CHƯƠNG 3 MC Mar

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

3.3.1 Xác định tổng thể nghiên cứu

Tổng thể nghiên cứu của nhóm tác giả là nhóm người từ 18-30 tuổi đang sinh sống và làm việc tại TP.Hồ
Chí Minh đối với các sản phẩm Local Brand Việt Nam

3.3.2 Xác định khung chọn mẫu

Danh sách liệt kê dữ liệu cần thiết của tất cả các đơn vị hay các phần tử của đám đông để thực hiện việc
chọn mẫu. Nhóm tác giả xác định phạm vi lựa chọn các đối tượng mục tiêu : mhóm người thường xuyên
mua sản phẩm tại các cửa hàng thời trang, các khách mời đến dự các cuộc giới thiệu, ra mắt sản phẩm
mới của các thương hiệu Local Brand

3.3.3: Phương pháp chọn mẫu

Phương pháp chọn mẫu gồm hai loại phương pháp gồm phương pháp chọn mẫu theo xác xuất và phi
xác suất. Nhóm tác giả bị ràng buộc bởi nguồn lực hạn chế cả về ngân sách, nhân lực và thời gian giành
cho dự án nên để thuận tiện hơn thì phương pháp chọn mẫu phi xác xuất, lấy mẫu thuận tiện được áp
dụng để nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu theo thuận tiện thích hợp trong nghiên cứu sơ bộ, nghiên
cứu khám phá để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu (giáo trình nghiên cứu Marketing,
UFM)

3.3.4 Quy mô mẫu

Trong nghiên cứu định lượng, để kiểm định lý thuyết khoa học, chọn mẫu là một trong những khâu
quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu (Nguyễn Đình Thọ, 2011) (Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương
pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội). Tổng thể nghiên cứu phân tích các
yếu tố ảnh hưởng thường dựa vào kích thước tối thiểu và số biến đo lường đưa vào phân tích, theo
(Hair và cộng sự, Multivariate Data Analysis, Pearson, New Jersey, 2014) kích thước mẫu tối thiểu để sử
dụng EFA là 50, tốt hơn là từ 100 trở lên. Tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, một
số nhà nghiên cứu cho rằng tỷ lệ này nên là 20:1. “Số quan sát” hiểu một cách đơn giản là số phiếu khảo
sát hợp lệ cần thiết; “biến đo lường” là một câu hỏi đo lường trong bảng khảo sát. Theo (Ngọc, 2008)
(Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc . (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS, Tập 1, Tập 2.
NXB Hồng Đức) thông thường số quan sát (cỡ mẫu) ít nhất phải bằng 4 hay 5 lần số biến trong phân tích
nhân tố EFA. Trong thang đo của nhóm tác giả có tổng cộng 16 biến quan sát, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu tức
phiếu khảo sát tối thiểu cần để thực nghiên nghiên cứu chính thức là: n = 16 * 5 = 80 (phiếu khảo
sát).Nhưng để đảm bảo an toàn và độ tin cậy của dữ liệu khi phân tích, nhóm tác giả lựa chọn cỡ mẫu
lớn hơn 80

3.4 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

Sau khi thu được kết quả khảo sát, nhóm tác giả tiến hành xử lý bằng phần mềm SPSS 20 với các kỹ
thuật phân tích như: Thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân
tích yếu tố khám phá EFA, phân tích tương quan, hồi quy tuyến tính, ANOVA để kiểm định các giả thuyết
nghiên cứu
References
Ngọc, H. T. (2008). Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS tập 1, tập 2. NXB Hồng Đức.

Nguyễn Đình Thọ. (2011). Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. NXB Lao động Xã hội.

You might also like