Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

BÀI ĐỌC THẦM:

Con voi của Trần Hưng Đạo


Trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên, trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị sa
lầy. Quân sĩ cùng nhân dân trong vùng tìm đủ mọi cách cứu voi nhưng vô hiệu. Bùn lầy nhão, voi to
nặng mỗi lúc một lún thêm mà nước triều lại đang lên nhanh. Vì việc quân cấp bách, Trần Hưng Đạo
đành để voi ở lại. Voi chảy nước mắt nhìn vị chủ tướng ra đi.
Có lẽ vì thương tiếc con vật khôn ngoan có nghĩa với người, có công với nước nên khi hô hào quân
sĩ, Trần Hưng Đạo đã chỉ xuống dòng sông Hóa thề rằng: “Chuyến này không phá xong giặc Nguyên,
thề không về đến bến sông này nữa!”. Lời thề bất hủ đó của Trần Hưng Đạo đã được ghi chép trong
sử sách. Nhân dân địa phương đã đắp mộ cho voi, xây dựng tượng voi bằng gạch, sau tạc tượng đá và
lập đền thờ con voi trung hiếu này.
Ngày nay, sát bên bờ sông Hóa còn một gò đất nổi lên rất lớn. Tương truyền đó là mộ voi ngày xưa.
Theo Đoàn Giỏi
- Sông Hóa: một con sông nhỏ thuộc hệ thống sông Thái Bình.
II. ĐỌC THẦM: Em đọc bài đọc “Con voi của Trần Hưng Đạo” rồi làm các bài tập sau.
Câu 1: Trên đường tiến quân, voi của Trần Hưng Đạo bị:
A. thụt xuống hố đất sâu.
B. sa vào bùn lầy.
C. nước triều cuốn đi.
Câu 2: Trần Hưng Đạo để voi ở lại vì:
A. không ai chịu cứu voi.
B. voi không chịu đi tiếp.
C. việc quân đang rất cấp bách.
Câu 3: Lời thề của Trần Hưng Đạo bên dòng sông Hóa được ghi vào sử sách vì đó
lời thề thể hiện:
A. tinh thần tiêu diệt giặc Nguyên.
B. lòng tiếc thương đối với con voi trung nghĩa.
C. sự gắn bó sâu nặng đối với dòng sông Hóa.
Câu 4: Bộ phận gạch dưới trong câu: “Nhân dân địa phương đã lập đền thờ cho con voi
trung hiếu này.” trả lời cho câu hỏi:
A. Làm gì?
B. Như thế nào?
C. Thế nào?
Câu 5: Điền dấu câu thích hợp vào từng ô trống trong câu văn sau:
Sinh thời Bác Hồ có lời căn dặn dành cho các cháu nhỏ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ,
tùy theo sức của mình…”
Câu 6: Điền từ thích hợp vào chỗ chấm
- Có nghĩa trái ngược với từ san sát:………………………….
- Có nghĩa trái ngược với từ nhút nhát:……………………………..
Câu 7: Em hãy viết một câu khiến kêu gọi các bạn học sinh quyên góp giúp đỡ những
trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Họ và tên:………………………………………………
BÀI ĐỌC THẦM:
Chiếc chậu nứt
Một người có hai chiếc chậu lớn để khuân nước. Một trong hai chiếc chậu có một vết nứt. Khi
từ giếng về nhà, nước trong chậu này chỉ còn một nửa. Chiếc chậu còn nguyên vẹn rất tự hào về sự
hoàn hảo của mình, còn chiếc chậu nứt luôn bị cắn rứt vì không thể hoàn thành nhiệm vụ. Một ngày
nọ, chiếc chậu nứt nói với người chủ: "Tôi thật sự xấu hổ về mình. Tôi muốn xin lỗi ông!". Người
chủ hỏi: "Ngươi xấu hổ về chuyện gì?". Chiếc chậu nứt đáp:
- Chỉ vì lỗi của tôi mà ông không nhận được đầy đủ những gì xứng đáng với công sức của
ông!"
Người chủ liền khuyên chiếc chậu này chú ý đến những luống hoa bên vệ đường khi đi lấy
nước về. Quả thật, dọc theo bên đường là những luống hoa rực rỡ khiến chiếc chậu nứt rất vui vẻ.
Tuy nhiên, khi về đến nhà thì nó lại xin lỗi ông chủ vì nước mà nó mang vẫn chỉ còn một nửa. Người
đó đáp: "Nhờ có nước chảy ra từ vết nứt của ngươi mà những cây hoa này mới khoe sắc được. Ta đã
hái những bông hoa đó để trang hoàng cho căn nhà của ta thêm ấm cúng và duyên dáng!"
Mỗi chúng ta đều có thể sống như cái chậu nứt: hãy biết tận dụng "vết nứt" của mình.
(Sưu tầm)
II. ĐỌC THẦM: Em đọc bài đọc “Chiếc chậu nứt” rồi làm các bài tập sau.
Câu 1: Chiếc chậu nứt thấy cắn rứt và xin lỗi ông chủ vì:
A. nó bị cái chậu lành trêu chọc
B. vẻ ngoài xấu xí của nó khiến ông chủ xấu hổ
C. nó không thể mang về đủ nước như cái chậu nguyên vẹn
Câu 2. Người chủ đã tận dụng “vết nứt” của chiếc chậu để:
A. làm giảm lượng nước phải mang về
B. tưới nước cho các cây hoa ở ven đường
C. tìm sự thương xót của người khác
Câu 3. Em hiểu việc tận dụng "vết nứt" của mình là:
A. Tạo ra nhiều đặc điểm xấu của mình để giống như chiếc chậu nứt.
B. Luôn nhìn vào những điểm xấu của mình để buồn rầu, cắn rứt.
C. Sử dụng những gì mà bản thân có để làm những việc có ích.
Câu 4. Câu: “Ôi chao, chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao!” thuộc kiểu câu:
A. Câu kể B. Câu khiến C. Câu cảm
Câu 5. Dòng nào gồm những từ chỉ đặc điểm
A. tự hào, xin lỗi
B. vui vẻ, duyên dáng
C. khoe sắc, ấm cúng
Câu 6. Em hãy viết một câu cảm về một quyển sách mà em yêu thích.
…………………………………………………………………………….................................
………………………………………………………………………………………………….

You might also like