Copy of Debater's Starter Pack - Tất cả chủ đề

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 43

Debater’s Starter Pack

Hệ thống công lý
hình sự
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

Mục lục
1. Bốn trụ cột của công lý
a. Bảo vệ
b. Cải tạo
c. Quyền lợi nạn nhân
d. Trừng phạt
2. Hệ thống nhà tù
3. Cuộc sống sau khi ra tù

Bốn trụ cột của công lý


Bảo vệ (Public protection)
● Giam cầm (incarceration)
○ Để chứng minh tại sao chúng ta cần giam cầm, chúng ta cần giải
thích tại sao sự tái phạm lại có thể xảy ra
■ Những tình huống: vd. Nghèo đòi, băng đảng → nếu họ
không được nhốt vào tù, những môi trường và tình huống
này vẫn sẽ ảnh hưởng họ khiến họ tái phạm
■ Những hành vi: vd: Một người được sinh ra trong một môi
trường bình thường hóa bạo lực dẫn đến việc họ vô thức
chọn bạo lực để giải quyết cơn giận của mình, nếu không
được giam cầm, những hành vi sẽ bộc phát dẫn đến tái
phạm
■ Thiếu hậu quả: Nếu không được bắt nhốt, họ sẽ nghĩ tội ác
mình làm được tha thứ. Vì vậy, họ có nhiều động lực hơn để
tái phạm.
● Răn đe (deterrence)
○ Tại sao răn đe hiệu quả?
■ Nỗi sợ nhà tù
■ Sự trừng phạt nặng sẽ làm cho những hành động trở nên
khó chấp nhận hơn

1
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

○ Tại sao răn đe không hiệu quả?


■ Tội phạm sẽ không nghĩ đến hình phạt khi phạm tội
● Không trong tình trạng tỉnh táo (say xỉn, bị kích động
bởi cơn giận, v.v
● Hình phạt khó hình dung hơn những lợi ích trước mắt
(cướp một ổ bánh mì để cứu đói dễ hình dung hơn bị
bắt giam vì ăn cắp)
■ Tội phạm giả định rằng mình sẽ không bị bắt
■ Số năm trong tù rất khó hình dung
● Đại đa số công dân không biết cuộc sống trong tù sẽ
như thế nào
● Rất khó để hình dung bản thân trong số năm trong tù

Cải tạo (Rehabilitation)


● Tại sao chúng ta nên quan tâm đến cải tạo?
○ Tạo cơ hội để phạm nhân có thể tái hòa nhập với cộng đồng
○ Phòng trừ những tái phạm tương lai
○ Chính phủ đã không làm tròn trách nhiệm với công dân là phạm
nhân (vd tình trạng nghèo đói khiến họ phạm tội chứng minh rằng
họ không được cung cấp nền giáo dục đủ chất lượng, tuổi thơ an
lành, phúc lợi xã hội, cơ hội việc làm,..)

Quyền lợi nhạn nhân (Victim closure)


● Vấn đề chung: công bằng cho nạn nhân thường bị xem nhẹ (họ đã chịu
tổn thương, việc thêm hình phạt cho phạm nhân khó làm cho họ cảm
thấy khác đi đáng kể)
● Chúng ta phải giải thích tại sao việc thiếu trừng phạt sẽ ảnh hưởng nạn
nhân đáng kể
○ Chúng ta được dạy để chấp nhận rằng hình phạt là cái giá của
một tội ác (vd như trẻ con khi hư sẽ bị phạt) và hình phạt phải
tương xứng với mức độ của tội ác

2
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

○ Sự thiếu trừng phạt sẽ khiến nạn nhân cảm thấy nỗi đau của họ bị
xem nhẹ và thiếu tôn trọng → cảm giác giận dữ và đau đớn → sẽ
khó có thể vượt qua ký ức tồi tệ đó
○ Điều này sẽ khiến cuộc sống của họ tồi tệ hơn theo 2 cách
■ Nỗi sợ sẽ luôn thường trực
■ Bạn mất đi khả năng tận hưởng hoạt động đó một cách
bình thường
● Tại sao chúng ta phải quan tâm nạn nhân?
○ Luật pháp đã ngăn cản khả năng tự vệ của nạn nhân hoặc nạn
nhân đã không sử dụng những phương pháp tự vệ vì sợ luật pháp
→ nạn nhân đã giao sự tự vệ của mình cho luật pháp → việc tội ác
xảy ra nghĩa là luật pháp đã không làm tốt trách nhiệm tự vệ được
giao cho → vì vậy luật pháp có trách nhiệm đặc biệt với nạn nhân

Trừng phạt (Retribution)


● Định nghĩa: sự trừng phạt về cả mặt thể chất và tinh thần để khiến tội
phạm chịu sự đau khổ mà họ đã gây ra
● Chú ý 1: với những hình phạt liên quan đến tiền, người giàu có thể lãnh
hình phạt này một cách dễ dàng và thuận lợi hơn người nghèo rất nhiều
→ sự bất công xã hội trong chế độ phạt tiền
● Chú ý 2: sự trừng phạt có thể bao gồm cả những thứ không bao gồm
trong án phạt (bị người thân xa lánh, bị bạo hành trong tù, bị bỏ đói, bị
đối xử vô nhân đạo bởi lính gác)
● Chú ý 3: sự trừng phạt có thể kéo dài ngay cả sau khi ra tù: bị xã hội xa
lánh, bị cộng đồng ruồng bỏ, khó có cơ hội việc làm, đối mặt với sự trả
thù, tác động tâm lý nặng nề.

3
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

Hệ thống nhà tù (The prison system)


● Tại sao nhà tù không tốt
○ Bạo lực bởi tù nhân và lính gác
○ Nhà tù quá tải - chất lượng thức ăn, vệ sinh, nơi ở kém
○ Không có cơ hội giáo dục và việc làm (nhà tù không đầu tư vào
những thứ này)
○ Hệ thống tội phạm (băng đảng)
■ Phải gia nhập băng đảng để giữ an toàn mạng sống
■ Băng đảng muốn gia tăng thành viên
➔ Nhà tù có thể khiến nhân cách của phạm nhân tồi tệ hơn, khiến họ ghét
hệ thống chính phủ hơn, và có khả năng tái phạm cao hơn.

● Tại sao khó có thể nâng cao chất lượng nhà tù (phản biện chính sách cải
cách và cho thêm tiền của đội đối thủ)
○ Thiếu nguồn lực chính trị
■ Nhà tù rất đắt
● Chính phủ Mỹ tiêu 81 tỷ đô mỗi năm cho việc bỏ tù,
theo Bureau of Justice Statistics. Năm 2017, Prison
Policy Initiative ước lượng rằng chi phí cho các chính
phủ bang và những gia đình bị ảnh hưởng là 182 tỉ
đô. Số tiền đó được đầu tư vào việc thuê nhân viên
cho hệ thống công lý hình sự và đảm bảo chất lượng
sống cơ bản cho hơn 2 triệu tù nhân ở Mỹ.
● Mỹ tiêu khoảng $69 335 cho một tù nhân vào năm
2015
■ Nhiều người dân cho rằng không nên đầu tư vào mảng này
■ Họ cho rằng phạm nhân là người xấu và không xứng đáng
có cuộc sống chất lượng
■ Áp lực từ các tổ chức nạn nhân hoặc công lý kêu gọi không
nên đầu tư

➔ Thiếu nguồn lực

4
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

■ Không thể có công nghệ hiệu quả cho nhà tù


■ Thiếu lính gác → bạo lực trong tù
■ Thiếu không gian → nhà tù quá tải
○ Thiếu thông tin
■ Thiếu những nghiên cứu về tội phạm và hệ thống công lý (tỉ
lệ tái phạm, các nhóm hoạt động nhân quyền không thể liên
lạc với tù nhân) → không ai biết những chuyện gì đã xảy ra
sau song sắt
■ Tù nhân không được lắng nghe (truyền thông không muốn
liên can đến những “người xấu”, chính trị gia không quan
tâm đến tù nhân vì họ không được bầu cử)
➔ Không thể tìm ra vấn đề và truy xuất người chịu trách nhiệm

Cuộc sống sau khi ra tù (Life after prison)


Những cản trở của cải tạo:
● (Có thể) ghét và mất niềm tin vào hệ thống công lý hình sự và pháp luật
● Khó tìm việc làm (sự kỳ thị, lỗ hổng trong kinh nghiệm, kiểm tra
background, kỹ năng lỗi thời, nhu cầu thay đổi của thị trường việc làm)
● Những hành vi dược phát triển từ trong tù (vd dễ gây ra mâu thuẫn và
bạo lực)
● Thiếu nguồn tiền (vd người chủ có thể ép mức lương thấp hơn - những
vấn đề này có thể dẫn đến việc tái phạm vì thiếu tiền trang trải cho cuộc
sống thường nhật)
● Mất đi mối quan hệ (gia đình và bạn bè) - họ ghét và buộc tội phạm
nhân hoặc có thể mất đi sự thân thiết vì không còn tiếp xúc
● Không có một cộng đồng để lắng nghe và khuyến khích họ (gây ra vấn
đề tâm lý)

➔ Hình phạt không công bằng vì nó kéo dài hơn giai đoạn trong tù
➔ Xảy ra một cách không đồng đều giữa các tầng lớp xã hội và sắc tộc (
càng làm trầm trọng sự kì thị những nhóm yếu thế)

5
Debater’s Starter Pack | Hệ thống công lý hình sự

Một số nguồn tham khảo thêm


● Law & Criminal Justice - Advanced Training Debate Workshop: We…

● 13TH | FULL FEATURE | Netflix

● Is the Criminal Justice System Broken?

● How to fix our broken criminal justice system | Robert Barton | TED…

● How America's justice system is rigged against the poor

● How Norway designed a more humane prison

● How AI Could Reinforce Biases In The Criminal Justice System


● The US spends billions to lock people up, but very little to help them
once they're released | PBS NewsHour
● Hỏi Chấm Project | Hệ thống nhà tù Hoa Kỳ
● Hỏi Chấm Project | Sự hạn chế của công lý
● How America's criminal justice system became the country's mental
health system - Vox
● How broken policing is breaking our democracy - Vox

6
Debater’s Starter Pack

Kinh tế
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

Quy luật cung - cầu


Giá bán và Sản lượng
● “Giá bán cao → người mua có xu hướng mua sắm ít hơn và ngược lại,
giá bán thấp thì lượng người mua sẽ nhiều hơn”
● Thu nhập (I) và Nhu cầu(D)
○ I tăng, D giảm → thứ cấp
○ I tăng, D tăng → bình thường/xa xỉ
○ Cung > Cầu → Sản lượng vượt quá so với nhu cầu của người dân
→ giảm giá để thu hút thêm nhiều người mua sản phẩm hơn

Cân bằng thị trường


● Trạng thái mà các tác động thị trường không làm giá và sản lượng thay
đổi
● 3 trường hợp
○ Giá cân bằng: Mức giá để cung = cầu
○ Tình trạng dư thừa: Cung > cầu → giảm giá để thúc đẩy cung.
○ Tình trạng thiếu hụt: Cung < cầu → tăng giá để tạo sức ép với
lượng mua trên thị trường.

Các yếu tố tác động


● Cung
○ Giá các yếu tố đầu vào
○ Công nghệ sản xuất
○ Thuế và trợ cấp
○ Nhân công, nhân lực
○ Kỳ vọng
● Cầu
○ Thu nhập
○ Yêu cầu, mong đợi

1
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

Chiến lược giá


Theo cơ chế chính phủ
● Giá trần
○ Mức giá cao nhất mà các doanh nghiệp/người bán được phép áp
dụng cho mặt hàng.
○ Bảo hộ người tiêu dùng.
● Giá sàn
○ Mức giá thấp nhất đối với mặt hàng nào đó do chính phủ ấn định.
○ Bảo hộ nhà sản xuất.

Theo mục tiêu tiếp cận của thị trường


● Chiến lược hớt váng (skimming)
○ Đặt một mức giá cao ngay từ ban đầu với mục tiêu kiếm tối đa lợi
nhuận trong thời gian ngắn → giảm dần theo thời gian (Apple,
Samsung, etc.).
○ Đối tượng:
■ Công ty lớn, có vị thế cao trên thị trường và nhận được nhiều
sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng.
■ Sản phẩm: được săn đón, nhu cầu tiêu thụ cao → rất dễ
dàng để thu được lợi nhuận lớn từ đầu.
● Chiến lược thâm nhập (penetration)
○ Đặt mức giá thấp từ đầu khi mới tiếp cận thị trường để thu hút
một lượng lớn khách hàng → tạo dựng tệp khách hàng trung
thành → hình thành sự phụ thuộc của khách hàng vào dịch vụ đó
(Grab, Be, etc.).
○ Đối tượng
■ Công ty chưa có danh tiếng và độ nhận diện trên thị trường.
■ Sản phẩm/dịch vụ mới mẻ, không quen thuộc từ trước đến
nay.
■ Hình thành cơ hội kinh doanh dựa trên xu hướng mới, thành
tựu mới (bảo vệ môi trường, thanh tựu từ công nghệ thông
tin, etc.).

2
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

Các loại thị trường


Cạnh tranh hoàn hảo
● Điều kiện
○ Có nhiều công ty cùng bán một loại sản phẩm.
○ Thị trường có nhiều người mua và người bán.
○ Có thể tự do ra, vào thị trường.
○ Không đối tượng nào có thể làm ảnh hưởng đến giá cả thị trường.
● Thứ nhất, các doanh nghiệp cạnh tranh hoàn hảo là những người chấp
nhận giá bởi
○ Mỗi một hãng cá biệt trên trên thị trường là quá nhỏ so với toàn
bộ thị trường nên doanh nghiệp không thể gây ảnh hưởng đến giá
thị trường của hàng hóa hay dịch vụ khi thay đổi sản lượng.
○ Nếu tất cả các doanh nghiệp hành động cùng nhau, những thay
đổi về số lượng chắc chắn sẽ tác động đến giá thị trường. Nhưng
nếu là cạnh tranh hoàn hảo thì mỗi cá nhân người bán/doanh
nghiệp là quá nhỏ nên sự thay đổi của từng cá nhân sẽ đều không
quan trọng.
● Thứ hai, tất cả các hãng sản xuất một loại hàng hoá đồng nhất hay
được tiêu chuẩn hoá hoàn hảo:
○ Sản phẩm của một hãng này trong một thị trường cạnh tranh
hoàn hảo giống với sản phẩm của mọi hãng khác. Điều kiện này
đảm bảo rằng những người mua bàng quan với hãng sản xuất ra
sản phẩm họ mua. Những sự khác biệt sản phẩm, cho dù là thực
hay ảo, là không thể xảy ra trong cạnh tranh hoàn hảo.
○ Việc gia nhập và rút lui khỏi thị trường cạnh tranh hoàn hảo là
không hạn chế. Không hề có những rào cản nào ngăn cản các
doanh nghiệp mới gia nhập thị trường và không có điều gì ngăn
cản các doanh nghiệp đang tồn tại trên thị trường rút lui khỏi thị
trường.

3
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

Cạnh tranh độc quyền


● Điều kiện
○ Cấu trúc thị trường kết hợp các yếu tố của thị trường độc quyền và
thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
○ Được tìm thấy trong cuộc sống thực.
○ Các doanh nghiệp bán các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có sự
khác biệt nhất định về tính năng chất lượng, số lượng, etc.
● Thứ nhất, về người mua và người bán:
○ Trong thị trường cạnh tranh độc quyền, có một số lượng lớn người
mua và người bán tham gia.
○ Không lớn bằng thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
○ Điều này có nghĩa là các nhà cung cấp sản phẩm hàng hóa, dịch
vụ có thể kiểm soát được chính sách giá, sản lượng của doanh
nghiệp mình ở một mức độ nào đó.
● Thứ hai, về sự khác biệt hóa sản phẩm:
○ Giúp doanh nghiệp gia tăng giá trị so với đối thủ cạnh tranh.
○ Thể hiện ở việc người tiêu dùng có khả năng phân biệt sản phẩm
được cung cấp bởi doanh nghiệp này so với sản phẩm của một
doanh nghiệp khác.
○ Về cơ bản, sản phẩm của các hãng khác nhau không hoàn toàn
khác nhau. Sự khác biệt về sản phẩm này có thể là thực sự (thiết
kế, vật liệu được sử dụng, kỹ năng, etc.) hoặc tưởng tượng (thông
qua quảng cáo, nhãn hiệu thương mại, etc.).
● Thứ ba, rào cản tham gia và rút lui thấp:
○ Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường khi các doanh
nghiệp hiện tại đang tạo ra lợi nhuận siêu ngạch.
○ Nguồn cung sẽ tăng lên làm giảm giá và do đó các doanh nghiệp
hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.
○ Tương tự, nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong thị trường
cạnh tranh độc quyền đang tiếp tục thua lỗ, một số doanh nghiệp
sẽ lựa chọn rút khỏi thị trường. Điều này sẽ làm giảm nguồn cung
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ từ đó giả cả sẽ tăng lên, và các
doanh nghiệp hiện tại sẽ chỉ còn lại với lợi nhuận bình thường.

4
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

● Thứ tư, về lợi nhuận:


○ Lợi nhuận cao trong ngắn hạn:
■ Các doanh nghiệp trong thị trường cạnh tranh độc quyền có
thể tạo ra lợi nhuận siêu ngạch nếu họ có thể hưởng lợi từ
khoảng trống trên thị trường.
■ Điều này chỉ có thể mang đến cho doanh nghiệp lợi nhuận
siêu ngạch trong ngắn hạn cho đến khi đối thủ của họ tham
gia vào thị trường. Sau đó họ sẽ nhanh chóng tạo ra các sản
phẩm tương tự để cung cấp ra thị trường.
■ Điều này khiến cho mức lợi nhuận của doanh nghiệp ban
đầu bị giảm đi.
○ Lợi nhuận bình thường trong dài hạn:
■ Trong dài hạn, lợi nhuận thu hẹp khi những người mới tham
gia vào thị trường để cạnh tranh.
■ Do rào cản gia nhập thấp, các doanh nghiệp mới có thể
nhìn thấy bất kỳ khoản lợi nhuận siêu ngạch nào được tạo
ra và nhanh chóng tham gia để giành lấy thị phần.
■ Trong khi một số doanh nghiệp có thể thu lợi từ các sản
phẩm mới trong ngắn hạn, thì những khoản lợi nhuận siêu
ngạch này lại bị giảm xuống khi có sự cạnh tranh về lâu dài.
● Thứ năm, thông tin không hoàn hảo:
○ Trong cạnh tranh không hoàn hảo, nhiều doanh nghiệp cung cấp
các sản phẩm hơi khác nhau.
○ Điều này làm cho việc thu thập thông tin về sản phẩm tốn nhiều
thời gian và chi phí hơn.
○ Chính vì thế, người mua không thể có tất cả thông tin hoàn hảo về
sản phẩm, chất lượng và giá cả của chúng.

Độc quyền nhóm/tập đoàn


● Điều kiện
○ Một số lượng nhỏ các công ty lớn mà không công ty nào trong số
đó có thể loại bỏ ảnh hưởng đáng kể của các công ty khác.

5
Debater’s Starter Pack | Kinh tế

○ Có ít người trong thị trường, nên các quyết định chiến lược phụ
thuộc vào nhau
○ Ví dụ: Công ty A giảm tiền hàng, khiến các công ty khác cũng
giảm theo.
● Thứ nhất, không có giới hạn chính xác số lượng doanh nghiệp trong một
nhóm độc quyền, tuy vậy con số này phải đủ thấp để các hành động
của một công ty có thể gây ảnh hưởng đáng kể lên các công ty khác.
● Thứ hai, độc quyền nhóm ngăn chặn những công ty mới tham gia, chậm
đổi mới và tăng giá cao và gây hại cho người tiêu dùng.
● Thứ ba, các công ty trong một nhóm độc quyền áp đặt giá cả, dưới hình
thức hợp tác, hoặc dưới sự lãnh đạo của một công ty, thay vì chấp nhận
giá từ thị trường (vì quyết định của công ty này ảnh hưởng tới công ty
khác).

Độc quyền
● Điều kiện
○ Chỉ có duy nhất một người bán và sản xuất ra sản phẩm không có
sản phẩm thay thế gần gũi.
○ Lợi nhuận độc quyền là mong muốn lớn nhất đổi với các nhà sản
xuất. Vì vậy các nhà độc quyền luôn tìm mọi cách để duy trì vị trí
độc quyền.
○ Khác với trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, sự tồn tại của lợi
nhuận độc quyền không cho phép các hãng khác tham gia vào
ngành. Nhà độc quyền luôn cố gắng ngăn chặn các nhà sản xuất
mới xâm nhập vào thị trường.
● Lợi ích
○ Tiết kiệm chi phí nhờ quy mô sản xuất lớn.
○ Khả năng chi phí thấp hơn nhờ có nghiên cứu và đầu tư nhiều hơn.
○ Tạo phát minh và sản phẩm mới.
● Tác hại
○ Giá cao hơn và mức sản lượng thấp hơn.
○ Khả năng chi phí cao hơn do không có cạnh tranh.
○ Bất công trong phân chia thu nhập.

6
Debater’s Starter Pack

Luận điểm nguyên


tắc và thực tiễn
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc


Tất cả luận điểm thực tiễn thực chất đều hoạt động theo chủ nghĩa vị lợi
(utilitarianism). Chủ nghĩa vị lợi cho rằng chúng ta phải ưu tiên tuyệt đối việc
tối đa hóa niềm vui và giảm thiểu sự đau đớn của nhiều người nhất (vì tất cả
con người đều có giá trị bằng nhau trong chủ nghĩa vị lợi). Những luận điểm
thực tiễn thường sẽ có ảnh hưởng cuối cùng như nhiều người nhất được cứu
sống, sự tăng trưởng kinh tế, người nghèo có cuộc sống tốt hơn, giảm tệ nạn
xã hội, v.v. Luận điểm thực tiễn là dạng luận điểm phổ biến nhất trong tranh
biện.

Luận điểm nguyên tắc (lđnt) cho rằng bất chấp mọi ảnh hưởng tốt trong thực
tiễn, luôn luôn có những nguyên tắc cần được bảo vệ dưới mọi tình huống (vd
quyền được sống, quyền tự chủ, quyền dân chủ, quyền tự do lựa chọn; quyền
được thoát khỏi phân biệt, nô lệ, tra tấn; những trách nhiệm đặc biệt giữa các
nhóm đối tượng, v.v.) Đôi khi việc bảo đảm những nguyên tắc này sẽ dẫn đến
ít người có lợi hơn và nhiều người bị hại hơn. Vì vậy, lđnt không có những ảnh
hưởng thực tiễn. Lđnt chỉ tồn tại ở một trong hai trường hợp: chứng minh
thành công hoặc chứng minh thất bại. Vì vậy, đội nên cân nhắc kĩ có nên chạy
lđnt hay không. Nếu chứng minh thành công, nguyên tắc đó có thể thắng trận
tranh biện. Nếu chứng minh thất bại, nó có thể tốn rất nhiều thời gian và công
sức của đội. Lđnt là dạng luận điểm ít phổ biến hơn. Tuy nhiên, nếu được sử
dụng thành công, luận điểm nguyên tắc có thể thắng chung kết thế giới .

Một giám khảo không được ưu tiên bất cứ luận điểm đến từ hệ thống đạo đức
nào. Việc chủ nghĩa vị lợi được sử dụng nhiều hơn trong tranh biện không có
nghĩa giám khảo có thể mặc định đó là hệ thống đạo đức chính để chấm.
KHông có hệ thống đạo đức nào được cho là ưu việt hơn. Đội có thể thuyết
phục giám khảo bằng framing, các cơ chế, hoặc các phân tích.

1
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

Cấu trúc luận điểm thực tiễn


1. Tiêu đề (Thesis):
a. Tiêu đề của một luận điểm là một câu ngắn nói về ảnh hưởng mà luận
điểm muốn đạt. Nó nên cụ thể để giám khảo có thể hình dung được ảnh
hưởng nhưng không nên quá chi tiết và dài dòng.
b. Ví dụ: Chúng tôi ủng hộ hệ thống camera toàn diện ở các khu vực thành
thị có tỉ lệ tội phạm cao.
i. Tiêu đề tốt: Tăng cảm giác an toàn và an ninh của người dân.
ii. Quá chi tiết: Mọi người sẽ cảm thấy an toàn hơn khi đi ở những
đoạn đường vắng trong đêm khuya
iii. Quá rộng: Làm cuộc sống người dân an toàn hơn và hạnh phúc
hơn.
2. Phân tích (Analysis)
a. Nhiều cơ chế để đạt được ảnh hưởng muốn hướng đến.
b. Hoặc nhiều lý do tại sao ảnh hưởng của mình sẽ xảy ra.
c. Hoặc nhiều lớp phân tích, đặc tính hóa, framing tại sao ảnh hưởng của
mình sẽ xảy ra.
3. Ảnh hưởng (Impact)
a. Ảnh hưởng nên rõ ràng và cụ thể để khiến giám khảo dễ hình dung hơn
về thế giới đội muốn xây dựng.
b. Ảnh hưởng nên có tính chất so sánh (comparative): dù cả hai đội cùng
hướng đến một ảnh hưởng (ví dụ phát triển kinh tế), tại sao đội mình lại
đạt được tốt hơn.
c. Đội có thể xây dựng và so sánh ảnh hưởng của mình bằng những thang
đo sau
i. Tính khả thi
ii. Độ rộng: số người bị ảnh hưởng
iii. Mức độ: dù ở thế giới tôi có ít người nhận được lợi ích hơn, cuộc
sống của họ sẽ được cải thiện rất nhiều và rõ rệt, so sánh với
nhưng lợi ích rất ít cho số đông của đội đối thủ.
iv. Thời gian: ngắn hạn hoặc dài hạn
v. Tính khả đảo: Thiệt hại của chúng tôi có thể dễ dàng đền bùm,
còn ở thế giới các bạn thiệt hại không thể nào chữa lành được.
4. Kết nối (Link): Kết nối những ảnh hưởng bạn vừa chứng minh với kiến nghị và
chứng minh rằng bạn đã hoàn thành một trách nhiệm chứng minh và chỉ ra
một cách chiến thắng độc lập cho đội bạn qua luận điểm này.

2
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

Cấu trúc luận điểm nguyên tắc


1. Nói tên của nguyên tắc
a. Đây nên là một nguyên tắc ngắn gọn, rõ ràng, và dễ hiểu
(intuitive)
b. Ví dụ: quyền được sống, quyền được lựa chọn
2. Định nghĩa và mô tả nguyên tắc
a. Mô tả nguyên tắc được thực thi như thế nào và những lý do, điều
kiện mà khi nguyên tắc nó đúng.
b. Ví dụ: Quyền tự vệ cần 3 điều kiện
i. Không có ý định xấu: nạn nhân không có ý định muốn làm
hại người khác mà chỉ muốn bảo vệ bản thân
ii. Không còn lựa chọn nào khác: nạn nhân không còn cách
nào để thoát khỏi tình huống đó
iii. Tính cân đối: Tác hại nạn nhân gây ra phải cân đối với tác
hại mà nạn nhân đã/ có thể chịu
3. Dùng những so sánh (analogies)
a. Dùng những ví dụ, câu chuyện, tình huống trong đời thực hoặc dễ
hiểu để miêu tả cách áp dụng nguyên tắc.
b. Ví dụ: (Bài nói của Bo Seo ở WUDC 2016) Nguyên tắc: người giàu
đã kiếm tiền một cách trái đạo đức và người nghèo nên có quyền
lấy lại những tài nguyên đó.
c. So sánh: sự trộm cắp và sự làm ngơ
i. Đó là trộm cắp vì người giàu có được tài nguyên đó qua chủ
nghĩa thực dân và chủ nghĩa nô lệ
ii. Đó là sự làm ngơ khi chính phủ tạo những luật lệ ngăn cản
người nghèo khỏi khả năng có thăng cấp trong xã hội
4. Giải thích tại sao những so sánh này đã giúp hoàn thành trách nhiệm
chứng minh
5. Chứng minh tại sao nguyên tắc của mình quan trọng: một thế giới
không có nguyên tắc này sẽ tồi tệ hơn như thế nào?

3
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

Kiến nghị mẫu | Ủng hộ


Chúng tôi tin rằng những tổ chức đấu tranh chống lại bạo lực giới tính nên
quảng bá những phương thức tự vệ
(Infoslide: phương thức tự về là những hành động hoặc dụng cụ phụ nữ dùng để bảo
vệ bản thân vd bình xịt hơi cay, dao, không uống say)

Nền
● Vấn đề cốt lõi
○ Tính chính đáng
○ Bảo vệ phụ nữ
● Bối cảnh
○ Bạo lực giới tính là vấn đề nhức nhối toàn xã hội và khó có thể được giải
quyết trong thời gian ngắn hạn
○ Ở cả hai thế giới đều tồn tại những người đàn ông ghét phụ nữ và sẽ
làm hại phụ nữ, ít nhất đội ủng hộ đưa cho phụ nữ một phương thức để
bảo vệ bản thân khỏi những người đàn ông này
● Mô hình
○ Vẫn ưu tiên truyền bá tư tưởng không đổ lỗi nạn nhân
○ Có thể có những cách truyền bá: workshop ở trường và đại học; khiến
những sản phẩm này rẻ hơn; quảng bá qua nhiều kênh truyền thông;
tạo những diễn đàn online để phụ nữ nói về trải nghiệm và nhận xét về
sản phẩm
● Trách nhiệm chứng minh
○ Đội phản đối phải chứng minh tại sao người phụ nữ có thể bảo vệ bản
thân tốt hơn và không bị hại ở thế giới của họ.
● Cách chiến thắng (Path to victory)
○ Uphold the right to self-defense
○ Protect more women from gender violence

Luận điểm 1: Bảo vệ và thực hiện hóa quyền tự vệ (luận điểm nguyên tắc)
● Có 3 điều kiện để quyền tự vệ được thực thi
○ Không có ý đồ xấu: phụ nữ dùng những biện pháp và dụng cụ này để
đối kháng với những hành vi bạo lực từ đàn ông. Nếu không có những
phương pháp này, phụ nữ có thể tổn thương thể chất và tâm lý lâu dài.
○ Không còn biện pháp nào khác: Trong những tình huống nguy cấp, đàn
ông có thể có nhiều sức mạnh thể chất hơn phụ nữ và những lợi thế
khác (như phụ nữ bị sợ, hoặc đã say). Phần lớn phụ nữ trong những tình

4
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

huống này khó có thể tự bảo vệ chính mình chỉ bằng sức mạnh thể
chất.
○ Tính cân đối: Những tác hại tạo nên từ vũ khí chỉ thường tạo nên những
chấn thương để phụ nữ có thể chạy đi, chứ không dẫn đến cái chết hoặc
khuyết tật suốt đời.
● So sánh (analogy)
○ Nếu người phụ nữ sợ mình sẽ bị chuốc say bằng thuốc ngủ khi cô ấy
đến quán bar một mình, cô ấy có thể mang những viên thuốc đặc biệt
để phát hiện thuốc ngủ trong thức uống.
○ Nếu người phụ nữ sắp gặp một người đàn ông quen qua mạng ở một
quán bar và có khả năng cô ấy sẽ uống say và không thể đưa ra đồng
thuận hoàn toàn, chúng tôi khuyến khích cô ấy mang theo những vũ khí
tự vệ để phòng trừ trường hợp tệ nhất xảy ra.
● So sánh này đã giúp hoàn thành trách nhiệm chứng minh thế nào?
○ Chúng tôi đã chứng minh chỉ duy nhất đội ủng hộ cho phụ nữ khả năng
cứu bản thân khỏi những tình huống nguy cấp ấy bằng những vũ khí tự
vệ. → Ủng hộ là đội duy nhất tôn trọng và cho phép thực thi quyền sống
(quyền tự vệ) này của phụ nữ.
○ Phản đối, nếu chỉ nói rằng họ sẽ lan truyền niềm tin chống đổ lỗi nạn
nhân, làm sao họ có thể cứu phụ nữ khi họ không có những dụng cụ và
phương thức tự vệ này.
● Tại sao một thế giới không có quyền tự vệ lại là một thế giới tệ hơn?
○ Bất chấp mọi tác hại, quyền tự vệ là quyền con người nên được tôn
trọng và phát huy ở mọi trường hợp vfi con người có quyền được thoát
ra và bảo vệ bản thân khỏi bạo hành và bảo toàn sự an toàn và lòng tự
tôn của bản thân. Nếu không có quyền tự vệ, nhiều người sẽ bị làm hại
khi hệ thống luật pháp của chính phủ bỏ rơi những con người yếu đuối
nhất.

Luận điểm 2: Bảo vệ phụ nữ tốt hơn (luận điểm thực tiễn)
● Cơ chế 1: Phụ nữ sẽ biết đến những hiểm nguy tiềm ẩn
○ Qua việc quảng bá những sản phẩm đi kèm với số liệu thực tế về nạn
hiếp dâm hoặc bạo hành gia đình, phụ nữ biết rằng vẫn tiềm ẩn hiểm
nguy ngay cả với những người đàn ông họ tin tưởng.
○ Bất chấp việc phụ nữ có sử dụng những biện pháp này hay không, họ
biết về những tình huống tiềm ẩn này và có thể phòng trừ mình khỏi
những tình huống ấy một cách tốt hơn.

5
Debater’s Starter Pack | Luận điểm thực tiễn và luận điểm nguyên tắc

● Cơ chế 2: Phụ nữ có thể tự cứu bản thân khỏi những tình huống không mong
muốn
○ Trước khi uống cồn, phụ nữ có thể kiểm tra thức uống của bị có bị chuốc
thuốc không bằng viên thuốc đặc biệt đã nếu
○ Hoặc hỏi bạn bè đi cùng để có cảm thấy tự tin và thoải mái hơn
● Cơ chế 3: Một cộng đồng hiểu biết và mạng lưới hỗ trợ tốt hơn
○ Phụ nữ có thể thông báo cho nhóm bạn mình biết về tội phạm tiềm
năng, từ đó có thể tránh xa, thu thập chứng cứ, và báo cáo cảnh sát
nhanh chóng hơn
○ Những biện pháp và trải nghiệm này có thể tạo nên những hội thoại và
bàn luận về bạo lực giới tính (vd người vợ sử dụng biện pháp này với
chồng trong bạo lực gia đình) và những nhà hoạt động nhân quyền có
thể lợi dụng những trường hợp này để chia sẻ tư tưởng chống đổ lỗi nạn
nhân.
● Ảnh hưởng
○ Ít bạo lực- cứu nhiều người
○ Lan truyền kiến thức về bạo lực giới tính
○ Tạo một cộng đồng hiểu biết và đồng cảm hơn cho phụ nữ và nạn nhân
○ Có thể tạo ra những cuộc tranh biện và đẩy nhanh những chính sách
bảo vệ phụ nữ của chính phủ
○ Khiến phụ nữ cảm thấy ít stress, an toàn hơn và khiến họ cảm thấy tự
do, thoải mái, và tự tin hơn.
● Link:
○ Chúng tôi đã chứng minh rằng bất chấp việc những biện pháp này có
thể được sử dụng hay không, nó vẫn bảo vệ phụ nữ bằng nhiều cách
độc lập.

6
Debater’s Starter Pack

Phong trào xã hội


Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

Tổng quan
Bất bình đẳng
1. Sự không bằng nhau về cơ hội hoặc lợi ích giữa các cá nhân khác nhau
và giữa những nhóm người khác nhau trong xã hội.
2. Các loại bất bình đẳng
● Bất bình đẳng giới
● Bất bình đẳng sắc tộc
● Bất bình đẳng giai cấp

Phong trào xã hội


1. Tập hợp của các cá nhân cùng chung mục tiêu thay đổi những bất công
xã hội
2. Các giai đoạn
● Giai đoạn 1: Nhận biết vấn đề
● Giai đoạn 2: Phát triển cơ sở đấu tranh
● Giai đoạn 3: Phát triển cao hơn
3. Mục tiêu của phong trào xã hội là truyền đạt thông điệp thay đổi xã hội
và bảo vệ những nhóm yếu thế. Tuy nhiên, tùy vào từng giai đoạn khác
nhau sẽ có những phương pháp và ưu tiên khác nhau
4. Các phương thức đấu tranh
a. Chiến thuật thỏa hiệp
● Lập trường: Phong trào nhận thấy rằng sẽ rất khó để có
● thể đạt được sự thay đổi hoàn toàn, nên họ tập trung nâng
cao vị thế của mình trong xã hội nhằm thỏa hiệp lấy 1 kết
quả có lợi.
● Chiến lược: Nhắm tới những điểm chung có lợi cho cả 2 bên
nhằm thỏa hiệp. Nhấn mạnh điểm chung giữa các nhóm
(VD: #heforshe)
● Đánh đổi: Đánh mất đi bản chất của phong trào. Tự thừa
nhận một số định kiến xã hội.

1
Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

b. Chiến thuật đối đầu


● Lập trường: Phong trào phản ứng trực tiếp với bất công,
chèn ép và tấn công từ xã hội. Đối đầu và bạo động được
coi như là một hình thức tự vệ chính đáng.
● Chiến lược: Sử dụng bạo động nhằm đưa ra các yêu cầu đòi
hỏi sự công bằng và bảo vệ quyền lợi nhóm yếu thế (VD:
Black Lives Matter)
● Đánh đổi: Dễ dẫn tới căng thẳng, xung đột leo thang. Bị mất
hình tượng, trở thành nhóm bạo động.

Các mâu thuẫn


Giai đoạn 1 >< Giai đoạn 2
1. Tính nhất quán
Ở giai đoạn I, việc định hình và định hướng phong trào xã hội là hết sức
quan trọng. Vì vậy, việc tạo ra một nhóm độc nhất gồm những người yếu
thế là điều hết sức quan trọng nhằm tạo ra tính thống nhất khi xác định
và hiểu vấn đề nhằm đưa ra giải pháp bảo vệ nhóm yếu thế.
2. Tính bao hàm
Tuy nhiên, giai đoạn II cho rằng để phong trào có thể phát triển, việc cần
thiết là phải bao quát cả những nhóm đối tượng ngoài phong trào để lấy
được sự ủng hộ xã hội, kể cả khi điều đó có nghĩa là phong trào xã hội
phải thỏa hiệp và các nhóm yếu bị mất đi tiếng nói trong chính phong
trào của mình.

Giai đoạn 2 >< Giai đoạn 3


1. Quyền tập thể
Giai đoạn II tập trung vào việc bảo vệ quyền lợi của cả nhóm yếu thế.
Phong trào ở giai đoạn này thường sẽ tập trung đẩy mạnh vị thế của
nhóm người đó, thay vì bảo vệ quyền lợi của những cá nhân riêng lẻ, và
những hành động riêng lẻ của cá nhân khi bị cho rằng sẽ ảnh hưởng
đến quyền lợi của phong trào cũng sẽ bị chỉ trích.

2
Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

2. Quyền cá nhân
Ở giai đoạn III, phong trào xã hội lại tập trung nhiều hơn vào quyền tự
do lựa chọn của những cá nhân trong nhóm yếu thế, thay vì coi họ như
là một phần của tập thể và sử dụng họ cho mục đích nhóm.

Giai đoạn 1 >< Giai đoạn 3


1. Quyền tập thể
Giai đoạn I cần có sự nhận thức của một số lượng người lớn trong nhóm
yếu thế, bởi vậy phong trào trong giai đoạn I sẽ phổ biến những thông
điệp chung, có tính khái quát nhằm tạo ra làn sóng nhận thức, truyền
cảm hứng cho các nhóm yếu thế và từ đó hình thành phong trào.
2. Quyền cá nhân
Ở giai đoạn III, phong trào xã hội quan tâm nhiều hơn tới những vấn đề
của nhóm intersectionality, vì vậy họ sẽ cần phải có những thông điệp
sâu hơn, đi vào vấn đề cụ thể để có thể làm rõ vấn đề và tìm sự giúp đỡ
từ xã hội cho vấn đề đó, ví dụ: Microaggression.

Phong trào nữ quyền


Tổng quan
1. Là một chuỗi phong trào xã hội, phong trào chính trị, và các hệ tư tưởng
nhằm định nghĩa và thiết lập sự bình đẳng trong chính trị, kinh tế, văn
hóa và xã hội cho người phụ nữ.
2. Gồm 4 làn sóng
● Làn sóng 1: Đòi quyền cơ bản
● Làn sóng 2: Đấu tranh chống bất công xã hội
● Làn sóng 3: Bảo vệ sự lựa chọn
● Làn sóng 4: Sử dụng MXH làm nền tảng chính

3
Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

Các làn sóng


1. Làn sóng 1
● Thời gian: Thế kỉ 19 và 20
● Mục đích: Những quyền cơ bản của phụ nữ (VD. quyền bầu cử,
quyền được giáo dục,...)
● Nhóm đối tượng tham gia: Phụ nữ da trắng ở tầng lớp thượng lưu
và trung lưu trong xã hội
2. Làn sóng 2
● Mục đích
○ Sự bình đẳng về văn hóa và chính trị
○ Đi xa hơn quyền cơ bản, tập trung phá bỏ định kiến giới
○ Nâng tầm vị thế người phụ nữ lên ngang bằng người đàn
ông
● Vấn đề
○ Định kiến giới (phụ nữ chỉ nên làm nội trợ, con gái không
thông minh bằng con trai,...)
○ Đối xử bất công với phụ nữ trong những môi trường khác
nhau (làm việc, cuộc sống,...)
○ Nâng cao vị trí và tiếng nói của người phụ nữ
● Đặc điểm
○ Có tính khái quát hóa cao (gộp những người phụ nữ vào 1
nhóm và nâng tầm vị trí của phụ nữ như 1 tổng thể)
○ Hoạt động thành tổ chức lớn, có mục tiêu, định hướng,
phương hướng hoạt động cụ thể
○ Có thể cục đoan
■ Tấn công, xu hướng hạ bệ đàn ông
■ Tấn công những người phụ nữ không đi theo phong
trào
3. Làn sóng 3
● Vấn đề
○ Quyền lợi nhiều nhóm đối tượng
○ Quyền lựa chọn của cá nhân phụ nữ
○ Sự cực đoan của làn sóng 2

4
Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

● Đặc điểm
○ Bảo đảm quyền lựa chọn của phụ nữ: đảm bảo môi trường
để phụ nữ tự do lựa chọn mà không bị ảnh hưởng bởi bất kì
yếu tố nào
○ Những lựa chọn có thể là đấu tranh, chấp nhận,...
→ ưu tiên tác động đối với cá nhân hơn là với xã hội

Ví dụ - Phong trào #Heforshe


1. Mục tiêu
● Xóa bỏ định kiến xã hội dành cho cả 2 giới
● Phương hướng: 2 giới cùng chung tay tham gia thông qua việc lan
tỏa thông điệp trên các nền tảng mạng xã hội
2. Vấn đề
● Gián tiếp thừa nhận sự lệ thuộc của nữ giới vào nam giới
● Việc kêu gọi nam giới cùng tham gia phong trào khiến nhiều nhóm
phụ nữ muốn độc lập, không muốn phụ thuộc vào nam giới, không
thấy phù hợp với phong trào
● Nhóm phụ nữ cảm thấy nam giới đang có quá nhiều tiếng nói, tác
động trong phong trào của mình

Các bước áp dụng


3 bước xây hệ thống luận điểm
1. Xác định mâu thuẫn: Mâu thuẫn chính của trận đấu là gì?
2. Xây dựng bối cảnh phù hợp
● Vì sao đây là bối cảnh chính của trận tranh biện?
● Phong trào xã hội đang ở giai đoạn nào?
● Đâu là mục tiêu chính của phong trào xã hội?
3. Xây dựng cơ chế và tác động
● Cơ chế
○ PTXH hoạt động như thế nào?
○ PTXH đó thành công vì sao?
● Tác động

5
Debater’s Starter Pack | Phong trào xã hội

Cách tìm hiểu


1. Mục đích
● Hiểu rõ bối cảnh để dễ dàng xác định mâu thuẫn
● Tạo dựng cơ chế và tác động tốt hơn với những ví dụ
● Tạo lợi thế trong trận đấu và tránh những hiểu nhầm không đáng
có do thiếu kiến thức
2. Cách tìm hiểu - nền tảng
● Tên phong trào, mục đích, làn sóng của phong trào
● Bối cảnh và lịch sử hình thành
● Đối tượng tham gia
● Những giai đoạn mà phong trào đang diễn ra
● Những mâu thuẫn có thể xảy ra trong phong trào, và giữa phong
trào với các tác nhân khác
● Tìm thông tin, dẫn chứng cho các mâu thuẫn đó

6
Debater’s Starter Pack

Quan hệ quốc tế
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

Các chủ thể trong quan hệ quốc tế


Quốc gia
1. Phân loại
● Theo hệ thống chính trị: Tư bản chủ nghĩa – Xã hội chủ nghĩa -
Quân chủ - Dân chủ
● Theo quyền lực: siêu cường quốc – đại cường quốc - cường quốc
khu vực – cường quốc tầm trung – cường quốc nhỏ - quốc gia tầm
trung - quốc gia nhỏ, siêu nhỏ
● Theo chính sách: Bá quyền – Trung lập – Lệ thuộc
2. Lợi ích quốc gia
● An ninh
○ Bảo vệ quốc gia
○ Khẳng định sức mạnh quân sự
○ Khẳng định vị thế và ảnh hưởng đối với QG khác
● Phát triển
○ Kinh tế
○ Chính trị
○ Khoa học
○ Văn hóa
○ …
● Vị thế
○ Quyền lực quốc gia, trong đó có chính trị quốc tế
○ Vai trò và sự công nhận trong các tổ chức liên chính phủ &
luật pháp quốc tế

1
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

Phi quốc gia


1. Thông tin chung
● Bao gồm các Tổ chức Liên chính phủ (IGOs) và các Tổ chức Phi
chính phủ (NGOs)
● Các tổ chức Liên chính phủ
○ Lợi ích phụ thuộc vào lợi ích các quốc gia thành viên
○ Có ý chí chính trị hướng tới hợp tác, biểu hiện qua các văn
kiện
○ Có các thường trực đảm bảo sự phát triển liên tục của tổ
chức (sức mạnh IGOs lúc nào cũng mạnh hơn bất cứ thành
viên nào)
○ Có quyền độc lập ra các quyết định (VD: Trump công nhận
cao nguyên thuộc Israel – UN: không công nhận, mặc dù Mỹ
đóng 22% phí Liên hợp quốc).
2. Liên Hợp Quốc
● Mục tiêu thành lập
○ Duy trì hòa bình và an ninh quốc tế.
○ Phát triển quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia dựa trên sự
tôn trọng các nguyên tắc về quyền bình đẳng và tự quyết
của các dân tộc. Đạt được hợp tác quốc tế trong việc giải
○ quyết các vấn đề quốc tế theo đặc điểm kinh tế, xã hội, văn
hóa, tính nhân đạo và trong việc thúc đẩy và khuyến khích
sự tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản cho tất
cả mọi người.
○ Có chức năng như một trung tâm phối hợp hài hòa hoạt
động của các quốc gia để đạt được những mục đích chung.
● Mức độ can thiệp
○ Không can thiệp vào công việc nội bộ các nước
○ Chỉ có lực lượng gìn giữ hòa bình, không có lực lượng cưỡng
chế

2
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

3. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


● Mục tiêu thành lập
○ Hợp tác hiệu quả hơn nhằm sử dụng tốt hơn ngành nông
nghiệp và công nghiệp mở rộng thương mại, bao gồm việc
nghiên cứu các vấn đề liên quan đến thương mại hàng hóa
quốc tế, cải thiện các phương tiện giao thông, liên lạc, nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân
○ Thúc đẩy nghiên cứu về Đông Nam Á
○ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi với các tổ chức quốc tế
và khu vực có tôn chỉ và mục đích tương tự, và tìm kiếm các
phương thức để có thể hợp tác chặt chẽ hơn giữa các tổ
chức này.
● Mức độ can thiệp
○ Là khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can
thiệp dưới bất cứ hình thức nào của các cường quốc bên
ngoài
○ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau
4. Liên minh châu Âu
● Mục tiêu thành lập
○ Xây dựng thị trường nội địa châu Âu thống nhất, đảm bảo
sự tự do lưu thông của con người, hàng hoá và dịch vụ
○ Mở rộng tiến trình xây dựng liên minh về chính trị: liên kết
trong lĩnh vực đối ngoại, an ninh quốc phòng nhằm tăng
cường an ninh của liên minh và của các nước thành viên
○ Bảo vệ các quyền lợi cơ bản và sự độc lập của liên minh
○ Giữ gìn hòa bình và an ninh quốc tế

Cá nhân
1. Các cá nhân tiêu biểu
● Chính trị
● Kinh tế
● Truyền thông
2. Tác động của các chủ thể cá nhân

3
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

● Tích cực: tạo ảnh hưởng lan tỏa, dễ tiếp cận


● Tiêu cực: khó đoán định, khó kiểm soát

Lý thuyết QHQT cơ bản

Chủ thể Tính chất Quá trình Bản chất Tương lai

Hiện Quốc gia Vô chính Xung đột Đấu tranh Không có


thực phủ -> Tự giành hòa bình
cứu lấy quyền lực
mình

Tự do Quốc gia và Vô chính Hợp tác và Hợp tác và Xung đột


các tổ chức phủ nhưng phụ thuộc phụ thuộc và chiến
QT, nhóm vai trò của lẫn nhau lẫn nhau tranh được
XH,... các tổ chức khắc phục
QT, luật
pháp QT
tăng

Các vấn đề khu vực


Xung đột Mỹ - Trung
● Tính chất: Cạnh tranh và phụ thuộc lẫn nhau
● Diễn biến
○ Chiến tranh thương mại
○ Trong đại dịch Covid-19
○ Các lĩnh vực khác: KHCN, giáo dục, văn hóa,....
○ Cạnh tranh ảnh hưởng tại các khu vực
● Vấn đề Đài Loan/Hong Kong
○ Mỹ ủng hộ Chính sách tự do, độc lập để hạn chế ảnh hưởng của
Trung Quốc
○ Chính sách Một Trung Quốc (One China Policy)
● Chiến tranh thương mại

4
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

○ Xảy ra dưới thời Donald Trump


○ Mỹ ủng hộ tự do thương mại (không rào cản kinh tế, không gián
điệp thương mại, không ăn cắp bản quyền, ...)

Xung đột Mỹ - Triều


● Vấn đề Phi Hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên
○ Lý do Triều Tiên sở hữu vũ khí hạt nhân và sức mạnh thực sự hiện
nay là gì?
○ Tiến trình bình thường hóa quan hệ và phi hạt nhân hóa
○ Bài học từ Iran – P5+1
● Bình thường hóa quan hệ Bắc - Nam Triều Tiên
○ Sự khác biệt về luồng tư tưởng
○ Nguyện vọng thống nhất của 2 quốc gia

Vấn đề Biển Đông


● Tại sao Biển Đông lại quan trọng?
○ Lợi ích kinh tế (trữ lượng dầu mỏ, đánh bắt cá, khu vực giao
thương hàng hải)
○ Lợi ích quân sự (Vùng nhận diện phòng không, đảo phòng không,
...)
● Các vấn đề tranh chấp hiện nay
○ Định nghĩa các thực thể trên biển (đảo, đá, đảo chìm, đảo nổi,... -
UNCLOS 1982)
○ Tranh chấp vùng đặc quyền kinh tế,lãnh hải
○ Tranh chấp chủ quyền các thực thể

Khu vực Trung Đông


1. Vấn đề Israel - Palestine
● Vùng đất cổ có niên đại hàng ngàn năm. Người Israel từng ở đây
vào thời cổ đại, trước Công nguyên, trước khi bị đế chế Ottoman
chiếm đóng
● 1947, nghị quyết 141 cho phép người Do Thái trở về xây dựng quê
hương, tạo nên nhà nước Israel

5
Debater’s Starter Pack | Quan hệ quốc tế

● 2 cuộc chiến lớn với người Hồi Giáo: 1947, 1967


● Israel thu được nhiều vùng đất quan trọng như dải Gaza,
Jerusalem (thủ đô tự xưng)
● Tổ chức PLO ra đời năm 1974, hình thành bộ máy quản lí của
Palestine.
● Giải pháp 1 lãnh thổ, 2 quốc gia
2. Vấn đề Syria, Libya, Iran
● Chiến tranh Iraq 2003
● Syria: thân Nga, đứng đầu là Tổng thống Bashar Assad
● Libya: đứng đầu là Tổng thống Gaddafi
● Iran: đứng đầu là Houdi, sở hữu vũ khí hạt nhân
● Hiệp định P5+1

Liên minh châu Âu


1. Brexit - Dân túy
● Chủ nghĩa dân túy: Chống lại tầng lớp tinh hoa cũ, đưa ra các lời
hứa phù hợp với mong muốn của người dân nhưng chưa chắc
thực tiễn
● Nợ công Hy Lạp + Tây Ban Nha
● Anh tìm cách rời khỏi EU năm 2016, chính thức rời khỏi 2020
● Lợi ích: thoát khỏi ràng buộc, tự chủ về chính sách
● Tác hại: Mất đi lợi ích kinh tế, mất đi các hiệp định thương mại tự
do
2. Người nhập cư
● Làn sóng nhập cư châu Âu nóng lên năm 2016 sau khi chiến
tranh bùng nổ ở Trung Đông
● Bất đồng ngôn ngữ, văn hóa
● Nguy cơ khủng bố

6
Debater’s Starter Pack

Truyền thông và
văn hóa
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

Nghĩa vụ của ngành báo chí, truyền thông


● Không bịa đặt, dối trá
● Đưa tin một cách cân bằng, không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân
● Không ủng hộ hoặc chỉ trích một cách vô cớ – cần đưa ra bằng chứng/lời
giải thích hợp lý

Một số vấn đề nổi bật


Sự kiểm duyệt và tự do ngôn luận

Sự kiểm duyệt
Sự ngăn chặn lời nói, giao tiếp công khai hoặc thông tin khác

Ví dụ: Trung Quốc có một bức tường lửa nhằm ngăn chặn việc đăng tải và truy
cập thông tin không được phê duyệt bởi chính phủ

Tự do ngôn luận
Nguyên tắc củng cố cho quyền tự do của một cá nhân trong việc biểu đạt quan điểm
và ý kiến cá nhân mà không bị trả đũa, kiểm duyệt hoặc xử phạt

Quyền tự do ngôn luận đặc biệt quan trọng trong những trận tranh biện liên
quan đến sự kiểm duyệt của chính phủ. Nguyên tắc này cho phép người dân
chỉ trích những chính phủ không hiệu quả hoặc áp bức mà không sợ bị truy tố.

Kiểm duyệt doanh nghiệp

Kiểm duyệt doanh nghiệp


Khi một công ty cố gắng che giấu, giả mạo, bóp méo hoặc làm sai lệch thông tin mà
công chúng nhận được.

Sự kiểm duyệt doanh nghiệp thường mang ý nghĩa tiêu cực nhưng có thể có lợi
hoặc cần thiết trong một số trường hợp.

1
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

Một số lí do có thể dẫn đến sự kiểm duyệt doanh nghiệp bao gồm:
● Thiên kiến chính trị – ví dụ: những người điều hành thiên tả xóa bỏ nội
dung thiên hữu trên mạng xã hội
● Áp lực từ công chúng – ví dụ: xóa một tài khoản trên mạng xã hội do
phản ứng dữ dội từ xã hội và người dùng
● Lợi nhuận – ví dụ: bóp méo thông tin vạch trần hành vi trái phép của
một công ty để tránh gây tổn hại đến doanh số bán hàng

Sự kiểm duyệt doanh nghiệp có thể được coi là tốt hoặc cần thiết khi được
dùng để tạo ra những không gian an toàn. Nhiều nền tảng mạng xã hội như
Twitter và Facebook có các quy định hạn chế phát ngôn nhằm bảo vệ người
dùng. Một số ví dụ về nội dung bị cấm bao gồm:
● Bạo lực – người dùng không được đe dọa bạo lực đối với một cá nhân
hay nhóm người nào
● Chủ nghĩa khủng bố/chủ nghĩa cực đoan bạo lực – người dùng không
được khuyến khích chủ nghĩa khủng bố hoặc cực đoan bạo lực
● Hành vi thù địch – người dùng không được cổ xúy bạo lực, đe dọa hoặc
quấy rối người khác trên cơ sở chủng tộc, sắc tộc, nguồn gốc quốc gia,
đẳng cấp, khuynh hướng tình dục, giới tính, nhân dạng giới tính, tôn
giáo, tuổi tác, khuyết tật hay bệnh tật

Mặt khác, sự kiểm duyệt doanh nghiệp thường bị coi là vi phạm quyền tự do
ngôn luận. Tuy nhiên, trong các trận tranh biện, ta có thể nói rằng quyền tự do
ngôn luận không tuyệt đối và có thể bị hạn chế nếu có thể gây hại hoặc gây
xúc phạm tới người khác (đặc biệt là các nhóm thiểu số, yếu thế) và miễn là
việc đó không làm đánh mất khả năng chống lại hành vi quấy rối, áp bức.

Lưu ý: Các tập đoàn không bị ràng buộc bởi Tu chính án 1 của Hiến pháp Hoa
Kỳ (tu chính án I đảm bảo quyền tự do tôn giáo, ngôn luận, báo chí, họp hội, và
kiến nghị)

Ví dụ: Vào năm 2018, Twitter đã cấm nhà lý thuyết âm mưu Alex Jones vì ​có
hành vi lăng mạ các phóng viên và chính trị gia trên Đồi Capitol.

2
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

Buồng phản hồi


Buồng phản hồi
Một môi trường nơi người bên trong chỉ tiếp cận những thông tin, quan điểm giúp phản
ánh và củng cố quan điểm sẵn có của họ.

Trong buồng phản hồi, niềm tin được khuếch đại và củng cố bằng cách giao
tiếp và lặp lại bên trong một hệ thống khép kín. Điều này xảy ra do các nền
tảng mạng xã hội đề xuất nội dung cho bạn dựa trên dữ liệu đã được thu thập
bằng cách sử dụng các thuật toán. Kết quả là bạn được kết nối với những nội
dung đồng quan điểm với bạn, kể cả về niềm tin chính trị, tôn giáo.

Tin giả
Tin giả
Thông tin không chính xác, sai lệch được tạo ra với mục đích đánh lừa người đọc

● Chúng ta hiện đang sống trong “thời đại của thông tin sai lệch” → các
rào cản ngăn chặn việc lan truyền thông tin là cực kỳ thấp
● Internet cho phép bất kỳ ai xuất bản, chia sẻ và tiêu thụ thông tin và tin
tức với ít quy định hoặc tiêu chuẩn biên tập → tin giả rất dễ được xuất
bản và lan truyền

Xu hướng gây giật gân


Các công ty truyền thông (đặc biệt trên mạng xã hội, nơi các bài báo chỉ được hiển thị
dưới dạng đoạn trích ngắn) thường có động cơ phóng đại và kịch tính hóa tin tức để
thu hút nhiều độc giả hơn → điều này có thể dẫn đến việc báo cáo thông tin sai lệch

Hoạt động xã hội trên các nền tảng truyền thông


Một thể loại hoạt động xã hội qua các phương tiện và công nghệ truyền thông
(ví dụ: phong trào #BlackLivesMatter và #MeToo). Theo cách này, mạng xã hội
có thể được coi là một công cụ hữu ích cho các phong trào xã hội. Phong trào
này cũng đã thúc đẩy và làm nổi bật xu hướng hoạt động xã hội để gây dựng
hình ảnh thay vì do thực sự ủng hộ phong trào (performative activism).

3
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

Sự riêng tư
Để sinh lợi nhuận, các công ty mạng xã hội thu thập dữ liệu cá nhân của người
dùng để sử dụng trong quá trình phát triển các thuật toán quảng cáo.

Ví dụ: Vụ bê bối Facebook - Cambridge Analytica


● Vào đầu năm 2018, một số hãng báo đã đưa tin rằng Cambridge
Analytica, một công ty phân tích dữ liệu có liên kết với chiến dịch tranh
cử của Donald Trump đã thu thập dữ liệu cá nhân của 87 triệu người
dùng Facebook mà không có sự đồng ý của họ.
● Dữ liệu người dùng được thu thập qua một ứng dụng đố vui trên
Facebook. Ứng dụng này đã thu thập dữ liệu từ những người dùng và
khai thác lỗ hổng trong điều khoản sử dụng của Facebook để thu thập
dữ liệu từ bạn bè của họ
● Cambridge Analytica đã sử dụng dữ liệu đó để xây dựng một cơ sở dữ
liệu tiếp thị dựa trên sở thích và mối quan tâm của mỗi người

Văn hóa tẩy chay


Văn hóa tẩy chay
Việc ngừng ủng hộ ai đó một cách công khai (đặc biệt trên mạng xã hội) để bày tỏ sự
không đồng tình và tạo ra áp lực xã hội

Những người ủng hộ văn hóa tẩy chay cho rằng:


● Điều này ngăn ngừa gây tổn hại cho các nhóm yếu thế vì mọi người sẽ
thận trọng hơn đối với phát ngôn có thể gây xúc phạm
● Điều này bắt buộc những người có phát ngôn, hành vi gây hại phải chịu
trách nhiệm cho cách hành xử của mình

Những người phản đối văn hóa tẩy chay cho rằng:
● Điều này ngăn chặn sự tự do ngôn luận do nỗi sợ bị trừng phạt
● Nó có thể thúc đẩy chủ nghĩa cực đoan vì một số người sẽ cho rằng họ
đang bị các phương tiện truyền thông chính thống áp bức
● Điều này không thể dẫn đến sự thay đổi có ý nghĩa vì tập trung quá
nhiều vào việc trừng phạt người có hành vi xấu thay vì giải quyết vấn đề

4
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

Kiến nghị mẫu | Ủng hộ


Chúng tôi phản đối sự phổ biến của các video dạy ngắn

Nền
➔ Các video dạy ngắn không trở nên phổ biến như bây giờ
● Mục tiêu: chất lượng giáo dục – thông tin chính xác, hữu ích
● Video dạy ngắn
○ Thường rất ngắn (1-3 phút) → không đủ thời gian để giải thích các chủ
đề phức tạp một cách đầy đủ
○ Lưu hành chủ yếu trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok
○ Ai cũng có thể đăng tải → video không được kiểm chứng và chất lượng
có thể không đảm bảo
○ Không bao gồm nội dung từ những nguồn như Khan Academy, v.v.

Luận điểm
1. Thông tin sai lệch có thể dễ dàng lan truyền
a. Chất lượng thấp
i. Thứ nhất: Các video rất ngắn và thường tập trung vào những
chủ đề có thể phức tạp hơn như tâm lý hoặc kỹ năng sống
1. Những chủ đề này đòi hỏi thời gian để giải thích và hiểu
2. Ví dụ: sinh viên chuyên ngành tâm lý học ở bậc đại học
phải trải qua 4 năm học mới được trang bị đầy đủ → khối
lượng và độ phức tạp của kiến ​thức này không thể bị nhét
vào những video độ dài 1-3 phút trên mạng xã hội
ii. Thứ hai: Những dạy có thể không đủ năng lực chuyên môn
1. Bất kỳ ai có thể đăng tải bất kỳ nội dung gì trên MXH
2. Ngay cả khi có quy định, báo cáo người dùng, việc này xảy
ra sau khi video đã được đăng → quá muộn
3. For example: by the time Plandemic, a documentary
promoting misinformation about the COVID pandemic
was removed, it had already reached millions of people
4. Ví dụ: vào thời điểm Plandemic, một bộ phim tài liệu đưa
ra thông tin sai lệch về đại dịch COVID bị xóa, nó đã được
xem bởi hàng triệu người
iii. Thứ ba: Người đăng có thể kịch tính hóa hoặc đơn giản hóa nội
dung quá mức để thu hút người xem

5
Debater’s Starter Pack | Truyền thông và văn hóa

1. Những câu nói, thông tin bắt mắt, kịch tính sẽ mang lại
nhiều lượt xem và lợi nhuận hơn
b. Số lượng cao
i. Những video này được đăng tải bởi lượng người rất lớn
ii. Do đó, ta không thể sàng lọc và kiểm chứng mọi video trước khi
nó được đăng lên mạng xã hội
c. Ảnh hưởng
i. Video có chất lượng thấp và có thể dễ dàng lan truyền
ii. Nhiều người xem còn trẻ hoặc thiếu kiến ​thức về những lĩnh vực
được đề cập đến trong các video dạy ngắn
iii. Người xem sẽ tin vào những thông điệp và thông tin sai lệch
được lan truyền qua những video này
iv. Điều này có thể dẫn đến kiến ​thức không chính xác, cản trở việc
học của người xem và có thể là trở ngại cho việc hấp thụ kiến
​thức chất lượng từ các nguồn chính thống
v. Điều này còn có thể dẫn đến thương tích hoặc tử vong nếu người
xem làm theo những lời khuyên có thể gây nguy hiểm
2. Cản trở quá trình học
a. Làm coi rẻ giá trị của kiến thức
i. Khi người xem thấy nội dung được dạy trên giảng đường đại học
hoặc qua nghiên cứu được gói gọn thành các video ngắn, đơn
giản, dài 1-3 phút, họ có thể coi trường học và những nguồn
chính thống khác là ít quan trọng hoặc cần thiết hơn
b. Đánh mất nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin
i. Người xem có thể nghĩ rằng họ đã biết đủ từ những video này tuy
chúng thường đơn giản hóa và trình bày thông tin không đầy đủ
ii. Vì tâm lý này, đại đa số sẽ cảm thấy không cần phải nghiên cứu
thêm hoặc tìm hiểu thêm về chủ đề
iii. Một số có thể coi thường, không theo đuổi bằng cấp vì họ nghĩ
rằng kiến ​thức họ có từ các video ngắn là đủ
c. Ảnh hưởng
i. Ít sẵn sàng học hỏi và nghiên cứu → học sinh ít kiến thức và khó
tiếp thu thông tin mới→ ít nhu cầu, khả năng theo đuổi giáo dục
nâng cao hơn
ii. Lực lượng lao động có ít kỹ năng → dẫn đến mức năng suất và
mức tăng trưởng kinh tế/công nghệ thấp hơn

You might also like