Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

câu 1 trang 471 - Bài 47

- Đàn trâu rừng khi ngủ: con non nằm trong, con trưởng thành nằm ngoài, gặp kẻ thù tấn
công, tập thể trong đàn trâu hỗ trợ tự vệ tốt.
 
      - Quan sát đàn sếu bay khi di cư tránh rét, chúng thường xếp thành hàng theo hình chữ V
phía sau con bay đầu đàn, thỉnh thoảng con phía sau lại bay lên thay thế vị trí con bay đầu,
mục đích giúp các con phía sau giảm sức cản của không khí khi bay, tránh mất sức, bay đúng
phương hướng, tránh lạc đàn có thế chúng mới cùng nhau tới địa điểm di cư một cách an
toàn.
 
* Ví dụ về quan hệ cạnh tranh lẫn nhau trong quần thể:
 
      - Trong mùa sinh sản chó sói đực thường đấu tranh với nhau để tranh giành con cái. Sói
đực thắng sẽ được quyền cai trị và giao phối với các sói cái để sinh sản duy trì nòi giống.
 
      - Khi thức ăn khan hiếm, cá mập cạnh tranh nhau và dẫn tới cá lớn ăn thịt cá bé, cá mập
con nở ra trước ăn các phôi non hay trứng chưa nở.

câu 3 trang 142 - Bài 47

- Mật độ quần thể không cố định mà thường thay đổi theo mùa, theo năm và phụ thuộc vào
chu kì sống của sinh vật.
 
- Khi nơi ở rộng rãi, nguồn thức ăn dồi dào, khí hậu thuận lợi, quần thể phát triển mạnh, số
lượng cá thể của quần thể tăng nhanh.
 
- Khi số lượng cá thể trong quần thể quá cao, dẫn đến nơi ở chật trội, nguồn thức ăn trở nên
khan hiếm, quần thể tự điều chỉnh bằng cách giảm tỉ lệ sinh. Mặt khác khi số lượng cá thể
trong quần thể cao, các sản phẩm thừa và sản phẩm bài tiết nhiều làm ô nhiễm môi trường
sống, quần thể phát sinh bệnh tật, nhiều cá thể chết. Mật độ quần thể được điều chỉnh trở về
mức độ cân bằng.

câu 1 trang 145 - Bài 48

Ngoài đặc điểm sinh học như những quần thể sinh vật khác, quần thể người còn có
những đặc điểm kinh tế - xã hội mà quần thể sinh vật khác không có. Đó là do con
người có hệ thần kinh phát triển cho phép con người có lao động và tư duy, có óc sáng
tạo, luôn làm việc có mục đích trước, có khả năng tự điều chỉnh các đặc điểm sinh thái
trong quần thể, đồng thời cải tạo thiên nhiên.

câu 2 trang 145 - Bài 48

Tháp dân số trẻ Tháp dân số già


- Dạng tháp phát triển - Dạng tháp ổn định
   
- Đáy tháp rộng - Đáy tháp hẹp
   
- Cạnh tháp xiên nhiều - Cạnh tháp gần như thẳng đứng
   
- Đỉnh tháp nhọn - Đỉnh tháp không nhọn
   
- Nhóm tuổi trước sinh sản cao, nhóm tuổi sau sinh - Nhóm tuổi trước sinh sản và sau sinh
sản thấp sản cao
   
- Tuổi thọ trung bình thấp - Tuổi thọ trung bình cao

câu 3 trang 145 - Bài 48

- Phát triển dân số hợp lí là không để dân số phát triển quá nhanh dẫn đến thiếu nơi ở, nguồn
thức ăn, nước uống, gây ô nhiễm môi trường, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác kiệt quệ,
thiếu trường học, bệnh viện, thiếu kiến thức về các lĩnh vực khoa học kĩ thuật, dẫn đến đói
nghèo,…
 
- Việc phát triển dân số hợp lý nhằm hạn chế ảnh hưởng xấu của việc tăng dân số quá nhanh
đảm bảo chất lượng cuộc sống cho mỗi cá nhân, mỗi gia đình và toàn thể xã hội hài hòa với
sự phát triển kinh tế - xã hội, tài nguyên, môi trường của mỗi quốc gia.

Câu hỏi trang 150 - Bài 50

- Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng:
   + Thành phần vô sinh: đất, nước, ánh sáng,…   + Thành phần hữu sinh: nấm, động vật,
thực vật,…
- Lá và cành cây mục là thức ăn của các sinh vật phân giải: vi khuẩn giun đất, nấm,…
- Cây rừng có ý nghĩa quan trọng việc cung cấp nơi ở, thức ăn, oxi,… cho động vật rừng.
- Động vật ăn thực vật, phán tán hạt phấn, thụ phấn và bón phân cho thực vật.
- Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ và cỏ thì động vật sẽ mất nơi ở, thiếu
nguồn thức ăn, khí hậu thay đổi,… dẫn đến số lượng động vật giảm.

Câu hỏi trang 152 - Bài 50

- Thức ăn của chuột là sâu ăn lá cây. Động vật ăn thịt chuột là rắn.
Sâu ăn lá cây → Chuột → Rắn
- Sâu ăn lá cây → Bọ ngựa → Rắn
Lá cây → Sâu → Chuột
Chuột → Cầy → Đại bàng
- Mỗi loài sinh vật là một mắt xích tiêu thụ mắt xích đứng trước và bị mắt xích đứng sau tiêu
thụ.
- Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi
loài trong chuỗi thức ăn là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích
đứng sau tiêu thụ.

câu 1 trang 153 - Bài 50

Ví dụ hệ sinh thái dưới nước ở một ao, gồm có các thành phần chính
      - Sinh vật sản xuất: rong, bèo, cây thủy sinh, tảo.
      - Sinh vật tiêu thụ cấp 1: cá nhỏ, tôm, động vật nổi, tép, cua.
      - Sinh vật tiêu thụ cấp 2: cá vừa.
      - Sinh vật tiêu thụ cấp 3: cá lớn.
      - Sinh vật phản giải: vi sinh vật.

câu 1 trang 160 - Bài 53

 Con người từ khi xuất hiện trên trái đất cho đến nay đã không ngừng tác động vào môi
trường, làm biến đổi môi trường sống.
      - Thời kì nguyên thuỷ: con người sống hòa đồng với tự nhiên bằng hình thức săn bắt hái
lượm, nên nguồn tài nguyên không hề suy giảm. Chỉ khi con người biết dùng lửa mới gây
hậu quả nghiêm trọng tới rừng làm cho nhiều cánh rừng rộng lớn ở Trung Âu, Đông Phi,
Đông Nam Á bị đốt cháy.      - Xã hội nông nghiệp: con người chặt phá, đốt rừng lấy đất
canh tác, chăn nuôi làm diện tích rừng bị thu hẹp, thay đổi tầng nước mặt, đất trở nên khô
cằn, nhiều vùng rừng bị chuyển đổi thành các khu dân cư, khu sản xuất nông nghiệp.
      - Xã hội công nghiệp: máy móc ra đời đã tác động mạnh mẽ tới môi trường sống. Việc cơ
giới hoá tạo ra nhiều vùng trồng trọt lớn, các ngành công nghiệp khai khoáng phát triển, đô
thị hoá ngày càng tăng đã lấy đi nhiều vùng đất tự nhiên và đất trồng trọt, làm suy thoái môi
trường, gây ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, nền công nghiệp cũng làm cải tạo môi trường,
ngành hóa chất giúp tăng sản lượng lương thực và khống chế nhiều dịch bệnh, nhiều giống
vật nuôi và cây trồng quý được lai tạo và nhân giống.

Bảng 54.1. Các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Hoạt động Nhiên liệu bị đốt cháy


1. Giao thông vận tải:  

- Ô tô - Xăng dầu

- Tàu hỏa - Than

- Máy bay - Khí đốt


2. Sản xuất công nghiệp:  

- Sản xuất điện - Than đá

- Sản xuất vôi - Gỗ

- Sản xuất xi măng - Đá vôi


3. Sinh hoạt:  

- Nấu nướng - Củi, ga

- Thắp sáng - Chất hóa học


4. Sản xuất nông nghiệp:  

- Máy cày -         Xăng dầu

Câu hỏi trang 163 - Bài 54

- Các hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học thường tích tụ ở những môi trường:
    + Trong đất
    + Nước
    + Không khí
    + Sinh vật
- Con đường phân tán của các loại hóa chất đó:
Các chất độc hóa học và chất bảo vệ thực vật theo mưa thấm xuồng đất làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm hoặc chảy xuống ao,hồ, sông, suối, đại dương, một phần hòa tan trong nước bốc
hơi vào không khí và theo mưa đi khắp mặt đất.

câu 1 trang 165 - Bài 54

Có nhiều hoạt động của con người gây ô nhiễm môi trường làm suy thoái hệ sinh thái, có hại
đến sức khoẻ của con người như:
 
      - Trong sinh hoạt hàng ngày, việc đốt cháy nhiên liệu trong các gia đình như đun than,
củi, dầu mỏ khí đốt trong công nghiệp giao thông vận tải và đun nấu đã thải vào không khí
nhiều loại khí độc như CO, CO2, SO2
 
      - Các chất thải có nhiễm phóng xạ do các vụ thử vũ khí hạt nhân gây ra, các chất độc hóa
học do chiến tranh để lại.
 
      - Việc phun thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, diệt nấm không đúng
liều lượng và quy cách gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí.

câu 2 trang 165 - Bài 54

Việc gây ô nhiễm môi trường có hại đến đời sống, sức khỏe của con người và các sinh vật
khác, làm suy thoái hệ sinh thái và môi trường sống của sinh vật. Tạo điều kiện cho nhiều
loài sinh vật gây bệnh phát triển, ảnh hưởng đến hệ sinh thái, gây các bệnh di truyền, ung
thư cho con người.

câu 3 trang 165 - Bài 54

- Nước thải từ nhà máy sản xuất bột ngọt Vedan, thải ra sông Thị Vải làm chết nhiều cá và
các loài thủy sinh khác
 
- Kênh Nhiều Lộc, Thị Nghè trước đây thường xuyên bị người dân xung quanh vứt rác
xuống dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng và bị tắc dòng chảy
 
- Bãi rác Đông Thạnh, Hóc Môn sau nhiều năm chôn lấp đã làm ảnh hưởng đến đến nguồn
nước ngầm của các khu vực lân cận.

câu 1 trang 169 - Bài 55

Các biện pháp hạn chế gây ô nhiễm môi trường:


 
- Các biện pháp hạn chế ô nhiễm môi trường không khí bằng cách lắp đặt các thiết bị lọc bụi
và sử lí khí độc hại trước khi thải ra không khí. Phát triển công nghệ sử dụng các nhiên liệu
không gây khói bụi, sử dụng năng lượng không gây ô nhiễm (năng lượng mặt trời, gió…).
Trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều hoà khí hậu, hạn chế tiếng ồn.
 
- Biên pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước chủ yếu xây dựng hệ thống cấp và thải nước ở các
khu đô thị. Xây dựng hệ thống xử lí nước thải, dùng các biện pháp cơ học, hoá học, biện
pháp sinh học xử lí nước thải.
 
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ thuốc bảo vệ thực vật: xây dựng nơi quản lí thật chặt các chất
gây nguy hiểm cao, hạn chế phun, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để sản xuất lương thực,
thực phẩm an toàn. 
 
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm từ chất thải rắn:
 
           + Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa học. Xây dựng khu tái chế chất thải thành
các nguyên liệu đồ dùng, kết hợp ủ phân động vật trước khi sử dụng để sản xuất khí sinh học.
 
           + Dù dùng biện pháp hạn chế nào đi nữa cũng không mang lại hiệu quả như ta tuyên
truyền, giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi
trường sống.

câu 2 trang 169 - Bài 55

- Tại địa phương có tác nhân gây ô nhiễm môi trường:


 
          + Nước bẩn thải từ nhà máy, khu dân cư;
 
          + Phun thuốc bảo vệ thực vật;
 
- Tác hại của ô nhiễm môi trường đến sức khỏe con người : Ảnh hưởng tới đường hô hấp vì ô
nhiễm không khí, có khả năng bị nhiễm độc nước,... ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của
con người.
 
- Biện pháp khắc phục như: các biện pháp xử lí chất thải công nghiệp và chất thải sinh hoạt
trước khi thải ra môi trường, sử dụng nhiều loại năng lượng không gây ô nhiễm như năng
lượng gió, mặt trời… xây dựng nhiều công viên, trồng nhiều cây xanh để hạn chế bụi và điều
hòa khí hậu… cần tăng cường công tác tuyên truyền và giáo dục để nâng cao hiểu biết và ý
thức của mọi người về phòng chống ô nhiễm môi trường.
1. Ô nhiễm môi 1 – a, b, d, e, g, i, a) Lắp đặt các thiết bị lọc khí cho các nhà
không khí k, l ,m, o máy
2. Ô nhiễm 2 – c, d, e, g, i, k, b) Sử dụng nhiều năng lượng mới không
nguồn nước l, m, o sinh ra khí thải (năng lượng gió, năng lượng
mặt trời)
3. Ô nhiễm do 3 – g, k, l, n c) Tạo bể lắng và lọc nước thải
thuốc bảo vệ thực
vật, hóa chất
4. Ô nhiễm do 4 – d, e, g, h, k, l d) Xây dựng nhà máy xử lí rác
chất thải rắn
5. Ô nhiễm do 5 – g, k, l e) Chôn lấp và đốt cháy rác một cách khoa
chất phóng xạ học
6. Ô nhiễm do 6 – c, d, e, g, k, l, g) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để dự
các tác nhân sinh m, n báo và tìm biện pháp phòng tránh
học
7. Ô nhiễm do 7 – g, k h) Xây dựng thêm nhà máy tái chế chất thải
hoạt động tự nhiên, thành các nguyên liệu, đồ dùng,…
thiên tai
8. Ô nhiễm tiếng 8 – g, i, k, o, p i) Xây dựng công viên cây xanh, trồng cây
ồn
Trên vùng đất dốc, những nơi có thực vật bao phủ và làm ruộng bậc thang lại có thể góp
phần chống xói mòn đất vì: khi nước chảy va vào cây, thảm mục nên vận tốc chậm lại làm
đất hạn chế xói mòn
Thiếu nước ảnh hưởng tới mùa màng, thiếu nước uống cho gia súc, gây nhiều bệnh tật đối
với con người và gia súc.
 
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm là nguyên nhân của nhiều bệnh tật ở người và động vật.
 
- Trồng rừng có tác dụng trong việc bảo vệ tài nguyên nước. Trồng rừng tạo điều kiện thuận
lợi cho cho tuần hoàn nước trên Trái Đất, tăng lượng nước bốc hơi và tăng lượng nước ngầm.

Bảng 58.3. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước và cách khắc phục.

Nguồn nước Nguyên nhân gây ô nhiễm Cách khắc phục


Khơi thông dòng chảy
Các sông, cống nước Do dòng chảy bị tắc và xả rác bẩn
thải ở thành phố xuống sông
Không xả rác thải xuống sông
Mưa Do các chất thải nhà máy Xử lý chất thải đúng qui trình
Dầu loang từ các vụ tai nạn tàu, do Triển khai công tác cứu hộ kịp
Biển
chất thải nhà máy,… thời, xử lí chất thải,…
Bài 1 (trang 177 sgk Sinh học 9) : Tài nguyên không tái sinh và tái sinh khác nhau như thế
nào?

Lời giải:

Tài nguyên không tái sinh Tài nguyên tái sinh

Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và sử Là nguồn tài nguyên sau khi khai thác và
dụng bị cạn kiệt dần, không có khả năng phục
sử dụng hợp lí có thể phục hồi.
hồi.

Gồm nguồn tài nguyên nước, tài nguyên


Gồm khí đốt thiên nhiên, than đá, dầu lửa.
đất, tài nguyên biển, tài nguyên sinh vật.

Bài 2 (trang 177 sgk Sinh học 9)

Lời giải:

    Tài nguyên không phải là vô tận, không đáp ứng hết được mọi nhu cầu sử dụng của con
người. Nếu chúng ta không sử dụng chúng một cách hợp lí thì không thể duy trì chúng lâu
dài cho thế hệ con cháu mai sau. Vì vậy để đáp ứng được nhu cầu sử dụng hiện tại và duy trì
lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thế hệ con cháu mai sau cần phải sử dụng tiết kiệm và
hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Bài 3 (trang 177 sgk Sinh học 9)

Lời giải:

   Nguồn năng lượng vĩnh cửu như năng lượng mặt trời, năng lượng gió, năng lượng nhiệt từ
trong lòng Trái đất., khi sử dụng không gây ô nhiễm môi trường. Đó là năng lượng sạch.

Bài 4 (trang 177 sgk Sinh học 9

Lời giải:

      – Rừng không chỉ cung cấp nhiều loại lâm sản quý hiếm, mà còn giữ vai trò quan trọng
như điều hòa khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất… Rừng là ngôi nhà chung
của các loài động vật, vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn gen quý giá, góp phần rất quan
trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

      – Vì vậy cần phải sử dụng hợp lí tài nguyên rừng, phải kết hợp giữa khai thác hợp lí, có
mức độ tài nguyên rừng với bảo vệ và trồng rừng.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 178: Vì sao giữ gìn thiên nhiên hoang dã là góp phần
giữ cân bằng sinh thái?

Trả lời:

Giữ gìn thiên nhiên hoang dã là bảo vệ các loài sinh vật và môi trườn sống của chúng. Thiên
nhiên hoang dã được bảo vệ sẽ tránh được nhiều thảm họa như lũ lụt, xói mòn đất, hạn hán, ô
nhiễm môi trường,… từ đó góp phần giữ cân bằng sinh thái.
Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 179: Các biện pháp chủ yếu nhằm cải tạo các hệ sinh
thái bị thoái hóa được ghi trong cột bên trái. Em hãy nêu hiệu quả của những biện pháp đó
vào cột bên phải (bảng 59)

Trả lời:

Các biện pháp Hiệu quả

Đối với những vùng đất trống, đồi


Hạn chế xói mòn đất, hạn chế hạn hán, lũ lụt, tạo môi
núi trọc thì việc trồng cây, gây
trường cho nhiều loài sinh vật và tăng mức độ đa dạng
rừng là biện pháp chủ yếu và cần
sinh học, cải tạo khí hậu,…
thiết nhất

Góp phần điều hòa lượng nước làm hạn chế lũ lụt và hạn
Tăng cường công tác làm thủy lợi
hán, nhờ có nước nên có thể mở rộng diện tích trồng
và tưới tiêu hợp lí
trọt và tăng năng suất cây trồng

Tăng độ màu mỡ cho đất, tạo điều kiện phủ xanh các
vùng đất bị hoang hóa. Bón phân hợp vệ sinh là phân
Bón phân hợp lí và hợp vệ sinh
hữu cơ đã được xử lí kĩ thuật, không mang mầm bệnh
truyền cho người và động vật

Làm cho đất không bị cạn kiệt nguồn dinh dưỡng, tận
Thay đổi các loại cây trồng hợp lí dụng được hiệu suất sử dụng đất và tăng năng suất cây
trồng

Chọn giống vật nuôi và cây trồng Đem lại lợi ích kinh tế, khi có đủ kinh phí sẽ đầu từ hơn
thích hợp và có năng suất cao vào việc cải tạo đất

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 59 trang 179:

– Thảo luận nhóm về trách nhiệm của học sinh trong việc bảo về thiên nhiên.

– Em có thể làm gì để mọi người cùng hành động để bảo vệ thiên nhiên

Trả lời:

– Trách nhiệm của học sinh trong việc bảo về thiên nhiên:

   + Không vứt rác bừa bãi, tích cực tham gia vệ sinh trường học.

   + Không chặt phá cây cối bừa bãi, tích cực trồng cây chăm sóc bảo vệ cây.

   + Bảo vệ các loài sinh vật.


– Em sẽ tuyên truyền cho mọi người biết về hậu qảu của việc tàn phá thiên nhiên và cách
khắc phục để mọi người cùng hành động bảo vệ thiên nhiên.

Bài 1 (trang 179 sgk Sinh học 9) : Hãy nêu những biện pháp chủ yếu để bảo vệ thiên nhiên
hoang dã

Lời giải:

  Các biện pháp bảo vệ thiên nhiên hoang dã:

      – Bảo vệ các khu rừng già, rừng đầu nguồn,…

      – Trồng cây gây rừng tạo môi trường sống cho nhiều loài sinh vật.

      – Xây dựng các khu bảo tồn, các vườn quốc gia để bảo vệ các sinh vật hoang dã.

      – Không săn bắn động vật hoang dã và khai thác quá mức các loài sinh vật.

      – Ứng dụng công nghệ sinh học để bảo tồn nguồn gen quý hiếm.

Bài 2 (trang 179 sgk Sinh học 9) : Mỗi học sinh cần phải làm gì để góp phần bảo vệ thiên
nhiên?

Lời giải:

      – Bản thân có trách nhiệm trong việc gìn giữ và cải tạo thiên nhiên.

      – Tuyên truyền với người thân, bạn bè, mọi người xung quanh có ý thức và hành động
bảo vệ thiên nhiên.

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 60 trang 180: Thảo luận:

– Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước như thế nào?

Trả lời:

Vai trò của rừng trong việc bảo vệ và chống xói mòn đất, bảo vệ nguồn nước: Rừng ngăn cản
sức chảy của dòng nước

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 60 trang 180: – Hãy điền vào bảng 60.2 hiệu quả của các biện
pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.

Trả lời:
Bảng 60.2. Biện pháp bảo vệ các hệ sinh thái rừng

Biện pháp Hiệu quả

1. Xây dựng kế hoạch để khai thác tài nguyên Giữ cân bằng sinh thái và bảo vệ nguồn gen
rừng ở mức độ phù hợp sinh vật

2. Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Hạn chế mức độ khai thác và cạn kiệt
quốc gia,… nguồn tài nguyên

Phục hồi các hệ sinh thái bị thoái hóa,


3. Trồng rừng
chống xói mòn đất, tăng nguồn nước

4. Phòng cháy rừng Bảo vệ rừng

5. Vận động đồng bào dân tộc ít người định


Hạn chế nạn chặt phá rừng
canh, định cư

6. Phát triển dân số hợp lí, ngăn cản việc di dân Góp phần bảo vệ rừng, đặc biệt là rừng đầu
tự do tới ở và trồng trọt trong rừng nguồn

7. Tăng cường công tác tuyên truyền và giáo


Giảm việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên
dục về bảo vệ rừng

Trả lời câu hỏi Sinh 9 Bài 60 trang 181: Hãy thảo luận về các tình huống nêu ra trong bảng
60.3 và thử đưa ra các biện pháp bảo vệ mà theo em là phù hợp.

Trả lời:

Tình huống Cách bảo vệ

Loài rùa biển đang bị săn lùng, khai thác lấy mai làm Ngăn cấm mọi hành vi săn bắt rùa
đồ mĩ nghệ, số lượng rùa còn lại rất ít, rùa thường đẻ biển. Đẩy mạnh công tác kiểm tra
trứng tại các bãi cát ven biển. Chúng ta cần bảo vệ loài đặc biệt với vùng ven biển về việc
rùa biển như thế nào? buôn bán thủy sản

Rừng ngập mặn là nơi sống của ấu trùng tôm, tôm và


cua biển con, nhưng diện tích rừng ngập mặn ven biển Cần đẩy mạnh trồng và bảo vệ rừng
đang bị thu hẹp dần. Chúng ta cần làm gì để bảo vệ ngập mặn
nguồn giống cua và tôm biển?

Rác thải, xăng dầu, thuốc bảo vệ thực vật theo các
Xử lí rác thải trước khi đổ ra sông
dòng sông chảy từ đất liền ra biển. Chúng ta cần làm gì
suối
để nguồn nước biển không bị ô nhiễm?
Hằng năm trên thế giới và ở Việt Nam có tổ chức ngày Làm sạch bãi biển và nâng cao ý
“làm sạch bãi biển”, theo em tác dụng của hoạt động thức bảo vệ môi trường của người
đó là gì? dân

Bài 1 (trang 183 sgk Sinh học 9) : Hãy nêu các hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất, lấy ví dụ.

Lời giải:

  Có hai hệ sinh thái chủ yếu trên Trái Đất đó là hệ sinh thái trên cạn và hệ sinh thái dưới
nước.

    – Hệ sinh thái trên cạn bao gồm các hệ sinh thái rừng, hệ sinh thái thảo nguyên, hệ sinh
thái hoang mạc, các hệ sinh thái nông nghiệp vùng đồng bằng, hệ sinh thái núi đá vôi…

    – Hệ sinh thái dưới nước gồm:

      + Hệ sinh thái nước mặn như hệ sinh thái vùng biển khơi, hệ sinh thái vùng ven bờ (rừng
ngập mặn, đầm phá ven biển, rặng san hô…).

      + Hệ sinh thái nước ngọt gồm hệ sinh thái nước chảy (hệ sinh thái sông, suối), hệ sinh
thái nước đứng (hệ sinh thái hồ, ao).

Bài 2 (trang 183 sgk Sinh học 9) : Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái rừng? Nêu biện pháp
bảo vệ.

Lời giải:

  – Cần phải bảo vệ rừng vì rừng, đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới, là môi trường sống của
nhiều loài sinh vật. Bảo vệ rừng góp phần bảo vệ các loài sinh vật, điều hòa khí hậu, giữ cân
bằng sinh thái của Trái Đất. Tuy nhiên, hiện nay rừng đang bị khai thác quá mức, làm diện
tích rừng bị thu hẹp dần.

  – Biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng:

      + Xây dựng kế hoạch khai thác tài nguyên rừng ở mức độ phù hợp, góp phần bảo vệ tài
nguyên rừng.

      + Xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên, vườn Quốc gia, góp phần bảo vệ rừng, nhất là
rừng đầu nguồn.

      + Trồng rừng để giảm áp lực sử dụng tài nguyên rừng quá mức.

      + Phòng chống cháy rừng, tạo ý thức toàn dân tham gia bảo vệ rừng.
      + Vận động đồng bào dân tộc ít người định canh, định cư để hạn chế mức độ đốt rừng
làm nương rẫy.

      + Phát triển dân số hợp lí, hạn chế di dân tự do tới ở và trồng trọt trong rừng.

      + Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục bảo vệ rừng, góp phần phục hồi các hệ
sinh thái bị thoái hoá, chống xói mòn đất và tăng nguồn nước.

Bài 3 (trang 183 sgk Sinh học 9) : Vì sao cần phải bảo vệ hệ sinh thái biển? Nêu biện pháp
bảo vệ.

Lời giải:

      – Biển là hệ sinh thái khổng lồ chiếm 3/4 diện tích bề mặt Trái Đất. Các loài động thực
vật trong hệ sinh thái biển rất phong phú, là nguồn thức ăn giàu đạm cho con người. Hiện
nay mức độ khai thác tài nguyên sinh vật biển tăng quá nhanh, nhiều loài sinh vật biển có
nguy cơ bị cạn kiệt. Do vậy chúng ta phải có biện pháp bảo vệ kịp thời.

      – Các biện pháp bảo vệ sinh thái biển: cần có kế hoạch khai thác tài nguyên biển một
cách hợp lí, ở mức độ vừa phải và kết hợp nuôi trồng các loài sinh vật biển quý hiếm. Bảo vệ
nơi cư trú của sinh vật biển, tránh làm ô nhiễm nguồn nước, nơi sinh sống của nhiều sinh vật
biển.

Bài 4 (trang 183 sgk Sinh học 9) : Hãy chứng minh rằng ở nước ta có hệ sinh thái nông
nghiệp phong phú. Cần làm gì để bào vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó?

Lời giải:

  – Nước ta có nhiều vùng sinh thái nông nghiệp khác nhau. Trên những vùng sinh thái đó,
người ta gieo trồng nhiều loài cây khác nhau nhằm cung cấp lương thực, thực phẩm nuôi
sống con người.

      + Vùng núi phía Bắc người ta gieo trồng cây công nghiệp và cây lương thực (cây lúa
nương).

      + Vùng trung du phía Bắc trồng chè.

      + Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng chủ yếu trồng lúa nước.

      + Vùng Tây Nguyên trồng chè, cao su, cà phê.

      + Vùng đồng bằng Châu thổ sông Cửu Long trồng lúa nước.

  – Sự đa dạng về các hệ sinh thái nông nghiệp đảm bảo sự phát triển ổn định về kinh tế cũng
như môi trường của đất nước.
  – Để bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái đó cần: duy trì các hệ sinh thái nông nghiệp
chủ yếu, đồng thời phải cải tạo các hệ sinh thái để đạt năng suất và hiệu quả cao.

You might also like