Phân Tích Và Định Giá Cổ Phiếu VIB - VINHLH - FPTS

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

I. TỔNG QUAN NGÀNH


1. Chuỗi giá trị ngành

1 – Ngân hàng trung ương sẽ kiểm soát dòng tiền bằng việc bơm và rút tiền trong lưu thông của nền
kinh tế bằng cách mua vào hoặc bán ra các công cụ như tín phiếu, trái phiếu chính phủ.

Tín phiếu, trái phiếu chính phủ: Công cụ để ngân hàng nhà nước rút/bơm tiền từ ngân hàng
thương mại về ngân hàng trung ương – Ngân hàng nhà nước phát hành tín phiếu (lãi suất hiện
tại khoảng 1.7%) để các NHTM mua thay vì để tiền nằm im với LS 0% .
 Hút tiền và ngược lại vì room tín dụng sẽ được chỉ được cấp ở một hạn mức nhất định
trong năm.
Tỷ lệ dự trữ bắt buộc nghĩa là nếu như tiền được gửi vào ngân hàng thì ngân hàng chỉ được
cho vay 90% số tiền còn lại 10% sẽ là tỷ lệ dự trữ bắt buộc để tránh các rủi ro có thể xảy ra với
ngân hàng đó cũng như là hệ thống.

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2 – Nghiệp vụ của NHTM là đi huy động vốn từ các nguồn như doanh nghiệp, cá nhân (LS huy động)
và dùng tiền đó để mang đi cho vay ra bên ngoài nền kinh tế (LS cho vay). Sự chênh lệch giữa LS
huy động và LS cho vay sẽ là lợi nhuận cho ngân hàng (NIM).

2. Mô hình kinh doanh lí tưởng

Các nhóm chỉ số quan trọng của ngành Ngân hàng

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

3. Chất lượng tài sản

Nợ xấu toàn ngành tăng mạnh từ Q4.2022 (NPL nhóm 3 – 5, SML nhóm 2)

 TPDN gặp khó khăn và chính sách tiền tệ thắt chặt đã khiến cho các chủ đầu tư rơi vào tình
trạng thiếu hụt dòng tiền một cách nghiêm trọng, làm ảnh hưởng lên khả năng trả nợ và theo
đó tác động tiêu cực lên chất lượng tài sản cũng như là rủi ro tín dụng của các ngân hàng trong
năm nay. Và dù ngân hàng đã hạn chế cho vay BĐS, đây vẫn là một trong những kênh dẫn vốn
quan trọng cho ngành BĐS khi cho vay BĐS chiếm ~21% tín dụng hệ thống tính đến cuối
2022.

Tỷ lệ bao phủ nợ xấu LLR suy giảm Tỷ lệ nợ xấu gia tăng

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

 Điều này tương đối báo động khi mà nhóm các ngân hàng sau một thời gian giảm các khoản
trích lập để nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh thì chính sách tiền tệ thay đổi quá nhanh
đã làm gia tăng các khoản nợ xấu một cách đáng kể và đa phần đến từ nợ xấu của nhóm bất
động sản.

4. Tăng trưởng tín dụng năm 2023 và thanh khoản hệ thống

Dự phóng tăng trưởng tín dụng toàn ngành Dự phóng tăng trưởng tín dụng từng NH

 Tăng trưởng tín dụng sẽ chậm lại và đạt khoảng 12% năm 2023 do thị trường BĐS kém khả
quan, tăng trưởng xuất khẩu giảm tốc và môi trường lãi suất cao. Ngoài ra, lạm phát dự kiến
vẫn sẽ ở mức cao do và thanh khoản hạn hẹp (dù đã có phần cải thiện) cũng là một nguyên
nhân làm chậm lại đà tăng trưởng tín dụng trong năm nay. Theo số liệu từ NHNN cho thấy,
tính đến ngày 24/2, tín dụng toàn nền kinh tế chỉ tăng 0,77% và cung tiền tăng rất chậm 0,05%
so với cuối năm 2022.

Quay lại bối cảnh năm 2022, cung tiền M2 chỉ tăng
3,6% so với đầu năm (tính đến cuối tháng 11/2022),
thấp hơn rất nhiều so với tăng trưởng tín dụng 14,8%
cho thấy áp lực thanh khoản tăng so với năm 2021.
Tuy nhiên đầu năm 2023, mọi thứ đã bớt căng cứng
hơn do SBV mua lại đẩy mạnh USD và tín dụng mới
cho năm 2023 đã được cải thiện

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

5. Lãi suất

Lãi suất liên ngân hàng Lãi suất huy động có xu hướng hạ nhiệt
 Một phần đến từ áp lực về tỷ giá không còn căng cứng như giai đoạn cuối năm 2023, dư địa
hạ nhiệt lãi suất của các ngân hàng thương mại được giãn ra và thông tư 26/2022 cũng là một
yếu tố quan trọng giúp hỗ trợ thanh khoản hệ thống, khi có ~50% tiền gửi KBNN có kỳ hạn
tại các NHTM (ước tính khoảng hơn 150 nghìn tỷ đồng, dựa trên số liệu BCTC Q4/22), sẽ
được tính vào phần dư địa cho vay

6. NIM tiếp tục tăng trong năm 2022 nhưng sẽ có sự sụt giảm tại 2023
 Sang 2023, khi chi phí
vốn của ngành ngân
hàng sẽ tăng mạnh,
NIM của các ngân hàng
cũng sẽ thu hẹp. Lợi
suất tài sản khó có thể
tăng đủ mạnh để bù đắp
do lãi suất cho vay khó
tăng mạnh khi chính
phủ đang kêu gọi giảm
lãi suất để hỗ trợ nền
kinh tế.

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

7. Triển vọng năm 2023

P/E trung bình 5 năm của các ngân hàng


 Định giá toàn ngành ngân hàng đang nằm ở mức phù hợp sau những biến cố của thị trường, rẻ
thì không còn rẻ nhưng cũng không cao. Tương đối hấp dẫn với trường phái đầu tư tích sản,
đa số cổ phiếu ngân hàng hiện thấp hơn khoảng từ 25 – 30% so với mức trung bình trong 5
năm trở lại đây.

Định giá ngân hàng tính tới thời điểm hiện tại
 Có thể cân nhắc đầu tư trong dài hạn với các nhóm ngân hàng có chất lượng tài sản tốt, tốc
độ tăng trưởng cao hơn trung bình ngành và sở hữu các chỉ số trong hoạt động kinh doanh
vượt trội như: ACB, MBB, TPB, VIB, VPB, LPB, TCB

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

II. TỔNG QUAN DOANH NGHIỆP

Ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB)


1. Sơ lược doanh nghiệp
 Ngày 18/9/1996, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế
(VIB) bắt đầu đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng và 23 cán bộ nhân
viên. Trụ sở đầu tiên đặt tại số 5 Lê Thánh Tông, Hà Nội.
 Năm 2006, triển khai thành công Dự án Hiện đại hóa Công nghệ Ngân hàng. Tăng vốn điều lệ
lên hơn 1.000 tỷ đồng. Trở thành thành viên chính thức của Tổ chức Thẻ quốc tế Visa và
MasterCard. Thành lập Trung tâm thẻ VIB, phát hành độc lập thẻ ghi nợ nội địa VIB Values.
Nhận bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Hệ thống ATM của Ngân hàng chính
thức đi vào hoạt động
 Năm 2007, tăng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng. Ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện với nhiều
tập đoàn, tổng công ty lớn như Tổng Công ty Bảo hiểm Dầu khí, Tổng Công ty Tài chính Dầu
khí. Mạng lưới kinh doanh đạt 82 đơn vị. Được xếp hạng 3 trong 500 Doanh nghiệp tư nhân
lớn nhất Việt Nam.
 Năm 2008, được độc giả báo Sài Gòn Tiếp thị bình chọn là doanh nghiệp có “Dịch vụ ngân
hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008”. Triển khai dự án tái định vị thương hiệu với công
ty hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thương hiệu – Interbrand. Khai trương trụ sở mới tại tòa
nhà Viet Tower, số 198B Tây Sơn, Hà Nội. Ra mắt dịch vụ ngân hàng trực tuyến VIB 4U.
Phát hành thẻ tín dụng VIB Chip MasterCard. Thành lập Khối Công nghệ ngân hàng với quyết
tâm đưa VIB trở thành ngân hàng có công nghệ hiện đại nhất trên thị trường.
 Năm 2009, ký thỏa thuận hợp tác toàn diện với ngân hàng Commonwealth Bank of Australia
(CBA). Chính thức ra mắt dự án Tái định vị thương hiệu mới. Tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ
đồng. Triển khai chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 - 2013, với mục tiêu đến năm 2013 sẽ
trở thành ngân hàng hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam. Triển khai nhiều dự án lược
phục vụ chiến lược kinh doanh mới: Dự án thiết kế không gian bán lẻ, Dự án phát triển hệ
thống quản trị nhân sự và hiệu quả công việc, Dự án chiến lược công nghệ, Chương trình
chuyển đổi Hệ thống chi nhánh…
 Năm 2010, ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) – ngân hàng hàng đầu của
Úc đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là
15%. Tăng vốn điều lệ lên 4.000 tỷ đồng. Tiếp tục triển khai các dự án quan trọng phục vụ
chiến lược kinh doanh giai đoạn 2009 – 2013 của ngân hàng. Mạng lưới kinh doanh đạt trên
130 đơn vị tại 27 tỉnh, thành trên cả nước.

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

2. Ngành nghề kinh doanh


 Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn của mọi tổ chức thuộc các thành phần kinh tế
và dân cư dưới hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn bằng đồng Việt Nam;
 Tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước;
 Vay vốn của Ngân hàng Nhà nước và của các tổ chức tín dụng khác;
 Cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức và cá nhân; Cấp tín dụng dưới
hình thức bảo lãnh ngân hàng;
 Chiếu khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá;
 Thực hiện hoạt động bao thanh toán;
 Mua bán trái phiếu Chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp;

3. Ban lãnh đạo

Tên Chức danh


Đặng Khắc Vỹ Chủ tịch Hội đồng quản trị
Đặng Văn Sơn Phó chủ tịch Hội đồng quản trị
Hàn Ngọc Vũ Thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc
Nguyễn Thị Bích Hạnh Thành viên Hội đồng quản trị độc lập
Hồ Vân Long Phó tổng giám đốc
Ân Thanh Sơn Phó tổng giám đốc
Phạm Thị Minh Huệ Kế toán trưởng
Đào Quang Ngọc Trưởng Ban kiểm soát
Nguyễn Lương Thị Bích Thủy Thành viên Ban kiểm soát

4. Danh sách cổ đông

TỶ LỆ SỞ HỮU Commonwealth Bank of


Australia (CBA)
20%

Đặng Khắc Vỹ
5%

Đỗ Xuân Hoàng
5%

Cổ đông khác
50% Trần Thị Thảo Hiền
5%

Đặng Quang Tuấn


5%

CTCP Uniben
5%

Đỗ Xuân Thụ Đặng Thị Thu Hà


2% 3%

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

5. Quá trình tăng vốn

QUÁ TRÌNH TĂNG VỐN


25,000 45%
39% 40%
36% 40%
20,000 35%

30%
15,000
25%
20%
18% 20%
17%
10,000 14%
15%

5,000 10%

5%
0% 0% 0%
0 0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Vốn điều lệ Tăng trưởng vốn điều lệ

III. PHÂN TÍCH DOANH NGHIỆP

KẾT QUẢ KINH DOANH


30,000

25,000

20,000

15,000

10,000

5,000

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Tổng thu nhập Thu nhập lãi thuần

 Trong năm 2022, VIB ghi nhận tổng thu nhập hoạt động hợp nhất hợp nhất 27.509 tỷ đồng
(+21% YoY) trong đó thu nhập lãi thuần đạt 14.963 tỷ đồng (+32% YoY) và tỷ trọng thu ngoài
lãi/Tổng thu nhập đạt mức 18%, duy trì mức ổn định so với năm 2021.
 Tổng thu nhập và LNST của VIB có mức tăng trưởng trung bình lần lượt là 47% và 150%/năm
trong 1 thập kỉ vừa qua.

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

BIÊN LỢI NHUẬN


60% 56%
54%
49% 50% 49%
47% 48% 48%
50% 45%
40%
40%

30%

20%

10%

0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

 Biên lợi nhuận của VIB nằm ở khoảng trung bình khá của ngành và đang được cải thiện liên
tục trong những năm gần đây từ mức 45% của năm 2019 lên mức 54% của năm 2022 và tiếp
tục duy trì tốt.

 Cơ cấu doanh thu của VIB đã


CƠ CẤU DOANH THU
được duy trì từ năm 2019 với mức 100%
90%
khoảng hơn 25% trong năm 2022.
80%
 Điều này chứng tỏ định hướng 70%
60%
của VIB đang đi đúng và dẫn đầu 50%
40%
trong xu hướng thẻ tín dụng trong 30%
20%
khi tỷ trọng cho vay vẫn duy trì ở 10%
mức cao vẫn phù hợp với nền 0%
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022
kinh tế đang phát triển với nhu Tổng thu nhập Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

cầu vốn lớn như Việt Nam. Thu nhập từ hoạt động khác

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

CHO VAY / HUY ĐỘNG KHÁCH HÀNG


250,000

200,000

150,000

100,000

50,000

0
2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

Cho vay khách hàng Tiền gửi của khách hàng

 Huy động tiền gửi và giấy tờ có giá của VIB đạt hơn 200 nghìn tỷ đồng (+15.1% yoy). Tăng
trưởng tiền gửi được đóng góp chủ yếu từ khối khách hàng cá nhân với tốc độ ngang bằng với
tỷ lệ tăng trưởng cho vay giúp cho VIB không gặp nhiều áp lực về thanh khoản, các chỉ tiêu
về thanh khoản như tỷ lệ LDR, CAR theo Basel III vẫn ở ngưỡng an toàn so với mức quy định.
NIM của VIB tiếp tục được cải
NIM thiện trong năm 2023 bất chấp
10.0% 8.78%
8.30% 8.69% việc chi phí vốn huy động tăng
7.91%
8.0% 6.95%
7.78%
lên và với tỷ trọng cho vay bán
6.55%
6.11% 5.75% lẻ chiếm tới gần 90% dư nợ tín
6.0%
4.4% 4.7% dụng, công với việc lãi suất cho
3.8% 3.9% 4.0%
4.0% 3.3% 3.0% 2.9% 3.1% vay mua nhà tăng cao đã giúp
cho NIM đạt được mức tương
2.0% đối cao
0.0% Tuy nhiên con số này có thể sẽ
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 có chiều hướng sụt giảm trong
NIM (%) Tỉ suất sinh lời của Tài sản có sinh lãi (YOEA) (%) thời gian tới do thị trường BĐS
chậm lại

Chi phí hoạt động ghi nhận


Chi phí/ Thu nhập (%) - CIR 6.127 tỷ đồng (+17% yoy) trong
70.0% 60.3% 61.5% khi chỉ số CIR cả năm 2022 ở
57.1%
60.0% mức 34.3%, so với mức 35.5%
47.1%
50.0% 44.2% 42.2%
39.8%
năm 2021, thuộc nhóm đầu, tuy
40.0% 35.5% 34.3% nhiên mức giảm này trong đang
30.0%
chậm
20.0%
10.0%
0.0%
2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

CAR (%)
14.0% 13.3% 13.1% 12.9% 12.8%
11.7%
12.0%
10.1%
9.7%
10.0%

8.0%

6.0%

4.0%

2.0%

0.0%
2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022

 Hệ số CAR của VIB cao trung bình ở mức 12.8% theo Basel III cho thấy chất lượng tài sản
tốt, đảm bảo tỷ lệ mà ngân hàng nhà nước cho phép cùng với đó là tối ưu trong hoạt động kinh
doanh và cân bằng giữa khả năng sinh lời và rủi ro.

TỶ LỆ NỢ XẤU
8.00
% 6.83
7.00 %
%
6.00 4.94
5.00
% %
% 4.04
4.00 %
3.08 3.23
% 2.61 % %
3.00 2.32 2.45
% 1.96 %
% 1.74 %
2.00 % %
%
1.00
%
201 201 202 202 202
0.00 8 9 0 1 2
% NPL - Tỷ lệ nợ Nợ nhóm 2,3,4,5/Tổng
xấu nợ

 Tỷ lệ nợ xấu NPL tăng lên 2.45% vào cuối năm 2022 (+13 bps yoy) trong đó nợ xấu của VIB
tăng mạnh lên mức gần 7% vào cuối Q4/2022 do tăng mạnh ở nhóm nợ cần chú ý nhóm 2 và
nhóm có khả năng mất vốn nhóm 5. (Ở đây tỷ lệ này tính chung toàn bộ nhóm 2, còn đúng
theo quy định nhóm này chỉ cần trích lập 5%)
 Tỷ lệ nợ này đã tăng lên mức cao nhất trong 5 năm trở lại đây do yếu tố về chính sách tiền tệ
đã làm tăng mức độ rủi ro của các khoản nợ, khi thị phần cho vay của VIB chiếm tới gần 90%
là mảng bán lẻ, trong đó cho vay mua nhà chiếm tới hơn 40% đã khiến cho nhóm nợ của VIB
tăng lên rất mạnh do bối cảnh của thị trường BĐS đi xuống
 Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 2.45% (top cao) do đặc ngành nghề cho vay. Chất lượng
tài sản tiếp tục được quản lý chặt chẽ nhưng trích lập dự phòng ở mức khá đáng lo.

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

DỰ PHÒNG RỦI RO
3,500 87.79% 100.00%
78.34% 90.00%
3,000 74.64% 80.00%
2,500 61.34% 70.00%
2,000 60.00%
40.44% 59.14% 50.00%
1,500 50.72% 51.41% 53.91%
40.00%
1,000 30.00%
36.38%
20.00%
500
10.00%
0 0.00%
2018 2019 2020 2021 2022

Trích lập dự phòng Trích lập dự phòng / Bắt buộc Trích lập dự phòng / Nợ xấu

 Tỷ lệ trích lập dự phòng của VIB tăng lên mức 3.065 tỷ đồng, ở mức 53.91% tỷ lệ này thuộc
nhóm thấp nhất trong toàn hệ thống, đây sẽ là rủi ro đối với VIB trong năm 2023 khi áp lực nợ
xấu dự kiến sẽ đến nhiều hơn.
 Với mức độ trích lập yêu cầu hiện tại thì VIB trích lập thấp hơn rất nhiều so mức yêu cầu
74.64%, thấp hơn mức tối thiểu của NHNN tuy nhiên điều này cũng phần nào được giải quyết
bởi tỷ lệ có tài sản đảm bảo trong danh mục cho vay bán lẻ ở mức rất cao đó là 93%.

 Có thể thấy trong tỷ


CƠ CẤU CHO VAY
trọng cho vay theo từng
lĩnh vực của VIB đã có 100.0%

sự thay đổi rất lớn khi 90.0%


tính đến hết năm 2022 80.0%
VIB cho vay mảng bán 70.0%
lẻ chiếm tới gần 90%
60.0%
trong toàn bộ cơ cấu cho
50.0%
vay
 Mặc dù đều tập trung 40.0%
cho vay ở lĩnh vực rủi ro 30.0%
cao đó là bán lẻ nhưng 20.0%
VIB có sự khác biệt so 10.0%
với VPB đó là tỷ lệ tài
0.0%
sản đảm bảo nằm ở mức 2018 2019 2020 2021 2022
rất cao. Cho nên đây sẽ
Nông nghiệp lâm nghiệp Thương mại, sản xuất và chế biến
vừa là điểm mạnh vừa là
Xây dựng Kho bãi và vận tải
điểm cần chú ý của VIB
trong giai đoạn này. Cá nhân và khác

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

TỶ LỆ TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP THẤP


10% 9%
9%
8%
7% 6% 6%
6% 5% 5% 5%
5%
4%
3% 2% 2%
2% 1% 1%
1%
0%
2018 2019 2020 2021 2022

VIB Trung bình ngành

TRÁI PHIẾU
5% 2%
12%

48%
33%

Tín phiếu ngân hàng nhà nước Trái phiếu chính phủ
Trái phiếu do TCTD phát hành Chứng chỉ tiền gửi do TCTD phát hành
Trái phiếu do TCKT phát hành (*)

 Tỷ lệ trái phiếu của VIB nằm ở mức thấp nhất ngành và hầu như ngân hàng này không tập
trung vào mảng trái phiếu, đây cũng sẽ là 1 điểm cộng khi mảng tài sản này bị ảnh hưởng rất
mạnh trong năm 2022 và đến hạn sẽ rất nhiều trong năm 2023 sẽ không tác động vào hoạt
động kinh doanh của VIB

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

ROE
35%

30%
30%
26%
26%
25% 24% 24%
22% 22%
20% 20% 19%
20% 19% 21%
18%
17%
15% 15%
15% 14%

10%

5%

0%
VIB ACB MBB VCB HDB LPB TPB TCB SHB BID MSB VPB CTG EIB OCB STB

ROE Trung bình ngành

 VIB là ngân hàng sở hữu chỉ số sinh lợi trên vốn chủ cao nhất ngành ngân hàng và vượt xa
mức trung bình. Đây sẽ là 1 trong những yếu tố khiến rất đáng để quan tâm khi đầu tư vào 1
doanh nghiệp và VIB trong năm 2022 là NHTM được NHNN xếp hạng cao nhất.

IV. LUẬN ĐIỂM ĐẦU TƯ


 VIB vẫn duy trì được mức tăng trưởng tín dụng rất ổn định trong giai đoạn từ năm 2018 đến
hiện tại do tập trung vào mảng bán lẻ lên tới gần 90% tổng dư nợ tín dụng. Sự kì vọng vào việc
hoạt động thương mại sẽ khởi sắc hơn trong giai đoạn nửa cuối năm sẽ là động lực thúc đẩy
VIB và sự khác biệt nằm ở VIB đó là kiểm soát được chất lượng rủi ro nhờ sự kiểm soát rất
tốt về tài sản đảm bảo.
 VIB là ngân hàng đi đầu trong lĩnh vực thẻ tín dụng, đây là 1 điểm rất mới của các thị trường
đang phát triển như Việt Nam thì sự phát triển của VIB ở mảng này sẽ rất tiềm năng trong chu
kì 5 – 10 năm tiếp theo.
 Tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp của VIB tính tới hết năm 2022 chỉ rơi vào khoảng gần 2%, đây
là chỉ số thấp nhất trong toàn ngành ngân hàng
 VIB là ngân hàng có tỷ lệ sử dụng vốn hiệu quả nhất trong tất cả các ngân hàng hiện tại với
chỉ số ROE đạt 30%, cao nhất trong tất cả các ngân hàng trong toàn hệ thống. Đây là 1 trong
những điểm cộng rất lớn để thu hút các nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn ngân hàng cho một chặng
đường dài

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com


NGÂN HÀNG – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM

V. RỦI RO ĐẦU TƯ
 Nợ xấu: Mặc dù tỷ lệ có nợ có tài sản đảm bảo của VIB nằm ở mức rất cao nhưng khi kinh tế
có chiều hướng chậm lại thì những ngân hàng cho vay bán lẻ dựa vào sức cầu chung như VIB
sẽ ít nhiều bị ảnh hưởng
 Với tỷ lệ nợ xấu ở mức 2.45% chỉ sau mỗi VPB, đây là mức rất cao trong toàn hệ thống ngân
hàng, với đó là sự trích lập của VIB chỉ ở mức gần 75%, gần như thấp nhất trong toàn hệ thống.
Đây cũng là 1 điểm trừ khi nợ xấu sẽ còn đến rất nhiều trong năm 2023 và vẫn theo thông tư
cũ các ngân hàng vẫn phải trích lập như bình thường.
 NIM sẽ có chiều hướng co hẹp trong năm 2023 do chi phí vốn tăng nhưng đầu ra lại phải hỗ
trợ cho sự phục hồi của nền kinh tế và duy trì tăng trưởng GDP.

VI. ĐỊNH GIÁ

VIB

P/B trung bình 5 năm

P/B cao nhất

P/B thấp nhất

P/B hiện tại

0.00 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 4.00 4.50

TỔNG HỢP Tỷ trọng Giá phù hợp


P/B 50% 28.400
Thu nhập thặng dư 50% 27.600
Giá mục tiêu 100% 28.000
Tiềm năng tăng trưởng 20%

LÊ HOÀNG VINH – 0934454939 – hoangvinhstock.com

You might also like