Phương Pháp Dựa Trên Các Định Luật Kiecsop

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504

PHƯƠNG PHÁP DỰA TRÊN CÁC ĐỊNH LUẬT KIECSOP


I. Mở đầu
Các dạng định luật Ohm đã giúp ta giải quyết được nhiều bài toán
mạch điện. Tuy nhiên khi các nguồn điện và các điện trở mắc thành các
mạch hỗn hợp phức tạp thì phương pháp định luật Ohm ko giải quyết nổi.
Phương pháp dựa trên các định luật Kiecsop thành lập một hệ nhiều
phương trình bậc nhất, về nguyên tắc giúp ta giải quyết bài toán phức tạp
bất kỳ.
Trước hết ta nhắc lại một số thuật ngữ:
1) Đoạn mạch AB: Giữa hai đầu A và
B có dây dẫn và một số nguồn điện và
điện trở mắc nối tiếp với nhau.
VD: trên hình vẽ 1 có 3 đoạn mạch AB
là AMB, ANB và APB
2) Nút mạch (nút mạng, thường gọi tắt
là nút) là điểm có ít nhất 3 đầu đoạn
mạch nối vào.
VD: trên hình vẽ 1 có 2 nút mạch A và B
3) Vòng kín: bao gồm nhiều đoạn mạch nối đuôi nhau tạo thành một
đường khép kín.
VD: trên hình vẽ 1 có 3 vòng kín là AMBNA, ANBPA, AMBPA
4) Mắt mạch (còn gọi là mắt mạng, gọi tắt là mắt) là vòng kín đơn giản
nhất không có các đoạn mạch ở bên trong.
VD: trên hình vẽ 1 có 2 mắt mạch là: AMBNA và ANBPA
II. Các định luật Kiecsop
1. Định luật 1 (định luật cường độ dòng)
1
GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504
Tại mỗi nút, tổng các dòng đến bằng tổng các dòng đi. Nói cách
khác, tổng đại số các dòng là bằng 0.
∑ đế ∑ đ hay ∑ =0
+ Ik nếu dòng điện thứ k đi tới nút
- Ik nếu dòng điện thứ k đi khỏi nút
Quy tắc này được suy ra từ định luật bảo toàn điện tích.
VD: tại nút A và B ta đều có

2. Định luật 2 (định luật hiệu điện thế)


Hiệu điện thế giữa hai nút biểu thị sự chênh lệch điện thế của hai
nút đó. Với hai đoạn mạch nối tiếp nhau AB và BC ta luôn có hệ thức
UAC = UAB + UBC
Do đó, trong một mạch điện ta đi từ một điểm theo một đường kín nào
đó rồi lại trở về điểm xuất phát thì tổng đại số các điện thế tăng và các
điện thế giảm phải bằng 0.
∑ ∑ =0
Để viết được biểu thức cho định luật Kiecsop thứ 2 ta sẽ phải chọn 1
chiều khảo sát f bất kỳ dọc theo mắt mạch, khi đó:
- Độ giảm thế Ik.Rk sẽ lấy dấu dương nếu dòng điện cường độ Ik có chiều
(ta đã chọn) cùng với chiều khảo sát f. Và sẽ lấy dấu âm nếu dòng điện
cường độ Ik có chiều ngược với chiều khảo sát f.

- Suất điện động ek của nguồn nào đó sẽ lấy dấu dương (+ek) nếu theo
chiều khảo sát f ta đi qua nguồn từ cực dương sang cực âm hay nói cách
khác theo chiều khảo sát f nguồn đó là nguồn thu (máy thu). Suất điện
2
GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504
động ek của nguồn nào đó sẽ lấy dấu âm (-ek) nếu theo chiều khảo sát f
ta đi qua nguồn từ cực âm sang cực dương, hay nói cách khác theo chiều
khảo sát nguồn đó là nguồn phát.

VD:
Ở mạch điện hình 1, ta chọn chiều
khảo sát cho vòng kín AMBNA là
f1, vòng kín ANBPA là f2 như hình
vẽ, ta có
- Vòng kín AMBNA:
− − 0
- Vòng kín ANBPA:
− − − 0
III. Các bước giải mạch điện theo quy tắc kiecsop
Với những qui ước này ta sẽ giải bài toán mạch điện bằng phương pháp
Kiecsop theo những bước sau:
Bước 1: Nếu chưa biết chiều về các dòng điện trên các đoạn mạch thì ta
giả thiết chiều cho các dòng điện đó. Nếu chưa biết cách mắc các cực
của nguồn (thu hoặc phát) thì ta giả thiết một cách mắc nào đó.
Bước 2: Sử dụng định luật 1 lập các phương trình về nút. Nếu có n nút
thì ta có thể lập được n-1 phương trình về nút.
Bước 3: Chọn cho mỗi mắt mạch một chiều dương f đi dọc theo mắt đó,
chiều f trên mỗi mắt mạch là độc lập với nhau. Nếu bài toán chứa m ẩn
số (m là đại lượng chưa biết cần tìm) thì chỉ cần lập m – (n-1) phương
trình cho mắt. Các phương trình này phải độc lập với nhau. Muốn vậy
trong các mắt mà ta chọn để lập phương trình mỗi mắt phái có ít nhất
một đoạn mạch không tham gia vào các mắt khác.

3
GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504
Bước 4: Giải hệ các phương trình bậc nhất đã thu được.
Bước 5: Biện luận: Nếu các kết quả tính toán cho ta giá trị dương của
cường độ dòng điện thì chiều đã giả định của dòng điện là đúng, còn nếu
tìm được giá trị âm thì chiều dòng điện thực là ngược với chiều của dòng
điện đã giả định. Tương tự nếu suất điện động cần tìm lại có giá trị âm
thì nguồn điện được mắc ngược với cách mắc đã giả định. Khi đó các
kết quả tính toán khác vẫn không thay đổi.
VD: Cho mạch điện như hình 1:
E1 = 10V, r1 = 1Ω; E2 = 20V, r2 =
2Ω; E3 = 30V, r3 = 3Ω; R1 = 4Ω, R2
= 3Ω, R3 = 2Ω. Tính cường độ dòng
điện trong các nhánh, hiệu điện thế
giữa hai điểm A, B và xác định
nguồn nào là nguồn phát, nguồn nào
là nguồn thu.
Giải:
Bước 1: Giải sử chiều dòng điện trong các nhánh, và chiều khảo sát các
vòng kín như hình vẽ
Bước 2: Phương trình dòng tại nút A
(1)
Bước 3: Viết phương trình cho vòng kín
- Vòng kín AMBNA:
− − 0
Thay số:
4 1 − 3 2 10 − 20 0
Hay
− −2 0 (2)

4
GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504
- Vòng kín ANBPA:
− − − 0
Thay số
− 3 2 − 2 3 − 20 30 0
hay
− − 2 0 (3)
Bước 4: Giải hệ các phương trình lập được
Từ (1), (2) và (3) ta có hệ

− −2 0
−2 0
Giải hệ phương trình trên ta được
I1 = I3 = 2A, I2 = 0
Áp dụng định luật ôm cho đoạn mạch AMB, ta có
2 4 1 10 20
Bước 5: Biện luận
Do I1 > 0, I3 > 0 nên dòng điện trong các nhánh chứa R1 và R3 có chiều
như đã chọn trên hình vẽ 1. Vì vậy, nguồn E1 đang thu điện, nguồn E3
đang phát điện, còn nguồn E2 không hoạt động (do I2 = 0).

IV. BÀI TẬP ÁP DỤNG


Bài 1: Cho mạch điện như hình vẽ 2
R1 = 4Ω, R2 = 3Ω, R3 =8Ω, R4 = 2 Ω,
R5 = 4V, E = 10V, r = 1 Ω. Tìm cường
độ dòng điện qua mỗi mạch.
ĐS: I1 = 1,25A, I2 = I4 = 1A, I3
= 0,75A, I5 = 0,25A, I6 = 2A.

5
GV: Nguyễn Văn Hinh – SĐT: 0912918504
Bài 2: Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ 3. Biết:
E1 = 12,5V, E2 = 8V, r1 = 1Ω, r2 =
0,5 Ω, R1 = R2 = 5Ω, R3 = R4 =
2,5Ω, R5 = 4Ω, RA = 0,5Ω,. Tính I
qua các điện trở và chỉ số của
Ampeke.
ĐS: I1 = 0,5A, I2 = -0,5A, I3 = 1A,
I4 = 2A, I5 = 2,5A
Chỉ số của Ampeke là:
IA = I = 3A.
Bài 3: Cho mạch điện sơ đồ như hình vẽ 4, biết:
E1 = 8V, E3 = 5V, r1 = 0,5Ω, r2 = 0Ω, r3 =
1Ω , R1 = 1,5 Ω, R2 = 3Ω, R3 = 3Ω, I2 =
1A . Hỏi E2 =? Cực dương của E2 mắc
vào điểm nào?
ĐS: E2 = -2,6A, I1 = 1,2A. I3 = -0,2A
I3 < 0 nên chiều phải từ 5 đến 4.
E2 < 0 → cực âm của E2 mắc vào A
E2 < 0 → cực dương của E2 mắc vào B.

You might also like