Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản

- Tích tụ tư bản:

Tích tụ tư bản là sự tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt bằng cách tư bản hóa giá
trị thặng dư trong một xí nghiệp nào đó. Đây là kết quả trực tiếp của tích lũy tư
bản. Tích lũy tư bản xét về mặt làm tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt là tích tụ
tư bản. Tích tụ tư bản một mặt là yêu cầu của tái sản xuất mở rộng, của sự ứng
dụng các tiến bộ kỹ thuật. Đồng thời tích tụ tư bản cũng là sự tăng lên của khối
lượng giá trị thặng dư trong quá trình phát triển của sản xuất tư bản chủ nghĩa tạo
khả năng hiện thực cho tích tụ tư bản. Tích tụ tư bản luôn phụ thuộc vào khối
lượng giá trị thặng dư trong doanh nghiệp và diễn ra nhanh trong thời kỳ cạnh
tranh tự do

- Tập trung tư bản:

Tập trung tư bản là sự tăng thêm, quy mô của tư bản cá biệt bằng cách hợp nhất
những tư bản cá biệt có sẵn trong xã hội thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn.

Đối với nền kinh tế, vốn có vai trò vô cùng quan trọng để thực hiện quá trình ứng
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển cơ sở hạ tầng, dịch cơ cấu và đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Vì vậy vấn đề nghiên cứu tập trung tư bản có vai
trò mật thiết trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Trong quá trình phát triển từ
nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nhờ có sự nhận thức
đúng đắn về quá trình tập trung vốn mà các nước đã thu được những thành tựu
đáng kể trong quá trình phát triển. Nhờ có tập trung vốn tốt mà ngành công nghiệp
không ngừng được đổi mới công nghệ, ngành nông nghiệp không ngừng được ứng
dụng những thành tựu khoa học vào sản xuất. Vì vậy có thể nói tập trung tư bản
chính là nền tảng cho việc phát triển quy mô sản xuất của nền kinh tế.

Mối liên hệ giữa tích tụ tư bản và tập trung tư bản


- Tích tụ tư bản và tập trung tư bản có quan hệ mật thiết với nhau, tác động thúc
đẩy nhau nhưng không đồng nhất với nhau. Tích tụ tư bản làm tăng thêm quy mô
và sức mạnh của tư bản cá biệt, do đó cạnh tranh sẽ gay gắt hơn, dẫn đến tập trung
nhanh hơn. Ngược lại, tập trung tư bản tạo điều kiện thuận lợi để tăng cường bóc
lột giá trị thặng dư nên đẩy nhanh tích tụ tư bản. Ảnh hưởng quan lại giữa tích tụ tư
bản và tập trung tư bản đã làm cho tích lũy của tư bản tăng, thúc đẩy xã hội hóa
sản xuất. 
- Nhìn chung tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm tăng quy mô của tư bản cá
biệt, nâng cao sức cạnh tranh. Tuy vậy chúng cũng có nhiều điểm khác nhau như:
- Nếu như tích tụ tư bản làm tăng quy mô của tư bản cá biệt, đồng thời cũng làm
tăng quy mô tư bản xã hội thì tập trung tư bản chỉ làm tăng quy mô tư bản cá biệt,
còn tư bản xã hội thì không hề thay đổi. 

- Tích tụ tư bản phản ánh mối quan hệ trực tiếp giữa tư bản và lao động trong từng
xí nghiệp tư bản, còn tập trung tư bản phản ánh mối quan hệ xã hội, quan hệ giữa
các nhà tư bản với nhau.

- Tích tụ tư bản có giới hạn vì nó phụ thuộc vào khối lượng giá trị thặng dư của
từng nhà tư bản, trong khi đó tập trung tư bản có quy mô và khả năng rất lớn, nó
tùy thuộc vào từng tư bản cá biệt trong xã hội. 

- Tích tụ tư bản là một quá trình thường xuyên, diễn văn liên tục đối với từng nhà
tư bản, còn tập trung tư bản chỉ diễn ra ở một thời điểm nhất định đối với từng nhà
tư bản.

Biểu hiện mới của tích tụ và tập trung tư bản:


Ngày nay, đặc điểm tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền có biểu hiện mới
bên cạnh các công ty độc quyền lớn xuyên quốc gia còn diễn ra sự phát triển mạnh
mẽ của các xí nghiệp vừa và nhỏ.
- Do sự phát triển của lực lượng sản xuất, của khoa học và côngnghệ nên đã diễn
ra quá trình hình thành sự liên kết giữa các độc quyền theo cả chiều ngang và chiều
dọc, cả trong và ngoài nước. Từ đó, những hình thức tổ chức độc quyền mới ra đời.
Đó là các Concern và các Conglomerate.
+ Concern: là tổ chức độc quyền đa ngành, thành phần của nó có hàng trăm xí
nghiệp có quan hệ với những ngành khác nhau và được phân bổ ở nhiều nước.
+ Conglomerate: là sự kết hợp của hàng chục những hãng vừa và nhỏ không liên
quan trực tiếp về sản xuất hoặc dịch vụ cho sản xuất, lĩnh vực hoạt động là kinh
doanh chứng khoán và kinh doanh tài chính.- Các xí nghiệp vừa và nhỏ có vai trò
quan trọng trong nền kinh tế. Sự phát triển mạnh mẽ của các xí nghiệp vừa và nhỏ
là do:
+ Thứ nhất, việc ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ cho phép tiêu chuẩn
hóa và chuyên môn hóa sản xuất sâu, dẫn đến hình thành hệ thống gia công (hệ
thống các vệ tinh của độcquyền). Sự kiểm soát của độc quyền về kinh tế và khoa
học công nghệ được thực hiện dưới hình thức quan hệ hợp tác giữa độc quyền và
các xí nghiệp vừa và nhỏ, các xí nghiệp vừa và nhỏ phụ thuộc vào độc quyền về
nhiều mặt.
+ Thứ hai, doanh nghiệp vừa và nhỏ có những thế mạnh, đó là: nhạy cảm đối với
thay đổi trong sản xuất; linh hoạt ứng phó với sự biến động của thị trường mạnh
dạn đầu tư vào những ngành mới đòi hỏi sự mạo hiểm; dễ đổi mới trang thiết bị, kỹ
thuật mà không cần chi phí bổ sung; có thể kết hợp nhiều loại hình kỹ thuật để sản
xuất những sản phẩm có chất lượng cao trong điều kiện kết cấu hạ tầng hạn chế.
- Các tổ chức độc quyền luôn có xu hướng bành trướng quốc tế,hiện nay thường
tồn tại dưới hình thức các công ty xuyên quốc gia hoặc liên minh với nhà nước
hình thành tư bản độc quyền nhà nước => đó là biểu hiện mới của độc quyền và là
hình thứcvận động mới của quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa trong những điều
kiện mới.

You might also like