tiểu luân TCND (1) (Recovered)

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP. HỒ CHÍ MINH

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

--------

TIỂU LUẬN
MÔN:TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

ĐỀ TÀI:
ĐO LƯỜNG RỦI RO,TỶ SUẤT SINH LỜI KỲ
VỌNG CỦA CHỨNG KHOÁN VÀ DANH MỤC
ĐẦU TƯ

Giảng viên hướng dẫn: Th. S Phạm Thị Bích Thảo


Mã lớp học phần: DHTN17B-420300363612

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 4 năm 2023

1
MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CHỨNG


KHOÁN VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ........................................................................................4

1.1. Rủi ro và tỷ suất sinh lời của chứng khoán..........................................................4

1.1.1. Rủi ro............................................................................................................... 4

1.1.2. Tỷ suất sinh lời................................................................................................4

1.2. Danh mục đầu tư...........................................................................................5

1.3. Mô hình định giá tài sản vốn CAMP...........................................................7

CHƯƠNG 2: THU THẬP DỮ LIỆU, XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH


KẾT QUẢ.........................................................................................................................9

Phần 1: Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh
lời kỳ vọng của danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM....................................9

Phần 2: Phân tích kết quả tính toán ở Phần 1.................................................13

1/ Giải thích ý nghĩa.......................................................................................13

2/So sánh với mô hình lý thuyết, xem xét những điều kiện giả định của mô
hình..........................................................................................................................14

Phần 3: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm.......................................................16

2
LỜI CẢM ƠN

" Đầu tiên, nhóm em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Công
Nghiệp TP. Hồ Chí Minh đã đưa môn học Tài Chính Doanh Nghiệp vào chương
trình giảng dạy. Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ
môn - Cô Phạm Thị Bích Thảo đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian tham gia lớp học
Tài Chính Doanh Nghiệp của cô, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để chúng em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tài Chính Doanh Nghiệp là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực
tế cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh
viên. Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế
còn nhiều bỡ ngỡ. Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu
luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính
mong cô xem xét và góp ý để bài tiểu luận của nhóm em được hoàn thiện hơn.

Chúng em xin chân thành cảm ơn!” 

3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỦI RO, TỶ SUẤT SINH LỜI CỦA CHỨNG
KHOÁN VÀ DANH MỤC ĐẦU TƯ
1.1. Rủi ro và tỷ suất sinh lời của chứng khoán
1.1.1. Rủi ro

Khái niệm rủi ro:

- Nguyễn Minh Kiều (2008) định nghĩa rủi ro là một sự không chắc chắn, một biến cố có khả
năng xảy ra và cũng có khả năng không xảy ra. Để đo lường rủi ro người ta dùng phân phối xác
suất với hai tham số đo lường phổ biến là kỳ vọng và độ lệch chuẩn.

Phân loại rủi ro:

- Rủi ro hệ thống (systematic risk) – rủi ro biến động lợi nhuận của chứng khoán hay của danh
mục đầu tư do sự thay đổi lợi nhuận trên thị trường nói chung, gây ra bởi các yếu tố như tình
hình nền kinh tế, cải tổ chính sách thuế, thay đổi tình hình năng lượng thế giới… Nó chính là
phần rủi ro chung cho tất cả các loại chứng khoán và do đó không thể giảm được bằng việc đa
dạng hoá danh mục đầu tư. Loại rủi ro này còn được gọi là rủi ro thịtrường (market risk) và
được đo lường bằng hệ số beta.

- Rủi ro phi hệ thống (unsystematic risk) – rủi ro xảy ra đối với một công ty hay một ngành
kinh doanh nào đó, nó độc lập với các yếu tố như tình hình kinh tế, chính trị hay những yếu tố
mang tính chất hệ thống có ảnh hưởng đến toàn bộ các chứng khoán có trên thị trườngRủi ro
phi hệ thống chỉ ảnh hưởng đến một công ty hay một ngành nào đó. Chẳng hạn một cuộc đình
công hay một đối thủ cạnh tranh phát triển sản phẩm mới hay một phát minh ra công nghệ tiên
tiến của công ty nào đó làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của một công ty hay một ngành chứ
không thể ảnh hưởng đến toàn bộ thị trường nói chung.

- Tổng rủi ro = Rủi ro hệ thống + Rủi ro phi hệ thống

1.1.2. Tỷ suất sinh lời

Tỷ suất sinh lời

4
-Tỷ suất sinh lợi là tỷ lệ lợi nhuận từ việc đầu tư vào một dự án, hay vấn đề gì đó. Chỉ số này
cực kỳ quan trọng trong đầu tư. Vì nó dùng để theo dõi tình hình lợi nhuận từ việc đầu tư của
bạn. Tỷ suất sinh lợi càng lớn thì tiền chúng ta nhận được sau đầu tư sẽ càng cao.

Tỷ suất sinh lời kỳ vọng

-Tỷ suất sinh lời kỳ vọng (ROR) là tỷ lệ lợi nhuận có được từ số vốn đầu tư ban đầu. Tỷ suất
này thường được biểu thị bằng tỷ lệ phần trăm giữa mức lợi nhuận thu được và giá trị khoản
vốn đầu tư bỏ ra. Khi tỷ suất sinh lợi càng lớn thì nhà đầu tư nhận được càng nhiều tiền.

-Công thức tính:

Trong đó: Ri : tỷ suất lợi nhuận ứng với biến cố i

Pi : xác suất xảy ra biến cố i

n: số biến cố có thể xảy ra

1.2. Danh mục đầu tư

- Thực tế nhà đầu tư ít khi nào dồn hết toàn bộ tài sản của mình vào một khoản đầu tư duy nhất
mà thường đầu tư vào một danh mục bao gồm nhiều loại tài sản khác nhau, gọi là danh mục
đầu tư. Danh mục đầu tư (portfolio) là sự kết hợp của hai hay nhiều chứng khoán hoặc tài sản
khác nhau trong đầu tư. Vấn đề đặt ra là khi nhà đầu tư kết hợp đầu tư vào nhiều tài sản khác
nhau thay vì đầu tư vào một tài sản cá biệt thì cách tính lợi nhuận kỳ vọng và độ lệch chuẩn của
danh mục đầu tư sẽ như thế nào.

Lợi nhuận của danh mục đầu tư

- Lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư là trung bình có trọng số của các lợi nhuận kỳ vọng
của từng tài sản hay chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư. Trọng số ở đây chính là tỷ
trọng của từng loại chứng khoán cá biệt trong danh mục đầu tư.

5
- Gọi Ep(R) là lợi nhuận kỳ vọng của danh mục đầu tư, công thức tính lợi nhuận kỳ vọng của
danh mục đầu tư như sau:

Trong đó: - Ep(R): TSSL kỳ vọng của danh mục đầu tư.

- Ei(R): TSSL kỳ vọng của chứng khoán i.

- Wi: Tỷ trọng đầu tư bằng tiền vào chứng khoán i.

- n: Số lượng tài sản có trong danh mục.

Rủi ro của danh mục đầu tư

- Rủi ro của danh mục đầu tư được đo lường bởi độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư. Khi kết
hợp nhiều tài sản trong một danh mục đầu tư, lợi nhuận của các chứng khoán cá biệt có quan
hệ với nhau. Hiệp phương sai (covariance) là đại lượng thống kế dùng để đo lường mức độ tác
động qua lại lẫn nhau giữa tỷ suất lợi nhuận của hai tài sản cá biệt. Nói cách khác, độ lệch
chuẩn của danh mục đầu tư phụ thuộc vào mức độ quan hệ hay mức độ tương quan giữa các
chứng khoán trong danh mục đầu tư. Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư được xác định bởi
công thức:

Trong đó: - σp: Độ lệch chuẩn của danh mục đầu tư.

- m: Số lượng chứng khoán trong DMĐT.

- Wj , Wk: Tỷ trọng của CK thứ j, k trong DMĐT.

- :Đồng phương sai giữa lợi nhuận của CK j, k.

Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm giảm rủi ro

6
-Trong phần này chúng ta xem xét chiến lược đầu tư đa dạng hoá nhằm cắt giảm rủi ro. Phương
châm ở đây dựa vào câu phương ngôn “Đừng bỏ tất cả các quả trứng của bạn vào cùng một
giỏ” (Don’t put all your eggs in one basket). Đa dạng hóa danh mục đầu tư nhằm cắt giảm rủi
ro ở đây có nghĩa là kết hợp đầu tư vào nhiều loại chứng khoán mà các chứng khoán này không
có tương quan cùng chiều với nhau một cách hoàn hảo, nhờ vậy biến động giảm lợi nhuận của
chứng khoán này có thể được bù đắp bằng biến động tăng lợi nhuận của chứng khoán kia.
Ngoài ra, người ta còn đa dạng hóa nhằm cắt giảm rủi ro bằng cách đầu tư vào thị trường chứng
khoán quốc tế thay vì chỉ tập trung đầu tư vào thị trường chứng khoán của một quốc gia nào đó.
Như đã nói, sự kết hợp các chứng khoán không có quan hệ tương quan cùng chiều hoàn hảo sẽ
giảm được rủi ro biến động lợi nhuận đầu tư chứng khoán.

1.3. Mô hình định giá tài sản vốn CAMP

Khái niệm mô hình CAPM

- Mô hình định giá tài sản vốn (Capital asset pricing model – CAPM) là mô hình mô tả mối
quan hệ giữa rủi ro và lợi nhuận kỳ vọng. Trong mô hình này, lợi nhuận kỳ vọng của một
chứng khoán bằng lợi nhuận không rủi ro (risk-free) cộng với một khoản bù đắp rủi ro dựa trên
cơ sở rủi ro toàn hệ thống của chứng khoản đó. Còn rủi ro không toàn hệ thống không được
xem xét trong mô hình này do nhà đầu tư có thể xây dựng danh mục đầu tư đa dạng hoá để loại
bỏ loại rủi ro này.

- Mô hình CAPM do William Sharpe phát triển từ những năm 1960 và đã có được nhiều ứng
dụng từ đó đến nay. Mặc dù còn có một số mô hình khác nỗ lực giải thích động thái thị trường
nhưng mô hình CAPM là mô hình đơn giản về mặt khái niệm và có khả năng ứng dụng sát thực
với thực tiễn. Cũng như bất kỳ mô hình nào khác, mô hình này cũng chỉ là một sự đơn giản hóa
hiện thực bằng những giả định cần thiết, nhưng nó vẫn cho phép chúng ta rút ra những ứng
dụng hữu ích.

- Mô hình CAPM có công thức như sau: E(Ri) = Rf + βi [E(Rm) – Rf]

Những giả định của CAPM

- Tất cả các nhà đầu tư đều mong đợi thuần nhất về TSSL mong đợi, phương sai và hiệp
phương sai

7
- Thị trường vốn ở trạng thái cân bằng

- Tất cả các nhà đầu tư là những người ngại rủi ro

- Tất cả các nhà đầu tư có cùng thời gian đầu tư, có thể chia nhỏ danh mục đầu tư

- Được phép bán khống không giới hạn

 E(Ri): lợi nhuận kỳ vọng từ một cổ phiếu cụ thể

 E(Rm): lợi nhuận kỳ vọng của thị trường

 Rf: lợi nhuận của tài sản phi rủi ro

 βi (Hệ số beta): là hệ số đo lường mức độ rủi ro của một cổ phiếu hoặc danh mục đầu tư
cụ thể so với mức độ rủi ro của toàn thị trường.

 [E(Rm) – Rf]: bù đắp rủi ro thị trường

Hệ số Beta:

- Hệ số beta (β) đo lường mức độ biến động lợi nhuận cổ phiếu cá biệt so với mức độ biến động
lợi nhuận danh mục cổ phiếu thị trường

Công thức tính:

• COV (Ri, Rm) là hiệp phương sai của tỷ suất sinh lời chứng khoán i với TSSL danh mục thị
trường.

• là phương sai của danh mục thị trường

- Nếu β = 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán bằng mức độ biến động của thị
trường.

- Nếu β < 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán sẽ thấp hơn mức độ biến động của thị
trường.

8
- Nếu β > 1: Mức độ biến động của giá chứng khoán cao hơn mức độ biến động của thị
trường.

- Chỉ số β = 0: Khi một cổ phiếu có chỉ số Beta = 0 thì sự thay đổi giá trị của cổ phiếu
hoàn toàn độc lập so với thị trường.

CHƯƠNG 2: THU THẬP DỮ LIỆU, XỬ LÝ DỮ LIỆU VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ


Phần 1: Tính toán tỷ suất sinh lợi kỳ vọng của chứng khoán và tỷ suất sinh lời kỳ
vọng của danh mục đầu tư dựa trên mô hình CAPM
Bước 1: Sinh viên thu thập dữ liệu về giá đóng cửa điều chỉnh của chứng khoán và chỉ số
Vn-Index (đại diện cho danh mục thị trường) trong thời kỳ 5 năm gần nhất (01/1/2018-
31/12/2022)
Nhóm đã tiến hành phân công cho các thành viên thu thập dữ liệu giá đóng cửa của từng
loại chứng khoán được yêu cầu. Và thu thập luôn dữ liệu của danh mục thị trường và chỉ số
Vn-Index. Chọn những mã cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch HOSE và trong VN30
Link thu thập dữ liệu: https://www.stockbiz.vn/IndicesStats.aspx
Nhóm chọn 3 mã cổ phiếu là:
VNM – CTCP sữa Việt Nam
GMD – CTCP Gemadept
FRT – CTCP bán lẻ kỹ thật số FPT
Bước 2: Xác định tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng cổ phiếu (Ri) và của danh mục
thị trường (Rm) dựa trên dữ liệu lịch sử về giá chứng khoán và chỉ số VN-Index
-Công thức tính tỷ suất sinh lời của danh mục đầu tư (Rm):
Rm = (PVNt – PVNt-1)/PVN
Trong đó:
- PVNt là chỉ số VN-Index ở thời điểm t;
- PVNt-1 là chỉ số VN-Index ở thời điểm t-1;
Nhóm áp dụng công thức Rm = (PVNt – PVNt-1)/PVN để tính tỷ suất sinh lời của danh
mục đầu tư (Rm)

9
= (1005,67-995,77)/995,77

Công thức tính tỷ suất sinh lợi theo ngày của từng loại cổ phiếu (Ri)
Ri = (Pt – Pt-1)/Pt-1
Trong đó:
- Pt là giá cổ phiếu ở thời điểm t;
- Pt-1 là giá cổ phiếu ở thời điểm t-1;
Nhóm áp dụng công
thức Ri = (Pt – Pt-

=(27.93-27.21)/27.21

1)/Pt-1 để tính tỷ suất


sinh lời theo ngày của
từng cổ phiếu (Ri)

10
Bước 3: Tính hệ số Beta của từng công ty theo dữ liệu tỷ suất sinh lời theo Ngày của
từng cổ phiếu (Ri) và tỷ suất sinh lợi của danh mục thị trường (RM) trong thời kỳ 5 năm
gần nhất.
- Công thức xác định như sau:

Nhóm đã tính hệ số Beta bằng cách dùng hàm “SLOPE” trong Excel để tính được hệ số Beta
dựa vào (Ri) của cổ phiếu được tính và Rm của danh mục thị trường đã tính ở bước 2. Dựa vào

những số liệu đó, chúng ta áp dụng hàm sẽ tính ra được Beta của từng loại cổ phiếu
Bước 4: Vận dụng mô hình CAPM: xác định tính toán tỷ suất sinh lời kì vọng của chứng
khoán và tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư.
1)Tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán:

11
E(Ri) = (Rf) + (Rm - Rf) βi
Trong đó:
- Ri là tỷ suất sinh lời kỳ vọng của chứng khoán i
- Rf là lãi suất phi rủi ro, chú ý lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm
- Rm là tỷ suất sinh lời trung bình hàng năm của danh mục thị trường
*Lãi suất phi rủi ro (Rf): nhóm lấy lãi suất trái phiếu Chính phủ có kỳ hạn 5 năm. Sau khi tìm
hiểu và thu thập số liệu, nhóm em tính ra lãi suất phi rủi ro trung bình trong 5 năm là: 2.03%
Link tham khảo: https://www.hnx.vn/vi-vn/trai-phieu/danh-sach-trai-phieu.html
* Tỷ suất sinh lời trung bình hàng năm của danh mục thị trường (Rm)

-Rm được tính theo công thức trung bình cộng R_ VN-INDEX trong vòng 5 năm
Suy ra: Rm = ((29% + (-4%) + (-8%) + 47% + (-5%))/5 = 12%
-Áp dụng công thức E(Ri) = (Rf) + (Rm - Rf)*βi để tính E(Ri) của từng loại cổ phiếu
VD: Rf= 2.03% ; Rm= 12% ; βi= 0.622098
=> E(Ri) của VNM = 2.03% + (12% - 2.03%)*0.622098 = 0.082472

12
2)Tính toán tỷ suất sinh lời kỳ vọng của danh mục đầu tư:
-Nhóm đã lựa chọn dựa vào hệ số Beta đã tính ở bước 3, là một nhà đầu tư chấp nhận rủi ro,
nhóm đã quyết định đưa ra tỷ trọng của từng loại chứng khoán như sau: cổ phiếu VNM là 18%,
GMD là 23.5%, FRT là 25%.
-Sau đó, áp dụng mô hình CAPM để tính tỷ suất sinh lời mong đợi cho từng danh mục:
E(Rp) = Rf + (Rm – Rf) βp
Trong đó: Beta danh mục được nhóm tính theo công thức: Tổng của Beta từng loại cổ
phiếu nhân với tỷ trọng của từng loại cổ phiếu
βp = (0.622098*18%) + (0.950697*23.5%) + (1.104456*25%) = 0.611505483

Phần 2: Phân tích kết quả tính toán ở Phần 1

Chọn mức tỉ trọng lớn cho từng cổ phiếu có số beta lớn sẽ làm cho tỉ suất sinh lời mong đợi
càng lớn. Tỷ trọng càng lớn ứng với beta của từng cổ phiếu càng lớn, thì Beta danh mục càng
lớn, đồng nghĩa tỷ suất sinh lời mong đợi càng lớn.

1/ Giải thích ý nghĩa

Ý nghĩa của hệ số Beta:

- Phân tích hệ số Beta sẽ giúp các nhà đầu tư xác định đúng các đối tượng cổ phiếu phù hợp với
khẩu vị của bản thân.

13
 Beta = 1 thì cổ phiếu rủi ro hệ thống hay biến động tương đương với thị trường (Vn-
Index)
 Beta > 1 thì cổ phiếu rủi ro hệ thống hay biến động lớn hơn thị trường (cổ phiếu nhóm
ngành bất động sản, tài chính…)
 Beta < 1 thì cổ phiếu rủi ro hệ thống hay biến động thấp hơn thị trường (cổ phiếu nhóm
ngành dược, sản phẩm thiết yếu, dịch vụ)
 Beta = 0 thì không phụ thuộc biến động của thị trường
 Beta < 0 thì biến động ngược chiều với thị trường

+ Hệ số Beta là yếu tố quan trọng trong mô hình định giá tài sản vốn CAPM, giúp các nhà đầu
tư định giá và phân tích cổ phiếu.

+ Khi biết được giá trị hệ số Beta sẽ giúp nhà đầu tư so sánh được các mức độ biến động giá
của cổ phiếu một doanh nghiệp so với mức độ biến động chung trên thị trường chứng khoán.
Từ đó, đưa ra các quyết định đầu tư phù hợp.

+ Hệ số Beta thể hiện được mối quan hệ giữa mức độ rủi ro của cổ phiếu (tài sản Riêng lẻ) so
với sự biến động chung của thị trường. Hệ số Beta sẽ thay đổi khi nền kinh tế có sự thay đổi.

 Cổ phiếu VNM

Từ ngày 02/01/2018 đến 31/12/2022, cổ phiếu VNM có hệ số Beta bằng 0,622098 nhỏ hơn so
với thị trường có hệ số Beta bằng 1. Vậy hệ số Beta của cổ phiếu VNM biến động thấp hơn so
với biến động của thị trường.

 Cổ phiếu GMD

Từ ngày 02/01/2018 đến 31/12/2022, cổ phiếu GMD có hệ số Beta bằng 0,950697 nhỏ hơn so
với thị trường có hệ số Beta bằng 1. Vậy hệ số Beta của cổ phiếu VNM biến động thấp hơn so
với biến động của thị trường.

 Cổ phiếu FRT

Từ ngày 26/04/2018 đến 31/12/2022, cổ phiếu FRT có hệ số Beta bằng 1,104456 lớn hơn so
với thị trường có hệ số Beta bằng 1. Vậy hệ số Beta của cổ phiếu FRT biến động cao hơn so
với biến động thị trường, cổ phiếu này có khả năng sinh lợi cao, đồng thời mức rủi ro lớn.

14
2/So sánh với mô hình lý thuyết, xem xét những điều kiện giả định của mô hình

a/So sánh TSSL kỳ vọng và TSSL danh mục:

*Theo ngày:

 E(Ri(VNM))= 0,0824 ≈ R(P)=0,0814 có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng sấp sỉ so với

tỷ suất sinh lợi danh mục thì lợi nhuận mong đợi mang lại đủ bù đắp vào rủi ro thị trường, nên
đầu tư.

 E(Ri(GMD))= 0,1153 > R(P)=0,0814 có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng lớn hơn tỷ suất

sinh lợi danh mục thì lợi nhuận kỳ vọng mang lại có rủi ro thị trường cao, không nên đầu tư.

 E(Ri(FRT))=0,1306 > R(P)=0.0814 có tỷ suất sinh lợi kỳ vọng lớn hơn tỷ suất sinh lợi
danh mục thì lợi nhuận kỳ vọng mang lại có rủi ro thị trường cao vì vậy không nên đầu tư.

b/So sánh mô hình CAPM với APT:

- Mô hình CAPM của 3 cổ phiếu:

+ CAPM dựa trên giá cổ phiếu dựa trên giá trị thời gian của tiền (lãi suất phi rủi ro (rf)) và rủi
ro chứng khoán, hay beta (b) và (rm) là rủi ro thị trường chứng khoán nói chung. APT không
xem xét hiệu suất thị trường khi nó được tính toán. Thay vào đó, nó liên quan đến lợi nhuận kỳ
vọng cho các yếu tố cơ bản. APT phức tạp hơn để tính toán so với CAPM vì có nhiều yếu tố
hơn.

+ CAPM sử dụng công thức: tỷ lệ hoàn vốn dự kiến (r) = rf + b (rm - rf). Công thức cho APT
là: lợi nhuận kỳ vọng = rf + b1 (yếu tố 1) + b2 (yếu tố 2) + b3 (yếu tố 3). APT sử dụng beta (b)
cho từng yếu tố cụ thể liên quan đến độ nhạy cảm của giá cổ phiếu.

+ Đối với cổ đông, nhà đầu tư và các chuyên gia tài chính, cần thận trọng khi biết lợi nhuận kỳ
vọng của một cổ phiếu trước khi đầu tư. Có nhiều mô hình thống kê khác nhau so sánh các cổ
phiếu khác nhau trên cơ sở lợi tức hàng năm của chúng để cho phép các nhà đầu tư lựa chọn cổ
phiếu một cách cẩn thận hơn. CAPM và APT là hai công cụ định giá như vậy.

- CAPM so với APT

15
+ Điểm giống nhau giữa APT và CAPM là cả hai đều sử dụng cùng một phương trình để tìm tỷ
suất sinh lợi của một chứng khoán.

+ Tuy nhiên, trong khi có nhiều giả định được đưa ra trong APT, thì tương đối ít giả định hơn
trong trường hợp CAPM.

+ Trong APT, có các yếu tố rủi ro cụ thể của công ty và các mức beta khác nhau cho từng yếu
tố phải được tính toán theo kinh nghiệm riêng trong khi không có yêu cầu này trong trường hợp
CAPM.

- Giả định và thực tế khác nhau vì:

+ Trong beta công thức giả định rằng rủi ro có thể đo lường bằng sự biến động giá của cổ
phiếu. Tuy nhiên, diễn biến giá cả hai chiều không có rủi ro như nhau. Khoảng thời gian nhìn
lại để xác định mức độ biến động cổ phiếu không phải là tiêu chuẩn vì lợi nhuận (và rủi ro) của
cổ phiếu không được phân phối bình thường.

+ CAPM là giả định rằng các dòng tiền trong tương lai có thể được ước tính cho quá trình chiết
khấu. Nếu một nhà đầu tư có thể ước tính lợi nhuận trong tương lai của một cổ phiếu với mức
độ chính xác cao, thì CAPM sẽ không cần thiết.

+ Trong thực tế, không có thứ gọi là tài sản phi rủi ro. Tuy nhiên, nợ ngắn hạn từ chính phủ là
một khoản đầu tư tương đối an toàn, và có thể xem như là một sự thay thế chấp nhận được cho
tài sản phi rủi ro.

+ Beta không tính đến mức độ rủi ro tương đối của một cổ phiếu dễ biến động hơn so với thị
trường có tần suất cao các cú sốc giảm giá so với một cổ phiếu khác có hệ số beta cao tương
đương không trải qua cùng một loại biến động giá đến giảm.

Phần 3: Đánh giá kỹ năng làm việc nhóm

Tham gia Tổ Hiệu


thảo luận, chức, quả làm Tổng
STT Họ và tên MSSV Dealine
đóng góp ý hướng việc cộng
kiến dẫn nhóm
Nguyễn Ngọc
1 21021931 30% 28% 8% 30% 96%
Như Ý (NT)

16
Phan Ngọc
2 21019271 30% 26% 7% 30% 93%
Thiên Quý
3 Nguyễn Nhi 21019721 30% 26% 7% 30% 93%
Lại Thị
4 21061421 30% 28% 7% 30% 95%
Quỳnh Như
Nguyễn Thị
5 21061371 30% 26% 7% 30% 93%
Anh Thư

17
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM LẦN 1
I/ Thời gian họp nhóm:
-Thời gian làm việc nhóm: 8h ngày 20/3/2023
-Địa điểm: Zoom
II/ Thành phần tham dự:
1.Nguyễn Ngọc Như Ý
2.Phan Ngọc Thiên Qúy
3.Nguyễn Nhi
4.Lại Thị Quỳnh Như
5.Nguyễn Thị Anh Thư
III/ Nội dung làm việc nhóm:
-Tìm kiếm giá cuối cùng điều chỉnh của 4 mã cổ phiếu (từ 1/1/2018-31/12/2022) và mã VN-Index đã
được phân công trước đó
- Áp dụng các hàm trong Excel để tính TSSL trung bình, độ lệch chuẩn, phương sai và beta của từng
loại cổ phiếu.

18
BIÊN BẢN LÀM VIỆC NHÓM LẦN 2

I/ Thời gian họp nhóm:


-Thời gian làm việc nhóm: 8h ngày 25/3/2023
-Địa điểm: Zoom
II/ Thành phần tham dự:
1.Nguyễn Ngọc Như Ý
2.Phan Ngọc Thiên Qúy
3.Nguyễn Nhi
4.Lại Thị Quỳnh Như
5.Nguyễn Thị Anh Thư
III/ Nội dung làm việc nhóm:
Họp nhóm tổng hợp file excel tính TSSL, beta của danh mục đầu tư. Tiến hành làm bài tiểu luận.

19

You might also like