Chuyện cười và câu đố tổng hợp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Nhóm 6 – Lớp giáo dục tiểu học C – Khóa 11

Thành viên trong nhóm:


1. Phan Châu Kim Ngọc
2. Đỗ Nguyễn Khôi Nguyên
3. Đoàn Ngọc Nhi
4. Trần Thị Thảo Nhi
5. Hoàng Quỳnh Như
6. Dương Thị Hồng Phúc
Đề bài: Trình bày sự hiểu biết của anh/chị về truyện cười và câu đố.
Truyện cười
Khái niệm:
Truyện cười là một thể loại truyện dân gian chứa dưngj cái hài, dùng tiếng cuối làm
phương tiện chủ yếu để thực hiện chức năng phê phân châm biếm, đã kích cái xấu và
mua vui, giải trí
Đặc điểm chung của truyện cười dân gian là ngắn gọn, nặng về lý có kết cấu chặt chẽ
và kết thúc đột ngột bất ngờ.
Căn cứ theo nội dung có thể chia truyện cười thành hai loại:
+ Truyện khôi hài: tiếng cười chỉ dừng lại ở mục đích giải trí, mua vui và giáo dục
nhẹ nhàng. Các tác phẩm
(-) Truyện ‘ tay ải tay ai’ kể cách hai vợ chồng âu yếm, nũng nịu nhau thật đáng yêu
nhưng cũng hơi kì quặc .Tiếng cười bắt ra từ cái cách xưng hô: "ẻm em, ảnh anh" rồi
cười to tàng khoái khi nghe đến câu Tay ống tay ông". Nụ cười thật tự nhiên mà hóm
hỉnh bởi trò chơi độc đáo của đôi vợ chồng trẻ. Cũng nhân vậ tên trộm nhưng truyện
Tên trộm và người chồng phú hộ của đồng bào Chăm kể rằng lúc hai vợ chồng đùa
nghịch cùng nhau, không ngờ tên trộm nằm dưới gầm giường lại tưởng rằng người vợ
phải hiện ra hắn nên bò ra sụp lạy xin tha mạng. Tiếng cười bật ra vì bất ngờ trong
mối liên hệ ngẫu nhiên giữa lời nói của người vợ và tỉnh cảnh tên trộm.
(-)Truyện Tôi khiêng bà, tiếng cười bật ra khi nghe thấy cái kiểu cảnh giác cao độ đến
mức không biết gì cả và cái kiểu đối đáp giữa tên trộm với bà ngủ mê. Đây cũng là cái
kiểu kì quặc của bà già giữ của và những tên ăn trộm. Chẳng có ai giữ của như bà già
ấy và cũng chẳng tên trộm nào có kiểu ăn trộm bình thản đến vậy.
+ Truyện trào phúng: sử dụng yếu tố hài hước để châm biếm, phê phán những thói
xấu trong xã hội. Các thói xấu của một bộ phận nhân dân, đó là thói keo kiệt, bủn xỉn
1
trong truyện “Ba quan thôi”, “Cưỡi ngỗng mà về ; thói khoe khoang: “Con rắn
vuông”, “Lợn cưới áo mới”; thói sợ vợ đến mức mất cả nam tính: “Hội sợ vợ”,
“Chẳng phải tay ông"; thói rởm đời trong “Tiếng đàn bầu”; thói gàn rở trong truyện
“Tam đại gàn”; thói học đòi trong: “Anh kẻ Noi làm thơ huê tình”. Một số truyện cười
châm biến các loại thầy’ tam đại con gà’
Nếu phân loại truyện cười dựa trên tiêu chí hình thức, chúng ta lại có hai hình thức:
+ Truyện cười kết chuỗi: là những mẫu giai thoại hài hước, xoay quanh một nhân vật
có thực hoặc được coi là có thật, như Tràng Lớn Trạng Quỳnh..
+ Truyện cười không kết chuỗi là những truyện cười có kết cấu hoàn chính, tồn tại
độc lập, mang tính phiếm chỉ. Các nhân vật ở loại truyện này thường chỉ được giới
thiệu về thành phần, địa vị xã hội, giới tính chứ không có tên riêng như anh lính hầu,
anh đầy tớ, thầy đề, chúng rể... Có khi nhân vật chỉ được gọi bằng tên một tính cách,
như anh mê ngủ, anh sợ vợ, anh lười...
      
Nội dung, ý nghĩa truyện cười
a.Truyện cười là vũ khí đấu tranh của quần chúng nhân dân.
Ra đời và phát triển khi xã hội phong kiến Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng
trầm trọng, truyện cười – một hình thức đặc biệt của sự phủ nhận, phê phán đã có tiền
đề thuận lợi để tồn tại.
Nội dung các truyện cười dân gian thì thấy đa số đã xuất hiện trong thời kì suy vong
của giai cấp phong kiến. Thiên giai thoại về hai cha con ông đồ thời Lê mạt sưu tập
truyện tiểu lâm phần nào đã phản ánh sự thực ấy.
 
Như trên đã trình bày, truyện cười có ý nghĩa đấu tranh xã hội rất mạnh mẽ. Cuộc
đấu tranh của nhân dân ta chống chế độ phong kiến đặc biệt phát triển trong thời Lê
mạt và thời Nguyễn. Cùng với các phong trào đấu tranh trên các phương diện khác,
văn học dân gian đã đóng góp nhiều trong việc thúc đẩy sự tan rã nhanh chóng uy
thế chính trị của giai cấp phong kiến. Để đánh đổ uy thế này, truyện cười dân gian có
một vai trò rất quan trọng.

Khi giai cấp thống trị phơi bày đầy rẫy những mặt xấu, truyện cười đã chĩa mũi nhọn
vào chúng, phê phán những cái lố bịch mà chúng tạo nên. Đối tượng mà truyện cười
dân gian hướng đến đả kích khá rộng rãi, từ vua chúa đến những tên nhà giàu, quan
lại, hào lí, thầy cúng, thầy bói, nhà sư...

2
Đúng với tinh thần đó, truyện cười Việt Nam đã làm rất tốt nhiệm vụ phản phong,
vạch trần cái mục ruỗng của chế độ. Các tác phẩm thuộc hình thức truyện cười kết
chuỗi như truyện Trạng Lợn, Trạng Quỳnh, Xiển Bột... đã thực hiện triệt để điều này.
Những hệ thống truyện cười vạch rõ những cảnh ngược đời trong xã hội phong kiến,
sự giả tạo của những kẻ bóc lột, từ vua quan cho đến cường hảo, lái buôn và những
bọn tay sai của chúng. Trong những hệ câu nhại lại chữ thánh hiền" đã phản ánh tư
tưởng dao động và thái thống truyện này, ảnh hưởng của nho sĩ nghèo có thể thấy rất
rõ. Những độ bất mãn của họ. Câu : "Thiên tích thông minh, Thành phù công dụng”
trong Tam Tự Kinh đã được nhại là : “Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng
gọng". Ba chữ "Thủ chư dự" trong Kinh Dịch được đọc là “Thủ trư dự, và được hiểu
là "dự vào bữa đánh chén thủ lợn" vv...
 
Chính nho sĩ nghèo đã giữ vai trò quyết định trong việc xây dựng thành hệ thống các
mẫu truyền vốn lưu hành trong dân gian. Cũng ở một số mẫu truyện được họ đặt ra
rồi đưa vào các hệ thống ấy. Truyện Trạng Lợn đã đem vua chúa, quan lại, nho sĩ ra
để làm trò đùa. Tuy nhiên trong hệ thống truyện này chưa có sự bất mãn bùng nổ như
trong hệ thống truyện về Trang Quỳnh. Truyện Trạng Quỳnh đã kích mạnh mẽ vào
toàn bộ giai cấp phong kiến từ nho sĩ (Ông Tù Cát. Quan trường mác làm),phủ hào
(Ông nọ bà kia), quan lại (Nhật bị trầu, Làm quan thị, Chọi gà), chúa Trịnh Tương,
muối cùng ngon, Chưa ngủ ngày. Cây nhà lá vườn) vua Lê (Ăn trộm mèo, tiền sự
thằng bảo thái) thấy linh (Cáy rẽ ruộng chùa Liêu, Vay tiền chúa, Trả ơn chùa Liêu,
Cúng thành hoàng, Bà Banh mất thiêng, Phật say). Trong hệ thống truyện Trạng
Quỳnh, lại không thiếu một nội dung rất quen thuộc của truyện dân gian là việc để
cao ý thức dân tộc Vua Tàu thử sử, Sử Tàu mặc lõm). Nhưng nội dung quán xuyến
toàn bộ tác phẩm là tiến công vào mọi thiết chế của Nhà nước phong kiến từ thấp đến
cao. Từ việc đạt câu đối "Trời sinh ông Tú Cát - Đất nứt con bọ hung, "Miệng kẻ
sang có gang có thép - Đổ nhà khó vừa nho vừa thâm" để đả kích nho sĩ, quan lại,
đến việc giải thích hai chữ "ngọa sơn" để chửi chúa Trịnh, từ việc gọi thần Thành
hoàng một cách xách mé là chú (" Chú là kẻ cả trong làng, Ta là người sang trong
nước") đến việc làm thơ nhạo Phật :
 
Ông đứng chi mà đứng mãi đây?
Dập dềnh như tỉnh lại như say.
Vãi nào đã chuốc cho ông rượu?
Còn có cho tay một năm đầy
thì rõ ràng truyện Trạng Quỳnh không kiêng nể bất cứ một thứ uy quyền nào của Nhà
nước phong kiến. Nhân vật Trạng Quỳnh "không biết trên đầu có ai ấy sau cùng có
3
chết thì truyện mới kết thúc được. Nhưng để kết thúc truyện, tác giả dân gian lại xây
dựng tình tiết Trạng chết chúa cũng thăng hà". Trạng Quỳnh bị Chúa đánh thuốc độc
Trạng Quỳnh biết mình không tránh khỏi cái chết, nhưng Trạng đã bày mẹo đánh lừa
khiến chúa Trịnh cũng ăn phải thuốc độc mà chết theo. Thế là "Trạng chết chúa cũng
thăng hà, Dưa gang đỏ đít thì cà đỏ trôn". Thế là đến khi chết rồi, Trạng Quỳnh vẫn
chưa hết tiến công vào vua chúa.
 

 
Như vậy là trong những hệ thống truyện cười, đã hình thành những nhân vật mà việc
làm và lời nói gán với yêu cầu đấu tranh của nhân dân. Những nhân vật ấy luôn luôn
tìm cách tiến công vào giai cấp thống trị. Và từ lâu, Trạng Lợn, Trạng Quỳnh ít nhiều
đã đại biểu cho lí tưởng thẩm mĩ trong truyện cười dân gian, lí tưởng gắn với sự phê
phán những mặt trái của giai cấp thống trị, của xã hội cũ đang tàn tạ.

Đằng sau mỗi câu chuyện, chúng ta thấy rõ sức mạnh, thái độ đấu tranh dứt khoát và
bền bĩ của quần chúng nhân dân. Với nội dung này, “truyện cười không phải là loại
truyện được đặt ra để giải trí đơn thuần, càng không phải những viên thuốc an thần
khiến con người có khổ, có thù quên hết thù, hết khổ”.
Đằng sau tiếng cười là những suy nghĩ hết sức nghiêm túc, có ý nghĩa xã hội sâu sắc.
Không cần dùng lí luận đao to búa lớn, chỉ bằng những tiếng cười đủ cung bậc, truyện
cười chứng minh rằng chế độ phong kiến đang trên đà tan rã không thể cứu vãn, chế
độ đó đáng bị lịch sử lên án” .
b.Truyện cười phê phán thói hư tật xấu của con người:
Hướng đến những nhược điểm thông thường và rất phổ biến của con người cũng là
một lối đi của truyện cười.Với mục đích giáo dục nhẹ nhàng, truyện đã dùng tiếng
cười để chỉ những khiếm khuyết của con người về nhận thức, về tính cách, phẩm
chất... Khoe khoang, khoác lác, tham ăn tục uống, hà tiện, lười nhác, sợ vợ... những
thói tật đó không xấu quá mức nhưng sẽ là vật cản của con người trong quá trình sống
và sinh hoạt.
Với cái nhìn vừa độ lượng vừa nghiêm khắc, các tác giả dân gian đã đề cập đến những
nhược điểm ấy trong rất nhiều tác phẩm như: Lợn cưới áo mới, Con rắn vuông, May
không đi giày, Hả miệng chờ sung, Nếu phải tay tao... đều lấy đề tài trong sinh hoạt
của nhân dân và có tác dụng dụng châm biếm sâu sắc.

4
Nhưng sâu sắc nhất lại là những truyện đã kích vào những kẻ muốn học đòi theo bọn
thống trị hoặc xu phụ chúng, như Anh kẻ Nơi làm thơ huế tỉnh, Mời bác xơi ngọc…
Thơm rồi lại thối, Con vịt hai chân v...
 
Truyện Con vịt hai chân kể rằng có một anh tính hay ninh quan, hề có việc gì hơi
khác thường là lại tán tỉnh. Một hôm đang đứng hầu quan, trông ra sản thấy con vịt
đang ngủ, có một chân lên. Anh liền bẩm với quan rằng : "Bẩm quan lớn, con vịt..",
đang nói thì con vịt thức dậy, buông chân xuống. Quan hỏi : "Con vịt làm sao ?" Anh
ta luống cuống đáp: "Bẩm…. con vịt có hai chân ạ !". Quan tưởng bị anh ta trêu, liền
máng ràng "Vịt chủng hai chân thì mấy chân. Rồi sai lính đè cổ anh nịnh ra, đét cho
ba chục roi.
 
Truyện này thể hiện sự khinh bỉ cao độ đối với những kẻ mất cả nhân phẩm, không
xứng đáng đứng trong hàng ngũ nhân dân. Tác giả dân gian để cho anh nịnh hót kia
bị chính kẻ mà anh ta muốn nịnh đánh cho một trận. Và trận đòn này thực là nhục
nhã. Truyện vừa có ý nghĩa châm biếm sâu sắc, vừa có ý nghĩa giáo dục thấm thía.
Tất nhiên, trong loại truyện phê phán những thói xấu của nhân dân, không phải lúc
nào tác giả dân gian cũng có một thái độ cay độc như trong trường hợp này.
 
Truyện khôi hài ngược lại thường có ý nghĩa mua vui là chính. Truyện khôi hài
thường hay để cập đến những vấn đề thuộc về nhận thức luận. Đó là trường hợp như
Ba anh mê ngủ, Vô tâm, Bất tỉnh nhân sự, Chồng mù vợ điếc, Xẩm xem voi, Chảy.
Trong truyện Ba anh mê ngủ kể ở trên, cái điều đáng cười là ba anh chàng Giáp, Ất,
Bính tuy đã mất cảm giác đúng đắn về hiện thực mà lại cứ làm ra vẻ tỉnh táo, hơn
nữa cứ tưởng như mình tỉnh táo lắm. Mâu thuẫn ấy có tính chất hài hước. Tiếng cười
bật lên để "tố cáo" mâu thuẫn ấy. Ngoài ra, nó không có mục đích tố cáo một cái gì
xấu xa trong nhân cách con người. Cảm giác mà nó đem lại cho ta là một niềm vui
hồn nhiên.
 
Truyện khôi hài lại có khi bao hàm tiếng cười trước những thiếu sót trên cơ thể và
trong lí trí của con người. Những truyện Chồng cấm vợ diếc, Xám xem voi(1), gây ra
tiếng cười đối với những người tàn tật mà lại có thể làm ta vui được vì chúng không
có mục đích đả kích vào những con người bất hạnh kia. Tiếng cười mà những truyện
ấy gây ra thường gắn liền với một sự thông cảm đối với những thiếu sót mà thiên
nhiên buộc họ phải chịu đựng Hơn nữa ở truyện khỏi hài, với sự vạch ra một thiếu sót
nào đó trong cơ thể hoặc lí trí của con người, không những thường kèm theo một
niềm thông cảm mà có khi lại kèm theo một niềm thiện cảm. Truyện Cháy ! là một thí
5
dụ. Một người sắp đi chơi xa dặn con ràng ở nhà có ai đến chơi thì nói rằng bố đi
vắng lâu mới về. Nhưng anh ta sợ con mải chơi quên mất lời dạn, lại cẩn thận lấy bút
viết câu trả lời khách vào một mảnh giấy rồi đưa cho con mà bảo rằng hễ ai có hỏi
thì cứ đưa giấy ra. Chú bé bỏ giấy vào túi, đợi suốt cả ngày chẳng có ai đến chơi Tối
đến, bé ta mới tò mò giở mảnh giấy ra nghịch trước đèn, chẳng may thế nào làm chảy
mất. Hôm sau có người tới chơi, hỏi rằng "Bố cháu có nhà không ? Bé ta ngơ ngác
hối lâu, sờ vào túi khổng thấy mảnh giấy, liền đáp : "Mất rồi". Khách giật mình, vội
hỏi : "Mất bao giờ ?". Bé ta khi đó sực nhớ ra, trả lời : "Tối hôm qua !". Khách hỏi
dồn : "Tại sao mà mất ?". Bé ta lại đáp : "Cháy !". Sự hoảng hốt của ông khách đã
làm chúng ta cười. Các câu trả lời của chú bé lại càng làm cho chúng ta cười to hơn.
Ở đây chẳng ai có lỗi cả. Cha em bé thì là người cẩn thận chu đáo. Em bé thì thực
thà. Ông khách thì rất có lí do để hoảng hốt như vậy. Có lỗi chăng là những từ "mất"
và "cháy" gọn thon lỏn đã có thể hiểu theo nhiều cách. Có lỗi chăng là luồng tư
tưởng của ông khách đang nghĩ về người bạn vắng mặt và luồng tư tưởng của em bé
đang nghĩ về mảnh giấy tuy chạy theo hai ngả khác nhau nhưng lại ngẫu nhiên ngoắc
vào nhau ở hai từ ấy. Sở dĩ có tình trạng ấy là vì em bé ngây thơ tuy không trả lời
đúng vào câu hỏi của người khách mà lại cứ có vẻ như trả lời đúng vào câu hỏi đó.
Xét đến cùng, thì sự ngây thơ của em bé là "thủ phạm" gây ra sự hiểu lầm. Chúng ta
cười và phát hiện ra "thủ phạm" nhưng lại chỉ càng thấy thích thú với sự ngây thơ mà
thực thà của em bé.
 
 
Truyện khôi hài có tính chất lí trí và rèn luyện lí trí bằng cách phơi bày những mâu
thuẫn mà tư duy lôgic phải phát hiện cho được nguyên nhân. Nhiều khi tác giả dân
gian đã vận dụng sự khôn ranh của mình để hấp dẫn công chúng.
 
Trong những truyện đã dẫn ở trên, tác giả dân gian nêu lên những hiện tượng ngược
đời, hoặc là sự mất cảm giác đúng đắn về hiện thực, sự mất khả năng thích nghi với
hiện thực, hoặc là sự chủ quan trong nhận thức, một thứ chủ quan ngoan cố, hoặc là
lời nói ngày thơ, dớ dẩn, dễ đánh lừa người ta. Đi sâu vào từng truyện, chúng ta thấy
rõ ý nghĩa triết học của chúng. Cho nên suy nghỉ cho kĩ thì truyện khôi hài không chỉ
có mục đích mua vui thuần túy. Truyện khôi hài nêu ra những hiện tượng kì quặc,
ngược đời, trái tự nhiên có thể xảy ra trong cuộc sống hoặc ít nhiều được bịa đặt ra
để thể nghiệm tư duy lôgic, thể nghiệm óc quan sát và phân tích của chúng ta.
 
Cho nên việc sáng tác truyện khỏi hài cũng như việc thưởng thức mơ là một thứ thể
dục của trí tuệ". Tất nhiên cũng có những truyện không đặt ra yêu cầu ấy. Đó là
trường hợp một số ít truyện như kiểu truyện Tay ải tay ai, Tôi khiêng bà v.v... Truyện
6
Tay ải tay ai kể Tầng hai vợ chồng nhà kia, cứ tối đến lại rang ít bỏng ngô đựng vào
ai ra rồi để giữa giường. Hai vợ chồng nằm hạ bên. Hễ chống thò tay vào rã bóc
bỏng mà nấm phải tay vợ thì lại hỏi : "Tay ải tay ai ?". Vợ bên ỏn ẻn đáp lại: Tay êm
tay em .. Hề vợ năm phải tay chống tôi cũng hỏi "Tay ải tay ai, chồng cũng lại nũng
nịu đáp : "Tay ảnh tay anh .. Có thằng kẻ trộm đứng rình ngoài nhà mãi đến quá nửa
đêm mà tiếng hai vợ chồng cứ ẻm với em, ảnh với anh mãi, sốt ruột tâm vì không thể
hành động được gì cả. Sau cùng tức quá, nó lẻn vào cạnh giường, thò tay vào ra bỏng
ngô, bốc ăn. Người vợ thò tay vào ra, chạm phải tay nó, lại nắm lấy hỏi : "Tay ải tay
ai ?". Đương lực mình, thàng kẻ trộm quát to : "Tay ổng tay ông !". Rồi ù té chạy mất
Tiếng cười ở đây có nguyên nhân ở sự nhắc lại cặp tiếng đôi khi thì đi và ai, khi thì
êm và em, khi thì ảnh và anh. Và sau cùng thì ông và ông. Tiếng cười có tính chất cơ
giới và không có ý nghĩa gì sâu sắc về nhận thức, không liên quan gì với việc thể
nghiệm tư duy lôgic”). Ở đây, xét cho kỉ chúng ta cười một phần vì muốn cùng tác
giả dân gian đùa một chút, trêu cợt đôi vợ chồng trẻ nọ, đôi vợ chồng đã tỏ tình với
nhau một cách kì quặc. Những truyện thuộc loại này có tính chất mua vui và xuất
hiện trên cơ sở của những hiện tượng có tính chất hài hước, nhưng chủ yếu là trên cơ
sở sinh hoạt lành mạnh, lạc quan của nhân dân.
 
Nhìn chung, kho tàng truyện cười của ta có nội dung rất phong phú, nội dung đó có ý
nghĩa nhân sinh rất sâu sắc. Đả kích những cái xấu xa độc ác của giai cấp thống trị,
phê phán những nét tiêu cực trong nội bộ nhân dân để cho cuộc sống ngày một tiến
lên, ngày một tốt đẹp hơn lên, truyện trào phúng có ý nghĩa chiến đấu mạnh mẽ. Vạch
rõ những hoàn cảnh oái oăm của cuộc sống, những hành động trái tự nhiên, truyện
khôi hài có mục đích mua vui là chính, nhưng xét đến cùng thì tiếng cười mà nó gây
ra có tác dụng như tiếng chuông cảnh báo, tố cáo những cái gì đi ngược lại với quy
luật chung của cuộc sống bình thường. Bất kì trong trường hợp nào, tiếng cười hài
hước chân chính cũng là người bạn đường của lí trí sáng suốt, của tình cảm lành
mạnh.

Khi tiếng cười giòn giã vang lên cũng là lúc một thói tật lộ diện. Trong trường hợp
này, tiếng cười có tác dụng uốn nắn con người, hướng con người dần đến sự hoàn
thiện. Tác giả dân gian đứng trên quan điểm đạo đức và lý tưởng thẩm mĩ tốt đẹp của
dân tộc để phủ định cái xấu. Tiếng cười sảng khoái, không ác ý vang lên trong mỗi
câu chuyện sẽ là sự nhắc nhở đầy thiện chí giúp con người tự nhận thức và điều chỉnh
hành vi của mình một cách kịp thời.
Nghệ thuật truyện cười.
Nhân vật trung tâm của truyện cười là con người với những khiếm khuyết rất đời, bất
kể là vua chúa hay là những người lao động bình thường. Không rõ diễn trình số phận
7
của nhân vật, truyện cười chỉ đặt nhân vật trong những lát cắt rất mỏng, rất ngắn của
không gian và thời gian.
Truyện cười "Lợn cưới áo mới" kể về cuộc gặp gỡ và đối thoại đầy hài hước của hai
anh chàng có tính khoe khoang. Anh chàng có chiếc áo mới thì mặc lên người, đứng
ngoài cổng từ sáng sớm để khi có người đi qua sẽ nhận được lời khen ngợi, trầm trồ.
Thế nhưng, đen đủi thay anh ta đứng từ sáng đến tận chiều mà không ai quan tâm,
cũng không ai dành cho anh ta lời khen ngợi như điều anh ta kì vọng. Có thể thấy anh
chàng khoe áo mới là một người rất kiên trì, anh ta chấp nhận đứng từ sáng đến tối để
nhận được lời khen mà không hề bỏ cuộc giữa chừng. Thế nhưng đặt sự kiên trì ấy
vào mục đích của anh ta: chỉ muốn nhận được lời khen thì ta lại thấy hành động ấy có
chút trẻ con, lố bịch. Vì những lời khen sáo rỗng mà bỏ ra bao thời gian, công sức và
tất cả sự kì vọng, trông đợi. Câu chuyện khoe áo của anh chàng vừa nực cười vừa
đáng chê trách
Bằng nghệ thuật phóng đại, các tác giả đã khắc sâu ấn tượng về cái xấu của nhân vật
khi nhân vật hành động trái tự nhiên, trái lẽ thường.

Tình tiết gây cười được đẩy lên cao trào khi anh chàng có áo mới "may mắn" gặp
được một người. Thế nhưng oái oăm thay, anh chàng đi tìm lợn mà anh ta gặp lại là
một người có tính khoe khoang giống mình. Cuộc đối thoại giữa hai anh chàng mang
đến tiếng cười sảng khoái vì nó thể hiện được "cuộc chiến" cân tài cân sức, ai cũng cố
gắng khoe khoang một các lố bịch. Câu chuyện sẽ không có gì bất thường nếu anh
chàng mới đến hỏi thăm một cách bình thường về con lợn bị mất nhà mình. Có thể
thấy anh ta đang rất vội vàng tìm lợn để làm đám cưới, thế nhưng sự gấp gáp của thời
gian không đánh mất đi bản tính thích khoe khoang, khoác lác của mình. Câu hỏi
"Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?" khiến người đọc bật cười bởi
sự thừa thãi trong nội dung câu hỏi và mục đích gây chú ý và muốn được khen ngợi.
Con lợn thì ai cũng biết nhưng anh ta lại nhấn mạnh "lợn cưới" để khoe khoang nhà
đang có việc, hơn nữa còn được tổ chức ăn uống rất linh đình.

Một số truyện cười đã lấy một lời nói ngộ nghĩnh (nghĩa là trái tự nhiên, không hợp lẽ
thường hoặc máy móc) để gây cười.
-Thí dụ như truyện đánh chết nửa người
Có người bảo người ăn mày : "Tao cho một nghìn quan mà tao đánh chết mày thì mày
có bằng lòng không ?Người ăn mày trả lời, mặc cả : "Ông cứ cho tôi năm trăm thôi,
rồi tôi bằng lòng để ông đánh chết nửa người". Câu nói của tên ăn mày làm cho ta
buồn cười, chính vì câu đó xét vẻ bề ngoài thì ra vẻ lí lắm, trả lời theo điều kiện mà
người ta nêu lên. Nhưng xét lại thì thấy vô lí vì tiến thì có thể chia đôi một nghìn
8
thành năm trăm, còn như sự chết thì không thể chia đôi được. Lời nói đó đã vô lí ở
chỗ gán ghép cho một sự việc không thể phân chia được đặc tính của một đại lượng
có thể đo, đếm, phân chia được. Và vì thế nó máy móc, tức cười. Những truyện như
Sao văn tế, Sang cả mình con, Giấu đầu hở Đuôi, Một với một là ba, Thợ may vv... là
những truyện chủ yếu đã dùng lời nói đáng cười.
Lại có những truyện lấy một cử chỉ, một tư thế hoặc một hành động ngộ nghĩnh để
gây cười.
-Thí dụ như truyện Kén rể lười
Một ông già tính vốn lười, muốn kén rể lười. Nhiều chàng trai đã đến xin làm rể.
Nhưng qua sự thử thách của ông già thì mãi chẳng có ai lười "đủ mức" để xứng đáng
là con rể ông. Một hôm, có một người đến xin làm rể. Ông già lấy làm lạ vì thấy anh
ta quay lưng vào nhà đi thụt lùi, bèn hỏi tại sao lại đi như vậy. Anh ta nói : "Tôi đi
như vậy để nếu như cụ không chọn tôi làm rể thì lúc ra về đỡ phải quay người lại, mệt
sức lắm !". Ông già mừng quả nói rằng : "Lười đến thật tức cười. Anh ta đã cất công
đi nổi từ nhà mình đến nhà ông già. Thế mà khi vào đến cổng lại đi giật lùi, để khỏi
phải quay người trở lại khi đi ra ! Tư thế của anh ta trái với tự nhiên, lập luận của tiết
như vậy để gây cười và phê phán thói lười biếng. Những truyện anh ta chứa đựng mâu
thuẫn. Tác giả dân gian đã "bia" ra một tỉnh như Con ruồi và quan huyện, Đẻ ra sư,
Thầy đồ liềm địa, Tranh lấy mà làm với lại làm theo, vv.. đều thuộc loại truyện trong
đó cái Đáng cười chủ yếu là ở cử chỉ máy móc trái với tự nhiên, vô lí như truyện vừa
kể ở trên. Những truyện như Cháy, Nam mô boong, v.v... đã xây dựng nên những
hoàn cảnh đáng cười. Truyện Cháy mà nội dung đã phân tích ở phần trên đặt ra một
hoàn cảnh trong đó mỗi người đều suy nghĩ và hành động hợp với logic. Nhưng mà
lời nói của hai người ghép lại với nhau, thì tưởng rằng ăn khớp với nhau mà thực chất
lại không ăn khớp chút nào. Chính điều ấy đã gây ra tiếng cười hài hước
Lời nói, cử chỉ, hoàn cảnh, tính cách càng trái tự nhiên, máy móc bao nhiêu, càng ngộ
nghỉnh khác thường bao nhiều thì tiếng cười gây được càng mạnh mẽ bấy nhiêu. Vì
vậy, một trong những biện pháp gây cười là phóng đại sự thực. Nếu cố đi tìm trong
cuộc đời xem có những nhân vật đã hành động ăn nói và cư xử trong những hoàn
cảnh của truyện cười thì sẽ phí công vô ích. Không có anh lười nào vì ngại lúc trở ra
phải quay người lại mà lúc vào nhà người ta thì đi theo kiểu giật lùi Việc phóng đại,
thậm chí bịa đặt ra những hoàn cảnh thực là éo le, những nhân vật thực là ngô nghỉnh,
không phương hại gì đến tính chất hiện thực của tác phẩm.
Cho nên xét đến cùng, nếu như cái việc cụ thể ở trong truyện cười không có thực, thì
cái bản chất của vấn đề lại rất thực . Truyện cười miêu tả hiện thực bằng cách phóng
đại sự thực . Trong cuộc đời muôn ngàn sự việc xảy ra như muôn ngàn nét vẻ phức
tạp trên bức phông lớn, nếu tô đậm một số nét làm nổi bật chúng lên thì đó là một
cách phóng đại, cường điệu hoá. Để gây tiếng cười giòn giã , truyện cười dân gian hay
dùng yếu tố bất ngờ. Sự bất ngờ thường gây xúc cảm mạnh.
9
“Cái cười là người trung gian lớn trong việc phân biệt sự thật và điều dối trá”
(Biêlinxki). Vai trò trung gian đó phụ thuộc rất lớn vào cách xây dựng tình huống của
truyện cười. Mâu thuẫn gây cười là một điều đáng chú ý của thể loại. Tiếng cười
thường được bật ra từ xung đột giữa danh và thực, hình thức và nội dung, giữa ý thức
và vô thức. Khi nhân vật không xử lý tốt những cặp quan hệ đó, tạo nên sự tương
phản hoặc vênh lệch thì tiếng cười sẽ xuất hiện ngay lập tức.

Truyện cười thường có kết thúc bất ngờ. Kết thúc bất ngờ được xem là danh giới cuối
cùng để cái xấu bộc lộ bản chất và đưa đến những hiệu ứng thẩm mĩ tích cực cho
người đọc.
Xúc cảm mạnh có thể là sự sợ hãi. Thí dụ tự nhiên có tiếng nổ to ở ngay bên cạnh.
Xúc cảm mạnh có thể là sự ngạc nhiên. Thí dụ như thấy nhà ảo thuật bỏ con mèo vào
cái mũ, khoát tay "phù phép' một cái rồi đổ cái mũ ra bỗng thấy con chim từ đó bay
lên. Trong truyện cười, xúc cảm mạnh gây ra tiếng cười vang dội. Khác với cái bất
ngờ gây ra sự sợ hãi hoặc sự ngạc nhiên, cái bất ngờ gây ra tiếng cười kèm theo sự
phát hiện thực chất của hiện tượng. Một tia chớp của trí tuệ lóe ra, soi sáng bừng lên
thực chất ấy. Sự phát hiện này đem lại cho chúng ta một niềm vui sáng tạo, niềm vui
ấy đến một cách chớp nhoáng, tiếp liền theo sự bất ngờ kia. Đó là một niềm vui đột
ngột, một cảm xúc mạnh mẽ của sự thắng lợi
. Tác giả dân gian chỉ làm cho chúng ta cười vào lúc kết thúc truyện.
Trong truyện Tao thèm quá:
Khi oan hồn con lợn xuống âm phủ gặp Diêm Vương để tố cáo bọn đồ tể và Diêm
Vương bảo nó khai rõ đầu đuôi sự việc, khi Diêm Vương hỏi văn để biết sau khi lợn
bị dội nước sôi và cạo lông rồi thì bọn đồ tể còn làm gì nữa, chúng ta thấy rằng ông
vua ở cõi âm này quả là quan tâm đến số phận đáng thương của con lợn kia. Ông hỏi
cặn kẽ đến như thế chắc là để biết cho hết tội ác mà quyết định một sự trừng phạt
nghiêm khắc. Diêm Vương thật xứng đáng nói lên điều phán quyết cuối cùng đối với
mọi hành vi tội ác ở thế gian này Thế rồi lợn kể tiếp, hết sức tin tưởng rằng lời khai
của mình giúp cho Diêm Vương cầm cân nẩy mực được chính xác hơn, rằng vị thần
công lí này sẽ giải cho mình mối hận thù to lớn. Lợn kể k lưỡng, miêu tả tỉ mỉ công
việc nấu nướng của bọn người độc ác cũng vì mục đích ấy. Kể đến đoạn "bắc chảo
lên. phi hành mỡ cho thơm, cho mắm muối vào xào..." thì Diêm Vương vội ngăn lại :
"Thôi thôi ! đừng nói nữa". Có lẽ ngài không đủ can đảm nghe những điều quá
thương tâm ấy. Nhưng không ! thật là bất ngờ . "... tao thèm quá !". Tác giả dân gian
đã "đánh lừa" chúng ta. Đến đây thì lợn bị chưng hửng còn chúng ta thì chợt nhận ra
bản chất của Diêm Vương để phá lên mà cười. Đó là cách bố cục "gói kín, mở
nhanh".
10
Xét cho kỉ, mỗi truyện cười thường là một vở hài kịch nhỏ. Và yếu tố bất ngờ thường
gắn với việc đột nhiên bộc lộ mâu thuẫn ở trong hiện tượng. Dầu bố cục theo cách nào
thì truyện cười dân gian cũng thường nhằm đạt được kịch tính cao nhất. Để gây ra
tiếng cười giòn giã, truyện cười dân gian phải tập trung vào những yếu tố gây cười,
vào những nét phóng đại, vào những yếu tố bất ngờ, kịch tính. Vì vậy truyện cười dân
gian rất kị việc miêu tả dài dòng, kể lể lôi thôi. Chỉ những chi tiết thật là cần thiết mới
được đưa vào trong truyền Người kể chuyện mà nói quá nhiều thì chỉ làm loàng nội
dung của truyện. Người kể chuyện cười mà lại xen vào giải thích thì chỉ làm mất hứng
thú của thính giả. Ngược lại, nếu kể truyện cười mà không rõ ràng, không giúp cho
người nghe thấy được mâu thuẫn trong hiện kích thích được sự chú ý, óc phán đoán
của người nghe thì dầu vẫn để truyền nếu ra nó ý nghĩa sâu sắc như thế nào đi nữa thì
cũng không có tác dụng gì. Muốn gây cười được thì phải có sự chuẩn bị vì tiếng cười
hài hước là tiếng cười thông minh, tiếng cười của con người biết một cách sâu sắc và
tế nhị các hiện tượng của cuộc sống
Tiếng cười hài hước có một sức mạnh ghê gớm. Cùng với truyện cổ tích, truyện cười
dân gian đứng về phía lẽ phải, về phía chính nghĩa chống lại cái vô lí, cái phi nghĩa.
Khác nhau là ở chỗ nếu truyện cổ tích nói đến cái tốt đẹp cũng như cái xấu xa trong
cuộc sống, thì truyện cười thiên về vạch rõ cái xấu xa. Truyện cười dân gian chỉ nói
đến cái bất hợp lí, cái xấu xa, còn như cái hợp lí, cái tốt đẹp thì chính là lương tri của
tác giả dân gian, của thính giả dân gian, chính là nhân vật không được nhắc đến trong
truyện nhưng lúc nào cũng có mặt : lí tưởng mĩ học của thời đại. Lí tưởng mĩ học của
chúng ta khác với lí tưởng mĩ học của tác giả dân gian ngày trước, nhưng khác nhau ở
trình độ mà không đối lập nhau. Lí tưởng của chúng ta và lí tưởng của nhân dân ngày
trước cùng gặp nhau ở chỗ thấy rõ mặt hài hước ở bọn người bóc lột và gắn liền việc
miêu tả chúng như những vai hề tiêu cực trên sân khấu xã hội với cuộc đấu tranh thủ
tiêu mọi áp bức, bất công, tàn ác, xấu xa.
Truyện cười dân gian từ xưa truyền lại vẫn có giá trị hiện đại. đấu tranh chống bọn
đó quốc và tay sai, kẻ thù của nhân dân.
Ngày nay, tiếng cười trào phúng đã kích đang có tác dụng trong cuộc đang góp phần
vào việc phê bình nội bộ trong hàng ngũ nhân dân Và những kinh nghiệm cũng như
thành tựu của truyện cười dân gian
rất có ích đối với chúng ta.

Bên cạnh đó, một số truyện cười còn sử dụng nghệ thuật chơi chữ: nói lái, dùng từ
đồng âm... và yếu tố tục như một thủ pháp gây cười.

11
Câu đố.
1. Khái niệm
Câu đó là thể loại chủ yếu sử dụng hình thức tự sự ngắn gọn bằng cách miêu tả, phản
ảnh đặc điểm sự vật, hiện tượng tự nhiên và đời sống xã hội bằng cách nói chệch
(giấu tên) thông qua phương pháp ẩn dụ, tỷ dụ, chuyển hóa từ cái này sang cái kia.
Mục đích của cầu đó là thử trí thông minh, kiểm tra tri thức, tài suy đoán và mua vui
giải trí.
Tên gọi “câu đố" cũng như cách gọi một đơn vị dân ca là “câu hát", một cách gọi dân
gian cho các thể loại nói hát. Ban đầu, phần lớn câu đố có hình thức ngắn gọn tương
đương với câu nói cửa miệng hằng ngày nhằm làm cho người nghe dễ nhớ, dễ nhận
nhưng càng về sau câu đố có hình thức dài hơn, gần với cách thể hiện của ca dao và
thơ viết.
Câu đố là một trò chơi trí tuệ bằng ngôn từ. Trò chơi trí tuệ của cầu đó tạo cho câu đố
vốn tri thức phong phú, đa dạng về thế giới khách quan. Thế giới trong câu đố sinh
động, có hồn, bảo lưu những hình ảnh quá khứ. Câu đố có tác dụng tạo cho con người
khả năng suy luận và tưởng tượng.
câu đố là một bài toán đặc biệt. Nó có dữ kiện và lời giải. Lời giải là mục đích của sự
tìm kiếm. Dữ kiện là hệ thống các hình tượng có tính chất kì là và phi lý. Hệ thống
hình tượng thay thế vật đố tạo.ra những ẩn dụ
2. Nội dung câu đố
Là một thể loại rất ngắn gọn về dung lượng nhưng câu đố có khả năng phản ánh mọi
phương diện của đời sông. Các nhà nghiên cứu đã hệ thống hóa nội dung phản ánh
của câu đố thành bốn nhóm sau:
Câu đố về các hiện tượng tự nhiên, vũ trụ.
Đối tượng phản ánh chủ yếu của câu đó, tức là vật đố là các sự vật và hiện tượng của
thế giới khách quan. Trước hết là các hiện tương tự nhiên, vũ trụ. Đó là hiện tượng
mặt trời, sầm, mưa:
“Không sơn mà đỗ, không gõ mà kêu, không khêu mà rụng”;
“Một cành biết vạn nào hoa. Mưa xuân thì héo nắng già lại tươi"
( sao trên trời )
“Mới sinh thân thể gầy nhom. Mười lăm, mười sáu bụng tròn phình ra. Ba mươi tuổi
đã như của Bung thời teo lại, lại là còm nhom’
( trăng )

12
Trong VHDG Tày, Nùng cũng có nhiều câu đố và hiện tượng tiên nhiên và vũ trụ.
Chẳng han, câu đố về :
"Sớm dậy thời mới thấy, suốt ngày đi không nghỉ, tối đến chả thấy đâu?"
( cầu vòng )
‘Rõ ràng chẳng phải nồi canh
Thế mà vị mặn, nước xanh, cá nhiều?’
( biển )
‘ mặt thì bằng phẳng thênh thang
Người đi muôn lối dọc ngang phố phường’’
( đất )

Câu đố về động vật, thực vật.


Động thực vật là đối tượng quan tâm của câu đố. Hình ảnh động thực vật phản ánh
thường là những con vật quen thuộc với người nông dân
Các con vật tự nhiên, chẳng hạn:
”Chân đen minh trắng đứng giữa đồng”
( Là con cò )
”Mình đen mặc áo da sồi
Nghe trời chuyển động thì ngồi kêu oan”
( là con cóc)
Các con gia cầm:
“ Đã sinh ra kiếp người lùn.
Lại còn ghẻ lạnh với con sinh mình.
Gan lì đứng trước lôi đình.
Múc bao nhiêu nước dội đầu minh bằng không ”
( Là con vịt )
Con gà là một trong những con vật được tác giả dân gian quan tâm nhiều nhất, với các
phương diện khác nhau. Chẳng hạn, đây là chú gà trống (tua cáy sleng) trong câu đỗ
Tay, Nùng. "Đầu tựa như vàng, đuôi tựa như giấy, hai bên mở quạt mở miệng cất

13
tiếng ca" (Hua piển kim, hang piên sla, sloong hưởng quạt, làm xóc pác xưởng ca).
Trong Câu đố của người Việt, con gà trống cũng được nhìn nhận thật đáng yêu: “Con
chim mào đỏ, lông mượt như tơ. Sáng sớm tinh mơ gọi người ta dậy”. Đây là con gà
mái “Con gì không vú nuôi chín mười con"; Gà mẹ và gà con: “Mẹ đi trước đánh
cồng đánh bạt. Con đi sau vừa hát vừa reo”.
Các con vật bốn chân: Con chó: “Đứng thì thấp, ngồi thì cao”; con chuột: “Bốn anh
cùng chung một tên. Cùng đi một buổi như in rảnh rành. Anh thì chiếm bảng dễ dàng.
Anh thì hôi rích như hình cú ma. Anh thì lắm bạn thay là. Anh thì bé tí chẳng ma nào
nhìn”; con dề: “Hơn đời tốt bộ mày râu. Trong làng sừng sỏ dễ hầu kém ai. Tính
quen đầu bộc ăn chơi. Dâm ô để một tiếng cười về sau”, con hươu: "Hai cành cây
khô, mọc trên đỉnh núi. Muốn hái làm củi, cố sức mà trèo. Nó nhảy như tên, đuổi theo
không kịp", con lợn: "Ai cũng bảo rằng lười. Ăn xong rồi chỉ biết chơi biết nằm. Ở
nhà chẳng trọn một năm. Muốn cho mau lớn phải chăm thật nhiều. Con vật gắn bó
với người nông dân như con bò. "Bốn trụ sầm, hai trí sắt. Một cái ngúc ngoặc, hai cái
ngo ngoe. Nói có người nghe. To đầu mà dốt"; con trâu: “Có đủ hai tại như ai. Đàn
đầu đen cây cho hoài luống công.
Đối với thực vật là những cây quả quen thuộc với người nông dân như các loại rau,
củ, quả, cây, lá, hạt... Cầu đổ về hạt tiêu: “Không huyền hạt nhỏ mà cay. Có huyền
xách búa đi ngay vào rừng"; hạt lúa, hạt gạo: “Trên cây thì mặc áo. Về nhà lại cởi
trần. Một mình hai tên gọi Theo em vào bữa ăn"; bắp chuối: “Bằng bắp chân mặc
mười hai áo điều"; củ hành: "Bằng hạt mít, đít có lông. Đến ngày giỗ ông đem ra làm
thịt”; lá trầu: “Cây xanh xanh là cũng xanh xanh, không dám nấu canh để dành ăn
sống”; cây mít: "Mẹ trơn tru đẻ con gai góc;cây cau: “Có cây mà chẳng có cành. Có
quả để dành mà cúng tiên sư"; Quả bầu: "Thà em nghèo chịu hở hang. Đành để cái
bụng chang bang ra ngoài;quả bưởi: “Chân không tới đất, cật chẳng tới trời. Lơ lửng
tầng không bụng đeo bị tép";
Câu đố về đồ vật và các sản phẩm văn hóa, tinh thần do con người sáng tạo ra.
Các đồ vật được phản ánh đa dạng và phong phú. Câu đố quan tâm đến các vật dụng
hằng ngày như cái võng: “Trong nhà có bà hai đầu"; cây nến." Cây gì mới mọc thì
cao, lần lần lại thấp cớ sao lạ kỳ”, cái chày: "Chính giữa teo, hai đầu nở. Không thoa
mỡ mà láng trơn" cối giã gạo: " Trong nhân có bà hay lạy"; cối xay bột: “Đứa trên
nằm đè đứa dưới. Đứa dưới đứng chống đứa trên. Lúc lắc, lúc lắc xoay vòng Phành
mông ra hứng nước"; cối xay lúa: “Ông nằm dưới trỏ ngỏng lên. Bà nằm trên nên hừ
hừ”: con dao: “Có sống mà chẳng có lưng, có lưỡi có mũi mà không có mồm";
Những đồ dùng cho sản xuất nông nghiệp được phản ánh cụ thể như cái cay cái bừa,
cái cuốc, , cái liềm, cái gàu sóng... Câu đố về cái lưỡi liềm: "Bằng cái cổ cò, ăn ba đồi
núi không no cái diều;cái bừa răng “Đi nhe răng và nhẹ răng", cái cày. "Đi le lưỡi và
lưỡi le", đòn xóc: "Người ngay chịu tiếng bất trung lánh nơi thiền thị, dạo cùng thú
quê ",
14
Những đồ dùng cho nghề cá: cần câu: "Mình tròn lưng lại cong cong Tơ vương quấn
quýt con sông giữa trời. Ngày ngày dạo gót đi chơi. Bắt con lòng hổ, ghẹo người thủy
cung"; cái dẹp cả: "Mình tròn chịu chữ không tròn. Làm xấu thiên hạ mà món cái
thân”; cái rớ “Thả xuống thì mất, cất lên thì thấy"....

Những đồ dùng cho nghề thủ công: Nghề dệt: “Bốn chân đạp đất thiêng liêng. Da bán
lấy tiền, xương thịt không ăn" (khung cửi dệt vải); Trên cầu, dưới cầu, con trâu đi lọt"
(thoi dệt). Nghề may: “Mở lưỡi ra ăn từ trái sang phải. Xếp lưỡi lại, nằm soải mặc ai
han" (cái kéo); "Trong nhà có bốn thằng con. Hai thằng chỉ lối đường đi. Một thằng
phá hoại, một thẳng lập nên"(thước, vạch, kéo , kim chỉ)
Câu đố về con người và hoạt động của con người.
Con người là đối tượng phản ánh và nhận thức của câu đố. Câu đố quan tâm đến việc
miêu tả hình dáng, đặc điểm của các bộ phận cơ thể con người như:cẳng chân “Lưng
trước, bụng sau, con mắt ở dưới, cái đầu ở trên”; đôi mắt” hai cô mà ở hai phòng,
ngày thì mở cửa ra trông, đêm thì đóng cửa lấp chông ra ngoài” ; bàn tay” Có cổ mà
không có đầu.Xòe như hoa nở một màu hồng tươi.Nhưng khi đa nắm lại rồi.Tựa quả
phật thủ theo.người suốt năm”; cái bóng” vừa bằng bước chân mà bước không qua”

Câu đố về các loại người:” bâng khuâng nhiều nỗi se lòng. Mười hai bến nước đục
trong bến nào”( gái chưa chồng); “ Đã đanh đi sớm về trưa. Một minh, minh một bơ
vơ một mình”( gái lỡ thì)
Những công việc liên quan đến lao động sản xuất nông nghiệp của người dân ở nông
thôn cũng được phản ánh khá chi tiết như: cáy lúa, tát nước, xay lúa, giã gạo, ươm tơ,
dệt vải, kéo vỏ, giữ vịt, bắt cua, trèo cau... Chẳng hạn, miêu tả việc ăn cơm của con
người: “Năm ông cầm hai cây sào. Đuổi đàn trâu bạc chạy vào trong hang”. Hình ảnh
hai người tát nước được miêu tả như hai dũng tướng vì nước vì dân “hai Ông tướng
sĩ đề binh. Dẫn quân ra đánh giữa thành Giang Đô. Trận này mới biết giang hồ. Đem
quân ra lấy cơ đồ nước non”: câu cá "Trên nhúc nhích, dưới nhúc nhích. Trên rất
thích, dưới rất đau” ;gánh nước: “Giữa cầu hai đầu giếng”; giã gạo chày tay: “Hai
thằng đánh vạn thẳng. Vạn thẳng tức giận cởi phăng áo ngoài. Đánh nhau một lúc tơi
bời. Áo ngoài rách mướp, rã rời áo trong. Mình trần thân trụi trắng bong. Hai thằng
thôi đánh đứng trông mỉm cười”;
Nội dung nhân văn: tình yêu, tình người, mối quan hệ giữa nam và nữ với những yếu
tố văn hoá phồn thực được thể hiện khá rõ nét qua hình thức đổ. Có thể thấy, câu đố
về các vấn đề cuộc sống sinh hoạt của con người nhưng thể hiện bằng các đặc điểm
của sự vật, hiện tượng tự nhiên và câu đố về các sự vật, hiện tượng tự nhiên dưới hình
thức hoạt động của con người luôn xâm nhập lẫn nhau. Đó là sự xâm nhập giữa cái
phản ánh và cái được phản ánh. Dùng hình thức đổ bằng các hoạt động mang yếu tố
15
văn hoá phồn thực vừa thể hiện tính nhân bản, nhân văn, đức tính hài hước yêu đời
vừa là biện pháp đánh lạc hướng sự liên tưởng giữa vật đố và hình thức đổ, làm cho
câu đố càng tăng thêm độ khó và sức hấp dẫn của nó.

Cách phân chia trên cho thấy sự phong phú về dung lượng phản ánh của câu đố.
Qua những câu nói ngắn nhưng rất trữ tình, người bình dân sẽ gặp lại những hình ảnh
mộc mạc gắn liền môi trường sinh hoạt thân cận nhất của họ, từ cái cày, cái bừa, chiếc
gàu sòng, khung cửi, cơi trầu, chiếc võng, đến con chó, con mèo, con muỗi, con tằm,
cây ngô, cây lúa... Cách nhìn đời thông minh, hài hước, hồn nhiên của nhân dân lao
động thể hiện rất rõ qua câu đố.
Ngoài những nội dung trên, một bộ phận câu đố còn có xu hướng đi đến biểu đạt hiện
thực về đời sống xã hội, con người.
Vơi khả năng biểu đạt hiện thực rộng rãi đó, câu đố là một loại hình nghệ thuật dân
gian có ý nghĩa với đời sống tâm hồn trẻ. Không dừng ở chức năng giải trí, câu đố còn
là phương tiện để trẻ rèn luyện năng lực tư duy, phán đoán và chiếm lĩnh thêm những
tri thức rất phổ thông về vạn vật.
Nghệ thuật câu đố:
Một trong các chức năng cơ bản của câu đố là giúp con người nhận diện sự vật, từ đó
có thêm tri thức về đối tượng. Để thực hiện chức năng đó, nghệ thuật miêu tả là
phương tiện thiết thân của thể loại. Trong quá trình miêu tả, so sánh và nhân hóa là
những nghệ thuật được các tác giả sử dụng thường xuyên.
*So sánh:
Vừa bằng lá tre, ngo ngoe dưới nước. (Con đỉa)
Vừa bằng hột lạc, trong nạc ngoài xương.(Con ốc vận)
Vừa bằng cánh cửa nằm ngửa giữa trời.(Tàu lá chuối)
Đầu bằng con ruồi, đít bằng cái đĩa. (Lá trầu không)
Câu đố đều nói về cái kéo:
(1) Vừa bằng lá tre, xun xoe đánh vật”
(2) Giơ lên thì cánh phượng, bỏ xuống thì mỏ loan, kẻ có của cả gan, kẻ có công cả
quyết”
Không vả mà sưng. (Cái nhọt)
Không phải mũ cũng để đội đầu.(Cái nón)
*Nhân hóa:
16
Trong nhà có bà hai đầu. (Cái võng)
Mười người thợ, lo đỡ mọi bề. (Mười ngón tay)
Với nhu cầu đánh lạc hướng suy nghĩ của người giải đố, phần lớn câu đố dùng nghệ
thuật ẩn dụ. Vì thế, “cấu trúc của câu đố bao giờ cũng tồn tại hai phần: phần hiển hiện
A (được miêu tả bằng ngôn từ) và phần ngầm ẩn B (thường được hiển thị bằng dạng
câu hỏi: là con gì, cái gì, việc gì)”. Người giải đố phải phát huy năng lực liên tưởng,
lựa chọn của mình để đoán ra sự vật ngầm ẩn B dựa trên những đặc điểm của A.
Nhưng khác với nghệ thuật ẩn dụ thông thường, sự tương đồng giữa A và B là do
người đố cố tình tạo ra để tạo cách nói lắt léo nên rất mong manh, mơ hồ thậm chí
không có trong thực tế.
Đây chính là một nét hấp dẫn của thể loại này.
Thân dài lưỡi cứng là ta, không đầu không cẳng, đố là cái chi? (Cái gầu sòng)
Ngoài ra câu đố còn sử dụng một số biện pháp tu từ ngôn ngữ khác nhau như: nói lái,
từ đồng âm, đố tục giảng thanh...
*Nói lái:
Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn.(Con ngựa)
Đục rồi cất, cất rồi đục.(Cục đất)
Trên trời rơi xuống, mau co.(Mo cau)
Tổ kiến, kiển tố, vừa đố vừa giảng.(Tổ kiến)
Bằng cái thùng, đưa ra cúng thầy.(Cái thùng)
*Đồng âm.
Ùn ùn mây liệng tứ phương, khi lo việc nước khi đương việc nhà, không quản gần xa,
đi đâu cũng tới.
(đôi quang mây).
Cái gì khác họ cùng tên, cái ở dưới nước cái trên mái nhà.(Con cá mè và cái mè nhà)
*Đố tục giảng thanh:
Hai bên hai má giữa một khe
Càng nước chưa ra, đè giục mãi
Càng nước ra rồi, nín lặng nghe
Là gì?
Đáp án:
17
Cái mõ
Xưa kia em trắng như ngà
Vì chàng quân tử em đà nên thâm
Trách ai mang tính vô tâm
Chàng đánh, chàng đập, chàng còn nằm với em.
(Chiếc chiếu)
Nhờ sự hỗ trợ của những biện pháp tu từ đó mà câu đố vừa thể hiện được chất trí tuệ,
vừa thể hiện được chất trữ tình của thể loại.

18

You might also like