Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 20

CHƯƠNG 1: PHỨC CHẤT TRONG Y DƯỢC

I. Định nghĩa – Cấu tạo:


1. Định nghĩa:
-Phức chất là hợp chất tạo thành giữa ion (hay nguyên tử kim loại) với các phối tử là các phân tử
(hay ion khá)c bằng liên kết phối trí.
-Có khả năng tồn tại và giữ nguyên cấu trúc trong dung dịch, trong tinh thể và ở trạng thái khí
(tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình bào chế, sử dụng thuốc).
*Liên kết phối trí (hay liên kết cho nhận): 1 bên cho cặp e- dùng chung. Liên kết này kém bền.
2. Cấu tạo:

-Cầu nội (hay ion phức, chất tạo phức): gồm ion trung tâm và phối thử, có điện tích dương hoặc
không mang điện. Được đặt trong dấu [..].
+Ion trung tâm: là nguyên tố phân nhóm B (kim loại chuyển tiếp có các orbital trống).
+Phối tử: là các ion âm hoặc phân tử trung hòa về điện (có các cặp e- tự do).
*Liên kết giữa ion trung tâm và phối tử: liên kết phối trí.
-Cầu ngoại: là những ion trái dấu với cầu nội.
-Ví dụ:
3. Một số khái niệm khác:
-Dung lượng phối trí của phối tử: số cặp e- tự do mà một phối tử có thể cho ion trung tâm dùng
chung. Có thể gặp 1,2,3,4,5,6,7,8,...
-Số phối trí của ion trung tâm: là số cặp e- mà nó nhận được. Số phối trí thường gặp: 2,4,6; ít gặp
1,3,5.
-Ví dụ: [CuCl4]2-
+Dung lượng phối trí của phối tử: 1
+Số phối trí của ion trung tâm: 4
4. Phân loại:
Dựa vào điện tích cầu nội chia thành 3 loại:
+Phức cation
+Phức anion
+Phức trung hòa
*Phức trung hòa không có cầu ngoại:
*∑điện tích cầu nội= ∑điện tích ion trung tâm + ∑điện tích phối tử
#Lưu ý: Phức vòng càng (phức chelat):
Khi phối tử có từ 2 cặp e- tự do trở lên (hay có dung lượng phối trí từ 2 trở lên) có thể đồng thời
cho ion trung tâm
->Phức vòng càng có 5-6 cạnh.
II. Sự tạo phức – Tác dụng của thuốc:
1. Thuốc: là phối tử tạo phức chất đào thải các nguyên tố gây độc.
1.1. Cơ chế gây độc của kim loại nặng (vd: chì, kadimi,...):
-Tạo phức với enzyme và phân tử sinh học -> bất hoạt chúng.
-Xúc tác phản ứng Fenton tạo gốc tự do.
1.2. Cơ chế giải độc kim loại nặng:
-Thuốc giải độc kim loại nặng đều là những phối tử tạo phức bền vững với kim loại nặng.
*Độ bền của phức phụ thuộc vào từng kim loại nặng và phối tử khác nhau.
-Tác dụng:
+Ngăn không cho kim loại nặng tác dụng với phối tử sinh học.
+Giải phóng các enzyme đã kết hợp với kim loại nặng.
*Một số ví dụ:
 BAL (hay dimercaprol): giải độc Asen (As)

 Biệt dược: sulfactin, dicaprol.


 Điều trị rất tốt: nhiễm As.
 CaNa2EDTA:
 Biệt dược: edetamin, edtacal.
 Điều trị: giải độc Cr, Pb, V.
 CaNa3DTPA:
 Biệt dược: ditripentat
 Điều trị: giải độc Cd, Mn,...
 Edetate canxi disodium:

 Biệt dược: canxi disodium versenate.


 Điều trị: nhiễm Pb.
1.2 Yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc:
-Sự phân bố: thuốc và kim loại nặng trong cơ thể. (1)
-Khả năng cạnh tranh (ái lực):
+Thuốc với kim loai nặng hoặc với kim loại sinh học. (2)
+Kim loại nặng với thuốc hoặc với những phối tử khác trong cơ thể. (3)
*Giải thích:
(1) Thuốc phải đi đến nơi kim loại nặng tích trữ thì mới phát huy tác dụng được.
(2) Để thuốc có hiệu quả cao thì ái lực giữa thuốc–KLN phải mạnh hơn ái lực giữa thuốc-KLSH.
(3) Ái lực giữa KLN-thuốc phải mạnh hơn KLN-các phối tử khác trong cơ thể.
1.3. Hạn chế của thuốc giải độc kim loại nặng:
-Không có khả nặng chọn lọc.
-Phải dùng liều cao hoặc kéo dài -> mất cân bằng sinh học, rối loạn chuyển hóa -> cần theo dõi
chặt chẽ để xử lý kịp thời.
1.4. Điều kiện của một thuốc giải độc kim loại nặng:
Mức độ điều kiện tối thiểu của một thuốc giải độc kim loại nặng:
-Phải liên kết bền với kim loại nặng, yếu với kim loại sinh học. (6)
*Không bắt buộc.
-Phải hòa tan tốt trong môi trường sinh học. (1)
-Phức phải bền, dễ đào thải qua thận, mật. (2)
-Phải bền ở pH sinh lý (6,6 – 7,4); pH của acid trong nước tiểu (≈4) và không phân ly. (3)
-Phối tử, phức chất không được tham gia vào chuyển hóa và không bị tác dộng bởi enzyme. (4)
-Phối tử, phức chất phải không có, hoặc có độc tính thấp. (5)
*Giải thích:
(1) để có thể phân bố vào các cơ quan -> phát huy sinh khả dụng -> điều chế thuốc phù hợp với
từng cơ quan cần tác dụng (MT thân nước – thuốc thân nước; MT thân dầu – thuôc thân dầu).
(2) để có thể dễ dàng đào thải độc tố ra ngoài.
(3) nếu không bền -> tách phức -> mất tác dụng.
(4) có thể bị chuyển hóa thành dạng khác từ đó gây nên những nguy cơ tiềm tàng khác.
(5) trừ trường hợp điều trị những bệnh bất khả kháng như ung thư.
(6) chủ yếu bắt giữ và đào thải các kimloại nặng đang tuần hoàn hoặc nằm trong các tế bào tổ
chức trong cơ thể.
2. Phức chất giữa thuốc với các nguyên tố vi lượng hoặc với các hợp chất khác:
2.1. Phức FEROQUINE:
-Tạo thành từ:
+Chloroquine: thuốc trị sốt rét được dùng phổ biến ngày trước, sau xuất hiện kí sinh trùng phát
triển kháng thể -> kháng chloroquine -> thuốc mất tác dụng).
+Ferocene: có tác dụng tăng dược lý của thuốc
=> Phức Feroquine: chống lại kí sinh trùng sốt rét (plasmodium) có khả năng kháng
Chloroquine.
2.2 Thuốc kháng sinh QUINOLON:
-Thuộc nhóm Quinolon thế hệ II (Ciproflocacin, Oflocacin).
-Tác dụng: diệt khuẩn.
-Cơ chế: tạo phức chelat với các ion KL hóa trị II (vd: Cu2+, Mg2+, Fe2+,...) tại vị trí
3-oxo-4-carboxylic.

*quinolon là phối tử -> có các cặp e- tự do.


2.3. Thuốc kháng sinh Tetrecyclin:
*Bột thuốc màu VÀNG.
*Hiện nay chỉ dùng cho động vật.

-Tạo phức chelat với các ion KL hóa trị II (Ca2+, Mg2+, Fe2+,...).
*Tạo phức với Ca2+ càng mạnh thì tính kháng khuẩn càng cao vì:
 Thuốc có tính thân mỡ cao, dễ dàng vượt qua màng tế bào ở vi khuẩn.
 Cơ chế diệt khuẩn: ức chế tổng hợp protein ở ribosome.
#Lưu ý: thuốc dùng trên con người gây tác dụng phụ:
 Vàng răng ở trẻ nhỏ (vì tetracyclin tạo phức mạnh với Ca2+ nhưng trẻ nhỏ lại rất cần
canxi để tạo răng -> tạo phức -> vàng răng).
 Giảm phát triển xương dài và nụ răng của thai nhi nếu cho thai phụ sử dụng.
2.4. Thuốc kháng sinh Isoniazid, Ethambutol:

-Nằm trong phác đồ điều trị lao của Bộ y tế hiện nay.


*Dùng kết hợp với thuốc giải độcgan vì phải điều trị trong một thời gian dài.
-Isoniazid, Ethambutol tạo phức với Cu2+ -> tăng hoạt tính.
-Cơ chế diệt khuẩn: ức chế nhân hoặc chuyển hóa tế bào.
2.5. Vit B12:
-Phức chất có nguyên tử Coban (Co) ở trung tâm.
-Còn gọi là những cobalamin và có hoạt tính sinh học trên cơ thể người.

*Vit B12 là phức chất gồm nhiều phối tử + ion trung tâm Co3+ -> Phức chelat.
-Tác dụng: trong quá trình tạo máu.
2.6. Vit PP:

-Vit PP tạo phức với Coban (II) clorid.


*Clo đóng vai trò cầu ngoại
-Tác dụng:
+Điều trị thiếu máu.
+Làm liền xương nhanh ở những vị trí gãy xương kín.

CHƯƠNG II: GỐC TỰ DO


I. Đại cương:
Moses Gomberg (1866-1947): người đầu tiên phát hiện gốc triphenylmethyl (1900)
1. Định nghãi:
-Là những tiểu phân hóa học (nguyên tử, phân tử, mảnh phân tử, ion,...) có chứa điện tử không
cặp đôi ở orpital hóa trị.
-Các gốc tự do có thể mang điện âm (anion gốc), dương (cation gốc) hoặc trung hòa về điện.
-Ví dụ: +Gốc methyl: ·CH3
+Gốc hydro: H· và Cl·
+Gốc superoxyd: O2˙̐
#Lưu ý: Dấu ˙ chỉ e- độc thân ở nguyên tử nào đó gọi là tâm gốc (nguyên tử chứa e- độc thân)
*Cơ chế hoạt động và tính nguy hiểm: do bị mất điện tử -> GTD không ổn định -> có xu hướng
chiếm đoạt điện tử từ những cấu trúc lân cận -> tạo GTD mới -> phản ứng với tính chất dây
chuyền -> hậu quả gây tổn thương màng tế bào, các phân tử protein và cả ADN.
2. Nguyên nhân sinh ra gốc tự do:
2.1. Gốc tự do nội sinh:
-Có trong cơ thể do những quá trình chuyển hóa tự nhiên như HHTB, diệt khuẩn trong quá trình
thực bào (vd: bạch cầu, đại thực bào), tổn thương các tế bào,..
*Hô hấp tế bào:
 Quá trình tạo năng lượng cung cấp cho mọi hoạt đống sống của cơ thể.
 Đây là chuỗi phan rứng oxi hóa khử theo sơ đồ:
O2 + e -> O2 ̐ (gốc superoxyd)
O2 ̐ + e + 2H+ -> H2O2 (gốc hydroperoxyd)
H2O2 + e +H+ -> HO˙ + H2O (gốc hydroxyl – gốc tự do độc hại nhất với cơ thể
người)
HO˙ + e + H+ -> H2O
*Hydroperoxyd: không phải gốc tự do (do k có e- tự do) mà là chất hoạt động của oxi, có khả
năng phản ứng cao.
2.2. Gốc tự do ngoại sinh
Hình thành do các yếu tố ngoại lai: ô nhiễm MT, uống rượu, hút thuốc, tia UV, stress, chất phụ
gia trong thức ăn, chất độc hại trong mỹ phẩm.
*Một số gốc tự do trong cơ thể:

4. Đặc trưng cơ bản của gốc tự do:


-Có khả năng phản ứng cao -> thời gian tồn tại ngắn (vì có e- độc thân -> tồi tại ở trạng thái
không ổn định -> cướp e- từ những cấu trúc lân cận theo tính chất dây chuyền).
-Có e- độc thân (phát hiện bằng phương pháp cộng hưởng từ hạt nhân).
5. Một số khả năng hình thành gốc tự do:
-Phân tách đồng ly liên kết cộng hóa trị do năng lượng từ bức xạ, nhiệt độ, tia UV,...
Ví dụ: Cl-Cl -> ˙Cl + ˙Cl
H2O -> ˙OH + ˙H
-Thêm một e- đơn lẻ vào một phân tử trung hòa (thường xảy ra ở các hệ sinh học).
Ví dụ: A + e -> A ̐
-Phân tử oxy có tính chất lưỡng gốc -> dễ phản ứng với nhiều gốc tự do khác.
Ví dụ: R˙ + O2 -> ROO˙
O2 + e -> O2 ̐
II. Các gốc tự do của oxy có khả năng phản ứng cao:
1. Sự sản sinh gốc superoxyd:
Cơ chế:
O2 + e -> O2 ̐
O2 ̐ + H+ -> HO2˙ (Dạng proton hóa)
O2 ̐ + O2 ̐ + 2H+ -> H2O2 + O2 (Có E.SOD – sodium dismustate xúc tác)
K= 2.10 ˉ⁹ (M/s)
2. Sự sản sinh ra hydroperoxyd:
-Sự xúc tác của E.SOD ở tế bào:
O2 ̐ + O2 ̐ + 2H+ -> H2O2 + O2
-Không có E.SOD xúc tác ->phản ứng diễn ra với tốc độ chậm:
O2 ̐ + O2 ̐ + 2H+ -> H2O2 + O2
K = 10^3 (M/s)
*H2O2 có tính oxi hóa mạnh:
+Gây bạc tóc.
+Ứng dụng trong y học: sát khuẩn (dựa vào khả năng phân hủy tạo O2 nguyên tử).
3. Sự sản sinh gốc hydroxyl và oxi đơn bội:
*Oxi có 2 dạng:
+Đơn bội: (độc hại với người)

+Tam bội: (ở trạng thái trung hòa hơn)


-Phản ứng Harber – Weiss:

O2 ̐ + H2O2 -> +OH- + HO˙


* : chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn (> 0,2us)
-Một số chất cảm nhiễm ánh sáng (CNC):
CNC + quang ánh sáng -> CNC + O2 -> + CNC
+Cơ chế: quang ánh sáng đẩy CNC từ trạng thái cơ bản lên trạng thái kích thích -> truyền năng
lượng cho O2.
+Hậu quả: gây ung thư
*CNC:
 Nội sinh: porphirin, bilirubin, sắc tố da,...
 Ngoại sinh: phẩm nhuộm, hydrocarbon đa vòng, các tetracyclin,...
TỔNG QUÁT:

*Hydroxyl: Gốc tự do độc hại nhất với cơ thể người.


4. Vai trò của kim loại chuyển tiếp:
Kim loại chuyển tiếp là một trong những chất xúc tác sinh ra gốc tự do (vd: phản ứng fenton).

-Ví dụ: Fe2+ + O2 -> Fe3+ + O2 ̐


Cu+ + O2 -> Cu2+ + O2 ̐
Fe2+ + H2O2 -> Fe3+ + HO˙ + OH-
Fe3+ + ˙OH -> Fe2+ + O2
III. Một số quá trình sinh lý với gốc tự do:
1. Hiện tượng thực bào:
-Qua đại thực bào, thực bào.
-Khi tiếp xúc với vi khuẩn -> gia tăng oxi -> sinh ra gốc tự do -> GTD oxi hóa tiêu diệt TB vi
khuẩn -> tiêu hủy -> thải ra ngoài.
2. Phản ứng gốc tự do – quá trình peroxyd hóa:
2.1. Phản ứng gốc dây chuyền:
Br2 + H2 -> 2HBr
-Cơ chế phản ứng: gốc + phân tử -> gốc mới + phân tử mới
Br2 -> Br˙ + Br˙
Br˙ + H2 -> HBr + H˙
H˙ + Br2 -> HBr +Br˙
-Phản ứng chỉ dừng khi bị ngắt mạch (các tế bào đã bị hủy hoại hoàn toàn) hay khi hết gốc, hết
chất phản ứng
Br˙ + Br˙ -> Br2
2.2. Quá trình peroxyd hóa:
-Quá trình peroxyd dẫn đến lão hóa ở người.
-Ví dụ: quá trình peroxyd hóa ở lipid (cụ thể: màng tế bào (cấu tạo từ phospholipid kép) ở tế bào)
Việc loại , ˙OH sẽ loại được các gốc tự do thứ cấp.

2.2.1. Giai đoạn khơi mào:


-Giai đoạn của một gốc tương tác với một chất hữu cơ tạo ra peroxit.
-Trong cơ thể, người ta cho rằng: các gốc ˙OH hay là những tác nhân gây khơi mào quan
trọng nhất.
LH + -> LOOH
LH + ˙OH -> H2O + L˙
L˙ + O2 -> LOO
LOO˙ + LH -> LOOH + L˙
2.2.2. Giai đoạn phát triển mạch;
-Thời kì phản ứng gốc lan truyền theo cơ chế: Gốc + Phân tử -> Gốc mới + Phân tử mới
-Như vậy, tâm gốc có thể chuyển hết từ phân tử này sang phân tử khác và nhiều phân tử peroxyd
mới được hình thành.
L˙ + O2 -> LOO˙
L₁H + LOO˙ -> ˙L₁ + LOOH
˙L₁ + O2 -> L₁OO˙
L₁OO˙ + L₂H -> ˙L₂ + L₁OOH
L₁OOH + LOOH -> LOO˙ + L₁O˙ + H2O
2.2.3. Giai đoạn dập tắt mạch:
-Các gốc mất đi, phản ứng không lan truyền được:
˙R₁ + ˙R₂ -> R₁-R₂
-Bình thường trong hóa học, đây là phản ứng dimer hóa hoặc polymer hóa. Trong cơ thể, khả
năng phản ứng kiểu này của các gốc lipit là phản ứng:
L˙ + L˙ -> L-L
=>Kết quả: xuất hiện các polymer sinh học không có hoạt tính.
*Quá trình peroxyd hóa lipid (POL) thực hiện một số chức năng sinh lý:
-Tạo peroxyd màng -> tăng điện tích âm ở bề mặt.
-Tạo ra một số peroxyd nội cầu cần thiết.
-Tạo prostaglandin, hydroperoxyd cholesterin, cần cho tổng hợp một số hoocmon steroid,...

*Mặt trái quá trình peroxyd hóa lipid (POL):


-Nếu POL kéo dài hơn mức bình thường lâu -> xẹp màng
-POL quá mức -> thay đổi chức năng của màng tế bào và tích tụ nhiều polymer sinh học không
có hoạt tính.
CHƯƠNG III: CHẤT CHỐNG OXY HÓA
I. Đại cương:
Chất chống oxy hóa (anitioxydant): là những chất có khả năng ngăn ngừa, loại bỏ và làm giảm
tác dụng tác hại của các gốc tự do và dạng hoạt động của chúng.
1. Ngăn chặn sinh ra gốc tự do:
-Cơ chế: giảm khả năng vận chuyển e- của O2.
-Khóa các ion kim loại chuyển tiếp (KL nặng) vào dạng phức đặc biệt với các protin (transferrin,
lactosferin, ferritin,...)
*Giải thích: vì KLCT có khả năng xúc tác cho phản ứng tạo gốc tự do -> bị khóa -> k xúc tác
được -> phản ứng không diễn ra.
2. Phòng vệ và loại bỏ các gốc tự do đã sinh ra:
-Ở TB: E.SOD và hệ thống glutation (loại bỏ O2 ̐ )
-Ở màng TB: các chất có cấu trúc kiểu Vit E, ubiquinon, Vit C (loại bỏ LOO˙, LO˙)
- Sửa chữa và loại bỏ các phân thử sinh học bị tổn thương gây ảnh hưởng đến sự sống của tế bào.
Ví dụ: +Protein bị oxh có poteinase phân hủy.
+Lipid bị oxh có lipase phân hủy.
3. Hoạt động tiền oxy hóa:
SGK
II. Các chất phân hủy O2 ̐ :
1. E.Superoxyddimustase (SOD):
-Là 1 protein, có ở tất cả các tế bào của sinh vật ái khí.
-Có trọng lượng phân tử cao.
-Có 3 đồng phân:
+Động vật bậc cao:
 MnSOD (E.SOD chứa Mn)
 CuMnSOD (E.SOD chứa cả Cu, Mn)
+Động vật bậc thấp (vd: loài tiêm mao trùng)
 FeSOD (E.SOD chứa Fe)

*Cơ chế xúc tác của SOD: O2 ̐ + O2 ̐ +2H+ -> H2O2 +


*SOD có thể điều chế thành chế phẩm, dược phẩm dùng cho người.
2. Các ubiquinon và hydroquinon:
-Ubiquinon (Coenzyme Q10,...) có ở hầu hết ở các tế bào, nó là các sắc tố màu.
*CoE Q10: có nhiều loại từ Q₁ -> Q₁₀, cấu tạo giống nhau:
 Cùng nhân quinon.
 Khác R (n = 1-10)
 Mỗi giá trị của n tương ứng một loại CoE A.
 Công dụng: chống oxy hóa cho tim.
*Ở người chủ yếu là CoE Q10.

-Trạng thái sinh lý của các chất hoạt động sinh học (CoE Q10, Vit K, Vit C, Vit E,..) đều có cân
bằng động giữa các dạng oxy hóa-khử theo sơ đồ:
*Tác dụng bẫy gốc O2 ̐ theo sơ đồ:

III. Các chất phân hủy H2O2 và các peroxyd:


-Nồng độ H2O2 trong dịch tế bào khá thấp (=10 ֿˉ⁸M).
-E.catalase, E.glutathion peroxydase (GSHPO) phân hủy H2O2 ở tế bào.
1. H2O2 ở nồng độ thấp:
2GSH + LOOH -> GSSG + LOH + H2O
K = 10⁸ mol/s
*Slide Diệu Thảo:
H2O2 + 2GSH (dạng khử) -> GSSG (dạng oxh) + 2 H2O
2˙OH + 2GSH -> GSSG + 2 H2O
*L có thể là hydro hoặc gốc lipid.
-Ví dụ: E.glutathion peroxydase (GSHPO) có 2 dạng:
+Dạng chứa Selen (Se) (GSHPO-Se).
+Dạng không chứa Selen (GSHPO).
 GSHPO-Se:
 Là chất chống các peroxyd và hydroperoxyd (LOO*, LOOH) hữu hiệu.
 Nằm chủ yếu ở gan và trong, ngoài ty thể.
 Se nằm ở trung tâm.
=>Se trong khẩu phần ăn liên quan mật thiết với hàm lượng Se trong máu và hoạt độ
GSHPO-Se.
 GSHPO chỉ có ở ngoài ty thể => chỉ phân hủy H2O2.
2. H2O2 ở nồng độ cao:
-Ở vi thể (microsome) có catalase phân hủy H2O2 qua 2 giai đoạn:
HOOH -> 2[O] + 2H (chậm)
HOOH + 2H -> 2 H2O (nhanh)
---------------------------------------
2 H2O2 -> O2 + 2 H2O
-Ở ty thể có cytocromperoxydase:
H2O2 + 3 CytocromFe2+ -> 2H2O + 2CytocromFe3+

III. Dập tắt oxy đơn bội, gốc hydroxyl, gốc thứ cấp:
1. Loại bỏ oxi đơn bội:

+ Vit E -> O2 + Vit E˙


Vit E˙ -> Vit E

+ b-caroten -> O2 + b-caroten˙


b-caroten˙ -> b-caroten
*b-caroten: tiền vit A.
*Cả hai chất này có nhiều liên kết liên hợp (đơn đôi xen kẽ) nhận NL của oxi đơn bội rồi chuyền
qua chuỗi cấu trúc đặc biệt -> lên trạng thái kích thích -> truyền NL cho chuỗi liên kết + thải
nhiệt -> về lại trạng thái cơ bản.
2. Phân hủy gốc tự do thứ cấp và gốc hydroxyl HO˙:
-Bằng Vit E (có xúc tác Se):
1Vit.E(OH)2 (dạng khử) + 2LOO˙ -> Vit.E(O2) (dạng oxh) + 2LOOH
-Vit C có thể chuyển Vit.E(O2) -> khử:
Vit.E(O2) + Vit.Ck khử -> Vit.E(OH)2 + Vit.C oxh
*Vit C, Vit E có tác dụng phục hồi màng tế bào.
->Vit E chuyển LOO˙ -> LOOH dập tắt gốc tự do.
->Bảo vệ màng tế bào.
=>Vit E là chấy antioxydants tuyệt vời nhất.
3. Cơ chế chống oxy hóa của hợp chất phenolic:

-Cơ chế: do khả năng chuyển nguyên tử hydro đến gốc tự do.
-Từ đó làm gián đoạn chuỗi phản ứng gốc tự do và tạo ra gốc tự do phenoxy bền hơn do được ổn
định bởi sự cộng hưởng để bảo vệ cấu trúc không gian.
4. Hormon Melatonin:
-Hormon điều hòa chu kỳ ngủ thức của con người., được tiết từ tuyến tùng.
-Chất chống oxy hóa hữu hiệu trong ty thể vì:
+Có khả năng quét gốc tự do.
+Loại bỏ các KLCT có liên quan phản ứng fenton hay phản ứng haber-weiss -> làm giảm sự
hình thành hydroxyl độc hại.
-Ngoài ra còn giúp chống lão hóa, bảo vệ tế bào, tăng miễn dịch và ngăn ngừa ung thư.
IV. Các tác nhân phức hóa với sắt và đồng:
-Trong cơ thể các ion sắt và đồng không tồn tại ở trạng thái tự do mà ở dạng liên kết như:
+Lactoferin: protein khóa sắt có trong sữa, dịch nước mắt, nước mũi,...
+Ceruloplasmin: protein khóa đồng, trong huyết tương.
+Transferrin: protein vc Fe 3+ trong huyết tương.
+Ferritin: phức dự trữ Fe trong bào tương.
*protein, albumin khác (Feritin,...) có khả năng phức hóa với sắt
*Top10 thực phẩm chống oxy hóa: kỷ tử, việt quất, đậu thận, scl đen, nam việt quốc, atiso luộc,
rau mùi, đậu rượt vang,...

CHƯƠNG IV: LIÊN QUAN GIỮA CẤU TRÚC-TÁC


DỤNG
I. Quá trình nghiên cứu tạo thuốc mới:
1. Quá trình nghiên cứu phát triển:
Qua 2 con đường:
-Thực nghiệm và có định hướng -> Nghiên cứu mô hình mẫu từ hợp chất thiên nhiên.
*Khó định hướng, tỷ lệ thành công thấp, tốn kém.
-Thiết kế thuốc -> Thiết kế -> Thực nghiệm.

You might also like