
STT dài cọc cọc Ghi chú
cọc định
Lm(m) Dm(m) Pm(kN) Rm(kN)
1 12.8 0.5 1950 1950

Loại cọc Cọc khoan nhồi


Chọn cọc Chiều dài L= 12.8 (m)
Đường kính D= 0.5 (m)
Giả định độ sâu lớp đất gây ma sát âm L0 = 0 (m)
Số cọc thử cọc còn lại n= 1 (cọc)
Độ bền danh định trung bình Rm,mean = 1950 (kN)
Độ bền danh định nhỏ nhất Rm,min = 1950 (kN)

Giả thiết đài cọc không đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu hơn sang cọc cứng hơn
Độ bền đặc trưng
Các hệ số tương quan ξ1 = 1.4
ξ2 = 1.4
Giả định đài cọc đủ cứng Không
Hiệu chỉnh hệ số tương quan ξ1' = 1.4
ξ2' = 1.4
Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh Rm,mean/ξ1' = 1392.86 (kN)
Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh Rm,min/ξ2' = 1392.86 (kN)
Độ bền đặc trưng Rck = 1392.86 (kN)
Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 1,
R1 1.15 1211
tổ hợp 1
Phương pháp tiệm cận 1,
R4 1.5 929
tổ hợp 2
Phương pháp tiệm cận 2 R2 1.1 1266

Giả thiết đài cọc đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu hơn sang cọc cứng hơn
Độ bền đặc trưng
Các hệ số tương quan ξ1 = 1.4

475
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

ξ2 = 1.4
Giả định đài cọc đủ cứng Có
Hiệu chỉnh hệ số tương quan ξ1' = 1.273
ξ2' = 1.273
Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh Rm,mean/ξ1' = 1532.14 (kN)
Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh Rm,min/ξ2' = 1532.14 (kN)
Độ bền đặc trưng Rck = 1532.14 (kN)
Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 1,
R1 1.15 1332
tổ hợp 1
Phương pháp tiệm cận 1,
R4 1.5 1021
tổ hợp 2
Phương pháp tiệm cận 2 R2 1.1 1393

8.3.2. Sức chịu tải theo thí nghiệm SPT


 Kết quả thí nghiệm SPT
 Xác định sức chịu tải của cọc từ kết quả thí nghiệm
 Theo Eurocode 7
Eurocode là một tiêu chuẩn “mở”, người thiết kế có thể sử dụng tất cả các giả thiết để
tính toán sức chịu tải của cọc theo các tiêu chuẩn hay các tác giả khác nhau miễn là các
giả thiết này phù hợp với điều kiện đất nền tại công trình.
Tính sức chịu tải cực hạn
Ta sử dụng tiêu chuẩn DIN của Đức. Theo tiêu chuẩn này, sức chịu tải đơn vị (thân cọc
và mũi cọc) được đánh giá thông qua sức kháng mũi xuyên từ thí nghiệm xuyên tĩnh CPT
khi cọc đi qua lớp đất rời, trong khi đó, khi cọc đi qua lớp đất dính thì sức chịu tải đơn vị
(mũi cọc và thân cọc) sẽ được đánh giá thông qua cường độ kháng cắt không thoát nước
cu
Ở nước ta thường dùng thí nghiệm SPT phổ biến hơn CPT, nên khi tính toán ta cần phải
chú ý đến mối tương quan giữa 2 thí nghiệm này.
- Với đất rời
Vì ta có kết quả thí nghiệm SPT mà DIN tính toán dựa trên kết quả thí nghiệm CPT nên
ta cần có hệ số qui đổi giữa chỉ số SPT với độ bền xuyên mũi CPT
476
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Loại đất qs / N30 (MN / m2 )

Cát hạt mịn đến trung 0.3  0.4

Cát trung 0.5  0.6

Cát lớn 0.5 1.0

Sỏi 0.8 1.0

Chú ý:
N30 – số búa xuyên trong đoạn 30cm xuyên (chỉ số SPT)
qs – độ bền mũi xuyên trung bình (CPT)

( Theo bảng 3 của DIN)


Giá trị qui đổi trên chỉ phù hợp với đất rời
Khi đó, độ bền mũi xuyên CPT được xác định theo:
+ Độ bền mũi xuyên thân cọc: qm  m .Nm

+ Độ bền mũi xuyên mũi cọc: qs  s .Ns


Trong đó:
 m ,  s -lần lượt hệ số qui đổi cho thân cọc, mũi cọc
Nm , N s - chỉ số SPT thân cọc, mũi cọc

Độ bền thân cọc đơn vị  m trong đất rời theo độ bền mũi xuyên trung bình CPT được xác
định theo bảng sau:
Độ bền mũi xuyên trung bình CPT, Độ bền thân cọc cực hạn
qs  MN / m2   m ( MN / m2 )

0 0

5 0.04

10 0.08

15 0.12

Chú ý:
Giá trị trung gian có thể xác định bằng nội suy tuyến tính

477
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

(Theo bảng
Độ bền mũi cọc đơn vị  s trong đất rời theo độ bền mũi xuyên trung bình CPT được xác
định theo bảng sau:

s/D hoặc s/DF Độ bền mũi cọc,  s  MN / m2 

Độ bền mũi xuyên trung bình CPT, qs  MN / m2 

10 15 20 25

0.02 0.70 1.05 1.40 1.75

0.03 0.90 1.35 1.80 2.25

0.1= sg 2.00 3.00 3.50 4.00

Chú ý:
Giá trị trung bình có thể được xác định bằng cách nội suy tuyến tính. Đối với cọc nở rộng
mũi, giá trị trên sẽ được giảm 25%
s và sg – độ lún và độ lún cực hạn của cọc; D và DF – đường kính thân cọc và mũi cọc

- Với đất dính


Đối với cọc trong đất dính, sức chịu tải của cọc phụ thuộc vào cường độ kháng cắt không
thoát nước cu . Giá trị cu có thể xác định từ sức kháng xuyên mũi CPT theo công thức sau:
qc   v 0
cu  su  (theo Foundation Analysic and Design, 5th của Joseph E.Bowles)
N kt

Trong đó:
qc - sức kháng mũi xuyên CPT

 v 0 - ứng suất bản thân tại vị trí đang xét


N kt - hệ số của đất, N kt dao động từ 10 đến 20, chọn Nkt  15

Ta cũng có thẻ xác định cường độ kháng cắt không thoát nước nước cu từ chỉ số SPT theo
bảng sau:

478
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Giá trị N của SPT Độ sệt Cường độ kháng cắt không


thoát nước cu  kN / m2 

2 Rất yếu  20

24 Yếu 20  40

4 8 Cứng 40  80

8  15 Chặt sít 80 150

 15 Rất chặt sít hoặc rắn  150

(Theo Basic Soil Mechanics, 3th, R.Whitlow)


Độ bền thân cọc đơn vị trong đất dính theo cường độ không thoát nước cu được xác định
theo bảng sau:
Cường độ kháng cắt không thoát nước, Độ bền thân cọc cực hạn,  m (MN / m2 )
cu  MN / m2 

0.025 0.025

0.1 0.04

0.2 0.06

Giá trị trung gian có thể được xác định bằng cách nội suy tuyến tính

Độ bền mũi cọc đơn vị trong đất dính theo cường độ không thoát nước cu được xác định
theo bảng sau:
s/D hoặc s/DF Độ bền mũi cọc,  s (MN / m2 )

Cường độ kháng cắt không thoát nước, cu  MN / m2 

0.1 0.2

0.02 0.35 0.90

0.03 0.45 1.10

479
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

0.1 = sg 0.80 1.50

Giá trị trung bình có thể xác định bằng nội suy tuyến tính. Đối với mỏ rộng mũi, giá trị
trên sẽ được giảm 25%
s và sg – độ lún và độ lún cực hạn của cọc; D và DF – đường kính thân cọc và mũi cọc

Theo DIN 4014, độ bền cọc ứng với độ lún nhất định khi cọc làm việc. Với quan niệm,
khi cọc chịu tải, sức chịu tải thân cọc sẽ được huy động đầu tiên, sau đó sức chịu tải mũi
cọc mới được huy động. Tuy nhiên sức chịu tải thân cọc sẽ được huy động đến một độ
lún nhất định nào đó thì xem như sức chịu tải thân cọc đất giá trị cực hạn. Độ lún này sẽ
được xác định như sau:
srg (cm)  0.5Qrg  0.5  3cm

Trong đó:
srg - độ lún giới hạn thân cọc

Qrg - tổng độ bền cực hạn thân cọc, đơn bị MN

Tương tự như độ bền thân cọc, độ bền mũi cọc cững sẽ được huy động cho đến khi mũi
cọc đạt đến độ lún nhất định nào đó thì độ bền này cũng không phát triển thêm nữa. Độ
lún giới hạn mũi cọc được xác định như sau:

sg  0.1D hay sg  0.1DF

Trong đó:

sg - độ lún giới hạn mũi cọc

D , DF - đường kính thân cọc và mũi cọc

Tức là biểu đồ tải trọng - chuyển vị có dạng:

480
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Theo DIN 4014

Độ bền (sức chịu tải) cọc theo độ lún được xác định theo DIN 4014 như sau:
i
Q  s   Qs  s   Qr  s    Am,i m,i  s   Ap s  s 
1

Trong đó:

Qs  s  - độ bền mũi cọc ứng với độ lún s, kN/m2

Qr  s  - độ bền thân cọc ứng với độ lún s, kN/m2

Am ,i - diện tiết xung quanh thân cọc trong lớp đất thứ i, m2

 m,i  s  - độ bền thân cọc đơn vị, kN/m2

Ap - diện tích tiết diện mũi cọc. m2

 s  s  -độ bền mũi cọc đơn vị, kN/m2


(Trọng lượng bản thân cọc được bỏ qua khi tính theo DIN 4014)

481
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tính sức chịu tải thiết kế


Tính toán thử với cọc ép có chiều dài 30m. kết quả tính toán sức chịu tải theo SPT cho
các hố khoan 1,2,3,4 được tổng hợp như dưới đây:

Khả năng chịu tải của cọc ép từ thí nghiệm SPT theo tiêu chuẩn DIN 4014

Trường hợp 1: Không xét hệ số riêng cho đất nền

Hố khoan 1 (HK1) (Mặt cắt địa chất trong bản vẽ)

Chiều sâu hố khoan: 60m

Kích thước cọc: D=0.5m

Chiều dài cọc: 30m

Đoạn đầu cọc: lf = 0.8m

Chu vi tiết diện cọc: u  m  2m

Diện tích tiết diện cọc: Ap  0.25m2

Hệ số riêng:  u  1

Sau đây là bảng kết quả tính sức chịu tải hố khoan 1 (HK1) của đất nền theo DIN 4014

482
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đất rời
Độ bền mũi
Chiều SPT thân SPT Hệ số qui Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi cọc
Độ cọc đơn vị
Lớ dày lớp cọc đất mũi cọc đổi - thân đổi - mũi xuyên - thân xuyên - mũi thân cọc cọc đơn vị - đơn vị - độ lún
Lớp đất Lớp đất sâu - độ lún
p đất rời đất rời cọc cọc cọc cọc đơn vị độ lún 3%D 10%D
thân cọc mũi cọc 2%D
đất
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns σs10%D (kN/m2)
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
1 Sét pha Sét pha -14.6 12.6 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
2 Cát pha Cát pha -17.2 2.6 16 16 0.35 0.35 5600.00 5600.00 44.80 392.00 504.00 1120.00
3a Sét pha Sét pha -19.3 2.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
3 Sét Sét -23.1 3.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
4 Sét pha Sét pha -25.0 1.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
5 Sét Sét -31.0 6.0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
6 Sét pha Sét pha -31.2 0.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Đất dính
Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt
SPT SPT Độ bền mũi cọc đơn vị - độ Độ bền mũi cọc đơn vị - độ Độ bền mũi cọc đơn vị - độ
không thoát nước - thân không thoát nước - mũi Độ bền thân cọc đơn vị
thân cọc mũi cọc lún 2%D lún 3%D lún 10%D
cọc cọc
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
8 8 75.00 75.00 35.00 262.50 337.50 600.00
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
12 12 117.86 117.86 43.57 448.21 566.07 925.00
41 41 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
27 27 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
37 37 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
18 18 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00

483
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tổng
Tổng độ Tổng độ Độ bền Độ bền Độ bền Sức Sức Sức chịu
Tổng độ bền
Tổng độ bền mũi bền mũi Độ bền mũi mũi mũi chịu tải chịu tải tải cực
mũi cọc đơn
bền thân cọc đơn cọc đơn vị thân cọc - cọc - cọc - cực hạn cực hạn hạn - độ
vị - độ lún
cọc đơn vị vị - độ - độ lún cọc độ lún độ lún độ lún - độ lún - độ lún lún
2%D
lún 3%D 10%D 2%D 3%D 10%D 2%D 3%D 10%D
σ2%D σ3%D σ10%D Qm Qs2%D Qs3%D Qs10%D Qu2%D Qu3%D Qu10%D
τ (kN/m2)
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
35.00 262.50 337.50 600.00 882 66 84 150 948 966 1032
44.80 392.00 504.00 1120.00 1115 98 126 280 1213 1241 1395
43.57 448.21 566.07 925.00 1298 112 142 231 1410 1440 1529
50.00 625.00 775.00 1150.00 1678 156 194 288 1834 1872 1966
50.00 625.00 775.00 1150.00 1868 156 194 288 2024 2062 2156
50.00 625.00 775.00 1150.00 2468 156 194 288 2624 2662 2756
50.00 625.00 775.00 1150.00 2488 156 194 288 2644 2682 2776

Giải thích các thông số kết quả trên:

Dựa vào mặt cắt hố khoan ta xác định các lớp đất cũng như thông số SPT.

Hệ số quy đổi thân cọc: m  qm / Nm

Dựa vào Table 3 của DIN 4014 ta được:

Đối với đất cát hạt mịn đến hạt trung: m  0.3 tới m  0.4 . Ta chọn m  0.35 .

Tương tự cho hệ số quy đổi mũi cọc: s  qs / Ns . Chọn m  0.35

484
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Độ bền mũi xuyên thân cọc: qm   m .Nm .103  1000 16  0.35  5600 kN / m2

Độ bền mũi xuyên mũi cọc: qs   s .Ns .103  1000 16  0.35  5600 kN / m2

Độ bền thân cọc đơn vị: Dựa vào Table 4 của DIN 4014 cho bên dưới, ta thấy

0.08
qm  5600  15000 kN / m2 nên  m   5600  44.8 kN / m2 .
10

 Độ bền mũi cọc đơn vị và độ lún:


Dựa vào Table 1

485
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Độ bền mũi cọc đơn vị - 2%D:


0.7
 s2% D   5600  392kN / m2
10
Độ bền mũi cọc đơn vị - 3%D
0.9
 s3% D   5600  504kN / m2
10
Độ bền mũi cọc đơn vị - 10%D
2
 s10% D   5600  1120kN / m2
10
Tương tự cho lớp đất dính ta có kết quả cho trong bảng trên.
Tính đại diện lớp 1

cmu 75
Cường độ kháng cắt không thoát nước thân cọc:   75kN / m2
 cu 1
cmus 75
Cường độ kháng cắt không thoát nước mũi cọc:   75kN / m2
 cu 1

Dựa vào Table 5 của DIN 4014 trên. Độ bền thân cọc đơn vị:
(0.04  0.025)  (0.075  0.025)
 m  0.025   35kN / m2
0.1  0.025

486
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Dựa vào Table 2 DIN 4014

Độ bền mũi cọc đơn vị- độ lún 2%D:


0.35
 s2% D   0.075  262.5kN / m2
0.1
Độ bền mũi cọc đơn vị- độ lún 3%D:
0.45
 s3% D   0.075  337.5kN / m2
0.1
Độ bền mũi cọc đơn vị- độ lún 10%D:
0.8
 s10% D   0.075  600kN / m2
0.1
Tổng độ bền thân cọc đơn vị đối với lớp 1:
   dat cat   dat dinh  0  35  35kN / m2
Tổng độ bền mũi cọc đơn vị độ lún 2%D đối với lớp 1:
 s2%D   s2%,dat cat   s , dat set  0  262.5  262.5kN / m
D 2% D 2

Tổng độ bền mũi cọc đơn vị độ lún 3%D đối với lớp 1:
 s3% D   s3%
,dat cat   s ,dat set  0  337.5  337.5kN / m
D 3% D 2

Tổng độ bền mũi cọc đơn vị độ lún 10%D đối với lớp 1:
 s10%D   s10%
,dat cat   s , dat set  0  600  600kN / m
D 10% D 2

Tổng độ bền thân cọc đối với lớp 1:


Qm    u  h  35 1.57112.6  693kN
Tổng độ bền mũi cọc- độ lún 2%D đối với lớp 1:
Qs2%D   2%D  Ap  262.5  0.196  52kN
Tổng độ bền mũi cọc- độ lún 3%D đối với lớp 1:
Qs3%D   3%D  Ap  337.5  0.196  66kN
Tổng độ bền mũi cọc- độ lún 10%D đối với lớp 1:

487
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Qs10%D   10%D  Ap  600  0.196  118kN


Sức chịu tải cực hạn độ lún 2%D đối với lớp 1:
Qu2% D  Qm  Qs2% D  693  52  745kN
Sức chịu tải cực hạn độ lún 3%D đối với lớp 1:
Qu3% D  Qm  Qs3% D  693  66  759kN
Sức chịu tải cực hạn độ lún 10%D đối với lớp 1:
Qu10% D  Qm  Qs10% D  693  66  811kN
Làm tương tự như các lớp đất khác ta xác định được sức chịu tải của cọc theo độ lún trình
bày kết quả ở bảng trên, và ta vẽ được đồ thị sức chịu tải như sau:

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - độ lún 2%D

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - độ lún 3%D

488
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - độ lún 10%D

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm
srg (cm)  10  (0.5  2589 103  0.5)  1.8cm  3cm , srg / D  1.8 / 500  0.036
KNchịu tải cực
Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc
s/D hạn
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1438 2745 4183
0.03 15.0 2158 2783 4941
0.036 18.0 2589 2791 5380
0.10 50.0 2589 2877 5466
0.15 75.0 2589 2877 5466

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép

489
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Trường hợp 2: Xét hệ số riêng cho cường độ đất nền  cu  1.4


Tính toán tương tự như trường hợp  cu  1 ở trên.
Dưới đây là kết quả của khả năng chịu tải cọc ép với trường hợp 2

490
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đất rời
Chiều SPT thân SPT mũi Hệ số qui Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi cọc Độ bền mũi
Độ
dày lớp cọc đất cọc đất đổi - thân đổi - mũi xuyên - thân xuyên - mũi thân cọc cọc đơn vị - đơn vị - độ lún cọc đơn vị -
Lớp Lớp đất Lớp đất sâu
đất rời rời cọc cọc cọc cọc đơn vị độ lún 2%D 3%D độ lún 10%D
đất thân cọc mũi cọc
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns σs3%D (kN/m2)
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
1 Sét pha Sét pha -14.6 12.6 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
2 Cát pha Cát pha -17.2 2.6 16 16 0.35 0.35 5600.00 5600.00 44.80 392.00 504.00 1120.00
3a Sét pha Sét pha -19.3 2.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
3 Sét Sét -23.1 3.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
4 Sét pha Sét pha -25.0 1.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
5 Sét Sét -31.0 6.0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
6 Sét pha Sét pha -31.2 0.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Đất dính
SPT Độ bền mũi cọc
SPT Cường độ kháng cắt không Cường độ kháng cắt không thoát nước - Độ bền mũi cọc đơn Độ bền mũi cọc đơn
thân Độ bền thân cọc đơn vị đơn vị - độ lún
mũi cọc thoát nước - thân cọc mũi cọc vị - độ lún 2%D vị - độ lún 3%D
cọc 10%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
8 8 53.57 53.57 30.71 187.50 241.07 428.57
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
12 12 84.18 84.18 36.84 294.64 378.83 673.47
41 41 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
27 27 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
37 37 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
19 19 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
44 44 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00

491
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Tổng
Sức
Tổng độ Tổng độ Tổng độ
Tổng độ Độ Độ bền Độ bền Độ bền Sức chịu chịu tải
bền mũi bền mũi bền mũi Sức chịu tải
bền thân bền mũi cọc mũi cọc - mũi cọc tải cực cực
cọc đơn vị cọc đơn cọc đơn vị cực hạn - độ
cọc đơn thân - độ lún độ lún - độ lún hạn - độ hạn -
- độ lún vị - độ - độ lún lún 10%D
vị cọc 2%D 3%D 10%D lún 2%D độ lún
2%D lún 3%D 10%D
3%D
τ σ2%D σ3%D σ10%D Qm Qs2%D Qs3%D Qs10%D Qu2%D Qu3%D
Qu10%D (kN)
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
30.71 187.50 241.07 428.57 608 37 47 84 645 655 692
44.80 392.00 504.00 1120.00 791 77 99 220 868 890 1011
36.84 294.64 378.83 673.47 913 58 74 132 971 987 1045
41.43 389.29 496.43 850.00 1160 76 97 167 1236 1257 1327
41.43 389.29 496.43 850.00 1284 76 97 167 1360 1381 1451
41.43 389.29 496.43 850.00 1674 76 97 167 1750 1771 1841
41.43 389.29 496.43 850.00 2214 76 97 167 2290 2311 2381
41.43 389.29 496.43 850.00 2338 76 97 167 2414 2435 2505

492
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - Độ lún 2%D

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - Độ lún 3%D

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép - Độ lún 10%

493
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm
srg (cm)  10  (0.5  2148 103  0.5)  1.6cm  3cm
srg 1.6
  0.032
D 0.5 100

Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1343 2245 3588
0.03 15.0 2014 2272 4286
0.032 16.0 2148 2275 4423
0.10 50.0 2148 2361 4509
0.15 75.0 2148 2361 4509

Biểu đồ khả năng chịu tải của cọc ép

494
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Hố khoan 2 (HK2)
Chiều sâu: 70m
Trường hợp 1: Không xét hệ số riêng cho cường độ đất nền
Kết quả sức chịu tải như sau. Cách tính cũng xác định như với HK1

Đất rời
Chiều SPT
SPT Hệ số qui Hệ số Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền mũi
Lớp Lớp Độ dày thân
mũi cọc đổi - thân qui đổi - xuyên - thân xuyên - mũi thân cọc cọc đơn vị - cọc đơn vị - cọc đơn vị -
Lớp đất đất sâu lớp cọc đất
đất rời cọc mũi cọc cọc cọc đơn vị độ lún 2%D độ lún 3%D độ lún 10%D
đất thân mũi đất rời
cọc cọc qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét
1 Sét pha -8.6 6.6 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha
Cát Cát
2 -16.4 7.8 9 9 0.35 0.35 3150.00 3150.00 25.20 220.50 283.50 630.00
pha pha
3 Sét Sét -21.3 4.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét
4 Sét pha -25.0 3.7 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha
5 Sét Sét -31.2 6.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

495
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ CỌC

Đất dính
Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt Độ bền mũi cọc Độ bền mũi
SPT thân SPT mũi Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc đơn vị -
không thoát nước - thân không thoát nước - mũi đơn vị - độ lún cọc đơn vị -
cọc cọc đơn vị độ lún 10%D
cọc cọc 2%D độ lún 3%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
9 9 85.71 85.71 37.14 300.00 385.71 685.71
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
44 44 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
11 11 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
37 37 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00

Tổng
Sức chịu
Tổng độ bền Sức chịu
Tổng độ bền Tổng độ bền mũi Tổng độ bền Độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền mũi tải cực Sức chịu tải
mũi cọc đơn tải cực
thân cọc đơn cọc đơn vị - độ mũi cọc đơn vị thân cọc - độ lún cọc - độ cọc - độ hạn - độ cực hạn - độ
vị - độ lún hạn - độ
vị lún 2%D - độ lún 3%D cọc 2%D lún 3%D lún 10%D lún lún 3%D
10%D lún 10%D
2%D
σ10%D Qm Qu2%D Qu10%D
τ (kN/m2) σ2%D (kN/m2) σ3%D (kN/m2) Qs2%D (kN) Qs3%D (kN) Qs10%D (kN) Qu3%D (kN)
(kN/m2) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
37.14 300.00 385.71 685.71 490 75 96 171 565 586 661
25.20 220.50 283.50 630.00 883 55 71 158 938 954 1041
50.00 625.00 775.00 1150.00 1373 156 194 288 1529 1567 1661
41.43 389.29 496.43 850.00 1680 97 124 213 1777 1804 1893
50.00 625.00 775.00 1150.00 2300 156 194 288 2456 2494 2588

496
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

497
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm
srg (cm)  10  (0.5  2300 103  0.5)  1.7cm  3cm
srg 1.7
  0.034
D 0.5 100

Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1394 2456 3850
0.03 15.0 2091 2494 4585
0.033 16.5 2300 2498 4798
0.10 50.0 2300 2588 4888
0.15 75.0 2300 2588 4888

498
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Trường hợp 2: xét hệ số riêng của đất nền  cu  1.4


Dưới đây là kết quả của khả năng chịu tải cọc ép với trường hợp 2

Đất rời
SPT SPT Hệ số Độ bền Độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi
Chiều Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi
Lớp Lớp Độ thân mũi qui đổi thân mũi cọc cọc đơn vị cọc đơn vị
dày đổi - thân xuyên - thân xuyên - mũi
Lớp đất đất sâu cọc đất cọc đất - mũi cọc đơn đơn vị - độ - độ lún - độ lún
lớp đất cọc cọc cọc
đất thân mũi rời rời cọc vị lún 2%D 3%D 10%D
cọc cọc qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
1 -8.6 6.6 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
2 -16.4 7.8 9 9 0.35 0.35 3150.00 3150.00 25.20 220.50 283.50 630.00
pha pha
3 Sét Sét -21.3 4.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
4 -25.0 3.7 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
5 Sét Sét -31.2 6.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

499
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Đất dính
Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt Độ bền mũi cọc Độ bền mũi
SPT thân SPT Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc đơn
không thoát nước - không thoát nước - mũi đơn vị - độ lún cọc đơn vị -
cọc mũi cọc đơn vị vị - độ lún 2%D
thân cọc cọc 3%D độ lún 10%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
9 9 61.22 61.22 32.24 214.29 275.51 489.80
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
44 44 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
11 11 76.53 76.53 35.31 267.86 344.39 612.24
37 37 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00

Tổng
Độ bền Sức Sức chịu
Tổng độ bền Tổng độ bền Sức chịu
Tổng độ bền Tổng độ bền Độ bền mũi Độ bền mũi mũi chịu tải tải cực
mũi cọc đơn mũi cọc đơn Độ bền tải cực
thân cọc đơn mũi cọc đơn vị - cọc - độ lún cọc - độ cọc - cực hạn hạn - độ
vị - độ lún vị - độ lún thân cọc hạn - độ
vị độ lún 10%D 2%D lún 3%D độ lún - độ lún lún
2%D 3%D lún 10%D
10%D 2%D 3%D
Qs10%D Qu2%D Qu3%D Qu10%D
τ (kN/m2) σ2%D (kN/m2) σ3%D (kN/m2) σ10%D (kN/m2) Qm (kN) Qs2%D (kN) Qs3%D (kN)
(kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
32.24 214.29 275.51 489.80 426 54 69 122 480 495 548
25.20 220.50 283.50 630.00 819 55 71 158 874 890 977
41.43 389.29 496.43 850.00 1225 97 124 213 1322 1349 1438
35.31 267.86 344.39 612.24 1486 67 86 153 1553 1572 1639
41.43 389.29 496.43 850.00 2000 97 124 213 2097 2124 2213

500
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

501
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm
srg (cm)  10  (0.5  2000 103  0.5)  1.5cm  3cm
srg 1.5
  0.03
D 0.5 100

Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1333 2456 3789
0.03 15.0 2000 2124 4124
0.03 15.0 2000 2124 4124
0.10 50.0 2000 2213 4213
0.15 75.0 2000 2213 4213

502
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hố khoan 3 (HK3)
Chiều sâu: 60m
Trường hợp 1: Không xét hệ số riêng cho cường độ đất nền
Kết quả sức chịu tải như sau.

Đất rời
SPT SPT Độ bền Độ bền Độ bền
Chiều Hệ số
thân mũi Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền mũi cọc mũi cọc mũi cọc
Lớp Lớp Độ dày qui đổi
cọc cọc đổi - thân xuyên - thân xuyên - mũi thân cọc đơn vị - đơn vị - đơn vị -
Lớp đất đất sâu lớp - mũi
đất đất cọc cọc cọc đơn vị độ lún độ lún độ lún
đất thân mũi đất cọc
rời rời 2%D 3%D 10%D
cọc cọc
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
1 -8.8 6.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
2 -15.5 6.7 9 9 0.35 0.35 3150.00 3150.00 25.20 220.50 283.50 630.00
pha pha
3 Sét Sét -20.6 5.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
4 -24.7 4.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
4a -26.0 1.3 25 25 0.35 0.35 8750.00 8750.00 70.00 612.50 787.50 1750.00
pha pha
5 Sét Sét -29.4 3.4 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Cát Cát
6a -31.2 1.8 10 10 0.35 0.35 3500.00 3500.00 28.00 245.00 315.00 700.00
pha pha

503
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Đất dính
Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt Độ bền Độ bền mũi cọc Độ bền mũi cọc Độ bền mũi
SPT SPT
không thoát nước - thân không thoát nước - mũi thân cọc đơn vị - độ lún đơn vị - độ lún cọc đơn vị -
thân cọc mũi cọc
cọc cọc đơn vị 2%D 3%D độ lún 10%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
7 7 66.25 66.25 33.25 231.88 298.13 530.00
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
27 27 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
9 9 85.71 85.71 37.14 300.00 385.71 685.71
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
30 30 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Tổng
Độ Sức
Sức Sức
bền chịu
Tổng độ bền Tổng độ bền Tổng độ bền Tổng độ bền mũi Độ bền mũi Độ bền mũi chịu tải chịu tải
Độ bền mũi tải cực
thân cọc đơn mũi cọc đơn vị - mũi cọc đơn vị cọc đơn vị - độ cọc - độ lún cọc - độ cực hạn cực hạn
thân cọc cọc - hạn -
vị độ lún 2%D - độ lún 3%D lún 10%D 2%D lún 3%D - độ lún - độ lún
độ lún độ lún
3%D 10%D
10%D 2%D
Qs10%D Qu2%D Qu3%D Qu10%D
τ (kN/m2) σ2%D (kN/m2) σ3%D (kN/m2) σ10%D (kN/m2) Qm (kN) Qs2%D (kN) Qs3%D (kN)
(kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
33.25 231.88 298.13 530.00 452 58 75 133 510 527 585
25.20 220.50 283.50 630.00 790 55 71 158 845 861 948
50.00 625.00 775.00 1150.00 1300 156 194 288 1456 1494 1588
37.14 300.00 385.71 685.71 1605 75 96 171 1680 1701 1776
70.00 612.50 787.50 1750.00 1787 153 197 438 1940 1984 2225

504
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

50.00 625.00 775.00 1150.00 2127 156 194 288 2283 2321 2415
28.00 245.00 315.00 700.00 2228 61 79 175 2289 2307 2403

505
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

506
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm
srg (cm)  10  (0.5  2228 103  0.5)  1.6cm  3cm
srg 1.6
  0.032
D 0.5 100
Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1393 2289 3682
0.03 15.0 2089 2307 4396
0.032 16.0 2228 2310 4538
0.10 50.0 2228 2403 4631
0.15 75.0 2228 2403 4631

507
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Trường hợp 2: xét hệ số riêng của đất nền  cu  1.4


Dưới đây là kết quả của khả năng chịu tải cọc ép với trường hợp 2

Đất rời
Độ bền Độ bền Độ bền
Chiều SPT SPT Hệ số Độ bền
Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi mũi cọc mũi cọc mũi cọc
Lớp Lớp Độ dày thân mũi qui đổi thân
đổi - thân xuyên - thân xuyên - mũi đơn vị - đơn vị - đơn vị -
Lớp đất đất sâu lớp cọc đất cọc đất - mũi cọc đơn
cọc cọc cọc độ lún độ lún độ lún
đất thân mũi đất rời rời cọc vị
2%D 3%D 10%D
cọc cọc
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
1 -8.8 6.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
2 -15.5 6.7 9 9 0.35 0.35 3150.00 3150.00 25.20 220.50 283.50 630.00
pha pha
3 Sét Sét -20.6 5.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
4 -24.7 4.1 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
4a -26 1.3 25 25 0.35 0.35 8750.00 8750.00 70.00 612.50 787.50 1750.00
pha pha
5 Sét Sét -29.4 3.4 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Cát Cát
6a -31.2 1.8 10 10 0.35 0.35 3500.00 3500.00 28.00 245.00 315.00 700.00
pha pha

508
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Đất dính
Độ bền mũi
SPT Độ bền mũi cọc Độ bền mũi cọc
SPT Cường độ kháng cắt không Cường độ kháng cắt không Độ bền thân cọc đơn vị -
thân đơn vị - độ lún đơn vị - độ lún
mũi cọc thoát nước - thân cọc thoát nước - mũi cọc cọc đơn vị độ lún
cọc 2%D 3%D
10%D
σs10%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2)
(kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
7 7 47.32 47.32 29.46 165.63 212.95 378.57
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
27 27 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
9 9 61.22 61.22 32.24 214.29 275.51 489.80
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
30 30 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00

Tổng
Tổng độ Tổng độ Độ bền Sức chịu Sức
Tổng độ bền Độ bền Độ bền
Tổng độ bền bền mũi bền mũi mũi tải cực chịu tải
mũi cọc đơn Độ bền thân mũi cọc - mũi cọc - Sức chịu tải cực
thân cọc đơn cọc đơn cọc đơn vị cọc - hạn - độ cực hạn
vị - độ lún cọc độ lún độ lún hạn - độ lún 3%D
vị vị - độ - độ lún độ lún lún - độ lún
3%D 2%D 10%D
lún 2%D 10%D 3%D 2%D 10%D
σ2%D σ10%D Qs2%D Qs3%D Qs10%D Qu2%D Qu10%D
τ (kN/m2) σ3%D (kN/m2) Qm (kN) Qu3%D (kN)
(kN/m2) (kN/m2) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
29.46 165.63 212.95 378.57 401 41 53 95 442 454 496
25.20 220.50 283.50 630.00 739 55 71 158 794 810 897
41.43 389.29 496.43 850.00 1162 97 124 213 1259 1286 1375
32.24 214.29 275.51 489.80 1426 54 69 122 1480 1495 1548
70.00 612.50 787.50 1750.00 1608 153 197 438 1761 1805 2046

509
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

41.43 389.29 496.43 850.00 1890 97 124 213 1987 2014 2103
28.00 245.00 0.00 700.00 1991 61 0 175 2052 1991 2166

510
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

511
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm

srg (cm)  10  (0.5 1991103  0.5)  1.5cm  3cm

srg 1.5
  0.03
D 0.5 100
Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1327 2052 3379
0.03 15.0 1991 1991 3982
0.03 15.0 1991 1991 3982
0.10 50.0 1991 2166 4157
0.15 75.0 1991 2166 4157

512
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hố khoan 4 (HK4)
Chiều sâu: 60m
Trường hợp 1: Không xét hệ số riêng cho cường độ đất nền
Kết quả sức chịu tải như sau.

Đất rời
SPT SPT Độ bền Độ bền Độ bền
Chiều Hệ số Độ bền
thân mũi Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi mũi cọc mũi cọc mũi cọc
Lớp Lớp Độ dày qui đổi thân
cọc cọc đổi - thân xuyên - thân xuyên - mũi đơn vị đơn vị đơn vị
Lớp đất đất sâu lớp - mũi cọc đơn
đất đất cọc cọc cọc - độ lún - độ lún - độ lún
đất thân mũi đất cọc vị
rời rời 2%D 3%D 10%D
cọc cọc
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs 2%D
σs 3%D
σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
1 -10.2 8.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
2 -15.5 5.3 15 15 0.35 0.35 5250.00 5250.00 42.00 367.50 472.50 1050.00
pha pha
3 Sét Sét -27.3 11.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
4 -31.2 3.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha

513
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Đất dính
Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt Độ bền mũi cọc Độ bền mũi
SPT SPT Độ bền thân Độ bền mũi cọc đơn
không thoát nước - không thoát nước - đơn vị - độ lún cọc đơn vị -
thân cọc mũi cọc cọc đơn vị vị - độ lún 10%D
thân cọc mũi cọc 2%D độ lún 3%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs3%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
8 8 75.00 75.00 35.00 262.50 337.50 600.00
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
27 27 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00
22 22 150.00 150.00 50.00 625.00 775.00 1150.00

Tổng
Độ bền Độ bền Sức chịu Sức chịu Sức chịu
Tổng độ Tổng độ bền mũi Tổng độ bền Tổng độ bền Độ bền Độ bền mũi
mũi cọc mũi cọc - tải cực tải cực tải cực
bền thân cọc đơn vị - độ mũi cọc đơn vị mũi cọc đơn vị thân cọc - độ
- độ lún độ lún hạn - độ hạn - độ hạn - độ
cọc đơn vị lún 2%D - độ lún 3%D - độ lún 10%D cọc lún 2%D
3%D 10%D lún 2%D lún 3%D lún 10%D
Qm Qs3%D Qs10%D Qu2%D Qu3%D Qu10%D
τ (kN/m2) σ2%D (kN/m2) σ3%D (kN/m2) σ10%D (kN/m2) Qs2%D (kN)
(kN) (kN) (kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
35.00 262.50 337.50 600.00 574 66 84 150 640 658 724
42.00 367.50 472.50 1050.00 1019 92 118 263 1111 1137 1282
50.00 625.00 775.00 1150.00 2199 156 194 288 2355 2393 2487
50.00 625.00 775.00 1150.00 2589 156 194 288 2745 2783 2877

514
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


515
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm

srg (cm)  10  (0.5  2589 103  0.5)  1.8cm  3cm

srg 1.8
  0.036
D 0.5 100
Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KNchịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1438 2745 4183
0.03 15.0 2158 2783 4941
0.036 18.0 2589 2791 5380
0.10 50.0 2589 2877 5466
0.15 75.0 2589 2877 5466

516
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Trường hợp 2: xét hệ số riêng của đất  cu  1.4


Dưới đây là kết quả của khả năng chịu tải cọc ép với trường hợp 2

Đất rời
SPT SPT Độ bền Độ bền Độ bền
Chiều thân mũi Hệ số qui Hệ số qui Độ bền mũi Độ bền mũi cọc mũi cọc mũi cọc
Lớp Lớp Độ bền mũi
Độ sâu dày cọc cọc đổi - thân đổi - mũi xuyên - mũi thân cọc đơn vị - đơn vị - đơn vị -
Lớp đất đất xuyên - thân cọc
lớp đất đất đất cọc cọc cọc đơn vị độ lún độ lún độ lún
đất thân mũi
rời rời 2%D 3%D 10%D
cọc cọc
qm=αm.Nm.103 qs=αs.Ns.103 τm σs2%D σs3%D σs10%D
z (m) h (m) Nm Ns αm=qm/Nm αs=qs/Ns
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Cao trình đáy đài -2 0 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
1 -10.2 8.2 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha
Cát Cát
2 -15.5 5.3 15 15 0.35 0.35 5250.00 5250.00 42.00 367.50 472.50 1050.00
pha pha
3 Sét Sét -27.3 11.8 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Sét Sét
4 -31.2 3.9 0 0 0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
pha pha

Đất dính
517
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Cường độ kháng cắt Cường độ kháng cắt Độ bền mũi cọc Độ bền mũi Độ bền mũi cọc
SPT thân SPT mũi Độ bền thân
không thoát nước - không thoát nước - đơn vị - độ lún cọc đơn vị - đơn vị - độ lún
cọc cọc cọc đơn vị
thân cọc mũi cọc 2%D độ lún 3%D 10%D
σs3%D
Nm Ns cmu/γcu (kN/m2) cms/γcu (kN/m2) τm (kN/m2) σs2%D (kN/m2) σs10%D (kN/m2)
(kN/m2)
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
8 8 53.57 53.57 30.71 187.50 241.07 428.57
0 0 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
27 27 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00
22 22 107.14 107.14 41.43 389.29 496.43 850.00

Tổng
Tổng độ Tổng độ bền Tổng độ bền Độ bền Độ bền Sức chịu Sức chịu
Tổng độ bền Độ bền mũi Sức chịu tải
bền thân mũi cọc đơn mũi cọc đơn Độ bền mũi cọc - mũi cọc - tải cực hạn tải cực hạn
mũi cọc đơn vị cọc - độ cực hạn - độ
cọc đơn vị - độ lún vị - độ lún thân cọc độ lún độ lún - độ lún - độ lún
- độ lún 10%D lún 2%D lún 10%D
vị 2%D 3%D 3%D 10%D 2%D 3%D
Qs3%D Qs10%D Qu2%D Qu3%D
τ (kN/m2) σ2%D (kN/m2) σ3%D (kN/m2) σ10%D (kN/m2) Qm (kN) Qs2%D (kN) Qu10%D (kN)
(kN) (kN) (kN) (kN)
0.00 0.00 0.00 0.00 0 0 0 0 0 0 0
30.71 187.50 241.07 428.57 504 47 60 107 551 564 611
42.00 367.50 472.50 1050.00 949 92 118 263 1041 1067 1212
41.43 389.29 496.43 850.00 1927 97 124 213 2024 2051 2140
41.43 389.29 496.43 850.00 2250 97 124 213 2347 2374 2463

518
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

519
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ lún thân cọc cực hạn thân cọc:


srg (cm)  0.5Qm [MN ]  0.5  3cm

srg (cm)  10  (0.5  2250 103  0.5)  1.6cm  3cm

srg 1.6
  0.032
D 0.5 100

Độ lún Độ bền thân cọc Độ bền mũi cọc KN chịu tải cực hạn
s/D
srg (mm) Qm (kN) Qs (kN) Qu (kN)
0 0.0 0 0 0
0.02 10.0 1406 2347 3753
0.03 15.0 2109 2374 4483
0.032 16.0 2250 2377 4627
0.10 50.0 2250 2463 4713
0.15 75.0 2250 2463 4713

520
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Kết quả tính sức chịu tải theo SPT:


Trường hợp 1: không xét hệ số riêng của đất nền
 cu  1
Độ bền tính
Độ bền R
STT Hố khoan toán Rcal

(kN) (kN)
1 HK 1 5264 5264
2 HK 2 4888 4888
3 HK 3 4631 4631
4 HK 4 5466 5466

Chiều dài cọc: 30m


Đường kính: D=0.5m
Hệ số mô hình  Rd  1
Số hố khoan: n=4
Độ bền danh định trung bình:
5264  4888  4631  5466
Rcal ,mean   5062kN
4
Độ bền danh định nhỏ nhất:
Rcal ,min  min(5264;4888;4631;5466)  4631kN
- Giả thiết đài cọc không đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu sang cọc cứng hơn
Các hệ số tương quan: 3  1.33 ; 4  1.23
Hiệu chỉnh hệ số tương quan: 3 '  1.33 ; 4 '  1.23
Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh: R cal,mean / 3 '  3806.20kN
Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh: R cal,min / 4 '  3765.04kN
Độ bền đặc trưng: Rck  min(3806.20;3765.04)  3765.04kN

521
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1 R1 1.15 3274
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2 R4 1.5 2510
Phương pháp tiệm cận 2 R2 1.1 3423

3765.04
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 1: R1   3274kN
1.15
3765.04
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 2: R4   2510kN
1.5
3765.04
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 3: R2   3423kN
1.1
- Giả thiết đài cọc đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu sang cọc cứng hơn
Độ bền đặc trưng
Các hệ số tương quan: 3  1.33 ; 4  1.23
Hiệu chỉnh hệ số tương quan: 3 '  1.209 ; 4 '  1.118
Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh: R cal,mean / 3 '  4186.82  kN 

Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh: R cal,min / 4 '  4527.22  kN 

Độ bền đặc trưng: R ck  min(4186.82;4527.22)  4186.82  kN


Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ
R1 1.15 3641
hợp 1
Phương pháp tiệm cận 1, tổ
R4 1.5 2791
hợp 2
Phương pháp tiệm cận 2 R2 1.1 3806

4186.82
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 1: R1   3641kN
1.15
4186.82
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 2: R4   2791kN
1.5
522
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

4186.82
Độ bền thiết kế phương pháp tiệm cận 3: R2   3806kN
1.1
Trường hợp 2: xét hệ số riêng cho cường độ đất nền  cu  1.4
Độ bền
Hố Độ bền R tính toán
STT Rcal
khoan
(kN) (kN)
1 HK 1 4509 4509
2 HK 2 4213 4213
3 HK 3 4157 4157
4 HK 4 4713 4713

Hệ số mô hình  Rd  1
Độ bền danh định trung bình:
4509  4213  4157  4713
R cal,mean   4398kN
4
Độ bền danh định nhỏ nhất:
R cal,min  min(4509;4213;4157;4713)  4157  kN 
Giả thiết đài cọc không đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu sang cọc cứng hơn
Độ bền đặc trưng
Các hệ số tương quan: 3  1.33 ; 4  1.23
Hiệu chỉnh hệ số tương quan: 3 '  1.33 ; 4 '  1.23
Độ bền danh định trung bình hiêu chỉnh:
4398
R cal,mean / 3 '   3306.77  kN 
1.33
Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh:
4398
R cal,min / 4 '   3379.67  kN 
1.23
Độ bền đặc trưng:
R ck  min(3306.77;3379.67)  3306.77  kN 

523
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 3 R3 1.15 2875

3306.77
R3   2875kN
1.15
Giả thiết đài cọc đủ cứng để truyền tải từ cọc yếu sang cọc cứng hơn
Độ bền đặc trưng
Các hệ số tương quan: 3  1.33 ; 4  1.23
Hiệu chỉnh hệ số tương quan: 3 '  1.209 ; 4 '  1.118
Độ bền danh định trung bình hiệu chỉnh:
4398
R cal,mean / 3 '   3637.443  kN 
1.209
Độ bền danh định nhỏ nhất hiệu chỉnh:
4398
R cal,min / 4 '   3717.64  kN 
1.118
Độ bền đặc trưng:
Rck  min(3637.443;3717.64)  3637.443kN
Độ bền thiết kế
Hệ số độ bền Độ bền thiết kế
Phương pháp
γt (kN)
Phương pháp tiệm cận 3 R3 1.15 3163

3637.44
R3   3163kN
1.15

524
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

8.3.3. Sức chịu tải theo ba phương pháp tiệm cận


Tính sức chịu tải theo các thông số nền:
Bảng tổng hợp các chỉ tiêu cơ lí của đất nền

525
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ
Dung Dung Khối Giới Giới Chỉ Góc
ẩm Dung Độ Độ Hệ Lực
Chiều trọng tự trọng lượng hạn hạn số Độ nội
tự trọng bão rỗng số dính
STT Lớp dày Mô tả lớp đất nhiên đẩy nổi riêng chảy dẻo dẻo sệt ma
nhiên khô gw hòa S n rỗng c
gw g' Gs WL WP IP IL sát j
W e
(m) (%) (kN/m3) (kN/m3) (kN/m3) (kN/m3) (%) (%) (%) (%) (%) (kPa) (độ)
Sét pha, vàng - nâu - nâu vàng,
1 1 trạng thái dẻo mềm đến dẻo 20.81 19.63 16.25 10.24 27.01 84.65 39.82 0.660 28.58 15.02 13.56 0.43 23.68 13012'
cứng
Cát pha, nâu đỏ - nâu vàng -
2 2 19.27 19.95 16.72 10.47 26.73 85.77 37.43 0.600 23.37 16.94 6.43 0.36 9.35 22008'
xám trắng, trạng thái dẻo
Sét pha, nâu vàng, trang thái
3 TK 22.07 19.55 16.00 10.10 27.05 86.40 40.85 0.690 29.70 16.75 12.95 0.39 24.10 13032'
dẻo mềm đến dẻo cứng
Cát pha, xám trắng – vàng,
4 TK1 17.7 20.20 17.20 10.80 26.70 85.60 35.60 0.552 21.80 15.50 6.30 0.35 9.90 21007'
trạng thái dẻo.
Sét pha, vàng – xám trắng,
5 TK2 24.67 19.40 15.60 9.80 27.10 90.70 42.40 0.737 32.00 17.50 14.50 0.49 25.70 13040'
trạng thái dẻo cứng
Sét, vàng nâu – nâu đỏ – xám
6 3 21.28 20.43 16.86 10.68 27.31 93.06 38.27 0.620 46.68 20.84 25.84 0.09 54.08 15048'
trắng, trạng thái nửa cứng
Sét pha, nâu – xám trắng, trạng
7 3a 23.13 19.80 16.10 10.20 27.10 91.80 40.60 0.683 30.60 18.70 11.90 0.37 25.30 13033'
thái dẻo cứng
Sét pha, nâu – xám trắng, trạng
8 4 21.97 19.79 16.23 10.23 27.01 88.76 39.93 0.670 33.24 18.58 14.66 0.23 27.79 14027'
thái nửa cứng
9 4a Cát pha, vàng, trạng thái dẻo. 21.84 19.70 16.20 10.20 26.80 89.50 39.60 0.654 24.70 18.50 6.20 0.54 8.70 20053'
Sét, nâu vàng – xám trắng,
10 5 18.93 20.77 17.48 11.09 27.34 91.32 36.07 0.570 42.78 20.17 22.62 <0 59.47 16011'
trạng thái cứng.
Sét pha, nâu vàng – xám trắng,
11 6 18.28 20.31 17.19 10.83 27.04 85.87 36.44 0.570 30.91 16.86 14.06 0.12 33.24 15057'
trạng thái nửa cứng.
12 6a Cát pha, nâu, trạng thái dẻo. 26.46 19.37 15.33 9.60 26.80 94.80 42.80 0.750 29.70 23.57 6.13 0.47 8.57 19051'
Cát pha lẫn dăm sạn thạch anh,
12 6b vàng – xám trắng, trạng thái 17.98 20.15 17.10 10.65 26.65 85.75 35.80 0.560 22.30 16.15 6.15 0.3 8.35 23055'
dẻo.
Sét, nâu vàng – xám trắng,
12 7 18.24 20.78 17.58 11.16 27.38 88.98 35.79 0.560 42.74 20.09 22.65 <0 61.49 16041'
trạng thái cứng.
Sét pha, nâu – vàng – xám
12 8 trắng, trạng thái nửa cứng đến 18.54 20.23 17.06 10.74 27.01 85.60 36.85 0.580 32.03 17.36 14.67 0.09 34.67 16023'
cứng

526
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Sét, vàng – nâu đỏ – xám trắng,


12 8a 20.96 20.75 17.15 10.85 27.35 96.15 37.30 0.600 45.05 22.45 22.60 <0 59.50 15057'
trạng thái cứng.
Sét, vàng – xám trắng trạng thái
12 8b 19.62 20.07 17.30 11.00 27.30 92.70 36.60 0.578 59.70 25.00 34.70 <0 58.40 15046'
cứng
Cát pha, vàng – hồng – nâu –
12 9 18.47 20.14 17.01 10.65 26.73 86.15 36.36 0.570 22.49 16.33 6.16 0.35 9.04 24013'
xám trắng, trạng thái dẻo.
Sét pha, nâu, trạng thái dẻo
12 TK3 25.46 19.00 15.10 9.50 26.90 87.70 43.90 0.781 31.40 21.50 9.90 0.4 21.10 13002'
cứng.
Sét, xám trắng – vàng, trạng
12 TK4 16.91 21.10 18.00 11.50 27.50 88.10 34.50 0.528 44.40 18.60 25.80 <0 57.20 16045'
thái dẻo cứng.
Sét pha, vàng – xám trắng,
12 TK5 18.55 20.50 17.30 10.90 27.00 89.30 35.90 0.561 31.50 18.90 12.60 <0 42.60 18004'
trạng thái dẻo cứng.

527
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Chọn địa chất hố khoan 9 để tính toán

MNN dw = -3.8 m

Trọng lượng riêng của nước

γw = 9.81 kN/m3

Góc
Độ Dung Dung Lực
Khối Giới Giới Chỉ nội
ẩm trọng tự Dung trọng Độ Độ Hệ dính
Chiều lượng hạn hạn số Độ ma
tự nhiên trọng đẩy nổi bão rỗng số c
STT Lớp dày Mô tả lớp đất riêng chảy dẻo dẻo sệt sát j
nhiên gw (cận khô gw g' (cận hòa S n rỗng (cận
Gs WL WP IP IL (cận
W trên) trên) e dưới)
dưới))
(m) (%) (kN/m3) (kN/m3) (kN/m3) (kN/m3) (%) (%) (%) (%) (%) (kPa) (độ)
Sét pha, vàng - nâu -
nâu vàng, trạng thái
1 1 10.2 20.81 19.65 16.25 10.26 27.01 84.65 39.82 0.660 28.58 15.02 13.56 0.43 21.54 13012'
dẻo mềm đến dẻo
cứng
Cát pha, nâu đỏ - nâu
2 2 5.3 vàng - xám trắng, 19.27 19.97 16.72 10.49 26.73 85.77 37.43 0.600 23.37 16.94 6.43 0.36 9.21 22008'
trạng thái dẻo
Sét, vàng nâu – nâu
3 3 11.8 đỏ – xám trắng, 21.28 20.48 16.86 12.03 27.31 93.06 38.27 0.620 46.68 20.84 25.84 0.09 45.32 15048'
trạng thái nửa cứng
Sét pha, nâu – xám
4 4 3.9 trắng, trạng thái nửa 21.97 19.89 16.23 10.34 27.01 88.76 39.93 0.670 33.24 18.58 14.66 0.23 14.46 14027'
cứng
Sét, nâu vàng – xám
5 5 0.0 trắng, trạng thái 18.93 20.81 17.48 11.15 27.34 91.32 36.07 0.570 42.78 20.17 22.62 <0 51.93 16011'
cứng.

528
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Kích thước cọc ép


Chiều Đoạn đập đầu Bề rộng cọc Chu vi tiết diện Diện tích tiết
dài l cọc lf vuông D u diện Ab
(m) (m) (m) (m) (m2)
30.0 0.8 0.5 2.000 0.250

Kích thước đài móng


Bề dày đài
Chiều rộng b Chiều dài L
DF
(m) (m) (m)
2

Chiều sâu mũi cọc

zs  31.2m

Sức chịu tải thiết kế theo phương pháp tiệm cận 1 (DA 1)

Tổ hợp 1: DA 1-1

Hệ số riêng A1 + M1 + R1

Hệ số mô hình  Rd  1.5

Hệ số riêng của vật liệu

   1
  
 c   1
  1
 cu   

Hệ số riêng của sức chịu tải

 b  1
  
 s  1

529
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc:

Mũi cọc cắm vào lớp đất số 4

Góc ma sát tại mũi cọc   22.130

Hệ số sức chịu tải theo Berezansev Nq  20

Ứng suất tại cao trình mũi cọc

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk ,b  19.65  3.8  (10.26  9.81)  (10.2  3.8)  5.3  (10.49  9.81) 


11.8  (12.03  9.81)  3.9  (10.34  9.81)  647 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

ub  (31.2  3.8)  9.81  268.794kN / m2

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk' ,b   vk  ub  647  268.794  378.211kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng tại mũi cọc

 N q  1  vk' ,b  ub  Ab  20  1  378.211  268.794  0.52


Rbk       1368.54 kN
 Rd 1.5

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc

Rbk 1368.54
Rbd    1368.54 kN
b 1

Sức chịu tải thiết kế dọc thân cọc do ma sát

Chiều dài thân cọc trong các lớp đất

530
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Chiều dài li
Lớp đất
(m)
Sét pha (trên
1.8
MNN)
1
Sét pha (dưới
6.4
MNN)
2 Cát pha 5.3
3 Sét 11.8
4 Sét pha 3.9

Lớp sét trên mực nước ngầm (thiên về an toàn nên bỏ quả)

Lớp sét dưới mực nước ngầm

Hệ số ảnh hưởng lực bám dính (theo DM 7 của US Army Corps of Engineers)

  0.8

Diện tích xung quanh cọc

As 2  2  6.4  12.8 m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp sét

 cuk As1 0.8  21.54 12.8


Rsk2    147.05 kN
 Rd 1.5

Lớp cát

Diện tích xung quanh cọc

As 3  As 2  5.3  2  10.6 m2

Tính ma sát xung quanh cọc theo phương pháp Fleming

Góc ma sát ở trạng thái tới hạn

cv,k  22.130

Chọn góc ma sát ngoài

531
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

  22.130

Chọn góc ma sát lớp cát

s,k  22.130

Hệ số áp lực ngang của đất

Nq 20
Ks    0.4
50 50

Hệ số beta tương đương

  Ks tan    0.4  tan  22.130   0.163

Ứng suất tại mặt trên lớp cát

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk  3.8 19.65  6.4  (10.26  9.81)  203.118 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

u  9.81 6.4  62.784

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk'   vk  u  203.118  62.784  140.334 kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại mặt dưới lớp cát

 vk' ,b  140.334  5.310.49  195.931kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 vk' ,av  0.5  140.334  195.931  168.13 kN / m2

Ma sát tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 av   vk' ,av  0.163168.13  27.35 kN / m2

532
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Sức chịu tải đặc trưng do lớp cát

 av As 2 27.35 10.6
R    193.27 kN
sk3
 Rd 1.5

Tính toán tương tự được kết quả tổng hợp trong bảng sau

533
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với đất sét Với đất cát


Góc US hữu Diện
Góc US hữu
Chiều Lực ma hiệu US giữa Sức chịu tích Sức chịu
ma Hệ số áp Hệ số hiệu mặt
dài li Hệ dính sát mặt lớp tải đơn xung tải đặc
Lớp đất sát lực tương dưới
số cud Nq ngoài trên σ'vk,av vị τav quanh trưng Rsk,i
φcv,k ngang đương σ'vk(bottom)
α δ σ'vk(top) As,i
Ks β
(kN/m2
(m) (độ) (độ) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (m2) (kN/m2)
)
Sét
pha
1.8
(trên
MNN)
1
Sét
pha
6.4 0.8 21.54 12.800 147.05
(dưới
MNN)
Cát
2 5.3 22.13 20 22.13 0.4 0.163 140.33 195.93 168.13 27.350 10.600 193.27
pha
3 Sét 11.8 0.8 45.32 23.600 570.43
Sét
4 3.9 0.8 14.46 7.800 60.15
pha

534
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tổng sức chịu tải đặc trưng do ma sát


5
Rsk   Rski  147.05  193.27  570.43  60.15  970.9 kN
i 1

Tổng sức chịu tải thiết do ma sát

Rsk 970.9
Rsd    970.9 kN
s 1

Tổng sức chịu tải thiết kế của cọc

Rd  Rbd  Rsd  1368.54  970.9  2339 kN

Sức chịu tải thiết kế theo phương pháp tiệm cận 1 tổ hợp 2 (DA 1-2)

Tổ hợp 2: DA 1-2

Hệ số riêng A2 + M1 + R4

Hệ số mô hình  Rd  1.5

Hệ số riêng của vật liệu

   1
  
 c   1
  1
 cu   

Hệ số riêng của sức chịu tải

 b  1.3
  
 s  1.3

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc:

Mũi cọc cắm vào lớp đất số 4

Góc ma sát tại mũi cọc   16.180

Hệ số sức chịu tải theo Berezansev Nq  20

535
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Ứng suất tại cao trình mũi cọc

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk ,b  19.65  3.8  (10.26  9.81)  (10.2  3.8)  5.3  (10.49  9.81) 


11.8  (12.03  9.81)  3.9  (10.34  9.81)  647 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

ub  (31.2  3.8)  9.81  268.794kN / m2

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk' ,b   vk  ub  647  268.794  378.211kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng tại mũi cọc

 N q  1  vk' ,b  ub  Ab  20  1  378.211  268.794  0.52


Rbk       1368.54 kN
 Rd 1.5

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc

Rbk 1368.54
Rbd    1368.54 kN
b 1

Sức chịu tải thiết kế dọc thân cọc do ma sát

Chiều dài thân cọc trong các lớp đất

Chiều dài li
Lớp đất
(m)
Sét pha (trên
1.8
MNN)
1
Sét pha (dưới
6.4
MNN)
2 Cát pha 5.3
3 Sét 11.8
4 Sét pha 3.9

536
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Lớp sét trên mực nước ngầm (thiên về an toàn nên bỏ quả)

Lớp sét dưới mực nước ngầm

Hệ số ảnh hưởng lực bám dính (theo DM 7 của US Army Corps of Engineers)

  0.8

Diện tích xung quanh cọc

As 2  2  6.4  12.8 m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp sét

 cuk As1 0.8  21.54 12.8


Rsk2    147.05 kN
 Rd 1.5

Lớp cát

Diện tích xung quanh cọc

As 3  As 2  5.3  2  10.6 m2

Tính ma sát xung quanh cọc theo phương pháp Fleming

Góc ma sát ở trạng thái tới hạn

cv,k  22.130

Chọn góc ma sát ngoài

  22.130

Chọn góc ma sát lớp cát

s,k  22.130

Hệ số áp lực ngang của đất

Nq 20
Ks    0.4
50 50

537
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số beta tương đương

  Ks tan    0.4  tan  22.130   0.163

Ứng suất tại mặt trên lớp cát

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk  3.8 19.65  6.4  (10.26  9.81)  203.118 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

u  9.81 6.4  62.784

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk'   vk  u  203.118  62.784  140.334 kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại mặt dưới lớp cát

 vk' ,b  140.334  5.310.49  195.931kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 vk' ,av  0.5  140.334  195.931  168.13 kN / m2

Ma sát tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 av   vk' ,av  0.163168.13  27.35 kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp cát

 av As 2 27.35 10.6
R    193.27 kN
sk3
 Rd 1.5

Tính toán tương tự được kết quả

538
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với đất sét Với đất cát


Diệ
n Sức
Chiề Góc
Góc Hệ US hữu Sức tích chịu
ma US hữu hiệu
u dài Lực ma Hệ số áp số hiệu mặt US giữa chịu tải xun tải
Lớp đất sát mặt dưới
li Hệ dính cud sát lực tươn trên lớp σ'vk,av đơn vị g đặc
Nq ngoài σ'vk(bottom)
số α φd ngang g σ'vk(top) τav qua trưng
δ
Ks đươ nh Rsk,i
ng β As,i
(kN/m2 (kN/
(m) (kN/m2) (độ) (độ) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (m2)
) m2)
Sét pha
(trên 1.8
MNN)
1
Sét pha
12.8 147.0
(dưới 6.4 0.8 21.54
00 5
MNN)
22.1 0.08 10.6
2 Cát pha 5.3 10 22.13 0.2 140.334 195.931 168.1325 13.675 96.64
3 1 00
23.6 570.4
3 Sét 11.8 0.8 45.32
00 3
7.80
4 Sét pha 3.9 0.8 14.46 60.15
0

539
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tổng sức chịu tải đặc trưng do ma sát


5
Rsk   Rski  147.05  96.64  570.43  60.15  874.27 kN
i 1

Tổng sức chịu tải thiết do ma sát

Rsk 874.27
Rsd    672.5 kN
s 1.3

Tổng sức chịu tải thiết kế của cọc

Rd  Rbd  Rsd  1052.72  672.5  1725 kN

Sức chịu tải thiết kế theo phương pháp tiệm cận 2 (DA 2)

Hệ số riêng A1 + M1 + R2

Hệ số mô hình  Rd  1.5

Hệ số riêng của vật liệu

   1
  
 c   1
  1
 cu   

Hệ số riêng của sức chịu tải

 b  1.1
  
 s  1.1

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc:

Mũi cọc cắm vào lớp đất số 5

Góc ma sát tại mũi cọc   16.180

Hệ số sức chịu tải theo Berezansev Nq  20

Ứng suất tại cao trình mũi cọc

540
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk ,b  19.65  3.8  (10.26  9.81)  (10.2  3.8)  5.3  (10.49  9.81) 


11.8  (12.03  9.81)  3.9  (10.34  9.81)  647 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

ub  (31.2  3.8)  9.81  268.794kN / m2

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk' ,b   vk  ub  647  268.794  378.211kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng tại mũi cọc

 N q  1  vk' ,b  ub  Ab  20  1  378.211  268.794  0.52


Rbk       1368.54 kN
 Rd 1.5

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc

Rbk 1368.54
Rbd    1244.13 kN
b 1.1

Sức chịu tải thiết kế dọc thân cọc do ma sát

Chiều dài thân cọc trong các lớp đất

Chiều dài li
Lớp đất
(m)
Sét pha (trên
1.8
MNN)
1
Sét pha (dưới
6.4
MNN)
2 Cát pha 5.3
3 Sét 11.8
4 Sét pha 3.9

Lớp sét trên mực nước ngầm (thiên về an toàn nên bỏ quả)

541
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Lớp sét dưới mực nước ngầm

Hệ số ảnh hưởng lực bám dính (theo DM 7 của US Army Corps of Engineers)

  0.8

Diện tích xung quanh cọc

As 2  2  6.4  12.8 m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp sét

 cuk As1 0.8  21.54 12.8


Rsk2    147.05 kN
 Rd 1.5

Lớp cát

Diện tích xung quanh cọc

As 3  As 2  6.4  2  12.8 m2

Tính ma sát xung quanh cọc theo phương pháp Fleming

Góc ma sát ở trạng thái tới hạn

cv,k  22.130

Chọn góc ma sát ngoài

  22.130

Chọn góc ma sát lớp cát

s,k  22.130

Hệ số áp lực ngang của đất

Nq 20
Ks    0.4
50 50

Hệ số beta tương đương

542
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

  Ks tan    0.4  tan  22.130   0.163

Ứng suất tại mặt trên lớp cát

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk  3.8 19.65  6.4  (10.26  9.81)  203.118 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

u  9.81 6.4  62.784

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk'   vk  u  203.118  62.784  140.334 kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại mặt dưới lớp cát

 vk' ,b  140.334  5.310.49  195.931kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 vk' ,av  0.5  140.334  195.931  168.13 kN / m2

Ma sát tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 av   vk' ,av  0.163168.13  27.35 kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp cát

 av As 2 27.35 12.8
R    233.38 kN
sk3
 Rd 1.5

Tính toán tương tự được kết quả

543
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với đất sét Với đất cát


Diện
Chiều Hệ số US hữu US hữu Sức
Góc Góc ma Hệ số tích Sức chịu
dài li Lực áp hiệu mặt hiệu mặt US giữa chịu tải
Lớp đất Hệ ma sát tương xung tải đặc
dính cud Nq lực trên dưới lớp σ'vk,av đơn vị
số α sát φd ngoài δ đương quanh trưng Rsk,i
ngang σ'vk(top) σ'vk(bottom) τav
β As,i
Ks
(m) (kN/m2) (độ) (độ) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (m2) (kN/m2)
Sét pha
(trên 1.8
MNN)
1
Sét pha
(dưới 6.4 0.8 21.54 12.800 147.05
MNN)

2 Cát pha 5.3 22.13 20 22.13 0.4 0.163 140.334 195.931 168.1325 27.350 10.600 193.27

3 Sét 11.8 0.8 45.32 23.600 570.43


4 Sét pha 3.9 0.8 14.46 7.800 60.15

544
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tổng sức chịu tải đặc trưng do ma sát


5
Rsk   Rski  147.05  193.27  570.43  60.15  970.9 kN
i 1

Tổng sức chịu tải thiết do ma sát

Rsk 970.9
Rsd    882.64 kN
s 1.1

Tổng sức chịu tải thiết kế của cọc

Rd  Rbd  Rsd  1244.13  882.64  2127 kN

Sức chịu tải thiết kế theo phương pháp tiệm cận 3 (DA 3)

Hệ số riêng A1 + M2 + R3

Hệ số mô hình  Rd  1.5

Hệ số riêng của vật liệu

   1.25
   
 c   1.25
  1.4 
 cu   

Hệ số riêng của sức chịu tải

 b  1
  
 s  1

Giá trị thiết kế của các đặc trưng của đất nền

Sức chống cắt không thoát nước của đất sét

cuk 14.46
cud    10.33 kN / m2
 cu 1.4

Góc ma sát thiết kế của lớp cát

545
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 tan k    tan 140 27 ' 


d  tan 
1
  tan 
1
  11.650
    1.25 
  

Góc ma sát của lớp cát ở trạng thái ở trạng thái tới hạn

cv,k  14.450

Góc ma sát thiết kế của lớp cát ở trạng thái tới hạn

cv,d  min(11.650 ;14.450 )  11.650

Sức chống cắt thoát nước của lớp cát cd'  0

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc:

Mũi cọc cắm vào lớp đất số 4

Góc ma sát tại mũi cọc   11.650

Hệ số sức chịu tải theo Berezansev Nq  20

Ứng suất tại cao trình mũi cọc

Ứng suất tổng thẳng đứng

 vk ,b  19.65  3.8  (10.26  9.81)  (10.2  3.8)  5.3  (10.49  9.81) 


11.8  (12.03  9.81)  3.9  (10.34  9.81)  647 kN / m2

Áp lực nước lỗ rỗng

ub  (31.2  3.8)  9.81  268.794 kN / m2

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk' ,b   vk  ub  647  268.794  378.211kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng tại mũi cọc

546
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 N q  1  vk' ,b  ub  Ab  20  1  4378.211  268.794  0.52


Rbk       1368.54 kN
 Rd 1.5

Sức chịu tải thiết kế tại mũi cọc

Rbk 1368.54
Rbd    1368.54 kN
b 1

Sức chịu tải thiết kế dọc thân cọc do ma sát

Chiều dài thân cọc trong các lớp đất

Chiều dài li
Lớp đất
(m)

Sét pha (trên MNN) 1.8


1
Sét pha (dưới MNN) 6.4

2 Cát pha 5.3


3 Sét 11.8
4 Sét pha 3.9
5 Sét 0.0

Lớp sét trên mực nước ngầm (thiên về an toàn nên bỏ quả)

Lớp sét dưới mực nước ngầm

Hệ số ảnh hưởng lực bám dính (theo DM 7 của US Army Corps of Engineers)

  0.8

Diện tích xung quanh cọc

As 2  2  6.4  12.8 m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp sét

 cuk As 2 0.8  21.54 12.8


Rsk2    147.05 kN
 Rd 1.5

547
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Lớp cát

Diện tích xung quanh cọc

As 3  As 2  5.3  2  10.6 m2

Tính ma sát xung quanh cọc theo phương pháp Fleming

Góc ma sát ở trạng thái tới hạn

cv,k  11.650

Chọn góc ma sát ngoài

  11.650

Hệ số áp lực ngang của đất

Nq 20
Ks    0.4
50 50

Hệ số beta tương đương

  Ks tan    0.4  tan 11.650   0.082

Ứng suất tại mặt trên lớp cát

Ứng suất hữu hiệu thẳng đứng

 vk'  3.8 19.65  6.4 10.26  140.334 kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại mặt dưới lớp cát

 vk' ,b  140.334  5.310.49  195.931kN / m2

Ứng suất hữu hiệu tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

 vk' ,av  0.5  140.334  195.931  168.13 kN / m2

Ma sát tại giữa lớp cát mà cọc đi qua

548
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 av   vk' ,av  0.082 168.13  13.87 kN / m2

Sức chịu tải đặc trưng do lớp cát

 av As 2 13.87 10.6
R    146.98 kN
sk3
s 1

Tính toán tương tự được kết quả tổng hợp trong bảng sau

549
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với đất sét Với đất cát


Sức Diện
Chiều Góc US hữu US hữu US Sức chịu
chịu tích
Lực ma Góc ma Hệ số Hệ số hiệu mặt hiệu mặt giữa tải đặc
Lớp đất
dài li Hệ tải xung
dính cud sát sát ngoài δ áp lực tương trên dưới lớp trưng
số Nq đơn vị quanh
φd ngang đương σ'vk(top) σ'vk(bottom) σ'vk,av Rsk,i
α τav As,i
Ks β
(kN/m (kN/m
(m) (kN/m2) (độ) (độ) (kN/m2) (kN/m2) 2 2 (m2) (kN/m2)
) )
Sét
pha
1.8
(trên
MNN)
1
Sét
pha
6.4 0.8 15.39 12.800 105.03
(dưới
MNN)
Cát 168.1 22.22
2 5.3 18.29 20 18.29 0.4 0.132 140.334 195.931 10.600 157.08
pha 325 9
3 Sét 11.8 0.8 32.37 23.600 407.45
Sét
4 3.9 0.8 10.33 7.800 42.97
pha

5
Tổng sức chịu tải đặc trưng do ma sát: Rsk   Rsk  105.03  157.08  407.45  42.97  712.53 kN
i
i 1

Rsk 712.53
Tổng sức chịu tải thiết do ma sát: Rsd    712.53 kN
s 1

Tổng sức chịu tải thiết kế của cọc

Rd  Rbd  Rsd  1368.54  712.53  2081kN

550
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 Xác định sức chịu tải của cọc theo cường độ vật liệu

Kích thước cọc


Đoạn đập đầu Chu vi tiết Diện tích tiết
Chiều dài l Đường kính D
cọc lf diện u diện Ab
(mm) (mm) (mm) (mm) (mm2)
30000 800 500 2000 250000

Cọc gồm ba đoạn, chiều dài mỗi đoạn 10m.

Khi đó:

Diện tích tiết diện ngang cọc: Ab  250000mm2

Chọn thép dọc sơ bộ trong cọc:

n 8
  16mm
As  1608mm2
s  250mm

Với cọc bê tông cốt thép sức chịu tải của cọc theo vật liệu được xác định theo công thức
thanh chịu nén có xét đến uốn dọc.

Sức chịu tải theo vật liệu làm cọc tính theo công thức:

RMk    f cd Ac  f yd As 

Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép (tức thời và dài hạn)

490
f yd   426MPa
1.15

Diện tích tiết diện cốt thép

As  8   162 / 4  1608mm2

Diện tích phần tiết diện bê tông

551
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Ac  250000  1608  248392mm2

 Khi ép cọc:

Cọc có khả năng bị gãy khi đã ép được vào đất đoạn 3d-6d, lúc này áp lực xung quanh cọc
giữ đoạn cọc như một ngàm trượt (xem là liên kết khớp), đồng thời sức của đất ở mũi cọc
đã đạt giá trị đủ lớn cản trở sự xuyên xuống đất của cọc và thân cọc bắt đầu bị uốn dọc.

Vì mũi cọc đã cắm vào đất và đầu cọc được giữ khi uốn nên chọn hệ số

v 1

Chiều dài tính toán của đoạn cọc (khi ép cọc đầu tiên)

lo  vl  110000  10000mm

lo 10000
Hệ số độ mảnh: d    20000mm
D 0.5

Hệ số xét đến uốn dọc của thân cọc khi đóng

  1.028  0.0000288  d 2  0.0016d


 1.028  0.0000288  202  0.0016  20  0.9845

Cường độ chịu nén tính toán của bê tông

fcd  0.85  fck  0.85  30  25.5MPa

Sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc khi ép (bỏ sức chịu tải của thép)

RMk1   fcd Ac  0.9845 25.5 248392  6235.69kN

 Khi cọc làm việc dưới tải trọng công trình

Chiều dài cọc tính đổi trong đất: le  10798mm

Vì ta xem đài cọc ngàm vào đài và mũi cọc ngàm vào đất nên chọn hệ số

v  0.5

Chiều dài tính toán của đoạn cọc (khi ép cọc đầu tiên)

552
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

lo  5399mm

Hệ số độ mãnh

lo 5399
d    2.7m
D 5

Hệ số xét đến uốn dọc của thân cọc khi đóng

  1.028  0.0000288  d 2  0.0016d


 1.028  0.0000288  2.72  0.0016  2.7  1.0235

Cường độ chịu nén tính toán của bê tông:

f ck 30
f cd   cc  0.85   17 MPa
1.5 1.5

Sức chịu tải của cọc theo vật liệu làm cọc khi làm việc dưới tải trọng công trình

RMk 2    fcd Ac  f yd As   1.0235  17  248392  426 1608 103  5022.99kN

Sức chịu tải thiết kế theo vật liệu làm cọc:

Phương pháp thiết kế


DA 1-1 DA 1-2 DA 2 DA 3
RM,d (kN)
5023 3864 4566 5023

553
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tính kết cấu móng dưới cột

Kích thước cọc ép


Đoạn đập đầu Chu vi tiết Diện tích tiết
Chiều dài l Đường kính D
cọc lf diện u diện Ab
(m) (m) (m) (m) (m2)
30.0 0.8 0.5 2.0 0.25

Sức chịu tải thiết kế của cọc

Giả thiết đài cọc không đủ cứng Giả thiết đài cọc đủ cứng
Sức Kết Kết
Phương pháp thiết kế chịu tải Vật Vật
quả thí quả thí
thiết kế liệu liệu
nghiệm nghiệm Đặc trưng
cọc cọc
SPT Đặc trưng đất nền SPT đất nền
Phương pháp tiệm cận 1, tổ
5023 3274 2339 5023 3641 2339
hợp 1 (DA 1-1) Rc,d(1-1)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ
3864 2510 1725 3864 2791 1725
hợp 2 (DA 1-2) Rc,d(1-2)
Phương pháp tiệm cận 2 (DA
4566 3423 2127 4566 3806 2127
2) Rc,d(2)
Phương pháp tiệm cận 3 (DA
5023 2875 2081 5023 3163 2081
3) Rc,d(3)

Sức chịu tải thiết


Phương pháp thiết kế Giả thiết đài cọc đủ cứng
kế

Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1 (DA 1-1) Rc,d(1-1)


2339
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2 (DA 1-2) Rc,d(1-2)
1725
Phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) Rc,d(2)
2127
Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) Rc,d(3)
2081

554
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Nội lực thiết kế: Phương pháp tiệm cận 1-1


MEd VEd
NEd
Ngoại lực MEdx MEdy VEdx Vedy
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 25644.64 -280.1 137.9 30 81.9
Trường
hợp

(2) 25530 -178 156 35 66


(3) 25439 -301 63 18 86

Phương pháp tiệm cận 1-2


MEd VEd
NEd
Ngoại lực MEdx MEdy VEdx Vedy
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 19390 -173 123 26 57
Trường
hợp

(2) 18930 -187 13 9 60


(3) 18930 -32 53 18 35

Phương pháp tiệm cận 2


MEd VEd
NEd
Ngoại lực MEdx MEdy VEdx Vedy
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 25644.64 -280.1 137.9 30 81.9
Trường
hợp

(2) 25530 -178 156 35 66


(3) 25439 -301 63 18 86

Phương pháp tiệm cận 3


MEd VEd
NEd
Ngoại lực MEdx MEdy VEdx Vedy
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 25644.64 -280.1 137.9 30 81.9
Trường
hợp

(2) 25530 -178 156 35 66


(3) 25439 -301 63 18 86

555
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Giả thiết đài cọc cứng (công trình chịu động đất)

Trọng lượng riêng của bê tông:  c  25kN / m3

Modun đàn hồi của bê tông: Eb  33 106 kN / m2

Hệ số nở hông Poisson của đất:   0.2

Xác định số cọc:

Tải trọng thiết


Sức chịu tải thiết kế Số
Phương pháp thiết kế kế NEd Chọn
cọc
(kN) (kN)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1
2339 25644.64 16
(DA 1-1)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2
1725 19390 16 20
(DA 1-2)
Phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) 2127 25644.64 17
Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) 2081 25644.64 18

Kích thước đài móng


Cx Cy Bề dày đài Dc

(m) (m) (m)


6.9 5.4 2.0

a. Kiểm tra khả năng chịu nén:


 Kiểm tra khả năng chịu nén của cọc đơn

Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 1: A1 + M1 + R1

Hệ số riêng cho tác động:  G  1.35

Lực nén thiết kế do tải trọng tác động lên kết cấu bên trên

NEd  max(25644.64;19390)  25644.64kN

Lực nén thiết kế do trọng lượng bản thân cọc + đài + đất trên đài

556
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

WG ,d  1.35  (25  (30 - 0.8)  0.5  0.5  (5.4  6.9  2  25) / 20)  372.128kN

Sức chịu tải thiết kế: Rc,d  2339kN

Kiểm tra: N Ed / n  WG,d  24644.64 / 20  372.128  1604.36kN < Rc,d  2339kN (thỏa)

Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2: A2 + M1 + R4

Hệ số riêng cho tác động:  G  1

Lực nén thiết kế do tải trọng tác động lên kết cấu bên trên

NEd  max(19390;18930)  19390kN

Lực nén thiết kế do trọng lượng bản thân cọc + đài + đất trên đài

WG ,d  1 (25  (30 - 0.8)  0.5  0.5  (5.4  6.9  2  25) / 20)  276.65kN

Sức chịu tải thiết kế: Rc,d 1725kN

Kiểm tra: N Ed / n  WG,d  19390 / 20  275.65  1245.15kN < Rc,d 1725kN (thỏa)

Phương pháp tiệm cận 2: A1 + M1 + R2

Hệ số riêng cho tác động:  G  1.35

Lực nén thiết kế do tải trọng tác động lên kết cấu bên trên

NEd  max(25644.64;19390)  25644.64kN

Lực nén thiết kế do trọng lượng bản thân cọc + đài + đất trên đài

WG ,d  1.35  (25  (30 - 0.8)  0.5  0.5  (5.4  6.9  2  25) / 20)  372.128kN

Sức chịu tải thiết kế: Rc,d  2127kN

Kiểm tra: N Ed / n  WG,d  24644.64 / 20  372.128  1604.36kN < Rc,d  2127kN (thỏa)

Phương pháp tiệm cận 3: A1 + M2 + R3

557
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số riêng cho tác động:  G  1.35

Lực nén thiết kế do tải trọng tác động lên kết cấu bên trên

NEd  max(25644.64;19390)  25644.64kN

Lực nén thiết kế do trọng lượng bản thân cọc + đài + đất trên đài

WG ,d  1.35  (25  (30 - 0.8)  0.5  0.5  (5.4  6.9  2  25) / 20)  372.128kN

Sức chịu tải thiết kế: Rc,d  2081kN

Kiểm tra: N Ed / n  WG,d  24644.64 / 20  372.128  1604.36kN < Rc,d  2081kN (thỏa)

 Kiểm tra khả năng chịu nén của nhóm cọc

Theo điều 7.6.2.2, EN 1997-1, nhóm cọc được xem như là một cọc đơn có đường kính lớn.

Cường độ cực hạn của móng khối (hình bên) được tính toán theo công thức tổng quát của
Brinch Hansen:

qu  cNc sc dcicbc  po Nq sq dqiqbq  0.5 N s d i b

Kích thước móng khối:

558
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

By = 4.5m

Lx = 6m

D = 29.2m

Lực dính của đất nền dưới đáy móng khối: (lớp đất số 4)

c  14.46kN / m2

Áp lực của các lớp đất bên bên trên mặt đáy móng khối

po  378.211kN / m2

Bảng thông số khối lượng riêng của các lớp đất quanh móng khối

Lớp hi (m) g/g’, (kN/m3)


1 (˄) 3.8 19.65
1 (˅) 6.4 10.26
2 5.3 10.49
3 11.8 12.03
4 3.9 10.34

Dung trọng trung bình của các lớp đất bên hông móng khối

3.8 19.65  6.4 10.26  5.3 10.49  11.8 12.03  3.9 10.34
  12.12kN / m3
3.8  6.4  5.3  11.8  3.9

559
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số sức chịu tải (tra biểu đồ)

d  14.45
Nc  10.5
N q  3.7
N  1.7

Hệ số hình dạng (tra biểu đồ)

d  14.45
B / L  0.75
sc  1.05
s  0.95

sc (sc  1) 1.05  1.05  1


sq    0.0142
Nq 3.7

560
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số độ sâu (tra biểu đồ)

d  14.45
D / B  0.75
dc  31.2

dc  1 31.2  1
dq    8.162
Nq 4

d  1 (cho tất cả các trường hợp)

Hệ số góc nghiêng của tải trọng

ic  1
iq  1
i  1

Hệ số góc nghiêng của đáy móng khối

bc  1
bq  1
b  1

Suy ra: qu  cNc sc dcicbc  po Nq sq dqiqbq  0.5 N s d i b  5145.81kN / m2

Sức chịu tải cực hạn

Rcd  qu A  5145.81 4.5 6  138936.77kN

Phương pháp tiệm cận 1

Lực nén thiết kế do kết cấu bên trên

Fc,d  25644.64kN

Trọng lương thiết kế cọc+đài cọc

WG ,d  1.35  (0.25  (30 - 0.8)  25  20  5.4  6.9  2  25)  7442.55kN

Trọng lượng đất trong móng khối


561
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Wsoil,d =1.35  ((4.5  6  0.25  20)  (19.65 1.8  10.26  6.4  10.49  5.3  12.03 11.8 
 10.34  3.9))  10065.66kN

Lực nén thiết kế

Fc,total =25644.64+7442.55+10065.66  43152.85kN

Tương tự cho phương pháp tiệm cận 1 tổ hợp 2, tiệm cận 2, tiệm cận 3. Ta có bảng kết quả
sau:

Phương pháp
DA 1-1 DA 1-2 DA 2 DA 3
thiết kế
Rc,d (kN) 10065.66
Fc,total (kN) 43152.85 32359.04 43152.85 43152.85
»Kiểm tra OK OK OK OK

 Kiểm tra chuyển vị đứng


 Kiểm tra chuyển vị đứng cho cọc đơn

Sức chịu Sức chịu


Sức chịu tải do ma Tải trọng
tải mũi tải tổng
Phương pháp thiết kế sát dọc thân cọc Rs,d thiết kế
cọc Rb,d Rc,d
(kN/m2) (kN/m2) (kN/m2) (kN/m2)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp
970.9 1368.54 2339.44 1282.232
1 (DA 1-1)
Phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp
1052.72 1725.23 969.5
2 (DA 1-2) 672.51
Phương pháp tiệm cận 2 (DA 2) 882.64 1244.13 2126.76 1282.232
Phương pháp tiệm cận 3 (DA 3) 712.53 1368.54 2081.07 1282.232

DA3

Tổng sức chịu tải ma sát dọc thân cọc: Rs ,ult  712.53kN

Sức chịu tải cực hạn của móng cột: Rb,ult  1368.54kN

Tải trọng thiết kế: Fd  1282.232kN

562
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Xét thời điểm mà cọc đã huy động toàn bộ sức chịu tải thân cọc do ma sát

Sức chịu tải cực hạn dọc thân cọc: Ws  712.53kN

Tải trọng tác động lên đất nền mũi cọc

Wb  1282.232  712.53  569.7kN

Cường độ áp lực của đất nền dưới mũi cọc

569.7
qp   2278.8kN
0.25

Sức chịu cực hạn đất nền đơn vị của đất nền mũi cọc

1368.54
q p , ult   5474.15kN / m2
0.196

Hoặc là tính chuyển vị đứng mũi cọc theo công thức

(Ws  2Wb ) L  Wp B(1  ) I p


2

  . .
2 As E p 4 Ap Eb

Hệ số ảnh hưởng: I p  0.5

Module biến dạng đàn hồi của đất nền dưới mũi cọc

Eb  200cu

Cách xác định Eb

Cách 1: Giả định Eu1  250cu  250 108.45  27113kN / m2

Cách 2: Xác định theo TCVN 4012-2012

  mk 0.62  4.43
Eu2   4
 20774kN / m2
ao 1.322110

Khi đó: Eu  min( Eu1; Eu2 )  20774kN / m2

563
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Chuyển vị đứng mũi cọc (theo công thức 4.38_Tomlinson)

(Ws  2Wb ) L  Wp B(1  ) I p


2

  . .
2 As E p 4 Ap Eb


 712.53  2  569.7   29.2 103    569.7  0.5  (1  0.22 )  0.5 103  23.9mm
2  0.25  3.3 107 4 0.25 20774

Kiểm tra chuyển vị đứng cho nhóm cọc

Cao trình mặt dưới của móng khối quy ước: zbase  -21.47m

Đáy móng khối qui ước nằm trong lớp đất số 3

zbtm hi g' σ'v,top σ'v,btm φ c cu Eu1


Lớp 2 2
(m) (m) (kN/m3) (kN/m2) (kN/m2) (độ) (kN/m ) (kN/m ) (kN/m2)
3 -27.3 5.83 12.03 267.750 337.885 15.63 45.32 130.04 32510
4 -32.6 5.3 10.34 337.885 392.687 14.43 14.46 108.45 27113
5 -47.2 14.6 11.15 392.687 541.001 16.33 51.93 188.71 47178
6 -48.3 1.1 10.90 541.001 552.991 15.93 24.57 180.7 45175
6b -52.1 3.8 10.65 552.991 593.461 23.92 8.35 262.61 65653
7 -54.7 2.6 11.23 593.461 622.659 16.68 55.95 238.15 59537.5
9 -60.0 5.3 10.69 622.659 679.316 23.93 12.12 301.01 75253

e0 a mv = a0 Eu2 Eu
β mk
-1 -1 2
(kPa ) (kPa ) (kN/m ) (kN/m2)
0.621 0.00015 9.2535E-05 0.4 6 25936 25936
0.664 0.00022 1.3221E-04 0.62 4.43 20774 20774
0.565 0.00013 8.3067E-05 0.4 6 28892 28892
0.573 0.00019 1.2079E-04 0.62 4.885 25074 25074
0.559 0.00010 6.4144E-05 0.74 3.955 45627 45627
0.558 0.00014 8.9859E-05 0.4 6 26709 26709
0.572 0.00011 6.9975E-05 0.74 3.89 41138 41138

564
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tính độ lún tức thời

Lớp S1 (Phần còn lại của lớp 3)

Module biến dạng

Eu  25936kN / m2

Chiều dày lớp: H  5.83m

Kích thước móng khối quy ước

DF  21.47m
Lx  6  2 1/ 4  2 / 3  (30  0.8)  15.73m
By  4.5  2 1/ 4  2 / 3  (30  0.8)  14.23m

Lực nén tiêu chuẩn do tải trọng tác động lên kết cấu bên trên: F  19790.72  m

Trọng lượng cọc + đài cọc

Wp  pc  25  0.25  (21.47  2)  20  25  5.4  6.9  2  4296.75kN

Trọng lượng đất trong móng khối bị thay thế

Ws =5.4  6.9  2 19.65+((3.8-2) 19.65+10.26  6.4+10.49  5.3+


+12.03  (11.8-5.83))  0.25=1521.43kN

565
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Áp lực gây lún tại đáy móng khối quy ước

13597.5  4296.75  1521.43


qn   73.15kN / m2
15.73 14.23

Xác định các hệ số μ1, μo

H / By  5.83 /14.23  0.41

D / By  21.47 /15.73  1.36

Lx / By  15.73 /14.23  1.11

Suy ra: 1  0.2 , o  0.91

qn
Độ lún tức thời: i  1o B
Eu

0.2  0.91 73.15 14.34 103


i   7mm
25936

Tính toán tương tự ta có bảng tính lún kết quả tức thời cho các lớp đất

H D B L qn Eu ρi
Lớp H/B L/B D/B µ1 µ0
(m) (m) (m) (m) (kN/m2) (MN/m2) (mm)
3 5.8 21.47 14.23 15.73 0.41 1.11 1.36 0.2 0.91 71.71 25936 7.9
4 5.3 27.30 20.96 22.46 0.25 1.07 1.30 0.1 0.91 34.10 20774 3.4
5 14.6 32.60 27.08 28.58 0.54 1.06 1.20 0.15 0.92 20.74 28892 2.8
6 1.1 47.20 43.94 45.44 0.03 1.03 1.07 0.01 0.92 8.04 25074 0.1
6b 3.8 48.30 45.21 46.71 0.08 1.03 1.07 0.02 0.92 7.60 45627 0.1
7 2.6 52.10 49.60 51.10 0.05 1.03 1.05 0.015 0.92 6.33 26709 0.2
9 5.3 54.70 52.60 54.10 0.10 1.03 1.04 0.03 0.92 5.64 41138 0.2
Tổng độ lún tức thời (mm)
15

Tính độ lún do cố kết

Lớp S1 (phần còn lại của lớp 4)

566
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Độ sâu giữa lớp

z av = 0.5  (21.47+27.3)=24.39m
z = 0.5  5.83 = 2.92m
L 15.73
= =1.11
B 14.23
d  0.75
»  z,av  d qn  0.75  73.15  54.86kN / m2

Hệ số nén thể tích mv tại giữa lớp: mv  9.2535 105 kN / m2

Độ lún theo máy đo độ lún

oed  mv  (d z )  H  9.2535 105  54.86  5.8 103  30mm

H zav z L B σz,av mv ρoed


Lớp L/B z/B µd 2
(m) (m) (m) (m) (m) (kN/m2) (m /kN) (mm)
9.2535E-
3 5.8 24.39 2.92 15.73 14.23 1.11 0.20 0.72 51.63 28.0
05
1.3221E-
4 5.3 29.95 8.48 22.46 20.96 1.11 0.6 0.40 28.69 20.0
04
8.3067E-
14.6 34.07 18.43 28.58 27.08 1.11 1.3 0.15 10.76 13.0
5 05
1.2079E-
1.1 36.62 26.28 45.44 43.94 1.11 1.85 0.10 7.17 1.0
6 04
6.4144E-
3.8 24.47 28.73 46.71 45.21 1.11 2.02 0.08 5.74 1.0
6b 05
8.9859E-
2.6 26.57 31.93 51.1 49.6 1.11 2.24 0.06 4.30 1.0
7 05
6.9975E-
5.3 26.72 35.88 54.1 52.6 1.11 2.52 0.06 4.30 2.0
9 05
Tổng độ lún tức thời theo máy đo độ lún 66.0

Lx 17.43
  1.11
By 15.23

D 21.47
  1.44
Lx By 15.93 17.43

567
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số độ sâu: d  0.67

Hệ số địa chất: g  0.7

Độ lún do cố kết: c  0.7  0.67  90  42mm

Độ lún giới hạn cho phép: sls  50mm

Kiểm tra:   sls

Tính toán kết cấu cọc

 Kiểm tra momen, luc cat, chuyen vị than coc


 Xác định biểu đồ momen, lực cắt và chuyển vị ngang của thân cọc
HT 3 MT 2
y( z )  Ay  By
EI EI
2
HT MT
 ( z )  A  B
EI EI
H M
 y' ( z )  Ap  Bp 2
T T
M
V ( z )  Av H  Bv
T
M y ( z )  Am HT  Bm M

 Hệ số độ cứng tương đối của cọc trên đơn vị chiều dài cọc
EI  101243 kN .m2
nh  700kN / m3
EI 5 101243
T5   2.704
nh 700
L 29.2
zmax   10.798m
T 2.704
200.56
H  10kN
 20
 Giá trị Ai, Bi để tính toán cho cọc đài

z/T Ay Aθ Ap Av Am By Bθ Bp Bv Bm
0.0 2.435 -1.623 0 1 0 1.623 -1.75 0 0 1

568
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

0.1 2.273 -1.618 -0.227 0.989 0.1 1.453 -1.65 -0.145 -0.007 1
0.2 2.112 -1.603 -0.422 0.956 0.198 1.293 -1.55 -0.259 -0.028 0.999
0.3 1.952 -1.578 -0.586 0.906 0.291 1.143 -1.45 -0.343 -0.058 0.994
0.4 1.796 -1.545 -0.718 0.84 0.379 1.003 -1.351 -0.401 -0.095 0.987
0.5 1.644 -1.503 -0.822 0.764 0.459 0.873 -1.253 -0.436 -0.137 0.976
0.6 1.496 -1.454 -0.897 0.677 0.532 0.752 -1.156 -0.451 -0.181 0.96
0.7 1.353 -1.397 -0.947 0.585 0.595 0.642 -1.061 -0.449 -0.226 0.939
0.8 1.216 -1.335 -0.973 0.489 0.649 0.54 -0.968 -0.432 -0.27 0.914
0.9 1.086 -1.268 -0.977 0.392 0.693 0.448 -0.878 -0.403 -0.312 0.885
1.0 0.962 -1.197 -0.962 0.295 0.727 0.364 -0.792 -0.364 -0.35 0.852
1.2 0.738 -1.047 -0.885 0.109 0.767 0.223 -0.629 -0.268 -0.414 0.775
1.4 0.544 -0.893 -0.761 -0.056 0.772 0.112 -0.482 -0.157 -0.456 0.688
1.6 0.381 -0.741 -0.609 -0.193 0.746 0.029 -0.354 -0.047 -0.477 0.594
1.8 0.247 -0.596 -0.445 -0.298 0.696 -0.03 -0.245 0.054 -0.476 0.498
2.0 0.142 -0.464 -0.283 -0.371 0.628 -0.07 -0.155 0.14 -0.456 0.404
3.0 -0.075 -0.04 0.226 -0.349 0.225 -0.089 0.057 0.368 -0.213 0.059
4.0 -0.05 0.052 0.201 -0.106 0 -0.028 0.049 0.112 0.017 -0.042
5.0 -0.009 0.025 0.046 0.015 -0.033 0 -0.011 -0.002 0.029 -0.026

 Bảng kết quả các thông số cần tìm

z y(z) θ σy(z) V(z) My(z)


z/T Ay Aθ Ap Av Am
(m) (mm) (độ) (kPa) (kN) (kNm)
0.00 0.0 2.435 4.76 -1.623 -0.07 0 0.00 1 10.00 0 0
0.27 0.1 2.273 4.44 -1.618 -0.07 -0.227 -0.84 0.989 9.89 0.1 2.70
0.54 0.2 2.112 4.13 -1.603 -0.07 -0.422 -1.56 0.956 9.56 0.198 5.35
0.81 0.3 1.952 3.81 -1.578 -0.07 -0.586 -2.17 0.906 9.06 0.291 7.87
1.08 0.4 1.796 3.51 -1.545 -0.06 -0.718 -2.66 0.84 8.40 0.379 10.25
1.35 0.5 1.644 3.21 -1.503 -0.06 -0.822 -3.04 0.764 7.64 0.459 12.41
1.62 0.6 1.496 2.92 -1.454 -0.06 -0.897 -3.32 0.677 6.77 0.532 14.39
1.89 0.7 1.353 2.64 -1.397 -0.06 -0.947 -3.50 0.585 5.85 0.595 16.09
2.16 0.8 1.216 2.38 -1.335 -0.06 -0.973 -3.60 0.489 4.89 0.649 17.55
2.43 0.9 1.086 2.12 -1.268 -0.05 -0.977 -3.61 0.392 3.92 0.693 18.74
2.70 1.0 0.962 1.88 -1.197 -0.05 -0.962 -3.56 0.295 2.95 0.727 19.66
3.25 1.2 0.738 1.44 -1.047 -0.04 -0.885 -3.27 0.109 1.09 0.767 20.74
3.79 1.4 0.544 1.06 -0.893 -0.04 -0.761 -2.81 -0.056 -0.56 0.772 20.88
4.33 1.6 0.381 0.74 -0.741 -0.03 -0.609 -2.25 -0.193 -1.93 0.746 20.17

569
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

4.87 1.8 0.247 0.48 -0.596 -0.02 -0.445 -1.65 -0.298 -2.98 0.696 18.82
5.41 2.0 0.142 0.28 -0.464 -0.02 -0.283 -1.05 -0.371 -3.71 0.628 16.98
8.11 3.0 -0.075 -0.15 -0.04 0.00 0.226 0.84 -0.349 -3.49 0.225 6.08
10.82 4.0 -0.05 -0.10 0.052 0.00 0.201 0.74 -0.106 -1.06 0 0.00
-
13.52 5.0 -0.009 -0.02 0.025 0.00 0.046 0.17 0.015 0.15 -0.89
0.033

 Biểu đồ chuyển vị ngang của cọc theo độ sâu z (thỏa)

570
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 Biểu đồ lực cắt của cọc theo độ sâu z


 Biểu đồ momen uốn của cọc theo độ sâu

571
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 Áp lực ngang cọc


 Khi kiểm tra tính cọc momen và lực cắt thân cọc đều lớn hơn từ biểu đồ trên nên tính
cọc như trên thỏa được các điều kiện cần thiết
8.4. Tính toán và kiểm tra đài cọc

Vật liệu:

Bê tông: C30/37

Khối lượng riêng: 25kN/m3

Ec=33000Mpa

Fck=30Mpa

Fctm=2.6Mpa

Εcu2=0.0035

αcc=1, γc=1.5, fcd=20Mpa, fctd=2.25Mpa

Thép: loại B

572
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Khối lượng riêng: 78.5kN/m3

Es=200000Mpa

Fyk=490Mpa

γs=1.15Mpa

Những thông số kiến nghị EC2

k1=0.44 k2(A)=1.25

k3=0.54 k2(B)=0.6

k5=0.7 k2(C)=0.0014

k6=0.8 k4(A)=0.44

k4(B)=1.25

k4(C)=0.6

Cốt liệu: dg=20mm

Kích thước đài + cột + bố trí cọc trong đài

Kích thước đài móng


Cx Cy Bề dày đài Dc

(mm) (mm) (mm)


6900 5400 2000

Chân cột
Chiều rộng Chiều dài
Bxcot Lycot
(mm) (mm)
1500 1000

573
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Kích thước cọc


Đoạn đập đầu Chu vi tiết Diện tích tiết
Chiều dài l Đường kính D
cọc lf diện u diện Ab
(mm) (mm) (mm) (mm) (mm2)
30000 800 500 2000 250000

Phương X

Số cọc trên một hàng: 5

Khoảng cách từ mép đài đến tâm cọc tâm cọc ngoài cùng: bx  450mm

Khoảng cách các cọc: sx=1500mm

Phương Y

Số cọc trên một hàng: 4

Khoảng cách từ mép đài đến tâm cọc tâm cọc ngoài cùng: by  450mm

Khoảng cách các cọc: sy=1500mm

Tổng số cọc trong đài: N=20

Tải trọng thiết kế

Tải trọng chân cột

MEd VEd
Ngoại lực nguy hiểm NEd
MEdx MEdy VEdx VEdy
(chọn để thiết kế)
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 25645 -280 138 30 82
Trường hợp

(2) 15767 155 -133 -11.7 -2


(3) 16111 191 -7 9 -9
(4) 22326 -393 71 16 95
(5) 22478 -187 227 45 63
(6) 15958 -16 -163 -20 24

574
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Trọng lượng thiết kế của kết cấu đài

Wc,d  1.35  5.4  6.9  2  25  2515.05kN (γG=1.35)

575
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Phản lực đầu cọc

(1) (2) (3) (4) (5) (6)


2 2
Cọc xi yi xi yi Tổng xi2 Tổng yi2 Pi Pi Pi Pi Pi Pi
1 -3 2.25 9 5.0625 1392 925 939 1224 1235 928
2 -3 0.75 9 0.5625 1400 921 934 1234 1240 929
3 -3 -0.75 9 0.5625 1407 916 929 1245 1245 929
4 -3 -2.25 9 5.0625 1415 912 924 1255 1250 930
5 -1.5 2.25 2.25 5.0625 1395 923 939 1225 1238 926
6 -1.5 0.75 2.25 0.5625 1402 918 934 1236 1243 926
7 -1.5 -0.75 2.25 0.5625 1409 914 929 1246 1248 927
8 -1.5 -2.25 2.25 5.0625 1417 910 924 1257 1253 927
9 0 2.25 0 5.0625 1397 920 939 1226 1242 923
10 0 0.75 0 0.5625 1404 916 934 1237 1247 923
11 0 -0.75 0 0.5625 90 56.25 1412 912 929 1247 1252 924
12 0 -2.25 0 5.0625 1419 908 924 1258 1257 924
13 1.5 2.25 2.25 5.0625 1399 918 939 1228 1246 920
14 1.5 0.75 2.25 0.5625 1407 914 934 1238 1251 921
15 1.5 -0.75 2.25 0.5625 1414 910 929 1248 1256 921
16 1.5 -2.25 2.25 5.0625 1422 906 924 1259 1261 922
17 3 2.25 9 5.0625 1401 916 939 1229 1250 918
18 3 0.75 9 0.5625 1409 912 934 1239 1255 918
19 3 -0.75 9 0.5625 1416 908 929 1250 1260 918
20 3 -2.25 9 5.0625 1424 903 923 1260 1265 919

Momen uốn tại mép cột

Trường
hợp 1 2 3 4 5 6

M ˄ of cot 13977 9198 9383 12276 12428 9231


M ˅ of cot 15001 9084 9243 12565 12565 9242
M < of cot 16848 11016 11178 14880 14916 11141
M ˃ of cot 16931 10936 11174 14922 15053 11043

576
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tính toán cốt thép chịu uốn

Các hệ số phân phối cho thép

  1( f ck  50MPa)
  0.8( f ck  50MPa)
k1 hoac k 3  0.44
k 2 hoac k 4  1.25
k 5 hoac k 6  0.7
x max  0.448
K '  0.1765

Bề dày lớp bê tông bảo vệ cho cốt thép

Btm cover  125mm: Côt thep chinh lop duoi


S cover  50 mm

Hàm lượng cốt thép tối thiểu

0.0013
min  max   bt d
0.0014

 Cốt thép đặt theo phương Y

Tính toán cốt thép chịu uốn chính

Lớp trên: Giả sử thép lớp dưới theo phương X là ϕ=25mm, thép lớp trên theo phương Y là
ϕ=22mm

Momen uốn tại mép cột:

M  15001kNm

Bề rộng tiết diện: b  6900mm

Chiều cao tính toán:

d  2000  125  25  22 / 2  1839mm

15001106
Hệ số: K   0.0214
6900 18392  30

577
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Cánh tay đòn ngẫu lực

  2 
z  min  0.95,0.5 1  1  c min( K ' , K )   d
  cc 
  
  2 1.5  
 min  0.95;0.5  1  1   min(0.1765;0.0214)  1839   1747mm
 11 
   

Diện tích thép tính toán

M 15001106
As    20156mm2
f yd z 426 1747

Diện tích thép yêu cầu

As,min  max(20156;max(0.0013;0.0014)  6900 1839)  20156mm2

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất

6900  2  (50  20)


ny   1  41cây
170

Diện tích mỗi thanh thép

20156
As   492mm2
40

Đường kính thép chịu uốn chọn:   25mm

Số thanh thực tế

20156  4
ny   43 cây
  252

Ứng suất trong thanh thép

310
s  f yk  0.62  490  304 MPa
500

Khoảng cách max giữa các thanh thép

smax  min(300;550 1.25  304)  170mm


578
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Khoảng cách min giữa các thanh thép

Khoảng cách thông thủy giữa các thanh thép là 20mm, đường kính cốt liệu trung bình
(20mm) +5mm, đường kính thanh thép

smin  max(20;25;25)  25  50mm (Khoảng cách giữa tâm các thanh thép)

Khoảng cách thực tế giữa các thanh thép: giả sử cốt đai ϕ=14mm

s  (6900  2  (50  14)  25) / (43  1)  165mm

 Cốt thép đặt theo phương X

Tính toán cốt thép chịu uốn chính

Lớp dưới: giả sử thép lớp dưới ϕ=25mm

Momen uốn tại mép cột: M  16931 kNm

Bề rộng tiết diện: b=5400mm

Chiều cao tính toán, giả sử thanh thép chịu uốn đường kính ϕ=30mm

d  2000  125  25 / 2  1863mm

16931106
Hệ số: K   0.0301
5400 18632  30

Cánh tay đòn ngẫu lực

  2 
z  min  0.95,0.5 1  1  c min( K ' , K )   d
  cc 
  
2 1.5
 min(0.95;0.5  (1  1   min(0.1765;0.0301)))) 1863  1769mm
1 1

Diện tích thép tính toán

M 16931106
As    22462mm2
f yd z 426 1769

Diện tích thép yêu cầu

579
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

As,min  max(22462;max(0.0013;0.0014)  5400 1863)  22462mm2

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất

5400  2  (50  20)


nx   1  32 cây
170

Diện tích mỗi thanh thép

22462
As   702mm2
32

Đường kính thép chịu uốn chọn:   28mm

Số thanh thực tế

22462  4
nx   37 cây
  282

Ứng suất trong thép chịu kéo tại giữa nhịp

310
s  f yk  0.62  490  304 MPa
500

Khoảng cách max giữa các thanh thép

smax  min(300;550 1.25  304)  170mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép

Khoảng cách thông thủy giữa các thanh thép là 20mm, đường kính cốt liệu trung bình
(20mm) +5mm, đường kính thanh thép

smin  max(20;25;28)  30  60mm

Khoảng cách thực tế giữa các thanh: giả sử cốt đai ϕ=14mm

s  (5400  2  (50  14)  28) / (32  1)  165mm

 Chọn và kiểm tra thép chịu uốn theo phương Y

Đường kính thép chịu uốn:   25mm

580
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Momen uốn tại mép cột: M  15001 kNm

Bề rộng tiết diện: b  6900mm

Chiều cao tính toán:

d  2000  125  28  25 / 2  1835mm

15001106
Hệ số: K   0.0215
6900 18352  30

Cánh tay đòn ngẫu lực

2 1.5
z  min(0.95;(1  1   min(0.1765;0.0215)) / 2) 1835  1743mm
0.9 1

Diện tích thép tính toán

15001106
As   20205mm2
426 1743

Diện tích thép yêu cầu

As,min  max(20205;max(0.0013;0.0014)  6900 1835)  20205mm2

Số thanh theo phương Y

20205  4
ny   42 cây
  252

Diện tích thép thực tế

As, pro  42    252 / 4  20617mm2

Ứng suất trong thép

 s  0.62  490  20617 / 20205  298 MPa

Khoảng cách max giữa các thanh thép

smax  min(300;550 1.25  298)  175mm

581
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Khoảng cách min giữa các thanh thép

smin  max(25;20,25)  25  50mm

Khoảng cách thực tế

s  (6900  2  (50  14)  25) / (42  1)  150mm

Ta thấy khoảng cách thực tế 150mm < khoảng cách lớn nhất 175mm (thỏa)

Mặt trên của đài theo phương Y bố trí theo cấu tạo ϕ18@200

 Chọn và kiểm tra thép chịu uốn theo phương X

Đường kính thép chịu uốn: ϕ=28mm

Momen uốn tại mép cột: M  16931 kNm

Bề rộng tiết diện: b=5400mm

Chiều cao tính toán

d  2000  125  28 / 2  1861mm

16931106
Hệ số: K   0.0302
5400 18612  30

Cánh tay đòn ngẫu lực

  2 
z  min  0.95,0.5 1  1  c min( K ' , K )   d
  cc 
  
  2 1.5 
 min  0.95;0.5  1  1   min(0.1765;0.0302)   1861  1768mm
 11 
  

Diện tích thép tính toán

16931106
As   22480mm2
426 1768

Diện tích thép yêu cầu

582
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

As,min  max(22480;max(0.0013;0.0014)  5400 1861)  22480mm2

Số thanh

22480  4
nx   1  37 cây
  282

Diện tích thép thực tế

37    282
As , pro   22783mm2
4

Ứng suất trong thép

310 A 22480
s  f yk s ,req  0.62  490   300 MPa
500 As , prov 22783

Khoảng cách max giữa các thanh thép

smax  min(300;550 1.25  300)  175mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép

smin  max(25;28)  28  60mm

Khoảng cách thực tế

s  (5400  2  (50  14)  28) / (37  1)  150mm

Ta thấy khoảng cách thực tế 150mm < khoảng cách lớn nhất 175mm (thỏa)

Mặt trên của đài theo phương X bố trí theo cấu tạo ϕ18@200

 Tính toán cốt thép chịu cắt (xem đài cọc như một dầm chịu cắt)

Mặt cắt nguy hiểm cách trọng tâm cọc một khoảng

scritical =0.5  500=250mm

Hệ số giảm cường độ của bê tông có vết nứt khi cắt

v1  0.6  (1  30 / 250)  0.528

583
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Hệ số tính đến trạng thái ứng suất trong biên giàn chịu nén: cw  1

Giá trị kiến nghị: 1 cot  2.5

 Cốt đai đặt dọc theo phương Y

Tính toán cốt chịu cắt

Bề rộng tiết diện: b  6900mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

1.2  20156
1   0.1906%
6900 1839

Khoảng cách từ tâm cột đến chu vi kiểm tra

Với hàng 1: av1  5400 / 2  450  2500  2000mm

Với hàng 2: av 2  5400 / 2  450 1500  250  500mm

Với hàng 3: av3  av 2  500mm

Với hàng 4: av 4  av1  2000mm

Lực cắt thiết kế lấy tổng phản lực đầu cọc trên một hàng lớn nhất của các trường hợp tổ
hợp, ở đây tổ hợp một có tổng phản lực của các đầu cọc trên một hàng là lớn nhất.

Với hàng 1: VEd1  V1  V5  V9  V13  1392  1395  1397  1399  1401  6984kN

Với hàng 2: VEd 2  V2  V6  V10  V14  V18  1400  1402  1404  1407  1409  7021kN

Với hàng 3: VEd 3  V3  V7  V11  V15  V19  1407  1409  1412  1414  1416  7059kN

Với hàng 4: VEd 4  V4  V8  V12  V16  V20  1415  1417  1419  1422  1424  7096kN

Ứng suất cắt thiết kế

VEd1 6984 103


Với hàng 1: vEd1    0.5504MPa
b  d 6900 1839

584
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

VEd 2 7021103
Với hàng 2: vEd 2    0.5533MPa
b  d 6900 1839

VEd 3 7059 103


Với hàng 3: vEd 3    0.5563MPa
b  d 6900 1839

VEd 4 7096 103


Với hàng 4: vEd 4    0.5592MPa
b  d 6900 1839

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d

vRd  CRd ,c k (100  f ck )1/3  2d / av  vmin  2d / av


CRd ,c  0.18 /  c  0.18 /1.5  0.12
200 200
k  1  1  1.33
d 1839
vRd  0.12 1.33  (100  0.1906%  30)1/3  2 1839 / 2000  0.5248MPa
vmin  2d / a  0.035 1.333/2  301/2  2 1839 / 2000  0.56MPa

Vậy với hàng 1: vRd1 2d / av1  0.56MPa

Tương tự với hàng 2,3: vRd 2 2d / av 2  vRd 3 2d / av3  1.2167MPa

Với hàng 4: vRd 4 2d / av 4  vRd1 2d / av1  0.56MPa

Kiểm tra

vEd 1  vRd 1 2d / av1


vEd 2  vRd 2 2d / av 2
(thỏa – không gây cắt)
vEd 3  vRd 3 2d / av3
vEd 4  vRd 4 2d / av 4

Góc nghiêng θ

 cwbw zv1 fcd 1 6900  0.9 1839  0.528  20


cot 1  tan 1    17.2676
Với hàng 1: VRd ,max 6984 103
cot 1  2.5

Tương tự

585
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với hàng 2: cot 2  tan 2  17.1758  cot 2  2.5

Với hàng 3: cot 3  tan 3  17.0850  cot 3  2.5

Với hàng 4: cot 4  tan 4  17  cot 4  2.5

Cốt đai tính toán

Asw  0.08  6900  30 7096 1000 


 max  ;   6.1703
S  490 0.9 1839  426  2.5 

Khoảng cách thép dọc thực tế lớp dưới

 6900  2  (50  14) 


sbottom     169mm
 41  1 

Số nhánh cốt đai tối thiểu

 (6900  2  50  10) 
nleg ,min  max  2; 21;   21
 min(600;0.75 1839) 

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  21

Diện tích một nhánh cốt đai

Asw,leg  6.1703  min(600;0.75 1839) / 21  176mm2

Đường kính cốt đai chịu cắt (chọn)

  14mm

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y

smax  min(0.75 1839;600)  600mm

Bước cốt đai

slink  min( 162 / 4  21/ 6.1703;600)  500mm

 Cốt đai đặt dọc theo phương X

586
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Tính toán cốt chịu cắt

Bề rộng tiết diện: b=5400 mm

Hàm lượng cốt thép dọc chịu kéo:

1.2  22462
1   0.2680%
5400 1863

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra

Cách tính trình bày tương tự như “Tính toán cốt chịu cắt theo phương Y”

Với hàng 1.5: av1  av5  2750mm

Với hàng 2,4: av 2  av 4  1250mm

Lực cắt thiết kế

Với hàng 1: VEd1  5614kN

Với hàng 2: VEd 2  5623kN

Với hàng 4: VEd 4  5641kN

Với hàng 5: VEd 5  5029kN

Ứng suất cắt thiết kế

Với hàng 1: vEd1  0.5582MPa

Với hàng 2: vEd 2  0.5591MPa

Với hàng 4: vEd 4  0.5609MPa

Với hàng 5: vEd 5  0.5MPa

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d

Với hàng 1: vRd1 2d / av1  0.5784MPa

587
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với hàng 2: vRd 2 2d / av 2  1.2724MPa

Với hàng 4: vRd 4 2d / av 4  1.2724MPa

Với hàng 5: vRd 5 2d / av5  0.5784MPa

Kiểm tra góc nghiêng 

Với hàng 1: cot 1  tan 1  17.03  cot 1  2.5

Với hàng 2: cot 2  tan 2  17  cot 2  2.5

Với hàng 4: cot 4  tan 4  16.94  cot 4  2.5

Với hàng 5: cot 5  tan 5  19  cot 5  2.5

Asw
Cốt đai:  4.8289
S

Khoảng cách thép dọc thực tế lớp dưới

5400  2  50  28
Sbottom   169mm
32  1

Số nhánh cốt đai tối thiểu: nleg ,min  18

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  18

Diện tích một nhánh cốt đai: Asw,leg  161mm2

Đường kính cốt đai chịu cắt (chọn):   14mm

Khoảng cách cốt đai dọc theo phương X: Smax  600mm

Bước cốt đai: Slink  550mm

 Chọn và kiểm tra cốt chịu cắt theo phương Y:   16mm

Bề rộng tiết diện: b=6900 mm

588
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

As , pro 20617
Hàm lượng cốt dọc chịu kéo: 1    0.1629%
bd 6900 1835

Lực cắt thiết kế: VEd  max(6984;7021;7059;7096)  7096kN

7096 103
Ứng suất cắt thiết kế: vEd   0.5606MPa
6900 1835

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra: av  2000mm

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d (không có thép chịu cắt): vRd  0.5395MPa

Góc nghiêng 

cot   tan   16.95  cot   2.5

Asw
Cốt đai:  6.17
S

Ứng suất kháng cắt của đài khi có cốt thép chịu cắt thẳng đứng

VRd ,max  0.8571MPa

Kiểm tra

vEd  vRd ,max (thỏa khả năng chịu cắt)

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  21

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: Smax  600mm

Bước cốt đai: Slink  600mm

 Chọn và kiểm tra cốt chịu cắt theo phương X:   16mm

Bề rộng tiết diện: b=5400 mm

As, pro 22783


Hàm lượng cốt dọc chịu kéo: 1    0.2267%
b d 6900 1861

Lực cắt thiết kế: VEd  5641kN

589
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

5641103
Ứng suất cắt thiết kế: vEd   0.5613MPa
6900 1861

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra: av  1250mm

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d (không có thép chịu cắt): vRd  1.0756MPa

Kiểm tra: vEd  vRd (thỏa)

Góc nghiêng 

cot   tan   16.93  cot   2.5

Asw
Cốt đai:  4.8
S

Ứng suất kháng cắt của đài khi có cốt thép chịu cắt thẳng đứng

VRd ,max  0.8571MPa

Kiểm tra

vEd  vRd ,max (thỏa)

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  18

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: Smax  600mm

Bước cốt đai: Slink  600mm

 Kiểm tra chọc thủng

Lực nén lớn nhất tại chân cột: Nmax  25645kN

Momen uốn tương ứng theo hai phương

M Edx  280kNm
M Edy  138kNm

Tỉ số

590
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

ex 280 103
  9.25 104
by 25645 11800

ey 138 103
  5.2245 104
bx 25465 10300

Hệ số kể đến sự lệch tâm khi tính toán cắt thủng

  1  1.8  9.2510   5.22 10 


4 2 4 2
 1.0019

Tại mặt cắt chu vi ngay mép cột

Lực cắt thủng thiết kế

VEd  Nmax  25645kN

Ứng suất gây cắt thủng thiết kế

25645 103
vEd  1.0019   0.1413MPa
4  (5400  6900)  (1835  1861)

Khả năng chịu cắt của đài cọc khi có cốt thép chịu cắt

vRd ,max  0.8571MPa

Kiểm tra chọc thủng

vEd  vRd ,max (thỏa)

Tại mặt cắt chu vi có thể xảy ra cắt thủng

Chiều cao tính toán trung bình

dave  0.5 1835  1861  1847.75mm

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra cơ bản (trong phạm vi 2d)

2d  2 1847.75  3695.5mm

Cọc xa mép cột nhất

591
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

a furthest  0.5  5400  0.5  500  2450mm

Khoảng cách từ mép cột đến mặt nguy hiểm nhất

av  min(3695.5;2450)  2450mm

Kích thước mặt nguy hiểm tính cắt thủng

bx  10300mm
by  11800mm

Chu vi kiểm tra

u1  2  10300  11800  2  2450  39994mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

 
1  min 0.02; 0.1629%  0.2267%  0.1922%

Ứng suất gây cắt thủng thiết kế

vEd  1.0014  (25645 103 / (39994  2450)  0.3475MPa

Ứng suất kháng cắt của đài cọc khi có cốt thép chịu cắt
3/2
 0.18  200   200  a 2
vRd  max 
 c
 min 1 
d
;2   100 1 fck  ;0.035  min 1 
1/3

d

;2   fck  2  v
dave
 0.4622MPa
   

Kiểm tra:

vEd  vRd ,max (thỏa)

 Tính toán và kiểm tra cọc

Kích thước cọc


Đoạn đập đầu Chu vi tiết Diện tích tiết
Chiều dài l Đường kính D
cọc lf diện u diện Ab
(m) (m) (m) (m) (m2)
30 0.8 0.5 2 0.25

592
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Cọc gồm ba đoạn, mỗi đoạn dài 10m.

Chọn thép dọc trong cọc

n4
  18mm
Chọn thép:
As  1018mm2
s  500mm

Tính toán cốt thép cho cọc theo điều kiện dựng cọc và cẩu cọc

Tính cốt dọc chịu uốn

Cọc bố trí hai móc cẩu, dùng móc cẩu trong sơ đồ cọc để dựng cọc

Hệ số động: k=1.5

Trọng lượng bản thân có kể đến hệ số khí động khi cẩu lắp và dựng cọc (trên 1m dài cọc)

g  1.35 1.5  25  0.25  12.565kN / m

Sơ đồ khi dựng và cẩu cọc

Khi cẩu cọc

593
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Giá trị cực đại của momen trong cọc

M max1  2.71kNm

Khi dựng cọc

Giá trị cực đại của momen trong cọc

M max 2  86.06kNm

Khi cọc làm việc dưới tác động của tải trọng

M max3  10.06kNm

Giá trị momen để kiểm tra thép trong cọc

M max  86.06kNm

Chiều dày lớp bê tông bảo vệ trong thân cọc

tcover=50mm

Tính toán cốt thép chịu momen uốn khi cẩu cọc và dựng cọc, xem cọc như dầm chịu uốn

Cạnh của tiết diện cọc vuông: b=50 mm

Giả sử đường kính của cốt đai bố trí trong cọc

dsw = 8mm

Chiều cao tính toán của tiết diện

d  500  50  8  0.5x18  433 mm

Kbal  0.167

Hệ số cân bằng

86.06 106
K  0.023
500  5002  30

Kiểm tra: K < Kbal (thỏa, tính cốt đơn)

594
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Do vậy không cần tính cốt chịu nén (tính cốt đơn)

Cánh tay đòn z

z  d 0.5   0.25  K /1.134  


 
 433  0.5   0.25  0.023 /1.134    421mm
 

Diện tích cốt thép tính toán

86.06 106
As   479mm2
426  421

Diện tích cốt thép chịu kéo/ chịu nén tối thiểu yêu cầu trong dầm

As min  299mm2

Diện tích cốt thép chịu kéo/ chịu nén tối đa trong dầm

As max  0.04  0.25 106  10000mm2

Diện tích cốt thép chịu kéo đã chọn sơ bộ

As, prov  0.5  4   182 / 4  509mm2

Ta thấy:

As , prov  As
As , prov  As ,min (thỏa)
As , prov  As ,max

Chọn thép: 418 bố trí dọc theo chu vi

Điều kiện động đất là hàm lượng thép dọc phải lớn hơn 1% tại vị trí đầu cọc với đài, khi đó
cọc ép cuối cùng thì chiều dài 1.8m bố trí 12ϕ18 đế thỏa lớn hơn 1%

12   182
Kiểm tra hàm lượng thép dọc:    1.22% > 1% (thỏa)
4  500  500

Tính toán cốt đai cho cọc

595
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Từ tác động của tải trọng bên trên

Lực cắt lớn nhất tại chân cột

VEdx  45kN
VEdy  95kN
Vcol ,max  105.12kN

Lực cắt tại đầu cọc

V1max  45 / 20  5.26kN

Khi cọc làm việc :

V3,max  95 / 20  4.82kN

Từ quá trình cẩu lắp

V2max  1.25  0.2931.5  25  0.25 11.7  37.08kN

Khi cẩu lắp ta xem cọc như một dầm chịu uốn, ta tính cốt đai cho cọc như tính cốt đai cho
dầm

Bề rộng tiết diện

b=500mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

509
1   0.2036%
0.25 106

Lực cắt thiết kế: VEd  37.08kN

Ứng suất gây cắt thiết kế

37.08 1000
vEd   0.1713MPa
500  433

Góc nghiêng 

596
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

cot   tan   60  cot   2.5

Cốt đai

 0.4471 mm2 / mm 
Asw
S

Số nhánh cốt đai: nleg  2

Khoảng cách max cốt đai dọc thân cọc: smax  325mm

Diện tích một nhánh cốt đai (với bước cốt đai lớn nhất): Asw,leg  73mm2

Đường kính cốt đai chịu cắt (chọn):   8mm

Bước cốt đai: slink  200mm

Ứng suất kháng cắt của thân cọc khi có cốt đai: vRd ,max  0.9269MPa

Kiểm tra

vEd  vRd ,max (thỏa)

 Tính toán chiều dài đoạn neo thép đầu cọc vào đài

Giá trị cường độ chịu kéo tính toán của bê tông

fct ,d  cc 0.7 f ctm /  c  1 0.7  2.6 /1.5  1.21MPa

Giá trị tính toán của ứng suất bám dính giới hạn

1  1
2  1
fbd  2.25 1 2  fct ,d  2.25 111.21  2.73MPa

Ứng suất tính toán trong thép dọc của cọc

 sd  426MPa

Chiều dài neo cơ bản

597
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

  sd 18 426
lb,rqd     702mm
4 fbd 4 2.73

Hệ số xét đến ảnh hưởng của hình dạng thanh thép: 1  1

cd  67mm
Hê số xét đến ảnh hưởng của chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ:
2  1

Hệ số xét đến ảnh hưởng của chiều dày tối thiểu của lớp bê tông bảo vệ: 3  1

Hệ số xét đến ảnh hưởng của 1 hoặc nhiều thanh thép ngang hàn dọc theo chiều dài neo tính
toán: 4  1

Hệ số xét đến ảnh hưởng của áp lực đi ngang qua mặt phẳng nứt tách dọc theo chiều dài neo
tính toán: 5  1

Chiều dài neo tính toán

lbd  1 23 45lb,rqd  11111 702  702mm

Chiều dài neo tối thiểu cho neo chịu nén

lb,min  max(0.6  lb,rqd ;10   ;100)  421mm

Kiểm tra: lbd > lb,min

Chiều dài neo của thép đầu cọc vào đài là 725mm

Chiều dài đoạn đập đầu cọc và ngàm vào đài ban đầu đã chọn là 800mm, đảm bảo đủ chiều
dài neo cho thép chịu nén.

 Tính toán cốt thép làm móc cẩu

Bề dày lớp bê tông bảo vệ cho móc cẩu

tcov er  28  8  50  max(28,20,25)  105mm

Trọng lượng bản thân cọc (tính cho một đoạn)

Gpile  gl  12.656 10  126.56kN

598
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Đường kính cốt thép móc cẩu chọn theo điều kiện

 2 f yd
Gpile  
4 FS
FS  2
min  25mm

Chọn thép:   25mm

 Tính chiều dài neo của móc cẩu trong cọc

lbd  1 23 45lb,rqd  lb,min

Giá trị tính toán của ứng suất bám dính giới hạn

1  1
2  1
fbd  2.25 1 2  fct ,d  2.25 111.21  2.73MPa

Ứng suất tính toán trong thép móc cẩu

0.5  FS  G pile 103  4 0.5  2 126.56 103  4


 sd    205.54MPa
  2   282

Chiều dài neo cơ bản

  sd 28 205.54
lb,rqd     527mm
4 fbd 4 2.73

Hệ số xét đến ảnh hưởng của hình dạng thép: 1  1 (thanh thép có đầu chữ U)

Hệ số xét đến ảnh hưởng của chiều dày tối thiểu lớp bê tông bảo vệ

cd  105mm
 2  1  0.15  (cd  3 ) /   1  0.15  (105  3  28) / 28  0.8875

Hệ số xét đến ảnh hưởng kiềm chế biến dạng của cốt thép ngang:

599
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

K  0.05
1000  2 0.25 2

slink 4 4
  0.1582
 / 4
2

3  1  K   0.9921

Hệ số xét đến ảnh hưởng của một hoặc nhiều thanh thép ngang hàn dọc theo chiều dài neo
tính toán: 4  1

Hệ số xét đến ảnh hưởng của áp lực đi ngang mặt phẳng nứt tách dọc theo chiều dài neo
tính toán: 5  1

Chiều dài neo tính toán

lbd  1 23 45lb,rqd  0.7  0.8875  0.992111 527  325mm

Chiều dài neo tối thiểu cho neo chịu kéo

lb,min  max(0.3 1092;10  28;100)  280mm

Kiểm tra

lb,d  lb,min (thỏa)

 Đối với cọc cuối cùng ép xuống trong đoạn 1800mm bố trí thép đai ϕ8@50mm, phần
kia của cọc bố trí ϕ8@100mm, ở giữa đoạn cọc bố trí thép ϕ8@200mm.
 Đối với cọc khác (trừ cọc ép cuối cùng) phần đầu và cuối của cọc trong phạm vi
1000m bố trí thép đai ϕ8@100mm, ở giữa bố trí ϕ8@200mm.

Chiều dài neo của móc cẩu là 325mm

Kiểm tra động đất

Tổ hợp nội lực của động đất

600
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

MEd VEd
Ngoại lực nguy hiểm (chọn để NEd
MEdx MEdy VEdx VEdy
thiết kế)
(kN) (kNm) (kNm) (kN) (kN)
(1) 19699 494 773 151 132
Trường
hợp

(2) 14367 -655 -721 -131 -64


(3) 15890 -667 -483 -91 -56

Với tổ hợp nội lực động đất ta chọn lại hệ số với trường hợp tải đặc biệt:

s 1
 c  1.3

f yk
Khi đó: f yd   490MPa . Còn lại các hệ số khác vẫn giữ nguyên như trên.
s

Momen uốn tại mép cột:

Trường hợp
1 2 3

M ˄ of col 11288 8201 8958


M ˅ of col 8972 8681 9447
M < of col 13058 10382 11212
M ˃ of col 13522 9949 10922

Tính toán thép chịu uốn theo động đất tương tự như với trường hợp tải lâu dài và tạm thời

 Theo phương Y:

M  11288 kNm

Bề rộng tiết diện: b  6900 mm

Chiều cao tính toán: d  1839mm

Hệ số: K  0.0161

Cánh tay đòn ngẫu lực: z=1747 mm

601
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Diện tích thép tính toán: As ,req  13186kNm

Diện tích thép yêu cầu: As,min=17506 kNm

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất (smax)

n=41 cây

Diện tích mỗi thanh thép: As=427mm2

Chọn thép chịu uốn đường kính: ϕ=28mm

Số thanh thực tế: n=30 cây

ứng suất trong thanh thép: σs=304 Mpa

Khoảng cách max giữa các thanh thép: smax=170mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép: smin=60mm

Khoảng cách thực tế: s=165mm

 Theo phương X

M  13522 kNm

Bề rộng tiết diện: b  5400 mm

Chiều cao tính toán: d  1863 mm

Hệ số: K  0.0241

Cánh tay đòn ngẫu lực: z  1769 mm

Diện tích thép tính toán: As ,req  15596kNm

Diện tích thép yêu cầu: As ,min  15596kNm

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất (smax)

n=32 cây

Diện tích mỗi thanh thép: As=487 mm2

602
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Chọn thép chịu uốn đường kính: ϕ=28 mm

Số thanh thực tế: n=26 cây

ứng suất trong thanh thép: σs=304 Mpa

Khoảng cách max giữa các thanh thép: smax=170mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép: smin=60mm

Khoảng cách thực tế: s=165mm

 Chọn và kiểm tra lại thép chịu uốn


- Với phương Y:

Với ϕ=25mm

M  11288 kNm

Bề rộng tiết diện: b=6900 mm

Chiều cao tính toán: d=1835 mm

Hệ số: K=0.0162

Cánh tay đòn ngẫu lực: z=1743 mm

Diện tích thép tính toán: As,req=13219 kNm

Diện tích thép yêu cầu: As,min=17463 kNm

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất (smax)

n=36 cây

Diện tích thép thực tế: As,prov=17671mm2

ứng suất trong thanh thép: σs=227 Mpa

Khoảng cách max giữa các thanh thép: smax=200mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép: smin=50mm

Khoảng cách thực tế: s=190mm


603
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

 Với phương Y khi tính thép trường hợp tải dài hạn và tạm thời thì với ϕ=25mm có
bước thép là 150mm nhưng với tải động đất thì cũng thép ϕ=25mm nhưng bước thép
lên tới 190mm, do đó thép được xác định trong trường hợp tải dài hạn và tạm thời là
an toàn.
- Với phương X:

Với ϕ=28mm

M  13522 kNm

Bề rộng tiết diện: b=5400 mm

Chiều cao tính toán: d=1861 mm

Hệ số: K=0.0241

Cánh tay đòn ngẫu lực: z=1768 mm

Diện tích thép tính toán: As,req=15609 kNm

Diện tích thép yêu cầu: As,min=15609 kNm

Số thanh theo khoảng cách lớn nhất (smax)

n=26 cây

Diện tích thép thực tế: As,prov=16010 mm2

ứng suất trong thanh thép: σs=296 Mpa

Khoảng cách max giữa các thanh thép: smax=175 mm

Khoảng cách min giữa các thanh thép: smin=60mm

Khoảng cách thực tế: s=205 mm

 Với phương X khi tính thép trường hợp tải dài hạn và tạm thời thì với ϕ=28mm có
bước thép là 150mm nhưng với tải động đất thì cũng thép ϕ=28mm nhưng bước thép
lên tới 205 mm, do đó thép được xác định trong trường hợp tải dài hạn và tạm thời là
an toàn.

604
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Kiểm tra thép chịu cắt:

Cũng tương tự như kiểm tra thép chịu cắt đối với trường hợp lâu dài và tạm thời

 Tính toán cốt thép chịu cắt (xem đài cọc như một dầm chịu cắt)

Theo phương Y:

Mặt cắt nguy hiểm cách trọng tâm cọc một khoảng: scritical =0.5  500=250mm

Hệ số giảm cường độ của bê tông có vết nứt khi cắt: v1  0.6  (1  30 / 250)  0.528

Hệ số tính đến trạng thái ứng suất trong biên giàn chịu nén: cw  1

Giá trị kiến nghị: 1 cot  2.5

Cốt đai đặt dọc theo phương Y

Tính toán cốt chịu cắt

Bề rộng tiết diện: b  6900mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

1  0.1247%

Khoảng cách từ tâm cột đến chu vi kiểm tra

Với hàng 1: av1  5400 / 2  450  2500  2000mm

Với hàng 2: av 2  5400 / 2  450 1500  250  500mm

Với hàng 3: av3  av 2  500mm

Với hàng 4: av 4  av1  2000mm

Lực cắt thiết kế lấy tổng phản lực đầu cọc trên một hàng lớn nhất của các trường hợp tổ
hợp, ở đây tổ hợp một có tổng phản lực của các đầu cọc trên một hàng là lớn nhất.

Với hàng 1: VEd1  V1  V5  V9  V13  5652kN

605
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với hàng 2: VEd 2  V2  V6  V10  V14  V18  5586kN

Với hàng 3: VEd 3  V3  V7  V11  V15  V19  5521kN

Với hàng 4: VEd 4  V4  V8  V12  V16  V20  5455kN

Ứng suất cắt thiết kế

VEd 1
Với hàng 1: vEd 1   0.4454MPa
bd

VEd 2
Với hàng 2: vEd 2   0.4403MPa
bd

VEd 3
Với hàng 3: vEd 3   0.4351MPa
bd

VEd 4
Với hàng 4: vEd 4   0.4299MPa
bd

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d

2d
Vậy với hàng 1: vRd1  0.5406MPa
av1

2d 2d
Tương tự với hàng 2,3: vRd 2  vRd 3  1.1759MPa
av 2 av 2

2d 2d
Với hàng 4: vRd 4  vRd1  0.5406MPa
av 4 a1

Kiểm tra

vEd 1  vRd 1 2d / av1


vEd 2  vRd 2 2d / av 2
(thỏa)
vEd 3  vRd 3 2d / av3
vEd 4  vRd 4 2d / av 4

Góc nghiêng θ

606
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

cwbw zv1 fcd


Với hàng 1: cot 1  tan 1   24.6184  cot 1  2.5
VRd ,max

Tương tự

Với hàng 2: cot 2  tan 2  24.9086  cot 2  2.5

Với hàng 3: cot 3  tan 3  25.2058  cot 3  2.5

Với hàng 4: cot 4  tan 4  25.5102  cot 4  2.5

Cốt đai tính toán

Asw
 6.1703
S

Khoảng cách thép dọc thực tế lớp dưới: sbottom  169mm

Số nhánh cốt đai tối thiểu: nleg ,min  18

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  18

Diện tích một nhánh cốt đai: Asw,leg  206mm2

Đường kính cốt đai chịu cắt (chọn):   16mm

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: smax  600mm

Bước cốt đai: slink  600mm

Chọn và kiểm tra cốt chịu cắt theo phương Y

Bề rộng tiết diện: b  6900mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo: 1  0.1396%

Lực cắt thiết kế: VEd  5652.31kN

Ứng suất cắt thiết kế: v  0.4465MPa

607
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra: av  2000mm

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d (không có thép chịu cắt)

2d
vRd  0.5395MPa
av

Kiểm tra: vEd  vRd 2d / av (thỏa)

Asw
Cốt đai tính toán:  6.1703
S

Ứng suất kháng cắt của đài khi có thép chịu cắt thằng đứng: vRd ,max  0.9859MPa

Kiểm tra: vEd  vRd ,max

Số nhánh cốt đai tối thiểu: nleg ,min  18

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: smax  600mm

Bước cốt đai: slink  600mm

 Nhận xét: Với trường hợp thiết kế lâu dài và tạm thời cốt đai chịu cắt ϕ16 có bước
600mm, kiểm tra với trường hợp động đất thì cũng ϕ16 bước 600mm. Như vậy chọn
cốt đai ϕ16@600mm như trường hợp thiết kế lâu dài và tạm thời là hợp lí.

Theo phương X:

Tính toán cốt chịu cắt

Bề rộng tiết diện: b  5400mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

1  0.1861%

Khoảng cách từ tâm cột đến chu vi kiểm tra

Với hàng 1: av1  2750mm

608
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Với hàng 2: av 2  1250mm

Với hàng 3: av3  av 2  1250mm

Với hàng 4: av 4  av1  2750mm

Lực cắt thiết kế lấy tổng phản lực đầu cọc trên một hàng lớn nhất của các trường hợp tổ
hợp, ở đây tổ hợp một có tổng phản lực của các đầu cọc trên một hàng là lớn nhất.

Với hàng 1: VEd1  V1  V5  V9  V13  4340kN

Với hàng 2: VEd 2  V2  V6  V10  V14  V18  4391kN

Với hàng 3: VEd 3  V3  V7  V11  V15  V19  4494kN

Với hàng 4: VEd 4  V4  V8  V12  V16  V20  3617kN

Ứng suất cắt thiết kế

VEd 1
Với hàng 1: vEd 1   0.4315MPa
bd

VEd 2
Với hàng 2: vEd 2   0.4366MPa
bd

VEd 3
Với hàng 3: vEd 3   0.4469MPa
bd

VEd 4
Với hàng 4: vEd 4   0.3596MPa
bd

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d

2d
Vậy với hàng 1: vRd1  0.4634MPa
av1

2d 2d
Tương tự với hàng 2,3: vRd 2  vRd 3  1.0194MPa
av 2 av 2

609
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

2d 2d
Với hàng 4: vRd 4  vRd1  0.4634MPa
av 4 a1

Kiểm tra

vEd 1  vRd 1 2d / av1


vEd 2  vRd 2 2d / av 2
(thỏa)
vEd 3  vRd 3 2d / av3
vEd 4  vRd 4 2d / av 4

Góc nghiêng θ

cwbw zv1 fcd


Với hàng 1: cot 1  tan 1   25.41445  cot 1  2.5
VRd ,max

Tương tự

Với hàng 2: cot 2  tan 2  25.11616  cot 2  2.5

Với hàng 3: cot 3  tan 3  25.54022  cot 3  2.5

Với hàng 4: cot 4  tan 4  30.49599  cot 4  2.5

Cốt đai tính toán

Asw
 4.8289
S

Khoảng cách thép dọc thực tế lớp dưới: sbottom  169mm

Số nhánh cốt đai tối thiểu: nleg ,min  13

Chọn số nhánh cốt đai: nleg  13

Diện tích một nhánh cốt đai: Asw,leg  223mm2

Đường kính cốt đai chịu cắt (chọn):   16mm

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: smax  600mm

610
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Bước cốt đai: slink  525mm

Chọn và kiểm tra cốt chịu cắt theo phương Y

Bề rộng tiết diện: b  5400mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo: 1  0.1593%

Lực cắt thiết kế: VEd  4494.34kN

Ứng suất cắt thiết kế: v  0.4472MPa

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra: av  1250mm

Ứng suất kháng cắt trong phạm vi 2d (không có thép chịu cắt)

2d
vRd  0.8734MPa
av

Kiểm tra: vEd  vRd 2d / av (thỏa)

Asw
Cốt đai tính toán:  6.1703
S

Ứng suất kháng cắt của đài khi có thép chịu cắt thằng đứng: vRd ,max  0.9859MPa

Kiểm tra: vEd  vRd ,max (thỏa)

Số nhánh cốt đai tối thiểu: nleg ,min  13

Khoảng cách max cốt đai dọc theo phương Y: smax  600mm

Bước cốt đai: slink  500mm

 Nhận xét: Với trường hợp thiết kế lâu dài và tạm thời cốt đai chịu cắt ϕ16 có bước
600mm, kiểm tra với trường hợp động đất thì cũng ϕ16 bước 500mm. Như vậy chọn
cốt đai ϕ16@500mm như trường hợp thiết kế động đất.
 Kiểm tra chọc thủng

611
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Lực nén lớn nhất tại chân cột: Nmax  19699kN

Momen uốn tương ứng theo hai phương

M Edx  494kNm
M Edy  773kNm

Tỉ số

ex M Edx103
  2.1252 104
by Nmax by

ey M Edy 103
  3.81104
bx Nmax bx

Hệ số kể đến sự lệch tâm khi tính toán cắt thủng

  1  1.8   2.1252 10   3.8110 


4 2 4 2
 1.0079

Tại mặt cắt chu vi ngay mép cột

Lực cắt thủng thiết kế

VEd  Nmax  19699kN

Ứng suất gây cắt thủng thiết kế

vEd  0.1092MPa

Khả năng chịu cắt của đài cọc khi có cốt thép chịu cắt

vRd ,max  0.9859MPa

Kiểm tra chọc thủng

vEd  vRd ,max (thỏa)

Tại mặt cắt chu vi có thể xảy ra cắt thủng

Chiều cao tính toán trung bình

612
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

dave  0.5 1835  1861  1847.75mm

Khoảng cách từ mép cột đến chu vi kiểm tra cơ bản (trong phạm vi 2d)

2d  2 1847.75  3695.5mm

Cọc xa mép cột nhất

a furthest  0.5  5400  0.5  500  2450mm

Khoảng cách từ mép cột đến mặt nguy hiểm nhất

av  min(3695.5;2450)  2450mm

Kích thước mặt nguy hiểm tính cắt thủng

bx  10300mm
by  11800mm

Chu vi kiểm tra

u1  2  10300  11800  2  2450  39994mm

Hàm lượng cốt dọc chịu kéo

1  0.1491%

Ứng suất gây cắt thủng thiết kế

vEd  0.2687MPa

Ứng suất kháng cắt của đài cọc khi có cốt thép chịu cắt

vRd  0.4430MPa

Kiểm tra:

vEd  vRd ,max (thỏa)

 Điều kiện chọc thủng thỏa.

613
CHƯƠNG 7. THIẾT KẾ MÓNG CỌC

Kiểm tra phản lực đầu cọc

Ứng với phương pháp tiệm cận 1, tổ hợp 2 (DA1-2) có sức chịu tải của cọc nhỏ nhất là:

Rc,d  1725.23kN

Phản lực đầu cọc lớn nhất: Pmax  1156kN  Rc,d  1725.23kN (thỏa)

Từ những tính toán trên

 Thép được bố trí trong đài như sau:

Theo phương cạnh ngắn của đài bố trí thép ø28@150mm

Theo phương cạnh dài của đài bố trí thép ø25@150mm

Cốt đai cọc bố trí ø6@600mm

Thép lớp trên đài bố trí ø16@200mm

Trong thân cọc bố trí thép 4ø18 dọc thân cọc, đối với đoạn cọc ép cuối cùng, 1.8 m đầu
bố trí 12ø18 dọc thân cọc để thỏa điều kiện 1% thép trong động đất ở vùng tới hạn.

614

You might also like