Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 36

AMIP KÝ SINH Ở NGƯỜI

1. Chu trình không sinh bệnh của E.histolytica có thể chuyển thành chu trình sinh bệnh gây
bệnh lỵ amip khi bệnh nhân bị giảm sức đề kháng cơ thể.
A. Đúng
B. Sai.
2. Entamoeba coli là một đơn bào.
A. Không gây bệnh sống hoại sinh trong ruột già.
B. Gây bệnh kiết lỵ.
C. Gây tiêu chảy xen kẻ với bón.
D. Gây vàng da, tắc mật.
E. Viêm đại tràng mạn.
3. Bào nang Entamoeba coli là.
A. Thể lây lan.
B. Gây bệnh tiêu chảy.
C. Gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi.
D. Gây bệnh kiết lỵ.
E. Gây bệnh ở trẻ nhỏ suy dinh dưỡng.
4. Thực phẩm của E. coli là:
A. Hồng cầu.
B. Vi khuẩn cặn bã trong ruột. (vi khuẩn, nấm men, các đơn bào khác và đôi khi ăn
hồng cầu)
C. Không cần thực phẩm.
D. Chất tiết của tế bào.
E. Dưỡng chất trong ruột non.
5. Sự hiện diện của bào nang E.coli trong môi trường:
A. Không đáng quan tâm vì không gây bệnh
B. Báo hiệu dịch không xãy ra.
C. Cho biết môi sinh không đáng lo ngại.
D. Nói lên tình trạng ô nhiễm môi sinh. (mức độ nhiễm bệnh phản ánh trình độ vệ sinh
và khả năng xử lý nước ở vùng đó. E. coli là đơn bào sống hội sinh nên không cần điều
trị. Nhưng nhiễm e. coli có khả năng nhiễm E. histolytica)

1
E. Là chỉ số đánh giá dịch bệnh.
6. E.histolytica thường gây áp xe ở:
A. Ruột non.
B. Gan.
C. Não.
D. Phổi
E. Lách.
7. Ở Việt Nam, loại đơn bào nguy hiểm nhất trong số các loại sau là:
A. Entamoeba harmani
B. Balantidium coli.
C. Trichomonas vaginalis
D. Entamoeba histolytica.
E. Entamoeba coli.
8. Trong bệnh lỵ amip, nếu phân có máu, nhầy phải chú ý tìm .........
9. Người bị bệnh amip chủ yếu là do nuốt phải ..............
10. Xét nghiệm phân tìm thể hoạt động của đơn bào thì dùng phương pháp
....................
11. Trong chẩn đoán bệnh lỵ amip cần chẩn đoán phân biệt với ..................
12. Thể hoạt động của Entamoeba histolytica :
A. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời.
B. Dễ bị huỷ hoại bởi nhiệt độ bên ngoài cơ thể. (tr36 ở các điều kiện môi trường
không thuận lơi như khô nắng nóng nhiệt độ thấp hơn 5 độ C hay cao hơn 40 độ C
bào nang dễ bị diệt)
C. Có nhân thể ở giữa nhân, không có chân giả.
D. Là thể gây nhiễm.
E. Có thể lây từ người này sang người khác.
13. Người bị nhiễm Entamoeba histolytica :
A. Luôn luôn có biểu hiện lâm sàng rõ rệt.
B. Không bị bệnh gì cả.
C. Là người mang mầm bệnh và phát bệnh khi có điều kiện thuận lợi . (tr34 bình thường ở
bệnh nhân nhiễm amip nhưng không có triệu chứng , quá trình mất nước của phân trong
ruột để trở thành phân đặc sẽ kích thích amip chuyển thành bào nang)
D. Chỉ là người mang mầm bệnh.
2
E. luôn gây ap xe gan.
14. Thể hoạt động của Entamoeba histolytica:
A. Không gây bệnh.
B. Gây bệnh cấp, có khả năng trở thành mạn tính khi có biến chứng. (tr38 trong thời kỳ
cấp amip đi qua niêm mạc ruột để phát triển trong niêm mạc phụ, tạo những tổn thương
hình tán nấm vì đường xâm nhập nhỏ và sâu, sau khuéch tán rộng như tán nấm. nếu không
điều trị hay điều trị muộn và không đúng mức,những vết loét có thể loan dần đến cơ và đến
màng tương dịch làm thủng ruột, làm viêm màng bụng hoặc có biến chứng áp xe gan, xơ
gan)
C. Luôn luôn có biến chứng.
D. Gây bệnh hàng loạt.
E. thường gây dịch chủ yếu ở trẻ em.
15. Thể hoạt động của Entamoeba histolytica:
A. Chỉ sống vô hại trong lòng ruột.
B. Gây vết loét ở ruột già. (tr 36 trong vết loét và màng nhầy ruột già)
C. Gây vết loét ở tá tràng.
D. Sống ở ruột non.
E. Sống ở dạ dày.
16. Bào nang của Entamoeba histolytica nhiễm vào người :
A. Qua đường tiêu hoá. (tr35 bào nang theo thức ăn hay nước uống vào ống tiêu hoá)
B. Qua đường hô hấp.
C. Qua đường da.
D. Do ruồi là véc tơ truyền bệnh cho người
E. Do ruồi là vật chủ trung gian truyền bệnh.
17. Khi xét nghiệm tìm thể hoạt động của Entamoeba histolytica :
A. Phải cấy bệnh phẩm.
B. Quan sát trực tiếp là đủ. (tr38 để chẩn đoán bệnh amip ở ruột , chủ yếu là xem trực
tiếp phần nhờn của phân ngay sau khi đi tiêu hay giữ trong tủ ấm 37 độ c)
C. Phải tiêm truyền qua thú.
D. Làm phương pháp tập trung.
E. Phải làm phương pháp Kato - Katz.
18. Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng:
A. Gây bệnh có thể lan rộng, nhiều người mắc cùng lúc.

3
B. Bệnh bao giờ cũng có sốt.
C. bệnh phát lẻ tẻ không thành dịch.
D. Biến chứng không có.
E. Gây bệnh thường gặp nhất là trẻ em.
19. Đối với Entamoeba histolytica, khi xét nghiệm bệnh phẩm cần phải:
A. Không để lâu quá 2 giờ.
B. Cấy bệnh phẩm vào môi trường cấy.
C. Dùng nước muối bão hoà để tập trung KST.
D. Làm kỹ thuật Bauermann.
E. Bảo quản lạnh nếu chưa làm kịp.
20. Trong các phương pháp chẩn đoán abces gan do amip sau đây. Phương pháp nào cho kết
quả chính xác nhất:
A. Chụp X-Quang.
B. Công thức bạch cầu.
C. Chụp hình gan lấp lánh.
D. Chọc hút mủ dưới siêu âm.
E. Xét nghiệm phân tìm kén amip.
21. Yếu tố nào sau đây không phải là đặc điểm của amip.
A. Động vật đơn bào
B. Di chuyển bằng chân giả
C. Di chuyển bằng roi
D. Dinh dưỡng bằng cách nuốt thức ăn
E. Di chuyển bằng lông.
22. Loài nào sau đây không phải là amip sống ở ruột
A. E. histolytica
B. E. coli
C. E. gingivalis (sống ở miệng và gây viêm lợi)
D. E. harmani
E. Endolimax nana
23. Loại đơn bào nào sau đây không phải là amip.
A. E. histolytica
B. E. harmani
4
C. Endolimax nana
D. Trichomonas hominis
E. Dientamoeba
24. Thể nào sau đây của E. histolytica gây lỵ amip.
A. Thể hoạt động bé
B. Thể hoạt động lớn
C. Thể bào nang
D. Thể hoạt động chưa ăn hồng cầu.
E. Thể hoạt động ăn hồng cầu
25. E. histolytica phát triển theo
A. Chu trình trực tiếp (chu trình phát triển của E.histolytica gồm nhiều giai đoạn kế tiếp
với các thể khác nhau. Chu trình trực tiếp là khi KST rời cơ thể ký chủ đã có thể lây nhiễm
cho ký chủ mới ngay như amip, giun kim)
B. Chu trình gián tiếp
C. Chu trình tự nhiên
D. Chu trình tự do trong đất
E. Tuỳ theo điều kiện môi trường mà có chu trình thích hợp.
26. Trong miệng có thể tìm thấy:
A. E. coli
B. E. histolytica
C. E. gingivalis
D. Trichomonas intertinalis
E. E.harmani
27. Biến chứng thường gặp nhất của abces gan amip là:
A. Lỵ amip
B. Viêm đại tràng mạng do amip
C. Abces não do amip
D. Apxe màng phổi
E. Xơ gan
28.Tính chất phân của lỵ amip là:
A. Phân lỏng, màu nước rữa thịt
B. Phân nhầy máu, mủ(tr37)

5
C. Số lần đi cầu 20-40 lần trong ngày
D. Số lần đi cầu 5-15 lần trong ngày
E. Tuỳ theo cơ địa của bệnh nhân
29. Triệu chứng nào sau đây không phải của lỵ amip
A. Bệnh khởi phát lẻ tẻ
B. Tiến triển cấp tính
C. Thường không gây sốt
D. Biến chứng dễ xãy ra
E. Soi phân thấy thể amip hoạt động ăn hồng cầu
30. Triệu chứng nào sau đây là của lỵ amip
A. Thường mắc phải hàng loạt
B. Diễn tiến cấp tính
C. Có hội chứng nhiễm trùng nặng
D. Phân nhầy, máu mủ
E. Cấy phân để chẩn đoán
31. Bệnh amip nếu có sốt thì nên nghĩ đến
A. Hội chứng lỵ amip
B. Thể bệnh bán cấp
C. Thể ác tính
D. Abces gan amip(tr38)
E. U amip
32. Vị trí apxe gan thường gặp là
A. Thuỳ trái gan
B. Thuỳ phải mặt trước
C. Thuỳ phải mặt sau
D. Thuỳ phải sát cơ hoành
E. Thuỳ trái mặt sau.
33. Bệnh nhân abces gan amip thường ...................tiền sử hội chứng lỵ amip điển hình
34. Đối với bệnh lỵ amip thuốc thường dùng hiện nay để diệt thể hoạt động là
A. Mebendazole
B. Metronidazole (tr39 các dẫn chất như 5-nitroimidazol như metronidazol, tinidazol,
ornodazol, secnidazol đã trở thành là các thuốc được chọn do có tác động diệt amip va an
6
toàn hơn so với emetin.)
C. Emetin
D. Yomesan
E. Humatin
35. Để chẩn đoán bệnh nhân bị lỵ amip, khi xét nghiệm phân tìm thấy
A. Thể hoạt động ăn hồng cầu
B. Thể hoạt động bé chưa ăn hồng cầu
C. Thể bào nang
D. Thể bào nang nhưng có rối loạn tiêu hoá.
E. Thể bào nang với số lượng lớn.
36. Triệu chứng nào sau đây là đặc trưng của 1 bệnh lỵ amip
A. Đau toàn ổ bụng
B. Đau quặn dọc khung đại tràng, kèm theo đi cầumót rặn nhiều lần, trên 30 lần trong
ngày
C. Phân nhầy máu
D. Bệnh nhân sốt cao, mất nước
E. Bệnh khởi phát thành dịch

TRÙNG ROI

1. Ba biểu hiện chính của bệnh gây ra do Giardia lamblia:


A. Đi chảy, thiếu máu, suy dinh dưỡng (tr43
giảm cân, đau bụng, đầy hơi)
B. Đi chảy, đau bụng, sình bụng
C. Thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể
D. Suy dinh dưỡng, trí tuệ phát triển chậm, đau bụng đi chảy
E. Đau bụng, sình bụng, suy dinh dưỡng
2. Giardia lamblia sống ở
A. Manh tràng, hồi tràng
B. Tá tràng, manh tràng
C. Tá tràng, hổng tràng (tr41)
D. Hổng tràng và hồi tràng
7
E. Ruột non và ruột già
3. Trichomonas vaginalis thường gặp ở
A. Trẻ em nhỏ
B. Phụ nữ lứa tổi sinh đẻ
C. Phụ nữ mãn kinh
D. Nam giới
E. Đường tiết niệu nam
4. Đơn bào thường gây suy dinh dưỡng và thiếu máu ở trẻ em
A. Entamoeba coli
B. Entamoeba histolytica
C. Trichomonas intestinalis
D. Giardia lamblia (tr43 )
E. Balantidium coli
5. Đơn bào di chuyển bằng roi
A. Entamoeba coli
B. Entamoeba histolytica
C. Balantidium coli
D. Giardia lamblia
E. Plasmodium
6. Đơn bào di chuyển bằng lông
A. Entamoeba coli (di chuyển chậm bằng chân giả ngắn)
B. Entamoeba histolytica (di chuyển giả dài có thể kéo dài hoặc co rút)
C. Balantidium coli (tr33 là trùng lông lớn ký sinh ở ống tiêu hoá người và lợn)
D. Giardia lamblia (di chuyển bằng roi)
E. Plasmodium (KST sốt rét không có bộ phận di động )
7. Chẩn đoán Giardia lamblia
A. Xét nghiệm phân trực tiếp (tr43 tìm bào nang trong phân đặc hay bào nang và thể
hoạt động trong phân lỏng)
B. Phương pháp miễn dịch
C. Phương pháp xét nghiệm phân phong phú Williss
D. Phương pháp lắng cặn
E. Nuôi cấy
8
8. Chẩn đoán Trichomonas vaginalis
A. Xét nghiệm phân trực tiếp
B. Phương pháp miễn dịch
C. Phương pháp xét nghiệm phân phong phú Williss
D. Xét nghiệm khí hư (tr46 trực tiếp coi tươi nhờn âm đạo hay phết mỏng nhờn với dịch
tiết rồi nhuộm)
E. Xét nghiệm dịch tá tràng
9. Chẩn đoán Balantidium coli
A. Xét nghiệm phân trực tiếp
B. Phương pháp phong phú
C. Xét nghiệm dịch tá tràng
D. Phương pháp miễn dịch
E. Xét nghiệm khí hư
10. Lây nhiễm của Trichomonas vaginalis
A. Qua đường sinh dục (tr44 ở nam và nữ)
B. Qua đường tiêu hoá
C. Qua đường tiêm chích
D. Qua muỗi đốt
E. Qua da
11. Lây nhiễm của Giardia lamblia
A. Qua đường sinh dục
B. Qua đường tiêu hoá (tr41) (E. histolytica, E. coli)
C. Qua đường tiêm chích
D. Qua muỗi đốt
E. Qua da
12. Lây nhiễm của Balantidium coli
A. Qua đường sinh dục
B. Qua đường tiêu hoá
C. Qua đường tiêm chích
D. Qua muỗi đốt
E. Qua da
16. Trùng roi thìa Giardia lamblia gây ra các tác hại sau đây trừ:
9
A. Viêm ruột xuất tiết
B. Trong phân có máu, nhầy (tr43 phân lỏng sệt hay đặc có mùi hôi)
C. Không hấp thu được sinh tố B12 và acid folic
D. Trẻ em chán ăn, sình bụng
E. Không hấp thu được đường, mỡ thịt
17. Trùng roi âm đạo có mặt ở các nơi này trừ (tr46)
A. Bể thận
B. Niệu đạo
C. Tiền liệt tuyến
D. Túi mật
E. Bàng quang
18.Nhiễm trùng roi thìa là do (trùng roi thìa= GIARDIA INTESTINALIS)
A. ăn phải thể hoạt động của trùng roi thìa
B. ăn phải bào nang của trùng roi thìa
C. do chuột cắn
D. do muỗi đốt
E ăn thịt bò sống
20. Ruồi có thể là vật chủ trung gian truyền bệnh trong các bệnh sau đây trừ:
A. Bệnh giun đũa
B. Bệnh giun tóc
C. Bệnh do Giardia lamblia
D. Bệnh do Trichomonas vaginalis (Qua đường sinh dục)
E. Bệnh do Entamoeba histolytica
21. Những tác hại sau đâydo độc tố của Giardia lamblia gây ra trừ
A. Ngăn cản sự hấp thu sinh tố B12 (B12 tạo ra các tb hồng cầu khoẻ mạnh)
B. Ngăn cản sự hấp thu đường
C. Ngăn cản sự hấp thu mỡ
D. Ngăn cản sự hấp thu thịt
E. Ngăn cản sự hấp thu muối khoáng (Muối khoáng là thành phần quan trọng của tế bào, đảm
bảo cân bằng áp suất thẩm thấu và lực trương của tế bào, tham gia vào thành phần cấu tạo của nhiều
enzim đảm bảo quá trình trao đổi chất và năng lượng.

22. Metronidazole có tác dụng trên các loại ký sinh trùng sau đây trừ
10
A. Trichomonas vaginalis (tr46)
B. E. histolytica (tr39)
C. T.intestinalis (tr 47)
D. Giardia lamblia (tr43)
E. Candida albicans (nấm tr219)
23. Trichomonas vaginalis có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ
A. Quinacrine
B. Diiodohydroxyquinoleine
C. Metronidazole
D. Mebendazole
E. Cao lá nhội (Bischofa javanica)
24. Giardia lamblia có thể điều trị bằng các thuốc sau đây trừ
A. Metronidazole
B. Quinacrine
C. Tinidazole
D. Nimorazole
E. Clotrimazole
25. Phòng bệnh trùng roi thìa không cần cách này
A. ăn chín, uống sôi
B. rữa tay trước khi đi cầu
C. chữa lành người bệnh
D. Điều trị cho người mang mầm bệnh
E. Không dùng chung vật dụng vệ sinh tắm rữa
26. Phòng bệnh trùng roi âm đạo không cần điều này
A. chữa lành người bệnh
B. Điều trị cho người mang mầm bệnh
C. Không dùng chung vật dụng vệ sinh tắm rữa
D. ăn chín, uống sôi
(trichomonas vaginalis= trùng roi âm đạo lây qua đường sinh dục)
E. Tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh
27. Bốn lớp của ngành đơn bào là:
A. Trùng roi, trùng lông, chân giả và bào tử trùng
11
B. Trùng roi, trùng lông, chân giả và ký sinh trùng sốt rét
C. Trùng roi, trùng lông, amip lỵ và ký sinh trùng sốt rét
D. Trùng roi, trùng lông, amip lỵ và amip đại tràng (tr32
trùng chân giả= amip lỵ,…)
E. Trùng roi, trùng lông, ký sinh trùng sốt rét và bào tử trùng
28. Gặp điều kiện không thuận lợi các loại đơn bào sau có thể trở thành bào nang trừ
A. Balantidium coli
B. Trichomonas vaginalis (tr44 người ta chưa tìm thấy bào nang của Trichomonas)
C. Giardia lamblia
D. Entamoeba coli
E. Entamoeba histolytica
29. Trùng roi âm đạo được lây truyền trực tiếp bằng thể bào nang.
A. Đúng
B. Sai (trùng roi âm đạo là Trichomonas vaginalis không có bào nang)
30. Trùng roi thìa có thể gây nên hội chứng lỵ
A. Đúng (trùng roi thìa= Giardia intestinalis)
B. Sai

12
31. Trùng roi âm đạo không bao giờ gây bệnh ở đường tiêu hoá
A. Đúng (Trùng roi âm đạo= Trichomonas vaginalis)
B. Sai
33. Trùng roi có thể gây thiếu máu ở trẻ em.
A. Đúng
B. Sai
34. Trẻ em ít bị nhiễm trùng roi thìa hơn người lớn.
A. Đúng
B. Sai

KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT

1. Loại Plasmodium gây bệnh sốt rét thường gặp ở Việt Nam là:
A. P. falciparum
B. P. virax
C. P. falciparum và P. virax
(tr53)
D. P. falciparum và P. malaria.
E. P. malaria.
2. Trong chu kỳ sinh thái của KST sốt rét thì người là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ. (tr51 muỗi anopheles cái bị nhiễm (kí chủ trung gian truyền
bệnh) chích vào người khoẻ mạnh (kí chủ trung gian=vật chủ phụ)=>nhiễm thoa
trùng lưu lại trong máu 30p-2h=>vào gan =>thể phân liệt ngoại hồng cầu=>tb
gan vỡ=>mảnh trùng vào máu.)
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
13
D. Môi giới truyền bệnh.
E. Vecteur truyền bệnh.
3. Thể gây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét là:
A. Thể tư dưỡng.
B. Thể phân bào.
C. Thể giao bào.
D. Thể thoa trùng.
E. Thể mảnh trùng
4. Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là:
A. Vật chủ chính.
B. Vật chủ phụ.
C. Vật chủ trung gian truyền bệnh.
D. Môi giới truyền bệnh.
E.Vật chủ chính và là vật chủ trung gian truyền bệnh.
5. Một thể phân chia trong tế bào gan của P.falciparum vỡ ra sẽ cho khoảng.... mãnh
trùng:
A. 10.000
B. 20.000.
C. 30.000.
D. 40.000.
E. 50.000.
6. Một thể phân chia trong tế bào gan của P.virax vỡ ra sẽ cho khoảng ......mảnh
trùng:
A10.000.
B. 20.000.
C. 100.000.
D. 200.000.
14
E. 40.000.
7. Trong chu kỳ sinh thái của P. falciparum không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kỳ hữu tính ở muỗi.
B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát.
C. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát. (tr53 pha ngoại hồng cầu kéo dài 10-12 ngày,
kst này không tồn tại trong gan, sống không quá 2 tháng, nên sự tái phát ít xảy ra
sau khi được điều trị khỏi)
D. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu.
E. Chu kỳ vô tính ở người.
(thứ phát là bệnh phát sinh sau giai đoạn thứ nhất)
(nguyên phát = tiên phát bệnh phát sinh ra tại chỗ ngay từ giai đoạn đầu)
8. Trong chu kỳ sinh thái của P.vivax không có giai đoạn nào sau đây:
A. Chu kỳ hữu tính ở muỗi.
B. Chu kì ngoại hồng cầu tiên phát.
C. Chu kỳ ngoại hồng cầu thứ phát.
D. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu.
E. Chu kì hồng cầu tiên phát. (tr54 pha ngoại hồng cầu lâu từ 15-21ngày, tồn tại
trong gan 2 năm và là nguồn gốc TÁI PHÁT bệnh)
9. Nhiệt độ môi trường tốt nhất cho ký sinh trùng sốt rét hoàn thành chu kỳ hữu tính ở
muỗi là:
o
A. 14,5 C
o
B. 14,5 C -
0
16,5 C
o
C. 16,5 C
o 0
D. 28 C - 30 C
o 0
E. 14,5 C - 30 C.
15
10. Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P. falciparum.
A. 24 giờ
B. 24 giờ - 36 giờ
C. 24 giờ - 48 giờ
D. 48 giờ
E. 72 giờ
11. Thời gian hoàn thành chu kỳ vô tính trong hồng cầu của P.virax là:
A. 36giờ
B. 48 giờ
C. 24 giờ
D. 72giờ
E. 24-48 giờ
12. P.vivax ký sinh vào loại hồng cầu nào sau đây.
A. Non.
B. Trẻ (tr54 chủ yếu xâm nhập hồng cầu trẻ, tb lưới)
C. Già
D.Trưởng thành.
E. Lưới.
13. P.falciparum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây:
A. Non.
B. Trẻ
C. Già
D. Có thể ký sinh cả 3 loại hồng cầu trên. (tr53 xâm nhập tất cả hồng cầu: già trẻ
non)
E. hồng cầu lưới.
14. Khi muỗi Anopheles cái hút máu người có chứa ký sinh trùng sốt rét, thể nào
dưới đây của ký sinh trùng sốt rét có thể phá triển được trong cơ thể muỗi:
16
A. Tự dưỡng.
B. Phân Chia.
C. Giao Bào (tr53 Muỗi Anophelea hút máu, máu chứa giao bào và thể phân
liệt , nhưng thể phân liệt bị tiêu hoá trong dạ dày muỗi, chỉ có giao bào sống
sót và thay đổi hình dạng)
D.Giao tử.
E.Thoa trùng.
15. Hình thể của P.virax trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại
TRỪ:
A. Có thể gặp cả 3 thể: Tư dưỡng, phân chia, giao bào ở máu ngoại vi.
B. Hồng cầu bị ký sinh trùng trương to, méo mó.
(hồng cầu bị nhiễm phì trướng, có thể to và chứa
đựng nhiều hạt màu nâu nhỏ: Schiifner)
C. Có thể có thể tư dưỡng dạng Amip. (thể tư dưỡng già có hình thể giống amip)
D. Giao bào hình liềm.
E. Hồng cầu bị ký sinh có hạt Schuffner.
Máu ngoại vi= Máu ngoại biên
16. Hình thể của P. falciparum trong máu ngoại vi có các đặc điểm sau ngoại
TRỪ:
A. Thể tư dưỡng có thể có 2 nhân. (nhân thể tư dưỡng gồm 2 nhiễm sắc chất nối
liền nhau bởi một băng tế bào chất mỏng)
B. Có thể gặp trong mọi loại hồng cầu.
C. Hiếm thấy thể phân chia trong máu ngoại vi. (nhân của thể phân liệt phân chia
thì các hồng cầu bị nhiễm di chuyển vào các cơ quan sâu nên thể phân liệt hình
hoa hồng khó gặp trong máu ngọai biên )
D. Hồng cầu bị ký sinh có hạt Maurer. (hồng cầu bị nhiễm k bị phình chứa vài
hạt to gọi là Maurer)
E. Giao bào hình cầu. (giao bào đực dài, mập ở giữa, giao bào cái hình lữoi liềm
hay hình trái chuối)

17
17. Ký sinh trùng sốt rét thuộc ngành đơn bào, giới động vật, lớp bào tử trùng, họ
Plasmodideae, giống Plasmodium.
A. Đúng
B. Sai.
18. Muỗi Anopheles cái hút máu bệnh nhân sốt rét, hút tất cả các thể vô tính lẫn hữu
tính của KST sốt rét, thể vô tính bị tiêu hủy trong dạ dày muỗi, thể hữu tính gọi là
giao tử sẽ thực hiện chu kỳ hữu tính ở muỗi.
A. Đúng
B. Sai.
19. Định nghĩa sốt rét kháng thuốc: kháng thuốc là khả năng của KST sốt rét vẫn (A)
........và (B)........ mặc dù bệnh nhân đã hấp thu một lượng thuốc bằng hoặc nhiều hơn
liều thường dùng có tác dụng.
20. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc độ I (RI) sạch thể vô tính của ký sinh trùng sốt
rét trong vòng bảy ngày nhưng TÁI PHÁT trong vòng 28 ngày.
KSTSR xuất hiện trở lại
21. Tại điểm X nọ ở A lưới, xét nghiệm máu bệnh nhân mới có cơn sốt đầu tiên, sẽ
thấy.
A. Thể tư dưỡng non
B. Thể phân chia
C. Thể giao bào
D. Thể tư dưỡng và thể giao bào
E. Thể phân chia và thể giao bào.
22. Khi được truyền máu có thể giao bào của P.falciparum, người nhận máu sẽ bị.
A. Sốt rét cơn
B. Sốt rét có biến chứng.
C. Sốt rét tái phát
D. Không bị sốt rét (tr61 phương thức lây truyền chủ yếu của bệnh sốt rét là
muỗi Anopheles có chứa thoa trùng trong tuyến nước bọt chích vào người=>giao
18
bào chưa phát triển thành thoa trùng nên không gây bệnh sốt rét)
E. Sốt rét thể tiềm ẩn
23. Giao bào có đặc điểm sau:
A. Sống ngoài hồng cầu
B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt
D. Gây dịch trong thiên nhiên
E. xuất hiện trong máu ngoạivi cùng với thể tư dưỡng.
24. Cơn sốt đầu tiên xuất hiện sau khi
A. Muỗi đốt truyền thoa trùng vào người
B. Giai đoạn phát triển ở gan chấm dứt
C. Giai đoạn sinh sản trong hồng cầu bắt đầu.
D. Sau nhiều chu kỳ vô tính trong hồng cầu
E. Khi mật độ ký sinh trùng trong máu đạt tới ngưỡng gây sốt.
25. Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tuỳ thuộc chủ yếu vào:
A. Số lượng giao bào muỗi hút vào dạ dày
B. Loài muỗi Anopheles
C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài (tr61 plasmodium chỉ phát triển ở muỗi
khi nhiệt độ khoảng 17-35C)
D. Độ ẩm của không khí
E. Mật độ muỗi trong môi trường
26.Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm
A. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét
C. Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu
D. Bị tiêu diệt bởi thuốc Chloroquin (tr60 kháng cloroquin)
E. Thỉnh thoảng tìm thấy trong phết máu.
19
27. Tái phát trong sốt rét do
A. Loài P.vivax và P.ovale và P.malariae
B. Tất cả các loài KSTSRgây bệnh cho người.
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt
D. Do KSTSR tồn tại trong gan(tr54 KST có thể tồn tại trong gan hai năm và là
nguồn gốc tái phát bệnh)
E. Chỉ xãy ra ở vùng nhiệt đới ẩm thấp.
28. Thể tư dưỡng của KSTSR của người có đặc điểm ngoại trừ.
A. Gây nhiễm cho muỗi
B. Phát triễn thành thể phân chia (tr52 lúc trưởng thành,thể tư dưỡng biến thành thể
phân liệt)
C. Thường có không bào (1thể tư dưỡng có nhân, 1 không bào, 1 khối tb chất)
D. Luôn luôn phá huỷ hồng cầu của ký chủ
E. Có thể chứa sắc tố sốt rét
29. Làm phết máu để tìm KSTSR
A. Tốt nhất là lấy máu vào ban đêm
B. Nhuộm bằng thuốc nhuộm Giemsa (tr64 làm lam máu mỏng và nhuộm màu
bằng Pappenheim hay Giéma)
C. Giọt dày có ít khả năng tìm thấy KSTSR hơn giọt mỏng
D. Nhuộm màu Giemsa với pH=7,3 là tốt nhất
E. Có thể tìm thấy tất cả các thể vô tính của KSTSR.
30. Bệnh sốt rét do P.vivax trong vùng dịch tể có thể gây ra ngoại trừ
A. Sốt rét thể não (tr63 P. falciparum gây nhiều biến chứng và đưa đến tử vong
như: sốt rét thể não, sốt rét thể sốt cao rối loạn dạ dày ruột, sốt rét thể giá lạnh,
sốt rét thể tiểu ra huyết sắc tố)
B. Lách to
C. Sẩy thai
D. Sự suy yếu kéo dài
20
E. Thiếu máu huyết tán nặng
31. Khi bị nhiễm thể tư dưỡng của P.vivax do truyền máu bệnh nhân có thể mắc:
A.Sốt rét cơn
B.Sốt rét ác tính
C.Sốt rét cơn có tái phát xa
D.Không bị bệnh.
E. Sốt rét cơn có giaia đoạn ủ bệnh ngắn.
32. Thể tư dưỡng của P.falciparum có đặc điểm sau ngoại trừ:
A. Thường có hình nhẫn gồm có nhân, nguyên sinh chất và khoảng không bào.
B. Có hạt Schuffner ( Schuffner có ở P.vivax, P. falciparum có hạt Maurer)
C. Có thể gặp 2 hay nhiều thể cùng ký sinh trong một hồng cầu
D. Là thể gây sốt
E. Hồng cầu bị ký sinh không thay đổi hình dạng và kích thước
33. Bệnh sốt rét do P.falciparum có các đặc điểm sau:
A.Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B.Có từ 0,2-2% hồng cầu bị ký sinh
C.Không gây bệnh sốt rét tái phát
D.Sốt rét nhẹ.
E. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc.
34. Thể tư dưởng của ký sinh trùng sốt rét của người có các đặc điểm sau:
A.Gây nhiễm cho người qua trung gian muỗi Anopheles.
B.Hiếm khi phát triển thành thể phân chia
C.Thường có dạng amip.
D.Chỉ có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu.
E. Thường có một thể tư dưỡng trong 1 hồng cầu.
35. Thể phân liệt trong hồng cầu của KSTSR có các đặc điểm sau

21
A.Tất cả phát triển thành thể giao bào
B.Phá vỡ hồng cầu giải phóng mãnh trùng
C.Là thể gây nhiễm cho muỗi
D.Tồn tại trong máu lâu gây sốt rét tái phát xa
E. Vỡ hồng cầu phát triển chu kỳ vô tính mới
36. Bệnh sốt rét do P. vivax có các đặc điểm sau
A.Thường gây sốt rét nhẹ và thường
B.Thường gây sốt rét nặng (P. falciparum)
C.Đề kháng với Chloroquin (P.
falciparum)
D.Bệnh thường gây sốt rét ác tính (P. falciparum)
E. Phổ biến nhất ở Việt Nam (P.
falciparum)
37. Bệnh sốt rét do P. falciparum thường có các đặc điểm sau ngoại trừ
A.Thường gây sốt rét nặng và ác tính
B.Bệnh kéo dài 6tháng đến 1 năm
C.Thường gây sốt rét tái phát xa (tái phát là ở P. vivax)
D. Đề kháng với
Chloroquin
E. chu kỳ cơn sốt có thể 24- 48 giờ.
38. Chu kỳ vô tính của KSTSR:
A.Chỉ xãy ra trong máu
B.Là nguyên nhân chính gây vỡ tế bào gan gây sốt.
C.Là nguyên nhân gây sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt rét
D.Chỉ xảy ra trong gan.
E. Chỉ xảy ra trong hồng cầu.
39. Giao bào của KSTSR

22
A.Gây bệnh sốt rét do truyền máu
B.Gây nhiễm cho muỗi
C.Xuất hiện trong máu cùng lần với thể tư dưỡng
D.Không thể diệt được bằng thuốc
E. Sống ngoài hồng cầu.
40. Giao bào của KSTSR
A. Gây bệnh sốt rét do truyền máu
B. Gây nhiễm cho người.
C. Không thể diệt được bằng thuốc
D. Xuất hiện trong máu muộn hơn thể tư dưỡng
E. Sống trong gan.
41. Hình thể KSTSR trong cơ thể người là những thể sau ngoại trừ:
A. Thể tư dưỡng
B. Thể phân chia
C. Thể giao tử
D. Thể thoa trùng
E. Thể giao bào
42. Để phát triển KSTSR cần hấp thu thành phần nào sau
đây:
A. Hem
B. Globin
C. Hemoglobin (thể tư dưỡng di chuyển được trong hồng cầu nhờ những cử
động biếnn hình và sống nhờ huyết cầu tố Hb)
D. Heamatin
E. Oxyhaemoglobin
43. Bệnh sốt rét có thể xãy ra trong trường hợp nào sau đây:
A. Dùng chung kim tiêm với người khác
23
B. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 10 ngày
C. Được truyền máu của người mang KSTSR cho máu trong vòng 30 ngày
D. Bị muỗi Anopheles cái nhiễm KSTSR từ người bệnh trong vòng 3 ngày đốt
E. Dùng chung kim tiêm với người nghiện ma tuý.
44. Chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét là chu kỳ phức tạp nên bệnh sốt rét ở
Việt Nam không phổ biến ở vùng đô thị.
A.Đúng.
B. Sai.
45. Thời gian hoàn thành chu kỳ hữu tính của muỗi phụ thuộc chủ yếu vào:
A. Loài muỗi Anopheles
B. Độ ẩm môi trường
C. Nhiệt độ môi trường
D. Tuổi thọ muỗi Anopheles
E. Lượng mưa
46. Về mặt dịch tễ học nguồn bệnh sốt rét là:
A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu
B. Người bệnh ở thời kỳ ủ bệnh
C. Người mới nhiễm KSTSR từ muỗi
D. Bệnh nhân SR sau khi được điều trị SR đúng cách và đủ liều
E. Bệnh nhân SR du lịch từ vùng SR trở về vùng không có dịch SR.
47. Sắc tố SR được hình thành do:
A. Sự tạo thành Hematin
B. Sự kết hợp giữa heamatin với 1 protein tạo thành hemozoin
C. Do quá trình oxy hoá cung cấp năng lượng cho KSTSR tạo nên.
D. Do sự tạo thành vệt Maurer
E. THF do KSTSR sản xuất ra qua tác động của men dihydrofolate reductase (DHFR)
48. Quá trình lây truyền bệnh sốt rét gồm có:
24
A. Nguồn bệnh là người mang giao bào KSTSR trong máu, muỗi anopheles cái
và cơ thể cảm thụ.
B. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ.
C. Người mang KSTSR ở giai đoạn ủ bệnh, muỗi anopheles và cơ thể cảm thụ.
D. Người bệnh SR lâm sàng, muỗi anopheles và người miễn dịch tự nhiên đối với
SR.
E. Nguồn bệnh, muỗi anopheles và người có tiền miến dịch
49. Người bệnh SR có thể lây truyền bệnh SR cho người khác ngoại trừ:
A. Người mang thể giao bào của KSTSR trong máu.
B. Người bệnh
C. Người lành mang mầm bệnh
D. Bệnh nhân SR đang ở thời kỳ ủ bệnh
E. Bệnh nhân SR được điều trị không đúng cách, không đủ liều.
50. Bệnh sốt rét là:
A. Bệnh động vật truyền sang người
B. Bệnh ký sinh trùng cơ hội
C. Bệnh do KSTSR được truyền từ muỗi anopheles sang người
D. Bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch
E. Chỉ lây trực tiếp từ người này sang người khác
51. Bệnh sốt rét do P.falciparum có đặc điểm sau:
A. Sốt cách ngày
B. Gây tái phát muộn
C. Sốt hàng ngày hoặc cách ngày(hàng ngày hay cách ngày nặng)

D. Gây sốt rét nhẹ


E. Gây sốt rét thường.
52. KSTSR P.falciparum có đặc điểm sau:

25
A. Sinh sản ở máu ngoại vi
B. Ít phổ biến ở Việt Nam
C. Sinh sản ở máu nội tạng
D. Giao bào hình cầu
E. Có thể ngủ ở gan
53. KSTSR P.falciparum không có đặc điểm sau:
A. Hồng cầu bị ký sinh kích thước bình thường
B. Có 1, 2, 3, KST trong 1 hồng cầu (đặc biệt trong một hồng cầu có thể có hai ba thể
tư dưỡng)
C. Không có thể ngủ trong gan
D. Thường gặp tất cả các dạng ở máu ngoại vi (thường không thấy thể tư dưỡng
già trong máu ngoại biên)
E. Thường gây SR nặng, ác tính.
54. P. vivax không có đặc điểm sau:
A. Một hồng cầu thường bị nhiễm nhiều KSTSR.
B. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường
C. Có thể ngủ ở gan (tr51 Trong trường hợp P. vivax và P. ovale một vài thể phân liệt
ngoại hồng cầu có thể ở trạng thái nghỉ gọi là thể ngủ, thể ngủ tồn tại trong gan )
D. Gặp tất cả các thể ở máu ngoại vi
E. Thể tư dưỡng có dạng amip.(thể tư dưỡng già có hình dạng giống amip)
55. Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được có đặc điểm sau:
A. Toàn diện
B. Bền vững
C. Không ổn định (tr65)
D. Ngăn ngừa tái nhiễm
E. Có khả năng tiêu diệt KSTSR mới nhiễm
56. Đánh giá mức độ lưu hành bệnh SR dựa vào

26
A. Chỉ số giao bào
B. Chỉ số lách
C. Chỉ số thoa trùng
D. Chỉ số KST
E. Chỉ số muỗi
57. Cơn SR điển hình xuất hiện theo thứ tự sau:
A. Sốt, rét, đỗ mồ hôi.
B. Sốt, đỗ mồ hôi, rét.
C. Rét, sốt, đỗ mồ hôi. (tr62 )
D. Rét, đỗ mồ hôi, sốt.
E. Đỗ mồ hôi, rét, sốt.
58. Bệnh sốt rét do P.vivax có đặc điểm
A. Có thể tự giới hạn
B. Không điều trị sẽ tử vong
C. Chỉ có tái phát gần
D. Chí có tái phát xa
E. Thường gây sốt rét nặng, ác tính
59. KSTSR P.falciparum KHÔNG có đặc điểm sau:
A. Thường gây SR nặng, ác tính
B. Có tái phát gần
C. Có tái phát xa
D. Thường gây bệnh SR kháng thuốc
E. Không điều trị kịp thời dễ dẫn đến tử vong
60. Kỹ thuật chẩn đoán bệnh SR được sử dụng rộng rãi là:
A. Miễn dịch huỳnh quang
B. PCR (kỹ thuật khuyếch đại chuỗi gen)

27
C. QBC test
D. Parasight test.
E. Kéo máu, nhuộm Giemsa
61. Thoa trùng trong bệnh SR có đặc điểm
A. Được tiêm vào người khi bị muỗi đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm SR
C. Là nguyên nhân chính của SR do truyền máu
D. Bị tiêu diệt bởi thuốc Chloroquin
E. Thỉnh thoảng tìm thấy trong tiêu bản máu
62. Tất cả các loài KSTSR gây bệnh cho người đều có thể gây các triệu chứng sau
ngoại TRỪ:
A. Thiếu máu
B. Lách to
C. Hôn mê
D. Tái phát gần
63. Tái phát trong SR do:
A. Loài P. vivax và P. ovale
B. Tất cả các loài Plasmodium gây bệnh cho người
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt.
D. Do KSTSR tồn tại trong gan
E. Do P.malariae
64. Tính chu kỳ của bệnh SR do:
A. Chu kỳ vô tính trong hồng cầu gây ra
B. Bệnh nhân nhiễm P. falciparum
C. Sau vài chu kỳ vô tính trong hồng cầu mới ổn định
D. Không xãy ra trong SR do truyền máu
E. Chu kỳ sinh sản vô tính trong cơ thể người điều khiển
28
65. Chu kỳ vô tính của KSTSR :
A. Chỉ xãy ra trong máu
B. Là nguyên nhân chính gây ly giải hồng cầu
C. Chỉ xãy ra trong mạch máu nội tạng sâu
D. Chỉ xãy ra trong mạch máu nội tạng sâu đối với P.vivax
E. Là nguyên nhân gây ra sốt có tính chất chu kỳ của bệnh sốt rét.
66. Các dấu hiệu lâm sàng nào sau đây có thể được thấy trong tất cả các thể SR ngoại
trừ:
A. Rét run
B. Sốt
C. Sạm da
D. Dấu hiệu thần kinh khu trú
E. Thiếu máu
67. Lách to trong sốt rét
A. Chỉ to ở giai đoạn muộn của bệnh
B. Có thể giữ nguyên kích thước to trong trường hợp nặng
C. Không bao giờ to ra trong trường hợp nhiễm P. falciparum
D. Chỉ to ra ở giai đoạn bệnh nhân lên cơn sốt sau đó nhỏ lại
E. Không thấy trở về kích thước bình thường
68. Vi tuần hoàn bị tắt nghẽn trong sốt rét:
A. Có thể xãy ra với tất cả loài KSTSR
B. Do chu kỳ vô tính gây ra
C. Là nguyên nhân gây ra sốt rét tái phát
D. Là đặc điểm của P. falciparum
E. Là đặc điểm của P. vivax
69. Miễn dịch trong SR bao gồm các loại sau ngoại trừ:

29
A. Yếu tố đề kháng tự nhiên
B. Miễn dịch tự nhiên
C. Miễn dịch tế bào
D. Miễn dịch dịch thể
E. Tiền miễn dịch
70. Miễn dịch trong SR không có các đặc điểm:
A. Có tính đặc hiệu đối với ký chủ
B. Có tính đặc hiệu đối với giai đoạn phát triển của KSTSR
C. Là miễn dịch tự nhiên
D. Không bền vững
E. Có tính đặc hiệu cao đối với loài Plasmodium
71. Miễn dịch trong SR có thể:
A. Do các yếu tố di truyền
B. Do thu nhận được
C. Được truyền qua nhau thai
D. Miễn dịch thu được nhưng không bền vững.
E. Không đặc hiệu với loài KSTSR.
72. Trong cơn cấp tính của bệnh SR được chẩn đoán bằng:
A. Tìm kháng thể trong huyết tương
B. Tìm kháng nguyên trong huyết thanh
C. Tìm KSTSR trong máu
D. Tìm đơn bào có chứa sắc tố SR
E. Sự kết hợp các triệu chứng: sốt thành cơn, giảm ba dòng tế bào máu và lách
to, kết quả kéo máu.
73. Yếu tố nào sau đây tạo ra tiền miễn dịch đối với nhiếm sốt rét.
A. Thiếu máu
B. Sự tái nhiễm liên tục
30
C. Đáp ứng miễn dịch tế bào
D. Đáp ứng miễn dịch dịch thể
E. Các yếu tố miễn dịch tự nhiên
74. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
B. Hiện tượng ẩn cư của hồng cầu trong mao mạch nội tạng
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ các phức hợp miễn dịch
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều
75. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR gặp ở mọi loài KSTSR:
A. Hiện tượng kết dính hồng cầu với liên bào nội mạch mạch máu
B. Hiện tượng tạo hoa hồng do kết dính hồng cầu bị nhiễm với hồng cầu bình thường.
C. Độ mềm dẻo của hồng cầu bị giảm sút
D. Sự ẩn cư của hồng cầu trong mao quản nội tạng
E. Gây ảnh hưởng mọi chức năng của mọi loại hồng cầu từ non đến già
76. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum:
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
B. Hiện tượng kết dính hồng cầu với liên bào nội mạch
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ phức hợp miễn dịch
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều.
77. Biến đổi bệnh lý nào sau đây trong bệnh SR chỉ gặp ở nhiễm P.falciparum:
A. Hiện tượng nhiễm độc liên quan đến các cytokin
B. Hiện tượng tạo thể hoa hồng
C. Hồng cầu mất độ mềm dẻo
D. Hiện tượng miễn dịch bệnh lý với sự tích tụ phức hợp miễn dịch

31
E. Sự vỡ hồng cầu khi thể phân chia phát triển nhiều.
78. Chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh sốt rét được sử dụng rộng rãi hiện nay là:
A. Kéo máu nhuộm Giemsa
B. QBC test
C. Xét nghiệm tìm kháng thể KSTSR trong bệnh nhân sốt rét
D. Phát hiện kháng nguyên của KSTSR
E. Kỹ thuật PCR
79. Thuốc điều trị sốt rét nào sau đây có nguồn gốc thực vật
A. Chloroquin
B. Quinin (tr65 quinin và artemisini là hai thuốc chiết suất từ dược liệu)
C. Mefloquin
D. Amodiaquin
E. Primaquin
80. Thuốc điều trị sốt rét nào sau đây có nguồn gốc thực vật
A. Chloroquin
B. Artemisinin
C. Mefloquin
D. Amodiaquin
E. Primaquin
81. Thuốc nào sau đây có tác dụng diệt giao bào và chu kỳ trong gan của KSTSR
A. Pirymethamin
B. Chloroquin
C. Primaquin (tr70 Primaquin dùng để phòng bệnh sốt rét tái phát gây nên bởi
P.vivax và P.malariae)
D. Proguanin
E. Halofantrin
82. Thuốc dùng điều trị bệnh sốt rét do P.vivax và P.falciparum chưa kháng thuốc là:
32
A. Quinin
B. Chloroquin
C. Artesunate
D. Pirymethamin
E. Proguanin
83. Biện pháp nào sau đây nhằm giải quyết nguồn lây trong phòng chống bệnh sốt rét
ngoại trừ:
A. Chẩn đoán sớm bệnh sốt rét
B. Điều trị bệnh sốt rét đúng phác đồ
C. Điều trị dự phòng
D. Điều trị nhằm nâng cao thể trạng bệnh nhân sốt rét
E. Tránh muỗi đốt
84. Khi có dịch sốt rét xẫy ra biện pháp dự phòng nào sau đây được sử dụng chủ yếu:
A. Cải tạo môi trường, phát quang bụi rậm quanh nhà, lấp ao tù nước đọng, khai thông
cống rảnh, hun khói.
B. Thả cá, thả các vi sinh vật để diệt ấu trùng (bọ gậy, lăng quăng).
C. Phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành tồn lưu.
D. Điều trị dự phòng cho những đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét.
E. Giáo dục người dân để họ hiểu bằng cách nào họ bị mắc bệnh sốt rét và để tự người
dân tìm biện pháp tốt nhất để phòng bệnh.
85. Biện pháp nào sau đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người lành trong phòng
bệnh sốt rét :
A. Điều trị dự phòng cho đối tượng có nguy cơ nhiẽm sốt rét.
B. Cải tạo môi trường: phát quang bụi rậm quanh nhà, lấp ao tù nước đọng, khai
thông cống rảnh
C. Thả cá, thả các vi sinh vật để diệt ấu trùng
D. Tránh bị muỗi đốt: ngủ màn tẩm hoá chất diệt muỗi, dùng hương muỗi,
mặc quần áo dài tay.
33
E. Phun hoá chất diệt muỗi trưởng thành
86. KSTSR gọi là kháng thuốc độ I (RI) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy
xuất hiện trở lại
B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong
vòng 28 ngày. (tr61)
C. KSTSR giảm nhưng không biến mất hoàn toàn trong vòng 7 ngày. KSTSR phải
giảm hơn 25% so với mật độ KSTSR ngày đầu.
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 21
ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy
xuất hiện trở lại.
87. KSTSR gọi là kháng thuốc độ III (RIII) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy
xuất hiện trở lại
B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 28
ngày.
C. KSTSR giảm ít, không giảm hay tăng sau 48 giờ, KSTSR giảm ít hơn 25% so
với ngày đầu (kháng hẳn. thể vô tính không giảm hoặc tăng trong tuần đầu)
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 21
ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy
xuất hiện trở lại.
88. KSTSR gọi là kháng thuốc độ II (RII) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 21 ngày không thấy
xuất hiện trở lại
B. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày những KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng 28
ngày.
C. KSTSR giảm nhưng không biến mất hoàn toàn trong vòng 7 ngày. KSTSR
phải giảm hơn 25% so với mật độ KSTSR ngày đầu. (kháng sớm. giảm thể vô
34
tính nhưng không sạch kí sinh trong tuần đầu)
D. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng KSTSR xuất hiện trở lại trong vòng
21ngày.
E. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và theo dõi trong vòng 28 ngày không thấy
xuất hiện trở lại.
89. Nên điều trị tiệt căn cho những người mắc sốt rét ngoại lai về vùng sốt rét không
lưu hành nhẹ vì:
A. Họ không có tiền miễn dịch nên dễ bị sốt rét tái phát xa.
B. Tránh lây lan chủng KSTSR kháng thuốc.
C. Nhằm diệt giao bào chống lây lan.
D. Tránh tình trạng KSTSR phát sinh chủng kháng thuốc.
E. Để diệt thể vô tính còn sót lại trong hồng cầu để tránmh tái phát gần.
90. Nên điều trị tiệt căn cho những người ở vùng sốt rét lưu hành nặng đổi vùng sinh
sống về vùng không có sốt rét lưu hành hoặc lưu hành nhẹ vì:
A. Họ không có tiền miễn dịch nên dễ bị sốt rét tái phát xa.
B. Tránh lây lan chủng KSTSR kháng thuốc.
C. Nhằm diệt giao bào chống lây lan.
D. Tránh tình trạng KSTSR phát sinh chủng kháng thuốc.
E. Để diệt thể vô tính còn sót lại trong hồng cầu để tránmh tái phát gần.
91.Người chỉ nhiễm bệnh sốt rét khi bị muôĩ Anophele cái có chứa thoa trùng của ký
sinh trùng sốt rét đốt.
A. Đúng
B. Sai. (vì truyền máu có chứa giao bào cũng bị nhiễm)
92.Miễn dịch trong sốt rét. . . . . khả năng tiêu diệt tác nhân gây bệnh, ngăn ngừa tái
nhiễm, mà chỉ là một loại miễn dịch giúp cho bệnh nhân giữ được......... với ký sinh
trùng sốt rét ở mức độ thấp, ...........biểu hiện lâm sàng hoặc chỉ măc bệnh nhẹ.
93.Ký sinh trùng sốt rét thuộc ngành đơn bào giới.động vật., là một loại đơn bào
đường. ......... ký sinh nội bào.

35
94.Tiền miễn dịch là miễn dịch thu được ở người sống thường xuyên trong vùng dich
tễ sốt rét nên thường xuyên bị tái nhiễm và là một dạng miễn dịch bền vững
A. Đúng
B. Sai.
95. Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc ...độ III (RIII).... là : Ký sinh trùng giảm ít,
không giảm hay tăng. Sau 48 giờ, ký sinh trùng giảm ít hơn 25% so với ngày đầu.
96.Ký sinh trùng sốt rét kháng thuốc... độ II (RII) . . . là : Ký sinh trùng sốt rét.... Vô
tính bị tiêu diệt . . nhưng không biến mất trong vòng bảy ngày. Ký sinh trùng phải
giảm hơn....25% . . . . so với mật độ ký sinh trùng ngày đầu.

36

You might also like