Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Tài Liệu Ôn Thi Group

GỢI Ý ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ SỐ 29

I. ĐỌC - HIỂU
Câu 1:
Thể thơ: Tự do
Câu 2. Trong đoạn trích, nhân vật trữ tình bày tỏ lòng biết ơn với những cảnh sẻ nâu, mẹ, trò chơi
tuổi nhỏ, dấu chân bấm mặt đường xa.

Câu 3.
- Phép lặp cú pháp: Biết ơn...
- Hiệu quả của phép lặp cú pháp: tạo giọng điệu trữ tình tha thiết, nhấn mạnh tình cảm biết ơn của
nhân vật trữ tình đối với những điều bình dị thân thuộc đã làm nên ý nghĩa cuộc đời mình.
Câu 4. HS có thể trả lời theo những cách khác nhau nhưng phải gắn với nội dung, chủ đề của đoạn
trích.

II. LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1 (2,0 điểm)
1. Mở đoạn
Giới thiệu vấn đề nghị luận: giá trị của những điều bình thường, giản dị trong đời sống.
2. Thân đoạn
* Giải thích
- Điều bình thường, giản dị trong cuộc sống được hiểu là những quan tâm, giúp đỡ mà mỗi chúng ta
dành cho nhau.
- Đây là những điều nhỏ bé nhưng lại rất cần thiết
* Phân tích – Bàn luận
- Biểu hiện của những điều bình thường, giản dị trong cuộc sống: Một cái ôm, một cái nắm tay, một
lời động viên, …
- Vai trò/ý nghĩa:
+ Những điều bình thường, giản dị nuôi dưỡng tâm hồn con người, giúp con người cảm nhận được
niềm hạnh phúc đích thực và biết trân quý cuộc sống.
+ Những điều bình thường, giản dị có vai trò quan trọng, góp phần tạo nên những điều lớn lao, vĩ đại,
T
E
N

đó là những giá trị bền vững của đời sống con người,
I.
H

+ Cuộc sống của mỗi chúng ta được làm nên từ những điều nhỏ bé như thế.
T
N

+ Nếu không có những điều nhỏ bé, giản dị như thế xây đắp, sự thành công trong cuộc sống sẽ không
O
U

bao giờ đến.


IE
IL

- Lấy dẫn chứng chứng minh


A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

- Phản đề:
+ Cuộc sống vẫn còn những người thơ ơ, lạnh lùng và vô cảm với mọi người, mọi việc xung quanh
+ Có những người vẫn mơ làm được điều lớn lao, làm được nên thành công, xây dựng được sự nổi
tiếng, … nhưng lại không chú ý đến những điều nhỏ bé, giản dị quanh mình.
3. Kết đoạn
- Những điều bình thường, giản dị trong đời sống tưởng chừng như nhỏ bé nhưng lại có vai trò rất
quan trọng
- Thông điệp cho bản thân và mọi người.

Câu 2:
1. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về tác giả, tác phẩm:
+ Kim Lân là cây bút viết truyện ngắn chuyên nghiệp, ông tập trung viết về cảnh nông thôn, hình
tượng người nông dân lao động.
+ Truyện ngắn đặc sắc Vợ nhặt viết về những người nông dân trong nạn đói năm 1945
- Giới thiệu nhân vật Tràng: Tràng là hình tượng đại diện cho số phận của những người nông dân giai
đoạn này.
- Giới thiệu vấn đề nghị luận: Tâm trạng Tràng trong buổi sáng đầu tiên có vợ đã khiến ta ấn tượng,
có nhiều suy ngẫm, trăn trở.

2. Thân bài:
* Khái quát số phận, cảnh ngộ của Tràng
- Hoàn cảnh gia đình: là dân ngụ cư bị khinh bỉ, cha mất sớm, kiếm sống bằng nghề đánh xe bò nuôi
mẹ già, nhà ở tồi tàn, cuộc sống bấp bênh, ... -> Nạn nhân của nạn đói bị đẩy đến miệng vực của cái
chết.
- Hoàn cảnh bản thân:
+ Ngoại hình thô kệch: dáng người vập vạp, thân hình to lớn, tấm lưng to rộng như lưng gấu, hai con
mắt nhỏ tí, gà gà quai hàm bạnh ra, cái đầu trọc, dáng đi chúi về phía trước.
+ Tính cách thô mộc, ngộc nghệch: gần gũi, thân thiết với dân làng và trẻ nhỏ, hay bông đùa với lũ
trẻ con rồi ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch…, đôn hậu, vui vẻ, tốt bụng, thường nói cộc lốc, ngắn
T
E
N

gọn thiếu tình cảm, không biết an ủi, chia sẻ.


I.
H

* Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Tràng trong đoạn trích:
T
N

- Tóm tắt cốt truyện trước đó: Tràng là một nông dân ngụ cư, nghèo khổ, xấu xí, ngờ nghệch, giữa
O
U
IE

lúc đói khát, thân mình cũng nuôi không xong lại đưa người vợ nhặt về nhà. Bỗng nhiên có vợ theo
IL

không, lúc đầu hắn cảm thấy lo sợ, bối rối nhưng niềm khát khao muốn có một mái ấm gia đình đã
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net
Tài Liệu Ôn Thi Group

khiến Tràng vượt qua nỗi sợ hãi ban đầu để quyết định đưa người đàn bà ấy về nhà
- Diễn biến tâm trạng của nhân vật:
+ Bất ngờ, vui sướng khi đón nhận hạnh phúc: trong người êm ái hửng lơ như vừa ở trong giấc mơ đi
ra; nhận thấy ánh nắng buổi sáng mùa hè sáng lóa xói vào hai con mắt; ...
+ Thấm thía, cảm động khi nhìn thấy xung quanh mình có những thay đổi mới mẻ: nhà cửa sân vườn
sạch sẽ, gọn gàng, cảnh tượng bình thường, giản dị: người mẹ lúi húi giấy những bụi cỏ dại, vợ hắn
quét lại cái sân, ...
+ Gắn bó, yêu thương, và có tinh thần trách nhiệm với gia đình: hắn thấy thương yêu gắn bó với cái
nhà của hắn lạ lùng, hắn thấy hắn nên người, thấy hắn có bổn phận phải lo lắng cho vợ con sau này; ...
+ Khao khát đắp xây hạnh phúc khi xăm xăm chạy ra giữa sân muốn làm việc gì để dự phần tu sửa
lại căn nhà,
- Tâm trạng của nhân vật Tràng được miêu tả chân thực, sinh động gắn với tình huống nhặt vợ éo le,
độc đáo, miêu tả ngoại cảnh, nét mặt, cử chỉ kết hợp với miêu tả nội tâm bằng lời nửa trực tiếp, ngôn
ngữ nông thôn giản dị, tự nhiên.
* Nhận xét về sự thay đổi của nhân vật trong đoạn trích:
- Từ lo lắng, bối rối chuyển sang vui sướng, hạnh phúc khi đón nhận hạnh phúc, từ vô tư, vô tâm
chuyển sang gắn bó, yêu thương và có trách nhiệm với gia đình, từ gã trai ngốc nghếch, ngờ nghệch
trở thành người đàn ông trưởng thành trong suy nghĩ và hành động...
- Sự thay đổi của nhân vật góp phần thể hiện tư tưởng, chủ đề của tác phẩm và tấm lòng nhân đạo của
nhà văn Kim Lân: trong tận cùng đói khát, những con người năm đói vẫn khao khát sống, khao khát
hạnh phúc, vẫn muốn yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, chính tình người, tình thương và hạnh phúc
gia đình đã thắp lên hy vọng, mở ra tương lai cho Tràng và các nhân vật khác trong truyện.
* Đặc sắc nghệ thuật xây dựng nhân vật
- Đặt nhân vật vào tình huống éo le, độc đáo để nhân vật bộc lộ tâm trạng, tích cách
- Miêu tả tâm lí nhân vật, ngôn ngữ bình dị, gần gũi.
* Đánh giá mở rộng, nâng cao (nếu có)
3. Kết bài:
- Khái quát lại vẻ đẹp và những thay đổi tâm lí của nhân vật Tràng trong đoạn trích
- Nêu suy nghĩ về nhân vật.
- Cảm nhận về ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế của Kim Lân.
T
E
N

-.
I.
H
T
N
O
U
IE
IL
A
T

https://TaiLieuOnThi.Net

You might also like