Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

1; Các tranh chấp phát sinh trong quản lí pháp luật hành chính chỉ có thể được giải

quyết theo thủ tục


hành chính

 Khẳng định sai


Vì: phần lớn các tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật hành chính được giải quyết theo
thủ tục hành chính. Tuy nhiên do tính chất và yêu cầu giải quyết một số tranh chấp phát sinh
trong quan hệ pháp luật hành chính mà việc giải quyết chúng còn có thể được thực hiện theo
thủ tục tố tụng.
Vd: toà án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính các tranh chấp về quyết
định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, các tranh chấp về quyết định kỉ
luật buộc thôi việc,….

2; Mọi trường hợp chủ thể vi phạm yêu cầu của PLHC đều phải chịu cùng một loại TNPL.

 Khẳng định sai


Vì: TNPL của chủ thể vi phạm pháp luật là hậu quả bất lợi đối với chủ thể vi phạm pháp luật thể
hiện qua việc họ phải chịu những biện pháp cưỡng chế nhà nước đã được quy định trong chế tài
các quy phạm pháp luật vì sự vi phạm pháp luật của họ
Tuỳ và tính chất, mức dộ thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hành chính của người vi phạm
có thể phải chịu các loại TNPL khác nhau như TNHS, DS, HC.
Như vậy không phải mọi chủ thể vi phạm pháp luật hành chính đều cùng phải chịu một TNPL
mà có thể phải chịu các loại TNPL do nhà nước quy định như TNHS, DS, HC.

3; Tổ chức xã hội không có chức năng quản lí nhà nước.

 Khẳng định sai


Vì: tổ chức xã hội là hình thức tổ chức được thành lập dựa trên sự tự nguyện của công dân với
mục đích đảm bảo quyền lợi hợp pháp của các thành viên, đồng thời tham gia quản lí nhà nước,
quản lý xã hội.
Vd: tổ chức chính trị là ĐCS VN- chính đảng của nước CHXHCNVN; tổ chức xã hội nghề
nghiệp: đoàn luật sư, hội nhà văn, nhà thơ,….; tổ chức chính trị- xã hội: Hội LHPN, đoàn
TNCSHCM,…

4; Đối với cá nhân thời điểm phát sinh PLHC và năng lực HVHC luôn giống nhau.

 Khẳng định sai


Vì: NLPLHC là khả năng hưởng quyền và nghĩa vụ, khả năng này được luật ấn định mà một chủ
thể được hưởng quyền và nghĩa vụ phải thực hiện
NLHVHC là khả năng tự có của các chủ thể và khả năng này được pháp luật thừa nhận và ghi
nhận trong luật.
NLPLHC của mọi cá nhân đều như nhau theo quy định của pháp luật và bao giờ cũng có
trước NLHVHC
NLHVHC sẽ có sau và NLHVHC của cá nhân còn được biểu hiện bởi các yếu tố như: khả năng
nhận thức và điều khiển hành vi; trình độ học vấn; độ tuổi ; thâm niên công tác; khả năng đặc
biệt,…NLHV của cá nhân sẽ dần được hoàn thiện và phát triễn theo độ tuổi.

5: Chủ tịch UBND cấp tỉnh không có thẩm quyền ban hành QPPLHC
 Khẳng định sai
Cspl: điều 4 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
Vì: chỉ có UBND và HĐND mới có quyền ban hành QPPL, chủ tịch UBND không có thẩm quyền
ban hành các QPPL vì vậy chủ tịch UBND cũng không có quyền ban hành các QPPLHC.

6: Quan hệ PLHC có thể phát sinh giữa hai cơ quan hành chính nhà nước cùng cấp.

 Khẳng định đúng


Vì: quan hệ PLHC liên hệ là loại quan hệ PLHC phát sinh giữa các chủ thể không có quan hệ lệ
thuộc về mặt tổ chức.
Vd: quan hệ giữa bộ quốc phòng với bộ y tế trong việc tiến hành kiểm tra sức khoẻ để tham gia
nghĩa vụ quân sự

7: Chủ thể của quan hệ PLHC luôn đồng thời là chủ thể quản lí HCNN

 Khẳng định sai


Vì: chủ thể của quan hệ PLHC là các cơ quan, cá nhân, tổ chức có năng lực chủ thể bao gồm cả
NLPLHC và NLHVHC tham gia vào QHPLHC, mang quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định
của pháp luật hành chính. Còn chủ thể quản lí HCNN là các cá nhân hoặc tổ chức tham gia trực
tiếp vào hoạt động quản lí HCNN
Vd; trong hoạt động khiếu nại tố cáo

8: Quan hệ giữa Chánh thanh tra Sở y tế với nhà hàng kinh doanh ăn uống vi phạm pháp luật về vệ sinh
an toàn thực phẩm.

 Đây là quan hệ pháp luật hành chính


Vì: chánh thanh tra sở y tế có quyền thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vức an toà thực phẩm của các
hoạt động ăn uống trong kinh doanh, được nhà nước trao quyền kiểm soát hoạt động vệ sinh an
toàn thực phẩm và có quyền công nhận một nhà hàng kinh doanh có đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm hay không.

9: Quan hệ giữa TAND với UBND trong trường hợp quyết đinh của UBND bị khởi kiện.

 Đây không phải là quan hệ PLHC


Vì: đây lag quan hệ pháp luật trong lĩnh vực TTHC chứ không phải là quan hệ PLHC

10: Quan hệ giữa thẩm phán chủ toạ phiện toà với người có hành vi gây rối tại phiên toà

 Đây là quan hệ pháp luật hành chính


Vì: trong quan hệ pháp luật hành chính bao giờ cũng có 1 chủ thể bắt buộc là chủ thể được nhà
nước trao quyền và sử dụng quyền lực nhà nước. rTong trường hợp này ta có thể chia ra hai tình
huống
Th1: đây là quan hệ pháp luật hành chính phát sinh giữa chủ toạ phiên toà là người được trao
quyền lực nhà nước và một bên chủ thể là người vi phạm gây rối trật tự phiên toà
Th2: đây không là quan hệ PLHC mà quan hệ TTHS nếu hành vi gây rối đó đủ để cấu thành tội
phạm thì sẽ được giải quyết theo thủ tục TTHS
11: Điều lệ của tổ chức xã hội là nguồn của luật hành chính

 Khẳng định sai


Vì: nguồn của luật hành chính là các văn bản QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ
tục hành chính và dưới những hình thức nhất định có nội dung là các QPPLHC có hiệu lực bắt
buộc đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
còn đối với điều lệ tổ chức xã hội không phải là các văn bản QPPL và nội dung của điều lệ chỉ có
hiệu lực đối với nội bộ của tổ chức xã hội và có hiệu lực đối với các thành viên trong tổ chức

12: Quyết định bổ nhiệm ông X làm giám đốc sở giáo dục tỉnh A của Chủ tịch UBND tỉnh A là nguồn của
Luật hành chính Việt Nam

 Khẳng định sai


Vì: nguồn của luật hành chính là các văn bản QPPL do CQNN có thẩm quyền ban hành theo thủ
tục hành chính và dưới những hình thức nhất định có nội dung là các QPPLHC có hiệu lực bắt
buộc đối với các đối tượng có liên quan và được đảm bảo thực hiện bằng cưỡng chế nhà nước.
Còn đối quyết quyết định bổ nhiệm chủ là quyết định các biệt chỉ áp dụng một lần cho một đối
tượng cụ thể, vì vậy quyết định bổ nhiệm là quyết định cá biệt không phải là nguồn của LHCVN

You might also like