Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Đề tài: Qui định pháp luật về hợp tác xã, tổ hợp tác.

Lớp: LKD-22DKT1B
Thành viên:
1. Nguyễn Thị Diễm Kiều _ MSSV: 2200004621
Lớp 22DKT1C

Bài làm
1. Qui định về hợp tác xã
1.1 Khái niệm:
_Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự
nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân
chủ trong quản lý hợp tác xã. Và hợp tác xã được tổ chức và hoạt động dựa trên các giá trị tương trợ, tự
chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Tuy hợp tác xã là một tổ chức kinh
tế, nhưng mục đích của nó không phải chỉ nhằm đạt được lợi nhuận tối đa mà sứ mạng và mục đích
quan trọng nhất là hỗ trợ và phục vụ nhu cầu của các thành viên bằng việc cung cấp các dịch vụ như: tín
dụng, sản xuất, tiếp thị, chế biến, cung ứng vật tư nông nghiệp, huy động các nguồn vốn tiết kiệm...
_Liên hợp tác xã: Liên hiệp hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do
ít nhất 04 hợp tác xã tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh
doanh nhằm đáp ứng nhu cầu chung của hợp tác xã thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm,
bình đẳng và dân chủ trong quản lý liên hiệp hợp tác xã.

1.2 Đặc điểm:


a) Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể, có các thành viên là cá nhân hoặc tổ chức
+ Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở sở hữu tập thể.
Tài sản, vốn, tư liệu sản xuất được các thành viên trong hợp tác xã đóng góp khi họ gia nhập, ngoài ra
còn có vốn hỗ trợ từ nhà nước. Hợp tác xã được phép liên kết và hợp tác với người lao động, nhà đầu
tư, các doanh nghiệp,... mà không bị giới hạn thành viên, qui mô, lĩnh vực, địa bàn sản xuất , kinh doanh,
dịch vụ.
b) Hợp tác xã là một tổ chức mang tính xã hội sâu sắc
+ Hợp tác xã ra đời để thực hiện những công việc giúp đỡ, hỗ trợ cho các thành viên góp phần cải thện
đời sống, tinh thần, nâng cao trình độ của các thành viên. Không những vậy hợp tác xã hoạt động dựa
theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lí dân chủ.
c) Hợp xã là một tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân.
+ Hợp tác xã được thành lập hợp pháp khi đăng kí ở Ủy ban nhân dân cấp huyện và được cấp Giấy
chứng nhận đăng kí kinh doanh. Không những vậy, hợp tác xã còn có cơ cấu tổ chức chặt chẽ khi thành
lập các cơ quan quản lí, điều hành, kiểm soát, có tài sản độc lập với cá nhân, tổ chức khác, tự chịu các
khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác, có quyền nhân danh mình tham gia các quan hệ pháp luật một cách
độc lập, có thể là một nguyên, bị đơn trước Tòa,...
d) Hợp tác xã được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm.
+ Hợp tác xã, liên hợp tác xã có quyền tự chủ thông qua các quyền cơ bản sau: tự thực hiện mục tiêu
hoạt động của hợp tác xã; quyết định tổ chức quản lý và hoạt động của hợp tác xã; kết nạp mới, chấm
dứt tư cách thành viên hợp tác xã; tăng giảm vốn điều lệ trong quá trình hoạt động,…
+ Hợp tác xã có nghĩa vụ tự chủ thông qua các nghĩa vụ nhất định: hoạt động đúng ngành nghề,đã đăng
ký; thực hiện quy định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê; quản lý, sử dụng
vốn, tài sản và các quỹ khác của hợp tác xã theo quy định của pháp luật; quản lý, sử dụng đất và tài
nguyên khác được Nhà nước giao hoặc cho thuê theo quy định của pháp luật,…
e) Hợp tác xã thực hiện việc phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, theo vốn góp và mức
độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
+ Nguồn vốn của hợp tác xã là do các thành viên tham gia góp vào nên họ sẽ được hợp tác xã phân phối
thu nhập nhiều hay ít tùy thuộc vào số đóng góp mà họ đã bỏ ra. Do vậy, phương thức cũng như nguyên
tắc phân phối thu nhập của hợp tác xã là phân phối thu nhập cho các thành viên theo lao động, vốn góp
và mức độ sử dụng dịch vụ của hợp tác xã.
f) Hợp tác xã được hưởng các chính sách bảo đảm, hỗ trợ và ưu đãi của Nhà nước.
+ Hợp tác xã được Nhà nước công nhận và bảo hộ quyền sở hữu tài sản, vốn, thu nhập, các quyền và lợi
ích hợp pháp khác.Được bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và không can thiệp vào hoạt động
hợp pháp của hợp tác xã, môi trường sản xuất, kinh doanh bình đẳng giữa hợp tác xã với các loại hình
doanh nghiệp và tổ chức kinh tế khác. Ngoài ra Nhà nước còn có chính sách ưu đãi về thuế, ưu đãi lệ phí
đăng ký hợp tác xã; hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, xúc tiến thương mại, mở rộng thị
trường, hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ mới,…

1.3 Hồ sơ cần để đăng kí thành lập hợp tác xã


_Giấy đề nghị đăng ký thành lập hợp tác xã
_Điều lệ của hợp tác xã
_Phương án sản xuất kinh doanh
_Danh sách thành viên
_Nghị quyết của hội nghị thành lập về những nội dung như:
+ Phương án sản xuất, kinh doanh
+ Bầu hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị; quyết định việc lựa chọn giám đốc (tổng giám đốc)
trong số thành viên, đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên hoặc thuê giám đốc (tổng giám đốc)
+ Bầu ban kiểm soát, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
+ Các nội dung khác có liên quan đến việc thành lập và tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp
tác xã.

1.4 Vốn điều lệ :


_Đối với hợp tác xã, vốn góp của thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo điều lệ nhưng không quá
20% vốn điều lệ của hợp tác xã.
_Đối với liên hiệp hợp tác xã, vốn góp của hợp tác xã thành viên thực hiện theo thỏa thuận và theo quy
định của điều lệ nhưng không quá 30% vốn điều lệ của liên hiệp hợp tác xã.
_Thời hạn, hình thức và mức góp vốn điều lệ theo quy định của điều lệ, nhưng thời hạn góp đủ vốn
không vượt quá 06 tháng, kể từ ngày hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được cấp giấy chứng nhận đăng ký
hoặc kể từ ngày được kết nạp.

1.5 Quyền và nghĩa vụ của hợp tác xã


_Hợp tác xã có quyền thực hiện mục tiêu hoạt động của hợp tác xã;tự chủ và tự chịu trách nhiệm cho
các hoạt động của mình, kết nạp mới, chấm dứt tư cách thành viên; cung ứng, tiêu thụ sản phẩm, dịch
vụ, việc làm cho các thành viên,ra thị trường và phải hoàn thành nghĩa vụ đối với họ; kết nạp; chấm dứt;
hợp tác với thành viên; liên doanh, liên kết với tổ chức, doanh nghiệp,....
_Bên cạnh đó hợp tác xã phải có nghĩa vụ thực hiện các qui định của điều lệ; bảo đảm quyền và lợi ích
hợp pháp của các thành viên cũng như hoạt động đúng ngành, nghề mình đã đăng kí và thực hiện qui
định của pháp luật về tài chính, thuế, kế toán, kiểm toán, thống kê; đảm bảo thực hiện báo cáo tình hình
hoạt động của hợp tác xã theo qui định cxuar pháp luật,...

1.6 Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã bao gồm:


_Đại hội thành viên: cơ quan quyền quyết định cao nhất của hợp tác xã. Đại hội thành viên gồm đại hội
thành viên thường niên ( phải họp trong 3 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính ) do hội đồng quản
trị triệu tập và đại hội thành viên bất thường do hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên
hoặc thành viên đại diện của ít nhất một phần ba tổng số thành viên, hợp tác xã thành viên triệu tập
theo quy định.
_Hội đồng quản trị: cơ quan quản lý hợp tác xã do hội nghị thành lập hoặc đại hội thành viên bầu, miễn
nhiệm, bãi nhiệm theo thể thức bỏ phiếu kín. Hội đồng quản trị gồm chủ tịch và thành viên, số lượng
thành viên hội đồng quản trị do điều lệ quy định nhưng tối thiểu là 03 người, tối đa là 15 người. Một
nhiệm kỳ của hội đồng quản trị tối thiểu là 02 năm, tối đa là 05 năm.Hội đồng quản trị hợp tác xã họp
định kỳ ít nhất 03 tháng một lần do chủ tịch hội đồng quản trị hoặc thành viên hội đồng quản trị được
chủ tịch hội đồng quản trị ủy quyền triệu tập.Họp bất thường khi có yêu cầu của ít nhất một phần ba
tổng số thành viên hội đồng quản trị hoặc chủ tịch hội đồng quản trị, trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm
soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã.
_Chủ tịch Hội đồng quản trị: người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và có
quyền hạn, nghĩa vụ lập chương trình, kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị và phân công nhiệm vụ
cho các thành viên hội đồng quản trị. Chuẩn bị nội dung, chương trình, triệu tập và chủ trì cuộc họp,
chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và hội đồng quản trị về nhiệm vụ được giao. Ký văn bản của
hội đồng quản trị theo quy định của pháp luật và điều lệ, thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo
qui định của pháp luật.
_Giám đốc (Tổng Giám đốc) hợp tác xã: người điều hành hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã,
có quyền hạn và nhiệm tổ chức thực hiện phương án sản xuất, kinh doanh của hợp tác xã; thực hiện
nghị quyết của đại hội thành viên; ký kết hợp đồng nhân danh hợp tác xã theo ủy quyền của chủ tịch hội
đồng quản trị; trình hội đồng quản trị báo cáo tài chính hằng năm; xây dựng phương án và tuyển dụng
lao động cũng như thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác được quy định tại điều lệ, quy chế của hợp
tác xã.Trường hợp giám đốc (tổng giám đốc) do hợp tác xã thuê thì ngoài việc thực hiện quyền hạn và
nhiệm vụ quy định nêu trên còn phải thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ theo hợp đồng lao động và có
thể được mời tham gia cuộc họp đại hội thành viên, hội đồng quản trị.
_Ban Kiểm soát: có nhiệm vụ kiểm tra và giám sát hoạt động của hợp tác xã. Hợp tác xã có từ 30 thành
viên trở lên phải bầu ban kiểm soát và đối với hợp tác xã có dưới 30 thành viên việc thành lập ban kiểm
soát do điều lệ quy định. Ban kiểm soát, kiểm soát viên hoạt động độc, do đại hội thành viên bầu trực
tiếp trong số thành viên, đại diện hợp tác xã thành viên theo thể thức bỏ phiếu kín. Số lượng thành viên
ban kiểm soát không quá 07 người và nhiệm kỳ của ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên theo nhiệm kỳ
của hội đồng quản trị.  

1.7 Biểu quyết trong đại hội thành viên


_Mỗi thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc đại biểu thành viên tham dự đều có một phiếu biểu quyết
có giá trị ngang nhau. Các nội dung như sửa đổi, bổ sung điều lệ; chia, tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể,
phá sản; đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính
gần nhất được thông qua khi có ít nhất 75% tổng đại biểu có mặt tán thành. Các nội dung không thuộc
các trường hợp trên thì thông qua khi có trên 50% tổng số đại biểu tán thành.

2.Qui định về tổ hợp tác


2.1 Khái niệm:
_Thuật ngữ “ Tổ hợp tác ”dùng để chỉ một tập hợp hay một nhóm người có chung xuất phát điểm bắt
nguồn từ việc họ có chung lợi ích, có mối quan hệ liên kết với nhau để cùng thực hiện một mục tiêu nhất
định và dựa trên cơ sở của hợp đồng hợp tác. Vậy theo khoản1 điều 3 nghị định số 77/2019/NĐ-CP qui
định về định nghĩa tổ hợp tác là “ Tổ hợp tác là tổ chức không có tư cách pháp nhân, được hình thành
trên cơ sở cơ sở hợp đồng hợp tác gồmb từ 02 cá nhân, pháp nhân trở lên. Họ tự nguyện thành lập,
cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện những công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu
trách nhiệm.”

2.2 Đặc điểm:


a) Về hợp đồng hợp tác:
+ Theo qui định pháp luật hiện hành thì các chủ thể cùng nhau đàm phán, soạn thảo và kí kết Hợp đồng
hợp tác. Năng lực chủ thể của cá nhân hoặc pháp nhân tham gia phụ thuộc vào lĩnh vực hoạt động cũng
như mục đích hợp tác của các thành viên, về nguyên tắc các chủ thể tham gia xác lập hợp đồng phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự phù hợp với mục đích xác lập hợp đồng. Hợp đồng
do các thành viên tổ hợp tác tự thỏa thuận, được lập bằng văn bản và phải có đủ 100% chữ kí của các
thành viên tham gia.
+ Bên cạnh việc qui định về năng lực chủ thể của cá nhân thì pháp luật hiện hành cũng qui định về nội
dung hợp đồng hợp tác không được trái qui định của luật có liên quan, bao gồm các nội dung như sau:
mục đích, thời hạn hợp đồng; họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân; tài sản đóng
góp( nếu có ); đóng góp bằng sức lao động( nếu có ); phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức; quyền và
nghĩa vụ của các thành viên , quyền và nghĩa vụ của người đại diện( nếu có); điều kiện tham gia và rút
khỏi hợp đồng hợp tác của các thành viên ( nếu có ); điều kiện chấm dứt hợp đồng,... Như vậy các thành
viên cần thảo luận và thống nhất về nội dung của hợp đồng hợp tác và được chứng thực tại Ủy ban nhân
dân cấp xã.
b) Về tổ viên tổ hợp tác
+ Tổ viên tổ hợp tác là các công dân từ đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Quyền
và nghĩa vụ của họ do các bên thỏa thuận( thỏa thuận không được trái với pháp luật) hoặc do qui định
của pháp luật. Tổ hợp tác có quyền giao kết hợp đồng lao động với người không phải tổ viên để thực
hiện những công việc nhất định. Đại diện của tổ hợp tác trong giao dịch dân sự là tổ trưởng do các tổ
viên cử ra và trong các giao dịch dân sự thì người đại diện sẽ đứng ra xác lập, thực hiện vì mục đích hoạt
động của tổ hợp tác theo qui định của đa số tổ viên làm phát sinh quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác.
c) Về tài sản
+ Tài sản của tổ hợp tác là điều kiện vật chất để tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, kinh
doanh đã đang kí hoạt động và chịu trách nhiệm dân sự. Tài sản do các tổ viên đóng góp bao gồm: vật,
tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản; phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế để tăng vốn; các tài
sản cùng tạo lập và được tặng, được cho chung; tài sản khác theo qui định của pháp luật.
+ Tài sản của tổ hợp tác được chia thành hai loại: loại tài sản do từng tổ viên góp vào sẽ được hoàn trả
sau khi tổ viên đó ra khỏi tổ hợp tác và loại tài sản không chia cho tổ viên khi tổ viên rời khỏi tổ hợp tác.
Việc quản lí và sử dụng tài sản của tổ hợp tác được thực hiện theo phương thức thỏa thuận và việc định
đoạt tài sản là tư liệu sản xuất phải được toàn thể tổ viên đồng ý , đối với các loại tài sản khác sẽ được
thông qua theo nguyên tắc đa số.
d) Về chấm dứt tổ hợp tác
+Tổ hợp tác sẽ chấm dứt trong các trường hợp sau:
. Hết thời gian ghi trong hợp đồng hợp tác
. Mục đích của việc hợp tác đã đạt được
. Các tổ viên thảo luận chấm dứt tổ hợp tác
+ Như vậy trong trường hợp chấm dứt, tổ hợp tác phải báo cáo lên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị
trấn đã chứng thực hợp đồng hợp tác. Tổ chức chấm dứt theo quyết định của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền trong những trường hợp do pháp luật qui định. Và khi chấm dứt , tổ hợp tác có nghĩa vụ
phải thanh toán các khoản nợ, nếu tài sản của tổ không đủ đẻ trả thì phải lấy tài sản riêng của tất cả các
tổ viên để thanh toán theo qui định của pháp luật hiện hành. Trong trường hợp các khoản nợ đã thanh
toán xong mà tài sản của tổ vẫn còn thì được chia cho các thành viên trong tổ theo tỉ lệ tương ứng với
phần đóng góp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2.3 Hồ sơ để đang kí thành lập tổ hợp tác


+ Hợp đồng hợp tác
+ Giấy đề nghị chứng thực thông báo thành lập tổ hợp tác
+ Giấy thông báo thay đổi tổ hợp tác ( nếu thực hiện thay đổi )
+ Số lượng hồ sơ: 02 bộ
+ Đại diện các thành viên hợp tác thực hiện nộp hồ sơ đăng kí thành lập tổ hợp tác tại Ủy ban nhân dân
cấp xã ( phường ) nơi tổ hợp tác dự định thành lập và hoạt động.

2.4 Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác


_Tổ hợp tác có quyền có tên riêng cho mình, tự do hoạt động, kinh doanh những ngành, nghề mà pháp
luật không cấm. Được tự do hợp tác với các tổ chức, cá nhân để mở rộng sản xuất kinh doanh theo qui
định của pháp luật. Tổ hợp tác có quyền mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch
vụ, xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự theo qui định và được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ
của nhà nước như các hợp tác xã....
_Và tổ hợp tác phải có nghĩa vụ tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ
chức, cá nhân và các thành viên. Phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ với nhà nước , người lao
động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên, tổ hợp tác phải thực hiện đúng các qui định trong hợp đồng
hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật có liên quan.

You might also like