BT - Bài tập thảo luận môn Pháp luật trong hoạt động kinh tế đối ngoại - Nguyễn Lê Gia Khánh - 1801015376 - K57D

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 38

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG CƠ SỞ II

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐỐI NGOẠI

BÀI TẬP THẢO LUẬN


PHÁP LUẬT TRONG HOẠT ĐỘNG
KINH DOANH
Lớp: K57D
Nhóm: 8
Mã lớp: ML53
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Lưu Thị Bích Hạnh

TP Hồ Chí Minh, ngày 07 tháng 12 năm 2020

0
DANH SÁCH THÀNH VIÊN VÀ NỘI DUNG CÔNG VIỆC

ST
Họ và tên MSSV Nội dung hoàn thành
T

1 Trần Ngọc Duy 1801015230 Bài 08; chỉnh sửa nội dung

2 Nguyễn Trần Tấn Dũng 1801015214 Bài 0x; chỉnh sửa nội dung

3 Lâm Tuấn Đình 1801015195 Bài 09; chỉnh sửa nội dung

4 Nguyễn Phan Thúy Hiền 1801015290 Bài 04; chỉnh sửa nội dung

5 Tô Thị Thanh Hằng 1801015281 Bài 06; chỉnh sửa nội dung

6 Mai Hương 1801015331 Bài 06; chỉnh sửa nội dung

7 Lê Minh Huy 1801015345 Bài 10; chỉnh sửa nội dung

8 Phùng Anh Huy 1801015347 Bài 05; chỉnh sửa nội dung, hình thức

9 Trần Đức Quang Huy 1801015349 Bài 05; chỉnh sửa nội dung

10 Nguyễn Lê Gia Khánh 1801015376 Bài 01,02,03; chỉnh sửa nội dung

11 Trần Duy Khánh 1801015379 Bài 08; chỉnh sửa nội dung

12 Trần Hưng Khoa 1801015384 Bài 09; chỉnh sửa nội dung và hình thức

1
MỤC LỤC

BÀI 1........................................................................................................................1
BÀI 2........................................................................................................................3
BÀI 3........................................................................................................................5
BÀI 4........................................................................................................................8
BÀI 5........................................................................................................................11
BÀI 6........................................................................................................................13
BÀI 7........................................................................................................................17
BÀI 8........................................................................................................................19
BÀI 9........................................................................................................................22
BÀI 10......................................................................................................................29

2
Bài 1: Năm 2017, ông A, B, C, D cùng góp vốn thành lập Công ty trách nhiệm hữu
hạn E. 10/2009, Công ty E tách ra thành Công ty E và Công ty F, ông A và ông B là
thành viên  Công ty E, ông C và ông D và ông G (thành viên góp vốn mới) là thành
viên của Công ty F. 11/2019, Công ty Y yêu cầu Công ty E phải thanh toán khoản nợ 2
tỉ VNĐ đã vay vào 01/2019, Công ty E thanh toán cho Công ty Y 1 tỉ vì tổng tài sản
chỉ còn 1 tỉ và tuyên bố giải thể. Công ty Y yêu cầu Công ty F phải liên đới trả nợ
nhưng Công ty F từ chối vì cho rằng Công ty F là một pháp nhân độc lập với Công ty
E nên hoàn toàn không có trách nhiệm về các khoản nợ của Công ty E.
Anh (chị) hãy giải quyết tình huống trên.
TRẢ LỜI
Theo Khoản 2, Điều 207, Luật Doanh nghiệp 2020 về các trường hợp và điều
kiện giải thể doanh nghiệp:
“2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa
vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng
tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này
cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
Việc công ty E chưa thanh toán xong khoảng 2 tỉ VNĐ vay vào tháng 01/2019
với công ty Y (chỉ mới thanh toán cho Công ty Y 1 tỉ) có nghĩa công ty E chưa đảm
bảo thanh toán hết khoản nợ này vậy nên công ty E chưa thể giải thể được.
Theo quy định tại Khoản 4, Điều 199 Luật Doanh Nghiệp 2020 như sau:
“4. Sau khi đăng ký doanh nghiệp, công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên
đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ, các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao
động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách,
công ty được tách, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thỏa
thuận khác. Các công ty được tách đương nhiên kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và
lợi ích hợp pháp được phân chia theo nghị quyết, quyết định tách công ty.”
Theo đó, khi tách ra để thành lập công ty mới thì các khoản nợ của công ty
TNHH cũ sẽ do cả hai công ty liên đới chịu trách nhiệm trừ khi có thỏa thuận khác. 
Về nghĩa vụ dân sự liên đới, tại Khoản 1 Điều 288 Bộ luật dân sự 2015 định
nghĩa: “Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và

1
bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực
hiện toàn bộ nghĩa vụ.”
Trong trường hợp này, khoản nợ của công ty E phát sinh vào tháng 01/2019,
đến tháng 10/2019, mới thực hiện tách doanh nghiệp, do đó công ty F và công ty E
phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về khoản nợ chưa thanh toán của công ty E. Vậy
công ty F có trách nhiệm liên đới trả khoản nợ 1 tỷ đồng theo yêu cầu của công ty Y.
Dựa theo nghị quyết, quyết định tách công ty mà khoản nợ này được chia tương ứng
cho công ty E và công ty F để trả, và ông G sẽ chịu trách nhiệm về khoản nợ này trong
phạm vi vốn góp thành lập công ty F, trừ khi lúc tách doanh nghiệp, hai công ty E và F
ít nhất có thỏa thuận công ty được tách (công ty F) sẽ không có trách nhiệm liên đối
với bất kỳ khoản nợ nào của công ty bị tách (công ty E).

Bài 2: Hợp đồng  số 10 giữa Doanh nghiệp tư nhân M và Công ty trách nhiệm hữu
hạn A do hai  cá  nhân  góp  vốn  thành  lập  từ  năm  2018.  Trong  quá  trình  thực 
hiện hợp đồng thì xảy ra các trường hợp sau đây. Anh (chị) hãy xử lý các tình huống
đó theo pháp luật :
1. Công ty trách nhiệm hữu hạn A liên doanh với Công ty cổ phần quốc tịch Trung
Quốc để lắp ráp xe máy Trung Quốc tại Việt Nam.
2. Công ty  A giải thể.
3. Giám đốc Công ty A bị tòa án có thẩm quyền kết án tù và tước quyền hành nghề kinh
doanh.
4. Chủ doanh nghiệp tư nhân M bán một phần vốn doanh nghiệp cho cá nhân  khác 
và  chuyển  doanh  nghiệp  tư nhân  M  thành  công  ty  trách nhiệm hữu hạn có hai
thành viên.
TRẢ LỜI
1. Theo quy định pháp luật về doanh nghiệp liên doanh như sau:
“Doanh nghiệp liên doanh là doanh nghiệp do hai bên hoặc nhiều bên hợp tác
thành lập tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng liên doanh hoặc hiệp định ký giữa Chính
phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ hoặc là doanh nghiệp do
doanh nghiệp có vốn đầu tư hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam hoặc do doanh nghiệp

2
liên doanh hợp tác với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh. Doanh
nghiệp liên doanh được thành lập theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. Mỗi
bên liên doanh chịu trách nhiệm trong phạm vi phần vốn cam kết góp vào vốn pháp
định của doanh nghiệp.”
Việc liên doanh này không hề làm mất đi tư cách pháp nhân của hai bên liên
doanh, do đó, Công ty TNHH A vẫn đơn phương phải chịu những trách nhiệm đã có
khi ký kết hợp đồng số 10.
2. Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 211, Luật Doanh nghiệp 2020 về các hoạt động bị cấm
kể từ khi có quyết định giải thể quy định như sau:
“1. Kể từ khi có quyết định giải thể doanh nghiệp, doanh nghiệp, người quản lý doanh
nghiệp bị nghiêm cấm thực hiện các hoạt động sau đây:
e) Chấm dứt thực hiện hợp đồng đã có hiệu lực;”
Như vậy, Công ty A có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp đồng số 10 với
doanh nghiệp M mặc dù đã có quyết định giải thể.
Tuy nhiên, nếu hai bên thống nhất được thì có thể tiến hành thanh lý hợp đồng
trước thời hạn để chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau. Sau đó công ty A có thể
tiến hành giải thể.
3. TH1: Giám đốc là thành viên góp vốn kiêm vai trò là người đại diện theo pháp luật
của công ty A
Theo khoản 6, điều 12, Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 12. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp
“6. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thành viên, nếu có thành viên là cá
nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty chết, mất tích, đang bị truy cứu
trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện
pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc, trốn
khỏi nơi cư trú, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận
thức, làm chủ hành vi, bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm
công việc nhất định thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp
luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại
diện theo pháp luật của công ty.”

3
Như vậy, thành viên còn lại của Công ty trách nhiệm hữu hạn A sẽ là người đại
diện cho đến khi Hội đồng thành viên có quyết định mới về người đại diện tiếp theo
và công ty A vẫn sẽ tiếp tục hoạt động. Do đó, hợp đồng số 10 vẫn tiếp tục được thực
hiện.
TH2: Trong trường hợp Giám đốc không phải là thành viên góp vốn mà chỉ được thuê
về để điều hành công ty thì căn cứ theo khoản 1, điều 64, Luật Doanh nghiệp 2020:

Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
“1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 điều 17 của Luật này.”
Mà theo Điểm e, Khoản 2, Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý
doanh nghiệp
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam:
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,
Luật Phòng, chống tham nhũng. Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu,
người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan
đăng ký kinh doanh;”
Như vậy, người này không có đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm chức vụ Giám đốc.
Lúc này, căn cứ theo điểm đ, khoản 2, điều 55, Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 55. Hội đồng thành viên
“2. Hội đồng thành viên có quyền và nghĩa vụ sau đây:
đ) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm,
miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám
đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên và người quản lý khác quy định tại điều lệ công
ty;”

4
Hội đồng thành viên có quyền chọn hoặc thuê một Giám đốc mặt thay cho cựu
giám đốc bị kết án tù và tước quyền hành nghề kinh doanh nếu công ty có nhu cầu cần
thay thế người cho vị trí này.
Để xác định hợp đồng có được tiếp tục thực hiện không, phụ thuộc vào hai
trường hợp dưới đây.
TH1: Hợp đồng số 10 không phải do cựu giám đốc công ty A ký mà có thể do giám
đốc khác hoặc người đại diện pháp luật khác ký.
Việc cựu giám đốc công ty A bị tòa án có thẩm quyền kết án tù và tước quyền
hành nghề kinh doanh không ảnh hưởng đến trách nhiệm thực hiện hợp đồng của công
ty A. Vậy, công ty A sẽ vẫn tiếp tục thực hiện trách nhiệm với hợp đồng này. 
TH2: Hợp đồng số 10 do cựu giám đốc công ty A ký.
Dựa theo điểm a, khoản 1, điều 142, Bộ luật dân sự 2015:
Điều 142. Hậu quả của giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác
lập, thực hiện
“1. Giao dịch dân sự do người không có quyền đại diện xác lập, thực hiện không làm
phát sinh quyền, nghĩa vụ đối với người được đại diện, trừ một trong các trường hợp
sau đây:
a) Người được đại diện đã công nhận giao dịch;”
Vì trước đó giám đốc công ty A là người nhân danh công ty để ký hợp đồng và công ty
A cũng đã công nhận giao dịch, cho nên việc giám đốc bị kết án tù và tước quyền
hành nghề kinh doanh sẽ không ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng.
4.  Theo mục c khoản 1 điều 205, Luật doanh nghiệp 2020
Điều 205. Chuyển đổi doanh nghiệp tư nhân thành công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh
“1. Doanh nghiệp tư nhân có thể chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn, công
ty cổ phần hoặc công ty hợp danh theo quyết định của chủ doanh nghiệp tư nhân nếu
đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
c) Chủ doanh nghiệp tư nhân có thỏa thuận bằng văn bản với các bên của hợp đồng
chưa thanh lý về việc công ty được chuyển đổi tiếp nhận và tiếp tục thực hiện các hợp
đồng đó;”

5
Như vậy, hợp đồng 10 vẫn tiếp tục được tiến hành giữa công ty TNHH A và
công ty TNHH M

Bài 3: Ngày 10/6/1990, ông An  được thừa kế số tài sản 1 tỷ trong Doanh nghiệp tư
nhâncủa  người  cha  và  đã  làm  thủ  tục  chuyển  tên  sở  hữu  cho  mình  đối  với 
Doanh nghiệp tại cơ quan nhà nước nhà nước có thẩm quyền. Năm 1992, ông An kết
hôn với bà Bình. 15/4/2007, ông An chết đột ngột nên không để lại di chúc. Sau khi
ông An chết, bà Bình làm thủ tục đứng tên đăng kí kinh doanh với tư cách chủ Doanh
nghiệp tư nhân và đổi tên Doanh nghiệp đó thành Doanh nghiệp tư nhân “Sao Mai”.
Hai tuần sau, đại diện Công ty trách nhiệm hữu hạn X đến yêu cầu bà Bình tiếp tục
thực hiện hợp đồng thì phải trả lại số tiền mà Công ty đã tạm ứng  50 triệu đồng cho
ông An cùng với lãi suất 3%/ tháng. Bà Bình không đồng ý yêu cầu trên. Bằng quy
định của pháp luật hiện hành hãy cho biết yêu cầu của hai bên có đúng pháp luật
không? tại sao?
Dữ kiện cho ngày 15/4/2007, ông An chết đột ngột nên không để lại di chúc.
TRẢ LỜI
Theo mục a, khoản 1 điều 650 và mục a khoản 1 điều 651 Bộ luật dân sự 2015
Điều 650. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;”
Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ,
con nuôi của người chết;”
Ở đây, bà Bình thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Tuy nhiên cần phải xét thêm
trường hợp liệu bà Bình là người thừa kế thứ nhất duy nhất theo pháp luật hay không.
TH1: Bà Bình là người thừa kế duy nhất theo pháp luật
Điều 193. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường
hợp đặc biệt

6
“2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong
những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân
theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không
thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư
nhân đó.”
Căn cứ theo điều khoản này, bà Bình có thể trở thành doanh nghiệp tư nhân
TH2: Ngoài bà Bình, còn có người thừa kế khác theo pháp luật cùng ở hàng thừa kế
thứ nhất, hoặc ở hàng thấp hơn bà Bình.
Dựa vào khoản 2 và 3, điều 651 Bộ luật Dân sự 2015
“2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng
thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản
hoặc từ chối nhận di sản”
Những người thừa kế theo pháp luật cùng hàng với bà Bình sẽ được hưởng
phần di sản bằng nhau, trong khi đó những người ở hàng thừa kế sau tạm thời chưa
được hưởng thừa kế. Lúc này, theo khoản 2, điều 193, Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 193. Thực hiện quyền của chủ doanh nghiệp tư nhân trong một số trường
hợp đặc biệt
“2. Trường hợp chủ doanh nghiệp tư nhân chết thì người thừa kế hoặc một trong
những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật là chủ doanh nghiệp tư nhân
theo thỏa thuận giữa những người thừa kế. Trường hợp những người thừa kế không
thỏa thuận được thì đăng ký chuyển đổi thành công ty hoặc giải thể doanh nghiệp tư
nhân đó.”
Do đó, việc bà Bình có thể trở thành chủ doanh nghiệp tư nhân hay không thì
tùy thuộc vào thoả thuận giữa những người thừa kế cùng hàng với bà.
Theo khoản 1, điều 188 Luật doanh nghiệp
Điều 188. Doanh nghiệp tư nhân
“1. Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách
nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.

7
Doanh nghiệp tư nhân là loại hình doanh nghiệp không có tư cách pháp nhân, vì vậy,
quyền và
nghĩa vụ của doanh nghiệp sẽ gắn liền với quyền và nghĩa của chủ doanh nghiệp.”
Mặt khác, theo quy định tại khoản 3 Điều 190 Luật doanh nghiệp 2029 thì chủ
doanh nghiệp tư nhân là đại diện hợp pháp của doanh nghiệp, 
Điều 190. Quản lý doanh nghiệp tư nhân
“3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh
nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.”
Vì vậy khi chủ doanh nghiệp tư nhân chết đi, doanh nghiệp cũng sẽ chấm dứt
hoạt động. Các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp tư nhân mà chưa được
thực hiện sẽ được bảo đảm bằng tài sản của chủ doanh nghiệp. Theo đó, khi chủ
doanh nghiệp là ông An chết, tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân sẽ chấm dứt.
Trong trường hợp này, bà Bình không được thừa kế doanh nghiệp tư nhân mà chỉ
được thừa kế tài sản của doanh nghiệp tư nhân.
Trường hợp bà Bình muốn tiếp tục duy trì hoạt động của doanh nghiệp tư nhân
đó thì phải tiến hành đăng ký thay đổi chủ doanh nghiệp tư nhân theo quy định để
thành lập một doanh nghiệp tư nhân mới với chủ doanh nghiệp là bà Bình – Doanh
nghiệp tư nhân “Sao Mai”. Do đó, doanh nghiệp này là doanh nghiệp mới, không liên
quan đến doanh nghiệp của ông An trước đó.
Như vậy, theo quy định thì bà Bình chỉ có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài
sản và các khoản nợ của doanh nghiệp mà ông An chưa thực hiện trong phạm vi di sản
do ông An để lại chứ không cần phải tiếp tục các hợp đồng hay dự án của ông An.
Chính vì thế, trong trường hợp này bà Bình có nghĩa vụ trả lại số tiền mà công ty đã
tạm ứng 50 triệu đồng cùng với lãi suất 3%/ tháng nhưng không cần phải tiếp tục thực
hiện hợp đồng với công ty X. Vậy việc công ty X yêu cầu tiếp tục hợp đồng và việc bà
Bình từ chối thì cả hai đều chưa đúng.

8
Bài 4: Giám đốc công ty lương thực tỉnh K (bên A) ký HÐ số 20 mua 1000 tấn gạo
của công ty thương mại tỉnh D (bên B) và ủy quyền cho ông An trưởng chi nhánh của
công ty lương thực tỉnh K mở tại tỉnh D đến thanh toán tiền và nhận hàng. Trong khi
giao hàng cho ông An do có nhu cầu giải phóng kho vải, bên B đề nghị bán thêm 500
tấn gạo với giá rẻ, thanh toán tiền hàng sau 1 tháng kể từ ngày nhận hàng. Trước
những điều kiện thuận lợi như vậy, ông An nhân danh công ty mình ký HÐ số 21 để
mua thêm 500 tấn gạo mà không chờ giấy ủy quyền của giám đốc công ty.
Trong sổ nhật ký nhập hàng của công ty lương thực tỉnh K có ghi rõ ngày
20/01/18 nhận đủ 1.500 tấn gạo tại cảng Hải Phòng. Do giá gạo ở miền bắc xuống
nhanh, giám đốc bên A có công văn đề nghị bên B giảm 200.000đ/1 tấn gạo trong số
500 tấn mua thêm, bên B không đồng ý.
Ngày 01/03/18 bên A gửi đơn đề nghị tòa án tuyên bố hợp đồng số 21 là vô
hiệu toàn bộ do người ký hợp đồng này là ông An không được giám đốc công ty
lương thực tỉnh K ủy quyền hợp pháp.
Đồng thời bên B cũng kiện yêu cầu bên A phải trả tiền hàng đồng thời chịu
phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại cho bên B do A đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán,
theo hợp đồng thời hạn thanh toán chậm nhất là ngày 25/1/2018 nhưng đến nay A vẫn
chưa thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho B.
Anh (chị) hãy đề ra hướng giải quyết tranh chấp trên. 

TRẢ LỜI
*Căn cứ xét hợp đồng số 21 vô hiệu:
Theo Khoản 1 và khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015: Chi nhánh, văn phòng
đại diện của pháp nhân:
“1. Chi nhánh, văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của pháp nhân, không phải là
pháp nhân.
5. Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền
của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.”

9
Như vậy chi nhánh của công ty lương thực tỉnh K mở tại tỉnh D không phải là
pháp nhân và ông An là trưởng chi nhánh chỉ được đại diện công ty kí kết hợp đồng
trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền. Do đó, ông An chỉ có thẩm quyền để kí kết
hợp đồng số 20. Tuy nhiên, ông An không được giám đốc công ty lương thực tỉnh K
ủy quyền để nhân danh công ty ký hợp đồng số 21 mua thêm 500 tấn gạo do đó ông
An không có thẩm quyền để kí kết hợp đồng này.
Theo khoản 1 điều 117 BLDS 2015 Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự:
 “1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao
dịch dân sự được xác lập”
Do ông An không có năng lực chủ thể để kí hợp đồng số 21 nên Hợp đồng số
21 vô hiệu.
*Trách nhiệm của bên A (công ty lương thực tỉnh K):
Theo điều 43 Luật thương mại 2005: Giao thừa hàng
“1. Trường hợp bên bán giao thừa hàng thì bên mua có quyền từ chối hoặc chấp nhận
số hàng thừa đó.
2. Trường hợp bên mua chấp nhận số hàng thừa thì phải thanh toán theo giá thoả
thuận trong hợp đồng nếu các bên không có thoả thuận khác.”
Vì trong sổ nhật ký nhập hàng của công ty lương thực tỉnh K có ghi rõ ngày
20/01/18 nhận đủ 1.500 tấn gạo tại cảng Hải Phòng, do đó coi như công ty lương thực
tỉnh K đã chấp nhận số hàng thừa là 500 tấn gạo so với số lượng hàng đặt mua trong
hợp đồng số 20 (1000 tấn gạo). Vì vậy công ty lương thực tỉnh K phải thanh toán tiền
hàng cho 1500 tấn gạo theo giá thỏa thuận trong hợp đồng. 
Theo khoản 12 điều 3 Luật thương mại 2005: “Vi phạm hợp đồng là việc một bên
không thực hiện, thực hiện không đầy đủ hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ theo
thoả thuận giữa các bên hoặc theo quy định của Luật này.”
Do bên A là công ty lương thực tỉnh K đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán nên bên
A đã vi phạm hợp đồng số 20. 
Theo khoản 1 Điều 297 Luật Thương mại 2005: Buộc thực hiện đúng hợp đồng

10
“1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực
hiện đúng hợp đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và
bên vi phạm phải chịu chi phí phát sinh.”
Do đó bên B có quyền yêu cầu bên A thực hiện đúng hợp đồng đó là phải thực
hiện nghĩa vụ thanh toán đối với số hàng đã giao.
Theo Điều 303 Luật thương mại 2005: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường
thiệt hại
“Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách
nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại”
Xét 2 trường hợp:
TH1: bên B có thiệt hại thực tế do việc vi phạm nghĩa vụ thanh toán của bên A 
=> Như vậy theo điều 3 và điều 303 Luật Thương Mại 2005 thì bên A phải có trách
nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên B
TH2: bên B không có thiệt hại thực tế, hoặc thiệt hại không phải do việc vi phạm
thanh toán của bên A gây ra
=>Tuy bên A có hành vi vi phạm hợp đồng nhưng bên A không có nghĩa vụ bồi
thường thiệt hại do không thỏa mãn cả 3 điều kiện trên.
Theo Điều 300 Luật thương mại 2005: Phạt vi phạm
“Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do
vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách
nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.”

Do đó, điều kiện để phạt vi phạm hợp đồng bao gồm 2 điều kiện:
+ Có hành vi vi phạm hợp đồng xảy ra 
+ Việc phạt vi phạm có thỏa thuận trong hợp đồng. 

11
Vì bên A đã có hành vi vi phạm hợp đồng (vi phạm nghĩa vụ thanh toán) nên
phải căn cứ vào việc 2 bên có quy định việc phạt vi phạm trong hợp đồng hay không
để xác định trách nhiệm của bên A.
Như vậy, nếu như trong hợp đồng số 20 của bên A và bên B kí có thỏa thuận về
việc phạt vi phạm hợp đồng thì bên A phải có nghĩa vụ trả một khoản phạt vi phạm
hợp đồng cho bên B. Ngược lại, nếu trong hợp đồng số 20 đó không có thỏa thuận về
việc phạt vi phạm thì bên A không cần trả khoản phạt vi phạm cho bên B.

Bài 5: Các ông A,B,C,D,E cùng thỏa thuận thành lập 1 CTCP lấy tên là CTCP Hoa
Hồng, đặt trụ sở chính tại thành phố H. Vốn điều lệ dự định là 3 tỷ đồng và được các
thành viên thỏa thuận chia thành 30.000 phần. Hỏi:
1. Để huy động được số vốn điều lệ nói trên, cty phải phát hành bao nhiêu CP, và
mỗi cổ phần có mệnh giá là bao nhiêu? A,B,C,D,E có phải cùng đăng ký mua ít nhất
20% tổng số CPPT được quyền chào bán của công ty hay không? Biết rằng E không
ký tên vào bản điều lệ đầu tiên của công ty.
2. Việc đặt tên công ty như trên có trái với LDN không, nếu trước đó đã có Công
ty TNHH Thương Mại và Dịch Vụ Hoa Hồng được cấp giấy chứng nhận ĐKKD và
đặt trụ sở chính tại thành phố H.
3. Điều lệ công ty quy định A là giám đốc của CTCP Hoa Hồng. Hiện A cũng
đồng thời là giám đốc một công ty TNHH X. Điều này có trái với LDN không?
TRẢ LỜI
Câu a:
Theo điểm a, khoản 1, điều 111, Luật doanh nghiệp 2020
“1. Công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:
a) Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;”
Vậy để huy động số vốn điều lệ nói trên, công ty phải phát hành 30000 cổ
phẩn. Mỗi cổ phần có mệnh giá bằng nhau là: 3.000.000.000/30.000= 100.000 đồng
- Theo điểm b, khoản 1, điều 111, Luật doanh nghiệp 2020:
“b) Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn
chế số lượng tối đa.”

12
Và theo khoản 1, khoản 2 điều 120, Luật doanh nghiệp 2020:
Điều 120. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập
“1. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất 03 cổ đông sáng lập. Công ty cổ
phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu
hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất
thiết phải có cổ đông sáng lập; trường hợp này, Điều lệ công ty trong hồ sơ đăng ký
doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ
thông của công ty đó.
2. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần
phổ thông được quyền chào bán khi đăng ký thành lập doanh nghiệp.”
Công ty CP Hoa Hồng có 5 thành viên, thoả mãn đủ số lượng cổ đông sáng lập
tối thiểu theo luật, trường hợp ông E không kí vào bản điều lệ đầu tiên của công ty thì
cần có người đại diện theo pháp luật kí tên và A, B, C, D, E phải cùng đăng ký mua ít
nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán cho công ty.
Câu b:
Theo điểm a, khoản 2 điều 41, luật Doanh nghiệp 2020
Điều 41. Tên trùng và tên gây nhầm lẫn:
“2. Các trường hợp được coi là tên gây nhầm lẫn với tên của doanh nghiệp đã đăng
ký bao gồm:
a) Tên tiếng Việt của doanh nghiệp đề nghị đăng ký được đọc giống tên doanh nghiệp
đã đăng ký;”
Trước đó, đã có công ty TNHH Thương Mại và Dịch vụ Hoa Hồng được cấp
giấy chứng nhận ĐKKĐ và đặt trụ sở chính tại thành phố H thì việc đặt tên CTCP
Hoa Hồng sẽ trái với luật Doanh nghiệp 2020 với lý do là dễ gây nhầm lẫn. 
Câu c
- Theo khoản 2, điều 59, Luật Kinh doanh 2020:” Trường hợp Điều lệ công ty
không có quy định khác thì nghị quyết, quyết định về các vấn đề sau đây phải được
thông qua bằng biểu quyết tại cuộc họp Hội đồng thành viên:
a) Sửa đổi, bổ sung nội dung Điều lệ công ty;
b) Quyết định phương hướng phát triển công ty;

13
c) Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; bổ nhiệm, miễn nhiệm,
bãi nhiệm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc;
d) Thông qua báo cáo tài chính hằng năm;
đ) Tổ chức lại, giải thể công ty. “
Ở công ty TNHH, việc bổ nhiệm hay thuê A làm giám đốc là toàn quyền quyết
định của Hội đồng. Hơn nữa, bởi vì điều lệ công ty đã quy định anh A là Giám đốc
của công ty CP Hoa Hồng rồi nên anh A chắc chắn đạt đủ tiêu chuẩn theo khoản 5,
điều 162, Luật Doanh nghiệp 2020:
“Đối với công ty đại chúng, doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1
Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
khoản 1 Điều 88 của Luật này thì Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng các
tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;
b) Không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý doanh nghiệp, Kiểm
soát viên của công ty và công ty mẹ; người đại diện phần vốn nhà nước, người đại
diện phần vốn của doanh nghiệp tại công ty và công ty mẹ;
c) Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty. “
Và vì đã là Giám đốc của CTCP Hoa Hồng, theo điều 64 (tiêu chuẩn và điều
kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc), A đồng thời đáp ứng đủ những tiêu chuẩn và
điều kiện làm giám đốc của công ty TNHH X.
Kết luận: Việc A là Giám đốc CTCP Hoa Hồng đồng thời là giám đốc công ty
TNHH X không trái với luật Kinh Doanh 2020.

Bài 6: Dương, Thành, Trung, Hải thành lập Công ty TNHH Thái Bình Dương, kinh
doanh XNK và xúc tiến xuất khẩu. Công ty đã đăng ký thành lập doanh nghiệp với số
vốn điều lệ là 5 tỷ đồng. Số vốn góp của mỗi thành viên như sau:
- Dương góp 800 triệu tiền mặt (chiếm 16% vốn điều lệ)
- Thành góp bằng giấy nhận nợ của công ty Thành Mỹ, tổng số tiền của giấy nhận
nợ là 1,3 tỷ, được các bên nhất trí định giá là 1,2 tỷ (100 triệu là khoản trừ cho rủi ro
không đòi được nợ của Thành Mỹ) (chiếm 24% vốn điều lệ)

14
- Trung góp vốn bằng ngôi nhà của mình, trị giá tại thời điểm góp vốn là 700 triệu
nhưng được các thành viên thống nhất định giá là 1,5 tỷ (chiếm 30% vốn điều lệ) do
tin chắc rằng trong thời gian tới, con đường trước ngôi nhà đó sẽ được mở rộng và trị
giá ngôi nhà sẽ tăng
- Hải góp vốn bằng 1,5 tỷ đồng tiền mặt (chiếm 30% vốn điều lệ) nhưng lúc đầu
chỉ góp 500 triệu, 1 tỷ Hải cam kết sẽ góp khi công ty cần vốn tiền mặt.
Sau 1 năm hoạt động, công ty có lãi ròng 800 triệu. Các thành viên họp Hội đồng
thành viên để phân chia lợi nhuận nhưng không thống nhất được. Các tranh cãi xảy ra
là:
(1) Hải được chia lợi nhuận trên tỷ lệ của số vốn đã thực góp (500 triệu) hay số
vốn đã cam kết góp (1,5 tỷ)? 
(2) Góp vốn bằng giấy nhận nợ có hợp pháp không? Khoản nợ của công ty Thành
Mỹ chỉ đòi được một nửa (600 triệu) vì công ty này đang lâm vào tình trạng phá sản,
phần còn lại Thành có phải góp thêm không? Thành sẽ được chia lợi nhuận như thế
nào? 
(3) Việc định giá ngôi nhà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ được xử
lý như thế nào? Trung có được chia lợi nhuận trên trị giá 1,5 tỷ không?
TRẢ LỜI
1. Hải được chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ của số vốn đã thực góp (500 triệu) 
Theo Điều 24 Điều lệ công ty Luật Doanh nghiệp 2020 Việc chia lợi nhuận sau thuế
và xử lý lỗ trong kinh doanh sẽ được quy định cụ thể theo nội dung điều lệ công ty.
“Nếu như điều lệ công ty không quy định rõ thì việc phân chia lợi nhuận (sau thuế và
các nghĩa về tài chính khác) sẽ được quy định theo điểm c khoản 1 Điều 49 Luật
Doanh nghiệp 2020”
Điều 49. Quyền của thành viên Hội đồng thành viên
“1. Thành viên Hội đồng thành viên có các quyền sau đây:
c) Được chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và
hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật;

15
Thành viên Hội đồng thành viên được quyền chia lợi nhuận tương ứng với phần vốn
góp sau khi công ty đã nộp đủ thuế và hoàn thành các nghĩa vụ tài chính khác theo
quy định của pháp luật.”
Theo khoản 4, điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 47  Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
“4. Trường hợp có thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết,
công ty phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng
số vốn đã góp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp
theo quy định tại khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ
số vốn đã cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết
đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công
ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và tỷ lệ phần vốn góp của thành viên.”
Phần vốn góp là tổng giá trị tài sản của một thành viên đã góp hoặc cam kết
góp vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh. Tại điều 47, luật không quy
định rõ phần vốn góp là vốn thực góp hay số vốn cam kết góp. 
Tại nghị định 102/2010/NĐ-CP, khoản 3 điều 18 quy định: 
“Trong thời hạn chưa góp đủ số vốn theo cam kết, thành viên có số phiếu biểu quyết
và được chia lợi tức tương ứng với tỷ lệ số vốn thực góp, trừ trường hợp Điều lệ công
ty quy định khác.”
Theo khoản 2, điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 47. Góp vốn thành lập công ty và cấp giấy chứng nhận phần vốn góp
“2. Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng
ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp
vốn, thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này,
thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã
cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.”

16
Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp vốn
hoặc chưa góp đủ phần vốn góp đã cam kết thì được xử lý như sau: Thành viên chưa
góp đủ phần vốn góp đã cam kết có các quyền tương ứng với phần vốn góp đã góp.
Vì công ty đã hoạt động và đăng ký thành lập doanh nghiệp được 1 năm, nên
đã qua thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
mà ông Hải vẫn không góp đủ số vốn đã cam kết. Do đó, ông Hải chỉ được chia lợi
nhuận dựa trên tỷ lệ số vốn đã góp là 500 triệu.
2. Việc góp vốn bằng giấy nhận nợ của Thành là hợp pháp
Theo khoản 1, điều 34 Luật Doanh nghiệp 2020
Điều 34. Tài sản góp vốn
“1. Tài sản góp vốn là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử
dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định
giá được bằng Đồng Việt Nam.”
Theo khoản 1, điều 105 Luật Dân sự 2015
Điều 105. Tài sản
“1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.”
Theo khoản 2, điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020:
Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định
giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được
trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”
Việc Thành góp vốn bằng giấy nhận nợ cũng như giá trị của phần vốn góp đã
được các thành viên nhất trí và định giá. Do đó, việc góp vốn này là hoàn toàn hợp
pháp.
Việc công ty Thành Mỹ lâm vào tình trạng phá sản sau khi công ty TNHH Thái
Bình Dương hoạt động 1 năm là hoàn toàn độc lập với việc góp vốn của Thành. Trong
quá trình hoạt động, công ty Thành Mỹ đã trả 600 triệu đồng và công ty Thái Bình
Dương đã tiếp nhận số tiền này. Điều đó cho thấy công ty Thái Bình Dương đã là chủ
nợ hợp pháp của công ty Thành Mỹ. Và do vậy công ty Thái Bình Dương sẽ không có

17
quyền buộc Thành nộp thêm số tiền còn thiếu. Thành sẽ được chia lợi nhuận trên tỷ lệ
của số vốn 1,2 tỷ đồng.
3. Theo khoản 1, điều 107 Luật dân sự 2015
Điều 107. Bất động sản và động sản
“1. Bất động sản bao gồm:
a) Đất đai;
b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;
c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;
d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật.
2. Động sản là những tài sản không phải là bất động sản.”
Nhà là bất động sản , là tài sản có giá trị lưu thông trên thị trường và quy được
bằng tiền, do đó nếu căn nhà là hợp pháp và các bên nhất trí hoặc có quy định tại điều
lệ công ty thì sẽ được xem là tài sản khác được chấp nhận là tài sản góp vốn.
Việc định giá ngôi nhà cao hơn giá trị thực tế tại thời điểm góp vốn sẽ được
xem là hợp pháp theo khoản 2 điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 
Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
“2. Tài sản góp vốn khi thành lập doanh nghiệp phải được các thành viên, cổ đông
sáng lập định giá theo nguyên tắc đồng thuận hoặc do một tổ chức thẩm định giá định
giá. Trường hợp tổ chức thẩm định giá định giá thì giá trị tài sản góp vốn phải được
trên 50% số thành viên, cổ đông sáng lập chấp thuận.”
Do đó, Trung vẫn được chia lợi nhuận theo tỷ lệ phần vốn góp là 1,5 tỷ đồng.
Tuy nhiên, nếu có tranh chấp xảy ra, khoản 2 điều 36 Luật Doanh nghiệp 2020 quy
định: 
Điều 36. Định giá tài sản góp vốn
“Trường hợp tài sản góp vốn được định giá cao hơn so với giá trị thực tế của tài sản
đó tại thời điểm góp vốn thì các thành viên, cổ đông sáng lập cùng liên đới góp thêm
bằng số chênh lệch giữa giá trị được định giá và giá trị thực tế của tài sản góp vốn tại
thời điểm kết thúc định giá; đồng thời liên đới chịu trách nhiệm đối với thiệt hại do cố
ý định giá tài sản góp vốn cao hơn giá trị thực tế.”

18
Vào thời điểm định giá, ngôi nhà theo giá thị trường là 700 triệu nhưng tất cả
các thành viên đã thỏa thuận thống nhất là 1,5 tỷ. Như vậy, các thành viên đã định giá
tài sản góp vốn cao hơn thực tế vào thời điểm góp vốn là 800 triệu đồng. Trong trường
hợp phát sinh nợ và những nghĩa vụ tài sản khác của công ty thì các thành viên trong
công ty phải liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ đó đối với số chênh lệch 800
triệu đồng bằng cách: định giá lại tài sản theo giá trị thực tế vào thời điểm góp vốn,
tiến hành góp thêm số tiền 800 triệu đồng, Trung sẽ được chia lợi nhuận dựa trên tỷ lệ
vốn thực góp, được hình thành sau khi các thành viên công ty góp thêm 800 triệu
đồng.

Bài 7: Hợp đồng mua bán dược phẩm giữa một công ty Việt Nam và một công ty Đài
Loan có quy định về điều khoản bất khả kháng như sau:
“Bất khả kháng: Người bán không chịu trách nhiệm trong việc chậm giao hàng trong
mọi trường hợp xảy ra bất khả kháng, bao gồm: chiến tranh, đình công, phong tỏa,
bạo loạn, phản loạn, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, cấm vận, đình trệ sản xuất và vận
chuyển thiết bị, hoặc do những quy định, sắc lệnh của nhà cầm quyền. Khi xảy ra sự
kiện bất khả kháng, người bán phải gửi bằng chứng chứng minh sự kiện bất khả
kháng đến người mua mà không có sự trì hoãn nào.”
Hãy bình luận điều khoản nói trên.
TRẢ LỜI
Khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015) quy định: “Sự
kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước
được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả
năng cho phép. Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác
động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích
hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân
sự của mình”.
Từ quy định trên, có thể hiểu rằng một sự kiện được coi là bất khả kháng với
tính chất là căn cứ để miễn trách nhiệm hợp đồng phải thỏa mãn các dấu hiệu: (i) Sự
kiện bất khả kháng xảy ra sau khi các bên đã giao kết hợp đồng, sự kiện đó xảy ra

19
hoàn toàn khách quan, không do yếu tố chủ quan của con người; (ii) Sự kiện đó có
tính chất bất thường mà các bên không thể lường trước được và không thể khắc phục
được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép; (iii) Sự kiện
là nguyên nhân dẫn đến sự vi phạm hợp đồng. Với cách hiểu như vậy, các trường hợp
trong điều khoản trên được xem là bất khả kháng bao gồm: chiến tranh, đình công,
phong tỏa, bạo loạn, phản loạn, hỏa hoạn, lũ lụt, chiến tranh, cấm vận, những quy
định, sắc lệnh của nhà cầm quyền. 
Riêng trường hợp “đình trệ sản xuất và vận chuyển thiết bị” không nên được
ghi trong điều khoản trên, vì căn cứ theo điều luật đã nêu cũng như 03 dấu hiệu cần
thỏa mãn để được xem là bất khả kháng thì đây là trường hợp không được xem là sự
kiện bất khả kháng vì việc đình trệ này bên bán có thể lường trước được và đưa ra
biện pháp để khắc phục. Việc đình trệ về sản xuất và vận chuyển thiết bị này chỉ được
xem là bất khả kháng nếu nó bắt nguồn từ các sự kiện bất khả kháng ghi rõ trong điều
khoản trên.
Nếu cứ quy định việc đình trệ này là bất khả kháng, thì dù trường hợp này xảy
ra vì lý do gì bên bán cũng không phải chịu trách nhiệm do nó đã được xem là bất khả
kháng theo điều khoản hợp đồng, căn cứ theo Khoản 2 Điều 351 BLDS năm
2015:“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả
kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận khác
hoặc pháp luật có quy định khác.”
Tóm lại, khi quy định điều khoản bất khả kháng trong hợp đồng, bên bán và
bên mua cần quy định rõ trường hợp thế nào mới được xem là bất khả kháng, tránh
xảy ra tranh chấp.

Bài 8: Một hợp đồng mua bán được ký kết giữa người mua và người bán nước ngoài.
Trong hợp đồng có các điều khoản sau:
● Đối tượng HĐ: 5000 MT ± 4% xi măng P500
● Điều kiện giao hàng: CFR Haiphong Incoterms 1990. 
● Thời hạn giao hàng: 10/1994
Thanh toán bằng L/C at sight 100% giá trị HĐ

20
Thực hiện HĐ, Người bán ký hợp đồng chuyên chở tàu chuyến với người chuyên chở.
Trong HĐ quy định người thuê chở có nghĩa vụ bốc hàng lên tàu, xếp hàng trong hầm
tàu và chịu chi phí. Tháng 10/1994, người bán giao hàng và nhận vận đơn hoàn hảo.
Hàng đến cảng đến bị tổn thất. Người mua lập COR và lập BBGĐ, kết luận:
● 6394 bao (319,2 MT) bị ướt, cứng do tàu quá cũ (tàu đóng năm 1974), tàu có
một vết nứt dài 10 cm, rộng 1mm làm nước biển rò chảy vào (1)
● 2968 bao (148,4 MT) bị rách vỡ do khuân vác khi đưa hàng lên tàu (2)
● 3246 bao (162,3 MT) bị vón cứng do chất xếp trong hầm tàu, hàng được chất
xếp liên tục từ đáy hầm tàu lên nóc hầm tàu cao 10m (3)
Người mua sẽ khiếu nại ai và sẽ được bồi thường những khoản nào?
 TRẢ LỜI
Xét tới Điều 39, khoản 1 Luật thương mại 2005 quy định về hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng như sau:
“1. Trường hợp hợp đồng không có quy định cụ thể thì hàng hoá được coi là không
phù hợp với hợp đồng khi hàng hoá đó thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường của các hàng hóa cùng chủng
loại
b) Không phù hợp với bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên mua đã cho bên bán biết
hoặc bên bán phải biết vào thời điểm giao kết hợp đồng;
c) Không bảo đảm chất lượng như chất lượng của mẫu hàng hoá mà bên bán đã giao
cho bên mua;
d) Không được bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng hoá
đó hoặc  không theo cách thức thích hợp để bảo quản hàng hóa trong trường hợp
không có cách thức bảo quản thông thường.”
Xét tới mặt hàng được quy định trong hợp đồng là xi măng, dẫn tới vấn đề về
tình trạng hàng hóa bị ướt, cứng là không phù hợp với mục đích sử dụng thông thường
của các hàng hóa cùng chủng loại. 
Vấn đề hàng bị rách, vỡ có thể xem xét xác định nguyên nhân có phải do lỗi
người bán đã không bảo quản, đóng gói theo cách thức thông thường đối với loại hàng
hoá đó để quy trách nhiệm hay không cũng như kiểm định rõ ràng thời điểm hàng xuất

21
hiện những khiếm khuyết để quy lỗi. Về vấn đề này, để phục vụ cho việc thanh toán
bằng L/C, vận đơn mà người chuyên chở cấp cho người bán ở đây phải là hoàn hảo.
Hàng bị rách do quá trình khuân vác tức là thời điểm người bán đang chưa hoàn thành
trách nhiệm giao hàng theo điều kiện CFR. Nếu như hàng hóa có lỗi sau khi bốc lên
tàu thì vận đơn đã được phê chú xấu, có nghĩa là vận đơn không hoàn hảo, trong
trường hợp này, vận đơn được cấp lại là vận đơn hoàn hảo vì vậy cần phải hiểu giữa
người bán và người chuyên chở đã có thoả thuận LOI - tức là thư đảm bảo. Theo đó,
người chuyên chở cấp vận đơn sạch thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối
với tổn thất rõ rệt của hàng hoá trong suốt quá trình chuyên chở. Như vậy trường hợp
này là lỗi của người bán, vì chưa hoàn thành trách nhiệm giao hàng theo điều kiện
giao hàng CFR, nhưng người chuyên chở là người chịu trách nhiệm vì đã cấp vận đơn
sạch cho người bán.
Đồng thời, việc xếp hàng không đúng quy cách khiến hàng bị vón cứng trong
trường hợp này không đủ dữ kiện quy lỗi hoàn toàn về người bán dù đây là nghĩa vụ
của họ. Nguyên nhân là vì các thông số kỹ thuật và cách xếp hàng phù hợp với kết cấu
tàu chỉcó người chuyên chở nắm rõ. Nếu người chuyên chở chứng minh được bản
thân đã cung cấp đầy đủ thông tin để người bán có thể tự mình xếp hàng phù hợp
tránh hư hại thì mới có thể khiếu nại người bán. Như vậy, không thể loại trừ trường
hợp người chuyên chở phải chịu trách nhiệm vì không chỉ dẫn người bán về phương
thức sắp xếp hàng hóa lên tàu, dẫn đến tình trạng quá tải cũng như là việc sắp xếp
hàng hóa trong hầm tàu.
Nếu người chuyên chở có thể chứng minh được đã cung cấp thông tin và chỉ
dẫn đầy đủ để người bán thực hiện nghĩa vụ xếp hàng, đây được quy lỗi cố ý của bên
bán làm cho hàng hóa không đạt chuẩn khi người mua nhận được, trách nhiệm của
người mua được quy định dựa trên các quy định của hợp đồng, cụ thể, theo Luật
thương mại 2005: Điều 40. Trách nhiệm đối với hàng hóa không phù hợp với hợp
đồng.
“ Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác, trách nhiệm đối với hàng hóa không
phù hợp với hợp đồng được quy định như sau:

22
1. Bên bán không chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của hàng hóa nếu vào
thời điểm giao kết hợp đồng bên mua đã biết hoặc phải biết về những khiếm khuyết
đó;
2. Trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, trong thời hạn khiếu nại theo quy
định của Luật này, bên bán phải chịu trách nhiệm về bất kỳ khiếm khuyết nào của
hàng hóa đã có trước thời điểm chuyển rủi ro cho bên mua, kể cả trường hợp khiếm
khuyết đó được phát hiện sau thời điểm chuyển rủi ro;
3. Bên bán phải chịu trách nhiệm về khiếm khuyết của hàng hóa phát sinh sau thời
điểm chuyển rủi ro nếu khiếm khuyết đó do bên bán vi phạm hợp đồng.”
Vi phạm hợp đồng trong trường hợp này tức là thiếu cần mẫn hợp lý trong thực
hiện trách nhiệm giao hàng.
Đối với trường hợp hàng bị ướt và cứng do tàu quá cũ, trong trường hợp này
tàu được đóng vào năm 1974, tức thời điểm đó đã trên 15 tuổi, được xếp vào loại tàu
già và không đủ khả năng đi biển. Theo công ước Brussels, Điều 4:
“1. Người chuyên chở và tàu không chịu trách nhiệm về mất mát hay hư hỏng do tàu
không đủ khả năng đi biển gây nên trừ khi tình trạng đó là do thiếu sự cần mẫn thích
đáng của người chuyên chở trong việc làm cho tàu có đủ khả năng đi biển và đảm bảo
cho tàu được biên chế, trang bị và cung ứng thích hợp và làm cho các hầm tàu, phòng
lạnh và phát lạnh và tất cả các bộ phận khác của tàu dùng để chở hàng, thích hợp và
an toàn cho việc tiếp nhận, chuyên chở và bảo quản hàng hoá phù hợp với những quy
định của Điều 3 đoạn 1. Một khi có mất mát hay hư hỏng hàng hoá do tàu không đủ
khả năng đi biển thì người chuyên chở hay bất cứ người nào khác muốn được miễn
trách nhiệm theo quy định của điều này có nhiệm vụ chứng minh đã có sự cần mẫn
thích đáng.”
Chính vì thế, tình trạng hàng bị ướt và cứng không nên quy về tàu không đủ
khả năng đi biển cũng như nội tỳ, ẩn tỳ của tàu (vết nứt rộng 1mm, dài 10cm quá nhỏ
để mắt thường có thể quan sát được), người mua có thể yêu cầu người chuyên chở
chứng minh tính cần mẫn hợp lý trong bảo quản hàng vì vết nứt rất nhỏ nhưng lại làm
hư hại đến 6394 bao (319,2 MT).

23
Kết luận, 2968 bao (148,4 MT) bị rách vỡ do khuân vác khi đưa hàng lên tàu
người mua chắc chắn có thể khiếu nại bên chuyên chở và được bồi thường thích đáng.
Đối với 3246 bao (162,3 MT) bị vón cứng do chất xếp trong hầm tàu, hàng được chất
xếp liên tục từ đáy hầm tàu lên nóc hầm tàu cao 10m và 6394 bao (319,2 MT) bị ướt,
cứng do tàu quá cũ (tàu đóng năm 1974), tàu có một vết nứt dài 10 cm, rộng 1mm làm
nước biển rò chảy vào, người mua nên khiếu nại người chuyên chở vì hiển nhiên bên
này có nghĩa vụ chứng minh sự cần mẫn hợp lý của bản thân để được miễn trách, nếu
chứng minh được, người mua sẽ dựa theo sự cần mẫn hợp lý của người chuyên chở để
khiếu nại người bán dựa trên điều khoản quy định hợp đồng về điều kiện thuê tàu,
giao hàng, bảo quản hàng,...

Bài 9: Ba người gồm Hải, Hoàng và Hùng cùng tham gia thành lập công ty TNHH
Vinh Quang vào tháng 07 năm 2008, ngành nghề kinh doanh là sản xuất và mua bán
đồ nhựa với số vốn điều lệ là 2 tỷ đồng. 
Hải vốn là nhân viên của một Công ty TNHH khác, Hoàng là chủ của một
doanh nghiệp tư nhân, còn Hùng là nhân viên hợp đồng của Sở Kế hoạch và Đầu tư
thành phố HCM.
Trong thỏa thuận góp vốn, các bên thỏa thuận Hải góp vốn 500 triệu đồng
(chiếm 25% vốn điều lệ), Hoàng góp vốn 1 tỷ đồng (chiếm 50% vốn điều lệ) và Hùng
góp vốn 500 triệu đồng (chiếm 25% vốn điều lệ). 
Trong bản Điều lệ được các thành viên soạn thảo và nhất trí thông qua thì
Hoàng giữ chức Giám đốc Công ty kiêm Chủ tịch Hội đồng thành viên, Hải làm Phó
Giám đốc và Hùng làm kế tóan trưởng. Các nội dung khác của bản Điều lệ tương tự
như các quy định của Luật Doanh nghiệp 2005. Thời hạn hoàn thành việc góp vốn của
các thành viên theo thỏa thuận là 6 tháng kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh. 
a. Việc góp vốn của các thành viên trong công ty có hợp pháp không? Nêu căn cứ
pháp lý?
b. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020, Giải quyết như thế nào trong những
trường hợp sau:

24
❖ Giả sử trong thời hạn 6 tháng, Hải bị chết khi chưa thực hiện nghĩa vụ góp vốn vào
công ty. 
❖ Hết thời hạn 6 tháng mà Hoàng không thực hiện việc góp đủ số vốn là 1 tỷ đồng
như đã cam kết.
❖ Hùng bị bệnh tâm thần sau khi đã góp đủ vốn vào công ty.
TRẢ LỜI
a. Việc góp vốn các thành viên công ty có hợp pháp không? Căn cứ pháp lý?
Theo Khoản 2 Điều 17, Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước
để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng
trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan
chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân
Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của
Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại
điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền
để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất
năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ
chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình
phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ
sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản,
Luật Phòng, chống tham nhũng.

25
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh
nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số
lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự.”
Ở đây, Hải vốn là nhân viên công ty TNHH khác, Hoàng là chủ doanh nghiệp
tư nhân nên không phải là đối tượng vi phạm vào các điều luật trên, nên Hải và Hoàng
được quyền góp vốn thành lập Công ty TNHH Vinh Quang.
Riêng Hùng là nhân viên hợp đồng của Sở kế hoạch và đầu tư TP HCM nên ta
căn cứ theo Điều 2 Luật Viên chức 2010 quy định về khái niệm viên chức và Điều 1
Nghị định 68/2000/NĐ-CP quy định về những công việc thuộc diện được ký hợp đồng
lao động trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp như sau:
“Điều 2. Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm
việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ
lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.” – Luật Viên Chức
2010
“Điều 1. Thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc sau đây trong cơ quan
hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp:
1. Sữa chữa, bảo trì đối với hệ thống cấp điện, cấp, thoát nước ở công sở, xe ô tô và
các
máy móc, thiết bị khác đang được sử dụng trong cơ quan, đơn vị sự nghiệp;
2. Lái xe;
3. Bảo vệ;
4. Vệ sinh;
5. Trông giữ phương tiện đi lại của cán bộ, công chức và khách đến làm việc với cơ
quan, đơn vị sự nghiệp;
6. Công việc khác.” – Nghị định 60/2000/NĐ-CP
Vậy trong trường hợp thứ nhất, nếu Hùng ký hợp đồng với Sở Kế hoạch và
Đầu tư Thành phố Hồ Chí minh đề làm các công việc khác với công việc ở Điều 1
Nghị định 60/2000/NĐ-CP thì Hùng sẽ được xem là viên chức. Đối với trường hợp
Hùng là viên chức, theo Điểm b Khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020:

26
"2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại
Việt Nam:
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật
Viên chức;”
Như vậy, trong trường hợp này, Hùng sẽ không có quyền thành lập và quản lý
doanh nghiệp tại Việt Nam. Suy ra việc góp vốn của các thành viên trong công ty sẽ là
không hợp pháp theo các căn cứ pháp lý ở trên.
Ngược lại, trong trường hợp nếu Hùng ký hợp đồng với Sở Kế hoạch và Đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh để làm các công việc ở Điều 1 Nghị định 68/2000/NĐ-CP thì
Hùng sẽ không được xem là viên chức. Đối với trường hợp Hùng không là viên chức,
ta xem xét theo Khoản 2, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cán bộ
công chức, viên chức 2019 như sau:
“2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ,
chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam,
Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan,
đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp,
công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải
là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong
biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”
Căn cứ theo quy định pháp luật viện dẫn như trên, Hùng là nhân viên hợp đồng
tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh mà Sở Kế hoạch và Đầu tư là Cơ
quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Vì vậy Hùng không là công chức, cũng
không là viên chức nhà nước, nên được xem là đối tượng được phép tham gia thành
lập doanh nghiệp trong Khoản 2, Diều 17 Luật Doanh nghiệp 2020. Do đó, Hùng cũng
được quyền quản lí và thành lập doanh nghiệp cũng như quyền tham gia góp vốn
thành lập Công ty TNHH Vinh Quang.
Tuy nhiên, theo Khoản 2 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 có quy định như
sau:
“Thành viên phải góp vốn cho công ty đủ và đúng loại tài sản đã cam kết khi đăng ký
thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận

27
đăng ký doanh nghiệp, không kể thời gian vận chuyển, nhập khẩu tài sản góp vốn,
thực hiện thủ tục hành chính để chuyển quyền sở hữu tài sản. Trong thời hạn này,
thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp đã cam kết.
Thành viên công ty chỉ được góp vốn cho công ty bằng loại tài sản khác với tài sản đã
cam kết nếu được sự tán thành của trên 50% số thành viên còn lại.”
Theo luật hiện hành yêu cầu các thành viên góp vốn phải góp đủ số vốn trong
vòng 90 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên
các thành viên lại thỏa thuận thời hạn góp đủ số vốn là 6 tháng kể từ ngày được cấp
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Vì thỏa thuận này trái với luật quy định do
đó việc góp vốn của các thành viên trong công ty là bất hợp pháp theo căn cứ pháp lý
các luật hiện hành.
b. Căn cứ vào Luật doanh nghiệp 2020, Giải quyết như thế nào trong những
trường hợp sau:
❖ Giả sử trong thời hạn 6 tháng, Hải bị chết khi chưa thực hiện nghĩa vụ góp
vốn vào công ty
Theo Khoản 3 và Khoản 4 Điều 47 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“3. Sau thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn có thành viên chưa góp hoặc
chưa góp đủ số vốn đã cam kết thì được xử lý như sau:
a) Thành viên chưa góp vốn theo cam kết đương nhiên không còn là thành viên của
công ty;
b) Thành viên chưa góp vốn đủ phần vốn góp như đã cam kết có các quyền tương ứng
với phần vốn góp đã góp;
c) Phần vốn góp chưa góp của các thành viên được chào bán theo quyết định của Hội
đồng thành viên.
4. Trường hợp có thành viên chưa góp hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, công ty
phải đăng ký điều chỉnh, vốn điều lệ, tỷ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số
vốn đã góp trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp vốn đủ phần vốn
góp theo khoản 2 Điều này. Các thành viên chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã
cam kết phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các

28
nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký
thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên.”
Trong trường hợp trong thời gian thỏa thuận, Hải bị chết khi chưa thực hiện
nghĩa vụ góp vốn vào công ty thì đối với công ty, công ty phải thay đổi vốn điều lệ
(còn 1 tỷ 500 triệu), tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên bằng số vốn đã góp trong
thời hạn 30 ngày kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ phần vốn góp (sau 90 ngày kể từ
ngày nhận giấy đăng ký doanh nghiệp), các thành viên sáng lập sẽ còn 2 người là
Hùng và Hoàng. Hải không còn là thành viên của công ty và phần vốn góp chưa góp
đủ của Hải (phần còn lại chưa được góp trong 500 triệu) sẽ được chào bán theo quyết
định của Hội đồng thành viên.
Nhưng trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa
vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi
vốn điều lệ và phần vốn góp của thành viên do người thừa kế theo di chúc hoặc theo
pháp luật thực hiện.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 615 Bộ luật dân sự 2015 về thực hiện nghĩa vụ
tài sản do người chết để lại thì:
“1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm
vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được
người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm
vi di sản do người chết để lại.
3. Trường hơp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do
người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì
cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá
nhân.”
Vậy, việc chịu trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với
các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng
ký thay đổi vốn điều lệ và tỉ lệ phần vốn góp của thành viên sẽ được người thừa kế

29
của Hải (trong phạm vi tài sản để lại của Hải) thực hiện theo các khoản 2,3,4 điều luật
này.
Nếu những người thừa kế không thực hiện việc trả nợ, công ty có quyền khởi
kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản (thời hiệu khởi kiện để yêu cầu
người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời
điểm mở thừa kế (Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015). Tuy nhiên, trường hợp không có
người thừa kế thì công ty không thể đòi được phần nghĩa vụ tài chính của công ty phát
sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ và phần vốn góp
của thành viên.

❖ Hết thời hạn 6 tháng mà Hoàng không thực hiện việc góp đủ số vốn là 1 tỷ
đồng như đã cam kết
Theo Khoản 3 và 4 Điều 47, Luật Doanh nghiệp 2020 (đã được trích dẫn ở
trên), nếu như hết thời hạn góp vốn mà ông Hoàng không thực hiện việc góp đủ số
vốn là 1 tỷ đồng như đã cam kết, Hoàng vẫn sẽ có các quyền tương ứng với phần vốn
góp đã góp và đồng thời, phần vốn góp chưa góp của Hoàng sẽ chào bán theo nghị
quyết, quyết định của cả ba người Hải, Hùng, Hoàng. Bên cạnh đó, công ty phải đăng
ký thay đổi vốn điều lệ, tỉ lệ phần vốn góp của các thành viên và Hoàng phải chịu
trách nhiệm tương ứng với tỉ lệ phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài
chính của công ty phát sinh trong thời gian trước ngày công ty đăng ký thay đổi vốn
điều lệ cũng như là tỉ lệ phần vốn góp của thành viên.
❖ Hùng bị bệnh tâm thần sau khi đã góp đủ vốn vào công ty
Theo Khoản 3 Điều 53 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định:
“3. Trường hợp thành viên bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn
trong nhận thức, làm chủ hành vi thì quyền và nghĩa vụ của thành viên đó trong công
ty được thực hiện thông qua người đại diện.”
Theo Điều 22 Luật Dân sự 2015 quy định:
“Điều 22. Mất năng lực hành vi dân sự

30
1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức,
làm chủ được hành vi thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của
cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất
năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu
cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan,
tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành
vi dân sự.
2. Giao dịch dân sự của người mất năng lực hành vi dân sự phải do người đại diện
theo pháp luật xác lập, thực hiện.”
Như vậy quyền và nghĩa vụ của Hùng trong công ty sẽ được thực hiện thông
qua người đại diện của Hùng.

Bài 10: Trường đại học kinh tế và công ty in tài chính kí một hợp đồng. Theo hợp
đồng hai bên thoả thuận rằng: Trường đại học kinh tế đặt công ty in tài chính in
50.000 cuốn giáo trình với giá trị của hợp đồng là 100 triệu đồng, công ty in tài chính
có nghĩa vụ giao toàn bộ số hàng cho trường đại học kinh tế vào ngày 20/5/2017.
Ngày 20/5/2017 Công ty in chỉ giao 25000 cuốn, số còn lại đến ngày 30/8/2017 công
ty vẫn chưa giao được cho trường kinh tế.
Trường đại học kinh tế gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp
đồng và đòi bồi thường thiệt hại, công ty in không chấp nhận với lý do là: vào thời
điểm đó giá giấy tăng cao đột biến nên nhà máy giấy không giao cho công ty in theo
hợp đồng đã kí giữa công ty in với nhà máy giấy khiến công ty in vi phạm thời hạn
giao hàng.
Dựa vào quy định của pháp luật về hợp đồng kinh tế, hãy cho biết:
a. đây là hợp đồng thương mại hay dân sự? vì sao?
b. Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
c. Công ty in tài chính có chịu trách nhiệm tài sản đối với trường đại học kinh tế hay

31
không?vì sao?
d. Cách giải quyết cụ thể trường hợp trên? 
TRẢ LỜI
a. Để xác định đây là hợp đồng thương mại hay dân sự, ta xem xét các khái niệm của
hợp đồng thương mại và hợp đồng dân sự.
Theo điều 385, Bộ luật dân sự:
“Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt
quyền, nghĩa vụ dân sự.
Dữ kiện đề ra cho biết trường đại học kinh tế và công ti in tài chính kí hợp đồng thoả
thuận rằng: Trường đại học kinh tế đặt công ty in tài chính in 50.000 cuốn giáo trình
với giá trị của hợp đồng là 100 triệu đồng, công ty in tài chính có nghĩa vụ giao toàn
bộ số hàng cho trường đại học kinh tế vào ngày 20/5/2017. “
Ở đây có sự xác lập quyền và nghĩa vụ dân sự giữa đại học kinh tế và công ti
tài chính.
Như vậy, có thể xem đây là một hợp đồng dân sự.

Mặt khác, theo khái niệm Hợp đồng thương mại, đây là sự thỏa thuận giữa các
bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ đối với nhau trong việc
thực hiện các hoạt động thương mại.
Còn hoạt động thương mại được nêu trong khoản 1, điều 3, Luật thương mại 2015
“1. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán
hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục
đích sinh lợi khác.
Chủ thể của hợp đồng thương mại là thương nhân với thương nhân; hoặc thương nhân
với chủ thể khác không nhằm mục đích sinh lợi nếu chủ thể này chọn luật áp dụng là
Luật thương mại.”
Ở đây chủ thế là công ty in tài chính - thương nhân, trường đại học kinh tế -
không phải thương nhân và hợp đồng này chỉ thỏa mục đích sinh lợi với công ti in tài
chính. 

32
Nếu có sự thỏa thuận giữa công ti in tài chính và trường đại học kinh tế về việc
xác định thể loại hợp đồng là hợp đồng thương mại, hợp đồng đã kí kết có thể được
coi là hợp đồng thương mại.
a. TH1: Hai bên thỏa thuận là hợp đồng dân sự
Căn cứ khoản 3, điều 26, Luật tố tụng dân sự 2015 
Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
3. Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.
Như vậy nếu như hợp đồng đã ký là hợp đồng dân sự, thì tranh chấp này sẽ do Tòa án
giải quyết
TH2: Hai bên thỏa thuận hợp đồng thương mại
Theo Điều 317, Luật thương mại “Hình thức giải quyết tranh chấp
1. Thương lượng giữa các bên.
2. Hoà giải giữa các bên do một cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân được các bên thỏa
thuận chọn làm trung gian hoà giải.
3. Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án.”
  Thứ nhất: Nếu các bên thỏa thuận trọng tài thương mại giải quyết tranh chấp
khi phát sinh tranh chấp thì cơ quan có thẩm quyền giải quyết là trọng tài thương mại
theo quy định Luật trọng tài 2010. 
Theo quy định tại Điều 5 Luật trọng tài thương mại năm 2010 về điều kiện giải quyết
tranh chấp bằng Trọng tài thì
Điều 5. Điều kiện giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài
“1. Tranh chấp được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thoả thuận trọng tài.
Thỏa thuận trọng tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp.”
 Thứ hai: Nếu các bên không có thỏa thuận về việc trọng tài là cơ quan giải
quyết thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp này sẽ được xác định theo các quy định
của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 30. Những tranh chấp về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền giải
quyết của Tòa án
“1. Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh, thương mại giữa cá nhân, tổ
chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mục đích lợi nhuận.

33
5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền
giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.”
c) Công ty in tài chính phải chịu trách nhiệm đối với trường đại học kinh tế vì đã
không thực hiện đúng theo nghĩa vụ hợp đồng. 
Theo điều 292 bộ luật Thương Mại có quy định như sau:
“Buộc thực hiện đúng hợp đồng:
 Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm, có lỗi của bên vi phạm
 Biểu hiện: Bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm thực hiện đúng các nghĩa vụ theo hợp
đồng hoặc dùng các biện pháp khác để hợp đồng được thực hiện và bên vi phạm phải
chịu chi phí phát sinh.
 Trong thời gian áp dụng chế tài này bên bị vi phạm có thể yêu cầu bồi thường thiệt
hại và phạt vi phạm nhưng không được áp dụng các chế tài khác. Trường hợp bên vi
phạm không thực hiện chế tài này trong thời gian do bên bị vi phạm ấn định thì bên bị
vi phạm có quyền áp dụng chế tài khác để bảo vệ quyền lợi của mình.”
Đây chính là nghĩa vụ tài sản mà bên vi phạm (công ty in tài chính) phải thực
hiện theo bên bị vi phạm (trường đại học kinh tế) đưa ra và yêu cầu thực hiện
d) Theo điều 30 khoản 5 Bộ luật Tố tụng Dân sự
“5. Các tranh chấp khác về kinh doanh, thương mại, trừ trường hợp thuộc thẩm
quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật”
ĐH Kinh tế có thể khởi kiện ra tòa án tại vì này là tranh chấp về hợp đồng
thương thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án 
Căn cứ khởi kiện là hành vi vi phạm nghĩa vụ giao hàng của cty in (tuy có hàng
hóa nhưng nó vẫn là HĐ DS không phải TM). Công ty vẫn đảm bảo in được 25000
cuốn vậy tại sao lại đặt vấn đề giá giấy ra với 25000 cuốn còn lại. Ở đề không có thời
gian giao kết hợp đồng đó nên không biết từ ngày ký đến ngày giao có đủ dài để công
ty lo đủ số lượng giấy in hay không. Nếu đảm bảo được thì không thể viện lý do giá
giấy tăng. 
Chế tài: Điều 301 Luật thương mại 2005 quy định: “Mức phạt đối với vi phạm
nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận

34
trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ
trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này.”
Vậy mức phạt hợp đồng vẫn do các bên thỏa thuận nhưng không được quá 8% giá trị
phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm. 
Còn việc bồi thường thiệt hại thì tại Điều 418.3 BLDS có quy định:
Điều 418. Thỏa thuận phạt vi phạm
“1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm
nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định
khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi
thường thiệt hại.”
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về
việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm
nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm
Vậy nếu các bên có thỏa thuận phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận vừa phải
chịu phạt vi phạm vừa phải BTTH thì cty in chỉ phải chịu phạt vi phạm.

35

You might also like