Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

TRẮC NGHIỆM SINH HỌC 

11
Câu 1. Cây hấp thụ nitơ ở dạng
A. N2+ và NO3-.       B. N2+ và NH3+. C. NH4+ và NO3-.       D. NH4- và NO3+.
Câu 2. Quá trình khử nitrat là quá trình chuyển hóa
A. NO3- thành NH4+.     B. NO3- thành NO2-. C. NH4+ thành NO2-.    D. NO2- thành NO3-.
Câu 3: Cây cần dạng nito nào để hình thành axit amin?
A. NO3-  B. NH4+  C. NO2-  D. N2.
Câu 4. Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Phôtpho B. Môlipden C. Sắt D. Bo.
Câu 5: Cơ quan chủ yếu ở thực vật để thoát nước là cơ quan nào?
A. Thân B. Lá C. Cành D. Rễ.
Câu 6: Vi khuẩn Rhizobium có khả năng cố định đạm vì chúng có loại enzim nào sau đây?
A. Nitrogenaza B. Amilaza. C. Cacboxilaza. D. Nucleaza.
Câu 7: Ở thực vật sống trên cạn, loại tế bào nào sau đây điều tiết quá trình thoát hơi nước ở lá?
A. Tế bào mô giậu. B. Tế bào mạch gỗ. C. Tế bào mạch rây. D. Tế bào khí khổng.
Câu 8: Đối với các loài thực vật ở cạn, nước được hấp thụ chủ yếu qua bộ phận nào sau đây?
A. Toàn bộ bề mặt cơ thể B. Lông hút của rễ
C. Chóp rễ D. Khí khổng
Câu 9. Cây hấp thụ canxi ở dạng nào sau đây?
A. CaSO4. B. Ca(OH)2. C. Ca2+ . D. Ca.
Câu 10: Ở thực vật, nước và muối khoáng vận chuyển từ rễ lên thân là nhờ
A. mạch gỗ.       B. mạch rây. C. tế bào lông hút.       D. đai Caspari.
Câu 11: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion muối khoáng chủ yếu qua
A. miền trưởng thành.     B. miền chóp rễ. C. miền sinh trưởng.   D. miền lông hút
Câu 12. Sự xâm nhập của nước vào tế bào lông hút theo cơ chế
A. nhờ các bơm ion. B. cần tiêu tốn năng lượng. C. thẩm thấu.  D. chủ động.
Câu 13. Mạch rây có chức năng chủ yếu là gì ?
A. Vận chuyển nước B. Vận chuyển chất hữu cơ đi nuôi cây
C. Tổng hợp chất hữu cơ D. Vận chuyển muối khoáng
Câu 15: Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành
A. amôni B. nitrit. C. nitơ khí quyển. D. sunfat
Câu 16: Nguồn cung cấp nito tự nhiên cho cây là
A. Nito trong không khí và trong đất. B. Nito tự do trong không khí.
C. Nito trong nước. D. Nito trong đất.
Câu 17. Nguyên tố nào sau đây là thành phần cấu trúc của diệp lục?
A. Ag. B. Niken. C. Kali. D. Nitơ.

Câu 19: Phôtpho ở dạng nào sau đây sẽ được rễ cây hấp thụ?

A. H3PO4. B. C. P. D. P2O5.
Câu 20: Ở thực vật, nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu nào sau đây là nguyên tố đại lượng?
A. Nitơ. B. Mangan. C. Bo. D. Sắt.
Câu 21: Nguyên tố nào sau đây là nguyên tố vi lượng?
A. Cacbon B. Nito C. Molipđen D. Oxi
Câu 22: Lông hút của rễ do tế bào nào sau đây phát triển thành?
A. Tế bào mạch gỗ ở rễ. B. Tế bào mạch rây ở trễ.
C. Tế bào nội bì. D. Tế bào biểu bì.
Câu 23: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Rễ chính B. Rễ bên C. Miền lông hút D. Đỉnh sinh trưởng.
Câu 24: Yếu tố nào là nguyên nhân chủ yếu gây ra sự đóng hoặc mở khí khổng?
A. Nhiệt độ B. Nước C. Phân bón D. Ánh sáng
Câu 25: Trong các nguyên tố: N, P, K, Ca, Fe, Mg. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục?
A. N, P, Ca B. N, Mg C. K, N, Mg D. Mg, Fe
Câu 26. Sự hấp thụ ion khoáng thụ động của tế bào rễ cây phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất.     B. chênh lệch nồng độ ion.
C. cung cấp năng lượng.     D. hoạt động thẩm thấu.
Câu 27: Đai caspari có vai trò
A. cố định nitơ. B. vận chuyển nước và muối khoáng.
C. tạo áp suất rễ. D. điều chỉnh dòng nước và ion khoáng
Câu 28: Khi chuyển một cây gỗ lớn đi trồng một nơi khác, người ta cắt bỏ bớt lá nhằm mục đích nào sau đây ?
A Giảm bớt khối lượng để dễ vận chuyển.
B. Giảm tối đa lượng nước thoát ra, tránh cho cây bị thiếu nước.
C. Hạn chế hiện tượng cành bị gãy khi vận chuyển.
D. Hạn chế bộ lá bị hỏng khi vận chuyển.
Câu 30: Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ?
A. Các quản bào và ống rây. B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Ống rây và mạch gỗ. D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 33: Tưới tiêu hợp lí cho cây trồng là
A. Dựa vào điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết.
B. Dựa vào nhu cầu nước của cây, điều kiện giữ nước trong đất và thời tiết.
C. Tưới nhiều nước cho cây.
D. Dựa vào nhu cầu nước của cây.
Câu 34: Nồng độ Ca2+ trong cây là 0,5%, trong đất là 0,2%. Cây sẽ nhận Ca2+ bằng cách nào?
A. Thẩm thấu. B. Hấp thụ thụ động. C. Khuếch tán. D. Hấp thụ chủ động.
Câu 35: Cách nhận biết rõ rệt nhất thời điểm cần bón phân là
A. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của thân cây.
B. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của hoa.
C. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của lá cây.
D. Căn cứ vào dấu hiệu bên ngoài của quả mới ra.
Câu 36: Khi tế bào khí khổng trương nước thì
A. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng co lại nên khí khổng mở ra.
B. Vách dày căng ra làm cho vách mỏng căng theo nên khí khổng mở ra.
C. Vách (mép) mỏng căng ra, vách (mép) dày co lại làm cho khí khổng mở ra
D. Vách mỏng căng ra làm cho vách dày căng theo nên khí khổng mở ra.
Câu 37: Vai trò chủ yếu của Mg đối với cây:
A. Thành phần của axit nucleic. B. Thành phần của protein.
C. Thành phần của diệp lục, hoạt hóa enzim. D. Thành phần của enzim
Câu 38: Phốtpho được cây hấp thụ dưới dạng:
A. Hợp chất chứa phốtpho B. PO43-, H2PO4-
C. Phốt phát vô cơ D. H3PO4
Câu 39: Khi nói về dinh dưỡng nito ở thực vật phát biểu nào sau đây đúng?
A. Nito được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-
B. Cây trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ trong xác sinh vật
C. Cây có thể hấp thụ được nito phân tử
D. Nito là thành phần cấu tạo của protein, gluxit, lipit
Câu 40: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion.
B. Hấp thụ nước luôn đi kèm với hấp thụ muối khoáng.
C. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng ATP.
D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
Câu 41: Động lực đẩy dòng mạch gỗ là gì?
A. Lực đẩy, lực hút và sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa.
B. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa, lực liên kết và lực đẩy.
C. Sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn và cơ quan chứa, lực liên kết và lực hút.
D. Lực đẩy áp suất rễ, lực hút do thoát hơi nước và lực liên kết giữa các phân tử nước với thành mạch dẫn.
Câu 42: Nước và các iôn khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo:
A. Con đường gian bào và cơ chế thụ động. B. Con đường tế bào chất và con đường gian bào.
C. Con đường tế bào chất và cơ chế chủ động. D. Con đường gian bào và cơ chế chủ động
Câu 43. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 44: Khi nói về bón phân, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cùng một loài cây, tất cả các giai đoạn phát triển đều cần được bón phân với hàm lượng như nhau.
B. Bón càng nhiều phân thì cây sinh trưởng càng nhanh.
C. Lượng phân cần phải bón cho cây không phụ thuộc vào đặc điểm của đất mà chỉ phụ thuộc vào loài cây.
D. Các loài cây khác nhau có nhu cầu phân bón khác nhau.
Câu 45: Điểm khác biệt giữa cơ chế hấp thụ nước và hấp thụ iôn khoáng là:
A. Nước hấp thụ theo cơ chế chủ động, còn iôn khoáng hấp thụ theo cơ chế thụ động.
B. Nước hấp thụ theo cơ chế thụ động, còn iôn khoáng hấp thụ theo hai cơ chế thụ động và chủ động.
C. Nước hấp thụ theo cơ chế thụ động, còn iôn khoáng hấp thụ theo cơ chế chủ động.
D. Cả hai đều hấp thụ theo hai cơ chế chủ động và thụ động.
Câu 45: Điều kiện để có quá trình cố đinh Nitơ khí quyển xảy ra là:
A. Có vi khuẩn sống cộng sinh, có enzim, có ATP, thực hiện trong điều kiện hiếu khí.
B. Có lực khử yếu, có ATP, có enzim Nitrôgenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.
C. Có vi khuẩn Rhizôbium, có enzim Nitrôgenaza, có ATP, thực hiện trong điều kiện hiều khí.
D. Có lực khử mạnh, có ATP, có enzim Nitrôgenaza, thực hiện trong điều kiện kị khí.
Câu 46: Vai trò của các nguyên tố đại lượng đối với thực vật là:
A. Tham gia vào các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
B. Tác động đến tính chất hệ keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Cấu trúc nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
D. Tham gia vào quá trình hút nước, muối khoáng và thoát hơi nước ở lá.
Câu 47: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám
trao đổi).
C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
Câu 48: Từ chất hữu cơ trong đất muốn chuyển hóa thành amôn cần có sự tham gia của nhóm vi khuẩn nào?
A. Vi khuẩn cố định Nitơ. B. Vi khuẩn amôn hóa.
C. Vi khuẩn Nitrat hóa. D. Vi khuẩn phản Nitrat hóa.
Câu 49: Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước?
A. Là động lực đầu trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
D. Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
Câu 50: Vai trò của nguyên tố vi lượng đối với thực vật là gì?
A. Tham gia vào quá trình vận chuyển chất hữu cơ trong cây.
B. Hoạt hoá các enzim trong quá trình trao đổi chất của cây.
C. Là thành phần cấu tạo nên các chất hữu cơ trong tế bào.
D. Là thành phần cấu tạo nên vách và màng tế bào.
Câu 52. Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ trên lá xuống.
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 53: Con đường thoát hơi nước qua khí khổng có đặc điểm là
A. vận tốc lớn, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
B. vận tốc nhỏ, được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
C. vận tốc lớn, không được điều chỉnh bằng việc đóng mở khí khổng.
D. vận tốc nhỏ, không được điều chỉnh.
Câu 54: Khi xét về ảnh hưởng của độ ẩm không khí đến sự thoát hơi nước, điều nào sau đây đúng?
A. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước không diễn ra.
B. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng yếu.
C. Độ ẩm không khí càng thấp, sự thoát hơi nước càng mạnh.
D. Độ ẩm không khí càng cao, sự thoát hơi nước càng mạnh.
Câu 55: Vì sao cây không sử dụng được nitơ không khí?
A. Lượng nitơ trong khí quyển có tỉ lệ quá thấp
B. Lượng nitơ tự do bay lơ lửng trong không khí, không hoà tan vào đất cho cây sử dụng
C. Phân tử nitơ có liên kết 3 là liên kết rất bền vững cần phải hội đủ điều kiện mới bẽ gãy chúng được.
D. Lượng nitơ trong không khí có tỉ lệ quá cao
Câu 56: Bón phân quá liều thì cây bị héo và chết do:
A. Các nguyên tố khoáng vào tế bào nhiều, làm mất ổn định thành phần chất nguyên sinh của tế bào lông hút.
B. Nồng độ dịch đất cao hơn nồng độ dịch bào, tế bào lông hút không hút được nước bằng cơ chế thẩm thấu.
C. Thành phần khoáng chất làm mất ổn định tính chất lí hoá của đất
D. Làm cho cây nóng và héo lá.
Câu 57: Nguyên tố vi lượng chỉ cần với một hàm lượng rất nhỏ nhưng nếu không có nó thì cây sẽ còi cọc và có thể bị chết. Nguyên nhân là vì
các nguyên tố vi lượng có vai trò chủ yếu
A. tham gia cấu trúc nên tế bào.
B. hoạt hóa các enzim trong quá trình trao đổi chất.
C. quy định áp suất thẩm thấu của dịch tế bào.
D. thúc đẩy quá trình chín của quả và hạt.
Câu 58: Thực vật chỉ hấp thu được dạng nitơ trong đất bằng hệ rễ là:
A. Dạng nitơ tự do trong khí quyển (N2)
B. Nitơ nitrat (NO3-), nitơ amôn (NH4+).
C. Nitơnitrat (NO3-).
D. Nitơ amôn (NH4+).
Câu 59: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng ?
A. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu để kéo dài ra
B. Rễ cây phân nhánh để lan rộng ra
C. Tế bào lông hút to dần ra để tăng diện tích hấp thụ
D. Rễ hình thành nên một số lượng khổng lồ tế bào lông hút.
Câu 60: Ý nào dưới đây không đúng với sự hấp thu thụ động các ion khoáng ở rễ?
A. Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
B. Các ion khoáng hút bám trên bề mặt của keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất (hút bám
trao đổi).
C. Các ion khoáng thẩm thấu theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
D. Các ion khoáng khuếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao dến thấp.
Câu 61: Vai trò nào sau đây không phụ thuộc vào quá trình thoát hơi nước?
A. Là động lực đầu trên của quá trình hút và vận chuyển nước.
B. Tránh sự đốt nóng lá cây bởi ánh sáng mặt trời.
C. Kích thích quá trình quang hợp và hô hấp diễn ra với tốc độ bình thường.
D. Tạo ra trạng thái hơi thiếu nước của mô, tạo điều kiện cho các quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ.
Câu 62: Các ion khoáng được hấp thụ vào rễ cây theo cơ chế
A. thụ động và thẩm thấu. B. thụ động và chủ động.
C. chủ động. D. thẩm thấu.
Câu 63: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua bộ phận nào?
A. Rễ chính B. Rễ bên C. Miền lông hút D. Đỉnh sinh trưởng.
Câu 64: hành phần chủ yếu của dịch mạch rây là:
A. Nước và các ion khoáng B. Amit, ion khoáng
C. Saccarôzơ và axit amin D. Hoocmon, vitamin
Câu 65: Trong các nguyên tố: N, P, K, Ca, Fe, Mg. Các nguyên tố nào là thành phần của diệp lục?
A. N, P, Ca B. N, Mg C. K, N, Mg D. Mg, Fe
Câu 66: Ý nào sau đây không đúng khi nói về hệ rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và ion khoáng?
A. Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu để kéo dài ra
B. Rễ cây phân nhánh để lan rộng ra
C. Tế bào lông hút to dần ra để tăng diện tích hấp thụ
D. Rễ hình thành nên một số lượng khổng lồ tế bào lông hút.
Câu 67: Khi nói về dinh dưỡng nito ở thực vật phát biểu nào sau đây đúng ?
A. Nito được rễ cây hấp thụ từ môi trường ở dạng NH4+ và NO3-
B. Cây trực tiếp hấp thụ được nito hữu cơ trong xác sinh vật
C. Cây có thể hấp thụ được nito phân tử
D. Nito là thành phần cấu tạo của protein, gluxit, lipit
Câu 68: Quá trình thoát hơi nước có vai trò
A. Tạo độ mềm cho thực vật thân thảo
B. Tạo lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên
C. Giúp thải khí CO2 nhanh hơn
D. Tạo điều kiện cho chất hữu cơ vận chuyển xuống rễ cây
Câu 69. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường glucozơ, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 70. Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 71: Khi nói về sự hấp thụ nước và khoáng ở rễ cây trên cạn, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cây hấp thụ khoáng ở dạng các ion.
B. Hấp thụ nước luôn đi kèm với hấp thụ muối khoáng.
C. Hấp thụ khoáng không tiêu tốn năng lượng ATP.
D. Nước được hấp thụ vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu.
Câu 72. Giả sử nồng độ ion Ca+ ở trong tế bào lông hút của cây A là 0,001cM. Theo lí thuyết, cây A sống ở môi trường có nồng độ Ca2+ nào
sau đây thì cần phải tiêu tốn năng lượng cho việc hấp thụ ion Ca2+?
A. 0,01cM. B. 0,0005cM. C. 0,005cM. D. 0,05cM.
Câu 73. Nước và ion khoáng được di chuyển từ rễ lên lá nhờ hệ mạch nào sau đây?
A. Mạch gỗ. B. Mạch rây.
C. Cả mạch gỗ và mạch rây. D. Mạch rây và tế bào kèm.
Câu 74. Những nguyên tố nào sau đây là nguyên tố đa lượng?
A. C, H, O, S. B. C, H, Ca, Hg. C. Mo, Mg, Zn, Ni. D. Cl, Cu, H, P.
Câu 75. Mạch rây được cấu tạo từ những thành phần nào sau đây ?
A. Các quản bào và ống rây. B. Mạch gỗ và tế bào kèm.
C. Ống rây và mạch gỗ. D. Ống rây và tế bào kèm.
Câu 76. Khi nói về trao đổi nước của cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trên cùng một lá, nước chủ yếu được thoát qua mặt trên của lá.
B. Ở lá trưởng thành, lượng nước thoát ra qua khí khổng thường lớn hơn lượng nước thoát ra qua cutin.
C. Mạch gỗ được cấu tạo từ các tế bào sống còn mạch rây được cấu tạo từ các tế bào chết.
D. Dòng mạch rây làm nhiệm vụ vận chuyển nước và chất hữu cơ từ rễ lên lá.
Câu 77. Khi nói về quá trình vận chuyển các chất trong cây, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Vận chuyển trong mạch gỗ là chủ động, còn trong mạch rây là bị động.
B. Dòng mạch gỗ luôn vận chuyển các chất vô cơ, dòng mạch rây luôn vận chuyển các chất hữu cơ.
C. Mạch gỗ vận chuyển đường gluco, mạch rây vận chuyển chất hữu cơ khác.
D. Mạch gỗ vận chuyển các chất từ rễ lên lá, mạch rây vận chuyển các chất từ lá xuống rễ.
Câu 78. Thoát hơi nước qua cutin có đặc điểm nào sau đây?
A. Vận tốc lớn và không được điều chỉnh. B. Vận tốc lớn và được điều chỉnh.
C. Vận tốc bé và không được điều chỉnh. D. Vận tốc bé và được điều chỉnh.
Câu 79. Trong một thí nghiệm, người ta xác định được lượng nước thoát ra và lượng nước hút vào của mỗi cây trong cùng một đơn vị thời
gian như sau:
Cây A B C D
Lượng nước hút vào 25g 31g 32g 30g
Lượng nước thoát ra 27g 29g 34g 33g
Theo suy luận lí thuyết, cây nào không bị héo?
A. Cây A. B. Cây B. C. Cây C. D. Cây D.
Câu 80: Vai trò của các nguyên tố đại lượng đối với thực vật là:
A. Tham gia vào các phản ứng sinh hoá trong tế bào.
B. Tác động đến tính chất hệ keo trong chất nguyên sinh của tế bào.
C. Cấu trúc nên các hợp chất hữu cơ trong tế bào.
D. Tham gia vào quá trình hút nước, muối khoáng và thoát hơi nước ở lá.
Loại Câu hỏi vận dụng
Câu 1: Nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu là nguyên tố có bao nhiêu đặc điểm sau đây?
I. Là nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành được chu trình sống của cây
II. Không thể thay thế được bằng bất kì nguyên tố nào khác
III. Trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất trong cơ thể
IV. Là nguyên tố có hàm lượng tương đối lớn trong cơ thể thực vật.
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 2. Thoát hơi nước có những vai trò nào trong các vai trò sau đây ?
I. Tạo lực hút đầu trên.
II. Giúp hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
III. Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
IV. Giải phóng O2 giúp điều hòa không khí.
Phương án trả lời đúng là :
A. (1), (3) và (4).    B. (1), (2) và (3). C. (2), (3) và (4).    D. (1), (2) và (4).
Câu 3: Trong các biện pháp sau:
I. Phơi ải đất, cày sâu, bừa kĩ.
II. Tưới nước đầy đủ và bón phân hữu cơ cho đất.
III. Giảm bón phân vô cơ và hữu cơ cho đất.
IV. Vun gốc và xới đất cho cây.
Có bao nhiêu biện pháp giúp cho bộ rễ cây phát triển?
A. 1.       B. 2.       C. 3.        D. 4.
Câu 4: Quan sát hình dưới đây và cho biết có bao nhiêu nhận xét dưới đây là đúng?

(1) Mạch 1 được gọi là mạch rây, mạch 2 được gọi là mạch gỗ.
(2) Mạch 1 có chức năng vận chuyển nước và các phân tử hữu cơ không hòa tan.
(3) Mạch 2 có chức năng vận chuyển các chất khoáng.
(4) Các tế bào ở mạch 1 đều là những tế bào chết, không có màng, không có bào quan.
(5) Để thu được mủ cao su, người ta thường cắt vào loại mạch như mạch 2.
Số phát biểu đúng là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 5: Quá trình thoát hơi nước ở lá có các vai trò:
(1) Tạo ra lực hút phía trên để hút nước và chất khoáng từ rễ lên.
(2) Tạo điều kiện cho sự vận chuyển của các chất hữu cơ đi xuống rễ.
(3) Tạo điều kiện cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quang hợp.
(4) Hạ nhiệt độ của lá cây vào những ngày nắng nóng.
Phương án đúng:
A. (1), (2), (3). B. (1), (2), (4). C. (1), (3), (4). D. (2), (3), (4).
Câu 6: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây không hấp thụ được khoáng,
II. Thiếu ôxi phá hoại tiến trinh hô hấp bình thường của rễ.
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. Mất cân bằng nước trong cây.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 7: Ở cây trưởng thành, quá trình thoát hơi nước diễn ra chủ yếu ở khí khổng vì:
I. Lúc đó, lớp cutin bị thoái hoá
II. Các tế bào khí khổng có số lượng lớn và được trưởng thành.
III. Có cơ chế điều chỉnh lượng nước thoát qua cutin
IV. Lúc đó lớp cutin dày, nước khó thoát qua.
A. I, III B. II, III, IV C. II, IV D. I, II, IV.
Câu 8: Khi nói về chu trình nitơ, khẳng định nào sau đây đúng?
A. Từ xác các sinh vật, vi khuẩn cộng sinh với cây họ đậu và các vi khuẩn chuyển hóa nitơ chuyển thành NO3- và NH4+, cung cấp cho
cây.
B. Thực vật có thể hấp thu NO3- và NH4+, trong cây các hợp chất này sẽ được sử dụng để tổng hợp axit amin.
C. Sấm sét, phân bón có vai trò cung cấp nguồn NO3- trực tiếp cho động vật và thực vật, từ đó tổng hợp ra các phân tử protein.
D. Vi khuẩn nốt sần cộng sinh với cây họ đậu và vi khuẩn phản nitrat hóa có vai trò cố định nitơ không khí, cung cấp nitrat cho thực vật.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng khi nói về vai trò của quá trình cố định nitơ phân tử bằng con đường sinh học đối
với sự dinh dưỡng nitơ của thực vật?
I. Biến nitơ phân tử (N2) sẵn có trong khí quyển ở dạng trơ thành dạng nitơ khoáng NH3 (cây dễ dàng hấp thụ).
II. Xảy ra trong điều kiện bình thường ở hầu khắp mọi nơi trên Trái Đất.
III. Lượng nitơ bị mất hàng năm do cây lấy đi luôn được bù đắp lại đảm bảo nguồn cấp dinh dưỡng nitơ bình thường cho cây.
IV. Nhờ có enzim nitrôgenaza, vi sinh vật cố định nitơ có khả năng liên kết nitơ phân tử với hiđrô thành NH3.
V. Cây hấp thụ trực tiếp nitơ vô cơ hoặc nitơ hữu cơ trong xác sinh vật.
A. 5 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 10: Có bao nhiêu nguyên nhân sau đây làm cho cây trên cạn có thể bị chết khi môi trường bị ngập úng lâu ngày?
I. Cây có thể hấp thụ được nước và hấp thụ được khoáng,
II. Thiếu ôxi phá hoại tiến trinh hô hấp bình thường của rễ.
III. Tích luỹ các chất độc hại trong tế bào và làm cho lông hút chết.
IV. lượng nước cây lấy vào ít hơn lượng nước thực vật thoát ra.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày các con đường vận chuyển nước từ đất vào rễ cây. Nêu cơ chế vận chuyển một chiều từ rễ lên thân lên lá?
Câu 2: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu là gì? Tại sao các nguyên tố vi lượng chỉ cần 1 lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu đối với sự
sinh trưởng - phát triển của thực vật?
Câu 3: Quá trình chuyển hóa nito trong đất diễn ra như thế nào?
Câu 4: Nêu vai trò của các nguyên tố khoang đa lượng đối với đời sống của thực vật?
Câu 5: Vai trò của thoát nước qua lá? Đặc điểm của các con đường thoát nước qua lá?
Câu 6: Cố định nito tự do trong khí quyển diễn ra như thế nào?

You might also like