Vợ Chồng A Phủ

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Vợ chồng A Phủ

Trong “Thế giới văn chương, Đặng Tiến đã từng khẳng định: “ Văn học tạo vẻ đẹp cho những
dòng nước mắt và biến nỗi thống khổ của loài người thành tiếng hát vô biên.” Quả thật vậy, mỗi
trang viết là mỗi trang đời, thấm đẫm nỗi buồn thương của một kiếp người. Với một tấm lòng
đong đầy tình yêu với con người, với quan niệm viết văn là quá trình nói ra sự thật, mà đã là sự
thật thì không hề tầm thường, “Vợ chồng A Phủ” đã được chắp bút bởi nhà văn Tô Hoài. Đặc
biệt, đoan trích; “ Ngày Tết, Mị cũng uống rượu…. thấy Mị rút thêm cái áo.” đã để lại ấn tượng
mạnh mẽ về sức sống tiềm tang của Mị khiến người đọc khi gấp trang sách lại vẫn không thể nào
quên.
Nhắc đến Tô Hoài là nhắc đến một cây bút vàng trong làng văn học hiện đại Việt Nam, những
tác phẩm ông để lại cho đời, góp vào kho tang văn học Việt Nam đều là những tác phẩm có giá
trị, tiêu biểu là: Dế Mèn phiêu lưu kí, Nhà nghèo,.. Và đặc biệt “ Vợ chồng A phủ”- kết quả của
8 tháng để thương để nhớ khi cùng bộ đội đi công tác ở nơi núi rừng Tây Bắc năm 1952. Truyện
được in trong tập Truyện tây Bắc vào năm 1953, đoạn trích trên thuộc Mị và A Phủ ở Hồng
Ngài. Về chủ đề, VCAP là một tác phẩm mang dáng dấp của thời đại khi viết về số phận nô lệ,
đau khổ và vùng lên để đấu tranh giành lấy tự do, hạnh phúc đời mình của người dân miền núi
Tây Bắc thông qua nhân vật Mị dưới ách thống trị của cường quyền, thần quyền. Đoạn trích trên
là diễn biến tâm trạng của Mị vào mùa xuân, khi Mị đã về làm dâu nhà thống lí, sau những chuỗi
ngày “ sống là kéo dài những ngày đã chết”, những cảm xúc sống tiềm tàng trong Mị được khơi
dậy.
Dịp Tết trong thơ ca từ xưa đến nay không thật khó để bắt gặp. Có thể kể đến Cảnh ngày xuân
của đầy thoáng đạt, tinh khôi, trong trẻo, đầy thanh nhã của đại thi hào Nguyễn Du:
“ …Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa…”
Tuy nhiên, thời khắc chuyển giao từ đông sang xuân của Hồng Ngài là một cái gì đó rất khác, rất
đậm chất Tây Bắc. Cái gió và rét dữ dội của mùa xuân sớm năm ấy cũng không thể làm trầm đi
không khí Tết đầy rạo rực. Những chiếc váy hoa xòe dân tộc vẫn rực rỡ, những tiếng đánh bao,
tiếng sáo hay tiếng cười rộn rã vẫn vang vọng cả một không gian. Giữa những sống động của
nhân gian, “ Mị cũng uống rượu “. Tại sao lại là từ “cũng” mà không phải đã, hay đang hay liền.
Đây là một cách sử dụng từ ngữ rất tài ba của Tô Hoài. “ cũng” là bởi Mị cũng muốn giống
người ta, thấy người ta uống, Mị cũng uống, Mị khát khao hòa nhập xiết bao. Để rồi, dẫu không
được phép, Mị vẫn “lén lấy hũ rượu, uống ực từng bát”. Đây rõ là không phải cách uống của
người thưởng xuân hay người thèm rượu, mà là uống cho đỡ sầu. Khi men rượu cồn cào, nóng
hổi cả ruột gan, Mị hồi tưởng về những ngày cũ, về cái quá khứ huy hoàng của Mị. Ở cái độ tuổi
xuân thì ấy, Mị là một bông hoa của núi rừng Tây Bắc. Mị xinh đẹp và thổi sáo giỏi, “ có biết
bao người mê, cứ ngày đêm thổi sáo đi theo Mị”. Những hồi ức tươi đẹp cùng với men say
chuếch choáng ấy đã đánh thức Mị, Mị đã ý thức về sự sống của mình. Như một tia lửa điện nhỏ
vừa bắn ra, một hơi lửa nhỏ thôi nhưng vậy cũng đã đủ, Mị không còn vô tri vô giác nữa, những
nhân tố tác động bên ngoài ấy đã bén vào tâm hồn Mị một cảm giác, một sức sống, để rồi từ đó,
dẫn đến sự tỉnh ngộ, thức tỉnh của Mị.
Muốn tìm đầu mối của tác phẩm, phải chăng ta nên đi sâu vào trong tâm hồn tác giả. Với cái
nhìn nặng tình với cuộc đời, với con người, nhà văn Tô Hoài không thể chỉ đứng nhìn. Ngòi bút
nhân đạo của ông đã len lỏi vào sâu trong tâm hồn Mị để giúp Mị thức tỉnh. Lúc này, rượu tan,
tiệc cũng tàn, Mị vẫn ngồi “lịm mặt”, “ngồi trơ” giữa nhà có thể nói men rượu như một liệu
thuốc ngưng đọng đối với tâm trí Mị lúc này, Mị quần quật cả ngày lẫn đêm làm việc, bây giờ
mới có thể chững lại để suy nghĩ về mình, về giá trị cuộc đời của mình. Có thể nói đây là một
khoảng lặng xuất thần trong nghệ thuật miêu tả nhân vật của Tô Hoài. Rồi Mị cay đắng nhận ra
“ Chẳng năm nào A sử cho Mị đi chơi Tết”
Mị cuối cùng cũng thấy rồi, thấy đau lòng, thấy tủi nhục cho cuộc hôn nhân không tình yêu của
mình và A Sử, ngay cả sự tôn trọng tối thiểu A Sử cũng không cho Mị.
Hình ảnh căn buồng như ngục thất ấy lại xuất hiện, lại le lói những đốm mập mờ trăng trắng
nhưng Mị không còn những cảm xúc tiêu cực “ trông ra, đến bao giờ chết thì thôi nữa”, mà thay
vào đó Mị “phơi phới”, như có dòng nước mát lạnh len lỏi vào tâm hồn.Rồi Mị ý thức về giá trị
của bản thân, câu văn ngắn “Mị muốn đi chơi” xuất hiện hai lần trong đoạn trích nhấn mạnh sức
sống, khao khát được sống, được vui chơi, được hạnh phúc của Mị. Những điều hết sức bình
thường dung dị của bao người ấy, lại là khát khao xa vời của Mị. Mị đau đớn vì cuộc hôn nhân
bi kịch với người chồng đào hoa, vũ phu, rồi Mị phẫn nộ:” nếu có nắm lá ngón trong tay lúc này,
Mị sẽ ăn cho chết ngay”. Sức sống tiềm tàng của Mị đã được đánh thức. Chi tiết “nắm lá ngón”
là một chi tiết tiêu biểu, được xuất hiện trong tác phẩm nhiều lần. Tuy nhiên khác với những lần
trước, rằng Mị chẳng còn tưởng, chẳng còn thiết tha gì với cái quyền cơ bản của một con người-
quyền được chết, lần này, rõ là trong đầu Mị đã hình thành lại ý chí phản kháng. Và rồi như một
kết quả của những ngổn ngang phức tạp trong lòng, Mị chọn cách đến “ đến góc nhà, lấy ống
mỡ, xắn thêm một miếng bỏ thêm vào đĩa đèn dầu cho sáng”. Đến đây, thật quá ngưỡng mộ sự
tinh tế và tài tình đối với nghệ thuật miêu tả tâm lí của Tô Hoài. Hành động thắp đèn không phải
chọn bừa mà có, theo như quan niệm từ xưa đến nay, khi muốn một khởi đầu thuận lợi, người ta
thường có xu hướng dọn dẹp, tân trang lại không gian sống của mình, và Mị cũng không ngoại
lệ. Ngoài ra, chi tiết thắp đèn ấy còn có thể coi là thắp lên ánh sang, hy vọng cho cuộc đời người
con gái đang bị bóng đen bao phủ. Dẫu A Sử đang ở đó, Mị vẫn không ngại ngần, bởi lúc này
người Mị đã căng tràn sức sống, bóng ma thần quyền đã không khiến Mị chùn bước nữa. Như
vậy trước khi bị dập tắt khát vọng vừa trỗi dậy, Mị đã hồi sinh, tiềm tàng nhưng mạnh mẽ.
Bằng lối kể chuyện hấp dẫn, xây dựng hình tượng nhân vật tài ba, ngôn ngữ đậm chất Tây Bắc,
mộc mạc, chân thật, bình dị cùng với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật đại tài, Tô Hoài đã mở
ra một khung cảnh như trước mắt bạn đọc về miền núi Tây Bắc năm ấy, cùng với cận cảnh quá
trình hồi sinh trong tâm hồn nhân vật Mị. Nguyễn Minh Châu từng nói:” tình huống truyện là lát
cắt của đời sống” , và ở nơi đó, tính cách cũng như phẩm chất của nhân vật được bộc lộ một cách
chân thật nhất. Và đúng thật vậy, tưởng chừng sẽ chùn bước trước bi kịch cuộc đời- làm dâu gạt
nợ, Mị đã hồi sinh tiềm tang nhưng đầy mạnh mẽ, thể hiện khát vọng sống, tự do, mưu cầu hạnh
phúc trước bóng ma cường quyền và thần quyền.
…. Kết bài để sau

You might also like