Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 20

TRẮC NGHIỆM CHỦ ĐỀ HALOGEN

Câu 1. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, halogen thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. VIIA. D. VIIIA.
Câu 2. Halogen tồn tại ở thể lỏng ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine.
Câu 3. Halogen tồn tại ở thể rắn ở điều kiện thường là
A. fluorine. B. bromine. C. iodine. D. chlorine.
Câu 4. Đơn chất halogen ở thể khí, màu lục nhạt là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 5. Đơn chất halogen ở thể khí, màu vàng lục là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 6. Trong các nguyên tố: fluorine, chlorine, bromine, iodine; nguyên tố có tính oxi hóa yếu
nhất là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 7. Trong nhóm halogen, đơn chất có tính oxi hóa mạnh nhất là
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 8. Cấu hình electron nguyên tử thuộc nguyên tố halogen là
A. ns2np2. B. ns2np3. C. ns2np5. D. ns2np6.
Câu 9. Số electron ở lớp ngoài cùng của mỗi nguyên tử nguyên tố halogen là
A. 5. B. 7. C. 2. D. 8.
Câu 10. Halogen ở thể rắn (điều kiện thường), có tính thăng hoa là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 11. Trong dãy halogen, nguyên tử có độ âm điện lớn nhất là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 12. Ứng dụng nào sau đây không phải của Cl2?
A. Xử lí nước bể bơi. B. Sát trùng vết thương trong y tế.
C. Sản xuất nhựa PVC. D. Sản xuất bột tẩy trắng.
Câu 13. Halogen nào được dùng trong sản xuất nhựa Teflon?
A. chlorine. B. iodine. C. fluorine. D. bromine.
Câu 14. Nguyên tố halogen được dùng trong sản xuất nhựa PVC là
A. chlorine. B. bromine. C. phosphorus. D. carbon.
Câu 15. Halogen được điều chế bằng cách điện phân có màng ngăn dung dịch muối ăn là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.
Câu 16. Nguyên tố halogen nào dưới đây là nguyên tố vi lượng cần thiết cho dinh dưỡng của con
người? Biết nếu thiếu nguyên tố này có thể gây nên tác hại cho sức khỏe như bệnh bướu cổ,
thiểu năng trí tuệ.
A. chlorine. B. iodine. C. bromine. D. fluorine.
Câu 17.Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là đúng khi nói về các hydrogen halide HX?
(1) Ở điều kiện thường, đều là chất khí.
(2) Các phân tử đều phân cực.

1
(3) Nhiệt độ sôi tăng từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide, phù hợp với xu hướng tăng
tương tác van der Waals từ hydrogen chloride đến hydrogen iodide.
(4) Đều tan tốt trong nước, tạo các dung dịch hydrohalic acid tương ứng.
(5) Năng lượng liên kết tăng dần từ HF đến HI.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 18.Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ion halide X ?
(1) Dùng dung dịch silver nitrate sẽ phân biệt được các ion F–, Cl–, Br–, I–.
(2) Với sulfuric acid đặc, các ion Cl–, Br–, I– thể hiện tính khử, ion F– không thể hiện tính khử.
(3) Tính khử của các ion halide tăng theo dãy: Cl–, Br–, I–.
(4) Ion Cl– kết hợp ion Ag+ tạo AgCl là chất không tan, màu vàng.
A. (1), (3). B. (1), (3), (4). C. (2), (3). D. (1), (4).

Câu 19. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch KOH đặc, nóng, dư thu được dung dịch chứa các chất
thuộc dãy nào sau đây?
A. KCl, KClO3, Cl2. B. KCl, KClO, KOH.
C. KCl, KClO3, KOH, H2O. D. KCl, KClO3, H2O.
Câu 20. Người ta trộn lẫn hỗn hợp aluminium và iodine sau đó thêm vào hỗn hợp rắn vài giọt
nước. Hiện tượng quan sát được như sau:

Hình 7.42. Phản ứng giữa aluminum và iodine


Vai trò của nước trong phản ứng trên là
A. Chất xúc tác. B. Chất oxi hoá. C. Chất khử. D. Môi trường.
Câu 21. Hòa tan khí Cl2 vào dung dịch NaOH loãng, dư ở nhiệt độ phòng thu được dung dịch
chứa các chất
A. NaCl, NaClO3, Cl2. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
C. NaCl, NaClO3, NaOH. D. NaCl, NaClO, H2O.
Câu 22. Liên kết trong phân tử đơn chất halogen là
A. Liên kết van der Waals. B. Liên kết cộng hóa trị.
C. Liên kết ion. D. Liên kết cho nhận.
Câu 23. Theo chiều từ F → Cl → Br → I, bán kính của nguyên tử
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. không có quy luật.
Câu 24. Tính chất hóa học đặc trưng của các đơn chất halogen là
A. tính khử. B. tính base. C. tính acid. D. tính oxi hóa.
Câu 25. Halogen phản ứng mãnh liệt với hydrogen ngay cả trong bóng tối là
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 26. Khi tác dụng với kim loại, các nguyên tử halogen thể hiện xu hướng nào sau đây?
A. Nhường 1 electron. B. Nhận 1 electron.

2
C. Nhường 7 electron. D. Góp chung 1 eletron.
Câu 27. Quá trình sản xuất khí chlorine trong công nghiệp hiện nay dựa trên phản ứng nào sau
đây?

A. MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O. B. Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2.

C. 2NaCl + 2H2O 2NaOH + Cl2 + H2. D. 2NaOH + Cl2 → NaCl + NaClO + H2O.
Câu 28. Chất nào sau đây thường dùng để nhận biết dung dịch I2?
A. phenolphthalein. B. hồ tinh bột. C. quỳ tím. D. nước vôi trong.
Câu 29. Nguyên tố halogen nào có tính phóng xạ?
A. Chlorine. B. Astatine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 30. Hình 7.37 là hình ảnh về quặng Syvinite

Hình 7.37. Quặng Syvinite trong tự nhiên


Khoáng vật Syvinite có công thức
A. KCl.MgCl2.6H2O. B. NaCl.KCl. C. CaF2. D. Na3AlF6.
Câu 31. Halogen X với polyvinylpirrotidon kết hợp với nhau tạo thành một loại thuốc được dùng
để khử khuẩn và sát khuẩn các vết thương, sát khuẩn da, lau rửa các dụng cụ y tế trước khi tiệt
khuẩn Halogen X được nhắc ở trên là nguyên tố nào?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 32. Trong tự nhiên, nguyên tố fluorine tồn tại phổ biến nhất ở dạng hợp chất là
A. Na3AlF6. B. NaF. C. HF. D. CaF2.
Câu 33. Khi đun nóng, chất thăng hoa chuyển từ thể rắn sang thể hơi màu tím là
A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.
Câu 34. Muối nào có nhiều nhất trong nước biển với nồng độ khoảng 3%?
A. NaCl. B. KCl. C. MgCl2. D. NaF.
Số oxi hóa cao nhất mà nguyên tử chlorine thể hiện được trong các hợp chất là
A. -1. B. +7. C. +5. D. +1.
Halogen nào sau đây được dùng để khử trùng nước sinh hoạt?
A. F2. B. Br2. C. I2. D. Cl2.
Câu 35. Trong cơ thể người, nguyên tố iodine tập trung ở tuyến nào sau đây?
A. Tuyến thận. B. Tuyến tụy. C. Tuyến yên. D. Tuyến giáp
trạng.
Câu 36. Đặc điểm của halogen là
A. nguyên tử chỉ nhận thêm 1 electron trong các phản ứng hóa học.
B. tạo liên kết cộng hóa trị với nguyên tử hydrogen.
C. nguyên tử có số oxi hóa -1 trong tất cả hợp chất.

3
D. nguyên tử có 5 electron hóa trị.
Câu 37.Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao vượt trội so với các
hydrogen halide còn lại là do
A. fluorine có nguyên tử khối nhỏ nhất.
B. năng lượng liên kết H–F bền vững làm cho HF khó bay hơi.
C. các nhóm phân tử HF được tạo thành do có liên kết hydrogen giữa các phân tử.
D. fluorine là phi kim mạnh nhất.
Câu 38.Có bao nhiêu phát biểu dưới đây là không đúng khi nói về các hydrohalic acid?
(1) Đều là các acid mạnh.
(2) Độ mạnh của acid tăng từ hydrofluoric acid đến hydroiodic acid, phù hợp xu hướng giảm độ bền
liên kết từ HF đến HI.
(3) Hoà tan được các oxide của kim loại, phản ứng được với các hydroxide kim loại.
(4) Hoà tan được tất cả các kim loại.
(5) Tạo môi trường có pH lớn hơn 7.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 39. Hydrogen halide nào sau đây có nhiệt độ sôi cao nhất ở áp suất thường?
A. HCl. B. HBr. C. HF. D. HI.
Câu 40. Trong dãy hydrogen halide, từ HF đến HI, độ bền liên kết biến đổi như thế nào?
A. tăng dần. B. giảm dần. C. không đổi. D. tuần hoàn.
Câu 41. Dung dịch hydrohalic acid nào sau đây có tính acid yếu?
A. HF. B. HBr. C. HCl. D. HI.
Câu 42. Hydrohalic acid có tính acid mạnh nhất là
A. HF. B. HBr. C. HI. D. HCl.
Câu 43. Nhỏ vài giọt dung dịch nào sau đây vào dung dịch AgNO3 thu được kết tủa màu vàng nhạt?
A. HCl. B. NaBr. C. NaCl. D. HF.
Câu 44. Trong điều kiện không có không khí, đinh sắt tác dụng với dung dịch HCl thu được các sản
phẩm là
A. FeCl3 và H2. B. FeCl2 và Cl2. C. FeCl3 và Cl2. D. FeCl2 và H2.
Câu 45. Hydrolic acid thường được dùng để đánh sạch bề mặt kim loại trước khi sơn, hàn, mạ
điện là
A. HBr. B. HF. C. HI. D. HCl.
Câu 46. Hydrohalic acid được dùng làm nguyên liệu để sản xuất hợp chất chống dính teflon là
A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
- - - -
Câu 47. Dung dịch nào sau đây có thể phân biệt được các ion F , Cl , Br , I trong dung dịch muối?
A. NaOH. B. HCl. C. AgNO3. D. KNO3.
Câu 48. KBr thể hiện tính khử khi đun nóng với dung dịch nào sau đây?
A. AgNO3. B. H2SO4 đặc. C. HCl. D. H2SO4
loãng.
Câu 49. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm điều chế khí hydrogen halide

4
Hình 7.59. Sơ đồ điều chế HX trong phòng thí nghiệm
Hai hydrogen halide (HX) có thể điều chế theo sơ đồ trên là
A. HBr và HI. B. HCl và HBr. C. HF và HCl. D. HF và HI.
Câu 50. Có 4 dung dịch NaF, NaCl, NaBr, NaI đựng trong các lọ bị mất nhãn. Nếu dùng dung dịch
AgNO3 thì có thể nhận được
A. 1 dung dịch. B. 2 dung dịch. C. 3 dung dịch. D. 4 dung dịch.
Câu 51. Tiến hành thí nghiệm theo các bước:
Bước 1: Chuẩn bị 3 ống nghiệm như hình vẽ, nhỏ vào mỗi ống nghiệm 0,5 mL dung dịch các chất
như hình vẽ

Hình 7.58. So sánh tính khử của các ion halide


Bước 2: Nhỏ vào mỗi ống 2 – 3 giọt nước chlorine.
Bước 3: Thêm tiếp vào mỗi ống nghiệm 3 giọt dung dịch AgNO3 2%.
Coi các phản ứng hoá học xảy ra hoàn toàn, các chất tham gia phản ứng vừa đủ.
Cho các phát biểu sau:
(1) Cả ba ống nghiệm đều xuất hiện kết tủa trắng ở bước 2.
(2) Sau bước 3, chỉ có ống nghiệm (1) thu được kết tủa trắng.
(3) Từ hiện tượng quan sát được có thể kết luận tính oxi hoá của chlorine mạnh hơn của
bromine và iodine.

5
(4) Giả sử không thực hiện bước 2, 3 mà nhỏ dung dịch nước bromine vào ống nghiệm (2), (3),
từ hiện tượng thu được ta có thể so sánh tính oxi hoá của bromine và iodine.
(5) Dung dịch ở ống (1) có thể phản ứng với nước bromine.
Số phát biểu đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 52. Hydrochloric acid đặc thể hiện tính khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. NaHCO3. B. CaCO3. C. NaOH. D. MnO2.
Câu 53. Hydrochloric acid loãng thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. FeCO3. B. Fe. C. Fe(OH)2. D. Fe2O3.
Câu 54. Thuốc thử nào sau đây phân biệt được hai dung dịch HCl và NaCl?
A. Phenolphthalein. B. Hồ tinh bột. C. Quỳ tím. D. Nước
bromine.
Câu 55. Dung dịch HF có khả năng ăn mòn thủy tinh là do xảy ra phản ứng hóa học nào sau đây?
A. SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O. B. NaOH + HF → NaF + H2O.
C. H2 + F2 → 2HF. D. 2F2 + 2H2O → 4HF + O2.
Câu 56. Trong phòng thí nghiệm, chlorine được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất
A. NaCl. B. HCl. C. KMnO4. D. KClO3.
Câu 57. Axit không thể đựng trong bình thủy tinh là:
A. HCl. B. HF. C. HBr. D. HI.
Câu 58. Dung dịch AgNO3 không phản ứng với dung dịch nào sau đây?
A. NaCl. B. NaBr. C. NaI. D. NaF.
Câu 59. Trong phương trình: MnO2 + HCl → MnCl2 + Cl2 + H2O thì hệ số cân bằng đơn giản nhất
của HCl là bao nhiêu?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 60. Dãy các chất nào sau đây đều tác dụng với hydrochloric acid?
A. Cu, FeO, MnO2. B. Mg, CuO, AgNO3.
C. Ag, NaOH, KMnO4. D. Fe, CaCO3, H2SO4.
Câu 61. Số oxi hóa của bromine trong các hợp chất HBr, Br2, KBrO3 lần lượt là
A. -1, 0, +1. B. +1, 0, +5. C. +1, 0, +3. D. -1, 0, +5.
Câu 62. Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm như hình vẽ và đưa ra các kết luận sau:

Hình 7.46. Điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm

6
(1) Nếu thêm vài giọt hồ tinh bột vào dung dịch NaI thì dung dịch đậm màu dần và chuyển sang
màu xanh tím.
(2) Có thể thay dung dịch HCl đặc bằng dung dịch H2SO4 đặc.
(3) Thí nghiệm trên chứng tỏ tính oxi hoá của iodine mạnh hơn chlorine.
(4) Để thu được khí chlorine tinh khiết có thể lắp thêm hai bình dung dịch NaCl và H 2SO4 đặc.
(5) Thay dung dịch NaI bằng dung dịch NaBr thì hiện tượng xảy ra tương tự.
(6) Người ta thu khí bằng phương pháp đẩy nước.
Số phát biểu đúng là:
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 63. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong các phản ứng hóa học, fluorine chỉ thể hiện tính oxi hóa.
(b) Hydrofluoric acid là acid yếu.
(c) Dung dịch NaF loãng được dùng làm thuốc chống sâu răng.
(d) Trong hợp chất, các nguyên tử halogen (F, Cl, Br, I) đều có số oxi hóa: -1, +1, +3, +5, +7.
(e) Tính khử của các ion halide tăng dần theo thứ tự F-, Cl-, Br-, I-.
Trong số các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5.
Câu 64.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về nguyên tử các nguyên tố nhóm VIIA?
A. Có 7 electron hóa trị.
B. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì độ âm điện giảm.
C. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì khả năng hút cặp electron liên kết giảm.
D. Theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân nguyên tử thì bán kính nguyên tử giảm.
Câu 65.Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các đơn chất halogen tăng từ fluorine
đến iodine là do từ fluorine đến iodine,
A. khối lượng phân tử và tương tác van der Waals đều tăng.
B. tính phi kim giảm và tương tác van der Waals tăng.
C. khối lượng phân tử tăng và tương tác van der Waals giảm.
D. độ âm điện và tương tác van der Waals đều giảm.
Câu 66.Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về đơn chất nhóm VIIA?
A. Tính chất đặc trưng là tính oxi hoá.
B. Màu sắc đậm dần từ fluorine đến iodine.
C. Từ fluorine đến bromine rồi iodine, trạng thái của các đơn chất chuyển từ khí đến lỏng rồi rắn.
D. Khả năng phản ứng với nước tăng từ fluorine đến iodine.
Câu 67.Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về tính chất và phản ứng của đơn chất nhóm VIIA?
A. Tính oxi hoá giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Phản ứng với nhiều kim loại, tạo thành hợp chất ion. Phản ứng với một số phi kim, tạo thành
hợp chất cộng hoá trị.
C. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, các đơn chất nhóm VIIA thể hiện tính khử.
D. Khi phản ứng với đơn chất hydrogen, mức độ phản ứng giảm dần từ fluorine đến iodine.
Câu 68.Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất halogen với hydrogen?
A. Các phản ứng đều phát nhiệt mạnh và kèm hiện tượng nổ.
B. Phản ứng giữa fluorine với hydrogen diễn ra mãnh liệt nhất.

7
C. Điều kiện và mức độ phản ứng phù hợp với xu hướng giảm dần tính oxi hoá từ fluorine đến
iodine.
D. Do hợp chất hydrogen iodide sinh ra kém bền (giá trị năng lượng liên kết nhỏ) nên phản ứng
giữa iodine với hydrogen là phản ứng hai chiều.
Câu 69.Những phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với nước?
A. Các đơn chất nhóm VIIA vừa thể hiện tính oxi hoá, vừa thể hiện tính khử; mức độ phản ứng
giảm dần từ fluorine đến iodine.
B. Fluorine phản ứng rất mạnh với nước tạo dung dịch có tính oxi hoá mạnh, có thể dùng để sát
khuẩn.
C. Phản ứng của bromine hoặc chlorine với nước đều là phản ứng thuận nghịch.
D. Iodine tan rất ít và hầu như không phản ứng với nước.
Câu 70.Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về phản ứng của đơn chất nhóm VIIA với dung dịch
muối halide?
A. Bromine phản ứng dễ dàng với dung dịch sodium fluoride để tạo ra đơn chất fluorine.
B. Khi cho vào dung dịch sodium chloride, fluorine sẽ ưu tiên phản ứng với nước.
C. Có thể sục khí chlorine vào dung dịch chứa potassium iodide để thu được iodine.
D. Iodine khó tan trong dung dịch sodium chloride.
Câu 71.Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về một số ứng dụng của đơn chất chlorine?
A. Khí chlorine có thể được dùng để tạo môi trường sát khuẩn cho nguồn nước cấp.
B. Khí chlorine phản ứng với dung dịch sodium hydroxide tạo dung dịch nước Javel dùng để sát
khuẩn trong công nghiệp và trong gia đình.
C. Khí chlorine được sử dụng để sản xuất hydrogen chloride, từ đó tạo hydrochloric acid.
D. Do có độc tính, khí chlorine được sử dụng để trừ sâu trong nông nghiệp.
Câu 72.Có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Đơn chất chlorine có tính oxi hoá mạnh hơn đơn chất bromine và iodine.
(2) Tương tác van der Waals của các đơn chất halogen tăng từ fluorine đến iodine đã góp phần làm
tăng nhiệt độ sôi của chúng.
(3) Thành phần của nước bromine gồm các chất: Br2, H2O, HBr, HBrO.
(4) Hoá trị phổ biến của nguyên tố halogen là I.
(5) Đơn chất iodine phản ứng được với nước và với dung dịch sodium bromide.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 73.Cho thí nghiệm như hình vẽ, bên trong bình có chứa khí hydrogen chloride, trong chậu
thủy tinh chứa nước có nhỏ vài giọt quỳ tím. Xuất hiện hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm nước
phun vào bình và chuyển thành màu đỏ.

Hình 7.54. Thí nghiệm thử tính tan của khí HCl
Thí nghiệm này giải thích:

8
A. tính tan của khí hydrochloride và tính acid của acid hydrochloric acid.
B. tính tan và tính acid của khí hydrochloride.
C. tính chất hoá học của khí hydrochloride là dễ dàng phản ứng với nước.
D. khí hydrochloride nặng hơn không khí.
Câu 74.Biểu đồ sau biểu diễn nhiệt độ sôi của các hydrogen halide

Hình 7.55. Biểu đồ so sánh nhiệt độ sôi của các hydrogen halide
HF có nhiệt độ sôi cao bất thường so với HCl, HBr, HI là do
A. fluoride có tính oxi hoá mạnh nhất.
B. fluoride chỉ có số oxi hoá âm trong hợp chất.
C. HF có liên kết hydrogen.
D. liên kết H – F phân cực mạnh nhất.
Câu 75.Khí hydrochloride tan nhiều trong nước là do
A. khí hydrochloride có tính khử mạnh.
B. khí hydrochloride nặng hơn nước.
C. khí hydrochloride là phân tử phân cực mạnh.
D. dung dịch hydrochloric acid có tính axit mạnh.
Câu 76. Dãy nào được sắp xếp theo chiều giảm dần tính acid?
A. HI> HBr > HCl > HF. B. HF > HCl > HBr >HI .
C. HCl > HBr > HI > HF. D. HCl > HBr > HI > HF.
Câu 77. Phát biểu nào không đúng khi nói về tính chất của khí hydrochloride?
A. Làm đổi màu giấy quỳ tím tẩm ướt.
B. Tác dụng với CaCO3 giải phóng CO2
C. Tác dụng được với dung dịch NaOH.
D. Tan rất nhiều trong nước .
Câu 78. Để khắc chữ lên thủy tinh người ta dùng chất nào?

9
Hình 7.57. Ly thủy tinh được khắc chữ
A. HF đặc. B. HCl đặc. C. HI đặc. D. HBr đặc.
Câu 79. Dãy chất nào sau đây tác dụng được với hydrochloric acid?
A. Fe2O3, KMnO4, Cu. B. CaCO3, H2SO4, Mg(OH)2.
C. Fe, CuO, Ba(OH)2. D. AgNO3(dd), MgCO3, BaSO4.
Câu 80. Hiện tượng quan sát được khi cho khí hydrogen chloride khô tiếp xúc với giấy quỳ tím khô

A. giấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. B. giấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
C. giấy quỳ tím không chuyển màu. D. giấy quỳ tím chuyển sang không màu.
Câu 81. Loại bình chứa nào sau đây có thể sử dụng để đựng dung dịch HF?
A. Bình thuỷ tinh màu xanh. B. Bình thuỷ tinh mầu nâu.
C. Bình thuỷ tinh không màu. D. Bình nhựa teflon (chất dẻo).
Câu 82.Trong công nghiệp, xút (sodium hydroxide) được sản xuất bằng phương pháp điện phân dung
dịch sodium chloride có màng ngăn xốp. Bằng phương pháp này, người ta cũng thu được khí chlorine (sơ
đồ minh hoạ). Chất khí này được làm khô (loại hơi nước) rồi hoá lỏng để làm nguyên liệu quan trọng cho
nhiều ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hoá chất. Theo em, chất nào sau đây phù hợp để làm khô
khí chlorine?

A. Sulfuric acid 98%. B. Sodium hydroxide khan.


C. Calcium oxide khan. D. Dung dịch sodium chloride bão hoà.
Câu 83.Iodine là chất rắn, ít tan trong nước, nhưng lại tan khá dễ dàng trong dung dịch potassium iodide
là do phản ứng sau:
I2(s) + KI(aq) → KI3(aq)
Vai trò của KI trong phản ứng trên là gì?
A. Chất oxi hoá. B. Chất khử.
C. Vừa là chất oxi hoá, vừa là chất khử. D. Không phải chất oxi hoá cũng không phải
chất khử.

10
Câu 84.Calcium chloride hypochlorite (CaOCl2) thường được sử dụng làm chất khử trùng bể bơi do có
tính oxi hoá mạnh tương tự nước Javel. Tìm hiểu về công thức cấu tạo của CaOCl2, từ đó, biết được số
oxi hoá của nguyên tử chlorine trong hợp chất trên là
A. + 1 và –1. B. –1. C. 0 và –1. D. 0.
Câu 85.Có bao nhiêu phát biểu sau đây là không đúng khi nói về ứng dụng hiện nay của một số
hydrogen halide và hydrohalic acid?
(1) Hằng năm, cần hàng chục triệu tấn hydrogen chloride để sản xuất hydrochloric acid.
(2) Lượng lớn hydrochloric acid sử dụng trong sản xuất nhựa, phân bón, thuốc nhuộm,...
(3) Hydrochloric acid được sử dụng cho quá trình thuỷ phân các chất trong sản xuất, chế biến thực
phẩm.
(4) Hydrofluoric acid hoặc hydrogen fluoride phản ứng với chlorine dùng để sản xuất fluorine.
(5) Trong công nghiệp, hydrofluoric acid dùng tẩy rửa các oxide của sắt trên bề mặt của thép.
(6) Hydrogen fluoride được dùng để sản xuất chất làm lạnh hydrochlorofluorocarbon HCFC (thay thế
chất CFC), chất chảy cryolite,...
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 86.Số tính chất thể hiện tính acid của hydrochloric acid?
(1) Phản ứng với các hydroxide. (2) Hoà tan các oxide của kim loại.
(3) Hoà tan một số kim loại. (4) Phản ứng với phi kim.
(5) Làm quỳ tím hoá đỏ và tạo môi trường pH > 7. (6) Phân li ra ion H+.
(7) Khi phản ứng với kim loại thì tạo ra muối và khí hydrogen.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 87.Có bao nhiêuphát biểu sau đây là đúng?
(1) Khi cho potassium bromide rắn phản ứng với sulfuric acid đặc thu được khí hydrogen bromide.
(2) Hydrofluoric acid không nguy hiểm vì nó là một acid yếu.
(3) Trong phản ứng điều chế nước Javel bằng chlorine và sodium hydroxide, chlorine vừa đóng vai trò
chất oxi hoá, vừa đóng vai trò chất khử.
(4) Fluorine có số oxi hoá bằng –1 trong các hợp chất.
(5) Tất cả các muối halide của bạc (AgF, AgCl, AgBr, AgI) đều là những chất không tan trong nước ở
nhiệt độ thường.
(6) Ở cùng điều kiện áp suất, hydrogen fluoride (HF) có nhiệt độ sôi cao nhất trong các hydrogen
halide là do liên kết H–F bền nhất trong các liên kết H–X.
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 1: Cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen là
A. ns2np4. B. ns2p5. C. ns2np3. D. ns2np6.
Câu 2: Liên kết trong các phân tử đơn chất halogen là
A. cộng hóa trị không cực. B. cộng hóa trị có cực.
C. liên kết ion. D. liên kết cho nhận.
Câu 3: Cho 4 đơn chất F2 ; Cl2 ; Br2 ; I2. Chất có nhiệt độ sôi cao nhất là:
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.
Câu 5: Cấu tạo nguyên tử chlorine được mô tả như sau

11
Hình 7.32. Nguyên tử chlorine
Số hiệu nguyên tử của chlorine là
A. +17. B. 7. C. 17. D. -17.
Câu 6: Cấu tạo của nguyên tử fluorine được mô tả như sau

Hình 7.33. Nguyên tử fluorine


Tổng số hạt mang điện trong nguyên tử fluorine là
A. 9. B. 38. C. 19. D. 18.
Câu 7: Halogen nào là chất rắn, khi đun nóng chuyển thành khí màu tím, được dùng để sát
trùng vết thương?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 8: Trong nhóm halogen, khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng của điện tích hạt nhân,
nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi …
A. Tăng dần. B. Không thay đổi.
C. Giảm dần. D. Không có quy luật.
Câu 9: Trong các nguyên tố nhóm VIIA sau đây, nguyên tố nào không có đồng vị bền trong tự
nhiên?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Astatine.
Câu 10: Hình7.34 cho thấy màu sắc, trạng thái của đơn chất bromine

12
Hình 7.34. Đơn chất bromine trong thực tế
Khi nói về Bromine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Bromine là chất khí, màu đỏ nâu, dễ bay hơi.
B. Bromine là chất khí màu đỏ nâu, rơi vào da gây bỏng nặng.
C. Bromine tan trong nước được gọi là nước bromine.
D. Bromine là chất lỏng, màu đỏ nâu, dễ bay hơi, độc, rơi vào da gây bỏng nặng, tan trong nước
được gọi là nước bromine.
Tài liệu phát hành từ website Tailieuchuan.vn

Câu 11: Hình 7.35 cho thấy màu sắc, trạng thái của đơn chất chlorine

Hình 7.35. Đơn chất chlorine trong thực tế


Khi nói về chlorine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Chlorine là chất khí, màu vàng lục, nặng hơn không khí, rất độc.
B. Chlorine là chất khí màu vàng lục, nhẹ hơn không khí.
C. Chlorine là chất lỏng, màu vàng lục, tan trong nước.
D. Chlorine là chất khí màu vàng lục, không tan trong nước.
Câu 12: Hình 7.36 cho thấy màu sắc, trạng thái của đơn chất iodine

13
Hình 7.36. Đơn chất iodine trong thực tế
Khi nói về iodine, khẳng định nào dưới đây là chính xác nhất?
A. Iodine là chất khí, màu đen tím, nặng hơn không khí.
B. Iodine là chất khí màu đen tím, nhẹ hơn không khí.
C. Iodine là chất rắn, màu đen tím, dễ thăng hoa khi đun nóng.
D. Iodine là chất rắn màu đen tím, dễ bị bay hơi.
Câu 13: Chỉ ra nội dung sai : “Trong nhóm halogen, từ fluorine đến iodine ta thấy ...”.
A. Trạng thái tập hợp: Từ thể khí chuyển sang thể lỏng và rắn.
B. Màu sắc: đậm dần.
C. Độ âm điện: giảm dần.
D. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi giảm dần.
Câu 14: Xu hướng biến đổi nào dưới đây là đúng trong nhóm halogen theo chiều tăng của điện
tích hạt nhân?
A. Màu sắc của các đơn chất halogen nhạt dần.
B. Khả năng phản ứng tăng.
C. Nhiệt độ sôi giảm dần.
D. Kích thước các nguyên tử tăng.
Câu 15: Phát biểu nào đúng khi nói về nhóm halogen?
A. Nguyên tố đầu tiên trong nhóm halogen là chất khí ở nhiệt độ phòng.
B. Các halogen tồn tại ở dạng nguyên tử ở nhiệt độ phòng.
C. Các halogen không độc, không màu, không tan trong nước.
D. Halogen tồn tại ở dạng đơn chất trong tự nhiên.
Câu 16: Halogen nào là nguyên tố phi kim mạnh nhất trong bảng tuần hoàn?
A. Chlorine. B. Bromine. C. Iodine. D. Fluorine.
Câu 20: Sherlock Homes là một nhà thám tử tài ba ở London. Để phá án ông đã sử dụng cách
đem đồ vật có chứa dấu vân tay của các nghi phạm đặt đối diện với miệng ống nghiệm có chứa
chất X (đơn chất halogen), dùng đèn cồn đun nóng ở đáy ống nghiệm, thấy xuất hiện luồng khí
màu tím bốc ra, khi ấy dấu vân tay của nghi phạm sẽ hiện rõ trên bề mặt của vật chứng:

14
Hình 7.38. Sử dụng X để lấy dấu vân tay tội phạm
X là nguyên tố nào sau đây?
A. Fluorine. B. Chlorine. C. Bromine. D. Iodine.
Câu 1: Nguyên tố chlorine không có khả năng thể hiện số oxi hoá nào dưới đây?
A. +3. B. 0. C. +1. D. +2.
Câu 2: Tính chất nào là chung cho các đơn chất halogen trong số các tính chất sau?
A. đều có tính oxi hoá và tính khử.
B. đều ở thể rắn ở nhiệt độ thường.
C. đều tồn tại ở dạng phân tử.
D. đều tác dụng mạnh với nước, giải phóng khí oxygen.
Câu 3: Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm của các nguyên tố halogen (F, Cl, Br, I) ?
A. Nguyên tử có khả năng nhận thêm 1 electron.
B. Tạo ra hợp chất liên kết cộng hóa trị có cực với hidrogen.
C. Có số oxi hóa âm trong mọi hợp chất.
D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử có 7 electron.
Câu 4: Nhận xét nào sau đây về nhóm halogen là không đúng:
A. Tác dụng với kim loại tạo muối halide.
B. Tác dụng với hidrogen tạo khí hydrogen halide.
C. Có đơn chất ở dạng X2.
D. Tồn tại chủ yếu ở dạng đơn chất.
Câu 5: Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Trong hợp chất, các nguyên tử halogen chỉ có số oxi hoá –1.
B. Tính chất hoá học cơ bản của các halogen là tính oxi hoá.
C. Phân tử halogen X2 dễ bị tách thành 2 nguyên tử X.
D. Các halogen tồn tại ở dạng hợp chất trong tự nhiên.
Câu 6: Theo chiều tăng điện tích hạt nhân thì khả năng oxi hóa của các halogen đơn chất:
A. tăng dần. B. giảm dần.
C. không thay đổi. D. vừa tăng, vừa giảm.
Câu 7: Các halogen có tính chất hóa học gần giống nhau vì có cùng:
A. cấu hình e lớp ngoài cùng. B. tính oxi hóa mạnh.
C. số electron độc thân. D. số lớp electron.
Câu 8: Chất nào sau đây chỉ có tính oxi hoá, không có tính khử?
A. F2. B. Cl2. C. Br2. D. I2.

15
Câu 9: Trong các phản ứng hoá học, để chuyển thành anion, nguyên tử của các nguyên tố halogen
đã nhận hay nhường bao nhiêu electron?
A. Nhận thêm 1 electron. B. Nhận thêm 2 electron.
C. Nhường đi 1 electron. D. Nhường đi 7 electron.
Câu 10: Tại sao người ta điều chế được nước chlorine mà không điều chế được nước fluorine?
A. Vì florine không tác dụng với nước.
B. Vì florine tạo hợp chất độc khi hoà tan vào nước.
C. Vì florine có thể bốc cháy khi tác dụng với nước.
D. Vì fluorine không tan trong nước.
Câu 11: Chọn từ thích hợp điền vào chỗ trống: “Halogen là những chất có … nên khi tiến hành thí
nghiệm liên quan đến đơn chất halogen cần thực hiện trong tủ hút. Cụm từ thích hợp trong dấu
… là

Hình 7.39. Tiến hành thí nghiệm với các đơn chất halogen trogn tủ hốt
A. độc tính. B. có tính acid. C. kiềm. D. khó chịu.
Câu 1: Phản ứng hoá học giữa hydrogen và chlorine xảy ra trong điều kiện:
A. Trong bóng tối, nhiệt độ thường. B. Khi có ánh sáng.
C. Ở nhiệt độ thấp. D. Trong bóng tối, nhiệt độ cao.
Câu 2: Để tránh phản ứng nổ giữa Cl2 và H2 người ta tiến hành biện pháp nào sau đây?
A. Lấy dư H2.
B. Lấy dư Cl2.
C. Làm lạnh hỗn hợp phản ứng.
D. Tách sản phẩm HCl ra khỏi hổn hợp phản ứng.
Câu 6: Dẫn 7,437 L khí chlorine (ở đkc) vào bình chứa 4,48 gam iron. Sau phản ứng thu được bao
nhiêu gam chất rắn?
A. 13,00 gam. B. 32,50 gam. C. 48,75gam. D. 16,25 gam.
Câu 7: Cho 2,479 L (đkc) halogen X2 tác dụng vừa đủ với magnesium thu được 9,5 gam MgX2.
Nguyên tố halogen đó là
A. fluorine. B. chlorine. C. bromine. D. iodine.

16
Câu 8: Đốt cháy aluminium trong bình đựng khí chlorine (vừa đủ) thu được 26,7 gam aluminium
chloride. Thể tích khí chlorine cần dùng ở đkc là
A. 7,437 L. B. 4,958 L. C. 2,479 L. D. 1,239 L.
Câu 9: Cho 12,395 lít hỗn hợp khí X (ở đkc) gồm chlorine và oxygen tác dụng vừa đủ với 16,98
gam hỗn hợp Y gồm magnesium và aluminium thu được 42,34 gam hỗn hợp Z.
1. Phần trăm thể tích của oxygen trong X là
A. 52%. B. 48%. C. 25%. D. 75%.
2. Thành phần phần trăm khối lượng của magnesium trong Y là
A. 77,74%. B. 22,26%. C. 19,79%. D. 80,21%.
Câu 1: Trong phản ứng chlorine với nước, chlorine đóng vai trò là chất
A. oxi hóa. B. khử.
C. vừa oxi hóa, vừa khử. D. không oxi hóa, khử
Câu 2: Bromine lỏng rất dễ bay hơi và rất độc. Nếu không may làm đổ bromine lỏng có thể sử
dụng hóa chất dễ kiếm nào để loại bỏ hoàn toàn lượng bromine này?
A. Nước thường. B. Nước muối.
C. Nước vôi. D. Nước xà phòng.
Câu 3: Dẫn đơn chất halogen X qua bình đựng H2O thấy tạo khí Y. Chất X và khí Y lần lượt là
A. Fluorine và oxygen. B. Fluorine và hydrogen.
C. Bromine và oxygen. D. Chlorine và oxygen.
Câu 4: Người ta có thể dùng chất A để làm khô khí chlorine ẩm. A là chất nào dưới đây?
A. Na2SO3 khan. B. Dung dịch NaOH đặc.
C. Dung dịch H2SO4 đặc. D. CaO.
Câu 5: Khí chlorine tan vào nước thu được dung dịch X như hình 7.43:

Hình 7.43. Dung dịch thu được khi cho khí chlorine tan trong nước
Thành phần của dung dịch X gồm
A. HClO, HCl, Cl2, H2O. B. NaCl, NaClO, NaOH, H2O.
C. HClO, HCl. D. HCl, KCl, KClO3, H2O.

17
Câu 8: Trong thí nghiệm hình 7.44, người ta dẫn khí chlorine mới điều chế vào ống đong hình trụ
A có đặt một miếng giấy màu. Màu của miếng giấy màu sẽ thay đổi như thế nào khi đóng và mở
khoá K?

Hình 7.44. Thí nghiệm của chlorine với giấy màu


A. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất màu.
B. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu.
C. Đóng khoá K - giấy màu mất màu; mở khoá K - giấy màu mất màu.
D. Đóng khoá K - giấy màu không mất màu; mở khoá K - giấy màu không mất màu.
Câu 9: Sắp xếp thứ tự thao tác hợp lí khi tiến hành thí nghiệm điều chế chlorine và thử tính tẩy
màu của khí chlorine ẩm.
1. Lấy kẹp gỗ hoặc giá gỗ kẹp ống nghiệm.
2. Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm ống hút nhỏ giọt dung dịch HCl đặc vào ống
nghiệm chưa KMnO4.
3. Lấy một lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm.
4. Kẹp một mảnh giấy màu ẩm để ở miệng ống nghiệm.
5. Bóp nhẹ đầu cao su của ống hút sao cho 3 – 4 giọt dung dịch HCl đặc vào ống chứa KMnO4.
A. 1, 2, 3, 4, 5. B. 1, 3, 4, 2, 5. C. 1, 2, 3, 5, 4. D. 1, 5, 2, 3, 4.
Câu 10: Sắp xếp các thứ tự thao tác thí nghiệm điều chế khí chlorine và thử tính tẩy màu của
chlorine ẩm. Thí nghiệm được mô tả như hình vẽ sau:

(1) Kẹp ống nghiệm lên giá đỡ.

18
(2) Đậy miệng ống nghiệm bằng nút cao su có kèm công tơ hút thuỷ tinh chứa lượng nhỏ HCl đặc.
(3) Lấy một lượng nhỏ KMnO4 cho vào ống nghiệm, thêm mẩu giấy màu ẩm vào ống nghiệm.
(4) Bóp nhẹ công tơ hút sao cho 3 – 4 giọt dung dịch HCl đặc nhỏ vào ống nghiệm.
Thứ tự thực hiện các thao tác thí nghiệm là?
A. 1, 3, 2, 5, 4. B. 1, 2, 3, 4, 5. C. 1, 3, 4, 2, 5. D. 1, 2, 3, 5, 4.
Câu 13: Sục khí chlorine vào dung dịch sodium bromide và sodium iodide đến khi phản ứng hoàn
toàn ta thu được 1,17 gam sodium chloride. Số mol hỗn hợp sodium bromide và sodium iodide
trong hỗn hợp ban đầu là
A. 0,1 mol. B. 0,15 mol. C. 0,25 mol. D. 0,02 mol.
Câu 2: Hợp chất của halogen X được ứng dụng để tạo hợp chất chống dính trong xoong, chảo,
nồi cơm điện, … X là
A. Fluorine. B. Iodine. C. Bromine. D. Chlorine.
Câu 6: Trong công nghiệp người ta thường điều chế chlorine bằng cách
A. điện phân nóng chảy NaCl.
B. điện phân dung dịch NaCl có màng ngăn.
C. cho F2 đẩy Cl2 ra khỏi dd NaCl.
D. cho HCl đặc tác dụng với MnO2, đun nóng.
Câu 21: Hình 7.50 Mô tả những ứng dụng của halogen X và hợp chất của X trong thực tế.

Hình 7.50. Ứng dụng của X


X là nguyên tố nào?
A. Fluorine. B. Bromine. C. Chlorine. D. Iodine.
Câu 22: Muối iodide có tác dụng sản sinh ra hormone tuyến giáp, giúp điều hòa thân nhiệt cơ thể
ổn định, điều chỉnh sự phát triển ổn định hệ thần kinh trung ương. Với trẻ nhỏ, đủ iodine sẽ giúp
trẻ phát triển trí thông minh, hoạt bát hơn.

19
Muối iodide được nhắc tới ở đây là
A. NaI B. I2
C. NaCl và I2 D. NaCl và NaI hoặc NaCl và NaIO3.
Câu 25: Một số ứng dụng của các halogen được nêu ra dưới đây.
1. Khắc chữ lên thủy tinh.
2. Dung dịch của halogen X trong cồn làm chất cầm máu, sát trùng.
3. Diệt trùng nước sinh hoạt.
4. Sử dụng làm thuốc hóa học bảo vệ thực vật.
5. Tráng phim ảnh.
6. Trộn vào muối ăn.
7. Sản xuất phân bón.
8. Chất tẩy uế trong bệnh viện.
Các ứng dụng của chlorine và hợp chất của chlorine là
A. 1, 2, 3. B. 4, 5, 6. C. 3, 4, 8. D. 5, 6, 7.
Câu 26: Cho hình vẽ mô tả thí nghiệm điều chế Cl2 từ MnO2 và dung dịch HCl.

Hình 7.52. Sơ đồ điều chế khí chlorine trong phòng thí nghiệm
Khí Cl2 sinh ra thường có lẫn hơi nước và hydrogen chloride. Để thu được khí Cl2 khô thì bình (1)
và bình (2) lần lượt đựng
A. dung dịch NaOH và dung dịch H2SO4 đặc.
B. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch NaCl.
C. dung dịch H2SO4 đặc và dung dịch AgNO3.
D. dung dịch NaCl và dung dịch H2SO4 đặc.

20

You might also like