Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

- Dựa vào mạch truyện có thể chia tác phẩm thành 4 đoạn:

+ Đoạn 1: từ đầu đến “…thành vợ thành chồng”.: Tràng đưa vợ về nhà.

+ Đoạn 2: tiếp đến "đẩy xe bò về": kể lại chuyện hai người gặp nhau và nên vợ nên chồng.

+ Đoạn 3: tiếp đến "nước mắt chảy ròng ròng": cuộc gặp gỡ giữa bà cụ Tứ và nàng dâu
mới.

+ Đoạn 4: còn lại: buổi sáng hôm sau ở nhà Tràng.

- Mạch truyện được dẫn dắt hết sức khéo léo. Các cảnh được miêu tả trong truyện đều
được xuất phát từ tình huống anh Tràng lấy được vợ giữa những ngày đói.

Nhan đề “Vợ nhặt” thâu tóm giá trị nội dung tư tưởng tác phẩm

+ Nhặt: thường đi với những thứ thừa, không ra gì

+ Thân phận con người rẻ rúng như rơm, rác, có thể nhặt được ở bất cứ đâu

+ Người ta hỏi cưới vợ, còn Tràng thì “nhặt vợ”

→ Hoàn cảnh sống khốn cùng, cực khổ

Đặc sắc nghệ thuật của truyện

- Xây dựng tình huống truyện độc đáo

- Sử dụng ngôn ngữ bình dân, tinh tế, có duyên

- Nghệ thuật tả tâm lí tinh tế, đặc sắc

Ý nghĩa đoạn kết truyện

+ Là diễn biến tất yếu xuất phát từ mâu thuẫn nội tại của chuyện: người dân lâm vào
cảnh chết đói, đã đứng lên đấu tranh phá kho thóc Nhật

+ Nhân vật Tràng nghĩ tới lá cờ Việt Minh

- Đoạn kết mang tư tưởng nhân đạo cộng sản chủ nghĩa, tư tưởng này không chỉ có cảm
thông, thương xót mà còn hướng tới việc đấu tranh giải phóng bản thân
+ Xuất phát từ quan điểm của phương pháp sáng tác hiện thực chủ nghĩa, nhân vật,
hoàn cảnh, tính cách theo hướng vận động đi lên tươi sáng hơn

You might also like