Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

Triết lý âm dương

Trong tự nhiên, không có gì là tồn tại riêng lẻ, mọi thứ kể cả con người luôn tồn tại theo một
cặp đôi đối lập với nhau. (Có nam thì phải có nữ - đực cái - cha mẹ - vợ chồng,..., nếu thiếu một
trong hai yếu tố thì không thể duy trì sự tồn tại đời đời kiếp kiếp của nhân loại)

Việc nhận thức về thế giới tồn tại dưới dạng các cặp đôi đối mẫu của tự nhiên và con người đã
hình thành nên tư duy lưỡng phân – lưỡng hợp (tồn tại song hành) ở nhân loại.

(Tư duy này có ở mọi nơi, mọi miền nhưng không phải tất cả các vùng miền đều phát triển nền
tư duy này)

Người nông nghiệp quan sát nhiều hơn so với các dân tộc khác. Nhờ vậy, tư duy lưỡng phân
của họ đậm hơn và phát triển thành triết lý âm dương.

Theo quan niệm văn hóa Trung Hoa, cái gì dương luôn đi trước, cái gì âm luôn đi sau, trái
ngược với hầu hết văn hóa Đông Nam Á – âm luôn đi trước, dương luôn đi sau. (VD: quan niệm
vợ chồng của tiếng Việt trong tiếng Trung đi theo trật tự 夫妻 – phu thê)

Ngoài ra, văn hóa Trung Hoa còn có triết lý lưỡng nghi (theo trật tự: Lưỡng nghi sinh chúa
thượng, chúa thượng sinh bát quát, bát quái biến hóa vô cùng tạo ra vạn vật), người Đông
Nam Á đặc biệt là Bắc Kì cổ có triết lý âm dương, sau đó cả hai được người Trung Quốc hết hợp
lại và lấy tên theo tên của phương Nam gọi là triết lí âm dương. (阴阳说)

VD: Cô dâu – Chú rể; Đất – Trời; Cha – Mẹ;....

Tất cả những yếu tố bên trái đều mang một thuộc tính, các yếu tố bên phải đều mạng một
thuộc tính, và hai thuộc tính này gắn kết với nhau tạo thành triết lí âm dương.

 Cơ sở hình thành của triết lí âm dương.

Các người dân nông nghiệp, du mục có tư duy quan tâm đến các thuộc tính của triết lý âm
dương khi vận dụng vào thực tiễn đời sống, họ xuất hiện nhu cầu gọi tên thuộc tính và gọi cho
thuộc tính đó là thuộc tính dương và thuộc tính âm.

VD: Coi trời để phơi thóc – chỉ cần mưa một đợt là đợt thóc coi như không còn cái ăn.

Đi quan sát thời tiết (ấm áp hay âm u) để cho gia súc ra hay vào lại chuồng.

Nguyên lý 1: Trong dương có âm, trong âm có dương.

Không bao giờ tồn tại dưới dạng nửa cái này nửa cái kia, mà chỉ tồn tại trong mối quan hệ trong
cái này phải có cái kia. (lý giải cho câu trong hoạ có phúc, trong phúc có họa)

Liên hệ VD:

 Một ông lão và đứa con của mình được ban cho con ngựa cái.
Ngày thứ nhất: Con ngựa cái đã đi theo con ngựa đực theo tiếng gọi âm dương. Hàng xóm đã
chia buồn với ông lão nhưng ông ấy bảo rằng “Chẳng sao, có khi đấy là một chuyện tốt”.

Ngày thứ hai: Con ngựa cái cùng con ngựa đực quay trở về nhà của ông lão. Hàng xóm chúc
mừng ông nhưng ông lão lại nói rằng “Chưa chắc gì đây đã là chuyện vui”.

Ngày thứ ba: Người con của ông muốn cưỡi con ngựa đực vốn là loài hoang dã nên đã bị gãy
chân. Hàng xóm lại qua chia buồn nhưng ông lão lại tiếp tục cho rằng có khi đây lại là chuyện
may mắn.

Ngày thứ tư: Triều đình ra lệnh yêu cầu mọi thanh niên trai tráng phải tham gia ra chiến trường
để chiến đấu. Trận chiến ấy Trung Quốc đã thất bại, tất cả đàn ông con trai đã chinh chiến đều
đã hi sinh, chỉ còn người con trai của ông lão vì bị gãy chân, không ra chiến trường được nên
vẫn sống sót, cưới vợ và sinh con.

 Trong cái họa, biết đâu vẫn còn phước lành gì đó mà ta vẫn có thể trông chờ vào.

 Một người đi xe gặp tai nạn:

TH1: Người lái xe rơi xuống bãi cỏ và vô sự. Người xung quanh nói rằng: “May đấy, của đi thay
người”.

TH2: Người lái xe không rơi xuống bãi cỏ, tay bị gãy. Người xung quanh nói rằng: “May đấy, chỉ
gãy tay thôi chứ chưa chết”.

TH3: Người lái xe không qua khỏi. Người xung quanh nói rằng: “May đấy, chết vẫn còn toàn
thây, còn yên thân thể”.

 Trong quan niệm người Việt, bên trong mọi cái rủi đều có cái may. Họ tìm ra
những lí do để an ủi cho bản thân.

Tại sao văn hóa Việt Nam, đặc biệt là thời nhà Nguyễn, các chủ đề về cung đình, cung đá, lịch sử
lại không được khai thác nhiều như bên Trung Quốc?

Vì ở nhà Nguyễn, tồn tại chính sách Tứ Bất Lập:

- Không lập hoàng hậu, để các hoàng - phi tần không tranh.
- Không lập thái tử, để các con trai không tranh.
- Không lập tể tướng, để các quan không tranh.
- Không lập trạng nguyên, để các sĩ tử không tranh.

Xét theo thuộc tính âm dương, Đen (âm) và Đỏ (dương) là hai cặp màu đối lập nhau (vd: số đen
– số đỏ) chứ không phải Đen – Trắng.

Tại sao hiện nay người ta lại quan niệm đen trắng phân minh?
Đen và Trắng là cặp màu đối lập trong tư duy lưỡng phân của người phương Tây. Họ quan niệm
theo trắng – đúng; đen – sai và màu đỏ trong tư duy người phương Tây là màu của rủi ro, xui
xẻo.

Ngoài ra, người phương Tây và phương Đông đều cho rằng màu đen là màu của sự chết chóc,
tượng trưng cho ma quỷ => Bởi vì màu đen là tượng trưng cho cái chết, nên khi người sống
tưởng nhớ cho người chết họ sẽ sử dụng màu trắng để phân biệt với người đã chết.

(Tuy nhiên, hình ảnh ma ở phương Tây lại gắn liền với màu trắng, đặc biệt là trắng bệch vì dựa
trên tính tương phản của màu sắc: Ma xuất hiện vào ban đêm, chỉ có màu trắng mới làm nổi
bật lên hiện tượng ma quỷ => Hình thành từ trí tưởng tượng của con người).

Nguyên lý 2: Âm cực sinh dương và dương cực sinh âm

Vũ trụ không bao giờ đứng yên mà luôn chuyển động, cùng với những vòng đời người nối tiếp
đi qua, hết một đời người này lại đến một vòng đời người khác. Cuộc sống và cả vạn vật trong
tự nhiên đều luôn thay đổi, luôn vận động chứ không đứng yên, nó luôn rượt đuổi nhau nhưng
không bao giờ hòa lẫn vào nhau => Làm nên sự vận động của vạn vật. (giống như biến hóa
ngày và đêm), chìa khóa âm dương cứ hết âm rồi đến dương, hết dương rồi đến âm.

Trong văn hóa phương Đông, có một câu “Vật cực tất phản – 物极必反”: Khi đi đến đỉnh
điểm, nó sẽ đi theo chiều ngược lại. Giống như khi ta dồn một người vào đường cùng, họ sẽ
tấn công lại chúng ta, kể cả đó là một cô gái yếu đuối, mềm mại nhưng nếu bị áp lực, bị dồn vào
đường cùng thì cô gái đó có thể có sức phản công lớn hơn cả những cô gái bình thường khác.

(VD: khi chúng ta leo đến đỉnh núi thì chúng ta lại không xuống được, khi chúng ta đã xuống
chân núi thì lại không lên đỉnh núi được nữa)

Hệ quả: Quan niệm về không ai giàu ba họ, không ai khó ba đời: Một trong những nét tâm lí
phổ biến của người Việt, nhằm an ủi và khuyên nhủ hãy cố gắng phấn đấu, cứ nỗ lực và ta sẽ
thành công trong tương lai.

Các con số âm dương

Trong tất cả các con số, từ 1 cho đến dưới 10 (có tính cả 10) thì số chẵn được quy là các số âm,
và số lẻ được quy là các số dương.

Dẫn đến kết quả:

Đối với con số 3:

- Khi làm nhà, ta xây bậc được gọi là bậc tam cấp và khi làm cổng thì được gọi là cổng tam
quan. Nếu không xây ba bậc thì người ta sẽ xây năm bậc (tượng trưng cho sinh-tử-
bệnh-lão-sinh), hoặc chín bậc (không quá phổ biến như ba hoặc năm bậc), nhưng tuyệt
đối không xây bảy bậc. (thất, quan niệm là thất trong thất bại)

Đối với con số 5:

- Ứng với ngũ hành. (Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ)

Ngũ hành bắt nguồn từ sáu ngọn (vì thổ theo quan niệm ngũ hành vừa mang tính âm mà cũng mang
tính dương nên tạo thành hai ngọn là âm thổ - dương thổ). Tuy nhiên, số 6 trong quan niệm của
người Trung là một con số đẹp trong khi đối với người Việt đây là con số kém may mắn. Vì thế,
người Việt đã thay đổi từ sáu ngọn chỉ còn lại năm ngọn, tạo nên ngũ hành thay vì lục hành.=> Đây
là sự thay đổi theo văn hóa.

Đối với số âm: (số chẵn, kể cả 6 và 8)

- Đều là số không tốt, trừ số 2 được dùng trong đám cưới: song hỷ, cặp rượu, đôi
ngỗng,...
- Số 4 mang nghĩa tử (chết) nên là con số xấu trong văn hóa người Hoa (VD: trong các
chung cư thường tầng 4 được thay bằng 3A thay vì 4 để tránh tình trạng khó bán lại
hoặc khi bán phải bán với giá thấp), nhưng không phải là con số quá xấu trong văn hóa
người Việt.
- Số 10 ít được dùng hay xuất hiện. Theo người xưa quan niệm, số 10 là con số khá tròn
trĩnh, và trên đời thì dù việc gì có toàn vẹn ra sao, có làm tốt đến mấy rồi cũng sẽ có một
số điểm thiếu sót.

Đối với lĩnh vực trong xã hội:

- Đối với số điện thoại, số có đuôi số là 714 là một con số rất xấu (phát âm gần giống 气/
妻要死 – tức muốn chết/ vợ muốn chết).
- Đối với con số 6668, trong văn hóa thương mại của người Hoa – Chợ Lớn, số 8 mang
nghĩa phát – phát lộc, và người Việt (đặc biệt là vùng Nam Bộ) có chịu sự ảnh hưởng từ
văn hóa thương mại trên => các doanh nhân rất ưa chuộng con số 6 và 8 khi đi cùng
nhau. (trong khi theo lịch sử Việt Nam đây là hai con số xấu – hai con số âm)

Đối với những con số trên 10:

- Con số 12 – gắn liền với 12 bà mụ: (≠ 11+1)


Đối với văn hóa người Hoa tại Việt Nam: Người cai quản 12 bà mụ này là Chúa
Khai Sanh – hay còn gọi là Chúa Sinh nương nương theo cách gọi của người Hoa
– Chợ Lớn. (đối với những cặp vợ chồng cưới nhau lâu ngày nhưng vẫn chưa có
con muốn cầu tự hoặc những người muốn đem con đến để tạ ơn)
Đối với văn hóa lịch sử người Việt: Gắn liền với quan niệm phận gái 12 bến
nước, ý nghĩa gốc là “phận gái thì hai bến nước biết bến nào trong biết sông
nào đục” nhưng vì nghe nặng quá nên phải biến đổi để giúp giọng thơ nhẹ
nhàng hơn.
- Con số 13 (≠ 12+1) mang nghĩa chết chóc trong văn hóa phương Tây, nhưng trong văn
hóa phương Đông thì con số 13 không hẳn là con số xấu. (Nhưng vì sự ảnh hưởng của
văn minh phương Tây, ở một số nước phương Đông cũng đã xem số 13 như một con số
kém may mắn)
12 bà mụ tương ứng với 12 bộ phận đứa trẻ đồng thời với ông thứ 13 là người
cai quản sở thích/thế mạnh của đứa trẻ đó. Vì thế, đối với tiệc đầy tháng, người
Việt có phong tục cúng 13 bát nước chè/ 13 chén xôi => Số 13 không hề xấu
trong văn hóa người Việt.
- Con số 18 (là con số tượng trưng, chưa bao giờ là 17+1 và là bội số của 9): 18 đời vua
hùng, 18 thôn vườn trầu (cố quy về con số 18 để chứa đựng tính văn hóa, thiêng
liêng).
- Con số 27: Gắn liền với lễ Đàm Tế (lễ hết tang sau 27 tháng dư ai)
- Con số 36 (con số biểu trưng): 36 phố phường (mang tính truyền thống, lâu dài theo lịch
sử văn hóa)
- Con số 72 (72 phép thần thông Tôn Ngộ Không); con số 81 (81 kiếp nạn của thầy trò
Đường Tăng, vì thế khi xây bậc người ta thường né con số 81); con số 108 (anh hùng
Lương Sơn Bạc); con số 999 (gắn liền với tình yêu đôi lứa, trường cửu vĩnh cửu);...
 Là các con số trong tập hợp bội số của 9

Triết lý tam tài


Tam tài là bộ ba tam pháp: Thiên (+) – Địa (-) – Nhân (+/-)

Đất và Trời là chủ thể của tự nhiên, khi được triết lý hóa/trừu tượng hóa tạo thành Thiên
(Dương) và Địa (Âm). Tương tự, nam và nữ khi được triết lý hóa được quy chung về giống
nhau là người (Nhân – chứa đựng cả nam và nữ)

 Quá trình hình thành tam tài là quá trình triết lý hóa hai bộ âm dương (đất trời –
nam nữ) (vì nam nữ là giới tính còn đất trời không có giới tính nên phải hợp chất
lại thành người)

Chỉ có bộ ba tam tài mới tồn tại đặc điểm: Chúng phải gắn kết với nhau thành bộ ba: một cái
âm, một cái dương, một cái vừa âm vừa dương

VD: Trời – Đất – Nước; Thủy – Hỏa – Thổ; Cha – Mẹ – Con, Cây – Đất – Kim Loại;...

Trong văn hoá Việt Nam, nhiều truyền thuyết sử dụng bộ ba tam tài:

VD:

1. Sự tích Sơn Tinh Thủy Tinh


Sơn Tinh (núi cao) – Thủy Tinh (núi thấp) – Mị Nương (đồng bằng) => Phần dương
luôn thắng, vì thế người cưới được Mị Nương bắt buộc phải là Sơn Tinh. Đây là đặc
trưng của nước lũ dâng lên ở đồng bằng sông hồng. Lũ ở sông Hồng mỗi năm lên
một lần, buộc người dân phải xây hệ thống đê điều để chặn đứng dòng nước cứu lũ.
Từ đó, hình thành nên câu chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh (Sơn Tinh là đức tin của tinh
thần người dân Việt đồng lòng cùng nhau đắp đê ngăn lũ, Thủy Tinh là đức tin của lũ
lụt, Mị Nương là hiện thân của cánh đồng lúa).
2. Sự tích ba ông táo
Trọng Cao (người chồng trước) là người bị thiêu nên mang thuộc tính âm, Phạm
Lang (người chồng sau) chủ động nhảy vào để bị thiêu nên mang thuộc tính dương.
3. Sự tích Trầu Cau
Người em trai vì buồn bực anh trai sau khi có vợ thì không quan tâm mình nữa
nên đã bỏ đi vào rừng, đến bên bờ suối lặng lẽ chết và biến thành một tảng đá –
từ tảng đá tạo nên vôi. Người anh trai hối hận đi tìm em, sau khi ngồi lên tảng đá
liền khóc và chết, hóa thành một cây cau. Sau đó, người vợ đi tìm chồng dựa vào
thân cây cau khóc và chết, hóa thành dây trầu quấn quanh thân cau và tảng đá.
 Sự kết hợp giữa Thiên – Địa – Nhân (người anh ngồi trên tảng đá mà vươn lên
thành cây cao – người em ngồi trên đất khóc, hóa thành đá và người vợ là sự kết
nối của hai anh em – dây trầu)
4. Tục thờ Tam/Tứ Phủ (Miền Bắc)
Gồm ba nữ thần quản 3 cõi không gian gồm: Mẫu Thượng Thiên (vùng trời), Mẫu
Thượng Ngàn (vùng đất), Mẫu Thoải (vùng nước) cùng với Mẫu Liễu Hạnh (dân
gian) – Tạo thành Tứ Phủ, hình thành nên Tam Mẫu Tứ Phủ.
5. Bộ Tam Sên (Thổ - Thủy - Thiên) (Miền Nam)
- Các nghi lễ cúng nhà mới, khai trương hàng quán, cúng thần đất, lễ thanh minh hay cả
khi đưa quan tài xuống mộ,.. cũng phải thực hiện cúng Tam Sên
- Là cách đọc khác của Tam Sinh (sinh trong sinh sống)
(Đối với bộ Tam Sinh (Sinh trong hi sinh, hiến sinh ≠ với Tam Sên)
+ Cừu – dê – bò: Ba loài vật hiến sinh để dùng trong cúng tế, đại lễ tế tự của người
Trung Hoa.
+ Bò – dê – heo/ bò – gà – heo theo văn hóa Việt Nam)
- Bộ Tam Sên bao gồm: Một miếng thịt lợn luộc, ba hoặc năm quả trứng vịt luộc, ba hoặc
năm con tôm. (sẽ luôn luôn là con số lẻ, bởi vì muốn cúng để cầu xin thì phải né những
con số chẵn là con số chết)
Lý do: Lợn là loài sống trên đất – tượng trưng cho đất. Tôm sống dưới nước – tượng
trưng cho vùng nước, và trứng là tượng trưng cho Mặt Trời. Bộ ba món lễ vật để cúng
ba vị thần linh cai quản ba vùng không gian để tránh ba loại tai họa: thiên tai, địa tai và
thủy tai.

Ngũ Hành
Là bước phát triển tiếp theo của Tam Tài, được bắt đầu từ hai bộ ba Tam Tài
Trong các bộ ba Tam Tài nêu trên, loại bộ ba thứ nhất được lựa chọn gắn với hình ảnh thiên
nhiên : Nước - đất - lửa, được triết lý hóa tạo thành bộ ba Tam Tài Thổ (+/-) – Thuỷ (-) – Hoả
(+)

Tại sao trong quan hệ giữa Đất và Trời được triết lý hóa thành Địa và Thiên, nhưng tại sao lại có
chuyển chuyển đổi sang thành Thổ?

Đến từ sự liên quan về văn hóa. Nếu nó mang thuộc tính âm thì nó được chuyển đổi thành Địa,
và nếu nó mang thuộc tính vừa âm vừa dương thì được chuyển đổi thành Thổ.

Vì nước ta là nước nông nghiệp nên cây lúa rất được coi trọng, muốn cây tốt thì đất phải tốt.
Tuy nhiên, vì dân số không bùng nổ, năng suất ít nên nền nông nghiệp kinh tế không có nhiều
chuyển biến => Nhân tố kim loại góp phần giúp thúc đẩy sự phát triển, tiết kiệm được lao động,
phát triển kinh tế xã hội

 Là tiền đề để hình thành nên bộ ba Tam Tài thứ hai, gắn liền với hình ảnh tự nhiên: Cây –
Đất – Kim Loại, được triết lý hóa thành Mộc (+) – Thổ (+/-) – Kim (-).

Từ sự kết hợp giữa hai bộ ba nêu trên, hình thành được nên Ngũ Hành. (gồm 5 loại vận động
của vũ trụ)

+ Theo văn hóa Việt Nam: Thủy - Hỏa - Mộc - Kim - Thổ.

+ Theo văn hóa Trung Hoa: Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.

Trong văn hóa Trung Hoa, tồn tại Lưỡng Nghi, Tứ Tượng và Bát Quái. (và tích hợp cả hai nền
VH: Bắc Trường Giang theo VH Trung Hoa; Nam Trường Giang theo VH Bách Việt)

Trong văn hóa Bách Việt, tồn tại Âm Dương, Tam Tài, Ngũ Hành. (chỉ nghiêng về một nền VH)

Hà Đồ
Là hệ thống những sợi dây thừng bện lại thành từng nút thắt để hiện thị các con số từ 1 đến 10
và được sắp xếp theo một trật tự có quy tắc.

Các nút thắt màu đen tượng trưng cho số âm (chẵn) và nút thắt màu trắng tượng trưng cho số
dương (lẻ).

 Âm Dương tồn tại trước, Hà Đồ tồn tại sau.

Hà Đồ được ghi theo trật tự: Dưới trước rồi đến trên sau

Trái xong tới phải ta vào trung tâm.


Trình tự Ngũ Hành vẽ theo Hà Đồ

Trục âm dương (+/-):

Trục hoành: Nam tả nữ hữu. (trái dương, phải âm)

Trục tung: lên trên thì dương, xuống dưới là âm.

Theo trình tự Ngũ Hành: Thủy Hỏa Mộc Kim Thổ (Nước chảy về vũ trụ, hỏa bốc hơi lên trên)

Cấu trúc
không gian

Câu hỏi:

1. Từ âm dương đến Tam Tài và và dấu ấn của Tam Tài đến văn hóa Việt Nam
2. Dấu ấn trong văn hóa Việt Nam của truyền thuyết
3. Từ Tam Tài đến Ngũ Hành và trật tự cấu trúc không gian và Ngũ Hành (Hà Đồ)

You might also like