Ghi bài xh học

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

CHƯƠNG 1: Khái quát về xã hội học pháp luật

1. Tiền đề cơ bản xuất hiện xã hội học pháp luật:


- Kinh tế:
� Xuất hiện hình thái kinh tế mới.
� Cuộc cách mạng công nghiệp ở Châu Âu, đặc biệt là ở Anh tạo ra biến động
lớn trong xã hội. Lần đầu xuất hiện các khu công nghiệp, trung tâm thương
mại, sự tham gia của khoa học – kỹ thuật vào sản xuất và đời sống xã hội.
⭢ Làm kinh tế phát triển ⭢ Tạo ra sự thay đổi trong từng cá nhân, gia đình và làm xã hội
biến động.
🡲 Thay đổi về giá trị chuẩn mực từ lâu và thay vào là một lối sống mới.
- Về chính trị:
� Cách mạng tư sản Pháp nổ ra, thay thế nhà nước phong kiến, xây dựng kiểu
nhà nước mới là nhà nước tư sản, có hệ thống pháp luật mới để bảo vệ cho tư
sản.
� Mâu thuẫn xã hội xuất hiện, xã hội rối ren.
🡲 Các nhà quản lý xã hội bất lực không thể giải thích được.
- Về khoa học: các nhà khoa học tìm và đưa ra 1 khoa học mới để giải thích và đưa ra
một giải pháp giúp ổn định trật tự xã hội.
2. Đối tượng nghiên cứu - 19
- Rất rộng.
- Sự quy chiếu giữa pháp lý và xã hội đều là chủ đề nghiên cứu của xã hội học pháp
luật.
VD: ý thức hệ pháp luật, hệ thống pháp luật, xây dựng pháp luật.
✶ Xã hội học không phải là 1 khoa học, đi nghiên cứu và tìm hiểu để phát hiện vấn đề
xã hội mới mà cung cấp cho chúng ta 1 hướng nhìn mới về những vấn đề xã hội không mới.
3. Chức năng của XHHPL - 24
- Chức năng nhận thức: giúp chúng ta tiếp cận vấn đề xã hội một cách khách quan,
không thành kiến. Đây là chức năng quan trọng nhất.
VD: vấn đề chơi bài ở VN là một tệ nạn. Chúng ta đã rơi vào thành kiến, phê phán
buộc phải đưa ra biện pháp xử lý. Nhưng nếu đánh bài không thể bị loại bỏ thì chúng ta làm
sao để hạn chế những tác động xấu của nó?
- Chức năng thực tiễn: có mối quan hệ biện chứng với chức năng nhận thức, chỉ khi ta
nhận thức đúng, đầy đủ, khách quan về vấn đề xã hội thì ta mới có cơ sở để đưa ra những
giải pháp đúng cho việc xây dựng hệ thống pháp luật trong thực tiễn.
VD: Có những nước phát triển hợp thức hoá việc đánh bài. Chúng ta đang có những
nhận thức sai về việc đánh bài, làm cho con người VN phải sang các nước khác để chơi bài.
⭢ KT VN thất thoát một lượng tiền lớn.
VD: Nước Đức năm 2015 hợp thức hoá mại dâm đã góp phần vào việc tăng ngân sách
nhà nước rất nhiều. Trong khi đó, VN có hơn 20.000 người đang hoạt động mại dâm nhưng
không đóng góp vào ngân sách nhà nước vì hoạt động này bị cấm.
- Chức năng dự báo: xã hội học pháp luật không phải là khoa học dự báo nhưng nó có
chức năng dự báo bằng các biện pháp nghiên cứu về tương lai gần, tương lai xa dưới một
vấn đề xã hội → để xây dựng giải pháp để tác động.
VD: quan hệ tình dục trước hôn nhân trong 1 năm tới sẽ phát triển nhanh ở giới trẻ
VN. Từ đó dự báo: tỷ lệ nạo phá thai tăng ⭢ Ảnh hưởng đến sức khoẻ sinh sản, tâm sinh lý
→ Giải pháp: tuyên truyền giáo dục giới tính trong gia đình, trường học.
VD: Tình trạng chặt phá rừng diễn ra ngày càng nhiều ⭢ Nguồn tài nguyên rừng bị
giảm, bị suy kiệt ⭢ Thiên tai xảy ra thường xuyên hơn, bão, lũ lụt, hạn hán ⭢ ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống, sản xuất, lao động của con người.

CHƯƠNG 2: HÀNH VI PHÁP LUẬT CỦA CÁ NHÂN


1. Khái niệm hành vi PL cá nhân: - 37
- Hành vi là một khái niệm rộng, gồm hành vi pháp luật và hành vi xã hội.
- Hành vi pháp luật là hành vi được thực hiện bằng ý thức, ý chí và được điều chỉnh
bằng các quy phạm pháp luật kéo theo đó là các hệ quả pháp lý.
- Không phải mọi hành vi mà con người thực hiện là hành vi pháp luật cá nhân, có
nhiều hành vi mang tính xã hội và bản năng.
VD: hành vi pháp luật là khi đèn đỏ đứng lại hoặc vượt đèn đỏ.
- Hành vi pháp luật không chỉ là những hành vi tuân thủ pháp luật mà còn là những
hành vi trái pháp luật.
2. Đặc điểm của hành vi pháp luật: - 38
- Mang ý nghĩa xã hội.
- Được quyết định rõ ràng. VD: bao nhiêu tuổi được kết hôn, vượt đèn đỏ thì bị xử
200-400k.
- Chịu sự kiểm soát của Nhà nước thông qua các cơ quan như Toà án, Công an, Quân
đội…
- Dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến hậu quả pháp luật. VD: ngoại tình dẫn đến ly
hôn.
- Mang dấu hiệu tâm lý. VD: Đứng trước cột đèn đỏ nếu vượt có bị làm sao không?
3. Các loại hành vi pháp luật cá nhân: - 39
- Hành vi hợp pháp.
- Hành vi bất hợp pháp (hành vi vi phạm pháp luật).
VD: một người châm lửa đốt nhà người khác thì tuỳ từng trường hợp mà người đó có
vi phạm pháp luật không:
� Nếu người đó có năng lực hành vi thực hiện thì đó là hành vi VPPL.
� Nếu người đó không có năng lực hành vi thì không phải là hành vi VPPL.
- Cấu thành:
� Mặt khách quan: là những hành vi trái pháp luật, hậu quả, mối quan hệ nhân
quả, thời gian, địa điểm, phương tiện vi phạm
� Khách thể: những quan hệ xã hội bị xâm phạm
� Chủ quan: do lỗi dẫn đến hành vi vi phạm pháp luật, động cơ, mục đích
� Chủ thể: cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi
4. Bản chất của hành vi pháp luật cá nhân: - 48
- Hành vi pháp luật cá nhân xuất phát từ nhu cầu, lợi ích méo mó 🡲 Tội phạm tăng 🡲
Chênh lệch giữa nhu cầu và khả năng của con người.
- So sánh hành vi hợp pháp và bất hợp pháp:
� Cùng thực hiện hành vi giống nhau
� Cùng trong môi trường pháp luật giống nhau (Luật điều chỉnh)
� Chức năng nhất định
� Sử dụng những công cụ hạn chế để kiểm soát và hạn chế hành vi của con người
✶ Khác nhau:
- Về ý nghĩa xã hội:
� Hành vi hợp pháp: Củng cố mối quan hệ xã hội
� Hành vi bất hợp pháp: Làm phương hại quan hệ xã hội
- Về tâm lý:
� Xem xét sự phương hại đến quan hệ xã hội, nhận thức về nghĩa vụ, nhu cầu xã
hội từ đó quyết định không đi ngược lại lợi ích xã hội.
� Mặc kệ hoặc muốn phương hại đến quan hệ xã hội xuất phát từ sự ích kỷ, vụ
lợi
- Về mặt pháp lý:
� Chủ thể thực hiện những việc mà pháp luật yêu cầu phải làm và từ chối không
làm những việc mà pháp luật cấm làm ảnh hưởng đến quyền lợi của chủ thể
khác, của cã hội.
� Thực hiện các hành vi trái pháp luật
- Về chức năng quản lý, kiểm soát của Nhà nước
� Bảo vệ gìn giữ, tạo điều kiện thực hiện những hành vi này trên thực tế
� Hạn chế, triệt tiêu
- Về hậu quả pháp lý
� Tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ thể
� Bị hạn chế, chịu trách nhiệm pháp lý

CHƯƠNG 3: CHUẨN MỰC XÃ HỘI


1. Khái niệm: - 51
- Là các quy tắc, yêu cầu, đòi hỏi của xã hội, do chính các thành viên của xã hội đặt ra
nhằm áp đặt cho hành vi xã hội của con người.
- Chuẩn mực xã hội rộng hơn chuẩn mực pháp luật.
- Chuẩn mực pháp luật là những quy tắc xử sự chung, do nhà nước ban hành, được
nhà nước đảm bảo thực hiện.
2. Phân loại: - 53
- Theo tính chất phổ biến:
� Chuẩn mực xã hội công khai
� Chuẩn mực xã hội ngầm ẩn
- Theo tính chất ghi chép:
� Chuẩn mực xã hội thành văn: chuẩn mực pháp luật, chính trị, tôn giáo
� Chuẩn mực xã hội bất thành văn: chuẩn mực đạo đức, văn hoá, thẩm mỹ
3. Sai lệch chuẩn mực pháp luật: - 58
- Khái niệm 58: hành vi vi phạm các nguyên tắc chuẩn mực pháp luật.
- Phân loại 60:
� Sai lệch chủ động – tích cực. Là hành vi cố ý vi phạm các chuẩn mực pháp luật
đã lạc hậu, lỗi thời, không còn phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi của đời sống xã
hội hiện tại. Nhà làm luật dựa vào đó để thay đổi pháp luật.
VD: dân biểu tình NN làm ra luật biểu tình.
� Sai lệch chủ động – tiêu cực. Là hành vi cố ý sai lệch chuẩn mực pháp luật hiện
hành mang tính tiến bộ, phù hợp, đang được phổ biến rộng rãi, được Nhà nước,
xã hội thừa nhận.
VD: cưỡng hôn người khác
� Sai lệch thụ động - tích cực. Chủ thể vô ý thực hiện hành vi sai lệch do thiếu
hiểu biết, do sự không phù hợp, lỗi thời của chuẩn mực pháp luật.
VD: vụ anh Nguyễn Cà Rê bán đôla do không biết ⭢ bị phạt ⭢ NN điều chỉnh
quy định của luật.
� Sai lệch thụ động – tiêu cực: Là hành vi vô ý vi phạm các chuẩn mực pháp luật
tiến bộ, phù hợp, được phổ biến rộng rãi và gây hậu quả nghiêm trọng.
VD: cắm điện bẫy chuột làm người chết.
4. Hậu quả của sai lệch chuẩn mực: 61
- Tích cực: góp phần thay đổi nhận thức chung cũng như thúc đẩy sự tiến bộ của cộng
đồng xã hội.
- Tiêu cực: ảnh hưởng xấu hoặc nguy hiểm cho xã hội, phá hoại tính ổn định, phù
hợp, tiến bộ của các chuẩn mực pháp luật. Trong trường hợp này cần phải phê phán, lên án
và đòi hỏi áp dụng các biện pháp trừng phạt.
5. Yếu tố xã hội tác động tới sai lệch chuẩn mực: 62
- Sự tác động của hệ thống các giá trị. VD: thông tục bắt vợ.
- Sự tác động bởi tính không ổn định của các thiết chế xã hội. VD: thiết chế trai lớn
lấy vợ, gái lớn gả chổng dẫn đến tình trạng tảo hôn.
- Sự biến đổi của các chuẩn mực xã hội. VD: lãng quên bổn phận.
- Sự thay đổi các quan hệ xã hội. VD: hôn nhân cận huyết.
- Lý thuyết nhãn hiệu -59
6. Cơ chế hành vi của sai lệch chuẩn mực xã hội: - 64
- Không hiểu biết hoặc hiểu biết không chính xác các chuẩn mực xã hội.
- Đề cao suy diễn cá nhân.
- Mất hoặc hạn chế khả năng nhận thức.
- Có quan niệm sai lệch.
7. Các biện pháp phòng chống sai lệch chuẩn mực xã hội: - 66
- Biện pháp tiếp cận thông tin: báo chí, tuyên truyền
- Phòng ngừa xã hội, ngăn chặn…
- Áp dụng hình phạt
CHƯƠNG DƯ LUẬN XÃ HỘI VÀ TRUYỀN THÔNG ĐẠI CHÚNG
1. Dư luận xã hội:116
1.1. Khái niệm:
- Là ý kiến, quan điểm của nhân dân, cộng đồng về một vấn đề nào đó trong xã hội.
- Chủ thể: rộng, bao gồm cộng đồng người, có thể là quốc gia hoặc quốc tế…
- Khách thể: có thể là cá nhân khi cá nhân đó có những đánh giá, phát ngôn làm cho
cả xã hội quan tâm (còn dựa vào địa vị của cá nhân đó)… về những vấn đề kinh tế, chính
trị, văn hoá trong xã hội.
✶ Dư luận xã hội và tin đồn: Đều có thể có thật hoặc không có thật, hoặc một phần có
thật, liên quan đến một vấn đề nào đó.
� Nếu vấn đề đó được cơ quan chức năng xác minh, làm rõ hoặc được công báo,
báo chí, đại chúng phát ngôn, lên tiếng thì gọi là dư luận xã hội.
� Nếu chưa có cơ quan nào phát ngôn mà đại chúng vẫn bàn tán thì đó là tin đồn.
- Đặc điểm:
� Có tính khuynh hướng
� Tính lan tuyền
� Dễ biến đổi
� Tính tương đối
1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành của dư luận xã hội:
- Tính chất, quy mô của vấn đề được đưa đến đại chúng.
- Trình độ, sự hiểu biết của cộng đồng dân cư.
- Bầu không khí sinh hoạt chính trị của quốc gia, khu vực, tự do ngôn luận hay
không…
- Trạng thái, tâm thế xã hội: lạc quan hay bi quan…
- Truyền thống, phong tục mỗi vùng là khác nhau.
1.3. Chức năng của dư luận xã hội:
- Như một nhiệt kế để đo bầu không khí sinh hoạt chính trị, xã hội của quốc gia: ổn
hay bất ổn.
- Như một tấm gương phản hồi: cho thấy mối quan hệ xã hội nào ổn hay bất ổn.
- Những phản hồi đưa ra thể không đúng hoặc chỉ đúng một phần, ảnh hưởng đến cá
nhân hoặc một chủ thể nào đó.
2. Truyền thông đại chúng:
2.1. Khái niệm:
- Truyền thông là quá trình truyền đạt thông tin.
� Là quá trình quan trọng trong xã hội loài người, không có là con người không
tồn tại.
� Có hai loại cơ bản là truyền thông liên cá nhân và truyền thông đại chúng.
- Đại chúng: là một cộng đồng người đông đảo, không có sự phân biệt thành phần,
giai cấp, tôn giáo…
- Truyền thông đại chúng là quá trình truyền tải thông tin ra công chúng thông qua các
phương tiện.
2.2. Quá trình hình thành và phát triển của truyền thông đại chúng:
- 02 giai đoạn:
� Cổ đại, phong kiến
� Tư bản ra đời cho đến nay
- Nhu cầu trao đổi thông tin, tương tác với nhau (truyền thông)
� Con người chỉ dựa vào khả năng sinh học của mình để thoả mãn nhu cầu
truyền thông: tầm nhìn, nghe, nói, cơ thể (tay, chân…).
� Quy mô về truyền thông ngày càng lớn làm con người sáng tạo ra các công cụ
đưa thông tin đi xa hơn (bồ câu đưa thư…) nhưng vẫn chưa được xem là hệ
thống truyền thông hoàn chỉnh.
- Phong kiến sụp đổ cùng với số lượng hàng hoá lớn đòi hỏi phải có thị trường tiêu
thụ (ở nhiều nơi, nhiều khu vực) ⭢ giao thông thuận tiện hơn ⭢ nhu cầu lớn hơn về truyền
thông, thông tin phải nhanh, chính xác, rộng.
� 1837: phát minh điện tín
� 1876: vô tuyến điện xuất hiện
� 1892: radio ra đời
� 1938: vô tuyến truyền hình
� 1949: cáp truyền thanh truyền hình ra đời
� 1965: vệ tinh viễn thông quốc tế được đưa vào sử dụng
� Những năm 70 của thế kỷ 20: kỷ nguyên tin học
� Những năm 90 của thế kỷ 20: nối mạng máy tính toàn cầu
🡲 Thời đại bùng nổ công nghệ thông tin và phương tiện truyền thông kết nối toàn cầu, kết
nối đa quốc gia.
2.3. Đặc điểm của truyền thông đại chúng:
- Thông tin/ phương tiện: đại chúng
- Hằng ngày, chúng ta nhận và phát thông tin nhưng không phải tất cả đều là thông tin
đại chúng.
- Nhân loại có nhiều phương tiện truyền thông tin nhưng không phải tất cả đều là
phương tiện truyền tải thông tin mang tính đại chúng.
🡲 Mang tính đại chúng hay không phụ thuộc vào trình độ, công nhận, chính sách của từng
quốc gia, sự phổ biến.
� Được thu thập từ đại chúng: được sàn lọc
� Truyền đến đại chúng một cách công khai, nhanh chóng, đều đặn
� Mang tính tổng hợp cao, có độ tin cậy
� Sử dụng với quy mô đại chúng và phạm vi rộng lớn
� Dành cho số lượng người đông đảo
Vai trò của truyền thông đại chúng
Tích cực:
▪ Cung cấp lượng kiến thức khổng lồ, đa dạng lĩnh vực
▪ Là công cụ hữu hiệu để quản lý điều hành và cải cách xã hội
Tiêu cực:
▪ Quan điểm sai lệch
▪ Tuyên truyền tư tưởng chống đối.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC


Trải qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn chuẩn bị
� Làm rõ tên đề tài: Làm rõ đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
� Xác định mục tiêu nghiên cứu: thể hiện xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu
và xác định được nghiên cứu nhằm mục đích gì để không bị lan man.
� Giả thuyết nghiên cứu: sự giả định cho công trình, giả thuyết nếu thực hiện
việc nghiên cứu thì sẽ có kết quả như thế nào.
� Chọn mẫu. Chọn những mẫu đại diện để nghiên cứu.
- Giai đoạn thu thập thông tin
� Sưu tầm tài liệu
� Phương pháp quan sát
� Phương pháp phỏng vấn sâu (tức làm một cuộc trò chuyện lồng ghép các câu
hỏi)
� Phương pháp sử dụng bảng câu hỏi (dựa vào mục đích nghiên cứu để đặt ra câu
hỏi phù hợp, gồm 04 phần: tên, giới thiệu vào mục đích câu hỏi, một loạt câu
hỏi về thông tin, lời cảm ơn). Phải đặt câu hỏi rõ ràng, chính xác.
- Giai đoạn báo cáo
� Xử lý, tập hợp thông tin
� Trình bày báo cáo

You might also like